Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Giấc ngủ của bé theo từng độ tuổi

Với một bản thống kê đã được các chuyên gia ghi lại, bạn có thể biết tương đối chính xác việc bé yêu có đang được ngủ đủ với nhu cầu của lứa tuổi mình hay không.

Giấc ngủ có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tùy vào đặc điểm và thói quen của mỗi bé.

Thông thường, chúng ta trải qua 2 dạng giấc ngủ khác nhau, đó là giấc ngủ chuyển động mắt nhanh hay giai đoạn mơ – REM và giấc ngủ không mơ – non REM. Trong giai đoạn sâu của giấc ngủ không mơ, nguồn cung cấp máu cho các cơ bắp được tăng lên, năng lượng được phục hồi. Đồng thời với quá trình này là sự tăng trưởng và phục hồi của tế bào. Trong giai đoạn này, cơ thể cũng sẽ giải phóng các hormone quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển. Vì vậy, trẻ cần được ngủ đủ nhu cầu.

Dưới đây là mức thời gian trung bình bé cần ngủ mỗi ngày, bao gồm giấc ngủ ban ngày và ban đêm.

 

Tuổi Ban đêm Ban ngày Tổng thời gian
2 10 – 12 tiếng 1 – 3 tiếng 13 tiếng
3 9 – 12 tiếng 1 – 3 tiếng 12 – 13 tiếng
4 9 – 12 tiếng 0 – 2,5 tiếng 11 – 12 tiếng
5 8 – 11 tiếng 0 – 2,5 tiếng 10 – 11 tiếng
6 10 – 11 tiếng Không cần 10 – 11 tiếng
7 10 – 11 tiếng Không cần 10 – 11 tiếng
8 10 – 11 tiếng Không cần 10 – 11 tiếng

Lưu ý: Với những bé có giấc ngủ ban ngày lâu hơn thì ban đêm bé sẽ ngủ ít hơn và ngược lại.

Hầu hết trẻ em đều cần ngủ nhiều và đôi khi là nhiều hơn mức ba mẹ cho phép. Thông thường, khi một đứa trẻ có thói quen ngủ ít hoặc từ chối đi ngủ hoặc đi ngủ trước 10 giờ tối, bạn có thể cho rằng chúng không cần ngủ nhiều. Thực ra, đây là một số biểu hiện của chứng khó ngủ hay mất ngủ. Hội chứng này khiến bé mệt mỏi khi đến giờ ngủ.

Giấc ngủ trẻ em theo độ tuổi
Đối với trẻ sơ sinh, tổng thời gian ngủ mỗi ngày từ 14-17 tiếng

Nếu bạn nghĩ rằng con bạn có thể bị chứng mất ngủ, hãy tự hỏi mình:

  • Bé có thường xuyên ngủ gật trong lúc bạn đang lái xe không?
  • Bạn có phải đánh thức bé dậy mỗi buổi sáng không?
  • Bé có cáu kỉnh, khó chịu hay mệt mỏi trong ngày không?

Nếu câu trả lời của bạn là CÓ cho bất kỳ câu hỏi nào, có thể con của bạn đã ngủ ít hơn nhu cầu cơ thể của bé cần. Để thay đổi tình trạng này, bạn cần giúp bé có được thói quen đi ngủ có giờ giấc bằng cách thiết lập một “thời khóa biểu” ngủ nghỉ thích hợp và bám sát theo nó.

Khi càng lớn lên, giấc ngủ của bé càng ngắn lại. Tuy nhiên, nhiều bé đã đến tuổi 12-13 tuổi nhưng vẫn cần ngủ 9-10 tiếng mỗi ngày. Nếu đã trải qua một ngày vận động nhiều hoặc ốm bệnh, bé sẽ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn thế.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Mách mẹ cách chuẩn bị bữa phụ buổi chiều cho bé

>> Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm

>> Dinh dưỡng cho bé khỏe mạnh

Bữa phụ không phải là ăn vặt

Đừng lầm lẫn bữa phụ với một vài miếng snack hay bánh quy. Bữa phụ cần phong phú về dinh dưỡng hơn nhưng đảm bảo số lượng không quá nhiều khiến bé no ngang và không ăn được bữa tối.

Một số gợi ý hay cho bữa phụ sau giờ học là trứng gà, các loại hạt như đậu hà lan, đậu phộng, hạnh nhân, bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt kèm theo một ít sữa hay nước ép.

Nếu con của bạn thích đồ ăn ngọt, hãy tìm những lựa chọn thay thế, có thể là những món ngọt có giá trị dinh dưỡng như bánh yến mạch, những que bánh làm từ lúa mạch, hoặc quả đào chín…

Không nên cấm con bạn ăn bánh snack hay bánh quy, chỉ là hạn chế chúng đến mức tối đa có thể. Đôi lúc, chính bạn cũng không thể đảm bảo mình đủ thời gian để làm một bữa nhẹ cho bé, nên có một ít bánh cookies hay bánh xốp trong bếp cũng không phải là ngày tận thế.

 

Bữa ăn dinh dưỡng buổi chiều
Những gợi ý cho một bữa ăn dinh dưỡng buổi chiều

Đặt ở một nơi dễ thấy

Thật lý tưởng khi dành riêng một vị trí trong tủ lạnh để hay trên bàn trong nhà bếp cho những món ăn nhẹ. Trẻ sẽ tự biết thức ăn ở đâu và bớt đi quanh quẩn trong bếp.

Lên kế hoạch trước

Chuẩn bị thêm một bữa ăn dù nhỏ và đơn giản cũng sẽ khiến bạn mất thêm thời gian, nên tốt nhất, hãy chuẩn bị một danh sách các món bạn sẽ làm.

Cho phép bé con lên kế hoạch và chọn lựa bữa ăn nhẹ cho mình khi đi mua sắm cùng bạn. Điều này giúp cho bé biết được thứ gì làm nên những bữa ăn ngon miệng đó và cả cho bé một chút sự tự lập nữa.

Ngoài những bí quyết trên, bạn cũng cần chú ý đến số lượng đồ ăn. Một lượng đồ ăn vừa phải, hợp lý sẽ giúp bé bớt mệt mỏi, đồng thời vẫn đảm bảo cho một bữa tối đầm ấm của cả gia đình.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

“Điểm mặt” những thói quen ảnh hưởng sức khỏe bé

>>> Làm thế nào để trẻ bỏ các thói quen xấu?

>>> 10 thói quen tốt bé cần tập từ nhỏ

Ăn nhiều bánh kẹo ngọt 

Đối với trẻ em, kẹo và bánh ngọt chưa bao giờ mất đi sự hấp dẫn của mình. Bé khó có thể từ chối một chiếc kẹo mút ngọt ngào hay một ổ bánh nhỏ xinh xinh. Thậm chí, nhiều bé còn “mê” đến nỗi bỏ cả bữa ăn vì… bánh kẹo. Tất nhiên, điều này không tốt một chút nào.

Trong kẹo thường chỉ chứa nhiều đường chứ không có nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều bánh kẹo mà bỏ qua những bữa ăn hàng ngày, bé sẽ có nguy cơ bị thiếu chất dẫn đến còi xương và chậm lớn. Hơn nữa, đường trong bánh kẹo còn là nguyên nhân làm giảm sự thích thú của bé với những món ăn khác. Nếu bé của bạn đang biếng ăn, cho bé ăn nhiều bánh kẹo chỉ càng làm cho bé chán ăn và còi cọc hơn mà thôi. Chưa kể, kẹo cũng là nhân tố gây ra các bệnh răng miệng cho bé, nhất là sâu răng. Bạn nên nhắc con súc miệng bằng nước hoặc đánh răng mỗi khi ăn đồ ngọt.

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé khỏe mạnh

suc khoe be 2
Bánh kẹo luôn là món ăn hấp dẫn với hầu hết “các bạn nhỏ”

Dành nhiều thời gian xem tivi

Một ngày nhóc của bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian xem tivi? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc dành quá nhiều thời gian coi tivi hoặc các loại thiết bị điện tử khác như máy tính, điện thoại, máy tính bảng… sẽ làm ảnh hưởng đến sự tập trung, suy nghĩ và sẽ khiến bé lười suy nghĩ hơn. Chưa kể đến việc thường xuyên xem tivi sẽ làm tăng nguy cơ bị béo phì của bé. Cứ mỗi khi bạn cho bé xem tivi thêm 2 tiếng thì nguy cơ béo phì của con cũng tăng thêm 23%.

>>> Xem thêm: Trẻ béo phì vì tivi trong phòng ngủ

Bỏ bữa sáng

Bữa ăn sáng rất quan trọng, không chỉ với người lớn mà với trẻ con cũng vậy. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, việc liên tục bỏ bữa sáng trong một thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, nhất là đối với trẻ em, khi mà não vẫn đang trong thời kỳ phát triển. Những bé thường xuyên ăn sáng sẽ thông minh, hoạt bát và phản ứng nhanh nhạy hơn đối với những tình huống bất ngờ. Vậy nên, dù bận đến mấy, bạn cũng không nên bỏ qua bữa sáng của con đâu đấy.

>>> Xem thêm: Bữa sáng cho bé và những điều mẹ cần lưu ý

suc khoe be 3
Bữa sáng cung cấp năng lượng cho hoạt động của cả một ngày dài

Thói quen ngủ

Bình thường một người lớn dành 1/3 thời gian để ngủ và khoảng thời gian này còn nhiều hơn nửa đối với trẻ em. Vậy nên cũng không có gì là lạ nếu như nói giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của các bé.

>>> Xem thêm: 5 thói quen ngủ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé

Giấc ngủ sẽ giúp cơ thể phục hồi năng lượng sau một ngày dài hoạt động mệt mỏi. Trong khi ngủ, các tế bào não của chúng ta sẽ được phục hồi và phát triển thêm. Ngủ ít hơn sẽ khiến trẻ trở nên mệt mỏi, mất tập trung khi học hành và làm việc. Thậm chí, nhiều bé sẽ gặp các vấn đề về cảm xúc nếu như thường xuyên bị mất ngủ.

Bạn cũng nên chú ý đến thời điểm cho giấc ngủ của con nữa nhé! Không nên cho bé ngủ liền ngay sau khi ăn. Ngủ sau khi ăn no sẽ gây cản trở đến các hoạt động của tim và dạ dày. Lượng thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn trong dạ dày sẽ khiến cơ thể bé mệt mỏi và khó chịu sau khi thức dậy. Nhiều trường hợp nghiêm trọng, bé còn có thể bị đau bụng nữa đấy

Các nguy cơ về sức khỏe liên quan tới hút thuốc thụ động

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp xúc với khói thuốc sẽ tăng nguy cơ tử vong và bệnh tật, đồng thời có khả năng gây viêm nhiễm và kích ứng đường hô hấp của bé.

>>> Xem thêm: Bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh

Khói thuốc có thể làm giảm nhịp thở và nhịp tim của bé, khiến bé có nguy cơ đối mặt với Hội Chứng Đột Tử Ở Trẻ (SIDS). Hút thuốc trong thời gian mang thai và sau khi sinh con sẽ làm tăng khả năng bị SIDS. Nếu ba hay mẹ hút thuốc, nguy cơ bị SIDS sẽ tăng gấp đôi. Nếu cả ba lẫn mẹ đều hút thuốc, nguy cơ này sẽ tăng gấp bốn lần.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Lưu ý khi cho con ăn sữa chua

Khi nào bạn có thể cho bé ăn sữa chua?

Vào tháng thứ 6, hầu hết các bé có thể bắt đầu ăn loại sữa chua không đường và được tiệt trùng. Khẩu phần ăn có thể gồm sữa chua trộn vài loại trái cây xay nhuyễn hoặc thái hạt lựu.

Tại sao dùng sữa chua mà không dùng sữa bò?

>>> Xem thêm: Thêm sữa bò vào thực đơn cho bé 1 tuổi

Mẹ không nên cho bé uống sữa bò trước khi bé được 1 tuổi. Vì trong sữa bò có hàm lượng đạm khá cao và hệ tiêu hóa còn non nớt của bé sẽ bị quá tải. Khi cho bé uống sữa bò, lượng canxi khá cao từ sữa bò gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt.

Ngoài ra, sữa bò không nhiều dinh dưỡng như sữa mẹ hay sữa công thức. Vì vậy, dùng sữa bò để thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức không phải là một ý hay.

Tuy nhiên, khi bé được 1 tuổi, bé sẽ ăn được nhiều thức ăn đặc giàu chất sắt và sữa bò có thể chiếm phần lớn trong chế độ ăn của bé.

cho be an 1
Đối với những bé nhỏ, ngoài sữa mẹ và sữa công thức, bạn có thể thêm sữa chua vào khẩu phần ăn hàng ngày của bé

Những lưu ý khi cho bé ăn sữa chua

Không dùng sữa chua làm thức ăn chính cho bé trong suốt 1 năm đầu đời. Sữa chua chỉ là một trong những loại thức ăn dặm của bé.

Không cho bé dưới 1 tuổi ăn sữa chua kèm mật ong vì mật ong chứa vi khuẩn có thể làm bé ngộ độc.

Không cho bé ăn sữa chua tách béo trừ khi được bác sĩ yêu cầu. Các bé đều cần năng lượng từ chất béo.

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé: Chất béo

Không cho bé ăn sữa chua với nhiều mùi hương. Chỉ nên cho bé ăn sữa chua bình thường kèm trái cây tươi vì có nhiều loại sữa chua dù gắn mác “trái cây” nhưng lại sử dụng chất làm ngọt và nhiều hương liệu.

cho be an
Thay vì sử dụng sữa chua trái cây bán sẵn, bạn có thể trộn thêm trái cây vào sữa chua cho bé ăn

• Các trường hợp dị ứng:

– Nếu bé dị ứng với sữa, mẹ không nên cho bé ăn sữa chua trước khi tham khảo ý kiến bác sĩ.

– Sau khi cho bé ăn sữa chua, mẹ cần đợi ít nhất 3 ngày trước khi để bé thử bất kỳ món ăn mới nào. Điều này giúp cơ thể bé có thời gian điều chỉnh và thích nghi với món mới.

– Nếu bé nổi hạt xung quanh miệng hoặc bị tiêu chảy sau khi ăn sữa chua, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay. Đây là những biểu hiện dị ứng liên quan đến đạm sữa hoặc các chất phụ gia trong sữa chua.

– Chọn loại trái cây bé đã nếm qua và không có biểu hiện dị ứng khi cho thêm trái cây vào sữa chua.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cho bé ăn dặm theo “luật mới”: Tại sao không?

>>> Cho bé ăn dặm: 5 vấn đề cần biết

>>> Chọn thực phẩm cho bé ăn dặm như thế nào là tốt?

Thực ra, trẻ dưới 1 tuổi có thể ăn hầu như tất cả các loại thực phẩm. Các kết quả nghiên cứu mới về dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đang dần thay đổi những quan điểm cũ. Nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ và các chuyên gia đều tin rằng chế độ ăn uống mới sẽ tốt hơn cho sức khoẻ của trẻ.

Các món ăn dặm truyền thống như bột ngũ cốc, cháo… nếu chế biến nhạt nhẽo sẽ khiến trẻ thiếu chất và gây kén ăn về sau. Những đứa trẻ bị hạn chế về khẩu vị này khi đi học mẫu giáo sẽ dễ dàng từ chối các loại thức ăn đa dạng tốt cho sức khoẻ. Thay vào đó chúng chỉ muốn ăn những thực phẩm công thức dán mác “cho trẻ em” như nui đóng hộp, gà chiên giòn hoặc bánh quy giòn vị cá chẳng hạn.

Vậy bạn phải làm sao để sớm tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh đây? Rất dễ dàng, trước hết bạn hãy thay đổi những suy nghĩ sẵn có của mình về việc cho trẻ ăn gì và ăn như thế nào trong giai đoạn này.

Đánh giá lại quan điểm về “dị ứng thức ăn

Trước đây, các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em khuyên cha mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn thường xuyên những thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, đậu phộng, các loại hạt, cá và các động vật có vỏ như tôm, cua, sò… Kết quả là nhiều cha mẹ hoàn toàn không cho con “đụng” đến những món này. Thật ra, chưa có một bằng chứng nào chứng minh rằng trẻ từ 4-6 tháng tuổi tránh được dị ứng nhờ không ăn một vài món nào đó.

[inline_article id=67099]

Trong một số trường hợp, bạn cần theo dõi kỹ con mình trước khi đưa ra kết luận trẻ bị dị ứng đối với loại thực phẩm cụ thể nào. Nếu trẻ có những triệu chứng dị ứng như chàm bội nhiễm nghi ngờ do thức ăn hoặc yếu tố môi trường, lập tức đưa trẻ đi bác sĩ để được xét nghiệm và xử lý đúng cách. Đối với những bé có tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn hoặc dị ứng thức ăn, cần hỏi thêm ý kiến bác sĩ vì sự an toàn của bé. Bởi các chỉ dẫn của chuyên gia có thể không chính xác trong những trường hợp đặc biệt.

Đừng ngại dùng gia vị

Thế giới ngập tràn đủ loại món ăn ngon lành, vậy mà trẻ phải thường xuyên ăn những món thô nhạt và chẳng có mùi vị gì hấp dẫn. Dường như chúng ta chưa thực sự quan tâm đến khẩu vị của trẻ trong giai đoạn vô cùng quan trọng này. Bạn có thể thử rắc chút lá hương thảo vào món bí đỏ, thêm thì là vào món gà, hay trộn chút ngò tây và bột nghệ vào khoai nghiền cho trẻ khám phá. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên vì phản ứng thích thú của bé đấy!

cho con an dam 1
Nên thêm một ít gia vị cho món ăn của con thêm “đậm đà”

Đôi khi, bạn cũng có thể cho bé thử một vài loại gia vị ít nồng, ví dụ như ớt chuông hoặc tỏi tây chẳng hạn. Mức độ sử dụng gia vị thực ra chỉ thuộc về thói quen và bạn cũng nên mạnh dạn cho con thử nhiều loại gia vị khác nhau.

Đừng ngại nấu thức ăn cho trẻ tại nhà

Không phức tạp như việc tự may quần áo tại nhà, tự nấu thức ăn cho con dễ hơn rất nhiều. Chỉ cần có một ít kiến thức dinh dưỡng, kỹ năng nấu nướng cơ bản và vài dụng cụ làm bếp đơn giản là bạn đã chế biến được những món ngon lành cho bé cưng rồi. Bạn có thể dùng nĩa tán nhỏ chuối hoặc quả bơ, nêm thêm chút gia vị hay nghiền đậu hộp, hấp rau củ tẩm gia vị rồi nghiền nhừ là đã thành một món cho con rồi. Đơn giản lắm đúng không?

>>> Xem thêm: Thực đơn cho bé ăn dặm đúng cách

Các loại máy xay, trộn và chế biến thức ăn rất tiện dụng cho các bà mẹ không có nhiều thời gian. Bạn cứ cho tất cả vào máy và theo dõi điều chỉnh độ đặc mịn của thức ăn sao cho phù hợp nhất với con mình. Dần dần trẻ sẽ quen với thức ăn do bạn nấu mà chẳng cần phải theo một công thức nhất định nào đâu.

Thay đổi khẩu vị cho trẻ

Nếu bé ngán khoai lang, sao bạn không thử một ít củ cải đỏ hấp? Hoặc thay bắp cải nhí với món đậu và cà rốt quen thuộc. Thỉnh thoảng bạn nên cho trẻ thử món mới song song với những món quen thuộc để khám phá khẩu vị, kích thích trẻ ăn ngon và nhiều dinh dưỡng hơn. Bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn ra các món cùng cách chế biến mới cho trẻ thử dần dần, đồng thời cải thiện bữa ăn cho cả gia đình.

Hiểu rõ về thực phẩm hữu cơ

Nhiều cha mẹ khá bối rối vì cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục rằng thực phẩm hữu cơ tốt hơn các loại thực phẩm thông thường. Bên cạnh đó là những quan điểm mâu thuẫn xung quanh việc thuốc trừ sâu và chất kích thích trong thực phẩm thông thường gây độc hại cho sức khoẻ. Để quyết định xem có nên cho con ăn thực phẩm hữu cơ không và ăn với số lượng như thế nào, bạn cần cân nhắc đến yếu tố ngân sách gia đình cũng như trẻ có thích những loại thực phẩm đó không…

Một điều lưu ý nữa là, tính hữu cơ trong từng loại thực phẩm không hề giống nhau. Các loại măng tây, khoai lang, trái bơ… thường chứa ít dư lượng thuốc trừ sâu; ngược lại táo, dâu tây và rau xà lách chứa khá nhiều lượng thuốc có hại này. Đặc biệt nếu muốn cho con uống sữa hữu cơ, bạn nên chọn cho bé nguồn sữa hữu cơ từ những trang trại có phương pháp nuôi trồng không dùng thuốc kháng sinh, chất kích thích tăng tưởng, thuốc trừ sâu và các loại phân bón hoá học… Và chỉ nên cho con uống sữa hữu cơ khi bé được trên 1 tuổi thôi nhé!

Các thực phẩm hữu cơ thường không đa dạng về chủng loại so với thực phẩm thông thường. Nếu thích chọn thực phẩm hữu cơ, bạn nhớ điều quan trọng nhất là cần xen kẽ thêm nhiều loại thực phẩm thông thường cho bữa ăn của trẻ luôn phong phú, đầy đủ chất nhé!

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bổ sung vitamin D giúp trẻ phát triển khỏe mạnh

Vitamin D giúp trẻ phát triển khỏe mạnh

1. Tầm quan trọng của vitamin D

Đối với trẻ em, đặc biệt là những trẻ nhỏ, vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ xương ở trẻ. Thiếu vitamin D là nguyên nhân gây ra bệnh còi xương ở trẻ nhỏ, làm xương dị dạng và dễ gãy, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ và về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến những chức năng khác trong cơ thể.

Vitamin D cũng là một trong những dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Vitamin D giúp tăng cường sản xuất tế bào miễn dịch cho cơ thể, “các chiến binh” này sẽ tiêu diệt và tạo thành một bức tường vững chắc bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các loại virus. Thiếu vitamin D là nguyên nhân khiến các căn bệnh cảm cúm thông thường, những vết thương ngoài da của bé lâu lành hơn.

bo sung vitamin D
Lòng đỏ trứng chứa rất nhiều vitamin D

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vitamin D

Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện sau, rất có thể trẻ đang thiếu vitamin D. Mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ dinh dưỡng để xác định cụ thể:

  • Trẻ hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc, hay giật mình và ra nhiều mồ hôi trong khi ngủ.
  • Trẻ bị rụng tóc vành khăn sau gáy.
  • Để ý đến các biểu hiện xương như: Thóp rộng, bờ thóp mềm, xương sọ mềm dễ bị bẹp.
  • Trẻ mọc răng chậm, biếng ăn, táo bón. Chậm biết lẫy, biết bò, trườn…

3. Bổ sung vitamin D cho trẻ

Đối với những trẻ dưới 1 tuổi, nhu cầu vitamin D tối thiểu mỗi ngày là 400 IU và không được vượt quá 1.000 IU mỗi ngày đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, 1500 IU mỗi ngày đối với những trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi. Đối với những trẻ lớn hơn, tối thiểu mỗi ngày cần cung cấp 600 đơn vị vitamin D cho cơ thể, không được quá 2.500 IU mỗi ngày đối với trẻ 3 tuổi, những trẻ từ 4 đến 8 tuổi thì không được vượt quá 3.000 IU mỗi ngày còn những trẻ trên 8 tuổi không được vượt quá 4.000 IU mỗi ngày. Việc dư thừa vitamin D ở trẻ trong một thời gian dài có thể làm canxi đọng lại ở tim, mạch máu và làm vôi hóa những chỗ này.

Nhu cau vitamin D hang ngay
Thừa hay thiếu vitamin D cũng làm trẻ dễ bị nhiễm bệnh

Trẻ em có thể được bổ sung vitamin D nhờ ánh nắng mặt trời. Thông qua da, trẻ có thể được cung cấp từ 80% nhu cầu vitamin D của cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể giúp bé bổ sung vitamin D thông qua những thực phẩm hàng ngày.

4. Những thực phẩm giàu vitamin D

Nguồn vitamin D an toàn cho bé
Tắm nắng và thực phẩm là nguồn bổ sung vitamin D an toàn, tránh hiện tượng dư thừa
  • Các loại cá giàu chất béo: Cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá chình là những loại cá chứa nhiều vitamin D. Ngoài ra, chất béo có trong cá cũng giúp cơ thể bé hấp thu vitamin D tốt hơn vì vitamin D dễ tan trong dầu.
  • Nấm: Nấm là một trong những thực phẩm rất thơm ngon và giàu dưỡng chất. Ngoài ra, bạn có biết là nấm cũng có thể tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời không? Đưa thêm nấm vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho bé để bổ sung vitamin D nhé!
  • Sữa và các loại thực phẩm làm từ sữa: Những thực phẩm này cũng chứa rất nhiều vitamin D.
  • Trứng: Trứng là thức ăn yêu thích của nhiều trẻ nhỏ và cũng là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D, đặc biệt vitamin D chứa nhiều trong lòng đỏ trứng.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm bảng dưới đây để biết thêm về liều lượng vitamin D có trong một số loại thực phẩm để lựa chọn cung cấp cho bé yêu nhà mình một bữa ăn lành mạnh nhất nhé!

nguon chua thuc pham vitamin D
Nguồn thực phẩm bổ sung vitamin D

Vai trò của bổ sung vitamin D và canxi cho bé trong giai đoạn tập đi

Bé giai đoạn tập đi cần một lượng vitamin D đặc biệt giúp hỗ trợ phát triển hệ xương và răng, tối ưu phát triển chiều cao của trẻ trong suốt thời kỳ tăng trưởng và phát triển vượt bậc lúc này.

Bổ sung vitamin D và canxi
Vitamin D đóng vai trò quan trọng để bé có hệ xương cứng cáp, khỏe mạnh

Bé nhỏ và bé ở giai đoạn tập đi có nhiều nguy cơ thiếu vitamin D nhất nếu như bé không được mẹ bổ sung đủ trong thai kỳ, ít tiếp xúc với ánh nắng hay không dùng đủ thực phẩm cung cấp vitamin D.

♦Làm sao để tăng cường hấp thu Vitamin D?

 

Bổ sung vitamin D cho bé 2
Cá, trứng, sữa là các loại thực phẩm giàu Vitamin D

Ngay cả với khẩu phần ăn đa dạng cũng rất khó để bé có đủ lượng vitamin D cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh. Như là một phần của chế độ dinh dưỡng, mỗi ngày bé nên dùng 2 ly sữa có bổ sung vitamin D. Loại sữa bổ sung vitamin D và các dưỡng chất thiết yếu khác sẽ cần thiết cho nhu cầu phát triển rất cao của bé trong giai đoạn tập đi này.

Cẩn thận khi bổ sung vitamin D quá liều cho trẻ

Mong muốn con phát triển cao lớn, khỏe mạnh nên nhiều mẹ bắt đầu cho bé dùng thêm viên uống bổ sung vitamin D một cách tùy tiện. Như con dao hai lưỡi, tình trạng thừa vitamin D cũng sẽ gây ra những tác hại khôn lường đến sức khỏe bé.

Bổ sung quá nhiều vitamin D có thể gây ngộ độc
Việc bổ sung quá nhiều vitamin D có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

[inline_article id=4789]

Tác hại khi bé thừa vitamin D

Tuy vitamim D rất tốt cho sức khỏe nhưng việc lạm dụng quá liều sẽ gây ra những tác dụng ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, các triệu chứng biểu hiện cơ thể thừa vitamin D thường không rõ ràng nên mẹ dễ bị nhầm lầm với những bệnh lý khác.

Cơ thể có quá nhiều vitamin D sẽ làm tăng canxi trong máu, làm cho thận bị tổn thương do canxi lắng đọng. Ở người lớn, việc thừa vitamin D thường được cơ thể giải phóng dần nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm nên dễ gặp những biến chứng nặng nề khác. Dùng vitamin D quá liều khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, đau nhức xương khớp, luôn cảm thấy khát và tiểu nhiều.

Nguy hiểm hơn, trẻ thừa vitamin D thường có hiện tượng có lớp màng che ở kết mạc hoặc viêm giác mạc dải băng. Lâu ngày, tình trạng này sẽ ảnh hưởng xấu đến thị lực của trẻ. Trong một số trường hợp, trẻ dùng ở liều quá cao hoặc uống cùng lúc nhiều loại vitamin D khác nhau vượt mức quy định có thể khiến trẻ suy thận, dẫn tới tử vong.

Theo nghiên cứu, 1.000 ngày đầu tiên tính từ ngày đầu tiên của thai kỳ đến khi bé tròn 2 tuổi là quãng thời gian duy nhất để mở ra cửa sổ cơ hội cho sức khỏe và tương lai của bé. Chính vì vậy, các bé độ tuổi này cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và thích hợp.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Trẻ 4 tuổi 6 tháng: Giúp bé chữa tật nói ngọng

 

tre 4 tuoi 4
Cắt ngang khi bé đang nói có thể khiến bé mất tự tin

Nguyên nhân của tật nói ngọng ở các bé

  • Bé nói ngọng có thể do sự phát triển thể chất chưa toàn diện. Các bé trai cũng có xu hướng nói kém hơn các bé gái.
  • Bé quá nhút nhát: Mới đầu, bé có thể nói sai một vài từ nhưng bị cả nhà cười chê nên những lần giao tiếp sau, bé trở nên rụt rè và càng dễ bị ngọng hơn.
  • Bé bắt chước: Một người thân trong nhà hoặc các bạn ở lớp mẫu giáo của bé thường nói ngọng nên bé cũng bị ảnh hưởng theo.
  • Yếu tố bệnh lý: Bé bị dính thắng lưỡi (lưỡi bé không thể thè thẳng ra như bình thường được). Ngoài ra, các chứng bệnh như viêm họng, sưng lợi, tắc mũi… cũng gây cản trở bé phát âm.

Cùng con luyện tập khắc phục tật nói ngọng

Dù bạn cảm thấy những câu nói của trẻ rất là ngộ nghĩnh nhưng đừng nên hùa theo trẻ hoặc bắt chước cách phát âm này. Trẻ có thể sẽ tiếp tục cách nói đó cho dù không bị ngọng nữa. Tuy nhiên, bạn cũng không nên sửa từ ngữ của trẻ ngay lúc bé đang nói. Điều này sẽ khiến bé mất tự tin hoặc khó tìm được từ khác để diễn tả. Khi trẻ nói ngọng, mẹ nên giúp bé sửa thành câu nói đúng một cách nhẹ nhàng và từ tốn.

Chẳng hạn, đối với âm “s”, việc nói ngọng xảy ra khi con bạn đẩy lưỡi ra để tạo thành âm s thay vì đặt lưỡi ở sau răng. Hầu hết trẻ con đều nói ngọng vì chúng chưa nắm rõ cách phát âm mỗi âm tiết như thế nào. Bạn nên giữ một thái độ bình thường và bao dung đối với con.

Nhưng nếu câu nói của trẻ gây khó hiểu hoặc trẻ nói ngọng khiến bé trở thành trò trêu chọc của những đứa trẻ khác, bạn nên đến gặp một chuyên gia về ngôn ngữ. Nói chung, trong đa số trường hợp, một đứa trẻ sẽ bắt đầu tập nói chuẩn xác và từ từ trẻ sẽ không ngọng nghịu nữa.

  • Tập cơ miệng: Bạn có thể hướng dẫn bé các bài luyện tập cơ miệng vào buổi sáng như: Há miệng to và cùng nói “A, O, U, I”. Lặp lại từ 5 đến 7 lần.
  • Dạy bé hát: Quá trình bé bắt chước theo ngôn từ, giai điệu của bài hát sẽ giúp bé biết cách phát âm đặc biệt hiệu quả. Bạn có thể chọn những bài hát đơn giản, hướng dẫn bé học thuộc từng đoạn nhỏ rồi ghép các đoạn lại với nhau.
  • Nếu bé nói ngọng phần nào, bạn có thể lặp đi lặp lại phần đó nhiều lần để bé ghi nhớ và làm theo.
  • Cho bé nói trước gương: Bạn làm mẫu phát âm thật chậm, rõ ràng một số cụm từ như: “Con muốn ăn cơm”, “Con thích uống sữa”… và hướng dẫn bé làm theo. Bé cũng có thể dễ dàng bắt chước cử động miệng của bạn trong gương.
  • Trò chơi ngôn ngữ: Hàng ngày, bạn có thể đố bé xem, trong nhà mình có những đồ vật nào bằng chữ “C”, những loại quả nào bắt đầu bằng chữ “N”… hoặc gợi ý để bé đố lại bạn. Hoạt động này giúp bé phân tích và nhận biết chính xác những cụm từ thông dụng.
  • Trò chuyện hàng ngày: Nói chuyện với bạn không chỉ giúp bé tăng vốn từ vựng mà bạn cũng biết bé thường phát âm sai những cụm từ nào để kịp thời uốn nắn.

Lưu ý khi cùng bé luyện tập

  • Làm gương cho bé: Muốn bé phát âm chuẩn, cha mẹ hoặc người thân trong nhà phải làm mẫu cho bé trước đã. Nếu cô giúp việc nói giọng địa phương, thì bạn cũng nên yêu cầu cô tập nói giọng chuẩn cùng bé.
  • Tránh nói ngọng khi quá yêu bé. Những câu nựng như “Mẹ yêu ton nhắm” sẽ là bài học xấu về tật nói ngọng cho bé đấy!
  • Tập cho bé bình tĩnh: Bạn nên để cho bé được diễn đạt hết ý, không nên cắt lời bé, cũng không nên thúc giục bé nói nhanh. Làm như vậy, bé càng dễ mắc lỗi hơn.

Lời khuyên dành cho cha mẹ 

Đã rất lâu từ khi bạn hẹn hò đi ăn tối với cô bạn thân? Bạn nên gửi tin nhắn và hẹn lịch với cô ấy. Bạn phải dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động khác thay vì những hoạt động yêu thích của bạn như là mua sắm, đi bộ hay tham gia một câu lạc bộ mà bạn đã từng yêu thích quá lâu. Đây là lúc để bạn nên bắt đầu lại. Người xưa luôn có câu: “Hãy luôn yêu quý bản thân mình trước đã”.

Ngoài ra, đừng quên làm mới lại đời sống của vợ chồng bạn. Bạn nghĩ sao nếu mình có thể hẹn hò như thời kỳ độc thân?

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Khi nào nên cho con uống sữa tươi?

>>> Thêm sữa bò vào thực đơn cho bé 1 tuổi

>>> Trẻ có nguy cơ uống sữa bị nhiễm khuẩn

Khi nào bé có thể uống sữa tươi?

Trong sữa tươi có nhiều viatmin và khoáng chất, đặc biệt là hàm lượng đạm trong sữa tươi rất cao, gấp đôi hàm lượng đạm có trong sữa mẹ. Nhưng cũng chính vì nguyên nhân này mà các bác sĩ chuyên khoa nhi khuyến cáo rằng các bà mẹ không nên cho con uống sữa tươi khi trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn chỉnh và còn rất non nớt. Hàm lượng đạm quá cao trong sữa tươi sẽ khiến thận và dạ dày của bé bị quá tải. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C và sắt trong sữa tươi rất ít, không cung cấp đủ nhu cầu của bé trong giai đoạn này. Cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa tươi có thể khiến bé bị thiếu các dưỡng chất cần thiết để cơ thể phát triển một cách khỏe mạnh.

Đối với trẻ trên 1 tuổi, sữa tươi là một nguồn cung cấp đạm và canxi vô cùng cần thiết cho bé. Khi đó, hệ tiêu hóa của bé cũng đã phát triển hoàn thiện hơn và bé cũng đã được cung cấp thêm nhiều vitamin và khoáng chất từ những bữa ăn hàng ngày.

cho-con-uong-sua-1
Tùy độ tuổi của bé mà nhu cầu về sữa sẽ khác nhau

Mẹ nên cho bé uống bao nhiêu sữa tươi là đủ?

Đối với trẻ từ 1-2 tuổi, ngoài bữa ăn hàng ngày, mẹ nên cho con uống khoảng 2 ly sữa tươi, tương đương với khoảng 200 – 300ml sữa là đủ cho nhu cầu canxi của bé. Trẻ từ 2 -3 tuổi cần khoảng 300 – 400 ml sữa mỗi ngày. Cho con uống nhiều hơn 500ml sữa mỗi ngày có thể khiến con bị dư thừa canxi. Ngoài ra, vì hàm lượng đạm cao nên sẽ khiến bé không muốn ăn thêm gì khác sau khi uống sữa.

Trẻ từ 4-8 tuổi sẽ co nhu cầu canxi cao hơn, khoảng 700mg can xi mỗi ngày. Vì vậy, khoảng 600ml sữa mỗi ngày là đủ cho nhu cầu của bé.

>>> Xem thêm: Bổ sung canxi cho bé như thế nào?

Việc cho bé uống sữa vào thời điểm nào trong ngày cũng khá quan trọng. mẹ không nên cho bé uống sữa trước khi ăn khoảng 2 tiếng đồng hồ vì sẽ khiến bé bị no và không ăn đủ thức ăn trong bữa chính. Sau bữa ăn 1-2 tiếng hoặc trước khi đi ngủ là thời điểm thích hợp cho con uống sữa.

Chọn sữa cho con như thế nào?

>>> Xem thêm: 3 suy nghĩ sai lầm khi chọn sữa cho con

Trẻ dưới 2 tuổi cần chất béo để phát triển não bộ, vì vậy mẹ nên cho con uống sữa nguyên kem để đảm bảo lượng chất béo cần thiết. Trong trường hợp nếu bé bị thừa cân, gia đình có tiền sử bệnh tim mạch, béo phì hay cholestorol cao thì mẹ nên cho con uống sữa ít béo ngay từ khi bé 1 tuổi. Tất nhiên, điều này cần phải có sự cho phép của các bác sĩ.

Sữa không đường thì hơi khó uống một chút nhưng nó tốt cho sự phát triển răng miệng của bé. Nếu như cho con uống sữa có đường, mẹ nên cho con súc miệng sau khi uống sữa để tránh bị sâu răng đồng thời cũng nên giảm bớt lượng đường trong bữa ăn hàng ngày của con.

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

“Giỏi việc nước – Đảm việc nhà” và bí quyết cho các mẹ

Bất kỳ cha mẹ nào cũng đều nhận ra việc cân bằng giữa gia đình và công việc là một cuộc chiến bất phân thắng bại. Đồng thời, nền kinh tế ngày nay cũng đã góp phần làm cho cuộc chiến này thêm phần cam go khi một gia đình chỉ dựa vào một nguồn thu nhập thì khó có thể vươn lên trong xã hội.

Vì vậy, rất nhiều chị em phụ nữ sau khi có con đã phải quyết định đi làm trở lại. Khi đó, họ sẽ tự hỏi làm sao mình có thể vừa làm việc tốt vừa là một phần quan trọng trong đời sống hàng ngày của con. Hãy dành chút thời gian để đọc qua những việc đơn giản dưới đây mà có thể là “cứu cánh” của bạn trong vấn đề cân bằng cuộc sống.

>>> Xem thêm: Trở lại làm việc sau khi sinh: Bí quyết làm việc hiệu quả

Bám sát thời khóa biểu hàng ngày của mình

Bạn nên thiết lập một thời khóa biểu hợp lý và duy trì nó mỗi ngày. Khi bạn kiểm soát được những gì đã, đang và sắp diễn ra, bạn sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái và có thể tập trung làm việc hiệu quả hơn. Khi gia đình và công việc đã vào guồng thì bạn sẽ có thêm thời gian để bản thân mình được nghỉ ngơi hay cập nhật tin tức. Một cuộc trò chuyện nhanh trong bữa sáng sẽ giúp bạn biết được tin tức mới nhất về những gì đang diễn ra với con bạn.

Tiên phong trong các hoạt động dành cho phụ huynh

Vào những ngày bạn có thể sắp xếp được hay đã lên kế hoạch từ trước, bạn nên tham gia vào các hoạt động dành cho phụ huynh ở trường các con, chẳng hạn như đi dã ngoại cùng các bé hay làm vệ sinh trường lớp…Dù chỉ là một vài giờ, một buổi hay một ngày hỗ trợ các bé thì giáo viên đều trân quý sự nhiệt tình của các phụ huynh. Thông qua đó, bạn còn được gần gũi bé trong suốt khoảng thời gian này để cảm nhận được một ngày đi học của bé là như thế nào.

>>> Xem thêm: Mẹo thương lượng thời gian làm việc khi nuôi con nhỏ

bi quyet cho cac me 1
Nếu biết cách, bạn hoàn toàn thể hoàn thành cả công việc ở công ty và công việc ở nhà

Học cách chia sẻ trách nhiệm

Việc xây nhà, xây tổ ấm hiện nay cần có sự đóng góp, trách nhiệm của cả hai vợ chồng. Đừng để những việc “không tên” trong gia đình cuốn bạn đi một cách thiếu kiểm soát. Thảo luận với chồng và phân chia công việc gia đình cho nhau một cách hợp lý. Chồng bạn sẽ đảm nhận những công việc nhà đòi hỏi “cơ bắp”. Bạn không nên ôm đồm mà hãy để mọi người được giúp bạn các công việc nhà, nhờ đó bạn sẽ có thêm thời gian dành cho con.

Tạo ra những khoảnh khắc “chỉ có mẹ và con”

Phần lớn thời gian bạn “tiết kiệm” được đều sẽ dành cho con, tuy nhiên hãy nhớ là chất lượng sẽ hơn số lượng. Có thể chỉ là một buổi chiều, một ngày đẹp trời trong tuần, bạn và bé được bên nhau và làm những gì hai mẹ con thích, vậy là đủ lắm rồi. Bé sẽ nhớ mãi những kỉ niệm tuyệt vời này.

Làm mọi thứ trở nên đơn giản

Phụ nữ thường rất tham vọng và cầu toàn. Đi làm về, thay vì chỉ cần chuẩn bị một bữa tối đơn giản, họ lại muốn biến nó thành một bữa ăn thịnh soạn. Thử suy nghĩ để tìm cách làm cho mọi việc thật đơn giản, có vậy, bạn mới có thời gian để kèm con học, hướng dẫn con làm bài tập về nhà hay chỉ là trò chuyện, tán gẫu cùng các con. Sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể khuyến khích các con cùng tham gia chuẩn bị, nấu ăn và dọn dẹp bữa tối. Thực tế là nhiều bé rất thích giúp mẹ nấu nướng và làm một số việc vặt trong bếp.

Làm việc chăm chỉ, nuôi con thông minh

Đừng để những việc nhỏ ảnh hưởng đến bạn. Có lúc bạn sẽ chợt nhận ra rằng mình đang thờ ơ với con, không ở gần bên chúng và quan sát những việc chúng làm. Trong trường hợp này, bạn cần lựa chọn những sự kiện nào cần bạn hiện diện. Bé sẽ không nhớ hay nghĩ nhiều về việc bạn có nhìn thấy bé chập chững những bước đi đầu đời hay không nhưng bé sẽ không bao giờ quên nếu bạn bỏ lỡ ngày bé tham gia thi đấu thể thao ở trường….Vì vậy, bạn cần khôn ngoan trong việc lựa chọn tình huống nhé.

Làm cha làm mẹ là một hành trình không hề dễ dàng. Ở nhà chăm con đã vất vả, vừa đi làm vừa chăm con lại càng khó khăn hơn, nhất là đối với các bà mẹ đang đi làm. Họ sẽ thường cảm thấy mình có lỗi khi không thể nhìn thấy mọi khoảnh khắc của con. Việc đi làm không hề có tội, vấn đề còn lại là việc bạn sắp xếp công việc để có thời gian ở bên con và những sự kiện bé cần bạn xuất hiện thì bạn nên cố gắng có mặt.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bổ sung DHA và Omega 3 cho bé như thế nào để con phát triển toàn diện?

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Omega 3 có vai trò quan trọng trong sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần của chúng ta, đặc biệt là đối với những trẻ em từ 0-6 tuổi. Bổ sung Omega 3 giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh, phát triển thể lực tốt, hoàn thiện dần hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa sự tấn công của các vi khuẩn, virut gây bệnh. Đó là lý do cần phải bổ sung DHA và Omega 3 cho bé trong độ tuổi phát triển.

Vai trò của Omega 3 và DHA đối với trẻ

Omega 3 là các axit béo không no, chưa bão hòa đa nối đôi, chúng gồm 3 loại chủ yếu như: EPA, DHA, DPA. Trong cơ thể, EPA được xem là axit béo thiết yếu sẽ chuyển hóa thành các chất sinh học quan trọng như prostaglandin, leucotrien. Còn DHA là axit béo quan trọng trong việc tăng cường hoạt động trí não.

Omega 3 là một thành phần quan trọng nằm trong cấu trúc màng tế bào thần kinh, được xem như là “gạch xây cho não người”. DHA chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám của não, ảnh hưởng sự thông minh và trong võng mạc, tổng chỉ huy sự nhìn của mắt. Theo nghiên cứu, DHA chiếm tới 20% trọng lượng của não bộ và chiếm tới gần 60% trong võng mạc. DHA tạo ra độ nhạy của các tế bào thần kinh, giúp truyền thông tin nhanh và chính xác hơn nhiều. Bổ sung DHA và Omega 3 cho bé giúp cho việc hình thành các nơ-ron thần kinh, vận chuyển gluco, dưỡng chất chính giúp cho quá trình hoạt động của não.

>>> Xem thêm: Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm

Axit béo Omega 3 không chỉ cần cho sự tăng phát triển trí não và tăng cường thị lực của trẻ mà còn có vai trò rất quan trọng với sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu về dinh dưỡng gần đây cũng đã chỉ ra rằng, Omega 3 cũng giúp tăng cường sức khỏe cho tim, giảm nguy cơ đột quỵ, cải thiện khả năng tuần hoàn máu. Một nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy, những người có nồng độ Omega 3 trong máu cao giảm được 80% nguy cơ đột tử do tim và giảm 34% nguy cơ bị bệnh mạch vành tim so với người có nồng độ Omega 3 trong máu thấp. Đây là lợi ích không thể bỏ qua khi bổ sung DHA và Omega 3 cho bé.

bổ sung DHA và Omega 3 cho bé
Bổ sung Omega 3 cho trẻ em

Thời gian cần bổ sung DHA và Omega 3 cho bé

Khi mẹ mang thai việc cung cấp DHA đầy đủ để giúp phát triển não bộ và tầm nhìn cho thai nhi. Để bổ sung DHA mẹ nên dùng các loại cá khoảng 2 -3 lần/ tuần và nên tránh các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao. Ngoài ra mẹ có thể dùng thêm một số loại sữa và các loại sản phẩm bổ sung DHA dưới sự chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa.

Giai đoạn trẻ từ 1 tới 6 tuổi là giai đoạn bé thường bị thiếu hụt do trẻ không có thói quen ăn cá mỗi ngày hoặc cùng một lúc tiêu thụ nhiều thức ăn có chứa DHA.  Hàm lượng DHA cần thiết trong giai đoạn này là khoảng 0.32% trong tổng axit béo, tương ứng 17 mg cho 100 kcal là tối ưu.

Từ 6 tuổi trở đi là thời gian bé đi học vì vậy não bộ cần hoạt động và tiếp thu nhiều kiến thức mới lạ hơn. Nguồn DHA được bổ sung trong giai đoạn này để tăng cường trí nhớ cho trẻ, giúp trẻ thông minh và học tập hiệu quả hơn.

>>> Xem thêm: 7 loại thực phẩm giúp bé phát triển IQ

Hướng dẫn bổ sung DHA và Omega 3 cho bé

1. Cách bổ sung DHA và Omega 3 cho bé

Trẻ sơ sinh có thể bổ sung DHA và Omega 3 cho bé hoàn toàn từ sữa mẹ, trong trường hợp sữa mẹ không đáp ứng được mới cần đến nguồn dinh dưỡng khác để bổ sung.

Với trẻ ở độ tuổi lớn hơn, đặc biệt là giai đoạn 1 – 6 tuổi khi trí não đang phát triển mạnh mẽ thì DHA rất quan trọng. Trẻ lớn hơn bắt đầu vào giai đoạn học tập, não bộ cũng cần hoạt động nhiều để tiếp thu, ghi nhớ kiến thức mới, sáng tạo để học hỏi và suy nghĩ. Hơn nữa, bổ sung DHA và Omega 3 cho bé còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và chức năng mắt.

Nguồn bổ sung acid béo này của trẻ sẽ là những thực phẩm chứa nhiều DHA như: dầu cá, cá, thủy hải sản,… Trẻ cần được ăn những loại thực phẩm này hàng ngày để đảm bảo hấp thu đủ lượng và đều đặn. Bổ sung DHA từ thực phẩm chức năng là lựa chọn thứ 2 khi trẻ biếng ăn hoặc ăn không đa dạng thực phẩm.

bổ sung DHA và Omega 3 cho bé
Thực phẩm bổ sung Omega 3 cho bé

2. Những thực phẩm giàu DHA và Omega 3

Nên bổ sung DHA và Omega 3 cho bé như thế nào? Trẻ sẽ nhận được nguồn DHA lớn từ những thực phẩm sau:

– Cá béo các loại

Cá hồi, cá thu, cá chép, cá mòi,… đều chứa hàm lượng DHA rất tốt, tuy nhiên cần lưu ý ăn lượng cá biển vừa phải (khoảng 300g mỗi tuần) để tránh nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.

Lòng đỏ trứng gà

Đây là thực phẩm giàu DHA và choline, rất tốt cho trẻ. Cần ăn trứng đã chín hoàn toàn để giữ lượng DHA tốt nhất, không nên ăn trứng lòng đào hay trứng đánh bông.

>>> Xem thêm: Uống DHA vào thời điểm nào trong ngày có quan trọng?

Các loại hạt

Có thể cho trẻ ăn các loại hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt đậu phộng,… trong bữa ăn phụ để bổ sung DHA tốt cho mắt và não bộ. Sữa từ các loại hạt này cũng rất tốt, cung cấp từ nguồn sữa hạt giúp trẻ được bổ sung nhiều dinh dưỡng khác ngoài DHA.

Rau xanh

Các loại rau xanh như cải xoăn, súp lơ, cải xoong, bí ngô, bắp cải,… rất giàu DHA cho trẻ. Cần mua rau sạch, không chứa dư lượng chất bảo quản và chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

bổ sung DHA và Omega 3 cho bé
Nên bổ sung DHA hay Omega 3 cho bé?

Lưu ý cần biết khi dùng viên uống bổ sung DHA và Omega 3 cho bé

Sử dụng viên uống bổ sung DHA và Omega 3 cho bé cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn bác sĩ và thông tin trên nhãn, không tự ý giảm liều, tăng liều hoặc kéo dài hơn thời gian quy định. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển chức năng các cơ quan, ảnh hưởng từ thuốc và thực phẩm chức năng sẽ nặng nề và khó khắc phục hơn, cha mẹ cần đặc biệt cẩn trọng.

Rất ít trường hợp trẻ nhỏ gặp tác dụng phụ khi dùng viên uống bổ sung DHA, tuy nhiên dị ứng có thể xảy ra và cần được xử lý tốt. Dấu hiệu trẻ bị dị ứng viên uống DHA như: khó thở, sưng mặt, đau lưỡi, nhịp tim không đều, đau thắt ngực, phát ban, cổ họng sốt ớn lạnh,…

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn bổ sung DHA cho trẻ đang gặp vấn đề sức khỏe như: rối loạn nhịp tim, suy giảm tuyến giáp, bệnh gan,… Tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến hiệu quả bổ sung DHA.

Trên đây là những gì cha mẹ cần biết về việc bổ sung DHA và Omega 3 cho bé giúp con khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

[inline_article id=261028]