Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Làm gì khi trẻ sơ sinh tè tràn ra ngoài tã?

Hầu hết các mẹ đều cảm thấy tã dùng ban đêm không hiệu quả lắm trong việc chống tràn. Có vẻ như những loại tã đó không được thiết kế để giữ đủ lượng nước tiểu của bé trong vòng 10 tiếng đồng hồ, cho dù giá của chúng có đắt tiền thế nào. Một vài thương hiệu tã tốt hơn các thương hiệu khác, tuy nhiên cho dù bạn chọn thương hiệu nào, bạn chắc chắn phải chuẩn bị thêm vài bước để ngăn bé tè tràn ra ngoài.

Bước đầu tiên là sử dụng một miếng vải dày đặt trên hoặc dưới tã của bé. Miếng vải này sẽ giúp thấm hút tốt hơn và nếu bạn đặt dưới bỉm thì đó là một cách tốt để giúp bạn nhận biết khi nào bé bị ẩm ướt. Miếng vải này rất dễ giặt, sấy và nó sẽ thật sự thúc đẩy bé tập đi vệ sinh.

Làm gì khi trẻ sơ sinh tè tràn ra ngoài tã?
Chống trẻ tè tràn bỉm luôn là vấn đề đeo bám cha mẹ trong một thời gian khi chăm sóc bé.

Một giải pháp khác là bạn đặt may vài bộ ra giường chống thấm. Chúng sẽ bảo vệ giường nhà bạn không bị ướt nếu bé có lỡ tè tràn ra ngoài, và những bộ ra giường này rất dễ giặt, sấy. Điểm đặc biệt là chúng không tạo cảm giác hay âm thanh như khi chúng ta nằm trên một miếng nhựa. Một lợi ích khác của loại ra giường này là nó được thiết kế giống như những miếng trải trong bệnh viện có khả năng hút thấm, vì thế bé không phải nằm trong vũng nước cả đêm.

Nếu bạn thấy hai cách trên không hiệu quả, một giải pháp khác là liên tục thay đồ cho bé suốt đêm. Đây không phải giải pháp hay nhưng nếu không còn cách nào khác thì đây là cách duy nhất còn lại.

Một phần nguyên nhân khiến bé tè tràn ra ngoài vào ban đêm là vì bé uống quá nhiều nước hoặc sữa trước khi ngủ. Theo ý kiến của các bác sỹ, nhiều bé thường bú nhiều sữa vào buôi tối. Không có cách nào để những quả thận nhỏ của bé có thể xử lý nhanh chóng, vì thế bé sẽ tè khi đang ngủ. Nếu vấn đề này xảy ra liên tục thì cách duy nhất để tránh tình trạng này là hạn chế bé uống sữa, uống nước 2 tiếng trước khi ngủ.

Nếu bé đã đủ lớn, nên khuyến khích bé tự đi vệ sinh mỗi 2 tiếng đồng hồ. Một số bé có thể nhịn tiểu vì bé quá bận rộn, và với những biện pháp bảo vệ cẩn thận bạn có thể đạt được một bước tiến lớn trong việc dạy bé tự đi vệ sinh bằng cách khuyến khích bé sử dụng nhà vệ sinh khi bé có nhu cầu. Cho dù mục đích của bạn như thế nào thì việc hạn chế bé uống nước vào buổi chiều tối vẫn là giải pháp tốt nhất.

Không có bất kì loại tã nào hoàn toàn chống tràn, đặc biệt khi lượng nước tiểu của bé quá nhiều. Vấn đề này có thể đeo bám bố mẹ nhiều năm, vì thế bố mẹ nên kết hợp nhiều giải pháp để tạo ra một cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này. Nếu bạn cảm thấy không có giải pháp nào hiệu quả hơn, có thể thử dùng tã dành cho độ tuổi lớn hơn hoặc thậm chí là dùng tã người lớn cho bé để có được hiệu quả tốt nhất vì những loại tã này có độ thấm hút tốt hơn.

Bạn có thể gặp một chút khó khăn khi mặc những loại tã này cho bé nhưng nó lại có hiệu quả trong việc ngăn bé tè tràn ra ngoài và giúp bạn thoát khỏi công việc giặt giũ ra mền vào sáng hôm sau.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mẹ đã biết cách chăm sóc da trẻ sơ sinh?

Trước khi kết luận loại bột giặt và nước xả bạn thường dùng hàng ngày có phải là nguyên nhân khiến bé ngứa ngáy, khó chịu hay không, bạn có thể kiểm tra phản ứng trên da bé bằng những cách sau:

1. Đem giặt một chiếc áo hoặc một chiếc quần của bé.
2. Khi giặt đồ, đừng bỏ quá nhiều bột giặt và bảo đảm quần áo được xả sạch hết xà bông. Ngâm quần áo với nước xả vải vừa có công dụng làm sạch hết bọt xà phòng vừa làm quần áo mềm mại, không khô ráp và gây khó chịu cho làn da của bé.
3. Đợi một vài ngày sau khi bé mặc chiếc áo đó để xem da bé có phản ứng với bột giặt và nước xả không vì đôi khi sẽ mất vài ngày thì da bé mới phản ứng. Nếu da bé không bị nổi đỏ, tiếp tục giặt số quần áo còn lại của bé.
4. Nếu bạn thấy da bé có phản ứng như nổi mẫn đỏ hoặc da bị khô bong từng lớp, bạn nên thử chuyển sang một loại bột giặt và nước xả khác. Bạn có thể chọn mua loại bột giặt và nước xả dành riêng cho trẻ nhỏ.

Nếu bạn chọn loại bột giặt dành riêng cho bé nhưng không may quần áo bé bị những vết bẩn khó tẩy, bạn nên xử lý vết bẩn đó bằng bột giặt ngay khi bé vừa làm bẩn.

Mẹ đã biết cách chăm sóc da trẻ sơ sinh?
Ngâm áo quần bé với nước xả để tránh việc bé tiếp xúc với áo quần khô cứng có thể làm hại da bé.

Bên cạnh việc chọn loại bột giặt và nước xả riêng cho bé, một cách khác để giữ cho da bé sơ sinh luôn mềm mại là không nên tắm bé hàng ngày. Bé sơ sinh không cần tắm rửa nhiều vì bé vẫn chưa ra bên ngoài nên sẽ không tiếp xúc với bụi bẩn. Việc tắm bé quá nhiều có thể làm mất độ ẩm trên da của bé. Thay vào đó, nên giữ vệ sinh vùng kín của bé luôn sạch sẽ và nên tắm bé hai hoặc ba lần một tuần.

Sau đây là một số cách chăm sóc da khác cho bé: để giữ độ ẩm cho da của bé sau mỗi lần tắm, xoa lên da bé một ít nước dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh. Đừng quên mát xa để những chất này thấm vào lỗ chân lông của bé. Thay vì tắm, bạn có thể lau người cho bé bằng một cái khăn mềm và nước sạch.

Làm như thế đảm bảo bé nhà bạn sẽ có được một làn da mềm mại và quần áo luôn thơm tho, sạch sẽ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Quần áo trẻ sơ sinh có nên dùng nước xả?

Nước xả có thể không giúp loại trừ vết bẩn nhưng có thể làm cho quần áo bé thêm mềm mại, tạo cảm giác thoải mái cho bé khi mặc. So với mùi của bột giặt thì mùi thơm của nước xả được nhiều người thích hơn. Nhưng nếu bé nhà bạn dị ứng với mùi thơm của nước xả, bạn có thể tìm cho bé nước xả không mùi hoặc nước xả hữu cơ.

Nước xả giúp cho quần áo ít bị mài mòn và ít thô cứng hơn. Nó đem lại cho quần áo cảm giác mềm mại và ít bị nhăn hơn, nhờ đó chúng ta có thể không cần ủi một số loại quần áo. Kết quả là chúng ta có thể tiết kiệm được một ít tiền điện và có thêm thời gian để chơi đùa với bé.

Quần áo trẻ sơ sinh có nên dùng nước xả?
Sử dụng nước xả cho quần áo bé tuy không giúp loại bỏ vi khuẩn nhưng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu bạn dùng máy giặt, bạn có thể cho nước xả vào lần xả cuối của máy giặt nhưng nhớ cho thêm nước vào để hoà tan nước xả. Bạn không nên đổ trực tiếp nước xả lên quần áo vì nó có thể khiến quần áo bị phai màu.

Tuy nhiên, việc quyết định có dùng nước xả hay không là tuỳ thuộc vào bạn. Luôn nhớ rằng phải kiểm tra thử xem nước xả đó có gây khó chịu gì cho bé hay không. Ban đầu, nên thử với áo và quần ngắn. Quan sát những phản ứng có thể xảy ra trên da bé. Nếu bé có tiền sử dị ứng, chàm bội nhiễm và những bệnh khác, tốt nhất là bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi chọn bột giặt hoặc nước xả cho bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

10 bí quyết tiết kiệm tiền mua tã cho bé

Lựa chọn thương hiệu
Có những thương hiệu có giá thành rẻ hơn nhưng công dụng tốt tương đương các thương hiệu đắt tiền. Đầu tiên bạn nên sử dụng những thương hiệu rẻ tiền hơn và cảm nhận xem bạn hài lòng với chúng như thế nào. Bạn cũng có thể tham gia các diễn đàn để tìm hiểu xem các mẹ thường thích sử dụng thương hiệu nào. Bạn có thể cắt giảm một vài phần trăm trên tổng chi phí chăm sóc bé mỗi tháng nếu bạn lựa chọn được một thương hiệu rẻ mà chất lượng phù hợp.

Sử dụng phiếu giảm giá
Khi bạn sử dụng kết hợp phiếu giảm giá và chương trình giảm giá tại cửa hàng, bạn có thể mua tã với giá rất tốt. Thông thường, các cửa hàng và các thương hiệu tã muốn giữ lòng trung thành của khách hàng, vì thế họ sẽ cố gắng lôi kéo khách bằng các phiếu giảm giá hoặc đặt giá bán tốt cho khách hàng cũ. Đừng bỏ qua cơ hội này. Tính toán chi phí tã sau mỗi lần giảm giá và lựa chọn thương hiệu nào có giá thấp nhất ở thời điểm đó.

Cân nhắc việc xài tã vải
Có một cách hiệu quả là bạn có thể đầu tư vào tã vải, về lâu dài, khoản đầu tư này sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều chi phí, đặc biệt là trong trường hợp bạn dự tính sinh thêm bé nữa. Tuy nhiên, việc xài tã vài lại khiến bạn rất mất thời gian, vì thế nên cân nhắc các yếu tố trước khi quyết định.

Lựa chọn kích cỡ
Đừng nhanh chóng chuyển bé lên kích cỡ lớn. Hầu hết các nhà sản xuất đều đóng nhiều tã ở kích cỡ nhỏ hơn nhưng bán cùng một giá tiền với loại tã có kích cỡ lớn hơn. Nên dùng theo kích cỡ của bé chứ không nên theo kích cỡ ghi trên bao bì. Nếu bé không bị rỉ nước tiểu ra ngoài thì bạn vẫn có thể cho bé tiếp tục dùng kích cỡ hiện tại.

10 bí quyết tiết kiệm tiền mua tã cho bé
Chọn tã có kích thước phù hợp với bé để tạo sự thoải mái trong việc sinh hoạt hàng ngày của bé.

Đừng cố gắng kéo giãn tã
Trong khi việc kéo dài thời gian đổi kích cỡ tã có thể là một cách tốt để tiết kiệm tiền, thì việc chờ cho tới khi tã trĩu xuống vì chất thải mới thay cho bé không hề là một ý kiến hay. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ khiến da bé bị hâm và nhiễm trùng, mà bạn còn có thể tăng chi phí mua kem chống hâm cho bé và chi phí khám bác sĩ.

Bảo đảm tã vừa vặn với bé
Bạn có biết cách mặc tã cho trẻ sơ sinh cũng có thể tạo nên sự khác biệt? Trước khi ngủ, đặt bé nằm ngửa rồi kéo phần tã đằng sau lưng cao hơn 1 chút so với phần tã đằng trước. Các bé trai biết bò thì nên kéo phía trước cao hơn. Mẹo này sẽ giúp tã thấm chất thải của bé ít hơn

Mua tã với số lượng lớn
Các đại lý cấp 1 thường có giá bán tã tốt hơn. Đây là cách tốt nếu bạn có người quen có thể mua với giá tốt hoặc có bạn bè sẵn lòng mua chung với bạn. Bạn nên đảm bảo mua số lượng lớn ở kích cỡ mà bé có thể mặc trong một thời gian dài.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Làm thế nào để tránh cho trẻ bị bẹp đầu?

Trẻ bị bẹp đầu, tại sao?

  • Hộp sọ của bé còn mềm nên việc nằm lâu ở một tư thế sẽ ảnh hưởng đến hình dạng đầu. Một nguyên nhân khác là do đầu của bé bị nghiêng sang một bên trong tử cung hay bé bị chấn thương trước hoặc trong quá trình sinh.
  • Bé bị bẹp đầu phía sau có thể do bé nằm ngửa một thời gian dài, trọng lượng của đầu tì lên vùng xương phía sau gây ra bẹp đầu.
  • Bé nằm nghiêng nhiều về một phía có thể làm méo đầu.
  • Do bé hạn chế cử động cổ, còn gọi là chứng vẹo cổ khiến bé gặp khó khăn trong việc quay đầu. Bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị thích hợp.
Làm thế nào để tránh cho trẻ bị bẹp đầu?
Mẹ nên để ý thay đổi tư thế khi bé ngủ hay cho bé bú để tránh bé bị hiện tượng méo đầu.

Cách phòng tránh bẹp đầu

  • Thay đổi tư thế nằm của bé hàng ngày, dần dần bé sẽ trở về hình dạng cân đối.
  • Không nên để bé nằm lâu trong nôi, cũi hay xe đẩy mà nên bế bé lên khi bé thức.
  • Bế bé ở tư thế đứng hay cho nằm võng cũng có thể giúp giảm áp lực đè lên từ phía sau đầu.
  • Khi bé ngủ, các bà mẹ nên xoay đầu bé sang phải, tới lần ngủ sau thì xoay đầu bé sang trái và cứ thay đổi tư thế đầu qua lại.
  • Khi cho bé bú, mẹ cũng nên thường xuyên đổi bên, không nên cho bú chỉ một bên. Việc này áp dụng cho cả bú bình và bú mẹ.
  • Khi bé chơi, có thể cho bé nằm sấp nhưng phải có sự giám sát của ba mẹ và cần cảnh giác cao độ để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Nếu trong khoảng ba tháng đầu sau khi sinh, bé bị bẹp đầu, các bà mẹ nên kiên trì xoa nhẹ nhàng đầu bé hàng ngày hoặc có thể nhờ bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn những động tác “nắn đầu” đúng cách.

Hoàng Oanh

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Vitamin cho trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh, mẹ phải nhớ!

Trong bài viết ngày hôm nay, MarryBaby sẽ giúp mẹ của bé giải đáp thắc mắc cho vấn đề trên. Các mẹ sẽ biết được vì sao cần bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh. Các loại vitamin cần thiết cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần quan tâm.

1. Có nên bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh không?

Theo Bác sĩ nhi khoa Liermann: “Trẻ sơ sinh nên được bổ sung vitamin D trong những ngày đầu tiên của cuộc đời. Việc bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh đặc biệt quan trọng vì trẻ nhận được rất ít vitamin D từ sữa mẹ.”

Tương tự vitamin D, lượng vitamin K trong trẻ vừa mới sinh cũng rất thấp. Nhưng sữa mẹ lại không có đủ vitamin k cho trẻ sơ sinh. Vì những lí do này, bổ sung vitamin D, K cho trẻ sơ sinh vô cùng cần thiết.

Ngoài ra, chính phủ cũng khuyến cáo tất cả trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi cần được bổ sung vitamin A, C và D mỗi ngày, trừ khi trẻ uống 500ml sữa công thức đầu tiên mỗi ngày trở lên. Khi mua thực phẩm bổ sung có chứa các loại vitamin cho bé, hãy nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để kiểm tra xem chúng có phù hợp với lứa tuổi của con không.

2. Những loại vitamin không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh

So với người lớn, sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh nhanh hơn nhiều nên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em cũng nhiều hơn.

Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ vitamin cho trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng.

2.1 Vitamin A

Vitamin A

Vitamin A và D đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh. Thiếu vitamin A là nguyên nhân chính của các bệnh về mắt: quáng gà, khô mắt, suy giảm thị lực. Bên cạnh đó, vitamin A cũng giúp cho trẻ sơ sinh duy trì tính toàn vẹn của các tế bào đường hô hấp và tiêu hóa. Vitamin A còn làm tăng số lượng các cơ tế bào bạch cầu, tạo “hàng rào” bảo vệ cơ thể khỏi những virus gây bệnh và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh.

Để có được nhiều vitamin A nhất, mẹ nên tìm trong các nguồn tự nhiên. Chẳng hạn như chất béo tăng cường, tất cả các lại sản phẩm từ sữa, cà rốt, khoai lang, xoài, và rau củ có màu xanh đậm. Nếu bé có các triệu chứng thiếu vitamin A, mẹ có thể gặp và xin sự tư vấn từ bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc có chứa vitamin A về cho con uống. Vì so với việc thiếu, thừa vitamin A càng nguy hiểm hơn rất nhiều. Thừa vitamin A sẽ khiến cho trẻ sơ sinh có các biểu hiện như buồn nôn, ói mửa, đau đầu, rối loạn thần kinh và chậm lớn.

2.2 Vitamin D

Vitamin D có khả năng kích thích quá trình trao đổi chất để tổng hợp canxi, giúp tăng cường và ngăn ngừa loãng xương, còi xương, giúp cho trẻ sơ sinh phát triển chiều cao hiệu quả.

Ngoài ánh nắng, lúc này bé có thể hấp thụ vitamin D từ các nguồn khác bao gồm cá và trứng. Một số ngũ cốc cũng có nhiều vitamin D. Bổ sung những loại thực phẩm trên cũng là biện pháp tuyệt vời để bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, việc bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh cũng cần dựa vào khuyến nghị của Bộ Y tế về liều lượng:

  • Cần bổ sung 8,5 đến 10 microgam vitamin D hàng ngày cho trẻ mới ra đời đến 1 tuổi đang bú sữa mẹ.
  • Trẻ sơ sinh bú sữa công thức không nên được bổ sung vitamin D nếu bé được cho uống hơn 500ml sữa công thức mỗi ngày. Vì sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh đã được bổ sung thêm vitamin D và các chất dinh dưỡng khác.

>> Mẹ có thể xem thêm: Đâu là dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh?

2.3 Bổ sung vitamin C cho trẻ sơ sinh

Vitamin C

Vitamin C vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh. Vitamin C còn giúp cho cơ thể trẻ sơ sinh hấp thụ chất sắt tốt. Cho con ăn nhiều cam, dâu tây, kiwi, cà chua, ớt, bông cải xanh để bổ sung đầy đủ vitamin C cho trẻ.

2.3 Bổ sung vitamin K cho trẻ sơ sinh

Mẹ cần cung cấp đầy đủ vitamin K cho trẻ sơ sinh để kích hoạt một số phân tử giúp máu đông và kiểm soát lượng máu chảy. Trong sữa mẹ có rất ít lượng vitamin K cần thiết cho trẻ sơ sinh. Do đó, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã đưa khuyến nghị rằng, tất cả trẻ sơ sinh tiêm vitamin K một lần ngay sau khi sinh để giảm nguy cơ mắc bệnh xuất huyết.

2.4 Vitamin B12

Vitamin B12 có tác dụng giúp cho cả trẻ sơ sinh và người lớn ngăn ngừa thiếu máu và hỗ trợ chức năng thần kinh khỏe mạnh. Thiếu vitamin B12 có thể gây ra một loại thiếu máu gọi là thiếu máu nguyên bào khổng lồ khiến người bệnh mệt mỏi và suy nhược. Các dấu hiệu và triệu chứng khi bổ sung vitamin B12 không đủ cho trẻ sơ sinh bao gồm: nôn mửa, hôn mê, thiếu máu, chậm phát triển, giảm trương lực cơ và chậm phát triển.

Vitamin B12 được tìm thấy trong các sản phẩm động vật như thịt, cá, trứng và sữa. Các mẹ bỉm sữa nên bổ sung các loại thực phẩm trên để cung cấp đầy đủ vitamin B12 cho trẻ sơ sinh còn bú mẹ.

Các mẹ ăn chay hoàn toàn nuôi con bằng sữa mẹ nên đảm bảo tiêu thụ đủ vitamin B12 thông qua các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ sung để đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin B12 cho con qua sữa mẹ.

Bên cạnh cung cấp các loại vitamin cần thiết cho trẻ sơ sinh, các mẹ cũng đừng nên bỏ qua các vi chất cho trẻ nhé!

>> Mẹ có thể xem thêm: 3 tuyệt chiêu mẹ nên áp dụng ngay khi bé không chịu bú bình

3. Bổ sung khoáng chất thiết yếu cho trẻ sơ sinh

Ngoài bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh; một số khoáng chất thiết yếu mẹ cũng cần lưu ý như sau.

3.1 Sắt

Đây là một trong những vi chất quan trọng nhất mà trẻ sơ sinh có thể hấp thu. Sắt giúp phòng tránh sự chậm phát triển, các vấn đề về học tập và hành vi, cũng như một số bệnh tật khác. Trẻ nhỏ thường được bổ sung rất nhiều sắt từ sữa mẹ, sữa công thức và sau đó là từ ngũ cốc tăng cường. Đặc biệt, những trẻ sinh non thường cần bổ sung sắt, dù trẻ có chế độ ăn uống như thế nào đi nữa.

>> Mẹ có thể xem thêm: Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em – Tuyệt đối không được bỏ qua!

3.2 Bổ sung DHA, một omega-3 quan trọng cho trẻ sơ sinh

Vitamin cho trẻ sơ sinh

Loại axit béo này rất quan trọng cho sự phát triển của não và mắt. May mắn là, nếu người mẹ có đủ DHA trong chế độ dinh dưỡng của mình, bé sẽ dễ dàng hấp thu chất này qua sữa mẹ. Sữa công thức cũng được tăng cường DHA. Những mẹ không có đủ axit béo nên xem xét việc bổ sung thêm để đảm bảo trẻ được cung cấp chất này qua sữa, đặc biệt nếu mẹ là người ăn chay.

DHA thườn chứa nhiều trong cá hồi, cá hồi, cá thu, lòng đỏ trứng gà, các loại hạt: óc chó, hạnh nhân, rau củ. Các mẹ nên lưu ý bổ sung các thực phẩm này để có thêm DHA cho cơ thể.

3.3 Florua

Khi con mọc chiếc răng đầu tiên là lúc cần đến florua. Mẹ nên cho trẻ uống nước có chứa flo vì viên uống bổ sung có thể gây ra vết ố vĩnh viễn trên răng. Nếu trẻ không có đủ florua từ nước; mẹ nên nói chuyện với bác sĩ về các biện pháp bổ sung thích hợp.

4. Lưu ý khi bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh

Các nhà sản xuất tạo ra các loại vitamin trông giống như kẹo và cũng ngọt như kẹo cho trẻ sơ sinh. Điều này là tốt khi các mẹ muốn sung vitamin cho trẻ nhưng sẽ rất tệ nếu trẻ thực sự cho rằng đó là kẹo và muốn ăn thật nhiều. Một số vitamin có thể gây chết người nếu trẻ sơ sinh dùng quá nhiều. Ví dụ, bổ sung quá nhiều sắt có thể khiến trẻ bệnh nặng.

Vì vậy, mẹ nên xem vitamin cũng như một dạng “thuốc”. Nắp lọ vitamin được thiết kế an toàn cho trẻ sơ sinh chưa đủ, mẹ cần đặt thuốc tránh xa tầm với của bé để tránh trường hợp bé uống quá nhiều vitamin trước khi mẹ kịp phát hiện. Đừng bao giờ gọi những viên vitamin này là kẹo và không cho trẻ tự ý sử dụng. Nếu nghi ngờ con nhỏ đã lén uống vitamin mà không xin phép, mẹ nên đưa con đi khám ngay lập tức.

5. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh

vitamin cho trẻ sơ sinh

5.1 Có bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh nếu trẻ quá kén ăn?

Nếu mẹ lo rằng bữa ăn của bé đang thiếu chất do bé không ăn rau xanh hoặc chỉ thích ăn một món duy nhất, mẹ nên bổ sung vitamin cho bé dạng viên để an tâm hơn và đảm bảo bé đang nhận được các dưỡng chất cần thiết.

5.2 Nên bổ sung vitamin loại nào cho trẻ sơ sinh

Khi bé chỉ thích ăn rau củ, mẹ có thể bổ sung vitamin B12, D, riboflavin và canxi bị thiếu trong chế độ ăn uống. Nếu bác sĩ chẩn đoán bé bị thiếu máu, mẹ có thể bổ sung chất sắt theo một hàm lượng nhất định. Với những bé dưới 4 tuổi, mẹ nên cho bé uống vitamin dạng lỏng để tránh tình trạng mắc nghẹn. Ngoài ra, mỗi ngày các bé và thậm chí cả ba mẹ cũng nên bổ sung 400 đơn vị vitamin D trong chế độ ăn.

Lưu ý: Cần bổ sung vitamin cho bé, với loại vitamin từ thực phẩm chứ không chỉ là các viên vitamin bổ sung. Chẳng hạn, khi bé không uống đủ sữa, mẹ phải tìm nguồn cung cấp canxi từ các loại trái cây hoặc các thực phẩm khác như nước cam.

Khi chọn vitamin bổ sung cho bé, mẹ cần đọc thật kỹ thông tin sản phẩm in trên nhãn. Ngoài ra, đừng nhầm lẫn giữa nước uống vitamin với vitamin bổ sung. Những loại nước này, bao gồm cả nước uống tăng lực đều chứa rất nhiều cafeine và đường.

5.3 Có nên bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh nhiều hơn liều thường dùng nếu chế độ ăn uống trong tuần của bé không tốt?

Không nên. Vitamin chỉ nên được cho dùng theo hướng dẫn liều lượng, như các loại thuốc khác. Cho bé dùng quá liều một loại vitamin nào đó có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác hoặc thậm chí gây nguy hiểm, tùy vào từng loại vitamin. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc có chứa vitamin về cho trẻ sơ sinh uống vì so với việc thiếu, cụ thể như thừa vitamin càng nguy hiểm hơn rất nhiều. Thừa vitamin có thể khiến cho trẻ sơ sinh có các biểu hiện như buồn nôn, ói mửa, đau đầu, rối loạn thần kinh và chậm lớn.

Tùy theo từng vấn đề sức khỏe mà bổ sung vitamin phù hợp cho trẻ. Nếu con không có vấn đề về sức khỏe, thì mẹ chỉ cần bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh bằng viên uống đa vitamin là được. Tuy nhiên, một số bé có nhu cầu cao hơn đối với loại vi chất nào đó, chẳng hạn với con theo chế độ ăn chay, mẹ có thể bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh, cụ thể là thêm vitamin B12 và D, cũng như riboflavin và canxi.

[inline_article id=1132]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mẹo chăm sóc con ăn ngon ngủ ngoan

Hiểu thế nào về giấc ngủ của trẻ sơ sinh?

  • Ngủ là từ chỉ trạng thái tâm lý nên không thể ép trẻ ngủ theo ý mẹ được. Mẹ chỉ có thể tạo điều kiện thoải mái để đưa con vào giấc ngủ mà thôi.
  • Miếng ăn giấc ngủ là hai phạm trù đi liền nhau:

Nếu mẹ cho trẻ ăn vặt liên tục, con sẽ không no. Điều này gây ngủ vặt khiến trẻ hay mệt mỏi, dẫn đến khẩu vị kém đi và dần dà ăn không ngon.

Với những bé không có nhu cầu ăn đêm nhưng mẹ thấy con giật mình thức dậy ban đêm, mẹ lại cho ăn. Khi con ăn no đêm rồi, sáng ra không thấy đói và lại ăn ít, sinh ra ăn vặt và ngủ vặt như thế sẽ quay về vòng lẩn quẩn như trên.

Mẹo chăm sóc con ăn ngon ngủ ngoan
Chăm sóc con như thế nào để bé ăn ngon, ngủ ngoan luôn là nỗi lo lắng của ba mẹ

Giải pháp cho vần đề ăn ngủ của con
Về cơ bản, có thể hiểu nôm na rằng: “Bé ăn ngon thì bé sẽ ngủ ngon”. Mẹ nên cho con ăn đúng giờ, 3 bữa chính và 2 bữa phụ cách bữa chính ít nhất 2 tiếng với sữa hoặc chế phẩm từ sữa để giúp con no đủ, dễ đi vào giấc ngủ ngon.

Giấc ngủ là tiền đề cho sự phát triển trí não và tinh thần của trẻ. Nếu ban ngày trẻ ngủ đủ giấc, ban đêm bé cũng sẽ dễ đi vào giấc ngủ ngon và sâu.

Mẹ nên lên “dây cót” đồng hồ sinh học của bé, để bé có thói quen ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc. Nếu mẹ làm được như thế, con sẽ ăn ngon ngủ ngoan ngay thôi.

Thời gian ngủ ban ngày theo từng độ tuổi của con

  • Bé dưới 2 tháng: Trên 4 giờ ngủ ban ngày
  • Bé 3 – 4 tháng: Từ 3 – 4 giờ ban ngày
  • Bé 5 – 8 tháng: Từ 2 – 3 giờ ngủ ban ngày. Độ tuổi này không nên cho bé ngủ hơn 3 giờ vào ban ngày
  • Bé từ 9 – 11 tháng: 2 giờ ngủ ban ngày
  • Bé từ 12 – 24 tháng: Từ 1 – 2 giờ ngủ ban ngày
  • Bé từ 24 tháng trở đi: Chỉ nên ngủ 1 giờ vào ban ngày

Lịch ăn uống của con

  • Bé dưới 4 tháng: 5-8 cữ sữa. Mỗi cữ khoảng 120ml
  • Bé từ 4 – 6 tháng: 4-5 cữ khoảng 150ml sữa. Với bé trên 6kg, chỉ cho dùng 4 cữ sữa mỗi ngày. Độ tuổi này mẹ có thể tập cho bé ăn dặm. Khi cho con ăn dặm, nên ăn thêm cữ sữa liền sau buổi ăn dặm này.
  • Bé 6 – 9 tháng: 4 cữ cả dặm cả sữa, trong đó 1 suất ăn dặm gộp với sữa thành 1 bữa, ăn dặm sau ăn sữa trước.
  • Bé từ 9-14 tháng: 3 cữ sữa 180ml + 1 bữa ăn dặm hoàn chỉnh với 5 nhóm thực phẩm luân phiên 7 ngày trong tuần, thành những phần nhỏ trong bữa.
  • Bé trên 14 tháng: 3 cữ chính, có thể dùng thức ăn theo thực đơn của gia đình, và 2 cữ sữa phụ.

Minh Trang

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Đi khám bệnh: Mẹ cần chuẩn bị gì trước khi đưa con đến bệnh viện?

Đi khám bệnh là việc mà hầu như em bé nào cũng phải trải qua vài lần trong thời thơ ấu. Khi đưa con đi khám bệnh ba mẹ cần chuẩn bị những gì? Hoặc trường hợp nào mới nên đưa con đi khám bệnh? Marry Baby sẽ chia sẻ về vấn đề này để giúp các phụ huynh không bị bối rối trong việc đưa con đi khám bệnh nhé.Đi khám bệnh

Những triệu chứng bệnh phổ biến cần cho bé đến gặp bác sĩ

  • Nếu con chỉ chảy nước mũi trong, vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường thì không đáng ngại. Nhưng nếu con chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh, mệt mỏi và ngủ li bì, cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay.
  • Con khóc nhiều hơn bình thường, dỗ mãi không nín hoặc khóc ré lên từng hồi. Hoặc con khóc yếu hơn mọi lần, có thể không khóc nhưng kém hoạt bát, ngủ li bì khó đánh thức nghĩa là con đang bệnh rồi đấy.
  • Con không muốn bú mẹ, lười bú và nôn trớ nhiều hơn, nôn trớ có màu hơi xanh cũng cần đi gặp bác sĩ.
  • Con bú mẹ, đi ngoài ra nước và lỏng hơn bình thường, có thể con bị tiêu chảy, nên tăng cữ bú thường xuyên để tránh con bị mất nước. Ngược lại, con đi ngoài có phân cứng, vón cục có kèm theo máu và chất nhầy, có thể con bị táo bón. Hai trường hợp này đều phải đưa con đi gặp bác sĩ.
  • Con có dấu hiệu khó thở, thở khò khè. Nếu con dưới 3 tháng tuổi, sốt từ 37.5ºC, cần đi khám bác sĩ ngay. Với bé lớn hơn, cha mẹ nên lau mát hạ sốt cho bé và theo dõi xem có các triệu chứng khác như ho, đau họng thì đưa con đi khám bác sĩ.

Những việc cần làm khi đưa con đến gặp bác sĩ

  • Mẹ cần chuẩn bị đầy đủ cách dụng cụ (khăn mặt, sữa, bỉm).
  • Mẹ cũng nên dành vài phút viết ra giấy những điều cần hỏi bác sĩ cũng như những quan tâm lo lắng của mẹ đối với bệnh trạng của con.
  • Mang theo thẻ Bảo hiểm Y tế, sổ tiêm ngừa, sổ khám bệnh có ghi bệnh án hoặc tiền sử bệnh của con, để bác sĩ xem và chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
  • Mẹ cũng cần mang theo một quyển sổ tay và một cây bút để ghi lại lời dặn dò của bác sĩ.
  • Đặt lịch hẹn với bác sĩ. Sau đó kiểm tra lại đường đi đến phòng khám để biết chính xác địa điểm nhằm tránh đi lạc gây mất thời gian, cũng như đừng đi quá sát giờ hẹn khám sẽ khiến mẹ vội vàng mà quên nhiều thứ.
  • Xem lại lịch tái khám trước khi đi về, mẹ nhé.

    Đi khám bệnh
    Nên chuẩn bị đồ cho bé trước khi đưa on đi khám bệnh

Trường hợp cần đưa con đi khám bệnh gấp hoặc cấp cứu

1. Đồ dùng cho bé

Mẹ nên cho vào túi đồ của mình những vật dụng như tã giấy nếu bé còn dùng tã, khăn mặt, một gói khăn ướt, 2-3 bộ quần áo và một chiếc mền mỏng. Mẹ cũng cần nghĩ sẵn trong đầu vài vấn đề quan trọng về tình hình sức khoẻ của con để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh cho con một cách chính xác.

2. Giấy tờ

Mang theo thẻ bảo hiểm y tế, sổ khám bệnh cũ của con và quyển sổ ghi các mũi tiêm ngừa mà con đã tiêm. Đừng quên mang theo viết và một quyển nháp để ghi thông tin cần thiết từ lời khuyên của bác sĩ.

3. Tìm bệnh viện gần nhất

Đưa con đến bệnh viện gần nhất mà mình biết, từ bệnh viện đó các bác sĩ sẽ cấp cứu sơ bộ, nếu cần thiết họ sẽ dùng xe chuyên dụng chuyển viện cho con một cách nhanh nhất. Khi cấp cứu, thời gian là yếu tố quyết định nên mẹ không nên nhất quyết chọn bệnh viện chuyên khoa theo ý mình để rồi mất thời gian chạy loanh quanh.

4. Chia sẻ với bác sĩ mọi điều về sức khỏe của bé

Khi đưa con vào thăm khám, mẹ đừng ngại hỏi bác sĩ bất cứ điều gì mà mẹ thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ.ĐI khám bệnh

5. Nhớ ngày tái khám cho con

Sau khi khám xong, cần xem kỹ trong sổ khám bệnh về ngày tái khám. Nếu bác sĩ không ghi ngày tái khám vào sổ, mẹ nên hỏi bác sĩ ngay. Có thể bác sĩ quên ghi, cũng có khi bác sĩ thấy con không cần phải tái khám nữa nên không ghi.

6. Vệ sinh cho mẹ và bé sau khi từ bệnh viện về nhà

Vì bệnh viện là nơi ẩn chứa nhiều vi trùng, vi khuẩn gây hại nên sau khi khám bệnh xong, về nhà, mẹ cần phải rửa mặt mũi, tay chân cho con và cho bản thân mình. Mẹ nên ghi chú ngày tái khám nếu có của con vào lịch để bàn hoặc lịch treo tường để nhớ đưa con đi tái khám đúng ngày.

Trường hợp con chỉ sốt nhẹ, cảm lạnh, không cần vội vã cho con đi khám bệnh gấp

Các mẹ có thể gọi điện thoại hoặc nhờ người ghé phòng khám hoặc bệnh viện để lấy số hẹn trước. Việc này khá tiện lợi, tránh được sự chờ đợi mệt mỏi trước phòng khám đông đúc.

Nếu được hãy cho con đi khám vào buổi chiều. Vì buổi sáng, nhất là sáng đầu tuần và cuối tuần, là giờ cao điểm, bệnh nhân rất đông, buổi chiều vắng hơn, bác sĩ có thể khám cho con chu đáo và ít sai sót hơn. Đồng thời, mẹ có thời gian hỏi thăm tình trạng bệnh của con nhiều hơn.

Nếu bé đã học tiểu học mẹ đừng quên gửi đơn xin nghỉ đi khám bệnh của bé cho cô giáo chủ nhiệm của con để xin phép nhé.

[inline_article id=177418]

Khi trẻ có dấu hiệu ốm, bệnh, mẹ cần đưa con đi khám bệnh, nhất là các trường hợp có biểu hiệu bệnh nguy hiểm. Nếu để kéo dài, bệnh tình có thể phát triển nặng khiến cho việc chữa trị của bé gặp khó khăn và tốn kém hơn. Để việc đi khám bệnh được suôn sẻ mẹ nên chuẩn bị đồ dùng và giấy tờ cho bé chu đáo nhé.

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Ăn dặm an toàn: Làm gì khi bé bị nghẹn thức ăn?

Tình trạng hóc, nghẹn thức ăn rất nguy hiểm vì có thể gây ngạt thở, do thức ăn khi đó trở thành dị vật đường thở khiến trẻ tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời. Vì vậy, hãy cập nhật ngày bí kíp để bé không lâm vào hoàn cảnh này, bạn nhé!

Vì sao sặc, nghẹn và hóc nguy hiểm cho con khi tập ăn dặm?

Trong quá trình tập cho bé ăn dặm, nếu con chưa sẵn sàng với việc tiếp nhận những đồ ăn mới, đặc biệt là đồ ăn thô và khả năng nuốt chưa tốt thì có thể dẫn đến việc bé bị sặc hoặc nghẹn thức ăn. 

Thống kê ở Anh và xứ Wales cho thấy có 24 trẻ sơ sinh bị nghẹn hóc dẫn đến ngạt thở mỗi năm. Trên thực tế, nó là nguyên nhân phổ biến thứ ba gây tử vong cho trẻ sơ sinh. 

Cuộc khảo sát của tổ chức St. John Ambulance tiết lộ rằng 40% cha mẹ đã chứng kiến con mình bị sặc. Tuy nhiên, hơn 80% các bậc cha mẹ này không biết phải làm gì trong tình huống như vậy. 

Sự khác biệt giữa sặc và hóc nghẹn thức ăn có thể không đáng kể, và biết được đâu là nguyên nhân rất cần thiết để sơ cấp cứu cho bé khi cần. Vậy làm sao để các mẹ có thể biết được khi nào con bị sặc, và khi nào bị hóc nghẹn? Trong những tình huống này, mẹ nên xử lý ra sao?

Những loại thực phẩm dễ gây nghẹn thức ăn mẹ nên tránh

1. Thức ăn có kích cỡ to

Một mẫu thức ăn to hơn hạt đậu có thể làm nghẹt cổ họng của bé. Những loại rau củ như: cà rốt, cần tây, đậu nên cắt ra, băm nhỏ và nấu chín. Cắt nhỏ trái cây như: nho, cà chua, dưa hấu trước khi ăn. Cắt thịt và pho mát thành từng miếng nhỏ hoặc xé ra.

2. Thức ăn nhỏ, cứng

Kẹo cứng, kẹo giảm ho, thuốc dạng viên, các loại hạt, bắp rang là mối nguy hiểm tiềm tàng gây nghẹt thở. Các loại hạt nhỏ cũng có thể mắc kẹt trong đường thở của bé và gây nhiễm trùng. Vì vậy, khi bé bắt đầu ăn dặm, bé nên theo sát để bé không ăn nhầm thức ăn của người lớn, bé lớn.

3. Thức ăn mềm, dẻo, dễ dính

Gạo nếp, bánh dẻo có dính lại trong cổ họng của bé gây nên tình trạng nghẹn thức ăn.

4. Nghẹn thức ăn bởi bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng và những bơ hạt dẻo, dính có thể gây ra khó khăn cho đứa trẻ nuốt một cách an toàn.

Dấu hiệu phân biệt bé bị sặc, nghẹn và hóc

Khi bé bị sặc

Sặc là biểu hiện có thể xảy ra ở trẻ trong quá trình bắt đầu ăn dặm, đó là phản xạ bình thường của cơ thể khi tiếp nhận đồ ăn thô. Khi bé ăn lượng đồ ăn quá nhiều, hoặc quá to, hành động sặc và nôn trớ ra đồ ăn có thể giúp bé học được cách nhai kỹ hơn và đưa lượng thức vừa đủ vào miệng trong những lần sau.

Dấu hiệu cho thấy bé đang sặc:

  • Mắt đẫm nước
  • Lưỡi chìa ra khỏi miệng
  • Bịt miệng muốn nôn hoặc nôn ra đồ ăn trong miệng

Khi bé bị sặc, điều nên làm là mẹ cần quan sát con một cách bình tĩnh. Nếu bé có khả năng tự nôn oẹ thức ăn ra, hay nuốt vào sau khi bị sặc thì mẹ không cần can thiệp. Đó là vì, nếu mẹ can thiệp đột ngột có thể gây tác dụng ngược, làm bé thêm sợ hãi khiến việc sặc càng trầm trọng hơn. Nên nhớ, đây là một phần bình thường và hữu ích trong tiến trình ăn dặm của con.

Khi bé bị nghẹn hóc 

Trái ngược với sặc, nghẹn hóc xảy ra khi thức ăn chặn đường thở, thay vì đi xuống thực quản  nó lại đi xuống khí quản. Thông thường, khi chúng ta ăn, uống và nuốt – nắp thanh quản che phủ phần trên của khí quản và ngăn không cho thức ăn vào bên trong. Trong trường hợp bé vừa ăn vừa nói chuyện, cười hoặc khóc, nắp thanh quản không thể bảo vệ khí quản, dẫn đến việc thức ăn dễ rơi vào trong.

Khi bị hóc nghẹn thức ăn, theo phản xạ của cơ thể, bé sẽ ho để tống thức ăn ra ngoài. Tuy nhiên, nếu đường thở bị tắc nghẽn hoàn toàn, bé sẽ không thể ho và im lặng. Đây là dấu hiệu cho thấy tình huống đã trở nên cực kỳ nghiêm trọng và nếu không được giúp đỡ, bé có thể tử vong.

Khi thấy bé có những biểu hiện sau nghĩa là bé đang bị nghẹn thức ăn:

  • Không thở được, không nói được, không khóc được hoặc không thể phát ra âm thanh
  • Có thể thấy trẻ dùng một hoặc hai tay ôm lấy cổ
  • Ho yếu hoặc không thể ho
  • Trẻ hốt hoảng, kích thích, lo âu, da xanh tái
  • Bé khó thở – xương sườn và lồng ngực bị lõm vào trong
  • Mất ý thức (bé không có phản ứng) nếu đường thở bị tắc nghẽn quá lâu
  • Khi hít vào có tiếng the thé

Khi ấy, việc đầu tiên mẹ cần làm là giữ bình tĩnh và áp dụng phương pháp sơ cấp cứu càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, việc hóc nghẹn có thể khiến não không đủ oxy và tế bào não bị phá hủy.

Cách sơ cấp cứu khi bé bị hóc, nghẹn thức ăn

  • Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5–7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài. 
  • Sau khi làm xong nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt trẻ nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột 5-7 cái vào xương ức của bé.  
  • Nếu thấy cháo, sữa, canh… chảy ra từ mũi, miệng thì cha mẹ cần hút kỹ để thông đường thở cho con. Và cần làm sớm để tránh sữa không ứ đọng trong mũi, miệng.

Với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực.

Với người lớn và trẻ lớn, chúng ta có thể áp dụng thủ thuật Heimlich như sau:

Trẻ còn tỉnh

  • Đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn.
  • Ẩn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc la được

Trẻ hôn mê

  • Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi nạn nhân.
  • Đặt gót một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, dưới chóp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất.
  • Ấn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên.
  • Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Bé bị nghẹn: Nguy hiểm khó lường

Những lưu ý mẹ cần biết trong quá trình sơ cứu cho con

  • Mẹ không được dùng tay mò mẫm dị vật trong miệng bé vì thức ăn sẽ bị đẩy xuống sâu hơn. 
  • Tuyệt đối không cho bé uống nước bởi uống nước khiến dị vật càng đi xuống cuống họng bé. 
  • Thời gian sơ cứu chỉ trong vòng 4 phút. 
  • Nếu sau đó không có tiến triển gì, cha mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để cấp cứu.

[inline_article id=225494]

Làm gì để hạn chế bé không bị nghẹn thức ăn?

  • Khuyến khích bé ngồi yên trong bữa ăn, hay nói cách khác là không để bé vừa ăn vừa chạy loanh quanh. Bạn cũng không nên ép bé ăn nhiều hơn mức bé có thể.
  • Cắt thức ăn của bé thành nhiều miếng phù hợp với khuôn miệng nhỏ của bé và tránh các thực phẩm dễ gây nghẹn như cả trái nho, nho khô, các loại hạt và bắp rang. Một số bé thường gặp vấn đề khi ăn xúc xích thái lát.
  • Dạy cho bé thói quen ăn từng miếng một, nhai kỹ và nuốt trước khi ăn miếng khác.
  • Không để bé một mình trong khi ăn.
  • Nếu bé hay bị nghẹn khi vừa ăn vừa uống thì chỉ nên cho bé uống nước sau khi đã ăn xong.
  • Các bé sẽ sớm tìm ra cách để ăn mà không mắc nghẹn, tuy nhiên nếu bé thường xuyên mắc nghẹn hoặc nghẹt thở bởi thức ăn, bạn nên cho bé đi bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ là cẩm nang hữu ích giúp mẹ hiểu hơn về cách xử lý tình huống khi bé bị nghẹn thức ăn trong quá trình ăn dặm. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để đọc nhiều hơn những chia sẻ khác từ MarryBaby mẹ nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Những lưu ý khi mang trẻ sơ sinh đi xa

Chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết cho trẻ trong một chiếc túi như: tã lót, núm vú, quần áo, bình sữa có khả năng giữa ấm, bình sữa chứa nước lọc cho bé khi khát nước, các loại khăn mềm, khăn ướt cho trẻ sơ sinh, phấn rôm… để phòng trường hợp bé đói, tiểu tiện trong quá trình di chuyển thì đã có sẵn đồ dùng. Lưu ý bạn nên mang theo thêm túi ni lông sạch để đựng những đồ dùng đã xài như tã (sau khi thay), khăn giấy đã dùng… để tránh trường hợp bạn cần thay tã hay lau chùi cho bé trong khi các phương tiện vẫn di chuyển và bạn không thể vứt chúng đi được.

Đảm bảo an toàn cho bé

 Nên mang cho bé bao tay, chân để tránh bé cào xước mặt hay các vùng da khác trên cơ thể. Bạn nên lưu ý quần áo mặt cho bé phù hợp với điều kiện thời tiết, không cho bé mặc quần áo quá dày hay quá mỏng nhưng đủ để che phủ, bảo vê làn da bé dưới ánh nắng mặt trời, tác động của nắng (nếu có)…

Về phương tiện di chuyển, tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh di chuyển bằng xe máy khi phải đi xa vì sức tạt của gió trong quá trình chạy xe có thể gây nguy hiểm cho sự hít thở, nắng gió trên đường hoàn toàn có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ, thậm chí đến tính mạng của bé.

Chọn phương tiện di chuyển

Nếu phải di chuyển bằng các phương tiện công cộng thay vì thuê hay đi riêng trên một chiếc xe hơi, bạn có thể ẵm bé vào lòng cho những đoạn đường ngắn. Nhưng nếu đi xa thì tốt nhất bạn bạn nên chuẩn bị mang theo một chiếc túi địu trẻ sơ sinh giúp cả bạn và bé cảm thấy thoải mái. Tránh đi vào giờ cao điểm hoặc thới gian có đông người trên xe như các dịp vào ngày lễ, tết… vì sức đề kháng còn yếu, trẻ dễ dàng nhiễm bệnh từ những người xung quanh.

Nếu có điều kiện nên cho bé di chuyển bằng ô tô và điều cần thiết là bạn phải đảm bảo bé được chuyên chở an toàn. Bạn nên mang theo ghế dành cho trẻ sơ sinh trong xe hơi, không bao giờ đặt bé ở ghế hành khách vì trong trường hợp có va chạm, túi khí ở ghế trước có thể bung ra và gây nguy hiểm vì cò thể làm trẻ ngạt thở. Tốt nhất là đặt bé ngồi ở băng ghế sau của xe hơi, hướng về phía sau để đạt độ an toàn cao nhất. Điều này đảm bảo rằng trong trường hợp bị tai nạn, các lực được lan truyền đều giúp hạn chế chấn thương cho bé. Lưu ý rằng để biết ghế cho trẻ có được lắp chắc chắn và chính xác không, bạn có thể kiểm tra, nếu bạn không thể dịch chuyển ghế an toàn nhiều hơn 2 cm là bảo đảm.

Đối với phương tiện di chuyển bằng máy bay, nhiều bậc phụ huynh lo lắng về sự an toàn cho trẻ vì áp suất trên máy bay, không khí khép kín và quá trình xóc trong khi bay cũng như khi cất cánh, hạ cánh có thể quá sức chịu đựng. Theo quy định, các hãng hàng không thường chỉ phục vụ bay cho trẻ sơ sinh từ 14 ngày tuổi trở lên và sức khoẻ bình thường, không sinh non… Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo rằng trẻ khoảng 2 – 3 tháng tuổi mới nên cho đi máy bay vì khi đó hệ thống miễn dịch phần nào phát triển đủ sức chống lại được những sự thay đổi của môi trường và bảo vệ bé chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Trên máy bay có dịch vụ cung cấp nôi trẻ em chuyên dụng (là thiết bị chuyên dụng có sẵn đi kèm với máy bay), bạn nên thông báo và đăng ký trước cho hãng hàng không khi mua vé.

Những lưu ý khi mang trẻ sơ sinh đi xa
Nên chọn những chuyến bay có ít trạm trung chuyển hoặc thời gian chờ ngắn.

Những đồ dùng cho bé nên chuẩn bị trong túi hành lý xách tay luôn mang theo người để khi cần có thể thuận tiện sử dụng. Vì nhiệt độ trên máy bay khá lạnh nên bạn cần chuẩn bị một chiếc mền ấm để sử dụng khi cần.

Mang theo túi địu hoặc xe đẩy giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình làm thủ tục, di chuyển trong sân bay.

Chư Kha