Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Hệ tiêu hóa và não bộ ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào?

Hệ tiêu hóa và não bộ có mối quan hệ mật thiết, qua lại với nhau và được gọi là trục não-ruột. Hệ tiêu hóa giúp não bộ phát triển cũng như hoạt động đúng cách. Ngược lại, não bộ lại giúp bảo vệ hệ thống tiêu hóa và điều khiển cơ quan này hoạt động hiệu quả.

Giữa phát triển trí não và hệ tiêu hóa tốt, nhiều bố mẹ thường phải “thỏa hiệp” chọn một trong hai vì không tìm được giải pháp nào để cân bằng cả hai lợi ích này. Nhưng như vậy là không nên bởi vì hệ tiêu hóa và não bộ của trẻ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vậy làm sao để đảm bảo được cả hai yếu tố này trong những năm đầu đời của bé? Marry Baby sẽ cùng mẹ khám phá mối quan hệ giữa hệ tiêu hóa – sự phát triển trí não của bé, đồng thời đi tìm giải pháp cho vấn đề này nhé.hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa và não bộ có liên quan với nhau như thế nào?

Mẹ biết không, hệ tiêu hóa và não bộ có mối quan hệ mật thiết, qua lại với nhau và được gọi là trục não-ruột. Hệ tiêu hóa giúp não bộ phát triển cũng như hoạt động đúng cách. Ngược lại, não bộ lại giúp bảo vệ hệ thống tiêu hóa và điều khiển cơ quan này hoạt động hiệu quả. Mẹ có thể tìm hiểu kỹ hơn ngay sau đây nhé.

1. Tác động của hệ tiêu hóa tới não bộ của trẻ

Hệ tiêu hóa không chỉ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch mà còn có tác động lớn tới sự phát triển trí não ở trẻ trong những năm đầu đời vì lý do sau đây mẹ ạ.

a. Hệ tiêu hóa sản xuất serotonin để giúp trẻ phát triển trí não

Theo nghiên cứu, chất dẫn truyền thần kinh serotonin ở não bộ có tác dụng giúp điều hòa giấc ngủ, mang đến cảm giác ăn ngon miệng và đẩy nhanh tốc độ kết nối của các xinap (liên hiệp) thần kinh. Sự kết nối này giúp tăng cường khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của não bộ. Đây chính là cơ sở để giúp bé phát triển trí não đấy mẹ ạ.

Trong khi đó, ruột lại là nơi sản xuất serotonin nhiều nhất. Khi khỏe mạnh, hệ tiêu hóa có thể sản xuất ra 95% serotonin cho cơ thể. Điều này có nghĩa là muốn có nhiều chất dẫn truyền thần kinh serotonin để phát triển trí não thì bé cần có một hệ tiêu hóa tốt.hệ tiêu hóa

b. Hệ tiêu hóa giúp hoàn thiện hệ miễn dịch để bảo vệ não bộ của trẻ

Ngoài sản xuất serotonin thì hệ thống tiêu hóa còn giúp hoàn thiện hệ miễn dịch để bảo vệ não bộ của bé. Điều này là do các mảng payer hay còn gọi là hạch bạch huyết có trên thành ruột đóng vai trò “huấn luyện” tế bào miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.

  • Hệ miễn dịch giống như một lá chắn giúp đẩy lùi vi khuẩn, virus để bảo vệ bé khỏi bệnh tật. Trong khi đó, hệ tiêu hóa lại là cơ quan tham gia nhiều nhất vào việc hoàn thiện hệ miễn dịch của bé.
  • Giai đoạn 12 tháng đầu đời, do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên cơ thể bé, trong số đó có não bộ, rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây hại từ môi trường như thời tiết, khói bụi hoặc yếu tố bệnh tật. Vì thế, việc xây dựng hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh chính là nền tảng đầu tiên để củng cố hệ miễn dịch, từ đó giúp bảo vệ não bộ của bé.

2. Tác động của não bộ tới hệ tiêu hóa của trẻ

Não điều khiển toàn bộ hoạt động của mọi cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ tiêu hóa thông qua hệ thống thần kinh. Vì vậy, khi não bộ suy yếu thì hệ thống thần kinh tiếp nhận sai thông tin, từ đó khiến hệ tiêu hóa của bé hoạt động sai cách.

Điều này có thể dẫn đến tình trạng trẻ hấp thu dinh dưỡng kém, dễ mắc phải các bệnh đường ruột hoặc tiêu chảy, đầy hơi, táo bón.

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi căng thẳng, trẻ cũng có thể bị táo bón, rối loạn tiêu hóa và đau dạ dày. Căng thẳng ở trẻ em có thể đến từ những tác động của môi trường sống như tiếng ồn, thời tiết khắc nghiệt hoặc cơ thể bé bị đau, bệnh.

Từ các phân tích này, mẹ có thể hiểu rằng, để bảo vệ não bộ khỏe mạnh và giúp trẻ phát triển trí não tốt nhất thì việc cần làm trước tiên là xây dựng cho bé một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa là yếu tố quyết định tới sự phát triển của não bộ trong những năm đầu đời của trẻ

Làm thế nào để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh?

Trong 12 tháng đầu đời, bé sẽ trải qua hai giai đoạn thích nghi dinh dưỡng cơ bản, đó là giai đoạn bú sữa và giai đoạn ăn dặm. Vì vậy, mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để hệ tiêu hóa của con phát triển khỏe mạnh bao gồm:

1. Giai đoạn trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Dinh dưỡng của bé giai đoạn này hoàn toàn bằng sữa mẹ. Cho nên, mẹ cần chú trọng vào việc ăn uống của bản thân hoặc bổ sung sữa công thức cho bé để hỗ trợ dinh dưỡng khi mẹ không có sữa, ít sữa hoặc sữa mẹ không đủ chất, cụ thể:

a. Mẹ ăn uống khoa học để có nguồn sữa chất lượng

  • Mẹ cần ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất để có chất lượng sữa tốt nhất cho bé. Sữa mẹ có chất đề kháng tự nhiên, vì vậy sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ hệ tiêu hóa của bé hoạt động khỏe mạnh.
  • Mẹ cần tránh xa các thực phẩm không lành mạnh và chất kích thích như bia, rượu, cà phê, đồ ăn sống, trái cây xanh, chát để không làm bé bị táo bón, tiêu chảy hoặc tổn thương dạ dày.

b. Lựa chọn sữa tốt cho hệ tiêu hóa và trí não của trẻ

  • Khi chọn sữa công thức, mẹ cần xem kỹ thành phần, nên ưu tiên lựa chọn những loại sữa không chứa dầu cọ, Lý do là vì dầu cọ – một thành phần phổ biến trong sữa công thức – chứa axit palmitic có thể gây táo bón ở trẻ nhỏ. Thay vào đó, bạn nên chọn sữa có các loại dầu thực vật khác như dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu dừa để tốt hơn cho hệ tiêu hóa của bé.
  • Chọn sữa có chứa HMO là sữa tốt cho hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh. HMO giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, từ đó giúp cho hệ thống tiêu hóa của bé phát triển khỏe mạnh.
  • DHA có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ phát triển não bộ. Nhưng một mình DHA là chưa đủ vì DHA rất dễ bị oxy hóa. Sữa công thức có chứa DHA đi kèm với bộ đôi vitamin E tự nhiên và lutein giúp bảo vệ DHA tốt hơn, từ đó giúp phát triển não bộ tối ưu hơn để có thể “chỉ đạo” hệ tiêu hóa của con hoạt động hiệu quả hơn.
hệ tiêu hóa 3
Chọn sữa có DHA đi kèm với Vitamin E và Lutein giúp trẻ thông minh hơn

2. Giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi

Từ 6 tháng tuổi, con bắt đầu chuyển qua chế độ ăn dặm, lúc này, mẹ cần chú ý tới những điều sau để giúp con phát triển hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhé.

a. Cho bé ăn dặm đúng cách

  • 6 tháng tuổi mẹ mới nên cho con ăn dặm
  • Tuân thủ nguyên tắc cho bé ăn thức ăn từ loãng tới đặc theo từng độ tuổi của con
  • Không cho bé ăn/uống nước trái cây khi con chưa đủ 1 tuổi
  • Không ép bé ăn khi con không muốn
  • Cho con ăn đúng giờ, mỗi bữa ăn chỉ kéo dài không quá 30 phút
  • Không cho bé nằm ngay sau khi vừa ăn no xong
  • Không cho bé vừa ăn vừa chạy nhảy, xem tivi, điện thoại
  • Không đánh thức bé dậy ăn khi con đang ngủ ngon giấc
  • Tuyệt đối không mớm đồ ăn cho con
  • Không cho bé dùng chung dụng cụ ăn uống với người khác
  • Luôn thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôihệ tiêu hóa

b. Bổ sung men tiêu hóa

Ngoài ra, để hỗ trợ bảo vệ đường ruột của bé hoạt động khỏe mạnh, mẹ có thể bổ sung men tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ nhi khoa nhé.

[inline_article id=256110]

Hệ tiêu hóa là gì mà có thể tác động mạnh mẽ đến sự phát triển trí não của trẻ trong những năm đầu đời như vậy? Câu hỏi này thật sự đặc biệt quan trọng cho việc định hướng nuôi con theo phương pháp khoa học mà các mẹ hiện đại nên biết. Nếu mẹ đang loay hoay trong việc đi tìm cánh cửa bí mật để mở ra trí thông minh của trẻ thì việc chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh chính là chìa khóa vàng cho vấn đề này mẹ nhé.

Quỳnh Phương Phạm

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé

Cách sử dụng bình tập uống nước cho bé Little Bean

Cốc tập uống nước hay bình tập uống nước là dụng cụ hỗ trợ việc tập uống nước cho bé. Song song quá trình ăn dặm thì việc cho trẻ uống nước như thế nào cũng là điều rất quan trọng. Tuy nhiên việc sử dụng bình tập uống, cốc tập uống cho bé như thế nào thì không phải mẹ nào cũng biết.

Khi nào dùng bình tập uống cho bé?

Một số bé thích nghi với bình tập uống nước từ khi bắt đầu ăn dặm, là giai đoạn 5-6 tháng, nhưng nhiều bé lại không thích uống nước bằng bình, cốc mà chỉ thích ty bình sữa vì nó mềm như ty mẹ, do đó có những bé đến tận 1 tuổi mới có hứng thú với việc uống nước bằng cốc. Nhưng đa phần thời điểm thích hợp cho bé tập uống nước bằng bình, cốc vào khoảng từ 7 – 9 tháng tuổi.

Các loại bình tập uống nước trẻ em 

Bình tập uống có ống hút

Bình tập uống có tay cầm

Bình tập uống chống sặc

Bình tập uống không có quai cầm

Bình tập uống núm bằng cao su

Bình tập uống núm nhựa

……

Cách sử dụng bình tập uống nước cho bé Little Bean

Tập cho bé uống nước bằng cốc, bình sẽ giúp rèn luyện cho bé tính tự giác và độc lập hơn, mẹ sẽ nhàn hơn trong quá trình nuôi bé. Tuy nhiên, đối với những bé bướng không chịu tập uống nước bằng bình hay cốc vì quen với ty mẹ thì mẹ nên lưu ý một số điều sau:

– Bắt đầu với bình tập uống nước cho em bé có vòi uống mềm dẻo giống như ty sữa, loại này sẽ đem đến cảm giác quen thuộc cho bé hơn là loại vòi nhựa cứng.

– Dạy bé cách nên uống nước như thế nào?

– Cho bé thời gian thích nghi, điều này khiến cho bé quen dần với việc uống nước bằng bình sau đó thì bằng cốc tập uống.

– Đừng bận tâm nếu con bạn đôi lúc không dùng cốc tập uống đúng cách. Trẻ sẽ coi đây là một món đồ chơi nên mẹ cứ để trẻ làm điều mà bé muốn bé sẽ dễ tiếp nhận hơn.

– Hãy thử một vài kiểu cho đến khi bạn chọn được chiếc cốc phù hợp với con bạn. Một số kiểu cốc có cả van để giúp ngăn không khí lẫn vào trong đồ uống của bé.

– Hãy động viên bé dùng cốc tập uống mỗi khi bạn thấy bé sẵn sàng.

Lưu ý: Mẹ nên kiên nhẫn và cho bé một khoảng thời gian tập làm quen cũng giống như việc thay đổi cho bé bú bình thay vì ty mẹ như giai đoạn trước đây.

Địa chỉ mua bình tập uống nước chống sặc Little Bean

Mẹ Khỏe Con Thông Minh cam kết cung cấp sản phẩm bình uống nước chống sặc cho bé chính hãng và chất lượng 100%.

Địa chỉ: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0942.666.800

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé

Hướng Dẫn Sử Dụng Túi Hâm Nóng Bình Sữa Không Dùng Điện Babymoov

Đặc Điểm cấu Tạo Túi Hâm Nóng Bình Sữa Không Dùng Điện Babymoov

Túi sưởi:

– Lớp vỏ là nhựa PVC không chứa BPA.

– Bên trong chứa 1 đồng xu và dung dịch gel an toàn, không chứa hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Phản ứng hóa nhiệt diễn ra chỉ bằng hành động bẻ đồng xu đơn giản, dung dịch gel đông cứng và tỏa nhiệt làm nóng bình sữa tự động.

Túi ủ:

– Mặt ngoài là vải cao su tổng hợp Neoprene mềm mại, có khả năng giữ nhiệt cực tốt.

– Mặt trong lót lớp mút xốp PE OPP có chức năng cách nhiệt, chống ẩm mốc, tăng cường thời gian giữ ấm từ 2-4 tiếng đồng hồ (tùy từng điều kiện môi trường).

– Dây rút nhằm giữ bình sữa chắc chắn, đồng thời tránh làm thất thoát nhiệt ra bên ngoài.

– Quai cầm có thể treo vào xe đẩy, tiện lợi khi mang theo.

Thiết kế gọn nhẹ, màu sắc trang nhã.

Hướng Dẫn Sử Dụng Túi Hâm Nóng Bình Sữa Không Dùng Điện Babymoov

  • Bẻ đồng xu để gel chuyển sang thể rắn và tỏa nhiệt.
  • Quấn túi sưởi quanh bình sữa và đặt vào túi giữ ấm, bình sữa được làm nóng từ từ.
  • Luộc túi sưởi trong nước sôi để gel trở về trạng thái ban đầu khi sử dụng xong và bảo quản.

Lưu Ý Sử Dụng Túi Hâm Nóng Bình Sữa Không Dùng Điện Babymoov

  • Không để túi sưởi chạm vào thành đáy nồi khi luộc.
  • Vệ sinh túi ủ bằng cách giặt thường xuyên.
  • Túi sưởi vệ sinh bằng cách lau bằng khăn ướt.
  • Trong trường hợp cần thiết, túi sưởi còn có thể sử dụng để giữ ấm cơ thể, tay chân.

Cách đặt mua Túi hâm sữa Babymoov chính hãng

Mẹ Khỏe Con Thông Minh cam kết cung cấp túi hâm nóng bình sữa Babymoov chính hãng 100%, giao hàng toàn quốc, thu tiền tận nơi.

Để mua sản phẩm bạn có thể đặt hàng online hoặc gọi số hotline 0942.666.800 để được hỗ trợ. Ngoài ra, bạn có thể qua mua hàng trực tiếp tại địa chỉ: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối không?

Có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối không? Đây là câu hỏi rất nhiều bà mẹ bỉm sữa băn khoăn. Bởi vì có rất nhiều lý do khiến mẹ không an tâm để đưa trẻ ra ngoài vào buổi tối.

Bài viết này, MarryBaby sẽ giúp cha mẹ tìm ra câu trả lời “có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối hay không”; và những lưu ý trong việc chăm sóc thời gian nghỉ ngơi cho bé.

1. Có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối không?

Câu trả lời là KHÔNG nếu bé dưới 2 tháng tuổi. Việc đưa trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi ra ngoài vào buổi tối tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì bé đi chơi buổi tối có thể bị nhiễm bệnh và không tốt cho sự phát triển của trẻ.

Theo các chuyên gia, nếu ba mẹ muốn đưa trẻ sơ sinh ra ngoài vào buổi tối nên đợi đến khi con đủ tuổi. Vậy trẻ mấy tháng tuổi mới đi chơi buổi tối được?

[key-takeaways title=”Trẻ mấy tháng tuổi thì đi chơi tối được?”]

Độ tuổi có thể cho con ra ngoài chơi vào buổi tối là từ 2 tháng tuổi, tốt nhất là từ 6 tháng tuổi trở đi.

[/key-takeaways]

Có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối
Liệu mẹ có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối không? Chỉ nên cho bé đi chơi khi được ít nhất từ 2 tháng tuổi trở lên.

2. Trẻ sơ sinh ra ngoài đi chơi vào buổi tối có sao không?

2.1 Bé dễ bất an, quấy khóc khi ra ngoài buổi tối

Nếu quan sát kỹ, cha mẹ sẽ thấy trong không gian u tối, trẻ sơ sinh thường vô thức nắm chặt lấy cha mẹ hoặc người đang bế trẻ. Bởi vì trong bóng tối, trẻ sẽ mất đi cảm giác an toàn cần thiết.

Tâm lý an toàn rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu để trẻ rơi vào trạng thái bất an liên tục có thể khiến con bị ám ảnh tâm lý về sau. Do đó, khi cân nhắc có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối hay không; cha mẹ cần lưu ý tâm lý của bé.

>> Xem thêm: Giai đoạn bám mẹ: Khám phá tâm lý của bé 6-12 tháng tuổi

2.2 Đi chơi buổi tối khiến bé dễ bị cảm mạo

Thông thường, nhiệt độ ban đêm sẽ xuống khá thấp, chênh lệch lớn so với ban ngày. Trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện; nên khả năng đề kháng và hệ miễn dịch rất yếu sẽ khó tiếp nhận được mức chênh lệch nhiệt độ này.

Nếu cho trẻ sơ sinh đi chơi vào buổi tối mà mẹ không giữ ấm cho trẻ. Điều này sẽ khiến con dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến cảm mạo và có thể mắc các bệnh lý khác.

Ngoài ra, độ ẩm không khí vào ban đêm cũng thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi. Nếu mẹ không cẩn thận, các yếu tố gây hại này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé sơ sinh.

Cẩn thận vì bé dễ bị cảm lạnh
Có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối? Không nên khi thấy sức khỏe bé yếu

2.3 Chơi buổi tối có thể khiến bé mất năng lượng

Thời gian phát triển tốt nhất của trẻ nhỏ thông thường nằm trong khoảng 22 giờ tối cho đến 2 giờ sáng hôm sau. Do ban ngày trẻ vui chơi và hoạt động nhiều nên đêm đến sẽ khá mệt. Vì thế, trẻ cần đảm bảo giấc ngủ để nạp lại năng lượng đã mất.

Vậy nên, nếu trẻ ra ngoài vào buổi tối sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình nghỉ ngơi và sự phát triển của con. Khi thói quen này kéo dài còn gây bất lợi cho trí não và hạn chế chiều cao của trẻ. Vì thế, cha mẹ nên cân nhắc kỹ có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối hay không nhé.

2.4 Khói bụi và vi khuẩn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

Khi xem xét có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối hay không; cha mẹ cũng cần biết lượng xe lưu thông ngoài đường và mọi người đổ ra đường vào buổi tối luôn đông hơn so với ban ngày; điều này dẫn đến không khí đã ô nhiễm lại càng ô nhiễm nặng hơn.

Nếu để trẻ tiếp xúc nhiều lần với bầu không khí như vậy sẽ là những mối nguy hại tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến cơ thể và sức khỏe của trẻ sau này. Sức đề kháng của trẻ yếu hơn rất nhiều so với người lớn nên các loại vi khuẩn gây bệnh trong môi trường rất dễ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho bé.

>> Mẹ xem thêm: Cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng có tác hại gì không?

3. Những lưu ý khi đưa trẻ sơ sinh ra ngoài vào buổi tối

Bên việc cân nhắc có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối không; nếu có chuyện cần phải đi vào buổi tối và mang con theo, cha mẹ hãy lưu ý những điều sau:

3.1 Nên cho con bú hoặc ăn dặm trước khi ra ngoài

Trước khi ra ngoài, ba mẹ nên cho trẻ bú sữa hoặc ăn dặm trước. Việc này sẽ giúp tránh trường hợp tới giờ ăn mà có việc đột xuất xảy ra làm chậm trễ, khiến trẻ quá đói.

Nếu đưa trẻ cùng đi dự tiệc, mẹ chú ý không nên tùy tiện cho con ăn uống giống như người lớn. Vì điều này dễ gây hại cho hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ nhỏ.

3.2 Mặc quần áo kín để tránh cho bé bị cảm lạnh

Mẹ nên cho trẻ mặc quần áo kín hơn để tránh muỗi, côn trùng đốt vào ban đêm. Và mẹ cũng đừng quên chuẩn bị khăn, nón che chắn để tránh sương đêm làm trẻ bị cảm lạnh.

3.3 Cha mẹ nên sắp xếp lịch trình trong ngày phù hợp

Có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối không?
Có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối không?

Thông thường, mẹ mới sinh và trẻ dưới 2 tháng tuổi không nên ra ngoài nhiều dù là ban ngày hay ban đêm.

Nhưng vì lý do cấp bách mà mẹ phải đưa trẻ sơ sinh ra ngoài vào buổi tối; mẹ nên sắp xếp phương tiện giao thông phù hợp; tránh phải chen chúc quá nhiều người sẽ gây mệt cho mẹ và bé và còn dễ lây nhiễm bệnh.

3.4 Chuẩn bị các vật dụng cần thiết mang theo

Mẹ nên chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cho trẻ như tã giấy, khăn ướt, giấy vệ sinh, quần áo, khăn bông, dầu nóng, bình sữa… Do ra ngoài vào ban đêm, nếu mẹ không chuẩn bị sẵn thì có nhiều thứ rất khó tìm mua khi cần.

Vì vậy, để tránh lúng túng khi bé có nhu cầu dùng thì mẹ chịu khó chuẩn bị những vật dụng cần thiết trước khi ra ngoài nhé.

3.5 Hãy để trẻ sơ sinh ngủ khi buồn ngủ

Vì trẻ sơ sinh cần ngủ nhiều để phát triển toàn diện. Trong khi đang chơi, có thể con sẽ buồn ngủ. Khi ấy, cha mẹ đừng ép con phải thức để vui chơi. Thay vào đó, mẹ hãy dỗ cho con ngủ thoải mái sẽ tốt cho con hơn.

>> Liên quan đến có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối: 10 mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm

Tóm lại, có nên đưa trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối không? Điều này hoàn toàn không được khuyến khích khi trẻ còn quá nhỏ. Nhưng nếu ba mẹ muốn đưa con đi ra ngoài; hoặc rơi vào trường hợp bất đắc dĩ thì hãy đảm bảo bảo vệ sức khỏe cho con nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé

Review Máy hút sữa điện đôi Kichilachi đáng sử dụng không?

Thương hiệu máy hút sữa Kichilachi dùng tốt không?

Nhiều “mẹ bỉm sữa” lo lắng rằng, máy hút sữa kichilachi dùng tốt không, vì đây là hàng ngoại nhập, nếu xảy ra hỏng hóc thì khó tìm phụ kiện để sửa chữa hoặc thay thế. Hơn nữa, lại ảnh hưởng đến chi phí, sức khỏe người tiêu dùng nếu chẳng may mua phải sản phẩm “dỏm”.

Các dòng máy hút sữa kichilachi đều có thiết kế khá gọn, nhỏ, đơn giản. Kiểu dáng máy – cầm tay và dùng điện – đều không khác biệt nhiều so với các sản phẩm khác cùng loại. Tuy nhiên, “điểm nhấn” tuyệt vời của sản phẩm nằm ở chất liệu làm nên chúng.

Đánh giá máy hút sữa Kichilachi

Máy hút sữa kichilachi bằng tay

  • Nhờ được sản xuất bằng chất liệu nhựa mềm mại silicon cao cấp, nên máy hút sữa cầm tay kichilachi không gây đau, tốn nhiều sức lực của người dùng.
  • Máy cho hiệu quả hút sữa nhiều, đều, khá thoải mái
  • Kích cỡ nhỏ, gọn, cầm vừa tay, dễ sử dụng.
  • Được vận hành giống với chu trình bú sữa mẹ thật của một đứa bé, cho mẹ cảm giác tự nhiên, không đau đầu ti.
  • Tiện dụng, có thể mang theo đi làm, hoặc di chuyển xa.

Máy hút sữa điện đôi kichilachi

Những đặc điểm, tính năng nổi trội của máy hút sữa điện đôi kichilachi là minh chứng rõ ràng nhất, cho câu hỏi máy hút sữa kichilachi dùng tốt không của nhiều “mẹ bỉm sữa”.

  • Tiết kiệm thời gian, sức lực khi mẹ muốn vắt sữa cả 2 bên nhưng hạn chế về thời gian, công việc, địa điểm hút sữa.
  • Máy dùng được pin và nguồn điện trực tiếp nên có thể linh hoạt và dễ dàng sử dụng.
  • Tránh được tình trạng đau đầu ti tốt hơn so với máy cầm tay, hiệu quả hút sữa nhanh và nhiều hơn.
  • Có 2 loại điện đơn và điện đôi cho mẹ tùy chọn. Máy hút sữa Kichilachi dùng tốt không còn tùy thuộc mẹ lựa chọn sản phẩm nào, có phù hợp nhu cầu mình hay không. Máy hút sữa điện đơn có 1 ống hút, mỗi lần thực hiện chỉ hút một bên bầu vú, tốn thời gian hơn so với máy điện đôi – có 2 bình và 2 ống hút, hút được cùng lúc 2 bên vú.

Cách sử dụng máy hút sữa Kachilachi:

Lần đầu sử dụng các mẹ tiệt trùng bằng nước sôi, chất liệu của máy hút sữa Kachilachi bền với nhiệt nên các mẹ không lo là bình sẽ bị co đâu ạ.

Đặt đầu ti vào tâm phễu, (lưu ý không đặt quá chặt tránh làm đau bầu ti mẹ, và chặt quá khiến sữa khó ra).

Làm ấm phễu chụp để có thể bám vừa đủ với bầu ngực, đồng thời kích thích sữa ra nhanh hơn.

Mẹ nhẹ nhàng bóp ống hút bóp đều để sữa ra đều ạ, sẽ không cần bóp quá nhanh hay mạnh đâu ạ bóp bình thường là sữa đã ra rồi.

Khi sữa đầy bình mẹ có thể cho bé dùng luôn nếu không sử dụng luôn đậy nắp bình lại để đảm bảo vệ sinh khi bé sử dụng sữa.

Địa chỉ mua máy hút sữa Kichilachi Nhật Bản chính hãng

– Đặt hàng online bằng cách ấn vào nút “mua hàng” trên website: https://mekhoeconthongminh.com/

– Đến trực tiếp địa chỉ: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

– Hotline: 0942.666.800

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé

Bỉm Yubest Angel Nội Địa Trung Quốc Cho Bé Giá Rẻ

Đánh giá bỉm Yubest có tốt không?

Đánh giá bên ngoài: bỉm Yubest được đóng bằng bao gai nhìn không được đẹp mắt cho lắm. Đổi lại, bên trong mỗi bịch bỉm lại được chia thành 6 túi nilong nhỏ, rất tiện lợi khi sử dụng vì các mẹ sẽ không lo bỉm bị ẩm.

Mô tả sản phẩm: Bỉm mỏng, nhẹ với độ dày chỉ khoảng 0,2cm và nặng khoảng 2,8g. Các hạt gel thần kỳ giúp khóa chặt chất lỏng, vách ngăn chống tràn với hàng triệu lỗ thoáng khí giúp bề mặt bỉm luôn thông thoáng, khô ráo. Bỉm Yubest có vạch báo đầy, tự đổi màu báo liều lượng chất thải đã đầy và cần thay bỉm cho bé. Tuy nhiên, theo mình các mẹ vẫn nên thay bỉm 3-4 giờ một lần cho bé mà không cần chờ bỉm báo đầy, hoặc thay ngay khi bé đi tiêu bẩn.

Các size bỉm nội địa trung:

Bỉm Yubest Natural được chia thành những Size từ S đến XXL với giá dao động từ: 230.000-290.000 tùy từng shop

  • Size S (4-8kg) dán: 132 miếng
  • Size M (6-11kg) dán: 108 miếng
  • Size L (9-14kg) dán, quần: 96 miếng
  • Size XL (9-14kg) quần: 84 miếng
  • Size XXL (15-20kg) quần: 72 miếng

Bỉm Yubest Angel cũng chia thành các Size từ S đến XXL với giá dao động từ: 250.000 đến 320.000

  • Size S (4-8kg) dán: 90 miếng
  • Size M (6-11kg) dán: 84 miếng
  • Size L (9-14kg) dán, quần: 78 miếng
  • Size XL (9-14kg) quần: 72 miếng
  • Size XXL (15-20kg) quần: 66 miếng

Đánh giá ưu, nhược điểm của bỉm Yubest:

Ưu điểm bỉm yubest nội địa trung:

  • Giá tương đối rẻ so với các loại bỉm trên thị trường, chỉ khoảng 2,8k-3,2k 1 miếng bỉm
  • Bỉm mỏng, mềm mịn phù hợp cho dùng mùa hè nóng nực
  • Bỉm thấm hút tương đối tốt, phù hợp với các bé tiểu trung bình
  • Có vạch báo ướt
  • Size bỉm thoải mái, lưng thun co dãn tốt, ôm khít

Nhược điểm bỉm yubest angel nội địa trung:

  • Hàng Trung Quốc nên nhiều mẹ vẫn e dè chưa dám sử dụng
  • Chưa phổ biến, chủ yếu mua online
  • Bỉm hơi dài, bề ngang hơi ngắn, bé nào mông to sẽ không ôm hết được mông
  • Các size S, M chỉ có tã dán, size XL, XXL chỉ có tã quần

Nếu bạn kinh tế vừa phải hoặc kinh tế eo hẹp, có thể sử dụng kết hợp bỉm Yubest với một loại bỉm khác hoặc sử dụng hoàn toàn Yubest đều được. Bé trai nhà mình giờ đã 3 tuổi nên mình chỉ sử dụng Yubest Natural để đóng ban đêm cho bé, thỉnh thoảng cũng có hôm bị tràn, không biết là do đóng không kỹ bị hở hay sao mà sáng dậy mình thấy bỉm cũng không nặng, vạch báo vẫn còn 1 đoạn vàng chưa đổi màu.

Điều quan trọng khi chọn một loại bỉm cho bé là các mẹ hãy quan sát phản ứng của trẻ, xem bé có thoải mái với bỉm đó không, da có mẩn, hăm không. Bỉm tốt không bằng bỉm phù hợp.

Trên đây là một vài chia sẻ của mình về bỉm Yubest nội địa Trung. Chúc các mẹ chọn được loại bỉm tốt và phù hợp với bé yêu của mình!

Địa chỉ mua bỉm Yubest Angel nội địa Trung

Đặt hàng online ngay trên website: https://mekhoeconthongminh.com/

Hotline để được tư vấn tốt nhất: 0942.666.800

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé

Quấn nhộng chũn Cocoon: quá trình hình thành, phát triển, cách sử dụng

TẠI SAO PHẢI QUẤN CHŨN COCOON?

 

Dr. Harvey Karp là một trong số rất nhiều người nghĩ rằng trẻ em (kể cả sinh đủ tháng) đều là sinh thiếu tháng. Thiếu bao nhiêu: 3 tháng. Đáng lẽ loài người để có thể sinh tồn như các loài vật khác (tức là cho con khả năng sinh tồn) nên chửa 1 năm thay vì 9 tháng. Bê, mèo, chó… khi sinh ra đã có khả năng bò, đi lại và tự tìm nguồn thức ăn (ti mẹ). Tuy nhiên vì loài người có bộ não quá phát triển nên nếu chửa thêm 3 tháng thì đầu quá to và hành trình ra đời của đứa trẻ có thể làm nguy hại đến sự sống còn của người mẹ, vì thế tạo hóa chỉ cho con người trải qua quá trinh sinh sản trong vòng 9 tháng. ( Mẹ cháu thầm nghĩ chửa thêm 3 tháng nữa thì mẹ cháu sẽ không ngất trên bàn đẻ mà chết vì bụng nặng hơn người mất thôi).

 

 

 

Chính vì thế Dr. Karp và rất nhiều bác sỹ khác tin rằng 3 tháng đầu đời khi con ra đời, tuy đã ra khỏi bụng mẹ nhưng trẻ (do đẻ sớm 3 tháng nên) được nuôi dưỡng trong môi trường càng giống trong bụng mẹ càng tốt. Swaddle (quấn chặt) để tạo môi trường chặt và ấm như trong bụng mẹ, một số nước châu Âu trẻ được bơi trong nước ấm để kích thích sự phát triển_nhất là trẻ sinh thiếu tháng, ngủ trong tiếng ồn trắng _white noise_ giống như tiếng trong bụng mẹ. Trẻ trong thời gian này ngủ rất nhiều, chỉ thức chừng 30 phút mỗi 3h để ăn, thay và thậm chí không kịp ăn hết bữa đã lăn ra ngủ. Thời gian này ban ngày bé nên được bú thường xuyên vào ban ngày và được để ngủ tự do (không quá 6h) vào ban đêm để tạo thói quen cho bé ngủ dài vào ban đêm và nạp năng lượng vào ban ngày. Vòng ăn-ngủ của trẻ mới sinh đến 3 tháng là chu kỳ 3h vào ban ngày, tức là 3h từ lúc bé bắt đầu thức đòi ăn bé sẽ thức chừng 15-45 phút để ăn sau đó được ngủ thì bé sẽ (bị) được mẹ đánh thức để cho ăn tiếp. Với những bé bú mẹ chu kì có thể ngắn hơn 2h hoặc thậm chí 1h. Tuy nhiên với các bé chu kỳ quá ngắn, mẹ nên đánh thức bé nêu bé ngủ gật trên ti để bé được ăn no trước khi ngủ.

 

Đến khoảng 3 tháng bé có thể thức 1h đến 1h30' mỗi chu kỳ 3h để ăn và tìm hiểu môi trường xung quanh. Cuối tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 4 sẽ có một giai đoạn phát triển nhanh (growth spurt) khi mà trẻ ăn nhiều (có trẻ ăn 2h một lần, cả ngày và đêm, it ngủ và suốt ngày chỉ ăn mới ị). Giai đoạn này là báo hiệu một bước phát triển của bé và thường diễn ra khi trẻ 3 tuần, 3 tháng, 6 tháng (tệ nhất) và có thể là 1 năm tuổi. Sau thời gian này bé sẽ có thể không ăn nhiều như trước, có trẻ ăn ít đi trông thấy trong vòng 3 ngày sau đó chuyển sang chu kỳ 4h. Chu kỳ 4h sẽ theo bé đến hết năm đầu đời.

 

 

Đây mới là lúc nảy sinh vấn đề đây. Bé từ lúc ăn 3h một lần, tự nhiên ăn 2h một lần (growth spurt) sau đó lại không ăn…. nhiều bố mẹ do không hiểu chu trình phát triển của bé lo sợ bé ăn không đủ vội vàng nhồi nhét con mỗi 2h giống như lúc đang trong giai đoạn growth spurt. Bé bị nhồi ăn và bố mẹ phát sốt lên trong lo lắng, nước mắt ở đôi bên.

 

Hậu quả: bé bị nhồi ăn thường xuyên sợ ti, ăn it hơn trong mỗi lần ăn, ngủ kém hẳn đi, thức đêm nhiều lên, thức đêm đòi ăn vì ban ngày ăn nhiều lần nhưng lại ít trong mỗi lần nên đêm đói…. Bố mẹ lại rơi lại vào vòng mới sinh, thậm chí còn tệ hơn.

 

Thế là vòng luẩn quẩn 3 tháng bắt đầu. Bố mẹ không hiểu được rằng bé đã lớn hơn và có khả năng tích trữ năng lượng tốt hơn, do đó bé sẽ có thể thức lâu hơn và sau đó ngủ dài hơn. Thay vào đó bố mẹ cho bé ăn thường xuyên không theo nhu cầu của bé nên bé chỉ ăn vặt, không thành bữa, không no. Vì bé ăn chưa no nên bé không ngủ đủ giấc. Không ngủ đủ giấc nên bé mệt và quấy. Bé mệt quấy khóc nhiều làm bố mẹ tưởng con đói, cho ăn tiếp và cái vòng luẩn quẩn lại tiếp tục.

 

Thực tế là trẻ không bao giờ để cho mình quá đói và không đòi ăn. Kể cả khi trẻ ngủ, khác với người lớn với chu kỳ ngủ dài (2-4h),chu kỳ ngủ của bé rất ngắn 40' vì thế cứ sau 20 phút ngủ nông (mắt giật giật, dễ tỉnh) là 20 phút ngủ sâu, nếu bé mà đói thì ngay lập tức khi bé chuyển sang giai đoạn ngủ nông tiếp theo bé sẽ thức dậy đòi ăn. Còn khi bé thức thì khỏi phải nghĩ, đói còn lâu anh mới chịu chơi nhé, cho anh ăn! Vì thế các mẹ được khuyến khích cho bé ăn theo NHU CẦU của bé chứ không theo ý nguyện của bố mẹ. Đây là lúc bố mẹ nên học các “tín hiệu” của con, lúc nào con khóc, lúc nào con buồn ngủ. Đấy là còn chưa kể đến việc ép ăn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng “phát biểu” nhu cầu một cách độc lập của bé (vì bé bị ép) do đó dẫn đến bị động trong ăn uống (phải chăng vì thế mà các bé phải có TV hoặc vừa chơi vừa ăn) và tệ hơn, giảm khả năng hấp thu thức ăn, lâu dài giảm khẩu vị.

 

 

 

Bố mẹ được khuyến khích cho con ăn sau đó chơi và ngủ, khi đó bé có một khoảng thời gian cho sữa xuống dạ dày và quan trọng hơn là bé không liên hệ ăn là để ngủ để đến đêm chẳng may bé có tỉnh giấc khi đang ngủ nông (40'-1h/lần) bé không đòi có ti để có thể ngủ được tiếp. Nếu mẹ để cho điều này xảy ra, mẹ nên hiểu rằng bé không cần sữa trong ti mẹ để ngủ tiếp mà sử dụng mẹ như cái ti giả để tự trấn an vào chu kỳ ngủ mới. Việc này ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ do nó hạn chế khả năng bé ngủ dài, ngủ độc lập và ngủ qua đêm.

 

Vì thế đừng lo lắng khi thấy con ăn không thường xuyên, nên hiểu đó là một bước phát triển của bé, bé đã tiến gần hơn đến lịch trình của người lớn, ăn ít thường xuyên, tích trữ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày! Tuy nhiên bố mẹ nên cho con ăn mỗi 4h cho đến khi bé 1 tuổi để đảm bảo bé nạp đủ năng lượng và ngủ vào ban đêm. Nếu bé chưa ăn hết khấu phần, nên khuyến khích bé ăn hết trong vòng 30 phút. Tránh để giờ ăn kéo dài quá 30 phút để bé không ăn vặt trên ti!

 

Chỉ cho bé ăn khi bé đói. Không phải lúc nào bé khóc cũng là do đói. Bố mẹ học cách phân biệt các loại tiếng khóc của con để giúp con “liên lạc” với bố mẹ tốt hơn.

 

HƯỚNG DẪN CÁCH QUẤN CHŨN COCOON 

 

– Với trẻ sơ sinh từ 3 – 6kg thì có thể bắt đầu dùng từ quấn cổ điển

 

– Với trẻ bắt đầu tập cai cuốn cổ điển và làm quen với khả năng ngủ tự do mà không bị giật mình thì dùng quấn chũn Cocoon.

 

  • Size S : 3 kg – 6kg dùng từ sơ sinh kết hợp xen kẽ với quấn cổ điển
  • Size M : 6kg – 8kg
  • Size L : Từ 8 kg trở lên

 

– Quấn đúng thời điểm ngủ, môi trường nhiệt độ thích hợp, kết hợp với máy nghe tiếng ồn trắng sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ cho mẹ

 

ĐỊA CHỈ BÁN QUẦN CHŨN COCOON CHÍNH HÃNG

 

 

Mình xin giới thiệu website uy tín chuyên bán đồ mẹ và bé chính hãng: https://mekhoeconthongminh.com/

 

Hotline để được tư vấn tốt nhất: 0942.666.800

 

 

 

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường?

Sự phát triển nhanh và thay đổi mỗi ngày khiến bé cũng có những thay đổi trong tiêu hóa. Điều này khiến nhiều mẹ thắc mắc: Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày, ăn bao nhiêu là đủ…

1. Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường?

Ở trẻ 3 tháng tuổi, tần suất đi ngoài trung bình của trẻ là từ 2-3 lần/ngày. Trẻ bú sữa công thức đi ngoài ít hơn một chút ở mỗi giai đoạn phát triển. Nhưng nếu đã 1-2 ngày hoặc thậm chí là 4-5 ngày bé không đi ngoài; mà phân vẫn mềm thì tình trạng này vẫn được xem là bình thường.

Nhìn chung, trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài nhiều hay ít cũng không sao. Quan trọng là tần suất đi ngoài của bé vẫn ổn định, kết cấu và màu sắc phân không có gì bất thường, không quá lỏng, không vón cục, không lẫn chất nhầy và máu. Đồng thời không kèm theo các hiện tượng như sốt, bỏ bú, khó chịu,… Nếu như vậy, mẹ có thể an tâm với chuyện đi ị của bé 3 tháng tuổi.

Vấn đề “trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày” sẽ còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Cữ ăn của bé: Bé 3 tháng tuổi khỏe mạnh sẽ bú trong ít nhất 10 phút.
  • Lượng sữa bé bú: Trẻ 3 tháng tuổi có thể bú tới 180 – 210ml ở mỗi cữ.
  • Màu sắc và cấu trúc phân của bé: Yếu tố này sẽ thể hiện liệu bé cưng có đang mắc bệnh lý nào đó không.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đủ chuẩn?

Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần
Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường?

2. Phân trẻ 3 tháng tuổi như nào là bình thường?

Bên cạnh thắc mắc về tần suất trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày; nhiều mẹ bỉm cũng thắc mắc về hình dáng và màu phân của trẻ 3 tháng. Bởi vì, hình dạng, cấu trúc và màu phân cũng phản ánh phần lớn sức khỏe của bé.

2.1 Về cấu trúc phân của trẻ 3 tháng

  • Phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ phải mềm và hơi chảy nước.
  • Phân của trẻ bú sữa công thức có xu hướng cứng hơn một chút, nhưng không nên cứng hoặc vón cục.

2.2 Màu sắc phân của trẻ 3 tháng

  • Phân của bé bú sữa mẹ: Có màu xanh, vàng nhạt, dạng lỏng nhưng mịn.
  • Phân của bé dùng sữa ngoài: Có màu nâu vàng, nặng mùi, lượng phân nhiều hơn so với những bé bú sữa mẹ. Phân có tình trạng vón cục, lợn cợn.
  • Phân của bé chuyển từ dùng sữa mẹ qua sữa ngoài: Màu sắc đậm hơn và cũng có hình khối rõ rệt hơn.

>> Mẹ có thể xem thêm: Theo dõi màu và mùi phân của trẻ sơ sinh để chẩn đoán bệnh

3. Những dấu hiệu đi ngoài bất thường của trẻ 3 tháng tuổi

Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày
Trẻ 3 tháng đi ngoài bao nhiêu lần mỗi ngày?

3.1 Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bất thường?

Trên thực tế, sẽ khó có con số cụ thể trả lời cho câu hỏi trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần là bất thường hay không. Điều quan trọng mẹ cần làm đó là (1) theo dõi cấu trúc, (2) quan sát màu sắc phân; và (3) quan sát những biểu hiện bất thường như quấy khóc, khó chịu, mệt mỏi (nếu có).

3.2 Phân trẻ 3 tháng tuổi như nào là bất thường?

Nhìn vào hình thái của phân, mẹ cũng có thể biết những gì đang xảy ra với sức khỏe của bé.

Phân màu trắng: Báo hiệu các vấn đề về gan; mẹ cần đưa bé đi bác sĩ gấp.

Phân xanh: Phân màu xanh lục có vệt sáng lấp lánh có nghĩa là có chất nhầy trong đó. Điều này đôi khi xảy ra khi em bé buồn ngủ vì chất nhầy trong nước bọt thường không được tiêu hóa. Chất nhầy trong phân cũng là một dấu hiệu nhận biết của nhiễm trùng hoặc dị ứng.

Phân đẫm máu: Máu đỏ tươi có thể xuất hiện trong phân của bé vì một vài lý do khác nhau. Bé đi ngoài nhuốm máu đỏ thường là dấu hiệu của:

  • Dị ứng protein sữa.
  • Tiêu chảy trộn lẫn với máu đỏ có thể là nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Táo bón, máu đỏ ở phân có thể là kết quả hậu môn bị xước hoặc trĩ.
  • Đôi khi, máu trong phân của bé bú sữa mẹ trông có màu đen còn có thể do bé nuốt phải máu từ núm vú bị nứt và chảy máu.

3.3 Bệnh lý ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé

Bệnh tiêu chảy

Trẻ đi ngoài lỏng với rất nhiều nước. Nước có thể có màu vàng, xanh lá cây hoặc nâu và chảy tràn ra tã. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc dị ứng hoặc cũng có thể là do mẹ thay đổi chế độ ăn uống (nếu mẹ đang cho con bú sữa mẹ).

Táo bón

Mặt khác, nếu phân của trẻ cứng và trông giống như những viên sỏi nhỏ, có lẽ bé bị táo bón. Con sẽ khó chịu một cách rõ rệt khi đi ngoài và thậm chí trên phân còn có máu. Táo bón có thể là dấu hiệu của sự nhạy cảm với sữa hay bé không dung nạp một thứ gì đó trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Việc uống nhiều nước có thể hạn chế và giảm tình trạng táo bón ở trẻ.

Mất nước

Cho dù bú mẹ hay sữa công thức, nếu phân của bé cứng hoặc rất khô, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé không đủ nước lỏng hoặc mất quá nhiều nước do bệnh, sốt hoặc nóng.

Tóm lại, không chỉ quan tâm trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường; mẹ nhớ chú ý đến cấu trúc, màu sắc và tình trạng của phân nữa nhé.

>> Cùng chủ đề: Trẻ đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng là tình trạng gì?

[inline_article id=191775]

4. Những điều lưu ý để chăm sóc hệ tiêu hóa bé 3 tháng tuổi

Sau khi mẹ đã biết trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày bình thường; lúc này điều mẹ cần làm tiếp theo đó là biết cách chăm sóc hệ tiêu hóa cho con.

4.1 Bé 3 tháng tuổi chỉ nên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ

  • Bé bú sữa mẹ có thể bú 8-10 lần trong một ngày.
  • Bé thường bú trong ít nhất 10 phút và có thể bú đến 210ml mỗi lần.
  • Nếu mẹ ít sữa, trẻ phải bú sữa công thức thì thường ăn ít hơn; khoảng cách các lần ăn khoảng 4 giờ.

4.2 Mẹ cần lưu ý chế độ ăn của mình

Những món mẹ nên ăn:

  • Các thực phẩm giàu vitamin.
  • Cân bằng lượng chất xơ và protein.
  • Với bé bị táo bón, mẹ bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh; củ quả và trái cây.

Những món ăn mẹ nên tránh khi cho con bú:

  • Đồ ăn cay.
  • Thức ăn nhanh.
  • Đồ chiên nhiều dầu mỡ.

4.3 Giữ bé luôn ấm áp

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu, do vậy để chống lại những tác nhân xấu có nguy cơ xâm nhập cơ thể trẻ, mẹ cần giữ cho cơ thể bé luôn ấm. Đặc biệt là vùng bụng, chân, tay, cổ,…

Qua đây hẳn mẹ đã biết được trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày thì bình thường rồi đúng không nào. Nếu bé khác biệt với những điều trên, mẹ cần dẫn con đi khám bên cạnh lịch khám định kỳ.

[key-takeaways title=”Bài viết cùng chủ đề trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần:”]

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cho trẻ ăn bơ đúng cách, mẹ đã biết chưa?

Cho trẻ ăn bơ đúng cách là việc khá đơn giản nhưng lại đem tới hiệu quả bất ngờ đấy. Mời bạn xem bài viết này để biết bấy lâu nay mình đã cho con ăn bơ đúng chưa nhé!

Cho trẻ ăn bơ đúng cách

Trẻ nhỏ có thể ăn bơ được không?

Chúng ta đều biết quả bơ chứa nhiều dầu. Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe trẻ em khuyến cáo mẹ không nên cho trẻ còn quá nhỏ ăn bơ. Thông thường phải đợi khi trẻ đủ 6 tháng tuổi trở lên và tùy tình hình thể chất, mẹ mới bắt đầu kết hợp quả bơ vào khẩu phần ăn dặm. Ngoài độ tuổi phải thích hợp, vấn đề cho trẻ ăn bơ đúng cách cũng vô cùng quan trọng để tránh gây tác dụng phụ.

Bơ có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều loại vitamin, giàu axit béo và protein, đồng thời còn có nhiều nguyên tố vi lượng khác như natri, kali, magie, canxi… Chính vì lý do này mà không ít mẹ chăm trẻ thích chọn quả bơ làm nguyên liệu hàng đầu để chế biến thực phẩm ăn dặm cho trẻ. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng cao, bơ còn đặc biệt có hương thơm nhẹ, vị ngọt béo thanh đạm nên càng phù hợp với khẩu vị trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, hàm lượng các loại dầu trong bơ cũng tương đối cao, đặc biệt là các axit béo, điển hình như chất béo trong táo chỉ có 0,8g/100g trong khi trong quả bơ lại đạt đến 15,3g/100g. Do đó, nếu độ tuổi của trẻ quá nhỏ hoặc do dạ dày, đường ruột có vấn đề thì ăn bơ dễ xuất hiện tình trạng chướng khí, khó tiêu, thậm chí nôn ói. Khi cho trẻ ăn bơ, mẹ cần chú ý kiểm soát liều lượng và có phương pháp chế biến sao cho dễ tiêu hóa nhé.

Tác dụng của quả bơ đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ

1. Nhuận tràng, hỗ trợ đại tiện

Các loại rau quả thường chứa nhiều thành phần chất xơ, bơ cũng không ngoại lệ. Bơ có một lượng lớn chất xơ không hòa tan, có thể thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, đạt hiệu quả nhuận tràng và duy trì vấn đề đại tiện ổn định. Trẻ thường bị táo bón, nên ăn bơ để đi ngoài được dễ dàng hơn.

2. Thúc đẩy cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ

Trẻ nhỏ cần rất nhiều chất dinh dưỡng, trong số đó không thể thiếu protein, vitamin, axit amin cũng như các khoáng chất khác. Quả bơ có đa dạng các dưỡng chất này, đồng thời còn chứa nhiều chất xơ nên có thể nói đây là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, hỗ trợ cho trẻ sinh trưởng và phát triển thuận lợi, toàn diện hơn.

3. Tốt cho tóc của trẻ

Theo nhiều kết quả nghiên cứu, quả bơ có khoảng 30% dầu. Đây là loại dầu thực vật có ích để cải thiện tình trạng tóc trẻ nhỏ bị khô ráp, hồi phục độ mềm mượt và giúp tóc mọc dày hơn. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ phải cho trẻ ăn bơ đúng cách, không vì nó có nhiều lợi ích mà để trẻ ăn quá nhiều gây phản tác dụng.

4. Phòng ngừa thiếu máu

Một số loại khoáng chất trong quả bơ như sắt, kali cũng có hàm lượng cao hơn các loại quả khác từ 1 đến 2 lần. Đặc biệt là nguyên tố sắt có tác dụng giúp cải thiện và phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em.

5. Hạn chế nguy cơ dị dạng mạch máu

tắm cho trẻ 3

Ngoài hiệu quả ngừa thiếu máu, hàm lượng axit folic phong phú trong quả bơ còn có tác dụng giảm tỷ lệ phát sinh dị dạng mạch máu ở trẻ. Không những vậy, việc ăn bơ cũng giúp người trưởng thành hạn chế nguy cơ mắc ung thư và bệnh tim mạch.

6. Bảo vệ thị lực

Quả bơ còn chứa một thành phần gọi là lutein, là một loại carotene có hiệu quả bảo vệ sức khỏe đôi mắt cho trẻ nhỏ, ngoài ra còn giúp tăng cường trí nhớ, phát triển khả năng sáng tạo và tư duy của trẻ.

Cho trẻ ăn bơ đúng cách cần chú ý nguyên tắc gì?

Mặc dù quả bơ có nhiều dinh dưỡng nhưng bạn cần biết cách chế biến cũng như cho trẻ ăn hợp lý mới phát huy được tác dụng và tránh bị các hệ quả không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đầu tiên mẹ cần nhớ khi trẻ còn quá nhỏ thì khoan vội cho trẻ ăn bơ vì rất dễ gây hại cho hệ tiêu hóa.

Trong tình huống thể chất tốt và phát triển ổn định thì khi trẻ đủ 6 tháng tuổi, mẹ mới nên đưa quả bơ vào khẩu phần ăn dặm của trẻ. Với trẻ tiêu hóa kém thì bạn đợi sau 1 tuổi mới cho trẻ ăn bơ sẽ tốt hơn.

cách kiềm chế cơn tức giận 7

Cho trẻ ăn bơ đúng cách là không cho trẻ ăn quá nhiều và số lần ăn cũng phải kiểm soát thích hợp. Hàm lượng dầu trong bơ khá cao nên ăn quá lượng sẽ gây bất lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Cho bé ăn bơ hàng ngày có tốt không? Lời khuyên cho mẹ là cho trẻ ăn bơ 3 lần/tuần và mỗi ngày nhiều nhất chỉ nên dùng 1 quả bơ nhỏ mà thôi.

Bên cạnh đó, dù bạn chỉ lấy phần thịt quả bơ cho trẻ ăn nhưng trước khi chế biến vẫn nên rửa sạch cả phần vỏ, hạn chế tối đa các bụi bẩn, vi khuẩn có thể dính vào món ăn của trẻ trong quá trình mẹ thao tác.

Ngoài ra, mẹ nhớ lựa quả đã chín nhưng không bị biến đổi màu để tránh các độc tố. Quả bơ sau khi cắt ra mẹ nên cho trẻ ăn ngay. Việc để quá lâu không những làm quả bơ bị oxy hóa, dinh dưỡng bị giảm nhiều mà còn dễ sinh vi khuẩn.

Cách chế biến quả bơ để có những món ăn dặm chất lượng cho trẻ

cho trẻ ăn bơ đúng cách

Bơ xuất hiện thường xuyên trong các món ăn dặm. Để cho trẻ ăn bơ đúng cách, bạn có thể chế biến theo các cách sau đây:

1. Cháo lòng đỏ trứng và bơ

Chuẩn bị: Gạo trắng, quả bơ, trứng gà luộc chín

Cách thực hiện:

– Gạo nấu thành cháo hơi loãng

– Trứng chỉ lấy lòng đỏ nghiền nhuyễn

– Bơ gọt vỏ, lấy phần thịt quả cũng nghiền cho mềm

– Trộn tất cả nguyên liệu rồi khuấy đều tạo thành món cháo sền sệt cho trẻ ăn dặm.

2. Bột cà rốt và bơ

Chuẩn bị: Một quả bơ, một củ cà rốt

Cách thực hiện:

– Bơ rửa sạch, cắt đôi và dùng thìa nạo phần thịt quả

– Cà rốt cho vào nồi hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn rồi trộn với phần thịt bơ tạo thành bột ăn dặm cho trẻ.

[inline_article id=749]

3. Salad bơ và trái cây

♦ Chuẩn bị: Bơ, chuối, lê, sữa chua nguyên vị

♦ Cách thực hiện:

– Bơ nạo lấy phần thịt

– Chuối cắt khoanh nhỏ

– Lê hấp chín rồi cắt hạt lựu

– Cho tất cả nguyên liệu vào máy nghiền mềm và đều. Sau cùng, bạn thêm sữa chua nguyên để tạo thành món salad trái cây cho trẻ.

Lê Phương

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Sữa mát, sữa nóng và thực hư chuyện táo bón ở trẻ

Sữa mát, sữa nóng đang thu hút sự quan tâm của các mẹ đang có con nhỏ trên nhiều diễn đàn. Vậy thực chất của sữa mát và sữa nóng này là gì? Chúng ảnh hưởng thế nào đến chứng táo bón ở trẻ nhỏ?

sữa mát

Trong thế giới quan của các bà mẹ

Chị Nguyễn Thu (30 tuổi, quận 9, TP. HCM) cho biết: “Bé nhà tôi mới sinh được 20 ngày tuổi. Do sinh mổ, tôi không có sữa nên phải cho bé bú sữa công thức. Trộm vía, bé nhà tôi may mắn được bú sữa mát mà rất háu bú, tăng cân và đi ngoài đều đặn”.

Không chỉ với sữa công thức, mà đối với sữa mẹ cũng có sữa nóng và sữa mát. Quan niệm dân gian này đã có từ lâu đời. Hễ bé háu bú, bú no, chóng lớn thì người mẹ được khen là mẹ có sữa mát hoặc bé mát sữa.

Ngược lại với sữa mát, dòng sữa bị gọi là sữa nóng khi bé bú sẽ gặp các vấn đề về tiêu hóa, bé lười ăn, không đi tiêu, chướng bụng và chậm tăng cân hoặc không tăng cân, một số trường hợp còn gặp các vấn đề về hô hấp.

Vậy quan niệm về sữa mát và sữa nóng trong dân gian như vậy có đúng? Mời bạn đọc lời giải đáp dưới đây nhé!

Bản chất sữa mát và sữa nóng dưới góc nhìn khoa học

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mát và sữa nóng bị ảnh hưởng bởi các thành phần hiện diện trong sữa. Vấn đề này được lý giải như sau:

1. Đối với sữa mẹ

Theo các nghiên cứu khoa học, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong thời gian cho con bú, những gì mẹ ăn vào cũng có ảnh hưởng đến chất lượng, mùi vị của dòng sữa. Do đó, để sữa mát, tức là dòng sữa có đủ chất hỗ trợ trẻ tăng cân, phát triển khỏe mạnh, mẹ cần chú ý bổ sung đủ chất để có dòng sữa đảm bảo dinh dưỡng cho con. Cụ thể như:

  • Nước

Cần uống đủ 3 lít nước mỗi ngày. Đây là yêu cầu đặc biệt đối với các bà mẹ cho con bú. Nước cần thiết cho cơ thể sống và là nguyên liệu không thể thiếu để cơ thể mẹ sản xuất sữa.

  • Chất béo

Chiếm tỷ lệ 26,1% ở sữa mẹ, chất béo cung cấp đến 44% năng lượng cho trẻ. Các axit béo không bão hòa (đặc biệt là axit palmitic) tham gia cấu tạo các tế bào, mô não và võng mạc. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất cần chất béo để phát triển về thể chất, tinh thần, đặc biệt là hệ thần kinh, não bộ từ rất sớm. Lúc mới sinh, não chỉ nặng 350g nhưng khi 1 tuổi não đã nặng hơn gấp 3 lần (khoảng 1.100g).

Bên cạnh đó, chất béo còn có vai trò như dung môi để các vitamin A, D, E, K hòa tan. Đây là các vitamin quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể.

  • Protein

Trong protein có taurine, chất này đặc biệt hỗ trợ cho sự phát triển não bộ ở trẻ.

Ngoài ra khoáng chất, vitamin và những thành phần khác trong protein cũng có vai trò tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng, cho trẻ phát triển toàn diện.

Như vậy, một dòng sữa mát là dòng sữa có đủ các chất dinh dưỡng thích hợp và được cân bằng tự nhiên trong cơ thể mẹ thì bé sẽ hấp thu tốt, khỏe và phát triển tốt hơn.

2. Đối với sữa công thức

sữa mát

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì vậy, các nhà sản xuất sữa luôn chú trọng để sản phẩm sữa công thức (dành cho bé sơ sinh, nhũ nhi có mẹ bị ít sữa hoặc không có sữa) càng gần với chất lượng của sữa mẹ. Tuy nhiên, với một số loại sữa công thức mà các mẹ cho rằng sữa nóng vì khiến con bị táo bón (đã loại trừ các nguyên nhân cơ địa) thì bạn cũng nên xem xét thành phần có trong sữa.

Chất béo là một trong những chất cần thiết để sữa công thức gần giống với sữa mẹ. Vì vậy các nhà sản xuất rất chú trọng đến thành phần này. Tuy nhiên, có phải chất béo nào được bổ sung trong sữa công thức cũng sẽ tốt cho trẻ nhỏ? Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, khi hệ tiêu hóa bé còn non yếu, việc bổ sung chất béo sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hấp thu dinh dưỡng và phát triển của con?

Nguyên nhân chất béo bão hòa trong dầu cọ ở một số sữa công thức có thể gây táo bón cho trẻ

Sữa mẹ có các axit béo không bão hòa, bao gồm axit palmitic đóng vai trò quan trọng. Để tiệm cận với sữa mẹ, một số sữa công thức tích hợp axit palmitic (có lượng chất béo chiếm 40-60%) từ dầu thực vật (bao gồm dầu cọ). Song axit palmitic trong dầu cọ là chất béo bão hòa, dễ tích tụ trong cơ thể.

sữa mát

Tên gọi axit palmitic cùng có mặt trong chất béo không bão hòa từ sữa mẹ và chất béo bão hòa từ sữa công thức chứa dầu cọ. Song axit palmitic trong sữa mẹ được ester hóa ở vị trí sn-2, trong khi ở sữa công thức chứa dầu cọ thường ở vị trí sn-1 và sn-3. Hậu quả của sự khác biệt điển hình này là khiến sữa công thức chứa dầu cọ gây ra tình trạng trẻ khó hấp thu chất dinh dưỡng, phân rắn, dễ gây táo bón ở trẻ.

Bạn khó mà ngờ táo bón ở trẻ là do sự khác nhau cơ bản này của sữa mẹ và một số sữa công thức có chứa dầu cọ phải không!

Mẹ chọn sữa công thức cho con

Đến đây, Marry Baby đã có câu trả lời cụ thể hơn cho bạn về việc sữa nóng, sữa mát liên quan mật thiết đến tình trạng táo bón ở trẻ. Sữa nóng là sữa có chứa axit palmitic phổ biến từ dầu cọ gây rắc rối cho quá trình tiêu hóa như táo bón. Sữa mát là sữa hội đủ các điều kiện không có chứa dầu cọ, không gây ra các phản ứng cụ thể ảnh hưởng đến quá trình, hệ tiêu hóa của trẻ, không khiến trẻ bị táo bón (và bạn nên tìm hiểu thêm phân trẻ sơ sinh như thế nào là tốt). Ngoài ra, sữa này còn có các thành phần khác đã được chứng minh lâm sàng là tốt cho tiêu hóa, như thành phần FOS, HMO.

Nói về vấn đề đi tìm sữa công thức cho con, nhiều chuyên gia dinh dưỡng tư vấn: Nếu trong trường hợp bé sinh thiếu tháng, mẹ ít hoặc không có sữa, bạn hãy chọn cho con dòng sữa mát từ sữa công thức. Đó là chọn sản phẩm có hệ chất béo không chứa dầu cọ. Việc này không chỉ giúp bé giảm táo bón, giảm tỷ lệ nôn trớ và đau quặn bụng mà còn hấp thu canxi lẫn DHA tốt hơn.

C.L.T