Đây là nơi cung cấp các kiến thức chăm sóc cho sự phát triển của trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi dậy thì, từ sức khỏe thế chất đến tinh thần, đảm bảo con lớn lên khỏe mạnh, toàn diện.
Phần lớn canxi tồn tại trong xương nên khá nhiều mẹ nghĩ việc cho bé uống nước hầm xương có thể bổ sung canxi cho trẻ 8 tuổi. Thực tế, canxi trong xương rất khó có thể hòa tan. Thậm chí, dù mẹ có liên tục hầm xương trong nhiều giờ, lượng canxi có thể hòa tan trong nước cũng rất ít.
Lời khuyên từ MarryBaby: Thêm một chút giấm khi hầm xương có thể giúp lượng canxi hòa tan trong nước nhiều hơn. Mẹ có thể thử xem sao nhé!
Sai lầm 2: Rau xanh không giúp con bổ sung canxi
Với suy nghĩ rau xanh chỉ có nhiều chất xơ, nhiều mẹ đã bỏ qua mất nguồn canxi phong phú của bé. Rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây là một trong những loại rau có nhiều canxi. Một số loại rau khác tuy không chứa canxi nhưng chứa kali, magie, giúp cân bằng lượng axit trong cơ thể, hạn chế lượng canxi bị “thất thoát”.
[inline_article id=58178]
Sai lầm 3: Thường xuyên cho con uống các loại nước ngọt có ga
Hầu hết trẻ em đều có niềm đam mê “vô tận” với các loại nước ngọt có ga. Chiều theo ý của con, nhiều mẹ “mắt nhắm, mắt mở” mỗi khi bé đòi uống mà không biết các loại nước này có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của bé.
Sai lầm 4: Sữa đậu nành chứa nhiều canxi nhất
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho con uống sữa đậu nành trong những trường hợp bé dị ứng hoặc không thể hấp thụ lactose có trong sữa tươi. Mặc dù đậu nành rất tốt cho cơ thể, nhưng hàm lượng canxi chứa trong đó không nhiều. Vì vậy, nếu cho con uống sữa đậu nành, mẹ nên tăng cường thêm các nguồn thực phẩm khác để đảm bảo nhu cần canxi cần thiết cho bé.
Sai lầm 5: Bổ sung canxi cho trẻ 8 tuổi – Ăn thịt bò rất tốt cho xương
Thực tế, hàm lượng canxi trong thịt bò khá thấp, hầu như không đáng kể. Thay vào đó, thịt bò chứa một lượng lớn phốt pho, lưu huỳnh và clo. Những chất này góp phần ảnh hưởng quá trình “bốc hơi” canxi và ngăn lượng canxi cơ thể hấp thụ.
[inline_article id=53533]
Sai lầm 6: “Bỏ quên” những chất dinh dưỡng khác
Với mong muốn tăng cường canxi cho con, nhiều mẹ cứ “chăm chăm” cho bé ăn những thực phẩm nhiều canxi mà vô tình “bỏ quên” những dưỡng chất dinh dưỡng khác. Vitamin D, vitamin K, kali, magie… đều là những chất giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Chưa kể, tập trung ở một dạng thực phẩm có thể làm trẻ mất cân bằng dinh dưỡng, quá thừa hoặc quá thiếu một chất dinh dưỡng nào đó. Vì vậy, các mẹ nhớ cân bằng các nhóm thực phẩm trong thực đơn của con, giúp con phát triển một cách toàn diện.
Hiểu được đó, cũng như tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho mẹ. Marrybaby gợi ý cho mẹ 10 cách chăm con tháng đầu, để cùng mẹ trải qua giai đoạn thú vị này.
1. Đừng mong đợi sự hoàn hảo ở bản thân và em bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh là một công việc không hề dễ dàng. Và chăm con tháng đầu còn nằm ở một mức độ khó hơn.
Chính vì thế, mẹ nên nhớ rằng 90% những gì mẹ đang làm để chăm sóc con tháng đầu đã là rất tốt rồi. Cứ tiếp tục duy trì và cùng con cưng tiếp bước trong những tháng thú vị tiếp theo.
2. Đơn giản hóa mọi việc khi chăm con tháng đầu
Để đơn giản hóa những công việc cùng lúc mẹ phải chăm con tháng đầu sau sinh, mẹ có thể áp dụng những mẹo sau đây:
Mẹ hãy chọn một chiếc ghế ngồi khiến mẹ cảm thấy thoải mái nhất khi cho con bú.
Mẹ nhớ đặt chiếc nôi của con ở gần mẹ nhất, để khi con khóc là mẹ kịp thời có mặt mà không phải mất công di chuyển.
Mẹ hãy đặt những đồ vật, dụng cụ mà mẹ thường xuyên sử dụng để chăm con tháng đầu vào đúng 1 vị trí. Hoặc mẹ có thể đóng gói mọi vật dụng vào trong 1 chiếc balo.
Bên cạnh việc chăm con tháng đầu, mẹ cũng cần chăm sóc chính mình sau khi sinh. Đây là những sản phẩm có thể mẹ sẽ cần: Thuốc Preparation H, gạc vệ sinh, Tylenol hoặc Motrin.
Kinh nghiệm của nhiều mẹ bỉm khi chăm con tháng đầu chính là không được thiếu ngủ. Mẹ hãy tranh thủ nghỉ ngơi khi con yêu đã vào giấc.
Khi bé ngủ trên tay mẹ, mẹ hãy đặt con vào lại chiếc nôi ở tư thế ngửa. Đồng thời mẹ cũng lấy các món đồ chơi của con ra xa, và đặt gần con một tấm chăn mỏng.
Trường hợp nếu con ngủ quá nhiều; hoặc hơn 16 tiếng mỗi ngày, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng này của con.
Có thể trong giai đoạn chăm con tháng đầu, mẹ cũng đã chuẩn bị cho mình một lịch trình nghỉ thai sản cụ thể, nếu mẹ có đi làm trước đó.
Lúc này, mẹ sẽ cần thay đổi một chút về thói quen sinh hoạt, và đồng hồ sinh hoạt của mình để luôn sẵn sàng thích nghi với giờ sinh hoạt của con.
Mẹ có thể thử làm những điều sau:
Dọn dẹp nhà, ăn uống, nghỉ ngơi cửa khi con ngủ.
Mẹ hãy tạo cho con một lịch trình mang tính chu kỳ nhất quán. Cụ thể là, thay quần áo cho con, cho con bú, chơi với con, cho con ngủ theo một khung giờ cố định.
5. Chuẩn bị tâm lý cho những rối loạn cảm xúc sau sinh
Mẹ cần để ý tâm trạng khi chăm con tháng đầu, đặc biệt là đang điều trị, hồi sức sau phẫu thuật hoặc nhận hỗ trợ sau sinh. Hơn 50% phụ nữ trải qua nhiều cảm xúc như thường khóc, mệt mỏi, buồn bã và thiếu minh mẫn vào ngày thứ ba hoặc thứ tư sau sinh.
Có thể là do sự sụt giảm hóc môn đột ngột sau sinh; hoặc do hội chứng Baby Blue. Đừng giấu đi những triệu chứng này và bất cứ cảm xúc buồn bã hay tội lỗi nào, mẹ nên tâm sự với ai đó gần gũi hoặc những người thân trong gia đình.
Nếu có điều kiện, mẹ cũng nên thuê người giúp việc, dù chỉ là một hoặc hai lần mỗi tuần. Thuê người trông trẻ nếu mẹ cần nghỉ ngơi khi chăm con tháng đầu.
Mẹ cũng có thể chia sẻ với anh chồng cách chăm sóc con tháng đầu, để mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi. Rất có thể, anh chồng cũng sẽ muốn thay tã và chăm con như mẹ.
Xe đẩy cũng tốt nhưng có thể mẹ sẽ thấy giữ con trước ngực sẽ thuận tiện hơn ngay cả lúc bạn đang nấu ăn. Đi dạo sẽ giúp hai mẹ con thư thái hơn khi mẹ địu con theo cùng.
Gần gũi với mẹ sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và vui vẻ, và đương nhiên là việc sẽ có lợi cho mẹ khi chăm con tháng đầu.
Sau 9 tháng ăn uống theo “tiêu chuẩn”, giờ là lúc bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn quay trở lại lượng calo thông thường. Sẽ mất một đến hai tuần để điều chỉnh lại thói quen này.
Mẹ hãy lên kế hoạch ăn ba bữa mỗi ngày và linh hoạt bổ sung bữa ăn nhẹ cho đến khi cơ thể lấy lại được thói quen ăn uống. Sau khi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh cho phép, bạn nên bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng.
Nếu có thể, nên đến phòng tập thể hình. Bạn sẽ không chỉ được tiếp xúc với không gian mới mà còn cảm thấy có động lực để mặc vừa những bộ quần áo trước kia. Mẹ cũng đừng quên uống đủ nước và uống vitamin tổng hợp có chất lượng.
9. Chăm con tháng đầu là cơ hội mở rộng mối quan hệ
Bên cạnh những mối quan hệ như ông bà, cha mẹ và người thân, trong giai đoạn này, mẹ cũng có thể làm mới mối quan hệ của mình bằng cách kết bạn với các mẹ bỉm khác.
Trên mạng xã hội ngày nay, mẹ có thể dễ dàng tìm đến các cộng đồng mẹ bỉm để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm chăm con tháng đầu; hoặc thậm chí là chia sẻ cảm xúc chuyện gia đình.
Để tiện cho mẹ, mẹ cũng có thể thử tham gia vào cộng đồng mẹ bỉm của Marrybaby. Vừa có kiến thức, vừa có quà thưởng hàng tuần, hàng tháng.
Khi chăm con tháng đầu, mẹ đừng quá lo nếu bé bị sụt cân vài ngày sau sinh; cân nặng sẽ quay trở lại như cũ sau bảy đến mười ngày. Và mẹ có thể hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi để kiểm tra sức khỏe cho cả mẹ và bé. Đồng thời mẹ cũng cần nhớ thời điểm cho bé tiêm phòng.
[inline_article id=252827]
Trên đây là 10 cách để mẹ có thể chăm sóc trẻ tháng đầu dễ dàng hơn. Hy vọng, mẹ sẽ có những trải nghiệm thật vui và thú vi với bé cưng của mình trong giai đoạn này.
Theo tạp chí JAMA Pediatrics, việc cho con bú trong giai đoạn sơ sinh có ảnh hưởng đến khả năng phát triển nhận thức của bé, nhưng nó còn phụ thuộc vào việc trẻ được nuôi bằng sữa mẹ trong bao lâu. Vậy mẹ nên cai sữa cho bé khi nào?
1. Nên cai sữa cho bé khi nào?
Theo tạp chí JAMA Pediatrics, việc cho con bú trong giai đoạn sơ sinh có ảnh hưởng đến khả năng phát triển nhận thức của bé, nhưng nó còn phụ thuộc vào việc trẻ được nuôi bằng sữa mẹ trong bao lâu.
Nghiên cứu trên 1.312 bà mẹ và trẻ em cho thấy mối quan hệ và nhận thức của trẻ trong giai đoạn từ 3–7 tuổi cho thấy, những trẻ có thời gian bú mẹ nhiều hơn có trí thông minh và khả năng nhận diện hình ảnh tốt hơn. Các tổ chức trẻ em như UNICEF, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Canada cũng khuyên mẹ nên cho con bú trong khoảng 2 năm và có thể hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế, thời điểm nên cai sữa cho bé khi nào sẽ phụ thuộc nhiều vào quyết định của mẹ, tình trạng gia đình, lượng sữa mẹ và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Chẳng hạn, mẹ rất muốn cho con bú tới năm 2 tuổi, nhưng mẹ không đủ sữa hoặc phải trở lại công việc quá sớm và không đủ điều kiện để tiếp tục cho con bú. Nếu vẫn còn “lăn tăn” về quyết định nên cai sữa cho bé khi nào, mẹ có thể quan sát những dấu hiệu sau đây:
Khi đầu trẻ đã cứng cáp hơn và mẹ không còn cần dùng tay để đỡ gáy bé khi bế. Hoặc khi trẻ đã có khả năng kiểm soát những hoạt động của đầu.
Bé có thể ngồi “vững như núi” mà không cần sự trợ giúp.
Thường hay quấy khóc mặc dù vừa mới được cho bú no sữa mẹ.
Bú lâu hơn bình thường.
Cho bất cứ vật nào trong tầm tay vào miệng.
Thường xuyên thức giấc ban đêm vì bị đói.
Biểu lộ sự tò mò khi nhìn thấy người khác ăn.
2. Sữa mẹ có còn đủ chất dinh dưỡng cho bé?
Nhiều bà mẹ lo lắng rằng sau 6 tháng, sữa mẹ có thể “mất chất” và bé sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Điều này hoàn toàn không đúng. Nói cho cùng, sữa mẹ vẫn là một loại sữa. Nó vẫn chứa protein, chất béo và các yếu tố dinh dưỡng quan trọng khác, ngay cả sau 6 tháng. Thậm chí, khi bé 2 tuổi, sữa mẹ vẫn có các chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Trong thực tế, một số yếu tố miễn dịch trong sữa mẹ trong năm thứ 2 còn nhiều hơn năm đầu tiên. Một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng, trẻ mẫu giáo bú mẹ thường ít có khả năng nhiễm bệnh hơn những bé khác.
[inline_article id=64328]
Mặc dù vậy, theo một nghiên cứu gần đây, việc thường xuyên cho con bú sau 24 tháng tuổi làm tăng nguy cơ sâu răng của trẻ. Theo thống kê của Trung tâm Phòng chống và Tăng cường sức khỏe, có khoảng 40% trẻ em bú mẹ trong từ 6-24 tháng tuổi và hơn 48% trẻ em hơn 24 tháng tuổi bị sâu răng.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo các mẹ không nên để trẻ ngậm ti suốt đêm và nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Đặc biệt, các nha sĩ cũng khuyên mẹ nên đưa bé đi khám răng ngay khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện hoặc không trễ hơn lần sinh nhật đầu tiên của bé.
3. Nên cai sữa cho bé khi nào? Bí kíp giúp mẹ cai sữa cho bé thành công
Khi mẹ đã có cho mình câu trả lời rằng nên cai sữa cho bé khi nào, MarryBaby mách mẹ một số mẹo để cai sữa thành công mà nhiều mẹ đã áp dụng hiệu quả. Mẹ có thể tùy theo con mình mà chọn lựa áp dụng nhé. Cụ thể đó là:
Học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước
Chủ động rút ngắn thời gian và số lần cho trẻ bú mỗi ngày. Chẳng hạn, nếu trước đây mỗi ngày mẹ cho bé bú khoảng 7-8 lần thì nên rút xuống còn 3-4 lần/ngày. Không nên cai sữa một cách đột ngột để tránh những chấn động về tâm lý cho trẻ.
Khi rút bớt khẩu phần sữa của trẻ, mẹ nên bù lại bằng cách cho bé ăn dặm, kết hợp với uống thêm sữa bột, hoặc sữa tươi trong trường hợp bé trên 1 tuổi.
Cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, và nên đa dạng hóa các loại thức ăn để tạo hứng thú cho bé.
4. Các loại thực phẩm tốt cho bé trong thời kỳ cai sữa
Khi bé ngừng bú mẹ cũng đồng nghĩa với việc bé ngừng nhận các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Lúc nào, bé sẽ cần được bù đắp dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng thông qua thực phẩm. Mẹ cần lưu ý các điểm sau để hỗ trợ bé cai sữa tốt hơn.
Tăng cường rau xanh và các loại trái cây trong thực đơn ăn dặm của con với các loại dễ tiêu hóa như táo, chuối, khoai lang, cà rốt, súp lơ…
Thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo kê, lúa mạch, yến mạch… vào bữa ăn dặm hàng ngày sẽ giúp cho quyết định “cai sữa cho bé khi nào” của mẹ thành công êm ái hơn vì con có thêm dưỡng chất từ nguồn tinh bột tốt cho sức khỏe.
Bổ sung thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu. Đặc biệt, mẹ nên ưu tiên những thực phẩm giàu omega 3, axit béo hỗ trợ quá trình phát triển trí não của trẻ.
Không nên cho bé ăn quá nhiều trong cùng một bữa mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Thực phẩm cho bé nên được nấu kỹ và xay nhuyễn để tránh làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra, khi cho con nếm thử món mới, mẹ nên cho con làm quen từ từ, mỗi ngày một ít để tránh nguy cơ dị ứng và sự thay đổi đột ngột của hệ tiêu hóa.
5. Cai sữa cho bé khi nào? Lưu ý khi ngưng cho bé bú mẹ
Thay vì cắt giảm một cách đột ngột, mẹ nên bắt đầu bằng việc giảm số lần cho bé bú, kéo giãn khoảng cách giữa các cữ bú hoặc cho bé ăn no trước khi bú.
Khi đặt câu hỏi rằng mẹ nên cai sữa cho bé khi nào, mẹ hãy lưu ý không nên cai sữa cho bé vào mùa hè hoặc khi trẻ bị bệnh nhé.
Nếu bị căng tức sữa khi ngưng cho bé bú, mẹ có thể dùng khăm ấm để chườm, sau đó vắt sữa ra.
Nên vững tâm lý khi quyết định cai sữa cho bé, bởi trong thời gian đầu bé có thể quấy khóc dữ dội.
Hy vọng các thông tin trên đã giúp mẹ hiểu rõ nên cai sữa cho bé khi nào và có lựa chọn đúng đắn cho bé yêu.
Có hàng triệu loại vi khuẩn sống trong hệ tiêu hóa của con người. Một số loại có thể gây hại cho sức khỏe như vi khuẩn đường ruột E.coli, tụ cầu khuẩn Staphylococci…, một số vi khuẩn lại mang lại lợi ích cho sức khỏe. Những vi khuẩn này gọi chung là lợi khuẩn, chúng có “trách nhiệm” bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và “đánh bay” những vi khuẩn xấu.
Probiotics là một trong những lợi khuẩn, giúp bảo vệ cơ thể. Hiện nay, ngày càng có nhiều sản phẩm dành cho trẻ em tăng cường thêm lợi khuẩn này. Tuy nhiên, có nên bổ sung thực phẩm lợi khuẩn cho bé cưng?
Probiotics là vi khuẩn tồn tại trong cơ thể người, định cư trong ruột và một số bộ phận khác, bao gồm da. Theo một nghiên cứu trên 200 trẻ sơ sinh từ 4-10 tháng tuổi, những bé có tăng cường lợi khuẩn ít có nguy cơ bị tiêu chảy hơn so với những trẻ khác. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, probiotics giúp ngăn ngừa Rota virut, loại virut gây bệnh tiêu chảy và ói mửa.
[inline_article id=62563]
Một nghiên cứu năm 2003 trên 130 trẻ sơ sinh có nguy cơ bị dị ứng cũng cho thấy khả năng miễn dịch và ngăn ngừa một số loại dị ứng nhất định của những trẻ được bổ sung thêm lợi khuẩn cao hơn rất nhiều. Chỉ có 23% trẻ em 2 tuổi được bổ sung lợi khuẩn có nguy cơ mắc bệnh chàm eczema ở trẻ sơ sinh. Đối với những bé không được tăng cường lợi khuẩn, con sô này lên tới 46%.
Probiotics cũng được chứng minh là mang lại lợi ích trong việc điều trị hội chứng kích thích ruột, viêm loét đại tràng và những triệu chứng đau bụng thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu và xem xét lại mức ảnh hưởng lâu dài của lợi khuẩn với sức khỏe của trẻ, đặc biệt đối với trẻ sinh non và có hệ miễn dịch yếu.
Mách mẹ một số thực phẩm có chứa lợi khuẩn cho trẻ:
– Sữa chua: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa chua được tăng cường probiotics, mẹ có thể tìm hiểu và cho con sử dụng. Ngoài ra, sữa chua còn chứa viatmin D và canxi, rất tốt cho sự phát triển xương của con.
[inline_article id=60396]
– Phô mai: Không phải tất cả phô mai đều chứa probiotics, chỉ những loại được lên men bởi axit lactic mới có những lợi khuẩn tốt cho cơ thể.
– Bơ cũng là một tronng những sản phẩm được lên men bởi axit lactic. Vì vậy, chúng cũng có một lượng lợi khuẩn nhất định. Tuy nhiên, bơ thường bị biến chất khi gặp nhiệt độ cao như nấu, nướng…
– Chuối, bột yến mạch, mật ong: Tuy không chứa Probiotics nhưng những thực phẩm này có chứa prebiotics, một vi khuẩn tốt cho cơ thể. Nhiệm vụ của prebiotics là kích thích sự hoạt động của vi khuẩn có lợi, chống lại những “kẻ xâm lăng”. Mặc dù vậy, mẹ không nên cho trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng mật ong nhé!
Con em năm nay 3.5 tuổi . cháu thường hay nói theo nhưng câu của người lớn nói với bé,
vd: me nói: con CHÂU CHẤU này hư quá. thì cháu cũng đáp trả . con me này hư quá.
có bác nào có kinh nghiệm chỉ em với
Cho con bú thuộc về bản năng nhưng nếu đã tập luyện và nghiên cứu từ trước, các mẹ hẳn sẽ tự tin hơn nhiều đúng không? Mẹ nên đầu tư thời gian để học hỏi trước khi đón bé về nhà. Có rất nhiều tài liệu bạn có thể tham khảo từ sách cho đến các website. MarryBaby cũng có rất nhiều bài viết dạy mẹ cách cho con bú hiệu quả.
Trước ngày sinh, mẹ có thể chủ động đăng ký tham gia các lớp học tiền sản. Các chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn những kiến thức cần thiết trong thai kỳ và quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. Mẹ cũng có cơ hội thực hành, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm.
3/ Bắt đầu từ sớm
Trong khi một số chuyên gia khuyên bạn nên cho con bú ngay khi vừa sinh xong. Một số khác lại cho rằng sau quá trình “vượt cạn” vất vả, bạn cần nghỉ ngơi một thời gian trước khi cho con bú. Tuy vẫn chưa có ý kiến thống nhất nhưng hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, bạn nên cho con bú càng sớm càng tốt. Nên nói trước với các điều dưỡng trong trường hợp bạn muốn cho con bú ngay lập tức sau khi sinh.
Một lưu ý dành cho me: Thời gian đầu khi vừa sinh xong, nếu sữa vẫn chưa về, mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút sữa hoặc nhờ sự giúp đỡ từ anh xã.
[inline_article id=57755]
4/ Kích thích phản xạ
Theo bản năng, bé cưng sẽ biết cách mở miệng và lúc lắc đầu khi bé đói. Để bắt đầu cho con bú, mẹ có thể dùng tay vuốt nhẹ vào má bé. Bạn vuốt má bên nào bé sẽ quay ngay sang bên đó. Mẹ cũng có thể dùng đầu ti đảo quanh qua miệng của nhóc con để dành sự chú ý của con. Chú ý để đầu ti của mẹ nằm “ngoan ngoãn” trong miệng của con nhé!
5/ Tăng cường thực đơn
Đối với những mẹ cho con bú, bạn nên tăng thêm 600 calo cho khẩu phần mỗi ngày của mình. Không cần quá nhiều, chỉ cần thêm hai bữa phụ với những món ăn vặt thân thiện với sức khỏe như trái cây, phô mai ít béo… Tăng cường bổ sung các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết như trong thai kỳ. Đặc biệt chú ý uống thêm nhiều nước.
[inline_article id=33975]
6/ Massage ngực thường xuyên
Những tuyến sữa sẽ hoạt động tốt hơn nếu được massage thường xuyên hơn. Xoa nhẹ nhàng vòng quanh bầu ngực mỗi bên 10 phút. Khi đang cho con bú một bên, mẹ có thể dùng tay massage bên còn lại. Chú ý. không nên sử dụng quá nhiều lực ở tay.
Ngoài ra, trước khi cho con bú, mẹ có thể dùng một chiếc khăn ấm lau sơ bầu ngực. Cách này vừa giúp vệ sinh sạch sẽ vừa tăng lượng sữa cho con.
1/ Có cần thiết để lên hẳn một lịch trình sinh hoạt cho trẻ sơ sinh?
Nhu cầu của trẻ sơ sinh không có gì quá phức tạp, ăn, chơi, rồi ngủ. Tuy nhiên, để biết nhu cầu của bé cho từng mảng là bao nhiêu quả là thách thức đối với mẹ. Chưa kể, mẹ còn phải cân bằng giờ giấc sinh hoạt của trẻ với bản thân và cả các thành viên khác trong gia đình.
Thực tế, khi duy trì một thói quen hoặc lịch trình sinh hoạt chuẩn cho bé, cuộc sống trở nên muôn phần dễ dàng hơn. Kế hoạch này cũng chính là phương pháp để ba mẹ dạy cho trẻ kỹ năng quản lý, kỷ luật từ sớm. Ai bảo trẻ sơ sinh không biết gì nào? Việc áp dụng một khung giờ chuẩn ngày qua ngày, bé cũng cảm nhận và biết mong chờ đấy. Chẳng hạn, cứ theo lịch, sau khi ngủ dậy, bé sẽ biết mình sắp được bú, sau đó chơi và được bồng đi loanh quanh.
[inline_article id = 64423]
Trẻ sơ sinh chưa biết nói, chưa biết đi, chưa giỏi kỹ năng cầm nắm, vì vậy ít nhất trẻ cũng muốn mình thông thạo ở lĩnh vực nào đó, chẳng hạn luôn biết trước những điều sắp xảy ra với mình. Lên lịch chuẩn cho giờ giấc sinh hoạt của con, đồng nghĩa mẹ biết lúc nào nên cho con ăn, cho con ngủ. Như vậy, bé sẽ không bao giờ phải khó chịu vì buồn ngủ, đói, khát, và lúc nào cũng đủ năng lượng để khám phá, học hỏi thế giới xung quanh.
Thêm một điểm cộng cho việc lên lịch trình sinh hoạt cho trẻ sơ sinh: Khi mẹ phải quay trở lại công việc sau 6 tháng thai sản và nhờ người khác trông bé, với thói quen thông thường hằng ngày, bé sẽ yên tâm hơn và không bị bỡ ngỡ vì phải xa mẹ. Người trông bé cũng dễ dàng hơn vì biết khi nào bé muốn ăn, ngủ hay chơi.
2/ Khi nào mẹ có thể bắt đầu lên lịch trình sinh hoạt cho trẻ sơ sinh?
Thông thường, trẻ sơ sinh đã sẵn sàng cho khung giờ chung vào khoảng giữa 2-4 tháng tuổi. Ngủ và thói quen ăn uống ở hầu hết trẻ đều trở nên nhất quán và dễ dự đoán sau 3-4 tháng. Thời điểm này rất lý tưởng để mẹ khuyến khích bé “tuân theo” kỷ luật.
Để bé dần quen với khung giờ vàng, mẹ cần thời gian, kiên nhẫn và nhẹ nhàng. Theo dõi việc ăn uống, ngủ, nghỉ của trẻ để nắm được nhịp điệu sinh hoạt và lên kế hoạch phù hợp cho bé. Vào những ngày đầu tiên sau sinh, mẹ đã có thể bắt đầu chiến lược theo dõi nhu cầu ăn của bé, khi nào bé đi tè, ị, ngủ trong bao lâu, cứ như vậy đến khoảng 2-3 tháng.
Nếu muốn đưa bé vào giờ giấc chuẩn từ sớm, mẹ đã có thể bắt đầu từ 1 tuần tuổi. Miễn là bé được bú no, đủ lượng sữa mẹ hay sữa công thức khuyến cáo hằng ngày. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng rất quan trọng. Tốt nhất, mẹ nên cố gắng đáp ứng những nhu cầu mà bé đang cố gắng truyền đạt. Nhất là khi bé còn quá bé, mẹ nên du di nhiều chút. Nếu bé khóc đòi ăn dù đã ăn 1-2 tiếng trước, nếu bé không buồn ngủ nhưng muốn chơi khi đến giờ đi ngủ, mẹ vẫn nên đáp ứng và du di cho bé nhé!
[inline_article id = 62553]
3/ 3 lựa chọn về lịch trình chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn cho mẹ
-Lịch trình của ba mẹ: Thích hợp với ông bố, bà mẹ muốn rèn con vào khuôn khổ, kỷ luật từ sớm. Bạn chính là người ra kỷ luật, khi nào bé sẽ ăn, ngủ bao lâu, chơi ở nhà hay ra ngoài. Mẹ có thể tự đưa ra giờ giấc sinh hoạt cho bé dựa trên những nhu cầu hằng ngày đã được theo dõi và thiết lập từ lúc mới sinh.
-Lịch trình của bé: Dựa vào nhu cầu của bé, mẹ thiết lập một kế hoạch sinh hoạt chuẩn cho con. Điều này có nghĩa mẹ sẽ tìm kiếm những dấu hiệu từ trẻ để biết được bé muốn gì theo thứ tự, chứ không áp đặt một thời gian biểu do tự mình đặt ra. Sau vài tuần đầu tiên, hầu hết các bé đều hình thành thói quen ngủ, chơi và ăn uống rất trơn tru.
-Lịch trình kết hợp : Lịch trình này không đồng điệu và nhất quán ngày này sang ngày khác, mà là sự xáo trộn rất khoa học và thông minh để ba mẹ vừa thoải mái, trẻ cũng được đáp ứng nhu cầu đầy đủ. Điều này cũng đồng nghĩa mẹ phải “du di” cho trẻ rất nhiều trong giờ giấc sinh hoạt.
Có hai dạng máy giật ở người bị hội chứng Tourette: đơn giản và phức tạp.
• Đạng máy giật đơn giản chỉ ảnh hưởng đến một nhóm cơ. Người bị Tourette thường thể hiện sự máy giật lần đầu ở mặt (ví dụ, chớp mắt, chun mũi, hoặc trề môi) và sau đó có thể có máy giật ở các bộ phận khác trên cơ thể (co vai co, đá, ngoẹo đầu). Máy giật phát âm đơn giản bao gồm bao gồm hừ mũi, kêu ré, và ho.
• Máy giật phức tạp ảnh hưởng đến nhiều hơn một nhóm vận động. “Đó là một loạt các động tác máy giật, ví dụ như nháy mắt rồi nhún vai hoặc ho hay kêu ré,” Tiến sĩ Jerry Bubrick, nhà tâm lý học và là giám đốc cấp cao của Viên Tâm lý Trẻ em và Trung tâm Rối loạn Tâm trạng ở New York giải thích.
Mặc dù nhiều người thường đánh đồng Tourette với việc la hét những từ thô tục một cách không kiểm soát nhưng thực tế, chưa đến 2% người bị Tourette biểu hiện dạng máy giật này. Tourette có thể bao gồm bất kỳ sự kết hợp nào giữa các dạng máy giật với mức độ từ nặng đến nhẹ và có thể thay đổi theo thời gian.
Nhiều trẻ bị Tourette có những “dấu hiệu báo trước” trước khi cơn máy giật bắt đầu. Tiến sĩ Bubrick cho biết “Nó cũng giống như cảm giác ở mũi ngay trước khi bạn hắt hơi, và cách duy nhất để thoát khỏi nó là hắt hơi. Trẻ sẽ có cảm giác tương tự ở vị trí mà sự máy giật xảy ra, và sự máy giật là cách duy nhất để loại bỏ cảm giác đó.” Mặc dù hầu hết trẻ em không thể kiểm soát sự máy giật, một số trẻ có thể che giấu chúng cho đến khi tìm được một chỗ kín đáo.
Khoảng 5 đến 24% trẻ em ở tuổi đi học có sự máy giật nhưng không bị Tourette. Đây được gọi là “sự máy giật tạm” và thường kéo dài ít nhất 4 tháng và không quá một năm. Mẹ nên quan sát tần suất của sự máy giật, cường độ, cũng như mức độ ảnh hưởng đối với cuốc sống của trẻ. Trong trường hợp trẻ chỉ nháy mắt khi mệt mỏi và tình trạng này không ảnh hưởng đến cuộc sống ở nhà hay ở trường và tự biến mất sau hai tuần thì bạn chẳng có gì phải lo lắng. Nếu hiện tượng nháy mắt diễn ra thường xuyên hơn và bắt đầu khiến trẻ khó chịu hoặc trẻ bị bạn bè trêu ghẹo thì đã đến lúc bạn phải lo lắng.
2/ Nguyên nhân
Tourette là một tình trạng thần kinh xảy ra do rối loạn chức năng trong khu vực kiểm soát sự vận động ở não được gọi là hạch nền (basal ganglia). Một số nhà nghiên cứu cho rằng đến 85% các trường hợp là do yếu tố di truyền; 15% còn lại được cho là do những yếu tố như các biến chứng thai kỳ, chấn thương đầu, và ngộ độc carbon monoxide (CO). Xác suất mắc hội chứng này ở nam giới cao hơn 3 đến 4 lần so với nữ giới.
Căng thẳng không gây ra Tourette nhưng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Với nhiều trẻ, sự máy giật tăng lên về tần số và mức độ nghiêm trọng khi căng thẳng, buồn chán, hoặc mệt mỏi. Tham gia các hoạt động, dù là thể thao hay trò chơi vi tính, đều có thể giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng.
Có một mối tương quan chặt chẽ giữa Tourette và OCD (Rối loạn ám ảnh cưỡng chế). “Những đứa trẻ bị Tourette thường bị OCD, nhưng ngược lại thì không,” Tiến sĩ Bubrick cho biết. Trẻ bị Tourette cũng thường bị tăng động giảm chú ý (ADHD).
[inline_article id=61000]
3/ Điều trị
Tourette là được điều trị bởi một bác sĩ hoặc bác sĩ tâm lý với sự phối hợp của trẻ và phụ huynh. Có ba giai đoạn điều trị:
– Rèn luyện nhận thức. “Đầu tiên chúng tôi yêu cầu đứa trẻ và bố mẹ tiến hành ghi chép để họ có thể hiểu hơn về sự máy giật – khi nào xảy ra, có điều gì khác xảy ra vào cùng thời điểm, kéo dài bao lâu và đứa trẻ có khống chế được hay không,” Tiến sĩ Bubrick cho biết.
Trong giai đoạn này, đứa trẻ cũng được biết sự máy giật sẽ trông như thế nào đối với người ngoài. “Những đứa trẻ có thể biết chúng có sự máy giật, nhưng chúng không hiểu những người khác thấy gì.” Vì vậy bọn trẻ ngồi trước những gương và nhìn sự máy giật diễn ra. Theo Tiến sĩ Bubrick thì đây không phải là một trải nghiệm khó chịu đối với chúng: “Mục đích chỉ là để chúng nhìn thấy những gì mình đang trải qua.”
– Rèn luyện Thư giãn
Sự máy giật ít xuất hiện hơn khi cơ thể thư giãn, vì vậy trong giai đoạn này trẻ học các phương pháp để giảm căng thẳng và áp lực.
2 bài tập trẻ thường được dạy là hít thở sâu và thư giãn cơ từng bước. “Với những trẻ lớn hơn, chúng tôi thường thu âm những bài tập và chép vào điện thoại để chúng có thể nghe và thực hiện bất cứ khi nào,” Tiến sĩ Bubrick cho biết. Mỗi bài tập kéo dài 20 đến 25 phút, và ông khuyến nghị trẻ nên thực hiện một hay hai lần mỗi ngày.
“Nếu chúng luyện tập thường xuyên và đều đặn, trẻ sẽ bắt đầu có thể tự thư giãn mà không cần bản ghi âm. “Sau đó, khi chúng nhận ra rằng cơ thể mình đang căng thẳng, chúng có thể sử dụng những phương pháp của riêng mình để trở về trạng thái bình thường.” Việc này sẽ làm giảm các triệu chứng của chúng.
[inline_article id=21473]
– Tìm một phản ứng cạnh tranh
Sau khi bọn trẻ biết khi nào sự máy giật diễn ra và cách để thư giãn cơ thể thì chúng sẽ được học những gì phải làm thay vì máy giật. “Chúng tôi muốn chúng sử dụng chính những cơ bị ảnh hưởng để thực hiện những chuyển động ngược lại cho cảm giác muốn máy giật qua đi,” Tiến sĩ Bubrick cho biết. Ví dụ như hiện tượng nháy mắt: Khi nháy mắt, mí mắt hạ xuống; hành động ngược lại sẽ là giữ mắt mở to. “Khi các dấu hiệu báo trước xuất hiện, chúng tôi dạy bọn trẻ sử dụng kỹ thuật thở và mở mắt to nhất có thể trong một phút.”
Nói cách khác, “chúng tôi sẽ dạy cho não bộ đánh lừa sự máy giật,” Tiến sĩ Bubrick cho biết. Điều này không hề dễ dàng, và đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và luyện tập. Nhưng phần thưởng là ít máy giật hơn và dễ hòa đồng hơn. Quá trình điều trị thường kéo dài từ 10 đến 15 tuần, mỗi tuần điều trị một buổi, và sau đó đứa trẻ đã có những công cụ có thể sử dụng để kiểm soát sự máy giật tốt hơn.
Điều này có nghĩa là bé không được đặt vào đúng tư thế khi bú. Mẹ hãy thử ngồi trên giường hoặc ghế sofa, sau lưng là một chiếc gối mềm. Sau đó, đặt bé lên bụng để bé có thể bám chắc vào người mẹ hơn.
Nếu chỉ đang ngồi trên ghế bình thường, mẹ nên đẩy phần hông ra trước và ngả lưng về phía sau khi cho bé bú. Để đưa ti mẹ vào miệng bé, siết ngực nhẹ nhàng và đặt ngón cái song song với môi bé.
2. Không kiểm soát khiến bé ngạt sữa
Một số phụ nữ có phản xạ phóng sữa nhanh khiến bé bị sặc và ngạt vì sữa mẹ chảy quá nhanh. Để làm chậm dòng chảy của sữa, đặt lòng bàn tay lên ti và nhấn ngược về phía ngực sau khi đếm đến 5. Cách này giúp kiềm hãm dòng chảy của sữa. Mẹ có thể áp dụng từ 2-5 lần trước khi cho bé bú.
[inline_article id=34003]
3. Cho con bú khi bé đang gà gật
Nếu bé ngủ gật khi bú ngay khi mẹ đặt lên ngực, ti của mẹ sẽ không vào đủ sâu trong miệng bé để kích hoạt trạng thái mút sữa. Bé cũng có thể ngủ gật nếu mẹ không đáp ứng được lượng sữa dồi dào và liên tục để bé tiếp tục bú. Mẹ có thể dùng 1 tay giữ bầu ngực bé bú theo hình chữ C và thực hiện thao tác xoa bóp trong 5 giây.
4. Chỉ cho con bú một bên
Hai bên ngực và ti mẹ không đồng nhất nên chuyện bé thích bên này hơn bên kia là rất bình thường. Bí quyết nhỏ cho mẹ là hãy tập trung sự chú ý của bé, đặt bé vào bầu ngực bé thích, sau đó nhẹ nhàng chuyển bé sang bầu ngực bên kia trước khi bé kịp nhận ra.
Nếu bé vẫn khỏe mạnh, việc bú một bên sẽ không trở thành vấn đề lớn. Mẹ có thể vắt/bơm lượng sữa thừa ra ngoài hoặc cứ để bên ngực đó cạn sữa. Tuy nhiên, điều này có thể khiến ngực mẹ mất cân xứng rõ rệt sau khi bé dừng bú.
[inline_article id=913]
5. Để con cắn ti mẹ
Với các bé lớn, nếu được đặt đúng tư thế, răng bé sẽ không cắn được ti mẹ. Tuy nhiên, nếu bé vẫn cố cắn, mẹ đừng phản ứng quá mạnh hoặc đột ngột vì bé có thể tiếp tục làm như vậy để xem phản ứng của mẹ trong lần bú kế tiếp. Các chuyên gia gợi ý mẹ nên đặt bé xuống và từ tốn nói “Con làm đau mẹ đấy”. Sau đó, mẹ rời phòng trong vài giây, nhìn bé, thủ thỉ: “Không được cắn nữa nhé” và tiếp tục cho bé bú.
Ngoài ra, mẹ có thể cho bé cắn thử món gì đó hơi lạnh trước khi cho bú để phòng trường hợp bé cắn ti mẹ.
Bé thường ngậm ti mẹ chặt hơn khi đã bú no và bắt đầu buồn ngủ. Ngay khi thấy bé ngủ gật khi bú, hãy đặt ngón út vào một bên miệng và nhẹ nhàng lấy ti mẹ ra khỏi miệng bé.
– Nghe mẹ nói nè: nhằm dạy cho trẻ biết phân biệt âm thanh từ sớm bằng cách nói chuyện với bé. Bạn cho bé nằm/ngồi/… đối diện bạn rồi từ từ tạo ra những âm thanh đơn giản khác nhau như A, O… trước khi chuyển sang các phụ âm như D,M và đừng quên nâng đỡ phần đầu bé cẩn thận. Lúc này, khi phát âm, môi của bạn tạo hình và di chuyển hơi “quá” một chút để bé dễ nhận diện và bắt chước theo. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thiết bị hỗ trợ phát âm kèm hình ảnh minh họa cho bé xem cũng tốt. Bắt đầu từ tháng thứ 9, bạn có thể áp dụng phương pháp này cho bé.
– Thấy gì nói nấy: Việc học qua hình ảnh sẽ có hiệu quả tích cực đối với bé bị Down nhưng việc ghi nhớ được những thông tin được truyền tải lại là thách thức lớn cho bé. Đầu tiên, bạn nên giúp trẻ học tên của các vật dụng quen thuộc bằng cách nói kết hợp với cử chỉ đơn giản. Ví dụ: khi bạn nói “điện thoại” thì bạn có thể làm hành động đặt tay vào tai mình hay “uống” rồi bạn giả vờ đưa bình hay ly nước lên miệng.
– Tập trung cao độ: Hướng sự chú ý của bé vào một đồ vật nào đó như đồ chơi hay bức tranh bé thích rồi khuyến khích bé nhìn vào đồ vật mà bạn đang đề cập đến. Dần dần, bạn kéo dài thời gian tập luyện để cải thiện khả năng tập trung, phối hợp cũng như giúp bé học ngôn ngữ nhanh hơn.
[inline_article id=9522]
– Phối hợp nhịp nhàng: Việc phát triển kỹ năng giao tiếp phụ thuộc nhiều vào khả năng phối hợp giữa người nghe và người nói. Lăn một trái banh tới lui là một bài tập đơn giản và phù hợp để thực hiện kỹ năng này. Khi lăn trái banh, bạn nên hô to “đến lượt của mẹ” và khi bé đẩy trái banh ngược lại bạn, bạn hô to tên của bé “đến lược của con”. Khi bé có thể chỉ và nói được tên của mỗi lượt lăn banh, hãy giúp bé chỉ vào bé và nói tên của bé hay “con”.
2/ Phát triển từ vựng cho trẻ (Trẻ từ 2 đến 3 tuổi)
– Con muốn…: Dạy bé hiểu được ý nghĩa của biểu tượng hay dấu hiệu. Điều này sẽ giúp bé phát triển vốn từ để giao tiếp khi bé đang trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ. Các chuyên gia khuyến khích cho trẻ ở độ tuổi này nhìn thấy đồ vật thật hay hình ảnh minh họa phù hợp với hành động. Chụp hình lại đồ vật hay hành động bé thích. Khi bé muốn hỏi/ xin bạn thứ gì, bé có thể chỉ hay đưa cho bạn tấm hình thể hiện mong muốn của bé và luôn luôn động viên bé nói ra từ mà bé muốn nói.
– Cầu Vồng sắc màu: Đây là phương pháp giúp bé nhận biết về màu sắc. Nhóm những đồ vật có cùng màu sắc vào một chỗ, ví dụ như con gấu bông màu đỏ, cái áo màu đỏ, cái ly mà đỏ… rồi cho vào 1 cái túi màu đỏ. Với những hành động trực quan sinh động như vậy sẽ giúp bé dễ dàng nhận ra được “luật chơi”. Nếu bé đang ở giai đoạn nói được 1 từ, khi bạn lấy đồ vật ra, hãy nói to màu của đồ vật đó như “xanh”, “ đỏ”… Nếu bé nói được 2 từ, bạn sẽ kết hợp màu và tên đồ vật như “ly đỏ”, “ banh vàng”…
[inline_article id=4788]
– Nói, Lặp lại và Thêm từ: Với những bé mắc hội chứng Down, bé thường cần nhiều thời gian “chuẩn bị” hơn để có thể nói thành cụm nhiều từ. Nghiên cứu cho thấy các bé sẽ có vốn từ vựng khoảng 100 từ (bao gồm từ và dấu hiệu) trước khi bé kết hợp các từ với nhau. Để chuyển từ giai đoạn nói 1 từ sang giai đoạn 2 từ, bạn có thể áp dụng kỹ thuật lặp lại rồi thêm từ. Đầu tiên, lặp lại từ bé vừa nói rồi bạn thêm 1 từ khác đi cùng với từ đó.
Ví dụ: khi bé nói “ăn”, bạn lặp lại “ăn” rồi nói thêm “ăn, ăn kem”. Việc lặp đi lặp lại là rất quan trọng trong việc dạy bé tập nói. Không nên thất vọng hay cảm thấy mệt mỏi khi phải làm điều này nhiều lần.
– Nhớ và Điền vào chỗ trống: Sử dụng các miếng card hình chữ nhật có màu sắc khác nhau. Khi nói 2 từ “ăn kem”, mẹ giơ 2 miếng màu card màu hồng và màu xanh lên. Sau đó, bạn chỉ vào miếng màu hồng rồi nói “ăn” và miếng màu xanh nói “kem”. Tiếp theo bạn di chuyển 2 miếng card qua lại rồi cho bé thay đổi trật tự từ theo màu sắc. Khi thấy bé khá hơn, bạn sẽ tăng lượng từ cũng như tấm card lên. Đây là phương pháp giúp bé phát triển khả năng ghi nhớ và xúc giác của bé.
3/ Mở rộng từ vựng, chữ cái và âm thanh (Trẻ từ 3 đến 5 tuổi)
– Mẹ con cùng kể chuyện: Ở lứa tuổi này, ngôn ngữ bé sử dụng sẽ liên quan nhiều đến hoạt động hàng ngày. Vì vậy ngôn ngữ được học sẽ mang tính chức năng nhiều hơn, thực tiễn và thú vị hơn. Vốn từ vựng của bé sẽ được mở rộng thêm với những từ chỉ hành động như ngồi, uống, rửa tay, đánh răng… Bạn có thể tổ chức một buổi tiệc nhỏ hay hoạt động tắm cho búp bê, các con thú cưng đồ chơi bé thích (bạn một con và bé một con) và miêu tả những gì diễn ra trong bữa tiệc hay hoạt động đó. Khuyến khích bé là người dẫn chuyện để bé có cơ hội nhớ lại, tưởng tượng ra các hoạt động. Thỉnh thoảng bạn nên hỏi xem bé đang làm gì và tập cho bé dùng cụm 2 đến 3 từ như búp bê uống, mẹ tắm Teddy…
– Giỏi lắm! Con nói được (từ mới) rồi: Nhằm khai thác khả năng ghi nhớ thông qua hình ảnh trực quan của bé, bạn nên khen ngợi để nâng cao tinh thần tự tôn cho bé và sử dụng ngôn ngữ biểu cảm. Bạn có thể dán một tờ giấy A4 dán ở một vị trí nổi bật trong nhà để mỗi lần bé nói được một từ mới hay một từ lâu rồi bạn mới được nghe lại, bạn ngừng ngay những việc đang làm và nói với bé rằng “Giỏi lắm! Con nói được (từ mới) rồi!” rồi viết từ đó lên tờ giấy “yêu thương” đã được chuẩn bị sẵn. Sau đó bạn in từ đó được viết bằng chữ viết thường trên một tấm card kích thước 12*15 cm. Tiếp theo, bạn đưa tấm card cho bé thấy và đồng thời đọc to từ đó lên. Cứ thế, lần lượt bạn đọc từ đó và cho bé xem tấm card. Hoạt động này sẽ khuyến khích bé nói được từ mới và bổ sung thêm vốn từ vựng của mình.
– Vòng tròn biết nói: Phát cho bé những card hình tròn nhiều màu sắc và phía sau mỗi tấm card, bạn viết một chữ cái rồi đặt vòng tròn xuống, mặt có chữ ở dưới. Sau đó bạn hỗ trợ bé lật từng hình tròn và đọc to chữ cái đó lên. Nếu bé phát âm chưa đúng, bạn cần chỉnh sửa ngay lúc đó và giảm dần việc chỉnh sửa này. Bắt đầu với một vài hình tròn với những chữ cái bé đã ít nhiều biết trước đó rồi từ từ bổ sung thêm chữ cái mới. Hầu hết các bé chậm phát triển sẽ bắt đầu học chữ cái từ 3 tuổi rưỡi đến 5 tuổi.
– Cùng đọc nào: Trẻ em có thế mạnh ghi nhớ qua hình ảnh trực quan. Nhờ vậy, bạn có thể dạy đọc từ sớm cho những bé có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ, khi bé có thể hiểu từ 50 đến 100 từ và có thể nối hay lựa chọn hình ảnh. Mẹ có thể tạo ra những trò chơi với các từ mà bạn quan sát thấy bé quan tâm, thích thú như tên của các thành viên trong gia đình hay thức ăn hay động vật. In 2 từ có liên quan nhau như Ba và Mẹ với khổ chữ lớn và ép plastic (nếu muốn). Tiếp theo bạn sẽ in hay viết 2 chữ này riêng biệt trên 2 tấm card nhỏ hơn và ép plastic (nếu muốn). Chuẩn bị xong, bạn sẽ đặt tấm card lớn có 2 từ viết cùng nhau xuống, trước mặt bé và bé có thể nhìn thấy chữ rồi giúp bé sắp xếp 2 tấm card nhỏ cho đúng vị trí như trong tấm card lớn. Dần dần bạn sẽ tăng dần lượng từ bé cần học lên rồi làm tương tự.