Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách giảm say tàu xe cho bé khi đi chơi Tết

Để bé tránh say xe, điểm mấu chốt là bố mẹ hãy tạo ra không gian thoải mái, an toàn cho bé khi đi xe. Ngoài ra, một số thực phẩm hỗ trợ sẽ giúp trẻ thoát khỏi tình trạng khó chịu trong những chuyến đi.

Say tàu xe là gì?

Say tàu xe là hiện tượng khá phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ khi di chuyển trên các phương tiện tàu, xe, máy bay. Hiện tượng này tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Khiến những ai mắc phải không muốn đi đâu xa bởi cảm giác khó chịu sẽ kéo dài nhiều ngày sau đó.

Do đó, việc tìm hiểu và giải thích về nguyên nhân, triệu chứng say tàu xe thường gặp sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc tìm ra cách thức làm giảm say tàu xe cho bé cũng như cho bản thân trong những chuyến đi sắp tới.

Cách giảm say tàu xe cho bé 1
Cả trẻ em lẫn người lớn đều có thể bị say tàu xe

Những biểu hiện khi bé say tàu xe

Tùy theo mức độ nhạy cảm của từng bé mà hiện tượng say tàu xe xuất hiện sớm hay muộn, nặng hay nhẹ. Tuy nhiên, triệu chứng chung nhất sẽ bao gồm:

Ban đầu bé cảm thấy khó chịu, nôn nao, choáng váng. Ở mức độ nhẹ, triệu chứng này sẽ thoáng qua, trẻ thích nghi dần với môi trường và “bay biến” hoàn toàn khi phương tiện ngừng di chuyển.

Ở cấp độ nặng hơn, bé sẽ trải qua những dấu hiệu sau:

  • Tiết nhiều nước bọt ở miệng
  • Bao tử cồn cào
  • Bé buồn nôn và nôn ít hoặc nhiều
  • Da tái nhợt, đau đầu, choáng váng
  • Thở nhanh, vã mồ hôi
  • Cơ thể mệt mỏi, gần như suy kiệt
Cách giảm say tàu xe cho bé 2
Tạo ra không gian thoải mái sẽ giúp bé không bị say tàu xe

Cách giảm say tàu xe cho bé đơn giản mẹ cần biết

Để chăm sóc bé tốt nhất, các bậc phụ huynh hãy ghi nhớ 10 mẹo vặt dưới đây để giúp trẻ không bị say xe khi đi xa, giúp chuyến du lịch thêm phần vui vẻ, thú vị.

[inline_article id=141740]

  • Trước khi lên xe, bạn không nên cho bé ăn quá nhiều, những thực phẩm có nhiều dầu mỡ sẽ làm trẻ khó tiêu. Tốt nhất là cho trẻ ăn cháo trước khi khởi hành. Ăn cháo giúp con trẻ giải phóng năng lượng thừa và phục hồi lượng đường trong máu, giảm thiểu cảm giác nôn nao.
  • Tránh cho bé ăn quá no hoặc uống đồ uống có cồn.
  • Tuyệt đối không cho bé uống sữa trước và trong chuyến đi, bé sẽ bị say nếu uống loại đồ uống này.
  • Bạn nên làm cho trẻ bận rộn khi ở trên xe. Điều này sẽ giúp trẻ xao lãng và quên đi cảm giác khó chịu, hồi hộp. Nhưng tuyệt đối không cho trẻ đọc sách, báo vì chính điều này sẽ làm cho trẻ nhanh say xe hơn nữa.
  • Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến việc say xe hay không, cho nên bạn cần giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Nếu bạn bồn chồn, lo lắng trẻ cũng sẽ trở nên như vậy.
  • Hãy nói chuyện với bé về chuyến đi sắp tới để bé chuẩn bị tâm lý và không bị sốc khi di chuyển, bé sẽ quen dần với sự mệt mỏi trước chuyến đi của mình.
  • Nếu trẻ bị nôn vì say xe, bạn nên cho bé uống ít nước sau khi nôn để mùi trong miệng bé không còn lưu lại nữa.
  • Những thức ăn nhẹ hoặc kẹo mút cũng là cách giảm say tàu xe cho bé hiệu quả. Chúng vừa giúp bé không bị say xe vừa không gây buồn nôn.
  • Nên mang theo hoặc mua cho bé những đồ chơi nào mà trẻ yêu thích nhất. Trong suốt thời gian trên xe, trẻ sẽ hứng thú và tập trung vào đồ chơi của mình.
  • Mẹo hay giúp trẻ không bị say xe nữa là có thể cho bé ngửi vỏ quýt, vỏ cam, mùi chanh, bạc hà, gừng,… và cũng để khử mùi trên xe. Tinh dầu cùng hương thơm từ vỏ quýt sẽ giúp con trẻ đỡ say và cảm thấy dễ chịu hơn. Tuyệt đối không được cho bé ăn cam hoặc quýt bởi bé sẽ dễ say hơn.
  • Tránh sử dụng nước cam vì các chất axit có trong loại quả này sẽ làm dạ dày bị tổn thương.
  • Tránh uống các loại nước giải khát có chứa chất kích thích, nhất là cồn và cà phê, vì các chất này sẽ khiến cơ thể mất nước nhiều hơn.
  • Cho bé ngồi ghế trước đầu xe sẽ ít bị xóc hơn, tầm mắt của bé sẽ xa hơn nên không bị tập trung vào những tình huống trên xe, bé sẽ ít bị say hơn.
  • Nếu là xe khách thì chọn những chỗ ngồi gần cửa sổ để trẻ có thể nhìn được các cảnh vật bên ngoài. Điều này sẽ giúp tâm trạng trẻ thoải mái hơn.
  • Cho bé uống thuốc say xe, uống ít nhất nửa giờ trước khi đi. Ở hiệu thuốc có bán rất nhiều loại, hãy cung cấp thông tin đầy đủ về trẻ như tuổi, cân nặng… để dược sĩ có thể kê loại thuốc phù hợp với trẻ. Trước khi lên xe 1 tiếng, hãy cho bé uống thuốc chống say với liều lượng tham khảo bác sĩ.
  • Cho bé ngủ đủ giấc trước khi khởi hành. Bé có sức khỏe tốt, không thiếu ngủ sẽ có chuyến đi khỏe mạnh hơn, không còn cảm giác say xe hoặc nôn nao nữa.

Trên đây là những cách giảm say tàu xe cho bé khi đi xa mà các bậc phu huynh nên “thuộc nằm lòng”. Chúc cả nhà có những chuyến du xuân vui vẻ trong những ngày đầu năm.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng có tác hại gì không?

Các chuyên gia khuyên bố mẹ nên từ bỏ thói quen cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng và tập cho bé ngủ trong bóng tối hoàn toàn. Như vậy bé sẽ có một môi trường phát triển toàn diện và lý tưởng nhất đồng thời có thể tránh khỏi những tác hại khôn lường.

Vậy có nên bật đèn khi trẻ sơ sinh ngủ không, kể cả ban ngày hay đêm? Và làm thế nào để con ngủ ngon giấc hơn? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay!

1. Những ảnh hưởng của ánh sáng đèn đến sức khỏe trẻ sơ sinh

1.1 Khó chìm vào giấc ngủ

Việc liên tục tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo trong đêm sẽ làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, do cơ thể bị ức chế sản sinh melatonin. Một loại hormone tiết ra từ tuyến tùng của não bộ (Pineal gland).

Melatonin sản sinh càng nhiều, cơ thể sẽ càng dễ chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, hormone melatonin có mối liên hệ mật thiết với ánh sáng. Ánh sáng càng mạnh tuyến tùng trong não bộ càng ít tiết ra melatonin; và ngược lại.

Khi con khó chìm vào giấc ngủ và quấy khóc liên tục, cũng là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bị trầm cảm sau sinh.

1.2 Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh là rất quan trọng đối với sự phát triển; và giúp con chống lại các vi khuẩn để đẩy lùi các bệnh. 

Trong khi đó, hệ miễn dịch của con sẽ phần nào được quyết định trong lúc cơ thể của con nghỉ ngơi và được ngủ sâu. Nếu để trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng, điều này sẽ cản trở quá trình nghỉ ngơi của cơ thể; và kéo theo làm suy giảm hệ miễn dịch của con.

>> Mẹ xem thêm: Nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon và phát triển trí thông minh

1.3 Thị lực kém

Cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng có thể ảnh hưởng đến thị lực của con nhé mẹ ơi.
Cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng có thể ảnh hưởng đến thị lực của con nhé mẹ ơi.

Ánh sáng đèn ngủ quá sáng không chỉ khiến trẻ khó ngủ, giảm hệ miễn dịch do thiếu ngủ mà còn khiến thị lực của trẻ kém đi rất nhiều. Vì nếu con ngủ trong không gian đủ tối, các cơ mi mắt sẽ dễ thả lỏng và thư giãn hơn.

Ngược lại với môi trường có nhiều ánh sáng, các cơ mi mắt phải hoạt động liên tục. Tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm đi thời gian nghỉ ngơi của mắt. Từ đó kéo theo tình trạng suy giảm thị lực ở trẻ sơ sinh.

>> Mẹ xem thêm: Sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh không?

1.4 Ảnh hưởng chu kỳ giấc ngủ

Đối với trẻ sơ sinh, cụ thể là trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi. Lúc này con chưa có khả năng phân biệt giữa ngày và đêm. Thay vào đó, cơ thể của con sẽ tự sản xuất Cortisol giúp con tỉnh táo hơn khi có ánh sáng; và tiết ra Melatonin khi trời tối để tạo cảm giác buồn ngủ.

Chính vì thế, nếu cha mẹ mở đèn trước trước và trong khi con ngủ, cơ thể của con sẽ bị bối rối và không biết nên tiết ra loại hormone nào cho phù hợp.

1.5 Bị tăng cân và thừa cân

Mặc dù chưa đủ cơ sở để cho rằng cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng khiến trẻ thừa cân (béo phì). 

Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế về giấc ngủ Sleep Foundation cho thấy, nhóm phụ nữ trưởng thành bật TV trước khi ngủ, đã tăng khoảng 5kg trong 5 năm. Lý do là vì cơ thể của họ bị thay đổi nhịp học; kéo theo rối loạn thói quen ăn uống và cường độ tập luyện bị giảm.

>> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mau lớn, tăng cân, đầy đủ chất

2. Có nên bật đèn ngủ cho trẻ sơ sinh không?

Có nên bật đèn ngủ cho trẻ sơ sinh không, kể cả ban ngày hay ban đêm?
Có nên bật đèn ngủ cho trẻ sơ sinh không, kể cả ban ngày hay ban đêm? Tốt nhất là mẹ nên cho con ngủ trong một căn phòng đủ tối.

Có nên bật đèn ngủ cho trẻ sơ sinh không? Câu trả lời là không.Tốt nhất là cha mẹ nên cho con ngủ trong một căn phòng đủ tối và yên tĩnh.

Vậy khi nào nên bật đèn ngủ cho con? Theo lời khuyên của các chuyên gia, cha mẹ có thể bắt đầu sử dụng đèn ngủ cho con khi con được khoảng 2 tuổi. Đồng thời các con cảm thấy sợ bóng tối trong lúc ngủ. Nếu con đã được 2 tuổi và ngủ trong bóng tối bình thường thì cha mẹ vẫn không cần bật đèn ngủ cho con.

>> Cùng chủ đề có nên bật đèn ngủ cho trẻ: Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không?

3. Làm thế nào để trẻ ngủ ngon giấc hơn?

Làm thế nào để trẻ ngủ ngon giấc hơn?
Làm thế nào để trẻ ngủ ngon giấc hơn? Mẹ có thể sử dụng tiếng ồn trắng để giúp con ngủ sâu giấc hơn

Sau khi cha mẹ đã biết về vấn đề cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng sẽ có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Đồng thời việc có nên bật đèn ngủ cho trẻ sơ sinh khi ngủ hay không, cha mẹ cũng đã được giải đáp.

[key-takeaways title=”Dưới đây là những việc cha mẹ nên làm để con có thể ngủ ngon hơn:”]

  • Giữ cho phòng ngủ của con được đủ tối và yên tĩnh.
  • Cha mẹ có thể sử dụng tiếng ồn trắng, đặt cách cũi khoảng 2m.
  • Bật một chiếc đèn từ toilet cách đó vài căn phòng, để con yên tâm hơn.
  • Trường hợp con không thể ngủ trong bối tối, cha mẹ có thể sử dụng đèn ngủ màu đỏ.

[/key-takeaways]

Tóm lại, việc cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng là KHÔNG NÊN. Tốt nhất là cho con ngủ trong bóng tối hoàn toàn.

Tất cả nội dung trên là những gì cha mẹ cần biết về có nên bật đèn cho trẻ sơ sinh trong lúc ngủ không. Cũng như là những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Đừng tiếc 3 triệu lấy máu gót chân để cứu cuộc đời bé

Sàng lọc sơ sinh bằng cách lấy máu gót chân trẻ sơ sinh là phương pháp khoa học giúp các bác sĩ xác định chính xác xem trẻ có mắc bệnh nguy hiểm nào không để kịp thời đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Đây là dịch vụ kèm theo sau sinh, mẹ và người thân phải am hiểu và có đăng ký trước mới thực hiện hoặc một số bệnh viện có tư vấn thêm. Nếu mua gói sinh tại bệnh viện cao cấp có thể sẽ được miễn phí.

Tại sao phải lấy máu gót chân?

Lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh là xét nghiệm sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện sớm các bệnh lý ngay trong những ngày đầu bé chào đời.  Sàng lọc sơ sinh đã được ngành y tế triển khai ở những năm qua.

lấy máu gót chân 1
Sàng lọc sơ sinh là cần thiết để phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm

Đây là một phương pháp dùng kỹ thuật y khoa nhằm để phát hiện các bệnh liên quan đến nội tiết, rối loạn di truyền ngay khi trẻ vừa ra đời.

Thực hiện đúng quy trình cho phép phát hiện trẻ mắc các bệnh thiểu năng tuyến giáp bẩm sinh và thiếu men G6PD, tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh…

Tuy là những bệnh lý hiếm gặp, nhưng rất nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển sau này của trẻ.

Hầu hết các bệnh lý rất khó phát hiện và chẩn đoán trong thời kỳ sơ sinh. Để đến khi có các triệu chứng thì đã muộn, đặc biệt là đối với chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, trí tuệ và tinh thần của trẻ.

Là một phương pháp hiện đại nhưng không phải bà mẹ hiện đại nào cũng biết và hiểu tầm quan trọng của xét nghiệm này. Nhiều bà mẹ còn từ chối vì sợ bé đau.

Lấy máu gót chân có nguy hiểm?

Thực hiện việc lấy vài giọt máu ở gót chân của trẻ sơ sinh không hề gây nguy hiểm cho trẻ. Có 1 số trường hợp đặc biệt không nên lấy máu kiểu này nhưng rất hiếm và chính các bác sĩ sẽ khuyến cáo bố mẹ.

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện lớn ở Việt Nam đều có thể tiến hành sàng lọc hai bệnh là suy tuyến giáp bẩm sinh và bệnh thiếu hụt men G6PD bẩm sinh.

Tốt nhất trước khi sinh, bố mẹ nên đến bệnh viện để được tư vấn kỹ về dịch vụ lấy máu gót chân để sàng lọc sơ sinh, tham khảo xem bệnh viện có thể tiến hành sàng lọc những bệnh nào, miễn phí hay mất phí và chi phí là bao nhiêu.

lấy máu gót chân
Việc lấy máu hoàn toàn không gây nguy hiểm cho bé

Thời gian lấy máu gót chân trẻ sơ sinh

Ngay sau khi sinh từ 24h, bé được lấy 2 giọt máu ở gót chân vào giấy thấm máu và để khô rồi tiến hành xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm được trả về sau khoảng 24-72 giờ.

Nếu các bé mắc bệnh, ba mẹ sẽ được các bác sĩ có chuyên môn tư vấn các biện pháp xử lý, chữa trị đồng thời cách chăm sóc bé để con có thể hồi phục sớm và phát triển bình thường.

Vì sao lại lấy máu ở phần gót chân em bé

Theo nguyên tắc, máu ở bất cứ bộ phần nào trên cơ thể bé cũng có thể đem đi xét nghiệm. Tuy nhiên, các bác sĩ chọn lấy máu ở gót chân bé là do bộ phận này có lượng màu dồi dào, đáp ứng đủ lượng cần để xét nghiệm.

Hơn nữa, phần gót chân trẻ được cho là kém nhạy cảm hơn so với các bộ phận khác nên khi chích lấy máu sẽ ít đau hơn.

Kỹ thuật xét nghiệm máu gót chân thế nào?

Lấy 1 giọt máu ở gót chân trẻ thấm vào một loại giấy đặc biệt, sau đó về lại cho vào 1 loại thuốc thử, xử lý và đo trên máy bán tự động (ELISA). Kỹ thuật xét nghiệm này được triển khai từ những năm 2000 cho phép sàng lọc suy giáp bẩm sinh.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc?

Các bé sơ sinh từ 2-7 ngày tuổi là đối tượng được tiến hành xét nghiệm sàng lọc sơ sinh. Lý tưởng nhất, xét nghiệm nên được diễn ra khi bé đủ 24 giờ sau sinh để sớm có kết quả và giúp bảo vệ bé hiệu quả nhất.

Nếu mẹ sinh bé ở những cơ sở không có đủ điều kiện để tiến hành xét nghiệm này thì có thể nhờ nhân viên y tế lấy mẫu máu gót chân để gửi đến các bệnh viện có dịch vụ sàng lọc sơ sinh để tiến hành xét nghiệm.

 lấy máu gót chân 6
Sau 24h chào đời, bé cần được thực hiện lấy máu gót chân để xét nghiệm sàn lọc

Xét nghiệm máu gót chân tầm soát được bệnh hiểm nghèo nào?

Tầm soát được các bệnh:

  • Suy giáp trạng bẩm sinh (tuyến giáp không sản xuất đủ hormone khiến trẻ bị đần độn, chân tay không phát triển, thường tử vong trước tuổi trưởng thành)
  • Bệnh tăng sản tuyến thượng thận (một kiểu thiếu hụt enzyme gây sản xuất hormone nam bất thường, khiến trẻ có bộ phận sinh dục nửa nam nửa nữ)
  • Bệnh thiếu men G6PD (bệnh huyết tán bẩm sinh do hồng cầu bị vỡ gây ra vàng da, thiếu máu)…

Chi phí lấy máu gót chân trẻ sơ sinh

Ngoài các bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện Quốc tế cũng có rất nhiều trung tâm sàng lọc sơ sinh tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước có dịch vụ tiến hành làm xét nghiệm tại nhà và với nhiều lựa chọn gói sàng lọc bệnh lý khác nhau.

Giá dịch vụ khoảng trên dưới 3 triệu đồng.

 lấy máu gót chân 4
Giá dịch vụ là miễn phí hoặc khoảng 3 triệu đồng tùy địa điểm

Khám sàn lọc sơ sinh ở đâu?

Mẹ có thể tham khảo về dịch vụ sàng lọc sơ sinh tại các bệnh viện:

  • Từ Dũ (248 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM)
  • Phụ sản Trung Ương (viện C): 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Phụ sản Hà Nội (Đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội)
  • Việt Pháp (Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội)
  • Hệ thống bệnh viện Vinmec tại Hà Nội và TP.HCM

[inline_article id=80475]

Lấy máu gót chân để xét nghiệm sàng lọc trước sinh không nguy hiểm cho bé mà ngược lại giúp quá trình phát triển của bé toàn diện hơn nhờ phát hiện và điều trị sớm bệnh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

U máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không?

Trẻ thường mắc u máu ngay sau khi sinh. Bệnh sẽ tăng trưởng cực đại khi trẻ được 1 tuổi và sẽ thoái lui khi bước vào tuổi lên 2 hay 3. Điều này khiến không ít các ông bố bà mẹ cảm thấy lo lắng khi nhận thấy một vết “bớt” đỏ trên khuôn mặt hay cơ thể của con trẻ.

U máu ở trẻ sơ sinh là gì?

Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Nguyệt Nhã, nguyên Phó Trưởng khoa sọ mặt tạo hình của Bệnh viện Nhi Trung Ương:

U máu là khối u bẩm sinh phổ biến nhất ở trẻ em. Đó là loại u lành tính của tế bào nội mạc lát thành mạch máu, thường xuất hiện lúc mới sinh và có đặc tính phát triển nhanh ở trẻ nhũ nhi.

Ngược lại u dị dạng mạch máu cũng xuất hiện lúc mới sinh nhưng phát triển chậm hơn và tồn tại tới tuổi trưởng thành. U máu thường nổi lên như nốt ruồi son, lớn dần theo cơ thể sau phát triển thành mảng hồng đậm màu hoặc gồ lên thành mảng.

U máu ở trẻ sơ sinh 4
U máu ở trẻ sơ sinh có nhiều mức độ và hình thức khác nhau

U mạch máu có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể như: Da, đầu, mặt, cổ, mắt, chân, tay, nội tạng (gan, thận)… vì thế bệnh nhân có thể đến khám ở các chuyên khoa khác nhau như da liễu, răng hàm mặt, tai mũi họng, ngoại khoa… Nhưng tỉ lệ u mạch máu ở vùng đầu, mặt, cổ chiếm cao nhất, trên 60%.

Dấu hiệu nhận biết u máu

U máu là loại bệnh trẻ em thường gặp ở da nên dấu hiệu nhận biết rất đơn giản. Bệnh biểu hiện ở 3 cấp độ:

  • Cấp độ thứ nhất. Đây là dạng nhẹ với dấu hiệu là những thay đổi màu sắc mà thường là đỏ, đỏ tím hoặc phớt xanh. Ở giai đoạn này chúng ít khi tạo thành u, cục hay khối. Đa phần chúng bằng phẳng như một cái bớt.
  • Cấp độ thứ hai. Ở dạng trung bình này, u máu phát triển thành một khối u thực sự, chúng gồ lên, nổi lên hoặc đội da lên thành một khối có hình dạng, kích thước rõ ràng. Tất nhiên, chúng vẫn mang màu sắc như cũ. Đó là màu của máu trong khối u.
  • Cấp độ thứ ba. Giống dạng trung bình nhưng biểu hiện kèm theo khi khối u vỡ ra hay biến chứng. Thường là sự chảy máu nếu như khối u ngoài da, vỡ ra, loét nếu như khối u ở sâu trong phần mềm.

Ngoài ra, còn căn cứ vào những dấu hiệu đặc thù tại từng bộ phận mà khối u máu to lên, chèn ép vào tạng và cơ quan chủ đích.

U máu ở trẻ sơ sinh 2
Loại u này có biểu hiện khá rõ rệt nên mẹ cần quan sát cẩn thận để xử lý kịp thời

Trẻ sơ sinh bị u máu có nguy hiểm không?

U máu ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý bẩm sinh về mạch máu. Nhìn chung đây là một loại bướu lành tính, nghĩa là không di căn, không tái phát (nếu điều trị đúng) và nhất là không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tùy theo từng loại u máu cũng như mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có nên điều trị hay không. Phần lớn u máu ở trẻ nhỏ thoái triển dần theo thời gian, đến khoảng 8 – 9 tuổi u máu sẽ thoái triển thành các tổ chức xơ mỡ.

[inline_article id=186369]

Tuy nhiên, với trường hợp u máu phát triển nhanh, khối u đe dọa đến sức khỏe, chức năng hoặc ảnh hưởng thẩm mỹ nặng thì cần được điều trị.

Lời khuyên chung cho trẻ em bị u máu là điều trị càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm thì diện tích u còn nhỏ, mạch máu cũng nhỏ giúp điều trị mang lại kết quả thành công cao.

Các phương pháp điều trị u máu ở trẻ sơ sinh

Như trên đã nói, u máu đa phần lành tính và không cần điều trị đặc biệt, tự khắc chúng sẽ teo và biến mất. Nhưng cũng có những loại u máu không nhỏ đi mà tồn tại như một khối u thực sự. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và thẩm mỹ của bé. Điều trị lúc này thực sự hữu ích.

Trong giai đoạn đầu, u máu sẽ nhỏ lại một cách đáng kể với các thuốc điều trị như corticoid (có dạng uống, dạng bôi và dạng tiêm trực tiếp vào khối u), hóa chất chống ung thư, thuốc chẹn beta.

U máu ở trẻ sơ sinh 3
Biện pháp chữa trị u máu khá đơn giản nên bố mẹ không cần quá lo lắng

Khi việc dùng thuốc không có kết quả hoặc không thuyên giảm như kỳ vọng thì phẫu thuật được xem là một biện pháp triệt để. Có hai phương pháp cơ bản là phẫu thuật bằng laser và cắt bỏ.

Áp dụng theo phương pháp nào là tùy vào chiến lược điều trị của từng người và tùy vào vị trí xuất hiện khối u máu ở trẻ sơ sinh. Thường thì laser ưu tiên sử dụng ở những trường hợp u máu trên bề mặt và những vị trí thẩm mỹ nhạy cảm như mắt, môi, mũi, tai, mặt.

Nói chung, các can thiệp trong những trường hợp này thường không quá phức tạp. Rất ít khi u máu nội tạng phải can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.

[inline_article id=105295]

Tất cả các phương pháp điều trị đều tiềm ẩn các nguy cơ, đặc biệt cho những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi nên việc điều trị cần được cân nhắc thận trọng.

Một khi được chỉ định, việc điều trị các u máu ở trẻ sơ sinh cũng thường mang tính chất giải quyết hợp lý các vấn đề về sức khỏe, chức năng, thẩm mỹ cho trẻ nhưng cũng phải đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất các tác hại khi điều trị.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh gồng cứng người, mẹ phải làm sao để xử lý?

Hầu hết các mẹ đều rất muốn tìm hiểu xem vì sao trẻ sơ sinh gồng cứng người, có khi lại khóc không ngừng và các mẹ cũng lo lắng không biết tình trạng này có ảnh hưởng đến sức khỏe hay sự phát triển của trẻ hay không.

Theo các bác sĩ Nhi Khoa, đây là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sau khi sinh, và hầu như đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua với các lí do khác nhau và mức độ không giống nhau. Vì vậy, các mẹ đừng quá lo lắng về tình trạng này mà hãy tìm hiểu lí do vì sao.

Đâu là nguyên nhân trẻ sơ sinh gồng cứng người?

Trẻ sơ sinh gồng cứng người có thể do nhiều lý do khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:

Trẻ sơ sinh gồng cứng người do tác động bên ngoài

Đầu tiên, có thể kể đến các tác nhân bên ngoài khiến trẻ sơ sinh gồng cứng người. Có thể là tiếng ồn xung quanh, ánh sáng, chỗ nằm không được thoải mái, hay có thể trẻ bị đói, buồn tiểu, muốn đi nặng, hoặc quần áo, tã lót khiến trẻ khó chịu.

Chính những tác động bên ngoài này có thể khiến bé hay gồng cứng người rồi khóc thét lên. Vì vậy, mẹ nên kiểm tra kĩ lưỡng trước khi tìm hiểu những nguyên nhân khác.

bé hay gồng cứng người 1
Bé hay gồng cứng người là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh

>> Mẹ có thể quan tâm Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng thì có đáng lo ngại hay không?

Trẻ sơ sinh gồng cứng người do sinh lý của trẻ

Việc trẻ sơ sinh gồng cứng người là một điều hết sức bình thường vì đây là biểu hiện sinh lý tự nhiên do hoạt động của thần kinh cơ ở trẻ. Thông thường, bé hay gồng cứng người trong vòng 3-5 phút rồi tự khỏi.

Nếu trong quá trình gồng cứng người, bé cứ khóc mãi, nôn mữa, và thậm chí trong thời gian dài bé chậm phát triển, kén ăn thì lời khuyên cho các mẹ là hãy mang trẻ đi khám sớm nhất có thể để có thể phát hiện được nguyên nhân kịp thời.

>> Mẹ đọc thêm Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất, mẹ phải làm gì?

Trẻ sơ sinh gồng cứng người do thiếu Canxi

Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé hay gồng cứng người mà mẹ cũng nên quan tâm, để ý. Như các mẹ đã biết, Canxi là một trong những chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

bé hay gồng cứng người 2
Thiếu Canxi có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé hay gồng cứng người

Vậy tại sao thiếu Canxi lại khiến trẻ hay co cứng chân tay? Canxi có chức năng đặc biệt to lớn đối với cơ thể người, nhất là với trẻ sơ sinh, đó là đóng vai trò trong việc truyền dẫn thần kinh.

Khi trẻ thiếu Canxi thì công suất làm việc của hệ thần kinh sẽ yếu đi, dẫn đến việc năng suất hoạt động thần kinh sẽ giảm hoặc bị rối loạn. Do đó hiện tượng trẻ gồng cứng người cũng là do hệ thần kinh của trẻ bị rối loạn do thiếu Canxi mà ra.

>> Tổng hợp mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon mẹ đã biết chưa?

Một số bệnh lý khác khiến trẻ sơ sinh gồng cứng người

Ngoài ra, các mẹ cũng nên quan tâm đến một số bệnh lý khác khiến trẻ khó chịu, khóc gồng cứng người. Chẳng hạn như các bệnh lý về da, gây cảm giác ngứa, tổn thương hoặc là do côn trùng cắn.

Các mẹ biết đấy, da của trẻ rất nhạy cảm; chính vì vậy, khi có cảm giác ngứa, hay bỏng rát trẻ sẽ rất khó chịu, các mẹ thường xuyên đế ý nhé.

[inline_article id=239397]

Bé hay gồng cứng người, đâu là giải pháp?

Một điểm lưu ý mà các mẹ có thể nắm được tình trạng và giải pháp đó chính là theo dõi quá trình gồng cứng của con. Thời gian trẻ hay co cứng chân tay kéo dài trong bao lâu.

Trong khoảng thời gian đó bé có những dấu hiệu nào và có dấu hiệu nào đặc biệt không, và bé kéo dài tình trạng như vậy trong bao lâu.

  • Đầu tiên, nếu trẻ hay co cứng chân tay thì mẹ nên để ý với các tác nhân bên ngoài. Mẹ nên kiểm tra xem chỗ ngủ của con có thoải mái hay không, ánh sáng có ổn hay không, xung quanh có ồn ào hay không.
  • Mẹ cũng nên xem con có thoải mái với loại tã lót, quần áo đang sử dụng không, và liệu da con có đang bị tổn thương, ngứa ngáy hay không.
  • Nếu trẻ sơ sinh gồng cứng người, mẹ nên dành thời gian xem lại thực đơn của bé, xem liệu cơ thể có được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là Canxi hay không.
  • Mẹ cũng phải biết cách để cân đối thực đơn hàng ngày của bé để đảm bảo những dưỡng chất khác cũng không thể thiếu.
  • Nếu tình trạng cứ tiếp tục kéo dài, cộng thêm việc trẻ cứ khóc mãi, hay nôn mữa, chậm phát triển, các mẹ nên mang trẻ đi khám càng sớm càng tốt để biết được nguyên nhân thật sự của tình trạng này là gì.

[inline_article id=66754]

Trên đây là một số các nguyên nhân khiến bé hay gồng cứng người và giải pháp khắc phục mà các mẹ, hay các bậc phụ huynh có thể tham khảo nếu bé nhà có tình trạng tương tự.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Cha mẹ cần làm gì?

Bé ngã đập đầu phía sau sẽ dẫn đến các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng. Chẳng hạn như sưng nhẹ, bầm, cho đến chảy máu ở đầu, tai, vết thương sưng to. Nếu trường hợp nhẹ, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về thể trạng của con. Nếu trường hợp nặng, trẻ bị ngã đập đầu phía sau cần được đưa đi viện gấp để tránh biến chứng sọ não nguy hiểm.

1. Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không?

Theo nghiên cứu năm 2015 về Nguy cơ chấn thương đầu khi trẻ dưới 6 tuổi bị ngã của NCBI Hoa Kỳ; các trường hợp bé ngã đập đầu phía sau thường không gây tổn hại nghiêm trọng; và có thể hồi phục nhanh chóng.

Để biết bé ngã đập đầu phía sau có sao không; cha mẹ cần cân nhắc:

  • Độ cao: Độ cao càng thấp thì độ nguy hiểm của cú ngã càng giảm xuống. Trẻ em dưới 5 tuổi không được phép lên cao hơn 1,5m. Những trẻ lớn tuổi hơn khi được tiếp cận với độ cao trên 2m.
  • Bề mặt rơi xuống: Các bề mặt như bê tông, gạch men, lớp đất cứng; sẽ gây nguy hiểm nhiều hơn cho bé so với các bề mặt mềm.
  • Vật dụng mà bé va phải: Trong quá trình tiếp đất chạm vào các vật dụng như đồ đạc góc cạnh, mặt kính sắc nhọn có thể gây thương tích nghiêm trọng.

Cha mẹ cần bình tĩnh quan sát tư thế trẻ sau lần ngã để xác định rõ vùng bị tổn thương trong vòng 2 ngày. Sau đó, cha mẹ bế bé lên giường nằm nghỉ ngơi; tránh quát mắng con. Nếu bé vẫn tỉnh táo; vui chơi bình thường mà không hề có dấu hiệu nguy hiểm nào; mẹ có thể an tâm.

bé bị ngã dập đầu phía sau có sao không
Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không cần cân nhắc nhiều yếu tố.

Thông thường, vùng đầu, trán là nơi có nguồn cấp máu nên chấn thương khi ngã đập đầu sẽ dẫn đến chảy máu dưới da. Đầu của trẻ sẽ xuất hiện các vết bầm tím hoặc sưng phồng to sau khi bị ngã dập đầu.

Nếu bé bị ngã đập đầu phía sau sưng to và vết thương dần tan hết; không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe; thậm chí có trường hợp vết thương chảy máu nhẹ; nhưng bé vẫn sinh hoạt vui vẻ thì phụ huynh không cần quá lo lắng.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất, mẹ phải làm gì?

2. Nguyên nhân khiến bé ngã đập đầu phía sau

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị ngã đập đầu phía sau sưng to. Cha mẹ cần nhớ rõ các nguyên nhân dưới đây:

  • Rơi từ xích đu.
  • Trượt trong bồn tắm.
  • Ngã xuống bậc thang.
  • Rơi vào hoặc ra khỏi cũi.
  • Ngã khi đang tập đi xe đạp.
  • Ngã khỏi giường hoặc bàn thay tã.
  • Vấp phải thảm hoặc đồ vật trên sàn.
  • Ngã khi trèo lên đồ nội thất hoặc lên trên mặt bàn.

3. Bé bị ngã đập đầu phía sau khi nào là nguy hiểm?

3.1 Khi bé bất tỉnh

Trẻ có thể bất tỉnh khi bị ngã đập đầu xuống nền cứng với lực đập đủ mạnh; dù chỉ vài giây. Nếu con khóc ngay sau khi ngã, cha mẹ nên yên tâm bởi bé vẫn còn tỉnh táo. Cha mẹ cần quan tâm và đưa trẻ đi khám nếu bất tỉnh 1 phút trở lên.

3.2 Mất ý thức và nôn ói

Sau khi trẻ bị ngã đập đầu phía sau, trẻ nhỏ có thể nôn ói 1 đến 2 lần do hiện tượng ho, khóc mạnh hoặc va chạm vào hộp sọ. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn nhiều hơn 3 lần và kèm theo các dấu hiệu sau đây, đây có thể là tình trạng nguy hiểm:

3.3 Đi lại loạng choạng

Sau khi té đập đầu sau gáy, các bé có thể bị chóng mặt, đi lại mất thăng bằng. Đây là những biểu hiện không quá nguy hiểm.

Mẹ có thể theo dõi bé lúc vui chơi để xem bé ngồi thẳng; đi lại vững vàng; vận động tay chân bình thường hay vẫn còn loạng choạng. Trường hợp trẻ sơ sinh bị va vào đầu, mẹ có thể quan sát lúc bé bò hay dùng tay… để xem có gì bất thường không.

>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ thường bị chóng mặt có phải là đang mắc bệnh không?

rối loạn thị lực là dấu hiệu bé bị té đập đầu phía sau
Đi lại loạng choạng là dấu hiệu nguy hiểm khi bé bị té ngã đập đầu phía sau

3.4 Rối loạn thị giác

Dù bé vẫn tỉnh táo nhưng nếu các dấu hiệu như lờ đờ; giao tiếp bằng mắt kém; thiếu tập trung…mẹ cũng cần lưu ý.

Đặc biệt, trong vòng 24 giờ sau khi trẻ bị ngã đập đầu phía sau; mẹ cần quan sát mắt bé xem có bị lác; đồng tử hai bên không đều; nhìn một thành hai để có hướng xử lý kịp thời.

Ngoài ra, mẹ nên thử phản ứng của trẻ khi chườm lạnh. Nếu trẻ phản ứng lại thì gia đình có thể yên tâm bé vẫn còn khỏe mạnh.

>> Cha mẹ xem thêm: Vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu – Có nguy hiểm không?

3.5 Nôn nhiều hơn 3 lần

Sau khi ngã đập đầu phía sau, dù có ảnh hưởng đến sọ não hay không, trẻ nhỏ thường nôn 1 đến 2 lần do ho; khóc hoặc va đập của hộp sọ. Để phòng tránh trình trạng này, mẹ nên cho bé uống nước lọc hoặc bú sữa mẹ; không dùng thức ăn dặm hay thức ăn đặc.

Khi trẻ nôn nhiều hơn 3 lần và có kèm các dấu hiệu sau là nguy hiểm:

  • Trẻ bị sốt, mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đi khám.
  • Quấy khóc nhiều bất thường kèm dấu hiệu đau đầu liên tục.

3.6 Ngủ nhiều hơn bình thường

Dù bé đã ngủ đủ giấc nhưng vẫn có xu hướng ngủ tiếp sau lần ngã đập đầu phía sau. Nếu bé bị ngã vào buổi tối, hoặc giờ ngủ trưa thì thật khó biết bé ngủ do buồn ngủ hay do cú té.

Nếu không thể giữ bé thức thì hãy để bé ngủ; nhưng cha mẹ cần theo dõi cứ 2 giờ một lần. Vì bé lừ đừ, lơ mơ, khó đánh thức cũng là một trong những dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần phải cẩn thận.

>> Cha mẹ xem thêm: Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

4. Cần làm gì khi bé bị ngã đập đầu phía sau?

Mặc dù hoảng sợ có thể là phản ứng đầu tiên của cha mẹ khi bé ngã đập đầu phía sau; hãy cố gắng giữ bình tĩnh; và thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Nếu bé ngã đập đầu phía sau tỉnh táo và quấy khóc (một phản ứng hoàn toàn bình thường, cho rằng trẻ có thể đang giật mình và có thể bị đau); cha mẹ có thể bế trẻ và cố gắng xoa dịu bé.
  • Bước 2: Nếu bé bị ngã đập đầu phía sau sưng to; cha mẹ có thể chườm lạnh khoảng 20 phút sau mỗi 3-4 giờ.
  • Bước 3: Nếu bé ngã đập đầu phía sau và chảy máu (và do phần đầu có nhiều mạch máu gần bề mặt da nên có thể có rất nhiều máu); hãy dùng khăn sạch đè lên trong khoảng 15 phút.
  • Bước 4: Hãy hỏi bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau cho bé, chẳng hạn như acetaminophen.

LƯU Ý: Đừng cố gắng di chuyển trẻ bị ngã đập đầu phía sau và bị bất tỉnh. Bé ngã đập đầu về phía sau có thể bị chấn thương cột sống hoặc cổ; cả hai chấn thương đều có thể trở nên tồi tệ hơn do di chuyển không đúng cách.

[key-takeaways title=”Khi nào cần đưa bé bị ngã đập đầu phía sau đi cấp cứu?”]

  • Khó thở.
  • Nôn nhiều hơn một lần.
  • Chảy máu liên tục từ vết thương.
  • Xuất hiện cơn động kinh, co giật.
  • Nghi ngờ chấn thương cổ / tủy sống.
  • Bầm tím và / hoặc sưng tấy quá mức.
  • Đầu của bé bị lõm hoặc sưng to mềm.
  • Buồn ngủ bất thường và / hoặc khó tỉnh táo.
  • Máu hoặc có nước dịch chảy ra từ mũi hoặc tai.
  • Mất ý thức hoặc không phản ứng với giọng nói / xúc giác.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Trẻ nổi hạch sau đầu và gáy là bệnh gì?

5. Bé bị ngã đập đầu phía sau cần theo dõi bao lâu?

Sau khi đã biết bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không và cần làm gì, mẹ cần phải hiểu rõ thời gian theo dõi tình trạng bệnh đối với trẻ. Việc theo dõi sau khi bé bị ngã sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bé và triệu chứng của bé.

Thông thường, nếu bé không có triệu chứng nghiêm trọng như mất ý thức, nôn mửa liên tục, hoặc biểu hiện lạc lõng sau vụ va chạm, cha mẹ có thể theo dõi bé trong vòng 24-48 giờ đầu. Trong thời gian này, hãy để bé nghỉ ngơi và đảm bảo bé được giữ ở tư thế thoải mái. Đồng thời, hãy quan sát bé để phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào như nôn mửa, buồn ngủ quá mức, khó chịu hoặc thay đổi trong tình trạng tâm lý.

Nếu bé có bất kỳ triệu chứng lo lắng hoặc nghi ngờ nào, cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và đánh giá cụ thể. Bác sĩ sẽ có khả năng đưa ra những hướng dẫn chi tiết hơn và xác định liệu việc kiểm tra hoặc xét nghiệm bổ sung có cần thiết hay không.

6. Các loại chấn thương do bé ngã đập đầu ở phía sau

Biến chứng nguy hiểm nhất khi bé ngã đập đầu phía sau là chấn thương sọ não. Trong vòng 36-48 giờ, trẻ sẽ có biểu hiện lún sọ, chảy máu, tụ máu dưới màng cứng.

Bé bị ngã đập đầu phía sau sẽ đau đầu nặng hơn; ói nhiều hơn; lừ đừ; dần dần bất tỉnh; chảy dịch ở lỗ tai; mũi hay bầm tím quanh quầng mắt. Thậm chí, bé có thể bị liệt nửa người, không đi lại được.

Các dấu hiệu trên thể hiện tình trạng bé bị chấn thương đầu nặng dần; cần đưa trẻ đi bệnh viện gấp để được bác sĩ điều trị kịp thời.

Các loại chấn thương do bé bị ngã đập đầu ở phía sau
Các loại chấn thương do bé bị ngã đập đầu ở phía sau

7. Cách phòng tránh bé bị ngã đập đầu phía sau

Để tránh trường hợp bé bị té ngã đập đầu phía sau, cha mẹ hãy:

  • Để những vật dụng bé có thể leo lên tránh xa khu vực cửa sổ.
  • Không bao giờ để con chơi một mình trên cao như giường, bàn hay ghế.
  • Luôn đội mũ bảo hiểm và các thiết bị an toàn khi con đạp xe, trượt patin,…
  • Cảnh giác lắp cửa an toàn ở lối trên và dưới cầu thang cũng như là cửa sổ.
  • Luôn luôn quan sát con chơi bên ngoài và giữ trẻ trong tầm với của cha mẹ.
  • Luôn luôn thắt dây an toàn trong xe đẩy và trên ghế cao hay trên bàn thay đồ cho bé
  • Hạn chế sử dụng dụng cụ tập đi vì bé có thể bị té ngã dập đầu phía sau hoặc ra ngoài hoặc ngã xuống cầu thang.
  • Trẻ nằm võng hoặc nôi cần được che chắn để không bị rơi xuống sàn. Dây cột võng của trẻ cần phải chắc chắn; đưa lắc nhẹ nhàng.

Trẻ nhỏ luôn cần được chăm sóc và bảo vệ an toàn trước những tác động bên ngoài. Tuy nhiên, việc trẻ nhỏ vận động, vui chơi thường dẫn đến những va đập chấn thương; đặc biệt là phần đầu là điều không thể tránh khỏi.

Với các biểu hiện từ nhẹ đến nặng, cha mẹ có thể có cách xử trí để phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Bố mẹ cũng nên trông nom, chăm sóc con cẩn thận để tránh bé bị ngã đập đầu phía sau.

>> Xem thêm: Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng khi ngủ có nguy hiểm không?

Hy vọng với những thông tin về bé ngã đập đầu phía sau; MarryBaby sẽ giúp cho các bố mẹ có thêm kiến thức để xử trí khi rơi vào trường hợp này.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Tác hại của thừa muối với sức khỏe trẻ nhỏ mẹ cần biết

Chắc hẳn ai nấu ăn cũng biết chiếc muỗng cà phê (teaspoon). Tuy nhiên sẽ có nhiều người chưa biết là 1 gram muối chỉ bằng 1/6 chiếc muỗng cà phê ấy?

Đó cũng chính là lượng muối mà 1 đứa bé < 12 tháng tuổi cần trong ngày. Nếu quá liều lượng trên thì tác hại của thừa muối với sức khỏe bé là rất lớn.

Vì sao người lớn thường có thói quan cho muối vào thức ăn?

Mặn là 1 trong 5 vị cơ bản mà lưỡi ta có thể cảm nhận và phần lớn vị mặn ấy đến từ mắm, muối…ta nêm thức ăn. Khi ăn, nếu lưỡi được kích thích bởi càng nhiều vị thì mức độ ngon miệng càng tăng.

Đó là lí do vì sao chúng ta luôn thêm muối vào khi nấu nướng để ăn ngon hơn. Nhưng có một điều tai hại đó là một số bố mẹ, ông bà nghĩ rằng khi nấu bột cho con, thêm 1 ít muối vào cho nó ngon miệng, cho nó cứng cáp…

Nhưng theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sang – Đại Học Y Dược TP.HCM, đó là một quan niệm sai lầm !!!

tác hại của thừa muối với sức khỏe 1
Cho nhiều muối vào thức ăn, đặc biệt là đồ ăn dặm của trẻ nhỏ rất có hại cho sức khỏe

Vị giác và hệ tiêu hóa của bé khác hoàn toàn người lớn

Việc ngon miệng là do ông bà cha mẹ nghĩ vậy và chỉ đúng với người lớn mà thôi. Còn đối với trẻ em là một chuyện khác. Số lượng cơ quan cảm nhận vị giác của trẻ em cao hơn người lớn rất nhiều.

Nghĩa là, cùng một kích thích nhưng vị giác trẻ con nhận được sẽ mạnh và nhanh hơn người lớn. Đó là lí do vì sao đôi khi chỉ 1 ít tiêu hoặc hành trong cháo nhưng những đứa trẻ vẫn không thể ăn là vậy.

Nêm muối vào đồ ăn dặm của con với suy nghĩ là ngon miệng là sai lầm. Ngon với người lớn chứ cực mặn với trẻ con.

tác hại của thừa muối với sức khỏe 2
Vị giác của trẻ rất nhạy nên người lớn không cần cho thêm muối vào thức ăn

Những tác hại của thừa muối với sức khỏe trẻ nhỏ

Khi ăn nhiều muối, bé phải đi tiểu nhiều hơn để thải lượng muối đó ra ngoài và kéo theo ion quan trọng khác, trong đó có canxi.

Nhiều nghiên cứu ghi nhận vùng có thói quen ăn mặn càng nhiều thì tỷ lệ cao huyết áp và loãng xương càng cao. Vậy có chắc là do không ăn muối nên bé không cứng cáp ?

Thứ hai, chức năng thận của trẻ em chưa hoàn thiện ngay từ lúc mới sinh ra mà chỉ đạt chức năng ngang người lớn sau 3 tuổi.

Nghĩa là nếu như con bạn <12 tháng tuổi, độ lọc của thận chỉ bằng 1/3 người lớn. Muối lọc qua thận. Thận trẻ con chưa lọc nổi muối.

Việc nêm muối ấy khiến con bạn quá tải muối trong cơ thể. Trước mắt thì gây tổn thương thận và lâu dài là gây các bệnh lý mạn tính như tim mạch, huyết áp…

[inline_article id=209935]

Liều lượng muối vừa đủ cho bé trong ngày

Theo khuyến cáo của NHS (Trung Tâm Y tế Quốc gia của Anh) thì lượng muối tối đa theo tuổi như sau

• Dưới 12 tháng tuổi: 1g muối/ngày (<0.4g Natri)

• 1 đến 3 tuổi : 2g muối/ngày (0.8g Natri)

• 4 đến 6 tuổi 3g muối/ngày (1.2g Natri)

• 7 đến 10 tuổi 5g muối/ngày (2g Natri)

• Trên 11 tuổi 6g muối/ngày (2.4g Natri)

Các bạn thấy đó, trẻ 11 tuổi mới cần 6g muối hay 1 muỗng cà phê muối mà thôi. Việc nêm chỉ 1/2 muỗng muối cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dù nghĩ rằng là vừa miệng nhưng thực chất là nhiều và gây quá tải muối cho con.

Với trẻ còn ăn dặm, trong bột ăn dặm, sữa công thức, trái cây… đã chứa đủ lượng muối cho bé (nếu không muốn nói hơn 1gr muối) cho con bạn. Việc nêm muối vào chỉ làm thận con bạn thêm quá tải mà thôi.

tác hại của thừa muối với sức khỏe 4
Lượng muối bé cần khi ăn dặm là rất ít và có sẵn trong thực phẩm

Lưu ý cho bố mẹ khi nêm nếm thức ăn cho bé

Quan niệm muối cho ngon miệng chỉ đúng với người lớn. Còn đối với trẻ con đó là cực mặn và đánh đổi bằng hại thận, hại sức khoẻ bé. Việc nêm muối không giúp trẻ ăn ngon hơn hay làm bé cứng cáp.

Nếu ông bà vẫn giữ quan niệm nêm muối vào đồ ăn dặm cho con thì chính mẹ hãy là người nấu những bữa ăn cho con. Hãy bỏ ra 15 phút để nấu cho chính con mình.

Vị giác của trẻ em nhạy hơn người lớn rất nhiều. Nên nếu bé nói cay, nóng, chua, mặn, ngọt…nghĩa là bé đang nói thật. Đừng nghĩ rằng bé đang tìm cách né món ăn.

Nêm gia vị quá đậm là một trong những nguyên nhân khiến bé ám ảnh và biếng ăn. Và việc nên 1/2 muỗng cà phê muối là vượt quá ngưỡng tối đa cho con.

Nhìn chung, khi chăm sóc bé mẹ hãy là người chủ động chuẩn bị thức ăn là cách tốt nhất tránh tác hại của thừa muối với sức khỏe. Ngoài ra bố mẹ cần giải thích cho ông bà biết thói quan ăn nhiều muối không chỉ tác động xấu đến bé mà ông bà cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh nằm sấp có sao không? Cách giúp bé nằm sấp thoải mái

Nhiều cha mẹ thường đặt trẻ mới sinh nằm ngửa vì đây là tư thế tốt nhất của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, theo ý kiến của một số chuyên gia thì việc cho trẻ sơ sinh nằm sấp cũng mang lại nhiều lợi ích.

Tư thế này tạo nền tảng vững chắc để trẻ thực hiện những vận động khó hơn về sau. Ngoài ra, nó còn giúp bé phát triển trí não, phát triển thị giác, hỗ trợ tiêu hóa…

1. Nằm sấp là gì?

Nằm sấp (tummy time) là đặt trẻ sơ sinh nằm sấp trên bụng mẹ trong một khoảng thời gian ngắn khi bé thức. Đây là một bài tập quan trọng giúp cho cơ cổ và cơ vai của trẻ khỏe hơn. Đồng thời còn cải thiện các kỹ năng vận động.

Nhưng nếu đặt trẻ nằm sấp, cha mẹ cần phải ở bên cạnh để quan sát và chanh chừng con.

2. Trẻ sơ sinh nằm sấp có sao không?

Câu trả lời là không sao. Nhưng sẽ cần cha mẹ đảm bảo là luôn ở bên cạnh con khi con nằm sấp.

Cha mẹ biết không, có đến 10 bộ phận trên cơ thể của con cần được tập luyện khi con nằm sấp. Cụ thể đó là vùng cổ, lưng, cánh tay, bàn tay, hông, bụng, chân, mắt,..Và để mẹ có thể yên tâm hơn khi để trẻ nằm sấp, mẹ hãy xem qua các lợi ích sau:

2.1 Giúp phát triển vùng não vận động

Phát triển trí não toàn diện
Lợi ích khi cho trẻ nằm sấp

Khi trẻ được đặt ở tư thế nằm sấp, hoặc nằm sấp trên bụng mẹ. Theo phản xạ tự nhiên, trẻ sẽ ngẩng đầu lên, xoay ngang xoay dọc để nhìn mọi phía.

Những hoạt động như vậy không chỉ tốt cho não bộ mà các bộ phận khác như cổ, vai, lưng, tứ chi cũng nhanh nhạy và linh hoạt hơn. Đồng thời cho trẻ nằm sấp sẽ hạn chế nguy cơ đầu bị méo hay bẹp. Vì trẻ có cơ hội xoay trở đầu thường xuyên.

2.2 Giúp phát triển thị giác tốt hơn

So với tư thế nằm ngửa, trẻ sơ sinh nằm sấp sẽ mở rộng tầm nhìn hơn. Bé có thể bao quát không gian trước, sau, trên, dưới; nên trẻ nhìn thấy được nhiều vật hơn. Từ đó kích thích trẻ sử dụng thị giác nhiều hơn.

Do vậy, khi tập cho trẻ sơ sinh nằm sấp; mẹ nên treo nhiều tranh ảnh có màu sắc và những món đồ phát ra âm thanh. Cách này cực kỳ hay, vì giúp trẻ phối hợp vận dụng tai nghe và mắt thấy.

2.3 Hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn

trẻ sơ sinh nằm sấp 1
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp không? Câu trả lời là có. Vì có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé

Đa số các bậc phụ huynh không thích cho trẻ sơ sinh nằm sấp vì lo rằng tư thế đó sẽ làm cho trẻ khó thở, đau bụng, tức ngực… Tuy nhiên, theo kết quả của nhiều nghiên cứu; bé nằm sấp sẽ vận động nhiều hơn dẫn đến hoạt động của nhu động ruột cũng tốt hơn; giúp trẻ ăn ngon hơn và dễ đi ngoài.

Bên cạnh đó, khi trẻ sơ sinh tập nằm sấp; phần dịch hòa tan từ dạ dày sẽ không ở thực quản mà đi xuống ruột non nên tình trạng nôn trớ giảm nhiều so với khi đặt trẻ nằm ngửa.

Lưu ý: Không cho bé tập nằm sấp khi vừa mới ăn no; tốt nhất là một tiếng sau ăn.

3. Khi nào trẻ sơ sinh có thể nằm sấp để ngủ?

Mối quan tâm của cha mẹ là không biết có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp không; vì nghe được rằng bé nằm sấp sẽ làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS); và một số ảnh hưởng khác.

Những nghi ngại của cha mẹ không sai. Mặc dù trẻ sơ sinh nằm sấp có nhiều lợi ích, nhưng vẫn cần phải đúng độ tuổi và đúng hoàn cảnh.

  • Tập cho bé nằm sấp để gia tăng kỹ năng vận động: Các khuyến nghị về tập nằm sấp đề xuất rằng, tummy time phù hợp trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi trở lên.
  • Độ tuổi cho trẻ sơ sinh ngủ nằm sấp: Theo khuyến cáo, trẻ sơ sinh khi được 4 – 6 tháng tuổi; có khả năng tự lật, trở mình; cha mẹ mới nên cho bé nằm ngủ sấp.

>> Mẹ ơi xem thêm: Tư thế ngủ an toàn của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

4. Cách tập cho trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ thoải mái

Bố mẹ có thể đặt cho con nằm sấp ngay sau khi sinh; hoặc đợi đến khi bé được 4-7 tháng tuổi. Trong vài tuần đầu; có nhiều khuyến nghị là chưa muốn tập cho con nằm sấp; cho đến khi cuống rốn của bé đã rụng.

4.1 Đặt trẻ nằm sấp trên đùi

Mẹ đặt trẻ ở tư thế nằm ngang trên đùi, tay giữ hông và mông của trẻ, có thể nâng phần đùi ở gần đầu của trẻ lên cao một tý để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

4.2 Đặt trẻ sơ sinh nằm sấp trên bụng mẹ

trẻ sơ sinh nằm sấp 2
Tư thế này vừa tập cho trẻ nằm sấp vừa giúp bé gần gũi mẹ hơn

Mặc dù trong 1, 2 tháng đầu trẻ chưa thể ngóc được đầu dậy nhưng tư thế này sẽ giúp cơ cổ và vai của trẻ phát triển mạnh mẽ khi trẻ cố ngóc đầu lên để nhìn xung quanh.

  • Mẹ nằm trên giường hoặc ở dưới sàn nhà.
  • Sau đó đặt trẻ nằm trên ngực hoặc bụng.
  • Dùng 2 cánh tay để giữ thăng bằng cho trẻ.

Trẻ sẽ rất thích thú khi tiếp xúc với hơi ấm tỏa ra từ cơ thể mẹ, giúp tình cảm giữa hai mẹ con gắn bó hơn.

4.3 Đặt trẻ sơ sinh nằm sấp trên giường

Mẹ nên thay đổi nhiều tư thế hơn khi đặt bé nằm sấp. Chẳng hạn như trải một chiếc khăn bông mềm trên giường, cho trẻ nằm trên chiếc khăn, bàn tay, đùi và chân “ôm” vào khăn ở tư thế dễ chịu với trẻ.

4.4 Giao tiếp bằng ánh mắt

Trẻ rất thích ánh mắt và giọng nói của mẹ. Bé sẽ luôn cố gắng ngóc đầu lên để nhìn mẹ. Lúc này, mẹ hãy hạ tầm nhìn của mình xuống bằng với tầm nhìn của trẻ; khuyến khích trẻ bằng giọng nói hoặc bằng âm thanh của các loại đồ chơi.

Di chuyển đồ chơi vòng quanh để bé có thể xoay cổ theo nhiều hướng. Nếu bé chỉ quay theo một hướng; mẹ hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không? Dấu hiệu cho thấy bé đang đói

4.5 Để bé nằm sấp trên gối

Mẹ có thể thay đổi thường xuyên cách cho trẻ nằm sấp. Các bà mẹ có thể cuốn một chiếc khăn tắm, đặt dưới ngực trẻ, treo đồ chơi ở trên cao để gây chú ý với trẻ.

Mẹ có thể dài một tấm chăn mỏng ở dưới để trẻ cử động được dễ dàng hơn. Mẹ cũng có thể cầm một chiếc gương đặt trước mặt trẻ. Trẻ sẽ cố gắng ngóc đầu lên vì chúng rất thích nhìn thấy mặt của ai đó.

4.6 Bế bé nằm sấp

bé bé tập nằm sấp
Bế bé trên tay cũng là cách tập cho con nằm sấp hiệu quả

Đây là cách bế khá thoải mái cho trẻ. Mẹ có thể dùng 1 tay luồn giữa 2 chân và đưa lên đỡ phần bụng của bé. Tay còn lại giữ phần đầu và vai của bé.

Bố cũng có thể giúp mẹ bằng cách cầm đồ chơi để thu hút trẻ, khuyến khích trẻ ngóc đầu lên cao.

5. Lưu ý khi tập cho trẻ sơ sinh nằm sấp

Việc cho con nằm sấp tuy có rất nhiều lợi ích; tuy vậy mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau để đảm bảo an toàn cho con nhé!

  • Không cho trẻ nằm sấp khi vừa bú no xong. Tốt nhất sau ăn một tiếng.
  • Khi mới tập cho trẻ nằm sấp, nên cho trẻ nằm từ 1–2 phút, sau đó trẻ quen dần tăng thời gian nằm lên.
  • Khi trẻ có thể tự nằm sấp được, mẹ cũng không nên lơ là, nên quan sáttrẻ trong tầm mắt của mình nhé.
  • Trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn một tuần mẹ có thể tập cho con nằm sắp được rồi nhé. Nếu cẩn thận hơn, mẹ có thể để con ra tháng để giúp con phát triển cơ tay, chân, hộp sọ…
  • Khi mới cho trẻ nằm sấp, mẹ phải đỡ đầu trẻ để trẻ quen dần với việc này, tránh trẻ bị ụp mặt xuống gối, giường lâu gây ngạt thở. Tốt nhất nên tập cho con nằm sấp trên người bố hoặc mẹ trước đã.
  • Khi trẻ nằm sấp, không nên bao tay bao chân trẻ. Nên để tay chân thoáng để con trực tiếp cọ xát và cảm nhận mọi thứ thật nhất, phát triển xúc giác tốt hơn.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có nên hay không?

Mọi em bé đều sẽ đạt đến từng mốc phát triển khi bé đã sẵn sàng; nên mẹ đừng lo lắng nếu bé chưa muốn tập nằm sấp lúc này. Mẹ có thể hỏi bác sĩ nhi khoa để được tư vấn thêm.

Dù vậy, hãy đừng chần chừ tập cho trẻ sơ sinh nằm sấp; mẹ sẽ sớm nhận ra đây là một phần rất vui trong ngày.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Vì sao mẹ nên cho bé ăn dặm hữu cơ những năm đầu đời?

Trước khi cho con ăn dặm bằng thực phẩm hữu cơ, mẹ nên tìm hiểu kỹ một số kiến thức về nhóm thực phẩm này để hỗ trợ tốt nhất cho bé trong quá trình ăn dặm.

Ăn dặm – Thời kỳ nhạy cảm về sức khỏe ở bé

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng nhằm bổ sung cho bé những chất dinh dưỡng cần thiết giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Đây được xem là quá trình tập ăn giúp bé dễ dàng tiếp nhận và làm quen với thức ăn thô, góp phần hoàn thiện hệ tiêu hóa và các cơ quan nội tạng.

thực phẩm hữu cơ 1

Cơ thể trẻ nhỏ từ 0 – 3 tuổi đang tự xây dựng sức đề kháng, đặc biệt là sau khi bỏ bú, bé ngưng nhận kháng thể thụ động từ nguồn sữa mẹ. Thêm vào đó, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết chưa hoàn thiện chức năng thanh lọc độc tố, các cơ quan sản sinh kháng thể còn non yếu do đó ruột không được bảo vệ. (tài liệu tham khảo)

Vì vậyviệc chọn thực phẩm ăn dặm cho bé yêu giai đoạn này cực kỳ quan trọng, nếu sử dụng nguồn rau củ được trồng bằng phương pháp thông thường thì thức ăn dặm của bé sẽ đối mặt với nguy cơ chứa dư lượng hóa chất, kim loại độc hại; cũng như hoặc, nếu sử dụng nguồn thịt – trứng – sữa sản xuất công nghiệp, thức ăn dặm cũng sẽ có nguy cơ chứa chất kháng sinh và hóc môn tăng trưởng gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé.

3 lý do nên chọn thực phẩm hữu cơ cho bé ăn dặm

1. Thực phẩm hữu cơ sạch và lành tính với cơ thể bé

Thực phẩm hữu cơ được nuôi trồng ở hệ sinh thái đảm bảo xa khu công nghiệp, không gần nguồn đất – nước canh tác bị ô nhiễm, nguồn nước tưới phải là nước sạch không được dùng nước sông.

Thịt – trứng hữu cơ phải được lấy từ nguồn động vật được nuôi trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên, chăn thả ở vùng có khí hậu ôn hòa, nguồn thức ăn không hóa chất và chất kháng sinh.

Như mẹ biết, quy trình nuôi trồng của thực phẩm hữu cơ phải đảm bảo nghiêm ngặt, những nguyên liệu được nuôi, trồng hoàn toàn tự nhiên không có tác động của hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón và chất kháng sinh, không có thành phần đột biến gen (non-GMO).

Do đó, sử dụng thức ăn dặm được chế biến từ nguồn thực phẩm hữu cơ sẽ loại bỏ nguy cơ xâm nhập của chất độc hại thông qua đường tiêu hóa.thực phẩm hữu cơ 6

2. Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm hữu cơ cao vượt trội

Theo nghiên cứu của Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ, thực phẩm hữu cơ có thành phần dinh dưỡng cao hơn các thực phẩm được canh tác theo phương pháp thông thường.

  • Canxi cao hơn 67%
  • Sắt cao hơn 73 %
  • Magiê cao hơn 118%
  • Phốt phát cao hơn 91%
  • Potassium cao hơn 125%
  • Kẽm cao hơn 60%
  • Các loại thịt hữu cơ có lượng omega-3 cao gấp 5 lần. (tài liệu tham khảo)

Nghiên cứu của Đại học Newcastle cũng cho thấy rằng chất chống oxi hóa trong thực phẩm hữu cơ cao hơn thực phẩm thông thường từ 20% – 80% tùy vào từng loại nguyên liệu khác nhau.

Ngoài ra thực phẩm hữu cơ có ít lượng axit béo không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, vì không sử dụng các chất hóa học trong quá trình canh tác nên thực phẩm hữu cơ tươi ngon và giữ lại tối đa hương vị tự nhiên. (tài liệu tham khảo)

3. Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Để được gọi là thực phẩm hữu cơ, những thực phẩm này phải trải qua một quá trình đánh giá vô cùng nghiêm ngặt, lấy chứng nhận dành riêng cho dòng thực phẩm hữu cơ của một số cơ quan đánh giá uy tín như USDA (Mỹ), EU (châu Âu), JAS (Nhật)…

Trong những chứng nhận này, chứng nhận thực phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn châu Âu – EU (biểu tượng chiếc lá) là tiêu chuẩn cao nhất với sự công nhận của 47 quốc gia trên thế giới.

thực phẩm hữu cơ 4

Sản phẩm phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt từ lúc nguyên liệu được nuôi, trồng ở trang trại cho đến khi được chế biến và đóng gói thành phẩm để đạt được chứng nhận hữu cơ Châu Âu.

Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều các sản phẩm ăn dặm được chế biến sẵn có nguồn gốc từ hữu cơ, nhập khẩu từ những quốc gia có vùng nuôi trồng hữu cơ uy tín. Mẹ có thể dễ dàng chọn lựa thực đơn ăn dặm cho bé yêu, hay đổi món thường xuyên để giúp bé không bị ngán.

Trong đó, các mẹ có thể tìm đến các sản phẩm của BabyBio. Tất cả sản phẩm của BabyBio đều được sản xuất tại Pháp với quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt, đạt các chứng nhận chuẩn hữu cơ từ ECOCERT Châu Âu, không chỉ kiểm soát thành phần sản phẩm mà còn cả quá trình sản xuất và đóng gói, đảm bảo các tiêu chuẩn:

  • Hạt giống không được sử dụng loại biến đổi gen
  • Không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trong quá trình nuôi trồng
  • Các vật phẩm phải được lưu trữ và sản xuất trong một nhà xưởng thân thiện với môi trường, đảm bảo chất lượng nguyên liệu và bao bì

Sản phẩm ăn dặm hữu cơ của BabyBio với nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn cao, được lựa chọn kỹ lưỡng, không bổ sung muối, glutein, chất bảo quản sẽ giúp tránh nguy cơ dị ứng hay ngộ độc với các thành phần hoá học và an toàn cho hệ tiêu hoá còn non nớt của bé.

Theo một khảo sát, trên 300 bà mẹ có con nhỏ tại Pháp, 85% người dùng đã đánh giá cao và cho biết sẵn sàng cho bé ăn dặm bằng thực phẩm hữu cơ BabyBio.

thực phẩm hữu cơ 5

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bị khò khè: Nhận biết dấu hiệu bất thường và cách trị

Khi thấy trẻ sơ sinh bị khò khè bất thường, rất có thể trẻ đang bị viêm phế quản, ho, viêm amidan, mềm sụn thanh quản…

1. Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị khò khè

Thở khò khè được hiểu là khi bé thở phát ra những tiếng khò khè. Các mẹ có thể nhận được ra dấu hiệu này bằng các áp tai gần miệng hoặc mũi của bé. Đặc biệt là khi bé ngủ, sẽ thấy tiếng thở lạ, có thể không đều và gần giống với tiếng ngáy nhẹ.

Thông thường khi có sự tác động của vi khuẩn, phế quản có thể bị co thắt, sưng, phù nề. Một số bệnh còn tiết dịch gây ứ đọng và tắc nghẽn trong cuống phổi hoặc phế quản, gây khó khăn cho việc hô hấp của trẻ.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè

bệnh hô hấp
Trẻ sơ sinh bị khò khè là dấu hiệu của nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm

Dấu hiệu để nhận biết trẻ sơ sinh bị khò khè là khi áp sát tai gần miệng trẻ mẹ nghe thấy tiếng con thở bất thường. Nó gần giống như tiếng ngáy.

Âm thanh trẻ sơ sinh thở khò khè có thể được nghe rõ từ xa khi bé thở mạnh. Một số nguyên nhân làm trẻ bị khò khè có thể kể đến như sau:

  • Viêm amiđan cấp tính đôi khi cũng làm bé bị khò khè có đờm.
  • Dị vật ở đường thở cũng có thể gây ra tình trạng này ở trẻ từ 4-5 tháng tuổi.
  • Trẻ có thể bị tim bẩm sinh nếu thường xuyên khó thở, khò khè sau sinh, bú kém, da nhợt nhạt, tím tái.
  • Các bệnh u xơ sợi thần kinh, bất thường sọ hầu bẩm sinh, khối u ở phổi cũng khiến trẻ sơ sinh bị thở khò khè.
  • Nếu bị viêm thanh phế quản cấp tính, trẻ sẽ thường xuyên ho, khàn tiếngkhó thở kèm theo tiếng thở khò khè vào ban đêm.
  • Với trẻ dưới một tuổi, thở khò khè có thể là do bị mềm sụn thanh quản, hoặc vùng thanh quản của trẻ bị chèn ép bởi các mạch máu lớn.
  • Bé nhỏ dưới 2 tuổi thường bị viêm tiểu phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày. Những dịch trào ngược này có thể chảy vào đường hô hấp, gây tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè.
  • Trong thời gian trẻ sơ sinh bị sốt, ho cũng thường hay khó thở, phổi có tiếng ro ro bất thường, và đây chính là dấu hiệu của viêm tiểu phế quản, viêm phế quản hoặc bệnh viêm phổi.
  • Bệnh hen suyễn thường có dấu hiệu thở khò khè khi ngủ. Các cơn khò khè cũng thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi hoặc khi bé tiếp xúc với khói và các tác nhân gây kích ứng.

3. Trẻ sơ sinh bị khò khè có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh thường có những triệu chứng thở không đều, lúc nhanh lúc chậm, thỉnh thoảng ngừng thở. Nếu con bạn thở ra tiếng, cha mẹ nên lưu ý âm thanh phát ra như thế nào.

Bởi vì điều này sẽ giúp bạn xác định liệu bé có gặp các vấn về đường hô hấp hay không.

3.1 Trẻ sơ sinh thở tiếng khàn khàn

Tình trạng tắc nghẽn ở thanh quản do nước nhầy thường khiến trẻ phát ra âm thanh khàn khàn khi thở. Đây thường là dấu hiệu của bệnh viêm thanh khí phế quản – chứng bệnh gây phù nề thanh quản, khí quản.

Nó làm cho đường dẫn khí dưới dây thanh âm bị hẹp đi, khiến trẻ sơ sinh bị khò khè do âm thanh thở trở nên nặng hơn.

3.2 Âm thanh tiếng thở của trẻ như tiếng huýt sáo

ho khan
Mẹ cần chú ý âm thanh phát ra khi trẻ sơ sinh bị khò khè để chuẩn đoán bệnh chính xác

Tình trạng tắc nghẽn ở mũi sẽ tạo ra âm thanh như tiếng huýt sáo khi thở. Mũi của trẻ thường có lỗ thông khí nhỏ nên chỉ cần có một ít nước nhầy hay sữa bột cũng có thể làm cho lỗ thông khí thu hẹp lại.

Nó cản trở không khí ra vào đường thở và gây ra những âm thanh lạ như tiếng huýt sáo khi bé hít vào và thở ra. Do đó, nếu bạn thông mũi sạch cho bé, tiếng huýt sáo này sẽ không còn.

3.3 Trẻ sơ sinh bị khò khè thở rít

Thở rít là tình trạng âm thanh thở ra – hít vào lớn và gắt, nghe được rõ khi bé hít vào. Tình trạng này sẽ tồi tệ hơn nếu trẻ nằm ngửa. Thở rít có thể là dấu hiệu của bệnh bạch hầu thanh quản hoặc bệnh mềm sụn thanh quản.

[inline_article id=285069]

3.4 Thở dốc bất thường

Viêm phổi có thể làm bé thở nhanh và thở dốc bất thường. Bệnh này do các virus hay vi khuẩn gây nên sự tích tụ các chất lỏng bên trong các phế nang.

Khi bé mắc bệnh viêm phổi, đôi khi bạn sẽ thấy bé thở dốc kèm theo các triệu chứng như xanh tím và ho dai dẳng.

4. Trẻ sơ sinh bị khò khè phải làm sao? Cách điều trị

Vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị thở khò khè nên các mẹ nên bình tĩnh, quan sát cẩn thận và thăm khám sức khỏe của bé thường xuyên.

Khi trẻ sơ sinh bị thở khò khè, các mẹ nên tiến hành vệ sinh mũi, họng cho bé sạch sẽ, tránh để ứ đọng đờm trong khoang mũi, luôn giữ hệ tai – mũi – họng của bé được thông thoáng.

Các mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mẹ không nên nhỏ quá nhiều, chỉ 2 – 3 giọt là đủ nhé!

trẻ sơ sinh thở khò khè 6
Mẹ cần bình tĩnh xem xét nguyên nhân trẻ thở khò khè

Các mẹ có thể tham khảo cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh như sau:

  • Đặt bé nằm nghiêng, hoặc nghiêng nhẹ đầu bé sang một bên. Nếu dùng lọ nhỏ thì đặt nghiêng phù hợp với độ nghiêng vừa phải để nước chảy từ từ vào khoang mũi bé. Nếu dùng lọ xịt thì đặt vòi phun ở xa vạch an toàn, sát vạch lỗ mũi.
  • Nhỏ 2 – 3 giọt vào mũi bé, hoặc ấn nhẹ và nhanh trong 2 – 3 giây.
  • Nghiêng đầu bé về bên còn lại và tiến hành nhỏ hoặc xịt tương tự.
  • Lưu ý, 5 phút sau các mẹ nên dùng các dụng cụ y tế chuyên dụng để hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi, hoặc dùng tăm bông thấm hút lượng nước nhỏ còn ứ đọng.
trẻ sơ sinh khò khè phải làm sao
Giữ vệ sinh mũi, họng là cách chăm sóc tốt nhất khi trẻ sơ sinh khò khè
  • Giữ ấm cho trẻ sơ sinh bi thở khò khè: chủ động giữ ấm cho trẻ để hạn chế bé sổ mũi, tránh việc các bé hay khịt vào, làm cho nước mũi chảy vào cuống họng gây ra ho.
  • Cần cho trẻ uống nhiều nước. Uống nước sẽ làm mát và sạch họng bé. Các mẹ có thể pha chút nước chanh vào nước ấm rồi cho con uống để làm sạch dịch hoặc một số đờm còn lại ở cổ họng.
  • Sử dụng các bài thuốc dân gian bằng gừng và tỏi. Cho 4 tép tỏi xay/băm nhuyễn vào 250ml nước sôi, cho thêm 5ml nước hành và ít muối rồi cho bé uống nước tỏi 2 – 3 lần/ngày.
  • Có thể dùng một lát rễ gừng vắt cho vào nước rồi cho bé uống để làm tăng lưu thông vùng mũi. Những cách này làm sạch đường thở, làm giảm nhiệt và điều trị sổ mũi cho bé.
  • Một phương pháp khác rất hiệu quả là bôi tinh dầu tràm vào gan bàn chân của bé vào mỗi buổi tối, hoặc cho vào chậu nước tắm cho bé để tránh sổ mũi, giúp mũi lưu thông, giữ ấm và làm bé dễ ngủ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Mách mẹ cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất

5. Phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh bị khò khè

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị thở khò khè, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Phải  luôn giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi.
  • Luôn đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra đường để giữ ấm mũi và hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn.
  • Thường xuyên vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy cho trẻ.
  • Tránh ngoáy mũi nhiều thì sẽ gây tổn thương phần tiền đình mũi và niêm mạc mũ.
  • Tránh tự ý dung các loại thuốc kháng sinh. Thuốc không rõ nguồn gốc.
  • Nên vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý.

[inline_article id=271964]

6. Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh bị khò khè đi khám bác sĩ?

trẻ sơ sinh thở khò khè 2
Nên đưa bé đi khám ngay khi có dấu hiệu trẻ bị khò khè

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị khò khè, nếu con có biểu hiện nặng hơn, tình trạng khò khè không dứt, mẹ nên đưa bé đi thăm khám để được điều trị kịp thời.

Nhất là các trường hợp sau, bạn cần cho trẻ đến bác sĩ ngay, không được để kéo dài:

  • Trẻ thở khò khè kéo dài 3-4 tuần.
  • Trẻ thở khò khè kèm nôn ói, sốt cao.
  • Trẻ thở khó, co rút lồng ngực mỗi lần hít thở.
  • Trẻ lần đầu tiên thở khò khè kèm khó thở, tím tái.
  • Trẻ thở không đều, khó hít vào và phải gắng sức để thở.
  • Trẻ có tiền sử bị hen suyễn, bỗng khó thở đột ngột, tiếng thở khò khè.
  • Bé dưới 3 tháng tuổi bị khò khè khó thở, thở dốc. Đây có thể là biểu hiện bệnh nặng khi trẻ ở lứa tuổi này.

Trẻ sơ sinh bị khò khè dù không phải là một dấu hiệu quá nặng nhưng tất cả các bệnh có triệu chứng này đều khá nguy hiểm. Các mẹ nên chủ động chăm sóc và điều trị cho bé dứt điểm để tránh những biến chứng không đáng có.