Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Giải mã tiếng khóc của con yêu

Khóc được xem là lời chào đầu tiên của bé với thế giới. Đau đớn, đói bụng, nhõng nhẽo hay sợ hãi đều là những nguyên nhân có thể khiến bé cưng khóc ré lên. Tùy từng mức độ và tình huống, tiếng khóc của bé có thể mang theo nhiều ý nghĩa khác nhau.

tieng khoc cua tre so sinh
Có nhiều nguyên nhân làm con bật khóc

1/ Bé khóc do sinh lý

– Đói bụng

Một tiếng kêu chậm, lớn hoặc một tiếng kêu lớn bị gián đoạn bởi tiếng mút tay có thể là lời kêu cứu vì đói của con. Đặc biệt, nếu lần cuối bạn cho bé ăn là cách bây giờ 2 tiếng đồng hồ, khả năng này còn cao hơn rất nhiều nữa đấy! Khát nước cũng là một nguyên nhân làm bé khóc như vậy. Mẹ nên cho con uống nước hoặc sữa để làm dịu cơn khác hoặc đói của con.

– Buồn ngủ

Để thông báo rằng mình đang buồn ngủ, bé có thể bắt đầu với một tiếng khóc nhỏ. Sau đó, nếu bé vẫn không ngủ được, tiếng khóc sẽ lớn dần và ngày càng ồn ào hơn. Lúc này, bạn cần vỗ về và an ủi một chút để nhóc có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ.

– Sợ hãi

Bụng mẹ là môi trường bé đã quen thuộc suốt trong nhiều tháng liền. Chính vì vậy, nhiều bé sẽ cảm thấy không thoải mái khi tiếp xúc với một môi trường mới. Bé sẽ dễ giật mình và khóc. Nếu nhóc của bạn cũng đang như vậy, bạn nên an ủi con và tạo cho bé cảm giác an toàn và được bảo vệ.

– Cảm giác không thoải mái

Có rất nhiều nguyên nhân làm bé không thoải mái, như cảm giác khó chịu vì ẩm uớt, đầy hơi hay tiếng ồn ào… Tất cả đều có thể làm bé khóc. Những lúc như vậy, mẹ nên kiểm tra kỹ để tìm nguyên làm con khóc. Nếu khóc vì tã uớt, mẹ hãy thay tã cho bé. Còn nếu vì thời tiết quá nóng làm con khó chịu, mẹ nên thay quần áo mỏng và thấm hút hơn cho con.

[inline_article id=33541]

– Bị đau

Nếu bạn nghe tiếng khóc thét lên của con, có thể bé đang bị đau một chỗ nào đó trên cơ thể. Có thể do côn trùng cắn hoặc cũng có thể là do bao tay qúa chặt làm con bị đau. Ngay lúc đó, mẹ nên kiểm tra toàn thân của con, xác định bé bị đau ở đâu và xoa dịu chỗ đau cho con. Nếu không thể làm con hết đau, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ nhi. Không nên thử những cách dân gian chưa được khoa học chứng minh để giúp con giảm đau. Vì đôi lúc, cách này sẽ làm hại con hơn là giúp con.

– Buồn

Nếu bé khóc thật to và bạn đã kiểm tra hết tất cả những lý do trên mà vẫn không tìm được nguyên nhân làm con khóc? Rất đơn giản. Dành cho con một cái nhìn hoặc một cái vuốt ve. Bé chỉ khóc vì không thể cảm thấy được sự quan tâm từ bạn mà thôi.

2/ Bé khóc do bệnh

– Viêm ruột, tiêu chảy, các vấn đề về tiêu hóa, ký sinh trùng… cũng là nguyên nhân làm con khóc. Bắt đầu với tiếng khóc ổn định, không nhanh không chậm nhưng nếu nhìn kỹ, mẹ có thể thất gương mặt nhợt nhạt, đẫm mồ hôi của con. Thậm chí bé có thể bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc khóc lớn hơn khi mẹ đụng vào bụng.

– Nghet mũi, nhức đầu, cảm cúm: Trong những trường hợp này, bé sẽ khóc liên tục không ngừng nghỉ, đặc biệt là vào ban đêm. Kèm theo đó là sốt, khó thở và bỏ bữa. Nếu bé ngừng khóc và có dấu hiệu khò khè, bé có thể bị viêm phổi. Nếu tiếng khóc đi kèm với tiếng rên rỉ liên tục, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức.

[inline_article id=36328]

Viêm tai: Nếu khóc, sốt và liên tục lắc đầu hay xoa tai, rất có thể bé bị viêm tai giữa. Mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ kiểm tra cẩn thận hơn.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nếu bé khóc suốt ngày, hoảng sợ và đổ nhiều mồ hôi, nhất là những lúc mẹ “xi”, có lẽ bé bị viêm đường tiết niệu. Nếu bé có nôn mửa và trong phân có máu, bé có thể bị lồng ruột.

Bất cứ khi nào con khóc cũng làm các mẹ cảm thấy bối rối và lo lắng. Tuy nhiên, mẹ nên bình tĩnh tìm ra nguyên nhân và giải pháp hợp lý. Cho dù lý do gì, bạn cũng nên nhanh chóng làm bé ngừng khóc. Khóc quá lâu sẽ làm con mệt mỏi và làm không khí tràn vào ruột, có khả năng gây phình ruột trẻ sơ sinh.

>>> Xem thêm thảo luận cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Top 10 sai lầm phổ biến khi cho bé ngủ

Sai lầm 1: Đi ngủ đúng giờ là quy định

Không phải quy định, nhưng là thói quen. Khi đồng hồ điểm giờ ngủ, mẹ thường vội vã bế bé vào giường và luôn muốn con yêu ngủ đúng giờ, đủ giấc. Tuy nhiên mẹ ơi, bé không phải rô bốt tí hon đâu. Nhiều khi đang chơi, vui vẻ và phấn khích hay vừa ăn no xong, sao mẹ có thể muốn bé ngủ ngay được. Thay vì vậy, mẹ nên tạo thói quen trước khi ngủ cho bé.

Khoảng một tiếng trước khi bé say giấc, mẹ cho bé vào giường, kéo rèm, bật đèn ngủ, tạo môi trường thoải mái. Mẹ có thể tắm hoặc lau người sơ qua cho bé bằng nước ấm, thay quần áo và bỉm để bé thêm dễ chịu. Đừng quên chuẩn bị những bản nhạc êm ái hoặc những mẩu chuyện ngắn thủ thỉ cùng con. Vài tuyệt chiêu này nhanh chóng làm bé buồn ngủ. Lúc này, nhiệm vụ của mẹ sẽ trở nên cực kỳ đơn giản.

Cho tre so sinh ngu
Bé ơi ngủ ngoan, đêm đã khuya rồi.

Sai lầm 2: Bỏ qua dấu hiệu buồn ngủ của bé

Trẻ sơ sinh có xu hướng ngáp, dụi mắt, trở nên khó chịu và chậm chạp, mỗi khi “phát” tín hiệu buồn ngủ. Tuy nhiên, mẹ thường bỏ qua những dấu hiệu đó và không cho bé ngủ theo nhu cầu. Thực tế, cơ thể bé sẽ không “sản xuất” melatonin, chất làm dịu giúp bé thư giãn, nếu mẹ bỏ qua cơn buồn ngủ tự nhiên này. Thay vào đó, hormone gây stress, cortisol xuất hiện làm bé khó ngủ.

Vì vậy, ngay khi thấy bé có dấu hiệu, mẹ nên cho bé đi ngủ. Nếu bé con nhà bạn quá mải chơi, gần đến giờ ngủ nhưng vẫn không thấy ngáp hay dụi mắt, mẹ nên sử dụng tuyệt chiêu ở trên. Chỉ khi vào đúng “ổ”, bé mới bắt đầu có cảm giác muốn ngủ đấy mẹ.

Sai lầm 3: Làm mọi cách để bé ngủ lại

Trẻ sơ sinh không ngủ thẳng giấc, cứ khoảng 2-3 tiếng/lần bé lại thức. Mỗi lần như vậy, mẹ lại thực hiện quy trình cho con ngủ lại từ đầu. Lâu ngày, mẹ đã vô tình tạo cho bé thói quen: Muốn ngủ lại ắt phải nhờ người khác. Khi bé được 6-8 tuần tuổi, mẹ có thể yên tâm về sự cứng cáp nhất định của bé. Thay vì hát ru, vỗ mông, xoa lưng, để bé tự ngủ lại theo bản năng. Đây mới là chiêu thông minh để mẹ khỏe, bé tự lập.

[inline_article id = 1118]

Sai lầm 4: Chuyển chỗ ngủ cho bé quá sớm

Cảm thấy chiếc cũi trở nên quá chật chội cho bé con đang ngày một lớn lên, mẹ quyết định mở rộng “địa bàn” cho bé sang giường trẻ em. Sự thay đổi đột ngột khi bé chưa sẵn sàng khiến bé lạ lẫm với không gian mới và trở nên khó ngủ. Chỉ khi bé con tự mình leo ra khỏi cũi (khoảng 2 tuổi), đây mới là thời điểm thích hợp mẹ nên đổi giường cho con.

Người lớn cũng mất thời gian trong việc thích nghi với chỗ ở mới, trẻ em cũng vậy. Để bé quen dần, mẹ nên tháo bớt một bên rào của cũi, đặt bên cạnh giường mới có độ cao vừa tầm. Cách sắp xếp này giúp bé “thân thiết” với “ổ” mới nhanh hơn. Mẹ đừng quên rào quanh giường để đảm bảo bé không lăn xuống đất nhé!

Sai lầm 5: Bạ đâu ngủ đấy

Với những bé khó ngủ, khi mẹ có thể cho bé say giấc nồng trong xe đẩy, trên ghế salon hay trong tay mẹ, hẳn là quá tuyệt vời. Mẹ sẽ không vì đặt con vào giường mà làm bé tỉnh giấc, để sau đó rất khó cho bé ngủ lại. Tuy nhiên, cách này không giúp bé ngủ sâu giấc và được thư giãn thoải mái. Hơn nữa, khi thức giấc, bé sẽ khó chịu và cau có nhiều hơn bình thường.

Mẹ thử nghĩ xem ngủ trên giường và ở ghế salon, ở đâu thích hơn? Vì vậy, trừ khi là những giấc ngủ ngắn, bạn nên cho bé ngủ đúng nơi để bé yêu ngủ ngon, mơ đẹp nhé.

Sai lầm 6: Lịch ngủ lộn xộn

Chỉ khi sắp xếp giờ ngủ cho bé trong ngày hợp lý, mẹ mới có thể yên tâm bé say giấc mỗi đêm. Thử nghĩ xem bé mới ngủ giấc chiều 6-7 giờ mới dậy, 8 giờ tối mẹ lại muốn bé ngủ ngay? Chia đều thời gian ngủ cho bé, tránh để mỗi ngày mỗi kiểu khiến múi giờ sinh hoạt của bé trở nên lộn xộn. Tuy nhiên, có những ngày bé ngủ trưa ít hoặc nhiều, mẹ nên dựa vào điều này để sắp xếp giờ ngủ cho bé vào buổi tối. Linh hoạt đôi chút để cả hai mẹ con đều có giấc ngủ ngon.

[inline_article id = 1036]

Sai lầm 7: Cho bé ngủ muộn

Khi bé chưa muốn ngủ, mẹ thường để bé thức khuya với hy vọng hôm sau bé sẽ ngủ bù. Điều này chỉ đúng với trẻ 13 tuổi trở lên thôi mẹ ơi. Đồng hồ sinh học của trẻ sơ sinh vận hành theo đúng quy trình, dù mẹ cho bé ngủ giờ nào, cứ sáng sớm bé sẽ thức dậy. Do đó, cho bé thức khuya chỉ làm bé thêm cáu gắt, mệt mỏi vào ngày hôm sau mà thôi. Trẻ sơ sinh cần ngủ đủ 10-11 tiếng mỗi đêm.

Sai lầm 8: Mặc kệ bé khóc

Nửa đêm khi trẻ tỉnh giấc, mẹ nghĩ rằng cứ để bé khóc cho đến khi mệt sẽ lăn ra ngủ. Tuy nhiên, chưa được 15 phút, mẹ đã phải quay sang vỗ về, bồng bế. Có thể mẹ mệt và chỉ muốn nằm thêm chút nữa, nhưng mẹ ơi đây không phải giải pháp hay. Chuyện này tiếp diễn, bé sẽ học được rằng: Hễ khóc, mẹ sẽ dỗ. Mẹ chỉ càng mệt thêm thôi.

Thay vì vậy, khi bé thức giấc nửa đêm và cần ai vỗ về, bạn, ông xã hay thậm chí ông, bà thay phiên nhau để trông bé. Đừng để bé khóc thành quen nhé!

Sai lầm 9: Mỗi người mỗi ý

Thay phiên nhau để trông con ngủ nhưng cách xoa dịu của ba mẹ lại hoàn toàn khác nhau. Ba vỗ mông, mẹ xoa lưng. Ba mẹ nên cùng nhau thống nhất cách cho bé ngủ để tránh làm lộn xộn thói quen của bé nhé!

Sai lầm 10: Từ bỏ quá sớm

Thói quen không phải dễ thay đổi. Vì vậy, ba mẹ nên kiên nhẫn trong quá trình hình thành giờ giấc ngủ nghỉ cho bé. Ít nhất mất đến 3 tuần, bé mới có thể quen dần với phương pháp ba mẹ đặt ra. Đừng từ bỏ quá sớm nhé ba mẹ!

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

4 nguyên tắc “vàng” cho giấc ngủ trẻ sơ sinh

1. Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh rất khác nhau

Trung bình trong tháng đầu sau sinh, trẻ ngủ 16,5 tiếng mỗi ngày. Bạn nên biết rằng 16,5 tiếng/ngày chỉ là con số bình quân và con bạn hoàn toàn có thể ngủ nhiều hoặc ít hơn thế. Điều đó có nghĩa là đôi khi con bạn chỉ ngủ 12 tiếng/ngày, trong khi bé nhà cô bạn thân khò khò đến 19 tiếng/ngày. Bạn đừng quan tâm quá mức đến việc con ngủ ít hay nhiều, vì thước đo nằm ở chỗ bé có khỏe mạnh và vui vẻ không, chứ không ở ngưỡng thời gian bé ngủ thấp nhất hay cao nhất.

>>> Xem thêm: Giấc ngủ trẻ sơ sinh: Từ lúc mới sinh đến 3 tháng tuổi

2. Trẻ sơ sinh cần bú đều đặn theo giờ

Giống như các bộ phận nhỏ xinh khác trên cơ thể, bao tử của trẻ sơ sinh cũng rất bé. Bạn đừng hy vọng nhanh chóng tập được cho trẻ bú sữa trước khi lên giường và ngủ một mạch tới sáng. Trẻ sơ sinh cần bú ít nhất mỗi 2-4 tiếng và trẻ có thể ngủ liên tục dài nhất là 5 tiếng đồng hồ trong đêm.

>>> Xem thêm: Giấc ngủ trẻ sơ sinh: Từ 9 đến 12 tháng tuổi

Vậy làm sao để biết khi nào trẻ thức giấc đòi bú, hay chỉ đơn thuần là trẻ đã ngủ đủ giấc hoặc trẻ đang trong giai đoạn chuyển tiếp của giấc ngủ?

Thông thường, trẻ sẽ cất tiếng để ra hiệu rõ ràng cho bạn biết bé đang muốn gì. Song khi ngủ, bé hay phát ra nhiều âm thanh như thút thít, khụt khịt, ư ử, khóc rền rĩ từng hồi hoặc thét ầm lên… Bạn cần tập nhận biết dần đâu là tín hiệu trẻ đòi bú để đáp ứng kịp thời cơn đói của trẻ hay cứ để trẻ ngủ tiếp.

giac ngu tre so sinh
Bạn cần học cách phân biệt những tiếng động khi ngủ của trẻ

3. “Giấc ngủ hiếu động” của trẻ sơ sinh

Trái với lầm tưởng của nhiều người, những bé sơ sinh không khi nào chịu ngủ yên hàng giờ liền cả. Các bé thường xuyên trằn trọc và thức giấc rất thường xuyên. Đó là vì khoảng một nửa thời gian ngủ của trẻ diễn ra trong các chu kỳ ngủ mơ (giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh REM).

Vào cuối mỗi chu kỳ ngủ mơ, trẻ thường thức giấc ngắn và thỉnh thoảng có thể khóc chút ít trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo của giấc ngủ. Càng lớn, trẻ sẽ càng ít ngủ mơ hơn, thay vào đó là thời gian ngủ sâu và êm hơn.

4. Trẻ sơ sinh ngủ hay phát ra tiếng động

Tiếng trẻ sơ sinh thở khi ngủ có thể bất thường do những quãng ngừng thở ngắn, không đáng ngại. Hầu như cha mẹ nào cũng từng lo sợ đến mức phải ghé mặt vào nôi để lắng nghe xem trẻ có dấu hiệu rắc rối gì về hô hấp không.

Để đánh giá đúng tình huống, bạn cần biết một bé sơ sinh bình thường có nhịp thở khoảng 40 lần/phút khi thức, và số nhịp thở của bé giảm chỉ còn một nửa khi ngủ. Hoặc trẻ cũng có thể đột nhiên ngừng thở dưới 10 giây, rồi thở nhanh và nông suốt 15-20 giây sau đó. Bạn đừng quá lo lắng, dần dần não trẻ sẽ hoàn thiện cơ chế điều chỉnh hơi thở tốt hơn.

>>> Xem thêm: Giấc ngủ trẻ sơ sinh: Đồ mồ hôi trộm, ngáy và khịt mũi khi ngủ

Nếu con đang phát ra những âm thanh sau đây khi ngủ, bạn cũng đừng lo lắng quá nhé, nó chỉ là những âm thanh thông thường mà thôi.

Tiếng nấc: Đôi khi dịch nhầy trong mũi gây cản trở đường thở, khiến trẻ bị nấc. Bạn có thể làm sạch mũi cho bé dễ thở bằng dụng cụ hút mũi trẻ em.

Tiếng huýt gió: Trẻ sơ sinh chỉ thở bằng mũi và không thở bằng miệng. Điều này giúp trẻ vừa hít thở, vừa bú cùng một lúc. Nhưng chiếc mũi bé xíu với đường thở hẹp dễ bị dịch nhầy hoặc thậm chí là sữa khô cản trở, gây ra tiếng huýt gió kỳ quặc.

Tiếng ừng ực: Không có gì bí hiểm cả, trẻ chỉ đang nuốt nước miếng làm sạch cổ họng mà thôi.

Ngược lại, nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng rắc rối nào sau đây, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay:

Thở gấp: Nhịp thở lên đến hơn 70 nhịp/phút và ngày càng tăng.

Khò khè liên tục: Trẻ phát ra tiếng khò khè sau mỗi nhịp thở do phải vật lộn để mở đường thở bị nghẹt.

– Hai cánh mũi phồng lên nhiều do phải cố gắng hít thở.

– Cơ ngực và cổ bị co rút thấy rõ một cách khác thường.

Tất cả những dấu hiệu kể trên đều cho thấy trẻ gặp vấn đề về hô hấp, bạn nên lưu ý cẩn thận nhé!

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

6 mẹo nhỏ giúp bé tăng sức đề kháng

Rửa tay

Rửa tay thường xuyên là cách hiệu quả nhất để giúp bé chống lại các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp.Việc rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi và sau khi đi vệ sinh loại trừ bớt những vi khuẩn có hại trên tay, giúp bé khỏe mạnh hơn nhiều.

Một kết quả nghiên cứu cho thấy rửa tay sạch sẽ thường xuyên sẽ làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, làm giảm đáng kể tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp và phòng ngừa rất hiệu quả căn bệnh tay chân miệng ở trẻ em.Không chỉ thường xuyên rửa tay, mẹ nên đặc biệt lưu ý dạy cho bé phương pháp rửa tay đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất.

giup be tang suc de khang
Rửa tay thường xuyên và đúng cách là biện pháp hiệu quả nhất giúp bé phòng ngừa bệnh.

Tập thể dục

Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc tập thể dục thường xuyên có thể giúp bé giảm khoảng 15% nguy cơ mắc các bệnh sốt, cảm, sổ mũi ở trẻ. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp cơ thể bé tăng sức đề kháng.

Ngủ đúng giờ

Ngủ đủ giấc và có giấc ngủ ngon giúp tăng cường sức đề kháng của bé. Trong khi bé ngủ, bạch cầu và các kháng thể được sản xuất nhiều hơn. Hệ miễn dịch được tăng cường sẽ giúp bé có đủ sức khỏe để chống lại những tác động xấu của môi trường. Việc thiếu ngủ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ. Trẻ em dưới 1 tuổi mỗi ngày cần ngủ 14 tiếng trong khi trẻ học mẫu giáo thì chỉ cần ngủ từ 11 đến 13 tiếng mỗi ngày.

Không đặt tay lên mắt, mũi, miệng

Trên tay có hàng trăm vi khuẩn gây bệnh và những vi khuẩn này rất dễ xâm nhập vào cơ thể bé thông qua các hành động vô tình đưa tay chạm lên mắt, mũi, miệng của bé. Vì vậy, nếu bé thường xuyên có thói quen dụi mắt hoặc hay để tay lên mặt thì mẹ cần lưu ý bé. Mẹ cũng có thể cho bé thường xuyên rửa tay để giảm bớt những vi khuẩn này.

Chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp hệ miễn dịch của bé phát triển tốt hơn, giúp cơ thể bé phòng tránh bệnh được tốt hơn nhiều. Ngoài những bữa ăn dinh dưỡng hằng ngày, mẹ nên cho bé ăn thêm nhiều rau và các loại trái cây chứa nhiều vitamin C và D, giúp tăng sức đề kháng cho bé.

Tiêm chủng

Theo trung tâm kiểm soát bệnh dịch của Mỹ, việc tiêm chủng đầy đủ giúp cơ thể tăng khả năng chống chọi lại các loại bệnh. Tuy hiện nay có một số phản hồi tiêu cực về việc tiêm chủng cho bé nhưng nếu mẹ tìm được một trạm y tế đáng tin cậy thì đây là một trong những phương pháp tốt nhất để giúp bé phòng ngừa bệnh. Mẹ nên đưa trẻ đi tiêm ngừa một số bệnh nguy hiểm như sởi, thủy đậu, viêm não, viêm gan…

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

5 mẹo nhỏ giúp phòng ngừa cảm lạnh cho bé

Bé bị cảm lạnh: Tăng cường hấp thu vitamin D

Vitamin D giúp là tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể đưa bé ra ngoài vào lúc sáng sớm, có nắng nhẹ để giúp bé hấp thu vitamin D. Hơn nữa, việc ra ngoài hít thở không khí trong lành có thể tăng sức đề kháng của bé đối với môi trường nhiều hơn.

Hạn chế đưa trẻ đến những nơi công cộng

Việc tiêm vắc-xin phòng chống cảm lạnh không thể bảo vệ bé tuyệt đối được vì có tới hơn 250 loài virut gây bệnh, chúng lây lan qua không khí và biến đổi nhanh chóng. Nên hạn chế đưa bé đến nơi công cộng để tránh cho bé bị lây nhiễm bệnh.

Giữ nhiệt độ cơ thể bé ổn định

Khi mẹ cảm thấy cơ thể bé bị lạnh toát, mẹ cần nhanh chóng là tăng nhiệt độ cơ thể bé bằng cách ủ ấm, cho bé mặc thêm áo, xức dầu cho bé. Không nên cho bé mặc quá nhiều áo khiến bé ra quá nhiều mồ hôi, dễ bị cảm lạnh.

Vào mùa hè, cho dù nóng cũng không nên quá lạm dụng máy điều hòa. Ở trong phòng máy lạnh quá lâu có thể khiến bé bị khô da, khô họng. Sự chênh lệch giữa nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ ngoài trời quá cao có thể khiến bé khó thích nghi ngay được. Tốt nhất mẹ nên mở cửa sổ để không khí lưu thông, tốt cho sức khỏe.

Mùa này thường xuyên có mưa nên lúc đưa bé ra đường mẹ cũng nên chuẩn bị đầy đủ áo mưa hoặc dù. Tránh để cho bé bị mắc mưa.

bé nằm ngủ
Giữ ấm cơ thể bé để phòng ngừa cảm lạnh

Bé bị cảm lạnh: Tăng cường chế độ dinh dưỡng cho bé

Mẹ nên cho bé ăn nhiều các thực phẩm dinh dưỡng, trái cây và rau xanh giàu vitamin và dưỡng chất để tăng sức đề kháng cho bé. Hạn chế cho bé ăn các thực phẩm lạnh để bảo vệ cổ họng của bé.

Nên cho bé sử dụng dung dịch nhỏ mũi sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối hằng ngày. Nước muối có thể rửa trôi chất nhầy và vi khuẩn giúp bé phòng bệnh.

Nên cho trẻ uống nhiều nước vì mọi cơ quan trong cơ thể đều cần đến nước để hoạt động tốt hơn.

Mẹ cũng nên cho bé uống một ly mật ong vào mỗi buổi sáng. Mật ong có chứa chất bioactivators, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, tuyệt đối không được cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi uống mật ong.

Giữ vệ sinh

Bạn nên lau dọn sạch sẽ nhà cửa, những vật dụng mà bé thường xuyên đụng tới để phòng ngừa vi khuẩn. Với trẻ nhỏ, niêm mạc mũi họng rất nhạy cảm, không khí bẩn kích thích niêm mạc bé, làm tăng khả năng bị bệnh ở trẻ.

Bạn cũng nên cho bé rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Đây là biện pháp phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả nhất, thậm chí còn tốt hơn nhiều so với việc cho bé dùng thuốc kháng sinh.

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Giúp bé ngủ ngon bằng lời thầm thì

Phương pháp này được trình bày chi tiết trong quyển The Secrets of Baby Whisperer của tác giả Tracy Hogg, được áp dụng khác nhau dựa trên độ tuổi của bé và dành cho bé 3 tuổi trở đi.

Bé từ 3 đến 6 tháng

Đầu tiên, bạn lắng nghe và quan sát những chuyển động, âm thanh bé phát ra, tiếng khóc, tiếng la hay bất kỳ một phát âm nào để hiểu bé đang muốn truyền đạt gì khi chưa biết nói. Chẳng hạn, tiếng khóc ổn định, có nhịp điệu thường báo hiệu bé đói, trong khi tiếng khóc ré kèm theo cử động co, đạp có thể biểu thị cơn đau.

Giúp bé ngủ ngon bằng lời thì thầm
Việc dụi mắt và ngáp cho thấy bé đang mệt và cần được ngủ

Vào 3 tháng tuổi, bé cần khoảng 5 giờ ngủ ban ngày và 10 giờ ngủ ban đêm, sau khi đã thay tã sạch đã được thay và bụng đã no sữa. Khi quan sát thấy dấu hiệu buồn ngủ, mẹ đặt bé vào nôi và chú ý làm cho môi trường xung quanh trở nên yên bình. Mẹ cần cố gắng thiết lập một thói quen ngủ sẽ giúp bé nhanh chóng vào giấc. Bắt đầu với những âm thanh dỗ dành. Nếu bé khóc và làm nũng, mẹ nhẹ nhàng vỗ vào lưng bé để giúp xoa dịu. Nếu vẫn chưa đủ, bồng bé lên một chút, chú ý là không quá 3 phút mỗi lần nhé. Sau đó đặt bé vào nôi trở lại khoảng 2 – 3 phút. Lặp lại việc bế bé và lại đặt vào nôi cho đến khi bé bình tĩnh trở lại. Kiên trì thực hiện thói quen này, qua một thời gian bé sẽ ngủ ngon và liền giấc.

Bé từ 6 đến 8 tháng

Bạn cần điều chỉnh một chút các quy tắc của mình vì bé đã có những thay đổi nhất định. Vào tháng thứ 6, bé dần được cai sữa đêm. Giữa các giấc ngủ ngắn vào ban ngày, mẹ đã có thể kéo dài thời gian cho những việc như thay tã, chơi với trẻ đến 2 giờ liên tục hoặc hơn. Bé có thể đưa tay về phía bạn để biểu đạt mình đang buồn ngủ. Đầu tiên, bạn bế bé lên theo chiều ngang và nói những lời vỗ về dịu dàng trước khi đặt bé vào nôi. Nếu bé có biểu hiện không vui, bạn có thể rời khỏi cũi và tránh nhìn vào mắt khiến bé mất tập trung. Thay vì luôn ở cạnh bên, mẹ nên tập cho bé làm quen với những “người bạn mới” trong phòng ngủ như một chiếc chăn ấm, một món đồ chơi để dần nhận biết được giờ đi ngủ.

Bé trên 8 tháng

Ở độ tuổi này, bé đã bắt đầu chơi và thức nhiều hơn, những giấc ngủ ngày ngắn lại còn khoảng 20 phút đến vài giờ và chỉ ngủ 2 giấc ngắn như vậy vào ban ngày. Bạn đã có thể giúp bé tự điều chỉnh thói quen ngủ của mình. Đặt bé vào nôi và bạn rời đi, không cần bế bé lên trừ khi bé tỏ ra vô cùng khó chịu, ngồi lên hoặc đứng lên. Khi bế bé lên và đặt trở lại vào nôi, bạn nhớ để mặt bé hướng về phía không nhìn thấy bạn. Nếu bé vẫn chưa bình tĩnh lại, mẹ hãy dùng những lời thì thầm, đặt tay lên lưng bé vài phút.

Một số mẹo khác mà mẹ cần biết có thể giúp cải thiện giấc ngủ của bé:

-Hạn chế sử dụng TV: Đặc biệt khi bé có những cơn ác mộng về đêm. TV có thể là một nhân tố gây ra những nỗi sợ hãi về đêm đó, thậm chí khi bạn không nghĩ rằng bé đã xem các chương trình.

-Để ý đến các dấu hiệu mệt của bé. Nếu quá mệt, bé có thể trở nên khó ngủ.

Khi chọn phương pháp này, bạn sẽ không thể áp dụng chiến thuật để bé khóc đến mệt lả và ngủ thiếp đi. Thay vì vậy, cần dỗ bé nín khóc và tạo ra một môi trường an toàn khiến bé yên tâm và ngủ ngon. Điều này sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn để tạo ra những thay đổi tích cực, giúp ích cho việc tạo ra một thói quen độc lập về lâu dài cho bé.


MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” ở trẻ nhỏ

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ với các mẹ những điểm sau:
• Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”là gì?
• Phân biệt hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” với những cơn ác mộng?
• Bạn nên làm gì nếu bé gặp phải hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”?
• Nguyên nhân và cách ngăn chặn hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”?

Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”là gì?

Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” có tên tiếng Anh là “night terror” hoặc “sleep terror”. Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ mà bé sẽ bất chợt giật mình thức giấc một cách hoảng loạn rồi khóc, la hét, rên rỉ, nói lí nhí hay vùng vẫy tay chân với đôi mắt mở to nhưng lại không thực sự tỉnh táo và kiểm soát được hành vi của mình. Lúc này bé đang ở trong trạng thái lẫn lỗn giữa mê và tỉnh. Vì vậy bé sẽ không nhận thức được sự hiện diện của bạn cũng như phản xạ lại những gì bạn nói hay làm.

Trong thực tế, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng hội chứng này là do một trục trặc bí ẩn nào đó giữa các lần chuyển đổi giai đoạn trong giấc ngủ. Có khoảng 6% các bé gặp phải hội chứng này tại một vài thời điểm và thường bắt đầu vào những năm đầu đời lúc bé biết đi, chuẩn bị đi học và tiếp tục cho đến khi lên 7 tuổi hoặc thậm chí là tuổi vị thành niên.

Sự hoảng loạn thức giấc này có thể kéo dài từ 5 đến 45 phút và khi nó qua đi, bé sẽ ngủ lại một cách đột ngột và không nhớ gì cả.

Phân biệt hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” với những cơn ác mộng?

Không giống như hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”, cơn ác mộng sẽ làm cho bé tỉnh táo hơn, bé có thể nhớ ít nhiều giấc mơ của mình và đôi khi bé sẽ nói về nó. Khi tỉnh giấc, bé sẽ tìm kiếm và cảm thấy an ủi hơn khi có bạn bên cạnh.

Đi sâu vào phân tích giấc ngủ của con người, các nhà khoa học cũng nhận thấy sự khác biệt rõ rệt về mặt bản chất giữa hai hiện tượng này. Thông thuờng, giấc ngủ của một người sẽ bao gồm hai giai đoạn khác nhau là REM , rapid eye movement – mi mắt cử động nhanh và NREM, non-rapid eye movement – mi mắt hầu như không cử động.

Khi ngủ, cơ thể ta thực hiện tuần tự những chu kì lặp đi lặp lại của REM và NREM. Nếu như ác mộng chủ yếu diễn ra vào giai đoạn REM, lúc sáng sớm sau 2 giờ sáng thì hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” lại diễn ra vào giai đoạn NREM, trong 1/3 thời gian đầu tiên của giấc ngủ, tức từ lúc nửa đêm cho đến tầm 2 giờ sáng. Trong khoảng thời gian này, cơ thể ta hoàn toàn có thể cử động chân tay một cách vô thức.

Cách dễ nhất để biết sự khác biệt giữa hai hiện tượng này là vào sáng hôm sau, bạn hãy hỏi bé về những gì diễn ra tối qua và nếu bé tỏ ra kích động hơn, nghĩa là bé vừa trải qua cơn ác mộng. Nếu bé không nhớ gì hết, có lẽ bé đã gặp phải “giấc ngủ kinh hoàng”.

Các mẹ hãy yên tâm rằng sự kinh hoàng của giấc ngủ sẽ để lại “ấn tượng” sâu sắc trong các mẹ, người đã quan sát hiện tượng diễn ra, hơn là các bé, người đã trải qua sự kinh hoàng!

>>> Xem thêm: Trẻ hay mơ thấy ác mộng có bất thường

Bạn nên làm gì nếu bé gặp phải hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”?

Đừng cố gắng để đánh thức bé dậy và không nên hy vọng rằng những nỗ lực của bạn có thể dỗ dành bé, mang lại cho bé cảm giác tốt hơn. Vì khi bé đang trải qua nỗi kinh hoàng khi ngủ, bé thực sự sẽ không thể bình tĩnh lại. Bạn càng cố gắng ôm giữ bé, bé lại càng phản ứng quyết liệt hơn.

Trừ khi bạn nhận thấy nguy cơ có thể làm tổn thương bé, bạn có thể nói chuyện một cách bình tĩnh với bé rồi đặt mình vào giữa bé và bất cứ thứ gì nguy hiểm cho bé, chẳng hạn đầu giường của bé cho đến khi “cơn bão” đi qua chứ không nên tác động trực tiếp lên bé.

giac ngu cua be
Bạn càng cố giữ bé lại càng phản ứng mạnh hơn đấy!

Trước khi đi ngủ, bạn cần chuẩn bị sẵn những gì cần thiết cho những người bị mộng du, đề phòng trường hợp bé của bạn có thể ở trạng thái này hoặc té/lăn ra khỏi giường trong “nỗi kinh hoàng” của mình. Nhặt tất cả đồ chơi hoặc đồ vật ở trên sàn nhà mà bé có thể dẫm phải khi di chuyển, chốt chặt các cánh cửa ở đầu mỗi cầu thang và đảm bảo các cửa sổ và cửa ra vào đều đã được khóa kỹ.

Nguyên nhân và cách ngăn chặn hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”?

Không có cách nào có thể ngăn chặn dứt điểm hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” vì không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng này. Nỗi kinh hoàng này không phải là do vấn đề về tâm lý hay do bé thất vọng về điều gì đó gây ra.

Nỗi sợ hãi về đêm này có thể do căng thẳng, bệnh tật, giờ giấc ngủ thất thường hoặc thiếu/mất ngủ. Giải quyết bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến giấc ngủ của bé, như thức dậy vào giữa đêm và đảm bảo rằng bé có một lịch trình ngủ nghỉ điều độ và ngủ đủ giấc có thể giúp bé tránh được những “ông kẹ” ban đêm.

Một số loại thuốc hoặc chất caffeine cũng có thể góp phần tạo ra nỗi sợ hãi ban đêm của bé. Cũng có nhiều khả năng là bé bị ảnh hưởng bởi thành viên nào đó trong gia đình có những biểu hiện tương tự.

Trong một số trường hợp, nỗi sợ hãi ban đêm có thể do việc ngưng thở khi ngủ, một rối loạn nghiêm trọng nhưng thể khắc phục được. Hiện tượng này là do ở vùng hầu họng của bé có các tổ chức phần mềm xung quanh đường thở như lưỡi, amidan, khẩu cái mềm, lưỡi gà…được nâng đỡ bởi các cơ vận động vùng hầu họng. Khi ngủ các cơ này giãn ra làm hẹp đường thở và làm ngừng sự di chuyển của không khí trong quá trình hô hấp khi ngủ. Điều này làm cho bé khó thở và khiến bé phải thức giấc.

>>> Xem thêm: Bé xem Tivi nhiều mỗi tối dễ bị mất ngủ

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Các loại hăm tã ở trẻ sơ sinh thường gặp

Một khi da bị kích thích sẽ chuyển thành màu đỏ, nóng lên, khô ráp và có thể dẫn tới các dạng nhiễm trùng. Những chất kích ứng phổ biến nhất là phân, nước tiểu, vi khuẩn từ nước tiểu và phân, chất tẩy, hương thơm và thuốc nhuộm từ tã giấy, khăn ướt cho trẻ em… Thuật ngữ “hăm tã” dùng để mô tả các tình trạng da khác nhau ở vùng mặc tã.

Viêm da phồng rộp (phồng rộp do tã): Đây là dạng phổ biến nhất của hăm tã. Nó có thể khiến cho vùng sinh dục và các nếp gấp ở đùi, mông đỏ lên và sưng phồng. Phồng rộp da do chính tã gây ra hoặc vì trẻ mặc tã ướt và bẩn quá lâu. Dạng hăm này thường xuất hiện rồi tự biến mất, có thể thoa thuốc mỡ loại nhẹ; nó chỉ khiến bé hơi khó chịu, miễn là không trở nên phức tạp vì một chứng nhiễm trùng phụ.

>>> Xem thêm: Hăm tã ở trẻ sơ sinh

Viêm da dị ứng (Eczema: chàm bội nhiễm): Kiểu hăm này thể hiện dưới dạng các mảng đỏ đóng vảy trên chân và vùng háng. Nó có thể kéo sang các vùng khác của cơ thể trong lúc lan ra khu vực mặc tã ở những bé thuộc phạm vi 6 – 12 tháng tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng như chất gây dị ứng, chất kích ứng, các yếu tố môi trường và di truyền. Điều trị bằng thuốc mỡ chuyên dụng hoặc thuốc theo toa.

Viêm da candidal (nhiễm trùng nấm men): Dạng hăm này nhẹ và làm bé đau, xuất hiện ở những nếp gấp tại bộ phận sinh dục, chân và nếp gấp giữa bụng với đùi của bé. Nó sẽ bắt đầu bằng những nốt đỏ nhỏ dần dần hiện ra nhiều hơn và hình thành một mảng đỏ rực lan rộng dễ thấy. Nguyên nhân phổ biến nhất của dạng hăm tã này là do bạn cho trẻ dùng thuốc kháng sinh. Có thể điều trị với kem đặc trị do bác sĩ kê toa.

be bi ham ta 2
Hăm tã sẽ khiến bé khó chịu và quấy khóc

Viêm da quanh hậu môn: Vệt đỏ đổi màu từ đỏ tươi sang đỏ sẫm quanh hậu môn là dấu hiệu nhận biết điển hình. Tình trạng này thường gặp ở các bé bú sữa bình vì phân của các bé chứa nhiều kiềm hơn mức bình thường. Dạng viêm này thường không xuất hiện ở trẻ bú sữa mẹ cho đến sau khi bé tập ăn dặm. Đa số trẻ sơ sinh đều sẽ gặp phải tình trạng này ở một giai đoạn nào đó trong những năm đầu đời.

>>> Xem thêm: Những cách trị hăm tã hiệu quả

Bệnh chốc lở: Đây là dạng hăm tã được nhận biết bằng những mảng cứng nâu vàng, mụn nhọt hay vết phồng giộp đầy mủ kèm theo nhiều nốt đỏ xung quanh. Nó có thể bao phủ phần mông, bụng dưới, hậu môn, rốn và đùi sau đó lan ra các phần khác trên cơ thể. Bệnh chốc lở do vi khuẩn gây ra (streptococci hoặc staphylococci). Nếu cho rằng chứng hăm tã ở bé là nhiễm trùng vi khuẩn, mẹ nên báo với bác sĩ ngay lập tức để được kê thuốc thoa hoặc thuốc kháng sinh dạng uống.

Viêm da ngấn tã: Một dạng kích ứng da xảy ra do rìa hoặc mép tã cọ xát vào da. Dấu hiệu nhận biết là da tấy đỏ và bị kích thích. Chứng hăm tã này xuất hiện ở nếp gấp của chân hoặc bụng trên và sẽ nặng hơn do chất ẩm và hơi nóng. Có thể điều trị bằng phấn chuyên dụng hoặc thuốc mỡ không cần kê toa.

Viêm da cọ xát: Các nếp gấp da cọ xát lẫn nhau và gây ra một dạng hăm tã trên làn da nhạy cảm của bé. Cách nhận biết là trên da xuất hiện những vùng bị ửng đỏ ở các nếp gấp giữa đùi với bụng và thỉnh thoảng ở nách. Thông thường nó được điều trị bằng thuốc mỡ hoặc phấn không kê toa.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Có phải thóp các trẻ sơ sinh đều mọc ít tóc?

Khi mới sinh Peru mình thấy con trai cũng nhiều tóc mà có 1 điều lạ là trên thóp bé rất ít tóc các mẹ ơi!! Mình nhìn con vừa mắc cười vừa sợ con bị “hói”, ba bé thì toàn chọc con là “giáo sư”, cậu 3 thì chọc con là “Lenin”…hix.hix.. indecision

Sau khi trò chuyện với bạn bè và xem hình các bé khác mình mới phát hiện 1 điều thú vị là các bé sơ sinh khi mới sinh ra đa số trên thóp đều mọc rất ít tóc (có lẽ do mới sinh thóp bé là nơi mềm nên tóc khó mọc các mẹ nhỉ? hihi..). Bé nhà các mẹ thế nào? Các mẹ có để ý như thế ko, chia sẻ cùng mình cho vui nhé!!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Tay chân miệng và những câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân trẻ bị tay chân miệng?

Tay chân miệng là bệnh do các virus thuộc nhóm Enterovirus mà chủ yếu là Coxsackie gây ra. Đặc biệt nếu trẻ nhiễm virus Enterovirus 71 thì nguy cơ gặp biến chứng như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi,… dẫn đến tử vong là rất cao. Đây là bệnh lây lan nhanh qua đường miệng khi trẻ lành vô tình nuốt phải các phân tử nước bọt hoặc nước mũi chứa virus của trẻ bệnh được phát tán trong không khí. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ mắc bệnh nếu chạm tay vào những đồ vật đã “dính” virus, sau đó đưa tay vào miệng. Như vậy, chỉ cần trong lớp học hoặc khu phố có một bé bị tay chân miệng và bé hắt hơi hoặc ho, khả năng các trẻ xung quanh bị lây bệnh là rất cao.

Các triệu chứng bệnh tay chân miệng?

Một trong những lý do khiến bệnh tay chân miệng trở nên nguy hiểm là vì các triệu chứng ban đầu của bệnh không đặc trưng, bao gồm: sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, sau đó là xuất hiện vết loét ở miệng, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối và có thể kèm theo những nốt nhỏ màu đỏ. Đây là những dấu hiệu của nhiều bệnh thông thường ở trẻ nhỏ nên dễ bị bố mẹ xem nhẹ, không cho trẻ đi khám bệnh mà tự ý dùng thuốc. Có nhiều người khi thấy con quấy khóc, than đau miệng, bỏ ăn hoặc hay đưa tay chỉ vào miệng lại nghĩ con đang trẻ mọc răng chứ không biết trẻ đã mắc phải tay chân miệng.

tay chan mieng 2
Sốt là dấu hiệu của nhiều bệnh bao gồm tay chân miệng

Làm thế nào phát hiện sớm biến chứng của bệnh?

Hầu hết bệnh nhi tay chân miệng được chỉ định chăm sóc tại nhà, do đó, bên cạnh việc chăm sóc trẻ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, bố mẹ cũng cần chú ý quan sát các biểu hiện của biến chứng để đưa con nhập viện kịp thời vì các biến chứng nói trên có thể diễn tiến rất nhanh và gây tử vong trong vòng 24 giờ. Nếu trẻ có các triệu chứng co giật, khó thở, sốt cao liên tục, đứng ngồi không vững, run tay khi cầm nắm đồ vật thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Điều cần đặc biệt cẩn thận là các biến chứng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bóng nước trên da trẻ đã khô và đóng vảy.

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng?

Bệnh chưa có thuốc đặc trị cũng như vaccine phòng ngừa nên cách cơ bản nhất để phòng bệnh là giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay cho con thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn, khi ra ngoài phải mang khẩu trang y tế. Bên cạnh đó còn cần giữ vệ sinh môi trường và diệt khuẩn cho tất cả những vật dụng mà bé có thể tiếp xúc với bàn tay, đặc biệt là vệ sinh đồ chơi, bình sữa và sàn nhà. Lưu ý rằng trẻ có thể nhiễm virus tay chân miệng từ chính cô bảo mẫu hoặc bố mẹ, do đó, bản thân những người lớn chăm sóc trẻ cũng cần giữ vệ sinh cẩn thận cho đôi bàn tay của mình.

[inline_article id=29257]

MarryBaby