Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Bụng phụ nữ sau khi sinh như thế nào? 4 cách đơn giản “tân trang” vùng bụng sau sinh

Vậy bụng phụ nữ sau khi sinh có những thay đổi gì và cách chăm sóc như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu phần dưới đây.

Bụng phụ nữ sau khi sinh thay đổi như thế nào?

Vòng bụng phụ nữ sau khi sinh giảm kích thước đáng kể vì em bé và nhau thai đã được lấy ra khỏi tử cung. Tuy nhiên, kích thước bụng lúc này vẫn còn lớn so với trước lúc mang thai.

Lý do bởi sau khi sinh, trong bụng mẹ bỉm vẫn còn một lượng sản dịch nhất định, cổ tử cung cũng chưa trở về kích thước ban đầu. Điều này khiến kích thước vòng bụng phụ nữ sau khi sinh vẫn lớn so với lúc không mang thai.

Vùng bụng phụ nữ sau sinh cũng sẽ có đường sẫm màu nâu giữa bụng, đây là hiện tượng tự nhiên và sẽ mất dần từ 6 tháng đến 1 năm sau sinh.

Ngoài ra, vùng bụng phụ nữ sau khi sinh thường bị rạn bởi sự thay đổi vùng da bụng khi mang thai và sau khi sinh. Một số chị em cũng sẽ bị sạm hay nám da vùng bụng do sự thay đổi các hormone sau khi sinh.

Các thay đổi ở vùng bụng phụ nữ sau khi sinh là điều bình thường. Vùng da bụng sẽ được cải thiện qua thời gian hoặc nhờ các biện pháp chăm sóc.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Làm sao để hết đen bụng sau sinh? Mẹ bỉm đọc ngay nhé!

Sau sinh bao lâu thì bụng nhỏ lại?

bụng phụ nữ sau khi sinh thay đổi như thế nào
Bụng phụ nữ sau khi sinh thay đổi như thế nào? Sau sinh bao lâu thì bụng nhỏ lại?

Sau sinh bao lâu thì bụng nhỏ lại? Cơ bụng của người mẹ phải mất 9 tháng căng ra để phù hợp với sự phát triển của một em bé đủ tháng. Do đó, có thể phải mất vài tuần hoặc vài tháng để bụng phụ nữ sau sinh nhỏ lại.

Thường lượng sản dịch còn lại thoát ra từ 2 – 4 tuần sau sinh tùy theo cơ địa từng người. Cần thêm 6 – 8 tuần để tử cung co lại với kích thước trước khi mang thai. Nhờ đó, vòng bụng được giảm xuống đáng kể trong thời gian này.

Ngoài ra, bụng phụ nữ sau khi sinh nhỏ lại còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Thông thường bụng phụ nữ sẽ tự nhỏ lại và trở lại cân nặng trước khi mang thai sau khoảng 6 tháng. Một số chị em sẽ cần thêm các cách làm giảm mỡ bụng sau sinh.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Cách lấy lại vóc dáng sau sinh

Cách chăm sóc vùng bụng phụ nữ sau khi sinh

Hiện nay có rất nhiều cách chăm sóc vùng bụng và cách làm giảm mỡ bụng sau sinh để mẹ phục hồi, làm thon gọn và săn chắc vùng da bụng hơn.

1. Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất

Dinh dưỡng rất quan trọng với mẹ sau khi sinh. Mẹ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mình để khỏe mạnh và có đủ sữa cho con bú. Đặc biệt, vùng bụng của bạn cũng sẽ khỏe hơn.

Hãy bổ sung nhiều rau củ quả, uống nhiều nước ép trái cây và nước lọc. Mẹ có thể chia thành nhiều bữa nhỏ với những món đơn giản dễ ăn để không bị ngán nhé.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì: 11 loại quả tốt cho mẹ và bé

2. Massage vùng bụng

bụng phụ nữ sau khi sinh
Massage vùng bụng phụ nữ sau khi sinh

Đây là phương pháp giúp giảm eo sau sinh và đẩy sản dịch ra nhanh hơn, giúp cơ bụng của mẹ được săn chắc hơn. Bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của y tá hoặc các dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh để thực hiện nhé.

[key-takeaways title=””]

Lưu ý không nên tự ý massage mà nên nhờ những người có chuyên môn hướng dẫn trước để tránh làm vùng da bụng bị xệ.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Mẹ hãy massage sau sinh để kích sữa, thư giãn tinh thần và nhanh hồi phục sức khỏe nhé!

3. Tập thể dục nhẹ nhàng

Đây có lẽ là cách giảm eo sau sinh hiệu quả nhất. Vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cơ bụng se lại, săn chắc và khỏe mạnh hơn. Mẹ có thể tham khảo cách giảm eo sau sinh sau:

Thông thường, bạn có thể bắt đầu vận động nhẹ nhàng bất kỳ khi nào cảm thấy bản thân đã khỏe trở lại. Tốt nhất là từ 3 – 4 tuần sau sinh, và sau 6 tuần với những mẹ muốn tập các bài tập nặng hơn như chạy bộ nhẹ nhàng hay thể dục nhịp điệu.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Tập thể dục sau sinh như thế nào để an toàn cho mẹ bỉm sữa? 

4. Chăm sóc vùng bụng bằng mỹ phẩm

Bạn nên dùng các sản phẩm chăm sóc da an toàn để ngăn ngừa vết rạn da từ khi mang thai.

[key-takeaways title=””]

Bạn nên kết hợp việc dùng mỹ phẩm chống rạn da cùng với việc ăn uống đầy đủ và tập thể dục để tăng hiệu quả.

[/key-takeaways]

Ngoài ra, bạn cũng nên bôi kem chống nắng đầy đủ cho vùng da bụng và toàn thân trước khi ra ngoài trời, đặc biệt là đi biển hay tắm nắng để tránh bị sạm và nám.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Vết rạn da bị ngứa sau sinh: Mẹ phải làm sao?

Thời gian phục hồi ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau nên mẹ hãy kiên trì kết hợp các phương pháp trên để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

Lưu ý khi chăm sóc vùng bụng phụ nữ sau khi sinh

Trong khi áp dụng các biện pháp trên để chăm sóc vùng da bụng sau sinh, mẹ cũng cần lưu ý:

  • Tránh không nên vận động quá mạnh
  • Không nên dùng chế độ ăn kiêng khi mới sinh
  • Lựa chọn các mỹ phẩm lành tính, tránh các hoạt chất nhạy cảm với mẹ và bé
  • Theo dõi các triệu chứng lạ như ngứa liên tục, đau nhiều ở vùng bụng để đến khám ngay lập tức.

[inline_article id =288569] 

Vùng bụng phụ nữ sau khi sinh thường có những thay đổi dễ thấy và cũng dễ để chăm sóc và phục hồi. Quan trọng là mẹ sau sinh hãy giữ tinh thần thoải mái, chăm sóc bản thân và em bé thật khỏe mạnh nhé.

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Rạn da sau sinh có chữa được không? Bí quyết dành cho mẹ bỉm!

Rạn da sau sinh có chữa được không? Đây là vấn đề được rất nhiều các mẹ bỉm quan tâm và timd kiếm. Hiểu được tâm lý của các mẹ sau sinh, MarryBaby sẽ giải đáp vấn đề rạn ra sau sinh. Các mẹ hãy tìm câu trả lời ngay trong bài viết này nhé.

Tại sau lại xuất hiện rạn da sau sinh?

Trước khi tìm hiểu rạn da sau sinh có chữa được không; chúng ta cần biết nguyên nhân gây rạn ra bụng sau sinh. Bất cứ ai cũng có thể bị rạn da, chúng không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Theo tổ chức Mang thai – Sinh con – Trẻ sơ sinh tại Úc; rạn da thường xuất hiện trên bụng; đôi khi ở trên đùi; hoặc ngực của thai phụ khi mang thai.

Với phụ nữ mang thai khả năng bị rạn da trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Do da trên bụng căng ra vì thai nhi ngày càng lớn lên. Rạn da là những đường nhỏ giống như vệt màu hồng, nâu hoặc tím phát triển trên bề mặt da.

Ngoài ra, hầu như phụ nữ mang thai sẽ tăng từ 11kg đến 16kg trong thai kỳ. Tuy nhiên, mức tăng cân sẽ khác nhau ở mỗi thai phụ. Và sự tăng cân đột ngột cũng là nguyên nhân khiến cho cơ thể người mẹ bị rạn da.

Như vậy, các mẹ bỉm sữa đã biết vì sao lại có những vết rạn da xuất hiện. Vậy rạn da bụng sau sinh có chữa được không? Mời các mẹ bỉm sữa theo dõi các phần tiếp theo của bài viết nhé.

>> Mẹ bỉm có thể xem thêm: Làm sao để hết đen bụng sau sinh? Mẹ bỉm đọc ngay nhé!

Các giai đoạn phát triển rạn da khi mang thai

rạn da sau sinh có chữa được không
Rạn da sau sinh có chữa được không?

Theo chia sẻ của Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, rạn da khi mang thai phát triển theo 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Các vết rạn da ban đầu sẽ có màu hồng, và cũng có thể bị ngứa ở vùng da xung quanh vết rạn.
  • Giai đoạn 2: Dần dần, các vết rạn sẽ to về chiều dài, chiều rộng và có màu hơi đỏ hoặc tím.
  • Giai đoạn 3: Khi các vết rạn da đã trưởng thành, chúng sẽ mất đi màu đỏ/hồng. Trong những tháng sau khi mang thai, chúng sẽ bắt đầu nhạt dần và có màu trắng nhạt hoặc bạc. Chúng cũng có thể hơi lõm xuống và không đều về hình dạng hoặc chiều dài.

Vậy rạn da sau sinh có chữa được không? Xin mời các mẹ bỉm đọc tiếp phần dưới đây của bài viết nhé.

Rạn da sau sinh có chữa được không?

Để trả lời cho câu hỏi, “rạn da sau sinh có chữa được không?” Các chuyên gia tại bệnh viện Da liễu Hoa Kỳ đã chia sẻ rằng; vết rạn da là vĩnh viễn, nhưng việc điều trị rạn da sau sinh có thể khiến chúng mờ đi và giảm ngứa.

Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu rằng, không có phương pháp điều trị rạn da sau sinh duy nhất nào phù hợp với tất cả mọi người; và nhiều sản phẩm dường như không có tác dụng. Dưới đây là những phương pháp điều trị rạn da sau sinh được cho là tối ưu:

– Rạn da sau sinh có chữa được không? Nếu bạn muốn dùng các loại kem, sữa dưỡng hoặc gel để làm mờ vết rạn da, hãy nhớ:

  • Sử dụng sản phẩm trên các vết rạn da sớm. Vì các sản phẩm này dường như không có tác dụng nhiều đối với các vết rạn da trưởng thành.
  • Khi thoa sản phẩm vào vết rạn da hãy dành thời gian để massage vùng da bị rạn để sản phẩm đạt hiệu quả hơn.
  • Thoa sản phẩm hàng ngày trong nhiều tuần để các vết rạn biến mất trong vài tuần.

– Khi chọn các sản phẩm thoa trên da để điều trị vết rạn nên chọn các sản phẩm có thành phần là Axit hyaluronic; Tretinoin và Retinol.

-Rạn da sau sinh có chữa được không? Mẹ bỉm sữa cũng có thể đến bác sĩ da liễu để chẩn đoán và chữa trị bằng các phương pháp sau nếu phù hợp:

  • Liệu pháp laser
  • Microdermabrasion
  • Tần số vô tuyến
  • Siêu âm

rạn da sau sinh có chữa được không

Nếu áp dụng các phương pháp trị liệu, mẹ bỉm hãy chọn bệnh viện hãy cơ sở uy tín để chữa trị nhé.

Các cách phòng ngừa rạn da

Như vậy, mẹ đã biết rạn da sau sinh có chữa được không rồi đúng không? Vậy để phòng ngừa rạn da khi mang thai các mẹ nên làm gì? Các chuyên gia của Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ cho biết; cách bảo vệ tốt nhất chống lại các vết rạn da là đảm bảo duy trì độ đàn hồi tối đa trong suốt thai kỳ. Điều này đạt được bằng cách giữ cho da luôn đủ nước và mềm mại theo các cách sau:

1. Rạn da sau sinh có chữa được không? Thực phẩm da

Các sợi collagen và elastin trong da là cần thiết để giữ cho làn da khỏe mạnh, ít bị đứt gãy và để lại các vết rạn da. Do đó, các mẹ nên ăn thực phẩm giàu Vitamin E và C, kẽm và silica. Vì những dưỡng chất này giúp hình thành collagen. Đặc biệt, vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mô khỏi bị hư hại. Vitamin B2 (Riboflavin) và B3 (Niacin) cũng được cho là giúp thúc đẩy và duy trì làn da khỏe mạnh. Ngoài ra, các mẹ hãy nhớ uống nước đủ 2 lít mỗi ngày để giúp củng cố và tái tạo làn da.

rạn da sau sinh có chữa được không

2. Tập thể dục

Ngoài việc tăng cường mức năng lượng; giảm tâm trạng thất thường; duy trì giấc ngủ ngon; thì tập thể dục cũng có thể giúp ngăn ngừa rạn da. Các bài tập thể dục sẽ giúp cải thiện tuần hoàn; giúp da đàn hồi và có thể căng hơn khi cơ thể phát triển trong quá trình mang thai. Sự lưu thông máu được cải thiện cũng làm giảm khả năng bị giãn tĩnh mạch và sưng mắt cá chân trong thai kỳ.

3. Rạn da sau sinh có chữa được không? Giữ cho làn da mềm mại

Ngoài việc duy trì làn da mềm mại thông qua việc ăn uống và tập thể dục đầy; mẹ nên sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da như Bio-Oil để tối đa hóa độ đàn hồi của da. Bằng cách thoa Bio-Oil hai lần mỗi ngày từ ba tháng đầu trong suốt thai kỳ; làn da của mẹ sẽ được giữ ẩm tốt và có khả năng căng bóng tốt hơn.

[inline_article id=267389]

Như vậy mẹ đã biết rạn da sau sinh có chữa được không. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm sữa và các mẹ bầu trong việc điều trị cũng như ngay ngừa rạn da khi mang thai.

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Làm sao để hết đen bụng sau sinh? Mẹ bỉm đọc ngay nhé!

Làm sao để hết đen bụng sau sinh? Đây là câu hỏi được nhiều sản phụ tìm kiếm sau khi sinh con. Hiểu được nỗi buồn của các chị em MarryBaby sẽ mách nước cho các mẹ bỉm trong bài viết này. Hãy theo dõi bài viết ngay để lấy lại chiếc bụng xinh như thời con gái nhé các mẹ!

Nguyên nhân dẫn đến đen bụng sau sinh

Trước khi tìm hiểu cách làm sao để hết đen bụng sau sinh; chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thâm đen bụng hay rạn bụng sau sinh nhé. Theo chia sẻ của Viện Da liễu Hoa Kỳ, rạn bụng sau sinh là một loại sẹo hình thành khi làn da căng ra hoặc co lại nhanh chóng. Sự thay đổi đột ngột khiến collagen và elastin hỗ trợ làn da bị đứt gãy. Khi da lành lại, các vết rạn da có thể xuất hiện.

Ngoài ra, các chuyên gia tại Trung tâm Y tế tại Colombia còn cho biết; trong thời kỳ mang thai, sự gia tăng các hormone như estrogen, relaxin và hormone cũng có thể gây ra sự rạn da. Chúng sẽ làm suy yếu các sợi đàn hồi trên da gây ra những vết rạn trên da.

Bụng rạn sau sinh thường có màu đỏ, tím, hồng, nâu đỏ hoặc thâm đen; tùy thuộc vào màu da của các mẹ bỉm. Các vết rạn da ban đầu có thể hơi nổi lên và gây cảm giác ngứa. Tuy nhiên những vết rạn này sẽ mờ dần theo thời gian nếu mẹ biết cách trị thâm bụng sau sinh.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: 14 kiêng cữ sau sinh mẹ cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe.

Làm sao để hết đen bụng sau sinh?

Sau khi sinh, các mẹ bỉm sữa rất căng thẳng khi đi tìm câu trả lời làm sao để hết đen bụng sau sinh. Thâm đen hay rạn bụng sau sinh đều là những vấn đề gây mất thẩm mỹ khiến các mẹ cảm thấy tự ti. Các chuyên gia tại Viện Da liễu Hoa Kỳ đã hướng dẫn một số cách trị thâm bụng sau sinh như sau:

1. Làm sao để hết đen bụng sau sinh? Cách chọn lotion hoặc kem trị rạn da

làm sao để hết đen bụng sau sinh

Để trả lời cho câu hỏi “làm sao để hết đen bụng sau sinh”; các chuyên gia đã hướng dẫn một số loại thành phần dưỡng da có thể giúp khắc phục tình trạng này. Việc thoa các loại sản phẩm chứa axit hyaluronic vào các vết rạn da sớm có thể làm cho vết rạn dần mờ đi.

Ngoài ra, tretinoin hoặc retinoid cũng có thể làm cho các vết rạn da mờ đi. Trong một nghiên cứu, những người bôi kem theo toa này mỗi đêm trong 24 tuần sẽ cải thiện được tình trạng rạn da. Tuy nhiên, cả 3 thành phần axit hyaluronic; tretinoin và retinoid cần phải được bác sĩ kê toa. Nếu mẹ bỉm sữa muốn sử dụng các sản phẩm này cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé.

2. Massage da bụng

Làm sao để hết đen bụng sau sinh? Bên cạnh việc chọn lotion hoặc kem trị rạn bụng, khi thoa kem các mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Thoa sản phẩm vào vết rạn da và kết hợp với việc massage da bụng để giúp sản phẩm phát huy hiệu quả tốt hơn.
  • Thoa sản phẩm hàng ngày trong nhiều tuần để thấy vết rạn da mất đi trong thời gian ngắn nhất.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Nước tắm thảo dược cho mẹ sau sinh giúp mẹ bỉm nhanh hồi phục

3. Làm sao để hết đen bụng sau sinh? Các phương pháp trị liệu

làm sao để hết đen bụng sau sinh

Để mang lại kết quả tốt nhất, bác sĩ da liễu có thể sử dụng các phương pháp trị liệu bằng máy như liệu pháp laser; kỹ thuật microdermabrasion; siêu âm… Khi thực hiện các phương pháp này có thể xảy ra tác dụng phụ nhỏ và tạm thời. Chẳng hạn, da vùng bụng có thể bị đỏ, sưng tấy sau khi thực hiện phương pháp; và biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày.

>> Mẹ bỉm sữa có thể xem thêm: Sau sinh bị khô hạn phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục

Bác sĩ da liễu có thể thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị trên nếu phù hợp với sức khỏe; độ tuổi; và thời gian bạn bị rạn da mẹ bỉm sữa. Các mẹ nên thực hiện các phương pháp này ở bệnh viện hoặc cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân nhé.

[inline_article id=265289]

Hy vọng bài viết về làm sao để hết đen bụng sau sinh sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm sữa. Nếu còn thắc mắc gì về những vết rạn da sau sinh hãy để lại bình luận. Đội ngũ y bác sĩ của MarryBaby sẽ giải đáp ngay nhé!

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Nịt bụng sau sinh có tác dụng không? Quan điểm từ chuyên gia về phương pháp này

Mong muốn về những con đường tắt để có một thân hình cân đối sau sinh không phải là điều gì mới mẻ. Những “vũ khí bí mật” mới để tạo dáng nhanh chóng và liên tục được đưa ra thị trường. Trong đó, sử dụng đai nịt bụng được xem là biện pháp để tút lại nhan sắc. Vậy nịt bụng sau sinh có hiệu quả đến vậy không? Có thể thay phương pháp ăn uống có chọn lọc và tập luyện thường xuyên không? MarryBaby sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này qua góc nhìn của các chuyên gia. Mẹ cùng theo dõi nhé.

1. Dùng nịt bụng sau sinh: Cơ chế hoạt động 

Được làm bằng vải dày và dây kim loại cứng, đai nịt bụng được đặt xung quanh phần eo và cố định lại bằng cách sử dụng một hệ thống dây buộc. Ý tưởng của việc dụng cụ này là, nếu dùng liên tục trong nhiều tháng thì cơ thể sẽ được đúc thành hình đồng hồ cát. Đeo đai nịt bụng (corset) được áp dụng từ thời xa xưa bởi những cô gái mặc váy xòe dài và bồng bềnh. Việc đeo đai siết eo giúp họ định hình cột sống làm cho phần eo trông nhỏ gọn. Cơ chế của corset là bó thắt phần eo và tạo áp lực lên phần xương sườn. Ngoài ra, nịt bụng còn tạm thời nén và phân bố lại mỡ và da quanh bụng, giúp phụ nữ trông ốm hơn.

Từ xưa, phương pháp quấn bụng được thực hiện cho phụ nữ sau sinh mang lại nhiều lợi ích. Nó hỗ trợ liên tục cho hông của mẹ và giảm bớt cảm giác khó chịu sau sinh. Vòng quấn quanh lưng dưới để hỗ trợ cho lưng và tư thế của người mẹ. Việc quấn khăn thường được thực hiện hàng ngày, trong 6 tuần. Nhiều phụ nữ mô tả cảm giác đó giống như một sự hỗ trợ tinh thần. 

Tuy nhiên, phương pháp này đã bị nhầm lẫn với các mặt hàng đai nịt bụng trên thị trường. Với mục tiêu thiên về tạo hình cơ thể, đai nịt bụng cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi.

>> Mẹ có thể tham khảo: Nịt bụng sau sinh có tác dụng thực thụ như lời đồn?

nịt bụng sau sinh
Nịt bụng sau sinh có tác dụng không?

2. Nịt bụng sau sinh sai cách: Những ảnh hưởng dưới góc nhìn chuyên khoa

Sử dụng ngay đai nịt bụng sau sinh có tác dụng gì không? Trả lời câu hỏi này dưới góc độ chuyên môn sản phụ khoa – bác sĩ Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ A2 (BV Phụ sản Hà Nội) cho biết, việc các sản phụ tìm đến đai nịt bụng sau sinh ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, đai nịt bụng không có chức năng tiêu mỡ hay giảm béo bụng như nhiều mẹ lầm tưởng. Thậm chí, nó còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. 

Tác động đến các bộ phận của cơ thể phụ nữ

Phần thân của cơ thể là nơi chứa phổi, dạ dày, gan, thận và các cơ quan thiết yếu khác. Khi sử dụng nịt bụng, các cơ quan này phải thích nghi và bị đẩy vào những vị trí không tự nhiên. Về lâu dài, việc đeo đai nịt bụng có thể gây hại vĩnh viễn cho các cơ quan, thậm chí gãy xương sườn. 

Ngoài ra, các bộ phận không được nhận đủ lượng máu gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Những triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do thiếu máu lên não có thể xuất hiện. Thậm chí, tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng có thể khiến phụ nữ sau sinh bị ngất.

Làm tê liệt hệ tiêu hóa 

Thực quản, dạ dày và ruột là một mạng lưới phức tạp trong bụng. Sức ép quá lớn từ đai nịt bụng có thể cản trở quá trình tiêu hóa đúng cách. Điều này có thể gây ra tắc nghẽn trong đường tiêu hóa, trào ngược axit và các vấn đề khác. 

Đơn giản là không hiệu quả

Theo huấn luyện viên Trần Lan Anh – một chuyên gia huấn luyện sức khỏe: Đai nịt bụng chỉ có tác dụng làm tăng tuần hoàn, giãn mạch giúp thoát mồ hôi nhanh, nhưng không tiêu mỡ vùng bụng. Thông thường, khi tập để giảm eo, việc cần thiết là siết chặt cơ bụng. Trong khi đó, việc đeo đai nịt bụng thả lỏng cơ vùng bụng chứ không siết. Do vậy, hiệu quả sẽ không giảm mỡ bụng được. Ngược lại, thể tích khoang bụng bị thu hẹp, gây cảm giác khó thở, nhanh xuống sức.

Dẫn đến những quan niệm sai lầm ở các mẹ sau sinh

Theo bác sĩ Khải, việc phát triển, chuyển hóa các chất trong cơ thể đều do gen quy định. Với phụ nữ mang thai, phần bụng sẽ co giãn do có em bé, từ đó làm tăng mỡ vùng bụng. Sử dụng đai nịt bụng chỉ mang lại cảm giác bụng nhỏ hơn, tuy nhiên lượng mỡ trong cơ thể không tiêu đi. Bên cạnh đó, việc đeo đai gây áp lực lên bụng, hạn chế việc ăn uống do vậy dẫn đến giảm cân toàn bộ chứ không chỉ vùng eo… Điều này vô tình khiến nhiều người ngộ nhận nhờ nịt bụng sau sinh mà tiêu mỡ bụng.

nịt bụng sau sinh

3. Cần thời gian để nịt bụng sau sinh mổ

Giải thích cho quan điểm này, bác sĩ Khải phân tích:

  • Phụ nữ sinh thường cần hơn nửa tháng để tử cung về lại bình thường, còn sinh mổ phải hơn một tháng rưỡi. Sử dụng ngay nịt bụng sau sinh có thể gây áp lực lên vết mổ, khiến nó lâu lành hơn.
  • Mặt khác, đai bịt bụng tác động trực tiếp lên vết mổ, làm cho vết mổ bị bí hơi, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và dễ bị nhiễm trùng.
  • Ngoài ra, nịt bụng còn khiến máu khó lưu thông nên sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác bên trong ổ bụng. Do đó, mẹ không nên dùng nịt bụng sau sinh mổ cho đến khi cơ thể mẹ hoàn toàn khỏe mạnh.

Theo các bác sĩ sản khoa, mẹ nên đợi một khoảng thời gian lâu hơn sinh thường mới có thể đeo nịt bụng.

>> Mẹ có thể tham khảo: 12 bí quyết phục hồi sau sinh mổ nhanh chóng rất hữu ích cho mẹ

nịt bụng sau sinh mổ

4. Nịt bụng sau sinh đúng cách

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận những lợi ích mà đai nịt bụng mang lại. ”Lời khuyên về sức khỏe” từ Waist Gang Society, một nhà cung cấp các dụng cụ tập eo, nói rằng: “Mặc áo nịt bụng đúng cách, tập thể dục và ăn uống lành mạnh có thể giảm triệt để kích thước vòng eo”. Do đó, cách thức nịt bụng mà mẹ thực hiện ảnh hưởng đến độ an toàn và hiệu quả của phương pháp này. Mẹ nên tuân thủ theo những hướng dẫn sau: 

  • Thời gian có thể đeo nịt bụng sau sinh: Mẹ sinh thường cần đợi khoảng từ 15-20 ngày sau sinh mới nịt bụng. Khoảng thời gian từ 1-2 tháng hoặc đến khi vết mổ lành hẳn là dành cho các mẹ sinh mổ.
  • Chăm chỉ tập thể thao và có chế độ ăn uống hợp lý để có thể giảm mỡ nhanh chóng.
  • Chọn chất liệu thoáng mát: Nên sử dụng những chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, có độ co giãn nhất định. Điều này giúp quá trình đeo gen nịt bụng thoải mái nhất, không bí bách khó chịu. Đặc biệt, mẹ sau sinh nên tránh các chất liệu dễ gây kích ứng như nylon. 
  • Mẹ cần chú ý thường xuyên làm sạch, giữ gen bụng khô ráo, sạch sẽ. 
  • Chọn độ chặt vừa phải: Mẹ nên tránh những chiếc đai nịt bụng quá bó sát, tránh gây nên áp lực lớn tới các cơ quan bên trong cơ thể.
  • Thời gian đeo hợp lý: Thời gian đầu khi sử dụng đai nịt bụng sau sinh, mẹ chỉ nên đeo tầm 1 tiếng/ ngày. Sau đó, tăng dần số giờ lên để cơ thể có thời gian thích ứng. Không nên đeo quá 6 tiếng/ ngày để đảm bảo vệ sinh ở vùng bụng – lưng.
  • Không nên nịt bụng trong nhiều giờ liên tục và ban đêm khi ngủ.
  • Ngừng đeo đai nếu cảm thấy khó chịu.

5. Những cách làm săn chắc cơ bụng hiệu quả

Thay vì sử dụng nịt bụng sau sinh, mẹ cũng có thể thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục để duy trì vóc dáng. Những mẹo ăn uống và tập luyện dưới đây có thể được áp dụng giúp giảm mỡ vùng eo: 

  • Không ăn quá nhiều tinh bột, chất béo 
  • Uống nhiều nước
  • Áp dụng công thức: sáng và trưa nên ăn no, tối thì giảm lại
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn, thay vì ăn 3 bữa/ngày nên chia thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ
  • Phân bổ lượng thức ăn mỗi bữa ít hơn. 

Bài tập đơn giản mà mẹ có thể áp dụng để đốt mỡ thừa hiệu quả như yoga. Bộ môn này sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể mẹ. 

Thay vì dùng nịt bụng sau sinh, mẹ có thể chọn cách tập luyện kết hợp với chế độ dinh dưỡng để sớm trở lại cân nặng và vóc dáng như ban đầu.

>> Mẹ có thể tham khảo: Những điều kiêng cữ sau sinh cần nhớ nếu không muốn trả giá đắt

Ngoài ra, không nên quá tin vào những công dụng của đai nịt bụng được quảng cáo trên mạng. Chỉ có tập luyện thể dục thể thao đều đặn, kèm với chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ sau sinh mau chóng hồi phục và giảm mỡ bụng an toàn.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về phương pháp nịt bụng sau sinh. Từ đó, mẹ cách áp dụng đúng đắn để nhanh chóng sở hữu vòng eo gọn gàng.

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Trị tàn nhang sau sinh: Áp dụng cách này để mờ nám nhanh chóng!

Trị tàn nhan sau sau sinh là vấn đề nhiều chị em quan tâm. Phụ nữ sau sinh (đặc biệt là ngoài 30 tuổi) là đối tượng dễ bị tàn nhang và nám da tấn công. Để điều trị các vấn đề này không hề dễ dàng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy nám và tàn nhang xuất hiện là do làn da thiếu nước, mất đi độ ẩm khiến các liên kết collagen và estrogen đứt gãy.

Từ đó, khiến các sắc tố melanin phân bổ không đều gây nên nám và tàn nhang. Do đó, mẹ có thể áp dụng cách trị tàn nhang sau sinh bằng những cách sau đây:

Uống nhiều nước mỗi ngày

Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, giải độc và mang lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể như:

  • Dưỡng ẩm cho da: Nước giúp da luôn ngậm đủ nước, không bị khô và phân bổ đều các sắc tố melanin dưới da. Khi các sắc tố này trải đều, tình trạng tàn nhang của mẹ sẽ mờ hẳn và làn da cải thiện rất nhiều.
  • Ngăn ngừa nếp nhăn: Nước là loại mỹ phẩm từ thiên nhiên tốt nhất để duy trì độ ẩm và độ đàn hồi cho da giúp da luôn căng mọng và mượt mà.
  • Làm săn chắc làn da: Nước ấm giúp lỗ chân lông mở ra để bạn dễ dàng loại bỏ bụi bẩn. Nước lạnh giúp đóng chặt các lỗ chân lông và thắt chặt lại để tăng độ đàn hồi cho da.
  • Chống lão hóa: Làn da đủ độ ẩm sẽ duy trì độ đàn hồi và ngăn ngừa nếp nhăn cực kỳ hiệu quả. Từ đó, có thể chống lão hóa sau khi sinh em bé từ sâu bên trong.
tri-tan-nhang-sau-sinh-1
Uống đủ nước – Cách giúp bạn phân bổ đều melanin dưới da

Trị tàn nhang sau sinh bằng rau mùi (ngò rí)

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, ngò rí có chứa một số thành thần như chất xơ, nước, protid, carotene, vitamin C, niacin, thiamin cùng nhiều khoáng chất tốt cho da như canxi, photpho,…

Những dưỡng chất này rất tốt trong điều trị nám, tàn nhang cho mẹ bỉm sau sinh. Chính vì thế, nhiều chị em đã áp dụng cách này và cho hiệu quả rất khả quan.

Cách trị tàn nhang sau sinh bằng rau mùi như sau:

  • Rửa sạch một nắm rau mùi với nước. Sau đó, nấu cùng 300 – 500ml nước, để nguội và rửa mặt vào mỗi buổi sáng.
  • Ngoài ra, mẹ có thể dùng chúng đem giã hoặc xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt rồi thoa lên vùng da cần điều trị. Thư giãn trong vòng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Kiên trì sẽ thấy những vết tàn nhang mờ dần theo thời gian.

Mật ong – Cách trị tàn nhang sau sinh nên thử!

Sinh xong làm gì để hết tàn nhang? Bạn có thể sử dụng mật ong để loại bỏ tàn nhang ngay tại nhà.

Mật ong rất giàu chất chống oxy hóa tự nhiên, cực kỳ lành tính và an toàn cho mẹ bỉm sau sinh. Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên mặt – nơi xuất hiện nhiều vết nám và tàn nhang.

Hoặc trộn mật ong cùng sữa chua không đường rồi thoa đều hỗn hợp này lên vùng da cần điều trị. Để da nghỉ ngơi trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa mặt với nước lạnh.

Những vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có trong mật ong sẽ giúp bạn đánh bay tàn nhang mà không hề ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ.

tri-tan-nhang-sau-sinh-2
Mật ong rất giàu chất chống oxy hóa giúp cải thiện tàn nhang nhanh chóng

Nghệ và chanh tươi: Combo làm mờ tàn nhang nhanh chóng

Nghệ chứa hàm lượng curcumin rất cao có khả năng ức chế sự sản sinh melanin hiệu quả. Đồng thời, cải thiện các vấn đề về da cực kỳ hiệu quả như mờ thâm, giảm mụn, kháng viêm,… Kết hợp cùng chanh tươi rất giàu vitamin C và chất xơ giúp mẹ bỉm đẩy lùi tàn nhang chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.

Cho nên, bạn có thể áp dụng cách trị tàn nhang sau sinh bằng nghệ và chanh tươi như sau:

  • Trộn 1 thìa tinh bột nghệ, 1 thìa nước chanh tươi. Khuấy đều đến khi hỗn hợp hòa làm một.
  • Thoa đều hỗn hợp này lên da và để khoảng 15 -20 cho dưỡng chất thấm sâu vào da thì rửa sạch.

Loại mặt nạ này giúp cải thiện các đốm nâu trên da do tàn nhang gây ra và ngăn ngừa sự phát triển của chân nám trên da mặt.

Trị tàn nhang sau sinh bằng ổi và chuối

Ổi và chuối có thể trị được tàn nhang cho mẹ sau sinh không? Có đấy, nghe có vẻ lại nhỉ? Với những loại trái cây vô cùng dễ kiếm này, mẹ tha hồ áp dụng cách trị tàn nhang này tại nhà mà không sợ ảnh hưởng đến nguồn sữa.

Ổi và chuối chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin A, C, D, B6, B12, K, kẽm, canxi, magie, chất xơ, nước, Carbohydrate,… giúp chống lại lão hóa da và ức chế các sắc tố melanin hiệu quả.

Cách làm như sau:

  • Đem chuối chín và ổi chín xay nhuyễn và trộn đều theo tỉ lệ 1:1 đến khi hỗn hợp sánh mịn.
  • Mẹ nên làm sạch da và lau khô trước khi đắp mặt nạ. Sau đó, thoa đều hỗn hợp này lên da và để da thư giãn khoảng 20 phút.
  • Tiếp đến, hãy dùng tay massage nhẹ nhàng và rửa lại bằng nước lạnh để se khít lỗ chân lông.

Mẹ có thể áp dụng cách đắp mặt nạ này 3 lần/ tuần để loại bỏ tàn nhang và lấy lại làn da đều màu, căng mướt.

tri-tan-nhang-sau-sinh-3
Xay nhuyễn ổi và chuối sẽ được hỗn hợp mặt nạ trị tàn nhang sau sinh hiệu quả

Cách trị tàn nhang từ vỏ cam nhiều mẹ áp dụng

Phần ruột của quả cam bổ sung vitamin C giúp làm sáng và đều màu da. Còn tinh dầu chứa trong vỏ cam giúp chữa tàn nhang sau sinh hiệu quả. Đối với mặt nạ bằng vỏ cam, mẹ hãy ghiền thật nhỏ và sấy khô phần vỏ.

Khi sử dụng, mẹ chỉ cần trộn một ít với nước cốt chanh, sữa chua không đường và mật ong. Đắp lên da mặt và nghỉ ngơi khoảng 10 phút rồi rửa mặt bằng nước ấm là được.

MarryBaby đã mách cho bạn những cách trị tàn nhang sau sinh hiệu quả nhất. Bạn có thể thực hiện tại nhà ngay hôm nay để trải nghiệm tác dụng trị tàn nhang của những nguyên liệu tự nhiên nhé.

Xem thêm:

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Dưỡng da bằng sữa mẹ: Mẹo làm đẹp tại nhà ai cũng có thể thử

Ngoài cách áp dụng những mẹo làm đẹp tại nhà như dùng mật ong, diếp cá, tía tô, nghệ tươi,… bạn có thể dưỡng da bằng sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng cũng là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho da.

Vậy sữa mẹ mang lại những công dụng gì? Cùng MarryBaby tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Công dụng tuyệt vời của sữa mẹ đối với làn da

Sữa mẹ chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống nhiễm khuẩn cực tốt giúp nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong, hỗ trợ giảm mụn trứng cá và đẩy lùi thâm nám một cách hiệu quả.

1. Làm giảm mụn trứng cá “siêu” hiệu quả

Sữa mẹ chứa một lượng lớn tế bào bạch cầu – loại tế bào của hệ miễn dịch giúp chống lại các tác nhân gây hại cho da. Nhờ những tế bào này, sữa mẹ có khả năng loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám trên bề mặt da, làm giảm tình trạng mụn trứng cá hiệu quả.

Không chỉ thế, sữa mẹ rất giàu axit lauric, loại chất béo được chứng minh là có khả năng chống lại mụn trứng cá mà không gây tác dụng phụ.

Đặc biệt, sữa mẹ là loại mỹ phẩm “độc nhất vô nhị” vì bạn sẽ khó tìm thấy một loại sản phẩm dưỡng da nào có tế bào bạch cầu giúp chống lại nhiễm trùng như sữa mẹ.

Bí quyết dưỡng da bằng sữa mẹ để giảm mụn trứng cá như sau:

  • Trộn sữa mẹ với dầu dừa theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, dùng bông thấm nhẹ hỗn hợp và thoa lên vùng da bị mụn. Để khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước.
  • Thực hiện đều đặn hàng ngày, khoảng 2 tuần mẹ sẽ bất ngờ về kết quả đạt được.
duong-da-bang-sua-me-1
Sữa mẹ chứa hàng triệu tế bào bạch cầu giúp kháng khuẩn và giảm mụn trứng cá hiệu quả

2. Nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong

Sữa mẹ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, D, E, K, C, B6, B12, folate, riboflavin, niacin, thiamin và axit pantothenic. Nhờ những dưỡng chất này, sữa mẹ có đặc tính sát khuẩn, sát trùng tự nhiên mà ít loại mỹ phẩm nào có được.

Trong đó, vitamin A có tác dụng làm mờ vết thâm, giảm nếp nhăn. Vitamin D hỗ trợ điều chỉnh tông màu da. Vitamin E giúp trung hòa các gốc tự do và duy trì độ ẩm cho da.

Bạn có thể trộn sữa mẹ với mật ong, dầu dừa hoặc nghệ tươi để tăng cường hiệu quả dưỡng da từ sâu bên trong.

3. Hỗ trợ điều trị một số bệnh về da

Trong sữa mẹ có chứa kháng thể IgA, Whey protein cao hoạt động như chất kháng khuẩn tự nhiên, chống nhiễm trùng giúp ngăn ngừa vi khuẩn và tăng tốc độ chữa lành vết thương.

Vì thế, dưỡng da mặt bằng sữa mẹ được xem là phương thuốc tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da từ nhẹ đến trung bình như vết côn trùng cắn, cháy nắng, chàm,…

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sữa mẹ để làm giảm thâm quầng mắt, dưỡng môi,…

duong-da-bang-sua-me-2
Sữa mẹ có công dụng giảm quầng thâm mắt và chữa lành vết thương nhanh chóng

4. Dưỡng ẩm làn da, giảm tình trạng sạm nám

Sau khi sinh em bé, làn da của mẹ có thể sẽ nhạy cảm hơn, dễ nổi mụn do quá trình thay đổi nội tiết tố trong suốt thai kỳ. Do đó, bạn có thể dưỡng da bằng sữa mẹ để cải thiện làn da, cấp ẩm, làm mịn và phục hồi da hiệu quả.

Sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất dưỡng ẩm tự nhiên. Đặc biệt là rất giàu vitamin, chất béo và hàng loạt chất dinh dưỡng cung cấp độ ẩm cho da một cách tối ưu. Khi làn da đủ ấm, tình trạng sạm nám da cũng giảm hẳn,  trả lại làn da căng tràn sức sống.

Ngoài ra, sữa mẹ là nguồn dưỡng chất 100% tự nhiên, hoàn toàn lành tính, ai cũng có thể sử dụng.

Cách dưỡng da bằng sữa mẹ mix cùng nguyên liệu tự nhiên

Bạn có thể thực hiện ngay cách dưỡng da bằng sữa mẹ ngay tại nhà theo bí quyết của MarryBaby. Bằng cách kết hợp với những nguyên liệu tự nhiên khác như nghệ, mật ong, yến mạch,… công dụng làm đẹp của sữa mẹ sẽ phá huy gấp đôi.

1. Dưỡng da bằng sữa mẹ và tinh bột nghệ

Nghệ rất giàu tinh chất curcumin. Đây là một hợp chất chống oxy hóa rất tốt cho da. Khi kết hợp với sữa mẹ sẽ mang đến khả năng ngăn ngừa lão hóa, cải thiện tình trạng thâm nám, tàn nhang giúp da trắng hồng rạng rỡ.

Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị 2 thìa cafe sữa mẹ, 1 thìa cafe tinh bột nghệ hoặc nước cốt nghệ.
  • Trộn sữa mẹ và tinh bột nghệ lại với nhau đến khi sánh mịn. Bạn có thể thêm hoặc bớt các thành phần để mặt nạ có kết cấu sệt, bám vào da khi bôi.
  • Vệ sinh da mặt bằng sữa rửa mặt để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa. Lau khô và dùng tay hoặc cọ thoa đều hỗn hợp lên da.
  • Để da nghỉ ngơi khoảng 20 – 30 phút và rửa sạch bằng nước ấm.
  • Thực hiện cách dưỡng da bằng sữa mẹ này 2 – 3 lần mỗi tuần, bạn sẽ thấy làn da cải thiện đáng kể.
duong-da-bang-sua-me-3
Tinh bột nghệ mix cùng sữa mẹ cho ra hỗn hợp mặt nạ giảm thâm mụn, kháng khuẩn cho da

2. Kết hợp sữa mẹ, mật ong và bột yến mạch

Ngoài tinh bột nghệ, sữa mẹ có thể kết hợp với mật ong và yến mạch. Yến mạch giúp tẩy tế bào chết, mật ong tăng cường độ ẩm và sữa mẹ sẽ cung cấp dưỡng chất giúp nuôi dưỡng tế bào da từ sâu bên trong.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 thìa cafe sữa mẹ, 1 thìa bột yến mạch và 1 thìa cafe mật ong nguyên chất.
  • Cho sữa mẹ vào bột yến mạch, khuấy đều. Sau đó, cho thêm mật ong để tạo thành hỗn hợp chăm sóc da hoàn hảo.
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ rồi thoa mặt nạ lên, nghỉ ngơi khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Đây là bí quyết làm đẹp sau sinh khá độc đáo và hữu ích. Vừa có thể tận dụng được lượng sữa dư thừa vừa giúp mẹ bỉm lấy lại làn da trắng hồng không tì vết.

Dưỡng da bằng sữa mẹ là một trong những mẹo làm đẹp hiệu quả ngay tại nhà, ai cũng có thể áp dụng. Thành phần trong sữa mẹ lành tính nhưng nếu thấy da bị kích ứng hoặc có dấu hiệu bất thường thì mẹ nên ngưng ngay và lựa chọn phương pháp dưỡng da khác nhé.

Xem thêm:

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Mẹ đang cho con bú có nên nhuộm tóc hay không? Cách nhuộm tóc an toàn tại nhà và salon tóc

Làm đẹp là một nhu cầu chính đáng của phụ nữ, đặc biệt đối với những mẹ vừa trải qua giai đoạn bầu bí nặng nề. Nhưng để đảm bảo an toàn cho con, mẹ cũng không thể tùy tiện sử dụng nhiều hóa chất. Nếu mẹ mẹ thắc mắc liệu đang cho con bú có nên nhuộm tóc hay không, MarryBaby sẽ đưa ra những lời khuyên tốt nhất thông qua bài viết dưới đây. Mẹ cùng tham khảo ngay về nhuộm tóc sau sinh nhé.

Thuốc nhuộm tóc hoạt động theo cơ chế nào?

Uốn, duỗi là một trong những phương pháp làm đẹp cho tóc được nhiều phụ nữ áp dụng. Tuy nhiên, khi dùng biện pháp nhuộm tóc, các hóa chất trong thuốc nhuộm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là bà mẹ đang cho con bú. Vậy mẹ cho con bú nhuộm tóc được không?

Tại các salon, một quy trình nhuộm tóc có bôi một lớp thuốc nhuộm lên toàn bộ đầu. Thành phần của thuốc nhuộm tóc có tác dụng phản ứng theo oxy hóa. Các thành phần chính gồm PPD hoặc 2-Nitro-PPD và Hydro Peroxide. 

Để cho tóc được chuyển thành màu theo ý thích, các thợ tóc sẽ kết hợp cùng với thuốc phản ứng hóa học trong thân tóc. Trong các loại thuốc nhuộm tóc có thành phần muối Acetat chì, muối Citrate Bismuth,… làm tóc thay đổi dần sang màu khác.   

Như vậy, có thể hiểu sơ rằng, để có thể có màu tóc nhuộm ưng ý, việc làm tóc sau sinh ở mẹ yêu cầu người thợ làm tóc sẽ cần đưa lên tóc ít nhất là 2 lần thuốc với trên dưới 10 loại hóa chất khác nhau. Các hóa chất này có thể thấm vào cơ thể qua da đầu người mẹ. Vậy đang cho con bú có nhuộm tóc được không? Mời mẹ cùng xem tiếp bên dưới.

đang cho con bú có nên nhuộm tóc

Đang cho con bú có nên nhuộm tóc không?

Trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào chứng minh nhuộm tóc gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Tuy nhiên, để bảo vệ an toàn sức khỏe bản thân người mẹ và bé thì giai đoạn sau sinh mẹ vẫn nên tránh. Khuyến cáo trên dựa trên những cơ sở như:

  • Hóa chất trong thuốc nhuộm sẽ bám vào cơ thể của mẹ và ám mùi ở trong người.
  • Em bé còn quá nhỏ cần được mẹ chăm sóc và cho bú liên tục. Lượng hóa chất độc hại do quá trình nhuộm tóc có thể ảnh hưởng tới đường hô hấp của bé.
  • Một số bé sẽ có những biểu hiện khác lạ bởi những mùi của thuốc nhuộm và có thể chán bú, bỏ bú.
  • Thuốc nhuộm bay sang bé cũng có thể khiến cho bé bị dị ứng ở da.
  • Một số mẹ gặp vấn đề rụng tóc sau sinh hoặc đau đầu do thuốc nhuộm thấm vào da đầu, theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ.
  • Chưa kể nhiều mẹ có thể bị dị ứng với các thành phần trong thuốc nhuộm. Điều này gây khó chịu cho mẹ và ảnh hưởng đến việc chăm con.

[key-takeaways title=””]

Vậy nên, câu trả lời cho thắc mắc “đang cho con bú có nên nhuộm tóc không” là mẹ nên HẠN CHẾ nhé! Theo lời khuyên của chuyên gia, mẹ không nên nhuộm tóc trong 6 tháng đầu tiên. Vì sau khoảng thời gian này, sức khỏe của mẹ đã dần hồi phục trở lại và em bé cũng có hệ miễn dịch tương đối vững vàng hơn. Do đó, nếu mẹ nhuộm tóc ở thời điểm này thì cũng sẽ an tâm hơn.

[/key-takeaways]

>>> Mẹ có thể xem thêm: Sau sinh bao lâu thì làm tóc được với 9 điều mẹ cần chú ý!

Lưu ý cho mẹ đang cho con bú muốn nhuộm tóc

đang cho con bú có nên nhuộm tóc

Việc nhuộm tóc ảnh hưởng gì đến việc cho con bú còn phụ thuộc vào chất lượng của thuốc nhuộm. Vậy cho con bú có được nhuộm tóc không? Nếu sử dụng các dòng thuốc nhuộm có chất lượng tốt, nó sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ hay em bé. Vì màu chỉ được thoa lên thân tóc nên không có cách nào để bất kỳ hóa chất nào đi vào máu hoặc sữa mẹ. Nếu mẹ vẫn quyết định nhuộm tóc ở giai đoạn này, một số lưu ý nhất định mà mẹ cần biết:

  • Tuyệt đối không nhuộm tóc khi có những vùng da như cổ, đầu bị hở vết thương nhỏ.
  • Lựa chọn các salon làm tóc uy tín, sử dụng hóa chất có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Kiểm tra kỹ thông tin thành phần hóa chất có trong thuốc làm tóc. Tránh các hóa chất độc hại như amoniac, PPD hay hắc ín…
  • Kiểm tra test thử xem mức độ phản ứng của với thuốc như thế nào. Mẹ có thể thử bôi thuốc lên tay trước và theo dõi trong vòng 48h.
  • Không bao giờ nhuộm hoặc tẩy lông mày hoặc lông mi. Điều này có thể gây sưng tấy hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng mắt.
  • Hãy nhớ đeo găng tay và không để thuốc nhuộm trên tóc lâu hơn hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Nếu tự nhuộm tại nhà, mẹ nên chọn không gian nhuộm tóc thoáng đãng sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn
  • Đang cho con bú nhuộm tóc được không? Được nhưng mẹ nhớ hạn chế việc da đầu, mắt, mũi tiếp xúc với thuốc làm tóc.
  • Việc gội sạch đầu loại bỏ hóa chất sau cùng là điều không thể thiếu.

Áp dụng đầy đủ các lưu ý trên, mẹ có thể phần nào yên tâm có cho mình câu trả lời cho băn khoăn đang cho con bú có nên nhuộm tóc không và cách nhuộm an toàn là gì.

[inline_article id=262300]

Mẹo tự nhuộm tóc tại nhà an toàn

Bên cạnh cho con bú nhuộm tóc được không, mẹ cũng nên biết mẹo tự nhuộm tóc sau sinh tại nhà. Nếu còn đang lưỡng lự việc đang cho con bú có nhuộm tóc được không, mẹ hoàn toàn có thể thử tự nhuộm tại nhà qua những hướng dẫn dưới đây. Các biện pháp này tuy không kéo dài lâu như nhuộm tại salon chuyên nghiệp, nhưng an toàn cho sức khỏe của bé:

1. Dùng thuốc nhuộm có nguồn gốc từ thực vật

 

Mẹ có thể chọn sản phẩm có chiết xuất từ bột lá cây Henna (còn gọi là cây lá móng). Thuốc nhuộm này giúp tóc chắc khỏe, bồng bềnh tự nhiên, đặc biệt thích hợp với những mẹ bị tóc bạc sớm sau sinh. Màu lên tóc sẽ giữ được khoảng 2 – 8 tuần.

2. Nhuộm highlight

Đang cho con bú có nên nhuộm tóc? Mẹ có thể “biến hóa” màu tóc bằng cách nhuộm highlight. Cách nhuộm sành điệu này vừa hợp thời lại giảm tiếp xúc với hóa chất đáng kể. Nhưng tốt nhất vẫn nên tiến hành khi con được 3 tháng tuổi trở lên mẹ nhé!

Nhuộm tại nhà cần chú ý gì?

  • Đang cho con bú có nên nhuộm tóc? Được mẹ nhé. Nhưng mẹ cần cẩn thận không để thuốc nhuộm dính vào da đầu và các vị trí như cổ, vai, sau gáy
  • Chọn thuốc nhuộm từ các thương hiệu uy tín để tránh rủi ro sức khỏe nếu mẹ sử dụng sản phẩm thảo dược
  • Sản phẩm sử dụng không nên có những thành phần như: paraben, phthalates, amoniac, para-phenylenediamine (PPD) và resorcinol
  • Nhuộm tóc ở nơi thoáng mát để mùi thuốc nhuộm không gây khó chịu
  • Không nên để trẻ ở gần khu vực nhuộm tóc vì bất cứ lý do gì để tránh bé hít phải các hóa chất.

Không có mối tương quan khoa học nào cho rằng thuốc nhuộm tóc đi qua sữa mẹ hoặc gây hại cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, mẹ càng hạn chế càng tốt nhé! Mong rằng bài viết trên hữu ích cho mẹ khi thắc mắc liệu đang cho con bú có nên nhuộm tóc không và mẹ sẽ sớm có mái tóc ưng ý.

>> Mẹ có thể quan tâm: Bà đẻ gội đầu bằng gì vừa sạch vừa an toàn cho sức khỏe?

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Liệu các mẹ đã biết sau sinh nên dùng kem dưỡng da nào chưa?

Sau sinh nên dùng kem dưỡng da nào là tốt nhất? Sau sinh sử dụng mỹ phẩm có được không? Mỹ phẩm nào không làm ảnh hưởng đến em bé? luôn là những vấn đề mà khá nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm và cần câu trả lời thích hợp.

Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ giải đáp hết những thắc mắc này! Cùng MarryBaby tìm hiểu nhé!

Sau sinh có được dùng kem dưỡng da không? 

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong 6 tháng đầu sau sinh, cơ thể mẹ bầu vẫn còn khá yếu. Việc bôi kem dưỡng da đôi khi sẽ xảy ra những vấn đề như mẫn cảm hoặc dị ứng.

Bên cạnh đó, một phần nhỏ hóa chất có trong mỹ phẩm đôi khi cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Điều này rất quan trọng vì trong 6 tháng đầu là giai đoạn vàng cho sự phát triển của con nhỏ. 

Vì vậy, theo nhận định của các bác sĩ, nếu các mẹ đang trong thời gian cho con bú thì nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại kem dưỡng trắng da.

sau sinh nên dùng kem dưỡng da nào
Áp lực về sắc đẹp của các mẹ sau khi sinh là rất lớn

Khi nào mẹ sau sinh được dùng kem dưỡng da?

Thông thường, phải mất ít nhất từ 3 đến 6 tháng, khi bé đã dần ổn định, thì mẹ mới có thể an tâm mà chăm sóc da bằng các loại kem dưỡng hay sữa rửa mặt. 

Dù vậy, mẹ chỉ nên chọn những sản phẩm dưỡng da an toàn, lành tính cho phụ nữ sau sinh. Đừng vì quá nôn nóng mà chọn mua các dòng mỹ phẩm trắng da cấp tốc.

Vì làn da mẹ sau khi sinh thường chưa phục hồi và còn rất yếu ớt. Việc dùng mỹ phẩm có hóa chất tẩy rửa quá mạnh sẽ vô cùng có hại.

Một số tiêu chí lựa chọn kem dưỡng da an toàn cho phụ nữ sau sinh 

Trước khi tìm hiểu sau sinh nên dùng kem dưỡng da nào thì bỏ qua những tiêu chí lựa chọn kem dưỡng da sau sinh an toàn nhất sau đây nhé. Cụ thể:

1. Thương hiệu uy tín

Thương hiệu mỹ phẩm chính là yếu tố quan trọng đầu tiên mà mẹ cần phải tham vấn kỹ càng, tìm hiểu thật nhiều thông tin trước khi đưa ra quyết định mua sắm.

Hiện nay với thời đại phát triển của ngành làm đẹp thì rất nhiều thương hiệu uy tín dành cho đối tượng mang thai và cho con bú đặc biệt là sau sinh chị em muốn phục hồi làn da. 

Kem dưỡng da trắng sau sinh trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau và có khi nguồn gốc không được xác định. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn cho làn da mẫn cảm, mẹ cần ưu tiên lựa chọn những thương hiệu tên tuổi và nhận được nhiều đánh giá tốt từ người tiêu dùng.

2. Ưu tiên các thành phần thiên nhiên trong kem dưỡng da sau sinh

Việc lựa chọn các dòng mỹ phẩm dưỡng da có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên sẽ đảm bảo cho làn da “yếu đuối” của chị em sau sinh được an toàn.

Các sản phẩm với chiết xuất từ thiên nhiên như dưa chuột, củ nghệ, lựu đỏ, … sẽ giúp cải thiện làn da mà không gây kích ứng hay ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.

Đặc biệt, sau khi sinh, mẹ nên tránh dùng các loại kem dưỡng trắng có chứa các thành phần như sáp, dầu mỡ, dầu khoáng, … vì chúng sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn trứng cá.

sau sinh nên dùng kem dưỡng da nào
Thành phần thiên nhiên giúp dưỡng da an toàn cho mẹ

Hoặc chị em có thể lựa chọn sản phẩm dưỡng an toàn với độ pH phù hợp, các thành phần an toàn cho phụ nữ sau sinh có thể dùng như : AHA (glycolic acid giúp loại bỏ lớp da sần sùi, thô ráp), Vitamin C (giúp chống oxy hoá, sáng da..), urea 5%-10%, glycerin (dưỡng ẩm, phục hồi)… Nhớ tư vấn với Bác Sĩ Da Liễu để được hướng dẫn chăm sóc da khoa học, an toàn nhé.

Sau sinh nên dùng kem dưỡng da nào?

Nếu mẹ đang thắc mắc sau sinh nên dùng kem dưỡng da nào thì một số sản phẩm chính hãng sau đây sẽ là gợi ý cực kỳ hay ho. Hãy tham khảo xem sản phẩm nào phù hợp với MarryBaby nhất nhé! 

  • Sữa dưỡng B3 Body Parts Line Treatment: Sản phẩm sữa dưỡng B3 Body Parts Line Treatment được chiết xuất từ vỏ cây dâu, dầu mè giúp đạt hiệu quả cao trong việc cấp ẩm cho da. Mẹ có thể bôi cả trong lúc còn mang bầu để ngăn ngừa tình trạng rạn da. Sau mỗi lần sử dụng, mẹ có thể cảm nhận được làn da mềm mại hơn và trắng sáng hơn từng ngày.
  • Gel dưỡng ẩm Senka Deep Moist Cream: Nhờ chiết xuất Collagen, gấp đôi Hyaluronic Acid cùng với các thành phần từ thiên nhiên, gel dưỡng ẩm Senka Deep Moist Cream là một loại mỹ phẩm đa năng với rất nhiều công dụng như cấp ẩm, cải thiện nếp nhăn, mờ vết chân chim, ngăn ngừa chảy xệ, giúp da luôn đàn hồi và căng mượt.
  • Kem dưỡng da cá hồi Salmon Oil Cream: Là dòng kem nổi tiếng của thương hiệu Cre8skin đến từ Hàn Quốc, Salmon Oil Cream có chiết xuất từ dầu cá hồi, trứng cá hồi cùng với rong biển, rau má. Sản phẩm có công dụng dưỡng ẩm và phục hồi da cực kỳ hiệu quả cho các mẹ sau sinh.
sau sinh nên dùng kem dưỡng da nào
Các thương hiệu uy tín sẽ cung cấp các loại kem dưỡng da an toàn cho mẹ sau sinh

Mẹ sau sinh có thể làm gì để cải thiện làn da mà không cần dùng kem dưỡng? 

Thay vì tìm hiểu sau sinh nên dùng kem dưỡng nào, các mẹ còn có thể để cải thiện vẻ đẹp của làn da bằng cách lựa chọn chế độ ăn sau sinh đủ chất, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây trong thực đơn để thay thế cho mỹ phẩm. Cách này vừa tốt cho sức khỏe, lại vừa dưỡng da đẹp ngay từ bên trong.

Ngoài ra, mẹ sau sinh nên kết hợp ăn uống khoa học với các bài tập thể dục phù hợp để nâng cao sức khỏe, tiết nhiều mồ hôi khi tập thể dục cũng giúp da được thải độc và khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, hãy giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái vì stress sau sinh chính là một trong những nguyên nhân khiến làn da nhanh lão hóa.

Hy vọng những thông tin trong bài viết “Sau sinh nên dùng kem dưỡng da nào?” vừa rồi sẽ giúp ích cho mẹ trong việc phục hồi làn da khỏe đẹp sau sinh nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé nhé!

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Sản phụ có nên dùng viên uống đẹp da cho phụ nữ sau sinh?

Viên uống đẹp da cho phụ nữ sau sinh có hiệu quả cải thiện làn da chị em không? có ảnh hưởng quá trình cho con bú và sức khỏe sau sinh không? Hãy cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời nhé!

Sau sinh làn da bạn thay đổi như thế nào?

Trước khi tìm hiểu viên uống đẹp da cho phụ nữ sau sinh thì đây là một thông tin rất đáng quan tâm. Phụ nữ sau sinh sẽ có những thay đổi về hormone, estrogen và progesterone, khiến cho các lượng hắc sắc tố melanin dưới da tăng cao. Đây là một trong những lý do khiến cho da sạm đi sau sinh.

Cơ thể và da của phụ nữ sau khi sinh sẽ yếu hơn nhiều so với những người bình thường. Do đó, khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời và tia UV sẽ khiến cho lượng melanin tăng cao, làm cho những đốm nâu xuất hiện nhiều.

viên uống đẹp da cho phụ nữ sau sinh
Sau sinh làn da mẹ bị ảnh hưởng rất nhiều

Để có thể giải quyết được tình trạng này, ngoài việc lưu ý chăm sóc bên ngoài, bạn cần phải có các giải pháp tác động từ sâu bên trong.

Do đó, rất nhiều chị em sau khi sinh đều quan tâm đến phương pháp làm đẹp như viên uống đẹp da. Nhưng một vấn đề đặt ra là khi đang cho con bú có dùng được hay không lại khiến nhiều chị em băn khoăn.

[key-takeaways title=”Có nên sử dụng viên uống đẹp da cho phụ nữ sau sinh không?”]

Các loại viên uống đẹp da cho phụ nữ sau sinh với thành phần từ vitamin  C, D, E, thảo dược tự nhiên, không chỉ dưỡng da hiệu quả mà còn rất an toàn cho làn da. Cơ thể khi hấp thu các hoạt chất trong viên uống sẽ tác động đến các tế bào da trên cơ thể, cải thiện làn da kém giúp da trắng sáng, chắc khỏe, tươi trẻ hơn. Tuy nhiên khi bạn đang trong giai đoạn cho con bú, nếu sử dụng những viên uống có hoạt chất không phù hợp rất có thể sẽ ảnh hưởng tới sữa cho con bạn.

[/key-takeaways]

viên uống đẹp da cho phụ nữ sau sinh
Mẹ có thể dùng viên uống đẹp da cho phụ nữ sau sinh để cải thiện làn da

Các loại viên dưỡng da phụ nữ sau sinh có thể sử dụng

  • Vitamin C chống rạn da: Vitamin C, một trong những vitamin thiết yếu để ngăn ngừa sạm da, giúp phục hồi các tế bào và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương của cơ thể.
  • Vitamin E dưỡng da hiệu quả: Vitamin có vai trò làm tăng sự đàn hồi, làm sáng da, tăng sức đề kháng, phòng ngừa ung thư vú, ung thư buồng trứng cho chị em, giảm mỡ trong máu và ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch hiệu quả.
  • Collagen giúp làm mờ vết rạn da: Collagen có vai trò quan trọng trong việc tăng cường cấu trúc săn chắc và đàn hồi của làn da. Từ đó, collagen giúp làm giảm sự hình thành các rãnh nhăn, cellulite (da sần vỏ cam do tăng cân nhanh và không giảm ngay) ở phụ nữ sau sinh.

>> Bạn có thể xem thêm: Bảng giá dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau khi sinh mẹ đã biết chưa?

Top 4 sản phẩm viên dưỡng da cho phụ nữ sau sinh

1. Viên uống Vita White Plus

1.1 Công dụng:

  • Ngăn chặn sự lão hoá da từ sâu bên trong.
  • Giảm thâm nám, đồi mồi, giúp da mềm mại và có tính đàn hồi
  • Tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tật của tuổi già
  • Nuôi dưỡng tế bào da và bổ sung những vitamin còn thiếu cho da

1.2 Thành phần:

  • Decolorization melanin, vitamin giúp giảm sắc tố và tăng quá trình tổng hợp chất cystein

2. DHC 30 ngày của Nhật Bản

2.1 Công dụng:

  • Giúp làn da căng bóng, hồng hào tỏa sáng từ bên trong
  • Dưỡng ẩm, làm mềm da và giúp giữ lại sự tươi trẻ của làn da
  • Ức chế sắc tố melanin, loại bỏ những vết thâm nám tối màu trên da
  • Tăng sức đề kháng cho da, bảo vệ da khỏi các tác động gây hại từ môi trường bên ngoài

2.2 Thành phần:

  • Vitamin E là chất làm mềm da tự nhiên
  • Vitamin C giúp gia tươi sáng và chống lão hoá

3. Nature’s Way Beauty Collagen

3.1 Công dụng:

  • Hỗ trợ sản xuất collagen tự nhiên và elastin
  • Duy trì cấu trúc da và tăng cường đàn hồi làn da
  • Giúp da săn chắc, giảm thiểu nếp nhăn, nếp rạn và vết thâm
  • Ngăn chặn sự xuất hiện nếp nhăn mới và làm chậm quá trình lão hoá da
  • Hỗ trợ làm giảm khả năng bị sạm màu, đồi mồi nám tàn nhang hiệu quả.

3.2 Thành phần:

  • Vitamin E là chất làm mềm da tự nhiên
  • Vitamin C giúp gia tươi sáng và chống lão hoá

4. Pregnacare New Mum

4.1 Công dụng:

  • Giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc
  • Duy trì cấu trúc da và tăng cường đàn hồi làn da
  • Hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, tăng sinh collagen giúp trẻ hóa da
  • Cải thiện tình trạng da nhờn mụn, mang lại làn da mịn màng, tươi sáng

4.2 Thành phần:

  • Bổ sung biotin, kẽm, vitamin C, BIO Marine collagen…
  • Viên uống chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp phục hồi sức khỏe, tâm lý.

>> Bạn có thể xem thêm: Nâng ngực có cho con bú được không, có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

viên uống đẹp da cho phụ nữ sau sinh
Viên uống đẹp da cho phụ nữ sau sinh được chiết xuất từ vitamin và thảo dược rất an toàn cho mẹ bỉm sữa

Chia sẻ cách chăm sóc da cho các bà mẹ bỉm sữa

Bên cạnh sử dụng viên uống đẹp da cho phụ nữ sau sinh, mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để cải thiện làn da sau sinh:

  • Luyện tập thể dục: các chị em phụ nữ sau sinh có thể thực hiện luyện tập thể dục, việc tập luyện cường độ vừa phải giúp cơ thể mau khỏe, dẻo dai, làn da cũng ngày càng được cải thiện tốt hơn.
  • Nghệ: các mẹ nên sử dụng bột nghệ tươi để uống cùng với nước, sữa hoặc mật ong để uống hoặc thoa lên toàn thân mỗi ngày cũng vô cùng tốt mà lại không làm ảnh hưởng tới em bé.Nghệ không chỉ bổ máu, mà còn giúp trắng da tự nhiên, đồng thời giúp da bạn phục hồi nhanh chóng sau sinh.
  • Bổ sung dinh dưỡng: cùng với đó là bổ sung các dưỡng chất cần thiết bằng việc ăn uống các loại thực phẩm tốt như: trái cây, rau củ, sữa đậu nành,… giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng về tinh thần.

[inline_article id=330346]

Các mẹ bỉm sau sinh giờ đây đã không cần phải quá lo lắng với làn da của mình nữa, chỉ cần sử dụng các loại viên uống đẹp da cho phụ nữ sau sinh phù hợp an toàn, làm da hồng ẩm mịn sẽ nhanh chóng quay trở lại với chị em.

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Vết rạn da bị ngứa sau sinh: Mẹ phải làm sao?

Rạn da khi mang thai là “nỗi ám ảnh” của nhiều bà bầu. Cứ ngỡ vết rạn sẽ nhanh chóng mờ dần và biến mất theo thời gian thì nhiều mẹ lại rơi vào tình cảnh “khốn khổ” hơn khi các vết rạn da bỗng dưng bị ngứa sau khi sinh mà không biết phải làm sao.

Trong bài viết này, Marry Baby sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân khiến các vết rạn da bị ngứa sau sinh cũng như bật mí một vài bí quyết giúp bạn sớm thoát khỏi tình cảnh “khổ sở” này.

Vết rạn da bị ngứa sau sinh: Nguyên nhân do đâu?

Rạn da khi mang thai là tình trạng rất thường gặp. Theo thống kê, 8 trên 10 bà bầu gặp phải tình trạng này trong thai kỳ. Vết rạn da không nguy hiểm nhưng có thể tồn tại một thời gian dài sau khi sinh, làm mất thẩm mỹ và đôi khi gây ngứa ngáy, khó chịu cho mẹ bỉm.

Đa phần, tình trạng ngứa vết rạn da sau sinh không đáng lo ngại. Nguyên nhân gây ngứa chủ yếu là do vùng da sau khi bị rạn trở nên mỏng và nhạy cảm hơn, nếu gặp thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí giảm thì da dễ bị khô và khiến các vết rạn trở nên ngứa ngáy.

Ngoài ra, rạn da thực chất là một dạng sẹo, hình thành do da bị kéo căng quá mức khi cân nặng của mẹ bầu tăng nhanh trong thai kỳ. Điều này làm cho liên kết collagen và elastin ở lớp hạ bì bị đứt gãy. Sau khi sinh, những tổn thương sẽ dần được sửa chữa và vết sẹo cũng bắt đầu lành lại. Quá trình này có thể gây ngứa tương tự như khi các vết thương khác “lên da non”.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị ngứa ở vết rạn do tình trạng ngứa sẩn mề đay khi mang thai (PUPPP) phát triển trực tiếp trên các vùng da này. Tình trạng PUPPP thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ nhưng cũng có thể xảy ra ngay cả sau khi sinh. Biểu hiện thường gặp nhất là cảm giác ngứa ngáy dữ dội ở vùng da bị ảnh hưởng, nổi mẩn đỏ hoặc mụn nước trên da.

Có nên gãi vết rạn da khi bị ngứa?

Có nên gãi vết rạn da bị ngứa sau sinh

Khi vết rạn da bị ngứa sau sinh, chắc hẳn phản ứng đầu tiên của bạn là muốn gãi thật mạnh để làm giảm cơn ngứa. Gãi có thể mang lại cảm giác dễ chịu tức thời nhưng sẽ khiến bạn càng ngứa hơn sau đó.

Không những vậy, việc gãi quá mạnh khi các vết rạn bị ngứa có thể làm trầy xước bề mặt da và khiến vùng da bị rạn tổn thương nghiêm trọng hơn. Các vết thương hở cũng tạo điều kiện để vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong da, gây nên tình trạng viêm nhiễm.

Vì vậy, dù cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu, bạn cũng không nên gãi các vùng da bị rạn mà hãy thử áp dụng những phương pháp khác để giúp giảm ngứa hiệu quả và an toàn hơn.

Vết rạn da bị ngứa sau sinh phải làm sao? Đâu là cách giảm ngứa hiệu quả?

Mẹ bỉm có thể thử các bí quyết ngăn ngừa và làm giảm tình trạng ngứa vết rạn da sau sinh an toàn, khoa học và hiệu quả dưới đây:

  • Chườm lạnh: Bạn hãy đắp một miếng khăn lạnh hoặc chườm đá lên các vết rạn bị ngứa trong khoảng 5 – 10 phút hoặc đến khi cơn ngứa thuyên giảm.
  • Tắm bột yến mạch. Bột yến mạch có thể cung cấp độ ẩm, giúp da bớt khô và giảm ngứa hiệu quả.
  • Dưỡng ẩm bằng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không chứa chất tạo mùi.
  • Tắm nước ấm, hạn chế tắm bằng nước nóng hoặc ngâm trong bồn tắm nóng
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát làm từ cotton. Bạn nên tránh các loại quần áo được làm từ vải tổng hợp hoặc vải lanh vì những loại vải này có thể tạo cảm giác thô ráp, khiến da dễ bị kích ứng và gây ngứa.
  • Tránh để nhiệt độ phòng quá cao. Vào những ngày thời tiết nắng nóng, bạn có thể dùng điều hòa để không gian trong nhà luôn mát mẻ. Hãy sử dụng thêm máy tạo độ ẩm trong mùa đông để tránh da bị khô và gây ngứa.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức vì căng thẳng có thể làm cho tình trạng ngứa vết rạn da sau sinh trở nên tồi tệ hơn.

Nếu ngứa không thuyên giảm, ngứa dữ dội gây ảnh hưởng đến tâm lý, cản trở sinh hoạt hàng ngày hoặc có các biểu hiện sẩn ngứa và mề đay, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp nhất.

Giải pháp ngăn ngừa rạn da bằng các dưỡng chất tự nhiên

vết rạn da bị ngứa sau sinh phải làm sao

Các vết rạn có xu hướng mờ dần một cách tự nhiên theo thời gian. Thế nhưng, thực tế, rất khó để các vết rạn da hình thành khi mang thai biến mất hoàn toàn sau sinh.

Hầu hết các phương pháp trị rạn phổ biến hiện nay như dùng thuốc trị rạn, liệu pháp laser hay kỹ thuật siêu mài mòn da cũng chỉ có thể giúp vết rạn nhanh mờ chứ rất khó loại bỏ hoàn toàn.

Do đó, cách tốt nhất để rạn da không “đeo bám” bạn sau khi sinh chính là không để chúng có cơ hội phát triển trong giai đoạn mang thai. Ngày nay, nhiều mẹ bầu lựa chọn các dưỡng chất tự nhiên để giúp ngăn ngừa rạn da trong thai kỳ. Đặc biệt, nhiều dưỡng chất không chỉ có khả năng hạn chế sự xuất hiện của vết rạn khi mang thai mà còn giúp làm mờ vết rạn và giảm tình trạng vết rạn da bị ngứa sau sinh vô cùng hiệu quả:

  • Tinh dầu oải hương: Tinh dầu oải hương có chứa các thành phần giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen và hình thành mô liên kết dưới da, giúp ngăn ngừa đáng kể tình trạng rạn da khi mang thai. Ngoài ra, tinh dầu này cũng có tính kháng viêm, làm dịu da, giảm cảm giác châm chích và viêm ngứa ở những vùng da bị ảnh hưởng.
  • Tinh dầu cúc xu xi: Tinh dầu cúc xu xi có thể giúp kiểm soát tình trạng rạn da hiệu quả nhờ khả năng tăng cường tái tạo tế bào da và làm lành các vết nứt do rạn da.
  • Tinh dầu cúc La Mã: Các hoạt chất có trong tinh dầu cúc La Mã mang những đặc tính làm dịu và chống viêm vượt trội, từ đó có khả năng làm giảm tình trạng sưng tấy và ngứa rát do vết rạn gây ra.
  • Tinh dầu lá hương thảo: Loại tinh dầu này có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm, đồng thời cho thấy nhiều lợi ích trong việc làm mờ vết rạn trên da
  • Vitamin A: Vitamin này giúp kích thích tăng sinh collagen, cải thiện tình trạng mất độ đàn hồi và những dấu hiệu tổn thương da. Ngoài ra, vitamin A cũng thúc đẩy quá trình dưỡng ẩm tự nhiên của da, giúp ngăn ngừa tình trạng khô da gây ngứa.
  • Vitamin E: Vitamin E tác động vào sâu các lớp dưới da và giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Ngoài ra, loại vitamin này cũng có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả, giúp bảo vệ da khỏi tác động của các gốc tự do và ánh nắng mặt trời.

Trong thai kỳ, việc dùng tinh dầu và vitamin dưỡng da cần hết sức thận trọng. Bởi trong giai đoạn này, da của mẹ bầu trở nên vô cùng nhạy cảm, nếu dùng không đúng sẽ khiến da bị tổn thương và có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, tốt nhất, thay vì dùng riêng lẻ, bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại dầu chống rạn có chứa các dưỡng chất kể trên và được điều chế theo công thức phù hợp với phụ nữ mang thai để giúp các dưỡng chất thẩm thấu nhanh và sâu hơn vào da.

Bạn có thể dùng dầu chống rạn da để massage các vùng da dễ bị rạn như bụng, ngực, đùi, cánh tay, hông và mông ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ, trước khi các dấu hiệu rạn da xuất hiện và dùng kéo dài đến cả sau khi sinh. Điều này không chỉ ngăn ngừa rạn da hiệu quả mà còn giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn, thoải mái và bớt mệt mỏi trong quá trình mang thai.

Trong trường hợp đang phải đối mặt với tình trạng vết rạn da bị ngứa sau sinh, bạn cũng có thể dùng các loại dầu trị rạn này để massage mỗi ngày. Các dưỡng chất tự nhiên có trong dầu trị rạn có thể giúp làm mờ vết rạn và giảm viêm ngứa rất hiệu quả.

Rạn và ngứa là các vấn đề rất thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Tình trạng này không nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ và mang đến nhiều sự khó chịu cho các mẹ. Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng vết rạn bị ngứa sau sinh, hãy thử áp dụng một vài bí quyết giảm ngứa kể trên. Nếu tình hình không cải thiện, tốt nhất bạn nên đi khám để tránh tình trạng ngứa làm bạn căng thẳng, khó chịu và gây cản trở đến sinh hoạt hàng ngày.