Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bé ngậm sữa không chịu nuốt phải làm sao đây mẹ ơi?

Bé ngậm sữa không chịu nuốt thậm chí phun sữa phèo phèo là cảnh nhiều mẹ phải chứng kiến thường xuyên. Song không phải mẹ nào cũng đủ kiên nhẫn. Áp lực trước việc ăn uống của con có thể khiến mẹ thiếu kiềm chế và phát cho bé vài cái vào mông.

1. Làm gì khi bé ngậm sữa không chịu nuốt?

Trên diễn đàn của các mẹ bỉm sữa, một mẹ đã chia sẻ cách xử trí khi bé ngậm sữa không chịu nuốt. Người mẹ này áp dụng phương pháp sau và cảm thấy khá hiệu quả: lấy hộp sữa chua để trong tủ lạnh ra, chấm một tí bằng hạt gạo vào đầu môi bé. Thấy lạnh lạnh ở môi thế là bé nuốt luôn sữa đang ngậm trong miệng. 

Đây có lẽ là một gợi ý hay cho các mẹ để khắc phục tình trạng bé ngậm sữa không chịu nuốt, bé biếng ăn hay ngậm.

Mẹ cũng lưu ý ăn là một phản xạ không có điều kiện. Việc cho trẻ xem các thiết bị điện tử như tivi, iPad hay chơi đồ chơi trong khi ăn uống sẽ tạo thói quen không tốt. Theo đó, trẻ trở nên lệ thuộc vào những phương tiện, đồ vật như trên mới chịu ăn. Đó là chưa kể việc này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé. Mẹ xem thêm thông tin về tác hại của sóng điện thoại đối với trẻ sơ sinh nhé.

Vì vậy, mẹ hãy tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề là tại sao bé ngậm sữa không chịu nuốt hoặc lười ăn. Từ đó, mẹ sẽ cảm thấy bớt lo lắng và có kiến thức chăm con tốt hơn.

Làm gì khi bé ngậm sữa không chịu nuốt?

2. Điều cần tránh khi bé ngậm sữa không nuốt

Khi con ngậm sữa, mẹ không được có những hành động như bịt mũi, cù lét, làm cho con khóc nhằm mục đích bắt con nuốt sữa. Vì sữa đầy trong miệng; con nuốt không kịp sẽ dễ bị sặc; có thể nguy hiểm tính mạng nếu không sơ cứu kịp thời.

3. Bé ngậm sữa không chịu nuốt cần ăn gì?

Do những thay đổi về tâm sinh lý cũng như các yếu tố tác động bên ngoài mà thỉnh thoảng bé có thể rơi vào tình trạng chán ăn uống. Vì vậy, mẹ hãy luôn chuẩn bị tâm lý và có những giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Như vậy, mẹ không còn phải lo lắng việc trẻ biếng ăn có thể làm con thiếu hụt dinh dưỡng. Đặc biệt, tâm trạng mẹ cũng bớt căng thẳng khi đánh vật với những cữ sữa của con. 

Mẹ biết không, tâm trạng của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến bữa ăn của bé. Bé rất tinh ý. Nếu mẹ không thoải mái và cau có thì con cũng sẽ ăn không ngon đâu và dẫn đến việc bé ngậm sữa không chịu nuốt. Chưa kể là trong lúc căng thẳng; mẹ có thể đánh bé. Điều này không chỉ làm con đau và tác động xấu đến tâm lý của con; bé còn cảm thấy sợ hãi mỗi khi đến cữ sữa. Theo đó mà con càng lười uống sữa.

Giải pháp về dinh dưỡng cho bé ngậm sữa không chịu nuốt 

Làm sao để bé ăn không ngậm? Thật ra, mẹ không cần thiết ngày nào cũng đảm bảo cho con uống đủ các cữ sữa. Nếu bé thích ăn hơn, lâu lâu mẹ có thể pha bột ngũ cốc ăn dặm với sữa hoặc nấu súp pha thêm với sữa (ví dụ súp bí đỏ sữa, súp khoai tây với sữa, súp thịt heo nấu sữa…). Sữa nên cho vào khi bột, cháo chỉ còn hơi ấm để đảm bảo giữ nguyên hàm lượng các chất có trong sữa. 

Tuy nhiên, cách này không nên áp dụng thường xuyên vì khẩu phần ăn quá nhiều năng lượng có thể gây khó tiêu cho bé. 

Ngoài ra, mẹ có thể thay sữa bằng các chế phẩm từ sữa hoặc bổ sung các loại thức uống bổ dưỡng phù hợp với tuổi của bé nếu bé ngậm sữa không chịu nuốt.

[inline_article id=191509]

1. Sữa chua

Trẻ lớn hơn 7 tháng tuổi đã có thể ăn sữa chua. Sữa chua giàu đạm, canxi, vitamin A, vitamin B và các khoáng chất. Lợi khuẩn có trong sữa chua giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng.

Mẹ cũng có thể tăng hương vị cho sữa chua bằng cách xay nhuyễn trái cây hòa vào sữa chua cho bé ngậm sữa không chịu nuốt. Song hãy đảm bảo rằng sữa chua mẹ cho bé ăn là loại chứa ít đường hoặc không đường.

2. Phô mai

Phô mai thực chất là một dạng “cô đặc” của sữa nên có hàm lượng đạm, canxi và chất béo rất cao. Đạm trong phô mai là case, một loại đạm dễ tiêu hóa với bé. 

Nếu bé lười uống sữa thì mẹ có thể cho con dùng phô mai thay thế. 60g phô mai cung cấp các chất dinh dưỡng tương đương 400ml sữa. Với những trẻ không dung nạp lactose trong sữa thì phô mai là thực phẩm lý tưởng vì phô mai không chứa đường.

Trẻ ở tuổi ăn dặm từ 6 tháng trở đi đã có thể ăn được phô mai. Nhưng giai đoạn đầu mẹ nên tập cho bé ăn từng chút một rồi hãy tăng dần về lượng (cũng là để thăm dò phản ứng của cơ thể bé).

Để phô mai không bị biến chất và mất chất, mẹ nên để thức ăn nguội khoảng 80ºC rồi hãy cho phô mai vào.

phô mai
Phô mai có thể là giải pháp cho bé ngậm sữa không chịu nuốt

3. Sữa đậu nành

Sữa đậu nành cũng là thức uống bổ dưỡng cho bé. Sữa đậu nành chứa nhiều canxi hơn sữa bò nhưng cơ thể bé chỉ có thể hấp thu được 75% lượng canxi từ loại thức uống này. Vì sữa đậu nành chứa phytate – một thành phần có thể cản trở sự hấp thu canxi. 

Mẹ lưu ý sữa đậu nành không thể thay thế sữa bò, chỉ là một loại thức uống đổi vị để cải thiện tình trạng lười uống sữa ở bé khiến bé ngậm sữa không chịu nuốt.

Hơn nữa, mẹ chỉ nên cho bé hơn 1 tuổi uống sữa đậu nành và nhớ là càng ít đường càng tốt.

4. Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân giàu vitamin A, D nhưng hàm lượng đạm và canxi thấp hơn sữa bò, sữa công thức. Do sữa hạnh nhân có mùi vị thơm ngon nên thỉnh thoảng mẹ có thể cho bé uống thay sữa. Nhưng hãy nhớ rằng sữa hạnh nhân chỉ dùng cho trẻ trên 1 tuổi. Đồng thời, trẻ bị dị ứng với hạt thì không nên cho uống sữa hạnh nhân.

Sữa hạnh nhân
Bé ngậm sữa không chịu nuốt mẹ cho con thử sữa hạnh nhân nhé

5. Sữa gạo cho bé ngậm sữa không chịu nuốt

Sữa gạo khá an toàn với trẻ. Nó chứa các khoáng chất cần thiết giúp tăng sức đề kháng cho bé và có thể dùng trong trường hợp bé bị tiêu chảy. Nhưng sữa gạo không cung cấp đủ canxi, protein cho trẻ. Đây chỉ là một loại thức uống bổ sung, không thể thay thế cho loại sữa trẻ uống hàng ngày.

Thật ra, tình trạng bé ngậm sữa không chịu nuốt rất hay xảy ra với trẻ nhỏ. Thay vì căng thẳng, mẹ nên linh động bằng cách thỉnh thoảng thay sữa bằng các thức uống, thực phẩm bổ dưỡng khác. 

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Con sinh non 28 tuần có nuôi được không? Nỗi trăn trở của mẹ

trẻ sinh non 28 tuần có nuôi được không
Trẻ sinh non 28 tuần có nuôi được không? Mẹ phải yêu thương con nhiều hơn nhé

Nhờ những tiến bộ vượt bậc trong ngành khoa học và y tế, tỷ lệ sống sót và phát triển khỏe mạnh ở trẻ sinh non đã được cải thiện đáng kể từ những năm 1980 của thế kỷ trước. Điều này là tin đáng mừng cho những mẹ sinh non.

Vậy trẻ sinh non 28 tuần có nuôi được không? Mẹ hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé.

Con sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn?

Một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 37-41 tuần. Những thai kỳ sinh ra trước 37 tuần được gọi là sinh non. Tiên lượng sống sót càng giảm đi khi tuổi thai càng nhỏ. 

  • Những trẻ sinh ra từ 22 đến 27 tuần 6 ngày được gọi là sinh cực non.
  • Những trẻ sinh ra từ 28 đến 31 tuần 6 ngày được gọi là sinh rất non.
  • Những trẻ sinh ra từ 32 đến 36 tuần 6 ngày được gọi là sinh non.

Trẻ sinh non 28 tuần có nuôi được không? Theo các nhà khoa học Mỹ và Thụy Điển, bé sinh non 28 tuần tuổi có cân nặng ở thời điểm này vào khoảng 1kg. Những trẻ sơ sinh này phải được chăm sóc đặc biệt để duy trì sự sống.

Tuy nhiên, trong vòng 40 năm trở lại đây, tỷ lệ sống sót ở trẻ sinh ra ở tuần thứ 28 của thai kỳ đã được kiểm soát và cải thiện đáng kể. 

Con sinh non 28 tuần có nuôi được không?

trẻ sinh non 28 tuần có nuôi được không

Hầu hết trẻ sơ sinh (80%) chào đời ở tuần thai thứ 26 đều có cơ hội sống sót, đặc biệt là những trẻ sinh ra ở tuần thứ 28 có tỷ lệ sống sót tới 94%. Trẻ sinh ra sau 27 tuần đa số không gặp trở ngại về phát triển não bộ trong tương lai.

Trẻ sinh non trong giai đoạn này thường có những đặc điểm dưới đây:

  • Cân nặng nhẹ
  • Vẻ bên ngoài của trẻ khá khác so với trẻ đủ tháng. Da các bé thường nhăn nheo, có màu đỏ tím và mỏng đến mức có thể nhìn thấy các mạch máu bên dưới
  • Mắt bé thường nhắm tịt và không có lông mi
  • Bé ít cử động
  • Trẻ cần được hỗ trợ thở oxy
  • Các bé chỉ có thể ăn qua tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch) cho đến khi có đủ khả năng tự nuốt
  • Trẻ chưa khóc được và hầu như chỉ dành thời gian để ngủ.

Như vậy, trẻ sinh non 28 tuần có nuôi được không? Câu trả lời là có. Song trẻ sinh ra ở giai đoạn này có thể phải đối mặt với một số biến chứng và cần được chăm sóc tại phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh ở bệnh viện.

Rủi ro trẻ sinh non 28 tuần có thể gặp phải

rủi ro trẻ sinh non 28 tuần có thể gặp phải

Trẻ sinh non 28 tuần có nuôi được không? Bạn nên xem xét những rủi ro mà trẻ sẽ gặp. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến nhất xảy ra ở trẻ sinh non. 

Biến chứng ngắn hạn

  • Khó thở: Do phổi chưa trưởng thành, thiếu chất hoạt động bề mặt surfactant.
  • Vấn đề về tim mạch: Huyết áp thấp và khuyết tật tim.
  • Vấn đề về não: Xuất huyết não và não úng thủy (tích tụ chất dịch trong não).
  • Vấn đề kiểm soát thân nhiệt: Do chất béo trên cơ thể không có đủ nên trẻ dễ bị hạ nhiệt nhanh chóng.
  • Vấn đề tiêu hóa: Hệ tiêu hóa chưa trưởng thành nên khó tiêu hóa thức ăn, dễ có nguy cơ bị viêm ruột hoại tử.
  • Vấn đề trao đổi chất: Lượng đường trong máu thấp, gặp khó khăn khi chuyển đổi lưu trữ glycogen thành glucose do gan chưa trưởng thành.
  • Vấn đề về máu: Thiếu máu và vàng da.
  • Vấn đề về hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch của trẻ sinh non thường rất kém, dễ bị nhiễm trùng, nếu nặng sẽ đe dọa đến tính mạng.

[inline_article id=78816]

Biến chứng dài hạn

  • Bại não: Một rối loạn vận động, cơ bắp hoặc tư thế. Nguyên nhân là do nhiễm trùng, thiếu máu, não bị tổn thương.
  • Khuyết tật trí tuệ: Trí tuệ và khả năng học tập thường thấp hơn so với bạn cùng lứa.
  • Vấn đề về tầm nhìn: Bong võng mạc, giảm tầm nhìn, thậm chí là mù mắt.
  • Vấn đề về thính giác: Có nguy cơ cao bị mất thính lực.
  • Vấn đề về răng: Chậm mọc răng, răng đổi màu, răng mọc không đều.
  • Vấn đề về hành vi và tâm lý: Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
  • Vấn đề sức khỏe mãn tính: Trẻ sinh non dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng, hen suyễn, các bệnh khác về tim, thận, phổi,… và hội chứng SIDS (đột tử ở trẻ sơ sinh).

Khi nào trẻ sinh non được chăm sóc tại nhà?

khi nào trẻ sinh non được chăm sóc tại nhà

Tùy thuộc vào các vấn đề sức khỏe mà mỗi bé sinh non ở tuần 28 gặp phải, các bác sĩ sẽ đưa ra những điều trị riêng. Bạn sẽ biết trẻ sinh non 28 tuần có nuôi được không sau khi bé được theo dõi và chăm sóc đặc biệt tại phòng khám.  

Dưới đây là những phương pháp điều trị thường gặp ở hầu hết trẻ sinh non 28 tuần.

  • Trẻ được theo dõi huyết áp, nhịp tim, hơi thở liên tục 24/24.
  • Được nằm trong một lồng ấp để luôn giữ thân nhiệt ổn định. Khi trẻ khỏe mạnh hơn, trẻ sẽ được ấp một thời gian bằng chính cơ thể bố hoặc mẹ.
  • Ăn qua đường ống dẫn vào dạ dày hoặc tiêm qua đường tĩnh mạch.
  • Được hỗ trợ máy thở.

Ngoài ra, còn nhiều phương pháp điều trị khác kết hợp với sự chăm sóc của bố mẹ. Tuy nhiên, trẻ sinh non trong giai đoạn đầu nên tránh tiếp xúc với người thân, trừ lúc cho ăn, cho bú.

Khi trẻ đã có dấu hiệu tốt (tự hít thở, tự bú sữa, tự kiểm soát thân nhiệt,…) thì trẻ được ra viện và được chăm sóc tại nhà.

Cách chăm sóc trẻ sinh non 28 tuần tại nhà

cách chăm sóc trẻ sinh non 28 tuần tại nhà

Mặc dù đã biết trẻ sinh non 28 tuần có nuôi được không, bố mẹ vẫn nên tuân thủ những cách chăm sóc con tại nhà theo những lưu ý dưới đây sau khi bé được xuất viện.

1. Nhiệt độ

Bạn cần đảm bảo em bé ở nhiệt độ dễ chịu và an toàn cho bé. Nhiệt độ trong phòng bé nằm tối thiểu là 30-32ºC trong tuần đầu và 28-29ºC trong những tuần tiếp theo. 

Trường hợp thân nhiệt trẻ trên 38ºC, da nóng và đỏ, vã mồ hôi, mẹ cần hạ bớt nhiệt độ trong phòng ngay lập tức, cởi bớt quần áo, chú ý tránh gió lùa và cho trẻ bú mẹ ngay.

Nếu tình trạng không cải thiện cần cho bé tới cơ sở y tế để được kiểm tra.

2. Dinh dưỡng

Thời gian đầu sau sinh, dù con không được bú trực tiếp nhưng mẹ vẫn nên vắt sữa đều đặn theo cữ 3 giờ/lần để tránh tình trạng mất sữa, viêm tắc tuyến sữa và đảm bảo nguồn sữa cho con đến khi bé được ra viện.

Hệ miễn dịch của những em bé sinh non được bú mẹ liên tục trong 6 tháng đầu đời cũng được cải thiện đáng kể. Vì thế, mẹ cũng cần cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên khi chăm sóc bé tại nhà. Có thể cân nhắc cho trẻ uống sữa công thức nếu sữa mẹ không đủ.

3. Vệ sinh

Bạn chỉ nên lau người cho bé sinh non bằng khăn ẩm và luôn giữ cho da bé được khô ráo. Đồng thời, bạn cũng cần thay tã thường xuyên, lựa chọn vải tã thích hợp cho trẻ sinh non.

4. Tương tác

tương tác với trẻ sinh non 28 tuần

Ba mẹ hãy ôm ấp và tương tác với bé nhiều hơn qua ánh mắt, trò chuyện và vuốt ve.

Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh kích hoạt các khớp thần kinh quan trọng trong phần não mang chức năng ngôn ngữ để bé biết nói sớm. 

Đồng thời, đây cũng là cách kích thích trí não con phát triển và thông minh hơn.

5. Khám sức khỏe

Trẻ sinh non 28 tuần có nuôi được không cũng phụ thuộc vào việc ba mẹ có đưa bé tái khám định kỳ hay không.

Sau khi bé ra viện cần được khám định kỳ 1 lần/tuần, và giảm dần sau khi sức khỏe đã tốt hơn.

Trẻ sẽ được đánh giá cân nặng, khả năng nghe và nhìn, răng miệng, khả năng hô hấp và các vấn đề sức khỏe khác.

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn cụ thể và hữu ích giúp bạn có cách chăm sóc trẻ sinh non 28 tuần tại nhà phù hợp.

6. Tiêm chủng

Thời điểm tiêm chủng phụ thuộc vào tuổi trẻ sơ sinh chứ không phải tuổi thai. Bạn nên hỏi bác sĩ để tuân thủ theo đúng lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh.

>>Bạn có thể tìm hiểu thêm: Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào? 12 loại vắc xin cho trẻ

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non

lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non

Trẻ sinh non 28 tuần có nuôi được không? Hơn một nửa số trẻ sinh non 28 tuần sau khi vượt qua cửa tử thần vẫn có cơ hội phát triển bình thường như trẻ khác trong suốt chặng đường lớn khôn của mình.

Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý thêm vài điểm dưới đây để bé luôn được chăm sóc tốt nhất. 

  • Trong 6 tháng sau sinh, nên cho trẻ ngủ trong giường cũi và đặt ngay cạnh giường ngủ của bố mẹ hoặc làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không ngủ khi không có người thức canh bé hoặc nếu mệt mỏi thì nên nhờ người thân trông bé giúp.
  • Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
  • Không sử dụng kem bôi da hoặc loại thuốc chưa được sự cho phép của bác sĩ.
  • Người thân cũng cần giữ sức khỏe bản thân thật tốt để tránh lây nhiễm bệnh cho em bé như bệnh cảm cúm, cảm lạnh…

Trẻ sinh non 28 tuần có nuôi được không phần lớn phụ thuộc vào tình thương ba mẹ dành cho con và sự chăm sóc đặc biệt từ bác sĩ. Sự sống luôn thật kỳ diệu, dù sinh ra hơi sớm nhưng bé vẫn cần được chào đón đến thế giới bằng vòng tay yêu thương của cả gia đình.

Lục Hoàng Linh

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Hướng dẫn sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm, chậm vài phút con có thể mất mạng

trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm
Trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm là tình huống nguy hiểm mẹ cần phải biết cách xử trí

Chăm sóc trẻ sơ sinh thật sự áp lực, có thể khiến nhiều bà mẹ trẻ stress, đặc biệt là những người mới có con lần đầu. Do bé còn non nớt, những phản ứng chỉ theo bản năng nên nhiều khi mẹ không nhận biết được các dấu hiệu nguy hiểm ở con. Hoặc trong một số tình huống chỉ cần chậm vài phút là con có thể không giữ được tính mạng, chẳng hạn như trường hợp trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm

Nếu đang tắm mà con có biểu hiện ho sặc sụa, tím tái thì mẹ hãy nghĩ ngay đến khả năng trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm. Trong tình huống này, mẹ cần bình tĩnh, tránh bế vác con lên vai vì có thể làm nước vào sâu đường hô hấp của con khiến con ngạt thở.

[inline_article id=225625]

Cách sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm

Thao tác sơ cứu của mẹ trong trường hợp trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm cần diễn ra nhanh và chuẩn xác. Vì khi sặc nước, bé có phản xạ hít hơi để khóc to. Điều này làm nước bị hít sâu vào khí quản hoặc phế quản gây ngạt thở, tím tái. Điều đáng nói là bé sơ sinh chỉ cần ngừng thở vài phút cũng đủ dẫn đến chết não. Nếu được cứu sống thì con khó mà phát triển bình thường như những trẻ khác vì di chứng não suốt đời. Do đó, thời gian vài phút đầu được xem là thời gian vàng, nếu được sơ cứu kịp thời con có thể qua khỏi và không bị tổn thương não.

Cách sơ cứu đúng nhất trong tình huống trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm như sau:

– Đặt trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay sao cho đầu thấp hơn thân. Sử dụng phần cườm tay vỗ nhanh và mạnh 5 cái vào lưng trẻ ở vị trí giữa 2 xương bả vai theo tư thế trượt từ trên xuống dưới (nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để đẩy nước ra ngoài).

Cách sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm

– Sau đó nếu thấy miệng mũi trẻ có nước trào ra thì hút sạch để thông đường thở cho bé. Tuyệt đối không móc họng vì có thể gây trầy xước niêm mạc thực quản của trẻ.

– Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì lật ngược trẻ lại, giữ cho đầu và thân thẳng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh vào ngực 5 cái, vị trí ấn giữa 2 xương núm vú.

Cách sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm

Nếu sau khi ấn con đã hồng hào, thở trở lại thì cho thấy mẹ đã sơ cứu thành công.

Nếu con chưa hồng hào, chưa thở trở lại thì mẹ tiếp tục lặp lại chu trình vỗ lưng 5 cái và ấn ngực 5 cái cho đến khi nào con hồng hào và thở lại được.

Sau khi sơ cứu xong, mẹ nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám cũng như loại trừ những nguyên nhân ảnh hưởng đến phổi trong quá trình con sặc nước.

Quy tắc tắm an toàn cho bé

– Thời điểm tắm cho bé khoảng 9-10 giờ sáng hoặc đầu giờ chiều, thời điểm ấm nhất trong ngày.

– Phòng tắm tránh gió lùa, nhiệt độ phòng tắm lý tưởng nhất là từ 28-30ºC.

– Thời gian tắm cho bé khoảng 5 phút. Đối với trẻ đẻ non thời gian tắm dưới 1 phút.

– Sử dụng đồng hồ đo nước tắm. Mùa đông nhiệt độ nước khoảng 37ºC. Mùa hè nhiệt độ nước khoảng 36ºC.

– Chỉ nên sử dụng sữa tắm, dầu gội, sữa dưỡng da chuyên dụng cho bé để an toàn cho làn da mỏng manh của bé sơ sinh.

– Mực nước tắm từ 8-10cm với trẻ dưới 6 tháng. Trẻ lớn hơn mực nước không cao quá eo khi trẻ ngồi.

– Tuyệt đối không bao giờ để trẻ một mình trong bồn tắm dù chỉ 1 phút để đề phòng nguy cơ trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm.

trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm

Những thời điểm không nên tắm cho trẻ sơ sinh

1. Ngay sau trẻ vừa bú no

Sau khi bú, dạ dày con mở rộng. Nếu tắm ngay sau đó dễ làm con ọc sữa, dẫn đến sặc sữa. Đồng thời, tắm làm các mạch máu giãn nở, lưu lượng máu tập trung vào da để ổn định thân nhiệt nên máu đến dạ dày giảm, ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng của trẻ.

Để tránh việc trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa khi tắm, tốt nhất mẹ chỉ nên cho trẻ tắm trong vòng 1-2 giờ sau khi bú là an toàn nhất.

2. Khi trẻ đói

Khi con đói, lượng đường trong máu xuống thấp. Ngay cả người lớn tắm thời điểm này cũng có thể bị choáng váng, ngất xỉu, thậm chí đột quỵ do không đủ năng lượng tiêu hao cần thiết cho cơ thể huống chi trẻ nhỏ. Do vậy, mẹ nhớ không tắm cho con khi bụng con đói nhé.

3. Khi trẻ vừa thức dậy

Mẹ đừng tắm cho bé khi con vừa ngủ dậy vào buổi sáng vì lúc này cơ thể bé còn ở trạng thái chưa tỉnh táo hoàn toàn. Đi tắm ngay khi thức dậy sẽ làm con dễ bị hạ thân nhiệt đột ngột, tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Những thời điểm không nên tắm cho trẻ sơ sinh: khi trẻ vừa thức dậy

4. Sau khi trẻ tiêm phòng

Sau khi tiêm phòng, vết thương của trẻ dễ bị áp xe, nhiễm trùng nếu chẳng may tiếp xúc với nước bẩn, chất bẩn. Mẹ chỉ nên tắm cho con sau khi vết tiêm đã khô miệng, tức thời điểm một đến hai ngày sau tiêm và nhất là khi con đã khỏe hoàn toàn, không còn bị nóng sốt. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể lau người cho con bằng nước ấm để con cảm thấy thoải mái, sạch sẽ, không bị nhờn rít.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào? 12 loại vắc xin cho trẻ

Như vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, bên cạnh nguy cơ trẻ sơ sinh bị sặc nước khi tắm, mẹ nên lưu tâm về thời điểm tắm cũng như các quy tắc an toàn khi tắm cho con.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách chọn bỉm dán sơ sinh cho bé yêu ngủ yên giấc cả đêm

Bỉm (tã) là một trong những vật dụng thân thiết với trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời. Việc lựa chọn loại bỉm phù hợp với bé sơ sinh không những bảo vệ làn da non nớt của trẻ mà còn giúp bé yêu có giấc ngủ ngon, không bị thức giấc liên tục vì việc thay tã hoặc lau mồ hôi trộm

Bỉm dán sơ sinh là gì? Lý do tại sao mẹ nên cho bé yêu dùng tã dán sơ sinh? MarryBaby sẽ mách mẹ các “bí kíp” để chọn bỉm dán cho bé yêu ngủ ngon cả đêm không ọ oẹ nhé.

Bỉm dán sơ sinh là gì?

Bỉm dán sơ sinh

Bỉm dán sơ sinh hay còn gọi là tã dán sơ sinh, được thiết kế như một miếng lót bông có chức năng thấm hút, kèm theo đai dán cố định hai bên hông. Khi mặc bỉm này, hai miếng dán sẽ định hình tã ôm sát vào mông của bé, trông giống như một chiếc quần nhỏ xinh.

Lý do mẹ nên cho bé yêu dùng tã dán sơ sinh

Thức ăn của bé sơ sinh hoàn toàn là sữa mẹ, điều này có nghĩa lượng nước một ngày bé nạp vào cơ thể rất nhiều. Vì thế con sẽ đi tè, đi ị liên tục dẫn đến việc mẹ phải thay tã cho bé thường xuyên. 

Tã dán sơ sinh, được sản xuất từ bông cotton mềm mại, có khả năng thấm hút tốt. Nhờ đó, mẹ có thể yên tâm để bé dùng 2-3 tiếng đồng hồ mới phải thay tã một lần. Điều này giúp mẹ nhàn hơn rất nhiều trong việc vệ sinh cho bé con, nhất là vào ban đêm.

Ngoài ra, tã dán sơ sinh còn có thể bảo vệ bé khỏi tình trạng mồ hôi trộm, thủ phạm gây ra chứng cảm lạnh, ho sốt, viêm phổi làm bé suy giảm sức đề kháng và chậm lớn. Đó là lý do vì sao mẹ nên cho bé dùng tã dán sơ sinh. Vậy mẹ nên chọn loại tã dán sơ sinh như thế nào để bé yêu ngủ ngon giấc mỗi đêm? Mẹ hãy theo dõi phần tiếp theo nhé.

Cách chọn tã dán sơ sinh cho bé yêu ngủ cả đêm không ọ oẹ

Bỉm dán sơ sinh

Để giúp bé ngủ cả đêm ngon giấc và mẹ không phải thức dậy giữa đêm để thay tã hoặc lau mồ hôi trộm cho con thì mẹ nên chọn loại tã dán sơ sinh có các tính năng này nhé.

1. Khả năng thấm hút mồ hôi trộm tốt giữ cho lưng bé khô thoáng cả đêm

Bé con dễ đổ mồ hôi trộm vì nhiều lý do, cho nên mẹ cần chọn loại tã vừa có khả năng thấm hút chất thải tốt, vừa thấm hút mồ hôi hiệu quả để giữ cho lưng bé khô thoáng, không bị mồ hôi trộm gây cảm lạnh.

2. Bề mặt bỉm mềm mại, không gây tổn thương cho da bé

Theo nghiên cứu, làn da của trẻ sơ sinh có độ mỏng bằng 1/3 so với da người lớn nhưng độ nhạy cảm thì cao gấp 5 lần. Nếu dùng tã, bỉm tùy tiện, chất liệu cứng, thấm hút kém thì rất dễ làm tổn thương làn da non nớt của bé. Đó là lý do vì sao mẹ cần chọn loại tã dán sơ sinh có bề mặt mềm, mịn, không gây cọ xát làm tổn thương làn da non nớt của bé con.

3. Thời gian sử dụng dài hơn giúp bé ngủ một mạch đến sáng

Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh có thể ngủ 10-12 tiếng mỗi đêm. Giấc ngủ giúp bé phát triển toàn diện thể chất lẫn tinh thần. Việc chốc chốc phải thức dậy để thay bỉm hoặc lau mồ hôi trộm cho con không những quấy rầy giấc ngủ ngon của trẻ mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Vì vậy, mẹ nên chọn bỉm dán sơ sinh có khả năng thấm hút tốt, có thể dùng được cho 6-7 lần tè của bé sơ sinh. 

Vậy loại tã dán sơ sinh nào đáp ứng được các tiêu chí này? Tã dán sơ sinh Bobby là một trong những gợi ý tuyệt vời dành cho bé sơ sinh của mẹ. Mẹ có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm này ở phần tiếp theo nhé.

Tã dán Bobby – Đệm thun thấm mồ hôi có gì đặc biệt?

Bỉm dán sơ sinh

Tã dán sơ sinh Bobby êm mềm khô thoáng là sự lựa chọn hợp lý để bảo vệ làn da mỏng manh và đem đến cho bé giấc ngủ ngon mỗi đêm.

Với đệm thun thấm mồ hôi được thiết kế kéo dài lên đến tận phần lưng, tã dán sơ sinh Bobby không chỉ thấm hút chất thải vùng mông bẹn hiệu quả mà còn giữ cho lưng của bé con không bị mồ hôi trộm làm phiền, khô thoáng suốt đêm. 

Bên cạnh đó, 4.000 lỗ thấm siêu tốc, thoáng khí gấp 2 lần, được tích hợp trong bỉm dán sơ sinh Bobby còn tăng hiệu quả thấm hút vượt trội, giúp thấm hút tối đa chất tiêu bẩn để mang đến cho bé con cảm giác thoải mái. Nhờ đó, tính năng này sẽ giúp mẹ không còn phải thức đêm để thay tã liên tục cho con dẫn đến mệt mỏi, sức khỏe sa sút nữa.

Ngoài hai điểm mạnh trên, tã dán sơ sinh Bobby còn có thêm điểm cộng nữa là được trang bị bề mặt cotton-soft vô cùng mềm mại cùng dưỡng chất vitamin E dịu nhẹ, giàu tính nuôi dưỡng giúp bảo vệ làn da của bé một cách tối ưu. 

Với 3 tính năng mới hiệu quả, đáng tin cậy, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm chọn tã dán sơ sinh Bobby để canh giấc ngủ cho bé mỗi đêm. 

[inline_article id=270131]

Hành trình làm mẹ là một đường đi dài đầy ngọt ngào và diệu kì. Được thấy bé yêu ăn ngon, ngủ yên luôn là mong ước lớn nhất của những người mẹ. Thế nhưng thực tế, giấc ngủ của bé con luôn bị làm phiền bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là mồ hôi trộm. Vì vậy, mẹ cần giúp con thoát khỏi sự làm phiền này bằng nhiều cách, chẳng hạn như việc dùng tã dán sơ sinh Bobby nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Có phải bé con đang nóng quá không? Các dấu hiệu giúp mẹ nhận biết

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh là niềm hạnh phúc nhưng cũng không tránh khỏi những nỗi vất vả. Chỉ cần con trái gió trở trời đã khiến mẹ lo lắng, ăn ngủ không yên. Một trong những tình trạng phổ biến nhất mà hầu như người mẹ nào cũng từng trải qua đó là tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ vì bị nóng. Để giúp mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc xử lý bé bị nóng bức, khó chịu, MarryBaby xin chia sẻ các thông tin sau, mẹ hãy theo dõi nhé.

Nhiệt độ bình thường ở trẻ sơ sinh là bao nhiêu? 

Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, một phần do tất cả các bộ phận và chức năng cơ thể đều non nớt, phần khác do thân nhiệt của bé con dễ thay đổi hơn người lớn. Vì vậy, mẹ luôn cần chú ý đến việc kiểm tra thân nhiệt để đảm bảo con không bị lạnh hoặc nóng. Vậy thân nhiệt của bé sơ sinh trung bình là bao nhiêu độ C?

Nếu thân nhiệt của người lớn trung bình là 37°C, thì thân nhiệt của bé sơ sinh sẽ cao hơn một chút là 37,5°C. Mức nhiệt này có thể gây hiểu lầm cho các mẹ chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ là con đang bị sốt nhẹ. Muốn biết bé con bình thường hay đang bị nóng, mẹ có thể tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé. 

Làm sao biết được bé con có đang bị nóng hay không? 

Để phát hiện bé con có bị nóng hay không, mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu sau nhé.

1. Dấu hiệu trẻ quá nóng

  • Bé cựa quậy không yên
  • Đang ngủ thì thức giấc ọ ẹ
  • Đầu, trán lấm tấm mồ hôi
  • Luồn tay vào lưng bé thấy ẩm do mồ hôi 
  • Bé nóng bức, khó chịu quá mức có thể quấy khóc, ngủ không ngon giấc

2. Phát hiện bé bị nóng bằng cách đo nhiệt độ 

Ngoài quan sát hoặc kiểm tra thân nhiệt của bé bằng ngoại quan, mẹ có thể biết được bé con có đang bị nóng hay không bằng cách đo nhiệt độ ở các vị trí cơ thể bao gồm hậu môn, tai, miệng, nách. Khi đo ở các vị trí này, nếu nhiệt độ không vượt ngưỡng dưới đây thì bé con đang ở trạng thái bình thường, không bị lạnh hoặc nóng mẹ nhé:

  • Hậu môn: Nhiệt độ từ 36,6-38°C
  • Tai: Nhiệt độ từ 35,8-38°C
  • Miệng: Nhiệt độ từ 35,5-37,5°C
  • Nách: Nhiệt độ từ 34,7-37,3°C

Bé bị nóng có đáng lo không? 

Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ

Mặc dù bị nóng là tình trạng thường gặp ở các em bé song nếu mẹ không kịp thời phát hiện và điều chỉnh thân nhiệt cho trẻ thì con dễ gặp phải các vấn đề sau:

  • Nóng bức, khó chịu
  • Ngủ không ngon giấc, thức đêm quấy khóc
  • Ra mồ hôi trộm gây ngứa ngáy, rôm sảy, mụn nhọt
  • Lười bú
  • Chậm tăng cân
  • Nguy cơ cảm lạnh vì ra mồ hôi trộm quá nhiều

Ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, tình trạng nóng bức, ra mồ hôi trộm, quấy khóc kéo dài còn khiến mẹ phải thức đêm mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, từ đó có thể ảnh hưởng tới tinh thần và việc tiết sữa mẹ. Điều này càng gây thêm bất lợi cho bé con.

Vậy làm sao để giúp bé thoát khỏi tình trạng bị nóng này? Mẹ hãy tìm hiểu cùng MarryBaby ngay sau đây nhé. 

Mách mẹ cách hạ nhiệt để chấm dứt tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ do ra mồ hôi trộm

Để giúp con không gặp phải tình trạng nóng nực đến đổ mồ hôi trộm gây khó chịu, ngủ không ngon giấc, mẹ cần chú ý tới những điều sau nhé.

1. Điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp

Nếu đã được đi bao chân, bao tay và quấn tã cẩn thận thì nhiệt độ phòng thích hợp nhất cho bé sơ sinh là từ 26-28°C. Mẹ không nên để nhiệt độ phòng vượt ngưỡng này vì sẽ khiến con bị nóng, đổ mồ hôi trộm và khó ngủ nhé.

2. Chọn tã thông thoáng, thấm hút vượt trội và thấm được mồ hôi để bé không bị ủ nhiệt, ướt lưng vì mồ hôi trộm

Mặc dù tã có chức năng chính là thấm hút song không phải loại nào cũng có tính năng thấm mồ hôi cho bé đâu mẹ nhé. Chẳng hạn như thiết kế của tã truyền thống, độ dài đến ngang rốn nên chỉ có thể thấm hút chất thải và mồ hôi ở vùng mông, bẹn, vùng kín chứ không thể nào thấm được mồ hôi ở lưng và bụng cho bé.

Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ

Vì thế, muốn tăng hiệu quả chống mồ hôi trộm, ngoài việc lựa chọn tã có tính năng thấm hút vượt trội thì mẹ cần phải chọn cả loại có thiết kế phần đệm thun mềm mại và thấm hút mồ hôi cho bé. Một trong những loại tã giấy có thể giúp mẹ giải quyết được vấn đề này là tã Bobby 

Tã dán sơ sinh Bobby êm mềm khô thoáng hiệu quả hơn với đệm thun thấm hút mồ hôi. Thiết kế mới với phần đệm thun kéo dài cao đến tận phần lưng và bụng, sản phẩm không chỉ giúp thấm hút chất thải mà còn thấm hút mồ hôi trộm vượt trội.

Bên cạnh đó, sản phẩm mới còn được tích hợp 4.000 lỗ thấm siêu tốc, tăng hiệu quả thấm hút vượt trội, giúp bề mặt tã luôn khô thoáng dài lâu, bé yêu yên tâm ngủ cả đêm ngon giấc. 

Ngoài ra, tã dán sơ sinh Bobby còn được trang bị bề mặt cotton-soft và kết hợp với dưỡng chất vitamin E không chỉ tăng cường cảm giác mềm mại mà còn giúp mẹ yên tâm về làn da nhạy cảm của bé yêu bởi đã có Bobby bảo vệ. 

[inline_article id=269189]

Tình trạng nóng bức tưởng bình thường nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến bữa ăn, giấc ngủ và sự phát triển của bé sơ sinh. Vì vậy, mẹ luôn cần để ý xem thân nhiệt của bé con như thế nào để kịp thời điều chỉnh. Những chia sẻ của MarryBaby trong bài viết này hy vọng có thể giúp mẹ trong việc chăm sóc bé sơ sinh thoát khỏi tình trạng nóng bức, đổ mồ hôi trộm.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

5 nguyên nhân khiến bé khó ngủ vào ban đêm, giải mã để nuôi con khỏe ru, mẹ nhé!

Trẻ sơ sinh khó ngủ, ọ oẹ cả đêm khiến mẹ thức trắng, mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn nữa, tình trạng này còn làm con yêu khó thuận lợi phát triển. Vậy bạn có cách giải quyết tình trạng bé khó ngủ vào ban đêm này chưa?

Bé khó ngủ vào ban đêm

5 nguyên nhân khiến trẻ mất ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé mất ngủ nhưng 5 nguyên nhân phổ biến nhất như dưới đây, bạn đã biết chưa?

1. Bé đói hoặc quá no

Giai đoạn sơ sinh, trẻ tăng trưởng nhanh và bú sữa mẹ liên tục, khoảng cách của các cữ bú cũng rất gần nhau. Nếu trẻ quấy khóc, miệng chóp chép, bạn có thể nghĩ đến nguyên nhân là con đang đói. Hãy thử cho bé bú ngay mẹ nhé!
Ngoài ra, bé cũng có thể khóc khi bú quá no nữa đó mẹ ơi! Đã 1-2 giờ sau khi bú nhưng bụng bé vẫn căng tròn, đầy khí, to hơn bình thường thì mẹ hãy nhớ rằng đó là do bé chưa tiêu hóa hết sữa của mẹ. Mẹ có thể kiểm tra bằng cách vỗ nhẹ vào bụng con, lúc này sẽ nghe âm thanh rỗng như trống. Những dấu hiệu này cho thấy con bị rơi vào tình trạng đầy hơi, rất khó chịu và bé đành phải phản ứng quấy khóc để cầu cứu mẹ.

2. Bé quá nóng bức hoặc quá lạnh

Trước khi ngủ, mẹ nên cho con mặc quần áo có chất liệu mát mẻ, thoáng khí và có độ dày vừa phải. Mẹ cũng nên lưu ý nhiệt độ phòng ở mức thích hợp khoảng 26-28°C. Nếu phòng không có máy điều hòa nhiệt độ, bạn nhớ mở cửa sổ cho phòng thoáng khí nhưng tránh để bé nằm nơi có gió lùa. Các cách này sẽ giúp bạn trao cho con cảm giác ấm áp vừa đủ để bé có giấc ngủ ngon. Tình trạng quá lạnh hoặc quá nóng đều khiến con chập chờn, khó ngủ mà quấy khóc. Mẹ nhớ chú ý nhé!

3. Quá ồn

Trẻ có thể tiếp nhận thế giới xung quanh, tuy nhiên những gì xảy ra đột ngột có thể khiến trẻ dễ dàng mất kiểm soát và hoang mang, trí não cũng không đủ kinh nghiệm để xử lý thông tin. Do vậy, khi bé đang ngủ một giấc ngon và đột ngột bị đánh thức bởi tiếng ồn bất ngờ, con cũng sẽ không hiểu vì sao và hoảng hồn. Lúc này, bé yêu bày tỏ nỗi sợ hãi bằng cách khóc ré lên.

4. Tã ướt do chất bẩn đầy

Bé khó ngủ vào ban đêm

Mẹ có thường xuyên kiểm tra tã khi con ngủ không? Bởi vì ngay sau khi tiêu, tiểu mà chưa được thay tã mới, con sẽ cảm thấy rất khó chịu ở mông hoặc do tã không khô thoáng mà khóc. Đây cũng là cách bé cho mẹ biết tình trạng của mình và nhờ giúp đỡ đấy mẹ ơi. Vì vậy, mẹ đừng quên kiểm tra tã khi con khóc đêm nhé!

5. Cơ thể ẩm ướt, khó chịu do mồ hôi trộm

Trẻ đổ mồ hôi trộm vào ban đêm, đặc biệt là ở các vùng lưng, bụng sẽ khiến con rơi vào tình trạng ẩm ướt, nhờn rít, rất khó chịu. Từ đó, con luôn ọ oẹ, quấy khóc để phản ứng. Điều đáng nói, trẻ thường quấy khóc khi mới bắt đầu vào giai đoạn ngủ sâu, vì lúc này, cơ thể sẽ tiết mồ hôi sinh lý. Cứ như thế, trẻ không thế nào thẳng giấc được.

Cách để trẻ ngủ ngon

Ngủ là trạng thái tất yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Giấc ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi, duy trì sức khỏe tinh thần và điều chỉnh thể chất. Càng ngủ ít, trẻ càng gặp nhiều vấn đề sức khỏe hơn trong cuộc sống như chậm phát triển chiều cao, không có đủ hormone tăng trưởng cũng như thư giãn thần kinh. Trẻ ngủ ngon là một trong những yếu tố thuận lợi để con phát triển thuận lợi phát triển. Để trẻ ngủ ngon luôn là mối quan tâm hàng đầu của mẹ. Tuy vậy, giúp trẻ ngủ ngon có khó không? MarryBaby mách bạn các cách sau nhé!

1. Cho bé ăn vừa đủ

Bạn nhớ các cữ bú của con và cố gắng cho bé bú đúng cữ. Đừng để con rơi vào tình trạng quá đói hoặc quá no, khiến bé khó chịu và quấy khóc nhé!

Ngoài ra, sau khi con ăn từ 20 đến 30 phút, bạn có thể cho bé đạp xe trên không (dùng tay đẩy chân bé như đang đạp xe) hoặc vỗ lưng cho bé ợ hơi. Hoạt động này giúp bé yêu tránh tình trạng đầy hơi đó mẹ à!

2. Điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp

Nhiệt độ lý tưởng cho bé yêu là ở mức 26-27ºC. Mẹ hãy thử duy trì nhiệt độ này để con có giấc ngủ ngon nhé! Ngoài ra, mẹ cũng chú ý đừng nên cho con mặc áo quá dày, bí hơi vì như thế bé cũng sẽ nóng bức, khó chịu và quấy khóc trong đêm.

Bạn nên cho con ngủ trong môi trường tương đối ổn định, tránh tiếng ồn đột ngột khiến bé phải giật mình tỉnh giấc. Đừng để con khó ngủ, quấy khóc rồi mới đi dỗ dành cho con ngủ lại. Như thế là rất mệt mẹ à!

3. Thay tã kịp thời và chọn tã đúng cho con

Bé khó ngủ vào ban đêm

Mẹ nên kiểm tra tã thường xuyên khoảng 2-3 tiếng/lần để đảm bảo vệ sinh và khiến cho bé thoải mái nhất. Ngoài ra nếu thấy tã bẩn thì lập tức thay cho con kịp thời, bạn nhé!

Đặc biệt, để khắc phục tình trạng con đổ mồ hôi trộm, bị cảm giác nhờn rít, ẩm ướt khó chịu bao vây, một phương thức hữu hiệu cho mẹ là chọn đúng tã có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, đặc biệt ở vùng lưng, bụng,… là những nơi bé yêu bị đổ mồ hôi trộm nhiều. Đó cũng là cách để bạn giúp bé yêu ngủ ngon giấc trong đêm.

Tã dán Bobby đến từ Nhật Bản chính là 1 trong những giải pháp cực kỳ thích hợp dành cho trẻ bị đổ mồ hôi trộm nhờ các tiêu chuẩn vượt trội như sau:

Đệm thun thấm mồ hôi (đệm thun thoải mái, mềm mại) cực kỳ quan trọng với trẻ đổ mồ hôi trộm. Với đặc tính này, tã dán Bobby sẽ thấm mồ hôi lưng và bụng của bé tức thì, giúp con luôn thoải mái, không còn cảm giác bết rít mồ hôi.

Thấm hút siêu nhanh, thoáng khí tối ưu: Tã dán Bobby ngoài thấm hút mồ hôi vùng lưng, bụng ra thì có có khả năng thấm hút chất bẩn cực hiệu quả giúp bề mặt tã lúc nào cũng khô ráo, thoáng mát. Đây là thành quả của công nghệ tiên tiến cho ra đời sản phẩm tã dán Bobby với 4.000 lỗ thấm siêu tốc đấy mẹ ơi.

Bề mặt cotton soft (lõi bông mềm mại, an toàn): Lõi bông mềm mại vượt trội cùng với vitamin E dịu nhẹ khiến tã dán Bobby là lựa chọn hàng đầu của các mẹ. Đây là sản phẩm đem tới cho bé cảm giác êm mềm, dễ chịu, an toàn cho làn da non nớt của trẻ sơ sinh.

Đa dạng kích cỡ: Tã dán Bobby có đủ kích cỡ từ size XS, S, M, L, XL cho tới XXL, cho bạn thoải mái chọn lựa phù hợp với kích cỡ của bé yêu. Khi con còn bé dưới 6kg, bạn có thể chọn size XS hoặc S. Khi bé lớn hơn trong vài tháng tiếp theo, 7-10kg, bạn có thể chọn size M, L. Hoặc khi con 8-15kg, bạn chọn L hoặc XL, thậm chí có cả XXL cho bé 17kg nữa.

Giá thành hợp lý: Sản phẩm có nhiều loại gói với số miếng phù hợp với nhu cầu để bạn chọn lựa, đáp ứng được tất cả những vấn đề nêu trên đồng thời cũng phù hợp với túi tiền của nhiều mẹ, cho nên bạn yên tâm nhé!

Sau tất cả những điều đó, bạn hãy nhẹ nhàng ôm bé vào lòng hoặc đặt con yêu nằm bên cạnh để bé an tâm và cảm nhận được tình thương truyền sang. Như vậy, con có thể dễ dàng ngủ tiếp một giấc ngon cho mẹ yên tâm rồi đó.

Vinh An 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách gối đầu cho trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn cho con

Không thể phủ nhận rằng những chiếc gối êm dịu sẽ mang lại cho bạn cảm giác thoải mái tối đa, hỗ trợ bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Tuy nhiên, không phải vì lợi ích này mà bạn cũng cho bé nằm gối khi chưa tìm hiểu bí quyết gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách.

Để gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách, bạn hãy cùng đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc dưới đây nhé.

1. Trẻ sơ sinh có nên nằm gối?

Khi tìm hiểu bí quyết gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách, ba mẹ thường quan tâm lựa chọn những chiếc gối phù hợp để bé yêu cảm thấy thoải mái và có giấc ngủ ngon. Thế nhưng, nếu biết được câu trả lời trẻ sơ sinh có nên nằm gối không; mẹ sẽ phải bất ngờ đấy. 

Thực tế, mẹ không nên để cho trẻ sơ sinh nằm gối bởi các nguyên nhân dưới đây: 

  • Làm ngạt thở: Khi kê gối cao đầu cho trẻ sơ sinh, phần đầu của bé có thể bị lún vào chiếc gối mềm, từ đó làm cổ gập lại và khiến vùng họng bị chèn ép, dẫn đến nguy cơ ngạt thở. Hơn nữa, gối có thể ép mũi bé, làm cản trở đường thở khi bé di chuyển đầu và làm tăng nguy cơ mắc chứng đột tử (SIDS).
  • Khiến bé bị chảy nhiều mồ hôi: Chất liệu gối không được làm từ vải cotton mà là vải polyester, vải sợi dệt, nylon… có thể làm tăng nhiệt ở đầu của bé và dẫn đến sự dao động nhiệt độ trong cơ thể. Thân nhiệt bé tăng quá cao có thể gây tử vong và đe dọa tính mạng.
  • Cổ và xương sống của bé có thể bị thay đổi hình dạng: Xương sống của bé khi sinh ra là đường thẳng. Mẹ cho bé nằm gối cao hay lõm sẽ làm xương người bé biến dạng, quẹo cổ làm tăng nguy cơ dị tật ở trẻ.

Do đó, nếu mẹ đang tìm cách gối đầu cho trẻ sơ sinh bằng gối; thì không có cách nào; trừ khi bác sĩ có chỉ định khác mẹ nhé.

>>Mẹ xem thêm: Trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao? Cách giúp con dễ chịu tức thì

2. Khi nào nên cho trẻ dùng gối?

Khi nào nên cho trẻ dùng gối?

Khi nào nên cho trẻ sơ sinh dùng gối? Có nên cho trẻ sơ sinh nằm gối? Trẻ sơ sinh không được nằm gối. Mẹ chỉ nên cho trẻ dùng gối khi con lên 2 tuổi. Khi con ở giai đoạn này; mẹ mới cần tìm hiểu gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách. Tuy nhiên, nếu thấy con mình thoải mái khi ngủ mà không cần kê gối; mẹ chưa cần cho con nằm gối vội.

Còn cách gối đầu tay cho trẻ sơ sinh thì sao? Cùng lý do với việc trẻ sơ sinh không được dùng gối; mẹ cũng không được gối đầu tay cho trẻ sơ sinh. Vì gối đầu tay cho trẻ sơ sinh có hại; và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bé.

Mặt khác, bác sĩ nhi khoa có thể khuyên mẹ cho trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi dùng gối nếu bé mắc một số bệnh như trào ngược, nhiễm trùng tai, cảm lạnh mãn tính.

Bác sĩ có thể tư vấn cho mẹ mua những chiếc gối phù hợp cho bé để con dễ thở, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt; và đem lại lợi ích khi trẻ bị trào ngược. Trong trường hợp này, để gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách; mẹ cần phải theo dõi bé và cảnh giác mọi lúc để gối không che mũi hoặc miệng của trẻ. Khi đang bận rộn và không thể theo dõi con; mẹ cũng lưu ý nên để gối xa tầm tay với của bé.

3. Cách gối đầu cho trẻ sơ sinh chuẩn như thế nào?

Như thế nào là gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách?

Gối làm tăng nguy cơ bé bị ngạt thở và là một trong những lý do hàng đầu gây ra hội chứng đột tử (SIDS) ở trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ không nên cho trẻ sơ sinh nằm gối khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ để giúp bé khắc phục một số tình trạng sức khỏe. 

Mẹ chỉ nên cho trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi gối đầu trên chăn bông thấp; không có độ lún; với chiều rộng nên bằng kích thước vai của bé.

Đồng thời, khi cho trẻ nằm gối; mẹ cần phải để mắt đến con thường xuyên để xoay đầu cho bé giúp đầu bé không bị móp, méo… 

4. Lưu ý khi chọn gối để bảo vệ sức khỏe của bé

4.1 Chất liệu phù hợp

Mẹ nên chọn gối cho trẻ sơ sinh như thế nào? Gối cho trẻ sơ sinh nên có chất liệu vải cotton mềm mại với phần lõi là cao su thiên nhiên hoặc sợi bông thoáng khí. Lựa chọn này tốt vì giữ cho phần đầu thoải mái, thoáng mát là tiêu chí đầu tiên để chọn loại gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách

4.2 Độ dày phù hợp

Chọn ruột gối quá mềm hoặc quá cứng là điều không nên khi chọn gối cho trẻ sơ sinh, vì gối cứng sẽ không tốt cho hộp sọ của trẻ, còn gối mềm và lún sẽ áp sát vào mũi bé, gây ngạt thở. Đặc biệt, khả năng ngạt thở sẽ cao hơn đối với bé đang tập lẫy, tập lật. Độ cao của gối cho trẻ sơ sinh khoảng 7-10cm (chưa bị ép xuống).

4.3 Không kéo bóp nắn mạnh – Cách gối đầu cho trẻ sơ sinh

Thói quen này sẽ vô tình làm gối mất dáng, gây lồi lõm, không còn êm ái như ban đầu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm ngủ của bé.

4.4 Thường xuyên thay bao gối 

Các chuyên gia khuyên rằng, mẹ nên thay vỏ gối mỗi 6 tháng và không dùng gối quá 3 năm. Điều này cực kỳ đúng đối với trẻ sơ sinh, vì ngoài mồ hôi, bao gối sẽ dính nước nhãi, thức ăn thừa… Do đó, để hạn chế vi khuẩn sinh sôi, bảo vệ sức khỏe, giúp giấc ngủ của bé sâu và ngon hơn.

4.5 Phơi khô đúng cách

Bên cạnh việc giặt thường xuyên, mẹ nên phơi phô ruột vào mỗi 2-3 tháng để ngăn ngừa gối bị ẩm mốc, đảm bảo an toàn cho giấc ngủ của bé.

4.6 Làm phồng ruột gối 

Ngoài biết cách gối đầu cho trẻ sơ sinh, mẹ cũng nên làm phồng lại ruột gối sau một thời gian sử dụng để không gây ảnh hưởng đến tư thế ngủ và giấc lượng chất ngủ của bé.

5. Những câu hỏi thường gặp về cách gối đầu cho trẻ sơ sinh

những câu hỏi thường gặp khi gối đầu cho trẻ sơ sinh

Để gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách, nhiều mẹ cũng thường thắc mắc những vấn đề dưới đây:

4.1 Cách gối đầu cho trẻ sơ sinh là gì?

Bé dưới 2 tuổi không được dùng gối; do đó, cách gối đầu cho trẻ sơ sinh cần được hiểu là sử dụng một vật mềm để nâng đầu cho trẻ.

Để có giấc ngủ an toàn cho bé, cách gối đầu cho trẻ sơ sinh đó là mẹ chỉ nên lót khăn dưới đầu cho trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi. Sau khi trẻ lên 2 tuổi, mẹ có thể dùng gối cho trẻ nhưng nên là gối thấp; chỉ dày từ 3-4 cm; có lót bông gòn bên trong; và không có độ lún. Ngoài ra, mẹ cũng có thể học cách may gối cho bé để con nằm gối thoải mái và an toàn nhất.

4.2 Có nên dùng gối cao su cho bé?

Để giúp bé nằm không bị thấm mồ hôi, luôn khô ráo dù trời nóng, tạo cho bé có tư thế nằm đúng đắn và giảm tình trạng đầu bé bị méo, móp thì gối cao su là lựa chọn phù hợp. Nhưng mẹ cũng nên nhớ là chỉ cho bé trên 2 tuổi dùng gối thôi nhé.  

4.3 Có nên dùng gối lõm cho trẻ sơ sinh?

Gối lõm thường được quảng cáo có tác dụng chống bẹp, méo đầu cho trẻ nhưng thực tế đây lại là 1 trong những “thủ phạm” gây bẹp đầu bé. Vì thế, mẹ cho trẻ sơ sinh nằm gối lõm là không nên. 

4.4 Có nên dùng gối chống bẹp đầu cho trẻ sơ sinh?

Câu trả lời là không, vì những chiếc gối này không có tác dụng chống bẹp đầu cho bé. Ngược lại khi sử dụng chiếc gối này, cổ bé sẽ bị giữ cố định làm khó cử động quay cổ qua lại. 

>> Mẹ có thể xem thêm: Tư thế ngủ của trẻ sơ sinh, đã sai là phải sửa ngay tức khắc!

Để gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách; mẹ cần nên biết thời điểm nào thích hợp để bé nằm gối nhằm tránh những tình trạng sức khỏe khôn lường như ngạt thở, đột tử hay làm hỏng hệ xương của bé.

Nguyễn Xuân Đại

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách may tã cho trẻ sơ sinh để mẹ bỉm sữa vừa thư giãn vừa trổ tài

cách may tã cho trẻ sơ sinh
Cách may tã cho trẻ sơ sinh giúp mẹ và con cùng có lợi

Cách may tã cho trẻ sơ sinh sẽ không chỉ giúp mẹ thư giãn mà còn thể hiện được tình yêu của mình dành cho con qua các đường chỉ may tỉ mỉ.

Không chỉ vậy, những chiếc quần đóng bỉm bằng vải cotton thoáng mát sẽ giúp bé dễ chịu hơn, tránh quấy khóc và hạn chế được rủi ro trẻ bị hăm tã. Dưới đây là 2 cách may tã cho trẻ sơ sinh, mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!

[inline_article id=183234]

Cách may tã cho trẻ sơ sinh mặc thoáng mát

Ở cách may tã cho trẻ sơ sinh này, bạn cần chuẩn bị một chiếc quần đóng tã trước rồi sau đó lót tã vải lên.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Vải hoa bên ngoài bằng chất liệu cotton mềm (có thể lựa chọn họa tiết khác theo giới tính của bé)
  • Tã lót bông mềm (nên chọn loại cotton thoáng mát, với thành phần tự nhiên, an toàn)
  • Vải nỉ
  • Kéo, kim, chỉ, ghim, máy khâu
  • Dây chun: Mẹ nên chọn hai loại có chiều dài lần lượt là 0,5cm và 0,8cm

Các bước thực hiện

Bước 1:

cách may quần đóng tã cho trẻ sơ sinh

Mẹ nên đo mẫu quần cho bé, vẽ trên một tấm bìa cứng rồi đặt lên vải cắt theo khuôn mẫu. Sau khi cắt vải thành 2 tấm, thân trước và thân sau, mẹ vắt sổ để đường viền không bị sờn và bong ra. 

Bước 2:

cách may quần đóng tã cho trẻ sơ sinh

Áp hai mặt phải của phần thân trước và thân sau vào nhau sao cho hai bên sườn và phần đáy trùng nhau, rồi tiếp tục khâu mép vải khoảng 1cm. Sau đó lộn mặt phải ra ngoài, dùng bàn ủi để là phẳng các nếp vải ở đường khâu.

Bước 3:

cách may quần đóng tã cho trẻ sơ sinh

Gấp mép vải của 2 ống quần khoảng 0,8-1cm vào trong và lấy kim khâu lại để tạo khoảng trống luồn dây thun vào trong. Mẹ dùng thước dây đo chiều rộng lớn nhất của phần đùi quanh háng bé và cắt đoạn dây thun vừa với kích thước mà mẹ đã đo rồi luồn vào.

Mẹ làm tương tự với phần lưng quần nhưng độ rộng của mép vải vào trong là khoảng 1,2cm. Mẹ cũng đo xem phần bụng bé rộng bao nhiêu rồi cắt dây thun luồn vào trong tương tự bước trên.

Lưu ý: Mẹ canh dây thun may tã sao cho vừa, ôm khít với hông, mông và đùi của bé, không nên để sát quá hoặc rộng quá để tránh tình trạng tràn bỉm khi bé nằm nghiêng.

Bước 4:

cách may quần đóng tã cho trẻ sơ sinh

Mẹ dùng vải nỉ cắt thành hình bông hoa, trái tim hay ngôi sao rồi dán hoặc may đính vào quần đóng tã để trang trí thêm phần đẹp mắt.

Bước 5: Sau khi đã có chiếc quần đóng tã cho bé, bạn hãy đặt bên trong tã lót bông mềm rồi mặc cho bé. 

Cách may tã chéo cho bé

cách may tã chéo cho bé

Đây là cách may tã cho trẻ sơ sinh vừa giúp an toàn cho bé khi mặc, vừa giúp mẹ tiết kiệm ngân sách.

Nguyên liệu cần có

  • Vải cotton thấm hút tốt
  • Máy may
  • Bàn là

Các bước thực hiện 

Bước 1: Dùng giấy vẽ hình tam giác có cạnh đáy 46cm và chiều cao 30cm.

Bước 2: Dùng tấm giấy bạn đã đo, đặt lên tấm vải, vẽ theo khuôn rồi cắt thành hai tấm vải.

Bước 3: Đặt mặt phải của hai tấm vải vào nhau. Dùng máy may may một đường cách mép 1cm và chừa lại khoảng 4cm không may. 

Bước 4: Sau khi đã may xong, lộn mặt phải của tã ra ngoài bằng lỗ chừa 4cm khi nãy. Tiếp đến dùng bàn là để là cố định các nếp gấp của tã. Tiếp tục may thêm 1 đường cách mép 1cm để thêm phần chắc chắn. Lúc này bạn nhớ may lại phần chừa 4cm kia nhé!

Bước 5: Sau khi đã may tã cho con xong, bạn cũng có thể tham khảo thêm cách quấn tã chéo cho bé để con yêu thoải mái nhất nhé.

Cách may tã cho trẻ sơ sinh vừa giúp mẹ thư giãn đầu óc, tiết kiệm chi phí vừa mang lại sự an toàn cho trẻ thì còn gì tuyệt vời bằng. Với bài viết trên hy vọng có thể giúp các mẹ làm thành công những chiếc tã dễ thương cho bé yêu nhà mình nhé! 

Anh Thư

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy, cứt trâu ở lông mày trẻ sơ sinh là do đâu?

Trẻ sơ sinh chưa thích nghi tốt với môi trường bên ngoài bụng mẹ, vì vậy con rất dễ bị ốm hoặc nhiễm các bệnh ngoài da. Chính vì thế, khi thấy lông mày trẻ sơ sinh có vảy, cha mẹ nào cũng cảm thấy lo lắng và không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì?

Để giúp cha mẹ giải tỏa nỗi lo lắng trong lòng, MarryBaby sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1. Lông mày trẻ sơ sinh có vảy là do đâu? 

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy là tình trạng trên lông mày của bé xuất hiện những mảng vảy. Tình trạng này còn được dân gian gọi là cứt trâu và trong y khoa gọi là viêm da tiết bã.

Cứt trâu ở trên lông mày trẻ sơ sinh thường có màu vàng hoặc trắng, đôi khi có màu nâu nhạt như mật ong; phần da phía dưới có thể có màu đỏ, khô và sần sùi. Vùng da này có thể lan rộng lên đến phần ấn đường của bé.

Trẻ sơ sinh không chỉ có vảy ở trên lông mày, cứt trâu còn có thể xuất hiện trên da đầu, trán, mặt, sau tai, nách, vùng da quấn tã và vùng da có nếp gấp.

lông mày trẻ sơ sinh có vảy
Hình ảnh lông mày trẻ sơ sinh có vảy, cứt trâu ở trên lông mày trẻ sơ sinh

Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng cứt trâu và có vảy ở lông mày của trẻ sơ sinh. Một yếu tố góp phần có thể là hormone truyền từ mẹ sang bé trước khi sinh. Những kích thích tố này có thể gây ra quá nhiều dầu trong các tuyến dầu và nang lông.

Một yếu tố khác có thể là một loại men (nấm) gọi là malassezia phát triển trong bã nhờn cùng với vi khuẩn. Các phương pháp điều trị bằng thuốc kháng nấm, chẳng hạn như ketoconazole, thường có hiệu quả.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị bong tróc da là do đâu? Cách khắc phục là gì?

2. Cách chăm sóc lông mày trẻ sơ sinh có vảy tại nhà

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy do viêm da tiết bã thường tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng. Trong thời gian chờ đợi, mẹ có thể chăm sóc vùng da này của bé bằng những cách sau.

2.1 Chải lông mày có vảy cho trẻ sơ sinh

Bước 1: Nhúng ướt bàn chải đánh răng mềm.

Bước 2: Nhẹ nhàng chải lên theo cùng một hướng vùng lông mày của bé để loại bỏ lớp vảy sần sùi.

Bước 3: Hãy thực hiện 1 lần/ngày cho bé. Nếu da bé đỏ hoặc trầy xước thì có thể chải 2 – 3 ngày một lần.

2.2 Vệ sinh vùng lông mày và chú ý dưỡng ẩm

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy

Mẹ có thể dùng sữa tắm cho trẻ sơ sinh để rửa vùng da này. Mẹ nên cẩn thận trong khi rửa để xà bông không chảy vào mắt làm bé bị cay mắt.

Hơn nữa, mẹ nên chọn những sản phẩm có chiết xuất tự nhiên, phù hợp với lứa tuổi của bé; để tăng khả năng kháng khuẩn, kháng viêm giúp lớp vảy ở lông mày bong ra nhanh.

Trường hợp lông mày trẻ sơ sinh có đóng vảy quá dày; trước khi vệ sinh, mẹ có thể thoa một lớp dầu như dầu jojoba, dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân lên lông mày của trẻ khoảng 15 phút để giúp lớp vảy dễ bong ra. Tránh dùng dầu ô liu cho bé vì có thể dễ gây kích ứng da.

>> Xem thêm: Cứt trâu ở trẻ sơ sinh (viêm da tiết bã): Cách chữa trị đơn giản

2.3 Massage vùng da xung quanh lông mày

Trường hợp lớp da khó bong, mẹ có thể:

Bước 1: Thoa một lượng dầu khoáng nhỏ rồi đợi vài phút để dầu ngấm vào vảy.

Bước 2: Dùng bàn chải mềm hoặc bàn chải đánh răng để làm mềm vảy.

Bước 3: Mẹ hãy dùng nước sạch rửa lại vùng da một lần nữa.

(*) Ngoài ra, nếu đã thực hiện các cách trên thường xuyên mà không có tác dụng, mẹ có thể hỏi bác sĩ về việc dùng kem bôi steroid nhẹ hoặc dầu gội kháng nấm. Thông thường, đối với tình trạng tăng tiết bã nhờn trên các bộ phận khác của cơ thể bé sơ sinh; bác sĩ có thể đề nghị dùng kem chống nấm hoặc steroid nhẹ.

LƯU Ý: Mẹ chỉ dùng các loại thuốc này cho bé khi đã có chỉ định của bác sĩ thôi nhé. Việc dùng tùy tiện sẽ không an toàn cho bé sơ sinh.

3. Những lưu ý đối vớt cứt trâu ở lông mày trẻ sơ sinh

Đôi khi tình trạng viêm da tiết bã ở vùng quấn tã hoặc các nếp gấp da của bé con có thể bị nhiễm trùng. Lúc này, mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện da liễu để thăm khám và điều trị sớm nhé. Dấu hiệu vùng da của bé bị nhiễm trùngda trông đỏ lên, bắt đầu chảy dịch và bé biểu hiện sốt.

Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh thường thuyên giảm khi trẻ được 12 tháng tuổi. Tăng tiết bã nhờn có thể trở lại vào khoảng tuổi dậy thì dưới dạng gàu.

>> Mẹ xem thêm: 10 mẹo “sống sót” khi chăm con tháng đầu sau sinh

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy rất phổ biến và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, mẹ nên giữ vệ sinh và giúp bé điều trị sớm để tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng da, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé con mẹ nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Có nên hơ than cho trẻ sơ sinh? Cách giữ ấm con yêu an toàn

Tuy nhiên, mẹ có nên hơ than cho trẻ sơ sinh hay không? Cách giữ ấm cho bé yêu trong những ngày đông lạnh giá là gì? Trong bài viết, mẹ sẽ tìm ra câu trả lời.

1. Có nên hơ than cho trẻ sơ sinh?

Câu trả lời là KHÔNG. Vì than được đốt lên tạo ra khí CO và CO2 có thể gây ngộ độc cho mẹ và bé.

Đây là khí độc không tốt cho mẹ; đặc biệt có thể khiến cho bé ngạt thở hoặc thậm chí gây tử vong. Ở mức nhẹ nhất, hơ than cho trẻ sơ sinh cũng gây những ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp, gây viêm phổi cho cả mẹ và con.

Chính vì lý do này mà mẹ KHÔNG NÊN áp dụng biện pháp hơ than cho trẻ sơ sinh.

có nên hơ than cho trẻ sơ sinh hay không
Có nên hơ than cho trẻ sơ sinh? Không mẹ nhé!

2. Những rủi ro sức khỏe khi hơ than cho trẻ sơ sinh

Để mẹ biết vì sao không nên có tập tục hơ than cho trẻ sơ sinh; mẹ hãy tìm hiểu những ảnh hưởng độc hại từ phương pháp này để tránh gây ra những điều hối tiếc cho con:

– Gây ngạt khí, ngộ độc khí thậm chí là tử vong: Khi đốt than trong phòng kín mà đóng hết các cửa, thì lửa đốt than sẽ sản sinh ra khí CO2 và khí CO. Đây là những loại khí sẽ hút hết không khí khiến cho mẹ và bé không có oxy trong phòng để thở, dẫn đến ngạt khí.

– Trẻ có nguy cơ cao bị bỏng: Mẹ đốt than để hơ, sưởi ấm cho bé có thể làm cho con bị bỏng do vô ý va chạm vào chậu than. Nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng hỏa hoạn, cháy nổ.

– Hơ than làm cho cơ thể bé mệt mỏi: Nhiệt độ của bếp than không phải lúc nào cũng giống nhau. Có lúc nóng hừng hực, có lúc tắt ngấm. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cơ thể bé yếu và mệt mỏi hơn.

– Gây rôm sảy, nhiễm trùng da: Khi hơ than, than cũng có thể bám vào người mẹ và bé kèm với mồ hôi do môi trường quá nóng trong phòng nằm than sẽ khiến cả mẹ và bé bị rôm sảy, nặng là nhiễm trùng da. Nếu không phát hiện và điều trị sớm dẫn đến nhiễm trùng máu.

Thói quen đốt than hơ cho bé hay sưởi ấm tiềm ẩn nhiều tác hại nên các mẹ chú ý bỏ tập tục này nhé.

>> Liên quan hơ than cho trẻ sơ sinh: Có nên giữ lại cuống rốn của bé hay không?

[inline_article id=4220]

3. Cách giữ ấm cho bé yêu an toàn và hiệu quả

Trong thời hiện đại ngày nay với tiến bộ của khoa học kỹ thuật; mẹ có thể áp dụng nhiều cách an toàn và tiện lợi để giữ ấm con yêu dưới đây:

  • Giữ ấm cơ thể bé bằng cách mặc áo ấm, khăn choàng cổ, đi tất, mang bao tay.
  • Nằm trong phòng kín gió bởi nếu phòng ngủ bị gió lùa sẽ khiến bé dễ nhiễm lạnh.
  • Ngoài ra, các mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé để tăng cường sức đề kháng.
  • Ngay sau khi sinh, mẹ cần làm ấm và lau khô cho bé bằng chăn ấm và phương pháp tiếp xúc da kề da.
  • Sử dụng các thiết bị sưởi ấm như máy điều hòa hay dùng lò sưởi điện. Lưu ý là khi dùng cách này, mẹ cần đảm bảo sự an toàn của hệ thống điện.

>> Xem thêm: Cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

Một lần nữa, nếu mẹ thắc mắc có nên hơ than cho trẻ sơ sinh hay không; thì nhấn mạnh lại là không. Việc hơ than cho bé luôn tồn tại nhiều mối nguy hiểm gây hại đến sức khỏe, tính mạng.

Mẹ khi biết không có nên hơ than cho trẻ sơ sinh; mẹ sẽ có cách lựa chọn những phương pháp sưởi ấm con an toàn hơn. Đặc biệt là vào ngày lạnh của mùa đông, các mẹ có thể sử dụng những thiết bị sưởi ấm hiện đại rất tiện lợi mà đảm bảo sự an toàn cao cho cả mẹ và bé.