Categories
3 tháng đầu Mang thai

Thai mấy tuần thì vào tử cung? Mấu chốt ở ngày kinh cuối!

Với tâm lý lo lắng của người mới lần đầu mang thai, việc biết chính xác liệu thai mấy tuần thì vào tử cung sẽ giúp mẹ bầu an tâm hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để biết được thời điểm chính xác hoặc thời điểm thai vào tử cung chậm nhất là bao lâu, mẹ bầu cần phải “nghiên cứu” kỹ về quá trình thụ tinh.

Thai mấy tuần thì vào tử cung?

Thai mấy tuần thì vào tử cung? Sau khi được “phóng thích”, “đội quân tinh nhuệ” của anh xã sẽ phải vượt qua một chặng đường khá dài và gian nan để gặp được “nàng trứng”.

Thông thường, khi xuất binh, đội quân có thể lên tới 250 triệu tinh binh nhưng chỉ có 1 chàng may mắn nhất được nàng trứng “mở cửa” để chui vào tạo thành hợp tử. Tại thời điểm quá trình thụ tinh thành công này, cột mốc thụ thai bắt đầu được tính.

[key-takeaways title=””]

Vậy chính xác thai mấy tuần thì vào tử cung? Theo các chuyên gia, sau khi được thụ tinh, trứng mất khoảng 6-9 ngày để bắt đầu quá trình làm tổ trong tử cung của mẹ, và quá trình này cần từ 7-10 ngày để hoàn thành. Thai vào tử cung chậm nhất là bao lâu? Câu trả lời là nếu thai chưa vào tử cung vào thời gian trên, thai có thể vào tử cung muộn nhất là 15-16 ngày sau quan hệ bạn nhé.

[/key-takeaways]

thai mấy tuần thì vào tử cung

Như vậy, tuy đã về tử cung từ rất lâu, nhưng trứng vẫn cần thời gian để phôi thai dính rễ, và bám vào thành tử cung để chuẩn bị cho những bước phát triển kế tiếp.

>>>Xem thêm: Sự hình thành và phát triển của thai 1 tuần tuổi như thế nào?

Tuy nhiên, đó là theo lý thuyết. Trong thực tế, thai mấy tuần thì vào tử cung tùy thể trạng của từng mẹ bầu, thời điểm thai vào tử cung có thể thay đổi một chút. Trung bình, quá trình túi thai bám vào nội mạc tử cung ở con người mất khoảng 9 ngày.

Bên cạnh đó, vì rất khó có thể xác định chính xác ngày rụng trứng, nên hầu hết các bác sĩ sản khoa sẽ tính tuổi thai nhi dựa trên ngày kinh cuối cùng, và cách tính này sẽ “xê xích” từ 1-2 tuần.

[key-takeaways title=””]

Vì vậy, với câu hỏi thai mấy tuần thì vào tử cung, giải đáp là có những trường hợp được tính là mang thai 4-5 tuần nhưng thai vẫn chưa vào tử cung (dựa theo kinh cuối).

[/key-takeaways]

 

thai bao nhiêu tuần thì vào tử cung
Thai bao nhiêu tuần thì vào tử cung? Ở tuần thứ 4-5 thai kỳ, khi sự sống đã bắt đầu, mẹ mới biết chính xác được thai đã vào tử cung hay chưa

Dấu hiệu thai đã vào tử cung

Mẹ muốn biết thai mấy tuần thì vào tử cung thì cần phải theo dõi một số dấu hiệu. Lắng nghe và cảm nhận sự thay đổi của cơ thể chính là cách để nhận biết sớm nhất thai mấy tuần thì vào tử cung, khi nào thai chưa vào tử cung. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến:

  • Chảy máu do trứng cấy ghép vào tử cung: Tình trạng chảy máu có thể kéo dài từ vài giờ đến 2-3 ngày. Máu chảy do thai cấy ghép vào thành tử cung thường có màu sắc tối hơn, thậm chí là màu hơi ngả nâu.
  • Chuột rút: Bạn có thể cảm nhận thấy những cơn chuột rút nhẹ ở vùng bụng dưới và lưng. Hiện tượng này thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày.
  • Ngực thay đổi: Tình trạng ngực căng, đau và mềm là một trong những dấu hiệu xuất hiện sớm nhất khi thai vào tử cung.
  • Cơn nóng bất chợt: Một cơn nóng bất chợt khiến bạn đỏ mặt, cảm thấy nóng và đổ mồ hôi, có thể kéo dài đến 50 phút là một trong những dấu hiệu đặc trưng xảy ra trong ngày thai làm tổ.

Sự hình thành và phát triển của phôi thai trong tử cung

Phôi thai được hình thành do sự thụ tinh thành công của trứng và tinh trùng. Ngay sau thời điểm đó, trứng trở thành hợp tử, một tế bào lưỡng bội duy nhất. Trải qua quá trình phân bào, hợp tử không có sự tăng trưởng đáng kể, dẫn đến sự phát triển của phôi đa bào.

Vào cuối tháng đầu tiên của thai kỳ, trái tim của thai nhi được hình thành. Cột mốc tiếp theo của sự phát triển của thai nhi là ở tháng thứ 2 và thứ 3 khi tay chân bé hình thành và hoàn thiện. Cũng trong tháng cuối tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của bé.

Đến tháng thứ sáu, bé đã hình thành tóc, và sau đó lông mày, lông mi cũng phát triển. Những ngón chân sẽ được hoàn thiện cuối cùng ở tháng thứ chín. Một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng từ 37 tuần đến 40 tuần.

>>>Xem thêm: Ra máu khi mang thai tháng đầu, nguy hiểm cận kề bạn phải biết ngay!

Thai chưa vào tử cung có nguy hiểm không?

Cách tránh thai an toàn mà không cần dùng thuốc
Thai mấy tuần thì vào tử cung?

Thai mấy tuần thì vào tử cung nhiều khi khó có câu trả lời dứt khoát. Vì một trục trặc nào đó, trong quá trình di chuyển qua ống dẫn trứng về buồng tử cung để làm tổ, thai có thể bị “tắc đường” hoặc “đi lạc” và phải phát triển ở một nơi nào đó ngoài tử cung của mẹ.

Tuy nhiên, tử cung là nơi duy nhất trong cơ thể mẹ bầu có đủ không gian và dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi nên phần lớn những trường hợp thai ngoài tử cung sẽ kết thúc bằng tình trạng sảy thai hoặc thai chết lưu.

Khi nghi ngờ hoặc nhận thấy dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời để biết chắc chắn thai chưa vào tử cung thật không.

Thai ngoài tử cung có thể phá vỡ các cơ quan hoặc mô mà thai bám vào, gây tình trạng chảy máu ồ ạt và có thể dẫn đến tử vong do mất máu quá nhiều. Đặc biệt lưu ý bầu nhé!

[key-takeaways title=””]

Thai mấy tuần thì vào tử cung? Thai vào tử cung muộn nhất là bao lâu? Điểm mấu chốt để tính thời điểm gần như chính xác tuyệt đối chính là dựa vào ngày kinh cuối của mẹ. Nếu mẹ có chu kỳ kinh nguyệt không đều và lên kế hoạch có thai, đừng quên ngày kinh cuối nhé mẹ.

[/key-takeaways]

>>>Xem thêm: Máu báo thai xuất hiện khi nào và máu báo thai là gì? Cập nhật ngay bạn nhé!

Tư thế nằm để thai vào tử cung

Như vậy, mẹ đã nắm được thai mấy tuần thì vào tử cung, mẹ hãy lưu ý tư thế nằm để thai dễ vào tử cung nhé.

1.1. Nằm nghiêng bên trái

Sau 14 ngày, phôi thai sẽ liên tục di chuyển và tìm vị trí thuận lợi nhất để làm tổ. Do đó, tư thế nằm nghiêng bên trái sẽ giúp phôi dễ tìm được nơi làm tổ nhất. Ngoài ra, tư thế nằm cho thai vào tử cung này vừa giúp mẹ nằm thoải mái, vừa tạo không gian rộng rãi để phôi làm tổ trong tử cung mẹ. Đồng thời, để tạo cảm giác dễ chịu khi nằm nghiêng sang trái, mẹ hãy co chân trái lên, chân phải duỗi thẳng, kê thêm chiếc gối mềm phía sau lưng và giữa hai đầu gối.

1.2. Nằm ngửa

Tư thế nằm ngửa là tư thế nằm để thai vào tử cung. Cụ thể, mẹ nằm ngửa người, hai chân khép gọn, tay thả lỏng và thư giãn tại chỗ. Nếu thấy mỏi chân, mẹ kê thêm gối mềm giữa hai chân để nằm cho thoải mái nhất, tăng chất lượng giấc ngủ nhé.

1.3. Nằm thẳng

Trong tuần đầu tiên sau khi chuyển phôi, mẹ nên nằm khép hai chân, thẳng người, hai tay thả lỏng. Bởi tư thế này sẽ hạn chế áp lực lên phôi, giúp phôi dễ dàng bám vào thành tử cung và làm tổ vững chắc, tăng tỷ lệ đậu thai. Nếu mỏi và tê tay, mẹ có thể nhẹ nhàng chuyển sang nghiêng trái nhé.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby cho thắc mắc thai mấy tuần thì vào tử cung của mẹ. Hy vọng mẹ đã nắm được câu trả lời cho thai mấy tuần thì vào tử cung và chuẩn bị tinh thần nuôi dưỡng em bé trong bụng thật tốt.

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Đặt tên con trai Hàn Quốc: 150+ tên hay và ấn tượng ngay khi nghe

Ngoài việc đặt tên tiếng Hàn cho con trai vì yêu thích các ngôi sao giải trí Hàn Quốc, mẹ có thể đặt tên tiếng Hàn cho bé để phục vụ học tập, giao tiếp sau này. Danh sách những tên con trai Hàn Quốc cho bé yêu mà MarryBaby tổng hợp dưới đây hy vọng sẽ giúp ích được bố mẹ.

Gợi ý những cách đặt tên con trai Hàn Quốc

1. Tên con trai Hàn Quốc được dùng phổ biến

Dưới đây là danh sách những gợi ý để bố mẹ đặt tên tiếng Hàn cho con trai được dùng phổ biến ở xứ sở kim chi.

Dong-hyun: đức hạnh

Ha-jun: tuyệt vời và tài năng

Ha-yoon: tuyệt vời và cho phép

Hyun- woo: có đạo đức

Ji-ho: Là tên con trai Hàn Quốc có ý nghĩa trí tuệ và sự vĩ đại

Ji-hu: trí tuệ và tương lai

Ji-yoo: trí tuệ và dồi dào

Joon-woo: thần thánh và đẹp trai

Jun-seo:tên con trai Hàn Quốc có ý nghĩa đẹp trai và tốt bụng

Jung-hoon: trung thực và đẳng cấp

Seo-jun: tốt bụng và đẹp trai

Seo-yun: tốt lành và bóng bẩy

Sang-hoon: nhân từ và đẳng cấp

Sung-ho: Là tên con trai Hàn Quốc có ý nghĩa người kế thừa và vĩ đại

Sung-hoon: người kế nhiệm

Sung-jin: Đây là tên con tiếng Hàn có nghĩa người kế thừa và sự thật

Sung-min: nhanh chóng / nhẹ nhàng

Ye-jun: tài năng và đẹp trai

Yu-jun: Là tên con trai Hàn Quốc có ý nghĩa can đảm và đẹp trai

Young-chul: vĩnh cửu và vững chắc

Young-ho: vĩnh cửu và vĩ đại

Young-soo: Là tên bé trai tiếng Hàn thể hiện sự vĩnh cửu và trường tồn

>>> Bạn có thể xem thêm: Đặt tên con trai năm 2022 để con thông minh, học giỏi, đỗ đạt thành tài

2. Đặt tên con trai tiếng Hàn Quốc theo kiểu độc đáo

Nếu bạn yêu thích cách đặt tên con trai theo kiểu Hàn Quốc thì những lựa chọn này có thể thích hợp cho bạn.

Byeong-ho: tươi sáng và tuyệt vời

Dae-jung: lớn lao

Eun: chàng trai có lòng tốt

Hye: Là tên con tiếng Hàn thể hiện sự thông minh

Hyeon: đức hạnh

Seok: đá

U-jin: Tên con trai tiếng Hàn có nghĩa là vũ trụ

3. Tên con trai Hàn Quốc thể hiện sự mạnh mẽ

Nếu bạn muốn tên con trai Hàn Quốc thể hiện được sự mạnh mẽ cũng như bản lĩnh đàn ông thì những ý tưởng đặt tên con trai tên Hàn Quốc sau đây có thể phù hợp:

Chin-hae: độ sâu của đại dương

Chul: sắt

Chung-hee: Tên con trai tiếng Hàn có nghĩa là chính trực và nghiêm túc

Daeshim: người có bộ óc vĩ đại nhất

Hyun-ki: khôn ngoan và sắc sảo

Kang-dae: hùng mạnh và mạnh mẽ

Kwan: một chàng trai mạnh mẽ

Mal-chin: Là tên con trai Hàn Quốc có ý nghĩa vẫn tồn tại cho đến khi kết thúc

Sang-ook: Đây là tên tiếng Hàn cho nam biểu thị một người luôn khỏe mạnh

Suk-chin: tảng đá không thể lay chuyển

Won-shik: chủ gia đình

Yong-rae: Là cách đặt tên con trai hay cho bé yêu trở thành người hùng trong tương lai

Young-saeng: sống mãi mãi

>>Bạn có thể xem thêm: Tên con trai năm 2022 họ Nguyễn: 100+ cái tên giúp sự nghiệp thăng hoa

tên tiếng hàn hay cho nam
Tên tiếng Hàn hay cho nam

4. Tên tiếng Hàn Quốc của người nổi tiếng

Các nhà lãnh đạo kiệt xuất; các diễn viên, ca sĩ nổi tiếng của Hàn Quốc cũng sở hữu những cái tên rất đẹp. Mẹ có thể tham khảo danh sách đặt tên con trai theo kiểu Hàn Quốc sau đây để đặt cho con mình:

Eric: ca sĩ / nhạc sĩ nam

Hyun: diễn viên Hyun Bin

Jae / Jay: Nhạc sĩ Jae Park hoặc Rapper Jay Park

Jae-in: nhà lãnh đạo hiện tại của Hàn Quốc

Jimin: thành viên nhóm nhạc BTS

Joon: ca sĩ kiêm diễn viên KPop Park

Jungkook: thành viên nhóm nhạc BTS

Heung-min: cầu thủ bóng đá

Ken: Là tên con trai Hàn Quốc của diễn viên Jeong

Kevin: ca sĩ / người dẫn chương trình Woo

Peniel: thành viên Shin của nhóm nhạc nam BtoB

Suga: thành viên nhóm nhạc BTS

Syngman: Vị tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Rhee

Tae-hwan: Vận động viên giành huy chương vàng Olympic Park

5. Tên tiếng Hàn được lấy từ tên các thành phố

Nếu bạn yêu thích văn hóa Hàn Quốc có thể sử dụng tên tỉnh và thành phố của Hàn Quốc làm tên riêng cho con trai.

Boseong: thủ phủ trồng chè của Hàn Quốc

Busan: đây là thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc

Daejeon: thành phố ở miền trung Hàn Quốc

Jeju-Do: Là tên con trai Hàn Quốc có ý nghĩa hòn đảo núi lửa ngoài khơi bờ biển Hàn Quốc

Jinhae: thành phố nổi tiếng với lễ hội hoa anh đào

Seoul: thủ đô của Hàn Quốc

Ulsan: thành phố nhỏ ở Hàn Quốc

6. Danh sách tên tiếng Hàn hay, ý nghĩa để đặt cho con

Với bản danh sách những tên bé trai tiếng Hàn dưới đây, mẹ sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn cho chàng hoàng tử của mình.

1. Baek Hyeon: Tên con trai tiếng Hàn có nghĩa xứng đáng và đức hạnh

2. Beom-soo: sửa chữa hoặc để trang trí

3. Byung-chul: nắm giữ

4. Byung-ho: tươi sáng và vinh quang

5. Byung-hoon: người lính cùng quyền lực

6. Chan-woo: chiếu sáng sinh động; sáng và giúp bảo vệ, ban phước

7. Chang-ho: Tên con trai tiếng Tàn có nghĩa là hưng thịnh, thịnh vượng; bầu trời mùa hè

8. Chang-hoon: mũi giáo và lao; chỉ dẫn và hướng dẫn giảng dạy

9. Chang-min: có nghĩa là một âm thanh chính nghĩa và mạnh mẽ

10. Chul: Là tên con trai Hàn Quốc có ý nghĩa có nghĩa là công ty, chỉ những người làm chủ

11. Chin-hae: độ sâu của đại dương. Chin Hae là một cái tên Hàn Quốc độc đáo chỉ người con trai sâu sắc

12. Chin-hwa: người giàu có nhất

13. Chin-mae: chàng trai chân thật. Đây là một trong những cái tên phổ biến nhưng độc đáo của Hàn Quốc

14. Chun-soon: người khôn ngoan và trung thực

15. Chung-hee: một người chính trực. Chung Hee là tên con trai Hàn Quốc tuyệt vời

16. Dae-jung: vĩ đại, công bằng và thật thà

17. Dae-seong: người sở hữu giọng hát tuyệt vời hoặc có nhân cách tốt

18. Dae-hyun: tuyệt vời và vinh dự

19. Dae-sung: có nghĩa là hoàn chỉnh và to lớn

20. Dae-won: Là tên con trai Hàn Quốc có ý nghĩa mùa xuân tuyệt vời.

21. Deok-su: canh gác, người gìn giữ hòa bình

22. Do-hun: người tuân theo pháp luật

23. Do-hyun: người có nhiều khả năng

24. Dal: mặt trăng

25. Do-yun: con đường, sự đồng ý

26. Ga-eul: mùa thu

27. Geon: Tên con trai tiếng Hàn có nghĩa là mạnh mẽ hoặc tôn trọng

28. Hei: trí tuệ

29. Hwan: tươi sáng

30. Hyun: sáng sủa, thông minh hoặc đức hạnh

31. Hyun-ki: khôn ngoan; sắc sảo. Đây là một cái tên con trai Hàn Quốc dễ thương

32. Hyung-sik: thông minh, xuất sắc

33. Jae-sang: tôn trọng lẫn nhau

34. Jeong: im lặng, thanh khiết

35. Jeong-eun: Tên con trai tiếng Hàn có nghĩa là một người chính trực và tốt bụng

36. Jeong-Gwon: quyền lực

37. Ji-hun: Tên tiếng Hàn cho bé trai chỉ một người đầy trí tuệ

38. Jung: một người đàn ông chính trực

39. Jung-hwa: người đàn ông giàu có, chính trực

40. Kang-dae: Là tên con trai Hàn Quốc có ý nghĩa một người hùng mạnh và mạnh mẽ

41. Byung-hee: Tên tiếng Hàn cho bé trai có nghĩa tươi sáng hoặc huy hoàng

42. Doh: thành tích, là một cái tên tuyệt vời nếu bạn muốn con trai sau này thành công

43. Dong-chan: khen ngợi hoặc tán thưởng, dành cho những chàng trai có phẩm chất tốt

44. Joo-won: Tên tiếng Hàn cho bé trai có nghĩa là đẹp

45. Joon-su: tài năng hay điềm lành, là một tên con trai Hàn Quốc hay, ý nghĩa

46. ​​Kwan: mạnh mẽ và hoang dã. Đây là một trong những tên tiếng Hàn đẹp dành cho bé trai

47. Kyong: độ sáng

48. Min-jun: Tên tiếng Hàn cho bé trai có nghĩa thông minh, nhạy bén, nhanh nhẹn

49. Mi-sun: người đẹp và tốt bụng – một phẩm chất mà cha mẹ nào cũng muốn con mình có được

50. Minjun: Là tên con trai Hàn Quốc có ý nghĩa đẹp trai, thông minh và tài năng

51. Myeong: chàng trai trung thực và khéo léo

52. Myung-dae: có nghĩa là sự công bằng tuyệt vời

53. Moon-sik: trồng một thứ gì đó

54. Mu-yeol: dũng cảm và quyết liệt trong trận chiến

55. Myung-bak: Tên Hàn hay cho nam với ý nghĩa là sáng chói

56. Myung-hoon: người có đạo đức tốt

57. Myung-hwan: rực rỡ hoặc bóng bẩy

58. Myung-jun: sáng sủa và đẹp trai

59. Myung-yong: con rồng sáng mạnh mẽ

60. Nam-gi: Là tên con trai Hàn Quốc có ý nghĩa phương nam trỗi dậy, biểu hiện sự mạnh mẽ

61. Nam-gil: con đường rộng mở

62. Sung-ki: Tên tiếng Hàn cho bé trai có nghĩa là nền tảng vững chắc

63. Sung-min: nhanh nhẹn hoặc lanh lợi

64. Sang-hun: Tên hàn hay cho nam với ý nghĩa là người có công lao

65. Tae-hyung: một người vượt trội và cao quý

66. Won-chul: đây là tên con trai Hàn Quốc đẹp, có nghĩa là thông thái hoặc hiền triết

67. Won-sik: người đứng đầu gia đình. Đây là một trong những cái tên phổ biến của Hàn Quốc và phù hợp với những cậu bé là anh cả

68. Sung-hyun: đạt được thành công

69. Beom-seok: hình mẫu của một tảng đá

70. Chan-young: Là tên con trai Hàn Quốc có ý nghĩa bông hoa tươi sáng hay anh hùng tỏa sáng

71. Dong-gun: bầu trời rực rỡ phía đông

72. Dong-ha: Tên hàn hay cho nam với ý nghĩa là sông phía đông

73. Ha-joon: tuyệt vời, tài năng, đẹp

75. Moon-soo: bờ sông. Một cái tên lạnh lùng và điềm tĩnh dành cho những cậu bé sinh ra ở vùng biển

76. Myung-soo: “Myung” có nghĩa là tươi sáng hoặc rực rỡ, “Soo” là nước hoặc bờ biển. Kết hợp tên này có nghĩa là bờ biển rực rỡ

77. Nam-il: Tên tiếng Hàn cho bé trai có nghĩa là mặt trời phía Nam

78. Oh-seong: năm ngôi sao hoặc hành tinh

79. Sung-won: mùa xuân hoặc cội nguồn

80. Won-ho: Là tên con trai Hàn Quốc có ý nghĩa có nghĩa là hồ

81. Hyun Bin: tỏa sáng rực rỡ, đây cũng là tên của nam diễn viên nổi tiếng xứ sở kim chi

82. Kang Ha Neul: Tên tiếng Hàn cho bé trai có nghĩa là bầu trời hoặc thiên đường

83. Kim Soo Hyun: xuất sắc và đức hạnh. Diễn viên nổi tiếng trong phim My Love from the Star

84. Lee Dong Wook: cái cột, cái xà. Nổi tiếng với vai Thần chết trong Goblin, nam diễn viên còn có hàng loạt bộ phim truyền hình ăn khách trong đó có My Girl

85. Lee Min Ho: có nghĩa là tươi sáng. Một trong những nam diễn viên nổi tiếng nhất của Hàn Quốc

86. Lee Seung Gi: vươn lên từ nền tảng vững chắc. Nổi tiếng với các vai diễn trong A Korean Odyssey, My Girlfriend

87. Rain: vinh quang. Nổi tiếng với tư cách là một ca sĩ ở Hàn Quốc, danh tiếng vang xa với vai chính trong bộ phim Full House

88. Son Ho Jun: dũng cảm, quyết liệt

89. Jeong-hun: đúng đắn

90. Ji-hu: Là tên con trai Hàn Quốc có ý nghĩa có nghĩa là trí tuệ, sự thông thái

91. Ji-min: thông minh, sắc sảo, nhiều tham vọng

92. Ji-su: Tên Hàn hay cho nam với ý nghĩa là đẹp đẽ, sum suê

93. Jong-dae: rộng lớn

94. Jong-in: trầm lặng

95. Mi-re: rồng

96. Na-ra: đất nước, quốc gia

97. Noo-ri: mưa đá

98. Pu-reum: màu xanh lam

99. Saem: mùa xuân

100. Seong-jin: Tên con trai Hàn Quốc có ý nghĩa là ngôi sao

>>> Bạn có thể xem thêm: Đặt tên con trai mệnh Thổ: Gợi ý 54 tên hợp mệnh Thổ cho bé

Tên con trai Hàn Quốc chuyển thể từ tên tiếng Việt

tên hàn quốc hay cho nam
Bố mẹ có thể tham khảo tên Hàn Quốc hay cho nam

Khi làm giấy tờ liên quan đến học tập, công việc, cũng có khi bạn làm việc với người Hàn Quốc hoặc khi đi sang xứ sở kim chi, bạn có thể sẽ cần có tên bằng tiếng Hàn.

Vậy thì việc chuyển đổi tên tiếng Việt sang tiếng Hàn là cần thiết. Mẹ tham khảo cách chuyển đổi dưới đây để áp dụng cho con khi cần nhé:

An: Ahn (안)
Anh, Ánh: Yeong (영)
Bách: Baek/ Park (박)
Bảo: Bo (보)
Châu, Chu: Joo (주)
Cường, Cương: Kang (강)
Đạt: Dal (달)
Đức: Deok (덕)
Dũng: Yong (용)
Dương: Yang (양)
Duy: Doo (두)
Giang, Khánh, Khang, Khương: Kang (강)
Hải: Hae (해)
Hiếu: Hyo (효)
Hoàng, Huỳnh: Hwang (황)
Hưng: Heung (흥)
Huy: Hwi (회)
Khoa: Gwa (과)
Kiên: Gun (근)
Long: Yong (용)
Mạnh: Maeng (맹)
Minh: Myung (뮹)
Nam: Nam (남)
Phong: Pung/ Poong (풍)
Quân: Goon/ Kyoon (균)
Quang: Gwang (광)
Quốc: Gook (귝)
Sơn: San (산)
Thái: Tae (대)
Thắng: Seung (승)
Thành, Thịnh: Seong (성)
Tiến: Syeon (션)
Tài: Jae (재)
Tân: Bin빈)
Tấn: Sin (신)
Thạch: Taek (땍)
Thế: Se (새)
Thiên, Toàn: Cheon (천)
Thiện: Seon (선)
Thủy: Si(시)
Thuận: Soon (숭)
Trường: Jang (장)
Trí: Ji (지)
Tú: Soo (수)
Tuấn: Joon/ Jun(준)
Văn: Moon/ Mun(문)
Việt: Meol (멀)
Vũ: Woo(우)
Vương: Wang (왕)

>> Có thể bạn quan tâm: Tên con trai bắt đầu bằng chữ T với 350+ cái tên hay và độc đáo

MarryBaby đã gửi tới bố mẹ những cái tên con trai Hàn Quốc hay, ý nghĩa và mới nhất của năm nay. Mong rằng với những gợi ý này, bố mẹ sẽ hài lòng và chọn được tên đẹp cho bé.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều có đáng lo không?

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều có nguy hiểm không? Vào tháng thứ 6 của thai kỳ, mẹ bắt đầu nhận thức rõ rệt về chuyển động của em bé, nhất là những khoảng thời gian yên tĩnh.

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều là sớm hay muộn? Mẹ có biết bé con biết đạp từ khi nào không? Cùng tham khảo bài viết này để tìm câu trả lời!

Thai nhi đạp là gì?

Thai nhi đạp (thai máy hay cử động thai) là thuật ngữ biểu hiện tình trạng sức khỏe của thai nhi. Các cử động đó có thể là đạp, tung tay, tung chân, đấm, nấc cục,…

Mẹ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bé thông qua số lần thai nhi đạp trong 1 giờ, 1 ngày hoặc thậm chí vài ngày.

Số lần thai cử động càng giảm là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe yếu. Thai nhi không cử động hoặc cử động yếu, có thể là do thai yếu hoặc thai chết lưu.

mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều
Khoảnh khắc thai nhi đạp vào tuần thứ 30 của thai kỳ

Cảm nhận đầu tiên của mẹ khi thai nhi đạp là có gì đó nhúc nhích trong bụng. Thai nhi càng lớn mẹ càng cảm nhận điều này rõ ràng hơn.

Những thai phụ có thành bụng dày khó cảm nhận thai máy hơn người có thành bụng mỏng. Lượng nước ối quá ít hoặc quá nhiều cũng cản trở cảm nhận của mẹ.

Thai nhi biết đạp từ tháng thứ mấy? 

Sự thật là không phải đến tháng thứ 6 bé mới biết cử động đâu nhé! Thai máy được chia thành 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn đầu tiên (tuần 7 đến tuần 16)

Theo các bác sĩ chuyên khoa, từ tuần thứ 7 – 8 thai kỳ, thai nhi đã biết cử động. Nhưng do con còn quá bé, chưa thể cử động mạnh mẽ.

Hơn nữa, tử cung cũng chưa chiếm nhiều chỗ trong khoang bụng nên mẹ không thể cảm nhận được những cử động nhỏ xíu này.

2. Giai đoạn bé đạp rõ ràng (tuần 16 đến tuần 22)

Đây là giai đoạn mẹ có thể cảm nhận được thai máy một cách rõ ràng. Những cử động từ không đều, ít mạnh mẽ chuyển thành những cử động đều và mạnh mẽ hơn.

Có một lưu ý nhỏ là khi ngủ thai nhi sẽ không cử động từ 20 phút đến 2 giờ. Muốn theo dõi thai nhi đạp, mẹ nên theo dõi vào các buổi sáng, trưa, tối hoặc tối thiểu 1 lần trong ngày.

Muốn biết cách đếm cử động thai, mẹ xem phía bên dưới nhé!

3. Giai đoạn bé đạp mạnh mẽ (tuần 28 đến tuần 38)

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều nằm trong giai đoạn bé đạp mạnh mẽ này. Từ tuần 22 trở đi, con bắt đầu xoay trở mình, cử động tay chân hay toàn thân đều mạnh hơn rất nhiều. Bạn có thể cảm nhận ngay tức khắc khi con đạp, con quẫy,…

Tuy nhiên, mẹ đừng nhầm lẫn thai máy với các cơn gò tử cung nhé. Gò tử cung làm nguyên vùng bụng cứng lên, có khi còn gây đau. Trong khi thai nhi đạp chỉ nhô ở một vùng bụng.

Từ tuần 28 đến tuần 38 là giai đoạn bé đạp mạnh mẽ nhất

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều có nguy hiểm không?

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ.

Tuy nhiên, thai nhi đạp nhiều không có gì nguy hiểm. Điều đó cho thấy sức khỏe của con đang bình thường, thậm chí phát triển rất tốt.

Mẹ không nên so sánh kiểu cử động của bé nhà mình với các bạn khác. Điều này dễ tạo tâm lý hoang mang lo lắng trực tiếp cho mẹ, không tốt cho thai nhi.

Hơn nữa, mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều cũng không có mối liên hệ nào với tình trạng tăng động ở trẻ em sau này. Thay vào đó, mẹ hãy theo dõi nhiều hơn đến cử động của con để có thể giao tiếp và theo dõi tình trạng sức khỏe.

Bạn đừng lo lắng nhé, mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều là dấu hiệu tốt đấy. Càng về sau, con sẽ đạp nhiều hơn, mạnh hơn với tần suất thường xuyên hơn.

Mẹ có thể nhìn thấy bé đạp khi siêu âm

Thời điểm mẹ dễ nhận biết thai nhi đạp nhất

Nhiều mẹ hỏi, thế thì nhận biết bé đạp vào lúc nào? MarryBaby giải đáp ngay đây. Vào một số thời điểm sau, bạn sẽ cảm nhận những “cú đạp” rõ ràng nhất:

  • Khi mới ăn xong: Lúc mẹ ăn nó, năng lượng của mẹ sẽ tăng lên và chuyển hóa một phần cho các hoạt động của thai nhi, trong đó có cử động tay, chân hay toàn thân.
  • Khi nghỉ ngơi: Vào những lúc mẹ đang thư giãn đầu óc, cơ thể được nghỉ ngơi là lúc mẹ dễ nhận ra bé con đang cử động. Đôi khi là đạp vào bên trái, đôi khi vào bên phải, tùy vào sở thích của bé.
  • Khi hồi hộp: Thật khó tin, khi mẹ đang hồi hộp hoạt chất Adrenalin được tiết ra và có tác dụng đối với các hoạt động của thai nhi. Chính vì thế, con đạp vào lúc này là chuyện bình thường.

Ngoài chuyện ăn, thức và ngủ, một ngày trong bụng của bé cũng bận rộn lắm đấy.

Ngoài những phút giây con “tập thể dục” để rèn luyện sức khỏe, bé còn biết hóng chuyện và để ý đến những thứ xung quanh. Đó là lí do vì sao khi bố mẹ nói chuyện với bé, bé cũng “đạp mấy phát liền”.

Tần số hoạt động của thai nhi cũng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn. Khi con quá lớn (gần ngày dự sinh) có thể sẽ ít đạp hơn vì không còn nhiều không gian để vẫy vùng.

Tuy nhiên, nếu việc đếm cử động vẫn cho ra kết quả bình thường thì bạn không cần lo lắng.

Cách đếm cử động thai nhi dễ nhất cho mẹ

Cách đếm cử động thai nhi “chuẩn không cần chỉnh” cho các mẹ đây. Thực hiện nay để biết mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều hay ít nhé.

  • Bước 1: Bắt đầu bằng một tư thế thoải mái, tư thế tốt nhất là nằm nghiêng bên trái như thường ngày.
  • Bước 2: Ghi lại thời gian bắt đầu, đánh dấu “X” cho mỗi lần bé đạp, xoay mình.
  • Bước 3: Sau 10 chuyển động, ghi lại thời gian kết thúc.

Nếu bạn cảm thấy có ít nhất 10 chuyển động trong vòng 2 tiếng, điều đó chứng tỏ bé con đang khỏe mạnh. Nhiều trường hợp, bé có 10 cử động trong thời gian ngắn hơn 2 tiếng.

Những lưu ý khi đếm cử động thai:

  • Nên đếm cử động thai sau khi ăn no.
  • Đếm từ 2 – 3 lần trong ngày, đếm trong vòng nhiều ngày để theo dõi sức khỏe thai nhi một cách chính xác.
  • Thai phụ cần đi tiểu trước khi đếm để bàng quang trống, không bị mắc tiểu trong thời gian đếm cử động thai.
  • Nếu thai nhi không đạt 10 cử động trong vòng 2 – 3 tiếng, hãy đợi vài giờ và thử lại.
  • Nếu vẫn không đạt 10 cử động nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để theo dõi sức khỏe của bé.

Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều thể hiện sức khỏe của bé đang khỏe mạnh, mẹ đừng lo lắng quá. Hãy theo dõi những cử động của con dù là nhỏ nhất để phòng ngừa trường hợp thai chết lưu. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Ra máu khi mang thai tháng thứ 5: Vấn đề nguy hiểm mẹ nên cẩn thận!

Ra máu khi mang thai tháng thứ 5 nguy hiểm không? Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, người mẹ như cảm nhận rõ ràng sự hiện diện và phát triển của con yêu trong bụng mình. Đến giai đoạn tháng thứ 5, những biểu hiện ốm nghén, mệt mỏi ngày càng giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, trường hợp ra máu khi mang thai tháng thứ 5 lại khiến nhiều mẹ bầu vô cùng bất an và lo lắng. Liệu rằng tình trạng này nguy hiểm như thế nào, hãy cùng MarryBaby tìm hiểu ngay sau đây.

Ra máu khi mang thai tháng thứ 5 do đâu?

Đây là vấn đề lo lắng chung của khá nhiều mẹ bầu, dù đã đến tháng thứ 5 nhưng vẫn xuất hiện hiện tượng ra máu? Thực tế tùy theo cơ địa của mỗi người cũng như tình trạng sức khỏe mà thời điểm xuất hiện cũng khác nhau. Vậy bầu 5 tháng ra máu hồng có sao không? Cụ thể sau đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này.

1. Dọa sảy thai

Một trong những trường hợp ra máu khi mang thai tháng thứ 5 dẫn đến sảy thai nhiều nhất là do cổ tử cung của mẹ bầu mở ra mà không thể khép lại. Trường hợp không kịp thời can thiệp thì sảy thai là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng. Vì trường hợp kịp thời can thiệp thì vấn đề hoàn toàn không còn đáng lo ngại.

2. Ra máu khi mang thai tháng thứ 5 do tử cung nhạy cảm

Do lượng máu lưu thông đến tử cung trong thời gian thai nghén tăng cao dẫn tới sự thay đổi hormone. Điều này gây nên một vài đốm máu nhẹ; xảy ra phổ biến nhất sau khi quan hệ tình dục hoặc thực hiện khám phụ khoa. Mặc dù không có nguy hiểm nhưng mẹ bầu vẫn cần chú ý.

3. Nguy cơ bị nhiễm trùng

bầu 5 tháng ra máu hồng có sao không

Trong trường hợp mẹ bầu mắc phải một số căn bệnh nhiễm khuẩn cổ tử cung hoặc âm đạo cũng có thể gây nên ra máu khi mang thai tháng thứ 5. Tuy nhiên, lúc này mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ, thăm khám và có giải pháp điều trị hợp lý và kịp thời nhất để phòng ngừa nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

4. Ra máu khi mang thai tháng thứ 5 do tụ máu dưới màng đệm

Bầu 5 tháng ra máu hồng có sao không? Khi thụ thai thành công, trứng đã bắt đầu làm tổ và bám chắc lên thành tử cung. Hiện tượng bầu 5 tháng bị ra máu cũng có thể do tụ máu dưới màng đệm; hay chính là một phần bị bong ra khỏi thành tử cung. Nếu vấn đề nhẹ có thể tự khỏi trong vòng 20 tuần. Nhưng các mẹ cũng nên lưu tâm trong trường hợp bệnh nặng hơn có thể gây bong nhau thai và sảy thai nữa nhé.

5. Nhau tiền đạo

Rau máu khi mang thai tháng thứ 5 có thể do hiện tượng bánh nhau bao phủ lấy một phần hay toàn bộ cổ tử cung. Đối với trường hợp này, mẹ bầu cần phải nằm thẳng tại chỗ để ngăn ngừa việc bị chảy máu quá nhiều dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi và cả người mẹ. Đến một giai đoạn hoặc thời điểm thích hợp nào đó, sản phụ sẽ được chỉ định mổ để giữ an toàn cho cả 2 mẹ con.

6. Ra máu khi mang thai tháng thứ 5 do quan hệ tình dục

Theo American Pregnancy Association (Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ); sau khi quan hệ, một số phụ nữ có thể bị chảy máu vì cổ tử cung rất mềm và nhạy cảm. Vậy bầu 5 tháng quan hệ ra máu có sao không? Lúc này, bạn nên ngừng quan hệ cho đến khi được bác sĩ thăm khám. Điều này là để ngăn ngừa bất kỳ kích thích nào thêm. Tuy nhiên, quan hệ tình dục bình thường trong thai kỳ sẽ không gây sảy thai.

7. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Ngoài vấn đề bầu 5 tháng quan hệ ra máu có sao không; thì đi tiểu ra máu khi mang thai tháng thứ 5 cũng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Các chuyên gia tại Đại học Standford cho biết, đi tiểu thường xuyên khi mang thai là điều bình thường. Nhưng nếu bạn bị đau; nóng rát khi đi tiểu; hoặc tiểu ra máu khi mang thai tháng thứ 5 thì có thể bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Lúc này, bạn cần phải đi đến bệnh viện thăm khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Mang thai ra máu đỏ tươi – Dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần biết

Cách xử trí khi mẹ bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 5

Trong hoàn cảnh bị ra máu khi mang thai tháng thứ 5, chắc chắn bất cứ mẹ bầu và cả những người thân trong gia đình đều vô cùng lo lắng, bất an. Trên thực tế, đâu là dấu hiệu phản ánh trực tiếp tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi cho người mẹ. Chính vì vậy, bạn cần đặc biệt chú ý, cảnh giác và không được lơ là dù bất cứ nguyên do nào.

Đặc biệt, trong những trường hợp bị ra máu, kèm theo các biểu hiện khác như co thắt, đau cục bộ ở vùng bụng và lan xuống xương chậu, chuột rút, cách giải quyết tốt nhất như sau:

  • Đầu tiên, cần phải giữ bình tĩnh, hít thở sâu, cố gắng thả lỏng cơ thể
  • Sau đó nhanh chóng gọi người nhà đưa đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

[inline_article id=215059]

Chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu giai đoạn tháng thứ 5 thai kỳ

Bên cạnh vấn đề ra máu khi mang thai tháng thứ 5, mẹ cần lưu ý chăm sóc sức khỏe cho thật tốt trong giai đoạn này. Điều này sẽ giúp hỗ trợ sự phát triển bình thường của thai nhi đến khi sinh ra. Dưới đây là những lưu ý mẹ nên nhớ.

1. Chú ý chế độ luyện tập, sinh hoạt

bầu 5 tháng đi vệ sinh ra máu

  • Rèn luyện sức khỏe, thể lực bằng những bài tập thể dục nhẹ nhàng và phù hợp mỗi ngày như đi bộ, tập yoga, ngồi thiền,…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày; tuyệt đối không để tình trạng thiếu nước.
  • Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng; luôn biết lắng nghe cơ thể; không được bỏ qua dù với bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý và khoa học và ngủ đủ giấc. Khi ngủ có thể nằm nghiêng người về bên trái để tránh tình trạng khó thở.
  • Vấn đề quan hệ vợ chồng trong thời gian mang thai cần chú ý dựa vào trình trạng sức khỏe cũng như sự ổn định của thai nhi.
  • Gia đình, người thân cần tạo không gian thoải mái, chăm sóc sức khỏe, quan tâm đặc biệt cho mẹ bầu.

2. Về chế độ ăn uống.

Ngoài vấn đề ra máu khi mang thai tháng thứ 5, trong giai đoạn này thai nhi sẽ phát triển mạnh về chiều cao và cân nặng nên mẹ bầu chú ý bổ sung:

  • DHA: Tốt cho sự phát triển hoàn thiện trí não, thị lực và tế bào võng mạc; kích thích tế bào thần kinh hoạt động.
  • Canxi: Bổ sung Canxi cùng với kẽm, photpho, magie tốt cho xương, răng. Những thực phẩm giàu canxi như tôm, cua đồng, cà rốt, rau cần,…
  • Sắt: Tránh tình trạng thiếu máu cho cơ thể mẹ.
  • Vitamin: đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của hệ xương cũng như nhiều  chức năng, bộ phận khác của cơ thể.

>> Bạn có thể xem thêm: ‘Bỏ túi’ chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho mẹ bầu

Trên đây là những vấn đề xung quanh việc mẹ bầu bị ra máu khi mang thai tháng thứ 5. Không được chủ quan dù bất cứ nguyên nhân nào, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Cùng với đó, đặc biệt tuân thủ lịch khám thai định kỳ, theo dõi tình trạng thai nhi và nghe lời khuyên, tư vấn của bác sĩ là điều rất quan trọng.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Khó thở khi mang thai tháng thứ 5 – Nguyên nhân và cách khắc phục

Khó thở là biểu hiện khá phổ biến, khiến cho mẹ bầu cảm giác mệt mỏi cũng như lo lắng. Liệu rằng khó thở khi mang thai ở tháng thứ 5 nguyên do từ đâu?

Trong suốt thời gian thai kỳ, cơ thể người mẹ có nhiều dấu hiệu biểu thị sự phát triển của thai nhi trong bụng, hoặc một số trường hợp là những vấn đề bất thường của sức khỏe.

Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu chi tiết vấn đề khó thở khi mang thai ở tháng thứ 5 ngay sau đây.

Nguyên nhân gây nên khó thở khi mang thai tháng thứ 5?

Mặc dù là một triệu chứng xuất hiện khá phổ biến trong thời gian thai kỳ, tuy nhiên không phải lúc nào khó thở cũng được xác định do một nguyên nhân duy nhất gây nên.

1. Biểu hiện phát triển bình thường của thai nhi

Một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến mẹ bầu khó thở ở tháng thứ 5 hoặc 3 tháng tam cá nguyệt thứ 2 chính là tử cung đang phát triển dẫn đến sự thay đổi nhu cầu của tim.

Một số phụ nữ có thể nhận thấy sự thay đổi trong nhịp thở gần như ngay lập tức, trong khi những người khác thấy sự khác biệt trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Tử cung lớn dần, đẩy phổi lên trên. Cùng với đó, một số thay đổi trong cách hoạt động của tim cũng có thể gây khó thở. Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể bị tăng lên đáng kể.

Khi đó, tim phải thực hiện bơm và co bóp mạnh hơn nhằm vận chuyển máu đến các cơ quan cơ thể và thai nhi. Chính lượng công việc dồn lên tim như thế này đã khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở.

khó thở khi mang thai tháng thứ 5
Có nhiều nguyên nhân gây nên triệu chứng khó thở khi mang thai tháng thứ 5

2. Bệnh hen suyễn

Mặc dù những thay đổi của cơ thể, đặc biệt là phát triển của thai nhi là nguyên nhân cơ bản nhất gây nên tình trạng khó thở.

Tuy nhiên, bệnh hen suyễn cũng là một trong số những nguyên nhân khác gây ra vấn đề khó thở khi mang thai tháng thứ 5.

Thời gian mang thai có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn càng trở nên thường xuyên và tồi tệ hơn.

Bất kỳ ai gặp vấn đề hen suyễn khi mang thai đều cần chủ động đề cập và nói trước về các phương pháp đảm bảo an toàn trong thời gian thai kỳ đối với bác sĩ, phổ biến nhất là thuốc hít.

3. Bệnh cơ tim sau sinh

Đây là dạng suy tim có khả năng xảy ra trong thời gian mẹ bầu mang thai hoặc sau khi đã sinh. Kèm theo đó là những triệu chứng khác như sưng mắt cá chân, huyết áp thấp, tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi.

Có thể nhiều người lúc đầu vẫn bị nhầm lẫn là do triệu chứng bình thường của người mang thai, nhưng tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ và thường phải điều trị.

4. Thuyên tắc phổi

Khó thở khi mang thai tháng thứ 5 do thuyên tắc phổi xảy ra khi cục máu đông bị mắc kẹt trong động mạch trong phổi.

Vấn đề thuyên tắc này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hô hấp của mẹ bầu, dẫn đến các vấn đề đau tức ngực, ho, khó thở.

Có những cách nào khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai?

Mặc dù là triệu chứng xuất hiện phổ biến trong thời kỳ mang thai nhưng với những mẹ bầu mới mang thai lần đầu, cảm giác chưa quen và sự khó chịu, mệt mỏi là tất yếu xảy ra.

Theo đó, để giảm bớt cũng như mang lại sự thoải mái hơn cho mẹ bầu bị khó thở khi mang thai ở tháng thứ 5 và suốt thời kỳ mang thai nói chung có thể thực hiện những cách sau.

  • Thực hành tư thế để tử cung di chuyển ra khỏi cơ hoành càng nhiều càng tốt. Đai hỗ trợ khi mang thai có thể giúp việc tập luyện tư thế tốt dễ dàng hơn. Những sản phẩm thắt lưng này mẹ bầu có thể tìm mua trong các cửa hàng chuyên dụng.
  • Sử dụng gối hỗ trợ phần lưng trên, nó có thể khiến cho trọng lực kéo phần tử cung xuống và cung cấp cho phổi nhiều không gian hơn. Hoặc, việc nằm nghiêng mình sang trái với gối cũng giữ cho tử cung khỏi động mạch chủ, động mạch chính vận chuyển máu có oxy đi khắp cơ thể.
  • Thực hiện theo những kỹ thuật thở thường thấy và áp dụng trong chuyển dạ, phổ biến nhất là thở Lamaze. Việc này có thể giúp cho mẹ bầu thoải mái hơn ngay tức thời, cũng dễ dàng áp dụng trong thời điểm chuyển dạ.
  • Luôn lắng nghe và theo dõi tình trạng cơ thể, đồng thời giảm tốc độ trong nhiều hoàn cảnh cần thiết. Điều quan trọng là phải giải lao và nghỉ ngơi nếu quá trình thở trở nên quá khó khăn.
  • Nếu một phụ nữ có một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác gây ra khó thở, hãy chủ động xin sự tư vấn và điều trị từ phía bác sĩ, bệnh viện.
Tư thế nằm thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ hỗ trợ làm giảm khó thở cho mẹ bầu

Khi nào mẹ bầu khó thở cần đến gặp bác sĩ?

Có thể việc khó thở khi mang thai tháng thứ 5 là do thai nhi phát triển bình thường, một số khác lại xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác được đánh giá không tốt và cần được điều trị. Cụ thể như sau:

  • Ngón tay, ngón chân hoặc phần môi chuyển màu xanh lam
  • Tim đập nhanh, liên tục và kéo dài, nhịp tim cực cao
  • Đau khi thở
  • Khó thở dữ dội có vẻ ngày càng trở nên tồi tệ hơn
  • Thở khò khè

Trong trường hợp khó thở khi mang thai tháng thứ 5 khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi kéo dài, hãy đến thăm khám và nhận tư vấn từ các bác sĩ.

Điều này đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Thêm vào đó là ngăn ngừa những nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe.

khó thở khi mang thai tháng thứ 5
Tuân thủ các mốc thời gian khám thai kỳ là việc làm cần thiết mà mẹ bầu cần chú ý

Như vậy, mặc dù khó thở khi mang tháng thứ 5 hoặc trong suốt thời gian thai kỳ là triệu chứng xuất hiện khá phổ biến nhưng để đảm bảo an toàn cũng như tâm lý thoải mái nhất, mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe. Ngoài ra, chú ý các mốc khám thai định kỳ để theo dõi quá trình phát triển của con tốt nhất.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 – Nguyên nhân và cách xử lý?

Việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe của mẹ bầu trong suốt thời gian thai kỳ là hết sức quan trọng và cần thiết. Trong số những triệu chứng biểu hiện ra ngoài, đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 là vấn đề khiến nhiều người lo lắng.

Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai ở tháng thứ 4

Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đau bụng dưới khi mang thai ở tháng thứ 4. Sau đây, MarryBaby sẽ trình bày 2 nhóm nguyên nhân cơ bản và mẹ bầu đáng chú ý nhất.

Đầu tiên là những nguyên nhân do vấn đề sinh lý, chúng là biểu hiện bình thường và hoàn toàn không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

1. Táo bón và sình bụng

Nhiều mẹ bầu có suy nghĩ là ăn cho hai người nên lượng thức ăn nạp vào cơ thể tăng lên rất nhiều.  Thực tế, điều này hết sức sai lầm, bạn chỉ cần đảm bảo chế độ giàu dinh dưỡng, đủ chất béo và khoáng cần thiết.

Đây cũng là nguyên nhân khiến đa số mẹ bầu bị táo bón khi mang thai, dẫn đến hiện tượng đau bụng dưới

2. Tích tụ mỡ khi mang thai

Việc tăng cân khi mang thai không chỉ làm thay đổi hình dáng bên ngoài mà còn khiến bạn cảm thấy căng tức vùng bụng.

Khi bụng bầu ngày càng lớn hơn, các tế bào mỡ cũng cần thích nghi với sự phát triển của tử cung, gây ra hiện tượng bà bầu đau vùng bụng dưới giống như đau bụng kỳ kinh nguyệt.

đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4
Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai đau bụng dưới ở tháng thứ 4

3. Hoạt động đạp chân của thai nhi

Tới giai đoạn tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu tăng trưởng khỏe mạnh hơn, biểu hiện là những cú đá trong bụng mẹ.

Dù đây chỉ là một phản ứng thích nghi bình thường của cơ thể với thai nhi, nhưng nó lại khiến mẹ bầu khá khó chịu.

Cảm giác bị đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 và khu vực bụng dưới giống như đang đến kỳ kinh nguyệt, chướng bụng hay căng tức bụng.

Nhóm nguyên nhân thứ hai là những triệu chứng bệnh lý hay vấn đề có hại cho sức khỏe.

4. Hiện tượng nhau thai bong non

Thông thường, nhau thai sẽ bị bong sau khi sinh em bé. Do đó, hiện tượng bong nhau thai sớm hơn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. 

Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm nhận được tử cung của mình đang có cảm giác căng cứng và đau. Nếu cơn đau kéo dài mà không hề thuyên giảm, cần đến gặp bác sĩ ngay để được khám kịp thời.

5. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

  • Khoảng 10% các bà mẹ mang thai có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ.
  • Các triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang có thể bao gồm:
  • Đau hoặc áp lực ở vùng bụng dưới;
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu; sốt;
  • Cảm thấy vô cùng mệt mỏi; run rẩy;
  • Nước tiểu có mùi hôi; nước tiểu hơi đỏ hoặc đục….

Bệnh có thể diễn biến nguy hiểm hơn thành nhiễm trùng ở thận làm tăng nguy cơ sinh non

6. Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4.

Tuy nhiên, do tử cung to ra, ruột thừa được đẩy lên nên việc chẩn đoán sẽ tốn nhiều thời gian hơn.

Các triệu chứng khác đi kèm với viêm ruột thừa là chán ăn, buồn nôn và ói mửa.

7. Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung vốn là tình trạng ít gặp phải nhưng nó vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Nó xảy ra khi quá trình thụ tinh trứng và tinh trùng xảy ra bên ngoài tử cung. Sau khi phát triển sẽ làm vỡ ống, khiến chảy máu nghiêm trọng.

Những triệu chứng của vấn đề: đau nhẹ ở bụng dưới hoặc xương chậu; chảy máu âm đạo; đau ở lưng dưới; chuột rút nhẹ ở một bên xương chậu; thậm chí là chóng mặt; ngất xỉu.

8. Biến chứng tiền sản giật 

Một trong các biến chứng thai kỳ nguy hiểm là tiền sản giật. Nó gây ra những thay đổi trong mạch máu của bạn và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác bao gồm: gan, thận, não và cả nhau thai.

Bên cạnh đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4, những biểu hiện khác của tiền sản giật còn có đau hoặc đau dữ dội ở vai trên; đau đầu; thay đổi về thị lực; buồn nôn và ói mửa; khó thở…

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ nếu bị đau bụng dưới khi mang thai?

Ngoại trừ những trường hợp đau bụng dưới vì sinh lý, còn lại, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám kịp thời.

Do rất khó để xác định nguyên nhân chính khác nên việc chủ động đến bệnh viện kiểm tra khi có bất cứ dấu hiệu khác thường nào đối với sức khỏe là việc mẹ bầu và gia đình nên làm.

Sau đây là một số biểu hiện nguy hiểm đi kèm với đau bụng dưới mà bạn cần chú ý:

  • Đau dữ dội hoặc dai dẳng
  • Xuất hiện tình trạng chảy máu
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Xả âm đạo
  • Mê sảng
  • Khó chịu khi đi tiểu
  • Buồn nôn và ói mửa
đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4
Khám thai định kỳ là điều quan trọng mẹ bầu không thể bỏ qua

Một số cách giúp giảm đau bụng dưới tại nhà hiệu quả

Trường hợp bạn bị đau bụng dưới khi mang thai ở tháng thứ 4 nhưng ở mức nhẹ và không kèm theo những triệu chứng nguy hiểm có thể thử một số mẹo giảm đau tại nhà như sau:

  • Di chuyển nhẹ nhàng kết hợp một số bài tập nhẹ cho mẹ bầu.
  • Tắm bằng nước ấm,
  • Uốn cong người về phía cơn đau.
  • Uống nhiều nước.
  • Nằm xuống nhẹ nhàng, nghỉ ngơi và thư giãn cơ thể.
đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4
Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với mẹ bầu

Như vậy, triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên.

Để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của con, mẹ bầu nên thăm khám thai sản định kỳ, theo dõi sức khỏe thường xuyên và chủ động nhất.

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Tên đệm là gì? Gợi ý những tên đệm hay và chất cho bé yêu!

Tên đệm là gì? Hay họ lót là gì? Cấu trúc tên tiếng Việt thường là Họ + Tên đệm + Tên chính. Tên đệm, hay còn gọi là chữ lót là một phần không thể tách rời của một cái tên và có ý nghĩa bổ sung hoặc độc lập với tên chính. Để có một cái tên hay cho bé, bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Tên đệm là gì?

Tên đệm là gì? Tên đệm còn gọi là tên lót hay họ lót là tên được đặt ở giữa họ và tên, để tăng nhấn mạnh cho tên, mục đích nhấn mạnh và làm rõ nghĩa thêm cho tên.

Ngoài ra, tên đệm cũng thường gắn liền với tên để tạo ra một ý nghĩa cụ thể cho tên theo dụng ý của cha mẹ khi đặt tên cho con.

>> Bạn có thể xem thêm:

Chức năng của tên đệm là gì?

1. Phân biệt giới tính

Bên cạnh tìm hiểu tên đệm là gì; thì chúng ta cần biết thêm về chức năng của tên đệm hay tên lót. Đây là kiểu phổ biến nhất và cổ điển nhất. Bạn đã quá quen thuộc với chữ “Thị” cho tên con gái và “Văn” cho tên con trai.

  • Chữ “Văn” trong tên con trai, nhiều học giả giải thích rằng đó là vì con trai thời xưa phải lo chuyện đèn sách, văn chương để thi cử, tiến thân trên quan trường.
  • Chữ “Thị” trong tên con gái có nhiều cách giải thích khác nhau. Nhiều nhà nghiên cứu giải thích rằng “Thị” đầu tiên là từ chỉ họ. Vì các cô gái ngày xưa không được gọi bằng tên riêng chỉ dùng chữ “Thị” sau họ cha để gọi. Những cũng có người cho rằng, từ “Thị” để chỉ phụ nữ và có ý miệt thị, coi thường phụ nữ.

[recommendation title=””]

Nhưng hiện nay, bố mẹ không còn xu hướng dùng tên đệm chữ “Văn” hay chữ “Thị” để đặt tên cho con trai, con gái nữa. Tên đệm ngày nay có thể dùng những từ ngữ khác nhưng vẫn có thể giúp phân biệt được giới tính.

[/recommendation]

 tên đệm là gì
Tên đệm là gì? Tên đệm được đặt giữa họ và tên chính để tạo ra một cái tên ý nghĩa, đẹp và độc đáo

2. Để ghi nhớ về mẹ

Bố mẹ có thể dùng họ mẹ đệm vào giữa họ cha và tên chính của bé hoặc thêm tên của mẹ vào trước tên bé. Đó là cách đặt tên mong bé không quên nguồn gốc của mình, biết trân trọng và yêu thương mẹ. Đối với cách chọn tên đệm này, hai họ của bố và mẹ phải có dấu bằng trắc khác nhau tạo thành âm điệu lên xuống nhịp nhàng.

>> Bạn có thể xem thêm:

3. Bổ sung ý nghĩa cho tên chính

Cách bổ sung tên chính có tên đệm là gì? Phần chữ lót sẽ kết hợp cùng cái tên chính để tạo thành một ý nghĩa đặc biệt cho tên gọi. Do từ ngữ tiếng Việt là từ đơn âm nên một âm sẽ mang một ý nghĩa và cần ghép với âm khác để tạo thành ý nghĩa trọn vẹn.

Nhưng cũng có trường hợp, tên đệm và tên chính khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành một từ mới; chẳng hạn “Kim” là vàng và “Chi” là nhánh cây, tạo thành tên “Kim Chi” có nghĩa là cành vàng. Tương tự, tên “Ngọc Diệp” có nghĩa là lá ngọc.

tên đệm là gì
Cách chọn tên đệm hay là gì? Chọn tên ghép với tên chính để tạo thành một ý nghĩa hay

4. Dùng chỉ thứ bậc dòng họ

Theo truyền thống, con cháu của những anh em trong cùng gia đình sẽ sử dụng tên đệm để phân biệt thứ bậc. Thứ tự sẽ giảm dần gồm Bá, Mạnh, Trọng, Thúc, Quý. Cụ thể, con của anh cả sẽ mang tên đệm là Bá. Con của người thứ hai sẽ là Mạnh, lần lượt cho đến Quý.

Nếu là con cháu của cùng một người thì đời thứ nhất sẽ là Bá, đời thứ hai là Mạnh… Thời xưa, tên đệm dạng này chỉ áp dụng cho con trai. Nhưng hiện nay, tên đệm dạng này cũng áp dụng cho cả con gái trong gia tộc.

>> Bạn có thể xem thêm:

5. Mang tính thẩm mỹ

Tên đệm là gì? Thông thường, việc sử dụng tên đệm để tạo ra một cái tên đẹp là điều đa số các bậc cha mẹ hướng đến. Những từ được chọn thường mang ý nghĩa chỉ sự quý hiếm, vẻ đẹp, gửi gắm hy vọng vào tương lai cho con cái sau này.

Các hình thức của tên đệm là gì?

Chúng ta đã biết tên đệm là gì; thì chúng ta cũng cần nắm rõ các hình thức của tên đệm hay tên lót dưới đây:

  • Tên đệm đứng độc lập: Là loại tên đệm không phối hợp được với tên họ hay tên chính để làm thành từ ngữ kép. Ví dụ, Trần Quốc Toản.
  • Tên đệm phối hợp với tên chính: Khi đặt tên cho con, nhiều ba mẹ đã cố gắng lựa tên đệm có thể đi chung với tên chính để có ý nghĩa rộng hơn, tốt đẹp hơn. Ví dụ, Nguyễn Hải Nam.
  • Tên đệm phối hợp với tên họ: Tên đệm phối hợp được với tên họ để làm thành từ ngữ kép có ý nghĩa. Ví dụ, Hoàng Kim Liên.
  • Tên đệm có hai chữ: Một tên đứng độc lập, một tên phối hợp với tên chính. Ví dụ, Nguyễn Ngọc Khánh Hà.

>> Bạn có thể xem thêm:

Gợi ý tên đệm hay cho bé

Khi đã biết tên đệm là gì, dưới đây là một số gợi ý và ý nghĩa của từ Hán Việt tương ứng. Lưu ý, nhiều từ Hán Việt đồng âm nhưng lại có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau:

– Ái: Được yêu thích, sủng ái

– An: Bình an, yên ổn

– Anh: Thông minh, sáng sủa

– Bảo: Quý báu, hiếm có

– Công: Cân bằng, không che giấu, người có địa vị

– Đức: Tên đệm Đức là gì? Có nghĩa là lương thiện, đạo đức

– Đình: Dong dỏng cao như ngọc đẹp, ngụ ý dáng người đẹp; Đều đặn, vừa phải

– Duy: Chỉ riêng mình, duy nhất

– Gia: Hưng vượng, thuộc về gia đình, Tăng lên, gia tăng

– Hải: Ý nghĩa tên là biển cả bao la

– Hiếu: Tốt lành, hay, giỏi, hiếu thảo

– Hoài: Tên đệm Hoài là gì? Có nghĩa là nhớ nhung

– Hoàng: Màu vàng, Lấp lánh, sáng rõ, có dòng dõi hoàng gia

– Huy: Hay, tốt, khiêm tốn, nhún nhường

– Khải: Thắng lợi, vui hòa

– Khánh: Việc vui mừng, phúc đức

>> Bạn có thể xem thêm: Tên đệm Khánh cho con gái: Mong con cả đời bình an, phú quý

 tên đệm là gì
Tên đệm là gì? Chọn tên đệm và tên lót phù hợp cho con

– Lan: Hoa lan

– Mai: Hoa mai

– Mạnh: Anh cả, Tháng đầu trong mỗi quý, Khởi đầu

– Minh: Ánh sáng rạng ngời, sáng suốt, hiểu biết

– Ngọc: Bảo vật quý giá

– Nhật: Tên đệm Nhật là gì? Mặt trời

– Như: Theo đúng mong đợi

– Quỳnh: Hoa quỳnh

– Thảo: Ý nghĩa tên là cây cỏ, thảo mộc

– Thanh: Tiếng tăm, trong sạch

– Thành: Bức tường lớn, đô thị lớn

– Thiện: Tên đệm Thiện là gì? Tài giỏi, hiền lành

– Thu: Mùa thu

– Thủy: Làn nước

– Trâm: Đồ cài tóc

– Tuấn: Tài giỏi xuất chúng

– Vân: Tên đệm Vân là gì? Áng mây

– Vi: Vây quanh, bao quanh, túi thơm, nhỏ bé

– Vỹ (Vĩ): Cao to, vĩ đại, trác việt

– Xuân: Y nghĩa tên là mùa xuân

– Yên: An ổn

– Yến: Chim yến

[inline_article id=265424]

Qua đây hi vọng bạn đã biết tên đệm là gì hay tên lót là gì và cũng đã chọn được cho bé yêu một cái tên thật hay!

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 – có an toàn cho bé hay không?

Một câu hỏi chung của rất nhiều cặp vợ chồng chính là quan hệ khi đang mang thai có an toàn hay không? Đối với quan hệ khi mang thai tháng thứ 4, tình trạng cơ thể mẹ như thế nào thì mới đảm bảo an toàn nhất.

Hay việc “cấm” triệt để quan hệ trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, điều này có đúng hay không?

Những thay đổi khi phụ nữ mang thai đến tháng thứ 4

Đến khoảng thời kỳ mang thai ở tháng thứ 4, cơ thể người phụ nữ bắt đầu có những sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Chị em sẽ cảm nhận được sự mạnh mẽ, sức sống tràn đầy mà suốt 3 tháng qua bạn phải chịu đựng từ ốm nghén, nôn ói, mệt mỏi. Trong đời sống tình dục, cơ thể cũng có những thay đổi nhất định do một số nguyên nhân sau:

  • Biến động nội tiết tố: Mức độ hCG (Human chorionic gonadotropin) giảm dần, dẫn đến sự cân bằng tốt hơn giữa progesterone và estrogen. Điều này làm giảm đáng kể các triệu chứng buồn nôn và mệt mỏi.
  • Tăng ham muốn: Nhiều phụ nữ bị tăng ham muốn do lượng máu đến cơ quan sinh dục tăng lên. Có nhiều chất bôi trơn âm đạo hơn và sự nhạy cảm của âm vật, khiến cho cuộc ân ái trở nên rất khoái cảm.

Chính bởi vậy, có thể nói thời điểm này là vô cùng thích hợp cho việc tỏ thái độ thân mật với chồng hay người yêu của mình.

quan hệ khi mang thai tháng thứ 4
Ở thời điểm này, tâm sinh lý của phụ nữ có nhiều thay đổi

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 có an toàn không?

Hầu hết các cặp vợ chồng thường băn khoăn không biết quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 có thực sự an toàn không.

Câu trả lời là “có”. Tức là việc quan hệ tình dục khi mang thai ở tháng thứ 4 là hoàn toàn tốt và an toàn, nó vừa không gây hại cho thai nhi, vừa không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu.

Thời điểm này, thai nhi vẫn an toàn bên trong tử cung của người mẹ và được bao phủ bởi một lá chắn bảo vệ được gọi là nước ối. Điều này bảo vệ thai nhi khỏi bị sốc và các chấn thương khác. Do đó, bé không cảm thấy đau hay áp lực khi quan hệ tình dục.

Tất nhiên, điều này chỉ nên áp dụng đối với những mẹ bầu có tình trạng sức khỏe ổn định, tâm lý thoải mái và thai nhi phát triển bình thường.

quan hệ khi mang thai tháng thứ 4
Việc quan hệ tình dục khi mang thai ở tháng thứ 4 là tốt và an toàn

Trường hợp không nên quan hệ khi mang thai ở tháng thứ 4?

Mặc dù nói việc quan hệ khi mang thai là an toàn và hoàn toàn có thể thực hiện. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp không nên quan hệ hoặc phải vô cùng kỹ lưỡng, cẩn thận.

Không nên quan hệ tình dục khi mang thai đối với những phụ nữ có cổ tử cung không đủ điều kiện, hay còn gọi là suy cổ tử cung. Điều này xảy ra do mô cổ tử cung yếu gây ra sự giãn nở sớm. Khi mang thai, cổ tử cung giãn ra hoặc từ từ mở ra để đẩy em bé ra ngoài.

quan hệ khi mang thai tháng thứ 4
Lưu ý một số trường hợp không nên quan hệ ở tháng thai kỳ thứ 4

Nếu bạn có nguy cơ bị các biến chứng khi mang thai, tốt hơn hết bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ phụ khoa trước khi quan hệ tình dục trong thời điểm mang thai.

  • Từng có tiền sử sảy thai: việc quan hệ khi mang thai có thể làm tăng thêm nguy cơ sảy thai vào khoảng thời gian này.
  • Bị chảy máu nhiều: có thể làm tăng nguy cơ chảy máu thêm, đặc biệt là trong những trường hợp nhau thai được đặt thấp hơn bình thường.
  • Từng bị rò rỉ nước ối: tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Bị nhau tiền đạo: nên tránh quan hệ tình dục.
  • Chảy máu hoặc tiết dịch có mùi hôi sau khi quan hệ tình dục: đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đang ảnh hưởng đến tử cung.
  • Bị đau khi quan hệ tình dục: khi mang thai và đặc biệt là quan hệ khi mang thai tháng thứ 4, bạn không nên tiếp tục.

Tư thế quan hệ an toàn khi mang thai ở tháng thứ 4

Thời điểm này, bụng của bạn đang dần to lên nhưng nó sẽ không gây cản trở quá nhiều đến sự thân mật với bạn đời của bạn. Hầu hết các tư thế quan hệ tình dục đều an toàn khi quan hệ ở tháng thai kỳ thứ 4. Một số tư thế quan hệ tình dục bạn có thể thử:

  • Tư thế quan hệ kiểu truyền thống, nó vừa tạo nên sự thoải mái, vừa không gây ra bất cứ sự khó chịu hay bất tiện nào. Tuy nhiên, bạn nên để một chiếc gối bên dưới mông và lưng để nâng đỡ thân người. Người chồng cũng nên lưu ý để không đè nặng lên bụng vợ.
  • Tư thế úp thìa có thể thực hiện trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, cần lưu ý khi bạn nằm nghiêng, hay kê thêm một gối nhỏ ở dưới đùi để nâng đỡ tốt cho bụng bầu, như vậy sẽ thoải mái hơn.
  • Tư thế cưỡi ngựa để chồng nằm ngửa trên giường và vợ ngồi lên trên, hai đầu gối quỳ xuống nệm. Tư thế này giúp bạn không cần mở chân quá rộng, chủ động điều chỉnh mức độ, tốc độ sao cho thoải mái nhất.

Bên cạnh đó, quan hệ khi mang thai tháng thứ tư cũng cần lưu ý một số tư thế gây áp lực lên bụng. Cố gắng giảm thiểu các hoạt động thâm nhập sâu. Ngoài ra, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn có bất kỳ biến chứng nào trong thai kỳ.

Trên đây là một số vấn đề cần lưu ý đối với vấn đề quan hệ khi mang thai ở tháng thứ 4. hãy tham khảo kỹ thông tin, kiểm tra sức khỏe của mình và hỏi ý kiến bác sĩ để làm sao vừa đáp ứng sinh hoạt vợ chồng, vừa an toàn cho mẹ bầu và thai nhi

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Đặt tên hay cho bé theo tên 11 loài chim quý hay và ý nghĩa!

Việc chọn tên các loài chim quý để đặt tên hay cho bé cũng là một gợi ý hay cho cha mẹ chuẩn bị đón con chào đời.

Đặt tên cho con gắn với tên các loài chim ngoài biểu hiện ước mơ con sẽ luôn tung cánh bay xa vươn tới những chân trời cao rộng, thường còn có ý nghĩa tính cách của con sẽ luôn tự lập.

Trong văn hóa xưa, việc đặt tên con gái theo một số loài chim quý đã trở thành biểu tượng của nữ nhi khuê các, con nhà dòng dõi như Phi Yến, Hoàng Yến, Xuân Oanh… Những cái tên cho con trai như Phi Bằng, Thế Ưng… lại biểu hiện sức mạnh và uy lực của những cánh chim làm chủ bầu trời, gửi gắm mong ước của cha mẹ là con sẽ “bay cao bay xa”.

Tên gọi ảnh hưởng đến số phận như thế nào?

đặt tên hay cho bé
Tên gọi ảnh hưởng như thế nào đến số phận con người?

Tên gọi không chỉ giúp định danh, phân biệt mỗi người với nhau mà theo quan niệm dân gian còn có thể ảnh hưởng đến tính cách và cuộc sống của mỗi người.

Do đó, trước khi tìm hiểu cách đặt tên, mời các bố mẹ cùng tìm hiểu về một vài nghiên cứu thú vị xoay quanh cái tên nhé!

Những cái tên dễ gọi sẽ được yêu thích hơn

Nghiên cứu của Đại học New York, Mỹ, cho thấy, những người có tên dễ phát âm thường có chức vụ cao trong công việc. Nhà tâm lý học Adam Alter giải thích khi chúng ta dễ dàng tiếp nhận một thông tin nào đó, chúng ta có xu hướng thích nó hơn. Ông cũng chỉ ra các công ty có tên đơn giản thường thành công hơn.

Người có tên phổ biến sẽ làm nhân viên

Trang web tin tức kinh doanh hàng đầu trên thế giới Business Insider công bố nghiên cứu của Đại học Marquette, Mỹ, chỉ ra những người có tên phổ biến thường “bị thuê” làm nhân viên. Trong khi người có tên lạ, tên hiếm ít rơi vào trường hợp này,

Con trai có tên như con gái thường bị cô lập ở trường

Giáo sư David Figlio của Đại học Florida, Mỹ, đã khảo sát các trường học trong tiểu bang từ năm 1996 đến 2000 và đưa ra kết quả nghiên cứu rằng những học sinh nam có tên giống con gái thường bị trục trặc trong quan hệ bạn bè. Chúng thường có hành vi không đúng mực, bị điểm kém và vi phạm nội quy nhà trường.

>> Có thể bạn quan tâm: Đặt tên con trai năm 2022 – Tuổi Nhâm Dần đầy ý nghĩa và phú quý một đời

Phụ nữ có tên trung tính thường thành công trong sự nghiệp

Ở trong những ngành vốn nam chiếm ưu thế như kỹ sư, luật; những người phụ nữ có tên trung tính có xu hướng thành công hơn.

>> Có thể bạn quan tâm: Tiết lộ 100 tên đệm hay cho con trai giúp bé bình an, giỏi giang, tài đức vẹn toàn

Khám phá 111 tên hay dựa theo 10 loài chim quý để đặt tên hay cho bé

Trong phạm vi của bài viết này, MarryBaby gợi ý về cách đặt tên con theo tên của các loài chim, mời các bố mẹ cùng tham khảo.

1. Đặt tên hay cho con trai theo tên chim hải âu 

đặt tên cho con

Chim hải âu được xem là biểu tượng của khát khao bay cao, bay xa, là điềm lành, là niềm hy vọng về sự thịnh vượng, đặc biệt là với những người đi biển. Do đó, những tên gọi gợi đến tên của loài chim này thường được chọn để đặt cho các bé trai. Ba mẹ có thể tham khảo những cái tên như: Hải Âu, Đông Âu, Viết Âu, Xuân Âu, Bạch Âu, Quốc Âu, Ngọc Âu, Bắc Âu, Việt Âu, Thái Âu.

>> Có thể bạn quan tâm: Đặt tên tiếng Việt và đặt tên tiếng Anh theo loài hoa cho bé gái

2. Đặt tên hay cho bé trai theo tên chim đại bàng

đặt tên hay cho con

Trong văn hóa phương Đông, chim đại bàng là biểu tượng cho sức mạnh, lòng can đảm, tầm nhìn xa và sự bất tử. Chim đại bàng thường được mệnh danh là chúa tể bầu trời.

Trong nghĩa Hán – Việt, “bằng” thường được dùng để chỉ loài chim lớn, có sức bay xa, theo truyền thuyết. Do đó, trong văn hóa dân gian, việc chọn tên “Bằng” để đặt cho con trai hàm ý bày tỏ mong ước con sẽ mạnh mẽ, bay cao bay xa.

Nếu chọn tên Bằng để đặt tên cho con, các bố mẹ có thể tham khảo các gợi ý sau: Phi Bằng, Uy Bằng, Nhật Bằng, Mạnh Bằng, Quốc Bằng, Chí Bằng, Duy Bằng, Hải Bằng, Thế Bằng, Lương Bằng.

3. Đặt tên hay cho con trai theo chim ưng

đặt tên hay cho bé theo tên loài chim ưng

Trong văn hóa phương Đông, chim ưng là biểu tượng của sự dũng mãnh, sức mạnh, đương đầu vượt qua sóng gió, có tầm nhìn xa, trông rộng. Vì vậy, việc cha mẹ chọn tên “Ưng” để đặt tên cho con thể hiện mong ước con sẽ là chàng trai có lòng dũng cảm, cương nghị và tinh thần tiến thủ.

Nếu yêu thích tên Ưng, ba mẹ có thể chọn một trong các tên sau: Hoàng Ưng, Lâm Ưng, Ngọc Ưng, Phi Ưng, Phúc Ưng, Thế Ưng, Thiên Ưng, Xuân Ưng…

4. Đặt tên hay cho con gái theo tên chim vành khuyên

đặt tên hay cho bé theo tên loài chim vành khuyên

Trong văn hóa phương Đông, chim vành khuyên mang nhiều ý nghĩa đem đến tài lộc vượng khí. Bên cạnh đó, hình dáng nhỏ bé, nhanh nhẹn của vành khuyên có ý nghĩa tượng trưng cho sự thông minh, chăm chỉ.

Việc lấy tên chọn vành khuyên để đặt cho bé gái là thể hiện mong ước con sẽ luôn thông minh, chăm chỉ, mang đến điều tốt đẹp cho người xung quanh.

Để đặt tên cho con gái hay và ý nghĩa, ba mẹ có thể tham khảo những cái tên sau: Kim Khuyên, Vành Khuyên, Bích Khuyên, Bảo Khuyên, Minh Khuyên, Tú Khuyên, Hồng Khuyên, Nhã Khuyên, Lệ Khuyên, Hoài Khuyên, Trúc Khuyên…

>> Có thể bạn quan tâm: Cách đặt tên cho con theo ngũ hành, hợp mệnh bố mẹ

5. Đặt tên hay cho bé gái theo chim loan

 

đặt tên hay cho bé theo tên loài chim loan

Theo văn hóa phương Đông, loan chính là chim phượng mái, một loài chim có theo trí tưởng tượng của người xưa. Đay là loài chim được mô tả là có hình dáng đẹp, cao quý, là biểu tượng của đức hạnh, của thủy chung trong tình yêu lứa đôi; còn biểu thị cho sự hòa hợp âm dương.

Việc cha mẹ đặt tên Loan cho con gái mang ý gửi gắm mong ước con là người tài sắc vẹn toàn, có cuộc sống sung túc, quyền quý, danh giá mà trong tương lai con sẽ có được.

Các cha mẹ có thể tham khảo những cái tên sau: Thúy Loan, Thanh Loan, Kim Loan, Ngọc Loan, Hồng Loan, Mỹ Loan, Cẩm Loan, Tố Loan, Phương Loan, Quỳnh Loan, Tuyết Loan.

6. Đặt tên hay cho bé gái theo tên chim phượng

 

 

đặt tên hay cho bé theo tên chim phượng

Theo truyền thuyết, chim phượng hoàng chỉ xuất hiện vào thời thái bình. Loài chim này là biểu tượng của tài lộc, thành công, đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã, đồng thời là biểu thị cho sự hòa hợp âm dương.

Nếu thích biểu tượng văn hóa này, cha mẹ có thể chọn cho bé gái một trong các tên như: Bích Phượng, Nhật Phượng, Thu Phượng, Kim Phượng, Hải Phượng, Thúy Phượng, Hồng Phượng, Mỹ Phượng, Ngọc Phượng, Quỳnh Phượng.

[inline_article id=278744]

7. Đặt tên con gái theo tên chim họa mi

đặt tên hay cho bé theo tên chim họa mi

Nhắc đến chim họa mi hay chim sơn ca hẳn bạn nghĩ ngay đến tiếng hót líu lo cực hay. Vậy liệu bạn có biết chim họa mi là loài chim nhỏ bé và xinh đẹp, là biểu tượng của âm nhạc và thẩm mỹ trong giới động vật hay không?

Nếu yêu thích loài chim này, cha mẹ có thể chọn một trong các tên sau: Họa Mi, Giáng Mi, Khánh Mi, Yến Mi, Tú Mi, Bảo Mi, Hòa Mi, Vân Mi, Hà Mi, Trà Mi, Trúc Mi.

8. Đặt tên hay cho con gái theo tên của chim uyên ương

đặt tên hay cho bé theo tên vịt uyên ương

Vịt uyên ương không chỉ là một trong 10 loài vật đẹp nhất hành tinh mà còn là biểu tượng của hạnh phúc và sự chung thủy, bền vững trong hôn nhân.

Để đặt tên cho bé gái theo tên của loài chim này, cha mẹ có thể chọn một trong các tên sau: Ngọc Uyển, Nhật Uyển, Nguyệt Uyển, Xuân Uyển, Phượng Uyển, Thượng Uyển, Kim Uyển, Hồng Uyển.

>> Có thể bạn quan tâm: Tên đệm mang ý nghĩa như thế nào? Gợi ý cách chọn tên đệm cho con

9. Gợi ý đặt tên cho con gái hay theo tên của chim oanh

đặt tên hay cho bé theo tên chim oanh

Chim oanh là loài chị có tiếng hót trong trẻo, thánh thót. Trong văn hóa Việt Nam, chim oanh là biểu tượng của sự xinh đẹp, hiền dịu. Do đó, có rất nhiều cha mẹ chọn tên của loài chim này để đặt tên cho công chúa nhỏ.

Nếu cũng yêu thích loài chim này, các bố mẹ có thể chọn một trong các gợi ý sau: Hoàng Oanh, Hồng Oanh, Kim Oanh, Ngọc Oanh, Song Oanh, Thu Oanh, Thùy Oanh, Trâm Oanh, Tuyết Oanh, Yến Oanh, Mỹ Oanh.

10. Đặt tên hay cho con gái theo tên chim quyên

đặt tên hay cho bé theo tên chim quyên (cuốc)

Theo âm Hán – Việt thì từ “quyên” có nghĩa là con chim cuốc. Đây là loài chim thường cất tiếng kêu suốt ba tháng mùa hè. Trong văn hóa phương Đông, chim cuốc (đỗ quyên) đã trở thành hình tượng nghệ thuật, đi vào thơ ca, tranh họa, thành hoa văn trang trí khảm vào các đồ gỗ, mỹ nghệ…

Để đặt tên con theo tên của loài chim này, các bố mẹ có thể tham khảo các gọi ý sau: Tố Quyên, Tú Quyên, Khánh Quyên, Mai Quyên, Thục Quyên, Bảo Quyên, Lệ Quyên, Hà Quyên, Ngọc Quyên, Hạnh Quyên, Hoàng Quyên, Đỗ Quyên.

11. Đặt tên hay cho con gái theo tên chim yến

đặt tên hay cho bé theo tên chim yến

Chim yến từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sự may mắn, thịnh vượng và sức khỏe trong văn hóa Á Đông. Ngoài ra, hình ảnh của loài chim này còn là biểu tượng của tình yêu son sắt và hạnh phúc viên mãn.

Để đặt tên con gái theo tên của loài chim này, có rất nhiều gợi ý cho ba mẹ: Bạch Yến, Cẩm Yến, Dạ Yến, Hải Yến, Hoàng Yến, Kim Yến, Minh Yến, Mỹ Yến, Ngọc Yến, Nhã Yến, Phụng Yến, Phi Yến, Thi Yến, Xuân Yến.

>> Có thể bạn quan tâm: Tên ở nhà cho bé trai: 140 tên giúp con khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn và dễ nuôi

Ngoài những cái tên gợi ý ở trên, ba mẹ cũng có thể lấy tên chim sơn ca, vàng anh, yến phụng… để đặt tên cho bé yêu. Môt gợi ý khác là ngoài làm chọn làm tên chính thức cho con, các ba mẹ cũng có thể chọn tên của loài chim yêu thích để đặt tên ở nhà cho bé.

[inline_article id=284003]

Qua đây, hi vọng bạn đã biết về sự ảnh hưởng của việc đặt tên đối với tính cách và cuộc sống như thế nào và có thể chọn cho con tên thật ưng ý. Với những gợi ý trên của MarryBaby mong các bố mẹ đã có một cái tên thật hay để đặt tên hay cho bé cưng của mình.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 6 tốt không? Nhiều mẹ bầu sẽ vui khi biết câu trả lời

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 6 được không? Không ít cặp vợ chồng cho rằng nên kiêng quan hệ tình dục trong thời gian mang thai vì sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Nhiều người còn lo sợ sẽ dễ bị sảy thai nếu làm chuyện ấy quá nhiều trong thai kỳ. Thực hư về quan niệm này như thế nào? Mang thai tháng thứ 6 có quan hệ được không? Mẹ cùng tìm hiểu nhé.

Lợi ích của quan hệ tình dục trong thai kỳ

Chuyện “yêu” trong thời gian thai kỳ sẽ mang lại cho mẹ bầu một số tác dụng sau

  • Giảm huyết áp: Mẹ bầu bị tăng huyết áp có thể dẫn đến nguy cơ tiền sản giật. Quan hệ tình dục đều đặn có thể giúp mẹ điều chỉnh và duy trì mức huyết áp ổn định trong thai kỳ.
  • Xoa dịu cơn đau: Mang thai khiến mẹ thỉnh thoảng mệt mỏi, đau nhức chỗ này chỗ kia. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, chuyện ấy giúp cơ thể sản xuất oxytocin, một loại hormone giúp phụ nữ giảm đau tự nhiên. Hormone này cùng giúp cặp đôi thêm hưng phấn và gắn kết tình cảm hơn.
  • Cải thiện giấc ngủ: Bên cạnh hormone oxytocin, quan hệ tình dục còn giúp sản sinh ra hormone endorphin, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất. Khi đạt được thỏa mãn từ chuyện ấy, mẹ bầu sẽ cảm thấy thư giãn, vui vẻ và có một giấc ngủ ngon hơn.
  • Tăng khả năng miễn dịch: Globulin và IgA là hai chất kháng thể, hỗ trợ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Nồng độ của hai chất này tăng lên đáng kể ở những người có quan hệ tình dục đều đặn.
Quan hệ khi mang thai tháng thứ 6
Quan hệ khi mang thai mang lại nhiều lợi ích mà mẹ chưa biết

Tình dục và ham muốn tình dục trong tam cá nguyệt thứ 2

Nhiều mẹ nhận thấy ham muốn tình dục tăng cao khi bước vào những tháng giữa thai kỳ nên thắc mắc quan hệ khi mang thai tháng thứ 6 được không. Hiện tượng này khá phổ biến và mẹ không có gì phải lo lắng.

Nguyên nhân chính là do mẹ đã qua thời kỳ ốm nghén, các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, căng tức ngực đã dịu đi.

Lúc này, mẹ đã có thể ăn uống ngon miệng hơn, thai nhi đi vào giai đoạn phát triển ổn định và sức khỏe mẹ đang dần tốt hơn rất nhiều. Mẹ bắt đầu quay lại với những sinh hoạt thường nhật như trước đây, bao gồm cả lịch sinh hoạt tình dục.

Ở giai đoạn này, thai nhi đang phát triển mạnh mẽ nên lượng máu lưu thông trong cơ thể ngày càng nhiều hơn để cung cấp đủ dưỡng chất cho em bé.

Lượng máu đến “cô bé” cũng tăng hơn so với trước, dẫn đến việc mẹ có ham muốn và dễ đạt cực khoái hơn khi quan hệ.

[video-embeb title=” description=” url=’https://www.youtube.com/watch?v=wkpHidKJV20′ ][/video-embeb]

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 6 được không?

Nguyên tắc vàng cho quan hệ tình dục khi mang thai là nếu quá trình mang thai suôn sẻ, sức khỏe mẹ và em bé hoàn toàn bình thường thì chuyện ấy luôn được khuyến khích.

Mẹ băn khoăn mang thai tháng thứ 6 có quan hệ được không vì sợ sẽ ảnh hưởng đến em bé? Sự thật là bé yêu đã được bảo vệ trong túi ối và tử cung khá an toàn.

Việc mẹ quan hệ sẽ không tác động gì đến thai nhi nếu mẹ có một thai kỳ bình thường và khỏe mạnh.

Vì vậy, nếu mẹ không có vấn đề gì về sức khỏe, thai nhi trên đà tăng trưởng tốt thì mẹ hoàn toàn có thể quan hệ tình dục khi mang thai được 6 tháng. 

Mang thai tháng thứ 6 có quan hệ được không
Mang thai tháng thứ 6 có quan hệ được không? Cây trả lời là được mẹ nhé!

Những trường hợp nào không nên quan hệ tình dục khi mang thai?

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 6 được không? Câu trả lời là được, nếu mẹ không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Mẹ bầu bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.
  • Bác sĩ chẩn đoán mẹ gặp tình trạng nhau bám thấp hoặc nhau tiền đạo.
  • Mẹ có tiền sử sảy thai hoặc sinh non.
  • Mẹ có triệu chứng của tiền sản giật như phù, cao huyết áp. 

Với những trường hợp trên, mẹ nên hạn chế việc quan hệ tình dục, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn nhé.

Một số câu hỏi về quan hệ khi mang thai tháng thứ 6?

Quan hệ tình dục khi mang thai có thể gây sảy thai không?

Quan hệ tình dục khi mang thai sẽ không gây sảy thai. Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra do thai nhi không phát triển bình thường.

Tần suất quan hệ tình dục khi mang thai như thế nào là hợp lý

Tần suất của chuyện ấy phụ thuộc vào nhu cầu sinh lý cũng tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thông thường, ở giai đoạn giữa thai kỳ, các cặp đôi thường quan hệ tình dục với tần suất 1 -2 lần/ tuần.

Những tư thế quan hệ tình dục tốt nhất khi mang thai là gì?

Miễn là các cặp đôi cảm thấy thoải mái, hầu hết các tư thế quan hệ tình dục đều ổn khi mang thai. Quan hệ tình dục bằng miệng cũng an toàn khi mang thai.

Mẹ chỉ lưu ý không nên thực hiện các động tác quá mạnh bạo, gây khó chịu hay đau đớn cho phần bụng.

Có cần thiết dùng bao cao su khi quan hệ tình dục trong thời gian mang thai?

Công dụng của bao cao su không chỉ là hạn chế mang thai ngoài ý muốn mà còn ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục.

Bị bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khi mang thai có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi.

Vì vậy, nếu mẹ cảm thấy nghi ngại về vấn đề này, hãy cân nhắc đến việc dùng bao cao su để đảm bảo an toàn.

Mang thai tháng thứ 6 có quan hệ được không
Nên dùng bao cao su khi quan hệ trong thai kỳ

Quan hệ tình dục khi mang thai có thật sự thoải mái?

Quan hệ tình dục diễn ra trong thời gian mang thai chắc chắn sẽ có sự khác biệt rất lớn. Sự thay đổi nội tiết tố, tâm sinh lý bà bầu, sự nhạy cảm của cơ thể, thay đổi ngoại hình đều là những yếu tố tác động đến cảm nhận của phụ nữ khi làm chuyện ấy trong thai kỳ.

Có nhiều mẹ sẽ cảm thấy dễ dàng “lên đỉnh” hơn trước những cũng có không ít trường hợp không đạt được khoái cảm khi quan hệ trong thời gian mang thai.

Điều này phụ thuộc vào cơ địa, tâm lý, tình trạng sức khỏe và kể cả cách “yêu” ở mỗi cặp đôi. Chị em hãy cởi mở trao đổi với chồng để có thể tìm ra những cách tốt nhất giúp cho cuộc yêu thăng hoa nhé.

Quan hệ khi mang thai tháng thứ được không? Nếu sức khỏe thai kỳ bình thường thì việc quan hệ tình dục trong thời gian mang thai sẽ không có tác động xấu nào đến mẹ và em bé. Mẹ có thể yên tâm tận hưởng những giây phút tuyệt vời mà chuyện ấy mang lại.