Đây là nơi cung cấp các kiến thức chăm sóc cho sự phát triển của trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi dậy thì, từ sức khỏe thế chất đến tinh thần, đảm bảo con lớn lên khỏe mạnh, toàn diện.
Vitamin D giúp là tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể đưa bé ra ngoài vào lúc sáng sớm, có nắng nhẹ để giúp bé hấp thu vitamin D. Hơn nữa, việc ra ngoài hít thở không khí trong lành có thể tăng sức đề kháng của bé đối với môi trường nhiều hơn.
Hạn chế đưa trẻ đến những nơi công cộng
Việc tiêm vắc-xin phòng chống cảm lạnh không thể bảo vệ bé tuyệt đối được vì có tới hơn 250 loài virut gây bệnh, chúng lây lan qua không khí và biến đổi nhanh chóng. Nên hạn chế đưa bé đến nơi công cộng để tránh cho bé bị lây nhiễm bệnh.
Giữ nhiệt độ cơ thể bé ổn định
Khi mẹ cảm thấy cơ thể bé bị lạnh toát, mẹ cần nhanh chóng là tăng nhiệt độ cơ thể bé bằng cách ủ ấm, cho bé mặc thêm áo, xức dầu cho bé. Không nên cho bé mặc quá nhiều áo khiến bé ra quá nhiều mồ hôi, dễ bị cảm lạnh.
Vào mùa hè, cho dù nóng cũng không nên quá lạm dụng máy điều hòa. Ở trong phòng máy lạnh quá lâu có thể khiến bé bị khô da, khô họng. Sự chênh lệch giữa nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ ngoài trời quá cao có thể khiến bé khó thích nghi ngay được. Tốt nhất mẹ nên mở cửa sổ để không khí lưu thông, tốt cho sức khỏe.
Mùa này thường xuyên có mưa nên lúc đưa bé ra đường mẹ cũng nên chuẩn bị đầy đủ áo mưa hoặc dù. Tránh để cho bé bị mắc mưa.
Bé bị cảm lạnh: Tăng cường chế độ dinh dưỡng cho bé
Mẹ nên cho bé ăn nhiều các thực phẩm dinh dưỡng, trái cây và rau xanh giàu vitamin và dưỡng chất để tăng sức đề kháng cho bé. Hạn chế cho bé ăn các thực phẩm lạnh để bảo vệ cổ họng của bé.
Nên cho bé sử dụng dung dịch nhỏ mũi sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối hằng ngày. Nước muối có thể rửa trôi chất nhầy và vi khuẩn giúp bé phòng bệnh.
Nên cho trẻ uống nhiều nước vì mọi cơ quan trong cơ thể đều cần đến nước để hoạt động tốt hơn.
Mẹ cũng nên cho bé uống một ly mật ong vào mỗi buổi sáng. Mật ong có chứa chất bioactivators, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, tuyệt đối không được cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi uống mật ong.
Giữ vệ sinh
Bạn nên lau dọn sạch sẽ nhà cửa, những vật dụng mà bé thường xuyên đụng tới để phòng ngừa vi khuẩn. Với trẻ nhỏ, niêm mạc mũi họng rất nhạy cảm, không khí bẩn kích thích niêm mạc bé, làm tăng khả năng bị bệnh ở trẻ.
Bạn cũng nên cho bé rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Đây là biện pháp phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả nhất, thậm chí còn tốt hơn nhiều so với việc cho bé dùng thuốc kháng sinh.
Phương pháp này được trình bày chi tiết trong quyển The Secrets of Baby Whisperer của tác giả Tracy Hogg, được áp dụng khác nhau dựa trên độ tuổi của bé và dành cho bé 3 tuổi trở đi.
Bé từ 3 đến 6 tháng
Đầu tiên, bạn lắng nghe và quan sát những chuyển động, âm thanh bé phát ra, tiếng khóc, tiếng la hay bất kỳ một phát âm nào để hiểu bé đang muốn truyền đạt gì khi chưa biết nói. Chẳng hạn, tiếng khóc ổn định, có nhịp điệu thường báo hiệu bé đói, trong khi tiếng khóc ré kèm theo cử động co, đạp có thể biểu thị cơn đau.
Vào 3 tháng tuổi, bé cần khoảng 5 giờ ngủ ban ngày và 10 giờ ngủ ban đêm, sau khi đã thay tã sạch đã được thay và bụng đã no sữa. Khi quan sát thấy dấu hiệu buồn ngủ, mẹ đặt bé vào nôi và chú ý làm cho môi trường xung quanh trở nên yên bình. Mẹ cần cố gắng thiết lập một thói quen ngủ sẽ giúp bé nhanh chóng vào giấc. Bắt đầu với những âm thanh dỗ dành. Nếu bé khóc và làm nũng, mẹ nhẹ nhàng vỗ vào lưng bé để giúp xoa dịu. Nếu vẫn chưa đủ, bồng bé lên một chút, chú ý là không quá 3 phút mỗi lần nhé. Sau đó đặt bé vào nôi trở lại khoảng 2 – 3 phút. Lặp lại việc bế bé và lại đặt vào nôi cho đến khi bé bình tĩnh trở lại. Kiên trì thực hiện thói quen này, qua một thời gian bé sẽ ngủ ngon và liền giấc.
Bé từ 6 đến 8 tháng
Bạn cần điều chỉnh một chút các quy tắc của mình vì bé đã có những thay đổi nhất định. Vào tháng thứ 6, bé dần được cai sữa đêm. Giữa các giấc ngủ ngắn vào ban ngày, mẹ đã có thể kéo dài thời gian cho những việc như thay tã, chơi với trẻ đến 2 giờ liên tục hoặc hơn. Bé có thể đưa tay về phía bạn để biểu đạt mình đang buồn ngủ. Đầu tiên, bạn bế bé lên theo chiều ngang và nói những lời vỗ về dịu dàng trước khi đặt bé vào nôi. Nếu bé có biểu hiện không vui, bạn có thể rời khỏi cũi và tránh nhìn vào mắt khiến bé mất tập trung. Thay vì luôn ở cạnh bên, mẹ nên tập cho bé làm quen với những “người bạn mới” trong phòng ngủ như một chiếc chăn ấm, một món đồ chơi để dần nhận biết được giờ đi ngủ.
Bé trên 8 tháng
Ở độ tuổi này, bé đã bắt đầu chơi và thức nhiều hơn, những giấc ngủ ngày ngắn lại còn khoảng 20 phút đến vài giờ và chỉ ngủ 2 giấc ngắn như vậy vào ban ngày. Bạn đã có thể giúp bé tự điều chỉnh thói quen ngủ của mình. Đặt bé vào nôi và bạn rời đi, không cần bế bé lên trừ khi bé tỏ ra vô cùng khó chịu, ngồi lên hoặc đứng lên. Khi bế bé lên và đặt trở lại vào nôi, bạn nhớ để mặt bé hướng về phía không nhìn thấy bạn. Nếu bé vẫn chưa bình tĩnh lại, mẹ hãy dùng những lời thì thầm, đặt tay lên lưng bé vài phút.
Một số mẹo khác mà mẹ cần biết có thể giúp cải thiện giấc ngủ của bé:
-Hạn chế sử dụng TV: Đặc biệt khi bé có những cơn ác mộng về đêm. TV có thể là một nhân tố gây ra những nỗi sợ hãi về đêm đó, thậm chí khi bạn không nghĩ rằng bé đã xem các chương trình.
-Để ý đến các dấu hiệu mệt của bé. Nếu quá mệt, bé có thể trở nên khó ngủ.
Khi chọn phương pháp này, bạn sẽ không thể áp dụng chiến thuật để bé khóc đến mệt lả và ngủ thiếp đi. Thay vì vậy, cần dỗ bé nín khóc và tạo ra một môi trường an toàn khiến bé yên tâm và ngủ ngon. Điều này sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn để tạo ra những thay đổi tích cực, giúp ích cho việc tạo ra một thói quen độc lập về lâu dài cho bé.
Theo những cuộc nghiên cứu mới đây, chuối là loại trái cây có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt là với trẻ em. Chất xơ trong chuối có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ, có tác dụng phòng ngừa táo bón, giúp cho hệ miễn dịch của bé phát triển. Trong chuối cũng cung cấp khá nhiều tyrosin, chất tiền đề để sản xuất ra chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hòa hoạt động của tim mạch, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Các mẹ có thể nghiền nát chuối rồi trộn với sữa, sữa chua hay các loại thực phẩm khác như khoai lang, bơ, bí đỏ… để cho bé ăn. Chuối không có những thành phần gây dị ứng nên các mẹ không cần lo bé có thể bị dị ứng khi ăn chuối.
Đu đủ
Đu đủ là một nguồn dồi dào chất chống oxy hóa, vitamin và các khoáng chất tốt cho trẻ nhỏ. Trong đu đủ có một loại enzyme giúp phân hóa protein hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, phòng chống các bệnh về đường ruột của trẻ em như ợ nóng, tiêu chảy, táo bón, cảm giác ăn không ngon miệng ở trẻ.
Các mẹ có thể tập thói quen cho trẻ ăn đủ đủ sau bữa ăn. Ngoài ra trong những ngày hè nóng bức như thế này thì một ly sinh tố đu đủ hay nước ép đu đủ sẽ là một món ăn tuyệt vời cho bé đấy nhé!
Bơ
Trong trái bơ có chứa hơn 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm canxi, sắt, đồng, kali, kẽm…. Đặc biệt, hàm lượng protein trong bơ cao hơn rất nhiều loại trái khác, thậm chí gần bằng lượng protein có trong sữa. Chất béo không bảo hòa đơn chứa trong bơ giúp đường tiêu hóa của trẻ phát triển một lớp màng nhầy lành mạnh, hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ.
Với trái bơ, các mẹ có thể xay nhuyễn rồi trộn với sữa tươi, sữa chua hay ván sữa và cho bé ăn hàng ngày.
Táo rất giàu vitamin C, vitamin A, folate, khoáng chất, kali và phốt pho. Những chất này làm giảm các vấn đề táo bón và cải thiện cảm giác đầy bụng. Ăn táo rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì trong táo chứa nhiều chất xơ. Chất pectin có trong táo cũng giúp tăng vi khuẩn có lợi giúp tăng sức khỏe của đường ruột. Mẹ có thể cắt táo thành từng miếng nhỏ cho bé ăn hoặc làm nước ép táo cho bé.
Dưa hấu
Trong dưa hấu có chứa vitamin A, vitamin C, myoinositol và một lượng lớn các enzyme tiêu hóa có lợi cho hệ tiêu hóa và đường ruôt của bé. Dưa hấu cũng chứa nhiều tác nhân có thể trợ giúp chiến đấu chống lại bệnh ung thư ruột. Ngoài ra, dưa hấu còn là loại trái cây phổ biến, dễ tìm với vị ngọt thanh mát rất thích hợp với khẩu vị của bé.
Ai cũng biết canxi giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển xương của bé. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không tự sản xuất canxi được nên phải nhờ chế độ dinh dưỡng hằng ngày giúp cơ thể bổ sung thêm canxi.
Những thực phẩm có nguồn gốc từ sữa như phô mai và sữa chua là những nguồn bổ sung canxi tuyệt vời cho cơ thể bé. Cùng một trọng lượng nhưng trong phô mai có chứa một lượng canxi cao gấp 6 lần trong sữa, gấp 100 lần lượng canxi có trong các loại thịt. Trong phô mai còn có chứa vitamin D, rất tốt trong việc giúp cơ thể hấp thu canxi vào xương.
Cung cấp protein cho bé
Protein là một thành phần thiết yếu cho sự phát triển của con người, nhất là trẻ em. Protein cung cấp năng lượng và giúp cơ thể bé hình thành cơ, xương cũng như các tế bào cơ thể. Trong phô mai chứa hàm lượng protein rất cao, chiếm gần 25% tổng giá trị dinh dưỡng, được xếp vào nhóm thực phẩm giàu protein.
Chất béo
Chất béo giúp tổng hợp chất xám của hệ thần kinh, thiết lập màng tế bào, hấp thu và vận chuyển các chất dễ tan trong dầu như vitamin A, vitamin D… Trong 15g phô mai có thể cung cấp cho cơ thể tới 4,6g chất béo.
Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Trong phô mai chứa nhiều loại men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Các loại men này giúp bé hấp thu thức ăn tốt hơn, cải thiện sức khỏe.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn phô mai
– Ngoài phô mai, các mẹ cần đa dạng nguồn canxi, vitamin, khoáng chất từ các thực phẩm khác để đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển của bé trong những năm đầu.
– Một lưu ý quan trọng khi cho bé ăn phô mai là nên cho bé ăn lúc đói và không nên cho bé ăn trước khi đi ngủ vì có thể gây đầy bụng.
– Với các bé nhỏ, còn đang trong giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể nấu cháo với phô mai cho bé ăn. Tuy nhiên cần lưu ý lúc nấu cháo nên để nhiệt độ cháo còn khoảng 70- 80 độ mới nên cho phô mai vào. Vì nhiệt độ quá cao có thể làm mất các vi chất trong phô mai.
– Mẹ không nên nấu phô mai chung với các thực phẩm giàu đạm khác như cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền.
– Để an toàn, lần đầu cho bé ăn phô mai, các mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ và quan sát phản ứng của bé. Nếu quan sát thấy có phản ứng lạ, mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Cho bé ăn trái cây giúp bổ sung nước, vitamin, chất xơ và nhiều dinh dưỡng quan trọng khác tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần cho bé ăn trái cây đúng cách, chẳng hạn như mùa hè thì nên ăn quả gì? lúc bé bệnh thì không nên ăn quả gì? như vậy mới giúp con hấp thu dinh dưỡng tốt nhất từ loại thực phẩm này. Dưới đây là 5 loại trái cây mẹ không nên cho bé ăn vào mùa hè nhé.
1. Vải
Vải có hàm lượng vitamin và khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch. Vải còn cung cấp một lượng calo và nước rất lớn cho cơ thể. Tuy nhiên, vải có tính nóng nên nếu cho bé ăn quá nhiều vải có thể khiến trẻ đổ mồ hôi, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt. Thậm chí, bé có thể hôn mê, co giật, co đồng tử và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thờivì hệ tiêu hóa của bé lúc này còn rất non nớt.
Mẹ nên cẩn thận khi cho bé ăn vải, chỉ nên cho bé ăn một lượng vừa phải và ăn sau bữa chính.
2. Không nên cho bé ăn đào
Trong đào có rất nhiều protein, đường, canxi, phốt pho và đặc biệt đào chứa một hàm lượng sắt rất phong phú. Ngoài ra, đào còn có pectin, một chất rất có lợi cho đường ruột, có tác dụng tránh táo bón. Tuy nhiên, khi cho bé ăn quá nhiều đào có thể dẫn tới tiêu chảy và nhiều bệnh về đường ruột khác.
3. Dứa
Dứa chứa nhiều vitamin C, khoáng chất và vi lượng. Đặc biệt hơn là dứa có chứa enzym có khả năng làm mềm và khiến protein dễ tiêu hóa. Nhưng trong dứa lại có chứa chất glycosides sinh học, có khả năng gây kích ứng niêm mạc miệng khiến bé bị rát lưỡi hay vòm họng. Trong dứa còn có chất protease, chất này gây hiện tượng co thắt mạch vành, chóng mặt, buồn nôn.
[inline_article id=2339]
Khi cho bé ăn dứa lúc con chưa đầy 1 tuổi sẽ rất nguy hiểm. Nếu muốn cho bé lớn hơn ăn loại quả này, mẹ nên cắt sạch những phần mắt dứa, cắt dứa thành từng miếng nhỏ và luộc sơ qua nước sôi. Đối với bé lần đầu ăn dứa, mẹ cũng nên cắt ra từng miếng nhỏ, cho bé ăn từng chút một, nếu không có hiện tượng lạ gì mới cho bé tiếp tục ăn.
4. Không nên cho bé ăn dưa hấu
Trong ngày hè nóng bức oi ả, ăn dưa hấu là một trong những giải pháp giúp giải nhiệt cơ thể. Dưa hấu chứa rất nhiều vitamin A và C, các chất chống oxy hóa có thể phòng ngừa ung thư. Nhưng dưa hấu mang tính hàn, nếu cho bé ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ bị tiêu chảy, chán ăn, căng tức bụng. Hơn nữa, nếu bé đang bị viêm, loét miệng, ăn dưa hấu có thể khiến cho tình hình càng tệ hơn, có thể khiến bé lâu khỏi hơn.
5. Xoài
Xoài cũng là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, có chứa nhiều chất bảo vệ các tế bào thần kinh, có tác dụng trong việc hỗ trợ thị giác. Tuy nhiên acid trái cây và nhiều chất khác trong xoài có thể tác động xấu hệ tiêu hóa non nớt của bé. Nó có thể gây ra hiện tượng nóng rát, sưng miệng, lưỡi thậm chí là phát ban ở tay chân. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, các mẹ nên cẩn thận nếu muốn cho bé yêu ăn xoài.
Việc cho bé ăn trái cây tưởng tốt mà hóa ra không tốt nếu mẹ không biết cách. Mẹ hãy ghi nhớ 5 loại trái cây không nên ăn vào mùa hè trong bài viết này để bảo vệ đường ăn uống của con nhé.
[video-embeb title=’Top 6 loại trái cây “thần thánh” không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của bé ‘ description=” url=’https://youtu.be/HbAwIPRpiR0?feature=shared’ ][/video-embeb]
Chính vì vậy, biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè là kinh nghiệm vô cùng cần thiết cho các mẹ bỉm có con nhỏ. Nếu mẹ vẫn đang tìm cách để chăm sóc trẻ vào mùa hè thì bài viết này dành cho cha mẹ đây!
1. Mùa hè nóng bức ảnh hưởng đến bé như thế nào?
Mẹ biết không, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể dễ mắc bệnh vặt khi thời tiết quá nóng. Nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ảnh hưởng là do:
Nắng nóng khiến trẻ dễ mất nước.
Da của trẻ bị nóng và cháy nắng.
Trẻ dễ bị kiệt sức vì say nắng.
Khi thời tiết trở nên nóng bức, cơ thể người lớn sẽ có khả năng tăng tiết mồ hôi để giải nhiệt; nhưng đối với cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì các con chưa có khả năng này. Chính vì vậy thời tiết mùa hè sẽ khiến trẻ cảm thấy nóng, mệt mỏi và khó chịu thường xuyên.
2. Dấu hiệu cho thấy trẻ khó chịu khi nắng nóng
Bé dễ trở nên cáu kỉnh, khó chịu.
Bé khóc nhưng ra ít nước mắt, và con ít đi tè hơn.
Bé trông mệt mỏi, không có biểu cảm vui tươi như thường ngày.
Bé không chịu uống sữa, bỏ bú, chán ăn. Trước đó trẻ còn có những biểu hiện của mất nước như khô môi, da nhợt nhạt ít đàn hồi và bị khô,…
Vậy làm thế nào để cha mẹ nhận ra sớm các dấu hiệu trẻ bị ảnh hưởng từ nắng nóng mùa hè? Câu trả lời là cha mẹ hãy đặt tay lên ngực; hoặc lưng của bé để cảm nhận nhiệt độ cơ thể. Hoặc cách tốt nhất là cha mẹ dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho trẻ; vị trí đo nhiệt độ chính xác nhất là hậu môn của con.
Để cha mẹ có thể chăm sóc trẻ được tốt hơn trong mùa hè này, MarryBaby chia sẻ cho cha mẹ kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè; giúp bé khỏe và ít bị bệnh vặt.
3. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè an toàn và đúng cách
Để con của con mẹ có thể tha hồ tận hưởng những ngày hè thật vui cùng gia đình. Ngay sau đây, MarryBaby sẽ chia sẻ cho mẹ ngay 10 cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè để con luôn khỏe mạnh và ít bị bệnh vặt.
3.1 Bảo vệ da của trẻ khỏi ánh nắng mặt trời
Trong bài viết Babies in hot weather của trang thông tin Pregnancy Birth&Baby, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên sử dụng kem chống nắng cho trẻ sơ sinh khi đưa con ra trời nắng nóng; nhất là vào mùa hè.
Bên cạnh đó, để bảo vệ làn da mềm và mỏng của trẻ sơ sinh cha mẹ có thể dùng thêm miếng chắn nắng trên xe đẩy, xe ô tô hoặc quấn thêm vải và khăn mỏng tránh nắng cho bé.
3.2 Cho bé bú mẹ đầy đủ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặt khác, trong những ngày hè nóng bức, việc tăng thêm cữ bú cho bé là cách để mẹ bù nước và tăng kháng thể cho con đấy.
Nếu bé của mẹ từ 6 tháng tuổi trở lên thì mẹ cũng đã có thể cho con uống thêm một ít nước lọc; khoảng 50ml/ngày. Ngược lại, nếu bé dưới 6 tháng tuổi thì mẹ không nên cho con uống bất cứ nước gì ngoài sữa mẹ.
3.3 Kiểm tra thân nhiệt cho trẻ
Cha mẹ nên thực hiện kiểm tra thân nhiệt cho trẻ thường xuyên; khoảng 2 lần/ngày. Vị trí cơ thể của trẻ cho ra nhiệt độ chính xác nhất là hậu môn của con; hoặc cha mẹ có thể +0,5 độ C khi đo ở nách, bẹn của trẻ.
Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh khi đo tại các vị trí khác nhau là:
Mặc dù, MarryBaby đã từng chia sẻ cho cha mẹ cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng cách. Tuy nhiên, với thời tiết nóng bức mùa hè, cha mẹ cần lưu ý thêm vài điều khi tắm cho trẻ sơ sinh; để đảm bảo là không khiến con bị cảm.
Cha mẹ chỉ nên tắm cho trẻ 1 lần/ngày.
Nước tắm cho trẻ sơ sinh không nên quá nóng hoặc quá lạnh (thấp hơn thân nhiệt của bé khoảng 2 độ).
Nếu trẻ bị ướt mồ hôi, cha mẹ chỉ cần thay quần áo cho con; sau đó dùng khăn thấm nước ấm và lau lại cơ thể cho con.
3.5 Chọn quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ cho trẻ
Trẻ sẽ dễ đổ mồ hôi hơn khi bước vào mùa hè, để tránh tình trạng mồ hôi thấm ngược lại vào cơ thể gây cảm lạnh; mẹ nên thay quần áo cho trẻ; đồng thời chọn quần áo cho trẻ với chất liệu mỏng nhẹ, và thấm hút mồ hôi tốt.
Việc thay quần áo cho trẻ thường xuyên kéo theo mẹ phải giặt đồ thường xuyên. Khi giặt mẹ cũng nên chọn các loại nước xả vải phù hợp với da bé; và nhớ là không giặt đồ của bé cùng với quần áo của cha mẹ.
3.6 Giữ vệ sinh và bảo vệ cuống rốn của trẻ
Thời gian rụng rốn ở trẻ sơ sinh thông thường là từ 8 – 10 ngày sau khi sinh. Vì vậy, nếu trẻ được sinh ra trong thời điểm mùa hè thì mẹ sẽ cần quan tâm và chăm sóc rốn của trẻ nhiều hơn.
Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh:
Mẹ lấy bông vô trùng thấm nước muối sinh lý rồi lau xung quanh rốn.
Miếng bông đầu tiên sẽ lau từ chân rốn ngược lên cuống rốn.
Miếng bông tiếp theo sẽ dùng để lau vòng quanh rốn (vị trí rốn tiếp xúc với da bụng).
Sau đó, dùng miếng bông khác lau phần da xung quanh rốn.
Sau khi lau xong, để rốn trẻ khô tự nhiên mà không cần sử dụng băng rốn cho bé.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè tại nhà là cha mẹ cần giữ cho nơi ở của bé được thoáng mát, sạch sẽ và dễ chịu.
Bên cạnh việc dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, cha mẹ cần chọn nhiệt độ phòng phù cho trẻ sơ sinh là từ 20-22 độ C (tương đương 68-72 độ F) để đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho trẻ sơ sinh. Nhưng do Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, nên theo kinh nghiệm, nhiệt độ trong phòng cho trẻ sơ sinh có thể duy trì ở mức 26-28 độ C.
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè chính là đảm bảo giấc ngủ cho con. Ngủ đủ giấc giúp cho cơ thể của con luôn tràn đầy năng lượng, khỏe mạnh và ít bị bệnh vặt. Mẹ có thể xem thêm bài viết “thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi”; để biết con của mẹ cần ngủ bao nhiêu tiếng là đủ.
3.9 Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh là cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè mà hầu hết mẹ bỉm nào cũng biết. Bên cạnh đó, nhiều mẹ bỉm chắc cũng thường nghe nhiều người khuyên rằng: “cho bé uống nhiều nước để không bị mất nước trong những ngày hè mẹ nhé”.
[key-takeaways title=”Để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ mẹ nên xem thêm:”]
3.10 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè là vệ sinh răng miệng cho con
Vào ngày hè, các loại vi khuẩn trong khoang miệng thường phát triển mạnh gây ra nhiệt miệng; các bệnh răng miệng khiến trẻ đau nhức và khó chịu. Vì vậy, điều quan trọng là phải vệ sinh răng, miệng sạch sẽ sau bú để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bé yêu.
Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ có thể đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời:
Tạo cho bé một thói quen lành mạnh là thường xuyên vệ sinh răng miệng. Bé có thể duy trì thói quen tốt này đến khi lớn lên.
Đối với trẻ sơ sinh chưa mọc răng, việc chăm sóc răng miệng đều đặn và đúng cách sẽ tạo điều kiện cho những chiếc răng sữa mọc lên khỏe mạnh.
Khi trẻ bắt đầu mọc răng, chăm sóc răng miệng sẽ giúp loại bỏ những mảng bám và vi khuẩn có hại trên răng của trẻ. Việc này sẽ giúp con có một hàm răng chắc khỏe, trắng sáng cũng như ngăn ngừa các bệnh liên quan đến răng.
Tóm lại
Thông qua nội dung vừa rồi, MarryBaby tin chắc rằng, phần nào mẹ cũng đã hiểu và biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè như thế nào là đúng cách và an toàn rồi.
Trường hợp mẹ cần thêm nhiều thông tin hơn về kinh nghiệm hoặc các cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè; thì hãy nhanh chóng tham cộng đồng của MarryBaby để cùng tham gia đặt câu hỏi và nhận câu trả lời từ đội bác sĩ chuyên khoa Nhi nhé.
Trong bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ với các mẹ những điểm sau:
• Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”là gì?
• Phân biệt hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” với những cơn ác mộng?
• Bạn nên làm gì nếu bé gặp phải hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”?
• Nguyên nhân và cách ngăn chặn hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”?
Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”là gì?
Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” có tên tiếng Anh là “night terror” hoặc “sleep terror”. Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ mà bé sẽ bất chợt giật mình thức giấc một cách hoảng loạn rồi khóc, la hét, rên rỉ, nói lí nhí hay vùng vẫy tay chân với đôi mắt mở to nhưng lại không thực sự tỉnh táo và kiểm soát được hành vi của mình. Lúc này bé đang ở trong trạng thái lẫn lỗn giữa mê và tỉnh. Vì vậy bé sẽ không nhận thức được sự hiện diện của bạn cũng như phản xạ lại những gì bạn nói hay làm.
Trong thực tế, các nhà nghiên cứu nghĩ rằng hội chứng này là do một trục trặc bí ẩn nào đó giữa các lần chuyển đổi giai đoạn trong giấc ngủ. Có khoảng 6% các bé gặp phải hội chứng này tại một vài thời điểm và thường bắt đầu vào những năm đầu đời lúc bé biết đi, chuẩn bị đi học và tiếp tục cho đến khi lên 7 tuổi hoặc thậm chí là tuổi vị thành niên.
Sự hoảng loạn thức giấc này có thể kéo dài từ 5 đến 45 phút và khi nó qua đi, bé sẽ ngủ lại một cách đột ngột và không nhớ gì cả.
Phân biệt hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” với những cơn ác mộng?
Không giống như hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”, cơn ác mộng sẽ làm cho bé tỉnh táo hơn, bé có thể nhớ ít nhiều giấc mơ của mình và đôi khi bé sẽ nói về nó. Khi tỉnh giấc, bé sẽ tìm kiếm và cảm thấy an ủi hơn khi có bạn bên cạnh.
Đi sâu vào phân tích giấc ngủ của con người, các nhà khoa học cũng nhận thấy sự khác biệt rõ rệt về mặt bản chất giữa hai hiện tượng này. Thông thuờng, giấc ngủ của một người sẽ bao gồm hai giai đoạn khác nhau là REM , rapid eye movement – mi mắt cử động nhanh và NREM, non-rapid eye movement – mi mắt hầu như không cử động.
Khi ngủ, cơ thể ta thực hiện tuần tự những chu kì lặp đi lặp lại của REM và NREM. Nếu như ác mộng chủ yếu diễn ra vào giai đoạn REM, lúc sáng sớm sau 2 giờ sáng thì hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” lại diễn ra vào giai đoạn NREM, trong 1/3 thời gian đầu tiên của giấc ngủ, tức từ lúc nửa đêm cho đến tầm 2 giờ sáng. Trong khoảng thời gian này, cơ thể ta hoàn toàn có thể cử động chân tay một cách vô thức.
Cách dễ nhất để biết sự khác biệt giữa hai hiện tượng này là vào sáng hôm sau, bạn hãy hỏi bé về những gì diễn ra tối qua và nếu bé tỏ ra kích động hơn, nghĩa là bé vừa trải qua cơn ác mộng. Nếu bé không nhớ gì hết, có lẽ bé đã gặp phải “giấc ngủ kinh hoàng”.
Các mẹ hãy yên tâm rằng sự kinh hoàng của giấc ngủ sẽ để lại “ấn tượng” sâu sắc trong các mẹ, người đã quan sát hiện tượng diễn ra, hơn là các bé, người đã trải qua sự kinh hoàng!
Bạn nên làm gì nếu bé gặp phải hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”?
Đừng cố gắng để đánh thức bé dậy và không nên hy vọng rằng những nỗ lực của bạn có thể dỗ dành bé, mang lại cho bé cảm giác tốt hơn. Vì khi bé đang trải qua nỗi kinh hoàng khi ngủ, bé thực sự sẽ không thể bình tĩnh lại. Bạn càng cố gắng ôm giữ bé, bé lại càng phản ứng quyết liệt hơn.
Trừ khi bạn nhận thấy nguy cơ có thể làm tổn thương bé, bạn có thể nói chuyện một cách bình tĩnh với bé rồi đặt mình vào giữa bé và bất cứ thứ gì nguy hiểm cho bé, chẳng hạn đầu giường của bé cho đến khi “cơn bão” đi qua chứ không nên tác động trực tiếp lên bé.
Trước khi đi ngủ, bạn cần chuẩn bị sẵn những gì cần thiết cho những người bị mộng du, đề phòng trường hợp bé của bạn có thể ở trạng thái này hoặc té/lăn ra khỏi giường trong “nỗi kinh hoàng” của mình. Nhặt tất cả đồ chơi hoặc đồ vật ở trên sàn nhà mà bé có thể dẫm phải khi di chuyển, chốt chặt các cánh cửa ở đầu mỗi cầu thang và đảm bảo các cửa sổ và cửa ra vào đều đã được khóa kỹ.
Nguyên nhân và cách ngăn chặn hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”?
Không có cách nào có thể ngăn chặn dứt điểm hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” vì không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng này. Nỗi kinh hoàng này không phải là do vấn đề về tâm lý hay do bé thất vọng về điều gì đó gây ra.
Nỗi sợ hãi về đêm này có thể do căng thẳng, bệnh tật, giờ giấc ngủ thất thường hoặc thiếu/mất ngủ. Giải quyết bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến giấc ngủ của bé, như thức dậy vào giữa đêm và đảm bảo rằng bé có một lịch trình ngủ nghỉ điều độ và ngủ đủ giấc có thể giúp bé tránh được những “ông kẹ” ban đêm.
Một số loại thuốc hoặc chất caffeine cũng có thể góp phần tạo ra nỗi sợ hãi ban đêm của bé. Cũng có nhiều khả năng là bé bị ảnh hưởng bởi thành viên nào đó trong gia đình có những biểu hiện tương tự.
Trong một số trường hợp, nỗi sợ hãi ban đêm có thể do việc ngưng thở khi ngủ, một rối loạn nghiêm trọng nhưng thể khắc phục được. Hiện tượng này là do ở vùng hầu họng của bé có các tổ chức phần mềm xung quanh đường thở như lưỡi, amidan, khẩu cái mềm, lưỡi gà…được nâng đỡ bởi các cơ vận động vùng hầu họng. Khi ngủ các cơ này giãn ra làm hẹp đường thở và làm ngừng sự di chuyển của không khí trong quá trình hô hấp khi ngủ. Điều này làm cho bé khó thở và khiến bé phải thức giấc.
Để việc mua đồ sơ sinh được đầy đủ, không lãng phí, không tốn kém, mẹ chú ý một số lưu ý nhỏ sau:
Lên danh sách những đồ cần mua trước khi mua và chọn những cửa hàng bán đồ sơ sinh lớn, có nhiều món đồ để mẹ dễ chọn. Nếu mẹ có điều kiện có thể chọn các thương hiệu đồ sơ sinh uy tín. Thời điểm thích hợp mẹ cần lên kế hoạch mua đồ sơ sinh là từ những tháng thứ 7, thứ 8 của thai kỳ và nhớ hỏi ý kiến bạn bè, người thân trước khi mua.
Trẻ lớn nhanh, vì thế mẹ không mua nhiều đồ trong một lúc. Nên mua đa dạng các món (ví dụ quần áo thì có quần áo khi ở nhà, khi ra ngoài, đồ mỏng, đồ dày…).
Không mua đồ quá nhiều màu sắc vì có thể gây dị ứng cho làn da non nớt của trẻ. Mẹ nên ưu tiên đồ màu trắng, chất cotton mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt.
Không nhất thiết phải mua toàn bộ đồ mới hoặc đồ quá đắt tiền, vì trẻ còn nhỏ chưa cần thiết.
Chỉ cần áp dụng những bí kíp trên là mẹ đã có thể chuẩn bị được một giỏ đồ đầy đủ cho trẻ sơ sinh với tiêu chí đủ dùng, đồ đảm bảo chất lượng, phù hợp với bé và không lãng phí.
5 chất liệu vải cần tránh khi mua đồ sơ sinh cho con
Teflon
Teflon là loại chất liệu được dùng để quần áo ít bị nhăn và ít bám bẩn hơn. Vì vậy, hầu hết những sản phẩm mà bạn đọc thấy ghi chú “không cần ủi”, tiếng Anh là “no ironing” trên nhãn quần áo đều có chứa Teflon. Bình thường Teflon không độc hai gì nhưng khi nó tiếp xúc hay ở trong môi trường quá nóng (chẳng hạn vô tình nó bị dính vào lửa), nó sẽ thải ra khí độc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, dị tật bẩm sinh và ung thư. Mẹ nên chú ý khi chọn quần áo cho bé.
Ni-lon và polyester
Nylon và polyester thường được tạo ra với các chất phụ gia hóa dầu nên nó có thể phát ra các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Đây là những chất không tốt cho môi trường và chắc chắn rằng bạn không nên để bé tiếp xúc với cúng một cách thường xuyên rồi. Thậm chí khi ở nồng độ thấp, VOC có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi, dị ứng và hen suyễn.
Rayon
Rayon được làm từ bột gỗ nên thoáng nghe qua, rất dễ lầm tưởng Rayon là một chất liệu lý tưởng nhờ vào nguồn gốc tự nhiên của nó. Nhưng thực tế, nguyên liệu đều đã được xử lý hóa học trước khi sử dụng và điều này sẽ làm nó tiềm ẩn nguy hiểm cho làn da mỏng manh, nhạy cảm của em bé. Đặc biệt, carbon disulfua (CS2) là một trong những hóa chất được dùng để xử lý bột gỗ và nó có thể gây ra buồn nôn, nhức đầu, ói mửa, tức ngực và đau cơ.
Chất làm chậm/chống cháy
Hầu hết quần áo và vải đều được xử lý bằng hóa chất để làm cho chúng chậm / không bị cháy, chẳng hạn như bộ đồ ngủ và chăn đắp của trẻ em. Những chất này có thể thải ra khí formaldehyde (HCHO) không màu. Thậm chí chỉ với một lượng rất nhỏ thì loại hóa chất mang độc tính cao này cũng có thể làm cho da bé bị kích ứng hay dị ứng.
Chất nhuộm nhân tạo
Trong quá trình nhuộm màu người ta sử dụng rất nhiều loại hóa chất độc hại. Crôm, đồng và kẽm đều là những nguyên tố kim loại nặng có chứa chất gây ung thư. Hơn nữa, thuốc nhuộm và các hóa chất khác dùng trong khâu hoàn thiện sản phẩm được sử dụng trong quần áo có thể làm cho má và tai bé bị đỏ, quầng mắt bị thâm, bé sẽ trở nên hiếu động thái quá. Thậm chí nó còn ảnh hưởng đến các vấn đề về hành vi hoặc việc học tập của bé.
Trên đây, MarryBaby hi vọng đã giúp bạn biết được đồ dùng cho trẻ sơ sinh gồm những gì. Hy vọng rằng bài viết “Mua đồ sơ sinh gồm những gì?” sẽ giúp ích cho mẹ trong việc mua đồ cho bé yêu một cách đầy đủ, chất lượng và bé yêu sẽ có được những món đồ ưng ý nhất!
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, thức ăn dặm ngày nay không chỉ đơn thuần là những thực phẩm tự nhiên do mẹ tự chế biến mà những thực phẩm dinh dưỡng chế biến sẵn cũng góp phần không nhỏ vào việc chăm sóc sức khỏe cho bé. Nhưng cho dù bạn chọn thực phẩm tự nhiên hay thực phẩm công nghiệp, bạn cũng nên chú ý đảm bảo 4 nhóm: đạm, béo, bột đường, vitamin và chất xơ, cần thiết cho sự phát triển trong giai đoạn này của bé.
Đạm: đạm rất cần thiết cho sự phát triển của bé nhưng không nên cho bé ăn quá nhiều vì lúc này hệ tiêu hóa của bé đang còn rất non nớt. Nên chọn những loại thịt ít mỡ hoặc lọc bớt mỡ đi. Lòng đỏ trứng gà cũng là một nguồn cung cấp đạm dồi dào cho bé. Từ tháng thứ 8, bé có thể ăn tất cả các loại thịt nhưng chỉ với một lượng nhỏ thôi.
Béo: chất béo là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể bé. Không những vậy chất béo còn tham gia vào quá trình hình thành tế bào cũng như tăng cường khả năng hấp thụ những loại vitamin khác. Thiếu chất béo có thể làm bé khó hấp thụ được vitamin D. Hạn chế cho bé ăn những chất béo có nguồn gốc từ mỡ động vật mà nên cho bé ăn các loại dầu thực vật.
Bột đường: Nhóm này chủ yếu cung cấp năng lượng cho hoạt động của bé, có nhiều trong các loại bột gạo, bột ngũ cốc…
Vitamin và chất xơ: Những nghiên cứu gần đây cho thấy, chất xơ có tác động rất tốt đến hệ tiêu hóa của bé, tăng cường hệ miễn dịch đường tiêu hóa và phòng ngừa tón bón cho bé. Chất xơ và vitamin thường có nhiều trong rau xanh và trái cây. Bạn có thể bắt đầu từ nước trái cây pha loãng đến nước trái cây nguyên chất và sau cùng là cho bé ăn những miếng trái cây cắt nhỏ. Đối với rau thì nên hạn chế các loại rau làm đầy bụng khó tiêu như rau diếp, bắp cải, cần tây…
Những lưu ý nhỏ cần tránh cho bé trong giai đoạn ăn dặm :
– Nguyên tắc được khuyến cáo là nên cho bé bắt đầu ăn thức ăn từ lỏng đến đặc,bắt đầu từ một nhóm thực phẩm sau đó đến hai nhóm, tập cho bé ăn từng chút một để hệ tiêu hóa của bé thích nghi từ từ. Trong giai đoạn đầu, mẹ cũng nên chú ý phản ứng của bé với thức ăn để tránh bé bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó.
– Nếu mẹ tự nấu thức ăn cho bé thì không nên thêm gia vị hay chất tạo ngọt, nên cho bé ăn càng lạt càng tốt.
– Các mẹ nên chú ý độ tuổi và liều lượng khi cho bé ăn một số loại thực phẩm nhất định. Như dầu gấc rất tốt cho bé nhưng không nên ăn hằng ngày mà chỉ nên ăn 1-2 lần/ tuần để tránh thừa vitamin A cho bé. Hay như không được cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới 1 tuổi ăn mật ong…
– Đối với thực phẩm tự nhiên, nên chọn những thực phẩm tươi mới, có nguồn gốc rõ ràng. Thực phẩm công nghiệp thì nên chú ý đến thương hiệu, thông tin trên bao bì cũng như bao bì của sản phẩm, không nên chọn những sản phẩm có bao bì không còn nguyên vẹn, bị móp, méo…