Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi

Các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi có nhiều điểm khác biệt so với trước đó. Trẻ 9 tháng tuổi sẽ bắt đầu bước qua giai đoạn ăn dặm thứ hai. Đây là giai đoạn mà nhu cầu sữa mẹ đã giảm bớt và trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn từ những bữa ăn.

Các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi

Cách nấu các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi sẽ khác hơn so với thời kỳ trẻ mới ăn dặm. Khi mới ăn dặm, trẻ chủ yếu làm quen với thức ăn và bú mẹ vẫn là chính. Còn ở giai đoạn 9 tháng, trẻ bắt đầu tập nhai nhiều hơn, nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng cao trong khi sữa mẹ không còn cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ. Vậy nên để biết được cách nấu các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi đúng chuẩn nhất, bạn đừng bỏ qua những thông tin hữu ích sau nhé!

Mẹ cần biết gì khi cho trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì 9 tháng tuổi là giai đoạn bé đã bắt đầu tập nhai những thức ăn thô và có độ đặc nhiều hơn. Trẻ không nên ăn thức ăn lỏng được xay nhuyễn hoàn toàn như trước vì như vậy sẽ không kích thích được cơ hàm vận động, dẫn đến việc tập nhai cũng trở nên khó khăn hơn.

Khi trẻ được 9 tháng tuổi là đã có thể ngồi vững vàng. Bạn nên cho trẻ ngồi vào ghế ăn dặm để tạo thói quen ăn uống lành mạnh thay vì bồng trẻ đi khắp nơi đút ăn.

Thực đơn ăn dặm của trẻ 9 tháng tuổi nên có đủ 4 loại dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ. Bạn đừng ngại cho trẻ ăn tôm, thịt, cá vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã được hoàn thiện nên sẽ tiêu hóa tốt nhiều loại thức ăn khác nhau.

nuoc-ep-trai-cay-chong-tao-bon

Rau xanh và trái cây tươi là hai thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ vì đó là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ dồi dào, hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt. Trẻ 9 tháng tuổi có thể ăn được tất cả các loại rau xanh rồi đấy mẹ ạ!

Bên cạnh việc ăn dặm thì bạn đừng quên bổ sung thêm lượng sữa cần thiết cho trẻ nhé! Trẻ 9 tháng tuổi cần khoảng 350ml – 500ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Trẻ cũng nên uống nước thường xuyên để đảm bảo có đủ nước cung cấp cho cơ thể.

Cách nấu các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi

Làm sao để nấu các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi ăn ngon miệng mà không bị ngán luôn là trăn trở của rất nhiều bà mẹ. Đặc biệt là với trẻ 9 tháng tuổi thì món cháo vừa phải thơm ngon, vừa phải đảm bảo đủ dưỡng chất thì quả thật chẳng dễ dàng, chưa kể là bạn cần phải thay đổi thực đơn liên tục để đa dạng bữa ăn cho trẻ.

Để giúp mẹ bớt phải “lăn tăn” suy nghĩ hôm nay nấu cháo gì, Marry Baby sẽ chia sẻ ngay cho mẹ thực đơn 10 món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi với các nguyên liệu dễ tìm và dễ nấu, đặc biệt vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết cho con ăn nhanh chóng lớn.

1. Các món cháo cho bé 9 tháng: Cháo mồng tơi cá lóc

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ: 20g
  • Cá lóc: 30g
  • Mồng tơi, gừng, hành lá.

Chế biến

  • Cá lóc rửa sạch rồi hấp chín với gừng, bỏ da bỏ xương rồi nghiền nát thịt đem xào với hành lá.
  • Mồng tơi thái nhỏ theo độ ăn thô của bé.
  • Khi cháo gần chín thì bạn cho cá lóc và rau vào nấu cùng. Cháo chín rồi, bạn múc ra tô cho bé thưởng thức.

2. Cháo ăn dặm cho bé 9 tháng: Cháo thịt gà khoai lang

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ: 20g
  • Thịt gà: 30g
  • Khoai lang: 1/2 củ

Chế biến

  • Khoai lang rửa sạch, đem hấp rồi nghiền nhuyễn.
  • Thịt gà luộc rồi xé nhỏ cho bé tập nhai.
  • Lấy nước thịt gà luộc nấu cháo. Cháo gần chín cho khoai lang và thịt gà vào trộn đều rồi múc ra cho bé thưởng thức.

3. Nấu cháo cho bé 9 tháng: Cháo thịt bò khoai tây

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 20g
  • Thịt bò: 30g
  • Khoai tây: 1 củ nhỏ
  • Hành khô

Chế biến

  • Thịt bò băm nhuyễn rồi đem xào chín với hành phi cho thơm.
  • Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín rồi nghiền nhuyễn.
  • Cháo gần chín thì bạn cho thịt bò và khoai tây vào nấu cùng cho nhừ rồi múc ra tô cho bé thưởng thức.

4. Các món cháo cho bé 9 tháng: Cháo tôm mướp

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ: 20g
  • Tôm tươi: 30g
  • Mướp: 1/2 quả
  • Hành khô

Chế biến

  • Tôm bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.
  • Mướp gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Hành phi thơm rồi cho tôm và mướp vào xào cùng.
  • Cháo nấu gần chín rồi cho tôm và mướp vào khuấy đều đến chín rồi múc cháo ra tô.

5. Cháo ăn dặm cho bé 9 tháng: Cháo trứng gà cải thảo

Nguyên liệu

  •  Gạo tẻ: 20g
  • Trứng gà: 1 quả
  • Cải thảo: 1 lá
  • Hành khô

Chế biến

  • Trứng gà đập vỏ, đánh tan trong một bát riêng.
  • Cải thảo rửa sạch rồi thái nhỏ.
  • Cháo nấu gần chín thì bạn cho trứng và cải thảo vào khuấy đều đến khi cải thảo mềm hẳn và cháo nhừ rồi tắt bếp.

6. Các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi: Cháo yến mạch, thịt bò, cà rốt

Thịt bò cho bé ăn dặm
Thịt bò là nguồn cung cấp protein và chất sắt dồi dào cho bé

Nguyên liệu

  • Yến mạch: 40g
  • Cà rốt: 1/2 củ
  • Thịt bò: 30g

Chế biến

  • Thịt bò rửa sạch rồi băm bỏ, cà rốt cũng rửa sạch rồi thái nhỏ theo độ ăn thô của bé.
  • Bạn cho yến mạch vào nước nấu khoảng 2 phút rồi cho cà rốt và thịt bò vào nấu chung đến khi chín nhừ thì múc ra tô cho bé thưởng thức.

7. Các món cháo ăn dặm cho bé 9 tháng: Cháo hạt sen, bồ câu

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ: 20g
  • Thịt bồ câu
  • Hạt sen
  • Hành khô

Chế biến

  • Thịt bồ câu rửa sạch, lọc lấy xương ở phần ức rồi thái nhỏ, đem phi với hành cho thơm.
  • Cho hạt sen vào nấu chung với gạo tẻ cho nhừ, sau đó cho thịt bồ câu vào nấu cùng đến khi sôi là được.

8. Nấu cháo cho bé 9 tháng: Cháo cá hồi, cà chua, thì là

Cháo cá hồi cho bé

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ: 20g
  • Cá hồi: 30g
  • Cà chua: 1 quả nhỏ
  • Rau thì là
  • Sữa tươi không đường

Chế biến

  • Cá hồi rửa sạch, bỏ lớp da rồi đem ngâm với sữa tươi không đường khoảng 20–30 phút. Cá ngâm xong đem hấp với gừng cho chín rồi dằm nát thịt cá.
  • Cà chua rửa sạch, cắt vỏ, bỏ hột rồi đem xào chung với cá hồi.
  • Cháo gần chín cho hỗn hợp cà chua, cá hồi vào nấu cùng. Rau thì là thái nhỏ bỏ vào nồi cháo để tăng thêm hương vị hấp dẫn cho món ăn.

9. Cháo cho bé 9 tháng: Cháo thịt bò, bắp ngọt, măng tây

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ: 20g
  • Thịt gà: 30g
  • Bắp ngọt bào: 20g
  • Măng tây: 2 ngọn
  • Hành khô

Chế biến

  • Thịt gà rửa sạch, thái nhỏ rồi đem phi với hành khô cho thơm, sau đó cho thêm bắp ngọt bào vào xào cùng
  • Măng tây rửa sạch, thái nhỏ (chỉ lấy phần non ở trên)
  • Khi cháo gần chín thì cho thịt gà xào bắp ngọt cùng với măng tây vào nấu cùng. Cháo chín rồi tắt bếp múc ra tô để nguội.

[inline_article id = 187224]

10. Các món cháo ăn dặm cho bé 9 tháng: Cháo thịt bò, bí đỏ, đậu Hà Lan

Nguyên liệu

  • Gạo tẻ: 20g
  • Thịt bò: 20g
  • Bí đỏ: 1 miếng nhỏ
  • Đậu Hà Lan

Chế biến

  • Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn.
  • Bí đỏ rửa sạch rồi đem hấp, tán nhuyễn.
  • Đậu Hà Lan rửa sạch rồi bóc vỏ.
  • Cháo nấu gần chín rồi cho thịt bò, bí đỏ và đậu Hà Lan vào nấu cùng. Đến khi cháo nhừ rồi tắt bếp múc ra tô.

Mách nhỏ cho bạn một bí kíp nấu các món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi đó là mẹ có thể cho thêm 1 thìa cà phê dầu oliu/dầu gấc/dầu óc chó… vào tô cháo để cung cấp thêm chất béo và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Bạn cũng nhớ đừng nêm nếm thêm bất kỳ gia vị nào vào cháo cho đến khi trẻ được 1 tuổi nhé! Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm được nhiều công thức nấu món cháo cho trẻ 9 tháng tuổi thưởng thức.

Hoa Hồng

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Trẻ 5 tháng tuổi ăn được hoa quả gì để hệ xương chắc khỏe?

Trẻ 5 tháng tuổi ăn được hoa quả gì? Nhiều mẹ do con không chịu bú, bé chán bú và bắt đầu thích nhòm miệng người khác khi họ ăn sẽ bắt đầu tìm hiểu việc cho con ăn dặm. Do hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi vẫn chưa trưởng thành nên không thể hấp thu một số chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, việc cho bé ăn hoa quả cần có sự lựa chọn và cân nhắc kỹ lưỡng.

Có thể loại hoa quả này rất tốt cho sức khỏe nhưng lại không phù hợp với thể trạng của bé. Để đảm bảo cho sự phát triển cũng như an toàn, mẹ có thể tham khảo bài viết Trẻ 5 tháng tuổi ăn được hoa quả gì để chăm sóc con yêu một cách tốt hơn, mẹ nhé!

Trẻ 5 tháng tuổi ăn được hoa quả gì?

Nếu con vẫn chịu bú sữa là nguồn thực phẩm chính đến hết 5 tháng, qua tháng thứ 6 mới cho bé ăn dặm nhé.

Tuy nhiên, với những trẻ không còn coi sữa là nguồn thực phẩm chính, thích nhòm người khác ăn, bú ít đi, ngoài cho đi khám và bé không bị bệnh gì, 5 tháng mẹ có thể thử cho bé tập làm quen với trái cây. Vậy trẻ 5 tháng tuổi ăn được hoa quả gì?

Mẹ nhớ chỉ cho bé tập ăn thử, nghĩa là một ngày có thể cho bé ăn 1 lần, mỗi lần từ nửa thìa đến 1 thìa. Dù trái cây giúp bổ sung thêm nhiều dưỡng chất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở độ tuổi con đang lớn nhưng mẹ cũng đừng coi đó là bữa ăn phụ của trẻ nhé. 

>>> Bạn có thể tham khảo: Có nên sử dụng các loại cốm kích thích trẻ ăn ngon?

Dưới đây là 5 loại hoa quả mẹ có thể thử:

1. Chuối chín

Trẻ 5 tháng tuổi ăn được hoa quả gì? Giá trị dinh dưỡng của chuối rất cao, đặc biệt là hàm lượng kali dồi dào. Kali là khoáng chất quan trọng giúp mang oxy lên não, điều hòa nhịp tim, cân bằng nước trong cơ thể.

Trẻ nhỏ ăn chuối rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng và trị táo bón. Ngoài ra, chuối còn cung cấp kịp thời các chất điện giải khi cơ thể mất nước do tiêu chảy.

trẻ 5 tháng tuổi ăn được hoa quả gì
Chuối là trái cây lành tính thích hợp cho trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm

Bên cạnh đó, chuối cung cấp fructooligosaccharide (FOS), một chất xơ hòa tan kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi tại đường ruột. Đồng thời, FOS góp phần giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu canxi để bé có một hệ xương chắc khỏe.

2. Đu đủ chín

Lượng beta carotene trong đu đủ chín nhiều hơn so với các loại hoa quả khác. Đây là một tiền chất của vitamin A. Sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A rất có lợi cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt giúp cho đôi mắt khỏe mạnh.

Ngoài ra, đu đủ chín còn chứa nhiều loại vitamin khác nhau như B1, B2 và vitamin C giúp tăng sức đề kháng của cơ thể.

>>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày là đủ?

3. Quả bơ

Bơ thích hợp để trong danh sách chế biến trái cây cho bé ăn dặm. Trong bơ chứa hàm lượng protein rất cao. Đây là thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của bé.

trẻ 5 tháng tuổi ăn được hoa quả gì
Bơ chín là loại trái cây bổ dưỡng trong thực đơn của trẻ

Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong bơ có tác dụng bảo vệ tế bào não, vitamin B tổng hợp trong quả bơ giúp tăng cường trí nhớ và khả năng học hỏi. Nguồn vitamin E dồi dào có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật cho trẻ.

Điều đặc biệt nhất, quả bơ là một loại quả hiếm hoi có nhiều vitamin K, đóng vai trò quan trọng giúp hoạt hóa một số protein trong xương để xương phát triển khỏe mạnh.

>>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ 5 tháng ăn sữa chua được không? Mẹ tìm hiểu ngay!

4. Quả lê

Trẻ 5 tháng tuổi ăn được hoa quả gì? Khoáng chất vi lượng boron có vai trò điều hòa sự hấp thu và phân phối các khoáng chất đa lượng, giúp cơ thể hấp thu canxi. Nếu thiếu boron, các khoáng chất như phốt pho, magie, canxi sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể.

Bạn sẽ không tìm thấy một loại hoa quả nào có hàm lượng boron cao hơn trong quả lê. Do đó, nếu không được ăn lê sẽ là một thiệt thòi đối với bé đấy, mẹ ạ.

trẻ 5 tháng tuổi ăn được hoa quả gì
Quả lê là 1 trong những đáp án cho câu hỏi trẻ 5 tháng tuổi ăn được hoa quả gì

5. Quả đào

Đây là một loại quả khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết hết được những lợi ích tuyệt vời của quả đào đối với sức khỏe. Theo đó, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đào rất phong phú. Đào cung cấp vitamin A, beta carotene, vitamin C, B1, B2, B3, folate, canxi, kali, kẽm… hỗ trợ tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Lưu ý khi cho trẻ ăn hoa quả

Bên cạnh việc biết trẻ 5 tháng tuổi ăn được hoa quả gì thì mẹ cũng nên lưu ý một vài điểm trong quá trình cho con ăn. Bởi nếu không cẩn thận có thể khiến bé bị hóc, nghẹn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 5 tháng tuổi chưa phải là độ tuổi để ăn dặm do hệ tiêu hóa còn non yếu. Do đó, chỉ khi thực sự cần thiết, con không chịu bú sữa hoặc bú ít đi, mẹ mới nên cân nhắc cho bé tập làm quen với ăn dặm. Song mẹ cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng trước khi thực hiện nhé. Nếu bé đang ở cuối tháng thứ 5, chuẩn bị qua tháng thứ 6, mẹ có thể cho bé ăn với một số lượng ít và ăn 1 lần trong ngày.
  • Thời gian lý tưởng nhất để cho bé ăn hoa quả là vào buổi chiều, hoặc cách các cữ bú từ 1 đến 2 tiếng.
  • Đối với các loại hoa quả như chuối, đu đủ, quả bơ, mẹ chỉ cần nghiền nát rồi trộn với sữa cho bé dễ ăn. Nhưng quả lê và đào sẽ cứng hơn, vì vậy mẹ nên hấp chín vài phút rồi đánh nhuyễn, thêm sữa vào là được.
  • Không nên cho trẻ ăn một loại quả nhất định, thay vào đó bạn nên thường xuyên thay đổi nhiều loại để tạo cho bé cảm giác thích thú, tăng cường vị giác.
  • Hoa quả cần được lựa chọn và rửa kỹ bằng nước sạch để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

[inline_article id=52957]

Hy vọng với bài viết trên sẽ giải đáp cho mẹ câu hỏi trẻ 5 tháng tuổi ăn được hoa quả gì là tốt nhất cho sức khỏe. Đây cũng xem như là một ít vốn “lận lưng” trong hành trình chăm sóc bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé

Siro ăn ngon Kid Grow có giúp bé tăng cân không?

Siro ăn ngon Kid Grow giúp trẻ hết biếng ăn, ăn ngon miệng, tăng cường chuyển hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng, giúp phát triển cơ thể. Sản phẩm dành cho trẻ em biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, thời kỳ phục hồi sức khỏe sau khi ốm dậy.

Cơ chế tác dụng Siro Kid Grow:

– Lysin-một acid amin thiết yếu, là thành phần cơ bản tạo ra protein, tạo xương, kích thích tăng trưởng và phát triển chiều cao, lập cân bằng nitơ và duy trì cơ bắp. Hơn nữa nó cần cho quá trình sản sinh kháng thể, hormon, enzym và collagen cũng như sửa chữa các mô. Bổ sung lysin giúp trẻ hết biếng ăn, ăn ngon miệng.

– DHA-thành phần quan trọng của màng tế bào thần kinh và võng mạc mắt, cần thiết cho sự phát triển và duy trì chức năng của thần kinh và võng mạc.

– Taurin-một acid amin đóng một số vai trò quan trọng trong cơ thể và thiết yếu đối với trẻ sơ sinh vì giúp não và mắt phát triển bình thường. Một chức năng quan trọng nữa của taurin là khử độc, kháng ôxy hóa, rất có hiệu quả chống chán ăn và giảm mệt mỏi ở người có chức năng gan kém.

– Calci là khoáng chất phổ biến nhất trong cơ thể người. Khoảng 99% lượng calci trong cơ thể người thấy trong xương và răng, phần còn lại 1% thì có trong máu và mô mềm. Cung cấp đủ calci là yếu tố then chốt để phát triển và duy trì bộ xương khỏe mạnh, chống còi xương.

– Các vitamin nhóm B cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Khi thiếu hay giảm vitamin gây ra uể oải, mỏi mệt, chán ăn, ăn kém, ngủ kém, làm việc kém, suy nhược, giảm sinh lực, giảm sức chống đỡ của cơ thể khi cơ thể phải lao động chân tay hoặc trí óc căng thẳng, hay khi gặp những yếu tố bên ngoài tác động như: bệnh truyền nhiễm, nhiệt độ … và giảm tốc độ hồi phục trong thời kỳ dưỡng bệnh.

Thành phần Siro ăn ngon Kid Grow

  • Siro Thymo Kid
  • Hydrosol Polyvitamine 20ml – Thuốc bổ pháp
  • Thuốc bổ Sambucol tăng sức đề kháng cho trẻ 1-12 tuổi (Anh)
  • Ceelin (120ml)
  • Siro Ferlin (60ml)
  • Lysin HCL 10000mg
  • Calci lactat 5000mg
  • Taurin 200mg
  • Vitamin PP 100mg
  • Vitamin B1 20mg
  • Vitamin B2 20mg
  • Vitamin B5 20mg
  • DHA 20mg

Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Liều dùng – Cách dùng Siro Kid Grow:

Uống trước khi ăn 15 – 20 phút

  • Trẻ em 1- 3 tuổi: Ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê ( 5ml).
  • Trẻ em 3- 6 tuổi: Ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê.
  • Trẻ trên 7 tuổi và người lớn: Ngày 2 lần, mỗi lần 4 thìa cà phê.
  •  Uống trước bữa ăn, có thể uống nguyên chất, hòa vào nước hay trộn với thức ăn.

Hướng dẫn đặt mua Siro Cho Trẻ Biếng Ăn KidGrow 120ml chính hãng

Mẹ khỏe con thông minh cam kết cung cấp Siro Cho Trẻ Biếng Ăn KidGrow 120ml và chất lượng 100%. Quý khách có thể mua hàng thông qua 2 hình thức

Tại HN: Số 18, tổ dân Phố Hạ, Phường Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tại HCM: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Hotline để được tư vấn tốt nhất: 0942.666.800

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Công thức tốt cho hệ tiêu hóa cùng ba mẹ giúp trẻ phát triển tối đa trong giai đoạn thích nghi tự nhiên

Hệ tiêu hóa của trẻ mới ra đời còn non nớt và đang trong quá trình thích nghi. Trong giai đoạn này, một số “rắc rối” nhỏ có thể xảy ra với con, chẳng hạn như chứng rối loạn tiêu hóa mà phổ biến là “táo bón”. 

hệ tiêu hóa của trẻ

Ngay khi “nghĩ” con bị “táo bón” – hay đúng hơn chỉ là chậm đi ngoài 1-2 ngày, bố mẹ thường lo lắng và cho rằng nguyên nhân là do sữa công thức. Vậy nhận định này có đúng không?  

Giai đoạn thích nghi tự nhiên của trẻ là gì?

Đây là giai đoạn trẻ phải “tự lập”, thích nghi với cuộc sống ngoài bụng mẹ. Tương tự như việc người lớn cũng cần một khoảng thời gian để thích nghi khi có sự thay đổi trong môi trường sống, môi trường làm việc, chế độ sinh hoạt… thì các em bé cũng như vậy đó bố mẹ ạ!

Hệ tiêu hóa là cơ quan nhạy cảm nhất với sự thay đổi sinh lý, do đó, cũng dễ gặp phải một vài “chướng ngại vật” trong quá trình thích nghi hơn. Nếu trước đây trẻ ở trong bụng mẹ, mọi hoạt động tiêu hóa đều thông qua nhau thai và dây rốn thì giờ đây, trẻ phải thích nghi với việc học bú, hít thở không khí xung quanh, đi tiêu tiểu… Vậy quá trình thích nghi với mọi thứ của hệ tiêu hóa của trẻ sẽ diễn ra như thế nào?

Trong giai đoạn sơ sinh (28 ngày đầu sau sinh)

Sau khi chào đời, trẻ bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài. Một trong những điều trẻ phải thích nghi là sử dụng hệ tiêu hóa của mình chứ không còn phụ thuộc vào cơ thể mẹ như khi còn là thai nhi. Bên cạnh đó, ở giai đoạn sơ sinh, các chức năng của cơ thể trẻ vẫn còn yếu và chưa hoàn chỉnh nên bé rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.

hệ tiêu hóa của trẻ

Trong giai đoạn nhũ nhi (2-12 tháng tuổi)

Trong giai đoạn nhũ nhi, trẻ tiếp tục lớn nhanh, phát triển toàn diện về vận động, trí tuệ, sức đề kháng và cần nhiều dưỡng chất hơn. Trẻ cũng bắt đầu uống nước hay làm quen với những nguồn dinh dưỡng mới từ việc ăn dặm. Hệ tiêu hóa vào thời kỳ hoạt động tích cực hơn cần được chăm sóc thích hợp, do đó, cần có sự giúp đỡ từ mẹ để những thay đổi này được diễn ra êm ái nhất và đóng góp tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

Một số rối loạn hệ tiêu hóa của trẻ thường xảy ra

Nôn mửa

Hiện tượng nôn mửa do van nơi thực quản kết nối với dạ dày của con chưa phát triển để có thể hoạt động tốt. Van này sẽ phát triển hoàn thiện khi con đạt 4-5 tháng tuổi.

Phun ọc hoặc trớ sữa

Hiện tượng trào ngược dạ dày này xảy ra do cơ trên của dạ dày đang hoàn thiện, chưa đóng lại đúng cách. Trẻ có thể không còn gặp tình trạng này khi lớn hơn, hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn, thông thường là trước 1 tuổi.

Tiêu chảy

Đây cũng là một trong những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Đối với tiêu chảy, bố mẹ cần theo dõi bé sát sao hơn để tránh trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài, bị mất nước dẫn đến mất cân bằng điện giải.

hệ tiêu hóa của trẻ

Táo bón sinh lý

Có thể nói, táo bón ở trẻ em là một rối loạn tiêu hóa phổ biến khiến các bố mẹ “sợ hãi” nhất. Khi trẻ ít đi tiêu hơn bình thường, nhiều ba mẹ vì quá lo lắng mà có thể ngay lập tức “chẩn đoán” là bé đã bị “táo bón” và nguyên nhân là sữa công thức. Song thực tế, nếu 3-5 ngày bé không đi tiêu nhưng khi đi phân vẫn bình thường, không rắn, không đau thì đây chỉ là hiện tượng rối loạn tiêu hóa sinh lý thôi, chưa thể vội vàng kết luận ngay là trẻ bị “táo bón chức năng”. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ “tạm dừng” việc đi cầu, trong đó, có thể là do trẻ đang trong giai đoạn thích nghi với chế độ dinh dưỡng mới (bắt đầu ăn dặm, chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức, đổi từ sữa công thức này sang sữa công thức khác…).

Bố mẹ nên hỗ trợ trẻ như thế nào?

Khi trẻ gặp phải các trường hợp rối loạn tiêu hóa trên, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là bình tĩnh, kiên nhẫn và theo dõi trẻ. Không nên quá lo lắng, vội vàng kết luận và tự điều trị. Vì đây là những vấn đề xảy ra do giai đoạn thích nghi tự nhiên, nên hầu hết sẽ không kéo dài, xảy ra liên tục hay nghiêm trọng. Trong trường hợp những biểu hiện này kéo dài, bố mẹ cần chủ động đưa bé đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và chữa trị phù hợp cho bé.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý đến cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để giúp quá trình thích nghi tự nhiên này diễn ra nhẹ nhàng hơn.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế, nếu bé đang bú mẹ, mẹ vẫn tiếp tục cho con bú như bình thường nhé. Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu và duy trì đến 2 tuổi nếu được.

Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú, mẹ không đủ sữa cần bổ sung sữa công thức cho trẻ, bố mẹ nên “rà soát” thành phần và ưu tiên lựa chọn những công thức:

1. Không chứa dầu cọ

Những chứng minh lâm sàng ở trẻ từ 28 đến 98 ngày tuổi được nuôi bằng sữa công thức không chứa dầu cọ sẽ có tần suất đi tiêu tốt hơn (đều đặn từ 2-3 lần/ngày) và phân cũng mềm hơn so với các trẻ dùng sữa công thức có thành phần dầu cọ. Lý do là việc sử dụng sữa không chứa dầu cọ sẽ hạn chế việc các axit palmitic tự do (có trong dầu cọ) liên kết với canxi tạo ra xà phòng canxi, đây là nguyên nhân khiến phân cứng hơn kết quả dẫn đến trẻ bị táo bón và rối loạn tiêu hóa. Thay vì dầu cọ, mẹ hãy cân nhắc các loại dầu thực vật “mát lành” hơn với hệ tiêu hóa của trẻ như dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu dừa…

2. Chứa chất xơ hòa tan (FOS) 

Chất xơ rất quan trọng giúp kích thích ruột hoạt động tạo ra các nhu động ruột thường xuyên và đều đặn giúp tránh nguy cơ táo bón ở trẻ em. Bên cạnh đó, thành phần chất xơ cũng tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ phát triển, giúp hệ tiêu hóa của trẻ  khỏe mạnh, tránh được các vấn đề về tiêu hóa.   

3. Chứa nucleotides & HMO

Trong giai đoạn thích nghi tự nhiên này, hệ miễn dịch tự nhiên cũng sẽ dần suy giảm và cần “tiếp sức” bởi nguồn dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm rối loạn tiêu hóa (3). Mẹ cũng cần quan tâm đến nồng độ chuẩn của nucleotides có trong sữa công thức. Nồng độ này cần tương đương với nồng độ có trong sữa mẹ (nucleotides toàn phần 72mg/l), giúp trẻ có được hệ miễn dịch tốt nhất và ngăn ngừa những bệnh như tiêu chảy, bạch hầu, viêm màng não….

Khi đã chắc chắn lựa chọn được sữa công thức tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ với các tiêu chí kể trên, bố mẹ không nên vội vàng đổi sữa khi con xảy ra rối loạn tiêu hóa nói chung hay táo bón nói riêng. Bởi vì nếu trẻ chỉ đi tiêu ít hơn, có thể là do cơ thể con đang dần thích nghi với nguồn dinh dưỡng mới, con phải cần thời gian để quen dần. Vì thế nếu cứ thấy con chậm đi tiêu, bố mẹ lại đổi sữa cho con thì trẻ lại phải làm quen với nguồn dinh dưỡng mới một lần nữa, và cứ như thế, vấn đề táo bón của con sẽ không thể giải quyết được.

bệnh viêm ruột hoại tử

Con ra đời là niềm hạnh phúc lớn lao của bố mẹ. Chăm con cũng là cả một quá trình không hề đơn giản và nhất là khi thấy con gặp phải những vấn đề về tiêu hóa ngay từ những ngày tháng đầu tiên. Tuy nhiên, việc hiểu rõ giai đoạn thích nghi của con trong năm đầu đời để có thể chọn cho con nguồn dinh dưỡng tốt nhất cũng là điều bố mẹ cần làm.

Để con phát triển tối đa trong giai đoạn thích nghi tự nhiên, bố mẹ cần ưu tiên những công thức sữa giúp con tiêu hóa tốt. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy bình tĩnh và kiên nhẫn trước những vấn đề tiêu hóa mà con gặp phải trong giai đoạn quan trọng này, giúp con vượt qua và phát triển toàn diện, bố mẹ nhé!

(*)Cách nhận biết thành phần dầu cọ có trong sữa công thức, mẹ có thể xem phần liệt kê thành phần các loại dầu thực vật trên bao bì sữa. Nếu trên bao bì chỉ ghi chung chung là dầu thực vật, thì khả năng cao trong sữa có sử dụng nguyên liệu là dầu cọ.

Nguồn tham khảo:

  • nhidong.org.vn/chuyen-muc/tao-bon-o-tre-em-c57-579.aspx
  • bvndtp.org.vn/tao-bon-o-tre-em/
  • nature.com/articles/7211516
  • similac.com.vn/cong-thuc-tien-tien/hmo/nhung-dieu-me-can-biet-ve-he-mien-dich-cua-tre
  • aboutkidshealth.ca

C.L.T

 

 

 

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé

Miếng dán trị ho Sawai siêu nhanh, an toàn cho bé

MIẾNG DÁN TRỊ HO SAWAI 

Ngủ đêm ho ói là ám ảnh rất nhiều bố mẹ, thoa dầu thì được một lúc hết dầu thì cũng đâu vào đấy ?

Giờ đây bố mẹ hãy m dùng Miếng Dán Trị Ho Sawai thần kì này đi ạ, tối ngủ dán 1 miếng ngủ ngon lành đến sáng, trời này nên có sẵn nhé !!!!

BÉ NÀO KHÓ UỐNG THUỐC VÀ NGƯỜI GIÀ CHỨC NĂNG NUỐT BỊ SUY GIẢM THÌ HÃY VỀ VỚI ĐỘI CỦA EM

Miếng dán này không khác gì thuốc,giúp cải thiện ho và co thắt do hen suyễn, cải thiện các triệu chứng khác nhau bao gồm suy hô hấp do rối loạn tắc nghẽn đường thở, viêm phế quản bằng cách kích thích thụ thể β2 làm giãn cơ trơn phế quản. Được sử dụng làm dịu cơn ho, khạc đờm và khó thở cho các bệnh về hẹp ống phế quản do hen, viêm phế quản.

Nhà em sẵn 3 loại cho từng lứa tuổi

✔️ Miếng dán 0,5mg dành cho trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi

✔️ Miếng dán 1mg dành cho trẻ từ 3 – 9 tuổi

✔️ Miếng dán 2mg dành cho trẻ trên 9 tuổi và người lớn

CÁCH DÙNG : dùng 1 lần/ngày

✔️ Có thể dán ở ngực, lưng hoặc cánh tay

✔️ Không sử dụng 2 liều cùng một lúc

➡️ Không sử dụng cho phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ sơ sinh.

➡️ Tránh dán lên vết thương hở, đỏ, phát ban.

➡️ Làm sạch vùng định dán bằng khăn trước khi sử dụng.

Hướng dẫn đặt hàng miếng dán trị ho Sawai chính hãng

1. Bạn có thể đặt mua online bằng cách ấn nút “mua hàng” dưới đây trên website: https://mekhoeconthongminh.com/

Tại Tp.HCM: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Hotline để được tư vấn tốt nhất: 0942.666.800

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé

Nhiệt kế ẩm Moaz Bebe có tốt không? Giá bao nhiêu?

Mô tả sản phẩm:

Thiết bị đo độ ẩm và nhiệt độ trong nhà Moaz Bébé MB-016, nói cách khác là một chiếc nhiệt kế ẩm thông minh – sẽ mang đến một sản phẩm tiện ích cho ngôi nhà bạn khi cung cấp đầy đủ và đều đặn những thông tin về nhiệt độ, độ ẩm không khí, thông tin ngày tháng giờ, dự báo thời tiết để từng thành viên trong gia đình vận dụng khi chuẩn bị ra ngoài hay sinh hoạt tại nhà. Với nhiệt ẩm kế của Moaz Bébé, bố mẹ sẽ biết cách xử lý cho không gian ngôi nhà luôn được thoải mái, từ đó bảo vệ và nâng cao sức khỏe cũng như tinh thần cho tất cả các thành viên.

Đặc điểm nổi bật của sản phẩm

– Nhiệt kế ẩm moaz bebe cung cấp nhiều thông tin hữu ích chỉ trên một màn hình, dễ dàng theo dõi và nắm bắt. Thông tin hiển thị tương ứng với từng chức năng:

+ Đo nhiệt độ trong nhà

+ Đo độ ẩm trong nhà

+ Đồng hồ điện tử, lịch ngày tháng năm

+ Đồng hồ báo thức

+ Thông tin thời tiết

– Hỗ trợ chức năng sạc USB. 1 lần sạc pin (100mAl) dùng lên tới 2 tháng.

Thông tin sản phẩm

– Thương hiệu: Moaz Bébé (Việt Nam)

– Kích thước: 125 x 74 x 17 (mm)

– Phạm vi nhiệt độ: 10 ~ 65 độ C

– Phạm vi độ ẩm: 10% – 99%. Độ phân giải 3%.

– Bảo hành: 12 tháng.

Cách đặt mua nhiệt ẩm kế đa năng Moaz Bebe MB-016 chính hãng

Mẹ Khỏe Con Thông Minh cam kết cung cấp thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm Moaz Bebe MB 016 chính hãng 100%, giao hàng toàn quốc, thu tiền tận nơi.

Tại Hà Nội: Số 18, tổ dân Phố Hạ, Phường Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tại Tp.HCM: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, BLW và truyền thống

Trong bài viết, Marrybaby chia sẻ với mẹ một số nguyên tắc quan trọng khi xây dựng thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng. Đồng thời, gợi ý chi tiết thực đơn cho bé 6 tháng ăn dặm theo kiểu Nhật, kiểu BLW và kiểu truyền thống.

1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Để có thể thiết lập thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi trong 30 ngày khoa học, đơn giản và phù hợp với sự phát triển. Mẹ cần lưu ý những điều sau:

  1. Chỉ nên cho ăn dặm từ 1-2 lần/ngày; mỗi bữa từ 2-3 muỗng.
  2. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu; bé bú từ 4-6 cữ/ngày, khoảng 750-800ml.
  3. Ưu tiên cho bé ăn thực vật, trái cây nghiền nhuyễn trong giai đoạn tập ăn dặm đầu tiên.
  4. Cho bé làm quen với thức ăn dặm theo trình tự: Bột ăn dặm – rau củ – chất đạm.
  5. Chú ý đến các phản ứng dị ứng của bé trong quá trình tập ăn dặm.

2. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng trong 30 ngày theo kiểu Nhật

Khi ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ có 1 bữa ăn dặm/ngày, với 5-6 cữ bú sữa mẹ. Trên thực tế, bé chỉ cần ăn dặm 2-3 muỗng/bữa; còn lại, bé vẫn bổ sung dưỡng chất chủ yếu từ nguồn sữa mẹ (khuyến nghị chung là 750 đến 800 ml).

Chi tiết thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật

Ngày 1, ngày 2: Khoai lang nghiền, nấu nước với tỷ lệ 1:10.

Ngày 3: Khoai lang nghiền nấu nước với tỷ lệ 1:10; kèm nước sốt Dashi.

Ngày 4: Cháo trắng nấu nước với tỷ lệ 1:10.

Ngày 5: Cháo trắng nấu nước với tỷ lệ 1:10, bí ngòi nghiền.

Ngày 6: Cháo trắng nấu nước với tỷ lệ 1:10, bí đỏ và nước Dashi.

Ngày 7: Ngô ngọt nghiền, cháo trắng nấu với tỷ lệ 1:10.

Ngày 8: Cháo trắng nấu tỷ lệ 1:10 kèm ngô ngọt nghiền.

Ngày 9: Khoai lang nghiền nhuyễn, trộn sữa mẹ

Ngày 10: Khoai lang nghiền nhuyễn kèm bông cải xanh.

Ngày 11: Cháo trắng nấu tỷ lệ 1: 9 có thêm nước dashi và bông cải xanh.

Ngày 12: Khoai tây nghiền nhuyễn, trộn sữa mẹ.

Ngày 13: Cháo trắng nấu tỷ lệ 1:9 có thêm bông cải xanh nghiền.

Ngày 14: Ăn dặm táo và chuối nghiền sữa mẹ.

Ngày 15: Chuối xay nhuyễn trộn với sữa mẹ.

Ngày 16: Một thìa khoai tây ghiền và táo xay nhuyễn.

Ngày 17: Bí đỏ nghiền nhuyễn và rau cần tây xay nhuyễn.

Ngày 18: Nấu cháo bí đỏ với tỷ lệ nước 1:9 kèm chuối nghiền.

Ngày 19: Đậu cô-ve nghiền ăn kèm với nước Dashi.

Ngày 20: Nấu bột ăn dặm cho bé kèm đậu cô-ve.

Ngày 21: Củ cải trắng xay nhuyễn và dâu tây xắt mỏng.

Ngày 22: Cháo dầu óc chó và bí đỏ nghiền.

Ngày 23: Cháo yến mạch, súp lơ xanh xay nhuyễn.

Ngày 24: Cháo yến mạch trộn với ớt chuông nghiền.

Ngày 26: Cháo đậu xanh kèm táo nghiền.

Ngày 27: Cháo rau mồng tơi nấu với bí đao xanh.

Ngày 28: Cháo bắp ăn kèm đậu bắp nghiền.

Ngày 29: Cháo đậu que ăn với hành tây.

Ngày 30: Súp bánh mỳ sữa, táo nghiền.

Nước dashi
Nước dashi là “điểm đặc biệt” của dạng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng trong 30 ngày

3. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng trong 30 ngày theo BLW (ăn dặm tự chỉ huy)

Trong nguyên tắc ăn dặm kiểu BLW, bé sẽ có 1 bữa ăn dặm/ngày, với 4-6 cữ bú sữa mẹ. Trên thực tế, bé chỉ cần ăn dặm 2-3 muỗng/bữa; còn lại, bé vẫn bổ sung dưỡng chất chủ yếu từ nguồn sữa mẹ (khuyến nghị chung là 750 đến 800 ml).

Trong giai đoạn đầu tập ăn dặm kiểu BLW, bé sẽ vẫn được mẹ đút những thực phẩm được nghiền nhuyễn và mịn. Dần về sau, bé mới chuyển từ từ sang việc tự cầm thực phẩm được mẹ cắt nhỏ để tự mình ăn.

(*) Tất cả những món ăn trong thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng trong 30 ngày dưới đây cần được xay hoặc nghiền nhuyễn mẹ nhé. Hơn nữa, việc lặp lại từ 2-3 lần/một món ăn dặm sẽ tốt hơn để bé làm quen với chế độ ăn và thực phẩm mới ngoài sữa mẹ.

Chi tiết thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng theo BLW

Ngày 1: Bột yến mạch.

Ngày 2: Bột yến mạch.

Ngày 3: Măng tây luộc.

Ngày 4: Măng tây luộc.

Ngày 5: Bơ nghiền.

Ngày 6: Bơ nghiền.

Ngày 7: Khoai lang hấp.

Ngày 8: Khoai lang hấp.

Ngày 9: Chuối nghiền trộn sữa mẹ.

Ngày 10: Chuối nghiền trộn sữa mẹ.

Ngày 11: Chuối nghiền trộn sữa mẹ.

Ngày 12: Bông cải xanh hấp.

Ngày 13: Bông cải xanh hấp.

Ngày 14: Đậu phụ luộc kèm sốt Dashi.

Ngày 15: Đậu phụ luộc kèm sốt Dashi.

Ngày 16: Quả mâm xôi kèm sữa.

Ngày 17: Quả mâm xôi kèm sữa.

Ngày 18: Khoai tây nghiền.

Ngày 19: Khoai tây nghiền.

Ngày 20: Khoai tây nghiền kèm sữa mẹ.

Ngày 21: Sữa chua Hy Lạp nguyên chất.

Ngày 22: Sữa chua Hy Lạp nguyên chất.

Ngày 23: Cháo cá hồi nấu loãng cho bé.

Ngày 24: Cháo cá hồi nấu loãng cho bé.

Ngày 25: Cháo cá hồi nấu loãng cho bé.

Ngày 26: Thịt gà xay.

Ngày 27: Thịt gà xay.

Ngày 28: Bí đỏ nghiền nhuyễn nấu cháo.

Ngày 29: Bí đỏ nghiền nhuyễn nấu cháo.

Ngày 30: Bí đỏ nghiền nhuyễn nấu cháo.

Ăn dặm BLW
Hình ảnh bé được cho ăn dặm theo thực đơn 30 ngày phương pháp BLW

4. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng trong 30 ngày theo kiểu truyền thống

Với kiểu ăn dặm truyền thống; bé sẽ ăn từ 1-2 bữa ăn dặm mỗi ngày; kèm với 3-4 cữ bú. Trên thực tế, bé chỉ cần ăn dặm 2-3 muỗng/bữa; còn lại, bé vẫn bổ sung dưỡng chất chủ yếu từ nguồn sữa mẹ (khuyến nghị chung là 750 đến 800 ml).

[key-takeaways title=”Chỉ có trên MarryBaby:”]

[/key-takeaways]

Chi tiết thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng theo BLW

Ngày 1: Bột gạo nấu sữa.

Ngày 2: Bột gạo nấu sữa.

Ngày 3: Bột gạo nấu trứng và đậu phụ.

Ngày 4: Bột gạo nấu trứng và đậu phụ.

Ngày 5: Bột gạo nấu trứng và đậu phụ.

Ngày 6: Khoai lang nghiền.

Ngày 7: Khoai lang nghiền.

Ngày 8: Khoai lang nghiền.

Ngày 9: Bột rau cải bó xôi.

Ngày 10: Bột rau cải bó xôi ăn 2 bữa.

Ngày 11: Bột gạo nấu cà rốt ăn cho 2 bữa.

Ngày 12: Bột gạo nấu cà rốt ăn cho 2 bữa.

Ngày 13: Bột đậu xanh + Chuối ăn dặm nghiền sữa mẹ.

Ngày 14: Bột đậu xanh + Chuối ăn dặm nghiền sữa mẹ.

Ngày 15: Bột đậu xanh + Chuối ăn dặm nghiền sữa mẹ.

Ngày 16: Súp măng tây + Xoài trộn sữa mẹ.

Ngày 17: Súp măng tây + Xoài trộn sữa mẹ.

Ngày 18: Súp măng tây + Xoài trộn sữa mẹ.

Ngày 19: Cháo khoai tây + Bơ nghiền nhuyễn.

Ngày 20: Cháo khoai tây + Bơ nghiền nhuyễn.

Ngày 21: Cháo khoai tây + Bơ nghiền nhuyễn.

Ngày 22: Cháo thịt gà nấu hạt sen + Bông cải xanh hấp.

Ngày 23: Cháo thịt gà nấu hạt sen + Bông cải xanh hấp.

Ngày 24: Bột gạo nấu với bí đỏ + Khoai tây nghiền.

Ngày 25: Bột gạo nấu với bí đỏ + Khoai tây nghiền.

Ngày 26: Đậu phụ nấu nhuyễn với cà chua + Đu đủ nghiền sữa mẹ.

Ngày 27: Đậu phụ nấu nhuyễn với cà chua + Đu đủ nghiền sữa mẹ.

Ngày 28: Cháo rau mồng tơi + Dưa lưới.

Ngày 29: Cháo rau mồng tơi + Dưa lưới.

Ngày 30: Cháo rau mồng tơi + Dưa lưới.

Ăn dặm theo kiểu truyền thống
Theo kiểu truyền thống, mẹ có thể cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm 1-2 bữa trong thực đơn 30 ngày kể trên

5. Một số lưu ý khi nấu các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Mặc dù để xây dựng thực đơn 30 ngày và chế biến các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ không cần quá nhiều nguyên liệu và cầu kỳ nấu nướng. Tuy nhiên, mẹ cần nắm vững một số lưu ý sau đây:

5.1 Đảm bảo chất lượng và liều lượng khi nấu cháo

Không nên dùng nước lạnh để nấu cháo cho bé. Khi nấu cháo cho bé, mẹ nên dùng nước nóng để giúp giữ được chất dinh dưỡng trong gạo. Việc dùng nước lạnh sẽ khiến các hạt gạo ngấm nước. Và khiến cháo bị trương lên kéo theo các chất dinh dưỡng bị nở ra và hòa tan.

Không nên đun cháo (hâm cháo) nhiều lần trong 1 ngày. Do bé 6 tháng tuổi lượng ăn còn rất ít. Nên khi nấu cháo mẹ cần cân nhắc không nên nấu quá nhiều. Và nếu quá nhiều thì mẹ có thể rây nhỏ rồi bảo quản lạnh chứ không nên hâm lại cháo nhiều lần trong ngày.

5.2 Lựa chọn các loại thực phẩm tươi, sạch và an toàn

Nên lựa chọn các loại rau củ theo mùa để đảm bảo an toàn thực phẩm. Việc lựa chọn rau củ theo mùa vừa đảm bảo độ tươi ngon. Lại tránh được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản,…một cách tối đa nhất.

Hãy lựa chọn những loại rau củ quả tự trồng hoặc trồng theo phương pháp hữu cơ không có nhiều thuốc trong thực phẩm.

5.3 Cách trữ đông và rã đông thực phẩm cho bé 6 tháng ăn dặm

Không được rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòng. Thực phẩm (nhất là thịt cá) được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh. Mẹ tuyệt đối không được rã đông bằng nước sôi hay nhiệt độ phòng. Cách làm này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm hỏng thực phẩm.

Hơn nữa, việc rã đông bằng nước nóng còn làm cho các chất dinh dưỡng bị bốc hơi và hao hụt đi, đồng thời làm giảm độ tươi ngon của thực phẩm.

Cách rã đông đúng nhất là trước khi chế biến mẹ đưa xuống ngăn mát tủ lạnh một buổi để thực phẩm có thời gian rã đông từ từ nhưng vẫn ở mức nhiệt giữ được tươi ngon.

[key-takeaways title=”Bài viết xem thêm:”]

[/key-takeaways]

Trên đây là những kiến thức về ăn dặm đồng thời gợi ý cho các mẹ thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân đơn giản; dễ làm mà lại đầy đủ chất cho bé yêu. Chúc các mẹ thành công.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Ăn dặm truyền thống có kết hợp được với ăn dặm kiểu Nhật không?

Đầu tiên, hãy điểm qua lại một quy tắc cơ bản nhất: Mẹ không nên dùng thực đơn ăn dặm cho bé trước 6 tháng mà hãy đợi đến khi bé tròn 6 tháng tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa của bé chuẩn bị tốt cho quá trình ăn dặm, đã có thể tiết ra đủ men tiêu hóa để “xử lý” những thức ăn khác ngoài sữa mẹ.
1. Ăn dặm truyền thống là thế nào?
Với phương pháp ăn dặm truyền thống, các mẹ sẽ xay nhuyễn thực phẩm tạo thành hỗn hợp, thường là bột ăn dặm kết hợp với rau củ hay thịt, cá. Mẹ sẽ đút bé ăn bằng muỗng, còn bé chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn. Đây là kiểu ăn dặm phổ biến bởi ưu điểm đơn giản và tiện lợi. Cha mẹ có thể đút cho con ăn hết lượng thực phẩm mong muốn. Bé có thể ăn với số lượng nhiều ngay từ ngày đầu tập ăn và khả năng tăng cân tốt.
Ưu điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống:
Ngay từ những ngày đầu, bé đã có thể ăn số lượng nhiều nên dễ tăng cân khỏe mạnh.
Hệ tiêu hoá của bé được hỗ trợ nhờ thức ăn được xay nhuyễn
Chế biến đơn giản, không mất thời gian quá nhiều, phù hợp với những mẹ bận rộn
Dễ được sự ủng hộ và chấp nhận của gia đình
2. Ăn dặm kiểu Nhật là thế nào?
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp cho bé ăn dặm ngay với cháo loãng qua rây tỷ lệ 1:10 chứ không khuấy bột. Các loại thức ăn khác như rau, thịt cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp. Khi ăn, bé được đặt ngồi trên ghế như người lớn, không vừa ăn vừa chơi hay xem tivi. Nếu bé không muốn ăn, mẹ tuyệt đối không được hối thúc bé.
Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Bé có thể có khả năng ăn thức ăn thô sớm hơn
Bé làm quen với mùi vị từng loại thực phẩm.
Có thể tạo cho bé tâm lý thoải mái khi ăn.
Tạo thói quen ngồi ăn, nâng cao tự lập cho bé
Bé có thể học được kỹ năng nhai và nuốt sớm
Tuy nhiên, chưa thấy y văn chính thống đề cập đến kiểu ăn dặm này và cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của nó. Vả lại, hệ tiêu hóa của bé ở giai đoạn này chưa hoàn chỉnh để điều chỉnh, phân bố men tiêu hóa thích hợp cho từng loại thức ăn riêng biệt. Sinh lý tiêu hóa là khi ăn, hệ tiêu hóa sẽ tiết ra một phức hợp các men tiêu hóa cho 4 nhóm thực phẩm cơ bản (đạm, bột đường, béo và vitamin – khoáng chất – chất xơ) Vậy nên các mẹ nên xem phương pháp ăn dặm kiểu Nhật như một nguồn tham khảo thôi nhé.
3. So sánh 2 cách ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống
Để giúp mẹ hiểu rõ hơn về hai phương pháp này, chúng ta hãy cùng đặt lên bàn cân các cách ăn dặm này:
+ Về chế độ ăn
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:
Giai đoạn đầu của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Bản, bé sẽ ăn dặm mỗi ngày 1 bữa dặm, các bữa còn lại cho bú sữa theo nhu cầu trẻ. Đến giai đoạn sau, mỗi ngày bé ăn 2-3 bữa mặn giống thời gian của người lớn và 2 các bữa sữa phụ xen kẽ 3 bữa chính. Trong giai đoạn đầu, theo khuyến cáo của WHO, dạ dày bé có khả năng chứa ≤ 30g/kg cân nặng. Vậy bé chỉ ăn 50-70 g cả cháo nghiền lẫn thức ăn mỗi bữa.
Phương pháp ăn dặm truyền thống:
Phương pháp này sẽ xay nhuyễn bột ăn dặm kết hợp với rau củ lúc ban đầu và thịt, cá giai đoạn sau. Bột ăn dặm của bé cũng được điều chỉnh như sau:
– Từ bột ngọt đến bột mặn.
– Số lượng từ ít đến nhiều.
– Độ đặc cũng tăng dần theo độ tuổi của bé.
Ăn dặm truyền thống cho phép bé có thể ăn nhiều ngay từ đầu nên mẹ chỉ cần lưu ý chế biến với định lượng hợp lý sẽ giúp bé tăng cân khỏe mạnh.
Bảng so sánh chế độ ăn giữa phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống:
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Phương pháp ăn dặm truyền thống
5 – 6 tháng
2 bữa ăn dặm + 3 cữ sữa
Cơm 1 : 4.5 nước
Gạo 1 : 10 nước
6 – 9 tháng 2 bữa ăn dặm + 4 – 5 cữ sữa + 1 – 2 cữ nước hoa quả
7 – 8 tháng 2 bữa ăn dặm + 3 cữ sữa
Cơm 1 : 3 nước
Gạo 1 : 7 nước
9 – 12 tháng 2 – 3 bữa ăn dặm + 4 cữ sữa + 2 cữ nước hoa quả
9 – 11 tháng 3 bữa ăn dặm + 2 cữ sữa
Cơm 1 : 2 nước
Gạo 1 : 5 nước
12 – 24 tháng 3 bữa ăn dặm + 3 cữ sữa + 2 – 3 cữ nước hoa quả
+ Về kỹ năng ăn
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:
Theo quan điểm của các mẹ Nhật, bé bắt đầu có phản xạ nhai vào 7 tháng tuổi. Do đó, thức ăn cho bé cần được làm thô hơn. Chính nhờ đó mà khi được 7 tháng, bé sẽ được tập ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:7. Cháo được nấu nguyên hạt lợn cợn sẽ giúp bé yêu phát triển kỹ năng nhai và nuốt thô hơn.
Sang 9 tháng, bé chuyển sang cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:5. Lúc này, dù bé chưa đủ răng nhưng bé đã có thể nhai tốt bằng lợi. Vì vậy, các miếng thực phẩm thức ăn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật dù to nhưng thường được làm mềm để bé vẫn nhai được. Và đến 1 tuổi là bé có thể nhai cơm và ăn cơm dù chưa đủ răng. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện để thích ứng với nhiều khả năng riêng rẽ
Phương pháp ăn dặm truyền thống:
Với cách ăn dặm này, mẹ sẽ đút bé bằng muỗng còn bé chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn. Bé có thể ăn được nhiều nhưng việc xay nhuyễn thực phẩm khiến bé khó phần biệt được mùi vị. Song song đó, khi cho bé ăn một thực phẩm mới, mẹ cần cho bé ăn với số lượng ít để kiểm tra xem có gây dị ứng cho bé không nhé.
Ngoài ra, có ý kiến cho rằng phương pháp này sẽ làm bé không phát triển được kỹ năng nhai cần thiết. Thực tế đây không phải là khuyết điểm của phương pháp này mà là do mẹ chưa chế biến thức ăn phù hợp với bé. Mẹ cần cho bé ăn theo giai đoạn với độ thô của thức ăn tăng dần (từ xay nhuyễn cho mềm mịn, băm nhỏ đến thái hạt lựu, loãng rồi đặc dần) nhưng tuyệt đối không nên ép bé tăng tốc nhanh quá chỉ vì muốn tăng kỹ năng nhai của bé.
4. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp ăn dặm truyền thống, nên hay không?
Mẹ hoàn toàn có thể kết hợp thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp ăn dặm truyền thống cho bé yêu. Phương pháp 2 trong 1 này sẽ giúp bé quen dần mùi vị và rèn phản xạ nhai cho bé theo từng cấp độ nữa đấy. Hãy nhớ khi kết hợp cả hai phương pháp, mẹ cần tuân thủ những yêu cầu và nguyên tắc sau nha:
Bột ăn dặm của bé bao gồm: tinh bột (cháo, nui, mì, bánh mì) + chất xơ (rau, củ, quả) + đạm (trứng, thịt, cá) + chất béo (dầu thực vật, dầu cá,…). Các bé 6 tháng, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột vị ngọt từ trái cây, rau củ. Khi bé 7 – 8 tháng, mẹ có thể cho bé ăn cá, thịt đỏ. Đến khi bé 9 – 11 tháng, bé có thể ăn thêm tôm.
Cho bé tập ăn riêng từng món để bé cảm nhận và phân biệt mùi vị. Nếu bé không thích món nào đó, mẹ có thể tạm dừng và cho bé ăn lại sau 3 ngày.
Mỗi bữa ăn của bé không nên kéo dài hơn 30 phút và luôn phải có không khí vui vẻ, thoải mái. Tuyệt đối không nên ép bé ăn mà nên luôn tươi cười, động viên bé.
Nếu bé thái độ phản đối hay không chịu ăn , mẹ nên cho bé dừng ăn và cho bé bú. Không nên tạo thói quen xấu cho bé như:
– Vừa ăn vừa chơi, vừa đi dạo hoặc phải khua chiên múa trống.
Khi bé bị ốm, dễ bị trớ lúc ăn, mẹ nên cho bé ăn riêng từng loại thức ăn (cháo, rau củ, thịt cá đều ăn riêng…). Có thể cho bé ăn cháo trắng nấu loãng để dễ nuốt hơn. Cho bé ăn từng ít một, chia làm nhiều bữa hơn bình thường. Bù vào đó, mẹ có thể cho bé uống thêm sữa để đảm bảo bé không bị thiếu chất.
Chúc bé của mẹ sẽ mau ăn chóng lớn và phát triển toàn diện nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Thực đơn tăng cân ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi (phần 1)

1. Nguyên tắc ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.
Ngày nay có nhiều phương pháp ăn dặm mà các mẹ có thể tham khảo như: Ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống, ăn dặm kết hợp truyền thống và kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm vượt trội riêng với cách chế biến và áp dụng khác nhau. Tuy nhiên, dù lựa chọn phương pháp nào thì mẹ cũng phải ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản sau đây.
1. Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày
2. Lượng sữa bột/sữa mẹ: Mẹ cho bé ăn theo nhu cầu của bé
3. Độ thô của thực phẩm: Thực phẩm cho bé ăn dặm 6 tháng phải được nghiền nhuyễn.
4. Nên cho bé làm quen thứ tự các loại thực phẩm từ nhóm I, nhóm II, nhóm III
Nhóm I: Chủ yếu là bột ngũ cốc (Có thể bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ)
Nhóm Ⅱ: Rau củ, quả (Cà rốt, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, chuối, bơ)
Nhóm Ⅲ: Thịt nạc lợn, thịt nạc gà, thịt cá trắng.
5. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần chế biến từ loãng đến đặc dần: hệ tiêu hóa của bé 6 tháng tuổi còn non nớt, tuyến nước bọt chưa đủ Enzim để tiêu hóa được hết các loại thực phẩm và thực phẩm chế biến đặc nên mẹ cần cho bé làm quen từ loãng rồi đặc dần. Mẹ có thể bắt đầu bằng 1 -2 thìa bột với lượng nước sao cho đặc như nước cơm rồi tăng dần lên sau 3-4 hôm ½ thìa. Cứ như vậy tăng dần chứ không được cho bé ăn quá đặc khi mới bắt đầu.
6. Ăn từ ít đến nhiều: Do hệ tiêu hóa còn yếu nên mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều sẽ làm cho bé dễ bị rối loạn tiêu hóa.
7. Ăn từ vị ngọt đến vị mặn: Hãy cho bé tập quen với bột ngọt trước rồi sau đó mới tới bột mặn.
2. Thành phần dinh dưỡng cần thiết khi xây dựng thực đơn ăn dặm 6 tháng tuổi
6 tháng tuổi là giai đoạn bé sẽ được bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ thức ăn dặm. Mặc dù lúc này sữa vẫn là thực phẩm chiếm hơn ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày.
Mẹ cần lưu ý thực phẩm dành cho bé ăn dặm 6 tháng cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết là: Chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất nhằm cho bé một sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não.
Ngoài ra, chất xơ cũng rất quan trọng, nó góp phần vào hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mẹ có thể thực hiện phương pháp “tô màu bát bột” bằng cách thay đổi thành phần các loại rau củ có nhiều màu sắc như: màu xanh lá của rau, màu đỏ của cà chua, màu cam cà rốt, bí đỏ,…
Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm
Khi mẹ nhận thấy bé nhà mình có những dấu hiệu sau đây là chứng tỏ bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm:
Bé có thể tự ngồi dậy mà không cần sự trợ giúp từ bố mẹ
Bé hợp tác ăn, không còn đẩy thức ăn ra khỏi miệng, hay từ chối thức ăn khi mẹ đút ăn.
Bé bắt đầu sẵn sàng tập nhai bất kì thứ gì khi mẹ cho vào miệng
Bé biết dùng tay để nắm bất cứ cái gì bé thấy và cho vào miệng gặm.
Bé rất thích thú và háo hức tham gia vào bữa cơm của gia đình
3. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân, phát triển tốt
1. Cháo cà rốt nghiền
Thực đơn Ăn dặm 6 tháng.2
Khi bắt đầu ăn dặm mẹ cần cho bé ăn cà rốt nghiền để tráng ruột hoặc giúp bé phát triển thị lực, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, cà rốt rất giàu beta – carotene rất có lợi cho sự phát triển của bé 6 tháng tuổi.
Nguyên liệu:
Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê
Cháo trắng: 2 thìa cà phê.
Cách nấu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng món cháo cà rốt:
Mẹ nấu cháo gạo theo đúng tỉ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước), sau đó rây cho lưới cho thật mịn và múc ra 2 thìa cà phê.
Cà rốt mẹ đem rửa sạch, luộc hoặc hấp chín mềm rồi nghiền hoặc rây nhỏ
Trộn cháo với cà rốt và cho bé ăn.
2. Súp sữa bí đỏ
Thực đơn Ăn dặm 6 tháng.3
Bí đỏ là loại thực phẩm giàu chất sắt, vitamin A và muối khoáng, axit hữu cơ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Nguyên liệu:
Bí đỏ: 20g
Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml
Cách nấu:
Bí đỏ mẹ có thể hấp hoặc luộc chín mềm, sau đó đem nghiền nhuyễn hoặc rây cho nhỏ mịn.
Nếu dùng sữa công thức thì pha theo đúng tỉ lệ quy định rồi cho bí đỏ nghiền vào
Nếu dùng sữa mẹ thì đun nhỏ lửa cùng với bí đỏ nghiền đến khi sôi là được.
3. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng với cháo rau chân vịt
Thực đơn Ăn dặm 6 tháng.4
Rau chân vịt hay còn gọi là rau bina rất giàu sắt, kali tốt cho sự phát triển của não bộ và quá trình tuần hoàn máu nhanh hơn. Ngoài ra, rau chân vịt còn giàu canxi và magie giúp hệ xương của bé cứng cáp hơn.
Nguyên liệu:
Cháo trắng: 2 thìa cà phê
Rau chân vịt: 2-3 lá
Cách thực hiện:
Rau chân vịt rửa sạch rồi đem hấp hoặc luộc chín mềm. Sau đó đem nghiền nhỏ.
Cháo trắng nấu theo tỉ lệ 1:10 rồi cho vào rây, rây nhuyễn
Trộn cháo với rau vào rồi cho bé ăn luôn.
4. Súp khoai tây sữa
Thực đơn Ăn dặm 6 tháng.5
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng món khoai tây sữa
Nguyên liệu:
Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml
Khoai tây: ½ củ
Cách thực hiện:
Khoai tây mẹ đem rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ rồi luộc hoặc hấp chín.
Sữa pha theo đúng tỷ lệ, sau đó cho vào nồi nấu cùng khoai tây nhỏ lửa cho đến khi khoai chín mềm.
Cho hỗn hợp vào rây qua lưới hoặc xay cho mịn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé

Báo giá Thanh chặn giường Umoo giá rẻ tại Hà Nội

Thanh chắn giường Umoo Hà Nội cho bé luôn là lựa chọn hàng đầu của ba mẹ khi gia đình có thêm thành viên mới. Hầu hết các em bé khi ngủ đều được nằm trong vòng tay mẹ từ sơ sinh đến khi bé bắt đầu đi học bậc tiểu học. Trong khoảng thời gian bé còn nhỏ, chưa tự bảo vệ được mình, ba mẹ luôn thấp thỏng lo lắng mỗi khi con ngủ, sợ con ngã từ trên giường xuống.

Chính vì lý do này mà các bà mẹ luôn trong tình trạng thiếu ngủ, cơ thể mệt mỏi. Thấu hiểu được nỗi niềm này, thương hiệu Umoo đã cho ra mắt thị trường thanh chắn giường Umoo cho bé để giúp mẹ và bé có những giấc ngủ sâu giúp mẹ khỏe, tinh thần thoải mái nhất trong suốt quá trình nuôi dưỡng và chăm bé lớn khôn.

Đặc điểm nổi bật của thanh chắn giường Umoo

Khung thép được sơn tĩnh điện màu trắng cứng cáp rất chắc chắn, đặc biệt với thiết kế linh hoạt bằng các nút bấm nên việc lắp ghép vô cùng đơn giản mà vẫn đảm bảo chắc chắn. Toàn bộ các thanh chắn đều được làm nhẵn để hạn chế tối đa nguy hiểm cho bé.

Kết cấu hiện đại thông minh giúp lắp đặt và tháo dỡ đơn giản

Kết cấu hiện đại thông minh giúp lắp đặt và tháo dỡ đơn giản

Các chi tiết được thiết kế thông minh, nên ba mẹ dễ dàng lắp đặt chỉ sau khoảng 30 phút. Để đảm bảo an toàn ba mẹ nên bắt vít xuống thanh dát giường bằng ốc vít đã đi kèm theo bộ chắn giường.

Khi muốn hạ thanh chắn để ra khỏi giường ba mẹ chỉ cần bấm vào nút bấm ở hai bên thanh chắn là có thể hạ thanh chắn xuống mà không cần phải tháo ốc hay xoáy vít gì cả, nên vô cùng tiện lợi và nhanh gọn.

Tấm vải chắn được thiết kế dạng lưới vừa giúp không khí lưu thông, thoáng mát cho bé lại giúp ba mẹ có thể thấy được mọi hành động của bé, giúp ba mẹ yên tâm hơn khi đang làm các công việc khác.

Thanh chắn giường Umoo có đầy đủ 3 kích thước: 1m6, 1m8, 2m lắp vừa với hầu hết kích thước giường ngủ của gia đình tại Việt Nam.

Lưới chắn giường có thể tháo rời và giặt giũ sạch sẽ khi cần, ngoài ra thanh chắn phía trên của thanh chắn giường được bọc thêm một lớp đệm xốp nhằm hạn chế tối đa va đập và làm tổn thương bé yêu của bạn.

Thanh chắn với thiết kế gam màu nhẹ nhàng không màu mè, nhưng rất tinh tế, có thể phù hợp với mọi không gian nội thất phòng bé.

Thanh chắn giường Umoo thực sự là một vận dụng không thể thiếu của mỗi gia đình có em bé trong độ tuổi từ 3 tháng đến 3 tuổi. Vì nó hạn chế tối đa nguy cơ bé bị ngã từ trên giường xuống sàn nhà, một trong những nguyên nhân gây ra những nguy hiểm với bé như sau:

Gây tổn thương nghiêm trọng đến não bộ của trẻ, do phần hộp sọ của bé chưa phát triển hoàn thiện, không có độ cứng và bao phủ được phần não bộ nên sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu bé bị va đập phần đầu.

Ngoài ra khi bị ngã từ trên giường cũng sẽ gây nguy hiểm cho các bộ phận khác con non nớt trên cơ thể bé ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé sau này.

Những lưu ý khi sử dụng thanh chắn giường Umoo cho bé

Không nên gài thanh chắn giường dưới đệm mà không dùng bất cứ ốc vít nào. Rất nhiều ông bố, hoặc ngay cả thợ giao hàng vì chủ quan muốn lắp xong nhanh chóng đã không bắt vít chắc chắn thanh chắn xuống giường, hoặc nhiều ba mẹ nghĩ bắt vít xong về sau sẽ làm xấu, làm hỏng giường. Tuy nhiên điều này vô cùng nguy hiểm, trẻ nhỏ luôn hiếu động và luôn mong muốn đùa nghịch như vịn thanh chắn, lung lay thanh chắn giường, rất nhiều trường hợp đã bị tuột thanh và làm bé ngã.

Với các bé từ 18 tháng tuổi trở lên ba mẹ cần luôn đặt bé trong tầm mắt của mình.

Điều chỉnh độ cao thanh chắn giường phù hợp với chiều cao của bé

Hướng dẫn chọn mua thanh chắn giường Umoo cho bé

Nên sử dụng thanh chắn cho tất cả các cạnh của giường có nguy cơ bé bị ngã, nên chọn thanh chắn bằng đúng kích thước của cạnh giường cần chắn.

Ví dụ gia đình bạn đang sử dụng giường có chiều dài là 1m8 x 2m (chiều rộng x chiều dài).

Nếu giường đang được kê ở góc nhà thì bạn còn 2 cạnh cần phải sử dụng chắn giường vì vậy bạn chỉ cần đặt mua 2 thanh chắn: 1 thanh có kích thước 1m8 và 1 thanh có kích thước 2m là đủ.

Nếu giường bạn đặt ở giữa phòng, ngoài vị trí phía đầu giường có tường và khung thành giường bạn cần quây 3 cạnh còn lại để đảm bảo an toàn cho bé. Vì vậy bạn cần đặt mua 3 thanh chắn: 1 thanh chắn 1m8, và 2 thanh chắn 2m.

Địa chỉ mua thanh chắn giường Umoo chính hãng

Mẹ Khỏe Con Thông Minh cam kết cung cấp sản phẩm thanh chắn giường Umoo Hàn Quốc chính hãng và chất lượng 100%, vận chuyển hàng toàn quốc – nhận hàng thanh toán tại nhà

Địa chỉ: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0942.666.800