Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Trẻ 9 tháng ăn bún có được không//?

chào các mẹ , bé nhà mình 9 tháng rồi, mình cho con ăn bột, đôi khi kèm bữa cháo, thi thoảng lại mua bún hay phở xay nhỏ cho con ăn… 

Hôm nay ra chợ mình cũng mua bún như mọi lần, gặp 1 bác , bác ý cũng mua bún, bác thấy mình mua bún cho bé, bác bảo 9 tháng ăn gì bún, … nghe thế mình hỏi tại sao bác ý lại không nói… chỉ biết là không tốt, chưa ăn được…

Vậy theo các mẹ thì bé mấy tháng ăn được bún… tự dưng mình lại suy nghĩ nhiều về vụ này… mình thấy bé nhà mình cũng thích món bún lắm cơ…

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Dinh dưỡng cho bé ở tuổi tập đi (Phần 1)

Tại sao chế độ ăn của trẻ khác người lớn?
Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ tập đi sẽ khác người lớn. Mẹ cần lưu ý những điểm khác nhau này khi chuẩn bị bữa ăn cho trẻ.

Đường và muối
Trẻ ở tuổi tập đi chỉ nên tiêu thụ tối đa 1 gam muối mỗi ngày. Với hàm lượng này, bạn không nên bỏ muối vào bất cứ món ăn nào mà bạn nấu cho bé. Một số loại thức ăn của người lớn không thích hợp với trẻ nhỏ chỉ đơn giản vì chúng có hàm lượng muối hoặc đường cao hoặc chứa chất tạo màu và mùi nhân tạo.

dinh duong cho be
Trái cây tươi là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bé

Số lượng thức ăn
Dạ dày của bé nhỏ hơn dạ dày của bạn ít nhất 5 lần. Do đó, bé cần được cho ăn nhiều bữa trong ngày với một lượng nhỏ thức ăn mỗi bữa. Để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và nguồn năng lượng cho bé hoạt động, bạn nên cho con ăn ba bữa chính và nhiều bữa nhẹ xen giữa với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng
Trẻ tuổi tập đi cần một chế độ ăn giàu chất béo và ít chất xơ hơn so với người lớn. Mặc dù chất xơ cũng cần cho hệ tiêu hóa của trẻ nhưng chúng dễ làm trẻ thấy nó trong khi lại không cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động hàng ngày cũng như sự phát triển của trẻ. Những nhóm thực phẩm khác nhau sẽ cung cấp những dưỡng chất khác nhau, do đó, bé cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để có thể phát triển hoàn chỉnh nhất.

Sữa
Ở giai đoạn tập đi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé. Sữa cung cấp chất béo, năng lượng, chất đạm, vitamin và khoáng chất như canxi. Trung bình trẻ nên uống 350ml sữa mỗi ngày.
Cần những gì trong chế độ dinh dưỡng cho bé tuổi mầm non?
Một chế độ dinh dưỡng cân đối dành cho trẻ mầm non cần đảm bảo đầy đủ các thành phần sau đây.

Carbohydrates

  • Ví dụ như: bánh mì, ngũ cốc, khoai tây.
  • Ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì là những nhóm cung cấp carbohydrates tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn nên cho bé dùng cả hai loại này.
  • Carbohydrates có thể dùng trong bữa chính lẫn bữa phụ.

Trái cây và rau quả

  • Ví dụ như: cà rốt, chuối, cà chua.
  • Nên cố gắng cho bé thử nhiều loại trái cây và rau củ màu sắc khác nhau vì chúng sẽ cung cấp những loại chất dinh dưỡng khác nhau.
  • Chế độ ăn tốt nhất là có 5 cữ trái cây mỗi ngày nhưng nhớ rằng khẩu phần của bé nhỏ hơn nhiều so với khẩu phần của người lớn nhé.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bé ăn dặm đủ dưỡng chất và 5 thực phẩm cho bé ăn dặm phải lập tức tránh xa

5 dưỡng chất mẹ không thể bỏ qua khi cho bé ăn dặm

Trong 4-6 tháng đầu đời, tất cả những gì trẻ cần là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bạn có thể hơi mơ hồ một chút về nhu cầu dinh dưỡng của con trong giai đoạn đầu này cũng không sao. Nhưng đến khi con chuyển dần sang ăn thực phẩm đặc thì chính bạn phải tỉ mỉ chọn cho trẻ những loại tốt nhất. Những dưỡng chất sau đây là thứ bạn cần phải biết và hết sức để ý đấy!

Chất sắt

Sữa công thức và ngũ cốc trẻ em có bổ sung chất sắt giúp sản xuất hồng cầu, tế bào máu đóng vai trò vận chuyển oxy đi khắp cơ thể phục vụ quá trình trao đổi chất. Ngoài ra chất sắt còn giúp phát triển não bộ, bao gồm các kỹ năng vận động và trí nhớ. Con bạn cần 11mg sắt mỗi ngày từ sữa công thức, ngũ cốc hoặc các thực phẩm giàu sắt khác như thịt gia súc, gà, cá, trứng, quả bơ, bông cải xanh và rau bó xôi.

Kẽm

Giống chất sắt, kẽm giúp phát triển não bộ và củng cố sức khỏe toàn diện của trẻ. Kẽm cung cấp nhiên liệu cho quá trình sản xuất bạch cầu kháng nhiễm, bảo đảm cho các tế bào cơ thể phát triển và tự điều chỉnh hợp lý. Trẻ 6 tháng tuổi cần 3mg kẽm mỗi ngày từ sữa công thức, ngũ cốc bổ sung dinh dưỡng và các loại thực phẩm giàu sắt cũng đồng thời giàu kẽm kể trên, nhất là thịt gia súc và gia cầm sẫm màu.

 bé ăn dặm
Một thực đơn với đầy đủ các nhóm thực phẩm dinh dưỡng giúp bé khỏe mạnh hơn

Canxi và vitamin D

Canxi cần thiết cho sự hình thành khung xương khoẻ mạnh, còn vitamin D giúp cơ thể trẻ hấp thu canxi. Cả sữa công thức và sữa mẹ đều cung cấp đủ lượng canxi trẻ cần trong năm đầu đời, nhưng chỉ những trẻ uống sữa công thức mới nhận đủ 400 IU vitamin D theo yêu cầu. Thường những trẻ bú sữa mẹ sẽ được kê đơn uống vitamin D bổ sung, vì có rất ít thực phẩm tự nhiên chứa hàm lượng vitamin D cao. Bạn cũng có thể cho trẻ ăn sữa chua và ngũ cốc bổ sung dinh dưỡng, lòng đỏ trứng và cá để cung cấp thêm vitamin D.

Omega 3 / DHA

Omega 3 hay còn gọi là DHA là loại axit béo tốt cho sức khoẻ tim mạch của bé. Trong gian đoạn đầu đời, DHA đóng vai trò lớn nhất trong việc phát triển trí não và đôi mắt. Nghiên cứu khoa học cho thấy những trẻ thiếu DHA có khả năng nhận biết kém hơn những trẻ khác.

 bé ăn dặm
Thực phẩm giàu omega 3 có lợi cho tim mạch và sự phát triển trí não của bé

Ngoài ra, những chất béo có lợi như omega giúp cơ thể hấp thu các loại vitamin hoà tan trong chất béo như A, B, C, E… Trẻ bú mẹ hay sữa công thức bổ sung DHA hoặc kết hợp cả hai đều được cung cấp đủ lượng DHA cần thiết. Nếu cần, bạn có thể cho nhóc con ăn thêm bơ hoặc cá hồi cũng là cách bổ sung DHA tốt cho bé.

Vitamin A, B, C và E

Đây là 4 loại vitamin “đa năng”, cần thiết về nhiều mặt cho cơ thể bé: giúp trí não, thần kinh và các cơ quan chức năng như mắt, da, hệ miễn dịch… phát triển một cách khoẻ mạnh. Bí quyết để cung cấp đủ các loại vitamin này là bạn hãy cho trẻ ăn thực phẩm nhiều màu sắc. Cà rốt và khoai lang giàu vitamin A. Rau xanh, chuối và đậu có nhiều vitamin B. Cà chua, dâu tây, dưa lưới phong phú vitamin C còn ngũ cốc và các loại hạt thì nhiều vitamin E.

5 loại thực phẩm cho bé ăn dặm mà bạn cần tránh

Nếu bé không ăn một nhóm thực phẩm nào đó khi còn nhỏ, điều này có thể sẽ rất khó thay đổi những năm sau này. Đó là lý do vì sao bạn nên khuyến khích con thử đa dạng các món ăn trong giai đoạn bé ăn dặm. Tuy nhiên, vẫn có những thực phẩm bạn cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định cho bé thử.

1. Mật ong

Mật ong có khả năng chữa thương tự nhiên và có vị ngon ngọt nhưng bạn có biết rằng nó có nguy cơ gây ngộ độc cho con yêu? Điều này tuy không ảnh hưởng đến người lớn nhưng có thể gây hại cho đường tiêu hoá còn non nớt của bé. Mật ong nguyên chất không nên xuất hiện trong thực đơn cho bé ăn dặm trong năm đầu đời. Đừng lo lắng con yêu sẽ không thể thưởng thức món ăn bổ dưỡng này vì hầu hết trẻ mầm non có thể dễ dàng hấp thu mật ong, đặc biệt nếu nó được thêm vào bánh hoặc những thức ăn được nấu chín.

2. Các loại quả, hạt và các loại đậu là thực phẩm cho bé ăn dặm

Những thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại có kích thước nhỏ, do đó chúng tiềm ẩn nguy cơ gây ngạt thở cho các nhóc tì. Một số loại hạt thường gặp như đậu phộng, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, óc chó,… Bạn có thể thêm chúng vào thực đơn của bé bằng cách xay nhuyễn thành bột mịn, sau đó cho một lượng nhỏ cỡ nửa muỗng cà phê vào trong bột ăn dặm của bé. Khi mới cho bé làm quen với các loại hạt này, bạn nên bắt đầu với một lượng nhỏ để xem thử bé có bị dị ứng hay không.

thực phẩm cho bé ăn dặm
Mật ong và sữa bò là những thực phẩm cần tránh cho bé dưới 1 tuổi

3. Đường và muối

Đây là những thực phẩm cho bé ăn dặm bạn nên tránh xa. Những gia vị này không nên được thêm vào thực đơn cho bé ăn dặm. Nếu bạn cho bé ăn thức ăn đóng hộp, cần kiểm tra hàm lượng muối và đường trên vỏ hộp. Chọn những loại có hàm lượng gia vị thấp nhất có thể hoặc hoàn toàn không có muối và đường trong thành phần. Lý do là trẻ sẽ phải mất một khoảng thời gian làm quen với thức ăn dặm trước khi phát triển vị giác để có thể tiếp nhận muối và đường. Đừng lo, con yêu sẽ không cảm thấy món ăn lạt lẽo giống như những người lớn khác trong nhà đâu. Việc không thêm muối và đường vào thực đơn sẽ giúp cho vị giác còn non nớt của trẻ trải nghiệm được những mùi vị tinh tế của thức ăn tốt hơn.

4. Sữa bò

Bạn không nên cho bé làm quen với sữa bò trước khi bé được 1 tuổi. Một số trẻ em Việt Nam gặp phải tình trạng không dung nạp lactose, thành phần có trong sữa bò, nên trẻ sẽ có nguy cơ bị dị ứng. Khi cho bé uống sữa bò, nên thử với một lượng nhỏ để kiểm tra phản ứng của bé. Hãy cảnh giác với thực phẩm cho bé ăn dặm nhạy cảm này, bạn nhé!

5. Một số loại trái cây có hạt

Nho và táo cùng những trái cây có hạt khác là những tác nhân gây ngạt nguy hiểm cho bé. Do đó, đừng quên cắt chúng thật nhỏ và loại bỏ hạt để bé có thể hấp thu giá trị dinh dưỡng của chúng một cách an toàn. Kể cả khi bé bắt đầu tập đi và có thể nhai tốt, bạn vẫn nên cẩn thận với nho.

Một số lưu ý khi cho bé tập ăn rau

Khi con chỉ ăn một nhóm rau củ nào đó mà không ăn các nhóm rau rủ khác, trong cơ thể con chắc chắn sẽ thiếu một phần chất dinh dưỡng. Ngoài ra, các cách sơ chế và nấu nướng thực phẩm cho bé ăn dặm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị dinh dưỡng của rau củ. Mẹ hãy áp dụng một số bí quyết dưới đây nhé.

1. Dùng nồi, chảo bằng nhôm để nấu rau
Các món ăn, bao gồm rau củ quả, luôn chứa một lượng axít nhất định. Nếu dùng nồi đồng hoặc chảo đồng để nấu rau có thể khiến cho rau bị nhiễm đồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài của con. Vì thế, các chuyên gia khuyên các mẹ nên dùng nồi nhôm hoặc sắt để chế biến thức ăn một cách an toàn.

2. Cho con ăn cả rau, củ, quả
Các loại rau có chứa nhiều vitamin tổng hợp, nhất là vitamin C giúp tăng cường đề kháng. Ngoài ra rau còn chứa các muối vô cơ tốt cho cơ thể. Khi con không thích ăn rau mà chỉ thích ăn củ, nhiều mẹ đã sai lầm khi chiều theo con, vô tình đánh mất đi nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho con.

Những điều lưu ý khi tập cho bé ăn dặm rau củ quả

3. Cho con tiếp xúc với ngũ cốc quá sớm
Trong nhiều trường hợp, bạn không nên tập cho con ăn dặm với ngũ cốc và các loại đậu, vì điều này dễ gây dị ứng với protein.

♦Một số sai lầm trong khâu sơ chế thực phẩm cho bé ăn dặm, nấu rau và cho con ăn rau
Khi mua rau về, mẹ cần sơ chế và nấu ngay. Nếu mẹ cất rau vào tủ lạnh hoặc ngâm nước quá lâu, rau sẽ không còn tươi và mất đi một phần dinh dưỡng.

Khi nấu soup, mẹ tránh dùng cải bó xôi, hành tây… vì các loại rau có chứ acid oxalic này khi nấu cùng soup sẽ khống chế sự hấp thu canxi của con.

Nhiều mẹ chỉ nấu rau và cho con ăn nước mà bỏ phần xác đi. Xác rau chứa chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hoá của con. Vì thế, khi cho con ăn dặm, các mẹ nên cho con ăn cả phần rau, có thể băm nhuyễn rau ra trước khi nấu, giúp con ăn dễ dàng hơn.

Để bữa ăn dặm là hành trình khám phá vui vẻ của hai mẹ con, bạn hãy chịu khó và kiên nhẫn với bé nhé!

Làm thế nào để bé ăn dặm ngon lành?

Bác sĩ Lê Kim Huệ – Bác sĩ Chuyên khoa 1 về Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm tư vấn và giải đáp: “Có thể trong quá trình chuẩn bị cho trẻ ăn dặm, bé có thể không ngon miệng nếu bạn mắc phải một số sai lầm dưới đây”:

 bé ăn dặm

Thứ nhất: Có thể mẹ đã cho bé ăn dặm quá sớm

Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã khuyến cáo, tùy vào thể trạng của trẻ, mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn dặm với các bữa nhỏ, dung lượng ít, từ tháng thứ 6 trở đi là tốt nhất. Hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển toàn diện, nên khi ăn quá sớm, bé sẽ dễ nôn trớ, dẫn đến tình trạng chán ăn, thậm chí hoảng sợ khi mỗi lần mẹ bưng bát đến gần. Mẹ nên hiểu rằng, không phải cứ cho bé ăn sớm là sẽ tăng cân, mau lớn mà hãy cho bé tự do phát triển theo yêu cầu của cơ thế.

Thứ hai : Mẹ chưa biết cách cân bằng thực phẩm cho bé.

Mặc dù mẹ đã kỳ công nấu các món ăn nhưng lại chưa có kinh nghiệm trong việc lựa chọn thực phẩm cho bé ăn dặm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.

Cụ thể, trong tuần thứ nhất cho bé ăn dặm, mẹ không nên vội vàng cho bé ăn thịt cá ngay, chỉ nên cho trẻ nếm chút bột ăn dặm sữa pha loãng, khẩu phần bột có thể tăng lên một khi bé đã quen dần. Sau tháng thứ 7, là lúc cơ thể trẻ cần thêm dinh dưỡng để phát triển hơn, mẹ hãy bắt đầu bổ sung dinh dường từ thịt gà, cá được luộc mềm rồi tán nhuyễn hoặc thịt thì băm nhuyễn hoặc sau đó hòa loãng ra bằng nước luộc. Thêm một ít bột gạo hòa tan vào 1 chút nước, rồi hòa cùng bát cá, thịt sau đó nấu lên cho bé. Còn với loại nước uống hằng ngày, có thể bạn cho bé uống 1/2 quả quýt ngọt pha loãng, có tác dụng làm mát và tăng sức đề kháng cho bé những ngày hè.

[inline_article id=247239]

Thứ ba: Lạm dụng gia vị khi bé chưa tròn 9 tháng

Thận của trẻ còn yếu, chưa quen với việc lọc muối, đường, bột nêm… Trước khi con 9 tháng tuổi, thực phẩm cho bé ăn dặm không cần nêm gia vị hoặc mẹ chỉ nêm nhạt bằng muối hoặc nước mắm.

Thứ tư: Mẹ chưa biết cách pha bột hấp dẫn trẻ.

Lần đầu tiên ăn dặm nếu thực phẩm cho bé ăn dặm không đủ ngon, bột quá loãng, quá đặc, quá nhạt hoặc quá mặn thì cho dù mẹ ép đến bao nhiêu thì trẻ vẫn khóc, nôn và sẽ từ chối bữa ăn. Vì vậy, trước hết mẹ hãy pha bột theo phương thức từ ít đến nhiều, bắt đầu từ 1 thìa cà phê khẩu phần ăn, khi bé đã quen thì bắt đầu tăng lên khoảng 2 đến 3 muỗng… Các tuần tiếp theo, bạn tiếp tục cho trẻ ăn bột loãng với lượng như vậy, khi bé đã quen thì bắt đầu tăng từ 1 bữa bột/ngày, lên 2 bữa bột/ngày, lên 3 bữa bột/ngày và sau đó nấu bột đặc dần cho trẻ ăn. Mẹ có thể dùng bột mặn gạo sữa, yến mạch sữa… giúp bé tập ăn dễ hơn với hương vị quen thuộc từ sữa mẹ và giúp mẹ đỡ bối rối hơn trong khâu chuẩn bị bữa ăn.

Tùy theo từng giai đoạn, qua tháng thứ 7 mẹ có thể cho trẻ chuyển từ bột ăn dặm vị ngọt đến bột ăn dặm vị mặn. Mẹ nên ưu tiên các loại bột ăn dặm nhiều dưỡng chất, giúp bé tiêu hóa tốt hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa của bé, giúp hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn. Các vi chất Kẽm, Sắt, Vitamin D3, A, C giúp tăng cường sức đề kháng bảo vệ bé luôn khỏe mạnh.

Minh Trang

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Mách mẹ cách bổ sung chất xơ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Những năm đầu đời là thời điểm quan trọng để thiết lập cho bé một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh và thói quen ăn uống tốt. Trong chế độ ăn này đặc biệt phải có chất xơ. Chất xơ rất quan trọng để hệ tiêu hóa vận hành trơn tru. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh đôi khi tập trung vào việc bổ sung protein, sắt, canxi và chất béo cho bé mà quên mất chất này. Vậy mẹ nên bổ sung chất xơ cho bé thế nào?

bổ sung chất xơ cho bé
Chất xơ giúp hệ vi sinh đường ruột của bé khỏe mạnh

Chất xơ là gì?

Chất xơ là phần không thể tiêu hóa của các loại thực vật mà chúng ta ăn, chẳng hạn rau củ, các loại đậu và ngũ cốc. Có hai loại là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan:

  • Chất xơ hòa tan có thể tan trong nước: Nó làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến chúng ta mau no và no lâu. Chất xơ hòa tan có trong trái cây, yến mạch, các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan… Loại chất xơ này giúp phân mềm hơn để trôi ra khỏi đường tiêu hóa dễ dàng.
  • Chất xơ không hòa tan thì không tan trong nước: Đó là phần cứng của ngũ cốc, các loại hoạt và rau củ (đặc biệt là phần thân, vỏ và hạt). Loại chất xơ này không phân giải trong ruột mà thấm vào máu, góp phần đẩy phân ra khỏi đường tiêu hóa, giúp bé không bị táo bón.

Cả hai loại chất xơ đều quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Kết hợp với chất lỏng từ nước, sữa và các món ăn khác, các chất xơ này sẽ giúp nhu động ruột hoạt động trôi chảy và cơ thể vẫn hấp thụ đủ dưỡng chất.

Hơn nữa, chất xơ còn tăng cường hệ miễn dịch bằng cách gia tăng dân số của những lợi khuẩn như axit lactic và bifidus, giúp cơ thể bé chống lại các mầm bệnh trong môi trường sống.

Mẹ hãy kiên nhẫn tập cho bé ăn nhiều loại rau củ
Mẹ hãy kiên nhẫn tập cho bé ăn nhiều loại rau củ

Trẻ em cần bao nhiêu chất xơ mỗi ngày?

  • Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm cho tới dưới 1 tuổi: bé cần bổ sung 55-110g rau củ đã nấu chín kỹ
  • Đối với trẻ tập đi (từ 1-3 tuổi): bé cần 19g chất xơ mỗi ngày
  • Trẻ nhỏ (4-8 tuổi): bé cần 25g chất xơ mỗi ngày
  • Trẻ gái từ 9-18 tuổi: cần bổ sung 26g chất xơ mỗi ngày
  • Trẻ trai từ 9-13 tuổi: cần bổ sung 31g chất xơ mỗi ngày
  • Trẻ trai từ 14-18 tuổi: cần bổ sung 38g chất xơ mỗi ngày

Nghĩa là trẻ cần ăn 5 phần rau đậu và trái cây mỗi ngày.

Lợi ích của chất xơ đối với sức khỏe của bé

  • Đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động hợp lý, ngăn ngừa táo bón
  • Giúp bé không bị đau bụng, cứng bụng, rặn ị gây chảy máu, sợ hãi không dám ngồi bô
  • Giúp bé no lâu, không bị đói, không chán ăn
  • Ngăn trẻ ăn quá nhiều dẫn tới thừa cân
  • Giúp trẻ hấp thụ hết dưỡng chất của các thực phẩm khác
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch của bé
  • Chất xơ giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa, giúp bé không bị thiếu chất.

Các loại thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Yến mạch: Đây là thực phẩm giàu chất xơ dễ tiêu hóa nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngay cả trẻ mới 6 tháng cũng có thể ăn cháo yến mạch.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Đây là thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn của bé trong năm đầu tiên. Cháo gạo lứt hay gạo trắng đều tốt. Các loại đậu nành, đậu xanh, đậu đen, bắp… là nguồn bổ sung chất xơ tuyệt vời cho bé.
  • Táo: Táo ngọt là loại quả đầu tiên cho trẻ sơ sinh. Táo dễ tiêu hóa và chứa 3,6g chất xơ trong mỗi phần nhỏ.
  • Lê: Quả lê cũng ngọt và giàu chất xơ giống táo. Một phần nhỏ lê cung cấp 5,5g chất xơ và rất dễ tiêu hóa.
  • Chuối: Một phần chuối nhỏ chứa 3,1g chất xơ là nguồn cung cấp đường tuyệt vời cho bé.
  • Bơ: Quả bơ béo ngậy không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa nhiều chất béo tốt cho sức khỏe. Bạn hãy làm sinh tố bơ cho bé ăn dặm nhé.
  • Xoài: Đây là vua của các loại quả. Xoài chín ngọt và mềm, bé có thể mút ăn mà không cần xay nhuyễn.
  • Dứa: Bạn nên xay nhuyễn dứa cho bé ăn, để tránh bé bị rát lưỡi nhé. Dứa đặc biệt ngon khi ăn lạnh, thích hợp với trẻ 2-3 tuổi.
  • Mận khô: Đây là loại thực phẩm số 1 trị táo bón. Chỉ một phần nhỏ mận khô đã chứa tới 3g chất xơ.
  • Cà rốt: Cà rốt là loại rau đầu đời và thường xuyên của bé. Thực phẩm này không chỉ giàu chất xơ mà còn dồi dào vitamin A và C. Bạn có thể hấp những thanh cà rốt cho bé gặm.
món ngon từ cà rốt
Cà rốt là món ăn dặm ngon bổ cho bé
  • Củ dền: Củ dền rất ngọt, giàu chất sắt và kali, magie cũng như chất xơ, cực kỳ bổ dưỡng cho bé.
  • Khoai lang: Đây cũng là thực phẩm thường xuyên dùng để nấu cháo cho bé. Cùng với vitamin A và C, khoai lang bổ sung 3,8g chất xơ cho bé trong một khẩu phần nhỏ. Bạn có thể hấp mềm khoai lang cho bé tập xúc ăn.
  • Đậu Hà Lan: Bạn có thể làm món hầm, súp hay nấu cháo cho bé ăn. Đậu Hà Lan rất giàu protein và dồi dào chất xơ.
  • Đậu đũa: Là món ăn cần có của bé, chỉ một phần nhỏ đậu đũa đã chứa 6-9g chất xơ.
  • Rau lá xanh: Dồi dào vitamin và khoáng chất, các loại rau dền và rau cải củ còn chứa rất nhiều chất xơ bổ dưỡng cho cơ thể.
  • Bông cải xanh: Không phải trẻ nhỏ nào cũng thích ăn bông cải xanh. Bạn có thể xay thành bột nhuyễn cho bé ăn hoặc nấu kèm với nấm.
  • Sữa chua: Món này không giàu chất xơ nhưng lại chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho dạ dày.
  • Hạt lanh: 1 thìa hạt lanh chứa 3g chất xơ, bạn có thể nghiền hạt lanh và rắc lên bất cứ món ăn nào hoặc nhào với bột trước khi chế biến. Hạt lanh cũng có thể thêm vào sinh tố và súp.
  • Hạt kê: 100g hạt kê chứa tới 9g chất xơ. Bạn có thể nấu cháo hạt kê cho bé, thêm chút nước rau dền cho ngọt.
  • Hạt lựu: Bé có thể thích ăn món này nhưng bạn phải dung dao cắt lấy phần thịt và bỏ hạt đi nhé.
  • Ngô (bắp): Không chứa nhiều chất xơ như các thực phẩm kể trên, nhưng bé có thể thích vừa gỡ ngô vừa ăn.
  • Các loại hạt: Hầu hết các loại hạt đều giàu chất xơ, trong đó phải kể đến hạnh nhân và lạc, hạt bí và hạt hướng dương.

Những điều mẹ cần lưu ý khi bổ sung chất xơ cho con

Những điều mẹ cần lưu ý khi bổ sung chất xơ cho con

  • Bổ sung chất xơ cho con là điều rất quan trọng, song song với đó bạn phải cho bé uống nhiều nước hoặc các thực phẩm lỏng để tiêu hóa chất xơ nhé. Bởi vì chỉ ăn chất xơ thì bé sẽ bị đầy hơi, chướng bụng, đau bụng dẫn đến tiêu chảy hoặc lại táo bón. Điều này sẽ khiến bé chán ăn, ảnh hưởng tới sự phát triển.
  • Khi bổ sung chất xơ cho con, mẹ hãy cho bé uống sữa trước đó 1 tiếng nhé. Thời gian này sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất đối với bé.
  • Ban đầu mẹ chỉ nên cho con ăn 1 loại ngũ cốc, sau đó mới trộn lẫn một vài loại với nhau. Mỗi khi thử món mới, bạn hãy cho bé 3 ngày để tập quen trước khi chuyển món khác nhé.

6 tháng đầu đời bé chỉ cần uống sữa, do đó mẹ không cần nôn nóng bổ sung chất xơ cho con trong giai đoạn này. Thay vào đó, mẹ hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để bé bú mẹ không bị táo bón. Chúc mẹ nuôi con thật khỏe mạnh.

Xuân Thảo

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Những điều lưu ý khi cho bé tập ăn rau

Khi con chỉ ăn một nhóm rau củ nào đó mà không ăn các nhóm rau rủ khác, trong cơ thể con chắc chắn sẽ thiếu một phần chất dinh dưỡng. Ngoài ra, các cách sơ chế và nấu nướng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị dinh dưỡng của rau củ. Mẹ hãy áp dụng một số bí quyết dưới đây nhé.

Dùng nồi, chảo bằng nhôm để nấu rau
Các món ăn, bao gồm rau củ quả, luôn chứa một lượng acid nhất định. Nếu dùng nồi đồng hoặc chảo đồng để nấu rau có thể khiến cho rau bị nhiễm đồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài của con. Vì thế, các chuyên gia khuyên các mẹ nên dùng nồi nhôm hoặc sắt để chế biến thức ăn một cách an toàn.

Cho con ăn cả rau, củ, quả
Các loại rau có chứa nhiều vitamin tổng hợp, nhất là vitamin C giúp tăng cường đề kháng. Ngoài ra rau còn chứa các muối vô cơ tốt cho cơ thể. Khi con không thích ăn rau mà chỉ thích ăn củ, nhiều mẹ đã sai lầm khi chiều theo con, vô tình đánh mất đi nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho con.

Những điều lưu ý khi tập cho bé ăn dặm rau củ quả
Cho con ăn càng đa dạng càng giảm tình trạng biếng ăn, mẹ nhé

Cho con tiếp xúc với ngũ cốc quá sớm
Trong nhiều trường hợp, không nên tập ăn dặm với ngũ cốc và các loại đậu, vì điều này dễ gây dị ứng với protein.

Một số sai lầm trong khâu sơ chế, nấu rau và cho con ăn rau
Khi mua rau về, mẹ cần sơ chế và nấu ngay. Nếu mẹ cất rau vào tủ lạnh hoặc ngâm nước quá lâu, rau sẽ không còn tươi và mất đi một phần dinh dưỡng.

Khi nấu soup, mẹ tránh dùng cải bó xôi, hành tây, v..v.. vì các loại rau có chứ acid oxalic này khi nấu cùng soup sẽ khống chế sự hấp thu canxi của con.

Nhiều mẹ chỉ nấu rau và cho con ăn nước mà bỏ phần xác đi. Xác rau chứa chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hoá của con. Vì thế, khi cho con ăn dặm, các mẹ nên cho con ăn cả phần rau, có thể băm nhuyễn rau ra trước khi nấu, giúp con ăn dễ dàng hơn.

Minh Trang

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cháo dinh dưỡng có đủ chất không?

Cháo dinh dưỡng không đủ chất: Vì sao?

  • Chất đạm cần thiết để đáp ứng cho các bé từ 7-12 tháng là 80-100g thịt, tôm chia làm 3-4 bữa hay 1 lòng đỏ trứng gà/bữa. Một tuần, bé cần ăn 3-4 quả trứng. Nếu hầu hết bữa ăn của bé là cháo dinh dưỡng sẽ khó đảm bảo cung cấp đủ lượng chất đạm nói trên.
  • Cháo dinh dưỡng có thể chứa các loại hóa chất như chất bảo quản chống mốc, giúp thực phẩm không bị đổi màu, giữ nguyên mùi vị.
  • Tại các cửa hàng bán cháo dinh dưỡng tự phát, nguồn gốc các loại nguyên liệu không được chứng nhận chất lượng vệ sinh thực phẩm. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng bé bị ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy.
  • Thịt cá được bày bán từ sáng đến trưa, dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Một số mẹ không lưu ý ghi chú trên bao bì “chỉ sử dụng trong 18 giờ” nên cứ mua nhiều và để trong tủ lạnh để cho bé ăn dần. Thực tế, ngành y tế đã khuyến cáo thực phẩm nấu chín và bảo quản ở nhiệt độ bình thường không để quá 4 giờ vì cứ 1 giờ chưa sử dụng thì vi khuẩn phát triển lên gấp nhiều lần.
Cháo dinh dưỡng có đủ chất không?
Cháo dinh dưỡng không thể đầy đủ dưỡng chất như cháo tự nấu tại nhà

Cháo ăn dặm đóng gói liệu có an toàn hơn?

Nhiều người cho rằng, các món cháo cho bé đóng gói sẵn sẽ sạch sẽ và an toàn hơn vì được chế biến công nghiệp. Thêm vào đó, thành phần ghi trên bao bì ghi lượng chất đạm, lượng rau xanh… được tính toán rất khoa học, phù hợp với từng lứa tuổi.

Trên thực tế, các cơ quan chức năng cũng đã phát hiện nhiều mẫu cháo dinh dưỡng có chứa loại hóa chất như chất bảo quản natri benzoate. Đây là hóa chất chống mốc, giúp thực phẩm không bị đổi màu, giữ mùi nguyên thủy.

Trong khi đó trẻ em rất nhạy cảm với thực phẩm, vì vậy chất bảo quản cho vào thực phẩm trẻ em là không tốt.

Các mẹ nên làm gì?

Theo những thông tin nói trên, nếu các mẹ mua cháo dinh dưỡng nấu sẵn thì vừa không đáp ứng đủ hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết vừa không đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé. Do đó, các mẹ cố gắng dành thời gian nấu cháo cho bé. Bạn có thể dùng thực phẩm hàng ngày của gia đình để chế biến cháo cho bé bằng cách lấy một ít thịt, cá, rau… băm nhuyễn nấu chín với cháo ăn liền. Hay bạn có thể nấu một nồi cháo trắng, để trong tủ lạnh, đến bữa ăn lấy một lượng vừa đủ ra nấu.

[inline_article id=171151]

Cách nấu cháo dinh dưỡng tại nhà cho bé an toàn, tiện lợi

Nếu có con nhỏ, cách tốt nhất là phụ huynh nên tự nấu các món cháo cho bé ăn dặm tại nhà, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng, lại sạch sẽ. Cách nấu cháo nhanh nhất mà vẫn thay đổi được khẩu vị từng bữa là nấu một nồi cháo trắng.

Sau đó mẹ để trong tủ lạnh. Thịt, cá, tôm cũng được xay nhuyễn, chia thành từng phần, đủ một bữa để trong ngăn đá tủ lạnh. Đến bữa, mẹ chỉ cần lấy đủ lượng cháo ra nấu.

Một số chú ý khi lựa chọn nguyên liệu

Chọn gạo: Gạo là thành phần chính không thể thiếu khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé. Vì thế, mẹ nên chọn mua loại gạo tròn, căng, màu trắng sữa và không lẫn tạp chất quá nhiều.

Bạn có thể chọn loại gạo dẻo thơm để khi nấu cháo, sẽ có độ đặc sánh, thơm ngon hơn đấy. Ngoài ra, gạo dùng để nấu cháo ăn dặm tốt nhất là gạo vẫn còn lớp vỏ cám bên ngoài đấy.

cháo dinh dưỡng 2
Nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo sẽ giúp bé hấp thu đầy đủ dinh dưỡng khi ăn dặm

Thêm 1 lưu ý nhỏ là khi vo gạo, bạn đừng nên chà xát quá kỹ, bởi vitamin B1 có trong gạo rất dễ hòa tan trong nước đấy nhé. Hãy vo gạo nhẹ tay, để xả sạch lớp bụi bẩn thôi bạn nha!

Chọn rau củ: Không chọn nững rau héo úa, giập nát và có mùi lạ. Đảm bảo ngâm rửa sạch rau và gọt bỏ vỏ đối với củ quả trước khi chế biến cho trẻ.

Khi nấu cháo dinh dưỡng, các bạn chỉ nên lấy phần lá, thân mềm và bỏ các phần thân già, cứng đi nhé. Vì nó sẽ gây khó tiêu cho các bé đấy.

Chọn thịt, tôm, cá…: Chọn thịt khô ráo, màu sắc tươi tự nhiên, có độ đàn hồn. Tuyệt đối tránh thịt có màu tái xanh, kém tươi, màng ngoài nhớt, dính. Đó là thịt đã ôi thiu và để lâu ngày thì không dùng để nấu cháo dinh dưỡng cho bé.

Bí quyết nấu cháo ăn dặm mẹ cần nhớ

1. Cách nấu cháu ngon, nhừ, nở đều, không dính đáy

Mẹ nhớ cho nước sạch vào nồi, nấu đến khi sôi già rồi mới cho phần gạo đã vo sạch vào ninh đến khi nhừ. Đừng quên khấy đều tay để tránh cháo bị dính vào đáy nồi nhé.

Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi nước sôi 2 lần, mẹ để cháo sôi tiếp thêm 7 phút rồi đậy kín nắp để trên bếp nhé. Mẹ cũng có thể sử dụng bình ủ cháo (nếu có) để cháo nhanh nhừ, không vỡ hạt mà lại nở đều nữa đấy.

[inline_article id=195949]

2. Không cần ninh, hầm xương lấy nước dùng

Nhiều người dùng nướng hầm xương nấu cháo với hy vọng những chất bổ từ thịt xương được hòa tan trong chất hầm sẽ giúp các bé hấp thu dễ dàng hơn. Sự thật là nước hầm xương nấu cháo có ngon hơn và vị ngọt tự nhiên hơn.

Tuy nhiên, nó không đủ dưỡng chất cho trẻ so với có thịt và rau củ. Vì vậy, không nhất thiết ninh hầm xương cả đêm chỉ để lấy nước dùng nấu cháo bạn nhé.

Thay vào đó, hãy thêm thịt và rau củ xanh vào cháo để bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cho bé nha.

3. Thêm một thìa dầu ăn để giúp bé hấp thu tốt hơn

Mẹ cho 1 hoặc 2 thìa dầu ăn nhỏ vào cháo dinh dưỡng sau khi nấu xong sẽ không khiến các bé bị đầy bụng hay khó tiêu đâu. Ngược lại, dầu ăn là nguồn cung cấp chất béo chính cho cơ thể giúp bé hấp thu được các chất dinh dưỡng trong thức ăn nữa đấy.

Khi cháo gần chín, bạn tắt bết rồi cho thêm 1–2 thìa nhỏ dầu ăn nhé. Nhớ đừng cho ngay từ đầu hay trong khi nấu cháo nha.

cháo dinh dưỡng 3
Cho một thìa dầu ăn sẽ giúp bé hấp thu tốt hơn

4. Thời gian bảo quản và hâm nóng cháo dinh dưỡng

Nên cho trẻ ăn cháo ngay khi vừa nấu xong, để đảm bảo nóng sốt, ngon miệng và không bị mất các chất dinh dưỡng. Cần hâm lại cháo ngay sau 2 tiếng nếu để cháo ở ngoài nhiệt độ thường.

Quá 2 tiếng thì nên bảo quản cháo trong ngăn mát tủ lạnh nhé. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý không nên trữ lạnh cả ngày. Khi đó các vi sinh vật bắt đầu phát triển, không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Nhìn chung trong giai đoạn ăn dặm, các món cháo là món ăn hữu ích giúp bé làm quen với thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Khi biết cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé thơm ngon và khoa học, mẹ sẽ giúp bé hấp thu dưỡng chất tối ưu đấy. Nếu hôm nào bố mẹ quá bận rộn, muốn mua cháo nấu sẵn cho con, bạn cần tìm hàng cháo uy tín, sạch sẽ, có tủ lạnh để bảo quản thức ăn.

Hoàng Oanh

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bé chỉ thích ăn cơm với nước tương có sao không? Em lo quá

Miu nhà em chỉ thích ăn cơm với nước tương. Cho ăn bất cứ món gì bé cũng lừa ra cho bằng được. Em sợ Miu không sớm thì muộn cũng bị suy dinh dưỡng à. Bùn bùn ghê!Bùn

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Khi nào cho bé ăn dặm: Thời điểm bắt đầu và các cữ ăn trong ngày của con yêu!

Khi nào cho bé ăn dặm?

Bạn có thể bắt đầu cho bé ăn dặm vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng 4 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi nếu bé đã sẵn sàng. Trước đó, sữa mẹ hoặc sữa bột sẽ cung cấp toàn bộ lượng calo và dưỡng chất cần thiết cho bé và hệ tiêu hóa chỉ có thể xử lý các thức ăn ở dạng rắn khi bé được gần 6 tháng tuổi.

Khi nào cho bé ăn dặm
Tập cho trẻ ăn dặm

Trả lời cụ thể cho câu hỏi khi nào cho bé ăn dặm, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên cho con bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng, mặc dù một số bé thích ăn dặm sớm hơn một chút.

Làm sao biết bé đã sẵn sàng ăn dặm?

Mặc dù có câu trả lời chung cho câu hỏi khi nào cho bé ăn dặm là bé từ 4 tháng tuổi. Nhưng liệu bé nhà bạn đã thích hợp chưa? Nếu thích hợp, bé sẽ có những dấu hiệu rõ ràng khi đã sẵn sàng ăn các thức ăn không phải là chất lỏng. Các dấu hiệu như sau:

  • Giữ vững đầu: Bé có thể giữ đầu mình ở vị trí thẳng đứng.
  • Không còn “phản xạ nhả thức ăn”: Để giữ thức ăn trong miệng và nuốt thì bé phải ngưng dùng lưỡi đẩy thức ăn ra ngoài.
  • Có thể ngồi vững: Bé phải ngồi thẳng lưng thì mới dễ dàng nuốt thức ăn.
  • Chuyển động nhai: Miệng và lưỡi bé phát triển đồng bộ với hệ tiêu hóa. Để bắt đầu ăn dặm, bé phải biết đưa thức ăn về phía sau khoang miệng và nuốt. Khi bé học nuốt, bạn sẽ thấy bé chảy nước dãi ít hơn. Tuy nhiên, nếu bé đang mọc răng thì vẫn chảy nhiều nước dãi.
  • Tăng cân mạnh: Hầu hết các bé đều sẵn sàng ăn dặm khi đạt trọng lượng gấp đôi lúc mới sinh (hoặc nặng gần 7kg) và từ 4 tháng tuổi trở lên.
  • Nhu cầu dinh dưỡng tăng cao: Bé trông có vẻ đói dù đã uống sữa bột hoặc bú mẹ tám lần mỗi ngày.
  • Tò mò với thức ăn của bạn: Bé có thể nhìn chăm chăm vào tô cơm của bạn hoặc giơ tay giành lấy khi bạn đưa thức ăn vào miệng.

Quan sát dấu hiệu con yêu có thể ăn dặm là bạn dễ dàng trả lời câu hỏi khi nào cho bé ăn dặm rồi phải không nào!

Bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào?

Với hầu hết trẻ, bạn có thể bắt đầu bằng cách nghiền nhỏ các loại thức ăn. Thường thì các bà mẹ có thói quen cho trẻ ăn dặm bắt đầu bằng ngũ cốc nhưng chưa có gì chứng minh bé nên ăn món gì trước thì tốt hơn. Bạn có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm bằng các loại thực phẩm được nghiền nhỏ như khoai lang, bí, chuối, đào và lê.

Trước tiên, bạn cho bé bú rồi cho ăn một hoặc hai muỗng thức ăn được nghiền nhỏ. Nếu bạn muốn bắt đầu với ngũ cốc, nên trộn với sữa bột hoặc sữa mẹ để tạo thành một hỗn hợp sền sệt và dùng muỗng bằng nhựa mềm đút cho bé để tránh gây tổn thương nướu, bắt đầu cho ăn với một chút thức ăn ở đầu muỗng.

Nếu bé có vẻ không hứng thú với việc cho ăn bằng muỗng thì có thể cho bé ngửi và nếm thử thức ăn hoặc chờ cho đến khi bé muốn ăn. Đừng cho bột ngũ cốc vào bình sữa vì như vậy bé sẽ không nhận thức được rằng thức ăn phải được ăn từ muỗng và phải ngồi ăn.

Khi bắt đầu, nên cho bé ăn mỗi ngày một lần vào bất kỳ thời điểm nào khi hai mẹ con cảm thấy tiện, nhưng đừng cho ăn khi bé mệt mỏi hoặc bực bội. Lúc đầu bé có thể không ăn nhiều nhưng nên cho bé một thời gian để làm quen. Một số bé cần phải tập làm quen với việc giữ thức ăn trong miệng và nuốt.

Khi bé đã quen với thực đơn mới, có thể cho bé ăn vài muỗng cà phê một ngày. Nếu bé đang ăn ngũ cốc, mẹ có thể dần dần bớt lượng chất lỏng để thức ăn sệt hơn. Khi bé có thể ăn nhiều hơn, nên tăng thêm một cữ ăn dặm.

Làm sao biết được khi nào bé đã no?

Mỗi cữ bé có thể ăn lượng thức ăn khác nhau nên đó không phải là tiêu chuẩn để biết khi nào bé đã no. Nếu bé ngả người ra phía sau, quay mặt khỏi thức ăn, bắt đầu chơi với muỗng hoặc không chịu mở miệng thì có thể bé đã ăn đủ. Thỉnh thoảng bé sẽ ngậm miệng vì chưa ăn xong nên hãy cho bé thời gian để nuốt.

Bé ăn dặm: Làm quen thức ăn dặm (Phần 2)
Mẹ nên để ý khi nào trẻ đã no, tránh ép trẻ ăn quá nhiều.

Có cần phải tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc bú bình không?

Bé cần phải uống sữa cho đến khi được một tuổi. Sữa mẹ và sữa bột công thức cung cấp các vitamin quan trọng, sắt và protein ở dạng dễ tiêu hóa. Thức ăn dặm không thể cung cấp tất cả dưỡng chất từ sữa mẹ hoặc sữa bột trong năm đầu. Bạn nên để ý xem bé cần bao nhiêu sữa mẹ hoặc sữa bột sau khi bắt đầu ăn dặm.

Cho bé làm quen với thức ăn mới như thế nào?

Mẹ nên thử cho bé làm quen với thức ăn mới một cách chậm rãi, mỗi lần chỉ cho làm quen với một loại rồi chờ ít nhất ba ngày mới cho ăn loại tiếp theo. Như vậy, bạn sẽ biết được liệu bé có bị dị ứng với loại thức ăn nào đó hay không. Dấu hiệu dị ứng bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, mặt sưng phù, thở khò khè hoặc nổi mẩn đỏ. Nếu gia đình có tiền sử bị dị ứng hoặc bé bị dị ứng khi tập ăn, nên chờ ít nhất một tuần trước khi cho bé ăn thức ăn mới.

Nên hỏi bác sĩ về các loại thức ăn dặm và thời điểm cho ăn. Để an toàn, bác sĩ có thể khuyên bạn đừng nên cho bé ăn quá sớm các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu nành, các sản phẩm từ sữa tươi, trứng, lúa mì và cá.

Mặc dù cho bé làm quen với việc ăn nhiều loại thức ăn là tốt nhưng cũng cần thời gian để bé làm quen với mùi vị và cảm giác mới. Quá trình cho bé làm quen với thức ăn thường theo thứ tự như sau:

  • Thức ăn nghiền mịn hoặc sền sệt
  • Thức ăn xay nhỏ hoặc nghiền nhỏ
  • Thức ăn xắt nhỏ

Nếu bé đang ăn ngũ cốc và sắp làm quen với rau củ hoặc trái cây, nên cho thêm vài muỗng các loại thức ăn này khi cho bé ăn ngũ cốc. Tất cả thức ăn phải ở dạng sệt vì ở giai đoạn này bé sẽ ép thức ăn lên vòm miệng rồi nuốt xuống.

Nếu bạn cho bé ăn các loại thức ăn dặm được chế biến sẵn, nên múc một ít ra đĩa nhỏ rồi cho bé ăn. Nếu bạn lấy trực tiếp từ hũ cho bé thì bạn sẽ không thể để dành phần còn lại vì đã bị nhiễm khuẩn từ miệng bé thông qua muỗng cho ăn. Ngoài ra, bạn phải bỏ tất cả những hũ thức ăn sẵn trong vòng một đến hai ngày kể từ khi mở nắp.

Một số phụ huynh có thể khuyên bạn nên bắt đầu cho bé ăn dặm bằng rau củ thay vì trái cây để bé không bị nghiện đồ ngọt. Tuy nhiên, khi sinh ra thì bé nào cũng thích vị ngọt nên bạn không cần quá quan tâm đến thứ tự các món ăn dặm. Ngoài ra, đừng loại bỏ món nào ra khỏi thực đơn của bé chỉ vì bạn không thích món đó. Lưu ý, không cho bé ăn các loại thức ăn có thể gây nghẹn.

Nếu bé quay mặt đi khi được cho ăn một món nào đó thì đừng ép bé, thử lại sau khoảng một tuần. Bé có thể không bao giờ thích khoai lang hoặc sẽ thay đổi suy nghĩ nhiều lần và cuối cùng thì lại mê món khoai lang.

Đừng ngạc nhiên nếu phân của bé có màu và mùi khác khi bắt đầu ăn dặm. Nếu từ trước đến giờ bé chỉ bú mẹ thì bạn có thể nhận thấy phân bé có mùi nặng hơn rất nhiều so với lúc trước dù bé chỉ ăn vài mẩu thức ăn nhỏ. Điều này là hoàn toàn bình thường. Nếu phân của bé có vẻ quá cứng, nên cho bé ăn các loại rau củ quả khác ngoài gạo và chuối vì 2 loại này có thể góp phần gây táo bón,.

Vào khoảng thời gian này, bạn cũng có thể tập cho bé uống nước để hạn chế táo bón mặc dù lượng nước cần thiết vẫn được lấy từ sữa mẹ hoặc sữa bột. Bạn có thể cho bé uống 50 – 100ml nước mỗi ngày bằng ly tập uống.

Mỗi ngày bé nên ăn dặm mấy cữ?

Lúc đầu bé chỉ nên ăn dặm một cữ một ngày, đến khoảng 6 tháng tuổi đến 7 tháng thì tăng lên 2 cữ một ngày. Khi được 8 tháng bé có thể ăn ba cữ một ngày. Thực đơn mỗi ngày của bé 8 tháng tuổi có thể bao gồm:

  • Sữa mẹ hoặc sữa bột được tăng cường sắt
  • Ngũ cốc được tăng cường sắt
  • Các loại rau củ màu vàng, cam và xanh
  • Trái cây
  • Một lượng protein nhỏ từ các loại thực phẩm như thịt gia cầm, đậu hũ và thịt
Bổ sung rau củ vào thực đơn ăn dặm sẽ giúp hệ tiêu hoá của bé phát triển

Vẫn có một số thực phẩm mà bạn chưa nên cho bé ăn như mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ dưới một tuổi.

Mẹ có cần tới các dụng cụ đặc biệt khi cho bé ăn dặm không?

Khi cho bé ăn dặm, bạn nên cho bé ngồi trên ghế cao được thiết kế cho trẻ em, dùng muỗng nhựa để bảo vệ phần nướu nhạy cảm của bé, ngoài ra còn cần yếm, đĩa, tô nhựa và một tấm lót trên sàn sẽ giúp hạn chế thức ăn vương vãi. Bạn cũng nên cho bé làm quen với ly tập uống khi bé bắt đầu ăn dặm.

Nếu bạn tự chế biến thức ăn cho bé thì phải có công cụ để nghiền thức ăn như máy xay sinh tố hoặc máy nghiền thức ăn trẻ em. Bạn cũng cần dụng cụ đựng thức ăn để trữ trong tủ lạnh. Một số phụ huynh dùng khay làm đá hoặc các vật tương tự để trữ hoặc đông lạnh từng khẩu phần riêng biệt cho bé.

Nên cho bé ăn ở đâu?

Bạn nên cho bé ngồi ăn dặm ở một chỗ chắc chắn, ổn định, thoải mái và ở độ cao thuận tiện nhất với bạn. Lúc đầu, bạn có thể dùng ghế trong xe em bé, chỉ cần đảm bảo là bé ngồi thẳng để có thể nuốt thức ăn. Khi bé có thể tự ngồi, bạn nên dùng ghế cao ở gần bàn. Bé cũng có thể tham gia bữa cơm gia đình và bạn có thể vừa ăn vừa đút cho bé, như vậy bạn cũng đỡ mất công dọn dẹp sau khi bé ăn.

[inline_article id=147889]

Làm sao để giúp bé phát triển thói quen ăn uống lành mạnh?

  • Đừng chỉ cho bé ăn mãi các loại thức ăn nhạt nhẽo, nhàm chán.
  • Tự làm thức ăn cho bé, nếu bạn mua thức ăn đóng hộp thì nên kiểm tra bảng thành phần: càng ít nguyên liệu càng tốt.
  • Tập cho bé ăn các loại rau củ

Khi nào cho bé ăn dặm không phải là câu hỏi quá khó để trả lời. Tuy nhiên, bạn hãy đọc kỹ và đối chiếu thông tin này với việc quan sát con trẻ để chọn thời điểm thích hợp cho bé yêu nhà mình ăn dặm, bạn nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Thử phương pháp ăn dặm kiểu BLW – do bé tự chỉ huy

Phương pháp ăn dặm do bé tự chỉ huy – ăn dặm kiểu BLW –  không chỉ giúp bé cảm thấy vui vẻ mà còn kích thích bé ăn ngon hơn nhờ việc bé luôn vận động tay và mắt đồng thời phối hợp chức năng giữa hai bộ phận này.

Thời điểm nào có thể cho bé thử ăn dặm kiểu BLW
Khoảng 6 tháng trở đi, bé bắt đầu ăn dặm và được làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau. Khi bé lớn hơn một chút (khoảng tháng thứ 7 hoặc 8) lúc này,  lợi của bé đã cứng hơn một chút, bé luôn có xu hướng đưa mọi thứ vào miệng. Bạn hãy cho bé tập ăn bốc với những món ăn ở dạng thô, mềm.

Ích lợi của phương pháp ăn dặm BLW:
Theo nhiều nhà khoa học phương pháp ăn dặm do bé tự chỉ huy- ăn dặm kiểu BLW – không chỉ là phương pháp vui vẻ, kích thích bé ăn ngon miệng mà còn giúp bé phát triển kỹ năng vận động của đôi tay và kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt. Thông qua ăn bốc, bé học được cách phân biệt chất liệu, màu sắc, hương vị riêng… của từng loại thức ăn. Bé cũng sẽ được làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Thử phương pháp ăn dặm kiểu BLW – do bé tự chỉ huy
Ngoài ra, một lợi ích khác của phương pháp ăn dặm này mang lại là giúp bé tránh tình trạng biếng ăn, giúp bé có một thói quen ăn uống tốt khi lớn lên.

[inline_article id=67099]

Cho bé tập tự bốc ăn như thế nào?

  • Ban đầu bé chưa quen, răng bé cũng chưa phát triển do đó bạn nên chọn các loại thức ăn dặm mềm, dễ tiêu hóa, không gây hóc cho bé.
  • Bé mới tập tự bốc ăn sẽ tạo ra sự lộn xộn trong khi ăn. Bạn hãy chuẩn bị khăn ăn và trải một lớp thảm mỏng dưới chân ghế bé ngồi để đảm bảo vệ sinh.
  • Chỉ cho một số lượng thức ăn dạng miếng vừa phải lên đĩa và đặt trước mặt bé để theo dõi bé ăn như thế nào. Bạn có thể thêm khi bé đã ăn hết và có biểu hiện muốn ăn thêm.
  • Những món ăn dặm cho bé tự bốc phải là những món mềm, dễ cầm, có kích cỡ vừa phải vì nhỏ quá bé khó cầm, lớn quá bé dễ bị hóc, nghẹn.
  • Cho bé làm quen với nhiều mùi vị, nhiều loại thức ăn khác nhau trong giai đoạn từ 9 tháng đến 15-18 tháng sẽ có thể ngăn ngừa được thói kén ăn sau này. Trong khi chế biến thức ăn bạn tránh nêm muối, nếu có chỉ cho rất ít để tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
  • Thông qua phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy này,  bé cũng sẽ học được cách phân biệt chất liệu, màu sắc, hương vị riêng của từng loại thức ăn; do đó, bạn hãy thay đổi thực đơn hàng ngày để bé luôn cảm thấy ngon miệng

Lưu ý khi cho bé tập ăn dặm kiểu tự chỉ huy:
Khi mới tập ăn dặm kiểu BLW bé có thể dễ bị hóc, nghẹn. Bé có thể không nhai trước khi nuốt hoặc chọn miếng quá to để ăn. Do đó, bạn nên lựa chọn kỹ càng đồ ăn an toàn khi đưa cho bé bốc và phải giám sát kỹ càng trong khi bé ăn. Tránh cho bé ăn các loại quả, hạt nhỏ và cứng như: nho, nho khô, nhãn, mãng cầu (na),…

Giai đoạn đầu của phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy – ăn dặm kiểu BLW, có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vì đống hỗn độn bé bày ra sau đó. Vì thế hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt và không nên nóng nảy với bé. Hãy kiên nhẫn và hướng dẫn từ từ cho bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bổ sung thức ăn cho bé trong thời kỳ ăn dặm

Khi nào bé bắt đầu ăn dặm?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 6 tháng đầu đời nên cho bé bú mẹ hoàn toàn. Từ tháng thứ 6 trở đi có thể cho bé ăn dặm vì lúc này bé cần nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn mà sữa mẹ không thể đáp ứng đủ. Ngoài ra, lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn thiện có thể tiêu hóa được một số thức ăn đặc. Do đó nên bổ sung các loại thức ăn cho bé để đa dạng thực đơn

Ngoại trừ những lý do đặc biệt, bạn không nên cho bé ăn dặm quá sớm có thể dẫn đến nguy cơ bé bỏ bú mẹ, tăng nguy cơ mắc bệnh, giảm sức đề kháng, khó tiêu hóa thức ăn. Ngược lại, nếu cho bé ăn dặm muộn, bé không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết, chậm lớn, dễ suy dinh dưỡng, khó tập ăn.

Bổ sung thức ăn cho bé trong thời kỳ ăn dặm
Cácmón ăn dặm cần được nấu chín xay nhuyễn

Cho bé ăn dặm như thế nào?
Ở giai đoạn đầu, bé có thể ăn bột gạo pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức thật lỏng. Lúc này, chỉ nên tập cho bé ăn bột ngọt sau đó mới chuyển dần sang bột mặn. Vì bột có vị ngọt gần với mùi vị sữa mẹ nên bé dễ làm quen hơn.

Khi mới bắt đầu, chỉ nên cho bé thử một loại thức ăn mới trong ngày với một lượng nhỏ khoảng vài muỗng để theo dõi khả năng hấp thu của bé như thế nào, sau đó điều chỉnh kịp thời, tránh việc bé bị dị ứng với thức ăn đó. Sau 2 đến 3 ngày bạn có thể chuyển sang một loại thức ăn mới để đổi vị cho bé. Bạn cũng nên chú ý cân bằng giữa các loại thực phẩm mới và cũ để bé làm quen và không kén chọn thức ăn.

[inline_article id=67099]

Trong giai đoạn này, cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất cho bé gồm: tinh bột (bột, cơm, cháo, mì), đạm (thịt, cá, gà, tôm, cua, hải sản), chất xơ (rau củ, đậu phụ, các loại hạt đậu hoặc sữa có đậu nành), vitamin và khoáng chất (trái cây, rau củ hoặc uống nước ép). Ngoài ra, cần cho bé ăn thêm dầu ăn để giúp bé tăng năng lượng. Các loại thực phẩm ăn kèm bột này cần được nấu chín, xay mịn để bé dễ nuốt hơn.

Khi bé được 8 tháng tuổi trở đi, bạn có thể cho bé ăn bột đặc vì lúc này bé có thể nhai, nuốt một cách dễ dàng. Đồng thời tăng khẩu phần lên so với trước đó, vì lúc này bé cần nhiều dinh dưỡng hơn. Ngũ cốc là loại thực phẩm có thể giúp bé tăng cường chất sắt nên có thể cho bé ăn thêm bằng cách trộn các loại ngũ cốc hạt nhỏ với sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Ngoài ra, lúc này bạn cũng có thể cho bé ăn các loại thức ăn có kết cấu lớn hơn và có thể thay thế cơm, cháo bằng mỳ ống,…

Lời khuyên dành cho bạn:

  • Khi mới bắt đầu ăn dặm không nên nêm muối vào thức ăn của bé. Các thực phẩm ban đầu cần được xay mịn.
  • Cho bé ăn từng ít một để làm quen. Sau đó từ từ tăng khẩu phần lên.
  • Thực đơn cho bé nên đa dạng, cần kết hợp giữa rau xanh và các loại thịt, cá, trái cây trong bữa ăn.
  • Khi thay đổi một loại thức ăn mới, hãy từ từ quan sát, nếu thấy bé khó ăn thì cần đổi món cho bé ngay.
  • Khi bắt đầu ăn dặm hãy tập cho bé uống nước trong ly.

Phan Anh