Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm “chuẩn” Nhật Bản

MarryBaby sẽ hướng dẫn bạn cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm đơn giản mà thơm ngon nhé.

1. Cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm ngon miệng

1.1 Nguyên liệu

  • 2 lát fillet cá hồi (bỏ da và xương).
  • 1 bịch sữa tươi không đường.
  • Gừng, sả. Gia vị ăn dặm cho bé (tùy chọn)

1.2 Cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

Sơ chế nguyên liệu
Bước đầu tiên trong cách làm ruốc cá hồi cho bé đó là ngâm vào sữa khử mùi tanh
  • Mẹ khử mùi tanh của cá hồi bằng cách ngâm lát fillet cá hồi trong sữa tươi không đường.
  • Sau khi ngâm 30 phút, mẹ vớt cá hồi ra; để trên giấy ăn cho thấm hết sữa.
  • Gừng đem gọt bỏ vỏ băm nhỏ, bỏ vào một chén con và thêm vào 1 muỗng canh nước ấm trộn đều.

Bước 2: Hấp cá hồi:

Hấp cá hồi
Hấp cá hồi rồi giã hoặc xay nhuyễn là bước tiếp theo trong cách làm ruốc cá hồi cho bé
  • Cho cá hồi vào nồi hấp. Thêm gừng và sả để hấp 20 phút cho thơm.
  • Sau khi hấp chín, mẹ gắp cá hồi vào cối, cho một thìa cà phê dầu ô liu vào trộn đều, sau đó giã nát.
  • Nhiều mẹ thích cho vào máy xay, nhưng giã cối thì cá hồi sẽ tơi hơn. Nếu trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể nêm chút gia vị cho cá đậm đà hơn.

Bước 3: Sao cá hồi thành chà bông

  • Mẹ  bắc chảo lên bếp, cho ít dầu ăn vào rang cá hồi khoảng 30 phút cho tơi vàng. Để nguội rồi cho vào hộp ăn dần. Nếu không thích cho dầu ăn, bạn có thể rang trên chảo chống dính cho thịt cá khô lại.

1.3 Thành phẩm

Nếu mẹ muốn bé thưởng thức ngay, mẹ có thể lấy một ít cá hồi rồi cho bé ăn kèm cháo hoặc cơm nát. Trường hợp muốn bảo quản, mẹ nhớ để ruốc cá hồi nguội rồi cho vào hũ đóng nắp chặt; và bỏ vào tủ lạnh để bảo quản.

Chỉ với vài thao tác đơn giản là mẹ đã hoàn thành ruốc cá hồi cho bé ăn dặm đúng cách; thơm ngon.

>> Xem thêm: 9 cách nấu cháo cá hồi cho bé 7, 8, 9, 10 tháng tuổi ăn dặm tăng cân vù vù

giã nhuyễn cá hồi
Thành phẩm sau khi hoàn thành cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm

2. Câu hỏi thường gặp khi cho bé ăn ruốc cá hồi

Sau khi biết cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm; mẹ cần lưu ý thêm một số điều để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi bé tập ăn dặm món này.

2.1 Trẻ bao nhiêu tuổi ăn được cá hồi?

Trẻ có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm, thường là 6 tháng tuổi đã có thể ăn cá hồi khi đã được nấu chín hoàn toàn.

2.2 Trẻ có thể bị dị ứng cá hồi không?

Các loại cá có vây như cá hồi thuộc dạng thực phẩm dễ gây dị ứng. Do đó, mẹ hãy cho bé ăn ít để tập làm quen. Nếu bé không có biểu hiện bất thường như ngứa ngáy, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, v.v.; mẹ có thể cho bé ăn thường xuyên.

2.3 Trẻ ăn bao nhiêu cá hồi là đủ?

  • Trẻ dưới 6 tuổi: nên ăn từ 85 – 140g mỗi tuần.
  • Trẻ từ 6-8 tuổi: nên ăn từ 114 – 170g mỗi tuần.
  • Trẻ từ 9 tuổi: nên ăn từ 226 – 340g mỗi tuần.

Liều lượng trên cũng áp dụng với cá thu; các loại cá dầu; và các loại cá sông như cá lóc, cá diêu hồng, cá bống, v.v.

Câu hỏi thường gặp về cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm
Câu hỏi thường gặp về cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm

3. Lợi ích của ruốc cá hồi với trẻ nhỏ tập ăn dặm

Cá hồi chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin D (thường hay thiết hụt ở trẻ em), sắt, selen và kẽm. Cá hồi cũng là hải sản top đầu chứa omega-3, bao gồm DHA, thành phần chiếm phần lớn trong não trẻ; rất quan trọng với sự phát triển thị lực và nhận thức.

Lợi ích khác khiến nhiều mẹ lùng sục cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm:

– Chống viêm nhiễm: Cá hồi chứa các thành phần có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy ADN, đây là nguyên nhân gây trầm cảm và lo lắng. Vitamin D trong cá hồi còn giúp ngăn ngừa bệnh tự miễn.

– Giúp xương chắc khỏe: Các axit béo không bão hòa đa và vitamin D trong cá hồi giúp xương chắc khỏe, hạn chế gãy xương.

– Giúp trẻ ngủ ngon hơn: Bé ngủ ngon thì mới cao lớn và thông minh. Nghiên cứu cho thấy trẻ ăn cá hồi thường xuyên sẽ ngủ ngon và giấc ngủ sâu hơn, IQ đạt tối ưu ở độ tuổi 12.

– Ngăn ngừa béo phì ở trẻ: Cá hồi là một nguồn protein nạc, giúp ngăn ngừa cơn đói ở trẻ, tăng cường trao đổi chất, tăng khả năng nhạy cảm với insulin và giảm béo bụng.

– Cần thiết cho hệ miễn dịch: Combo vitamin A, D, omega-3 và selen là nhân tố then chốt trong việc tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa các căn bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, trí nhớ kém.

– Giúp trẻ thông minh ngay từ trong bụng mẹ: Phụ nữ mang thai ăn nhiều hơn 2 phần cá mỗi tuần sẽ giúp thai nhi được tiếp cận với thực phẩm bổ não trước khi bé rời bụng mẹ. Tác dụng của omega-3 sẽ phát huy từ tháng thứ 6-18 trở đi, khi trẻ bắt đầu học kỹ năng ngôn ngữ.

Lợi ích của ruốc cá hồi cho bé ăn dặm
Lợi ích của ruốc cá hồi cho bé ăn dặm đúng cách

4. Một số lưu ý để làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm đúng cách

Khi chế biến cá hồi, mẹ không nên cho nhiều mắm muối vì có thể khiến trẻ bị béo phì, tăng huyết áp; các vấn đề tim mạch trong tương lai. Cá hồi đóng hộp thường chứa khá nhiều muối, nhựa BPA dùng chế tạo hộp cá cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hàm lượng hormone và các chức năng trong cơ thể trẻ.

Để cá hồi thật tươi ngon thì cá phải được bảo quản đông lạnh liên tục. Mẹ có thể bỏ tủ đông trong 3 tháng, nhưng nếu thấy cá đổi màu hay chảy nước thì đừng dùng nữa, có thể bị ngộ độc.

Cá hồi là món ăn không thể thiếu cho trẻ tập ăn dặm và trẻ nhỏ. Mẹ có thể cho bé ăn cách tuần với cá thu. Đây đều là những loại cá dầu rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ.

>> Xem thêm: Bật mí 15 cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm ngon bổ từ ‘đầu bếp’

Hy vọng cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm đơn giản bên trên sẽ giúp mẹ hăng hái vào bếp hơn. Chúc mẹ nuôi con thông minh khỏe mạnh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Top 8 món cháo mực cho bé ăn dặm ngon và không bị tanh

Nếu mẹ muốn nấu cháo mực cho bé để đổi khẩu vị và ăn thun thút; MarryBaby mách mẹ cách nấu cháo mực cho bé ăn dặm ngon và không bị tanh.

1. Bé mấy tháng ăn được mực?

Mẹ đã có thể cho bé tập ăn dặm mực khi được 6 tháng tuổi; đây cũng là thời điểm bé sẵn sàng ăn thô hơn và đa dạng thực phẩm để đảm bảo có đủ dưỡng chất tốt cho cơ thể.

Ngoài ra, mẹ có thể chú ý đến các dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm để biết thời điểm nào nên nấu cháo mực cho bé cưng.

Một lưu ý quan trọng nữa đó là liều lượng mực bé có thể ăn; theo khuyến cáo của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ; lượng hải sản trẻ có thể ăn cụ thể như sau:

  • Trẻ 6 tháng đến 3 tuổi: Ăn 28g mỗi tuần.
  • Trẻ 4 đến 7 tuổi: Ăn 56g mỗi tuần.
  • Trẻ 8 đến 10 tuổi: Ăn 85g mỗi tuần.
  • Từ 11 tuổi trở lên: Ăn 113g mỗi tuần.

Tuy nhiên, mẹ cần biết cách cân đối các dưỡng chất khác trong một tuần cho bé ăn dặm. Vì nếu con đã ăn 18g cá trước đó, thì mẹ chỉ nên tập cho bé ăn 10g mực trong cùng một tuần. Chứ không cố gắng o ép, nhồi nhét như khuyến cáo nêu trên mẹ nhé.

2. Lợi ích khi cho bé ăn dặm cháo mực

2.1 Giúp phát triển xương và răng của trẻ

Phốt pho giúp xương và răng chắc khỏe; đồng thời giúp giải phóng năng lượng từ thực phẩm chúng ta ăn. Mực là một nguồn phốt pho dồi dào; do đó, cho bé ăn cháo mực trong thời gian dài có thể góp phần cho sự phát triển răng và xương.

2.2 Tốt cho sức khỏe tim mạch của bé

Axit béo docosahexaenoic axit (DHA) trong mực cao hơn so với các loại hải sản khác. DHA đã được chứng minh là cải thiện nhịp tim khi nghỉ ngơi. Các loại dầu giàu DHA, như dầu mực, có thể mang đến nhiều lợi ích cho tim mạch của trẻ.

2.3 Bảo vệ sức khỏe của da và tóc

Giống như hầu hết các loại hải sản, mực cũng cung cấp nguồn protein hỗ trợ sự phát triển tối ưu của bé. Cho bé ăn cháo mực thường xuyên sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho cơ bắp, tóc, móng tay chân và da của trẻ.

2.4 Bổ sung vitamin cho bé

Mực có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của bé. Cụ thể, trong mực có chứa các chất như đạm, canxi, selen, đồng, phốt pho, vitamin B12, B3, axit amin, riboflavin, natri và chất béo bão hòa.

2.5 Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Mực là một nguồn axit béo omega-3 tuyệt vời cho sự phát triển trí não và mắt khỏe mạnh. Mực cũng cung cấp nguồn selen cho một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.

Đặc biệt, đối với những trẻ thường xuyên ốm vặt, còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, da xanh; nấu món cháo mực cho bé là một lựa chọn tuyệt vời. Bởi theo Đông y, cháo mực có tính ôn, vị mặn, không độc hại và lợi tiểu.

Dưới đây là một số công thức giúp mẹ chế biến món cháo mực cho bé vừa thơm ngon, không bị tanh; lại giàu giá trị dinh dưỡng; hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé.

3. Cách nấu cháo mực cho bé ăn dặm thơm ngon, không tanh

Mực nấu cháo với rau gì cho bé ăn dặm ngon miệng? Mẹ có thể nấu với súp lơ xanh, cà rốt, hành tây hoặc kết hợp giữa bí đỏ và đậu xanh.

3.1 Cách nấu cháo mực cơ bản

Nguyên liệu

  • 10g mực tươi.
  • 1 nắm gạo tẻ.
  • Dầu oliu, Gia vị, nước mắm, hành tím.

Cách nấu cháo mực cơ bản cho bé:

  • Bước 1: Mực băm nhuyễn rồi ướp với hành tím băm nhỏ, xíu nước mắm.
  • Bước 2: Cho gạo và nước vào nấu cháo. Đến khi cháo chín thì cho phần mực bằm vào khuấy đều; nấu thêm 5-10 phút cho mực chín quyện vào với cháo. Có thể thêm xíu nước sôi nếu thấy cháo hơi đặc so với bé.
  • Bước 3: Nêm lại một xíu nước mắm, một thìa dầu oliu để cháo có vị thơm ngon hơn. Múc cháo ra bát, cho bé ăn khi cháo còn ấm.

Cách nấu cháo mực cơ bản

3.2 Cách nấu cháo mực bí đỏ, đậu xanh cho bé

Nguyên liệu:

  • 10g mực tươi.
  • 20g bí đỏ tươi.
  • 10g đậu xanh.
  • 1 nắm gạo tẻ.
  • Dầu oliu; gia vị, nước mắm, hành tím.

Cách nấu cháo mực bí đỏ, đậu xanh:

  • Bước 1: Mẹ ngâm đậu xanh tầm 1 tiếng, rửa sạch. Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng vừa ăn. Bí đỏ và đậu xanh đem hấp chín rồi tán nhuyễn.
  • Bước 2: Mực làm sạch sau đó băm nhuyễn, ướp với xíu nước mắm và hành tím băm nhuyễn.
  • Bước 3: Gạo mang đi nấu cháo, khi cháo chín tới thì cho bí đỏ và đậu xanh đã tán nhuyễn vào khuấy đều. Cháo sôi lại thì cho mực vào, khuấy đều đến khi thấy mực chín, hòa quyện với cháo thì tắt bếp. Cho 1 thìa dầu oliu vào, một ít gia vị để dễ ăn hơn, đợi nguội là có thể cho bé thưởng thức.
Cách nấu cháo mực cho bé
Cách nấu cháo mực cho bé kết hợp bí đỏ

3.3 Cách nấu cháo mực cho bé với súp lơ xanh

Nguyên liệu:

  • 10g mực tươi.
  • 20g súp lơ xanh.
  • 1 nắm gạo tẻ.
  • Dầu oliu, gia vị, nước mắm, hành tím.

Cách nấu cháo mực súp lơ cho bé:

  • Bước 1: Mực làm sạch sau đó băm nhuyễn, ướp với xíu nước mắm và hành tím băm nhuyễn.
  • Bước 2: Gạo mang đi nấu cháo, khi cháo chín tới thì cho súp lơ và mực vào, khuấy đều đến khi thấy mực, súp lơ chín, hòa quyện với cháo thì tắt bếp.
  • Bước 3: Cho 1 thìa dầu oliu vào, một ít gia vị để dễ ăn hơn, đợi nguội là có thể cho bé thưởng thức.
Cách nấu cháo mực cho bé với súp lơ
Cách nấu cháo mực cho bé với súp lơ

3.4 Cách nấu cháo mực cho bé với cà rốt

Nguyên liệu:

  • 10g mực tươi.
  • 20g cà rốt Đà Lạt.
  • 1 bát cháo trắng.
  • Dầu oliu; gia vị, rau thì là, hành củ.

Cách nấu cháo mực cà rốt cho bé:

  • Bước 1: Sơ chế mực sạch, thái miếng nhỏ, ướp với ít nước mắm. Cà rốt bào vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu.
  • Bước 2: Phi thơm dầu ăn với hành tím băm nhỏ, sau đó cho mực và cà rốt vào xào nhanh tay rồi vớt ra bát.
  • Bước 3: Gạo mang đi nấu cháo, khi cháo chín tới thì cho phần mực xào cà rốt vào, khuấy đều đến khi thấy mực, cà rốt chín, hòa quyện với cháo thì nêm nếm gia vị lại rồi tắt bếp.
  • Bước 4: Cho 1 thìa dầu oliu vào để cháo có vị thơm ngon. Múc cháo ra bát (chén), đợi nguội là có thể cho bé thưởng thức.
cà rốt
Cháo mực nấu cà rốt cho bé ăn dặm

3.5 Cách nấu cháo mực cà chua, thì là cho bé

Nguyên liệu:

  • 10g mực tươi.
  • 1/2 quả cà chua.
  • 1 bát cháo trắng.
  • 1 nhúm thì là.
  • Dầu oliu, gia vị, nước mắm.

Cách nấu cháo mực cà chua cho bé:

  • Bước 1: Mực sơ chế sạch, khử mùi tanh, băm nhỏ ướp với ít nước mắm. Cà chua bỏ hạt, thái hạt lựu nhỏ. Thì là lấy phần lá, rửa sạch, băm nhuyễn.
  • Bước 2: Cho 1 thìa dầu oliu vào chảo, đổ cà chua vào xào chín, tiếp đó cho mực vào xào cùng. Đừng xào quá lâu vì mực khi xào với các loại rau củ chua thì dễ bị mềm.
  • Bước 3: Cho gạo và nước vào nồi nấu thành cháo. Khi cháo chín tới thì cho phần mực xào cà chua vào, khuấy đều, nêm nếm gia vị lại rồi tắt bếp. Cho 1 thìa dầu oliu vào để cháo có vị thơm ngon.
  • Bước 4: Nếu bé ăn được thì là thì nêm xíu thì là băm nhuyễn để cháo có vị thơm ngon đặc biệt hơn. Múc cháo ra bát (chén), đợi nguội là có thể cho bé thưởng thức.
Cà chua
Cháo mực nấu cà chua thơm ngon tuyệt cú mèo cho bé

3.6 Cách nấu cháo mực cho bé với hành tây

Nguyên liệu:

  • Mực tươi: 10g.
  • Hành tây: 1 củ.
  • 1/2 bát gạo tẻ.
  • Gia vị, nước mắm.

Cách nấu cháo mực hành tây

  • Bước 1: Mực làm sạch, băm nhuyễn và ướp cùng một ít hành tím, nước mắm. Hành tây bóc vỏ, thái thành hạt lựu.
  • Bước 2: Cho 1 thìa dầu oliu vào chảo, cho hành tây và mực đã ướp vào xào chín.
  • Bước 3: Gạo mang đi nấu cháo, khi cháo chín tới thì cho phần mực xào hành tây vào, khuấy đều, nêm nếm gia vị lại rồi tắt bếp.
  • Bước 4: Cho 1 thìa dầu oliu vào để cháo có vị thơm ngon. Múc cháo ra bát, đợi nguội là có thể cho bé thưởng thức.
hành tây 295234154
Hành tây

3.7 Cách nấu cháo mực thập cẩm cho bé

Nguyên liệu:

  • 1 con mực lớn.
  • 5 con tôm tươi.
  • 60g thịt lợn nạc.
  • 100g cá phi lê, thái lát dày.
  • 1 củ cà rốt.
  • 10 tai nấm rơm.
  • Gạo nấu cháo.
  • 1 lít nước hầm gà hoặc nước.
  • Gia vị, nước mắm, hành tím, hành ngò.

Cách nấu cháo mực thập cẩm cho bé:

  • Bước 1: Mực, cá và tôm làm sạch, thái hạt lựu, ướp với nước mắm, xíu hạt tiêu, hành tím. Thịt nạc băm nhỏ, ướp với xíu nước mắm.
  • Bước 2: Cà rốt bào vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu. Nấm rơm cắt chân, ngâm nước muối xong thái nhỏ.
  • Bước 3: Phi thơm hành, tỏi cho hỗn hợp thịt, cá, mực, tôm. Hỗn hợp chín thì cho tiếp cà rốt và nấm vào xào. Nêm xíu hạt nêm cho đậm đà.
  • Bước 4: Cho gạo vào nồi nước hầm gà, hoặc nước lọc để nấu cháo. Khi cháo chín tới thì cho hỗn hợp mực, tôm, thịt, cá, cà rốt, nấm vào.
  • Bước 5: Khuấy đều, nấu thêm 10 phút cho cháo quyện với nguyên liệu thì nêm nếm gia vị rồi tắt bếp. Cho cháo ra bát, rắc hành lá cắt nhỏ vào và thưởng thức.
Cách nấu cháo mực thập cẩm cho bé
Cách nấu cháo mực thập cẩm cho bé

3.8 Cháo mực rau ngót

Nguyên liệu:

  • Mực tươi: 20g.
  • Cháo trắng: 1 chén.
  • Rau ngót: 1 bó.
  • Hành tím: 1 củ.
  • Gia vị ăn dặm cho bé.

Cách nấu cháo mực rau ngót cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Mực sơ chế sạch sẽ rồi đem băm nhỏ.
  • Bước 2: Rau ngót tuốt lá, rửa sạch rồi đem xay nhuyễn. Hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn.
  • Bước 3: Phi thơm hành tím rồi cho mực vào xào. Sau đó, đem mực đi xay nhuyễn.
  • Bước 4: Bắc cháo lên bếp đun sôi, tiếp tục cho rau ngót và mực vào khuấy đều.
  • Bước 5: Nêm nếm gia vị, đun sôi tới khi các nguyên liệu chín thì tắt bếp.

4. Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm món cháo mực không tanh

Dù cháo mực là món ăn giàu giá trị dinh dưỡng nhưng nếu không biết cách nấu cháo mực cho bé thì cháo dễ bị tanh; khiến bé không hứng thú, ăn không ngon miệng, thậm chí là sợ món mực sau này.

Sau đây là những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm mực.

4.1 Cách chọn mực ngon

Mực thường có hai loại thông dụng là mực ống và mực nang. Khi mua mực, nên chọn mực tươi. Mực tươi là mực có màu trong, sáng hồng không bị chuyển màu tím ngà; thịt mực phải săn, đàn hồi tốt, không nhão, đầu vẫn còn dính chặt với thân, túi mực không bị vỡ.

Mực không được có mùi tanh khó chịu. Các mẹ cũng nên chú ý đến phần râu mực; nếu sờ vào thấy cứng là mực tươi.

4.2 Cách sơ chế mực

Lột bỏ thật sạch phần màng bên ngoài. Dùng dao sắc rạch bụng mực, moi hết ruột, rút xương sống.

Lấy chút rượu trắng và muối để bóp khử khuẩn và mùi tanh của mực. Sau khi rửa sạch mực, thái mực thành miếng vừa ăn. Nên ướp mực cùng chút gia vị trước khi thực hiện một món ăn đối với các bé trên 1 tuổi.

Dưới đây là các cách nấu cháo mực cho bé thơm ngon, hấp dẫn.

4.3  Các lưu ý khác

Mực dùng nấu cháo cho bé phải là mực tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 6 tháng tuổi là đã có thể làm quen với cháo mực, súp mực. Ngoài ra, mẹ nên kết hợp với các loại rau củ để giúp bé ăn ngon hơn.

[key-takeaways title=”Tham khảo thêm món cháo ăn dặm khác:”]

[/key-takeaways]

Hy vọng 7 cách nấu cháo mực cho trẻ ăn dặm mà MarryBaby cung cấp sẽ giúp ích cho mẹ nhé. Chúc bé hay ăn chóng lớn nhé mẹ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm: 8 tác dụng mẹ đừng làm ngơ

Cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm

Trẻ từ 1 tuổi đã có thể ăn cá biển, quen thuộc nhất là cá thu. Tuy nhiên, loài cá này lại chứa rất nhiều thủy ngân. Vậy làm sao cho con ăn cá thu an toàn? MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu cũng như hướng dẫn bạn cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm nhé.

Theo gợi ý từ Bộ Y tế Anh quốc, trẻ nhỏ cần ăn 2 phần cá mỗi tuần. Một phần cá trong đó phải là cá dầu. Cá dầu bao gồm các loại như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá cơm nước mặn…

Omega-3 trong cá thu rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

  • Theo đó, đối với cá dầu, trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi có thể ăn 1/4-3/4 lát cá fillet nhỏ mỗi lần.
  • Trẻ từ 4-6 tuổi có thể ăn 1/2-1 lát cá fillet nhỏ mỗi lần.
  • Trẻ từ 7-11 tuổi có thể ăn 1-1,5 lát cá fillet nhỏ mỗi lần.
  • Trẻ từ 12 tuổi có thể ăn 140g cá mỗi lần.

Cá dầu rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em. Omega-3 trong cá dầu còn giúp củng cố màng tế bào da và giảm nguy cơ ung thư da ở trẻ.

Tác dụng của cá thu với trẻ nhỏ

Tác dụng của cá thu
Tác dụng của cá thu mang lại nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ

Là một loại cá dầu tiêu biểu của biển khơi, cá thu rất giàu protein, các vitamin B3, choline, folate, vitamin E, D, A, K, C và vitamin B12, canxi, cali, selen… cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Các tác dụng quan trọng nhất của cá thu với trẻ nhỏ bao gồm:

1. Giúp tim phát triển khỏe mạnh

Khi bạn nạp protein cho con từ các thực phẩm khác, kèm theo đó sẽ là gánh nặng calo dư thừa đối với tim trẻ. Tuy nhiên, cá thu lại cung cấp nguồn protein giàu omega-3 và ít chất béo bão hòa.

Protein từ cá thu giúp bảo vệ tim mạch và hạn chế hình thành mảng bám ở động mạch.

2. Tăng cường tuần hoàn máu

Khi còn nhỏ, cơ thể trẻ phải trải qua rất nhiều thay đổi liên tục. Do đó việc đảm bảo tuần hoàn máu ổn định để duy trì hoạt động khỏe mạnh của các cơ quan là rất quan trọng. Omega-3 trong cá thu không chỉ giúp máu lưu thông đều đặn mà còn tăng cường trao đổi chất.

[inline_article id=242960]

3. Tác dụng của cá thu giúp xương và răng chắc khỏe

Cá thu giàu canxi, kali, selen và magie, đảm bảo cấu trúc xương răng khỏe mạnh. Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, việc bổ sung thực phẩm chứa các khoáng chất này là vô cùng cần thiết.

4. Tăng cường hệ miễn dịch

Cá thu cung cấp kháng thể cho bé chống lại các vi khuẩn gây bệnh, giúp vết thương mau lành.

5. Cá thu góp phần hình thành tế bào hồng cầu

Cá thu rất giàu vitamin nhóm B, kích thích quá trình tạo hồng cầu ở trẻ, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

6. Tác dụng của cá thu tăng cường hoạt động tế bào

Omega-3 và folate trong cá thu bảo vệ tế bào da khỏi các căn bệnh nghiêm trọng như chàm eczema và vẩy nến. Omega-3 cũng rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển tế bào thần kinh ở trẻ.

cá thu
Omega-3 trong cá thu rất cần thiết cho sự phát triển trí não ở trẻ

7. Tăng cường chất xám cho trẻ

Bổ sung cá đều đặn sẽ giúp trẻ phát triển nhiều chất xám ở trung tâm não, giúp điều tiết trí nhớ và cảm xúc. Omega-3 trong cá cũng giúp giảm căng thẳng ở trẻ nhỏ.

8. Tác dụng của cá thu giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 1 ở trẻ nhỏ

Bệnh tiểu đường tuýp 1 không chữa được, xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất insulin. Đây là một căn bệnh tự miễn, nghĩa là hệ miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong tuyến tụy. Omega-3 chuỗi dài từ cá thu được chứng minh là làm thay đổi hệ thống miễn dịch và có khả năng kháng viêm giúp giảm nguy cơ trẻ nhỏ mắc bệnh này.

Các cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm

1. Cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm kết hợp rau ngót Nhật

Cách nấu cháo cá thu rau ngót Nhật cho bé
Cách nấu cháo cá thu rau ngót Nhật cho bé

Nguyên liệu

  • 1 lát cá thu
  • 1 nhúm rau ngót Nhật (hoặc rau muống)
  • 1 nhúm gạo nấu cháo
  • Nước hầm xương hoặc nước luộc gà

Cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm 

  • Bạn nấu cháo bằng nồi cơm điện. Dùng nước hầm xương hoặc nước luộc gà nấu để cháo thơm ngon, nhiều dưỡng chất.
  • Trong khi chờ đợi cháo chín, bạn bắc nồi nước lên bếp, cho cá thu và vài lát gừng vào để luộc cá.
  • Rửa sạch rau ngót Nhật, bằm nhỏ.
  • Cá luộc xong, bạn gỡ lấy phần thịt, bỏ da và xương.
  • Dùng chày dằm nhuyễn cá, đánh cho tơi ra. Nêm 1 thìa phê nước mắm vào cá.
  • Bắc nồi lên bếp, cho xíu dầu ăn vào, đun nóng. Cho cá vào xào trên lửa vừa đến khi thơm, không xào quá lâu cá sẽ khô.
  • Bạn có thể bảo quản cá trong tủ lạnh, trong ngày bé ăn tới đâu thì lấy ra tới đó để cho vào nồi cháo.
  • Múc lượng cháo (kèm nước cháo) vừa đủ ăn vào nồi nhỏ, cho rau ngót Nhật vào đảo đều trên lửa nhỏ. Nêm thêm xíu nước mắm rồi tắt bếp.
  • Múc cháo ra bát rồi cho cá vào, trộn lên cho bé ăn. Ruốc cá thu có thể cho bé ăn kèm với cơm cũng rất ngon.

2. Cách nấu cháo cá thu một nắng và cà rốt

Cách nấu cháo cá thu một nắng và cà rốt

Nguyên liệu

  • 1 lát cá thu một nắng
  • 1 củ cà rốt
  • Nước hầm xương hoặc nước luộc gà

Cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm 

  • Bạn rửa sạch cá, bỏ xương và da, chỉ lấy thịt thái khúc đem đi ướp với xíu mắm và mì chính (bột ngọt) trong 15 phút.
  • Cà rốt thái hạt lựu.
  • Cho gạo và cà rốt vào nồi để nấu cháo với nước hầm xương hoặc nước luộc gà.
  • Trong lúc chờ cháo nở mềm thì bạn xào cá.
  • Bắc nồi lên bếp, cho xíu dầu ăn vào đun nóng, phi chút hành lá hoặc hành tím cho thơm. Cho cá vào đảo.
  • Cá chín, bạn tắt bếp, trút ra tô, sau đó dùng thìa hoặc chày sạch dằm nhuyễn.
  • Bạn múc một ít cháo cà rốt ra bát, cho ít cá vào trộn đều cho bé ăn.

3. Cách nấu cháo cá thu bí đỏ cho bé

Cách nấu cháo cá thu bí đỏ cho bé
Cách nấu cháo cá thu bí đỏ cho bé

Nguyên liệu

  • 1 lát fillet cá thu
  • 1 nhúm gạo tẻ và gạo nếp
  • Nước hầm xương hoặc nước luộc gà
  • 50g bí đỏ thái lát

Cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm 

  • Bạn cho gạo vào nồi nấu cháo với nước hầm xương hoặc nước luộc gà.
  • Cá thu rửa sạch, thái mỏng rồi ướp với xíu mắm, bột ngọt.
  • Khi cháo sôi thì bạn cho bí đỏ và gừng thái lát vào, đun cho đến khi bí đỏ chín mềm và cháo keo lại.
  • Cho cá thu vào nấu thêm 5-10 phút.
  • Bạn múc cháo ra bát, xăm xăm cho cá và bí đỏ bở tơi ra là bé có thể ăn được.

Tùy vào khả năng ăn thô của bé, nếu bé trên 1 tuổi mới chỉ ăn loãng được thì bạn cho cháo cá vào xay nhuyễn cho bé ăn.

4. Cách nấu cháo cá thu khoai lang cho bé ăn dặm 

Cách nấu cháo cá thu khoai lang cho bé
Cách nấu cháo cá thu khoai lang cho bé ăn dặm 

Nguyên liệu

  • 1 lát fillet cá thu
  • Nửa củ khoai lang lớn, thái khoanh
  • 1 nhúm gạo tẻ và gạo nếp để nấu cháo
  • Nước hầm xương (hoặc nước luộc gà)
  • Hành tím băm nhỏ

Cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm 

  • Bạn cho gạo vào nồi nấu cháo với nước hầm xương hoặc nước luộc gà.
  • Bắc chảo lên bếp, cho ít dầu ăn vào đun nóng, phi hành tím cho thơm, cho cá vào xào sơ để thịt cá bay bớt mùi tanh. Cá vừa chín tới thì múc ra bát, tán nhuyễn.
  • Bắc nồi nước lên luộc chín khoai lang.
  • Khoai lang chín, bạn vớt ra đĩa tán nhuyễn.
  • Cháo chín, bạn cho cá và khoai lang vào đảo đều.
  • Bạn múc cháo ra bát cho bé ăn, cá béo kết hợp khoai lang xốp ngọt rất bổ dưỡng cho bé.

5. Cách nấu cháo cá thu đậu xanh cho bé ăn dặm 

Cách nấu cháo cá thu đậu xanh cho bé
Cách nấu cháo cá thu đậu xanh cho bé ăn dặm 

Nguyên liệu

  • 30g cá thu
  • 35g gạo để nấu cháo
  • 15g đậu xanh
  • Hành tím băm nhỏ

Cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm 

  • Đậu xanh vo sạch và ngâm khoảng 3 tiếng, sau đó vớt ra cho ráo.
  • Cho gạo và đậu xanh vào nồi để nấu cháo.
  • Thái lát cá thu, ướp với xíu mắm, bột ngọt và hành tím.
  • Bắc chảo lên bếp, cho xíu dầu ăn vào đun nóng, phi xíu hành tím cho thơm, cho cá vào xào sơ. Sau đó múc cá ra bát, tán nhuyễn.
  • Gạo nở chín thì cho cá vào khuấy đều từ 5-10 phút.
  • Múc cháo cá thu đậu xanh ra bát cho bé thưởng thức khi còn ấm.

Lưu ý khi cho trẻ ăn cá thu

  • Cá thu chứa nhiều thủy ngân có thể ảnh hưởng tới thần kinh của trẻ, do đó bạn nên cho trẻ ăn với hàm lượng như khuyến cáo ở đầu bài, tức là 40-50g cá thu (hoặc các loại cá dầu khác) cho mỗi lần ăn.
  • Trẻ có thể bị dị ứng với cá biển. Triệu chứng bao gồm ngứa ngáy phát ban, nôn mửa, đau bụng, đau đầu, khó thở và tụt huyết áp, dẫn tới mơ hồ mất ý thức. Vì vậy trong giai đoạn đầu cho bé tập làm quen với cá thu, bạn nên theo dõi phản ứng của trẻ xem có bị dị ứng hay không.

Bổ sung cá vào thực đơn hàng tuần của trẻ rất quan trọng, đặc biệt omega-3 trong cá dầu rất khó để tìm nguồn thực phẩm khác thay thế. Ngoài cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm, mỗi tuần bạn cũng nên cho con ăn thêm một bữa cá sông và các món thủy hải sản như tôm cua, bào ngư… rất giàu protein tốt cho trẻ.

Xuân Thảo

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì trong hiệu quả “trong nháy mắt”?

Hãy để MarryBaby mách cho mẹ trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì cho nhanh hết để mẹ bớt lo lắng nhé!

Nguyên nhân trẻ sơ sinh thường xuyên bị mẩn ngứa

Để tìm hiểu trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì, bạn cần hiểu về căn bệnh này. Ngoài yếu do do di truyền, trẻ sơ sinh thường xuyên bị mẩn ngứa do bị hăm ở cổ hoặc do thức ăn trong thực đơn của mẹ tiết ra qua đường sữa.

Có thể là do các loại hải sản. Vì vậy mẹ cần ăn từ từ với lượng nhỏ xem bé có dị ứng với món ăn nào không.

Với trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, mẩn ngứa xuất phát từ chế độ ăn hằng ngày của bé. Những món ăn mà trẻ chưa được ăn bao giờ, sau khi ăn ngay lập tức hoặc vài giờ có triệu chứng mẩn ngứa thì có thể là dị ứng thực phẩm.

Ngoài ra, trẻ có thể bị dị ứng mẩn ngứa do thời tiết thay đổi. Mẹ cần chú ý quan sát thời tiết xung quanh xem liệu bé có mắc chứng này hay không.

Mẩn ngứa do bị bọ chó, bọ mèo cắn hay dị ứng mẩn ngứa do các loại lông bay ra từ áo len, thảm, hoặc bụi bẩn quá nhiều cũng rất dễ xảy ra.

Mẹ cần tìm hiểu trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì để giúp bé thoải mái và thoát khỏi tình trạng này!

[inline_article id=174473]

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì?

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hạn chế sử dụng thuốc Tây y, thay vào đó, mẹ có thể tận dụng mẹo dân gian để trị mẩn ngứa rất hiêu quả. Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa tắm lá gì?

Dưới đây là 8 loại lá tắm trị mẩn ngứa trong “nháy mắt” thấy công hiệu.

1. Khổ qua rừng

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Với lá và dây khổ qua rừng phơi khô, mẹ có ngay bài thuốc trị mẩn ngứa hiệu quả cho bé.

Thành phần charantin trong lá khổ qua có tác dụng tăng lưu thông máu, giúp da trẻ trắng hồng. Đặc tính kháng khuẩn cao của lá khổ qua rừng cũng giúp tăng đề kháng cho trẻ, ngăn ngừa viêm nhiễm. Khổ qua rừng không chỉ giúp làm khô các vết cắn của côn trùng, mà còn hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, rôm sảy nhanh chóng.

Cách nấu khổ qua rừng trị ngứa cho bé:

  • Bước 1: Cho 50g lá và dây khổ qua rừng vào nồi, thêm nước.
  • Bước 2: Đun sôi trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Pha nước tắm và tắm cho bé trong 3 lần/tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.
Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì?
Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Lá khổ qua

2. Tắm cho trẻ bằng lá chè xanh

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Lá chè xanh có chứa hoạt chất fluor có tính sát khuẩn nhẹ cùng với các loại vitamin A, B2, B3, B5 và vitamin C giúp làm sạch và sáng da, bên cạnh đó lá chè xanh còn chứa axit acetic giúp giảm ngứa, khô da. Chính vì thế, lá chè xanh là một loại lá tắm chữa mẩn ngứa chi bé hiệu quả.

Để trị mẩn ngứa cho trẻ mẹ chọn lá chè xanh loại tươi, không bị dập nát, úa vàng, rửa sạch đun sôi, gạn lấy nước trong để tắm cho bé. Không nên tắm nước chè xanh quá đặc hoặc quá loãng cho bé, dùng nước có màu vàng nâu là phù hợp nhất.

Cách tắm lá chè xanh trị ngứa cho bé:

  • Bước 1: Chọn lá chè xanh tươi, không giập úa.
  • Bước 2: Rửa sạch lá chè, cho vào nồi, thêm nước và đun sôi trong một lúc để lá chè xanh tiết ra tinh chất.
  • Bước 3: Pha nước lá chè xanh đã nấu với nước nguội và tắm cho bé.

Sau khi tắm cho trẻ bằng nước chè xanh, mẹ có thể thoa lên người trẻ một lớp kem dưỡng ẩm để tránh da bị khô, vì da càng khô thì sẽ càng gây ngứa ngáy, khó chịu.

Lá trà xanh có thể chữa sởi ở trẻ em. Mẹ đã biết cách tắm lá trà xanh chữa bệnh sởi cho bé chưa?

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì
Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Lá chè xanh

3. Lá kinh giới

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Kinh giới là một trong những loại lá tắm cho trẻ được nhiều mẹ áp dụng. Lá kinh giới có tác dụng làm sạch da và trị được một số nốt mụn thông thường.

Cách 1: Dùng nước lá kinh giới tắm trị mẩn ngứa cho bé:

  • Bước 1: Chọn lá kinh giới tươi, không giập hay bị vàng, héo.
  • Bước 2: Rửa sạch lá kinh giới, để ráo.
  • Bước 3: Giã nát lá kinh giới rồi chắt lấy nước pha với nước tắm của bé hoặc đun sôi với nước khoảng 5 – 7 phút, sau đó pha với nước nguội tắm cho bé.

Cách 2: Tắm lá kinh giới khô trị mẩn ngứa cho bé:

  • Bước 1: Lấy một nắm lá kinh giới khô cho vào nồi, thêm nước.
  • Bước 2: Đun sôi lá kinh giới khô một lúc rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Lọc lấy nước rồi pha vào nước tắm cho bé.
Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì
Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Lá kinh giới

4. Cây nhọ nồi

Theo kinh nghiệm dân gian, cỏ nhọ nồi là một trong những cây thuốc Nam có tác dụng trị mẩn ngứa cho trẻ hiệu quả. Y học cổ truyền cho rằng, cỏ nhọ nồi là cây thảo dược không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, ích âm, bổ thận thường được dùng trong điều trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, mẩn ngứa, chảy máu cam, mề đay.

Cây nhọ nồi được xem là loại lá tắm cho trẻ rất hữu dụng. Nếu bé chẳng may bị muỗi chích, côn trùng cắn… tắm loại lá này sẽ chẳng sợ bị thâm sẹo.

Cây nhọ nồi có tác dụng gì?
Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Cỏ nhọ nồi

5. Tắm cho trẻ bằng lá khế chua

Thầy thuốc nổi tiếng người Ả Rập là Averrhoa đã thừa nhận về tác dụng của lá khế. Ông khẳng định: “Lá khế dùng trộn với hồ tiêu giã nhỏ đắp lên người giúp ra mồ hôi, đánh tan sự rời rã, bải hoải, mệt mỏi và chữa được cả bệnh mẩn ngứa”.

Theo đông y lá khế chua có tính hàn, tán nhiệt độc, lợi tiểu nên hóa giải được các triệu chứng mẩn ngứa khắp người ở trẻ.

Cách nấu nước lá khế tắm trị ngứa cho bé:

  • Bước 1: Rửa sạch một nắm lá khế.
  • Bước 2: Tuốt bỏ phần cọng cứng.
  • Bước 3: Xay hoặc giã nát lá khế với một chút muối hạt.
  • Bước 4: Lọc lấy nước lá khế cho vào thau nước tắm của trẻ rồi tắm cho bé khi nước vẫn còn ấm.

6. Lá trầu không

Khi nhắc đến các loại lá tắm trị ngứa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chắc chắn không thể bỏ qua lá trầu không. Trầu không chứa nhiều chất chống oxy hóa, đồng thời có công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, sát trùng hiệu quả. Những đặc tính này của lá trầu không giúp giảm mẩn ngứa ở trẻ em, hỗ trợ điều trị các tình trạng như rôm sảy, hăm tã…  Ngoài ra, lá trầu không còn giúp chữa lành các vết xước da do gãi, chống nấm da và giảm ngứa cho những bé có cơ địa dị ứng. Lá trầu không với tinh dầu có mùi thơm dễ chịu cũng sẽ giúp bé thư giãn, dễ ngủ, bớt quấy khóc.

Cách tắm lá trầu không trị mẩn ngứa cho bé:

  • Bước 1: Rửa sạch 10 lá trầu không, vẩy ráo.
  • Bước 2: Thái nhỏ rồi vò nát.
  • Bước 3: Cho lá trầu đã thái vào nồi, thêm nước và đun sôi trong vài phút để lá trầu tiết ra tinh chất.
  • Bước 4: Tắt bếp, pha thêm nước đến khi có vừa ấm rồi tắm cho bé. Nhiệt độ phù hợp để tắm cho bé là 38- 42 độ C, tuy nhiên nếu bạn không có nhiệt kế thì bạn có thể dùng cùi chỏ khuỷu tay mình để thử. Khi nhúng khuỷu tay của mình vào thau nước và thấy vừa ấm thì đó là nhiệt độ an toàn để tắm cho bé.

Lá trầu không có thể chữa ho, sổ mũi và cảm cúm ở trẻ em. Mẹ đã biết cách tắm lá trầu chữa ho sổ mũi cho bé chưa?

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì?
Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Lá trầu không

7. Cây dền gai

Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Tắm lá cây dền gai này thường xuyên không chỉ giúp da bé mịn màng mà còn hạn chế tình trạng bị sưng, mẩn ngứa khi bị côn trùng cắn. Đồng thời lá của cây dền gai còn có tác dụng long đờm, trị ho và chữa các bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả.

8. Cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu dùng làm lá tắm cho trẻ bị mẩn ngứa, rôm sẩy hoặc ghẻ lở. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng loại cỏ này để trị bệnh đái dầm, ngừa viêm não truyền nhiễm, trị ho, giảm sốt…

Một điều mẹ có thể yên tâm nữa chính là cỏ mần trầu có tính năng kháng thuốc diệt cỏ rất tốt mẹ không cần lo tác dụng phụ.

Cỏ mần trầu rất giàu công dụng
Trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì? Cỏ mần trầu

>> Mẹ xem thêm: Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày mọc răng không sốt

Một số lưu ý khi tắm lá

Trẻ nổi mẩn ngứa tắm lá gì? Với trẻ sơ sinh, mọi hoạt động đều cần phải cẩn trọng. Tắm lá cho bé cũng vậy. Dù bé bị nổi mẩn đỏ tắm lá gì thì để đảm bảo an toàn các loại lá cần được xử lý rất cẩn thận với nhiều công đoạn:

  • Rửa lá tắm thật sạch để loại trừ bụi bẩn và trứng côn trùng. Nên ngâm, rửa với nước muối loãng để tăng thêm hiệu quả trước khi đun sôi.
  • Các loại lá sau khi được đun sôi phải để cách xa tầm tay trẻ, để ấm khoảng 30 độ C mới tắm cho trẻ.
  • Lá kinh giới có thể nấu chín hoặc giã lá tươi tắm luôn, nếu đun thì không nên đun sôi quá kỹ, bởi như vậy sẽ làm mất đi lượng tinh dầu có tác dụng tốt.
  • Tắm tráng cho trẻ bằng nước ấm trước để loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn trên da, sau đó tắm nước lá và cuối cùng lại tráng bằng nước lọc đun sôi một lần nữa để loại bỏ những bột lá có thể sót lại trên da.

[inline_article id=172589]

Trẻ bị mẩn ngứa tắm là gì hiệu quả 100%, không có loại lá nào trả lời được thắc mắc này nhưng 5 loại lá mà MarryBaby giới thiệu với mẹ trên đây có thể hạn chế nhanh được tình trạng mẩn ngứa khó chịu ở trẻ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản, an toàn và hiệu quả

Do sức đề kháng chưa được hoàn thiện, còn yếu nên trẻ sơ sinh thường dễ mắc phải một số bệnh về đường hô hấp. Các mẹ thường lo lắng và nhanh chóng tìm cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh để giúp bé cảm thấy đỡ hơn.

Nhưng trước hết, mẹ cần hiểu nguyên nhân gây tình trạng ngạt mũi cho bé; đồng thời, là các dấu hiệu và cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

1. Trẻ sơ sinh bị ngạt hay nghẹt mũi là do đâu?

Trẻ sơ sinh hay bị nghẹt mũi do tiếp xúc với các chất kích thích dị ứng, nhiễm trùng; hay sự thay đột ngột về độ ẩm trong môi trường sống. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây khó chịu, mệt mỏi, tác động không tốt đến sức khỏe của bé.

Nghẹt mũi là một trong những triệu chứng trong nhóm bệnh thường gặp ở trẻ em; do nhiều nguyên nhân như:

  • Cảm lạnh: Vào mùa hanh khô, lạnh trong năm, trẻ nhỏ cũng dễ gặp phải tình trạng ngạt mũi. Nếu không đi kèm với những dấu hiệu như nóng sốt, đau họng, hắt hơi liên tục. Mẹ có thể an tâm rằng đây chỉ là phản ứng cơ thể bình thường của các bé khi thời tiết thay đổi. 
  • Dị ứng: Có những dấu hiệu đặc trưng như sổ mũi, ngạt mũi, ngứa, hắt hơi; và kèm theo tình trạng đỏ mắt hay đầu mũi.
  • Cảm cúm: Loại bệnh này sẽ xuất hiện khi bé bị các virus và vi khuẩn tấn công. Lúc này, mẹ sẽ thấy bé có dấu hiệu kém tinh nhanh, mệt, lạnh run, chán ăn, quấy khóc, khó thở. Vì thế, mẹ biết cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian là rất cần thiết. 
  • Dị vật trong mũi: Tuy là hy hữu đối với trẻ trong giai đoạn sơ sinh; nhưng mẹ cũng nên cảnh giác với những “hiếu động” tự phát này. Những phản xạ cầm nắm đồ vật và nhét vào mũi miệng là rất “vô tư” ở trẻ nhỏ. Đây là trường hợp nguy hiểm mà các mẹ cần lưu ý; đặc biệt khi trẻ khó thở một bên mũi, hay đưa tay gạt mũi, có chảy dịch lẫn máu. 

2. Dấu hiệu bé sơ sinh bị nghẹt mũi

bé bị ngạt mũi là do đâu
Nhận biết dấu hiệu để xác định cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc

Mẹ có thể áp dụng cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh nếu thấy bé có dấu hiệu:

  • Khụt khịt, khó chịu ở mũi.
  • Trẻ thở mũi khó khăn, có thể kèm theo trẻ bị sổ mũi và quấy khóc nhẹ.
  • Đôi khi, trẻ bị hắt hơi, đóng vảy gỉ trong mũi, có đờm.
  • Ở trẻ đang còn bú mẹ, nghẹt mũi khiến trẻ khó bú, bú ngắt quãng và dễ bị sặc.

[key-takeaways title=””]

Trường hợp trẻ bị nghẹt mũi nặng, do chưa biết xì mũi hoặc khịt khạc để nhổ đờm ra nên dịch ứ đọng; có thể sẽ cứng thành mảng bám ở trong hốc mũi khiến trẻ khó thở qua mũi, phải thở bằng miệng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến bé bị ho khan, nôn mửa, khô tím môi, viêm họng, viêm phế quản… Chất nhầy chảy xuống họng còn làm cho trẻ ngứa rát cổ họng và ho khò khè.

[/key-takeaways]

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh sẽ là một biện pháp cứu cánh giải thoát cho bé yêu.

3. Mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao? Dưới đây là một số cách trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh theo phương pháp dân gian vô cùng hiệu quả.

3.1 Cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng tỏi

Mẹ thực hiện mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng tỏi như sau:

  • Tỏi bóc sạch, đem giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Trộn nước cốt tỏi với dầu vừng theo tỷ lệ 1:1.
  • Sau khi vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối, lấy bông gòn thấm hỗn hợp tỏi và dầu vừng nhét nhẹ vào cửa mũi bé và lấy ra sau khoảng 15 phút.
  • Khi thực hiện cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh theo phương pháp này; mẹ nhớ pheo dõi bé để tránh bông gòn siết quá chặt khiến bé khó thở.

3.2 Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm

cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
Cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm

Việc thoa tinh dầu vào lòng bàn chân cũng mang lại những hiệu quả bất ngờ khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi. 

[key-takeaways title=””]

Dùng dầu tràm trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào? Để giúp khí huyết của các bé lưu thông tốt hơn và cải thiện tình trạng ngạt mũi; mẹ có thể xoa và day nhẹ tinh dầu vào huyệt dũng tuyền ở gan bàn chân của bé. Đồng thời, mẹ cũng nên thoa một ít tinh dầu lên vùng ngực và lưng của bé.

[/key-takeaways]

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh này sẽ phát huy công dụng khá nhanh chóng và an toàn.

>> Mẹ xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn

Ngoài những phương pháp dân gian trên, mẹ còn có thể dùng nước ấm tắm cho bé, massage lòng chân, vỗ nhẹ lưng,… để trẻ mau hết nghẹt mũi. Mẹ có thể tham khảo chi tiết tại 10 mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

4. Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Mẹ nào có con nhỏ cũng cần phải thủ sẵn cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh để dùng khi bé thở mũi khó khăn.

Mẹ lưu ý! Với bé sơ sinh bị cảm và nghẹt mũi, mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho bé, nếu chưa có dấu hiệu trở nặng thì chữa bằng mẹo dân gian là lựa chọn sáng suốt.

Dưới đây là những cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà, mẹ nào cũng nên nằm lòng.

4.1 Dùng nước muối sinh lý: cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh nhanh nhất

cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh 1
Nước muối sinh là lựa chọn đơn giản nhưng hiệu quả cho bé sơ sinh bị ngạt mũi

Bí quyết trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất hiện nay là sử dụng nước muối sinh lý. Cách này sẽ giúp đường thở của trẻ thông thoáng và dễ chịu hơn. Không chỉ nhanh chóng loại hòa loãng dịch mũi; nước muối còn giúp làm sạch và bài thải các loại mầm bệnh gây hại trên niêm mạc mũi.

Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để mua nước muối sinh lý có bán sẵn tại các nhà thuốc hoặc tự làm nước muối tại nhà.

Cách làm rất đơn giản:

  • Hòa tan 1 ly nước ấm + 1/2 thìa nhỏ muối ăn.
  • Vệ sinh sạch phía ngoài mũi của bé.
  • Mẹ sử dụng dung dịch đã pha rồi nhỏ vào mỗi bên mũi của bé 1 giọt.
  • Mẹ có thể áp dụng cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh này từ 3 đến 5 lần cho bé; tùy thuộc vào mức độ ngạt mũi của mỗi bé.

4.2 Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách xông hơi

xông hơi cho bé

Tương tự như làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý, xông hơi cũng là cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả và đơn giản ngay tại nhà. Xông hơi vừa giúp làm thông mũi, giảm ho, giảm tức ngực, vừa mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị viêm long hô hấp ở trẻ nhỏ. Hơn nữa, mũi của bé khi được tiếp xúc với hơi nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi.

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp xông hơi tại nhà có các bước đơn giản như sau:

  • Chọn phòng tắm làm nơi xông hơi cho bé.
  • Đóng kín cửa và xả nước nóng vào bồn, mục đích là để hơi nước nóng bốc lên lan tỏa như sương mù trong không gian phòng.
  • Giữ trẻ trong làn hơi sương ấm áp đó khoảng từ 10-15 phút.
  • Khi tình trạng ngạt mũi của trẻ có dấu hiệu giảm bớt, mẹ có thể dùng tay vỗ nhẹ lên lưng bé để kích thích hô hấp cho con.

Lưu ý: Vì sức chịu đựng của trẻ sơ sinh còn khá non yếu nên mẹ không nên để hơi nước quá nóng hay sử dụng thêm các dược thảo đậm mùi sẽ làm bé khó chịu và khó thở. Nên áp dụng phương pháp này vào buổi sáng và buổi tối trước khi cho bé đi ngủ.

[inline_article id=285069]

4.3 Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ hút rửa mũi

Khi bé bị ngạt mũi và có nhiều dịch nhầy ứ đọng, mẹ có thể mua dụng cụ về để hút mũi cho bé theo hướng dẫn. Sau khi sử dụng, cần vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng dụng cụ bằng xà bông và rửa qua nước sôi.

>> Mẹ xem thêm: Dụng cụ hút mũi cho bé nên chọn loại nào? Cách sử dụng mẹ cần biết!

4.4 Sử dụng máy tạo độ ẩm

Không khí quá khô vào mùa đông hay cho trẻ nằm quá lâu trong phòng điều hòa có thể là nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và là yếu tố tác động khiến tình trạng nghẹt mũi của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó, mẹ hãy bổ sung độ ẩm không khí bằng cách chạy máy giữ ẩm để lỗ mũi của trẻ không bị khô, bớt đau rát.

4.5 Nâng cao đầu của trẻ khi ngủ

Nâng cao đầu cho trẻ khi ngủ sẽ giúp trẻ dễ thở, ngủ ngon giấc hơn. Có thể đặt một chiếc khăn bên dưới đầu trẻ để nâng đầu cao hơn một chút.

>> Mẹ xem thêm: Tư thế ngủ an toàn của trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trên đây là các nguyên nhân cũng như những cách chữa trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh một cách đơn giản tại nhà. Thay vì tự ý cho con uống thuốc; mẹ nên áp dụng những phương pháp này khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Nếu triệu chứng nghẹt mũi không suy giảm, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ 6 tháng bị sốt: Mẹ cần làm gì để tránh biến chứng nguy hiểm?

Vậy mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ 6 tháng bị sốt hay chưa? Nếu còn băn khoăn, mẹ hãy tham khảo kiến thức mà MarryBaby chia sẻ trong bài viết này nhé!

Sốt là khi nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường. Tình trạng sốt cao trên 40ºC có thể khiến trẻ co giật, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, sốt không phải là bệnh; đó là triệu chứng hoặc dấu hiệu rằng cơ thể bé đang chiến đấu với bệnh tật hoặc nhiễm trùng.

Sốt kích thích sự phòng vệ của cơ thể, gửi các tế bào bạch cầu và các tế bào “chiến đấu” khác để tiêu diệt nguyên nhân gây nhiễm trùng. Vậy cách chăm sóc trẻ 6 tháng bị sốt có giống với trẻ 1 tuổi hay không? Mẹ đọc tiếp để có thông tin nha.

1. Nguyên nhân trẻ 6 tháng bị sốt

Trẻ 6 tháng bị sốt thường do một trong những nguyên nhân như:

  • Nhiễm virus: Sốt có thể là một trong những biểu hiện của bệnh cảm lạnh, cảm cúm hay các bệnh nhiễm virus khác. Kéo theo đó là một vài triệu chứng do virus gây ra như sổ mũi, ho, đi ngoài phân lỏng
  • Nhiễm khuẩn: Tình trạng viêm bàng quang là nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt thầm lặng ở các bé gái. Ngoài ra, viêm họng cũng được xem là nguyên nhân gây sốt ở trẻ.
  • Sốt do vắc xin: Trẻ 6 tháng sau khi được tiêm vắc xin thường bị sốt, có thể kéo dài từ 2 đến 3 ngày. Điều này thực sự bình thường và mẹ không cần phải quá lo lắng. Ngoài ra, sốt có thể xảy ra khi trẻ bị sốc nhiệt do thời tiết quá nóng. Sau khi được nghỉ ngơi và uống thêm nước, cơn sốt sẽ thuyên giảm.
  • Viêm màng não (tình trạng nghiêm trọng): Các triệu chứng nổi bật là cứng cổ, đau đầu và rối loạn tri giác. Trẻ nhỏ thường lờ đờ hoặc cáu kỉnh đến mức mẹ khó có thể trấn an. Nếu không được điều trị sớm, trẻ có thể bị tổn thương não.
  • Thân nhiệt của bé quá nóng: Trẻ 6 tháng bị sốt có thể do thời tiết nắng nóng hoặc mặc quá nhiều quần áo. Nhiệt độ cơ thể của bé sẽ trở về bình thường trong vài giờ sau khi được ở trong một nơi thoáng mát, được nghỉ ngơi và uống đủ nước.

trẻ 6 tháng bị sốt

2. Cách chữa sốt cho trẻ 6 tháng tuổi

Trẻ 6 tháng bị sốt phải làm sao? Hãy áp dụng những cách dưới đây để hạ sốt cho bé 6 tuổi.

2.1 Đảm bảo bé uống đủ sữa

Vì bé mới 6 tháng tuổi, do đó, mẹ sẽ cần đảm bảo con bú đủ sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Vì khi có đủ nước, cơ thể của trẻ sẽ tỏa nhiệt qua da.

Khi trẻ 6 tháng bị sốt, mẹ nên cho con mặc đồ áo thoáng rộng, mỏng nhẹ để cơ thể thoát nhiệt dễ dàng.

Nếu mẹ thấy trẻ 6 tháng bị sốt bị đau, hãy đưa bé đến bệnh viện thăm khám với bác sĩ nhé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bảng ml sữa chuẩn cho bé bú mẹ và sữa công thức theo tháng

cách chăm sóc trẻ 6 tháng bị sốt

2.2 Sử dụng thuốc hạ sốt

Đối với những trẻ 6 tháng bị sốt từ 37,8 đến 39 độ C, bác sĩ ít khi chỉ định sử dụng thuốc hạ sốt. Lý do là vì những cơn sốt ở mức này không quá gây khó chịu. Và là một phản ứng quan trọng của cơ thể để chống lại sự nhiễm trùng.

Trẻ 6 tháng bị sốt sẽ được cho sử dụng thuốc trong những trường hợp sốt trên 39 độ kèm theo có triệu chứng ớn lạnh, run rẩy, rùng mình. Đối với tình trạng này, bố mẹ có thể cho bé dùng sản phẩm chứa acetaminophen (ví dụ như Tylenol). Những trẻ trên 6 tháng tuổi có thể sử dụng sản phẩm chứa ibuprofen (ví dụ như Advil – nhưng cần hỏi ý kiến bác sĩ).

Một số lưu ý về thuốc hạ sốt:

  • Đặc biệt bố mẹ cần chú ý không tự ý cho trẻ dưới 3 tháng uống bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào. Hầu hết những em bé này sẽ cần được đi khám.
  • Không sử dụng aspirin vì bất kể lý do nào. Vì có thể dẫn đến mắc hội chứng Reye – một bệnh não hiếm gặp nhưng nghiêm trọng.
  • Không sử dụng đồng thời acetaminophen và ibuprofen, điều này là không cần thiết và sẽ gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe của trẻ.

Vậy bố mẹ đã biết cách chữa sốt cho trẻ 6 tháng tuổi rồi đúng không? Trong quá trình chăm sóc, mẹ cũng sẽ cần lưu ý một số điều, nội dung này sẽ được chia sẻ trong phần tiếp theo mẹ nhé.

3. Trẻ bị sốt, bố mẹ cần lưu ý những gì?

Trẻ bị sốt nói chung và trẻ 6 tháng bị sốt nói riêng, mẹ không cần phải kiêng tắm cho con. Thay vào đó, mẹ có thể tắm nhanh hoặc lau người cho con bằng nước ấm. Điều này sẽ giúp cơ thể của trẻ hạ nhiệt một cách hiệu quả.

Mẹ tuyệt đối không lau người cho con bằng nước mát. Vì khi lau ấm, các mạch máu giãn nở dễ thoát nhiệt, còn lau mát sẽ gây co mạch làm cơ thể giữ nhiệt, gây nguy hiểm cho trẻ.

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi đã ăn dặm, mẹ nên ưu tiên cho con ăn thức ăn loãng như cháo, canh… Đồng thời cho trẻ uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên tăng các cữ bú cho con nhé.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Lịch sinh hoạt của bé 6 tháng chuẩn khoa học cho mẹ nuôi con nhàn tênh

4. Khi nào nên đưa trẻ 6 tháng bị sốt đến gặp bác sĩ?

Mẹ có thể không biết nguyên nhân gây sốt cho đến khi các triệu chứng khác biểu hiện rõ thấy. Theo các chuyên gia, đối với trẻ em trên 3 tháng tuổi, hầu hết các cơn sốt đều có thể mang lại lợi ích cho trẻ. Bởi đó là dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang sản sinh ra miễn dịch để chống lại tình trạng nhiễm trùng.

Mẹ có thể xem xét mức độ sốt của con dưới đây để biết cách xử lý kịp thời:

  • Nhiệt độ từ 37,8 – 38,5 độ C: chưa cần uống hạ sốt.
  • Sốt từ 38,5 độ C: Cho bé uống hạ sốt theo khuyến cáo.
  • Trên 39 độ C: Sốt cao khiến trẻ khó chịu; cần đi thăm khám bác sĩ.

Nếu quan sát thấy trẻ 6 tháng bị sốt có những triệu chứng dưới đây, mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ:

  • Trẻ bị co giật, nôn ói.
  • Trẻ 6 tháng bị sốt khó thở.
  • Xuất hiện các ban xuất huyết trên da.
  • Trẻ mệt mỏi, lờ đờ, khó thở, quấy khóc.
  • Trẻ không cử động tay hoặc chân một cách bình thường.
  • Trẻ bỏ bú hoặc không thể nuốt thức ăn hoặc khó uống sữa.
  • Trẻ bị mất nước: da khô, mắt trũng, khóc không ra nước mắt.
  • Không ngừng khóc hoặc khóc khi có ai đó chạm hoặc di chuyển bé.
  • Trẻ 6 tháng bị sốt kèm những cơn ớn lạnh, rùng mình kéo dài hơn 30 phút.
  • Dù đã cho uống thuốc hạ sốt nhưng nhiệt độ cơ thể vẫn không có dấu hiệu giảm bớt.
  • Đã dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng triệu chứng sốt không thuyên giảm.
  • Trẻ đang bệnh mà nhiệt độ tăng lên bất thường hoặc đang sốt mà bị hạ nhiệt xuống dưới 36,5 độ C.
  • Trẻ 6 tháng tuổi sốt trên 40 độ C hoặc sốt dưới 38,5 độ C nhưng kéo dài vài ngày do bất kỳ nguyên nhân nào.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp mẹ biết cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi bị sốt.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Con lớn khôn từng ngày, mẹ học thêm điều hay

Trên chặng đường nuôi con lớn khôn, mỗi giai đoạn đầu đời của trẻ, mẹ lại tích lũy thêm nhiều điều mới. 

Khi được 3 tháng tuổi, biết cầm nắm mọi vật hay mút ngón tay đều là điều con thích. Mẹ cũng vì thế mà học cách sắp xếp đồ vật trong nhà và vệ sinh sạch sẽ đồ chơi để đảm bảo an toàn cho con. 

Đến khi con được 6 tháng tuổi, biết bập bẹ những âm thanh đầu tiên, mẹ dành nhiều thời gian học cách trò chuyện nhằm giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp. 

Mỗi ngày chăm con, mẹ đều nhận được bài học mới

Ở giai đoạn 1 tuổi, con thích bắt chước mọi thứ của mẹ, từ cách thể hiện cảm xúc đến hành động, thế là mẹ học điều gì nên và không nên làm khi trước mặt con. 

Và khi bé yêu ở độ tuổi lên 2, mẹ học thêm nhiều kiến thức để giải đáp những câu hỏi khó của con. 

Vì vậy mẹ không ngại “nhập học” trên những diễn đàn, hội, nhóm để học hỏi kinh nghiệm nuôi con từ những bà mẹ khác. Mẹ cũng thích xông pha “giải bài” mỗi khi con khóc, con quấy bằng những món ăn bổ dưỡng, những trò chơi thú vị mà “đáp án” chính là nụ cười của con. Mỗi chặng đường trên hành trình trưởng thành của con, mẹ đều sẽ học được những bài học khác nhau với cấp độ ngày càng khó. Nhưng có lẽ, bài học về tinh thần, sự tin tưởng dành cho con mới chính là bài học khó khăn và mới mẻ nhất đối với mẹ.

Mỗi ngày chăm con, mẹ đều nhận được bài học mới
Nụ cười của con là “đáp án” cho “bài tập làm mẹ”

Để con tự do khám phá chính là một bài học lớn cho mẹ

Tình thương mẹ dành cho con là bao la, nhất là khi con còn quá nhỏ để hiểu biết mọi chuyện, vì vậy mẹ cũng giữ bên mình nỗi bất an về những gì mà con phải đối mặt. Thay vì để con tự ăn, mẹ lại giành đút cho con, thay vì để con ngủ riêng, mẹ cứ giữ con sát bên mình và thay vì để con tự do vui chơi, mẹ lại theo cấm cản con trong nhiều hoạt động. Nhưng có một bài học mà mẹ cần biết: Để con tự do khám phá sẽ giúp con phát triển các giác quan một cách toàn diện.  

Trong quá trình tự khám phá, con sẽ có cơ hội tiếp xúc với đồ chơi mới, quan sát mọi thứ xung quanh và tự đặt ra những câu hỏi khó. Đây chính là cách để con phát triển theo đúng khả năng của mình. Tự do khám phá sẽ khuyến khích con chủ động tìm tòi, tư duy độc lập và khơi gợi tiềm năng nơi con, đồng thời định hình nhân cách của con trong tương lai. 

Xem ngay: Cách massage chống táo bón cho trẻ 

Chỉ mẹ mới biết “hành trình làm mẹ chính là quá trình cùng con khôn lớn”. Cùng con bắt đầu trên hành trình này, mẹ đều cố gắng hết mình học hỏi và tìm hiểu. Dù đường còn dài nhưng mẹ vẫn cảm nhận được ý nghĩa của từng bài học và hãnh diện vì công sức bỏ ra. Vì vậy, mẹ biết rằng con sẽ vui khi được tự do khám phá, sải bước trên con đường khôn lớn do chính con hình thành.  

Để con tự do vui đùa, tiếp xúc với thế giới mới lạ xung quanh, mẹ tin tưởng sử dụng tã Merries vì mẹ biết con sẽ thoải mái trên hành trình khám phá như em bé siêu đáng yêu trong video này: 

Để con tự do khám phá chính là một bài học lớn cho mẹ
Để con tự do khám phá chính là một bài học lớn cho mẹ

Xem ngay MV siêu cấp đáng yêu tại đây:  https://youtu.be/0EyJIt9VJe8

Đặc biệt, dù con chạy nhảy hay tham gia các hoạt động ngoài trời, mẹ vẫn luôn an tâm và không lo tràn tã nhờ thiết kế vừa vặn ôm khít quanh eo, đùi của Merries. Ngoài ra, tã Merries với bề mặt siêu mềm mịn, chất liệu dịu nhẹ sẽ giúp con thoải mái vui đùa. Cho đến khi thấm mệt, con sẽ nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ dài đến sáng mà không lo thức giấc giữa đêm vì những vết hằn ngứa khó chịu. Điều diệu kỳ này đến từ những hạt siêu thấm trong tã Merries giúp thấm hút 200 đến 300 lần thể tích của tã. Hành trình tự khám phá đôi lúc sẽ gian nan nhưng mẹ và Merries sẽ luôn bên con, cùng con học thêm nhiều điều mới lạ và bổ ích.

Công nghệ đệm khí siêu mềm cao cấp
Công nghệ đệm khí siêu mềm cao cấp, gấp 3 lần thể tích khí bề mặt giúp Merries gấp 3 lần mềm mịn, gấp 3 lần thông thoáng, thấm hút ưu việt cho bé thoải mái vui chơi cả ngày.
Ngoài ra, tã Merries với bề mặt siêu mềm mịn, chất liệu dịu nhẹ sẽ giúp con thoải mái vui đùa
Ngoài ra, tã Merries với bề mặt siêu mềm mịn, chất liệu dịu nhẹ sẽ giúp con thoải mái vui đùa

MarryBaby 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Nấu cháo ngao, cháo nghêu cho bé với rau gì không tanh, bổ dưỡng?

Cách nấu cháo nghêu cho bé đủ vị mẹ đã biết chưa? Hôm nay MarryBaby sẽ mách cho các mẹ 9 món cháo nghêu vừa ngon vừa bổ dưỡng. Đảm bảo bé nào ăn cũng thích mê, ăn hoài không chán luôn. Các mẹ cùng tham khảo những bí quyết dưới đây nhé.

1. Cách nấu cháo nghêu cho bé ăn dặm

Dưới đây là một cách nấu cháo nghêu bổ dưỡng, thơm ngon cho bé ăn dặm mà mẹ có thể áp dụng để thay đổi hàng tuần cho bé.

1.1 Cách nấu cháo nghêu cơ bản cho bé

cách nấu cháo nghêu cơ bản
Cách nấu cháo ngao cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 300g nghêu.
  • Một nắm gạo.
  • Gia vị, hành tím, hành ngò.

Cách nấu cháo nghêu cho bé cơ bản:

  • Nghêu rửa sạch, luộc sơ cho há miệng rồi bóc lấy phần thịt.
  • Phần nước lọc lại để tránh bị cát. Phần thịt nghêu đem ướp với 1 củ hành tím, xíu nước mắm.
  • Dùng phần nước luộc nghêu đem nấu cháo. Cháo nghêu cho bé không nên nấu quá đặc.
  • Khi thấy cháo nhuyễn, chín mềm; mẹ cho phần thịt nghêu đã ướp vào đảo đều.
  • Nêm nếm lại theo khẩu vị của bé; cho hành ngò vào rồi tắt bếp.
  • Múc cháo nghêu ra bát, cho bé ăn khi còn ấm để không bị tanh.

1.2 Nấu cháo nghêu rau mồng tơi cho bé

Cháo ngao rau mồng tơi
Cách nấu cháo ngao cho bé ăn dặm với rau mồng tơi

Nguyên liệu:

  • 300g nghêu.
  • Một nắm gạo.
  • 50g rau mồng tơi.
  • Gia vị, hành tím, hành ngò.

Cách nấu cháo nghêu mồng tơi cho bé:

  • Nghêu mang rửa sạch, luộc sơ cho há miệng; nhặt bỏ vỏ. Phần nước luộc nghêu bạn lọc lại để tránh cát, cặn bẩn.
  • Cho gạo vào nước luộc nghêu, nấu cho đến khi cháo chín nhừ. Có thể châm thêm nước nếu cháo đặc.
  • Phần thịt nghêu băm nhỏ, ướp với xíu nước mắm, một củ hành tím. Rau mồng tơi nhặt cọng già, rửa sạch và băm nhỏ.
  • Khi cháo chín, mẹ cho nghêu và rau mồng tơi vào quậy đều và đợi cho rau chín. Nêm nếm gia vị lại cho vừa với khẩu vị của bé.
  • Múc cháo ra bát, cho bé ăn khi cháo còn ấm. Có thể cho thêm một thìa dầu mè để tăng hương vị cho món cháo nghêu rau mồng tơi.

1.3 Cháo ngao cho bé với cà chua, thì là

Cháo nghêu cho bé với cà chua, thì là
Cách nấu cháo ngao cho bé ăn dặm kèm cà chua, thì là

Nguyên liệu:

  • 300g nghêu.
  • 1 nắm gạo.
  • 1 nhúm thì là.
  • 1 quả cà chua lớn.
  • Gia vị, hành tím, hành ngò.

Cách nấu cháo ngao cho bé với cà chua:

  • Nghêu rửa sạch, luộc sơ cho há miệng rồi bóc lấy phần thịt. Phần nước lọc lại để tránh bị cát. Phần thịt nghêu đem ướp với 1 củ hành tím, xíu nước mắm.
  • Cà chua rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ. Phi thơm 1 củ hành khô, cho phần cà chua thái nhỏ vào xào chung với thịt nghêu.
  • Dùng phần nước luộc nghêu đem nấu cháo. Cháo nghêu không nên nấu quá đặc, khi thấy cháo nhuyễn, chín mềm, thì cho phần thịt nghêu xào cà vào đảo đều. Nêm nếm lại theo khẩu vị của bé, cho thì là bằm nhỏ vào rồi tắt bếp.
  • Đổ cháo nghêu cà chua, thì là ra bát, cho bé ăn món này khi còn nóng ấm.

[inline_article id=261028]

1.4 Nấu cháo nghêu rau cải cho bé

Cháo ngao rau cải
Cách nấu cháo ngao, rau cải cho bé ăn dặm

Nguyên liệu:

  • 300 nghêu.
  • 50g rau cải.
  • Một nắm gạo.
  • Gia vị, hành tím, hành ngò.

Cách nấu cháo nghêu rau cải:

  • Rửa sạch nghêu, cho nghêu vào nồi đổ nước xâm xấp, luộc nhanh cho nghêu mở miệng là được.
  • Nước luộc nghêu chắt lấy nước trong rồi cho gạo vào ninh nhừ.
  • Tách lấy phần thịt nghêu, rửa lại lần nữa cho hết cát, rồi băm nhỏ, ướp với xíu nước mắm, 1 củ hành tím.
  • Rau cải cắt cuống, rửa sạch, băm nhỏ.
  • Khi cháo chín nhừ, cho phần nghêu đã ướp và phần rau cải vào nấu cho chín tới. Cho thêm vào một thìa dầu ăn, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
  • Múc cháo nghêu rau cải ra bát, cho bé thưởng thức khi cháo còn ấm nóng.

1.5 Cách nấu cháo nghêu đậu xanh cho bé

cháo nghêu đậu xanh cho bé

Nguyên liệu:

  • 300g nghêu.
  • 20g đậu xanh.
  • Một nắm gạo.
  • Gia vị, hành tím, hành ngò.

Cách nấu cháo nghêu đậu xanh cho bé:

  • Nghêu rửa sạch, cho vào nồi nước luộc đến khi nghêu mở miệng. Vớt nghêu ra, gạn phần nước trong để riêng, phần thịt nghêu rửa lại thật sạch, để ráo rồi ướp với xíu nước mắm, 1 củ hành tím.
  • Đổ nước nghêu vào nồi, cho gạo, đậu xanh đã ngâm nở vào nấu cháo. Có thể châm thêm nước hầm xương hoặc nước lọc nếu thấy cháo đặc.
  • Phi thơm hành khô trong chảo với chút dầu ăn, tiếp đến cho nghêu đã ướp vào xào săn rồi trút vào nồi cháo đậu xanh. Nêm nếm lại gia vị, hành ngò theo khẩu vị.
  • Múc cháo ra bát, cho bé ăn khi cháo còn nóng ấm.

1.6 Nấu cháo nghêu cho bé với bí đỏ

nấu cháo nghêu cho bé

Nguyên liệu:

  • 300g nghêu.
  • 50g bí đỏ.
  • Một nắm gạo.
  • Gia vị, hành tím, hành ngò.

Cách nấu cháo ngao cho bé với bí đỏ:

  • Nghêu rửa sạch, cho vào nồi nước luộc đến khi nghêu mở miệng.
  • Vớt nghêu ra, gạn phần nước trong để riêng, phần thịt nghêu rửa lại thật sạch, để ráo rồi ướp với xíu nước mắm, 1 củ hành tím.
  • Bí đỏ gọt vỏ, cắt hạt lựu. Đổ nước nghêu vào nồi, cho gạo, bí đỏ vào nấu cháo.
  • Mẹ có thể châm thêm nước hầm xương, hoặc nước lọc nếu thấy cháo đặc.
  • Khi cháo và bí đỏ đã chín nhừ, cho phần thịt nghêu đã ướp ở trên vào quậy đều. Nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Múc cháo ra bát, cho thêm xíu hành, ngò, dầu mè để tạo gia vị cho món cháo. Cho bé ăn khi cháo còn nóng ấm.

1.7 Cháo nghêu cho bé với bầu và yến mạch cho bé

Nguyên liệu:

  • 300g nghêu.
  • 50g bầu.
  • Yến mạch khô: 1 nắm.
  • Gia vị, hành tím, hành ngò.

Cách nấu cháo nghêu cho bé ăn với bầu và yến mạch:

  • Yến mạch khô ngâm nước cho mềm. Sau đó, gạn bỏ nước.
  • Bầu rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ ruột, thái hạt lựu. Nghêu rửa sạch, cho vào nồi nước luộc đến khi nghêu mở miệng.
  • Vớt nghêu ra, gạn phần nước trong để riêng, phần thịt nghêu rửa lại thật sạch, để ráo rồi ướp với xíu nước mắm, 1 củ hành tím.
  • Cho dầu ăn vào chảo, cho nghêu vào xào cùng chút đầu hành lá cho thơm. Thêm hạt nêm hay chút xíu mắm.
  • Lấy nước hấp nghêu lọc sạch, cho yến mạch vào nấu cháo. Cháo yến mạnh chín thì cho bầu vào.
  • Tiếp theo cho thịt nghêu đã xào chín vào cùng với hành thái nhỏ. Nêm nếm lại cho vừa ăn.
  • Múc cháo ra bát, cho thêm xíu hành, ngò, dầu mè để tạo gia vị cho món cháo. Cho bé ăn khi cháo còn nóng ấm.

>> Mẹ xem thêm: 15 cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm 6 tháng ngon miệng, chóng lớn

1.8 Cách nấu cháo nghêu cà rốt cho bé

Nguyên liệu:

  • 300g nghêu.
  • 50g cà rốt.
  • Một nắm gạo.
  • Gia vị, hành tím, hành ngò.

Cách nấu cháo nghêu cà rốt:

  • Nghêu rửa sạch, cho vào nồi nước luộc đến khi nghêu mở miệng.
  • Vớt nghêu ra, gạn phần nước trong để riêng, phần thịt nghêu rửa lại thật sạch, để ráo rồi ướp với xíu nước mắm, 1 củ hành tím.
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu.
  • Đổ nước nghêu vào nồi, cho gạo, cà rốt vào nấu cháo. Có thể châm thêm nước hầm xương, hoặc nước lọc nếu thấy cháo đặc.
  • Khi cháo và cà rốt đã chín nhừ, cho phần thịt nghêu đã ướp ở trên vào quậy đều. Nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Múc cháo ra bát, cho thêm xíu hành, ngò, dầu mè để tạo gia vị cho món cháo. Cho bé ăn khi cháo còn nóng ấm.

[inline_article id=178819]

1.9 Cách nấu cháo nghêu với nấm cho bé

Cháo ngao nấm

Nguyên liệu:

  • 300g nghêu.
  • 50g nấm rơm.
  • Một nắm gạo.
  • Gia vị, hành tím, hành ngò.

Cách nấu cháo nghêu với nấm:

  • Nghêu rửa sạch, cho vào nồi nước luộc đến khi nghêu mở miệng. Vớt nghêu ra, gạn phần nước trong để riêng, phần thịt nghêu rửa lại thật sạch, để ráo rồi ướp với xíu nước mắm, 1 củ hành tím.
  • Nấm cắt chân, chẻ đôi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng cho sạch. Vớt nấm ra để ráo.
  • Phi thơm 1 củ hành tím, 1 tép tỏi rồi cho nghêu vào xào với nấm cho chín tới, nêm xíu hạt nêm, tắt bếp.
  • Đổ nước nghêu vào nồi, cho gạo vào nấu cháo. Có thể châm thêm nước hầm xương hoặc nước lọc nếu thấy cháo đặc. Khi cháo đã chín nhừ, cho phần nghêu xào nấm vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Múc cháo ra bát, cho thêm xíu hành, ngò, dầu mè để tạo gia vị cho món cháo. Cho bé ăn khi cháo còn nóng ấm.

2. Trẻ mấy tháng ăn được nghêu?

Sau khi đã biết cách nấu cháo nghêu cho bé; mẹ lưu ý về độ tuổi để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi ăn cháo nghêu.

Theo CDC Hoa Kỳ, bé đã có thể ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nghêu là một loại hải sản có thể gây dị ứng; do đó, mẹ hãy chờ đến khi bé lớn tuổi hơn để nấu cháo nghêu cho trẻ ăn. Các chuyên gia khuyến nghị, mẹ hãy cho bé ăn cháo nghêu khi đủ 12 tháng (1 tuổi).

>> Mẹ xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi chậm tăng cân, mẹ cập nhật ngay nhé!

Nấu cháo ngao cho bé với rau gì? Vì ngao có tính hàn và vị tanh, do đó, mẹ hãy nấu kèm các loại rau củ giúp át chế tính hàn và mùi vị tanh như rau mồng tơi; rau cải; bí đỏ; cà chua và thì là; nấm; cà rốt.

3. Trẻ nhỏ ăn nghêu có tốt cho sức khỏe không?

Trẻ em ăn ngao có tốt cho sức khỏe không?
Cháo nghêu cho bé là món ăn vô cùng bổ dưỡng

Trong 100g thịt nghêu có chứa 10,8g chất đạm; 1,6g chất béo; kẽm; sắt; kali; mangan; đồng; iot… và các vitamin B1, B6, B12 và vitamin C.

Do nghêu chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu; nên khi tiêu thụ loại thực phẩm này hàng tuần có thể giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa, chuyển hóa chất trong cơ thể. Đặc biệt, nấu cháo nghêu cho bé giúp cải thiện chiều cao ở trẻ em và giúp tăng cảm giác ngon miệng.

Theo Đông y, nghêu có tính hàn, vị ngọt, bổ âm, sáng mắt, hóa đàm, ích tinh, bổ thận. Thực phẩm này rất tốt cho người ho hen; tiểu đường; người bị trĩ; phù nước; trướng bụng; người sưng tuyến giáp trạng; bí tiểu; xơ vữa động mạch và phụ nữ ra nhiều khí hư.

4. Những lưu ý khi cho trẻ ăn nghêu

Để biết cách nấu cháo nghêu cho bé ngon nhất; đồng thời, đảm bảo bé ăn một cách an toàn, đủ dưỡng chất. Mẹ cần lưu ý những điều sau.

4.1 Cách lựa và sơ chế nghêu ngon

Cách chọn nghêu:

  • Chọn những con nghêu khép miệng và khó tách. Nếu nghêu dễ tách thì đã chết rồi đấy.
  • Trường hợp những con mở miệng thì dùng tay chạm vào chúng. Nếu nghêu tươi sẽ cử động hoặc đóng vỏ lại.

Cách sơ chế:

  • Nghêu mua về rửa sạch qua nước lạnh.
  • Ngâm vào nước có pha muối và ớt trái trong khoảng 1-2 tiếng đồng hồ.

>> Mẹ có thể xem thêm: Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm

4.2 Những lưu ý khác

  • Nghêu cũng có thể gây dị ứng; mẹ nên thận trọng cho bé ăn thử một lượng ít trước khi nấu thành bữa nhiều cho bé.
  • Nghêu là loại hải sản rất lạnh nên các mẹ lưu ý khi đã cho bé ăn nghêu thì không nên cho bé ăn hoa quả ngay vì sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến tiêu chảy. Ăn hoa quả ngay sau khi ăn nghêu còn ảnh hưởng tới việc hấp thu canxi, protein có trong nghêu hoặc tạo thành chất không hòa tan, gây rối loạn tiêu hóa, thậm chí buồn nôn.
  • Không cho bé ăn nghêu nấu chưa chín kỹ vì nguy cơ ngộ độc là rất lớn.
  • Không dùng nghêu đã bị thối, chết, dập vỡ, nứt vỏ… nấu món cho bé vì có nhiều vi khuẩn độc hại.
  • Nghêu có hàm lượng đạm cao, do đó sẽ có chứa một lượng purin cao. Chất purin khi vào trong cơ thể sẽ được phân giải thành axit uric là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Vì vậy, những người bị bệnh gout nên hạn chế ăn nghêu.
  • Nghêu có tính hàn, nên không tốt cho những người bụng yếu, đau dạ dày, cảm lạnh. Khi luộc nghêu nên cho xíu gừng để trung hòa tính hàn.
  • Nghêu có chứa một lượng muối nhất định nên những người mắc bệnh thận, kén ăn, chậm tiêu không nên ăn.
  • Cũng vì nghêu có tính hàn nên chỉ cho các bé ăn nghêu vào mùa hè, hạn chế ăn vào mùa đông dễ bị lạnh bụng, dẫn đến tiêu chảy.

Hy vọng với những cách nấu cháo nghêu cho bé MarryBaby vừa mách cho các mẹ sẽ giúp bé ăn dặm thêm thích thú. Chúc các mẹ thành công nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm như thế nào là an toàn và bổ dưỡng?

Một số bé có tốc độ phát triển nhanh hơn hoặc ít bú sữa mẹ hơn có thể đòi ăn dặm sớm hơn khi mới 4 tháng tuổi. Điều khiến mẹ lo lắng nhất chính là trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm như thế nào để không ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hóa cũng như đảm bảo cho sự phát triển.

Vậy cách cho trẻ ăn dặm 4 tháng tuổi như thế nào?

1. Khi nào bé đã sẵn sàng ăn dặm?

Bắt đầu ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Do đó, mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi khi nhận thấy bé đã có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm như sau:

  • Trẻ đã có thể ngồi một cách vững vàng.
  • Luôn tóp tép miệng; đưa lưỡi từ bên này sang bên kia.
  • Đòi bú liên tục, dường như sữa không đáp ứng đủ nhu cầu ăn của bé.
  • Thích thú khi nhìn thấy người khác ăn hoặc “thèm” khi được bố mẹ mớm thức ăn.

Không nên vì bất kỳ lý do gì như mẹ hết sữa, bận đi làm… mà buộc cho bé ăn dặm sớm trước 4 tháng tuổi; kể cả khi bé không có những biểu hiện “đòi” ăn sớm. Vì ăn dặm quá sớm có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.

Khi nào bé sẵn sàng ăn dặm
Trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm như thế nào và bắt đầu khi nào?

2. Cách cho trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng đầu tiên sau khi sinh, đánh dấu sự phát triển của bé. Thời điểm này, mẹ thường tìm hiểu rất nhiều phương pháp ăn dặm từ kiểu truyền thống, kiểu Nhật hoặc kiểu Tây cho đến tất cả những công thức chế biến…

Cho dù áp dụng theo cách thức gì thì mẹ vẫn nên đảm bảo những nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm. Dưới đây là 4 cách cho trẻ ăn dặm 4 tháng tuổi quan trọng mẹ cần nhớ:

2.1 Cho trẻ ăn từ loãng cho đến đặc

“Thức ăn” đầu tiên của trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, để bé tập thích nghi với quá trình ăn dặm; mẹ nên cho bé ăn từ loãng đến đặc.

Thức ăn loãng sẽ giúp bé dễ ăn hơn, không bị nghẹn đồng thời hệ tiêu hóa cũng không phải làm việc quá nhiều. Khi đã quen dần, mẹ có thể tăng độ đặc của thức ăn lên; sau đó tiếp tục tập cho bé ăn thô, hạt lợn cợn; bột gạo và dần dần đến ăn cơm nát.

[inline_article id=174307]

2.2 Ăn từ ít đến nhiều

Thời gian đầu mẹ nên cho bé ăn 1 muỗng và 1 bữa mỗi ngày; sau đó tăng dần về số lượng thức ăn cũng như số bữa ăn.

Đây chỉ mới là giai đoạn tập ăn dặm nên mẹ không cần quá quan tâm đến việc con ăn nhiều hay ăn ít. Hơn nữa, nếu ép ăn, lượng thức ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ khó tiêu gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

>> Liên quan đến “trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm như thế nào”: Cách chăm sóc bé 4 tháng tuổi tốt nhất

2.3 Chọn thực phẩm ăn dặm

Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho bé 4 tháng ăn dặm một cách đầy đủ và phong phú nhất. Do vậy, khi cho bé ăn dặm mẹ nên đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết:

  • Chất đạm: Thịt, cá, trứng, sữa, đậu…
  • Chất bột đường: Bột gạo, hạt ngũ cốc các loại…
  • Chất béo lành mạnh: Các chất béo lành mạnh như dầu cá hồi, dầu ô-liu, dầu đậu nành…
  • Vitamin và khoáng chất: Gồm các loại rau xanh, trái cây, củ quả…

Ngoài ra, ở giai đoạn đầu khi vừa chuyển từ việc bú sữa hoàn toàn sang việc bắt đầu ăn thực phẩm rắn, mẹ nên cho bé ăn dặm dạng bột bởi hệ tiêu hóa của bé còn non nớt và nhạy cảm.

Nếu mẹ vẫn đang loay hoay không biết nên chọn loại thực phẩm nào phù hợp với trẻ, Marry Baby gợi ý mẹ 7 bột ăn dặm phù hợp và an toàn cho bé 4 tháng tuổi.

trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm như thế nào 2
Trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?

2.4 Ăn từ bột ngọt sang bột mặn

Nhằm giúp bé 4 tháng ăn dặm dễ dàng thích nghi với việc ăn dặm tốt nhất lúc mới bắt đầu tập ăn mẹ nên cho con ăn bột ngọt (tự làm bột ăn dặm, củ quả xay nhuyễn trộn với sữa mẹ hay sữa công thức); hoặc các loại bột sữa làm sẵn có bán trên thị trường. Bởi thức ăn này có hương vị gần giống với sữa mẹ nên bé sẽ thích thú hơn.

Sau một khoảng thời gian, mẹ tiếp tục cho bé 4 tháng ăn dặm dùng thêm bột mặn với các thực phẩm tươi như thịt, cá, tôm, trứng… để có nhiều chất dinh dưỡng hơn. Bên cạnh đó, mẹ nên quan sát có thể có thực phẩm nào đó làm bé bị dị ứng thì không nên cho con ăn nữa.

Trường hợp nếu bé không thích thực phẩn này; mẹ nên chuyển sang thực phẩm khác; đợi vài ngày rồi thử lại cho bé ăn. Có như vậy mới khuyến khích trẻ ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Bên cạnh đó, mẹ nên kết hợp cho trẻ ăn hoặc uống bổ sung thêm các loại nước ép trái cây nhằm giúp bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng.

2.5 Duy trì bú sữa mẹ như nguồn dinh dưỡng chính

Mẹ cần lưu ý 1 điều quan trọng là trong giai đoạn này sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính của trẻ do đó, mẹ vẫn nên cho bé bú thường xuyên. Không kiên quyết bắt ép bé ăn dặm quá nhiều mà làm giảm lượng sữa cần thiết mỗi ngày.

3. Trẻ 4 tháng tuổi đòi ăn dặm có biểu hiện như thế nào?

Bên cạnh vấn đề trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm như thế nào, mẹ cần biết thời điểm cho bé ăn dặm. Khi có những dấu hiệu dưới đây, mẹ cần biết đã đến lúc trẻ 4 tháng đòi ăn dặm. Mẹ cần chuẩn bị thức ăn và kiến thức để bé bắt đầu làm quen với thức ăn bên cạnh sữa mẹ:

  • Bé biết cách tự lấy thức ăn và đưa vào miệng.
  • Lưỡi bé không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ như trước.
  • Bé thể hiện sự thích thú với thức ăn mà người lớn đưa cho.
  • Trẻ có phản xạ đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
  • Trẻ biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn một món nào đó.
  • Bé giữ được tư thế ngồi cân bằng, có thể giữ đầu ổn định. Dấu hiệu này cho thấy bé đủ cứng cáp để có thể làm quen với thức ăn thô hơn.
  • Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh: Đây là dấu hiệu cho thấy bé cần ăn thêm thức ăn thô ngoài sữa mẹ để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết. Mẹ xem Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ để theo dõi sự phát triển của con.

Hy vọng với những chia sẽ từ bài viết trên sẽ giải đáp cho mẹ thắc mắc trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm như thế nào để con yêu phát triển khỏe mạnh, lên cân đều đặn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Trẻ mấy tháng uống được sữa tươi? Uống bao nhiêu là đủ?

Sữa tươi là nguồn dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ chưa hiểu rõ trẻ mấy tháng uống được sữa tươi nên cho trẻ uống sữa không đúng cách; không đúng thời điểm dẫn đến những nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Hy vọng những chia sẻ dưới đây sẽ giúp cha mẹ có thêm nhiều thông tin bổ ích trong việc mấy tháng trẻ uống được sữa tươi.

Lợi ích của sữa tươi đối với sự phát triển của trẻ

Để trả lời cho câu hỏi trẻ mấy tháng uống được sữa tươi thì trước tiên; cha mẹ cần biết vai trò của sữa tươi đối với sự phát triển của trẻ.

Sữa tươi là loại sữa có nguồn gốc từ động vật, đã được thanh trùng hoặc tiệt trùng để tiêu diệt hết vi khuẩn nhưng vẫn giữ lại nhiều chất dinh dưỡng. Sữa tươi giúp trẻ:

  • Phát triển chiều cao: Sữa tươi bổ sung lượng vitamin D và canxi dồi dào, đồng thời giúp hệ xương của trẻ thêm cứng cáp và khỏe mạnh.
  • Bổ sung chất đạm: Chất đạm có trong sữa tươi rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng để giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động và tăng cường thể lực.
  • Cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin: Trẻ uống sữa tươi thường xuyên sẽ được cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi; từ đó hỗ trợ hệ miễn dịch phát triển khỏe mạnh.

Trẻ mấy tháng uống được sữa tươi?

trẻ mấy tháng uống được sữa tươi
Trẻ hơn 12 tháng mấy uống được sữa tươi

Sữa tươi phải là sữa nguyên chất, không phải là loại sữa tươi tách béo vì chất béo có trong sữa rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ trong hai năm đầu đời.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trẻ trên 1 tuổi (trẻ hơn 12 tháng mấy) có thể bắt đầu được uống sữa tươi thay cho sữa mẹ hoặc sữa công thức.

[key-takeaways title=”Tại sao phải đợi đến 1 tuổi mới cho trẻ uống sữa tươi?”]

Đó là bởi vì sữa mẹ hoặc sữa công thức có chứa sắt và vitamin C mà sữa tươi thì lại không có đủ để cho trẻ dưới 1 tuổi phát triển. Tuy nhiên, khi trẻ được 1 tuổi thì đã có thể nhận nhiều chất dinh dưỡng hơn từ chế độ ăn uống đầy đủ bao gồm trái cây, rau củ, ngũ cốc, thịt, cá, tôm… nên không lo bị thiếu hụt dưỡng chất.

[/key-takeaways]

Trong sữa tươi cũng có chứa nhiều protein mà hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi vẫn chưa phát triển hoàn thiện, vì vậy việc chuyển đổi sữa quá sớm cũng có thể gây ra nhiều hệ lụy không tốt cho cơ thể của trẻ. Trẻ uống sữa tươi trước 1 tuổi có nguy cơ làm thận bị quá tải, rối loạn tiêu hóa, chảy máu trong đường ruột, thiếu máu và mắc nhiều bệnh lý khác.

Trẻ nên uống loại sữa tươi nào?

Khi đã biết trẻ mấy tháng uống được sữa tươi thì bạn cũng nên chọn loại sữa phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ ở từng thời điểm nhé!

  • Trẻ dưới 2 tuổi: Nên uống sữa tươi nguyên kem không tách béo (trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ) vì chất béo rất cần thiết cho não bộ trẻ phát triển.
  • Trẻ trên 2 tuổi: Nếu có nguy cơ thừa cân, béo phì, trẻ nên uống sữa tươi tách béo.
  • Mẹ chỉ nên cho trẻ uống sữa tươi tiệt trùng hoặc thanh trùng; tuyệt đối không cho trẻ uống sữa bò tươi vắt trực tiếp vì loại sữa này có thể chứa nhiều vi khuẩn không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Mẹ cũng có thể lựa chọn được sữa tươi không đường cho trẻ hơn 12 tháng mấy; loại sữa tươi này giúp bảo vệ men răng; và giảm lượng đường không cần thiết trong khẩu phần ăn uống hàng ngày.

Trẻ uống sữa tươi bao nhiêu là đủ?

Trẻ uống sữa tươi bao nhiêu là đủ?
Trẻ hơn 12 tháng mấy uống được sữa tươi nhưng bao nhiêu mới là phù hợp?

Cha mẹ quan tâm trẻ mấy tháng uống được sữa tươi cũng nên biết rõ trẻ cần uống bao nhiêu sữa tươi là đủ. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần 700mg canxi và 600 IU vitamin D mỗi ngày.

Vậy nên, ngoài chế độ ăn uống đầy đủ; cha mẹ cần cho trẻ uống sữa tươi với lượng vừa phải để tránh tình trạng thiếu hụt; hoặc dư thừa chất dinh dưỡng. Cụ thể là:  

  • Trẻ từ 1–2 tuổi cần uống 100–150ml sữa /ngày.
  • Trẻ từ 2-3 tuổi cần uống 200-300ml sữa/ngày.
  • Trẻ trên 3 tuổi cần uống 300-500ml sữa/ngày.

Ngoài ra, một lưu ý quan trọng khác khi cho trẻ uống sữa tươi đó là thời điểm uống sữa trong ngày. Mẹ chỉ nên cho trẻ hon 12 tháng mấy uống được sữa tươi sau bữa ăn 1-2 tiếng; hoặc uống trước giờ đi ngủ. Trước bữa ăn khoảng 2 tiếng; mẹ tránh để cho trẻ uống sữa tươi hoặc ăn vặt vì làm cho trẻ no; biếng ăn hơn.

Lưu ý khi mẹ cho trẻ hơn 12 tháng mấy uống được sữa tươi

Một số trẻ đã quen bú sữa mẹ hoặc sữa công thức thì khi chuyển qua uống sữa tươi; bé có thể không thích thú với hương vị mới. Vì vậy, cha mẹ cần giúp trẻ làm quen với sữa tươi bằng những cách sau:

  • Trộn sữa tươi chung với sữa mẹ hoặc sữa công thức để cho trẻ quen dần mùi vị. Sau một thời gian, mẹ có thể giảm lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức và tăng lượng sữa tươi; cứ tiếp tục thực hiện cho đến khi trẻ uống sữa tươi hoàn toàn.
  • Làm ấm sữa tươi: Trẻ vốn đã quen với vị âm ấm của sữa mẹ hoặc sữa công thức, vậy nên làm ấm sữa tươi trước khi cho trẻ uống cũng là cách để giúp việc thay đổi sữa được dễ dàng hơn.
  • Cho trẻ uống sữa tươi trong một chiếc cốc mới có thể khiến trẻ thích thú hơn. Dù sao thì 1 tuổi cũng là thời điểm trẻ nên tập hút ống hút; hoặc dùng cốc uống thay vì bú bình.

[key-takeaways title=””]

Theo khuyến cáo của Bệnh viện Nhi đồng, mẹ không cho trẻ dưới 24 tháng mấy được uống sữa tươi 1% (ít béo) hoặc không béo (tách béo). Vì ở độ tuổi này, trẻ vẫn cần hàm lượng chất béo cao hơn. Nếu con thừa cân hoặc có nguy cơ bị thừa cân; hoặc nếu tiền sử gia đình bị béo phì; cao huyết áp hoặc bệnh tim, bác sĩ nhi khoa có thể đề nghị dùng sữa 2% (đã giảm chất béo) để thay thế.

[/key-takeaways]

Cách lựa chọn loại sữa tươi phù hợp cho trẻ

Loại sữa tươi tốt nhất cho đa số trẻ hơn 12 tháng mấy uống được là sữa bò nguyên chất; chứa nhiều chất béo; thay vì sữa đã giảm chất béo (2%) hoặc ít chất béo (1%) hoặc không béo (tách béo).

Trẻ hơn 24 tháng mấy sẽ uống được loại sữa tươi sau:

  • Sữa nguyên chất: Sữa bò nguyên chất chứa khoảng 4% chất béo. Ở độ tuổi này, trẻ cần thêm một ít chất béo trong khẩu phần ăn để giúp tăng trưởng và phát triển đúng cách. Sữa bò cũng là nguồn cung cấp chính các chất dinh dưỡng mà trẻ mới biết đi cần; bao gồm protein, canxi và vitamin A, D và B12.
  • Sữa giảm chất béo: Sữa giảm chất béo chứa ít chất béo sữa hơn so với các loại sữa nguyên chất; và bao gồm sữa giảm chất béo (2%), ít chất béo (1%) và sữa không béo (tách béo). Bắt đầu từ 2 tuổi, mẹ có thể chuyển trẻ sang sữa ít béo hoặc không béo; và khuyến khích trẻ uống khoảng 2 đến 2,5 cốc mỗi ngày.

Bây giờ thì bạn đã biết là trẻ mấy tháng uống được sữa tươi rồi phải không. Mong rằng những thông tin bổ ích trên sẽ cung cấp cho bạn có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc bé yêu tốt hơn nhé!

Hoa Hồng