Đây là nơi cung cấp các kiến thức chăm sóc cho sự phát triển của trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi dậy thì, từ sức khỏe thế chất đến tinh thần, đảm bảo con lớn lên khỏe mạnh, toàn diện.
Nhiều ý kiến cho rằng các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày vẫn sử dụng hình ảnh bộ ngực phụ nữ cho mục đích quảng cáo. Vậy tại sao việc cho con bú nơi công cộng lại khiến mọi người khó chịu? Mẹ cho con bú không những đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của bé mà còn là cách để mẹ và bé gắn kết với nhau.
Một số người đề xuất việc cho sữa mẹ vào bình và cho bé bú sẽ khiến hành động này trở nên lịch thiệp hơn trong mắt đám đông. Tuy nhiên, những bình sữa này sẽ “cạnh tranh” với bầu sữa mẹ, nơi luôn khiến bé thoải mái nhất.
Không ít bà mẹ cho rằng mình có quyền cho con bú tại những nơi công cộng nhưng mọi việc cần tiến hành kín đáo và không thu hút sự chú ý của mọi người.
[inline_article id=34003]
Trên thực tế, cho con bú ở chốn đông người nên được xem như chuyện ăn uống ngoài đường và cần tuân theo một số quy định nhưng rõ ràng xã hội cần thoáng và rộng mở hơn đối với vấn đề này.
2/ Có an toàn khi cho con bú nơi công cộng?
– Nhiều người xung quanh không thoải mái khi thấy cơ thể bạn ở chốn đông người
Vì lí do đó mà họ không nên bị ép buộc phải thấy điều họ không muốn. Vậy nên mẹ cần chú ý kĩ trước khi cho bé bú. Việc “phơi bày” ngực có thể tác động đến nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ chưa dậy thì. Cho dù trước sau gì chúng cũng thấy điều này nhưng biết đâu chúng chưa sẵn sàng vào thời điểm hiện tại. Đó là chưa kể đến quan điểm cũng như cách nhìn của chúng về em bé sẽ khác đi.
– Phụ nữ có thể gặp nguy hiểm
Có một số quốc gia như Singapore cho phép phụ nữ cho con bú ở những nơi công cộng. Tuy nhiên, cũng có những nơi, hành động này lại đẩy bạn đến tình trạng không an toàn. Vì vậy, bạn nên tự trang bị kiến thức cho mình trước khi đến một đất nước nào đó để tránh vi phạm luật pháp nước sở tại.
[inline_article id=38825]
– Điều kiện thời tiết
Nếu mẹ đi đến vùng nào đó có nhiệt độ dưới 0 thì không nên cho con bú nơi công cộng để tránh bị cảm lạnh hoặc các bệnh nặng hơn.
3/ Cách cho con bú khi ra ngoài
Nếu mới làm mẹ và muốn cho con bú nơi công cộng một cách kín đáo, bạn nên thử các biện pháp bên dưới:
– Áo cho bé bú khi ra ngoài
Sản phẩm có đường cổ khoét rộng giúp mẹ dễ dàng quan sát khi bé bú mà vẫn che khéo những phần nhạy cảm của cơ thể.
– Khăn choàng
Mẹ có thể dùng khăn choàng xếp nếp trên phần ngực bị lộ ra ngoài khi cho bé bú. Khăn choàng là vật liệu dễ tìm và không tốn nhiều chỗ trong túi xách.
– Dây đeo
Dây đeo sẽ che chắn cả phần bên phải của cơ thể và giúp mẹ được “rảnh tay” khá nhiều. Đây là phương án hữu hiệu nhất cho những mẹ bận rộn. Mẹ chỉ cần kiểm tra dây thật chắc chắn trước khi ra ngoài là được.
Khi bé trai đang bước vào tuổi dậy thì, kích thước tinh hoàn và bìu của bé gần như tăng lên gấp 2 lần so với trước đây. Khi tinh toàn phát triển, da bìu trở nên đậm màu hơn, mỏng hơn, kích thước bìu cũng tăng theo để đủ không gian cho tinh hoàn và thòng xuống. Xung quanh bìu lúc này sẽ xuất hiện lấm tấm những nang lông nhỏ. Ở phần lớn các bé trai, một bên tinh hoàn (thường là bên trái) sẽ ở vị trí thấp hơn cái bên kia.
2/ Lông vùng kín
Dưới tác động của hóc-môn testosterone, dấu hiệu tiếp theo của tuổi dậy thì sẽ xuất hiện nhanh chóng. Một vài lông tơ sáng màu sẽ mọc xung quanh dương vật. Với các bé gái thì lông mu sẽ sớm chuyển sang màu đậm hơn, xoắn và thô hơn và nó phát triển trong “khuôn viên” tam giác của bé, tạo thành hình giống như viên kim cương. Một vài năm sau, lông mu của bé trai sẽ lan sang khu vực xung quanh và dừng ở “biên giới” là đùi của bé. Ngoài ra, lông mu của bé trai sẽ phát triển thêm một đường lông mỏng chạy dài đến rốn. Hai năm sau sự kiện lông mu xuất hiện, lông mu sẽ mọc thưa dần và bắt đầu chuyển sang vùng mặt, chân, tay, nách và cuối cùng là ngực.
[inline_article id=24364]
3/ Hình dáng cơ thể thay đổi
Cho đến giữa độ tuổi thiếu niên, khi có sự khác biệt lớn giữa hai giới, thể chất của bé gái và bé trai là tương đương nhau. Trong giai đoạn đầu dậy thì, cơ thể cả hai bé đều được bổ sung thêm một số mô mỡ nên trông bé nào cũng mũm mĩm hơn. Chiều cao của các bé sẽ bắt đầu tăng lên đáng kể và làm cho các bé trông có vẻ “người lớn” hơn. Các bé trai sẽ tiếp tục phát triển thêm phân cơ bắp của mình, nhờ đó lượng mỡ trong cơ thể bé trai chỉ còn khoảng 12%, ít hơn một nửa so với các bé gái.
4/ Dương vật phát triển
Dương vật của bé trai sẽ có kích thước bằng với người lớn khi ở lứa tuổi 13 hay muộn hơn là đến 18 tuổi. Dương vật sẽ phát triển chiều dài trước rồi sau đó sẽ đến kích thước to nhỏ. Ở lứa tuổi thiếu niên, các bé trai sẽ dành nhiều thời gian của mình để khám phá “cậu nhỏ” một cách âm thầm hoặc công khai rồi so sánh nó với các bạn khác. Đây là mối quan tâm hàng đầu của bé trai vào giai đoạn này? Hiện tại vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn cho vấn đề này.
“ Khảo sát trên 100 bé trai, gần như tất cả đều cho rằng dương vật của mình nhỏ hơn so với kích thước bình thường và đây thường là vấn đề mà các bé nghĩ đến nhiều nhất.”, ý kiến của một bác sĩ phụ trách tư vấn tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên. Và câu trả lời mà người này thường dùng để trả lời với các bé là “ Tôi đã khám cho rất nhiều bé trai và tôi có thể xác nhận với bạn rằng “cậu nhỏ” của bạn là hoàn toàn bình thường”! Mà thực sự nó là vậy chứ không phải chỉ nhằm mục đích trấn an các bé.
[inline_article id=23002]
Đa số các bé trai chưa nhận thức được rằng chức năng tình dục không hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước của dương vật lúc bình thường hay khi cương cứng. Phụ huynh có thể giúp con trai mình hạn chế được những lo lắng không đáng có về những thay đổi ở lứa tuổi dậy thì bằng cách trò chuyện, trang bị những kiến thức liên quan trước cho bé chứ không nên đợi đến khi bé lên tiếng thì mình mới giải quyết. Trong quá trình trò chuyện, bạn cần khẳng định kích thước của dương vật luôn là vấn đề làm cho các bé lo lắng, tuy nhiên đó lại không thực sự là vấn đề lớn như các bé tưởng tượng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho bé đến các bác sĩ để được thăm khám kỹ càng hơn và kết luận “bình thường” của bác sĩ sẽ giúp bé thêm yên tâm.
Có thể mối quan tâm về dương vật của các bé sẽ chưa kết thúc ở đây. Bé sẽ tiếp tục quan sát và phát hiện ra tại sao một số bạn có bao qui đầu mà bé lại không có hoặc ngược lại rồi bé sẽ hỏi bạn tại sao bé được hoặc không được cắt bao qui đầu. Câu trả lời sẽ có hai hướng: một là do ảnh hưởng của niềm tin tôn giáo, hai là do cha mẹ đã lựa chọn sau khi đã được bác sỹ tư vấn rồi bạn cho bé biết thêm những gì bạn đã được tư vấn trước đó.
Thắc mắc của mẹ: Những chấm nhỏ li ti trên dương vật của con là gì?
MarryBaby: Xung quanh đầu dương vật của bé sẽ xuất hiện những hạt nhỏ li ti (thường là màu trắng hay hồng nhạt) nhưng không đáng kể. Nếu bé vệ sinh sạch sẽ và quan hệ tình dục an toàn thì những chấm nhỏ này là vô hại. Một số bé sẽ lo lắng và ngộ nhận rằng mình có thể mặc phải một dạng của bệnh hoa liễu. Do đó, phụ huynh cần có những tư vấn, định hướng đúng về sức khỏe giới tính cho bé từ sớm.
Tất cả các vitamin nhóm B như vitamin B1, B12, B6… kết hợp lại có tác dụng giúp bé cưng khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và phát triển trí não. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, các vitamin nhóm B rất dễ bị bài tiết ra ngoài cơ thể thông qua mồ hôi và nước tiểu. Vì vậy, mẹ nên tăng cường bổ sung vitamin nhóm B cho con để tránh trường hợp thiếu hụt. Vitamin nhóm B có nhiều trong bánh mì, chuối, khoai tây, cá ngừ, trứng, ngũ cốc…
2/ Chất xơ
Khi táo bón kéo dài, các chất độc tích tụ trong cơ thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, cảm giác khó chịu do táo bón mang kại làm trẻ gắt gỏng và biếng ăn hơn nhiều.
Bổ sung các thực phẩm có nhiều chất xơ giúp tăng hoạt động của hệ tiêu hóa, đào thải chất độc ra ngoài. Bên cạnh đó, chất xơ cũng tạo điều kiện cho các lợi khuẩn trong ruột hoạt động, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Vì vậy, nếu muốn bé phát triển khỏe mạnh, mẹ không nên quên bổ sung chất xơ cho con nhé!
3/ Kẽm
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và phân giải các axit amin cần thiết cho cơ thể. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bé như hệ thần kinh, tiêu hóa, da, niêm mạc…
Kẽm có nhiều trong gan động vật, thịt nạc, lòng đỏ trứng…. Không chỉ kích thích khả năng tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể, kẽm còn giúp bé tăng cảm giác ngon miệng và thèm ăn.
[inline_article id=59555]
4/ Lysin
Lysin giúp tăng sự trao đổi chất và tối đa hóa sự hấp thu dưỡng chất của cơ thể. Ngoài ra, lysin còn giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi, giúp con phát triển chiều cao, ngăn ngừa bệnh còi xương.
Lysin có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa… nhưng lại dễ dàng mất đi khi bị nấu chín. Vì vậy, mẹ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm này trong thực đơn của con để tránh tình trạng thiếu hụt.
5/ Potassium
Potassium là chất giúp cơ thể chuyển oxy lên não và cân bằng lượng nước. Đặc biệt trong thời tiết nóng nực của mùa hè, khi bé ra nhiều mồ hôi, cơ thể rất dễ bị mất nước và mất một số dưỡng chất quan trọng. Do đó, nó có thể làm bé cảm thấy chán nản, từ đó dẫn đến lười ăn. Potassium có nhiều trong các loại thực phẩm như trái cây và rau quả.
Lutein là một trong 600 loại caroten đóng vai trò cấu tạo nên cơ thể người. Đặc biệt, đối với trẻ em, lutein giúp hỗ trợ các hoạt động của mắt và góp phần phát triển não.
2/ Vai trò của lutein
Theo nghiên cứu mới đây của các chuyên gia dinh dưỡng ở Mỹ, hàm lượng Lutein trong não trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chiếm tới 59%, vượt trội hơn nhiều so với các loại caroten khác. Lutein tập trung nhiều ở các vùng não có ảnh hưởng đến các vùng chức năng nhận thức, học hỏi và nghi nhớ của trẻ.
Lutein giúp cải thiện khả năng truyền tin qua võng mạc, giúp phát triển thần kinh thị giác của bé. Thiếu lutein là một trong những nguyên nhân làm võng mạc bé dễ bị tổn thương, từ đó dẫn đến suy giảm thị lực. Nếu muốn bé có một đôi mắt khỏe mạnh, mẹ không được bỏ qua lutein đâu nhé!
Ngoài ra, trong 3 năm đầu đời của bé, lượng thông tin chủ yếu thu nhận để não phát triển là thông qua thị giác. Vì vậy, thiếu lutein không chỉ ảnh hưởng đến thị giác của bé mà còn ảnh hưởng đến khả năng tư duy và phát triển nhận thức của bé.
3/ Bổ sung lutein như thế nào?
Lutein là chất quan trọng đối với sự phát triẻn của bé. Tuy nhiên, cơ thể không thể tự sản xuất được mà phải bổ sung thông qua các thực phẩm bên ngoài. Tùy theo cân nặng mà lượng lutein cần thiết của mỗi bé sẽ khác nhau. Trung bình, cứ mỗi 1 kg trong lượng tương đương với khoảng 2mg lutein.
[inline_article id=1174]
Sữa mẹ là một trong những nguồn lutein dồi dào cho bé. Vì vậy, cho con bú là một trong những cách đơn giản nhất cung cấp lutein cho bé. Tuy nhiên, sau một tháng đầu tiên sau sinh, lượng lutein trong sữa mẹ sẽ giảm dần. Vì vậy, mẹ nên bố sung thực phẩm chứa nhiều lutein trong thực đơn ăn dặm của con.
Thực phẩm có màu xanh hoặc cam đậm thường chứa nhiều lutein. Chẳng hạn như rau cải thìa, cà rốt, súp- lơ, ớt đà lạt, cam, măng tây… Trứng cũng là một trong những nguồn thực phẩm chứ nhiều lutein, mẹ không nên bỏ qua.
Xây dựng thực đơn cho bé 3 tuổi làm thế nào để con ăn ngon miệng và phát triển toàn diện luôn là điều khiến mẹ phải rối trí. Mẹ hãy tham khảo bài viết của MarryBaby để “bỏ túi” danh sách những món ăn hợp với bé nhà mình nhé.
Xây dựng thực đơn cho bé 3 tuổi mẹ cần lưu ý gì?
– Số bữa: Mẹ cần xây dựng chế độ ăn 5 bữa/ngày, trong đó có 3 bữa chính (sáng, trưa, tối) và 2 bữa phụ (giữa sáng, xế chiều).
– Các nhóm chất: Mẹ lưu ý xây dựng thực đơn bữa chính cho trẻ cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, các vitamin và khoáng chất.
– Cách ăn: 3 tuổi là độ tuổi bé đã có thể tham gia bữa ăn cùng với các thành viên trong gia đình. Hơn nữa, đây là giai đoạn con có thể tự xúc ăn, nếu con không ngồi cùng bàn ăn với người lớn thì nên ngồi vào ghế ăn của mình, tránh trường hợp đi ăn rong hoặc vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem tivi (điện thoại).
[inline_article id=176686]
Làm gì khi trẻ 3 tuổi biếng ăn?
Giai đoạn này, bé có thể biếng ăn, nhưng không phải vì thế mà mẹ ép con ăn. Hãy tạo cho con bữa ăn vui vẻ để trẻ được tận hưởng vị ngon của đồ ăn, thức uống. Ép bé ăn chỉ khiến tình trạng chán ăn thêm trầm trọng.
Mẹ hãy tập cho con ăn uống đúng giờ, đúng bữa, bữa ăn không nên kéo dài. Cũng không ép bé ăn nhiều vì dạ dày con còn bé, không tiêu hóa hết thức ăn.
Thực đơn cho bé 3 tuổi cần phải được xây dựng đa dạng, phong phú, đổi bữa thường xuyên. Tránh cho bé ăn quá nhiều một kiểu thức ăn, chẳng hạn như cháo, khiến con dễ chán ăn, dẫn tới tình trạng biếng ăn.
Ngoài ra, không nhất thiết bữa chính lúc nào con cũng phải ăn cơm. Nếu trẻ mệt, mẹ hãy ưu tiên những thức ăn dễ nuốt như phở, bún, súp… và cho con ăn ít hơn so với bình thường.
Thực đơn cho bé 3 tuổi giúp bé ngon miệng, tăng cân
Nếu mẹ chưa biết xây dựng thực đơn cho bé 3 tuổi vừa giúp con ăn ngon miệng, vừa có thể tăng cân, mẹ hãy tham khảo ngay thực đơn sau nhé.
1. Thực đơn bữa sáng cho bé 3 tuổi
Cũng như người lớn, bữa sáng với bé cũng là bữa chính, quan trọng. Thế nhưng, nhiều gia đình do bận rộn với công việc nên thường qua loa, sơ sài trong việc chuẩn bị bữa ăn sáng cho con. Để bé 3 tuổi được phát triển toàn diện, mẹ cần chú trọng bữa sáng, đồng thời lưu ý chế biến thành những món dễ ăn, dễ tiêu hóa.
[inline_article id=213979]
MarryBaby gợi ý thực đơn cho bé 3 tuổi với bữa sáng hoàn hảo như sau:
– Các loại cháo: cháo sườn bí đỏ, cháo thịt băm rau cải, cháo chim bồ câu hạt sen, cháo cá hồi rau ngót, cháo khoai tây tôm băm…
– Các loại bún: bún mọc, bún riêu, bún thịt bò băm…
– Các loại phở: phở gà, phở bò, phở thịt băm…
– Các loại nui: nui gà, nui bò (xào hoặc nui nước…)
– Bánh mì sandwich ăn với trứng ốp la, bò kho
– Sữa kết hợp với bánh mì kẹp phô mai
– Súp chua hoặc súp tôm + 1 ly nước hoa quả
2. Thực đơn bữa trưa cho trẻ 3 tuổi
Nếu bữa sáng mẹ ưu tiên các món ăn dễ ăn, dễ tiêu thì bữa trưa là bữa chính bé cần được ăn cơm cùng với thức ăn đủ chất. Bởi lúc này, bé cần nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp cho các hoạt động của buổi chiều, đồng thời, dạ dày của trẻ đã hoạt động trơn tru, thích hợp với nhiều dạng thức ăn thô hơn.
Dưới đây là gợi ý thực đơn cho bé 3 tuổi với bữa trưa đủ chất, ngon miệng:
Ngoài các món ăn chín, bố mẹ cho con tráng miệng bằng các loại trái cây: táo, cam, chuối, hồng xiêm, đu đủ…
3. Thực đơn bữa tối cho trẻ 3 tuổi
Bữa tối mẹ có nhiều thời gian hơn, vậy nên hãy chuẩn bị cho con bữa cơm vừa chất lượng vừa đẹp mắt và cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện.
Thực đơn sau đây phù hợp với bữa tối của trẻ 3 tuổi, mẹ tham khảo nhé:
Thực đơn cho bé 3 tuổi trong bữa tối, mẹ cho con ăn thêm các loại hoa quả tráng miệng như: vú sữa, chuối, bơ, na, quýt, bưởi, xoài chín, nhãn…
4. Thực đơn bữa phụ cho trẻ 3 tuổi
Mẹ cần chú ý rằng bữa phụ cũng cần phải chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe của trẻ. Tránh biến bữa phụ thành bữa ăn các loại đồ ăn vặt như bánh kẹo, bim bim, bánh ngọt… không tốt cho sự phát triển của con.
Thông thường, bữa phụ là bữa ăn mà mẹ cảm thấy khó khăn nhất. Mẹ có thể lựa chọn theo danh sách dưới đây và nhớ chú ý cho trẻ ăn lượng vừa phải, không quá no vì có thể ảnh hưởng tới bữa chính.
Hy vọng rằng những gợi ý của MarryBaby về thực đơn cho bé 3 tuổi sẽ giúp mẹ dễ dàng, thuận tiện trong việc chuẩn bị bữa ăn cho trẻ, đồng thời giúp bé ăn ngon miệng, tăng cân khỏe mạnh và phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.
Tyramine là một loại axit amin gây ảnh hưởng đến giãn mạch máu và ngăn ngừa hấp thụ serotonin gây đau đầu. Tyramine không chỉ có trong rượu, cà phê mà cũng có rất nhiều trong chuối chín. Chuối càng chín, lượng tyramine càng cao và nguy cơ đau đầu cũng theo đó mà tăng lên.
2. Rối loạn tim mạch
Thiếu magie là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch, rối loạn nhịp tim và đột quỵ. Chuối là nguồn cung cấp magie dồi dào cho cơ thể, mỗi trái chuối chứa tới 29g magie. Tuy nhiên, thừa magie lại khiến cơ thể bị ngộ độc dẫn đến buồn ngủ, mệt mỏi và tiêu chảy.
Mẹ có thể cho bé ăn chuối trước khi đi ngủ để bé có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Nên tránh cho bé ăn chuối khi cần tỉnh táo trong một thời gian dài.
3. Trẻ ăn chuối có tốt không? Thừa kali
Kali trong chuối giúp điều khiển mô cơ bắp, cải thiện tiêu hóa và trao đổi chất cho cơ thể. Nếu thường xuyên bị chuột rút, ăn chuối có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng này. Một trái chuối chứa tới 400mg kali, kết hợp với kali trong thực đơn hằng ngày có thể dẫn đến “quá tải” kali. Vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều chuối trong một ngày để tránh ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
4. Ảnh hưởng thần kinh
Vitamin B6 trong chuối giúp cơ thể duy trì một hệ thần kinh khỏe mạnh và ổn định. Dù vậy, dư thừa B6 lại khiến cơ thể sản sinh ra độc tố, gây tổn hại hệ thần kinh và làm tê liệt chân tay.
[inline_article id=35226]
5. Trẻ ăn chuối có tốt không? Táo bón
Nhiều mẹ nghĩ chuối giúp nhuận tràng nên khi bé bị táo bón, mẹ rất “nhiệt tình” bổ sung chuối vào thực đơn của con. Thật ra, ăn quá nhiều chuối lại là nguyên nhân làm cho tình trạng táo bón của bé trở nên tồi tệ hơn hẳn, nhất là chuối chín.
Không thể phủ nhận những ảnh hưởng tốt mà chuối mang lại cho cơ thể. Tuy nhiên, “tham thì thâm”, ăn quá nhiều chuối sẽ gây hại cho cơ thể hơn là mang lại lợi ích. Theo nghiên cứu, một ngày ăn từ 2-3 trái chuối là vừa đủ tốt cho cả nhà đấy!
Tay là thứ dễ tiếp xúc với vi khuẩn nhất. Đặc biệt, các nhóc thường dùng tay để cầm nắm mọi thứ và cho vào miệng. Vì vậy, rửa tay là việc cả nhà phải chú ý làm thuờng xuyên để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
– Xây dựng “hàng rào” bảo vệ:
Thay vì khoai tây chiên hoặc snack đầy dầu mỡ, hạt huớng dương là món ăn vặt đầy dinh dưỡng cho cả gia đình. Trong hạt hướng dương có chứa sắt, magie, vitamin E… rất có lợi cho sức khỏe. Cả nhà có thể vừa xem tivi vừa nhâm nhi hạt hướng dương cho đỡ buồn miệng.
Một hệ thống miễn dịch mạnh là lợi thế để bảo vệ bạn và gia đình khỏi những cơn cảm cúm thông thuờng. Mẹ có thể giúp cả nhà tăng sức đề kháng bằng những bữa ăn dinh dưỡng, giàu vitamin A, C. Ngoài ra, mẹ nhớ nhắc mọi người chăm chỉ tập thể dục nữa nhé!
– Tiêm ngừa:
Tiêm phòng là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa cảm lạnh và nhiều chuyên gia cũng khuyên mẹ nên đưa con đi tiêm ngừa. Dựa trên tuổi và nhiều yếu tố khác nhau, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra loại vắc-xin phù hợp cho con.
2/ Điều trị
– Nghẹt mũi:
Đây là một trong những điều khó chịu nhất khi bị cảm. Uống thuốc có thể giúp bạn giảm bớt những triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, vẫn có cách trị nghẹt mũi mà không cần dùng thuốc, mẹ đã biết chưa?
Cho con rửa mũi bàng nước muối sinh lý hoặc xông hơi bằng nước nóng có thêm một ít tinh dầu. Cách này làm cho mũi thông thoáng và dễ thở hơn.
[inline_article id=54272]
– Đau họng:
Nếu thấy cổ họng đau và ngứa, mẹ có thể cho bé xúc miệng bằng nước muối để giảm viêm. Hỗn hợp nước chanh nóng pha mật ong cũng có thể làm giảm bớt khó chịu ở cổ họng. Nhiều mẹ nghĩ con đau họng nên không cho bé uống nước đá. Thật ra, một viên đá nhỏ chỉ giúp con giảm đau chứ không làm tình trạng nặng thêm đâu, mẹ yên tâm nhé!
Thật ra, theo nhiều nghiên cứu của chuyên gia, 3 năm đầu đời của bé mới là “thời điểm vàng” cho bé phát triển. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại bỏ qua mất giai đoạn quan trọng này.
Từ lúc 6 tháng đến 3 tuổi, não bộ của bé đạt 80% so với não bộ người lớn. Trong giai đoạn này, ngôn ngữ, trí nhớ, thính giác và thị giác là những phần não phát triển nhất. Từ năm thứ 3 trở đi, não bé vẫn tiếp tục phát triển. Đến khi bé được 6 tuổi, não bộ đã gần như hoàn chỉnh. Mẹ nên đặc biệt chú ý hai điều sau trong giai đoạn phát triển này của con nhé!
1/ Chế độ dinh dưỡng
Ngoài những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não như DHA, AA, Omega…, theo một nghiên cứu mới đây, lutein cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ của bé. Lutein là một sắc tố carotenoid, chiếm gần 70% cấu trúc não, đặc biệt ảnh huởng nhiều đến vùng não liên quan đến khả năng nghe nhìn, ngôn ngữ và trí nhớ của bé.
[inline_article id=700]
Tuy nhiên, lutein lại là chất cơ thể không thể tự tổng hợp mà phải bổ sung thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Sữa mẹ là nguồn cung cấp lutein tuyệt vời cho những nhóc nhỏ. Khi bé lớn hơn, mẹ có thể cho bé ăn thêm những loại rau củ có màu xanh đậm, đỏ, cam như ớt chuông, cải thìa, cà rốt, lòng đỏ trứng… Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho con uống thêm sữa công thức hoặc thức ăn dặm có tăng cường lutein.
2/ Phát triển tư duy
[inline_article id=62116]
Dựa vào các mốc phát triển cơ bản của trẻ, mẹ có thể dạy con các trò chơi nhằm giúp bé phát triển tư duy. Những trò chơi đơn giản như gọi tên đồ vật, cho bé nhìn gương hay chỉ đơn giản như việc cho bé nghe nhạc cũng có tác dụng kích thích sự phát triển của bé.
Thỉnh thoảng, mẹ có thể nhờ con tìm dùm một chiếc tất cùng màu “thất lạc” trong đống quần áo của con. Hoặc mẹ có thể in ảnh của con và nhờ mấy nhóc sắp xếp lại. Qua đó, khả nẳng ghi nhớ và học hỏi của bé cũng được tăng cao đáng kể.
Khi không được khỏe, các nhóc thuờng kém nhanh nhẹn hơn hẳn. Có vẻ lúc nào cũng lờ đờ và buồn ngủ, không phản ứng với những thứ xung quanh. Một vài bé thậm chí thỉnh thoảng còn khóc.
2/ Hơi thở
Nếu nhóc nhà bạn có dấu hiệu thở gấp, thở rút lõm ngực kèm theo tiếng khò khè, bạn nên đưa bé đến bệnh viện ngay. Nghiêm trọng hơn, nếu như môi bé chuyển dần sang tím tái hoặc có dấu hiệu ngưng thở, bạn phải thực hiện sơ cứu cho con và gọi cấp cứu.
3/ Thay đổi trên da
Da trẻ sơ sinh thường có màu hồng. Vì vậy, nếu thấy da của con đột nhiên chuyển sang màu khác, mẹ nên cẩn thận nhé! Sau khi sinh khoảng một tuần, nếu thấy da bé vẫn có màu vàng, mẹ nên đưa con đến bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, mẹ nên để ý xem rốn của bé đỏ hoặc chảy máu không nhé!
4/ Thay đổi trong chế độ ăn hoặc vệ sinh
Đã đến giờ ăn nhưng bé vẫn không “buồn ngó ngàng” gì hoặc cả ngày rồi nhưng bạn vẫn chưa thấy con “xả nước cứu thân”? Một dấu hiệu nguy hiểm mẹ không được bỏ qua đâu đấy. Đặc biệt, nếu tình trạng trên đi kèm với nôn mửa hoặc trong nước tiểu có máu, bạn phải nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ.
[inline_article id=26110]
5/ Sốt
Trẻ con thuờng xuyên bị sốt và những cơn sốt này hầu hết đều là kết quả của sự tấn công của virut. Lúc này, bé chỉ cần nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu nhóc nhà bạn sốt trên 39 độ, mọi chuyện sẽ khác hẳn đấy nhé! Bạn nên đưa con đến bác sĩ để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có cách xử lý kịp thời. Sốt cao và liên tục trong thời gian dài có thể làm con bị co giật hoặc biến chứng não.
Khóc được xem là lời chào đầu tiên của bé với thế giới. Đau đớn, đói bụng, nhõng nhẽo hay sợ hãi đều là những nguyên nhân có thể khiến bé cưng khóc ré lên. Tùy từng mức độ và tình huống, tiếng khóc của bé có thể mang theo nhiều ý nghĩa khác nhau.
1/ Bé khóc do sinh lý
– Đói bụng
Một tiếng kêu chậm, lớn hoặc một tiếng kêu lớn bị gián đoạn bởi tiếng mút tay có thể là lời kêu cứu vì đói của con. Đặc biệt, nếu lần cuối bạn cho bé ăn là cách bây giờ 2 tiếng đồng hồ, khả năng này còn cao hơn rất nhiều nữa đấy! Khát nước cũng là một nguyên nhân làm bé khóc như vậy. Mẹ nên cho con uống nước hoặc sữa để làm dịu cơn khác hoặc đói của con.
– Buồn ngủ
Để thông báo rằng mình đang buồn ngủ, bé có thể bắt đầu với một tiếng khóc nhỏ. Sau đó, nếu bé vẫn không ngủ được, tiếng khóc sẽ lớn dần và ngày càng ồn ào hơn. Lúc này, bạn cần vỗ về và an ủi một chút để nhóc có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ.
– Sợ hãi
Bụng mẹ là môi trường bé đã quen thuộc suốt trong nhiều tháng liền. Chính vì vậy, nhiều bé sẽ cảm thấy không thoải mái khi tiếp xúc với một môi trường mới. Bé sẽ dễ giật mình và khóc. Nếu nhóc của bạn cũng đang như vậy, bạn nên an ủi con và tạo cho bé cảm giác an toàn và được bảo vệ.
– Cảm giác không thoải mái
Có rất nhiều nguyên nhân làm bé không thoải mái, như cảm giác khó chịu vì ẩm uớt, đầy hơi hay tiếng ồn ào… Tất cả đều có thể làm bé khóc. Những lúc như vậy, mẹ nên kiểm tra kỹ để tìm nguyên làm con khóc. Nếu khóc vì tã uớt, mẹ hãy thay tã cho bé. Còn nếu vì thời tiết quá nóng làm con khó chịu, mẹ nên thay quần áo mỏng và thấm hút hơn cho con.
[inline_article id=33541]
– Bị đau
Nếu bạn nghe tiếng khóc thét lên của con, có thể bé đang bị đau một chỗ nào đó trên cơ thể. Có thể do côn trùng cắn hoặc cũng có thể là do bao tay qúa chặt làm con bị đau. Ngay lúc đó, mẹ nên kiểm tra toàn thân của con, xác định bé bị đau ở đâu và xoa dịu chỗ đau cho con. Nếu không thể làm con hết đau, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ nhi. Không nên thử những cách dân gian chưa được khoa học chứng minh để giúp con giảm đau. Vì đôi lúc, cách này sẽ làm hại con hơn là giúp con.
– Buồn
Nếu bé khóc thật to và bạn đã kiểm tra hết tất cả những lý do trên mà vẫn không tìm được nguyên nhân làm con khóc? Rất đơn giản. Dành cho con một cái nhìn hoặc một cái vuốt ve. Bé chỉ khóc vì không thể cảm thấy được sự quan tâm từ bạn mà thôi.
2/ Bé khóc do bệnh
– Viêm ruột, tiêu chảy, các vấn đề về tiêu hóa, ký sinh trùng… cũng là nguyên nhân làm con khóc. Bắt đầu với tiếng khóc ổn định, không nhanh không chậm nhưng nếu nhìn kỹ, mẹ có thể thất gương mặt nhợt nhạt, đẫm mồ hôi của con. Thậm chí bé có thể bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc khóc lớn hơn khi mẹ đụng vào bụng.
– Nghet mũi, nhức đầu, cảm cúm: Trong những trường hợp này, bé sẽ khóc liên tục không ngừng nghỉ, đặc biệt là vào ban đêm. Kèm theo đó là sốt, khó thở và bỏ bữa. Nếu bé ngừng khóc và có dấu hiệu khò khè, bé có thể bị viêm phổi. Nếu tiếng khóc đi kèm với tiếng rên rỉ liên tục, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức.
[inline_article id=36328]
– Viêm tai: Nếu khóc, sốt và liên tục lắc đầu hay xoa tai, rất có thể bé bị viêm tai giữa. Mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ kiểm tra cẩn thận hơn.
– Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nếu bé khóc suốt ngày, hoảng sợ và đổ nhiều mồ hôi, nhất là những lúc mẹ “xi”, có lẽ bé bị viêm đường tiết niệu. Nếu bé có nôn mửa và trong phân có máu, bé có thể bị lồng ruột.
Bất cứ khi nào con khóc cũng làm các mẹ cảm thấy bối rối và lo lắng. Tuy nhiên, mẹ nên bình tĩnh tìm ra nguyên nhân và giải pháp hợp lý. Cho dù lý do gì, bạn cũng nên nhanh chóng làm bé ngừng khóc. Khóc quá lâu sẽ làm con mệt mỏi và làm không khí tràn vào ruột, có khả năng gây phình ruột trẻ sơ sinh.