Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Làm sao để mẹ thay tã cho bé đúng cách? Điểm danh 6 lỗi cơ bản mẹ hay mắc phải

1/ Không thay tã thường xuyên

Nhiều mẹ chủ quan để bé mặc tã cả ngày mà không biết con yêu sẽ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh ở vùng kín và làm ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng. Vậy mẹ có biết khi nào nên thay tã cho trẻ sơ sinh chưa?

Thông thường, bé cần được thay tã mỗi 4 tiếng 1 lần, cho dù bé có cho ra “sản phẩm” hay không mẹ nhé! Trong những tháng đầu sau khi sinh, khoảng cách giữa những lần thay tã cho bé thậm chí còn ngắn hơn, chỉ khoảng 2-3 tiếng đồng hồ. Đặc biệt, nếu bé đi đại tiện, mẹ nên thay tã ngay, không cần phải chờ “đủ” 4 tiếng.

Viêm nhiễm, hăm tã, rôm sảy có thể “ghé thăm” bé ngay nếu mẹ để bỉm quá lâu và không thay tã cho bé đúng cách trong một khoảng thời gian dài. Kể cả những miếng tã trắng tinh nhưng đã sử dụng trong nhiều tiếng, mẹ vẫn nên thay tã mới để đảm bảo vệ sinh cho bé.

Thay tã cho bé đúng cách
Không chỉ các mẹ, các ông bố cũng cần được “phổ cập” lại để thay tã cho bé đúng cách

2/ Mặc tã 24/7 không nằm trong những bí quyết thay tã cho bé đúng cách

Không có thời gian “thở”, da của bé sẽ bị bí bách, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm đỏ, nổi rôm sảy gây khó chịu cho bé. Vì vậy, muốn bảo vệ da của bé, mỗi ngày, mẹ nên cho con “thả rông” vài lần để vùng da thường xuyên mặc tã được thông thoáng.

3/ Dùng phấn, kem dưỡng, tinh dầu… trước khi mặc tã

Để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm và hăm tã cho trẻ, đa phần các mẹ sẽ bôi một lớp phấn mỏng hoặc kem dưỡng trước khi cho bé mặc tã. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu gần đây, chính những lớp phấn này lại là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị hăm tã hơn. Để thay tã cho bé đúng cách, mẹ nên vệ sinh da của bé với nước ấm và lau khô trước khi mặc cho con “vệ binh” này. Nếu muốn dùng phấn, mẹ chỉ nên thoa một lớp mỏng ở lưng và mông. Đặc biệt, nhớ lau thật khô da bé trước khi thoa phấn để tránh không để phấn bị vón cục, mẹ nhé!

[inline_article id=39983]

4/ Dùng tã không đúng kích cỡ

Không giống như suy nghĩ của nhiều mẹ, mặc tã lớn hơn một size sẽ không giúp bé thoải mái hơn mà ngược lại sẽ khiến bé vận động khó khăn hơn. Bên cạnh đó, nguy cơ bị tràn ra ngoài nếu bé “đi nặng” cũng sẽ cao hơn rất nhiều.

5/ Kéo dài thời gian “tạm biệt”

Theo thống kê, khi được 18 tháng tuổi, hầu hết các bé đã có khả năng kiểm soát bàng quang của mình, và có thể nói “tạm biệt” với các loại tã giấy, tã vải. Một số bé chậm hơn, và mẹ có thể phải chờ đến khi bé được 2 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, nếu bé đã được 3 tuổi, và bắt đầu đi mẫu giáo, mẹ không nên cho bé mặc bỉm nữa đâu nhé!

[inline_article id=33541]

6/ Không chú ý “xuất thân”

Với trẻ nhỏ, tã là thứ thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với da của bé. Vì vậy, mẹ nên chọn lựa những loại tã có nguồn gốc rõ ràng, từ những thương hiệu có uy tín. Tránh sử dụng những loại tã không rõ xuất xứ, không hạn sử dụng. Mẹ thay tã cho bé đúng cách sẽ hạn chế nguy cơ dị ứng, nhiễm trùng da, ung thư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bé yêu.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

“Công thức” chuẩn chăm bé 4 tháng tuổi

1/ Giấc ngủ của bé

So với những tháng trước, giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi đã bắt đầu đi vào “quy trình” nhất định, và mẹ cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Bé cưng đã có thể ngủ một giấc dài khoảng 7-8 tiếng vào mỗi đêm cộng thêm với một, hoặc hai giấc ngủ ngắn vào buổi sáng để “nâng” tổng số thời gian ngủ lên đến 14-16 tiếng/ ngày.

Sai lầm cơ bản trong cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi của đa số các mẹ là cố gắng giữ bé tỉnh táo vào ban ngày để bé dễ ngủ hơn vào ban đêm, nhưng điều này hoàn toàn không đúng đâu mẹ nhé! Dù ngủ một giấc dài buổi tối, các bé 4 tháng tuổi vẫn cần phải ngủ nhiều vào ban ngày. Vì vậy, thay vì “dụ dỗ” bé thức, mẹ nên sắp xếp để bé có thể ngủ ngoan cả đêm lẫn ngày.

Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi
Ngoài thời gian ngủ ban đêm, bé vẫn rất cần thời gian ngủ ban ngày mẹ nhé!

2/ Trẻ 4 tháng tuổi đã có thể ăn dặm?

Hầu hết các chuyên gia nhi khoa đều cho rằng, thời điểm cho bé bắt đầu ăn dặm tốt nhất là khi trẻ được 6 tháng tuổi để giảm thiểu nguy cơ dị ứng thực phẩm. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, đường ruột của những bé dưới 6 tháng tuổi vẫn chưa đủ khỏe mạnh để có thể tiêu hóa các loại thức ăn dạng rắn. Nhưng đây là trên lý thuyết. Thực tế, vẫn có không ít trẻ em 4 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn dặm. Mẹ nên tham khảo dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm của bé để biết chính xác thời điểm bắt đầu nhé!

Để đảm bảo cho bé có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi, mẹ nên đặc biệt lưu ý những điều sau:

– Cho dù bé đã bắt đầu ăn dặm hay chưa, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu và không thể thiếu trong quá trình phát triển của bé trong giai đoạn này.

– Nếu cho bé ăn dặm, mẹ có thể bắt đầu với các loại bột, cháo loãng hoặc các loại thực phẩm được nghiền nhuyễn mịn. Lưu ý, mỗi lần chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ thức ăn, và khi muốn cho trẻ thử món mới, mẹ nên kiểm tra xem liệu bé có bị dị ứng không nhé!

[inline_article id=84566]

3/ Tiêm phòng cho trẻ

Theo lịch, trẻ 4 tháng tuổi đã tới thời điểm cho những mũi chủng ngừa trong giai đoạn tiếp theo. Nếu đa tiêm phòng mũi thứ nhất của các loại vắc-xin Rotavirus, Hib, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, đây là thời điểm mẹ nên đưa bé đi tiêm phòng mũi tiếp theo.

Khi đưa bé đi tiêm phòng, mẹ nên cảnh báo với bác sĩ nếu như bé từng có phản ứng xấu trong những lần tiêm trước. Điều quan trọng nhất là mẹ nên giữ cho bé luôn cảm thấy thoải mái trong suốt buổi tiêm phòng.

4/ Lưu ý an toàn khi chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuổi đã bắt đầu biết tò mò với thế giới xung quanh, nên mẹ phải đặc biệt cẩn thận với những rắc rối bé có thể gây ra trong lúc mẹ vắng mặt. Để tránh những nguy hiểm cho bé, mẹ nên loại bỏ hết những nguy cơ sau đây:

– Nguy cơ trẻ bị ngã: Tránh để bé ở những nơi cao vì bé có thể xoay, lật và bị té. Khi không ở bên con, mẹ nên để bé nằm trong nôi cũi, hoặc trên sàn nhà và có rào chắn an toàn xung quanh.

– Nguy cơ phỏng nước nóng: Cất hết bình đun nước sôi, bình thủy, hay bất cứ thứ gì có nhiệt độ cao ra khỏi tầm mắt của trẻ. Đặc biệt, cẩn thận nguy cơ bé có thể trườn, với ly nước nóng hay bình thủy đun nước khiến chúng rơi vỡ, và làm phỏng bé.

Nguy cơ bị nghẹn, hóc: Trong giai đoạn này, bé có thể đưa bất cứ vật nào nhặt được vào miệng để “nghiên cứu”. Do đó, chịu khó dọn sạch những mối nguy hại ra khỏi tầm tay của con mẹ nhé! Viên bi, món đồ chơi nhỏ, pin tiểu… là những “sát thủ” đáng gờm mẹ nên đặc biệt lưu ý.

[inline_article id=21975]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chăm sóc mắt cho bé mới sinh

Tầm nhìn của bé trong những ngày đầu còn rất hạn chế, nhưng bé có thể nhìn thấy khuôn mặt của bố mẹ, đồng thời nhận ra ánh đèn sáng. Thông thường, trong những tháng đầu đời bé sẽ nhìn được những vật có kích thước lớn và những màu sáng. Cho đến khi được 3-4 tháng, hầu hết bé đã có thể tập trung nhìn vào những đồ vật nhỏ hơn và có thể phân biệt các màu sắc khác nhau, đặc biệt là màu đỏ và xanh lá. Từ tháng thứ 4 trở đi, hai bên mắt của bé hoạt động một cách đồng bộ hơn và đây cũng là lúc bé bắt đầu nhìn được chiều sâu. Đến khi được 12 tháng, khả năng nhìn của bé đã gần bằng với người trưởng thành. Trong quá trình phát triển này, bé yêu có thể mắc phải một vài vấn đề nho nhỏ và mẹ có thể giúp con yêu tháo gỡ những chướng ngại đó.

Mắt trẻ sơ sinh cần chăm sóc như thế nào?
Mắt trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên không nên để nắng hay đèn quá sáng chiếu trực tiếp vào mắt bé

3 vấn đề thường gặp

Những vấn đề về mắt phổ biến nhất ở trẻ dưới 1 tuổi là chứng tắc tuyến lệ, mắt lé và nhiễm trùng.

-Tắc tuyến lệ:  Tình trạng này rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, khi nước mắt không thoát được khỏi ống dẫn và chảy xuống má của bé, đồng thời khiến bé bị nổi ghèn nhiều. Mẹ nên lau mắt cho bé bằng một miếng bông gòn sạch đã được thấm nước ấm. Một mẹo khá hay để thoát khỏi tình trạng này là day nhè nhẹ gần khóe mắt của bé rồi vuốt dọc rìa ngoài sống mũi. Thường xuyên thực hiện thao tác này, mẹ sẽ thấy tình hình được cải thiện đáng kể.

– Mắt lé: Vì các cơ mắt còn yếu và chưa hoạt động hoàn hảo, mắt bé có thể bị lé trong vài tháng đầu đời. Tuy nhiên, nếu đã đến 4 tháng mà bé vẫn thường xuyên bị tình trạng này thì bạn nên đưa con đi kiểm tra xem sao nhé.

-Nhiễm trùng: Khi bị vi sinh vật tấn công, hai tròng trắng sẽ nổi nhiều vằn đỏ và đôi khi đổ ghèn. Có thể bé đang bị đau mắt đỏ, viêm giác mạc hay một chứng nhiễm trùng nào đó khác. Lúc này con bạn cần được bác sĩ thăm khám và sử dụng thuốc kê toa.

[inline_article id=4659]

Các bước vệ sinh thường ngày 

Khi bé ngủ dậy hoặc khi tắm, mẹ cần vệ sinh đôi mắt bé trước tiên. Các bước như sau:

-Dùng 1 miếng bông gòn sạch nhúng vào nước ấm

-Lau mắt bé từ phía khóe mắt ra đuôi mắt

-Lấy một miếng bông khác nhúng nước ấm và vệ sinh bên mắt còn lại

Lưu ý, bông đừng quá ướt vì nước có thể chảy vào mắt bé gây khó chịu. Ngoài ra, lý do cho việc sử dụng 2 miếng bông khác nhau là để tránh dính ghèn và lây nhiễm vi khuẩn từ mắt này sang mắt kia.

[inline_article id=84760]

>> Thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Những thiệt thòi của trẻ sinh non

Trẻ sinh thiếu tháng thường có cân nặng thấp hơn nhiều so với các trẻ bình thường, và đồng nghĩa với việc bé có ít mỡ dưới da hơn. Điều này khiến bé dễ dàng bị mất thân nhiệt. Bé cũng dễ bị hạ đường huyết và hạ canxi huyết, những tình trạng có thể gây ra tổn thương não vĩnh viễn. Các bé càng sinh sớm càng dễ bị suy hô hấp vì phổi chưa hoàn thiện, có thể dẫn đến tử vong. Nếu hít thở nồng độ oxy quá cao, các bé sinh non có thể bị xơ hóa võng mạc và mù lòa. Bé cũng đối mặt với nguy cơ bị bệnh vàng da và vàng da nhân não, một biến chứng đe dọa đến tính mạng. Những biến chứng này có thể được phát hiện sớm và xử lý, theo dõi tại bệnh viện.

Những thiệt thòi của trẻ sinh non 2
Các bé sinh non có nguy cơ nhiễm trùng cao và dễ bị xuất huyết não

Ảnh hưởng đến sức khỏe dài hạn

Khi đón trẻ sinh non về nhà, bạn cần phải thấy rằng những nguy cơ vẫn còn đó. Hãy sẵn sàng để giúp đỡ con bất cứ khi nào bé cần đến bạn.

-Vấn đề về thị giác và thính giác: 1 trong 4 bé có cân nặng dưới 1,5kg khi sinh bị suy giảm thính lực. Những bé sơ sinh này cũng dễ mắc phải bệnh võng mạc do sinh non. Các bé cần được khám sàng loc càng sớm càng tốt và việc chữa trị trong giai đoạn này sẽ đem lại hiệu quả rất cao.

[inline_article id=852]

-Vấn đề về tiêu hóa: Các bé sinh non thường chưa thể tự bú mẹ hay bú bình mà được cung cấp dinh dưỡng thông qua một ống gắn ở mũi hay miệng trong vài tuần. Điều này dẫn đến khó khăn kéo dài trong việc cho bé bú hay ăn ở giai đoạn sau đó. Đối với các trường hợp bị viêm ruột hoại tử hay trào ngược dạ dày thực quản, bé cần được điều tri bởi bác sĩ chuyên khoa.

-Vấn đề về hô hấp: Trẻ thiếu tháng dễ bị hen suyễn, viêm thanh quản, viêm phế quản so với trẻ sinh đủ tháng. Một số trẻ bị loạn sản phế quản phổi, dẫn đến việc bé cần được tiếp oxy trong thời gian dài.

[inline_article id=3109]

-Vấn đề về thần kinh: Một số bé sinh non bị bại não, khiến bé gặp khó khăn trong vận động. Tùy theo mức độ nặng hoặc nhẹ, biến chứng này còn có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức.

Ngoài ra, các bé sinh thiếu tháng cũng rất cần bố mẹ hỗ trợ trong việc học để kịp thời nhận biết nếu bé bị hạn chế trong khả năng tiếp thu và nhận thức.

>> Chủ đề có liên quan từ cộng đồng:

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tổng hợp các mẹo vặt dân gian nuôi con khỏe đẹp

1. Mẹo sinh con sạch và dễ sinh 

Khi mang thai từ tháng thứ 5 trở đi các bà bầu nên ăn mía (uống nước mía) thường xuyên sinh con sạch, bụ bẫm. Uống nhiều nước dừa  và ăn men cơm rượu (rượu nếp) sẽ dễ sinh và con sạch sẽ.

2. Mẹo để em bé có hệ tiêu hóa tốt

Dạ dày om tiêu là món ăn cực kỳ bổ dưỡng và còn là mẹo để em bé có hệ tiêu hóa tốt.

* Để em bé sau này sinh ra ko bị đi tướt khi mọc răng và đường ruột tốt thì khi mang thai tuần thứ 32 và 33 các mẹ hãy ăn món dạ dày lợn hấp hạt tiêu.

Cách làm:
– Dạ dày lợn 1 cái (loại nhỏ)
– Hạt tiêu sọ 100gr

Dạ dày làm sạch cho hạt tiêu nhồi vào trong khâu tạm lại cho khỏi bị bung hạt tiêu ra ngoài cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 30 phút cho chín mềm.

Khi ăn các mẹ nhớ bỏ hết hạt tiêu chỉ ăn nguyên phần dạ dày và phải ăn hết sạch cả cái vào đúng tuần mang thai thứ 32 và cách một tuần sau (tuần 33). Làm cách này đảm bảo hệ tiêu hóa của em bé sẽ được cải thiện rất nhiều.

* Ngoài ra còn có một cách khác là khi mới sinh được 1 tuần, xin ở hàng bán thịt lợn tin cậy 1 cái mật lợn, trần qua nước nóng cho nó tái tái đi 1 chút rồi cho ra chén cho bà đẻ uống, lấy tăm bông chấm 1 ít cho vào miệng bé. Mật lợn có vị hơi đắng nhưng chỉ cần uống khoảng 3-4 cái là sau này em bé sẽ không bị đi tướt hoặc có vấn đề về đường tiêu hóa.

3. Mẹo để mọc răng không sốt

Các mẹ áp dụng cách lấy giá đỗ với hẹ khua vào miệng bé lúc còn đc 3 tháng 10 ngày, khi khua nhớ nói” răng mọc như giá, mọc răng không sốt”. Cách làm dân gian này được ông bà ta áp dụng từ rất lâu rồi.

4. Mẹo để sữa mẹ thơm 

Các mẹ đun sôi nước lá mít để vuốt ngực sữa mẹ sẽ rất thơm.

Để sữa thơm thì các mẹ đun sôi ít nước với 7 cái lá mít (con trai) hoặc 9 lá mít (con gái), rồi dùng lược nhúng vào nước lá mít, vuốt xuôi lên bầu ngực lúc mới sinh. Cách làm dân gian này khiến cho sữa mẹ có mùi thơm phức chứ không hôi hoặc gây gây khó chịu.

5. Mẹo gọi sữa về nhanh sau khi sinh

Các mẹ mua rượu rắng và men, trộn hai hỗn hợp đó với nhau cho thật mềm. Sau đó đắp xung quanh ngực trong vòng 20 phút hoặc mát xa ngực trong 15 phút. Men và rượu nóng sẽ nhanh chóng hút các tia sữa về, đồng thời sữa sẽ chín và thơm

6. Mẹo để em bé ít đau bụng

Để bụng bé khỏe thì khi bé vừa rụng rốn các mẹ lấy dầu dừa thêm vào 1 ít phèn chua đã nướng giã nát sau đó lấy miếng bông gòn cắt nhỏ hình vuông , thấm hỗn hợp đó và đắp lên rốn bé, đến khi nào miếng gạc đó khô thì bỏ đi. Mẹo này chỉ cần làm một lần bé sẽ không đau bụng vặt

7. Mẹo chữa khóc dạ đề

* Dùng lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, ấp vào rốn bé, rồi bế vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên. Có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.

* Dùng 7 – 9 hạt bìm bìm, giã nát, trộn với nước ấm thành bột nhão. Trước khi cho trẻ nằm ngủ, lấy bột thuốc đắp lên rốn, dùng băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề. Nếu không kiếm được hạt bìm bìm ở quanh nhà, có thể mua ở cửa hàng Đông dược.

* Tại những nơi nuôi tằm, nên nhặt lấy những con tằm tự nhiên bị chết cứng (do bị nhiễm một loại khuẩn), cong queo, màu trắng nhờ hay hơi lốm đốm trắng, đem sấy khô, cất vào lọ nút kín dùng dần. Dân gian gọi loại tằm đó là “tằm vôi”, Đông y gọi là “bạch cương tàm”, “cương tàm”, “cương trùng”, “thiên trùng”…

Khi trẻ mắc chứng khóc đêm, trước khi đi ngủ, lấy mấy con tằm, cho vào bát giã nát, hòa với chút rượu, hơ cho ấm, đắp vào hai gan bàn chân của trẻ, rồi dùng băng hoặc băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề.

8. Mẹo làm sạch lưỡi bé

Cách làm sạch lưỡi bé hiệu quả mà tớ đã áp dụng là dùng rau ngót xay lấy nước cốt, cho thêm ít mật ong đã hấp chín. Chấm nước này vào miệng bé bằng cái tăm bông ngoáy tai. Làm cách này miệng và lưỡi bé sẽ rất sạch, không còn rớt dãi.

9. Mẹo chữa bé bị trớ

Nếu bé bị trớ (nhưng không thường xuyên hoặc không phải do bị trào ngược dạ dày), mẹ tìm đọt tre đun nước cho bé uống. Theo dân gian thì con trai 7 đọt, con gái 9 đọt đun sôi để nguội cho bé uống thay nước lọc.

10. Mẹo chữa bé bị rôm sảy

Khi bé bị rôm sảy, mẹ lấy mướp đắng (khôt qua) hoặc lá kinh giới giã nhuyễn lấy nước tắm cho bé.

11. Mẹo chữa cảm cúm, hắt xì

Nếu bé mới bị cảm cúm, hắt xì nhiều, nước mũi trắng trong thì các mẹ nướng tỏi cho bé ăn. Đối với bé sơ sinh thì nên nướng chín tỏi, ép nước và hòa lẫn với nước uống. Còn đối với bé đã lớn thì nướng 1 – 2 tép tỏi nhỏ cho bé ăn sống. Tỏi nướng rất ngọt và thơm nên các mẹ không tỏi cay hoặc sợ bé không ăn được.

12. Mẹo chữa táo bón

Theo kinh nghiệm dân gian, khi bé bị táo bón thì bẻ ngọn của cây rau mùng tơi,tước phần vỏ ngoài,xong từ từ và nhẹ nhàng đẩy cho đọt mùng tơi đi vào hậu môn của bé, rồi lấy ra,đẩy vô, lặp đi lặp lại vài lần các mẹ sẽ thấy hiệu quả.

13. Bé đi tiêm phòng về không sốt

* Trước hôm đi tiêm các mẹ nhớ mua rau tía tô về, rửa sạch, ăn khoảng chục ngọn, rồi cho con bú. Chất kháng sinh tự nhiên có trong tía tô sẽ giúp bé không bị sốt tẹo nào. Bé nào dùng sữa ngoài thì mẹ có thể giã lá tía tô hòa với nước ấm rồi cho bé uống.

* Sau khi tiêm lấy bông mà các cô để ở chỗ tiêm day day cho đến khi khô, sau đó chườm lạnh – bằng cách mang theo sẵn khăn lạnh cất trong túi giữ lạnh (túi bảo quản sữa). Dán 1 miếng dán hạ sốt (bán ở các tiệm thuốc tây) vào chỗ tiêm, bé sẽ không đau mà giảm được sốt, không quấy khóc.

14. Mẹo để lông mày đẹp 

Nhựa lá trầu không giúp lông mày bé nét và đẹp.

Muốn lông mày mọc dài và cong vút thì khi mới đẻ con về còn chưa đầy tháng,các mẹ mua lá trầu không rồi ngắt lấy cuống lá và lấy nhựa bôi vẽ lên hình dáng lông mày. Các cụ cho rằng lông mày sẽ mọc theo đường cong đó nên rất đẹp.

Ngoài ra, nếu không dùng cuống lá trầu thì có thể dùng cỏ nhọ nồi vẽ hình lông mày cho con khi ở trong tháng. Tích cực vẽ mày bằng cỏ nhọ nồi cũng khiến nó đậm, gọn gàng, nhanh dài và có hình cong như vẽ.

15. Mẹo cho bé có làn da trắng mịn

Muốn bé có làn da mịn và trắng hồng, khi được 6 tháng tuổi, các mẹ có thể cho con uống nước dừa. Lúc mới bắt đầu cho con làm quen với nước dừa mỗi ngày chỉ nên cho uống 2 – 3 thìa cà phê, cách một ngày lại uống một lần, rồi sau đó tăng dần cả về mật độ và số lượng.
Nước dừa nên uống vào ban ngày và chọn loại nước dừa tươi mới bổ ra khỏi quả dừa. Không nên cho bé uống nước dừa để ở ngoài quá 10 phút và tuyệt đối không uống nước dừa để tủ lạnh.

11194597_671282173018168_7604540226815367131_o-400x711

(Sưu tầm)

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Khi nào thì ngưng quấn khăn cho bé?

Khăn quấn bé sơ sinh là một phương pháp được áp dụng trên toàn thế giới để giúp bé ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, bé sẽ cảm thấy an toàn hơn.

Thậm chí, nhiều bố mẹ tin rằng việc quấn bé trong khăn sẽ giúp con giảm đau quặn bụng. Tuy vậy, bé cũng không bị phụ thuộc quá lâu vào chiếc khăn để có được giấc ngủ ngon.

Những lợi ích của khăn quấn bé sơ sinh

Khi ở trong bụng mẹ, bé sơ sinh được nằm gọn trong tử cung ở tư thế gập tay, chân sát vào người. Trong tư thế này các cơ quan cảm thụ được nghỉ ngơi, không nhận bất kỳ thông tin gì về sự thay đổi tư thế được truyền đến não.

Nhưng khi chào đời, chân tay bé có thể cử động thoải mái và những thông tin này bất ngờ được truyền tới não bé. Việc dùng khăn quấn trẻ sơ sinh sẽ tạo cảm giác an toàn cho con như đang nằm trong bụng mẹ.

Bên cạnh đó, việc quấn khăn cho con sẽ giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Vì trẻ sẽ luôn giữ được tư thế nằm ngửa khi ngủ. Giấc ngủ sâu và ngon sẽ giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển ổn định hơn.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh không bị giật mình khi ngủ nhớ được quấn khăn. Phương pháp này làm hạn chế sự xuất hiện của phản xạ giật mình. Nhờ vậy, giấc ngủ của con sẽ sâu và ngon hơn.

>> Mẹ có thể xem thêm: 15 quan niệm sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Cách tập ngưng dùng khăn quấn bé sơ sinh

Khi con đã được 1 tháng tuổi, mẹ bắt đầu cắt giảm dần thời gian ngủ với khăn quấn. Ngay khi bé thức dậy, mẹ nên bỏ khăn ra để bé không cảm thấy mình nhất định cần phải có khăn quấn.  Ngoài ra, việc để chân tay bé được tự do sẽ thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng vận động tinh và kỹ năng vận động thô.

Khăn quấn bé sơ sinh sẽ giúp con ngủ ngon hơn

1. Quan sát phản ứng của con

Các bé sơ sinh thường thích được quấn trong lớp khăn êm ấm và chặt chẽ. Bởi vì con vẫn quen với môi trường ấm áp, được bao bọc từ trong bụng mẹ.

Khi bé mới chào đời, môi trường và nhiệt độ bên ngoài rất khác so với môi trường trong bụng mẹ và con chưa kịp thích nghi. Điều này khiến bé ngủ hay bị giật mình, không ngon giấc. Vì vậy mà trong tháng đầu tiên sau khi sinh, con thường được mẹ dùng khăn quấn lại.

Nhưng khi con đã thích nghi được với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Thì bé không còn thích sự bó buộc này nữa. Chắc mẹ sẽ thắc mắc, làm thế nào để nhận ra sự thay đổi này của bé yêu?

Mẹ có thể quan sát sự phát triển của con để biết khi nào bé không còn thích hợp với việc quấn khăn bé sơ sinh nữa. Đó là thời điểm bé bắt đầu di chuyển nhiều hơn khi ngủ như lăn qua lăn lại, đá chân, đập tay…

Nhiều mẹ chọn thời điểm sau khi bé biết lật để ngưng không dùng khăn quấn bé sơ sinh nữa. Song dù ở thời điểm nào thì cách đơn giản nhất là mẹ nên xem bé có tỏ ra khó chịu, giãy giụa và khóc nhiều khi được quấn khăn hay không nhé.

2. Từ từ nới lỏng khăn quấn bé sơ sinh

Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, vì vậy việc thay đổi đột ngột một thói quen nào đó dễ khiến bé khó chịu và quấy khóc. Do đó, nếu muốn bỏ việc quấn khăn cho con thì mẹ nên làm từ từ để con có thời gian thích nghi với việc này.

Theo đó, đầu tiên, mẹ để một cánh tay của bé ở ngoài và thoải mái vận động khi ngủ. Sau vài ngày, khi thấy bé đã có thể ngủ ngon với một tay bên ngoài, bạn có thể để cả hai tay của con tự do khỏi lớp khăn.

Vài ngày tiếp theo, mẹ có thể tiếp tục nới lỏng khăn khỏi chân và toàn thân. Sau khoảng 1 tuần khi bé đã thích nghi với việc không quấn khăn thì mẹ có thể bỏ việc này.

[inline_article id=4279]

Những lưu ý khi quấn khăn cho bé sơ sinh

Việc quấn khăn tuy có thể giúp ích cho giấc ngủ của bé, song mẹ cần lưu ý để tránh những ảnh hưởng tai hại dưới đây:

1. Nguy cơ khiến bé bị ngạt thở

Tỷ lệ bé sơ sinh tử vong vì ngạt thở do sự bất cẩn của người lớn khá nhiều. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, phụ huynh không nên cho bé ngủ trong nôi, cũi có quá nhiều chăn; gối; đồ chơi để tránh nguy cơ trẻ bị ngạt thở.

Ngoài ra, hiểm họa cũng có thể xảy ra từ những thứ mẹ ít ngờ nhất. Ví dụ như việc quấn khăn không đúng cách gây mất an toàn cho trẻ. Nếu khăn quấn quá lỏng thì có thể bung ra, trùm lên mặt bé và gây ngộp thở.

2. Nóng bức ngột ngạt và trật xương hông

Nếu chăn quấn quá chặt, bé có thể bị nóng bức dẫn đến quấy khóc hay sốt. Ngoài ra, việc này cũng có thể dẫn tới trật khớp xương hông.

3. Cản trở phổi

Quấn bé quá chặt khiến cho việc hít thở gặp nhiều trở ngại. Đặc biệt, phổi không thể lấy đủ oxy vì lớp quấn khiến lồng ngực bé khó di chuyển.

4. Bé không đủ ấm

Khi bé đang bị lạnh thì tốt nhất là mẹ không nên quấn bé. Vì bị bó chân tay khiến bé khó hoạt động và từ đó khó làm ấm cơ thể.

Việc quấn khăn cho bé ở tháng đầu là rất tốt vì giúp giữ ấm và khiến bé ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên mẹ cũng cần quấn đúng cách và thường xuyên để ý đến bé nhé. Đến giai đoạn từ 2 tháng trở đi thì mẹ không nên quấn khăn nữa. Vì con đã thích nghi được với môi trường ngoài bụng mẹ rồi.

Hy vọng với những thông tin về khăn quấn bé sơ sinh, MarryBaby sẽ cung cấp thêm cho các mẹ những điều bổ ích. Nếu các mẹ còn thắc mắc gì về cách nuôi dạy con cái thì hãy truy cập ngay vào trang MarryBaby nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Vì sao trẻ sơ sinh ngọ ngoậy không ngừng?

Cử động chân tay của bé mới sinh diễn ra hoàn toàn vô thức. Bé không cố ý “khua khoắng” đâu, mà do hệ thần kinh chưa phát triển hoàn thiện và chưa thể khống chế tốt hoạt động của các cơ bắp. Những cử động này thực ra có lợi cho sự phát triển của bé chứ không gây hại. Đó cũng là những bước đầu tiên để bé khám phá thế giới.

Bé sơ sinh ngọ ngoạy không ngừng
Mãi cho đến 2, 3 tháng tuổi, bé mới bắt đầu kiểm soát tốt hơn hoạt động của các cơ bắp

Điều gì đó hấp dẫn bé
Không khó để mẹ có thể nhận ra rằng bé thích huơ huơ tay khi đang nhìn vào vật gì đó có vẻ thú vị. Bé có thể vẫy tay khi bạn nói chuyện với bé, khi thấy đồ vật đung đưa trước mắt, nhưng phải đợi đến 2 hoặc 3 tháng thì những hành động này sẽ có chủ đích nhiều hơn. Nếu bạn cố gắng đưa cho con đồ chơi vào lúc này, bé cũng không thể cầm được.

[inline_article id=12244]

Cử động hỗ trợ sự phát triển của bé
Những hoạt động không ngừng nghỉ này giúp cho bé củng cố sức mạnh của cơ bắp, tạo nền tảng cho những kỹ năng vận động xa hơn như lật, đưa đồ vật vào miệng hay bò. Nên tập cho bé nằm sấp trong các buổi khác nhau trong ngày, tay và chân bé sẽ được cử động theo góc độ khác với khi nằm ngửa và giúp xây dựng các kỹ năng vận động thô và vận động tinh.

[inline_article id=80298]

Mẹ hãy tạo điều kiện cho bé
Thông thường, khi được kích thích, bé sẽ vận động nhiều hơn. Vì vậy, ba mẹ có thể đưa ra những kích thích tốt cho trẻ khi trẻ đang vận động, ví dụ như cho trẻ nghe nhạc, hát cho trẻ nghe hay vuốt ve, massage cho trẻ. Sự kích thích nhẹ nhàng và dễ chịu này giúp trẻ trở nên năng động, vui vẻ hơn.

Bên cạnh đó, mẹ nên dành cho bé một không gian vận động thoải mái, ví dụ nệm mỏng trải trên sàn, thảm chơi… Những vận động này có lợi cho bé, nên mẹ cần để con dễ hoạt động bằng cách cho bé mặc quần áo rộng rãi, mỏng nhẹ và hợp thời tiết.

Ngược lại với sự lo lắng của mẹ khi thấy con cứ liên tục hoạt động như một chú sâu, bạn chỉ nên lo lắng khi con không có những vận động kể trên. Cùng với thời gian, bé sẽ kiểm soát tốt các cơ bắp của mình hơn, vận động khéo léo hơn và điều độ hơn.

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Bật mí 8 bí quyết thay tã cho bé

Thay tã cho bé
Thay tã là công việc đơn giản nhưng mẹ cũng cần ít nhiều sắp xếp

1/ Chọn đúng loại bỉm tã cho con

Điều đầu tiên cần quyết định là bạn muốn dùng loại bỉm nào cho con. Việc này hoàn toàn là lựa chọn cá nhân và nó tùy thuộc vào loại bỉm, lối sống, điều kiện kinh tế và sự thoải mái của bé.

Loại bỉm dùng một lần rất tiện lợi, nhất là trong những tuần đầu đời khi bạn đang tập làm quen với việc chăm sóc bé. Tuy nhiên, nếu bạn là một người yêu môi trường và có ý thức sinh thái thì loại bỉm này sẽ khó “sống” với bạn vì chúng sẽ là loại rác thải phải cần đến nhiều thế kỷ để phân hủy. Hiện nay, chúng ta đã có thể sử dụng loại bỉm sinh thái dùng một lần, với loại này, nhà sản xuất sẽ sử dụng ít hơn hay thậm chí là không sử dụng gel hóa chất hay chất tẩy trắng, nhờ đó chúng sẽ phân hủy nhanh hơn. Tuy nhiên, loại bỉm sinh thái này có giá khá cao.

Tã vải khá phổ biến với đa dạng kiểu dạng thiết kế, màu sắc và thường có 2 dạng chính. Loại bỉm này có cấu trúc 2 mặt: mặt ngoài không thấm nước và mặt trong có thể giặt sạch được, hoặc đã có may sẵn miếng lót hoặc mình phải để miếng lót vào, và cũng có thể dùng loại kết hợp 2 cách ở trên.Cả 2 loại tã này đều có thể dùng với miếng lót một lần hay giặt lại và có thể thêm miếng lót để tăng thêm khả năng thấm hút, nhất là khi bé ị.

Tã vải có thể dùng đi dùng lại trong vòng 2 năm rưỡi và thậm chí có thể dùng cho bé tiếp theo. Nhìn chung loại tã nay thường rẻ hơn loại dùng một lần khi “chạy đường dài”.

Tuy nhiên, việc giặt tã vải với nhiệt độ cao có thể sẽ có ảnh hưởng không tốt cho môi trường và khá tốn kém, đó là chưa kể đến thời gian chúng ta dành cho việc làm sạch chúng.

2/ Đảm bảo loại bỉm tã được chọn, thích hợp với bé

Dù dùng tã vải hay tã dùng một lần, mẹ đều cần đảm bảo cho cuống rốn của bé được thông thoáng.

Loại bỉm dành cho trẻ sơ sinh thường được thiết kế có một lỗ trống để chừa không gian cho cuống rốn của bé. Khi cuống rốn rụng, cái lỗ nhỏ này sẽ giúp rốn bé được “thở” và mau lành. Chúng ta sẽ cần dùng loại bỉm này ít nhất là vài tuần sau khi bé chào đời.

Với loại bỉm dùng một lần bình thường, chúng ta có thể gấp mí trên của bỉm xuống để tạo cho không gian quanh cuống rốn bé được thông thoáng tương tự như loại chuyên dụng.

3/ Trữ bỉm tã cho con

Trẻ sơ sinh sẽ cần được cho ăn thường xuyên và vì thế cứ khoảng 1-3 tiếng, bé sẽ “tạo nên thành phẩm” một lần. Do đó, giai đoạn này, bé sẽ cần khoảng 12 bỉm mỗi ngày. Nếu dùng bỉm dùng một lần cho bé, mẹ nên mua trữ với số lượng lớn để tiết kiệm tiền.

Nếu dùng bỉm vải, còn tùy vào việc mẹ dùng loại nào. Với loại kết hợp miếng dán có sẵn và có thể tháo rời, mẹ sẽ cần khoảng 15 cái. Còn loại bỉm vải tháo rời, mẹ sẽ cần khoảng 3 cái bỉm bọc ngoài và 20 miếng lót.

Những con số ở trên được tính trên cơ sở bạn giặt giũ chúng hàng ngày. Nếu để qua ngày khác giặt, mẹ cứ nhân lên với số ngày dồn đồ lại nhé. Một điều cần lưu ý khác là không nên mua quá nhiều bỉm tã cùng một cỡ cho bé vì con lớn rất mau trong giai đoạn này.

[inline_article id=39983]

4/ Chọn miếng lót/ nệm thay bỉm chất lượng tốt

Bền là điều ưu tiên hàng đầu khi chọn mua miếng lót/ nệm thay bỉm cho bé vì nó sẽ “sống chung” với bạn ít nhất là 2 năm. Hầu hết chúng sẽ bị phồng lên hay không bằng phẳng như trước theo thời gian, nhưng điều này cũng chưa cần thiết phải thay một cái mới vì khi bé luôn cần có cha mẹ bên cạnh trong khi thay tã.

Mẹ sẽ cần một miếng lót/ nệm mỏng, có thể di chuyển được để có thể cuốn chúng lại rồi cho vào túi mang theo. Đây là vật dụng không thể vắng mặt trong giỏ đồ chuẩn bị cho bé ra ngoài.

Hiện nay, tại một số nơi công cộng, chúng đều có trang bị bàn hay buồng thay tã cho bé. Tuy nhiên, khi bạn có mang theo một miếng lót, mẹ có thể thao tác ở bất cứ chỗ nào, trên nền đất hay trên giường…

5/ Lựa chọn vật dụng hỗ trợ

Khi thay tã cho bé, mẹ có thể sẽ cần:

– Khăn vải hay giấy dùng một lần để lau chùi, vệ sinh cho bé

– Túi đựng bỉm đã qua sử dụng vì túi này được thiết kế có mùi thơm nhằm trung hòa mùi hôi của bỉm

– Kem chống hăm giúp hạn chế bé bị hăm vùng mặc bỉm

– Giỏ xách để đựng các vật dụng cần mang theo mỗi khi ra ngoài

– Miếng lót bỉm thay thế :đối với loại bỉm vải mà không có miếng thấm hút nhanh.

Không phải tất cả các vật dụng hỗ trợ thay đổi đều quan trọng nhưng ít nhiều chúng cũng có thể hỗ trợ chúng ta khi cần.

6/ Thường xuyên kiểm tra, thay bỉm cho bé

Bé sẽ cần thay bỉm trước và sau mỗi lần cho ăn cũng như sau khi bé ị để có cảm giác khô thoáng, dễ chịu cho bé. Thật ra, khi sử dụng loại bỉm một lần, chúng có ưu điểm là thấm hút rất tốt nên chúng ta ít cảm thấy ẩm ướt khi sờ tay kiểm tra, trừ khi nó “ngậm” nước quá mức.

Cách vài giờ, mẹ nên kiểm tra độ ẩm của bỉm bằng một ngón tay sạch cho an tâm, dù cho loại bỉm bé đang dùng có khả năng báo hiệu chỉ số độ ẩm hay không.

[inline_article id=1105]

7/ Nắm một vài kỹ thuật thay tã cơ bản

Đầu tiên cần chuẩn bị khu vực an toàn, ổn định để thay tã cho bé. Sau đó gom các vật dụng liên quan lại, trong tầm với và rửa tay thật sạch. Mẹ cũng có thể trải một cái khăn tắm hay vải màn vuông trên miếng nệm/lót để làm cho bé thêm thoải mái.

Luôn ở bên bé và đặt một tay lên người bé trong suốt thời gian thay tã để bé không có cơ hội nằm ngoài tầm kiểm soát.

Với bỉm dùng một lần thì cách thay bỉm sẽ tùy thuộc vào từng thương hiệu. Còn với bỉm vải, mỗi loại cũng sẽ có kỹ thuật thay khác nhau. Cụ thể như thế nào, mẹ có thể tham khảo thêm ở bài viết: 7 bước thay tã cho bé

8/ Bảo vệ bé khỏi hăm tã

Hăm tã thường xuất hiện khi bé được 9 đến 12 tháng. Nguyên nhân chính dẫn đến hăm tã là do sự ẩm ướt từ nước tiểu và phân. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ bé là luôn giữ cho vùng mặc bỉm được khô thoáng. Một số bước dưới đây sẽ giúp làn da bé tránh được kích ứng:

– Thường xuyên thay bỉm tã cho bé, thay sớm ngay sau khi bé vừa “giải quyết”.

– Vệ sinh bộ phận sinh dục và hậu môn sạch sẽ và chờ cho nó khô ráo mới mặc bỉm khác vào

– Thoa một lớp mỏng kem chống hăm sau mỗi lần thay bỉm

– Thỉnh thoảng nên để cho mông bé được tự do, thoáng khí

– Không sử dụng phấn rôm vì nó dễ gây ra ma sát và kích ứng da cho bé

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tai hại khi cắt lông mi cho trẻ sơ sinh

Sau khi bé chào đời khoảng vài ngày, mẹ chọn cách cắt lông mi cho con với niềm tin hàng mi con sau này dài, dày và cong vút. Kinh nghiệm này được nhiều mẹ rỉ tai nhau qua nhiều thế hệ, nhưng thực sự có đúng như lời đồn? Liệu cắt lông mi cho trẻ sơ sinh có ảnh hưởng gì đến mắt của bé không?

cắt lông mi cho trẻ sơ sinh
Để con có hàng mi dài, cong, mẹ có nên cắt lông mi cho con?

1/ Công dụng của hàng mi với mắt trẻ

Mẹ hẳn biết lông mi là phần cực kỳ quan trọng và không thể thiếu của mắt. Thông thường, mắt trẻ sẽ có khoảng 150 sợi lông mi, tuy khá ngắn nhưng lại giữ chức năng che chắn, bảo vệ cho đôi mắt trước sự tấn công của bụi bặm, các vật thể lạ, cũng như hạn chế ánh sáng tác động trực tiếp vào mắt. Nhất là trẻ mới sinh, lại rất cần có hàng mi che chắn cho đôi mắt non nớt.

[inline_article id = 782]

Bên cạnh đó, lông mi còn sở hữu một vài công dụng tuyệt vời khác với đôi mắt trẻ như sau:

-Giúp ngăn mồ hôi, nước chảy từ trên đầu xuống mi mắt vào trong nhãn cầu.

-Ngăn ngừa các yếu tố có thể gây tổn hại cho nhãn cầu.

-Đóng vai trò thẩm mỹ giúp mắt hài hòa và đẹp hơn.

2/ Nên hay không cắt lông mi cho trẻ sơ sinh

Theo khuyến cáo của các bác sĩ khoa mắt, cắt lông mi cho trẻ để hành mi cong dài, đẹp hơn là chuyện hoàn toàn không nên. Việc lông mi trẻ dài hay không, cong hay thẳng, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó, di truyền nắm vai trò chủ đạo.

Vì vậy, cắt lông mi là cách làm đẹp phản khoa học, rốt cuộc vẫn chẳng thể giải quyết nổi vấn đề di truyền. Khi cắt lông mi, lượng lông mi mọc ra chưa chắc nhiều hơn, và thường không thay đổi nhiều so với ban đầu, đôi khi còn để lại những di chứng khó lường.

Một số tác hại khi cắt lông mi cho trẻ mẹ cần lưu ý:

-Lông mi mọc ra dễ gây kích thích ngứa mắt, trẻ dụi mắt có thể gây biến chứng viêm kết giác mạc.

-Mắt không được che chắn kỹ càng trong thời gian lông mi chưa mọc.

-Khi cắt, nếu trẻ không hợp tác, mẹ có thể cắt vào mi mắt hoặc thậm chí chọc vào nhãn cầu gây hại cho mắt bé.

-Trong lúc cắt, lông mi có thể rơi vào trong mắt gây viêm nhiễm.

-Sau cắt, lông mi mọc ra không đều, sợi dài sợi ngắn, dẫn đến sự phá hủy nang lông, đảo lộn quá trình phát triển bình thường của lông mi.

Nếu đang có ý định cắt lông mi cho trẻ sơ sinh, có lẽ mẹ nên từ bỏ. Dù mắt con mi ngắn, thẳng hay không dày, đó cũng là con của mẹ và được di truyền từ đôi mắt của ba, mẹ mà đúng không?

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

14 mẹo giúp thay tã cho bé dễ dàng hơn

Mẹ có để ý đa số các trường hợp bé cưng tỏ ra khó chịu khi mẹ “làm phiền” lúc con đang chơi? Bé cưng đã đủ lớn để muốn có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với cơ thể và thời gian của mình. Bé không muốn người lớn tự nhiên xông vào, ẵm mình lên và thay đồ của mình khi bé đang bận làm gì đó.

Có nhiều cách để khắc phục tình trạng này. Đôi khi, mẹ chỉ cần chậm lại và thể hiện sự quan tâm là có thể thay đổi tình hình. Hoặc thỉnh thoảng, việc cho con nắm quyền kiểm soát lại là chìa khóa giải quyết vấn đề. Thử những cách sau đây nếu đang gặp vấn đề mỗi khi thay tã cho con, mẹ nhé!

Cách thay tã cho bé
Thay tã cho con không còn là việc quá khó khăn, nếu mẹ áp dụng các cách sau đây

1/ Kết nối với bé

Mẹ có thể thử cúi xuống ngang tầm, và nói chuyện với con về những điều bé đang làm, sau đó nói với bé rằng tã đã ướt. Hỏi xem bé có thấy ướt không. Điều này khiến trẻ tự kiểm tra lại cơ thể.

Trẻ em thường sẽ “hợp tác” hơn nếu mẹ chủ động kết nối với con từ trước. Vì khi “kết nối”, bé sẽ cảm thấy bạn ở cùng phe với bé. Bạn không nên chỉ thúc ép bé, điều này chỉ khiến bé chống lại bạn.

2/ Làm chậm hơn

Các chuyên gia cho rằng khả năng bình tĩnh và duy trì kết nối trong quá trình thay tã sẽ khiến trẻ bắt chước và bình tĩnh hơn khi cảm thấy khó chịu. Thay vì cố làm cho thật nhanh, mẹ nên để con cảm nhận được tình yêu thương của mình trong từng hành động.

3/ Cho con sự tôn trọng

Mặc dù bé có thể không hiểu hết những lời mẹ nói, nhưng bé có thể cảm nhận được sự khác biệt khi mình được đối xử một cách tôn trọng. Vì vậy, ngay từ khi con còn nhỏ, thay vì cố gắng thay tã một cách nhanh chóng cho bé, mẹ nên chậm rãi giải thích những gì đang xảy ra. Nếu mẹ làm điều này từ khi bé mới sinh ra, thái độ của bé với việc thay tã sẽ tốt hơn và bé sẽ không thể hiện sự chống đối với bạn.

[inline_article id=40043]

4/ Cho bé một chút kiểm soát và lựa chọn

Luôn hỏi bé “Đã sẵn sàng để thay tã chưa?” Nếu bé nói chưa, mẹ có thể để con được quyền chọn lựa:  “Tã con ướt rồi. Con muốn thay ngay bây giờ hay chờ 3 phút nữa? 3 phút nữa hả? Ok, thỏa thuận nhé!”

5/ Đừng làm gián đoạn việc chơi đùa của con

Chơi đùa là việc của con, và tất nhiên bé chẳng muốn những khoảnh khắc này bị gián đoạn. Vậy, tại sao mẹ không chiều ý con một chút nhỉ? Mẹ có thể thay tã khi bé đang đứng, nếu như tã chỉ uớt nước tiểu. Như vậy sẽ giảm thiểu số lần yêu cầu bé nằm xuống nên bé sẽ có xu hướng hợp tác hơn. Hoặc mẹ có thể sử dụng một miếng lót di động và thay tã cho bé ở chỗ bé đang chơi. Như vậy sẽ ít làm gián đoạn bất kỳ hoạt động nào của bé.

8/ Trò chơi cho con

Nhiều trẻ sẽ cảm thấy không thích bị bắt ép đến chỗ thay tã nhưng nếu mẹ cho con quyền chủ động lại là chuyện khác. Biến việc thay tã thành một trò chơi, và để bé tham gia vào.

9/ Tìm “chuột bạch” cho bé

Mọi chuyện có thể diễn ra suôn sẻ hơn nếu mẹ cùng bé thay tã cho búp bê hoặc gấu bông của trẻ trước. Thể hiện sự ngưỡng mộ với gấu bông vì đã thay tã thật nhanh. Sau đó hãy nói, “Đến phiên con rồi đó! Con có nhanh được như vậy không?”

10/ Nhờ bé giúp đỡ

Hợp tác cùng với con để hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ, bé có thể muốn tự mình cởi tã? Trẻ con rất thích thực hành những kỹ năng mới. Nói cho bé biết bạn đang làm gì trong mỗi giai đoạn và cho bé cùng tham gia, chẳng hạn như:

“Bây giờ mẹ sẽ lau cho con. Con có muốn cầm khăn không?”

[inline_article id=18877]

11/ Thể hiện sự cảm thông

Thay vì phản ứng thái quá khi bé cảm thấy không thoải mái, mẹ nên cố gắng tỏ ra mềm mỏng và yêu thương. Như vậy bé sẽ biết rằng mọi chuyện không có gì nghiêm trọng, rằng bạn hiểu mọi chuyện đồng thời chỉ muốn tốt cho bé.

12/ Biến quá trình thay tã thành một điều đáng mong chờ

Khi nhất thiết phải yêu cầu bé nằm xuống để thay tã, mẹ nên chuẩn bị một rổ đồ chơi, và chỉ cho bé chơi khi đang thay tã. Mẹ cũng có thể tạo sự thú vị bằng cách tìm các món quà nhỏ, gói vào giấy báo rồi bỏ vào rổ. Mỗi lần thay tã bé được chọn một món quà.

13/ Làm cho bé cười

Tiếng cười làm giảm hormone căng thẳng và làm tăng hormone gắn kết. Vì vậy làm cho bé cười trong 10 phút luôn luôn là một chiến lược tốt. Trước khi bắt đầu thay tã, thực hiện những trò khiến bé cười như nắc nẻ. Chẳng hạn nhe chơi đuổi bắt với bé khắp nhà. Sau 10 phút, biến quá trình thay tã thành một phần của cuộc chơi.

14/ “Mua vui” cho con

Nếu bé quấy khóc, hãy thử hát nhỏ nhẹ cho con nghe. Thường bé sẽ ngừng khóc để nghe bạn. Hát, nhảy, hôn bụng, thổi vào cổ, làm mặt hề hoặc tạo những âm thanh ngộ nghĩnh. Trong quá trình đó, mẹ có thể “âm thầm” thay tã cho con.

MarryBaby