Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch? Lưu ý khi ăn thịt ếch

Vậy thì hãy để MarryBaby giúp mẹ giải đáp thắc mắc Sau sinh ăn ếch được khôngSau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch nhé!

1. Bà đẻ sau sinh ăn ếch được không?

Để biết bà đẻ sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch thì mẹ cần biết bà đẻ sau sinh ăn ếch được không nhé.

Theo quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh cần kiêng ăn thịt ếch vì đây là loại thực phẩm có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, mẹ bỉm có thể ăn được hầu hết tất cả các loại thực phẩm nhằm có thể bổ sung đủ dưỡng chất để hồi phục sức khỏe cũng như cung cấp dưỡng chất trong sữa cho bé bú. Chính vì thế, bà đẻ sau sinh có thể ăn được thịt ếch.

Thịt ếch là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bao gồm protein, vitamin B, photpho và canxi. Protein trong thịt ếch có giá trị sinh học cao, giúp phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho mẹ sau sinh. Vitamin B giúp tăng cường hệ miễn dịch, photpho và canxi giúp xương chắc khỏe.

Về mặt y học, thịt ếch là loại thực phẩm an toàn cho phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, thịt ếch đồng dễ bị nhiễm giun sán. Chính vì thế, thịt ếch cần được chế biến chín kỹ để loại bỏ ký sinh trùng trước khi ăn. Phần nội tạng của ếch là nơi chứa nhiều ký sinh trùng, độc tố nhất. Chính vì thế, mẹ cũng không nên ăn phần nội tạng ếch.

Với những phụ nữ có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng hoặc tiêu chảy thì nên hạn chế ăn thịt ếch. Vậy câu hỏi là Sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch?

>> Mẹ xem thêm: Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh và cách khắc phục

 Sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch?
 Sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch?

2. Sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch?

Mẹ sau sinh có thể ăn thịt ếch sau khi vết thương tầng sinh môn đã lành, khoảng 2-3 tuần sau sinh.

Trong thời gian đầu sau sinh, mẹ cần tập trung vào việc hồi phục sức khỏe và chăm sóc con. Mẹ nên ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm protein, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Thịt ếch là loại thực phẩm giàu protein, có thể giúp mẹ phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý những điều sau khi ăn thịt ếch sau sinh:

  • Chọn thịt ếch tươi, sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Sơ chế thịt ếch kỹ, loại bỏ nội tạng và da.
  • Nấu thịt ếch chín kỹ, không ăn tái hoặc sống.
  • Bắt đầu ăn thịt ếch với lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của cơ thể.
  • Nếu mẹ sau sinh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi ăn thịt ếch, như đau bụng, tiêu chảy, dị ứng,… thì nên ngừng ăn và đi khám bác sĩ.

Thịt bồ câu cũng nhiều dinh dưỡng, mẹ có thể tham khảo Cách hầm bồ câu cho bà đẻ – Mẹ lưu lại ngay để phục hồi sức khỏe sau sinh

Sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch? Câu trả lời là khoảng 2-3 tuần sau sinh
Sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch? Câu trả lời là khoảng 2-3 tuần sau sinh

3. Các món ăn từ thịt ếch tốt cho bà đẻ

Vậy là mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi Sau sinh ăn ếch được không và Sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch rồi. Vậy mẹ đã biết cách nấu các món ếch giàu dưỡng chất cho mẹ chưa? Nếu chưa hãy đọc ngay phần bên dưới nhé.

  • Cháo ếch Singapore: Cháo ếch Singapore góp phần làm giảm căng thẳng hay mệt mỏi thường thấy ở mẹ sau sinh.
  • Ếch xào lá lốt: Lá lốt có tính ấm, giúp kích thích tiêu hóa, giảm đau bụng. Thịt ếch xào lá lốt là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, giúp bà đẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
  • Cà ri ếch: Thịt ếch cũng có thể làm nên một món cà ri thơm ngon bổ dưỡng. Kết hợp với dưỡng chất từ ếch như protein, vitamin, canxi thì nước cốt dừa trong cà ri sẽ là nguồn chất béo tốt cho cả mẹ bỉm và bé. 
  • Ếch nướng ống tre: Ếch nướng ống tre không chỉ ngon mắt mà còn giàu dinh dưỡng. Thịt ếch cung cấp protein, khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, magie. Hành tím, tỏi, ớt, rau răm, tiêu xanh là nguồn chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng. Ống tre và lá chuối cung cấp chất xơ, giúp thức ăn no lâu hơn. 
  • Ếch rang muối: Ếch rang muối là món ăn có hương vị đậm đà, kích thích vị giác. Món ăn này cũng khá dễ làm, phù hợp với những bà đẻ bận rộn.
  • Ếch kho nghệ: Bột nghệ chứa curcumin có khả năng chống viêm và chống oxy hóa. Tỏi và hành cung cấp vitamin, chất chống vi khuẩn. Sự kết hợp này mang lại hương vị độc đáo và lợi ích cho sức khỏ cho mẹ bỉmé.
  • Ếch nướng sả: Ếch nướng sả là món ngon hấp dẫn, kết hợp giữa thịt ếch tươi ngon và hương thơm của sả băm, tỏi và ớt tạo nên hương vị độc đáo, hấp dẫn và vô cùng bổ dưỡng cho mẹ bỉm và bé cưng.

Ngoài ếch ra mẹ có thể tham khảo 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh.

[inline_article id=306113]

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến thắc mắc bà đẻ ăn ếch được không và sau sinh bao lâu thì ăn được thịt ếch. Hy vọng qua bài viết này các mẹ bỉm sau sinh có thể an tâm ăn thịt ếch rồi nhé!

[key-takeaways title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).

[/key-takeaways]

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

9 thực phẩm giúp cải thiện vòng 1 sau sinh đẹp như thời con gái

Nhưng không sao, MarryBaby sẽ gợi ý cho mẹ các thực phẩm giúp cải thiện vòng 1 sau sinh. Nếu bạn chưa biết cách làm vòng 1 đẹp lên nhanh nhất thì hãy đọc ngay bài viết này nhé.

1. Các loại hạt

Phụ nữ sau sinh nên ăn gì để tăng vòng 1? Bạn hãy bổ sung các loại hạt như hạt bí, hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ, hạt óc chó… Đây đều là những thực phẩm giúp cải thiện vòng 1 sau sinh nhanh nhất. Khi bạn ăn các loại hạt này sẽ giúp bổ sung hormone estrogen tự nhiên trong cơ thể giúp làm tăng kích thước núi đôi. 

Bạn có thể kết hợp các loại hạt với những món ăn nhẹ như sữa chua, trái cây hoặc món salad. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên ăn quá nhiều các loại hạt này sẽ dẫn đến tác dụng ngược không tốt cho sức khỏe đấy nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn bưởi được không? Tác dụng bất ngờ của quả bưởi với phụ nữ cho con bú

2. Rau thì là

Mẹ bỉm nên ăn gì để tăng vòng 1? Một loại thực phẩm khác giúp cải thiện vòng 1 sau sinh nữa chính là rau thì là. Thì là là một trong những loại thảo dược nổi tiếng giúp tăng kích thước ngực một cách tự nhiên. Vì thực phẩm này chứa một lượng lớn phytoestrogen như anethole, photo anethole và di anethole.

Khi bạn tiêu thụ lượng phytoestrogen trong thì là có thể giúp bổ sung hormone estrogen một cách tự nhiên. Do đó, thì là được mệnh danh là “thần dược” giúp bạn cải thiện vòng 1 về kích thước cũng như độ săn chắc ngay sau khi sinh.

Rau thì là là thực phẩm giúp cải thiện vòng 1 sau sinh

3. Mận và đào

Các nhà nghiên cứu tại Texas A&M gần đây đã phát hiện ra rằng, trái mậntrái đào có hàm lượng chất chống oxy hóa sánh ngang với quả việt quất. Hơn nữa, hai loại quả này còn chứa hoạt chất chống oxy hóa polyphenol có thể giúp tiêu diệt tế bào ung thư vú trong khi vẫn giữ nguyên các tế bào khỏe mạnh phát triển bình thường. 

4. Bông cải xanh

Bông cải xanh có chứa hợp chất Sulforaphane có tác dụng làm giảm số lượng tế bào gốc ung thư vú. Tuy nhiên, nếu bạn ăn bông cải xanh nấu chín có thể sẽ làm giảm chất sulforaphane. Vì quá trình đun sôi sẽ phá hủy một số lượng chất sulforaphane. Tốt nhất, bạn nên ăn bông cải xanh sống, hấp hoặc xào sơ qua để bổ sung dưỡng chất này cho cơ thể.

Bông cải xanh

>> Bạn có thể xem thêm: 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh

5. Tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ được biết đến là một loại gia vị màu vàng giúp tăng mùi vị và màu sắc cho thức ăn. Loại tinh bột này cũng là một trong những thực phẩm giúp cải thiện vòng 1 sau sinh đáng kể. 

Trong nghệ có chứa chất curcumin có vai trò chống lại sự hình thành các khối u ung thư vú khi kết hợp với các dược liệu khác. Bên cạnh đó, nghệ còn có có tác dụng chống viêm giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Ngoài tìm hiểu thực phẩm nghệ giúp cải thiện vòng 1 sau sinh; bạn có thể tìm hiểu thêm cách uống tinh bột nghệ để giúp dáng vóc và làn da thêm đẹp nhé.

6. Cá hồi

Mặc dù, cá hồi chứa ít chất béo nhưng lại chứa nhiều omega-3 là một dưỡng chất cần thiết cho việc cải thiện vòng 1. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention; nếu bạn bổ sung khoảng 226.8g cá hồi mỗi tuần có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư biểu mô ống dẫn sữa – một loại ung thư vú phổ biến nhất.

7. Dầu ô-liu

Dầu ô-liu là thực phẩm giúp cải thiện vòng 1 sau sinh

Phụ nữ bị ngực chảy xệ sau sinh phải làm sao? Dầu ô-liu chính là một trong những thực phẩm giúp cải thiện vòng 1 sau sinh dễ tìm kiếm nhất. Trong thực phẩm này có chứa chất oxy hoá và axit có tác dụng giúp cải thiện tình trạng ngực chảy xệ. 

Hơn nữa, khi bạn thường xuyên massage ngực với dầu ô-liu còn có thể cải thiện sự săn chắc và tone màu da cho núi đôi. Cách massage ngực với dầu ô-liu đơn giản như sau:

  • Bước 1: Lấy một ít dầu oliu ra lòng bàn tay rồi xoa hai tay vào nhau để làm nóng.
  • Bước 2: Tiến hành massage từng bên ngực theo vòng tròn chiều kim đồng hồ và lặp lại với chiều ngược lại. Lưu ý, bạn nên thực hiện động tác này từ 5-10 phút mỗi ngày để thấy được sự cải thiện.

>> Bạn có thể xem thêm: Bể trái chàm ở nữ giới sau sinh và những điều bạn cần biết!

8. Dầu dừa

Ngoài dầu oliu, dầu dừa cũng là một trong những thực phẩm giúp cải thiện vòng 1 sau sinh hiệu quả. Khi bạn massage ngực với dầu dừa có thể giúp tăng cường các mô vú và loại bỏ các vết rạn da khi mang thai đáng kể. 

Bên cạnh đó, mùi hương dịu nhẹ của dầu dừa còn giúp làm dịu thần kinh và cân bằng nội tiết tố. Hơn nữa, dầu dừa lại còn ít nhờn hơn so với các loại dầu khác nên sẽ không làm ố áo ngực nếu lỡ dính vào áo. Cũng như massage với dầu oliu, bạn cũng nên massage ngực với dầu dừa mỗi ngày để thấy được sự hiệu quả nhé.

9. Dầu đậu nành

Mẹ bỉm ngực chảy xệ sau sinh phải làm sao? Dầu đậu nành cũng là một thực phẩm giúp cải thiện vòng 1 sau sinh bị chảy xệ hiệu quả. Loại dầu này có thể làm tăng nồng độ hormone estrogen giúp tăng kích thước ngực, hỗ trợ cho sự phát triển của mô vú và cải thiện độ săn chắc của ngực. 

Bạn hãy massage ngực với dầu đậu nành đậu nành để thấy được sự thay đổi nhanh chóng của núi đôi. Hơn nữa, nếu kết hợp massage ngực và tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành với mức độ vừa phải cũng có thể giúp tăng kích thước ngực đấy nhé.

Ngoài những thực phẩm giúp cải thiện vòng 1 sau sinh trên; bạn có thể tìm hiểu thêm cách tăng sau khi cai sữa với các phương pháp khác để hiệu quả cải thiện được tốt hơn.

Như vậy bạn đã biết những thực phẩm nào giúp cải thiện vòng 1 sau sinh rồi phải không? Mặc dù tiêu thụ các thực phẩm trên là cách làm vòng 1 to lên nhanh nhất. Nhưng bạn cũng chỉ nên tiêu thụ với mức độ vừa phải thôi nhé.

[key-takeaways title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).

[/key-takeaways]

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

8 dấu hiệu có bầu trộm sau sinh đáng tin cậy và chuẩn xác nhất

Nếu bạn đang lo lắng không biết bản thân có đang mang thai khi đang cho con bú không, thì hãy tham khảo ngay 8 dấu hiệu có bầu trộm sau sinh được MarryBaby gợi ý trong bài viết này nhé. 

1. Thường xuyên cảm thấy khát nước 

Trong giai đoạn cho con bú, có thể bạn sẽ cảm thấy khát nước nhiều hơn. Vì lúc này, cơ thể của bạn cần nhiều nước để tạo sữa nuôi lớn em bé mới sinh. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy thường xuyên khát nước quá mức thì có thể đó là dấu hiệu có bầu trộm sau sinh. 

Điều này là do cơ thể bạn cần phải được nạp gấp đôi lượng nước bình thường vì vừa phải sản xuất sữa nuôi em bé mới chào đời vừa bổ sung nước nuôi thai nhi trong bụng. Nhưng đây chưa phải là dấu hiệu mang thai chắc chắn. Bạn cần phải kiểm tra thêm các dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh dưới đây nữa nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách làm nước gạo lứt rang lợi sữa cho mẹ sau sinh có sữa dồi dào

2. Dấu hiệu có bầu trộm sau sinh: Mệt mỏi

Mệt mỏi cũng là dấu hiệu có bầu trộm sau sinh mà các mẹ bỉm thường gặp. Đối với phụ nữ có thai thông thường, tình trạng mệt mỏi có thể xuất hiện vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất. Nhưng với mẹ bỉm thì có thể xuất hiện sớm hơn thời gian trên bạn nhé.

Bởi vì, khi cho con bú cơ thể bạn sẽ bị cạn kiệt năng lượng với việc chăm sóc em bé mới chào đời. Nếu bạn vừa có thai vừa cho con bú thì năng lượng sẽ bị hao tốn nhiều hơn. Thậm chí, chỉ cần bạn rửa chén hay giặt giũ bình thường cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi quá sức.

3. Tăng kích thước ngực

Tăng kích thước ngực có thể là dấu hiệu có bầu trộm sau sinh

Ngực tăng kích thước khi mang thai do tăng tiết hormone estrogen và progesterone, tăng máu đến vùng ngực, làm đầy tuyến sữa, và tăng mỡ để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau khi sinh.

4. Ngực nhạy cảm và đau hơn

Dấu hiệu ngực đau nhức và nhạy cảm cũng chính là dấu hiệu mang thai trong tuần đầu tiên của hầu hết các thai phụ. Tình trạng đau ngực xuất hiện do cơ thể tăng cường sản xuất hormone estrogen và progesterone nhiều hơn từ khi bạn bắt đầu cấn thai.

Tuy nhiên, dấu hiệu có bầu trộm sau sinh này có thể khiến bạn dễ bị nhầm lẫn với tình trạng đau ngực khi cho con bú thông thường. Nhưng nếu bạn nhận thấy ngực bị đau nhức và nhạy cảm hơn ngay sau khi cho con bú thì hãy nghĩ ngay đến dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: 6 mẹo dân gian chữa tắc tia sữa hiệu quả nhanh và không đau đớn

5. Em bé bỏ bú và giảm tăng tiết sữa

Nếu bạn nhận thấy cơ thể giảm sản xuất sữa khiến em bé sau khi bú vẫn còn cảm thấy đói thì bạn hãy xem đây có phải là dấu hiệu có bầu trộm sau sinh không nhé.

Tình trạng này thông thường có thể xảy ra vào khoảng tháng thứ 2 của thai kỳ hoặc trong giai đoạn đầu khi mang thai. Ngoài ra, việc bạn mang thai trộm cũng có thể khiến cho mùi vị của sữa mẹ thay đổi. Do đó, em bé của bạn sẽ cảm thấy sữa mẹ không còn ngon và không muốn bú nữa. Thậm chí, có nhiều em bé đã cai sữa mẹ luôn từ giai đoạn này đấy.

>> Bạn có thể xem thêm: Mất sữa mẹ 2 tháng: Nguyên nhân ra sao và có lấy lại được không?

6. Dấu hiệu có bầu trộm sau sinh: Đau bụng 

Khi mang thai, bạn có thể cảm thấy bị đau bụng do phôi thai bắt đầu quá trình làm tổ trong tử cung (3). Nhưng nếu bạn có thai trong giai đoạn đang cho con bú thì tình trạng đau bụng này sẽ trở nên dữ dội hơn.

Bạn có thể cảm thấy đau bụng như những ngày trước kỳ hành kinh. Nhưng bạn đừng nhận định sai lầm dấu hiệu này là sắp có kinh nhé. Vì tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu có bầu trộm sau sinh. Để chắc chắn hơn, bạn cần kiểm tra xem tình trạng đau bụng này có đi kèm với dấu hiệu ra máu báo thai không nhé.

7. Ốm nghén hoặc buồn nôn

Ốm nghén hoặc buồn nôn là dấu hiệu có bầu trộm sau sinh

Ốm nghén là một dấu hiệu phổ biến khi mang thai đối với hầu hết các phụ nữ. Nếu bỗng nhiên bạn đang cho con bú mà cảm thấy buồn nôn thì có khả năng cao là dấu hiệu có bầu trộm sau sinh nhé.

Dù bạn đang phải đối diện với việc ốm nghén sau sinh, nhưng cũng cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất để cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi cả em bé trong bụng và trẻ đang bú mẹ. Dinh dưỡng cũng rất quan trọng để bạn duy trì mức năng lượng cần thiết cho cơ thể.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà đẻ nên kiêng làm việc nhà bao lâu? Tổng hợp các hoạt động và khoảng thời gian thích hợp cho bà đẻ

8. Thường xuyên đói bụng

Bình thường, việc cho con bú cũng khiến bạn cảm thấy đói bụng nhiều hơn rồi vì em bé bú sữa mẹ cũng đã lấy đi nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng của cơ thể bạn.

Nhưng nếu bạn cảm thấy tình trạng đói bụng bỗng nhiên trở nên thường xuyên và quá mức kèm với các dấu hiệu có bầu trộm sau sinh khác, thì bạn hãy dùng que thử thai để kiểm chứng xem bản thân có đang mang thai lần nữa không nhé.

[key-takeaways title=”Phụ nữ đang cho con bú có thai được không?”]

Tỷ lệ có thai khi đang cho con bú sẽ cao hơn nếu bạn cho con bú sữa mẹ không hoàn toàn trong giai đoạn sau sinh. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng về vấn đề vừa mang thai vừa cho con bú sẽ dẫn đến sinh non hoặc sảy thai nhé. Dù khi bạn cho con bú cơ thể sẽ sản xuất hormone oxytocin có thể gây ra các cơn co thắt tử cung dẫn đến nguy hiểm cho thai nhi, nhưng các cơn co thắt này chỉ hoạt động nhẹ nhàng nên thai nhi vẫn an toàn trong bụng mẹ.

[/key-takeaways]

Như vậy, bạn đã nắm rõ các dấu hiệu có bầu trộm sau sinh rồi phải không? Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu có thai khi chưa có kinh sau sinh thì hãy đi đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ. Đồng thời bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý nhất để duy trì sức khỏe khi vừa chăm con mới sinh vừa mang thai nhé.

[key-takeaways title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).

[/key-takeaways]

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh và cách khắc phục

1. Tầm quan trọng của việc kiêng cữ sau sinh nở

Việc kiêng cữ sau sinh là quá trình trong đó bà đẻ tuân thủ một số quy tắc về chế độ ăn uống và hoạt động sau khi sinh con. Mục đích chính của việc kiêng cữ sau sinh là để giúp phục hồi sức khỏe và tăng cường quá trình hồi phục sau quá trình mang thai và sinh nở.

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng của việc kiêng cữ sau sinh:

  • Hồi phục cơ bản: Phụ nữ sau khi sinh con cần thời gian để phục hồi. Việc kiêng cữ giúp cơ thể hồi phục và trở lại trạng thái bình thường nhanh hơn.
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Sau sinh, cơ thể phụ nữ có thể dễ bị nhiễm trùng do vết thương trong tử cung và khí hư tiết ra. Kiêng cữ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và tăng cường quá trình lành vết thương.
  • Hỗ trợ tiếp cận sữa mẹ: Nếu mẹ muốn cho con bú, việc kiêng cữ có thể giúp tăng sản lượng sữa mẹ và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho em bé.
  • Điều chỉnh cân nặng: Việc kiêng cữ sau sinh có thể giúp mẹ giảm cân dư thừa tích lũy trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, việc giảm cân sau sinh nên được thực hiện một cách chậm rãi và theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
  • Chăm sóc tâm lý: Quá trình kiêng cữ sau sinh cũng mang lại tâm trạng tích cực cho phụ nữ giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi và tập trung vào việc chăm sóc bản thân và con cái mới sinh.

2. Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

 Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh là cơ thể phục hồi chậm, viêm nhiễm, sa tử cung,...
 Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh là cơ thể phục hồi chậm, viêm nhiễm, sa tử cung,…

Dưới đây là một số hậu quả có thể xảy ra:

  • Sức khỏe hồi phục chậm: Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh là làm chậm quá trình hồi phục của cơ thể của mẹ. Điều này có thể gây mệt mỏi, căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Viêm nhiễm: Không tuân thủ các biện pháp vệ sinh và chăm sóc sau sinh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm nhiễm. Việc không giữ vệ sinh sạch sẽ có thể gây ra vấn đề như viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Sa tử cung: Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh có thể là nguy cơ bị sa tử cung (dạ con) cùng với sa âm đạo và trực tràng. Một trong những biểu hiện ban đầu của các tình trạng này là khiến mẹ đi tiểu rắt hoặc tức ở vùng kín, gây khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng và hoạt động vệ sinh.
  • Sự suy giảm sức khỏe và mệt mỏi: Quá trình mang thai và sinh nở đã tốn rất nhiều năng lượng và dưỡng chất từ cơ thể phụ nữ. Nếu không tuân thủ chế độ ăn uống và chăm sóc phù hợp sau sinh, cơ thể mẹ có thể thiếu hụt dưỡng chất và gây ra sự suy giảm sức khỏe và mệt mỏi.
  • Ảnh hưởng đến sữa mẹ: Việc không kiêng cữ sau sinh có thể ảnh hưởng đến sản lượng sữa mẹ và chất lượng sữa mẹ. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp và căng thẳng có thể làm giảm lượng sữa mẹ, gây khó khăn trong việc cho con bú.
  • Tác động tâm lý: Quá trình kiêng cữ sau sinh cũng mang lại lợi ích tâm lý cho mẹ bầu, giúp mẹ có thời gian nghỉ ngơi và tập trung vào việc chăm sóc bản thân và con cái mới sinh. Một hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh là mẹ có thể trở nên căng thẳng, mệt mỏi và có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống sau sinh.

>> Xem thêm: Những điều mẹ cần biết về bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

[inline_article id=239406]

3. Làm gì để ngăn hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Làm gì để ngăn hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Để ngăn chặn hậu quả của việc không tuân thủ quy tắc kiêng cữ sau sinh, dưới đây là một số biện pháp mẹ có thể áp dụng:

  • Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh: Hãy ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất sắt và canxi. Tránh tiêu thụ thức ăn nhanh, thức uống có cồn và thực phẩm có chứa chất bảo quản hoặc hương liệu nhân tạo.
  • Chú ý vệ sinh cá nhân: Mẹ nên đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày, vệ sinh kỹ bộ phận sinh dục để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Rửa tay kỹ trước và sau khi tiếp xúc với vùng kín, duy trì vùng kín sạch sẽ và thay đồ lót thường xuyên.
  • Tránh khiêng vác đồ nặng: Mẹ nên tránh các hoạt động mạnh, như nâng vật nặng hoặc làm việc vất vả, để tránh tác động tiêu cực đến sức khỏe và quá trình hồi phục.
  • Chú ý đến giấc ngủ: Mẹ nên cố gắng thu xếp để đảm bảo ngủ đủ 8-9 tiếng mỗi ngày. Ngủ đủ giấc sẽ giúp phục hồi, củng cố sức khỏe cho người mẹ một cách hiệu quả.
  • Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng: Sau sinh mẹ có thể tập một số bài yoga, kegel để tăng cường và cải thiện sức khỏe vùng kín sau sinh. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc tập luyện sau sinh nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Kiêng quan hệ tình dục trong 4- 6 tuần sau sinh: Sau sinh, cả âm đạo và tử cung không hoàn toàn bình phục. Việc quan hệ tình dục có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm, sa tử cung và viêm âm đạo. Để ngăn hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh, tốt nhất là nên kiêng quan hệ tình dục trong khoảng 4-6 tuần sau sinh.

>> Mẹ xem thêm: Kiêng cữ sau sinh đúng cách với 14 điều giúp mẹ nhanh khỏe đẹp trở lại

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh có thể nghiêm trọng tùy vào thể trạng của mẹ sau sinh. Vì thế, để đảm bảo cho sức khỏe của mình và em bé, mẹ đừng quên thực hiện việc kiêng cữ cho đến khi cơ thể phục hồi mẹ nhé.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết? Nguyên nhân và cách khắc phục

Vậy tình trạng rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết? Sau sinh bị rụng tóc có mọc lại không? Vậy hãy cùng MarryBaby tìm hiểu lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mẹ bỉm bị rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết?

Trên thực tế, tình trạng rụng tóc sau sinh có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng hoặc hơn tuỳ vào cơ địa và cách chăm sóc tóc của mỗi người.

Mặc dù tình trạng này có thể khiến cho mẹ cảm thấy khó chịu và “xấu hổ” vì gây ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ, nhưng hãy yên tâm, đây chỉ là tình trạng tạm thời và thường khoảng sau 6 tháng thì mái tóc của bạn sẽ trở nên óng ả và dày mượt trở lại.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc sau sinh là do đâu? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu tiếp về tình trạng này nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Rụng tóc sau sinh nên uống gì? 7 gợi ý để có mái tóc dày đẹp

Tại sao phụ nữ sau sinh lại bị rụng tóc?

Phụ nữ bị rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết?
Phụ nữ bị rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết?

Nếu bạn đã biết rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết; thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Tình trạng rụng tóc sau sinh xuất hiện là do sự thay đổi hormone khi mang thai và sau khi sinh.

Vào tam cá nguyệt thứ ba, hormone estrogen trong cơ thể của bạn đột ngột tăng lên giúp ngăn cản hiện tượng rụng tóc diễn ra. Do đó, bạn sẽ thấy mái tóc của mình chắc khoẻ hơn trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, sau khi sinh con thì nồng độ hormone estrogen lại giảm xuống. Điều này dẫn đến một số lượng lớn sợi tóc của bạn chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi của quá trình phát triển. Và sau vài tháng, bạn sẽ thấy mái tóc của mình bắt đầu rụng nhiều hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Có nên chải tóc sau khi sinh không và nguyên nhân khiến mẹ bị rụng tóc là gì?

Rụng tóc sau sinh có mọc trở lại không?

Hiện tượng rụng tóc sau sinh có thể kéo dài đến 6 tháng sau sinh. Thế nhưng, sau sinh bị rụng tóc thì có mọc trở lại được không? Câu trả lời là có nhé.

Vì chu kỳ phát triển tóc của chúng ta sẽ trải qua 3 giai đoạn và được lặp lại suốt cuộc đời như sau:

  • Giai đoạn Anagen: Đây là giai đoạn tóc phát triển tích cực, có thể kéo dài từ 2-6 năm. Hầu hết tóc của bạn chiếm khoảng 85- 90% đều ở giai đoạn này tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời.
  • Giai đoạn Catagen: Đây là giai đoạn chuyển tiếp ngắn khi các nang tóc bị co lại.
  • Giai đoạn Telogen: Đây là giai đoạn những sợi tóc chuyển qua giai đoạn nghỉ ngơi kéo dài khoảng ba tháng. Sau đó, nang tóc sẽ giải phóng tóc và tóc rụng.

Do đó, khi tóc của bạn rụng đi thì chúng sẽ lại tiếp tục quay lại chu kỳ phát triển tóc trên. Bạn đừng quá lo lắng về vấn đề rụng tóc sau sinh của mình nhé.

Cách trị rụng tóc sau sinh 

Tình trạng rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết và cách khắc phục rụng tóc thế nào?
Tình trạng rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết và cách khắc phục rụng tóc thế nào?

Sau khi tìm hiểu rụng tóc bao lâu thì hết; bạn có thể tham khảo các các cách trị rụng tóc sau sinh dưới đây nhé:

  • Hãy thử một kiểu tóc khác: Một mái tóc ngắn hơn có thể giúp tóc của bạn trông dày hơn. Với mái tóc này cũng giúp bạn dễ chăm sóc hơn, nhất là khi mới sinh con.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ: Bạn hãy đảm bảo bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tóc bằng chế độ ăn uống lành mạnh sau sinh.
  • Chọn loại dầu gội và dầu xả có tác dụng tăng độ phồng: Bạn có thể thử nghiệm với loại các loại dầu gội và dầu xả tạo độ phồng để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất với loại tóc của mình.
  • Hãy chăm sóc tóc của bạn một cách cẩn thận: Bạn hãy nhẹ nhàng khi gội và chải tóc. Khi sấy khô tóc, bạn nên chỉnh sang nhiệt độ thấp hơn để tránh hư tóc. Ngoài ra, bạn cần lưu ý tránh buộc tóc đuôi ngựa và tết tóc quá chặt vì có thể tạo thêm độ căng dẫn đến tóc rụng nhiều hơn.

Để mái tóc thêm chắc khoẻ và khắc phục rụng tóc, bạn có thể tham khảo thêm vấn đề khi nào nên làm tóc sau sinh bên cạnh vấn đề rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết. 

[key-takeaways title=”Rụng tóc sau sinh cần bổ sung vitamin gì?”]

Để giúp mái tóc được phát triển tốt hơn, nếu bạn đang trong tình trạng rụng tóc sau sinh thì nên bổ sung các vitamin và các dưỡng chất sau:

  • Sắt
  • Biotin
  • Vitamin A
  • Vitamin C
  • Axit omega-3
  • Vitamin tổng hợp

[/key-takeaways]

Như vậy, bạn đã biết rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết rồi. Thực tế, tình trạng này có thể kéo dài đến 6 tháng và có thể lâu hơn tuỳ vào cơ địa của mỗi người. Do đó, để mái tóc được chăm sóc tốt nhất, bạn nhớ bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học, chăm sóc kỹ lưỡng hơn và có thể cắt ngắn mái tóc đi nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Đau lưng sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả cho mẹ bỉm

Mặc dù tình trạng đau lưng sau sinh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của sản phụ, song  tình trạng này có thể thuyên giảm khi bạn hiểu rõ nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.

Nguyên nhân sản phụ bị đau lưng sau sinh

Sau khi sinh con, phụ nữ thường gặp phải vấn đề đau lưng, nhất là bị đau lưng dưới gần mông sau sinh. Nguyên nhân khiến cho các sản phụ thường bị đau lưng sau sinh gồm:

  • Tư thế cho con bú không đúng: Tư thế không đúng khi cho con bú là nguyên nhân đầu tiên gây ra vấn đề đau lưng sau sinh (1). Những bà mẹ thường xuyên cúi người khi cho con bú có thể gây đau cơ lưng hoặc các bà mẹ hay nâng, bế và đặt trẻ lên xuống nhiều lần cũng có thể gây ra tình trạng này.
  • Các vấn đề về cơ sau sinh: Đau lưng sau sinh có thể do một số vấn đề liên quan đến cơ như tách cơ bụng sau sinh (xổ bụng sau sinh) và suy yếu cơ sàn chậu.
  • Thiếu ngủ: Khi bạn ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm và kéo dài trong 6 tháng vì chăm con có thể khiến tinh thần bị sa sút. Tinh thần sa sút có thể dẫn đến mỏi các cơ.
  • Tăng cân: Việc tăng cân khi mang thai (có thể cả sau sinh) làm tạo thêm áp lực và căng thẳng lên hệ thống cơ bắp và cột sống, từ đó gây ra tình trạng đau lưng.
  • Đau cơ sau sinh: Đau lưng sau sinh có thể do ảnh hưởng từ các cơn đau khi mang thai. Khi bạn sắp sinh, các hormone thai kỳ như Relaxin trong cơ thể làm giãn các cơ và nới lỏng dây chằng, khớp để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, khi các cơ giãn ra có thể dễ dàng bị căng và gây ra đau lưng, nhất là do trọng lượng của em bé còn gia tăng thêm (2). Cơn đau lưng này có thể kéo dài trong giai đoạn sau sinh, trầm trọng hơn ở các cơ vùng bụng và xương chậu khi sản phụ bị căng thẳng trong lúc sinh nở.
Cho con bú sai cách là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau lưng sau sinh
Cho con bú sai cách là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau lưng sau sinh

>> Bạn có thể xem thêm: Đau lưng sau sinh mổ và bí quyết chữa hiệu quả, dứt điểm

Cách khắc phục đau lưng ở phụ nữ sau sinh

Để giảm bớt các cơn đau lưng sau sinh, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Chườm nóng làm giảm đau cơ: Bạn có thể sử dụng miếng đệm sưởi ấm lưng trong và sau khi cho con bú để giảm đau lưng sau sinh.
  • Sử dụng gối hỗ trợ ở phần lưng dưới: Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc gối cho con bú thoải mái để giảm bớt sức nặng cho cánh tay và lưng.
  • Massage thư giãn: Trước khi thực hiện các liệu pháp massage thư giãn, bạn cần tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ.
  • Giữ tư thế đúng khi cho con bú: Một tư thế cho con bú sai sẽ tạo thêm nhiều áp lực lên phần lưng dưới. Hầu hết các trường hợp đau lưng sau sinh sẽ thuyên giảm khi bạn áp dụng đúng tư thế cho con bú.
  • Cố gắng ngủ khi con đã ngủ: Căng thẳng và mệt mỏi thường là nguyên nhân gây đau lưng sau sinh. Do đó, bạn nên nghỉ ngơi hợp lý để có thể làm giảm đau lưng và giúp phục hồi sau sinh tốt hơn.
  • Vận động nhẹ nhàng sau khi sinh: Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng khi đưa em bé ra ngoài đi dạo. Tuy nhiên, bạn nên tham vấn ý khiến của bác sĩ về cường độ và thời gian đi bộ an toàn nhé.
  • Vật lý trị liệu: Bạn cũng có thể cân nhắc đến thực hiện vật lý trị liệu để giảm đau lưng sau sinh. Tuy nhiên, bạn cũng nên cần xin tư vấn từ bác sĩ về tình hình phục hồi sau sinh của bản thân có phù hợp để điều trị theo phương pháp này không nhé.
  • Nhờ đến sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình: Bạn có thể nhà người thân hỗ trợ chăm sóc em bé để giảm bớt sự căng thẳng hơn. Trong trường hợp bạn bị đau lưng sau sinh dữ dội, thì hãy vắt sữa ra bình và nhờ người thân cho em bé bú. Trong khi đó, bạn hãy tranh thủ chợp mắt một lát.

>> Bạn có thể xem thêm: Bật mí 3 tư thế nằm sau sinh thường giúp mẹ tránh đau lưng hiệu quả

Các bài tập chữa đau lưng cho phụ nữ sau sinh

Bên cạnh các cách giảm đau lưng ở phụ nữ sau sinh, bạn có thể áp dụng thêm các bài tập yoga hỗ trợ cải thiện chứng đau lưng sau sinh dưới đây:

1. Tư thế con mèo-con bò (cat-cow pose hay Chakravakasana)

Các bài tập chữa đau lưng sau sinh
Các bài tập chữa đau lưng sau sinh
  • Bước 1: Bạn quỳ và chống tay vuông góc với thảm. Kế đến, bạn giữ đầu gối và bàn chân rộng bằng hông.
  • Bước 2: Ban hãy bắt đầu với tư thế con bò bằng cách hít vào và thả lỏng bụng. Tiếp theo, bạn nâng ngực và cằm lên trong lúc hướng ánh mắt về phía trần nhà. Rồi bạn mở rộng vai bằng cách kéo chúng về phía sau một chút.
  • Bước 3: Bạn chuyển sang tư thế con mèo bằng cách thở ra và hóp bụng về phía cột sống.
  • Bước 4: Bạn vòng lưng lên và thả đầu xuống sàn. Hãy lặp lại hai tư thế trên với 8-10 lần.

[key-takeaways title=”Lợi ích:”]

  • Kéo giãn các cơ lưng, vai và bụng
  • Cải thiện lưu thông máu đến cột sống
  • Giảm căng thẳng ở cột sống bằng cách mở ngực

[/key-takeaways]

2. Tư thế em bé (Child pose)

Tư thế em bé (Child pose) giúp lưng đỡ mệt mỏi

  • Bước 1: Bạn ngồi trên thảm yoga với hông đặt trên gót chân, cúi thân về phía trước và hạ trán xuống sàn.
  • Bước 2: Bạn giữ cánh tay mở rộng và duỗi thẳng ở phía trước, rồi đưa đầu về phía trước để trán chạm sàn.
  • Bước 3: Bạn hãy nhẹ nhàng ấn ngực vào đùi, giữ trong 15-20 giây rồi dần dần thả lỏng cột sống và ngồi trên gót chân. Bạn cần lặp lại tư thế này 8-10 lần.

[key-takeaways title=”Lợi ích:”]

  • Giúp làm giãn lưng
  • Làm dịu hệ thần kinh
  • Kéo dài và tăng cường cơ lưng
  • Hỗ trợ tiêu hóa bằng cách giảm táo bón

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: 5 bài tập thể dục sau sinh mổ giúp sản phụ phục hồi

3. Tư thế chó úp mặt (Downward facing dog)

Tư thế cho úp mặt (Downward facing dog)

  • Bước 1: Bạn hãy bắt đầu tư thế quỳ và chống tay vuông góc với sàn như tư thế con chó đứng.
  • Bước 2: Giữ hai tay rộng bằng vai và hai chân rộng bằng hông.
  • Bước 3: Bạn ấn hai tay xuống đất, nâng hông lên cao, duỗi thẳng chân và khuỷu tay, đồng thời giữ thẳng lưng và tạo thành hình chữ ‘V’ ngược. Bạn hãy giữ tư thế trong 15-20 giây và hít thở sâu.
  • Bước 4: Bạn thở ra, uốn cong đầu gối và trở lại vị trí trung lập. Bạn hãy lặp lại tư thế 8-10 lần.

[key-takeaways title=”Lợi ích:”]

  • Kéo giãn cột sống
  • Làm săn chắc các cơ ở phần trên cơ thể
  • Tăng cường cơ ngực và tăng dung tích phổi
  • Tăng cường sức mạnh cho cánh tay, vai, chân và bàn chân

[/key-takeaways]

4. Tư thế gập người về trước (Standing Forward Bend)

Tư thế gập người về trước (Standing Forward Bend)

  • Bước 1: Bạn đứng thẳng với hai chân khép vào nhau và hai tay đặt ở hai bên cơ thể.
  • Bước 2: Hít vào và giơ hai cánh tay của bạn thẳng qua đầu.
  • Bước 3: Thở ra và uốn cong người cúi xuống, chân giữ thẳng để làm trụ, và lưng duỗi thẳng, sao cho bụng của bạn chạm với đùi.
  • Bước 4: Giữ lòng bàn tay của bạn trên sàn, hoặc thả lỏng. Bạn hãy giữ tư thế trong 15-20 giây và thở đều.
  • Bước 5: Bạn giữ chân và cột sống thẳng. Khi kết thúc, bạn hít vào, duỗi hai tay về phía trước và trở lại vị trí ban đầu.

[key-takeaways title=”Lợi ích:”]

  • Tăng cường cột sống
  • Cải thiện lưu thông máu
  • Kéo căng tất cả các cơ ở phía sau cơ thể

[/key-takeaways]

Như vậy tình trạng đau lưng sau sinh là một vấn đề thường gặp đối với các mẹ bỉm do căng thẳng sau sinh, cho con bú sai tư thế, thiếu ngủ… Để giảm bớt tình trạng này, bạn có thể áp dụng các cách chữa bệnh đau lưng ở phụ nữ và bài tập yoga giảm đau lưng sau sinh nhé.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh ăn thịt bò được không? Giải đáp cho mẹ sinh thường và sinh mổ

Do đó, trong thực đơn bổ dưỡng mỗi ngày chắc hẳn có nhiều mẹ cũng muốn bổ sung thêm thịt bò. Vậy sau sinh ăn thịt bò được không? Bài viết này sẽ giúp các mẹ bỉm giải toả những lo lắng về việc xây dựng chế độ dinh dưỡng sau sinh.

Phụ nữ sau sinh ăn thịt bò được không?

Thịt bò là một trong những thực phẩm bổ dưỡng được các chuyên gia khuyên nên bổ sung sau sinh. Trong thịt bò có chứa protein chất lượng cao, kẽm, sắt và vitamin B rất tốt cho việc tạo ra sữa mẹ sau sinh.

Hơn nữa, sau khi sinh con cơ thể của bạn sẽ mất sức và cần thời gian để hồi phục sức khoẻ. Nếu bạn ăn thịt bò thường sẽ giúp duy trì mức năng lượng cho cơ thể. Do đó, bạn sẽ nhanh chóng hồi phục sức khoẻ sau sinh hơn.

Tuy nhiên, bạn nên chọn thịt bò ăn cỏ thay vì bò nuôi công nghiệp. Bởi vì, trong thịt bò ăn cỏ sẽ chứa nhiều axit béo omega-3 hơn. Hơn nữa, thịt bò ăn cỏ không chứa thêm kháng sinh và hormone gây ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa mẹ.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh bao lâu được ăn ốc? Mẹ bỉm ăn ốc đúng cách thì mới lợi!

Phụ nữ sau sinh mổ ăn thịt bò được không?

Mặc dù thịt bò rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Nhưng nhiều phụ nữ sinh mổ sợ ăn thịt bò vì lo lắng sẽ khiến vết mổ trở thành sẹo lồi khi lành. Vậy mẹ sau sinh mổ ăn thịt bò được không? Mẹ sinh mổ vẫn có thể ăn thịt bò được nhưng đừng ăn quá nhiều, khoảng 1-2 lần/tuần thôi nhé.

Ngoài ra, thịt bò có chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa. Nên nếu đã ăn thịt bò thì bạn nên tránh ăn các thực giàu béo khác. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xen kẽ thịt gà, gà tây, cá, đậu, các loại đậu… với thịt bò trong thực đơn hàng ngày sau sinh mổ sẽ tốt hơn.

Liên quan đến vấn đề sau sinh ăn thịt bò được không; bạn có thể xem thêm bà đẻ ăn được thịt gì để con khỏe mạnh và mẹ nhiều sữa trên MarryBaby.

Phụ nữ sau sinh ăn thịt bò được không?
Phụ nữ sau sinh ăn thịt bò được không?

Dinh dưỡng có trong thịt bò đối với sức khoẻ

Bạn cũng nên tìm hiểu thêm các chất dinh dưỡng từ thịt bò cung cấp cho cơ thể bên cạnh vấn đề sau sinh ăn thịt bò được không. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture – USDA), trong 100g thịt bò gồm các chất dinh dưỡng sau:

  • Nước: 61.9g
  • Năng lượng: 254kcal
  • Protein: 17.2g
  • Chất béo: 20g
  • Canxi: 18mg
  • Sắt: 1.94mg
  • Magie: 17mg
  • Phốt-pho: 158mg
  • Kali: 270mg
  • Natri: 66mg
  • Kẽm: 4.18mg
  • Đồng: 0.061mg
  • Mangan: 0.01mg
  • Selen: 15µg
  • Vitamin B1: 0.043mg
  • Vitamin B2: 0.151mg
  • Vitamin B3: 4.23mg
  • Vitamin B6: 0.323mg
  • Vitamin B12: 2.14µg
  • Vitamin A: 4µg
  • Vitamin E: 0.17mg
  • Vitamin D: 3IU
  • Folate: 7µg
  • Choline: 56.4mg

>> Bạn có thể xem thêm: Bà đẻ có ăn được thịt chó không? Bổ đấy nhưng bạn có nỡ ăn không?

Phụ nữ sau sinh ăn thịt bò nhiều có tốt không?

Phụ nữ sau sinh không những được ăn thịt bò. Mà khi bạn ăn thịt bò sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức dưới đây:

Sau sinh ăn thịt bò được không và có lợi ích gì cho sức khoẻ?
Sau sinh ăn thịt bò được không và có lợi ích gì cho sức khoẻ?
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Thịt bò là nguồn cung cấp chất sắt giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt.
  • Giúp phát triển cơ bắp: Trong thịt bò rất giàu protein tự nhiên nên giúp cơ thể phát triển cơ bắp.
  • Tốt cho sức khoẻ tinh thần: Thịt bò cung cấp 8 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu hỗ trợ sức khỏe tinh thần tốt.
  • Giảm mệt mỏi: Thịt bò cung cấp sắt và 4 loại vitamin thiết yếu gồm vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6 và B12 giúp giảm mệt mỏi.
  • Hỗ trợ phát triển tóc, móng và da: Thịt bò là nguồn cung cấp kẽm dồi dào tốt cho sự hỗ trợ phát triển tóc, móng và da khỏe mạnh.
  • Duy trì mức testosterone: Kẽm cũng hỗ trợ chức năng nhận thức bình thường, tốt cho sức khoẻ sinh sản và cũng góp phần duy trì mức testosterone bình thường trong máu.

Bên cạnh vấn đề ăn thịt bò nhiều có tốt không; bạn có thể tìm hiểu thêm về sau sinh có ăn được thịt vịt không trên MarryBaby nhé.

Gợi ý các món ăn từ thịt bò cho sản phụ

1. Đậu rồng xào thịt bò

a. Nguyên liệu:

  • 200g thịt bò
  • 300g đậu rồng
  • 4 tép tỏi
  • Dầu ăn
  • Dầu hào
  • Gia vị thông thường

b. Cách chế biến:

ăn thịt bò nhiều có tốt không
Sau sinh ăn thịt bò xào có được không? Sản phụ có thể ăn thịt bò xào để bổ sung năng lượng cho cơ thể
  • Bước 1: Đậu rồng bẻ cuống, tước sơ hai bên rồi rửa sạch, cắt đậu thành khúc vừa ăn. Tỏi bóc vỏ, đập dập rồi băm nhỏ.
  • Bước 2: Thịt bò rửa sạch, xoa bóp kỹ với muối rồi rửa sạch lại lần nữa. Để thịt bò dễ cắt hơn, bạn hãy để thịt vào ngăn đông tủ lạnh khoảng 30 phút. Sau đó, bạn lấy ra cắt thành từng miếng mỏng vừa ăn.
  • Bước 3: Bạn cho thịt vào tô rồi cho 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê bột ngọt, ¼ muỗng cà phê tiêu xay, ½ phần tỏi băm nhỏ. Sau đó, bạn trộn đều hỗn hợp rồi ướp thịt khoảng 10 phút để thấm gia vị.
  • Bước 4: Kế đến, bạn đun sôi nồi nước rồi cho đậu rồng vào chần sơ khoảng 1 phút để chín tái, rồi vớt đậu ra rổ để ráo.
  • Bước 5: Bạn đặt chảo lên bếp, đun nóng 1 muỗng canh dầu ăn rồi cho thịt bò vào xào. Bạn nên xào thịt bò nhanh tay trên lửa lớn khoảng 1 phút, khi thấy thịt chín khoảng 90% thì cho ra đĩa.
  • Bước 6: Tiếp theo, bạn cho vào 1 muỗng canh dầu ăn và phần tỏi băm còn lại lên chảo phi thơm rồi cho đậu rồng vào xào. Bạn nên đảo vài lần để đậu hơi mềm rồi cho thịt bò vào.
  • Bước 7: Bạn nêm thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê dầu hào vào chảo thịt bò và đậu rồng. Sau đó, bạn đảo thêm vài lần để thịt bò chín tới rồi nêm nếm vừa ăn và tắt bếp.
  • Bước 8: Bạn cho thịt bò xào đậu rồng ra đĩa, rắc lên trên 1 ít tiêu xay trên bề mặt và thưởng thức.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách làm thịt bò kho nghệ cho bà đẻ – Mẹ lưu ngay để bồi bổ sau sinh

2. Canh mồng tơi thịt bò

a. Nguyên liệu:

  • 200g thịt bò
  • 300g rau mồng tơi
  • 4 tép tỏi
  • 1 củ gừng
  • Dầu ăn
  • Gia vị thông thường

b. Cách chế biến:

các món ăn từ thịt bò
Sau sinh ăn canh thịt bò có được không? Mẹ sau sinh có thể ăn được canh thịt bò mồng tơi
  • Bước 1: Thịt bò rửa qua nước sạch, rồi khử mùi hôi với 1 củ gừng đập dập chà xát lên toàn bộ miếng thịt khoảng 2 phút. Sau đó, bạn rửa thịt lại bằng nước muối pha loãng và rửa lại lần cuối với nước sạch.
  • Bước 2: Bạn ướp thịt với ½ muỗng canh hạt nêm, ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê bột ngọt, tỏi băm nhỏ trong khoảng 30 phút để thấm gia vị.
  • Bước 3: Rau mồng tơi nhặt lấy ngọn và lá non rồi rửa sạch, để ráo.
  • Bước 4: Bạn bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 1/2  muỗng canh dầu ăn. Sau khi dầu nóng, bạn cho thịt bò đã ướp vào xào với lửa lớn khoảng 2 phút cho đến khi chín tới rồi múc ra chén.
    Bước 5: Kế tiếp, bạn cho vào nồi 1 lít nước và đun sôi. Sau đó, bạn cho rau mồng tơi, 1 muỗng cà phê hạt nêm và thịt bò vừa xào vào.
  • Bước 6: Bạn tiếp tục đợi nồi canh sôi lại 1 lần nữa thì nêm nếm lại cho vừa ăn, tắt bếp và thưởng thức.

Cùng với chủ đề sau sinh ăn canh thịt bò được không và các món ăn từ thịt bò; bạn có thể tìm hiểu thêm về lợi ích của rau mồng tơi với bà đẻ MarryBaby để bổ sung cho thực đơn hàng ngày trên nhé.

Nhưng lưu ý khi ăn thịt bò sau khi sinh

Như vậy, sau sinh không những được ăn thịt bò, mà bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Mua thịt bò ở nơi uy tín: Để tránh thịt bò đã cũ hoặc có tẩm hoá chất có hại cho sức khoẻ bạn nên chọn mua thịt ở những cơ sở hoặc nơi buôn bán uy tín.
  • Mẹo khi mua thịt bò chất lượng: Bạn nên chọn thịt bò có độ cứng và đàn hồi khi dùng tay ấn vào. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên mua những miếng thịt bò có màu tái xanh hoặc màu đỏ sẫm, phần mỡ màu vàng đậm và xuất hiện những nốt trắng.
  • Không nên ăn quá nhiều thịt bò: Bất kỳ thực phẩm nào kể cả thịt bò, bạn không nên ăn quá nhiều trong thời gian dài. Tốt nhất, bạn nên ăn 1-2 lần/ tuần thôi nhé. Nếu bạn ăn quá nhiều thịt bò sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc các bệnh tự miễn dịch do thịt bò có nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol.

Như vậy phụ nữ sau sinh ăn thịt bò được không? Phụ nữ sau sinh mổ hay sinh thường đều nên ăn thịt bò để nhanh hồi phục sức khoẻ và có thêm dưỡng chất cho sữa mẹ. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều thịt bò có thể dẫn đến những phản ứng ngược không tốt cho sức khoẻ.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh ăn dưa leo được không? Lưu ý khi ăn để tránh hại sức khoẻ

Nhưng với phụ nữ mới sinh con thì có thể sẽ dè chừng loại quả này. Vậy sau sinh ăn dưa leo được không? Đây có lẽ là một chủ đề được nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm lắm. Nếu bạn là một người ưa thích ăn dưa leo thì hãy xem ngay bài viết này nhé.

Phụ nữ sau sinh có được ăn dưa leo không?

Chắc hẳn có nhiều mẹ bỉm quan tâm sau sinh có được ăn dưa leo không? Hiện tại, MarryBaby chưa tìm được nguồn nghiên cứu khoa học nào chứng minh sản phụ sau sinh không được ăn dưa leo.

Tuy nhiên, để an toàn sức khoẻ cho bản thân và em bé, bạn không được ăn nhiều dưa leo sau sinh nhé. Mặc dù dưa leo có nhiều chất dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ của bạn. Nhưng tốt nhất, bạn chỉ nên ăn 1-2 trái/ tuần thôi.

Ngoài ra, nếu bạn bị dị ứng, đang dùng thuốc điều trị bệnh hoặc có vấn đề sức khoẻ… nếu muốn ăn dưa leo hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn chính xác nhất tuỳ vào tình trạng sức khoẻ mỗi người.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn lựu được không và những điều mẹ cần lưu ý

Những chất dinh dưỡng có trong 100g dưa leo

Ăn dưa leo có tác dụng gì và ăn dưa leo có giảm cân không?
Ăn dưa leo có tác dụng gì và ăn dưa leo có giảm cân không?

Bên cạnh vấn đề sau sinh ăn dưa leo được không; chắc hẳn bạn cũng quan tâm đến nguồn dinh dưỡng có trong dưa leo đúng không? Trong 100g dưa leo, bạn sẽ nhận được các chất dinh dưỡng sau:

  • Nước: 95.2g
  • Năng lượng: 15kcal
  • Protein: 0.65g
  • Chất béo: 0.11g
  • Chất xơ: 0.5g
  • Đường: 1.67g
  • Canxi: 16mg
  • Sắt: 0.28mg
  • Magie: 13mg
  • Phốt-pho: 24mg
  • Kali: 147mg
  • Natri: 2mg
  • Kẽm: 0.2mg
  • Đồng: 0.041mg
  • Mangan: 0.079mg
  • Selen: 0.3µg
  • Fluor: 1.3µg
  • Vitamin C: 2.8µg
  • Vitamin B1: 0.027mg
  • Vitamin B2: 0.033mg
  • Vitamin B3: 0.098mg
  • Vitamin B6: 0.04mg
  • Vitamin A: 5 µg
  • Vitamin K: 16.4 µg
  • Folate: 7 µg
  • Choline: 6 µg
  • Carotene: 45 µg

Bạ có thể tham khảo vấn đề sau sinh ăn bưởi được không cùng với chủ đề sau sinh ăn dưa leo được không để làm giàu thêm thực đơn sau sinh nhé.

Phụ nữ ăn dưa leo có tác dụng gì cho sức khoẻ?

Dưới đây là những lợi ích mà loại thực phẩm này mang đến cho sức khoẻ của bạn:

  • Kiểm soát bệnh tiểu đường: Dưa leo giúp giảm lượng đường trong máu nhờ đó có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường.
  • Tốt cho xương và tim mạch: Dưa leo chứa nhiều khoáng chất như mangan, kali và magiê rất tốt cho sức khỏe xương và tim của chúng ta.
  • Đẹp da: Dưa leo có vitamin C và K tốt cho sức khỏe làn da. Nếu bạn đắp trực tiếp các lát dưa leo lên da sẽ làm dịu da, giảm sưng tấy và kích ứng da.
  • Ngăn ngừa táo bón: Hàm lượng nước trong dưa leo giúp bổ sung nước cho cơ thể. Ngoài ra, điều này cũng giúp duy trì sức khoẻ đường ruột và ngăn ngừa táo bón.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh: Dưa leo rất giàu chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, ung thư, phổi và các bệnh tự miễn. Dưa leo cũng làm giảm các triệu chứng lão hóa trên da.
  • Giảm cân: Bạn đang thắc mắc ăn dưa leo có giảm cân không? Câu trả lời là ăn dưa leo có giảm cân sau sinh bạn nhé. Vì trong dưa leo có lượng calo thấp, hàm lượng nước và chất xơ cao nên rất tốt cho việc giảm cân.

>> Bạn có thể xem thêm: Nước gạo lứt rang lợi sữa, thức uống tuyệt vời cho mẹ sau sinh

Những lưu ý khi tiêu thụ dưa leo sau sinh

Dưa leo là loại thực phẩm chứa nhiều thuốc trừ sâu nên cẩn thận khi ăn
Dưa leo là loại thực phẩm chứa nhiều thuốc trừ sâu nên cẩn thận khi ăn

Sau khi bạn đã biết sau sinh ăn dưa leo được không; bạn cũng cần lưu ý những điều sau khi tiêu thụ thực phẩm này:

  • Nên dùng cả vỏ khi ăn: Vỏ dưa chuột chứa nhiều chất chống oxy hóa. Vì vậy bạn nên dùng cả vỏ để đảm bảo thành phần dinh dưỡng trong loại thực phẩm này.
  • Nên chọn nơi uy tín để mua: Hiện nay trên thị trường có nhiều nơi bán dưa leo có tiêm hoá chất không an toàn cho sức khoẻ. Do đó, bạn nên chọn nơi uy tín để mua dưa leo nhé.
  • Cẩn thận khi tiêu thụ dưa leo: Loại thực phẩm này là một trong những loại có dư lượng thuốc trừ sâu cao. Do đó, bạn cần cẩn thận khi tiêu thụ dưa leo để tránh bị ngộ độc thực phẩm.
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu nên cẩn thận: Dưa leo chứa hàm lượng vitamin K có tác dụng đông máu. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm này.

[inline_article id=326330]

Như vậy bạn đã biết sau sinh không được ăn dưa leo quá nhiều rồi. Nếu bạn muốn ăn dưa leo thì nên ăn với lượng vừa phải và nên chọn nơi uy tín để mua nhé. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những bạn đang quan tâm đến vấn đề sau sinh ăn dưa leo được không.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh ăn rau má được không? Mẹ bỉm ăn rau má cần lưu ý gì?

Đây là loại rau được sử dụng nhiều trong Y học hiện đại và Y học cổ truyền. Do đó, các sản phụ vừa sinh con chắc hẳn sẽ rất quan tâm đến sau sinh ăn rau má được không.

Sản phụ sau sinh ăn rau má được không?

Rau má (Centella asiatica) thường được coi là an toàn cho người sau sinh và thậm chí có thể có lợi cho sức khỏe của bạn như hỗ trợ làm giảm viêm nhiễm, tăng cường tuần hoàn máu, và cung cấp các dưỡng chất quan trọng như vitamin C. Rau má cũng có thể giúp làm dịu cảm giác căng thẳng và mệt mỏi sau khi sinh.

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và chỉ nên tiêu thụ rau má ở mức độ vừa phải bởi vì rau má có tính hàn. Nếu bạn ăn quá nhiều và liên tục trong 1 tháng có thể gây lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy.

Bạn cũng cần đảm bảo rau má được rửa sạch và chế biến an toàn trước khi sử dụng. Nếu có bất kỳ triệu chứng dị ứng hoặc phản ứng nào sau khi tiêu thụ rau má, bạn nên ngừng sử dụng và đến gặp bác sĩ.

Ngoài ra, rau má cũng có thể tương tác với một số loại thuốc theo toa, thảo dược và chất bổ sung. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang điều trị bệnh, uống thuốc hoặc dùng thực phẩm chức năng.

Lưu ý: Có rất ít hoặc không có thông tin về việc sử dụng rau má với các mẹ đang cho con bú. Vì thế, bạn nên tránh uống rau má nếu đang cho con bú. Trong trường hợp bạn sử dụng rau má để bôi ngoài da, hãy tránh bôi quanh vùng vú để tránh những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. (1) Tốt nhất, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống rau má nếu đang cho con bú.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn rau cải được không và những lưu ý cần biết

Sản phụ ăn rau má có tác dụng gì cho sức khoẻ?

Mẹ sau sinh ăn rau má được không?
Mẹ sau sinh ăn rau má được không?

Nếu sử dụng đúng cách, rau má có thể mang đến một số lợi ích dưới đây:

  • Thanh lọc cơ thể: Ăn rau má có thể giúp cơ thể thải ra các độc tố, muối, nước và chất béo dư thừa qua đường tiểu.
  • Hỗ trợ tiêu hoá khoẻ mạnh: Chất chống viêm nhiễm và oxy hóa của rau má có tác dụng cải thiện sức khỏe của ruột và đại tràng.
  • Giảm lo lắng: Chất triterpenoid trong rau má cũng có thể giúp bạn giảm lo âu và tăng cường các chức năng thần kinh đối ở nhiều người.
  • Hỗ trợ hoạt động của tuần hoàn máu: Chiết xuất rau má có thể giúp cường hóa thành mạch máu và mao mạch, giúp ngăn ngừa xuất huyết và tối ưu hóa hệ tuần hoàn.
  • Cải thiện khả năng nhận thức: Chất chống oxy hóa trong rau má cũng góp phần kích thích các đường dẫn thần kinh bằng cách xóa bỏ các mảng bám và các gốc tự do trong não.
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về tĩnh mạch: Rau má có thể giúp giảm sưng và tăng cường lưu thông máu huyết đối với những người bị bệnh về tĩnh mạch như suy tĩnh mạch (một căn bệnh gây ứ máu ở chân).
  • Phục hồi vết thương: Trong rau má có chứa triterpenoids có tác dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục, tăng các chất chống oxy hóa ở vùng da bị thương. Từ đó, nó giúp da khỏe mạnh và tăng cường lưu thông máu huyết đến vùng cơ thể bị thương.

Liên quan đến vấn đề sau sinh ăn rau má được không; bạn có thể tham khảo thêm “sau sinh ăn rau dền được không?” trên MarryBaby nhé.

Một số bài thuốc mẹ bỉm có thể áp dụng từ rau má

Bên cạnh vấn đề sau sinh ăn rau má được không hay sau sinh uống rau má được không; bạn có thể tham khảo những bài thuốc dân gian để chữa một số vấn đề về sức khoẻ:

Chữa táo bón sau sinh: Bạn hãy giã nát 30g lá rau má rồi vắt nước uống. Sau đó, bạn lấy bã rau má đắp lên rốn để cải thiện tình trạng táo bón sau sinh.

Chữa rôm sảy, mẩn ngứa và mụn nhọt: Bạn hãy xay 30-100g lá rau má lấy nước hàng ngày. Bạn cũng có thể kết hợp bài thuốc này với lá kinh giới và rau sam.

Giảm tình trạng đau bụng và đau lưng do hành kinh: Nếu bạn muốn giảm bớt tình trạng bị hành kinh thì uống 2 muỗng cà phê (khoảng 15g) bột rau má khô mỗi ngày.

Chữa áp xe vú trong giai đoạn đầu: Khi bạn bị áp xe vú sau sinh thì hãy lấy một ít lá rau má và vỏ quả cau sắc nước uống. Nếu bạn uống được rượu thì có thể pha một chút để tăng thêm hiệu quả.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh mổ ăn rau lang được không? Thắc mắc sẽ được sáng tỏ

Một số món ăn chế biến từ rau má mẹ có thể áp dụng

Nếu bạn đã biết sau sinh ăn rau má được không rồi; bạn có thể tham khảo thêm một số cách chế biến món ăn từ rau má dưới đây:

1. Canh rau má tôm khô

bà đẻ ăn rau má được không
Bà đẻ ăn canh rau má sau sinh được không?

a. Nguyên liệu:

  • 200g rau má nhặt sạch
  • 30g tôm khô
  • Gia vị thông thường

b. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn hãy ngâm tôm khô trong nước ấm khoảng 5-10 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Bước 2: Sau khi nhặt rau má, bạn cần rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 30 phút.
  • Bước 3: Bạn cho 600ml nước vào nồi chờ đến khi nước nóng thì cho tôm khô vào.
  • Bước 4: Sau khi nước sôi, bạn dùng vá vớt lớp bọt trên mặt nước và cho 200g rau má vào.
  • Bước 5: Bạn vẫn tiếp tục nấu canh rồi cho thêm 3 muỗng cà phê muối, 3 muỗi cà phê hạt nên và khuấy cho tan vị.
  • Bước 6: Bạn tiếp tục nấu canh thêm 5 phút rồi tắt bếp và thưởng thức món ăn.

Ngoài vấn đề sau sinh ăn canh rau má được không; bạn có thể tham khảo thêm các món ăn cho bà đẻ giàu dinh dưỡng trên MarryBaby nhé.

2. Rau má xào thịt bò

rau má có tác dụng gì
Sau sinh ăn rau má xào được không?

a. Nguyên liệu:

  • 300g rau má
  • 200g thịt bò
  • 3 tép tỏi băm
  • Dầu ăn
  • Dầu hào
  • Gia vị thông thường

b. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rau má nhặt sạch và ngâm nước muối trong 30 phút. Thịt bò rửa sạch và thái lát mỏng vừa ăn.
  • Bước 2: Bạn tiếp tục ướp thịt với 1 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh dầu hào, 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê bột ngọt, ½ muỗng canh đường và ½ muỗng cà phê tiêu xay. Sau đó, bạn trộn đều hỗn hợp và ướp thịt trong 15 phút.
  • Bước 3: Bạn bắt chảo lên bếp và cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn, chờ đến khi dầu nóng thì phi thơm tỏi băm.
  • Bước 4: Bạn điều chỉnh lửa lớn, rồi cho thịt ướp vào chảo đảo đều cho đến khi thịt săn lại và tắt bếp cho thịt ra dĩa.
  • Bước 5: Kế đến, bạn tiếp tục bắt chảo lên bếp, đợi chảo nóng rồi cho rau má vào và nêm thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê đường.
  • Bước 6: Khi bạn thấy rau má đã chín thì cho phần thịt bò vừa xào vào, đảo đều tay, nêm nếm vừa ăn, tắt bếp và thưởng thức.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách làm thịt bò kho nghệ cho bà đẻ – Mẹ lưu ngay để bồi bổ sau sinh

3. Nước rau má đậu xanh giải khát

Mẹ sau sinh uống rau má được không?
Mẹ sau sinh uống rau má được không?

a. Nguyên liệu:

  • 500g rau má
  • 200g đậu xanh
  • 2 trái dừa non

b. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rau má nhặt bớt phần cọng, lấy phần lá, rửa sạch và ngâm nước muối. Sau đó, vớt ra để ráo nước và xắt nhỏ rau.
  • Bước 2: Đậu xanh ngâm nước từ 4-5 tiếng, sau đó hấp chín trong 30 phút.
  • Bước 3: Dừa non chặt lấy nước và lấy phần cơm dừa.
  • Bước 4: Bạn cho rau má ép lấy nước. Sau đó, bạn xay nhuyễn dừa non và đậu xanh với nhau.
  • Bước 4: Bạn cho hỗn hợp dừa non và đậu xanh vào ly. Kế đến, bạn cho nước ép rau má lên trên và thưởng thức.

[inline_article id=324375]

Lưu ý khi sử dụng rau má

Khi ăn rau má, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:

– Rửa sạch: Trước khi sử dụng, bạn nên rửa sạch bụi bẩn, vi khuẩn hoặc hóa chất có thể bám vào rau.

– Chỉ sử dụng ở mức vừa phải: Để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn, bạn không nên quá lạm dụng rau má, cần nên cân bằng dinh dưỡng bằng cách thay đổi những món ăn lành mạnh khác trong thực đơn hàng ngày.

– Thử dùng rau má với một lượng nhỏ trước: Nếu bạn có tiền sử dị ứng với các loại thảo dược hoặc thực phẩm, bạn nên thử ăn rau má một lượng nhỏ để xem liệu có gây ra bất kỳ phản ứng dị ứng với bạn hoặc bé không. Nếu có bất kỳ những phản ứng không mong muốn nào, bạn nên ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ.

– Nên bảo quản rau má trong ngăn mát tủ lạnh để rau má giữ được độ tươi.

Nhớ rằng rau má thường được coi là an toàn khi sử dụng một cách đúng đắn và trong liều lượng thích hợp. Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe cụ thể hoặc lo ngại về việc sử dụng nó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Như vậy bạn đã biết, sản phụ sau sinh ăn rau má được không rồi. Bạn có thể ăn hoặc uống nước rau má sau sinh nhưng không nên tiêu thụ quá nhiều trong thời gian dài sẽ gây phản ứng ngược. Với những bạn bị bệnh về huyết áp, gan, thận hoặc đang uống các loại thuốc điều trị thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Uống nước dừa đẩy sản dịch sau sinh có hiệu quả như lời đồn không?

Vậy thì phụ nữ vừa mới sinh con muốn uống nước dừa để đẩy sản dịch được không? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời nhé.

Sau sinh uống nước dừa đẩy sản dịch được không?

Hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho vấn đề uống nước dừa giúp đẩy sản dịch sau sinh. Đây cũng có thể là một lời đồn thổi từ vấn đề “mẹ bầu 3 tháng không nên uống dừa vì có thể gây sảy thai”.

Do lời đồn đoán trên mà một số phụ nữ đã cho rằng sau sinh uống nước dừa sẽ đẩy sản dịch nhanh hết hơn. Tuy nhiên, nếu bạn uống nước dừa quá nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến tăng nguy cơ phát triển chứng tăng kali máu rất nguy hiểm.

Thay vì băn khoăn về vấn đề uống nước dừa có đẩy sản dịch không, bạn có thể tham khảo 3 cách đẩy sản dịch nhanh hết trên website MarryBaby nhé.

Nếu vấn đề uống nước dừa giúp đẩy sản dịch chỉ là lời đồn thì sản phụ sau sinh uống nước dừa được không?

Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không?

Phụ nữ sau sinh uống nước dừa được không?

Nước dừa là một loại đồ uống giải khát có đặc tính dinh dưỡng và hỗ trợ chữa bệnh. Ở một số nền văn hóa, người ta xem nước dừa như một chất kích thích tiết sữa để tăng sản xuất và cung cấp sữa mẹ. Có lẽ đây là lý do vì sao y học dân gian lại sử dụng nước dừa để khắc phục các tình trạng mất nước (1). Tuy nhiên, lợi ích này của dừa vẫn đang được nghiên cứu và chưa có kết luận.

Không có khuyến nghị lâm sàng nào về sự an toàn của việc sử dụng nước dừa trong thời kỳ cho con bú (2). Các chuyên gia thường xem xét nước dừa là an toàn cho những bà mẹ khỏe mạnh không có tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.

Những thai phụ bị huyết áp cao hoặc huyết áp thấp, mắc các vấn đề về thận, mới phẫu thuật và đang dùng một số loại thuốc điều trị thì không nên uống nước dừa.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh xong bao lâu được uống nước ngọt? Mẹ thèm nước ngọt nên xem!

Sản phụ khoẻ mạnh uống nước dừa có tác dụng gì?

Nếu sản phụ uống nước dừa không đẩy sản dịch nhanh như lời đồn, thì sản phụ khoẻ mạnh uống nước sẽ có tác dụng gì cho sức khoẻ sau sinh? Dưới đây sẽ là những lợi ích của nước dừa bạn nên biết:

  • Tăng hệ miễn dịch: Các chất chống oxy hóa và axit lauric trong nước dừa có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và kích thích miễn dịch hiệu quả.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Uống nước dừa có thể giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa nhờ axit lauric có trong thức uống. Chất dinh dưỡng này có thể hỗ trợ thúc đẩy quá trình hấp thụ được tốt hơn.
  • Cung cấp hydrat hóa: Nước dừa có hàm lượng nước dồi dào và các vi chất dinh dưỡng hỗ trợ hydrat hóa. Bạn nên uống nước dừa thay vì uống các loại nước có nhiều đường như nước ép trái cây đóng hộp và đồ uống có chứa caffein như cà phê và soda.
  • Tốt cho sức khoẻ toàn diện: Nếu bạn bị cao huyết áp thì nước dừa có thể giúp hạ huyết áp. Nếu bạn có lượng đường huyết cao thì nước dừa cũng có thể làm hạ đường huyết. Ngoài ra, uống nước có thể giúp bảo vệ gan cho bạn. Tất cả những điều trên là do các axit amin và enzym có trong nước dừa hoạt động. Hơn nữa, uống nước dừa cũng có thể hỗ trợ giảm cân sau sinh vì không chứa chất béo và cholesterol.

Uống nước dừa có giúp lợi sữa sau sinh không?

Uống nước dừa có giúp lợi sữa sau sinh không?

Cũng giống như vấn đề uống nước dừa giúp đẩy sản dịch nhanh, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh cho vấn đề uống nước dừa giúp lợi sữa mẹ.

Nhưng theo các chuyên gia, bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng với nhiều loại thức uống trong đó có cả nước dừa thì sẽ giúp lợi sữa hơn.

Bên cạnh nước dừa, bạn cũng có thể tham khảo thêm 14 lợi thức uống lợi sữa trên MarryBaby để có nguồn sữa dồi dào nhé.

Mẹ bỉm uống nước dừa mỗi ngày có tốt không?

Sau khi đã hiểu sau sinh uống nước dừa không đẩy sản dịch nhanh hết thì bạn có nên uống nước dừa không? Uống nước dừa mỗi ngày có tốt không? Phụ nữ sau sinh khoẻ mạnh uống nước dừa mỗi ngày được cho là an toàn nhé.

Tốt nhất, bạn nên uống từ 1-2 ly nước dừa mỗi ngày thôi. Trường hợp bạn đang sử dụng một số loại thuốc đặc trị hoặc mắc một số bệnh lý hay có tình trạng đái tháo đường thai kỳ thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống nước dừa nhé.

>> Xem thêm: 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh

Những lưu ý khi sản phụ uống nước dừa sau sinh

Nếu thể trạng khỏe mạnh và bạn vẫn muốn uống nước dừa sau khi sinh thì cần lưu ý những điều sau:

  • Hãy nhớ tiêu thụ nước dừa với mức độ vừa phải: Vì lượng lớn có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng tăng kali máu rất nguy hiểm.
  • Bảo quản nước dừa tươi đúng cách: Nước dừa tươi rất dễ bị hư hỏng. Do đó, bạn không nên giữ nước dừa ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ.
  • Nên uống nước dừa tươi thay vì nước dừa đóng hộp: Nước dừa tươi không chứa các chất bảo quản nên sẽ tốt cho sức khoẻ của bạn và nguồn sữa mẹ hơn.
  • Cần chọn thương hiệu uy tín nếu dùng nước dừa đóng hộp: Nếu bạn có nhu cầu mua nước dừa đóng hộp hãy mua ở thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Lưu ý bảo quản nước dừa đóng gói đúng cách: Bảo quản gói nước dừa đóng gói chưa mở ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh ánh nắng trực tiếp. và bạn hãy làm lạnh gói đã mở và tiêu thụ sản phẩm trong vòng 24 giờ.
  • Luôn kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng khi mua nước dừa đóng hộp: Bạn đừng quên kiểm tra ngày đóng gói và bảng thành phần trên bao bì như lượng đường và chất bảo quản… rồi hãy chọn mua sản phẩm nhé.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn đang điều trị bệnh: Đang có vấn đề về thận, vấn đề liên quan đến huyết áp, sinh mổ và đang trong quá trình hồi phục, đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào.

[inline_article id=312002]

Tóm lại, việc uống nước dừa để đẩy sản dịch nhanh hết chỉ là một tin đồn chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh. Sau khi sinh em bé, bạn vẫn có thể uống nước dừa với lượng vừa phải mỗi ngày. Nếu bạn muốn uống nước dừa sau sinh thì phải có sức khoẻ tốt, không mắc bệnh lý nền và đang dùng các loại thuốc đặc trị nhé.