Đây là nơi cung cấp các kiến thức chăm sóc cho sự phát triển của trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi dậy thì, từ sức khỏe thế chất đến tinh thần, đảm bảo con lớn lên khỏe mạnh, toàn diện.
Vậy thời gian tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè là khi nào, tần suất, nhiệt độ bao nhiêu? Tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè như thế nào mới đúng cách? Hãy xem ngay bài viết này để có câu trả lời nhé.
1. Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào thời gian nào của mùa hè?
Theo khuyến cáo chung từ các chuyên gia, thời gian tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè vào khoảng10 – 11 giờ sáng hoặc từ 15 – 16 giờ chiều. Tuy nhiên, thực tế là cha mẹ có thể tắm cho trẻ sơ sinh vào thời điểm thuận tiện cho cả cha mẹ và bé thấy thoải mái.
Mẹ cũng nên lưu ý không nên tắm cho bé lúc bé đói hoặc vừa mới bú xong. Nếu mẹ muốn tắm cho bé sau khi bé bú no; hãy chờ thêm 30 phút để dạ dày bé ổn định và tiêu hóa hết sữa nhé.
2. Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè là bao lâu?
Thời gian tắm thích cho trẻ sơ sinh vào mùa hè là từ 4-10 phút. Lý tưởng nhất là từ 4-5 phút nếu trẻ da khô hoặc nhạy cảm.
Với thời tiết nóng oi bức vào mùa hè, nhiều mẹ lầm tưởng thời gian tắm cho trẻ sơ sinh lâu một chút sẽ giúp bé mát hơn. Tuy nhiên đây là một sai lầm. Dù thời tiết có thay đổi như thế nào thì mẹ cũng không nên tắm cho bé quá lâu. Điều này khiến bé dễ cảm lạnh hơn.
3. Nên tắm nước lạnh hay nước ấm cho trẻ sơ sinh?
Nhiệt độ nước tắm lý tưởng cho trẻ sơ sinh vào mùa hè là từ 36-38°C. Đây là nhiệt độ gần với nhiệt độ cơ thể con người, giúp bé cảm thấy dễ chịu mà không bị sốc nhiệt.
Khi tắm cho trẻ sơ sinh, dù thời tiết mùa hè vô cùng nóng bức; mẹ cũng chỉ nên sử dụng nước ấm để tắm cho bé, tuyệt đối không dùng nước lạnh.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lau kỹ các vùng dễ đổ mồ hôi như cổ, nách, khủy tay, bẹn và các vùng da gấp khác. Mẹ cũng không cần gội đầu thường xuyên để bé không bị cảm lạnh.
4. Tần suất tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè
Cha mẹ không cần dành thời gian mỗi ngày để tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè. Cha mẹ chỉ nên tắm cho bé 2-3 lần một tuần. Nếu tắm cho trẻ quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng khô da.
Bên cạnh tắm rửa, cha mẹ cũng nên chú ý đến việc thay tã đầy đủ và vệ sinh vùng kín đúng cách cho bé. Đây cũng là việc giúp bé sạch sẽ, dễ chịu hơn trong những ngày hè oi bức.
Bên cạnh thời gian tắm, cha mẹ cũng nên biết cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè đúng chuẩn là như thế nào. Cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè gồm các bước sau:
Bước 1: Trước khi cởi quần áo cho bé, hãy lau sạch mi mắt bằng bông gòn hoặc khăn mềm nhúng nước ấm. Sau đó lau sạch toàn bộ khuôn mặt bé. Khi lau, mẹ lưu ý cẩn thận không cho nước hoặc bụi bẩn vào tai hoặc mũi của bé.
Bước 2: Cởi quần áo cho bé. Sau cùng là cởi tã.
Bước 3: Dùng một cánh tay đỡ lấy đầu và vai của bé; còn cánh tay kia của đỡ lưng bé. Nhẹ nhàng đặt bé vào bồn tắm. Lưu ý đặt chân bé vào trước.
Bước 4: Nhẹ nhàng tắm cho bé bằng sữa tắm, dầu gội dành cho trẻ sơ sinh. Lau cổ và mình của bé trước, bộ phận sinh dục và mông của bé sau cùng. Mẹ nhớ vệ sinh kỹ các vùng cổ, nách hoặc các vùng nếp gấp da.
Bước 5: Chỉ nên gội đầu cho bé một hoặc hai lần một tuần. Lưu ý gội đầu sau khi đã lau mình sạch sẽ để đầu bé không bị lạnh.
Bước 6: Sau khi tắm xong, nhẹ nhàng bế bé ra khỏi bồn tắm và quấn bé trong một chiếc khăn khô mềm để giữ ấm.
Bước 7: Bôi kem chống hăm, vệ sinh vùng rốn và mặc đồ thoáng mát cho bé.
Ngoài thời gian tắm, cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè đúng chuẩn, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo sức khỏe cho bé:
Tần suất tắm có thể thay đổi tùy thuộc vào tháng tuổi và tình trạng cụ thể của từng bé.
Nên trò chuyện, làm trò tiêu khiển trong suốt quá trình tắm để bé cảm thấy thoải mái và không trốn tránh việc tắm.
Không bật quạt, bật điều hòa khi tắm cho bé; không nên ủ trẻ quá ấm sau khi tắm.
[inline_article id=183874]
Hy vọng với bài viết này mẹ đã giải quyết được thắc mắc liên quan đến thời gian và cách tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè. Đừng quên bấm đăng ký Marrybaby tại đây để đọc được thêm nhiều bài viết hay về sức khỏe gia đình và cách nuôi dạy con nhé!
Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng đủ sữa hoặc có khả năng cho bé bú mẹ trong thời gian dài. Do đó, sau 6 tháng, mẹ có thể cho bé ăn dặm hoặc bú thêm sữa công thức để con nhận đủ những dưỡng chất thiết yếu.
Nhưng nếu bé không hợp sữa công thức phải làm sao? Khi nào nên đổi sữa cho bé? Để có câu trả lời chính xác, mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu cho thấy bé cần đổi sữa như sau.
2. Khi nào nên đổi sữa công thức cho bé?
Khi bé bú sữa công thức cần được đổi sữa khi có các dấu hiệu như tiêu chảy, táo bón, phân xấu, bú ít, chậm tăng cân hoặc con mắt các vấn đề về tiêu hóa. Lúc này cha mẹ có thể cân nhắc để đổi sang một loại sữa công thức khác cho trẻ.
2.1 Trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, nôn mửa
Cha mẹ có thể cân nhắc tìm cách đổi sữa công thức cho bé; khi trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, nôn mửa sau những cữ bú.
Mẹ chia nhỏ lượng sữa cho bé bú nhiều lần trong khoảng 1 – 2 ngày để theo dõi tình trạng. Nếu tình trạng của bé được cải thiện sau khi giảm bú; mẹ có thể bắt đầu tìm sữa công thức khác cho bé; trong lúc đó, mẹ vẫn cho bé bú sữa cũ.
2.2 Trẻ bú ít, chậm tăng cân
Một trong những nguyên nhân chủ quan khiến trẻ bú ít rất có thể do hương vị của sữa không phù hợp với khẩu vị của con. Tuy nhiên về mặt y khoa, bé lười bú và chậm tăng cân có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trẻ gặp vấn đề sức khỏe như thần kinh, thiếu máu, không dung nạp lactose trong sữa,…
Mẹ có thể cân nhắc lựa chọn những dòng sản phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé; đặc biệt dành cho những bé nhẹ cân; hoặc tốt hơn hết là hỏi ý kiến bác sĩ/chuyên gia.
2.3 Đổi sữa để phù hợp với độ tuổi của trẻ
Trên mỗi hộp sữa sẽ có lưu ý độ tuổi phù hợp cho trẻ.
Sữa công thức cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi: Nên chọn loại sữa có chứa DHA và ARA để giúp trí não và thị lực của bé phát triển tốt hơn.
Sữa công thức cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Mẹ nên chọn sữa công thức dành riêng cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi; có chứa nhiều canxi và sắt để hỗ trợ sự phát triển của xương và não của bé.
Sữa công thức cho trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, cha mẹ nên ưu tiên chọn các loại sữa công thức giàu vitamin và khoáng chất.
Mẹ cũng lưu ý rằng, cách đổi sữa công thức phù hợp cho bé cũng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bé. Vậy nên, cha mẹ cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đổi sữa cho bé đúng cách nhé.
Tiếp theo, để chọn và đổi loại sữa công thức phù hợp cho bé, mẹ có thể tham khảo cách phân loại sữa công thức như sau:
Căn cứ vào kết cấu protein
Sữa công thức protein tiêu chuẩn: thích hợp với những trẻ sơ sinh bình bú sữa mẹ không đủ.
Sữa công thức protein thủy phân một phần: thích hợp với những trẻ sơ sinh có ng.uy cơ ‘dị ứng’ như là nhà có bé anh/chị bị dị ứng nặng; hoặc tiền sử cha mẹ có người dị ứng nặng.
Sữa công thức thủy phân: thích hợp cho trẻ đang được chẩn đoán dị ứng đạm sữa bò.
Sữa công thức chứa axit amin: thích hợp cho trẻ có tình trạng dị ứng đạm sữa bò mức độ nặng.
Căn cứ vào chất béo
Sữa công thức có chuỗi carbon dài tiêu chuẩn: thích hợp cho trẻ sơ sinh bình thường.
Sữa công thức có chuỗi carbon trung bình/ngắn: thích hợp cho trẻ sơ sinh có đường ruột không tốt.
Căn cứ vào carbohydrate
Sữa công thức chứa lactose hoàn toàn: thích hợp cho trẻ sơ sinh bình thường.
4. Cách đổi sữa công thức cho bé nhanh chóng và an toàn
Cách đổi sữa công thức cho bé an toàn là hỏi ý kiến của bác sĩ. Vì trên thực tế, khi cha mẹ tìm cách đổi sữa công thức cho bé, ít nhiều là do sữa không hợp với bé; hoặc do bé đang gặp vấn sức khỏe đối với loại sữa hiện tại.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, cha mẹ buộc phải tìm cách đổi sữa công thức cho bé vì giá thành; sữa (nhập khẩu) tạm hết hàng; hoặc những lý do cá nhân khác.
Cách đổi sữa công thức cho bé theo từng bước:
Bước 1: Chọn sữa phù hợp với độ tuổi và khẩu vị của bé.
Bước 2: Cho bé bú vào những cữ buổi sáng trước.
Bước 3: Đổi sữa cho bé một cách từ từ và có lộ trình. Để bé thích nghi dần.
4.1 Cách đổi sữa công thức cho bé theo cách kết hợp
Khi bắt đầu đổi sữa công thức mới cho bé, cha mẹ nên cho con giai đoạn chuyển tiếp, để bé thích nghi với sữa mới; đồng thời quan sát tình trạng sức khỏe của con sau khi đổi sữa.
Pha tỉ lệ sữa mới bằng 1/3 tổng lượng sữa, uống 2-3 ngày, quan sát phản ứng của trẻ. Nếu trẻ không có hiện tượng bú ít, bỏ bú hay tiêu chảy; tiếp tục tăng.
Pha tỉ lệ tăng sữa mới bằng ½ tổng lượng sữa và tiếp tục quan sát bé uống trong 2-3 ngày.
Pha tỉ lệ tăng sữa mới bằng 2/3 tổng lượng sữa và tiếp tục quan sát bé uống trong 2-3 ngày.
Sau khi bé đã quen, thì mẹ có thể bắt đầu thay thế hoàn toàn bằng sữa mới.
4.2 Cách đổi sữa công thức cho bé theo lộ trình
Khác với cách đổi sữa công thức cho bé ở trên, theo cách này, cha mẹ sẽ không trộn hai loại sữa lại với nhau. Thay vào đó, mẹ sẽ cho bé bú luân phiên từng loại sữa theo mỗi cữ bú.
Tóm lại, khi quyết định áp dụng cách đổi sữa công thức cho bé; cha mẹ nên tìm hiểu rõ ràng và thực hiện theo hướng dẫn nhằm tránh gây ra các vấn đề sức khỏe cho bé.
[key-takeaways title=”Tóm lại khi cha mẹ muốn đổi sữa công thức cho bé:”]
Thực hiện đổi sữa một cách từ từ để bé thích nghi.
Trong bài viết này, MarryBaby sẽ gợi ý cho cha mẹ hơn 30+ món quà sinh nhật cho bé gáitheo từng sở thích, từng độ tuổi của con. Nếu cha mẹ cũng đang thắc mắc là không biết tặng quà sinh nhật gì cho con, thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
1. Ý nghĩa của việc tặng quà sinh nhật cho bé gái
Việc lựa chọn quà sinh nhật cho bé gái là rất quan trọng vì nó thể hiệntình yêu, sự quan tâm và tôn trọng của cha mẹ dành cho con cái của mình.
Bên cạnh đó, việc bé gái được tặng món quà sinh nhật còn tạo ra những cảm xúc tích cực; giúp thắt chặt thêm mối quan hệ giữa cha mẹ và con.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ – APA năm 2022, khi chúng ta được nhận quà, đặc biệt là quà từ người thân, người chúng ta yêu quý; trong não sẽ tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh như Dopamine, Oxytocin,… Những hormone khi nhận quà giúp gia tăng niềm vui, sự kết nối và niềm tin yêu vào cuộc sống. Đây còn được gọi là “hiệu ứng cảm giác ấm áp” trong tâm lý học.
Lưu ý khi lựa chọn quà sinh nhật cho bé gái:
Tuổi: Cha mẹ nên chọn quà phù hợp với lứa tuổi của con. Đồng thời tránh mua những món quà quá túi tiền của gia đình.
Sở thích: Tôn trọng sở thích và mong muốn của con khi mua quà sinh nhật. Điều đó sẽ khiến con cảm thấy rất vui và hạnh phúc.
Chất lượng và an toàn: Những món đồ chơi cho bé, cha mẹ nên tìm những loại được làm với Tập trung vào ý nghĩa của món quà: Cha mẹ nên tập trung vào ý nghĩa của món quà hơn là giá trị tài chính của nó.
2. Quà tặng sinh nhật cho bé gái theo từng độ tuổi
Bên cạnh cách chọn quà sinh nhật cho bé gái theo sở thích và tính cách của con; cha mẹ cũng có thể chọn quà tặng sinh nhật cho bé gái theo độ tuổi của con nhé.
2.1 Quà tặng sinh nhật cho bé gái 1 tuổi
Ở lứa tuổi này, khả năng về âm thanh và nhận diện màu sắc của con cũng đã hoàn thiện hơn so với những tháng trước. Vậy nên, cha mẹ hãy ưu tiên chọn những món quà nhiều màu sắc để tặng sinh nhật cho bé gái 1 tuổi.
Top 10 món quà sinh nhật cho bé gái 1 tuổi thiết thực và ý nghĩa:
Cả bé trai và bé gái trong khoảng từ 2 – 3 tuổi, trong giai đoạn này sự phát triển về trí não của con là vô cùng vượt trội; đồng thời con cũng đang trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 và khủng hoảng tuổi lên 3.
Chính vì vậy khi lựa chọn quà cho bé gái từ 2-3 tuổi, cha mẹ nên ưu tiên chọn những món đồ chơi có độ bền cao và chất liệu an toàn.
Gợi ý quà tặng sinh nhật cho bé gái 2-3 tuổi:
Búp bê.
Kính râm.
Quần áo.
Xe đạp.
Xe scooter.
Thú nhồi bông.
Xích đu cỡ nhỏ.
Phụ kiện cho tóc.
Bộ đồ chơi nấu ăn.
Bộ dụng cụ mỹ thuật.
Bộ đồ chơi trang điểm.
Balo đi học mẫu giáo.
Bộ đồ chơi lego lắp ghép.
Áo choàng phối kim tuyến lấp lánh.
3.3 Quà tặng sinh nhật cho bé gái 4 tuổi
Khi bé gái ở khoảng lên 4, trông con đã cao và lớn hơn hẳn so với năm trước. Khả năng nhận thức và hiểu biết của con cũng tốt hơn nhiều. Với tốc độ phát triển này, cha mẹ có thể thoải mái lựa chọn cho con những món quà cao cấp hơn.
Gợi ý quà tặng sinh nhật cho bé gái 4 tuổi:
Xe trượt Scooter.
Cầu trượt xích đu tại nhà.
Xe máy điện dành cho trẻ em.
Bộ nhạc cụ đàn piano 37 phím có ghế ngồi.
Bộ đồ chơi trang điểm, búp bê, thú nhồi bông.
Bể bơi phao hình vuông hoặc hình tròn, cho bé bơi tại nhà.
Các bộ đồ chơi nấu ăn cao cấp dành cho bé gái 4 – 6 tuổi.
Lều ngủ có trang trí, dùng để chơi tại nhà cho bé gái.
Đồ chơi búp bê công chúa 2 chị em BBT Global T8813.
3. Gợi ý cha mẹ món quà sinh nhật theo sở thích cho bé gái
3.1 Quà cho bé gái cơ bản nhất
Để chọn được món quà sinh nhật phù hợp với sở thích của bé gái, cha mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau:
Đồ chơi búp bê: Bé gái thường thích những đồ chơi như búp bê, đồ chơi liên quan đến công chúa, nàng tiên cá,..
Sách và đĩa CD: Nếu bé yêu thích đọc sách hoặc nghe nhạc, hãy tìm kiếm các cuốn sách thú vị hoặc album nhạc phù hợp với độ tuổi của bé.
Thời trang: Bé gái thường thích mặc đẹp và yêu thích các trang phục mới. Vì vậy, bạn có thể tặng cho bé những bộ đồ thời trang hoặc phụ kiện như túi xách, giày dép, mũ v.v.
Đồ dùng học tập: Nếu bé gái đang học tập, bạn có thể tặng cho bé những đồ dùng học tập như cặp sách, bút, vở, màu nước v.v.
Kỹ năng và hoạt động: Bé gái cũng có thể thích các hoạt động như nhảy ba lê, học vẽ, múa hát, học nấu ăn v.v. Bạn có thể tìm kiếm các khóa học hoặc các trung tâm đào tạo gần nhà để tặng cho bé.
Tuy nhiên, để có thể mua được món quà sinh nhật theo đúng sở thích của bé gái; trước đó khoảng vài tuần cha mẹ nên quan tâm và bên cạnh con nhiều hơn. Để quan sát xem dạo gần đây con thích gì, quan tâm gì, đồng thời lắng nghe ý kiến của con.
3.2 Quà cho bé gái ưa thích vận động hay hoạt động
Nếu cha mẹ đặc biệt quan tâm đến sức khỏe và sự phát triển của con, những món quà tặng sinh nhật cho bé gái liên quan đến sức khỏe là rất thích hợp. Dưới đây là một số gợi ý dành cho cha mẹ.
Xe đạp: Vì con cũng thuộc tuýp người ưa thích vận động, một chiếc xe đạp có thể sẽ rất phù hợp để rèn luyện đôi chân, và tiện di chuyển xung quanh.
Đồ chơi và dụng cụ thể thao: Giày chạy bộ, vợt cầu lông, vớ, găng tay chuyên dụng, hoặc một bộ đồ thể thao mà con thích.
Đồ ăn lành mạnh: Cha mẹ có thể tặng hoặc dẫn con đi ăn một bữa ăn với nhiều rau củ quả, các loại hạt, ngũ cốc,… Đây có thể là món quà sinh nhật đúng ý dành cho bé gái thích quan tâm đến sức khỏe.
Quà tặng sinh nhật liên quan đến sức khỏe cho bé gái không chỉ giúp bé phát triển sức khỏe; mà còn là cơ hội để con tiếp cận với các môn thể thao và lối sống lành mạnh.
3.3 Quà cho những bé thích giải đố và sáng tạo
Trường hợp con gái cưng của cha mẹ là một bé gái ham hiểu biết, thích sáng tạo; thì những tài liệu học tập, sách khoa học, sách lịch sử, ghép hình,..là rất phù hợp. Dưới đây là những món quà gợi ý cho cha mẹ:
Bảng tô màu: Những bảng tô màu, tập vẽ, bút dạ quang nhiều màu sẽ là những món quà giúp con tha hồ mà sáng tạo.
Xếp hình Lego, tính toán: Cha mẹ có thể tham khảo những đầu sách về khoa học hay mua cho con những trò chơi như ghép hình như Lego, tính toán,…
Gốm sứ: Hôm sinh nhật của bé, cha mẹ có thể tặng con một món quà là một chuyến đi tham gia nặn gốm sứ. Vừa giúp trẻ phát triển khả năng vận động tinh; vừa giúp con phát triển khả năng tưởng tượng.
Truyện tranh 2D-3D: Mẹ có thể cho con đọc qua những quyển truyện hoặc sách với nhiều hình ảnh minh họa 2D 3D. Đây sẽ nguồn kích hoạt trí tưởng tượng của bé vô cùng hữu hiệu.
Bộ sưu tập đồ chơi điện tử: Nếu con gái của cha mẹ yêu thích công nghệ và điện tử, cha mẹ có thể lựa chọn cho bé các bộ sưu tập đồ chơi điện tử như máy tính bảng, máy ảnh, máy quay phim,..
Những món quà này không chỉ giúp bé rèn luyện trí não, mà còn giúp bé phát triển sự sáng tạo, sự tò mò và trí tưởng tượng.
Trên đây là những gợi ý MarryBaby dành cho cha mẹ khi chọn quà tặng sinh nhật cho bé gái. Hy vọng cha mẹ đã có thể đưa ra quyết định cho mình về việc chọn cho quà cho con trong dịp sinh nhật lần này.
Làm thế nào để mẹ nhận diện dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh? Cách điều trị phù hợp là gì? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu ngay về thông tin này ngay sau đây!
1. Dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh là gì?
Dính thắng môi trên ở trẻ (Lip tie) xảy ra khi mô (dây thắng) nối môi trên với nướu quá ngắn hoặc quá dày.
Tình trạng này khiến trẻ khó cử động môi lên xuống và có thể gây ra các vấn đề về ăn uống, nói, vệ sinh răng miệng; thậm chí là sức khỏe răng miệng. Trẻ sơ sinh là đối tượng hay bị dính thắng môi hơn so với trẻ lớn.
Thắng môi còn được gọi là phanh môi, được hiểu là một dây chằng bám từ mặt trong ở giữa môi trên và nướu; cụ thể là điểm giữa của hai răng cửa. Điểm này tương ứng với nhân trung phía bên ngoài.
Thắng môi bình thường sẽ giúp môi trên ôm khít với xương hàm tạo ra một nụ cười đẹp.
2. Dấu hiệu và triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị dính thắng môi
Dấu hiệu mẹ có thể quan sát dễ nhất khi trẻ bị thắng môi trên đó là bé gặp khó khăn trong việc bú mẹ. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu và triệu chứng của dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh khác như:
Trẻ chậm hoặc không tăng cân.
Trẻ khó thở và dễ khóc khi bú mẹ.
Trẻ mệt mỏi, kiệt sức vì phải cố gắng rất nhiều khi bú mẹ.
Trẻ gặp khó khăn trong việc ngậm vú; không thể ngậm sâu khi bú.
Mẹ phải cho bé bú liên tục vì trẻ bị dính thắng môi nên vẫn có dấu hiệu bú không đủ.
Trẻ dính thắng môi thường gặp các vấn đề sức khỏe khác như đau bụng, đầy hơi, vàng da,..
Mẹ có thể nhận thấy trẻ bị dính thắng môi phát ra tiếng “tách tách” trong lúc bú mẹ do mất lực hút.
Thông thường, các dấu hiệu và triệu chứng khi dính thắng môi ở trẻ sơ sinh sẽ khó phát hiện; hoặc cha mẹ thường nhầm lẫn với một số tình trạng khác. Vậy nên, để có thể quan sát và nhận diện được tình trạng này; việc đầu tiên mẹ hãy chú ý quan sát kỹ những lúc cho bé bú.
Song, không riêng bé gặp vấn đề; phía mẹ cũng gặp một số tình trạng như ngực bị căng tức do bé ngậm; hoặc bú không đúng cách. Không những thế, dính thắng môi ở trẻ còn có thể khiến mẹ bị căng tức ở ngực dẫn đến tắc ống sữa; viêm vú,..
Trong một số trường hợp, mẹ phải cho con ngừng bú và chuyển qua bú bình; đồng thời kết hợp cho trẻ đi khám bác sĩ.
3. Trẻ bị dính thắng môi có gặp phải biến chứng nào không?
Nếu trẻ bị dính thắng môi trên với mức độ nghiêm trọng có thể khiến bé chậm tăng cân; chậm phát triển; thiếu dinh dưỡng; cản trở hoạt động hằng ngày,.. Tuy nhiên, dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh với mức độ nhẹ sẽ thường không có gì đáng lo ngại.
Bên cạnh những vấn đề này, nhiều cha mẹ cũng thắc mắc rằng, trẻ bị dính thắng môi có gây ảnh hưởng đến ngôn ngữ không. Theo thông tin từ Hệ thống bệnh viện MayoClinic (Hoa Kỳ), câu trả lời là CÓ. Trẻ bị dính thắng môi hoặc dính thắng lưỡi (tongue tip) đều có thể gây ảnh hưởng đến khả năng phát âm.
Về lâu về dài, nếu tình trạng dính thắng môi trên (hoặc thắng lưỡi) ở trẻ sơ sinh không được điều trị; sẽ bắt đầu cản trở các hoạt động thường ngày của bé. Cụ thể là trẻ gặp khó khăn khi ăn uống; khó vệ sinh răng miệng; thức ăn dễ bị mắc kẹt trong răng,..
4. Dính thắng môi ở trẻ được điều trị như thế nào?
Thông thường, trẻ bị dính thắng môi trên sẽ được điều trị bằng cách chỉnh sửa dính thắng môi nhờ vào phẫu thuật cắt hoặc dùng tia Laser. Mẹ có thể yên tâm vì phẫu thuật này diễn ra chưa đầy một phút để hoàn thành; và ít gây đau đớn cho trẻ.
Ngoài ra, trước khi chỉ định phương pháp điều trị cho trẻ bị dính thắng môi trên; các bác sĩ nhi khoa sẽ hỏi mẹ về tần suất bú của bé; trẻ có nôn trớ hoặc bị nghẹn khi bú không; âm thanh khi trẻ bú phát ra như thế nào,…
Hình ảnh quá trình điều trị và phục hồi trẻ bị dính thắng môi trên:
(A) – Hình ảnh trẻ bị dính thăng môi trên.
(B) – Ngay sau khi phẫu thuật cắt bỏ, lúc này vết thương như hình kim cương.
(C), (D) – Hình ảnh sau phẫu thuật và phục hồi hoàn toàn.
Dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh đều có ảnh hưởng đến khả năng bú của trẻ. Vì vậy, nếu mẹ đang gặp khó khăn trong việc cho con bú; hoặc trẻ ăn/bú không hiệu quả; mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.
Tóm lại, mặc dù dính thắng môi trên ở trẻ thường không nguy hiểm nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Bởi vì trẻ đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc, nên con rất cần được hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là dinh dưỡng từ sữa mẹ.
[key-takeaways title=”Bài viết liên quan đến chủ đề dính thắng môi trên ở trẻ:”]
Trong bài viết này, MarryBaby sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu về tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học là như thế nào. Đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp cho cha mẹ, trong việc giúp trẻ dễ thích nghi với môi trường mới.
1. Sự phát triển tâm lý của trẻ 2 tuổi
1.1 Có quan tâm đến người khác
Bé 2 tuổi bắt đầu thể hiện sự quan tâm đến người khác; nhất là với các bạn bè đồng trang lứa. Con hào hứng với các trò chơi tập thể, không còn thích chơi một mình như trước.
1.2 Biết cách thể hiện cảm xúc của mình
Về sự phát triển cảm xúc, phần lớn bé trong giai đoạn này đã bắt đầu biết gọi tên cảm xúc của bản thân. Ngoài ra, bé 2 tuổi cũng đã phát triển sở thích, điều đó được thể hiện qua những lựa chọn về món ăn và trang phục của bé.
1.3 Rất tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh
Khả năng nhận thức của trẻ 2 tuổi là bé bắt đầu tò mò nhiều hơn về các sự vật xung quanh; nhất là các hiện tượng trong tự nhiên. Bé cũng hiểu rõ hơn về thái độ, phản ứng và lời nói của người lớn xung quanh.
Quay lại vấn đề ở trên, vậy tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học con sẽ cảm thấy như thế nào? Và lý do vì sao các con thường lo sợ khi đến trường?
2. Các vấn đề tâm lý khi trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học
Tâm lý trẻ 2 tuổi khi bắt đầu đi học, con có thể có một số nỗi sợ nhất định; ví dụ như sợ xa gia đình; sợ đi lạc; sợ người lạ; sợ một mình; sợ những tình huống mới,.. Thông thường, những nỗi sợ này sẽ giảm dần đi khi trẻ bắt đầu quen với môi trường mới; dần dần trẻ sẽ thoải mái và cởi mở hơn.
Ngoài ra, do giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, bé cũng có thể hay giận dữ nếu không hài lòng; muốn tự ra quyết định; và có xu hướng chống đối việc đi học.
Theo Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc Unicef cho biết, nỗi sợ đặc trưng trong tâm lý của trẻ 2 tuổi khi con bắt đi học là nỗi sợ lo âu chia ly (separation anxiety). Lo lắng về sự chia ly xảy ra phổ biến ở trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi. Trẻ cảm thấy vô cùng lo lắng khi phải rời xa người chăm sóc.
2.1 Lo lắng khi phải xa cha mẹ
Thông thường cha mẹ sẽ rất dễ nhận ra những dấu hiệu về tâm lý của trẻ 2 tuổi khi bắt đầu đi học.
Một số dấu hiệu bé bị lo âu chia cách điển hình bao gồm:
Trẻ khóc nhiều hơn sau khi ngủ dậy.
Trẻ trở nên đeo bám hơn khi cha mẹ đi bất cứ đâu.
Khóc hoặc níu kéo trong những tình huống mới (chủ yếu từ 6 tháng – 3 tuổi).
Trẻ không chịu đi ngủ khi không có cha mẹ hoặc người chăm sóc bên cạnh.
Về mặt tâm lý, việc trẻ trong độ tuổi này cảm thấy lo lắng khi phải rời xa cha mẹ là điều hoàn toàn tự nhiên. Sau khi hiểu được tâm lý này của trẻ, cha mẹ sẽ hiểu con hơn là muốn buông lời trách mắng.
2.2 Thường hay giận dỗi
Bé hay giận dỗi vì bé không hiểu được vì sao bé không được đáp ứng mong muốn của mình. Khi lên hai, nhiều trẻ vẫn chưa có khả năng kiểm soát ham muốn (delayed gratification); đây là khả năng chống lại sự cám dỗ của thú vui tức thời với hy vọng đạt được phần thưởng trong lâu dài.
Nếu trẻ 2 tuổi không muốn đi học, bé bắt đầu có tâm lý giận dỗi; vì trong thế giới của bé, bé cảm thấy như việc không được đáp ứng mong muốn giống như thế giới sắp sụp đổ vậy.
2.3 Thích nói “không”
Việc hay nói “không” cũng là một giai đoạn phát triển của bé; trên thực tế, đây là cách để trẻ thách thức giới hạn chịu đựng của người thân. Cha mẹ đừng quá lo lắng, vì thường bé phải tin tưởng lắm mới phản ứng như vậy.
2.4 Muốn tự ra quyết định
Trẻ 2 tuổi có tâm lý muốn tự ra quyết định khi bắt đầu đi học; đơn giản là vì con đang học cách để trở nên độc lập hơn trong cuộc sống của mình. Điều quan trọng là cha mẹ cần phải tạo điều kiện cho bé được tự chủ trong việc đi học (quần áo, sách vở,…).
2.5 Hay chống đối và bực tức
Trẻ 2 tuổi không có nhiều khả năng kiểm soát được cảm xúc của mình. Sự tức giận và thất vọng trong bé có xu hướng bùng phát; đây là tâm lý thường thấy khi cho trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học vì con chưa quen với môi trường mới.
Sự bùng nổ cảm xúc là cách duy nhất bé biết để đối mặt với thực tế khó khăn trong thế giới của mình. Trẻ 2 tuổi có thể khóc, đánh hoặc la hét nhưng cha mẹ hãy bình tĩnh và kiên nhẫn với con nhé.
3. Làm thế nào để hỗ trợ tâm lý cho trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học?
Để chuẩn bị tâm lý cho trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học, cha mẹ có thể thực hiện những điều sắp được gợi ý dưới đây. Đồng thời, cha mẹ cũng nên lưu ý rằng, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ chứ không nên đặt kỳ vọng là loại bỏ hoàn toàn. Vì dù sao đây cũng là điều mà trẻ sẽ trải qua trong đời.
3.1 Tham quan trường trước khi đi học
Để giảm bớt sự lo lắng và bỡ ngỡ của trẻ; cha mẹ có thể cùng còn ghé thăm trường trước ngày đi học. Cụ thể như đi vòng quanh sân trường; khám phá phòng học; nơi con sẽ đi vệ sinh; dãy cầu thang; quan trọng hơn chính là nơi cha mẹ sẽ đứng đón con sau khi tan trường.
Nếu nhà trường cho phép, cha mẹ có thể xin phép thầy cô để tham gia học cùng con trong buổi học đầu tiên. Trẻ sẽ cảm thấy rất vui và an toàn vì có người thân bên cạnh.
3.3 Chơi và học cùng nhau tại nhà
Khi con ở nhà, cha mẹ cũng có thể đóng vai làm thầy cô để dạy và học cùng con. Điều đó sẽ giúp cho tâm lý của trẻ 2 tuổi mới bắt đầu đi học; nhanh chóng làm quen với các hoạt động ở trường.
Trẻ sẽ nhận ra sự tương đồng giữa ở nhà và trường học; khi đó con sẽ thoải mái và ít cảm thấy sợ hãi mỗi khi đến lớp.
3.4 Giúp trẻ hiểu đi học cũng là một trò chơi
Thay vì mặc đồng phục, mang giày, ăn sáng theo thói quen; cha mẹ hãy làm mới nó bằng cách tạo ra thử thách. Ví dụ như, cha mẹ dùng đồng hồ đếm giờ để thử thách xem trẻ làm việc đó nhanh đến mức nào.
3.5 Kể cho con nghe về quá khứ của cha mẹ
Bên cạnh những trải nghiệm thực tế, cha mẹ hãy kể cho con nghe thêm về quá khứ của mình ở thời điểm như độ tuổi của con. Nếu vẫn còn lưu giữ, mẹ có thể cho con xem tấm hình mẫu giáo của mình; hoặc những người lớn khác trong gia đình mà con biết.
Việc này sẽ cho con cảm giác yên tâm hơn, vì ít con cảm nhận được sự đồng cảm từ người thân.
3.6 Giúp trẻ xây dựng thói quen mới
Bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học, con cũng cần xây dựng thêm những thói quen mới để bảo đi học đầy đủ và đúng giờ.
Một số thói quen con cần thực hiện trước ngày tựu trường:
Việc hỏi và lắng nghe cảm xúc; cũng như mong muốn của trẻ là cách tốt nhất để cha mẹ hiểu rõ tâm lý của trẻ. Khi bắt đầu một điều gì đó mới, việc nảy sinh những cảm xúc lo lắng, sợ hãi, phấn kích,..cũng là điều dễ hiểu.
Hiểu được cảm xúc và mong muốn của trẻ là bước quan trọng để cha mẹ biết cách trấn an con khi cần thiết.
3.8 Chào tạm biệt và hẹn gặp lại trẻ sau bữa học
Như cha mẹ đã biết, tâm lý trẻ 2 – 3 tuổi khi bắt đầu đi học là rất lo lắng và sợ hãi. Chính vì vậy, nên việc con khóc và không muốn chào tạm biệt cha mẹ là có thể xảy ra. Vậy nên, cha mẹ hãy trấn an và chào tạm biệt con một cách thật dứt khoát và hẹn gặp lại con vào buổi chiều sau buổi học.
4. Khi nào cha mẹ cần đến sự giúp đỡ từ chuyên gia?
Theo Hệ thống y tế quốc tế Johns Hopkins cho biết, nếu tâm lý trẻ từ 2 – 3 tuổi bắt đầu đi học nếu có kèm theo những dấu hiệu sau đây; thì cha mẹ thật sự cần sự hỗ trợ từ người thân, thầy cô giáo hoặc các chuyên gia tâm lý.
Trẻ thường xuyên quấy khóc, nổi cáu, phá hoại và gây hấn với bạn bè.
Trẻ không có khả năng tự lập một mình như không thể đi vệ sinh, không thể đến đúng lớp,..
Trẻ có nhiều cảm xúc như buồn bã, cáu kỉnh, khóc; đồng thời cũng ít quan tâm đến các hoạt động của lớp học.
Nhìn một cách tổng quát, thì hầu hết tâm lý trẻ từ 2 tuổi khi bắt đầu đi học thường là giống nhau. Giống nhau về những cảm xúc và cách phản ứng khi chuẩn bị đi học.
Nhưng đọc đến đây thì cha mẹ ít nhiều cũng hiểu về tâm lý, cảm xúc và mong muốn của trẻ là như thế nào. Cuối cùng, việc cha mẹ và bé cần làm chính là đồng hành cùng nhau.
[key-takeaways title=”Bài viết cùng chủ đề Tâm lý trẻ 2 tuổi:”]
MarryBaby mách mẹ cách làm từng loại sữa hạt đơn giản để giúp cho bé tăng cân hiệu quả nhé!
1. Lợi ích của sữa hạt đối với sự phát triển của bé
Trước khi biết cách làm sữa hạt cho bé như thế nào; hãy cùng điểm qua một vài lợi ích của hạt cũng như sữa hạt đối với sự phát triển của trẻ:
Sữa hạt giàu năng lượng: Trong 60g hạnh nhân cung cấp khoảng 208 kcal, hạt điều cung cấp 182 kcal và quả óc chó là 166 kcal. Đây là nguồn năng lượng cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của trẻ tập đi.
Sữa hạt cung cấp protein và chất xơ tốt cho sức khỏe: Chất đạm trong sữa hạt cần thiết cho sự tăng trưởng; sản xuất hormone và sửa chữa tế bào của bé. Chất xơ trong sữa hạt có vai trò quan trọng giúp cho đường ruột khỏe mạnh.
Sữa hạt có các hợp chất hoạt tính sinh học: như carotenoid, polyphenol, flavonoid và hợp chất phenolic. Những chất hóa học thực vật này có tác dụng chống oxy hóa, cải thiện sức khỏe, điều hòa miễn dịch. Bên cạnh đó, một số loại hạt có chứa phytosterol giúp giảm cholesterol và duy trì sức khỏe tim mạch.
Sữa hạt chứa nhiều dưỡng chất quan trọng: Hạnh nhân, quả óc chó và hạt điều chứa chất béo và chất dinh dưỡng lành mạnh, chẳng hạn như vitamin E, canxi, sắt, kẽm, magiê và folate. Những dưỡng chất này có thể hỗ trợ các chức năng sinh lý của em bé; chẳng hạn như phát triển não và mắt, có vai trò trong tăng cường các dẫn truyền thần kinh và chức năng enzym.
2. Cách làm sữa hạt đơn giản cho bé tăng cân vù vù
Sau đây là cách làm sữa hạt cho bé không cần dùng máy nấu sữa và dùng máy nấu sữa. Mẹ hãy lựa chọn cách làm sữa hạt phù hợp với mình nhé!
2.1 Cách làm sữa hạt sen cho bé
Sữa hạt sen là một trong số các loại sữa hạt tăng cân cho bé hiệu quả. Cách làm sữa hạt sen cho bé như sau:
Bước 1: Dùng 100g hạt sen tươi không ngâm, tách bỏ tâm sen, rửa sạch hạt. Sau đó luộc sơ qua cho bớt bọt.
Bước 2: Mẹ cho hạt sen vào máy xay sinh tố cùng 1 lít nước và xay nhuyễn hỗn hợp.
Bước 3: Cho một miếng vải vào rây; mẹ đổ hỗn hợp hạt sen để rây và lọc nhằm thu được nước cốt.
Bước 4: Đun sôi nước hạt sen, cho sữa đặc, một chút đường vào khuấy đều. Mẹ nhớ khuấy trong quá trình đun để tránh cháy khét.
Bước 5: Mẹ tắt bếp, cho thêm sữa tươi vào rồi để nguội.
Nếu mẹ có máy làm sữa hạt, mẹ cho hạt sen đã sơ chế vào máy cùng 1 lít nước và vài hạt muối. Chọn chế độ “Làm sữa hạt nấu chín”. Như vậy là mẹ đã làm xong sữa hạt sen cho bé rồi.
Lưu ý: Khi làm xong, để riêng một phần cho bé uống. Phần còn lại mẹ có thể cho thêm đường và thưởng thức.
2.2 Cách làm sữa hạt sen bí đỏ cho bé
Cách làm sữa hạt sen bí đỏ cũng tương tự như sữa hạt sen, giúp bé tăng cân và khỏe mạnh. Nếu mẹ không có máy nấu sữa có thể làm theo cách dưới đây:
Bước 1: Ngâm hạt sen tươi trong vòng 40 – 60 phút.
Bước 2: Rửa sạch hạt sen, bí đỏ, cho cả hai vào nồi; bắt đầu ninh đến khi hạt sen và bí chín mềm.
Bước 3: Sau đó, mẹ để nguội sau đó cho sen và bí đỏ vào máy xay để xay nhuyễn.
Bước 4: Cho thêm một ít đường để sữa có vị ngọt dễ uống và hấp dẫn hơn.
2.3 Cách làm sữa đậu đỏ hạt sen cho bé
Cách làm sữa hạt sen đậu đỏ như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 80g đậu đỏ, đem ngâm ngập trong nước trong 8 tiếng.
Bước 2: Chuẩn bị thêm 20g hạt sen. Nếu các mẹ có hạt sen tươi thì không cần ngâm. Còn nếu dùng hạt sen khô thì ngâm nước ấm khoảng 2 tiếng là được. Sau đó tách bỏ tâm sen để sữa không bị đắng.
Bước 3: Mẹ cho đậu đỏ và hạt sen vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Rồi sau đó, mẹ lọc hỗn hợp qua rây để lọc được phần sữa mịn.
Bước 4: Cho phần sữa đậu đỏ vừa lọc vào nồi đun; khi nào thấy sữa bắt đầu sôi thì cho thêm đường và sữa tươi vào khuấy đều tay khoảng 2 phút thì tắt bếp; vậy là mẹ đã hoàn thành cách làm sữa hạt sen đậu đỏ cho bé rồi đó.
Nếu mẹ có máy làm sữa hạt, mẹ cho hạt sen và đậu đỏ đã sơ chế vào máy làm sữa hạt, cho thêm 1 lít nước và vài hạt muối vào. Chọn chế độ “Làm sữa hạt nấu chín”. Chờ máy làm xong là đã có món sữa đậu đỏ – hạt sen cho bé yêu rồi.
2.4 Cách làm sữa đậu đen hạt sen cho bé
Bước 1: Đậu đen đem ngâm 60g trong khoảng 6-8 tiếng. Nên để đậu đen ngập hẳn trong nước để hạt nở đều.
Bước 2: Hạt sen tươi chuẩn bị 30g, đem tách bỏ tâm sen, rửa sạch rồi luộc sơ qua với nước cho bớt bọt.
Bước 3: Cho đậu đen và hạt sen vào trong máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn hỗn hợp. Sau đó, mẹ lọc hỗn hợp qua rây để lấy phần sữa sánh mịn.
Bước 4: Bắc bếp, cho sữa đậu đen và hạt sen vào nồi rồi đun sôi. Mẹ nhớ thêm đường vào cho vừa miệng. Khi hỗn hợp vừa sôi, mẹ tắt bếp, thêm sữa tươi vào là hoàn thành.
Nếu mẹ có máy làm sữa hạt, mẹ cho 1 lít nước và một vài hạt muối vào cối của máy làm sữa hạt. Tiếp tục cho đậu đen và hạt sen vào. Chọn chế độ “Làm sữa hạt nấu chín” trên thân máy. Sau đó mẹ chỉ cần chờ máy làm xong là món sữa đậu đen – hạt sen được hoàn thành rồi.
2.5 Cách làm sữa yến mạch
Yến mạch là thực phẩm giúp bé tăng khả năng ghi nhớ, tốt cho trí não. Cách làm như sau:
Bước 1: Ngâm yến mạch nguyên hạt trong nước sôi, thời gian ngâm khá lâu từ 4 – 6 tiếng, khoảng 2 – 3 tiếng thì thay nước một lần.
Bước 2: Rửa sạch yến mạch lại bằng nước sôi.
Bước 3: Xay nhuyễn yến mạch với nước ấm, lọc bã để cho bé uống dễ hơn.
Sữa chuối yến mạch vừa thơm ngon vừa cung cấp chất xơ lành mạnh, kali, vitamin B6, vitamin C và chất chống oxy hóa cho bé.
Bước 1: Yến mạch nên chọn loại cán dẹt. Chuẩn bị 70g, không cần ngâm. Đem rửa sạch qua rây rồi rang khô.
Bước 2: Lấy 1 quả chuối, bóc vỏ và cắt miếng.
Bước 3: Với loại sữa này, bạn cần chuẩn bị sẵn 1 lít nước sôi để nguội.
Bước 4: Sau đó, cho yến mạch và 1 nước đã chuẩn bị vào máy làm sữa hạt. Chọn chế độ “Làm sữa hạt không nấu”. Chờ máy làm xong, cho chuối vào và chọn chế độ “Xay” là hoàn thành.
2.7 Cách làm sữa hạt hạnh nhân cho bé
Bước 1: Rửa sạch hạt hạnh nhân bằng nước đun sôi để nguội với một ít muối, ngâm qua đêm. Thời gian ngâm tối thiểu là 12 tiếng và phải thay nước thường xuyên.
Bước 2: Cho hạt hạnh nhân vào máy xay với 1 ly nước sôi để nguội, hạnh nhân không cần tách vỏ, các bạn có thể cho thêm một ít dầu quế để tăng thêm mùi hương cho sữa.
Bước 3: Cuối cùng là cho bé uống, đối với những bé nhỏ hơn 3 tuổi thì nên lọc bã trước khi cho bé uống.
2.8 Cách làm sữa hạt óc chó cho bé
Sữa óc chó có chứa nhiều nhóm vitamin, đặc biệt là vitamin C, D tốt cho hệ miễn dịch, củng cố canxi giúp phát triển xương cũng như chiều cao. Cách làm sữa hạt óc chó cho bé như sau:
Bước 1: Đem 250g hạt óc chó tách vỏ, ngâm nước qua đêm, rồi rửa sạch hạt óc chó qua 2-3 lần nước.
Bước 2: Cho hạt óc chó đã ngâm vào máy xay cùng với 600ml nước, xay đến khi hỗn hợp thật nhuyễn mịn.
Bước 3: Đổ sữa vào nồi qua màng lọc để lọc bã hạt óc chó và lấy phần sữa. Phần bã hạt óc chó mẹ có thể sử dụng để nấu cháo cũng rất bổ dưỡng cho bé.
Bước 4: Bắc nồi sữa óc chó lên bếp, đun nhỏ lửa đến khi sôi lăn tăn thì tắt bếp.
Bước 5: Khi nào bé uống, mẹ cho thêm ít đường để thêm phần thơm ngon.
Bước 1: 60h hạt yến mạch cán dẹt rửa sạch qua rây rồi rang khô đến khi thấy mùi thơm.
Bước 2: Ngâm 20g hạt óc chó trong 4 giờ. Sau đó rửa thật sạch lại với nước rồi để ráo.
Bước 3: Chuẩn bị 1 lít nước sôi để nguội.
Bước 4: Hạt yến mạch và óc chó sau khi sơ chế xong cho vào máy làm sữa hạt cùng với nước sôi để nguội, cho thêm 1 chút đường tùy khẩu vị. Chọn chức năng làm sữa hạt không nấu. Như vậy là hoàn thành món sữa yến mạch – óc chó rồi.
2.10 Cách làm sữa hạt điều cho bé
Bước 1: Ngâm hạt điều trong nước từ 40 – 60 phút, sau đó vớt ra và rửa sạch lại bằng nước. Đối với hạt điều rang sẵn thì các mẹ có thể bỏ qua bước ngâm này.
Bước 2: Xay nhuyễn hạt điều với nước sôi để nguội, lọc bã.
Bước 3: Cho hỗn hợp vào nước lọc đun sôi cùng với lá dứa và cây kỷ tử, đun sôi trong vòng khoảng 20 – 30 phút.
Bước 4: Cuối cùng là cho thêm đường hoặc mật ong là các mẹ đã có thể cho bé uống sữa rồi.
Bước 2: Đậu xanh chuẩn bị 30g đem ngâm 1 ngày sau đó đãi bỏ vỏ.
Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu đỡ sơ chế vào máy làm sữa hạt. Bỏ thêm vài hạt muối và 1 lít nước vào. Chọn chức năng làm sữa hạt nấu chín. Chờ khi máy dừng nấu là đã có món sữa kê – đậu xanh rồi.
2.12 Cách làm sữa hạt kê cốt dừa cho bé
Bước 1: Hạt kê rửa sạch và ngâm trong nước từ 5 – 6 tiếng, cứ 2 – 3 tiếng thì thay nước một lần.
Bước 2: Đun sôi hạt kê với nước nóng đến khi hạt kê mềm và nước đã bắt đầu đặc lại, cho thêm một ít nước cốt dừa để tăng thêm vị béo ngậy và khuấy đều.
Bước 3: Cuối cùng là xay nhuyễn hỗn hợp với nước, có thể cho thêm mật mía hoặc mật ong để tăng thêm vị ngọt.
2.13 Cách làm sữa đậu phộng mè trắng
Dưới đây là cách làm sữa đậu phộng mè trắng giúp bé tăng cân vượt trội:
Bước 1: Đậu phộng và mè trắng ngâm qua đêm, thay nước từ 1 – 2 lần.
Bước 2: Đun sôi mè trắng với đậu phộng trong nước sôi đến khi đạt đến độ chín mềm.
Bước 3: Xay nhuyễn hỗn hợp này với nước (đậu phộng xay cả vỏ).
Bước 4: Cuối cùng là lọc bã và đóng chai là bé đã có thể uống được rồi.
2.14 Cách làm sữa hạt bắp – mít cho bé
Bước 1: Bắp bóc vỏ, bào nhỏ hạt, cho vào nồi đun sôi và nấu chung với mít xé sợi nhỏ.
Bước 2: Xay hỗn hợp trên và lọc bã là bé đã có thể thưởng thức được rồi. Các mẹ lưu ý không cần phải cho thêm đường vì mít đã khá là ngọt rồi.
2.15 Cách làm sữa hạt sen – macca – bí đỏ cho bé
Bước 1: Chuẩn bị 100g bí đỏ, gọt sạch vỏ, rửa với nước rồi cắt miếng.
Bước 2: Dùng 60g hạt sen tươi, tách bỏ tâm sen, làm sạch với nước rồi luộc khoảng 3-5 phút cho bớt bọt.
Bước 3: Hạt macca chuẩn bị 20g không cần ngâm.
Bước 4: Cho từng nguyên liệu, 1 lít nước, vài hạt muối và đường tùy khẩu vị vào máy làm sữa hạt Sau đó dùng chức năng làm sữa hạt nấu chín để nấu sữa hạt.
Dù đã biết cách làm sữa hạt cho béđúng cách, mẹ cũng cần lưu ý những điều sau đây khi cho bé uống sữa hạt:
Sữa hạt chỉ phù hợp cho bé từ 1 tuổi trở lên. Trẻ dưới 1 tuổi uống có thể dẫn đến thiếu chất, dị ứng.
Cho bé tập làm quen dần với lượng ít ban đầu, rồi tăng lên dần. Các mẹ nhớ theo dõi xem bé thích vị sữa nào và xem bụng dạ bé phản ứng ra sao, có bị dị ứng không.
Dù bổ dưỡng, nhiều năng lượng nhưng sữa hạt vẫn không cung cấp đủ dưỡng chất mà bé cần 1 ngày. Vì vậy chỉ nên xem sữa hạt là thực phẩm bổ sung chứ không phải là bữa ăn chính.
Các bước sơ chế cũng như chế biến đều phải sử dụng nước sôi để nguội, không sử dụng nước lã làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
Để gia tăng vị ngọt nên sử dụng mật ong, đường thốt nốt, dễ xay nhuyễn, không nên lựa chọn đường tinh luyện hạt to hay đường hóa học.
[inline_article id=218111]
Trên đây là 15 cách làm sữa hạt cho bé tăng cân, tăng chiều cao vượt trội. Đừng quên bấm đăng ký Marrybaby tại đây để đọc được thêm nhiều bài viết hay về cách chăm sóc, nuôi dạy con và sức khỏe gia đình nhé!
Nào! Hãy để MarryBaby mách mẹ các kiểu tóc ngắn dành cho bé gái từ 1-10 tuổi để bé tự tin khoe cá tính của mình nhé!
1. Tóc Bob
Tóc Bob là kiểu tóc ngắn ngang bằng quai hàm nhưng tóc phía sau đầu bằng với tóc phía trước. Kiểu tóc Bob phù hợp cho mọi bé gái có phong cách dễ thương, ngọt ngào đến cá tính, hoạt bát.
Với kiểu tóc Bob truyền thống, mẹ có thể kết hợp với kẹp tóc, băng đô, dây ruy băng để tăng thêm sự dễ thương, nữ tính cho bé.
2. Tóc Bob với mái ngố ngắn
Tóc Bob thôi là đủ để khiến bé trở nên dễ thương, kết hợp với thêm với mái ngố ngắn sẽ còn khiến bé trở nên đáng yêu gấp nhiều lần. Kiểu tóc Bob có phần tóc mái được vuốt về trước tạo nên nét dễ thương trên gương mặt của bé. Kiểu tóc Bob này thích hợp cho bé gái ở mọi độ tuổi, từ 1-2 đến 10 tuổi.
3. Tóc Bob ngắn mái thưa cho bé gái đáng yêu
Nếu bé không hợp với kiểu mái ngố quá dày, mẹ có thể chọn cho bé gái kiểu tóc Bob ngắn với mái thưa. Mẫu này phù hợp nhất với những thiên thần có gương mặt tròn trĩnh; khiến bé đáng iu gấp bội phần. Mẹ còn chần chừ gì nữa mà không thử cắt cho công chúa nhà mình mẫu tóc búp bê con gái này.
4. Tóc Bob tém cá tính Side Parted và Side Swept
Kiểu side parted và side swept là kiểu tóc ngắn với độ dài ngang quai hàm ôm trọn gương mặt của bé. Đây là một kiểu tóc phù hợp cho bé gái vào những mùa hè nóng nực. Kiểu tóc này đặc biệt phù hợp với những cô bé hoạt bát, thích các hoạt động ngoài trời và sở hữu cá tính mạnh mẽ.
5. Tóc Pixie Bob ngắn cho bé gái
Kiểu tóc Pixie Bob là một kiểu tóc kết hợp giữ kiểu Pixie (tóc tém) và tóc Bob. Vì thế, kiểu tóc này rất phù hợp với khuôn mặt bé gái trái xoan, trái tim, măt tròn giúp bé tăng thêm vẻ thanh thoát.
6. Biến thể Pixie Bob cho bé gái 4-7 tuổi
Nếu mẹ cảm thấy những kiểu tóc trên chưa đủ độc đáo, cá tính; hãy thử để kiểu tóc Pixie Bob biến thể. Đây là kiểu tóc mà một bên là tóc Bob, một bên là tóc Pixie. Phần tóc trên cùng được vuốt ra phía trước để có kiểu dáng cuối cùng. Mẫu tóc này vừa cá tính pha chút dễ thương và gọn gàng để bé thoải mái vui chơi.
7. Tóc Layer ngắn cho bé gái
Những bé gái có khuôn mặt không được mũm mĩm lắm có thể chọn kiểu tóc layer này. Đây là một kiểu tóc ngắn cho bé gái dễ thương. Tất cả những lớp tóc đó mang lại cho nó một bộ tóc tuyệt vời.
Một kiểu cắt hoàn hảo được tạo ra bằng cách giữ nó sáng một bên trong khi vẫn giữ được vẻ lộn xộn cho các nếp tóc.
8. Side Swept với một Vibe nữ tính
Kiểu tóc này có một sự nữ tính với đuôi tóc ở phía sau được cắt ngắn. Phần tóc bên được để xõa tự do trên tai và phần tóc mái được vuốt lệch một bên gọn gàng mang đến vẻ ngoài lộng lẫy như công chúa.
Kiểu tóc này các mẹ có thể tha hồ phối hợp phong cách thời trang cho con trở nên điệu đà và đáng yêu.
9. Tóc Blunt Bob cho bé gái
Vị trí tiếp theo trong danh sách các kiểu tóc bob ngắn cho bé gái là cái tên khá lạ: kiểu tóc Blunt Bob. Thực chất đây là kiểu tóc cổ điển với phần tóc suông dài, cắt tỉa gọn gàng tùy hứng mà không phải tạo kiểu hay chăm chút cầu kỳ.
Với kiểu tóc này đảm bảo bé yêu nhà bạn sẽ trông vô cùng nổi bật khi xuất hiện tại bất cứ đâu. Đặc biệt, mái tóc này phù hợp với mọi kiểu gương mặt, nước da hay trang phục.
Các kiểu tóc ngắn cho bé gái luôn tạo nên sự dễ thương không thể cưỡng lại cho người đối diện. Một kiểu tóc ngắn để tự nhiên, không cần tạo kiểu gì cũng đã khiến mọi người xung quanh phải thích thú.
Đặc biệt, mẫu này phù hợp với những cô bé có chiếc má bánh bao khuôn mặt tròn.
11. Kiểu tóc Bob lộn xộn
Tóc Bob lộn xộn gần giống như kiểu tóc Bob xoăn nhưng không có nhiều lọn tóc. Đây là một kiểu tóc ngắn hoàn hảo cho những bé gái có mái tóc xoăn nhỏ. Kiểu tóc này tuy đơn giản nhưng rất phổ biến và được nhiều mẹ lựa chọn cho công chúa nhà mình.
12. Kiểu tóc Pixie phong cách Hàn
Tóc Pixie có nhiều kiểu biến tấu khác nhau. Pixie phong cách Hàn Quốc cũng nằm trong số những kiểu tóc được ưa chuộng. Với kiểu tóc này mẹ hoàn toàn có thể uốn xoăn tạo kiểu, uốn phồng hoặc duỗi cho bé để những lọn tóc bồng bềnh ôm trọn lấy khuôn mặt giúp tôn lên những đường nét hài hòa.
13. Kiểu Bob dài đến cằm
Đây là một lựa chọn tuyệt vời để cắt tóc cho những cô bé có mái tóc ngắn. Phần tóc mái nhỏ xinh càng làm cho nó trở nên độc đáo hơn. Khi được bổ sung bằng một nụ cười ngọt ngào, vẻ đẹp đáng yêu của cô bé là vô đối.
14. Pixie độc đáo
Tương tự như kiểu tóc pixie tiêu chuẩn, sự khác biệt ở đây thực tế là các lọn tóc được dài ra ở hai bên che phủ theo năm tháng một cách hoàn hảo. Phần tóc ở đỉnh giữ nguyên và vuốt sang một bên.
15. Cắt tóc ngắn không đối xứng cho bé gái
Đây là kiểu tóc ngắn cho bé lý tưởng có mái tóc nhỏ được mọc không đúng cách. Đầu tiên tóc được chải đều xung quanh và cắt bất đối xứng. Phần tóc nhỏ được nâng lên và cố định bằng dây buộc tóc.
16. Tóc ngắn mái ngố
Tóc ngắn mái ngố cộng thêm một màu tóc vàng giúp cho các bé gái có được vẻ đáng yêu như một nàng công chúa trong câu chuyện cổ tích. Các mái tóc được giữ dài đến cổ từ phía sau và những sợi tóc tuyệt đẹp trên trán giúp cho cô bé có gương mặt sáng hơn.
Cô công chúa nhỏ với hai má mũm mĩm kết hợp với mái ngố đáng yêu là một lựa chọn hoàn hảo khoe trọn hết ưu điểm trên gương mặt bé.
17. Cắt tóc búp bê cho bé gái kiểu vui nhộn
Tóc búp bê là sự kết hợp giữa tóc Bob ngang cằm hoặc tai với mái ngố dày truyền thống. Hai sự kết hợp này sẽ làm nên một kiểu tóc dễ thương vô đối cho bé gái nhà mình.
18. Kiểu tóc ngắn gợn sóng cho bé gái
Mẫu tóc búp bê cho bé gái mà các mẹ không nên bỏ qua đó là kiểu tóc gợn sóng đơn giản. Một kiểu tóc công chúa nhỏ dễ thương khác được làm bằng kết cấu gợn sóng ở hai bên.
Tóc được rẽ ngôi một bên ở đỉnh và vuốt sang một bên hoàn hảo tạo ra một vẻ ngoài cực kì cute cho các bé gái. Tóc này có độ dài vừa đủ để các bé thoải mái tạo nhiều kiểu khác nhau.
Mẹ muốn tìm cho con kiểu tóc ngắn được tạo kiểu trẻ trung thì đây là một lựa chọn tuyệt vời. Cắt được cắt ngắn và uốn vảnh ra ngoài có phần tinh tế. Đây được xem là kiểu tóc quyến rũ cho cô gái nhỏ của cha mẹ.
20. Kiểu tóc ngắn xoăn cho bé gái
Cha mẹ luôn đau đầu với việc lựa chọn mẫu tóc phù hợp cho bé. Cắt tóc bob cho bé gái có thể linh hoạt như cha mẹ muốn. Đây là một ví dụ cổ điển được duy trì không cầu kỳ và xoăn tự nhiên.
Hoàn toàn không có lý do gì để tạo kiểu và sau đó cắt theo chiều dài bob, chỉ cần để các lọn tóc tự do. Kiểu tóc này rất tuyệt vời được nhiều người lựa chọn để cắt tóc búp bê cho bé gái.
21. Tóc ngắn ngang vai cho bé gái
Tóc ngắn ngang vai sẽ là một lựa chọn tuyệt vời vì bé dễ nóng nực, tóc dễ bị dầu và rối. Cắt tóc ngắn ngang vai sẽ khiến mẹ đỡ gặp khó khăn trong việc gội đầu và chải tóc cho bé gái. Kiểu tóc này phù hợp với mọi gương mặt.
22. Mẫu tóc Bob cổ điển
Đối với kiểu tóc Bob cổ điển, tóc bé sẽ ngắn hơn hoặc ngang xương hàm. Đây cũng là mẫu tóc ngắn phổ biến, được nhiều bậc phụ huynh chọn lựa cho bé gái nhà mình.
23. Tóc Bob uốn xoăn xù mì dễ thương
Tóc ngắn xoăn sợi mì là kiểu tóc đẹp cho bé gái có gương mặt tròn. Những sợi tóc xoăn tít thò lò sẽ làm các bé trông đáng yêu và ngộ nghĩnh hơn bao giờ hết. Gương mặt bầu bĩnh của bé sẽ được tôn lên và sáng bừng hơn với kiểu tóc này.
24. Tóc Bob kết hợp mái lệch
Kiểu mái lệch chưa bao giờ lỗi thời, vẫn khiến nhiều người “chết mê chết mệt” mẫu tóc cá tính này. Cha mẹ có thể chọn cắt tỉa cho con gái kiểu mái lệch này, kết hợp tóc bob giúp tổng thể trông bồng bềnh, óng ả hơn.
Nếu mái thưa mang đến vẻ đẹp dịu dàng, ngọt ngào thì mái lệch trông sẽ phá cách, cá tính hơn. Kiểu tóc giúp tổng thể gương mặt hài hòa hơn, tôn lên đường nét thanh thoát, mềm mại.
Vị trí cuối cùng trong danh sách các kiểu tóc bob cho bé gái là cái tên khá lạ: kiểu tóc blunt bob. Thực chất đây là kiểu tóc cổ điển với phần tóc suông dài, cắt tỉa gọn gàng tùy hứng mà không phải tạo kiểu hay chăm chút cầu kỳ.
Với kiểu tóc này đảm bảo bé yêu nhà bạn sẽ trông vô cùng nổi bật khi xuất hiện tại bất cứ đâu. Đặc biệt, mái tóc này phù hợp với mọi kiểu gương mặt, nước da hay trang phục.
26. Kiểu tóc Bob cho bé gái kết hợp búi cao
Với các bé gái nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 5 tuổi, cha mẹ thường ưu tiên chọn những kiểu tóc đơn giản, gọn gàng để bé có thể thỏa sức vui chơi. Trong đó, không thể không nhắc đến mẫu tóc bob búi cao.
Với kiểu tóc này, cha mẹ có thể búi cao, búi thấp hay búi lệch đều được. Mẫu tóc này giúp bé trông vừa dễ thương, tôn lên những đường nét ngây thơ, tự nhiên vừa gọn gàng, mát mẻ.
27. Mẫu tóc Bob cột chùm 2 bên
Nếu mẹ không biết để tóc Bob thì sẽ tạo kiểu tóc cho bé như thế nào, cột tóc 2 chùm sẽ là 1 kiểu tóc ngắn tuyệt vời cho bé gái. Cách cột tóc này vô cùng đơn giản. Các ông bố vụng về cũng có thể cột được.
28. Mẫu tóc Bob tạo kiểu góc cạnh
Tóc Bob góc cạnh có kiểu dáng khá giống mẫu đầu nấm của bé trai; rất phù hợp cho các bé hữu mái tóc rậm và dày. Phần tóc hai bên được cắt đều, giống nhau với mặt tóc sau ngắn và xếp chồng lên nhau.
[inline_article id=225296]
Trên đây là gần 30 kiểu tóc ngắn cho bé gái được nhiều phụ huynh ưa chuộng hiện nay. Cha mẹ hãy tham khảo và chọn ra kiểu tóc phù hợp với bé nhà mình nhất nhé!
Đừng quên bấm đăng ký Marrybaby tại đây để đọc được thêm nhiều bài viết hay về cách chăm sóc, nuôi dạy con và sức khỏe gia đình nhé!
Khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc, chúng sẽ nhô dần lên trên và đẩy ngã răng sữa. Trẻ bắt đầu thay những chiếc răng sữa đầu tiên vào năm thứ 6-7 tuổi. Do đó, nhiều cha mẹ thắc mắc về vấn đề “răng sữa của bé lung lay bao lâu thì nhổ”.
Trong bài viết, cha mẹ sẽ biết răng sữa của bé lung lay bao lâu thì nhổ; lưu ý khi nhổ răng sữa cho bé.
1. Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?
Theo khuyến cáo chung, các răng cửa sữa lung lay trong vài ngày; răng hàm sữa lung lay khoảng 1 tuần là có thể tiến hành nhổ được. Nếu răng bé lung lay quá lâu nhưng không được nhổ, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đến gặp nha sĩ.
Tuy nhiên, vẫn chưa có câu trả lời cụ thể về thời gian chính xác cho việc bao lâu thì nhổ răng sữa khi nó lung lay. Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng, vị trí của răng nhất định.
Cha mẹ nên chọn lúc răng bé lung lay nhiều, chân răng bị đứt gần hết mới nhổ để trẻ ít cảm thấy đau răng và ít chảy máu hơn. Vẫn còn nhiều vấn đề khác cha mẹ cũng nên lưu tâm xoay quanh chuyện răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ.
Ví dụ như răng sữa vừa lung lay thì nhổ có được không? Đọc tiếp để khám phá nhé!
2. Răng sữa mới lung lay có nên nhổ không?
Nếu nhổ răng sữa quá sớm, cụ thể là lúc chúng chưa lung lay hoặc mới lung lay thì có thể dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng như:
Răng vĩnh viễn của bé mọc lệch, sai vị trí, mất định hướng và sai khớp cắn.
Răng sữa mất trước khi răng vĩnh viễn chưa mọc lên có thể ảnh hưởng đến phát âm của bé. Bé dễ bị ngọng.
Vì răng sữa có vai trò quan trọng không kém răng vĩnh viễn, giúp trẻ cắn, nhai, nghiền nát thức ăn; giúp việc tiêu hóa thức ăn của trẻ được dễ dàng hơn. Răng sữa giúp giữ cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, lại còn giúp em bé phát âm chuẩn hơn.
Với những tác hại nguy hiểm kể trên, khi răng sữa của trẻ có dấu hiệu lung lay. Tốt hơn hết cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ để xác định xem có nhổ răng được hay chưa.
Nếu đã biết răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ; cha mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề khi nhổ răng cho bé như:
Cha mẹ nên chọn đúng thời điểm nhổ răng, chọn nơi nhổ răng uy tín cho bé.
Cha mẹ nên giải thích cho trẻ biết về tầm quan trọng của việc thay răng trước khi nhổ răng cho bé. Có như vậy bé sẽ bớt quấy khóc khi nhổ răng.
Trước và trong khi nhổ răng, hãy tạo một tâm thế thoải mái cho bé. Trấn an bé bằng những hành động nhẹ nhàng, hứa sẽ mua kẹo, đồ chơi cho bé nếu bé ngoan ngoãn nhổ răng.
Sau khi nhổ răng xong chỗ răng bị nhổ dễ bị nhiễm khuẩn. Cha mẹ nên chuẩn bị sẵn thuốc chống viêm và vệ sinh khoang miệng cho bé thật sạch sẽ. Nên cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
Với một số trường hợp, cha mẹ không nên tự ý nhổ răng cho bé tại nhà:
Trẻ bệnh tim mạch.
Trẻ đang sốt cao hoặc đang gặp vấn đề răng miệng : sưng nướu, chảy máu, đau nhức hay viêm lợi cấp.
Trẻ có bệnh toàn thân (bệnh tiểu đường): trẻ có thể gặp vấn đề chảy máu hoặc nhiễm trùng nặng hơn so với trẻ bình thường.
[inline_article id=60672]
Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ. Đừng quên bấm đăng ký Marrybaby tại đây để đọc được thêm nhiều bài viết hay về sức khỏe gia đình và cách nuôi dạy con nhé!
Hôm nay MarryBaby sẽ hướng dẫn cha mẹ cách nhổ răng sữa cho bé đúng cách và không đau tại nhà. Đồng thời, cha mẹ sẽ biết thêm cách chăm sóc khoang miệng cho bé sau khi nhổ răng nhé!
1. Thời điểm nhổ răng sữa cho bé
Theo trình tự mọc răng chuẩn của bé, trẻ sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên vào tháng thứ 6 và bắt đầu thay chiếc răng sữa đầu tiên vào khi được 6-7 tuổi. Trẻ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa cần phải thay.
Trình tự thay những chiếc răng sữa như sau:
Răng cửa giữa: 6 – 7 tuổi.
Răng cửa bên: 7 – 8 tuổi.
Răng nanh: 9 – 12 tuổi.
Răng hàm thứ nhất: 9 – 11 tuổi.
Răng hàm thứ hai: 10 – 12 tuổi.
Cách nhổ răng sữa của bé tốt nhất là không nên nhổ bỏ răng sữa trước thời kỳ bé thay răng. Thời điểm thay răng sữa cũng là lúc răng bé bị lung lay. Nếu nhổ răng trước thời điểm này; răng bé có nguy cơ bị mọc lệch.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể nhổ răng sữa cho bé khi răng sữa của bé bị sâu; hoặc răng sữa bị hư tủy; hoặc bị đau răng nhiều lần nhưng chữa hoài không dứt.
[key-takeaways title=”Khi nào KHÔNG nên nhổ răng sữa?”]
Nếu trẻ dưới 5 tuổi, chiếc răng sữa bị lung lay do chấn thương hoặc tai nạn thì đừng nên tự nhổ. Cha mẹ hãy đưa trẻ đến gặp nha sĩ. Nhổ răng trước tuổi có thể tạo ra vết thương hở, chảy nhiều máu và gây hại cho răng vĩnh viễn. Nó có thể làm vỡ chân răng; tạo ra khoảng trống dễ gây nhiễm trùng và tích tụ mảng bám.
[/key-takeaways]
Dưới đây sẽ là cách nhổ răng sữa cho bé không đau tại nhà – phần mà cha mẹ mong chờ nhất.
2. Cách nhổ răng sữa cho bé không đau và an toàn
Việc nhổ răng sữa khá đơn giản nên cha mẹ có thể thực hiện chúng hoàn toàn tại nhà. Có nhiều mẹo nhổ răng sữa không đau cho bé tại nhà, cha mẹ có thể chọn cách nào mà phù hợp và tiện lợi nhất với bé.
2.1 Dùng lưỡi lung lay răng sữa
Một cách giúp cho bé có thể tự nhổ chiếc răng sữa của mình chính là dùng chiếc lưỡi của mình để “đung đưa” chiếc răng sữa đang bị lung lay. Nếu trẻ lung lay chiếc răng sữa của mình càng nhiều, khi chiếc răng được nhổ ra sẽ càng ít đau.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể dùng tay để lung lay, đùa nghịch với chiếc răng sữa sắp được thay của mình. Tuy nhiên cha mẹ nên lưu ý cho trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi trẻ chạm vào răng sữa. Tốt nhất là hạn chế chạm bằng tay hết sức có thể.
2.2 Làm tê nướu răng
Một cách để giảm đau cho bé khi nhổ răng sữa chính là làm tê nướu răng trước khi nhổ. Và cách gây tê thông dụng chính là chườm nước đá tại vị trí nướu răng cần nhổ. Ngoài ra, cha mẹ có thể sử dụng thuốc mỡ gây tê nướu nhưng cần có sự kê đơn của bác sĩ.
2.3 Cho bé ăn thức ăn giòn/cứng
Một mẹo giúp bé nhổ răng sữa không đau tại nhà khác chính là cho bé ăn thức ăn giòn cứng như cà rốt, táo, bánh quy,… Khi áp dụng cách này, thức ăn sẽ khiến chiếc răng sữa “xấu số” tự động rơi ra lúc nào mà bé cũng không hay.
Tuy cách này giúp bé nhổ răng không đau; nhưng cha mẹ cũng nên lưu ý nhắc nhở trẻ nhổ thức ăn ra vì trẻ có nguy cơ nuốt phải răng của mình.
2.4 Thao tác dứt khoát khi nhổ răng sữa
Khi trẻ đến thời điểm nhổ răng, cha mẹ hãy tiến hành nhổ răng cửa cho bé theo các bước sau:
Bước 1: Đeo găng tay y tế vào.
Bước 2: Cho bé há miệng. Dùng gạc y tế hoặc bông gòn lau chiếc răng cần nhổ vài lần.
Bước 3: Dùng miếng gạc khác để nắm chặt răng.
Bước 4: Lung lay chiếc răng sữa cần nhổ vài lần rồi giật chiếc răng lên. Lưu ý phải thao tác nhanh chóng để không gây đau cho bé.
Bước 5: Dùng gạc cầm máu chân răng bé.
2.5 KHÔNG nhổ răng bằng phương pháp “tay nắm cửa”
Tuy cách nhổ răng sữa cho bé bằng “tay nắm cửa” được nhiều cha mẹ áp dụng nhưng đây không phải là phương pháp hữu ích. Phương pháp này có thể gây ra nhiều đau đớn và chảy máu nhiều cho bé.
Vì vậy, cho dù phương pháp này có thú vị đến đâu; cha mẹ vẫn nên thực hiện cách nhổ răng sữa cho bé đúng cách như cách nêu ở trên.
3. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng của bé sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng xong thì tình trạng đau đớn là khó có thể tránh khỏi. Để bé bớt đau, khó chịu, cha mẹ có thể làm theo các cách dưới đây:
Cầm máu ngay cho bé: Sau khi nhổ răng cho bé xong, cha mẹ nên cầm máu bằng cách đặt một miếng băng gạc vô trùng vào vị trí vừa nhổ và hướng dẫn bé cắn chặt vào miếng băng gạc đó.
Kiểm tra những mảnh răng vỡ xung quanh nướu: Cha mẹ nên kiểm tra xem có mảnh răng vỡ nào xung quanh nướu bé không. Nếu phát hiện thấy mảnh răng vỡ, hãy đưa bé đến phòng khám ngay.
Uống thuốc chống viêm: Sau khi nhổ răng xong nướu bé dễ nhiễm khuẩn. Cha mẹ có thể hỏi bác sĩ về việc cho bé uống thuốc chống viêm; tuyệt đối không tự ý cho bé uống thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ mẹ nhé.
Hạn chế thực phẩm lạnh, nóng, cứng hoặc quá ngọt: Thay vào đó, hãy cho bé ăn các thực phẩm mềm, lỏng như cháo, súp,… và uống nhiều nước.
Vệ sinh răng miệng đúng cách: Dùng bàn chải mềm để chải răng bé; tránh chải lên vết thương. Cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý sau 12 giớ sau khi nhổ răng.
Trên đây mẹo nhổ răng sữa đúng cách cho bé tại nhà không đau đớn. Hãy áp dụng những cách nhổ răng sữa an toàn cho bé để những chiếc răng vĩnh viễn của bé mọc đẹp, thẳng hàng cha mẹ nhé!
Đừng quên bấm đăng ký Marrybaby tại đây để đọc được thêm nhiều bài viết hay về sức khỏe gia đình và cách nuôi dạy con nhé!