Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

7 điều cần biết trước khi cai sữa cho bé (Phần 2)

Chọn bình sữa cho bé
Có nhiều chủng loại và nhãn hiệu bình sữa khác nhau trên thị trường nên mẹ sẽ mất chút ít thời gian để chọn được loại tốt nhất và phù hợp nhất với con. Các bé có nhu cầu bú mẹ khác nhau nên sở thích với bình sữa cũng khác nhau. Khi chọn bình sữa, nhớ chú ý đến núm vú của bình sữa. Nếu bạn dốc ngược bình xuống mà sữa chảy thành dòng có nghĩa là lỗ trên núm vú quá lớn và không phù hợp để cho bé bú, bạn cần thay núm vú khác sao cho sữa chỉ ngỏ giọt khi bạn dốc ngược bình.

Theo Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ, trẻ nhỏ nên được bỏ bú bình trước khi được 18 tháng tuổi để không ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển răng miệng. Các bé trên 1 tuổi có thể làm quen với cốc mỏ vịt (sippy cup) sau khi cai sữa mẹ. Loại cốc này còn có tác dụng tốt trong việc phát triển kỹ năng vận động thô cho trẻ cũng như hành vi đưa tay lên miệng khi ăn uống. Điều này sẽ giúp mẹ thuận lợi về sau khi muốn tập cho bé tự bốc thức ăn và ăn.

Chuẩn bị cho bé ăn dặm
Nếu muốn cho bé làm quen với thức ăn dặm đồng thời với quá trình cai sữa mẹ, bạn có thể sẽ vất vả hơn một chút. Bạn dự định tập cho bé ăn dặm theo phương pháp nào? Bạn đã biết những loại thực phẩm nào nên và không nên dùng cho bé khi ăn dặm chưa? Hãy tìm hiểu những kiến thức và kinh nghiệm cho bé ăn dặm, không cần quá nhiều để trở thành chuyên gia mà chỉ cần vừa đủ để sẵn sàng cho những tình huống có thể xảy ra và cách ứng phó. Bên cạnh đó còn phải chuẩn bị các vật dụng cho bé ăn dặm nữa chứ. Nếu con thích thú với việc thử các thực phẩm mới, bạn quả là may mắn đấy. Còn nếu con tỏ ra kén chọn thì cũng đừng vội nản nhé. Tích cực giới thiệu cho bé nhiều món mới rồi bạn sẽ biết bé thích những loại mùi vị nào.

cai sua cho be 3
Khi cai sữa cho bé, cần ôm ấp, vỗ về và dành thời gian cho bé nhiều hơn

Vỗ về con nhiều hơn
Khi cai sữa cho bé, mẹ có thể cảm thấy thật buồn vì không được ôm con vào lòng cho bé ti mẹ. Điều này cũng xảy ra tương tự với bé vì bé không chỉ nhớ sữa mẹ mà còn nhớ cảm giác được ôm ấp, nhớ cảm giác ấm áp trong vòng tay mẹ, nhớ mùi của mẹ và tất cả những điều ngọt ngào khác khi bé được mẹ cho bú. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé không muốn xa rời bầu vú mẹ. Do đó, trong giai đoạn cai sữa cho con, mẹ cần ôm ấp và vỗ về con nhiều hơn để “bù đắp” cho bé nhé. Điều này có thể có ích cho quá trình cai sữa đấy.

Sẽ có lúc cần ngưng cai sữa cho bé
Không nên bắt đầu cai sữa cho bé khi trong gia đình có những thay đổi như chuyển nhà, đi du lịch xa hoặc mẹ vừa đi làm lại. Cần cố gắng tiến hành cai sữa trước khi những thay đổi này diễn ra để tránh cho bé hoảng sợ vì quá nhiều sự khác lạ đến cùng lúc. Trong thời gian đang cai sữa, nếu bé bị bệnh, mẹ có lẽ nên tạm ngưng cai sữa vì các bé lúc này cần thêm kháng thể cũng như cần được ôm ấp, vỗ về khi đau yếu.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

7 điều cần biết trước khi cai sữa cho bé

Cai sữa do bé hay do mẹ?

Chị Mai, nhà ở Quận 4, Tp.HCM dự định cai sữa mẹ cho con khi bé được 6 tháng tuổi nhưng thất bại dù đã thử đủ mọi cách. Thế nên bé Tú, con gái chị vẫn tiếp tục được bú mẹ cho tới khi hơn 2 tuổi thì tự ngừng bú vì bị mọi người xung quanh “chọc quê”. Cũng cho con bú tới năm 2 tuổi nhưng lý do của chị Loan, nhà ở quận Thủ Đức, TP. HCM thì lại vì “muốn cho con bú mẹ thỏa thích tới khi nào chán thì thôi”. Tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng có thể chờ đến lúc con tự bỏ ti mẹ như thế này.

Đa số các mẹ đều phải đi làm lại vài tháng sau khi sinh, đây là lúc mẹ phải chọn lựa: cho con bú mẹ hoàn toàn, cho con chuyển sang bú hẳn sữa công thức hay kết hợp cả hai? Nếu biết sẽ không thể cho con tiếp tục bú mẹ 100% như trước, mẹ cần chuẩn bị một quá trình chuyển tiếp để bé làm quen với nguồn dinh dưỡng mới trước khi quay lại làm việc.

Ở giai đoạn thực tập này, mẹ nên bắt đầu bằng việc bỏ dần các cữ bú mẹ và thay vào đó là bú bình hoặc thức ăn dặm nếu bé đã đủ cứng cáp. Với các bé trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể bỏ hẳn cữ bú ban đêm để cai sữa cho bé.

cai sua cho be
Có nhiều mẹ đợi tới khi con đã chập chững biết đi mới cai sữa cho bé

Cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn

Quá trình cai sữa cho con có thể mất vài tuần đến vài tháng tùy người nhưng mẹ không nên cho con ngưng bú đột ngột mà cần tiến hành dần dần. Điều này sẽ giúp cho cơ thể của mẹ và bé thích nghi kịp thời. Việc ngưng bú mẹ ngay tức thì có thể khiến bé bị sốc và biếng ăn còn mẹ gặp phải những vấn đề như tắc tia sữa, viêm đầu vú, áp-xe vú…

Một đặc tính của trẻ nhỏ là thích những thứ quen thuộc và có thể rất khó chịu khi có gì đó thay đổi. Do đó, sẽ không có gì là lạ nếu trong quá trình cai sữa, mẹ phải chịu đựng những tiếng khóc lóc, la hét, tức giận… Hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho những điều này và xác định rõ mục tiêu mà bạn muốn hướng tới là gì để luôn chú tâm vào mục tiêu đó nhé.

Tìm nguồn dinh dưỡng thay thế sữa mẹ

Trước khi cai sữa cho bé, mẹ cần xác định đâu sẽ là nguồn dinh dưỡng thay thế sữa mẹ một cách tốt nhất với bé yêu nhà mình. Với các bé dưới 6 tháng tuổi, bạn có thể cho bé bú sữa mẹ được hút ra bình hoặc thay thế hẳn bằng loại sữa công thức dành riêng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Đặc điểm của loại sữa này là dễ tiêu hóa và có các thành phần dinh dưỡng như sắt, canxi, phốt pho theo tỷ lệ phù hợp với các bé từ mới sinh tới 6 tháng.

Với các bé từ 6 tháng trở lên, mẹ đã có thể cho bé làm quen với các thức ăn dặm song song với việc uống sữa công thức dành cho độ tuổi của bé. Khi bé được hơn 1 tuổi, mẹ có thể cho bé làm quen với sữa bò, sữa tươi rồi nhé.

Chọn bình sữa cho bé

Có nhiều chủng loại và nhãn hiệu bình sữa khác nhau trên thị trường nên mẹ sẽ mất chút ít thời gian để chọn được loại tốt nhất và phù hợp nhất với con. Các bé có nhu cầu bú mẹ khác nhau nên sở thích với bình sữa cũng khác nhau. Khi chọn bình sữa, nhớ chú ý đến núm vú của bình sữa. Nếu bạn dốc ngược bình xuống mà sữa chảy thành dòng có nghĩa là lỗ trên núm vú quá lớn và không phù hợp để cho bé bú, bạn cần thay núm vú khác sao cho sữa chỉ nhỏ giọt khi bạn dốc ngược bình.

Theo Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ, trẻ nhỏ nên được bỏ bú bình trước khi được 18 tháng tuổi để không ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển răng miệng. Các bé trên 1 tuổi có thể làm quen với cốc mỏ vịt (sippy cup) sau khi cai sữa mẹ. Loại cốc này còn có tác dụng tốt trong việc phát triển kỹ năng vận động thô cho trẻ cũng như hành vi đưa tay lên miệng khi ăn uống. Điều này sẽ giúp mẹ thuận lợi về sau khi muốn tập cho bé tự bốc thức ăn và ăn.

Chuẩn bị cho bé ăn dặm

Nếu muốn cho bé làm quen với thức ăn dặm đồng thời với quá trình cai sữa mẹ, bạn có thể sẽ vất vả hơn một chút. Bạn dự định tập cho bé ăn dặm theo phương pháp nào? Bạn đã biết những loại thực phẩm nào nên và không nên dùng cho bé khi ăn dặm chưa? Hãy tìm hiểu những kiến thức và kinh nghiệm cho bé ăn dặm, không cần quá nhiều để trở thành chuyên gia mà chỉ cần vừa đủ để sẵn sàng cho những tình huống có thể xảy ra và cách ứng phó.

Bên cạnh đó còn phải chuẩn bị các vật dụng cho bé ăn dặm nữa chứ. Nếu con thích thú với việc thử các thực phẩm mới, bạn quả là may mắn đấy. Còn nếu con tỏ ra kén chọn thì cũng đừng vội nản nhé. Tích cực giới thiệu cho bé nhiều món mới rồi bạn sẽ biết bé thích những loại mùi vị nào.

cai sua cho be 3
Khi cai sữa cho bé, cần ôm ấp, vỗ về và dành thời gian cho bé nhiều hơn

Vỗ về con nhiều hơn

Khi cai sữa cho bé, mẹ có thể cảm thấy thật buồn vì không được ôm con vào lòng cho bé ti mẹ. Điều này cũng xảy ra tương tự với bé vì bé không chỉ nhớ sữa mẹ mà còn nhớ cảm giác được ôm ấp, nhớ cảm giác ấm áp trong vòng tay mẹ, nhớ mùi của mẹ và tất cả những điều ngọt ngào khác khi bé được mẹ cho bú. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé không muốn xa rời bầu vú mẹ. Do đó, trong giai đoạn cai sữa cho con, mẹ cần ôm ấp và vỗ về con nhiều hơn để “bù đắp” cho bé nhé. Điều này có thể có ích cho quá trình cai sữa đấy.

Sẽ có lúc cần ngưng cai sữa cho bé

Không nên bắt đầu cai sữa cho bé khi trong gia đình có những thay đổi như chuyển nhà, đi du lịch xa hoặc mẹ vừa đi làm lại. Cần cố gắng tiến hành cai sữa trước khi những thay đổi này diễn ra để tránh cho bé hoảng sợ vì quá nhiều sự khác lạ đến cùng lúc. Trong thời gian đang cai sữa, nếu bé bị bệnh, mẹ có lẽ nên tạm ngưng cai sữa vì các bé lúc này cần thêm kháng thể cũng như cần được ôm ấp, vỗ về khi đau yếu.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Phân su của trẻ sơ sinh là gì? Hội chứng hít ối phân su mẹ cần biết

Trong khoảng 48 giờ sau khi sinh, mẹ sẽ thấy bé đi ngoài ra một loại phân có màu xanh hoặc đen, không có mùi, khá dính và khó làm sạch. Đây chính là phân su của trẻ sơ sinh, được tạo thành từ những gì bé nuốt vào khi còn ở trong bụng mẹ như nước ối, chất nhầy… Lần đầu tiên bài tiết phân su cho mẹ biết rằng đường ruột của bé đã bắt đầu hoạt động.

1. Phân su của trẻ sơ sinh là gì?

[key-takeaways title=”Phân su của trẻ sơ sinh là gì?”]

Theo định nghĩa của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, phân su (meconium stools) là phân đầu tiên của trẻ sơ sinh được tạo thành từ tế bào và các chất đi vào đường tiêu hóa trong thời kỳ mang thai. Phân su có tính chất sệt, dính và thường có màu đen hoặc xanh đen. Bé mới sinh được 2-3 ngày sẽ đi ngoài phân su.

[/key-takeaways]

Khi trẻ sơ sinh bắt đầu bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức; cơ thể trẻ sơ sinh sẽ loại bỏ phân su, hệ tiêu hóa của bé sẽ nhường chỗ cho việc xử lý sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Tuy đa phần trẻ sơ sinh sẽ không gặp vấn đề gì với phân su; một số ít có thể mắc phải hội chứng hít nước ối phân su và hội chứng tắc ruột phân su.

>> Mẹ xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

2. Tác dụng của phân su là gì?

Phân su có một số tác dụng quan trọng đối với trẻ sơ sinh, bao gồm:

  • Giúp vệ sinh ruột: Phân su giúp loại bỏ các chất bẩn và tế bào chết ra khỏi ruột của trẻ sơ sinh, giúp làm sạch ruột và chuẩn bị cho việc tiêu hóa sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Thúc đẩy sự phát triển của hệ miễn dịch: Phân su chứa một số vi khuẩn có lợi, giúp kích thích sự phát triển của hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh.
  • Cung cấp chất dinh dưỡng: Phân su chứa một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như sắt, giúp cung cấp năng lượng cho trẻ sơ sinh trong những giờ đầu sau khi sinh.

Phân su thường được thải ra trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh. Tuy nhiên, một số trẻ có thể không đi phân su trong vòng 48 giờ hoặc hơn. Nếu trẻ không đi phân su sau 48-72 giờ, hãy cho trẻ bú nhiều hơn và theo dõi các dấu hiệu khác của vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

3. Các vấn đề trẻ sơ sinh có thể gặp với phân su

3.1 Hội chứng hít nước ối phân su

Hội chứng hít nước ối phân su

Hội chứng hít nước ối phân su (Meconium Aspiration Syndrome – MAS) có thể xảy ra trước, trong và sau khi chuyển dạ và được sinh ra đời; khi trẻ sơ sinh hít phải hỗn hợp nước ối và phân su. Điều này có thể khiến đường thở của bé bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ.

Những dấu hiệu nhận biết của hội chứng hít nước ối phân su là:

  • Vệt phân su màu xanh trong nước ối.
  • Làn da của bé đổi màu với sắc độ xanh dương hoặc xanh lá.
  • Bé có những trở ngại trong hít thở như thở gấp, thở khó hoặc ngưng thở. Bé có thể biểu hiện suy hô hấp tùy từng mức độ.
  • Chỉ số Apgar (được thực hiện để đánh giá nhanh tình trạng của bé) thấp cũng là một cảnh báo của hội chứng này.

Các bác sĩ cũng sẽ chú ý nếu bé có nhịp tim thấp trước khi chào đời, sinh già tháng.

Tuy có thể gây biến chứng, đa số các trường hợp hít nước ối phân su sẽ được xử lý kịp thời; và không gây hậu quả nghiêm trọng. Các mẹ có thể theo yêu cầu được theo dõi ngay khi thấy nước ối có màu bất thường như xanh, đen; hay có vẩn đục để nhanh chóng được chẩn đoán.

3.2 Hội chứng tắc ruột phân su

Hội chứng tắc ruột phân su (Meconium Ileus) là khi phân su trẻ sơ sinh bị tắc nghẽn ở một đoạn của ruột non gọi là hồi tràng.

Triệu chứng đầu tiên của hội chứng tắc ruột phân su:

  • Chướng bụng.
  • Nôn ra dung dịch màu xanh.
  • Trẻ sơ sinh không có đi ngoài phân su.

Bác sỹ nhi khoa sẽ chụp X-quang bụng để tìm xem bé có phân su trong ruột hay không.

Nếu đã khẳng định bé đang trong tình trạng tắc ruột do phân su, bác sỹ sẽ đặt đường truyền tĩnh mạch để đưa thức ăn vào cơ thể bé. Ngoài ra, một ống nhỏ được đưa từ mũi vào dạ dày sẽ giúp loại bỏ phần khí và chất lỏng dư thừa.

Bé sẽ được cho uống thuốc để sổ phân su ra ngoài. Nếu cách này không thành công, một thủ thuật mở thông ruột (ileostomy) được tiến hành để loại bỏ phân tắc trong ruột. Sau phẫu thuật, mẹ sẽ được hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc bé để tránh nguy cơ nhiễm trùng và những nguy hiểm khác.

Nếu những triệu chứng dưới đây xảy ra khi bé đã được đưa về nhà, mẹ cần nhanh chóng gọi cho bác sỹ hoặc cho bé trở lại bệnh viện:

  • Bé sốt trên 38 độ C.
  • Vết mổ sưng và chảy máu.
  • Bé nôn mửa và không thể ăn.
  • Bé không đi tiểu nhiều như thường lệ.

4. Quá trình chuyển từ phân su sang phân bình thường

Phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Trẻ sơ sinh sẽ không còn đi phân su khi bé được 3-5 ngày tuổi. Trong quá trình chuyển đổi; phân của bé sẽ lỏng hơn, có màu xanh nâu và sự chuyển đổi sang dạng phân từ sữa vào khoảng ngày thứ sáu.

Nếu bé vẫn đi phân su sau khi được 3 ngày tuổi; mẹ cần nói chuyện với bác sĩ hoặc đưa bé đi thăm khám bệnh viện. Chậm chuyển từ phân su sang phân bình thường có thể báo hiệu bé không bú đủ hoặc dấu hiệu các loại bệnh lý khác.

Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?

  • Trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi vẫn đi phân su đặc, sệt và màu đen.
  • Bé 3 ngày tuổi: đi phân lỏng hơn và có màu xanh lục đến vàng.
  • Trẻ sơ sinh 4 ngày tuổi đi ngoài phân màu vàng, mềm và có nước.
  • Bé 5 ngày tuổi đi tiêu 3 lần/ngày; phân có màu vàng, lỏng và có hạt.
  • Từ ngày tuổi thứ 7, trẻ sơ sinh vẫn đi ngoài 3 lần/ngày, phân màu vàng, lỏng và có hạt.

>> Mẹ xem thêm: Tần suất đi ngoài trẻ 1 tháng tuổi; tần suất đi ngoài trẻ 2 tháng tuổi; và tần suất đi ngoài trẻ 3 tháng tuổi

[inline_article id=191775]

Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài không theo những dấu hiệu như trên; mẹ nên nói chuyện với bác sĩ. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá sốt sắng, vì mỗi trẻ sơ sinh có thể có thời gian chuyển đổi từ phân su sang phân bình thường khác nhau.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mách mẹ cách giặt quần áo cho trẻ sơ sinh

Các bước giặt quần áo cho trẻ sơ sinh
1. Gỡ bỏ tất cả các nhãn mác trên quần áo mới, chăn và ga giường. Nếu bạn để sót lại, các chất keo sẽ chảy thành những vết xước khô cứng không giặt sạch được trên áo quần của bé yêu.

2. Cẩn thận sắp xếp lại những quần áo cũ mà bạn được cho lại bởi đôi khi chúng có thể bị ố bẩn hay bị mốc vì để lâu trong thời gian dài.
• Nếu không muốn bé mặc quần áo bị ẩm mốc, bạn thử giặt những bộ đồ này riêng biệt trong nước ấm cùng với bột giặt và có thể cho thêm giấm để tăng khả năng tẩy.
• Sau khi giặt, hãy đảm bảo rằng tất cả các vết ố đã hoàn toàn biến mất và không còn mùi nấm mốc. Có thể bạn sẽ phải giặt vài lần và nếu có những chiếc không thể giặt sạch, đừng tiếc rẻ nhé.
• Nước ấm hoặc thuốc tẩy loại dành cho quần áo trắng sẽ diệt sạch nấm mốc mặc dù có thể còn một vài vết bẩn vô hại.
• Giặt lại một lần cuối chung với số quần áo còn lại của bé.

3. Giặt đồ của bé như giặt những quần áo thông thường khác. Tốt nhất bạn nên dùng loại giặt tẩy không có hương thơm, không chất nhuộm, đôi khi được gọi là bột giặt dành cho “da nhạy cảm” với thành phần không chất tẩy hoặc chất làm mềm vải. Hãy coi chừng các loại nước giặt chứa chất tẩy và hương thơm mạnh bởi chúng có thể gây kích ứng các giác quan và làn da mỏng manh của bé.
• “Không hương liệu” nói một cách khái quát tức là không có mùi thơm, trong khi “không mùi” có thể mang nghĩa không có mùi thơm hay chỉ thơm nhẹ để át đi mùi của các thành phần hoạt tính. Cả 2 đều tương tự như nhau nên tốt nhất là bạn nên dùng loại “không hương liệu”.

giat quan ao cho tre so sinh 2
Quần áo bẩn cần được để trong rổ riêng

4. Cho đồ vào máy sấy, sau đó phơi quần áo đã được sấy khô trên dây ngoài trời nắng. Đây là cách tự nhiên mà lại rất hiệu quả để đảm bảo quần áo hoàn toàn khô ráo và sạch sẽ khi bé mặc.

5. Xếp quần áo và cất vào tủ. Thử nghĩ xem những bộ quần áo nào bé sẽ mặc thường xuyên và nơi bé sẽ ngủ. Để quần áo của bé, chẳng hạn như đồ ngủ, ở nơi mà bạn dễ với tới nhất, như trong ngăn kéo ở chỗ bạn thay đồ cho bé hoặc trong tủ quần áo phòng bạn.

6. Đựng quần áo dơ của bé trong rổ riêng. Bé sẽ dùng hết quần áo rất nhanh trong những ngày đầu bởi tã sẽ bị tràn ra ngoài hoặc có thể chỉ vì bạn cảm thấy muốn thay đồ cho con thôi. Nếu đồ của bé được đựng riêng biệt thì sẽ dễ dàng hơn để bạn kiểm soát và biết khi nào chúng cần được giặt.

Các mẹo giặt quần áo cho trẻ sơ sinh
Giặt tã vải riêng với một lượng nhỏ xà bông bằng máy giặt. Sẽ là một ý hay nếu bạn để máy giặt xả thêm một lần nước nữa nhằm đảm bảo tã sạch bột giặt. Không nên dùng thuốc tẩy cho tã vải.
• Nếu nhà bạn có vật nuôi, hãy giữ đồ của bé xa tầm với của thú cưng, khóa ngăn kéo tủ và đóng chặt tủ quần áo. Lý do là lông thú nuôi có thể gây ngứa và kích ứng cho da trẻ.
• Khi bé đã cứng cáp hơn, bạn có thể giặt đồ cho bé chung với đồ của cả nhà. Hoặc bạn cũng có thể giặt chung ngay từ đầu nếu loại bột giặt bạn đang sử dụng là dành cho da nhạy cảm.
• Thậm chí ngay cả khi bạn đã được biết giới tính của bé thì cũng đừng chuẩn bị sẵn tất cả quần áo trước khi sinh. Chuẩn bị 8-10 bộ là quá đủ cho vài ngày đầu sau khi bé chào đời. Hãy sắm cho bé những bộ đồ trung tính với số lượng tối thiểu để đề phòng trường hợp bạn phải trả lại.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

10 điều cần biết trước khi nuôi con bằng sữa mẹ (Phần 2)

Cho con bú không phải lúc nào cũng dễ dàng
Tuy rằng cho con bú thuộc về bản năng của người mẹ nhưng với hầu hết các chị em, trải nghiệm của những lần cho con bú đầu tiên thường không dễ dàng. Do đó, nếu có gặp khó khăn khi mới cho con bú thì các mẹ cũng đừng buồn hay nản lòng và càng không nên vội vàng bỏ cuộc nhé. Tình trạng mẹ tiết sữa quá ít hoặc quá nhiều, đầu ngực bị đau khi cho con bú… đều là chuyện rất thường gặp ở những chị em đang cho con bú. Điều mẹ cần chính là kiên nhẫn, bình tĩnh và tìm sự giúp đỡ ở những người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong chuyện nuôi con bằng sữa mẹ.

Cho con bú giúp mẹ giảm bớt căng thẳng
Không ai lại không biết những nỗi vất vả của chuyện nuôi con mọn, nhất là với những chị em lần đầu làm mẹ. Bạn có thể sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và dường như cứ bị quay cuồng bởi đủ thứ nhiệm vụ lạ lẫm. Tuy nhiên, những ai đã và đang nuôi con bằng sữa mẹ có thể cho bạn biết cảm giác ấm áp khi bé con nhỏ xíu xiu nằm gọn trong lòng mẹ, miệng mút lấy vú mẹ mới tuyệt vời làm sao. Dĩ nhiên, bạn không thể vừa cho con bú vừa chạy việc này, làm việc kia. Hoạt động cho con bú sẽ khiến mẹ phải ngồi xuống, ôm ấp và chăm chú nhìn vào gương mặt thỏa mãn vì được ăn no của bé con xinh xắn. Đó chẳng phải cũng là một cách để thư giãn và nghỉ ngơi hay sao?

nuoi son bang sua me
Cho con bú sẽ giúp gắn kết tình cảm mẹ con

Mẹ có thể ăn những gì mẹ thích
Hầu hết các mẹ sinh con lần đầu thường nghĩ rằng mẹ ăn chất gì thì con sẽ bú vào chất nấy nhưng điều này không hoàn toàn chính xác. Các thành phần như đạm, đường, sắt và canxi có trong sữa mẹ hầu như không bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống. Trong khi đó, hàm lượng chất béo và các vitamin lại dễ dàng thay đổi theo thực đơn hàng ngày của mẹ. Do đó, mẹ vẫn có thể thỉnh thoảng ăn vặt khi thèm nhưng đừng quá thường xuyên vì thức ăn vặt không chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng lại giàu calories. Mục đích của việc duy trì những thói quen ăn uống tốt là để cơ thể mẹ được khỏe mạnh, nhờ đó hoạt động sản xuất sữa mẹ sẽ không bị ảnh hưởng xấu.

Luôn đem theo miếng lót ngực bên mình
Một khi sữa về, bạn có thể vừa ngạc nhiên vừa bối rối khi nhận ra rằng chỉ riêng việc tắm nước ấm hoặc nghe thấy tiếng khóc đòi bú của con cũng có thể kích thích bầu ngực chảy sữa. Nói đơn giản hơn, sữa mẹ có thể chảy vào bất cứ lúc nào mà bạn không ngờ tới, ngay cả khi bạn đang đi dạo ngoài phố, làm việc ở công sở hoặc mua sắm ở siêu thị. Đó là lý do vì sao mẹ không được quên miếng lót ngực khi ra ngoài nếu không muốn phải xấu hổ vì ngực áo thấm ướt. Cũng đừng quên thay miếng lót thường xuyên để tránh “làm ổ” cho vi khuẩn phát triển nhé.

Tìm sự giúp đỡ khi cần thiết
Đôi khi chỉ việc ẵm bé không đúng cách khi cho bú cũng có thể khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Do đó, mẹ cần luôn bình tĩnh và tìm sự giúp đỡ nếu cảm thấy có gì đó không ổn trong chuyện cho con bú. Từ những người thân và bạn bè của mẹ cho tới các hội nhóm, diễn đàn của các bà mẹ nuôi con nhỏ nói chung và các hội nuôi con bằng sữa mẹ nói riêng; dĩ nhiên không thể thiếu bác sĩ sản khoa. Đây đều là những người mà bạn có thể hỏi han và tìm kiếm sự giúp đỡ.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

10 điều cần biết trước khi nuôi con bằng sữa mẹ (Phần 1)

Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe trẻ sơ sinh
Sữa mẹ có tỷ lệ chất đạm, chất đường, chất béo và nước hoàn hảo cho một đứa trẻ. Cơ chế sản xuất sữa mẹ vô cùng tuyệt vời vì nó có thể tự động điều chỉnh cả về số lượng và thành phần để phù hợp với nhu cầu và tốc độ phát triển của con yêu. Một số nghiên cứu khoa học gần đây còn chỉ ra rằng những trẻ được cho bú sữa mẹ có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, béo phì và đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) thấp hơn những trẻ khác.

Đặc biệt không thể không nhắc đến sữa non vì chúng vừa giàu giá trị dinh dưỡng vừa chứa các kháng thể và bạch cầu sẽ bảo vệ bé chống lại các loại vi khuẩn sau khi rời khỏi tử cung ấm áp và an toàn của mẹ. Sữa non sẽ chuyển hóa thành sữa trưởng thành chỉ sau 3 đến 5 ngày, do đó, các mẹ nhớ tích cực cho con bú ngay sau khi sinh để không lãng phí nguồn dưỡng chất quý giá này nhé.

Cho con bú rất tốt cho sức khỏe của mẹ
Cho con bú sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ mắc phải các bệnh tiểu đường, ung thư vú và ung thư buồng trứng. Hoạt động cho con bú còn thúc đẩy cơ thể tiết ra hormone prolactin và oxytocin. Prolactin có tác dụng ức chế hoạt động của buồng trứng làm nang noãn không phát triển dẫn đến vô kinh. Đây chính là cơ sở của phương pháp tránh thai bằng cách cho con bú trong 6 tháng đầu đời. Trong khi đó, oxytocin lại giúp phát triển mối dây gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé. Loại hormone này còn được biết đến với nhiều tác dụng tích cực khác như giảm căng thẳng, giúp dễ ngủ hơn và tăng ham muốn tình dục.

nuoi con bang sua me 2
Nuôi con bằng sữa mẹ tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé

Trẻ sơ sinh và cách bú mẹ
Đây là điều quan trọng với cả bạn và bé vì nếu không ngậm ti đúng cách, bé yêu sẽ không thể nào bú no và thoải mái, chưa kể đến việc bé có thể bị đầy hơi do nuốt phải không khí nếu không ngậm chặt ti mẹ. Ban đầu có thể sẽ không dễ dàng nhưng sau một thời gian, mọi thứ sẽ suôn sẻ hơn. Khi cho bú, mẹ cần để bé há to miệng trước khi áp vú vào. Nếu cho bú đúng cách, lưỡi, môi dưới và cằm của bé sẽ chạm vào ngực mẹ, ti mẹ ngập trong miệng bé trong khi mũi bé vẫn được thoải mái để thở. Nếu mẹ thấy đau đầu ti khi cho bú, bé có thể chưa ngậm vú đúng cách. Lúc này, mẹ nên dùng ngón tay nhẹ nhàng gỡ bé ra và cho bé ngậm ti lại.

Cho con bú rất tiện lợi
Mẹ có thể cho con bú bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, không cần thức dậy pha sữa cho con lúc 2 giờ sáng, cũng chẳng phải lo chuyện mua sữa bột trữ sẵn ở nhà và còn giảm bớt được việc vệ sinh bình sữa nữa chứ. Bé yêu cũng chẳng bao giờ phải chờ đợi bố mẹ đi pha sữa để được cho ăn. Sữa mẹ lúc nào cũng có sẵn và ấm nóng để cho bé bú. Điều này đặc biệt đúng khi bạn đi du lịch vì bé yêu không bao giờ sợ đói nhé.

Ti mẹ cũng cần được chăm sóc tốt
Đầu ngực có thể bị đau và nứt nếu không được chăm sóc cẩn thận. Vì thế, sau mỗi lần cho con bú, mẹ cần kiểm tra hai đầu ti xem có bị đỏ hoặc nứt không để can thiệp sớm, tránh cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Thỉnh thoảng, mẹ nên bôi sữa mẹ lên đầu ti và để khô tự nhiên, cách này sẽ giúp bảo vệ ti và hạn chế các vấn đề như đau, nứt và chảy máu đầu ti.

(còn tiếp)

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Từ sữa mẹ sang bú bình

>> Lần đầu cho bé bú bình như thế nào?

>> Bé trai và bé gái nên uống sữa công thức riêng? 

Nếu bạn và bé chưa thích ứng kịp, những mẹo dưới đây sẽ thực sự có ích đấy.

Bỏ qua cảm giác tội lỗi: Có một số mẹ cai sữa cho bé vì phải đi làm hoặc gặp phải vấn đề khi cho con bú. Đừng ngại ngùng hay xấu hổ, bởi bạn sẽ tiếp tục chăm sóc bé tốt trong thời gian sắp tới. Mọi bà mẹ đều sẽ trải qua giai đoạn này và cai sữa khi đến thời điểm không phải là một tội ác.

Từ sữa mẹ sang bú bình 2
Theo chuyên gia, cho con bú là một trải nghiệm hết sức thiêng liêng nên việc cảm thấy đau lòng “chút chút” khi kết thúc giai đoạn này là điều dễ hiểu

Đợi đúng thời điểm: Nếu bé đã ăn được các loại thức ăn đặc, bạn sẽ dễ dàng giảm bớt việc bú mẹ hơn.

Giảm dần dần: Nếu mẹ ngừng cho bé bú đột ngột, ngực mẹ sẽ bị căng cứng và đau. Mẹ nên chia theo lịch, chẳng hạn giảm bớt 1 cữ bú sau mỗi 3-5 ngày, ngực mẹ sẽ tiết sữa ít dần để tránh gây khó chịu.

Bên cạnh đó, dùng lá bắp cải, chườm nóng lên ngực hoặc bơm sữa ra ngoài cũng giúp mẹ giảm đau. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ chỉ nên “xả” bớt lượng sữa vừa đủ. Một lượng sữa còn trong ngực được giữ trong bầu ngực là dấu hiệu để cơ thể nhận biết không cần tiết sữa nhiều nữa.

Duy trì sự gắn kết: Một số mẹ bày tỏ lo lắng rằng cai sữa sẽ làm mất đi mối dây liên kết đặc biệt giữa 2 mẹ con nhưng lại quên rằng tình thân này luôn mạnh mẽ và sâu đậm dù bất kể chuyện gì xảy ra. Vui chơi, ôm ấp, cùng đọc truyện… là những hoạt động giúp bé gần gũi và cảm nhận làn da cũng như tiếng nói của mẹ.

Dành 1 lần bú mẹ “đặc biệt”:  Đôi khi thật khó để mẹ và bé bước qua giai đoạn bú mẹ dù đã cắt hấu hết cữ cho bé bú trong ngày. Vậy nên nhiều mẹ vẫn tiếp tục duy trì 1 lần cho bú trong ngày. Với nhiều bé, bú đêm là “cửa ải” quan trọng cuối cùng để bắt đầu bài học mới. Một số bé thấy thoải mái khi bú lúc giữa đêm, buổi sáng; số khác lại thích bú khi mẹ đi làm về. Dù gì đi nữa thì chỉ có mẹ và bé mới biết điều gì là phù hợp cho cả hai.

Nhờ ai đó cho bé bú bình: Bé có khả năng buồn chán, thất vọng nếu mẹ “dí” bình sữa vào bé sau nhiều tháng bú mẹ. Nhiều mẹ chọn giải pháp đi đâu đó và nhờ “cứu viện” từ bố, ông bà hay thậm chí là bạn bè, miễn sao đó là người luôn yêu thương, chăm sóc và có ý thức trách nhiệm với bé…

Tạo cảm giác thân quen: Nếu mẹ đang chuyển hướng cho bé bú bình, hãy tạo không gian càng giống với lúc bé bú mẹ càng tốt vì bé sẽ có cảm giác an toàn hơn.

Đánh lạc hướng bé khỏi ngực mẹ: Nếu bé đã hơn 6 tháng tuổi và bắt đầu làm quen với thực phẩm ăn dặm một cách suôn sẻ, mẹ nên giảm cho bé bú, để bé bú trong thời gian ngắn hơn hoặc dùng các loại thực phẩm, bú bình… khiến bé xao nhãng. Mẹ có thể chọn quần áo làm bé khó bú hơn, dành thời gian đi loanh quanh, thay thế bằng các loại thức ăn vặt hoặc kể nhiều chuyện hơn cho bé nghe…

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

11 cách vỗ về khi bé khóc

Vỗ về khi bé khóc
Có hàng chục lý do để bé khóc như đói bụng, tã đang bị bẩn hay đầy hơi…

Dùng khăn quấn chặt

Đối với người lớn, bị quấn chặt trong chăn hẳn sẽ rất khó chịu vì cảm giác bó buộc khiến cả người thẳng đơ. Tuy nhiên cách này lại giúp đứa trẻ đang gào khóc om sòm cảm thấy dễ chịu, quen thuộc và được bảo bọc như khi còn nằm trong bụng mẹ. Các bậc cha mẹ thường thắc mắc là cần phải quấn chặt trẻ đến mức nào. Câu trả lời khá đơn giản: Bạn chỉ cần quấn chặt vừa đủ để trẻ không luồn được tay ra ngoài, nhưng hai chân vẫn có thể quẫy đạp thoải mái.

Thay đổi tư thế

Nếu trẻ đang khóc ngằn ngặt vì đau bụng và bạn đã thử đặt trẻ nằm ngửa trong nôi nhưng vẫn không có tác dụng gì, thử đổi tư thế khác nhé. Ẵm trẻ nằm sấp, một bàn tay đặt dưới bụng trẻ, cánh tay kia đỡ lấy đầu giúp trẻ dịu bớt cơn đau. Lực ép từ bàn tay bạn sẽ giải phóng lượng hơi đầy trong bụng khiến trẻ đỡ khó chịu.

Một chút tiếng ồn

Nhiều trẻ thích nghe những âm thanh như mở quạt lên, tiếng máy giặt chạy, máy hút bụi hoặc radio đang ở chế độ đang dò đài. Nhớ chỉnh độ lớn của âm thanh ở mức thấp thôi bạn nhé. Những âm thanh này làm cho trẻ quay lại cảm giác đang còn nằm trong bụng mẹ.

>> Xem thêm: Mẹo dỗ bé nín khóc

Cho ngậm ti giả

Trẻ sơ sinh có bản năng bú mút rất mạnh, bạn có thể thử cho trẻ tự vỗ về khi ngậm chiếc ti giả. Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định ti giả có thể giúp ngăn ngừa triệu chứng trẻ đột tử trong khi ngủ.

Dỗ dành bằng lời nói

Nói trực tiếp vào tai trẻ cũng thường có tác dụng. Đứa trẻ đang quấy khóc sẽ dịu xuống khi tập trung lắng nghe tiếng nói của bạn. Bạn có thể nói với trẻ bằng một giọng nhỏ nhẹ, nhẫn nại nhưng không kém phần kiên quyết. Bảo đảm bạn nói đủ to để trẻ đang gào khóc vẫn nghe thấy tiếng bạn.

Đưa trẻ đi dạo

Được đung đưa, rung lắc sẽ giúp trẻ dễ ngủ hơn. Đặt trẻ trong nôi đưa, ghế rung hoặc ngồi xe đẩy vài vòng là ý kiến hay. Hoặc bạn có thể bế bé trên tay và nhẹ nhàng đung đưa.

Xoa bóp cho trẻ

Nhiều trẻ thích những xúc chạm trực tiếp. Bạn nên thử dỗ dành bằng cách xoa bóp cho trẻ dễ chịu hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ được xoa bóp thường ít khóc và ngủ ngon hơn. Cởi hết quần áo trẻ, chậm rãi vuốt mạnh dọc hai chân, cánh tay, phần lưng, ngực và mặt giúp trẻ lẫn bạn có được những phút giây thư giãn tuyệt vời.

Địu trẻ bên người

Trong nền văn hoá ở một số nước, trẻ nhỏ được mẹ địu gần như suốt ngày trên vai hoặc trước ngực. Khi địu trẻ, cánh tay mỏi nhừ của bạn sẽ được nghỉ ngơi, thậm chí bạn còn rảnh tay để làm vài việc vặt. Trẻ được rúc vào lòng, ôm ấp mẹ sẽ dễ dàng ngủ theo nhịp ru đung đưa.

Cho trẻ ợ hơi

Khi khóc to, trẻ thường bị đầy hơi do nuốt nhiều không khí, càng khó chịu trẻ lại càng khóc nhiều hơn. Mẹ hãy thử cho trẻ áp đầu vào vai bạn rồi dùng các ngón tay vỗ và xoa nhẹ lưng trẻ để giúp trẻ ợ hơi. Bạn cũng có thể đặt trẻ nằm sấp trên đùi hoặc cho trẻ ngồi trong khi tay bạn đỡ phần cổ và ngực.

>> Xem thêm: Để bé không còn bị đầy hơi

Nghỉ xả hơi

Đêm nào cũng phải dỗ một em bé quấy khóc quả là “cực hình” khiến bạn cảm thấy quá tải. Khi kiệt sức, tốt nhất bạn nên nhờ vợ / chồng hay người thân trong gia đình trông con hộ để bạn nghỉ ngơi. Nếu không có ai để nhờ vả, sẽ không sao khi cứ để trẻ khóc một lúc trong cũi để bạn tranh thủ thở lấy vài hơi và trấn tĩnh tinh thần.

Đi gặp bác sĩ

Thường thì không có lý do đặc biệt nào cho sự quấy khóc cả, chỉ là một số trẻ thường khóc nhiều hơn những trẻ khác mà thôi. Nếu quá lo lắng, bạn có thể nhờ bác sĩ kiểm tra xem bé có đang đau ở đâu không.

Nếu tình trạng quấy khóc diễn ra thường xuyên, bạn cũng đừng quá buồn bực, nhớ rằng bạn đã làm tất cả những điều có thể. Đây không phải lỗi của bạn và tình trạng này không thể kéo dài mãi mãi được.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Xoa đầu cho trẻ sơ sinh có nên hay không?

Như các cụ xưa vẫn hay nói trẻ khi sinh ra đầu dẹp hay méo thì trong tháng đầu tiên ngày nào cũng xoa đầu trẻ thì sẽ tròn?
Ỉn nhà em đầu dẹt có 2 ngạnh lúc mới sinh em xoa cho ỉn mãi,hôm có bác vào chơi quoát em ai bảo đi xoa đầu con thế nay mai nó không thông minh làm em cũng không dám soa nữa.
Các mom đã nghe chưa.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chăm sóc bé với 12 công dụng hay của dầu dừa

Với khả năng chống oxy hóa, diệt khuẩn và kháng viêm, bé và  bạn sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích từ loại dầu có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên này.

Vệ sinh cho bé

Phân su của trẻ sơ sinh rất khó lau rửa, thế nhưng, chỉ cần  dùng một chút dầu dừa thấm vào miếng tăm bông cotton, bạn sẽ thấy bé trở nên sạch sẽ ngay.

>> Đọc thêm: Để bé luôn sạch sẽ và thơm mát

Massage

Việc massage cho trẻ sẽ trở nên một khoảng thời gian rất thú vị với mùi thơm ngọt của dầu dừa.

 

Massage cho bé với dầu dừa
Bé được masage sẽ dễ ngủ hơn những bé không được massage

Cho tóc vào nếp

Những lọn tóc non tơ lòa xòa sẽ vào nếp gọn gàng với một chút ít dầu dừa (bạn chỉ nên dùng khoảng ¼ thìa cà phê thôi).

Sạch “cứt trâu”

Những mảng vảy này sẽ giảm dần và biến mất khi bạn sử dụng dầu dừa thoa lên toàn bộ phần da đầu bé. Đây là một phương thức hoàn toàn tự nhiên giúp loại bỏ một trong những vấn đề về da phổ biến ở trẻ em. 

Giảm triệu chứng của tự kỷ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu dừa rất hữu ích trong việc làm giảm những triệu chứng của bệnh tự kỷ.

Xử lý hăm tã

Thoa một ít dầu dừa lên vết hăm thay vì dùng kem chống hăm, và bạn sẽ thấy chúng từ từ biến mất. Những nhóc tì bị nhiễm nấm candida cũng có thể sử dụng dầu dừa để chữa.

>>Tìm hiểu thêm về hăm tã

Mụn trên da

Dầu dừa thiên nhiên có thể được dùng để trị sạch những đốm mụn của bé.

Chứng sừng nang lông

Thoa một ít dầu dừa lên vết sừng nang lông (keratosis pilaris) của bé. Những đốm vảy như da gà này sẽ mờ dần đi khi bạn sử dụng thường xuyên. 

Trị chấy

Thật không gì khó chịu cho bằng thấy các bé bị ngứa ngáy do vô tình lây chấy từ đâu đó. Lúc này, mẹ chỉ cần dùng dầu dừa, hoặc dung dịch pha trộn dầu dừa và giấm táo để diệt sạch những tên ký sinh này. Đầu tiên, thoa giấm lên tóc và để khô. Tiếp đó, bôi thêm dầu dừa, lên toàn bộ tóc của bé và cho bé đội miếng bao tóc bằng nhựa trong vài giờ. Sau đó, gội đầu với dầu gội như bình thường.

Dầu tắm

Bạn có thể thêm vài giọt dầu dừa vào sữa tắm của bé để làm da thêm mềm mại.

Eczema

Với khả năng kháng viêm, dầu dừa thực sự cải thiện tình trạng da của bé. 

Vết muỗi cắn

Thoa dầu dừa lên vết muỗi cắn sẽ giúp giảm bớt sự ngứa ngáy.

 

MarryBaby