Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Vì sao trẻ sơ sinh hay nhìn tay?

Có gì kỳ lạ trên đôi bàn tay bé nhỏ mà bé lại cứ nhìn chăm chú đến vậy? Liệu có vấn đề gì đang xảy ra ư? Mời bố mẹ tìm lời giải đáp về hành động kỳ lạ này của các bé sơ sinh trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ sơ sinh
Bé hay nhìn ngắm bàn tay liệu có vấn đề về sức khỏe?

Thực tế, theo tiến trình phát triển tự nhiên của mình, trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi rất thích được quan sát và nhìn ngắm mọi thứ xung quanh, chẳng hạn như cái quạt quay, đồ chơi treo lủng lẳng trước mặt hay cái mùng chụp trên nôi… Theo bản năng, bé sẽ thấy đôi bàn tay mình chuyển động được, ở ngay trước mặt mình và thấy hứng thú với phát hiện này. Do đó, bé sẽ ngắm mãi đôi bàn tay be bé của mình. Điều này không chỉ rất bình thường mà còn cho thấy bé cưng đang phát triển đúng tiến độ của mình.

Tầm nhìn của trẻ 2 tháng tuổi được cải thiện nhiều nên bé có thể nhìn thấy được đồ vật để ở xa và quan sát được chi tiết hơn. Điều này là do sự phát triển của não bộ đã giúp củng cố thêm các cơ mắt của bé.

Khoảng 2-3 tháng tuổi, mẹ sẽ thấy thỉnh thoảng trẻ sẽ nhìn chằm chằm khuôn mặt mình mà không rời mắt cho đến khi mẹ đi chỗ khác. Điều này cũng xảy ra tương tự với đôi tay của trẻ. Những biểu hiện này đều nằm trong quá trình phát triển tự nhiên và cũng là cách bé “giải trí” đầy thú vị.

Bé sẽ sớm kiểm soát được tầm nhìn xung quanh mình và rất thích thú nhìn ngắm những đồ vật mới và lạ. Vì thế, khi mẹ treo những đồ chơi mới lên, mắt trẻ sẽ mở to hơn khi phát hiện ra “người bạn mới” rồi nhìn ngắm kỹ hơn, lâu hơn so với những món đồ chơi đã quen thuộc với bé. Việc trẻ nhìn chăm chú đôi tay mình là một cách đơn giản giúp trẻ phát triển thị lực của mình và khả năng phối hợp cử động hai tay cùng lúc. Những điều này là sự chuẩn bị cho những bước phát triển vượt bậc hơn sau này của trẻ.

Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, trẻ sơ sinh có thể tự chủ trong việc phối hợp cử động hai tay và sau đó, bé sẽ học cách để chờm với hay bắt chụp lấy đồ vật. Lúc này, bé sẽ không còn hứng thú để nhìn ngắm đôi tay của mình nữa mà chuyển sang tìm cách điều khiển chúng theo ý mình.

[inline_article id=83772]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cần mua bao nhiêu tã giấy cho bé?

Xác định số lượng

Vấn đề đầu tiên mà các mẹ gặp phải khi mua tã giấy cho bé là khó xác định được số lượng cần mua và giá chính xác của sản phẩm. Mỗi loại tã thường có khoảng 6 loại bịch chứa lượng tã khác nhau, chẳng hạn bịch 32 tã, bịch 44 tã… Khó khăn tiếp theo là các cửa hàng, cả online và offline thường không có đủ tất cả các cỡ tã cũng như loại bịch tã mà các mẹ muốn mua. Mẹ có thể đến siêu thị để mua các loại tã cỡ S, M, L nhưng lại không thể mua được tã size XL, có thể đến tiệm tạp hóa để hỏi mua loại bịch tã 56 miếng nhưng ở đó chỉ có bịch 44 miếng… Chỉ những trở ngại nho nhỏ này cũng đã đủ để gây khó khăn cho các mẹ trong việc lên ngân sách cho các loại tã.

Mua tã giấy tiết kiệm cho bé 2
Nếu tính tổng lượng tã giấy dùng trong 1 năm đầu tiên, mẹ sẽ ngạc nhiên trước con số mình thu được đấy!

Để xác định số lượng thích hợp, mẹ cần căn cứ vào mức độ phát triển của bé. Nếu bé mau lên cân, nhất là trong những tháng đầu tiên, mẹ không nên trữ quá nhiều tã, trung bình mỗi ngày bé cần từ 6 đến 10 tã, và chỉ trong vòng 1-2 tháng mẹ đã có thể thấy con chuyển từ size S sang M, hay thậm chí, L. Nếu mua tã bịch lớn, mẹ chỉ cần trữ mỗi size khoảng 3 bịch tã là đủ cho cả 1 tháng sử dụng.

Cụ thể, mẹ có thể ước lượng số tã trong 1 năm đầu như sau:

-4 tháng đầu:

  • Tã Newborn: 2 đến 3 bịch 72 miếng. Tuy nhiên, nhiều bé bỏ qua bước này và sử dụng ngay loại tã size S.
  • Tã size S: Khoảng 720 miếng, tương đương 12 bịch tã 60 – 68 miếng.
  • Tã size M: Khoảng 540 miếng, tương đương 4-5 bịch tã 60 – 68 miếng

-Từ 5 tháng, bé đi tiêu và tiểu điều độ, số lần đi trong ngày sẽ giảm nên lượng tã cũng vì thế mà giảm.

  • Size tã dao động từ M đến L tùy theo mức độ tăng trưởng của bé. Trung bình, số tã mà mẹ cần mua vào khoảng 25 bịch tã 60 – 68 miếng.

Một khía cạnh nữa cần xem xét là liệu mẹ sẽ cho con mặc tã cả ngày hay chỉ mặc ban đêm? Nếu chỉ đóng tã cho con vào ban đêm thì 1 bịch tã cỡ lớn (60 miếng) cũng đủ cho cả 1 tháng sử dụng rồi đấy!

[inline_article id=40091]

Xác định giá tốt

Trung bình, trong năm đầu tiên, một người mẹ sẽ chi khoảng 8,5 đến 10 triệu vào tiền tã, bỉm cho con. Đây là một khoản chi phí không nhỏ đối với một gia đình có mức thu nhập phổ thông. Chính vì vậy, việc chọn được loại tã có giá tốt và phù hợp với nhu cầu sử dụng là một bước không thể bỏ qua. Có rất nhiều cách để mẹ mua được các loại tã cho con với mức giá ưu đãi: Mua trong đợt khuyến mãi, mua với quyền ưu tiên cho thành viên của một hệ thống siêu thị, cửa hàng… Nhưng thật khó để xác định được một mức giá thực sự ưu đãi giữa hàng ngàn cửa hàng, các trang bán đồ cho mẹ và bé và những đại lý ở các tiệm tạp hóa.

[inline_article id=14055]

Thực tế, nhiều bà mẹ có kinh nghiệm nhận thấy việc kết thân với một cửa hiệu tạp hóa mà mình quen thuộc sẽ đem lại hiệu quả lớn hơn cả về mặt chi phí. Thông thường, các tiệm tạp hóa kiêm đại lý của các hãng bỉm tã sẽ có mức giá bán rẻ hơn nhiều so với giá in trên bao bì sản phẩm. Tất nhiên, những đợt khuyến mãi cũng là dịp không thể bỏ qua để “đón đầu” những sản phẩm ưa thích với giá thật tiết kiệm.

Tã bỉm vốn là người bạn không thể thiếu của các bé trong những tháng ngày đầu tiên, và việc đưa các khoản chi phí cho chúng vào trong bảng ngân sách hàng tháng sẽ giúp mẹ có được một cái nhìn bao quát, giúp tính toán chi phí chính xác và tiết kiệm được một khoản không nhỏ khi mua sắm cho bé yêu.

 

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tắm cho trẻ sơ sinh: Nguy cơ rình rập!

Một trong những nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất khi tắm cho trẻ sơ sinh là không bao giờ được để bé một mình trong nhà tắm mà không có sự giám sát của người lớn, dù chỉ trong tích tắc. Thậm chí dù mực nước chưa tới 3cm, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn có thể bị chết đuối. Do đó, trước khi tắm cho bé, mẹ nên chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết như  xà phòng, khăn tắm, bỉm sạch, quần áo sạch… Đặc biệt, nếu có chuông cửa hay điện thoại reo, mẹ nên bế bé ra ngoài, quấn khăn và đưa bé theo cùng.

Tắm cho trẻ sơ sinh
Chỉ cần mẹ sơ sẩy một chút, bé cưng cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng rất lớn

Ngoài ra, nếu muốn “biến” thời gian tắm thành khoảng thời gian vui vẻ và an toàn cho bé, mẹ nên lưu ý một số điều sau đây:

– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm lạnh, vì vậy, mẹ nên duy trì nhiệt độ phòng tắm trong khoảng 27-28°C

– Không nên đặt bé vào chậu tắm khi nước đang chảy nhằm tránh để cơ thể bé phải thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ liên tục của nước. Bên cạnh đó, việc nước liên tục chảy ra cũng có thể khiến con dễ bị ngợp.

– Do bồn/chậu tắm thường rất trơn trượt. Do đó, mẹ nên trang bị cho bé một miếng thảm tắm bằng cao su rồi đặt vào trong bồn/chậu để dễ “ổn định” chỗ ngồi cho bé và bé ngồi vững hơn. Các mẹ cũng cần mua thêm đồ bọc các thiệt bị cứng trong phòng tắm như vòi nước để lỡ đầu bé có đụng vào cũng đỡ đau hơn. Ngoài ra, với những phòng tắm được gắn cửa kính trượt, mẹ nên dùng loại kính cường lực, kính chất lượng cao cho yên tâm.

– Nước tắm cho bé không nên quá nóng, cũng không được quá nguội. Để kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho con, mẹ có thể dùng cổ tay hoặc mặt trong của khuỷu tay. Trẻ sơ sinh và trẻ ở độ tuổi biết đi thường sẽ thích nước tắm mát hơn người lớn chúng ta nghĩ.

– Mực nước “tiêu chuẩn” khi tắm cho trẻ sơ sinh chỉ nên từ 6 – 12cm

[inline_article id=14107]

– Với những bé đã biết ngồi, mẹ có thể “tậu” cho bé một cái ghế ngồi tắm để giúp bé ngồi vững hơn. Đồng thời, mẹ cũng không bị phí sức để giữ bé. Tuy nhiên, dù như vậy, mẹ cũng không được chủ quan, vì khi ngồi ghế, nguy cơ lật nhào hay bị vướng vào ghế cũng có thể xảy ra. Tốt nhất, mẹ vẫn luôn phải để mắt đến bé và ở ngay bên bé khi tắm.

– Dặn bé không được đứng lên trong bồn/chậu tắm.

– Sau khi tắm trong bồn/chậu xong, các mẹ có thể lấy nước sạch dội lại cho bé nếu muốn, miễn là đảm bảo cho khu vực mặc bỉm và nếp gấp da sạch sẽ là được.

– Xà phòng tắm và gội cho bé có thể làm cho da bé bị khô hay kích ứng nhẹ làm cho da ửng đỏ. Nếu dùng xà phòng tắm, nên chọn loại được sản xuất riêng cho trẻ em và chỉ cần một lượng nhỏ khi tắm thôi. Để tránh cho bé ngâm trong nước xà phòng quá lâu, lúc đầu, các mẹ có thể chơi và kì cọ cho bé với nước rồi sau đó mới dùng đến xà phòng tắm gội.

– Không nên dùng loại xà phòng bọt cho bé vì nó có thể gây kích ứng niệu đạo của bé và để lâu, nó sẽ làm cho bé bị nhiễm trùng đường tiểu.

– Nếu dùng máy nước nóng, các mẹ nhớ chỉnh nhiệt độ ở mức 37 độ C là vừa. Ở mức 60 độ C, nước có thể làm cho bé bị bỏng ở cấp độ 3, rất nguy hiểm.

– Không để bé chạm vào van nước, ngay cả khi bé chưa thể điều chỉnh được nó. Nếu bé cứ thường xuyên “tập luyện” điều này thì một ngày nào đó, bé sẽ làm được. Khi đó, áp lực của dòng nước có thể sẽ làm bé bị thương. Khi cho bé vào bồn/chậu /chậu tắm, các mẹ nên đặt bé ngồi quay lưng lại với vòi nước.

– Để các thiết bị điện như máy sấy tóc, máy kẹp/uốn tóc… cách xa bồn/chậu tắm của trẻ.

[inline_article id=32154]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

6 lý do để trì hoãn lần tắm đầu tiên cho bé

1. Duy trì lớp bảo vệ tự nhiên cho làn da bé

Khi còn trong tử cung, làn da bé được bao bọc bởi một lớp màng đặc biệt để bảo vệ cơ thể khỏi môi trường đầy nước xung quanh. Đây chính là lý do đầu tiên để trì hoãn việc tắm bé sơ sinh. Mẹ có thể dễ dàng nhận ra làn da của bé sơ sinh vẫn còn được phủ lớp màng có màu vàng nhạt hoặc màu kem này. Một số bé có lớp màng ngoài da rất dày, trong khi một số khác có lớp màng mỏng manh hơn. Ở những bà mẹ có thai già tháng, lớp màng này thường tiêu biến. Do đó, ở các bé sinh già tháng thường không nhìn thấy màng bao ngoài da, ngoại trừ ở một số nếp gấp ở tay, chân hay đùi.

Theo các nghiên cứu gần đây, lớp màng này có ích đối với chức năng miễn dịch, việc để lớp này tồn tại lâu hơn trên da bé giúp tạo ra một lớp bảo vệ trong thời gian chờ đợi hệ miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn. Ngoài tác dụng bảo vệ, lớp màng này còn giúp làm ẩm và mềm da bé.

2. Bé có thêm thời gian để “khám phá” mẹ và thế giới

Sau khi chào đời, bé muốn được ở gần mẹ càng nhiều càng tốt. Một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay là phương pháp kangaroo. Người mẹ đặt con lên ngực để sưởi ấm cho bé. Với phương pháp này, bé dễ dàng nghe được mẹ, ngửi mùi cơ thể của mẹ và cảm nhận được sự an tâm mà mẹ mang đến thông qua tiếp xúc làn da. Để bé ở gần mẹ cũng giúp kích thích sản xuất sữa mẹ và giúp bé dễ dàng thích ứng với sự chuyển đổi môi trường sống từ trong bụng mẹ ra ngoài. Vì vậy, mẹ không cần phải vội vã bế con đi tắm. Sự vội vã ấy có thể ảnh hưởng đến quá trình bé cảm nhận về mẹ và về cuộc sống xung quanh.

Tắm bé sơ sinh 1
Việc tắm bé sơ sinh không cần phải được tiến hành quá sớm

3. Giúp bé ổn định nhiệt độ cơ thể

Những em bé mới sinh vẫn chưa thể điều tiết tốt thân nhiệt. Mang bé đi khỏi mẹ và nhúng nước con quá sớm có thể khiến bé bị lạnh và khó điều chỉnh lại nhiệt độ cơ thể cần thiết. Ở bên cạnh mẹ trong lớp quần áo vừa đủ và nhận được sự sưởi ấm của mẹ là cách tốt nhất để giúp bé con duy trì được nhiệt độ cơ thể.

[inline_article id=94285]

4. Tránh tăng đường huyết và hoóc-môn stress

Nếu sớm bị tách ra khỏi mẹ chỉ để đi tắm, bé có thể sẽ khóc. Điều này làm cơ thể sản sinh một loại hoóc-môn gây stress để đáp ứng tình hình thực tế. Việc cơ thể phải làm việc căng thẳng hơn trong tình huống này cũng khiến bé dễ bị tuột đường huyết. Khi được ở bên mẹ đủ lâu, các cơ quan trong cơ thể bé có khuynh hướng thực hiện tốt chức năng của chúng hơn.

5. Tắm cùng với bố mẹ sẽ vui hơn nhiều

Bé sơ sinh thường muốn ở cạnh những người mà mình thân quen nhất. Vậy tại sao bố mẹ không để dành lần đầu tiên được tắm rửa đến khi về nhà nhỉ? Đích thân mình chăm chút cho con và làm cho lần tắm đầu tiên thật sự thú vị là một gợi ý tốt để bắt đầu những giờ tắm vui nhộn trong tương lai.

>> Chủ đề có liên quan từ cộng đồng:

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

3 điều mẹ cần tránh khi ở nhà chăm con

Ở nhà chăm con tưởng là nhàn hạ, nhưng chỉ phụ nữ mới biết là cực tới cỡ nào. Khi đi làm công sở chị em còn được diện đồ, makeup, giao tiếp với mọi người còn khi ở nhà chăm con thì bạn chỉ quanh đi quẩn lại từ nhà xuống bếp, từ bếp lên nhà, đầu bù tóc rối với việc bỉm, sữa, cơm, cháo, tắm gội cho bé. Vì vậy bạn rất dễ bỏ bê bản thân, dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, stress. Hãy cùng Marry Baby đi tìm bí quyết ở nhà chăm con sao cho con vẫn lớn khỏe mà mẹ vẫn vui và xinh đẹp mỗi ngày nhé.Ở nhà chăm con

Những khó khăn và thuận lợi khi bạn ở nhà chăm con

1. Những khó khăn

Với một số người, điều trở ngại nhất chính là sự cô đơn. Nếu bạn đã quen với những buổi cà phê tán gẫu, hẹn hò ăn uống với bạn bè, cuộc sống của bạn trước đây đang đầy sự hứng thú cùng mối quan hệ với nhiều đồng nghiệp trong công việc, thì thay đổi nhịp độ này sẽ dẫn đến buồn bực, chán nản.

Những người cha đồng ý ở nhà chăm sóc con lại càng cảm thấy như bị cách ly khi bạn thuộc vào số hiếm. Những bậc cha mẹ vốn không hài lòng khi bỏ lại công việc phía sau sẽ càng thấy đơn độc thêm.

Nếu như công việc từng là một phần quan trọng trong việc khẳng định bản thân thì bạn sẽ cảm thấy như mất đi chính mình. Lòng tự trọng của bạn sẽ bị ảnh hưởng khi không còn sự trân trọng của sếp và đồng nghiệp.

Không phải lúc nào ở nhà với trẻ cũng chỉ toàn niềm vui, thay tã và giải quyết một đống quần áo giặt ủi có thể sẽ chán và làm nản lòng bạn. Bạn sẽ cảm thấy khó tìm được cảm giác hoàn thành một nhiệm vụ hay sự thỏa mãn như khi đi làm. Ngoài ra, bạn có thể còn cảm thấy lo lắng rằng làm thế nào để lấy lại phong độ sự nghiệp sau khi nghỉ một thời gian.

Nếu bạn không phải chi khoảng vài chục triệu đồng hàng năm cho chi phí trông trẻ thì lựa chọn ở nhà lại lấy đi nguồn thu nhập hàng tháng của bạn. Nhiều gia đình có ba hoặc mẹ ở nhà nhận ra rằng họ cần chi tiêu cẩn trọng hơn và dành nhiều thời gian để săn hàng giảm giá hơn nữa. Bạn sẽ phải thay thế chuyến đi nghỉ mát ở khách sạn bằng một chuyến cắm trại đơn giản hay nấu ăn ở nhà thay vì thường xuyên ăn ở ngoài và lựa chọn phong cách sống đơn giản, bình thường hơn.

Bên cạnh đó, khi con đến tuổi tập đi, bé trở nên hiếu động và hướng ngoại hơn nữa, bé sẽ mất đi sự hòa nhập xã hội tự nhiên mà lẽ ra con sẽ có khi ở nơi trông trẻ hay các trung tâm chăm sóc khác. Một vài bậc cha mẹ chăm con ở nhà nhận ra rằng việc đem đến đủ sự khuyến khích, động viên để con lớn lên với các kỹ năng xã hội phát triển không bị thiệt thòi so với chúng bạn là cả một thử thách.

Cuối cùng, quyết định ở nhà chăm con hay không có thể sẽ tạo ra mối căng thẳng mới giữa hai vợ chồng nếu như người kia không ủng hộ suy nghĩ của bạn. Vì vậy, nên chắc chắn rằng bạn đã bàn bạc kỹ về những khó khăn với đối phương trước khi đưa ra quyết định quan trọng này.hormone thai kỳ

2. Thuận lợi

Khi quyết định ở nhà chăm con, bạn sẽ chắc chắn rằng con mình được chăm sóc lâu dài chứ không cần lo sợ người trông trẻ có thể sẽ nghỉ việc vào tháng tới. Bạn cũng trực tiếp giám sát việc chăm sóc con để đảm bảo môi trường nuôi dưỡng tốt và thoải mái nhất. Quan trọng nhất là bạn được chứng kiến mọi thứ “đầu tiên” của bé yêu, một điều vô cùng hãnh diện.

Đối với một vài gia đình, đôi khi sẽ tiết kiệm hơn khi ba hoặc mẹ ở nhà nuôi nấng con thay vì trả tiền chăm sóc cho các trung tâm bên ngoài. Nếu có thể ở nhà cùng con, bạn sẽ thấy việc này giúp giảm mức độ stress của bản thân. Ở nhà sẽ giúp bạn có thêm thời gian cùng con cái, chăm sóc nhà cửa và duy trì hạnh phúc gia đình.

Có nên nghỉ việc ở nhà chăm con?

Con là chung nhưng mang nặng đẻ đau là vợ. Vợ cũng phải là người ở nhà chăm con để chồng vẫn sống cuộc sống sáng đi làm với quần là áo lượt, vui những cuộc vui cùng bạn bè và về nhà đã có sẵn cơm ngon canh ngọt. Vậy mà nhiều ông chồng vẫn vô tư trả lời: Vợ chẳng làm gì cả, chỉ ở nhà chăm con thôi!

1. Vợ chẳng làm gì, chỉ ở nhà chăm con!

Có những đức lang quân trả lời câu hỏi của người khác mà vô tình làm tổn thương vợ. Ví dụ như: “Bà xã của anh giờ làm gì?” và người chồng trả lời: “Vợ anh chả đi làm ở đâu , suốt ngày chỉ ở nhà ôm con”.

Tuy nhiên người chồng không biết rằng, câu trả lời này đã vô tình khiến người vợ cảm thấy mình ít giá trị trong mắt chồng. Đâu phải đứa trẻ nào cũng lớn nhanh như thổi, không ốm, không bệnh và đâu phải bà mẹ nào cũng đủ mạnh mẽ để bỏ con cho người giúp việc và đi làm. Ở nhà chăm con cũng cả núi việc.

Ở nhà chăm con có đúng là chỉ đúng mỗi việc như cái cụm từ mọi người thường dùng để diễn giải? Đâu chỉ là chuyện con đói, con khóc, con ốm mà còn là hàng chục công việc không tên như đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, lo cơm tối chồng ăn gì. Không phải là 8 tiếng làm việc như trên công sở mà là 12 -16 tiếng, cho tới khi con ngủ mới được nghỉ ngơi. Nếu chỉ chăm con thôi tại sao lúc nào cũng đầu bù tóc rối, quần áo xộc xệch, mắt hốc hác vì thiếu ngủ?

Sau khi sinh, có lẽ điều ám ảnh nhất của phụ nữ ở nhà chăm con là phải trả lời những câu hỏi vô tình của mọi người: “Tại sao không đi làm?”, “Khi nào đi làm lại”. Trong suy nghĩ của nhiều người, việc người vợ ở nhà chăm con, không phải đi làm là sướng, vì đã không phải làm việc mà còn được chồng mang tiền về cho để quản lý.Học đàn Piano2

2. Nhất định phải đi làm để không mang tiếng ăn bám

“Chỉ ở nhà ăn với trông con mà sao để con ốm”. Đó là nhiều câu nói mà nhiều ông chồng/ mẹ chồng nói với vợ/ con dâu. Có ai lại muốn con ốm đâu. Vốn dĩ mọi người đã mặc định cái suy nghĩ đi làm kiếm tiền là vất vả, là có quyền được chỉ trích, lên án mà không đặt mình vào vị trí của người còn lại và không biết rằng trước khi có con, vợ mình cũng từng làm công việc kiếm ra tiền, đóng góp vào sinh hoạt chung gia đình.

Cái ý nghĩ ở nhà là ăn bám đã ăn sau vào tư tưởng. Chị em những lúc này càng cảm thấy tức và tủi nhục, đã khổ, hy sinh rồi mà còn mang tiếng ngửa tay xin tiền chồng.

Nếu vậy thì nhất định phải đi làm? Đi làm để tự chủ tài chính cũng là cách để chăm con hiệu quả hơn. Đi làm để tự tin đứng trước họ hàng hai bên tuyên bố “Tôi đi làm và tôi có thể kiếm tiền nuôi con”. Đi làm để từ bỏ ám ảnh muốn chồng đưa tiền phải xin xỏ, năm nỉ.

Đi làm sau sinh cũng là cách để giải tỏa những căng thẳng sau một thời gian dài chăm con, đi làm để thấy mình không thụt lùi so với xã hội và để được là chính mình.

3. Chăm con là công việc cao quý

Đi làm không phải để chứng tỏ điều gì, ở nhà chăm con cũng là một công việc đáng được trân trọng. Quan điểm chăm con là ăn bám hoàn toàn không nên. Với trẻ, 3 năm đầu đời là giai đoạn vàng để phát triển nền tảng tính cách và trí tuệ. Có bố mẹ ở bên là cần thiết.

Rất nhiều mẹ dù đi làm nhưng trong lòng vẫn luôn ngưỡng mộ chị em được ở nhà chăm con và bên con vì họ cũng khao khát được gần con, được tự tay chăm lo cho con nhưng điều kiện kinh tế không cho phép.

Có muôn vàn lý do để khuyến khích mẹ đi làm trở lại sau sinh nhưng không phải ai cũng đồng quan điểm đó. Cố mẹ muốn ở nhà chăm con vì với mẹ đó mới là điều quan trọng nhất. Dù là lựa chọn thế nào cũng vì con.Làm việc nhà

Bí quyết ở nhà chăm con vui khỏe

1. Tránh để con trở nên lười biếng và lệ thuộc

Mối quan hệ giữa mẹ và bé hoàn toàn không phải mối quan hệ giữa mặt trời và các hành tinh xung quanh. Trong khi các hành tinh không thể có sự sống nếu không có mặt trời, bé con cần được nuôi dưỡng khả năng tiếp nhận và xử lý vấn đề một cách độc lập. Tuy rằng người mẹ nào cũng muốn con cần mình song việc quá bảo bọc, chăm chút, dành toàn thời gian ở nhà của mẹ có thể dẫn tới việc các con không chịu “tự thân vận động” mà chỉ ỉ vào mẹ.

Nếu mẹ thấy nhóc tì không chịu tự xúc cơm, không tự mang dép thì đó cũng chính là lúc mẹ nên nhìn lại liệu cách mình chăm sóc con đã thích hợp chưa?

Thực tế, không bao giờ là quá sớm để dạy con những bài học về tính độc lập. Luôn có những việc nhà phù hợp với độ tuổi của các bé như tự cất đồ chơi, tự sắp xếp truyện tranh lên kệ. Và một khi đã giao việc cho con, mẹ nên tin tưởng vào bé và để con tự hoàn thành công việc. Mẹ không nên “cướp” đi quyền được phạm sai lầm và tự sửa chữa của con. Tự làm việc giúp cho bé cảm thấy mình có ích, có giá trị và là một phần của gia đình.

2. Tránh dùng quá nhiều thời gian chỉ để đáp ứng các nhu cầu của trẻ

Một đứa trẻ có hàng chục nhu cầu khác nhau và tất cả đều được người mẹ nhanh chóng phát hiện như bé đói, bé cần thay tã, bé cần ăn, bé cần uống nước, bé muốn thay áo sạch, bé cần được cắt móng tay. Chỉ chừng ấy thôi là đủ để người mẹ tiêu tốn hết quỹ thời gian của mình.

Nhưng điều đó không nói lên được sự kết nối cần thiết giữa hai mẹ con. Mẹ thử kiểm lại xem mỗi ngày mẹ có bao nhiêu phút để chơi đùa cùng bé, để cùng nhau cười thả ga với những trò nghịch ngợm hay cùng bị “hút” vào một câu chuyện kỳ thú trong một cuốn sách đầy những hình vẽ thú vị?

Chính chất lượng chứ không phải số lượng là điều mà mẹ cần đặc biệt quan tâm khi sử dụng thời gian bên cạnh con yêu của mình.Ở nhà chăm con

3. Tránh biến mình thành một bà mẹ “sư tử Hà Đông”

Để cho tất cả thời gian của mình bị tiêu tốn vào việc chăm con, các mẹ không còn cơ hội để chăm sóc kỹ cho bản thân mình. Không phụ nữ nào thích mình xấu xí, tuềnh toàng và mệt mỏi, kiệt sức nhưng thực tế là những vấn đề này luôn xảy ra với hội những bà mẹ ở nhà chăm con.

Tại sao lúc nào cũng có quá nhiều việc để làm như thế? Tại sao những thứ này lại bừa bộn như thế? Tại sao không ai chịu quan tâm và giúp tôi? Chỉ vì quên chăm sóc bản thân mình và cố gắng đi tìm sự hoàn hảo mà thôi, mẹ ạ. Cuối cùng, mẹ sẽ luôn kết thúc mọi việc bằng cách quát tháo ầm ĩ và càu nhàu suốt cả ngày.

Muốn thoát khỏi hình tượng này, mẹ nhớ chăm sóc bản thân thật kỹ càng bên cạnh việc dành tình yêu thương cho con và gia đình của mình nhé. Đừng bỏ qua những buổi gặp bạn bè, cà phê, mua sắm, làm đẹp vì chúng giúp mẹ giải tỏa tinh thần, nạp lại nguồn năng lượng để tiếp tục chăm sóc những người thân yêu nhất của mình đấy. Như vậy thì việc ở nhà chăm con mới là một hành trình ý nghĩa, hạnh phúc của mẹ và bé.

Marry Baby

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Nên và không nên khi đi thăm bé sơ sinh

Không nên: Đến thăm bé quá sớm

Sự có mặt của những vị khách trong phòng khi bố mẹ còn chưa kịp làm quen với vai trò mới của mình sẽ khó mà đem lại niềm vui, ngược lại, nó khiến các bố mẹ mới trở nên bối rối. Nên dành một vài giờ đầu tiên để cặp đôi gắn kết với con yêu đã nhé. Tuy nhiên, vào thời điểm này bạn có thể hỏi bố mẹ có cần giúp đỡ gì không.

Không nên: Đến thăm mà không báo trước

Bạn nên gọi để hỏi xem mình có tiện ghé thăm hay không. Các bà mẹ thường dành hết cả ngày để tập làm quen với việc cho con bú, thay tã hay bế ẵm, dỗ dành bé. Đừng biến mình thành một kẻ quấy rầy mang đến thêm phiền phức nhé.

Nên: Cởi bỏ dép và mang theo dung dịch rửa tay

Cơ thể của mỗi chúng ta chẳng khác nào một cỗ xe vận chuyển vi khuẩn. Dù bạn mới tắm, mới rửa tay đi chăng nữa thì chúng vẫn tiếp tục sinh sôi chỉ sau vài phút. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn đã cởi bỏ giày dép ở ngoài cửa và rửa sạch tay ngay trước khi bế bé.

Đi thăm bé sơ sinh
Rửa tay là cách sát trùng hiệu quả

Nên: Cẩn thận lời ăn tiếng nói

Bạn không thể biết được gia đình bé sơ sinh có kiêng cữ gì không, có cần phải nói một câu gì đó theo truyền thống trước khi bế bé… Ngay cả khi khén bé, bạn cũng nên mở đầu bằng: “Trộm vía…”. Có thể bạn thấy ngạc nhiên về điều này, nhưng ở rất nhiều gia đình vẫn tồn tại truyền thống đó. Ngay cả trước khi ra về, bạn cũng nên chào bé dù bé còn quá nhỏ để hiểu.

Nên: Hỏi ý bà mẹ trước khi muốn bế bé

Nhiều bà mẹ hiện đại rất đề cao vấn đề vệ sinh, nên sẽ hạn chế việc trao bé cho một người khác. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hỏi bà mẹ đó xem mình có thể bế bé không. Lưu ý rằng, bé sơ sinh rất nhạy cảm và việc bất ngờ bị một người lạ bế lên có thể khiến bé hoảng sợ.

[inline_article id=77145]

Không nên: Đi thăm bé khi sức khỏe không tốt

Đây là điều tối kỵ. Sức đề kháng của trẻ sơ sinh chưa tốt như người lớn. Nếu bạn đang hắt hơi, sổ mũi hay ho lụ khụ…, tốt nhất là ở nhà và gửi đến bố mẹ bé lời chúc mừng trên Facebook hay tin nhắn điện thoại.

Nên: Mang theo quà hay phong bao lì xì

Món quà dành cho bé mới sinh sẽ thay cho lời chúc phúc. Theo truyền thống, bạn còn có thể chuẩn bị một phong bao lì xì và để vào đó một ít hiện kim. Nếu bé còn có anh, chị thì bạn cũng nên chuẩn bị thêm một ít quà nữa để bé nào cũng vui.

Không nên: Chụp ảnh dù được bố mẹ bé đồng ý

Ánh sáng từ đèn flash của máy ảnh hoàn toàn không tốt cho mắt trẻ sơ sinh. Dù cho bạn có được sự đồng ý của bố mẹ bé, nên tránh việc đưa máy ảnh hay camera điện thoại ra trước mặt bé. Hãy để dành khoảnh khắc đó cho một dịp khi bé lớn hơn.

[inline_article id=61265]

Nên: Giúp đỡ bố mẹ bé khi cần

Phòng có bé mới sinh đôi khi rất bừa bộn. Bạn có thể giúp bố mẹ bé dọn dẹp hoặc đôi khi, bạn có thể đi chợ giúp cặp đôi bố mẹ đang còn bối rối dọn dẹp “bãi chiến trường” trong phòng họ.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi như thế nào thì đúng cách?

Để chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi một cách tốt nhất, mẹ nên đặc biệt lưu ý những điều sau đây.

1. Sự tăng trưởng của trẻ 3 tháng tuổi

Trẻ 3 tháng sau khi sinh, cân nặng và chiều cao của bé đã tăng hơn nhiều so với lúc mới sinh; cụ thể là tăng gần gấp đôi. Lúc này quần áo của con cũng bắt đầu chật và không thể mặc được nữa. Do đó, cha mẹ thường có cảm giác như con đang phát triển rất nhanh.

Vậy trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg và dài bao nhiêu cm là chuẩn? Mẹ hãy tham khảo bảng chiều cao và cân nặng của trẻ dưới đây.

chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi
Bảng chiều cao cân nặng trẻ em Việt Nam

Dựa theo bảng chiều cao cân nặng dành cho trẻ của Viện Dinh Dưỡng, cân nặng trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi ở mức tiêu chuẩn là:

  • Cân nặng: Bé trai từ 5 – 6,9kg và bé gái từ 4,7 – 6,2kg.
  • Chiều dài: Bé trai từ 58 – 63cm và bé gái từ 57 – 59cm.

Trong giai đoạn này, để có thể tiết kiệm chi phí quần áo của trẻ; cha mẹ chỉ nên mua vừa đủ số lượng phù hợp với chiều dài và cân nặng của bé. Vì bé đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc.

>> Xem thêm: Trẻ 12 tuần tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 3 tháng sau sinh

2. Khả năng phát triển của bé 3 tháng

Trẻ 3 tháng tuổi (12 tuần) biết làm gì? Trẻ 3 tháng tuổi đã đang và sẽ tiếp tục phát triển những kỹ năng vận động, cảm giác, giao tiếp,.. Để biết trẻ 3 tháng tuổi đã phát triển như thế nào, trong quá trình chăm sóc, cha mẹ hãy quan sát những điều sau:

2.1 Bước tiến về vận động 

  • Trẻ có thể đưa tay vào miệng.
  • Trong khi nằm sấp, bé đẩy cánh tay lên.
  • Trong khi nằm sấp, bé có thể nâng và giữ đầu.
  • Có thể di chuyển bàn tay từ khép lại thành mở ra.
  • Di chuyển chân và tay ra khỏi bề mặt khi bị kích thích.

2.2 Bước tiến về cảm giác

  • Thích nhiều dạng chuyển động khác nhau.
  • Bé có thể giữ đầu tập trung để xem mặt mẹ hoặc đồ chơi.
  • Trong khi nằm ngửa, bé cố gắng lấy đồ chơi đặt trên ngực.
  • Bé nhìn theo một đồ chơi di chuyển từ bên này sang bên kia.
  • Có thể lấy lại bình tĩnh khi được rung, vỗ về và nghe tiếng mẹ thì thầm.

>> Mẹ đọc thêm: Vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu – Có nguy hiểm không?

2.3 Bước tiến về giao tiếp

chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi
Trẻ 3 tháng tuổi biết hóng chuyện
  • Cười và biết ê a hóng chuyện.
  • Biết giao tiếp bằng ánh mắt
  • Quay đầu về phía âm thanh hoặc giọng nói
  • Yên lặng hoặc cười đáp lại âm thanh hoặc tiếng nói
  • Thể hiện sự quan tâm đến khuôn mặt của mẹ
  • Trẻ tạo ra nhiều dạng tiếng và nhịp khóc khác nhau để thể hiện nhu cầu của mình.

>> Mẹ xem thêm:

3. Cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi 

3.1 Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho bé

Đầu tiên mẹ nên biết cách chăm sóc nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 3 tuổi. Nhu cầu dinh dưỡng là điều cực kỳ quan trọng mẹ cần chú ý khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi.

Với trẻ 3 tháng tuổi, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng chủ yếu và quan trọng nhất với sự phát triển của trẻ. Thậm chí, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Trong trường hợp bất khả kháng, mẹ mới nên cho con uống sữa công thức.

Tần suất và lượng bú của bé 3 tháng tuổi:

  • Trẻ 3 tháng tuổi cần được mẹ cho bú khoảng 8 – 10 lần mỗi ngày.
  • Mỗi cử bú khoảng 80 – 120ml sữa.

>> Mẹ xem thêm: Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ theo từng tháng tuổi

3.2 Giữ cho trẻ ngủ ngon và sâu giấc

Giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi

So với trẻ 1 tháng tuổi, trẻ 3 tháng tuổi cần ít thời gian ngủ hơn, chỉ khoảng 15 tiếng/ngày. Bé thường ngủ từ 3 – 4 giấc ban ngày với mỗi giấc khoảng từ 1,5 – 2 tiếng. Vào ban đêm, trẻ có thể ngủ nhiều hơn là từ 10 – 12 tiếng.

Tuy nhiên, giấc ngủ của trẻ có thể không liên tục. Theo thống kê có 95% trẻ dưới 12 tháng tuổi có thể thức dậy ít nhất 3 lần vào mỗi đêm. Tuy nhiên, hiện tượng bé thức dậy vào ban đêm cũng là hoàn toàn tự nhiên và bình thường. Mẹ đã hiểu và hãy cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 3 tuổi thật tốt nhé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

[inline_article id=32613]

3.3 Chú ý đến vấn đề răng miệng

Sốt, chảy nước dãi, thường xuyên gặm nhấm đồ vật, quấy khóc, chán ăn là những triệu chứng điển hình khi trẻ 3 tháng tuổi bước vào giai đoạn mọc răng sữa. Lúc này, cha mẹ cần giúp con giữ vệ sinh răng miệng và chăm sóc toàn thân. Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời.

>> Mẹ có thể tham khảo: Phân biệt trẻ bị sốt mọc răng và sốt bệnh như thế nào?

3.4 Sử dụng những giai điệu quen thuộc 

Mẹ nào cũng thích hát, nói chuyện, đọc thơ hay chơi những trò chơi có từ ngữ, giai điệu với con như ú òa, tập tầm vông… Dù chưa hiểu hoàn toàn ngôn ngữ của mẹ, bé có thể cảm nhận được nhịp điệu, tiết tấu, đồng thời rất thích sự lặp đi lặp lại. Chính vì vậy, khi chăm sóc trẻ 3 tháng, mẹ đừng quên sự trợ giúp của âm nhạc, thơ ca, đồng dao… nhé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Có nên cho trẻ xem tivi khi bé được 3 tháng tuổi?

3.5 Giao tiếp chậm rãi với bé

Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi
Các bé 3 tháng tuổi đã bắt đầu hình thành một lịch trình riêng của mình

Với thiên thần đang hóng chuyện suốt ngày, mẹ nên tăng cường giao tiếp, nói chuyện với bé. Bố cũng thế. Mỗi khi trò chuyện cùng con, mẹ nên nói chậm, dùng nhiều ngữ điệu khác nhau. Điều này không chỉ khiến bé chú ý và cảm thấy thú vị, mà bé con còn đang học hỏi cách giao tiếp đấy mẹ ạ.

3.6 Mỗi ngày đều nên tập nằm sấp 

Khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi mẹ đừng quên cho con tập nằm sấp nhé. Cho con nằm sấp giúp bé tăng sức mạnh cho phần thân trên, đặc biệt là khi con nâng đầu và vai dậy. Mẹ đừng quên dành thời gian cho hoạt động thú vị này mỗi ngày nhé. Con sẽ mau biết lật hơn đấy.

[inline_article id=239117]

3.7 Chơi đồ chơi với bé

Với sự tò mò vô hạn của con về màu sắc và âm thanh thì những món đồ chơi đầu tiên như lục lạc hay sách vải chính là lựa chọn hoàn hảo. Bé đang luyện tập kỹ năng cầm, nắm và lắc, đập những món đồ này, đồng thời cũng không ngừng khám phá chúng bằng cách gặm, nhấm nháp. Mẹ sẽ thấy rằng con dường như chơi mãi không chán những món này.

Mẹ lưu ý, với độ tuổi này, những món đồ chơi bằng vải, mềm, rực rỡ và to bản là tốt nhất. Bé rất dễ bị thương nên không thích hợp với những món đồ chơi có góc cạnh, chất liệu cứng. Đồng thời, đồ chơi cần phải có kích thước lớn để tránh con ngậm vào miệng gây hóc, nghẹn.

>> Mẹ xem thêm: Top 15+ món đồ chơi cho trẻ sơ sinh không thể thiếu trong giai đoạn phát triển

3.8 Tắm cho bé đúng cách

Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi đúng cách
Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi đúng cách

Tắm cho trẻ sơ sinh đôi khi trở thành thử thách khó khăn. Mẹ có thể giúp con bớt sợ nước bằng cách luôn kiểm tra nhiệt độ nước sao cho bằng với thân nhiệt của bé, đồng thời tắm cho con thật nhẹ nhàng. Trước giờ tắm, mẹ nên massage để làm ấm cơ thể và tạo sự thoải mái cho bé.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng những miếng decal để dán tường phòng tắm giúp bé con cảm nhận những sắc màu xung quanh. Đồng thời, mẹ cũng nên chú ý chọn loại sữa tắm có độ pH cân bằng, tránh làm khô da con nhé.

4. Lưu ý khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi

  • Trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ nên lưu ý không nên để ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào mắt bé.
  • Massage cho bé khi cha mẹ có thời gian. Massage giúp bé dễ đi ngoài, hạn chế tình trạng táo bón.
  • Cha mẹ nên dành ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để giao tiếp, trò chuyện với con. Việc này giúp cho trẻ phát triển khả năng giao tiếp tốt hơn.
  • Trong giai đoạn này bé chỉ cần sữa mẹ. Thế nên, mẹ không cần pha thêm bất kỳ loại thực phẩm nào trong mỗi cữ bú của trẻ.
  • Mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống nước lọc khi con chưa đủ 6 tháng tuổi. Nhưng vẫn có thể dùng khoảng 30ml để tráng lưỡi cho bé.

Qua đây, hi vọng mẹ đã biết được sự phát triển và cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi là như thế rồi. Giai đoạn này là giai đoạn mà trẻ phát triển rất nhanh, nên cha mẹ hãy dành nhiều thời gian bên cạnh con; để không phải bỏ lỡ bất kỳ điều thú vị nào của con nhé.

[key-takeaways title=”Bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bé khóc lặng: Nguy cơ tiềm ẩn!

Bé khóc là nguyên do đâu? Khi gia đình có thêm một thiên thần nhỏ, bạn sẽ phải nghe rất nhiều tiếng khóc, thậm chí có khi nhiều hơn cả bạn tưởng. Trung bình một trẻ sơ sinh khóc 3 tiếng mỗi ngày, một số bé có thể khóc nhiều hơn thế. Theo sự phát triển, bé thường khóc từ khi 6-8 tuần tuổi, sau đó giảm xuống còn một tiếng mỗi ngày từ tuần tuổi 12 và ít dần đi.Bé khóc

Một trong những lý do mà bé khóc nhiều nhất là vấn đề liên quan đến tã (bỉm) của bé. Bạn cũng nên biết rằng một trong những cách để dỗ bé nín khóc hiệu quả nhất là một món đồ chơi phù hợp. Theo các chuyên gia, khóc chính là cách để các bé giao tiếp cho nhu cầu và sự thiếu thoải mái cần có sự can thiệp. Tuy vậy, việc tìm hiểu liệu thiên thần nhỏ của bạn muốn nói gì đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn và quan sát cẩn thận. Dù vậy, rồi bạn cũng sẽ giải mã được những âm thanh khác biệt mà cục cưng của bạn tạo ra, cũng như nhận định xem liệu bé của bạn thuộc loại khó chịu hay dễ tính bẩm sinh. Sau đây là một vài cách để giúp bạn xác định bé muốn nói gì.

Nguyên nhân khiến em bé khóc

1. Em bé khóc nhè khi đói bụng

Từ khi sinh ra cho tới khoảng 3 tuần tuổi, trẻ sơ sinh khóc phần lớn thường do đói. Cho bé bú và ôm bé vào lòng có thể khiến bé nín khóc ngay lập tức. Kiểu khóc khi bé đói có thanh độ thấp, có nhịp điệu, và lặp theo khuôn mẫu là khóc ngắn, ngừng chút, khóc ngắn, ngừng và cứ thế. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý các tín hiệu hình ảnh: một đứa bé bị đói sẽ há miệng, mút ngón tay hoặc dò dẫm tìm vú mẹ khi được bồng trên tay.

2. Khi bé mệt

Thường các bé rất dễ “khò khò” khi cảm thấy buồn ngủ, nhưng một số bé có thể khiến bạn phát cáu khi bạn cần làm rất nhiều hoạt động để dỗ bé vào giấc mộng. Tiếng khóc khi bé mệt mỏi là tiếng khóc có cường độ và âm thanh run run. Ngoài ra, khi bé mệt sẽ có động thái ngáp va dụi mắt. Bạn cần chú ý kỹ đến những gợi ý hình thể từ bé, tránh làm bé mệt quá sức do để bé hoạt động nhiều. Nên nhớ, bé càng mệt thì bạn càng tốn nhiều thời gian hơn để “hạ nhiệt” cho bé. Tốt nhất bạn hãy đưa bé vào nơi yên tĩnh và ẵm bé, đung đưa bé và xoa bụng hoặc bên hông bé. Bạn hãy nhìn bé để bé nhìn thấy bạn và cảm thấy an toàn. Trong trường hợp bé vẫn không nguôi sau những gợi ý trên, bạn hãy thử cho bé tắm nước ấm để thư giãn.

Bé khóc
Khi trẻ mệt mỏi cũng dễ quấy khóc

3. Bé muốn được ôm

Liệu các bé có khóc vì chúng muốn được ẵm? Chắc là có. Nếu bé ngưng khóc ngay khi được bế lên, rất có thể bé thèm được va chạm tiếp xúc da. Điều này rất dễ lý giải, trong suốt 9 tháng bạn mang thai, bé đã được ôm lấy trong tử cung suốt thời gian đó, rất có thể bé của bạn đang nhớ cảm giác gần gũi đó. Vì vậy nếu trẻ sơ sinh hay khóc đòi bế thì mẹ đừng lo lắng rằng nếu bế con nhiều thì sẽ làm hư bé nhé.

Một vài bé chỉ cần được ôm ấp và vuốt ve thật nhiều. Nếu bé của bạn là một trong số đó, hãy thử địu bé phía trước để giữ bé gần gũi trong khi bạn làm việc khác.

Tuy vậy, các bé thường có đòi hỏi khác nhau về thời gian được ôm ấp. Bạn cần nhớ rằng, khi bé khóc, thông điệp thường là bé muốn thay đổi điều gì đó. Có thể bé muốn được ôm hoặc nếu bạn đang ôm bé thì có thể bé muốn được đặt xuống và nằm một mình. Do vậy, bạn hãy thử thay đổi tình trạng của bé để xem bé có nguôi khóc hay không.

4. Bé bị lạnh hoặc nóng

Đừng tin vào nhiệt độ ở tay và chân bé, vì tay và chân bé thường lạnh. Để kiểm tra nhiệt độ bé, bạn có thể kiểm tra sau gáy của bé hoặc vùng ngực để kiểm tra nhiệt độ và chỉnh trang quần áo hoặc điều chỉnh nhiệt độ phòng của bé cho phù hợp. Bé khóc khi tay và chân ẩm ướt và đổ mồ hôi là dấu hiệu bé đang nóng, bé lạnh khi có dấu hiệu tay và chân bé hơi đổi xanh.

5. Bé muốn thay tã

Nhiều bé thật ra không quan tâm nhiều về tã bẩn như cha mẹ bé để tâm. Một vài bé ghét tã bẩn và sẽ cho bạn biết ngay khi bé muốn được thay tã, số khác lại không chú ý đến bất kỳ sự thiếu thoải mái nào. Dù thế nào đi nữa thì đây cũng là trường hợp rất dễ để kiểm tra và xử lý.

Bé khóc
khi muốn thay tã bé cũng khóc

6. Khi gặp căng thẳng bé hay khóc đêm 

Nếu bạn nhận thấy bé khó chịu bởi quá nhiều tác động môi trường như phòng quá sáng, những tiếng ồn ào, bị di chuyển bất ngờ, thậm chí bị đung đưa quá nhiều thì hãy xem xét lại những điều đó và điều chỉnh.

Cách làm giúp bé không khóc đêm là, những khi bé quấy khóc như thế, bạn hãy dỗ con bằng cách điều chỉnh môi trường xung quanh trẻ dịu hơn. Chẳng hạn như bạn giảm độ sáng của đèn, giảm tiếng ồn trong nhà xuống và nhẹ nhàng đung đưa bé trong vòng tay.

Các bé nhạy cảm cũng thường có xu hướng cảm thấy dễ chịu theo chuỗi công việc đều đặn hàng ngày. Bạn hãy thử lên kế hoạch giờ giấc hàng ngày đều đặn cho bé ăn, tắm, chơi và ngủ. Nếu bé dễ bị kích thích, hãy tập từng bước cho bé dần.

7. Bé cảm thấy buồn chán

Em bé 6 tuần tuổi có biết chán không? Câu trả lời là có. Nghiên cứu cho thấy, các bé hoạt bát có một ham muốn bẩm sinh được kết nối với người khác. Bé có thể “méc” cho bạn biết bé đang chán bằng tiếng khóc rền rĩ. Bé có lẽ chỉ muốn thấy bạn hoặc muốn thay đổi tình trạng hiện tại. Hãy thử những cách khác nhau để thu hút sự chú ý của bé như hát cho bé nghe, mở điện thoại di động hoặc chỉ đơn giản là chuyển bé sang một chỗ khác để bé có thể thưởng thức sự thay đổi cảnh vật.

8. Bé bị đau

Thường thì tiếng khóc lớn và có cường độ càng lớn thì khả năng cao là do bé bị đau chứ không phải vì đói hay mệt. Bạn cần kiểm tra liệu bé yêu có đang ở tư thế không thoải mái không. Hãy bảo đảm là bé không bị sụp xuống trên chỗ ngồi hoặc chân của bé không bị mắc vào giá đỡ. Nếu bé vẫn tiếp tục khóc, hãy thử cởi hết đồ trên người bé ra và tìm nguyên nhân gây khó chịu cho bé, chẳng hạn quần áo của bé có quá chật hay có tóc quấn vào chân hay ngón tay bé thiếu sự lưu thông?

Bé khóc
Khi bị đau trong người bé cũng khóc

9. Bé bị bệnh

Hầu hết các bậc cha mẹ đều bằng trực giác nhận ra được có điều gì đó không ổn với bé. Tiếng khóc em bé bị bệnh khác biệt với tiếng khóc mọi ngày lúc con khỏe mạnh là nghe yếu ớt hơn nhiều so với tiếng khóc khi đòi bú. Nếu bé thật sự không nguôi, ăn uống không bình thường, có vẻ thiếu sức sống hoặc có biểu hiện những dấu hiệu bệnh khác như sốt, ói mửa, tiêu chảy, bạn cần đưa ngay bé đến gặp bác sĩ.

10. Mẹ làm bé căng thẳng

Chăm sóc khi bé khóc rất dễ khiến bất kỳ ai cũng căng thẳng và bực dọc nhưng bạn phải biết là bạn nổi nóng chỉ khiến tình hình thêm tệ mà thôi. Bởi lẽ, bé nhận ra sự căng thẳng và tâm trạng nặng nề của bạn sẽ càng khóc thêm. Mẹ có thể nhận biết trẻ bị căng thẳng thông qua dấu hiệu bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên.

Hãy nhớ, một trong những cách tốt nhất để chăm sóc bé là chăm sóc bản thân bạn thật tốt: Ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ và tự nuông chiều bản thân bất cứ khi nào có thể. Đừng bao giờ ngần ngại giao bé cho chồng bạn, một người bạn, một người thân hoặc một người trông trẻ đáng tin cậy khi bạn cần nghỉ ngơi. Vẻ tươi tỉnh và vui vẻ của bạn sẽ đem lại cho bé yêu nụ cười.

11. Bé quấy khóc trước khi ngủ

Đây là nguyên nhân rất phổ biến và hầu như mẹ khó có thể thay đổi được thói quen này của trẻ. Có những em bé rất dễ đi vào giấc ngủ, song cũng có bé gắt ngủ khóc thét lên cho tới khi mệt lử mới có thể ngủ được.

Giải pháp cho mẹ là khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ mẹ nên bế bồng, cho con bú, ru con ngủ trước khi bé khóc hờn nhé.

Bé khóc
Bé khóc gắt ngủ

12. Bé đi nhà trẻ khóc nhiều

Tình trạng  bé đi nhà trẻ về khóc đêm hoặc bé khóc nhiều khi mới đi nhà trẻ cũng rất bình thường. Điều này là do con chưa thích nghi được với môi trường mới, tâm lý của trẻ cảm thấy lo sợ, căng thẳng xen lẫn cảm giác nhớ mẹ, nhớ nhà.

Để giúp bé đi học mầm non không nước mắt mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho con từ trước, tìm môi trường học tốt với giáo viên tận tâm cho con nhé.

Bé khóc lặng: Nguy cơ tiềm ẩn

Theo các bác sĩ khoa nhi, một cơn khóc lặng hay khóc ngất, lả người đi được định nghĩa là một tình trạng khóc bất thường, không có nguyên nhân rõ ràng ở một đứa trẻ khỏe mạnh. Trẻ thường có biểu hiện hít vào một hơi rồi nín lặng, không thở ra. Miệng trẻ há rộng như muốn khóc, nhưng không phát ra tiếng động. Thông thường, những cơn khóc dạng này sẽ làm co thắt các vùng cơ vùng hầu họng khiến trẻ lặng đi, tím tái người, thậm chí có thể giật nhẹ tay chân. Tất cả những trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi đều có nguy cơ gặp phải cơn khóc lặng này. Đặc biệt, 1-3 tuổi là giai đoạn các bé dễ khóc lặng nhất.

Các cơn khóc ngất có thể khác nhau về mức độ và tần xuất. Chúng có thể xảy ra thường xuyên vài lần mỗi ngày hoặc chỉ thưa thớt vài lần mỗi năm. Tuy các cơn này thường rất ngắn, chỉ kéo dài chưa tới 1 phút, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều di chứng cho sức khỏe, thậm chí gây tử vong cho trẻ.

1. Biểu hiện của cơn khóc lặng

Có 2 dạng khóc lặng và mẹ có thể phân biệt chúng dựa vào những đặc điểm sau:

♦ Cơn xanh tím: Thường xuất hiện khi trẻ bực bội hay tức giận chuyện gì đó, cơn khóc bắt đầu do thay đổi kiểu thở. Bé hít vào một hơi rồi nín thở, rồi trở nên xanh tím, nhất là khu vực quanh miệng.

♦ Cơn nhợt nhạt: Không phổ biến bằng cơn xanh tím, cơn nhợt nhạt xuất hiện do nhịp tim của trẻ bị chậm lại, và thường xảy ra khi trẻ bị đau đớn. Sau khi hít vào một hơi và nín thở, nhịp tim của trẻ có xu hướng chậm lại, da nhợt nhạt hơn, mồ hôi ra nhiều, và bé sẽ cảm thấy mệt hơn khi dứt cơn. Những bé từng có cơn nhợt nhạt thường có xu hướng bị ngất khi lớn lên.

Bé khóc
Bé khóc lặng

2. Làm gì khi bé có cơn khóc lặng?

  • Giữ bình tĩnh, thường những cơn khóc lặng sẽ nhanh chóng kết thúc. Việc mẹ hoảng loạn, la hét có thể khiến trẻ trở nên hoảng sợ hơn.
  • Đặt bé nằm nghiêng cho tới khi dứt cơn.
  • Không đưa bất kỳ vật nào, kể cả ngón tay vào miệng của bé. Trong trường hợp bé có biểu hiện co giật, mẹ có thể giữ đầu, tay, chân của trẻ. Tránh để những vật cứng, sắt nhọn làm con bị thương.
  • Không lay, lắc người hoặc hắt nước vào người bé
  • Đưa bé đi bác sĩ nếu khi ngờ bé bị chấn thương

3. Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?

  • Lần đầu tiên trẻ khóc lặng, mẹ nên đưa bé đi khám để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý liên quan đến tim mạch hoặc thần kinh.
  • Trẻ dưới 6 tuổi nếu khóc lặng cần được đưa đi bác sĩ ngay.
  • Những cơn khóc lặng xảy ra liên tục, nhất là những cơn xảy ra thường xuyên trên 1 lần/ tuần
  • Trẻ co giật, người cứng đơ kéo dài

[inline_article id=161126]

Bé khóc là một bản năng bình thường để thể hiện nhu cầu, cảm xúc của bản thân trong khi con không thể nói được. Tiếng khóc của em bé có thể cho mẹ biết được các nguyên nhân cụ thể vì sao con khóc, vì vậy việc nhận biết các dấu hiệu về tình trạng của trẻ từ tiếng bé khóc nhè vô cùng quan trọng để giúp mẹ chăm sóc con nhỏ tốt hơn đấy.

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Muốn nuôi con không phải cuộc chiến thì mẹ nào cũng nên biết điều này

Nuôi con bao giờ cũng là một cuộc chiến dài hơi tốn nhiều tâm sức, mồ hôi, nước mắt của bố mẹ. Song bạn vẫn có những bí quyết để khiến việc nuôi con trở nên dễ thở hơn. Mẹ hãy cùng Marry Baby đi tìm cách nuôi con ngay sau đây nhé.Nuôi con

Chuẩn bị tài chính để nuôi con

1. Hành trình các con số 

Nếu bạn đã có ngân sách nuôi con từ trước, bạn cần điều chỉnh nó một chút. Còn nếu bạn chưa để dành được chút nào, bạn cần làm ngay bây giờ. Có thêm 1 đứa trẻ sẽ tiêu tốn của bạn một khoản tiền kha khá. Bạn cần phải biết cân đối ngân sách và làm sao để tiết kiệm được tiền.

Mang thai là một thời gian tuyệt vời để chuẩn bị một số tiền tiết kiệm. Bạn có thể bắt đầu bằng các phương án: Tôi có thể chi tiêu ít hơn cho ăn uống bằng cách nấu ăn tại nhà. Tôi có thể bớt hẹn hò đi chơi lại vì lí do em bé. Tôi có thể xin được đồ dùng sơ sinh ở đâu trước khi quyết định mua sắm. Tôi có cần thuê người chăm em bé không. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của một số bà mẹ có con nhỏ để tìm lời khuyên.

2. Cân nhắc vấn đề ở nhà chăm con 

Có đủ khả năng có con là một chuyện. Lựa chọn để chuyển từ hai nguồn thu nhập vào một là một chuyện hoàn toàn khác. Nếu không thể nhờ ông bà chăm bé để đi làm, bạn có thể sẽ phải nghỉ ở nhà hoặc thuê người. Điều này cũng rút mất một khoản đáng kể trong thu nhập của bạn. Bạn cần xem xét và cân nhắc các yếu tố trước khi quyết định quạy lại làm việc.

3. Thử sống với chỉ một nguồn thu nhập

Điều tốt nhất bạn có thể làm nếu bạn muốn bỏ công việc để ở nhà với em bé của bạn là tập sống bằng một nguồn thu nhập trước. Lý tưởng nhất là bạn nên làm như vậy cho toàn bộ thai kỳ của mình và gửi tiết kiệm nguồn thu nhập thứ hai. Vào thời điểm có em bé, bạn sẽ biết làm thế nào để sống bằng một ngân sách eo hẹp (hoặc biết rằng bạn không thể làm điều đó) và bạn sẽ phải tiết kiệm được một khoản đáng kể để dùng tới nếu cần thiết.

4. Suy nghĩ về việc tham gia hội nhóm 

Ngay thời gian mang thai, bạn có thể nên suy nghĩ đến việc tham gia vào hội nhóm các bà mẹ. Không chỉ học hỏi được nhiều kinh nghiệm chăm sóc bé mà bạn còn có thể tìm được vài thứ hay ho cho em bé với giá rẻ. Cũng có những hội trao đổi đồ để bạn tham gia và tiết kiệm được kha khá những khoản mua sắm cho con. Vì hầu hết em bé dùng đồ rất nhanh chật và phải thay mới. Đặc biệt, những thứ đắt tiền như nôi, cũi, xa đẩy, ghế rung, ghế ăn các bé chỉ dùng trong thời gian ngắn và bạn có thể mua thanh lý để tiết kiệm chi phí.

 

Nuôi con mẹ nên lường trước những điều gì?

 

1. Mẹ thường sinh sớm 

Trước khi nghĩ đến chuyện nuôi con, các mẹ sinh đôi cần phải vượt qua thử thách đầu tiên như nguy cơ sinh non. Tuy mang thai đôi không phải là vấn đề to tát với các bà mẹ hiện đại, nhưng các mẹ thường có nguy cơ tiền sản giật cao hơn, nguy cơ tiểu đường thai kỳ và bên cạnh đó là sinh con sớm hơn ngày dự sinh. Khoảng 60% các mẹ sinh đôi thường sinh sớm hoặc sinh non. Thời gian mang thai trung bình của các mẹ sinh đôi thường là 35 tuần.

Điều này đồng nghĩa với việc các mẹ bầu cần được theo dõi cẩn thận trong thai kỳ. Nếu bé sinh non trước tuần thứ 28 hoặc có cân nặng lúc sinh thấp, bé sẽ được chăm sóc đặc biệt trước khi có thể được về nhà cùng mẹ.

2. Mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh

Những ngày đầu chăm con luôn thật vất vả, nhất là khi đó là một cặp sinh đôi. Bố mẹ của các cặp sinh đôi thường phải thức nhiều hơn, ít nhất là trong vài tháng đầu tiên cho đến khi các bé tự làm quen với giờ giấc sinh hoạt nhất định. Trong khi đó, mẹ thường phải vất vả khi cho con bú, tắm rửa, thay tã và dỗ con ngủ gấp đôi những người mẹ chỉ sinh một bé.

Mệt mỏi, kiệt sức dễ làm các mẹ sinh đôi có khuynh hướng trầm cảm sau sinh cao hơn. Vì vậy, mẹ nên tranh thủ sự giúp đỡ của tất cả người thân trong gia đình hay bạn bè khi có thể.

3. Nhưng tương lai sẽ “dễ thở” hơn

Tin tốt cho mẹ: Nuôi dạy các cặp sinh đôi không khó khăn mãi mãi. Mẹ sẽ vất vả khoảng 3 năm đầu tiên, sau đó các bé đã tự lập hơn một chút, có thể tự chơi với nhau. Mẹ có thể cho các con học cùng trường, cùng lớp để tiện đưa đón. Những nhóc sinh đôi thường có cùng sở thích và mối quan tâm, nên mẹ có thể đưa các bé cùng đi xem phim, cùng đi uống trà sữa. Buổi tối, mẹ cũng chỉ cần đưa hai con lên giường ngủ cùng một lúc và kể cùng một câu chuyện cổ tích.

4. Mẹ có 2 đứa con giống hệt nhau

Các cặp song sinh cùng trứng thường giống hệt nhau và bố mẹ đôi khi cũng khó phân biệt được hai bé. Thường thì các thai song sinh sẽ có chung một túi ối và nhau thai, nhưng một số thì lại có 2 túi ối và 2 nhau thai riêng biệt. Sự thực là, đa số các cặp song sinh cùng trứng có cùng bộ ADN.

5. Hai bé có mối liên hệ tuyệt vời

Những bé song sinh cùng giới thường có mối liên hệ mạnh mẽ nhưng không nhất thiết hai bé có đặc điểm hoàn toàn giống nhau. Một bé có thể hướng ngoại hơn, trong khi một bé lại hướng nội. Nếu còn là trẻ sơ sinh, mẹ sẽ thấy hai bé có ngôn ngữ của riêng mình và thường bắt chước tiếng bập bẹ của nhau. Hai bé có thể cãi nhau, đánh nhau suốt ngày nhưng lại không chịu ở xa nhau.

6. Không phải “chiến tranh” giữa các bé luôn xấu

Chuyện cãi cọ giữa hai nhóc cùng một tuổi là không thể tránh khỏi. Đôi khi, đó lại là điều tốt. Chẳng hạn, một bé tỏ ra thành thạo hơn khi được dạy đi toilet sẽ khiến bé còn lại cũng cố gắng để làm tốt hơn. Mẹ cần lưu ý, quá nhiều tranh giành sẽ không phải là điều tốt. Mẹ cần theo dõi và bồi dưỡng cho thế mạnh riêng của mỗi bé. Ngoài ra, những khoảng thời gian dành riêng cho từng bé cũng rất cần thiết để nuôi dưỡng cá tính và sự độc lập.

7. Mẹ sẽ băn khoăn giữa thiên hướng tự nhiên và nỗ lực nuôi dạy

Nếu là cặp song sinh khác trứng, mẹ sẽ thấy rằng nuôi dạy các con cũng giống như mọi gia đình bình thường khác. Nhưng khi có một cặp song sinh cùng trứng, đôi khi mẹ sẽ tự hỏi nên để các bé phát triển theo thiên hướng tự nhiên mọi thứ giống nhau hay cố gắng nỗ lực dạy dỗ các bé theo những gì mẹ thấy cần thiết. Thực ra, những nghiên cứu đã ghi nhận, mỗi anh chị em trong cặp song sinh cùng trứng được nuôi dạy ở môi trường khác nhau thì sẽ có tính cách khác nhau. Vì vậy, mẹ hãy tự tin với quyết định của mình khi cảm thấy cần “uốn nắn” các bé nhé.

Bí quyết nuôi con của Ốc Thanh Vân

Trong showbiz Việt, có lẽ Ốc Thanh Vân là một trong những bà mẹ cừ khôi nhất. Một nách hai con nhưng Ốc vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, vừa đi diễn, vừa tự tay chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ cho con. Trò chuyện với Ốc, chỉ thấy cô say sưa “tám” không ngớt về hạnh phúc của việc nuôi con, trong đó đặc biệt là cậu cả Cola rất lém lỉnh và hoạt bát.nuôi con

Coca không chỉ cao lớn hơn các bạn cùng tuổi mà còn rất ra dáng “người lớn”, nói năng chững chạc và lý sự nữa. Vân nuôi con khéo quá!

Thật ra Vân mang bầu và sinh Coca trong tâm thế của người phụ nữ mới làm mẹ lần đầu, vừa háo hức, vui mừng, vừa hơi hoang mang, lo sợ một chút. Vì vậy mà khi Coca ra đời, mọi sự quan tâm, chăm sóc Vân đều dồn hết cho con. Vân cũng chỉ học tập kinh nghiệm của các chị em đi trước là chính, chỉ khác là Vân nuôi con thuận theo tự nhiên lắm. Có những quy tắc con phải nghiêm túc tuân theo nhưng cũng có những việc chẳng theo quy tắc nào cả, cứ để tự nhiên thôi.

Khi Coca mới tập đi, Vân cho con đi chân trần để con được tiếp xúc với mặt đất một cách bản năng nhất. Khi Coca bắt đầu biết màu sắc và quan sát các vật xung quanh, Vân cho con chơi với những khối hình đa dạng, đầy màu sắc và những trò chơi lắp ghép. Coca cực kỳ hiếu động nhưng ghi nhớ rất giỏi, thế nên câu chuyện gì ba mẹ đã kể một lần là lần sau Coca sẽ kể lại được gần như trọn vẹn.

Vân cũng đặt ra cho con vài nguyên tắc bắt buộc như tự sắp xếp đồ chơi sau khi chơi, lau bàn, lấy đồ phụ mẹ. Khoảng một năm trở lại đây, khi Vân bắt buộc phải “chia sẻ” sự quan tâm và tình cảm của mình cho em của Coca – bé Cola, Vân lại cảm thấy vui hơn vì nhận ra Coca trưởng thành và tự lập hơn rất nhiều.

Nếu dùng một từ thật ngắn gọn nhưng súc tích để miêu tả tính cách Coca, đó sẽ là từ gì?

Có lẽ là “ông cụ non”. Ngày nào Coca ở nhà, là mẹ Vân phải chuẩn bị tâm lý “hết sức bình tĩnh” vì đó sẽ là một ngày rất dài để trả lời liên tục những câu hỏi “tại sao” của “ông” ấy. Coca hỏi không ngừng, từ những điều đơn giản nhất đến những điều khó trả lời nhất. Có khi anh chàng còn hỏi những câu mà mẹ đã trả lời rất nhiều lần rồi. Mỗi lần như vậy, như chợt nhận ra mình đã hỏi rồi, anh chàng lại tự động trả lời y như lời mẹ.

Mà đâu chỉ vậy, Coca hiếu động lắm, chẳng lúc nào yên chân yên tay, mọi thứ xung quanh nhà đều nằm trong danh mục muốn khá và phá. Mỗi lần khám phá ra thứ mới, cu cậu luôn kèm theo hàng loạt câu hỏi “tại sao” cho mẹ. Những lúc như thế, tuy mệt nhưng Vân lại rất vui vì con đang lớn và học hỏi được rất nhiều.Nuôi con

Dinh dưỡng là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với trẻ, nhiều bậc cha mẹ gặp vấn đề nan giải với việc chọn sữa, thay đổi sữa, bột ăn dặm cho con nhưng kết quả không phải lúc nào cũng như ý. Trong quá trình nuôi Coca, Vân có gặp những vấn đề này không?

Có chứ, lúc đầu Vân cũng rất băn khoăn không biết mình chọn gì cho con là tốt nhất. Nhưng khi được bác sỹ dinh dưỡng tư vấn và tìm hiểu thông tin thêm trên mạng, Vân hiểu điều tốt nhất cho con chính là nguồn dinh dưỡng hỗ trợ con xây dựng hệ tiêu hóa khỏe. Bởi khi tiêu hóa tốt nghĩa là có hệ miễn dịch tốt và hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết khác, giúp con có cơ hội phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.

Vân luôn tin rằng với việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, chú trọng đến các thực phẩm có chứa Probiotics nhằm hỗ trợ hệ tiêu hóa, sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, là nền tảng để con khỏe mạnh và lớn khôn. Theo Vân khi nuôi con nói chung và chọn sữa cho con nói riêng là phải đảm bảo yếu tố tiêu hóa tốt, không cần con phải tăng cân quá nhanh, không ép buộc con ăn theo ý mình, quan trọng nhất vẫn là con khỏe mạnh, nhanh nhẹn.

Nestle NAN Kid 4 – Thức ăn công thức dinh dưỡng (sữa bột công thức) dành cho trẻ từ 2-6 tuổi, bổ sung hơn 100 triệu vi sinh vật có lợi PROBIOTICS Bifidus BL® giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe và tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ luôn phát triển khỏe mạnh mỗi ngày. Đồng thời còn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như: DHA, axit Linoleic (Omega 6, ω 6, LA), canxi, vitamin D, sắt, kẽm, vitamin B1, B2, B6, B12 bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của bé hằng ngày để giúp cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé.

 

Nuôi con 3

Câu chuyện nuôi con 6 năm đầu đời tổn “nửa tỷ chứ bao nhiêu” gây dậy sóng

Một mẹ bỉm sữa gần đây đã chia sẻ danh sách chi tiết các món đồ cần mua, khoản tiền cần phải chi để nuôi con chỉ lên 6 tuổi mà thôi. Con số được tổng kết lại lên tới 551.863.000 đồng. Đó là một số tiền không hề nhỏ so với tài chính của nhiều gia đình trẻ.

Dù chưa vượt cạn nhưng một mẹ bầu đã dự kiến bảng chi phí nuôi con 6 năm đầu đời. Bà mẹ 3 con – MC Minh Trang chính là người đã chia sẻ hình ảnh này. Một lần nữa khiến cộng đồng chị em bỉm sữa “dậy sóng”.

Nuôi một em bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 1 năm đầu đời, không thuê người giúp việc, cho bé đi học đúng tuổi và học trừng công liệu có lên tới con số 551.863.000 đồng cho 6 năm đầu đời hay không?Nuôi con 4

Mẹ bỉm sữa nổi tiếng MC Minh Trang bày tỏ quan điểm

“Mình vẫn biết có không ít gia đình nếu cũng lập bảng kê như thế này, con số có thể gấp cả chục lần, nhưng mình cũng nghĩ ngay cả với nhiều gia đình ở thành thị, con số nửa tỉ đồng cho 6 năm đầu tiên này cũng là cả một sự đắn đo và cố gắng, chưa kể những khu vực khác.

Nhìn danh sách chi tiết, cảm giác như bạn ấy đang bê nguyên một siêu thị Mẹ và bé về nhà.

Mình hiểu khi có con đầu, nhất là lúc chưa sinh, bước vào cửa hàng đồ trẻ con, như bước vào một thế giới diệu kỳ, cái gì cũng thấy cần thiết (nhất là khi còn chưa có kinh nghiệm để biết đồ gì cần, đồ gì không). Sợ rằng chỉ thiếu 1 món thôi, con sẽ không khỏe, con sẽ không phát triển tư duy, con sẽ không được như những đứa trẻ khác đồng trang lứa.

Nhưng thực tế, nếu cứ mua theo suy nghĩ như vậy, sẽ có rất nhiều món bé không sử dụng, dẫn đến lãng phí. Chưa kể, có nhiều món không tốt và chưa chắc phù hợp cho bé”.

Diễn viên Tú Vi dù mới lần đầu làm mẹ bỉm sữa nhưng cũng có quan điểm rất rõ ràng:

“Bỏ ống heo bao nhiêu để nuôi con? Nhiều người cứ bảo “Nhiều tiền thì tiêu nhiều, ít tiền thì tiêu ít”. Nhưng Vi thấy câu này đã xưa rồi.

Phải nuôi con mới biết có hàng trăm khoản phải tiêu, phát sinh ngoài ý muốn nhưng chẳng mẹ bỉm sữa nào nỡ cắt bỏ. Nhiều bạn khi thấy Vi mua sắm nhiều thường hay khuyên là nên tiết kiệm, thấy người ta có mua sắm cho con nhiều đến vậy đâu. Nhưng thật tình, Vi chỉ muốn nói một câu “Có con rồi thì biết.

Ví dụ như bảng chi tiêu này, nhiều người nói là quá tay, nhưng bản thân Vi là người mẹ, chắc chắn không muốn Cún thiếu mất khoản nào và thấy rằng nó hoàn toàn hợp lý. Nếu Vi mà soạn bảng chi tiêu cho Cún, ắt hẳn dài gấp mấy lần, viết mấy trang A4 cũng không hết.Nuôi con

Nếu cứ giữ suy nghĩ nuôi con tốn kém, cần tiết kiệm mà con mình chịu thiệt thòi thì Vi thấy tội nghiệp lắm. Muốn chăm con cho tốt, muốn con khỏe mạnh thì không thể quá tính toán, Vi luôn sẵn sàng bỏ thêm tiền để sử dụng những sản phẩm chất lượng nhất.

Thú thật từ lúc Cún còn chưa ra đời, Vi đã trở thành mẹ bỉm sữa nghiện sắm đồ cho con. Vi nghĩ, tuổi thơ con chỉ có một lần, tại sao không dành cho con những điều tốt nhất!

Giờ lỡ có ai nhìn vào mà đánh giá thế này thế nọ thì chắc Vi cũng chịu, con mình thì mình phải thương thôi chứ biết sao giờ.”

MC Minh Trang chỉ muốn kết luận lại rằng: “Cuối cùng, thứ đắt nhất trong suốt những năm tháng tuổi thơ của con trẻ, lại không phải là thứ mua được bằng tiền, không thể quy được ra tiền để tổng hợp vào bảng chi phí như thế nào, đó chính là thời gian của bố mẹ

Thứ này đắt hay rẻ, khan hiếm hay dồi dào đều là từ quyết định của chính chúng ta! Mua cho con thật nhiều đồ chơi đắt tiền nhưng lại chẳng có thời gian chơi cùng con, mới là điều tồi tệ nhất, hơn cả việc con chẳng có thứ đồ chơi nào, nhưng lại có bố mẹ ở bên!”.

Mẹ có cùng quan điểm với 2 bà mẹ nổi tiếng này không?

Nuôi con chưa bao giờ là việc dễ dàng, vì vậy mẹ càng nên trang bị cho mình nhiều kiến thức để hỗ trợ cho việc chăm sóc, nuôi dạy bé từ giai đoạn con chào đời cho đến khi trưởng thành. Marry Baby hy vọng bài viết sẽ hữu ích với mẹ.

Marry Baby

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chăm trẻ 5 tháng tuổi: Không hề đơn giản!

1/ Tiếng khóc của bé

Chưa biết nói và khóc vẫn là cách giao tiếp cơ bản của bé với các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, khác với trẻ sơ sinh, trẻ 5 tháng tuổi đã “láu cá” hơn một chút. Ngoài mục đích bày tỏ nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ của mình, bé bây giờ đã biết sử dụng việc khóc như một “chiêu” để thu hút sự chú ý của mẹ.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, bé cũng bắt đầu “biết sợ”, thậm chí khóc thét khi gặp một người lạ nào đó. Với những trường hợp này, mẹ nên chủ động xoa dịu bé bằng cách ôm ấp và nhẹ nhàng thủ thỉ để giúp bé bình tâm lại. Để chăm sóc trẻ 5 tuổi, mẹ cần thêm rất nhiều kiên nhẫn và sự thấu hiểu.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi
Trẻ 5 tháng tuổi đã biết sử dụng việc khóc như một “chiêu trò” để thu hút sự chú ý của mẹ

2/ Dinh dưỡng cho trẻ 5 tháng tuổi

Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính và đáp ứng hầu như tất cả nhu cầu trong ngày của trẻ. Tuy nhiên, một số trẻ 5 tháng tuổi đã có thể ăn dặm hoặc đơn giản là bé thích thú với việc “gặm nhấm” một thứ gì đó trong miệng của mình. Trong những trường hợp này, mẹ có thể cho trẻ ăn một ít cháo, hoặc bột pha loãng, nhưng nhớ chỉ 1 lần/ ngày thôi mẹ nhé!

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời để bảo đảm bé cưng nhận đủ những lợi ích mà sữa mẹ mang lại. Nhưng nếu sữa mẹ không đủ hoặc muốn bổ sung thêm dưỡng chất cho trẻ, mẹ nên lựa chọn sữa công thức. Vì sữa công thức thường có thành phần gần giống với sữa mẹ nên trẻ sẽ dễ hấp thụ hơn, đồng thời cũng hạn chế nguy cơ dị ứng cho bé. Bé 5 tháng có thể sẽ cần khoảng 5 bình sữa mỗi ngày, nhưng với trẻ có sức ăn lớn, mẹ có thể cần cho bé uống thêm.

[inline_article id=84524]

Lưu ý khi cho bé uống sữa:

– Do hệ tiêu hóa còn khá non nớt, trẻ 5 tháng tuổi vẫn chưa thể tiêu thụ sữa bò hoặc các loại sữa tươi.

– Khi pha sữa cho bé, mẹ nên chú ý lượng nước và bột sữa tiêu chuẩn trên bao bì, tránh tự ý thêm nước hoặc thêm lượng bột. Nên dùng loại muỗng chuyên dụng có sẵn trong hộp sữa.

– Không nên đun nóng sữa hoặc cho bé uống sữa kèm với những thực phẩm khác.

– Bé 5 tháng tuổi đã biết khi nào đói bụng cần uống sữa và khi nào ngậm ty chỉ để … cho vui. Vì vậy, đừng quá thúc ép con, mẹ nhé!

[inline_article id=79007]

3/ Giấc ngủ của bé

Trẻ 5 tháng tuổi đã có thể bắt đầu có một lịch trình ngủ- thức đều đặn. Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để mẹ thiết lập thói quen ngủ đêm cho bé. Trước khi cho bé lên giường ngủ, mẹ có thể tắm cho bé, đọc sách hoặc hát một bài dân ca. Dần dần, những việc này sẽ trở thành một dấu hiệu, cho bé biết được giờ ngủ của mình sắp đến và chuẩn bị tinh thần “lên thớt”.

Có thể ngủ một giấc dài từ 6-8 tiếng mỗi đêm, nhưng trẻ 5 tháng tuổi vẫn cần 2- 3 giấc ngủ ngắn ban ngày để phục vụ đủ nhu cầu giấc ngủ từ 14-15 tiếng/ ngày. Tuy nhiên, theo thống kê, có khoảng 1/3 trẻ em không được ngủ đủ thời gian cần thiết, và việc này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan: