Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối là do đâu? Có nguy hiểm không?

Ngoài chuyện ăn, ngủ thì đi đại tiện là vấn đáng được quan tâm hàng đầu của trẻ sau khi sinh. Một lần ho bất thường, bỗng dưng quấy khóc đêm hay đi phân có mùi khác một chút thôi cũng đủ khiến mẹ “cuống cuồng”. Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối thì cha mẹ không nên chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu bất thường của hệ tiêu hóa, cha mẹ cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối

Như đã nói, bé trẻ sơ sinh bú mẹ hiếm khi đi ngoài có mùi thối. Trường hợp trong tháng cữ; bé đi phân thối là do ảnh hưởng các loại thức ăn mẹ sử dụng. Ngoài ra, trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa: Khi bé tiêu hóa kém, bị tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột; hay dị ứng thực phẩm phân sẽ có mùi thối.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Nếu chẳng may phải điều trị bệnh nào đó bằng thuốc kháng sinh; phân của bé cũng sẽ có mùi thối vì loại thuốc này tiêu diệt cùng lúc cả vi khuẩn có lợi lẫn có hại.
  • Không dung nạp Lactose: Điều này xảy ra khi ruột non của bé không thể tiêu hóa được lactose trong các sản phẩm sữa; bao gồm cả sữa công thức.
  • Bệnh xơ nang: Đây là bệnh lý nghiêm trọng do thiếu dinh dưỡng hoặc tổn thương phổi. Bệnh làm thay đổi tính nhất quán và mùi phân.  Mẹ cần chú ý theo dõi các dấu hiệu bệnh tật cũng như xem bé có bị dị ứng với loại thực phẩm nào hay không.
  • Nhiễm virus Rota: Một trong những dấu hiệu nhận biết ban đầu khi nhiễm virus Rota chính là thay đổi mùi phân.

Khi phân trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối bất thường; tốt nhất mẹ tìm hiểu rõ nguyên nhân; nếu kèm theo triệu chứng sốt, khóc nhiều, mẹ nên đưa bé đi kiểm tra bác sĩ.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu, dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần quan tâm!

[inline_article id=149918]

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối
Phân trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối có thể là dấu hiệu nguy hiểm

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối có sao không? Khi nào là bất thường?

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường đi ngoài không có phân nặng mùi thối; trong khi trẻ bú sữa công thức thường có mùi hăng hơn.

2.1 Bé đi ngoài có mùi khắm

Trẻ đi ngoài phân lỏng, có chất nhầy và mùi khắm, ăn uống bình thường, không quấy khóc, phân không dính máu; mẹ chỉ cần cho bé bú thật nhiều lần, nhất là sau mỗi lần đi tiêu để bù nước cho bé.

Mẹ không nên chữa trị theo mẹo dân gian như cho mẹ hoặc bé ăn hoặc uống nước búp ổi non. Mẹ nên uống mỗi ngày 1 ống canxi, ăn thêm các thực phẩm giàu canxi, để tăng lượng canxi trong sữa mẹ. Bé cần phơi nắng sáng và uống 400 UI vitamin D mỗi ngày; vì thiếu vitamin D cũng làm cho bé đi cầu nhiều lần, són phân.

>> Mẹ xem thêm: Nên bổ sung vitamin D cho trẻ đến khi nào là đủ?

2.2 Bé đi ngoài có mùi tanh

trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi trứng thối

 

 

Tùy từng trường hợp cụ thể mà trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối, tanh và chua khác nhau. Hầu hết là do khi trẻ ăn dặm; chế đô ăn không hợp lý khiến bé không được tiêu hóa hết làm cho đường ruột bị kích thích. Cụ thể do bé ăn quá nhiều tinh bột trong ngày hoặc cháo không đủ chín gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Hoặc cũng có thể do bé quá nhạy cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào đó trong sữa công thức mẹ đang sử dụng. Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về tình trạng nhạy cảm và dị ứng với sữa công thức ở bé và chọn loại sữa thích hợp.

2.3 Khi nào phân của trẻ được cho là bình thường?

Trong vòng 24h sau khi chào đời, trẻ sẽ đi phân su. Đây là những chất bài tiết từ ruột, dạ dày, nước mật tế bào biểu mô, lông thai, mỡ thai, nước ối thai nhi nuốt vào tạo thành. Phân su có màu đen, đặc dính, không mùi.

3 ngày sau đó phân của bé sẽ có màu nâu và chuyển dần sang màu vàng. Khi xuất viện trở về nhà, phân của bé sẽ có sự khác biệt khi bú sữa mẹ; hoặc sữa công thức. Cụ thể:

  • Bé bú mẹ: Tần suất đi ngoài khoảng 3-12 lần/ngày hoặc có thể nhiều hơn. Phân của bé có màu vàng, dạng cao mềm, mùi chua không thối.
  • Trẻ bú sữa công thức: Đi ngoài từ từ 1-3 lần/ngày. Phân của trẻ lúc này có màu vàng nhạt, khá cứng và có mùi thối.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng có đáng lo ngại?

[inline_article id=161222]

3. Cách xử lý nhanh khi trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối

Bé đi ngoài có mùi khắm

Trường hợp bé bú mẹ thì mẹ chính là đối tượng đầu tiên cần thay đổi chế độ ăn uống. Mẹ cần ăn uống lành mạnh, đủ chất để đảm bảo sức khỏe của bé. Bổ sung nhiều rau xanh; tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, tinh bột và đường.

Đối với các bé uống sữa công thức mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc đổi sữa cho bé. Một số loại sữa không phù hợp với bé cũng có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài có mùi thối.

Đối với hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi phân thối, có mùi khắm hay tanh; mẹ có thể cho bé uống men tiêu hóa. Đồng thời do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên cần đảm bảo vệ sinh ăn uống.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ bị dị ứng sữa có nguy hiểm không? Dấu hiệu dị ứng ở trẻ mẹ cần biết

Trẻ bị dị ứng sữa có nguy hiểm không? Sữa bột, sữa công thức cung cấp cho con yêu nhiều chất dưỡng chất thiếu yếu nhưng lại dễ gây dị ứng sữa cho bé yêu. Dị ứng sữa có thể khiến cho bé phát ban, cảm lạnh, đau bụng và nhiều triệu chứng nguy hiểm khác.

Vậy làm thế nào để nhận biết mức độ nguy hiểm để đưa ra phương pháp xử lý triệu chứng thường gặp này?

Dị ứng sữa là gì?

Dị ứng là phản ứng phòng vệ của hệ thống miễn dịch của cơ thể lên một vật thể lạ (trong trường hợp này là các protein trong sữa). Điều này có nghĩa khi trẻ uống sữa, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ nhầm các protein là các kháng thể lạ gây hại cho cơ thể và bắt đầu hoạt động để chống lại chúng, gây nên các biểu hiệndị ứng sữa ở trẻ.

Tương tự cơ thể trẻ sẽ khó hấp thu các protein có trong sữa bột công thức, đi kèm là các phản ứng dị ứng nên trẻ có thể bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng. Tùy thuộc vào dấu hiệu bé dị ứng sữa công thức mà ta xác định mức độ nghiêm trọng của phản ứng. Thông thường trẻ bị dị ứng với protein trong sữa bò cũng sẽ phản ứng với các loại protein trong sữa cừu và sữa dê.

>> Mẹ có thể xem thêm: Dị ứng đạm bò ở trẻ: Cách giúp bố mẹ nhận biết và xử lý

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết dị ứng sữa

Trẻ dưới 3 tuổi thường nhạy cảm với các chuỗi protein trong sữa. Hiện tượng này xảy ra do hệ miễn dịch của bé nhận biết sai lầm về protein trong sữa là chất có hại.

Hai loại protein gây nên dị ứng sữa bao gồm casein và whey. Cơ thể của trẻ sẽ tự vệ bằng cách phản ứng lại các protein này, gây nên tình trạng dị ứng ở các bộ phận khác như da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp…

dị ứng sữa 1
Trẻ bị dị ứng sữa có nguy hiểm không? 

Bố mẹ thường không chú ý đến các dấu hiệu nhận biết của dị ứng sữa. Vì thế, hiện tượng này dẫn đến các biểu hiện như phản ứng dị ứng chậm và phản ứng dị ứng nhanh:

  • Phản ứng dị ứng nhanh: xuất hiện bất chợt với các dấu hiệu như ói, thở khò khè, mặt sưng, phát ban đỏ hoặc thậm chí là dị ứng toàn thân.
  • Phản ứng dị ứng chậm: là biểu hiện nhẹ, không rõ ràng và thường gặp nhất với tình trạng trẻ cảm thấy khó chịu, bứt rứt, ói mửa, đau bụng, tăng cân chậm và đại tiện ra phân lỏng. Các dấu hiện trên rất khó nhận biết do nó cũng có thể xuất hiện trong các bệnh lý khác.

>> Mẹ có thể xem thêm: Dị ứng sữa: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cho trẻ

Trẻ bị dị ứng sữa có nguy hiểm không?

Trẻ bị dị ứng sữa có nguy hiểm không? Ngoài những triệu chứng và dấu hiệu nhẹ cho thấy trẻ bị dị ứng sữa thì còn có thể gây nên một số các trường hợp sau:

  • Bệnh tiêu chảy
  • Trào ngược dạ dày – thực quản
  • Viêm đỏ quanh hậu môn – tầng sinh môn…
dị ứng sữa
Mẹ nên ngưng cho bé uống sữa bột, sữa công thức khi phát hiện bé có dấu hiệu dị ứng sữa

Cách điều trị trẻ dị ứng sữa?

Dị ứng sữa sẽ gây ra không ít phiền toái cho trẻ nhỏ và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu bố mẹ chưa nắm được cách xử lý đúng cách. Dưới đây là cách bước cần thiết để cải thiện tình trạng dị ứng sữa của bé con:

Ngừng cho con uống sữa bò, sữa công thức: Khi bé có phản ứng dị ứng nhanh, mẹ nên chuyển sang dùng sữa đậu nành để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé.

Nếu bé vẫn bị dị ứng với protein trong sữa đậu nành: Ở thể phản ứng nhanh, khoảng 10% trẻ bị dị ứng với sữa đậu nành. Trong khi đó, ở thể phản ứng chậm có tới 50% trẻ bị dị ứng.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bé bị dị ứng sữa có nguy hiểm không?

Khi con tiếp tục dị ứng sữa đậu nành, mẹ có thể mua các thực phẩm có thành phần protein thấp, ít gây dị ứng như sữa gạo, sữa hạnh nhân, sữa có công thức Non-dairy hay Pareve.

Mẹ có thể cho em uống nhóm thực phẩm trên ít nhất từ 2 tháng đến 1 năm. Sau thời gian này, bé có thể uống lại sữa bò để xem có bất dung nạp với protein trong sữa nữa không. Trong trường hợp con vẫn dị ứng thì cứ 3-6 tháng, mẹ cho bé uống lại sữa bò.

Đối với trẻ sơ sinh, bé có thể chuyển sang uống sữa mẹ. Tuy nhiên, protein của thực phẩm có chứa sữa trong thực đơn của mẹ có thể đi qua đường sữa mẹ, từ đó gây nên tình trạng dị ứng ở bé.

Vì thế, mẹ nên đưa bé đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có chế độ ăn uống phù hợp cho mẹ sau sinh và bé.

trẻ bị dị ứng sữa có nguy hiểm không
Trẻ bị dị ứng sữa có nguy hiểm không? 

Phòng tránh dị ứng sữa ở bé

Khi chọn lựa các sản phẩm sữa bột, sữa công thức, mẹ nên xem xét các thương hiệu có tiếng cũng như xem các thành phần dinh dưỡng trên hộp sữa.

Khi bé bị dị ứng sữa, mẹ nên thông báo cho bảo mẫu, người giúp việc hay cô giáo biết về tình trạng bệnh để tránh cho trẻ uống sữa hoặc thực phẩm có chứa sữa.

Ngoài ra, mẹ cũng nên chuẩn bị 1 số thuốc chống dị ứng tại nhà trong trường hợp cấp bách. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc phù hợp.

Dị ứng sữa là triệu chứng phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi nhưng mẹ cũng nên kịp thời đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất khi bé bị sốc phản vệ cấp tính.

[inline_article id=4829]

Qua đây chắc hẳn bạn đã biết trẻ bị dị ứng sữa có nguy hiểm không rồi đúng không nào. Hệ miễn dịch quá nhạy cảm đến protein trong sữa khiến trẻ dễ bị dị ứng sữa. Với các chia sẻ về dấu hiệu và cách điều trị, bố mẹ có thể dễ dàng xử trí kịp thời khi chăm sóc bé. Mong rằng thiên thần nhỏ nhà bạn sẽ luôn phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt màu vàng, nhầy màu xanh là do đâu?

Nếu trẻ sơ đi ngoài có bọt và nhầy thì là một cảnh báo về sức khỏe của con. Những ngày tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thường đi tiêu sau mỗi cữ bú. Bé thường đi 5-10 lần trong một ngày; phân sệt; màu vàng sậm và tăng cân tốt thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt và nhầy rất có thể hệ tiêu hóa đang có vấn đề.

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có đáng lo?

Thông thường, nếu trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn có thể đi ngoài từ 5 – 7 lần/ ngày. Phân bình thường của trẻ sơ sinh bú mẹ sẽ hơi mềm và có màu vàng tự nhiên. Điều này hay bị lầm tưởng là trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhưng không phải các mẹ nhé.

Bé đi ngoài có bọt thường xảy ra ở những bé 0 – 36 tháng tuổi. Do hệ tiêu hoá của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và sức đề kháng cũng còn kém. Khi gặp tình trạng này, cha mẹ cần theo dõi kỹ. Nếu kéo dài và kèm theo các dấu hiệu khác thì cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện. Các y bác sĩ sẽ chẩn đoán; và có hướng điều trị kịp thời để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

[key-takeaways title=””]

Trường hợp phân của trẻ sơ sinh có bọt nhưng tần suất đi như bình thường. Phân không có dấu hiệu bất thường nào khác; vẫn ăn ngủ tốt; không quấy khóc vô cớ. Nếu vậy cha mẹ cũng tạm yên tâm, nên theo dõi tiếp. Sau 3 ngày không thấy hết thì nên cho bé đi khám bệnh.

[/key-takeaways]

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có đáng lo?
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có đáng lo?

Dấu hiệu trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt do bệnh lý

Bên cạnh đó, những trẻ sơ sinh bị mắc chứng loạn khuẩn đường ruột; rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm trùng đường ruột cũng có thể đi ngoài có bọt. Phân của trẻ sơ sinh lúc này sẽ có các dấu hiệu như:

  • Phân màu xanh sẫm, lượng ít, có chất nhầy.
  • Phân bã đậu, có màu xanh và lẫn dịch nhầy. Trường hợp này có thể bé bị nhiễm trùng đường ruột.
  • Phân có thể cứng, bên ngoài có chất nhầy hoặc máu. Trường hợp này có thể do bé đang bị táo bón.

>> Mẹ xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

2.1 Quá tải đường lactose do hệ thống tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện

Chức năng đường ruột và tiết niệu của bé sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt màu vàng. Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy; có khả năng đường ruột bị kích thích và chưa tiêu hóa hết đường trong sữa.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng thì có đáng lo ngại hay không?

2.2 Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt do nhiễm khuẩn đường ruột

Các vi khuẩn như như Salmonella; Shigella; Staphylococcus; Campylobacter hay E. coli cũng có thể gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy kèm theo tiêu chảy. Nếu bị nặng bé có thể bị chuột rút, sốt. Khi gặp dấu hiệu này, ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để khám chữa bệnh.

2.3 Do dị ứng sữa

Bé sơ sinh có thể bị dị ứng protein trong sữa dẫn đến đi ngoài có bọt kèm theo tiêu chảy. Ngoài ra, bé có thể gặp các triệu chứng sau: Có máu trong phân; phân trẻ sơ sinh có bọt; quấy khóc do đau bụng.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, dị ứng sữa ở trẻ cũng có thể gây phát ban, sưng và khó thở.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có thể do dị ứng sữa

2.4 Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt do hội chứng kém hấp thu

Các bé mắc hội chứng kém hấp thu cũng dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài có bọt. Vì chất dinh dưỡng không được tiêu hóa hết.

2.5 Do chế độ ăn uống của mẹ

Nếu bé đang bú sữa mẹ thì chế độ ăn uống của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến bé. Nếu mẹ ăn các loại thức ăn nhuận tràng có thể khiến bé bị đi ngoài có bọt.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy màu xanh có thể do thay đổi trong cách trẻ bú mẹ. Ví dụ, một số trẻ sơ sinh bú trong thời gian ngắn trước khi chuyển đổi vú bị đi ngoài phân nhầy màu xanh lá cây và có sủi bọt.

3. Những ảnh hưởng khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Ở thời điểm ban đầu, khi có dấu hiệu bất thường ở đường ruột, trẻ sơ sinh đi phân lỏng có bọt sẽ có 5 trường hợp:

3.1 Liên tục đi ngoài ra bọt và quấy khóc

Khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt kèm liên tục quấy khóc; bú ít hoặc bỏ bú; có dấu hiệu bị giảm cân hay không lên cân trong một thời gian dài. Điều này cho thấy dấu hiệu bị viêm nhiễm đường ruột hay rối loạn tiêu hóa.

Một số nguyên nhân cụ thể đã được chỉ ra:

  • Trẻ sơ sinh bị lạnh bụng.
  • Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột.
  • Trẻ sơ sinh có hội chứng kém hấp thu.
  • Bé bị dị ứng sữa ngoài và các chế phẩm từ sữa.
  • Mẹ đang cho con bú nhưng lại dùng thuốc xổ; hoặc ăn các loại thức ăn nhuận tràng.

[key-takeaways title=””]

Trường hợp này, mẹ không nên tự ý mua thuốc hay dùng bất kỳ mẹo dân gian nào để điều trị. Vì điều này có thể gây phản tác dụng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Cách tốt nhất là cho trẻ đến các cơ sở y tế để khám và có sự chỉ dẫn; hỗ trợ điều trị kịp thời từ các y bác sĩ.

[/key-takeaways]

3.2 Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhưng vẫn bú mẹ bình thường

Tính chất phân của trẻ có thay đổi nhưng bé bú mẹ bình thường; không quấy khóc; tăng cân đều thì không đáng lo ngại. Mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ thật chu đáo.

Đồng thời, mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn của bản thân. Hãy giảm dầu mỡ và các thức ăn có tính hàn như hải sản. Sau đó, tình trạng bé sơ sinh đi ngoài ra bọt cũng sẽ nhanh hết.

Bé đi ị có bọt
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhưng vẫn bú mẹ bình thường chỉ cần mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng

3.3 Trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài sủi bọt

Mẹ cần biết rằng tiếng sôi bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bình thường. Chỉ khi bé quấy khóc liên tục thì có thể là do sự tắc nghẽn của lượng khí ở các nếp gấp của ruột; hoặc một nơi nào đó trong đường tiêu hóa.

Nguyên nhân có thể do chế độ ăn của mẹ có nhiều dầu mỡ; thức ăn khó tiêu (khi trẻ bú mẹ hoàn toàn). Hoặc mẹ cho bé bú bình không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh…

Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày:

  • Hạn chế thực phẩm sinh hơi như cà chua, cam, bắp cải… Không ăn thực phẩm cay nóng, gia vị nặng mùi.
  • Nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu sẽ không dung nạp được đường lactose có trong sữa ngoài.
  • Khi bé sơ sinh bị sôi bụng, mẹ chỉ cần đặt trẻ tựa đầu lên vai và vỗ lưng để trẻ ợ nóng sau khi bú. Hoặc đặt trẻ nằm ngửa, gập đầu gối và di chuyển từng chân trẻ lên xuống.

3.4 Bé sơ sinh 1 tháng tuổi đi ngoài ra bọt

Trong 1 tháng đầu tiên, với bé bú sữa mẹ, sẽ đi đại tiện khoảng 5-6 lần/ngày, phân hoa cà hoa cải. Nếu trẻ bú sữa công thức thì đi đại tiện ít hơn từ 1-3 lần/ngày; phân thường dẻo và có màu nhạt hơn, mùi cũng nặng hơn.

Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt, phân lỏng hơn và có chất nhầy. Điều này rất có thể là dấu hiệu của đường ruột đang bị kích thích do chưa tiêu hóa hết chất đường có trong sữa.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường?

4. Cách xử trí khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Khi trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy sủi bọt, mẹ phải cho con bú nhiều lần trong ngày để bù lại lượng nước đã mất.

Ngoài sữa mẹ và sữa công thức, mẹ có thể cho bé uống thêm dung dịch bù điện giải oresol. Mẹ nên nhớ cho bé uống theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý dùng cho bé.

Trường hợp bé không hấp thu dung dịch oresol mà có dấu hiệu mất nước. Mẹ cần đưa ngay đến cơ sở y tế để bù dịch bằng đường truyền

Khi thấy dấu hiệu sau, mẹ cần đưa trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt đến bác sĩ khám:

  • Bé bị sốt cao.
  • Trong phân có lẫn máu.
  • Bé mệt mỏi, bỏ ăn hoặc bỏ bú.
  • Tiêu chảy, phân sủi bọt 2 ngày không khỏi.
  • Bé có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng: da khô, mắt khô, khóc không nước mắt.
Khi nào đưa bé đi gặp bác sĩ?
Đảm bảo bé không bị mất nước là cách xử trí khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

5. Cách phòng tránh tình trạng trẻ đi ngoài có bọt và nhầy

Đối với trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt đang bú sữa mẹ, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng bản thân hợp lý.

  • Mẹ cần hạn chế các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ không có lợi cho sức khỏe.
  • Nên ăn nhiều rau; củ; quả; sữa chua; nước dừa… để tăng lượng khoáng chất và vitamin cần thiết cho con.
  • Đối với trẻ bú sữa công thức, con có thể bị đi ngoài sủi bọt 2 – 3 ngày khi mới uống. Vì hệ thống tiêu hóa của con cần thời gian thích nghi.
  • Nếu tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy kéo dài, mẹ cần thay đổi nhãn hiệu sữa khác. Mẹ nên chọn các loại sữa không có lactose để bé dễ tiêu hóa.

[inline_article id=211608]

Hy vọng với những thông tin về hiện tượng trẻ sơ sinh đi phân nhầy và có bọt MarryBaby vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho các mẹ. Nếu các mẹ còn thắc mắc gì trong quá trình nuôi dạy con cái hãy truy cập ngay vào trang MarryBaby nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

15 lời bài hát ru cho con hay và ý nghĩa từ Nam-Bắc Bộ

Đối với người Việt Nam, những lời bài hát ru cho con ngủ thường là những bài hát có xuất xứ từ dân gian: ca dao, dân ca được truyền miệng qua nhiều thế hệ.

Lời bài hát ru cho con đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu được trong đời sống của mẹ và bé xa xưa. Hiểu rõ lợi ích của lời bài hát ru cho con, mẹ có thể thử cất giọng ngọt ngào đưa con vào giấc ngủ say!

1. Tổng hợp lời bài hát ru cho con say giấc nồng

Cái cò đi đón cơn mưa

Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

Cò về thăm quán thăm quê

Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh.

Cái cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi vào

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì sáo nước trong

Chớ xáo nước đục đau lòng cò con.

Cái Bống là cái bống bang

Cái Bống là cái bống bang

Mẹ Bống yêu Bống, Bống càng làm thơ

Mẹ Bống yêu Bống bao giờ

Để cho cái Bống làm thơ cả ngày

Cái Bống là cái Bống bình

Thổi cơm gánh nước, 1 mình Bống ơi

Nhà Bống có khách sang chơi

Để tôi đi chợ mua vôi ăn trầu

Hàng trầu đã hết từ lâu

Hàng vôi còn đợi, bắc cầu mới sang

cái bống bang bang
Những bài hát ru cho con ngủ thường là những bài ca dao, dân ca quen thuộc

Đố ai ngồi võng không đưa

Đố ai ngồi võng không đưa

Ru con không hát đò đưa không chèo

Đố ai đốt cháy ao bèo

Để anh gánh đá Đông Triều về ngâm

Bao giờ cho đá nảy mầm

Sung kia nảy nụ cho hành ra hoa

Bao giờ trạch đẻ ngọn đa

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình

Bao giờ dâu biếc dựng đình

Lim kia làm kén thì mình lấy ta

À á à ơi, à á à ơi…

Cái cò, cái diệc, cái nông

Cái cò, cái diệc, cái nông

Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò

không không, tôi đứng trên bờ

Mẹ con cái diệc đổ thừa cho tôi

Cây khô chưa dễ mọc chồi

Cây khô chưa dễ mọc chồi

Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta

Non sông bao tuổi mà già

Bởi vì sương tuyết, bởi vì sương tuyết hoá ra bạc đầu

Lời bài hát ru con Nam Bộ

Gió mùa thu.. mẹ ru mà con ngủ..

Năm canh chày… năm canh chày… thức đủ vừa năm…

Hỡi chàng chàng ơi… hỡi người người ơi…

Em nhớ tới chàng.. em nhớ tới chàng…

Hãy nín nín đi con

Hãy ngủ ngủ đi con

Con hời mà con hỡi… con hỡi con hời…

Con hỡi con hời… con hỡi con…

Lời bài hát hát ru con Bắc – Trung – Nam

Ầu ơ,…

Mẹ ơi đừng đánh con đau

Để con bắt cá hái rau mẹ dùng.

Ầu ơ,…

Má ơi đừng đánh con đau

Để con hát bội làm đào má coi.

Ầu ơ,…

Mẹ ơi chớ đánh con hoài

Để con bắt ốc hái xoài mẹ ăn.

Ầu ơ,…

Ví dầu cá bống đánh đu

Tôm càng hát bội, cá thu cầm chầu.

Ầu ơ,…

Ví dầu ví dẩu ví dâu

Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng.

Ầu ơ…

Ví dầu cầu ván đóng đinh…

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi…

Ầu ơ…

Khó đi mẹ dắt con đi…

Con đi trường học, mẹ đi trường đời.

Công cha như núi Thái Sơn

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Con ơi muốn nên thân người

Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ, cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.

Trèo lên cây bưởi hái hoa

Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân

Nụ tâm xuân nở hoa xanh biếc

Em đi lấy chồng, anh tiếc lắm thay

Ba đồng một miếng trầu cay

Sao anh không hỏi những ngày còn không

Bây giờ em đã có chồng

Như chim vào lồng, như cá cắn câu

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng, biết thở nào ra…

Lời bài hát ru con: Con cò

À ơi

Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

À ơi

Ông ơi, ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

À ơi

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Lời bài hát ru Thằng Bờm cho con ngủ

Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú ông xin đổi ba bò chín trâu

Bờm rằng, Bờm chẳng lấy trâu

Phú ông xin đổi ao sâu cá mè

Bờm rằng, Bờm chẳng lấy mè

Phú ông xin đổi một bè gỗ lim

Bờm rằng, Bờm chẳng lấy lim

Phú ông xin đổi đôi chim đồi mồi

Bờm rằng, Bờm chẳng lấy mồi

Phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười.

Chú Cuội

Chú Cuội ngồi gốc cây đa,

Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời

Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.

Con cò bay lả, bay la

Con cò, cò bay lả, lả, bay la

Bay từ từ cửa phủ,

Bay ra, ra cánh đồng

Tình tính tang, là tang tính tình

Duyên tình rằng, ấy duyên tình ơi,

Rằng có nhớ, nhớ hay chăng?

Rằng có biết biết hay chăng

Cài cò là cái cò kỳ

Cài cò là cái cò kỳ

Ăn cơm nhà dì, uống nước (á) nhà cô

Đêm về nó ngày ô ô

Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà

Đi chợ thì hay ăn quà

Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ (à) cơm

Cái cò là cái cò ca

Cài cò là cái cò ca

Bắt về làm thịt lấy ra ba phần

Miếng lạc thời để phần chồng

Miếng xương mẹ gặm, miếng lòng phần con

2. Lợi ích của lời bài hát ru cho con

Nhiều mẹ thắc mắc có nên dùng lời bài hát ru cho trẻ sơ sinh ngủ khi chưa biết đến lợi ích của thói quen này. Nhưng, lời bài hát ru cho trẻ sơ sinh ngủ thực sự mang đến nhiều lợi ích dưới đây:

Theo kinh nghiệm dân gian

nhạc ru bé sơ sinh ngủ 2
Lời bài hát ru cho con của mẹ như món quà tinh thần cho bé

Từ xa xưa, cha ông ta đã có những lời bài hát và nhạc ru cho con ngủ được truyền miệng qua nhiều thế hệ với nội dung hay và phong phú.

Chẳng hạn như những bài hát ru về tình cảm gia đình tới tình yêu quê hương đất nước; hay những bài đồng dao vui nhộn tới những bài ca dao dạy con thành người có ích. Những âm điệu nhẹ nhàng, ngọt ngào và lắng đọng của lời bài hát ru cho trẻ sơ sinh giúp con đi vào giấc ngủ dễ dàng và ngủ sâu giấc.

Hát ru cho bé ngủ giúp bồi đắp thêm tình cảm mẹ con, những ca từ trong lời hát ru cho con theo bé đến khi trưởng thành. Đó là lý do nhiều bé sơ sinh đã lớn vẫn rất thích được nghe hát ru hoặc được mẹ kể chuyện trước khi đi ngủ. Đến đây, hy vọng mẹ đã biết “có nên hát ru cho trẻ sơ sinh” không.

>> Mẹ xem thêm: 50 bài đồng dao cho bé và trẻ mầm non phát triển ngôn ngữ

Theo giải thích của khoa học

Lợi ích khi hát ru cho bé
Có nên hát ru cho trẻ sơ sinh? Những bài hát ru cho trẻ sơ sinh với giai điệu thủ thỉ ngọt ngào giúp bé dễ an giấc

Những lời bài hát ru cho con ngủ có lợi ích lớn cho việc hình thành nhân cách, suy nghĩ và năng khiếu của trẻ sau này.

Ngoài ra, âm điệu nhẹ nhàng và du dương của những bài hát ru cho trẻ sơ sinh ngủ từ chính giọng của mẹ yêu sẽ đem lại cho bé cảm giác an toàn và dễ dàng chìm trong giấc ngủ.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thai nhi đã có thể cảm nhận được âm thanh từ trong bụng mẹ từ khi 16 tuần tuổi. Tiếng động có ảnh hưởng đến nhịp tim của thai nhi. Chính vì vậy các chuyên gia khuyên rằng, mẹ nên nói chuyện với bé từ khi bé còn trong bụng; cũng như nên hát những bài hát ru cho trẻ sơ sinh ngủ; đọc truyện cho bé nghe mỗi ngày và cứ duy trì như vậy cho đến khi bé sinh ra.

Cảm giác thân quen, an toàn với âm thanh hàng ngày bé được nghe rất quan trọng tới sự phát triển tâm lý của bé.

Theo khảo cứu của các nhà khoa học Đức sau khi khảo sát các trường hợp cho bé sinh non nghe bản nhạc “Ru con – Lullaby” 5 phút mỗi lần và nghe khoảng 6 lần trong ngày nhận thấy bé lớn nhanh hơn các bé sinh non cùng tuần tuổi không được nghe hát ru.

[key-takeaways title=””]

Thật ra, cũng khó để lý giải điều này nhưng người ta tìm ra rằng âm điệu thủ thỉ của hát ru giúp con tìm thấy sự an toàn giúp con thấy “yên tâm hơn”; giúp con bú giỏi; ngủ ngoan và có một giấc ngủ sâu để tăng trưởng nhanh hơn.

[/key-takeaways]

3. Một số mẹo khi mẹ cất lời hát ru cho con ngủ

Sau biết lời bài hát ru bé ngủ, mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau đây để con cưng nhận được nhiều lợi ích hơn từ việc nghe hát ru nhé:

– Thay vì cho bé nghe nhạc từ đĩa mở sẵn, mẹ hãy hát ru con ngủ để bé cảm nhận rõ hơn tình yêu thương của mẹ dành cho bé.

– Nếu không tự tin vào giọng ca của mình, mẹ có thể đọc hoặc hát theo giai điệu của những bài nhạc ru bé sơ sinh ngủ có sẵn.

– Đồng thời với việc hát ru cho bé, mẹ cũng nên bắt đầu áp dụng một thời gian biểu để cân đối thời gian ngủ của trẻ sơ sinh thích hợp. Thói quen sinh hoạt điều độ từ khi còn nằm nôi sẽ giúp bé phát triển tốt hơn.

[key-takeaways title=”Bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]

Có thể thấy lời bài hát ru cho con ngủ từ xưa đến nay không chỉ là một cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi hiệu quả mà còn là một phần văn hoá dân tộc Việt Nam.

Do đó, ta thường không hề bất ngờ khi hình ảnh tiếng hát ru của mẹ được đưa vào ca dao, thơ ca như một biểu tượng cho tình mẫu tử đẹp đẽ. Hãy chọn những bài hát ru cho trẻ sơ sinh với câu văn thật ý nghĩa và dạt dào cảm xúc để con yêu ngủ ngon, mẹ nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Sốt virus ở trẻ sơ sinh có những biểu hiện gì và có thể tự khỏi không?

Vậy sốt virus ở trẻ sơ sinh có biểu hiện gì và có thể gây biến chứng nguy hiểm gì không? Trong bài viết này MarryBaby sẽ mô tả chi tiết các biểu hiện, biến chứng có thể xảy ra và cả cách chăm sóc và điều trị khi trẻ bị sốt virus.

1. Biểu hiện sốt virus ở trẻ sơ sinh

Khi bị sốt virus trẻ sơ sinh thường có các biểu hiện sau:

  • Trẻ sốt cao từ 38 – 39 độ C, thậm chí có trường hợp trẻ sốt cao lên đến 40 độ C. Đây là tình trạng khẩn cấn mà trẻ cần phải được đi cấp cứu ngay.
  • Bé bỏ bú, chán ăn,đau họng, ho, bị hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi liên tục; mắt bé đỏ và bị chảy nhiều nước mắt.
  • Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, đau nhức cơ thể, ngủ li bì nhiều giấc.
  • Một số trẻ có kèm theo nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Mặt khác, trẻ bị sốt virus còn có những biểu hiện khác nhau vì còn tùy thuộc vào mỗi chủng loại virus gây sốt ở trẻ. Có một số loại virus có thể gây ra sốt virus ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số loại virus phổ biến và các triệu chứng đi kèm:

  • Virus RSV: triệu chứng gây sốt, ho, khó thở, sự khó chịu khi hít thở, tiếng ngáy, mệt mỏi, khó tiếp thu thức ăn.
  • Virus Adenovirus: là một nhóm virus gây ra hàng loạt bệnh liên quan đến nhiễm trùng như viêm đường hô hấp, viêm dạ dày, ruột,..
  • Virus Rhinovirus: triệu chứng gây cảm lạnh, mệt mỏi, viêm họng, sổ mũi, ho, nhức đầu và gây sốt ở trẻ.

Có trường hợp trẻ có thể bị phát ban và nổi mụn nước trên cơ thể. Sau 2 – 3 ngày bị sốt trên bề mặt da bé sẽ xuất hiện những nốt ban đỏ nhỏ li ti. Một số bé còn bị viêm hạch, xuất hiện ở vùng đầu, cổ có thể sờ thấy được.

2. Trẻ sơ sinh bị sốt virus bao lâu thì khỏi?

Sốt virus là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và hầu hết không nguy hiểm đến tính mạng. Nếu được chăm sóc đúng cách trẻ sẽ dần hồi phục sau 7 – 10 ngày.

Ngược lại, do cơ thể của trẻ còn nhỏ và chưa có đủ sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh; nên cũng có trường hợp trẻ phải nhập viện để điều trị khi bị sốt virus. Nghiêm trọng hơn là khi sốt virus gây thêm các biến chứng khác có kể đến như:

  • Trẻ bị viêm phổi: Đây là biến chứng nặng với những triệu chứng phức tạp nếu bùng phát thành dịch bệnh trong những ngày hè.
  • Viêm tiểu phế quản: Thường xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi khi bị sốt virus.
  • Viêm thanh quản: BIến chứng viêm thanh quản khiến trẻ thiếu oxy, khó thở.
  • Viêm cơ tim: Nếu trẻ hết sốt nhưng vẫn mệt mỏi, không muốn chơi, chán ăn thì có thể đã bị viêm cơ tim gây loạn nhịp tim, ngừng tim.

>> Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh và các biến chứng mẹ cần biết

3. Sốt virus ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Câu trả lời tùy thuộc vào độ tuổi của bé. Nếu trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt; mẹ cần đưa bé đi thăm khám và điều trị với bác sĩ kịp thời.

Còn sốt virus ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên 3 tháng tuổi thường không nguy hiểm, khi được phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, diễn biến của bệnh sốt virus được đánh giá là nhanh; và nếu trẻ không được điều trị đúng cách và kịp thời; hoàn toàn có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viện Nhi Trung Ương Hà Nội khuyến cáo: Nhiễm virus có ở trẻ sẽ trở nên nguy hiểm khi xảy ra các biến chứng trên nhiều cơ quan của cơ thể nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách như: viêm phổi nặng do RSV; cúm, phù não, viêm cơ tim; phù phổi do virus tay chân miệng; chảy máu, sốc do sốt xuất huyết, v.v.

>> Trẻ sơ sinh bị sốt nguyên nhân là do đâu, cha mẹ nên làm gì?

Sốt virus ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Sốt virus ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Trong giai đoạn này mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để con có sức và nhanh khỏi bệnh

4. Cách điều trị và chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị sốt virus

Để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm và bé nhanh chóng hồi phục, MarryBaby chia sẻ cho cha mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi con bị sốt virus như sau:

  • Bù nước cho trẻ thường xuyên, bằng cách cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, uống Oresol hoặc ăn cháo loãng.
  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé thường xuyên khoản 4 giờ/lần. Cách đo nhiệt độ chính xác nhất là ở hậu môn của con.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, lau người bằng nước ấm thấp hơn 2 độ so với thân nhiệt của bé. Trường hợp dùng thuốc hạ sốt thì phải có chỉ định của bác sĩ.
  • Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì nên kết hợp hạ sốt và thuốc chống co giật, nhất là đối với bé có tiền sử co giật khi sốt cao.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé, nhỏ mắt và mũi của con bằng dung dịch nước muối sinh lý natri-clorid 0,9%, để tránh bội nhiễm vi khuẩn.
  • Lưu ý: cha mẹ tuyệt đối không được chườm nước lạnh bởi nước lạnh sẽ gây co mạch ngoại vi, làm cho trẻ sốt cao thêm.

Do bệnh sốt virus ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể lây lan; nên khi mắc bệnh, cha mẹ nên cho con nghỉ học; hạn chế tiếp xúc với người lạ, nhất là các bé nhỏ.

>> Xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ ở mọi độ tuổi nhanh chóng tại nhà

5. Trẻ sơ sinh bị sốt virus khi nào cần đi khám bác sĩ?

Sốt virus ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi nào cần đi khám bác sĩ?
Sốt virus ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi nào cần đi khám bác sĩ?

Cha mẹ và các bậc phụ huynh cần theo dõi trẻ thường xuyên; đồng thời đưa trẻ tới các cơ sở y tế khám ngay khi có một trong các dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt.
  • Trẻ bị sốt kéo dài trên 5 ngày.
  • Trẻ có biểu hiện lơ mơ, ngủ li bì.
  • Trẻ xuất hiện hiện tượng co giật.
  • Trẻ bị đau đầu liên tục và tăng dần, buồn nôn và nôn khan nhiều lần.
  • Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là khi sốt trên 39 độ C mà không đáp ứng với thuốc hạ sốt thông thường.

Tóm lại, bệnh sốt virus ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh phổ biến vào mùa hè; nhất là những lúc nắng mưa thất thường. Hiểu được điều đó, cha mẹ nên đảm bảo sức đề kháng của con thông qua chế độ dinh dưỡng; vệ sinh nơi ở và các món đồ chơi của con. Và quan trọng không kém đó là đảm bảo tiêm vắc xin đầy đủ cho con.

Các bài viết liên quan:

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi và những điều mẹ cần biết

Trong những ngày đầu đời, sự phát triển của trẻ ảnh hưởng rất lớn đến hành trình lớn khôn sau này. Mẹ cần tìm hiểu các kiến thức quan trọng về trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi để giúp bé yêu lớn nhanh và khỏe mạnh. Những lưu ý cần biết về chế độ bú sữa, thay tã, giấc ngủ… sẽ giúp mẹ quen dần và học cách chăm sóc bé cưng thật tốt.

Chế độ ngủ của trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi

Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi ngủ bao nhiêu tiếng? Đây là thắc mắc phổ biến của rất nhiều ông bố bà mẹ. Bé sơ sinh 10 ngày tuổi thường ngủ từ 16 – 18 tiếng mỗi ngày, trong đó mỗi giấc ngủ kéo dài từ 1-3 tiếng.

Cụ thể, bé dành 8 tiếng ban ngày và 8 tiếng rưỡi ban đêm để tận hưởng giấc ngủ. Nhiều bé thường thức khuya đòi bú sữa mẹ.

Chế độ ngủ của trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi
Ngủ nhiều giúp bé phát triển cơ thể trong những ngày đầu đời

Trong khi bố mẹ chỉ ngủ 6-8 tiếng, trẻ sơ sinh lại dành ⅔ ngày để ngủ. Bố mẹ đừng nên quá lo âu về việc ngủ nhiều của con. Bởi hiện tượng này giúp đảm bảo sự phát triển của cơ thể trẻ diễn ra đầy đủ và đúng quy trình.

Cụ thể, khi chìm vào giấc ngủ, não của bé sẽ tiết ra hormone tăng trưởng để phát triển chiều cao cho trẻ. Ngủ đủ các giấc trong ngày giúp bé phát triển não bộ và hệ miễn dịch tốt hơn các trẻ ngủ ít. Vì vậy, bố mẹ không nên đánh thức khi con ngủ nhiều nhé.

Chế độ bú sữa của trẻ sơ sinh

Bố mẹ cũng thường thắc mắc trẻ sơ sinh uống bao nhiêu sữa là đủ. Bé sơ sinh hơn 1 tuần tuổi bú từ 8-12 cữ mỗi ngày, cách nhau 2 tiếng nếu bú sữa mẹ và 3 tiếng nếu bú sữa công thức.

Khi chăm sóc bé, mẹ nên quan sát biểu hiện của bé khi khát sữa để tránh việc con bị đói. Biểu hiện của trẻ thường là mút môi, chép miệng hay đưa tay lên miệng.

Bú sữa mẹ giúp bé hấp thu được nhiều dưỡng chất thiết yếu
Bú sữa mẹ giúp bé hấp thu được nhiều dưỡng chất thiết yếu

Trong mỗi cữ, mẹ nên cho bé bú trong khoảng 30 phút, trong đó 10 phút đầu là nước, 20 phút sau sẽ là lớp sữa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con cưng.

Hiện tượng ho ở trẻ sơ sinh

Vì hệ hô hấp chưa phát triển toàn diện nên trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị ho thường xuyên. Bố mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, phương pháp điều trị để chữa cơn ho hiệu quả và an toàn.

Để chữa ho dai dẳng cho bé sơ sinh, mẹ cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn đúng cách nhằm tránh các bệnh viêm đường hô hấp.

[inline_article id=241148]

Bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ, thuốc trị ho mà không có chỉ định của bác sĩ vì cơ thể bé còn vô cùng nhạy cảm với các thành phần của thuốc.

Khi chăm sóc bé bị ho do dị ứng với thời tiết hay sữa mẹ: Mẹ không nên cho bé ngủ nghỉ trong môi trường nhiều bụi bặm, lông thú… Mẹ cần rửa mũi, mắt bé bằng nước muối sinh lý.

Mẹ cũng nên kiêng các nhóm thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần giữ ấm, tránh gió và cho bé ngủ đủ giấc để nhanh chóng khỏi bệnh sau vài ngày.

Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi khóc nhiều

Trong những ngày đầu chào đời, việc bé sơ sinh 10 ngày tuổi quấy khóc nhiều là điều hoàn toàn bình thường. Bé thường khóc vào buổi trưa và buổi chiều. Tình trạng này sẽ cải thiện trong những tuần sau đó.

Trẻ sẽ ít khóc hơn sau 2 – 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, mẹ cũng cần hiểu được nguyên nhân để làm dịu cơn khóc của bé. Trẻ có thể đòi bú, đòi thay tã hoặc đòi bế…

Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi thường quấy khóc
Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi thường quấy khóc

Thay tã cho trẻ sơ sinh

Việc thay tã cho bé giúp mẹ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi thường có nhu cầu thay tã 8 – 10 lần mỗi ngày. Sau khoảng 1 tháng, bé sẽ đi tiểu ít hơn nên số lần thay tã sẽ giảm đi.

Nếu bé ít đòi thay tã, mẹ nên tìm hiểu xem bé đang gặp vấn đề bất thường nào hay không. Còn nếu tã ướt và bẩn nhanh thể hiện hệ tiêu hóa của bé đang hoạt động hiệu quả.

Con số thống kê cho thấy, mỗi ngày mẹ phải thay ít nhất 8 tã. Nếu trẻ sơ sinh thải ra không đủ lượng nước tiểu hay phân thì mẹ nên xem xét nguyên nhân có thể bé chưa hấp thụ đủ dinh dưỡng.

Giờ đây, mẹ có thể dễ dàng chăm sóc con yêu đúng cách với các bí quyết dành riêng cho trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi. Hy vọng những trải nghiệm hoàn hảo đầu đời sẽ giúp bé cưng khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi và những vấn đề mẹ cần biết

Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi cần chú ý gì? Có trẻ ngủ nhiều, có trẻ ngủ ít và cũng có những trẻ hay quấy khóc. Vậy trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Làm sao để giúp bé hình thành thói quen có nếp ngủ tốt?

Đặc điểm giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi

Bước sang tháng thứ 4, hiện tượng hồi quy giấc ngủ có thể xảy ra ở một số trẻ. Hiện tượng này được hiểu là trẻ có những giấc ngủ rất ngắn giống như tháng đầu tiên khi mới sinh ra.

  • Hiện tượng hồi quy giấc ngủ (hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ) có thể xảy ra vào cuối tháng thứ 3 hoặc vào tháng thứ 5. Hiện tượng này là tự nhiên và nhanh chóng qua đi.
  • Trẻ 4 tháng tuổi hay ngủ những giấc rất ngắn, chỉ khoảng nửa tiếng và rất hay khóc khi thức dậy, khó dỗ dành vào ban ngày.
  • Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp trẻ ngủ những giấc rất sâu như người lớn.
  • Trẻ sơ sinh thường thức dậy sớm (từ 4 giờ sáng) nhưng sau khi thức dậy lại muốn chợp mắt 1 lúc khoảng nửa tiếng.
  • Trẻ 4 tháng tuổi thường thức dậy nhiều lần trong đêm nhưng lại nhanh chóng rơi vào giấc ngủ, không đòi ăn như trước, đôi khi khó đánh thức.
  • Những giấc ngủ trưa ngắn hơn so với giai đoạn trước mà thay vào đó là những lần chợp mắt.
giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi 1
Khi bước sang tháng thứ 4, giấc ngủ của bé sẽ thay đổi

Trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày?

Làm cha mẹ ai cũng mong con có thể phát triển khỏe mạnh và ngoan ngoãn. Tuy nhiên, khi bé 4 tháng tuổi, có rất nhiều cha mẹ không biết con mình ngủ bao nhiêu giờ trong một ngày là đủ.

Họ thường không có định số giấc ngủ của bé trong 1 ngày và cho bé ngủ càng nhiều càng tốt. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ ngủ quá nhiều.

Bé hay rơi vào trạng thái mất ngủ vào buổi tối. Vậy vấn đề đặt ra là nên cho trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày là tốt nhất?

giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi
Nhiều phụ huynh không biết con mình ngủ bao nhiêu giờ trong một ngày là đủ

Trẻ 4 tháng tuổi cần ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày. Ở giai đoạn này, thời gian lý tưởng nhất cho bé ngủ là 15 tiếng mỗi ngày.

Đây là giai đoạn quan trọng nhất để các mẹ có thể giáo dục bé thói quen ngủ đúng giờ giấc, và tạo điều kiện để cho trẻ có cơ hội tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, 3 tác hại lớn mẹ cần phải biết

Trẻ 4 tháng tuổi nên ngủ từ 14 – 15 tiếng một ngày

Thời gian trung bình của giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi là 14 – 15 giờ mỗi ngày, bao gồm cả thời gian ngủ ngày và thời gian trẻ ngủ vào ban đêm. Trong đó, số giờ ngủ ban ngày là khoảng 6 giờ, có thể kéo dài 7-8 giờ.

Và trong 6 giờ ngủ ban ngày này, mẹ có thể cho bé ngủ vào những giấc ngủ ngắn nhưng vẫn đảm bảo được giờ ngủ của bé.

Tuy nhiên, giấc ngủ và giờ ngủ còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé, vì trẻ 4 tháng tuổi, còn rất nhỏ nên ngoài thời gian chơi đùa, ti sữa từ mẹ thì bé sẽ ngủ.

Các mẹ phải đảm bảo được giấc ngủ của con, không nên để trẻ 4 tháng tuổi có những dấu hiệu như ngủ gật, mắt lim dim, hay khóc hoặc bé bị quá giấc ngủ…

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ có những thời gian ngủ trong một giờ khác nhau. Khi trẻ càng lớn thì thời gian ngủ của trẻ càng ít. Tuy nhiên vẫn phải ngủ trung bình 8 tiếng 1 ngày và phải kèm theo một giấc ngủ trưa.

Những cách giúp trẻ 4 tháng tuổi ngủ ngon

Cùng tham khảo một số mẹo dưới đây để cả bố mẹ và các bé vượt qua giai đoạn này và giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi trọn vẹn hơn nhé!

  • Theo dõi kỹ thời gian biểu hàng ngày của bé: Các bé đang trải qua nhiều thay đổi nên có thể cảm thấy không thoải mái. Trong thời gian ngắn, bố mẹ nắm rõ sự thay đổi trong thời gian biểu hàng ngày của bé, tác động nhẹ nhàng, dần dần điều dưỡng giấc ngủ, ru nhẹ bé ngủ khi bé vào giấc ngủ để bé ngủ được thoải mái và dễ chịu hơn.
  • Thích ứng nhanh với sự thay đổi của bé: Hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng, áp dụng thật nhiều biện pháp, các thứ khác nhau để xoa dịu sự khó chịu của bé.
  • Thiết lập thói quen đi ngủ cho bé: Bé lúc này sẽ hình thành thói quen đi ngủ nên bố mẹ tranh thủ xây dựng các thói quen thư giãn trước khi đi ngủ thật tốt đẹp cho bé như nghe hát ru, tắm nước nóng ấm nhẹ nhàng, hay đọc sách, kể chuyện cho bé rồi đặt bé ngủ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày khi tròn 6 tháng?

  • Chú ý tín hiệu ngủ và hành động nhanh chóng: Các dấu hiệu kinh điển của một em bé khi buồn ngủ chính là ngáp, dụi mắt, quấy khóc, không quan tâm mọi thứ,…. rất dễ nhận biết, khi thấy bé biểu hiện thế này nhanh chóng đưa bé đến một môi trường yên tĩnh để vào giấc ngủ.
  • Khi bé đang ngủ mà thức giấc giữa đêm, chỉ cần ôm bé, vỗ về nhẹ nhàng, không cần bật điện, bé sẽ tự dịu cảm xúc và chìm lại vào giấc ngủ.
  • Bày tỏ yêu thương với bé nhiều hơn: Hãy ôm, âu yếm và trao những nụ hôn sẽ an ủi bé rất nhiều, bé nhận thấy mình được yêu thương và giúp dễ chịu, xoa dịu bé rất nhiều.
  • Bé chia thành nhiều giấc ngắn nên cũng sẽ bú mẹ nhiều lần hơn trong ngày. Dưới 4 tháng thì vẫn chỉ nên dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bố mẹ nên tạo thói quen ăn uống, cho bé bú đúng giờ, đúng cữ, tránh ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi vì đói.
  • Nhờ sự giúp đỡ của người thân: Chăm bé, dỗ bé ngủ, cho bé ăn và chơi với bé khiến bố mẹ rất mệt mỏi, và cũng rất cần ngủ. Khi quá mệt, đừng ngại nhờ người thân chăm bé để bố mẹ có thể được nghỉ ngơi nhé.
giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi 3
Bố mẹ nên sắp xếp thời gian cho bé ăn ngủ, vui chơi hợp lý

Một vài lưu ý khác khi chăm sóc giấc ngủ cho trẻ

  • Cần tránh các chấn thương về tâm lý làm cho trẻ bị sợ hãi trước khi ngủ (như dọa nạt, quát mắng,…).
  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước khi đi ngủ, đặt bé ngủ đúng tư thế, mặc cho bé quần áo không quá chật và thoáng khí.
  • Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi cần phòng ngủ cần thoáng khí, nhiệt độ phù hợp.
  • Một số trẻ ngủ ngon hơn khi có những âm thanh (tiếng chạy của quạt, bài hát, tiếng gió mưa,…) nhưng lưu ý không nên bật quá to, ảnh hưởng xấu đến thính giác.
  • Không nên đặt đồ chơi, thú bông bên cạnh bé khi ngủ vì có thể xảy ra tai nạn.

[inline_article id=158391]

Trong trường hợp trẻ có rối loạn giấc ngủ vào nhiều ngày liền, bố mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở Y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám và có những biện pháp khắc phục tình trạng thiếu ngủ của trẻ nhỏ. Đặc biệt là khi giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi rất quan trọng trong giai đoạn phát triển của bé từ sinh ra đến tròn 1 tuổi.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Biểu hiện và phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ

Hẹp bao quy đầu được phân thành hai loại hẹp bao quy đầu sinh lý và bệnh lý. Vậy đâu là biểu hiện của bệnh và cách chữa trị hẹp bao quy đầu ở trẻ như thế nào?

Biểu hiện của hẹp bao quy đầu có biến chứng

Đối với tình trạng hẹp sinh lý, da bao quy đầu ôm sát vào quy đầu. Khi đến tuổi dậy thì, phần da này bắt đầu lộn ra ngoài để lộ quy đầu. Nếu như ở độ tuổi này, khi bao quy đầu không tuột xuống được mới cần phải sử dụng phương pháp điều trị cắt bao quy đầu.

Hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có các dấu hiệu dễ nhận biết như trẻ quấy khóc, đau đớn, khó tiểu tiện. Khi đi tiểu, trẻ phải gắng sức rặn làm phồng phần đầu dương vật.

Do lớp da bao quy đầu không thể mở ra nên nước tiểu không thể thoát ra ngoài, hoặc bắn thành tia ra xa. Nước tiểu của trẻ bị hẹp bao quy đầu thường có màu đục, mùi khai khó chịu.

Tình trạng này của nước tiểu xuất hiện nhiều lần với tần suất cao. Ngoài ra, bố mẹ theo dõi xem bé có thường xuyên sờ tay vào dương vật hay không.

hẹp bao quy đầu ở trẻ 1
Hẹp bao quy đầu là tình trạng phần da bao quy đầu ôm sát vào đầu của dương vật

Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ em dưới 3 tuổi là bệnh sinh lý bình thường. Tình trạng sẽ biến mất dần khi bé được 3-6 tuổi. Tuy nhiên, bố mẹ cần có biện pháp xử lý kịp thời để tránh viêm nhiễm ở trẻ nhỏ.

Bởi viêm nhiễm gây ứ đọng cặn bẩn trong nước tiểu và dịch nhầy dưới nếp da quy đầu, từ đó, vi khuẩn sẽ có môi trường lý tưởng để phát triển, có thể gây viêm đường tiết niệu.

Tình trạng viêm nhiễm nhiều lần có thể gây nên sẹo xơ, từ đó gây ra bệnh hẹp bao quy đầu bệnh lý.

Biện pháp xử lý hẹp bao quy đầu ở trẻ

Trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh hoặc bé dưới 3 tuổi, nếu không có biến chứng thì bố mẹ không cần can thiệp bất kỳ biện pháp chữa trị nào, kể cả nong bao quy đầu khi tắm cho em bé.

Vì sau khi nong bao quy đầu, nhiều trẻ sẽ khóc la và phần quy đầu có thể chảy máu, phù nề, nhiễm trùng hoặc bị viêm niệu đạo, ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật.

Đi nong bao quy đầu khi bé chỉ mới vài tháng tuổi có thể dẫn đến các tật mãn tính như sẹo xấu, hẹp bao quy đầu tái phát hoặc hẹp lỗ tiểu. Vì thế, bố mẹ cần theo dõi dấu hiệu bệnh và vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé đúng cách.

hẹp bao quy đầu ở trẻ
Hẹp bao quy đầu ở trẻ khiến bé quấy khóc, đau đớn khi tiểu tiện

Trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ dưới 3 tuổi có biến chứng, bố mẹ nên bắt đầu sử dụng các biện pháp điều trị bảo tồn không phẫu thuật như bôi thuốc hoặc nong bao quy đầu.

Với biến chứng viêm nhiễm, mẹ nên bôi thuốc mỡ có chứa chất kháng viêm Betamethasone 0,05%/ 1 lần/1 ngày trong vòng 1 tháng liên tục. Mẹ nên nong bao quy đầu nhẹ nhàng tại nhà lúc tắm cho trẻ khi lớp da này mềm mại.

Cách nong bao quy đầu đúng cách là dùng tay kéo căng da về phía gốc dương vật, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày trong 1-2 tháng liên tục. Mẹ cũng có thể kết hợp bôi thuốc mỡ với nong bao quy đầu của trẻ nhỏ để đặt hiệu quả cao hơn.

hẹp bao quy đầu ở trẻ 2
Bôi thuốc mỡ kết hợp nong bao quy đầu tại nhà giúp điều trị hiệu quả hơn

Trường hợp bé trai từ 3-6 tuổi, bố mẹ cũng áp dụng phương pháp điều trị trên nếu bao quy đầu vẫn chưa tuột xuống. Cách điều trị trên chỉ nên được thực hiện khi bé có biểu hiện như rặn tiểu, quấy khóc, đỏ mặt, bao quy đầu phồng lên hoặc viêm nhiễm tấy đỏ.

Với trẻ từ 7-8 tuổi, nếu mẹ bôi thuốc và nong bao quy đầu bằng tay nhưng vẫn không hiệu quả. Khi đi tiểu, bé có các biến chứng viêm nhiễm hoặc căng phồng thì mẹ nên chuyển sang các biện pháp can thiệp ngoại khoa như tiểu phẫu nong hoặc phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Ngược lại, nếu không có biến chứng, mẹ có thể đợi bé tới tuổi dậy thì để cắt bao quy đầu bằng phương pháp gây tê.

[inline_article id=208871]

Hẹp bao quy đầu ở trẻ là hiện tượng thường gặp. Bố mẹ cần theo dõi và vệ sinh sạch sẽ vùng quy đầu của con trai mình. Tùy theo độ tuổi và biến chứng, gia đình có thể áp dụng các biện pháp can thiệp bảo tồn, nội khoa hoặc chăm sóc bé tại nhà.

Nếu không hiệu quả, trẻ mới cần chuyển sang chữa trị hẹp bao quy đầu bằng phương pháp phẫu thuật.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn

Vậy cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng và an toàn? Bài viết dưới đây, MarryBaby chia sẻ với mẹ 5 cách sử dụng dầm tràm cho trẻ sơ sinh, để điều trị các bệnh lý thường ngày.

1. Dầu tràm là gì?

Dầu tràm là một loại tinh dầu từ thiên nhiên, được chiết xuất từ lá cây tràm theo cơ chế chưng cất. Lá tràm được chọn để chiết xuất tinh dầu thường là tràm trà, tràm năm gân hoặc tràm gió (còn gọi là tràm bổi).

Ở Việt Nam, Tỉnh Thừa Thiên – Huế là nơi cho ra lượng tinh dầu tràm nhiều nhất. Cũng có thể ví dầu tràm là một đặc sản đặc trưng của Huế. Nguyên nhân là do địa phương này có thổ nhưỡng đặc biệt; những cây tràm, đặc biệt là tràm gió ở đây thường cho ra lượng tinh dầu tràm cao, hương thơm tự nhiên và mang đến nhiều công dụng cho người dùng.

cách sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bôi dầu tràm được không? – Tinh dầu tràm nếu được chưng cất an toàn, sử dụng đúng cách cho trẻ sơ sinh sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe bé

2. Công dụng của dầu tràm đối với trẻ sơ sinh

Mặc dù công dụng của dầu tràm chưa được khoa học chứng minh. Nhưng công dụng của dầu tràm đã được phần lớn mọi người áp dụng trong cuộc sống hằng ngày và hiệu quả mang lại là không ít.

  • Dầu tràm có khả năng ức chế vi khuẩn độc hại, ngăn ngừa virus gây bệnh, kháng khuẩn ở trẻ nhỏ.
  • Dầu tràm còn giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng. Từ đó, giúp bé hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.
  • Trẻ nhỏ thường hay mắc các bệnh như rôm sảy, thủy đậu, phát ban… Sử dụng dầu tràm giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương ở trẻ nhỏ, làm mờ sẹo nhanh chóng.
  • Giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở những vùng có vết thương, thúc đẩy các tế bào và mô mới hình thành, chữa lành vết thương.
  • Một công dụng vô cùng quan trọng của dầu tràm đối với trẻ nhỏ đó là khả năng trị ho, long đờm, giảm bệnh viêm đường hô hấp.
  • Với trẻ sơ sinh hay bị muỗi đốt, côn trùng cắn; sử dụng tinh dầu tràm thoa lên vết đốt cũng giúp bé giảm đau, sưng và ngứa hiệu quả.

Vậy cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh như thế nào?

>> Mẹ xem thêm: Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân cảnh báo bệnh gì?

3. Cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh phổ biến

cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh
Cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh

Nói về công dụng của dầu tràm với trẻ nhỏ không thể không kể đến chữa chứng đầy bụng, trị vết côn trùng cắn, massage, sát khuẩn và trị ho. Sau đây là 5 cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh:

3.1 Cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh: Trị vết côn trùng cắn

Thành phần eucalyptol (1,8 – Cineole, chiếm tỷ lệ 23-65%) có trong dầu tràm giúp giảm đau, sát khuẩn. Khi bé bị côn trùng cắn hay muỗi đốt; mẹ chỉ cần thoa một chút dầu tràm lên vết cắn sẽ giảm sưng đỏ, ngứa và đau cho bé hiệu quả.

3.2 Chữa đầy hơi, khó tiêu

Cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh để chữa đầy hơi và khó tiêu như thế nào? Khi bé bị đầy bụng, khó tiêu, mẹ chỉ cần cho một ít dầu tràm ra tay rồi massage nhẹ nhàng lên vùng bụng bằng các đầu ngón tay, theo chiều kim đồng hồ từ rốn bé ra ngoài.

Cineol từ dầu tràm nhanh chóng thấm vào da, làm nóng vùng bụng và kích thích tuần hoàn máu. Việc này góp phần hỗ trợ kích thích nhu động ruột, đẩy khí ứ hơi thừa ra ngoài theo đường trung tiện nên giúp giảm dần triệu chứng đầy hơi, khó tiêu ở trẻ.

>> Mẹ xem thêm: Công dụng cũng như mặt hạn chế khi dùng dầu tràm cho trẻ

3.3 Cách sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh để massage

Cùng là dầu gió nhưng dầu tràm không có tính nóng; nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng massage cho bé mà không sợ gây bỏng da.

Cineole có trong dầu tràm giúp làm nóng, do đó giúp lưu thông khí huyết. Theo y học cổ truyền, dầu tràm mùi thơm, tính ấm, vào hai đường kinh tỳ và phế; có công dụng hoạt huyết khu phong. Ông bà xưa vẫn sử dụng như một loại dầu dùng để massage tại nhà.

Massage cho trẻ sơ sinh
Cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn

3.4 Dầu tràm cho trẻ sơ sinh giúp trị các bệnh đường hô hấp

Sử dụng tinh dầu tràm để ngửi khi ngạt mũi hoặc khó thở sẽ cảm nhận được công dụng tức thì. Ngoài ra, mùi hương của dầu tràm còn có thể ngăn ngừa và trị các bệnh viêm thanh quản, viêm phế quản và một số loại dịch bệnh theo mùa.

  • Với các bé sơ sinh, mẹ chỉ nên dùng 1 – 2 giọt, nhỏ lên khăn quàng cổ hoặc áo của bé để bé ngửi mùi, giảm tình trạng ngạt mũi, cũng xua đuổi côn trùng.
  • Với các bé hơn 1 tuổi và người lớn, có thể thoa trực tiếp dầu tràm lên da đầu mũi, cổ, ngực… để giảm ho, trị cảm, giữ ấm cho phổi.
  • Bạn có thể nhỏ 1 giọt dầu tràm lên khẩu trang trước khi đeo để kháng khuẩn, tránh gió và phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp tối đa.

3.5. Cách bôi và sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh giúp kháng khuẩn 

Cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh để giúp con kháng khuẩn:

  • Cho một vài giọt dầu tràm vào trong chén nước nóng; hoặc thấm miếng bông gòn vào một ít dầu tràm.
  • Rồi để ở các góc nhà sẽ giúp bầu không khí trong sạch, tinh khiết hơn
  • Chưa kể mùi hương tràm thoang thoảng cũng tạo cảm giác dễ chịu cho bé.

>> Mẹ xem thêm: Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm

4. Điều cần nhớ khi bôi dầu tràm cho trẻ sơ sinh

Khi mẹ đã biết cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh, tiếp theo mẹ cần biết cách sử dụng dầu tràm sao cho đúng và an toàn với sức khỏe và làn da của con.

4.1 Liều lượng sử dụng

Dưới đây là liều lượng được khuyến cáo khi dùng dầu tràm cho các bé nhỏ:

  • 5 giọt để pha vào nước tắm.
  • 1 giọt khi dùng để massage.
  • 1 giọt khi dùng để thoa lòng bàn chân.
  • 1 giọt để thoa những vết muỗi hay côn trùng cắn.
  • 3-4 giọt nhỏ vào nước khi xông hơi.
cách dùng dầu tràm cho trẻ sơ sinh
Cách dùng dầu tràm cho trẻ sơ sinh cần chính xác về liều lượng, quá nhiều không những không tốt còn gây hại

4.2 Chỉ bôi dầu tràm cho trẻ sơ sinh khi cần

Các chuyên gia y tế khuyên mẹ chỉ nên áp dụng cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh khi các bé bị ho, bị cảm lạnh hay bị côn trùng cắn. Nếu bé hoàn toàn khỏe mạnh; mẹ đừng lạm dụng dầu tràm vì thoa dầu vào lúc con đang khỏe, vận động liên tục và ra mồ hôi nhiều có thể khiến làn da của con bị kích ứng.

4.3 Tránh xa tầm tay trẻ em

Thành phần chính của tinh dầu tràm là 1,8-cineole, một hoạt chất có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ đối với trẻ sơ sinh. Nếu chẳng may bé cầm chơi và nuốt phải có thể gặp các phản ứng phụ như tiêu chảy, đau bụng, nôn.

Trường hợp nghiêm trọng nhất khi các bé bị phản ứng quá mức với dầu tràm là gây động kinh.

4.4 Tránh vùng da nhạy cảm khi dùng tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh

Khi dùng dầu tràm cho bé, mẹ không nên thoa trực tiếp lên những vùng da nhạy cảm như vùng da mặt, đầu, và cổ. Vì tinh dầu có tính kích ứng mạnh có thể gây khó chịu cho bé.

>> Mẹ xem thêm: Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Cha mẹ cần làm gì?

[inline_article id=171309]

Nội dung trên chia sẻ cho mẹ 5 cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh là rất phổ biến và thông dụng. Cuối cùng, điều mẹ cần nhớ thêm chính là lưu ý liều lượng khi sử dụng dầu tràm với con.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách trị lông đẹn ngứa ở trẻ sơ sinh an toàn và triệt để

Dân gian có vô số cách gọi khác nhau về lông đẹn. Nơi thì gọi là lông tơ, lông măng vùng lại kêu lông cáy, lông quắm. Gọi là gì không quan trọng cấp thiết nhất với mẹ bỉm sữa vẫn là cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh nhanh, hiệu quả vì mẹ tin rằng đây là lý do trẻ ngủ không yên giấc sau khi sinh.

Hầu hết em bé sơ sinh khi lọt lòng đều có rất nhiều lông tơ. Lông bao phủ khắp người, chân, tay thậm chí là mặt của bé. Theo các bác sĩ đây là lớp bảo vệ làn da non nớt trong những tháng đầu đời. Còn theo kinh nghiệm dân gian nếu không làm lớp lông tơ này rụng đi sẽ gây cho bé ngủ hay vặn mình và tỏ ra khó chịu. Xem ngay để biết cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh có tốt không mẹ nhé.

Nguyên nhân gây ra lông đẹn ở trẻ sơ sinh

Cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh
Cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia, từ tuần thứ 20 của thai kì cơ thể thai nhi đã mọc lông tơ (lông đẹn), càng vào cuối thai kỳ thì lông càng mọc nhiều. Loại lông này khi kết hợp cùng lớp vernix sẽ giúp bảo vệ da của bé tránh bị va chạm với nước ối và tử cung.

Đa phần lông đẹn sẽ tự rụng trước khi các bé chào đời, tuy nhiên có nhiều trẻ lông đẹn lại không rụng mà vẫn còn nguyên vẹn, vì thế khi sinh ra sẽ nhìn thấy rõ, mức độ lông ít hay nhiều sẽ tuỳ thuộc vào từng bé. Nói cách khác thì lông đẹn thường hình thành do cơ địa của từng trẻ hoặc là do bị di truyền từ ba mẹ.

Đặc biệt nếu trong quá trình mang bầu mẹ lại ăn quá nhiều các loại thực phẩm có tính chất kích thích phát triển lông, tóc như các loại măng, sữa, thực phẩm có nguồn gốc từ sữa, thức ăn có chứa nhiều đường, khoai lang, rau xanh, cá hồi,… cũng có khả năng tác dụng kích thích các nang lông phát triển và gây ra lông đẹn ở trẻ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Vòng hổ phách có tác dụng gì với trẻ em? Liệu có tốt như lời đồn không?

Trẻ sơ sinh bị đẹn lưng

Lông đẹn trẻ sơ sinh nghe thì có vẻ hơi đáng sợ một chút nhưng thực ra đó là lớp lông mềm, mịn bao phủ khắp lưng của bé. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường. Thực tế, lông đẹn xuất hiện trong từ rất sớm và biến mất một phần ở tuần thai thứ 36-40 của thai kỳ.

cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh 1
Chuyện nhiều hay ít lông đẹn không liên quan tới trẻ ngủ vặt mình

Sau sinh, không nhiều trẻ ngoan ngoãn ngủ thẳng giấc mà thường hay vặn mình, thức giấc nhiều lần. Như một thói quen nhiều mẹ đổ lỗi ngay cho lớp lông tơ mỏng manh kia. Mẹ đã quên đi rằng rất có khả năng bé bị thiếu canxi và cần cho bé tắm nắng vào buổi sáng sớm để bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Tuy nhiên việc tắm nắng cần đúng cách và vitamin D có thể bổ sung qua đường uống để giúp trẻ có đủ vitamin D cần thiết.

Lớp lông đẹn thường rụng khi bé được 4-5 tháng tuổi. Nhưng nếu chúng tiếp tục mọc nhiều trong thời gian này, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để chuẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Trường hợp đặc biệt nếu phát hiện bé có một túm lông ở xương sống thì không nên chủ quan đây có thể là dấu hiệu trục trặc ở hệ thần kinh. Vậy cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh là gì? Trẻ sơ sinh nhiều lông măng phải làm sao?

>> Mẹ có thể tham khảo: Bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường?

Cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh theo dân gian

Mạng xã hội là kênh thông tin hàng đầu với các mẹ bỉm sữa hiện nay. Chỉ cần một thắc mắc đưa ra sẽ có hàng loạt các kinh nghiệm khác nhau chia sẻ. Thông thường là do tự thân mẹ trải nghiệm cùng con và không có dẫn chứng khoa học.

Chuyện lông đẹn cũng vậy. Cách trị lông có vô vàn:

  • Dùng lá trầu không sát lên người.
  • Dùng lòng trắng trứng gà với nước cốt chanh, thoa khắp người để đánh lông đẹn cho bé sơ sinh. Xong lấy bột mỳ xoa để lấy đi lông đẹn.
  • Cho trẻ uống sữa tươi.
  • Tắm bằng nước lá cây đậu ván.
  • Ngâm bún tươi từ 4 đến 5 ngày trong nước rồi dùng nước này để tắm cho bé.
  • Tẩy lông bằng lá vông gai.

Mẹ cũng có thể trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh bằng cách nhổ cho trẻ. Vậy nhổ lông lưng trẻ sơ sinh bằng gì?

Bà mẹ bỉm sữa nào cũng nghe tới cách dân gian nhổ lông măng (lông lưng) cho bé để bé bớt giật mình như: tắm lá cây đậu ván, nhổ bằng cách bôi bột mì nhão lên da, tắm nước lá, dùng khăn bọc lá trầu không chà vào da của bé để tẩy lông măng.

Y khoa hiện đại nói gì về cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh

Cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh là cách làm theo kiểu truyền miệng, không có cơ sở thực tiễn về mặt khoa học. Trong thuật ngữ chuyên ngành nhi khoa hiện đại vốn chưa có bệnh nào mang tên “lông đẹn”.

cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh 2
Bất kỳ thắc mắc gì về lông đẹn ở trẻ sơ sinh mẹ nên hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa

Các bác sĩ có chuyên môn cao cũng cho rằng việc tẩy lông tơ bằng lòng trắng trứng hay các loại cây cỏ khác không hề tốt cho trẻ. Trứng gà sống dùng cho trẻ sơ sinh không đảm bảo an toàn, thậm chí rất có thể trứng gà sống có thể mang mầm bệnh của cúm gia cầm. Nước cốt chanh lại chứa nhiều axit không tốt cho làn da non nớt của trẻ…

Nếu trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, vẫn tăng cân theo chuẩn WHO thì không có vấn đề gì cả và trẻ sẽ tự hết. Rướn mình, vặn mình ở trẻ sơ sinh là chuyện hết sức bình thường, chỉ khi nào trẻ có kèm theo các triệu chứng bất thường khác như ăn kém, ngủ không được, sút cân, tiêu chảy, rụng tóc… thì cần đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám điều trị kịp thời.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cứt trâu ở trẻ sơ sinh: 5 mẹo trị cứt trâu cho trẻ đơn giản và hiệu quả 

Những lưu ý khi trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh

  • Các mẹ cần áp dụng đều đặn và thường xuyên thì mới có tác dụng, sau mỗi lần tắm lông sẽ rụng đi một chút, dần dần là hết. Do đó mẹ cần phải hết sức kiên trì nhẫn nại.
  • Tuyệt đối không tự ý mua bất cứ thuốc bôi kháng sinh nào về bôi cho con. Bởi thuốc không rõ nguồn gốc khi bôi lên có thể vô tình gây dị ứng và nhiễm trùng da của bé.
  • Nhiều người truyền tai nhau cách trị lông đẹn cho trẻ sơ sinh bằng bột mì, trứng gà và nước cốt chanh. Tuy nhiên cách này dễ làm tổn thương nhiễm trùng da của bé, vì thế mẹ không được phép áp dụng.

[inline_article id=171309]

Việc tìm cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh là điều không cần thiết. Ngay cả các thói quen tắm cho trẻ hoặc đắp rốn bằng những loại lá cây, thuốc nam, thuốc Đông y… không rõ nguồn gốc có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của các bé. Tốt nhất, nếu có bất kỳ băn khoăn nào mẹ cần hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp thắc mắc.