Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

7 mẹo giúp mẹ chải tóc cho bé thật dễ

chai toc cho be 2
Nên để bé chải tóc cho búp bê trong khi bạn chải tóc cho bé

Các bé gái với tóc dài thường trông rất đáng yêu. Tuy nhiên, tất cả các ông bố bà mẹ có con gái giống nàng công chúa tóc dài là một chuyện… còn chải được mái tóc ấy mà không vấp phải sự “chống cự” của bé lại là một chuyện hoàn toàn khác.

Vậy làm cách nào để chải tóc cho con thật dễ mà không phải khiến bé khóc lóc, mè nheo? Thử tham khảo các mẹo nhỏ dưới đây nhé.

• Thắt bím cho bé vào buổi tối. Một trong những lý do chính khiến trẻ ghét chải tóc là vì bé cảm thấy đau khi bạn chải những chỗ tóc rối. Thắt bím cho bé vào buổi tối trước khi ngủ sẽ hạn chế tóc rối đến mức tối đa và khiến cho công tác chải chuốt vào sáng hôm sau dễ dàng hơn nhiều.
• Chải tóc bằng ngón tay trước. Nếu tóc của bé không quá rối, bạn hãy nhẹ nhàng luồn ngón tay vào tóc bé rồi “chải” xuống trước khi dùng lược. Điều này sẽ giúp bé thoải mái hơn và hạn chế đau đớn khi chải bằng lược.
• Cho bé cầm lược. Nên khuyến khích con gái tự chải tóc từ nhỏ. Nói với bé rằng bé đã lớn và có thể tự chải tóc như mẹ. Bạn thậm chí có thể tạo ra mối liên hệ mật thiết giữa mẹ hoặc bố với con gái bằng cách chải đầu cùng nhau đấy nhé.
• Bắt đầu từ ngọn tóc: Giữ phần chân tóc và nhẹ nhàng chải những chỗ rối ở gần ngọn tóc rồi tiến dần lên chân tóc. Điều này sẽ khiến cả quá trình không gây đau đớn cho bé.
• Không dùng bàn chải tóc: Thay vì bàn chải tóc, hãy dùng lược có răng thưa. Điều này rất quan trọng, đặc biệt nếu tóc đang ướt vì lược sẽ giúp ngăn gãy tóc. Không bao giờ để mái tóc rối còn ướt sau khi gội khô tự nhiên vì điều này sẽ dẫn đến một mớ tóc rối khiến quá trình chải thêm khó khăn và bực bội.
• Dùng dầu xả dưỡng tóc. Nhớ dùng dầu xả dưỡng tóc mỗi lần gội đầu cho bé. Điều này sẽ giúp tóc bé mềm, sáng và mượt, đồng nghĩa với việc tóc sẽ ít hoặc không bị rối khi chải. Dầu xả chống rối hoặc dầu xả khô cũng có tác dụng tương tự.
• Kiên nhẫn gỡ từng chỗ rối. Nếu gặp phải một chỗ rối thật khó gỡ trên tóc bé, bạn cần kiềm chế ý nghĩ dùng kéo cắt phăng nó đi. Thay vì vậy, hãy bắt đầu gỡ từ bên ngoài chỗ rối bằng lược răng thưa. Sử dụng một số loại dầu gỡ rối hay thậm chí là một ít dầu ô liu cũng có thể giúp giải quyết vấn đề.
• Cắt tóc cho bé: Mặc dù tóc dài rất đẹp nhưng tóc càng dài thì lại càng dễ rối. Do đó, nên duy trì độ dài vừa phải cho tóc bé – tóc dài chấm vai hoặc ngang lưng sẽ dễ chải hơn nhiều so với tóc dài đến eo.
• Thử đánh lạc hướng. Phương pháp này sẽ cần thiết nếu con bạn chỉ khoảng 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi nhưng đã có một mái tóc dài. Hãy thử đánh lạc hướng bé bằng cách hát hoặc kể chuyện khi chải tóc cho bé. Khi bé lớn hơn, nên khuyến khích bé tự chải tóc.
• Dùng trí tưởng tượng. Nói với bé rằng bạn có chiếc lược thần kỳ và nếu bé chịu để cho bạn chải tóc thì bé sẽ có mái tóc màu nhiệm xinh đẹp của một công chúa.
• Giúp bé tập chải tóc: Khi bạn chải tóc cho bé, hãy để bé tập chải tóc cho búp bê. Một biện pháp còn tốt hơn nữa là để bé chải tóc cho bạn rồi nói rằng bây giờ đến lượt bạn chải tóc cho bé.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Làm gì với trẻ sơ sinh hay cắn khi bú mẹ?

Khi mọc răng, bé sẽ thấy ngứa nướu và rất thích cắn. Vú mẹ là một trong những “món khoái khẩu” của bé. Vì vậy, một số bà mẹ sợ đau nên họ đã quyết định cai sữa cho bé ngay sau khi bé có dấu hiệu mọc răng. Tuy nhiên, các bà mẹ nên cố gắng cho bé bú đến 2 tuổi rồi cai sữa là tốt nhất.

Tại sao con lại cắn ti mẹ?
Trong giai đoạn mọc răng, nướu của trẻ sơ sinh sẽ rất đau và sưng lên. Do đó, bé thường chảy nước miếng và muốn nhai tất cả mọi thứ bé có được, trong đó có ngực và núm vú của mẹ, để giảm bớt sự đau đớn và khó chịu mà bé đang chịu đựng. Trong thực tế, một số em bé có thể cắn rất mạnh và thậm chí để lại dấu vết khá rõ trên da.

Tuy nhiên có một điều có thể bạn chưa biết, đó là trẻ sẽ không cắn núm vú của mẹ khi đang bú và bé cũng sẽ không thể cắn được nếu được bế đúng cách. Bé mọc răng chỉ có thể cắn vú mẹ khi bé không bú, thường là trước và sau khi bú no. Vì vậy, người mẹ cần canh đúng thời điểm để rút vú ra.

Lý do khác khiến trẻ mọc răng cắn vú mẹ là do bé phải chờ lâu để sữa mẹ chảy về. Hoặc cũng có thể là bởi bé đã bú no và chỉ muốn cắn một cái gì đó để giết thời gian.

cho con bu 2
Cho con bú đúng tư thế sẽ ngăn bé cắn ti mẹ

Mẹ cần làm gì để tránh bị bé cắn trong khi cho bú?
Để tiếp tục cho con bú ở giai đoạn bé mọc răng và thích cắn, mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến bé khi cho bé bú. Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh càng lớn sẽ bớt cắn vú mẹ nếu người mẹ duy trì giao tiếp bằng mắt trong khi nói chuyện hay đọc truyện cho bé nghe.

Ngoài ra, cho bé ngậm vú đúng cách cũng sẽ giúp hạn chế việc bé cắn vú mẹ. Trước khi bú, miệng của bé nên được mở rộng để núm vú ở cách xa nướu, nhờ đó bé sẽ khó cắn hơn.

Quan trọng hơn là các bà mẹ không nên ép bé bú. Hành động cắn vú mẹ là một cách đơn giản để bé gửi thông điệp đến mẹ để báo là bé chưa quan tâm đến chuyện bú mớm đâu nhé.

Giải pháp cho các bà mẹ cho con bú
Đôi khi mẹ sẽ thấy thực sự khó khăn để kiểm soát việc bé cắn khi đang cho bú. Phản ứng giật mình của người mẹ ngay sau khi bị bé cắn có thể đủ để ngăn chặn bé làm việc đó một lần nữa. Tuy nhiên, bạn không nên giật nhanh vú ra khỏi miệng bé vì hành động này sẽ làm bạn thêm đau đớn, do lúc này bé đang ngậm vú bạn rất chặt. Thay vào đó, bạn hãy áp sát mặt bé vào ngực bạn, bé sẽ thấy hơi ngộp thở và tự nhiên, bé sẽ mở miệng, nhả vú ra để thở.

Ngoài ra, mẹ có thể chèn ngón tay út của mình vào miệng của bé, bé sẽ khó ngậm vú và mẹ có thể rút vú ra một cách dễ dàng. Nhớ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho vào miệng bé nhé. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng có thể giúp bé giảm bớt sự khó chịu, đau nhức khi mọc răng bằng cách cho bé cắn vào chiếc khăn hay trái chuối đã được ướp lạnh.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Giúp trẻ sơ sinh tránh bị đột tử khi ngủ

1. Nên cho trẻ sơ sinh nằm ngửa:
Khoảng 3 – 4 tháng tuổi, khi đã biết lật, bé thường ngủ theo quán tính lật sấp người lại. Tư thế nằm sấp như thế rất dễ chèn ép tim và có khi bé không ngóc đầu dậy hoặc không thể trở mình lại được gây ngạt thở…. Trong trường hợp này, nếu người lớn không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho bé. Vì thế, với trẻ dưới 12 tháng, nhất là vào ban đêm, bố mẹ cần cẩn trọng khi cho con ngủ. Tốt nhất là mua 2 chiếc gối ôm thật to và nặn tay để chặn 2 bên tay bé, tránh bé lăn đạp và lật úp bụng xuống giường.

2. Sử dụng nệm phẳng và chắc:
Nhiều mẹ cho rằng mua nệm gối càng mềm càng tốt nhưng những loại mỏng và đàn hồi kém sẽ khiến cột sống mỏng manh của con dễ bị xiêu vẹo. Quan trọng hơn, nguy cơ đột tử sơ sinh cũng do những loại nệm này gây ra. Do đó, các mẹ nên mua nệm cao su có độ phẳng, vững chắc, thông thoáng cho lưng để giúp trẻ ngủ ngon hơn và không bị đau.

3. Tránh đắp chăn trùm kín mặt của trẻ:
Khi bị khó chịu, trẻ sơ sinh chỉ có thể khóc mà không thể tự mình kéo chăn xuống. Vì thế, nếu ba mẹ có thói quen trùm chăn kín mặt cho con thì ngay bây giờ hãy bỏ thói quen ấy ngay. Chẳng những khi ngủ không trùm chăn quá đầu mà khi đi đường cũng tránh sử dụng các loại khăn voan, khăn mặt trùm kín mặt con, việc này dễ khiến trẻ đột tử trong lúc ngủ.

4. Tập cho con thói quen ngủ đúng chỗ:
Khi các mẹ, các bố thấy con có thói quen “vạ” đâu ngủ đó, cần lập tức tìm cách chỉnh đốn ngay. Bố mẹ nên tập cho bé ngủ trong giường cũi hoặc trong nôi. Đơn giản vì những thói quen xấu đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương của bé. Và nếu không cho bé ngủ nôi riêng mà ngủ chung với ba mẹ, chỉ cần bố mẹ sơ suất một tí thôi dễ gây tai nạn cho con đấy!

dot tu o tre so sinh
Tư thế nằm sấp khi ngủ làm tăng nguy cơ đột tử trẻ sơ sinh

5. Không cho bé ngủ cùng anh chị:
Trẻ sơ sinh rất mỏng manh, nếu cho bé nằm chung với các anh chị lớn hơn, anh chị có thể xoay người tứ tung, dễ làm tổn thương bé. Bên cạnh đó còn là nguy cơ chăn, gối vô tình che khuất mặt làm bé nghẹt thở trong lúc anh chị xoay mình.

6. Cẩn trọng khi mẹ ngủ cùng con:
Nếu mẹ có thói quen cho con ngủ cùng, hãy cẩn trọng mái tóc dài của mẹ có thể phủ lên mặt, cổ, v..v.. của con, dễ gây trở ngại cho đường hô hấp. Vì thế, khi ngủ cùng con các mẹ chú ý buộc tóc gọn hoặc dùng khăn trùm đầu nhé.

7. Cẩn trọng với thú nhồi bông, đồ chơi trên giường:
Cũng như nguy cơ tiềm tàng bởi tóc của mẹ hoặc chăn, gối, mền; thú bông, đồ chơi, v…v.. cũng có thể phủ lên mặt, lên cổ của con, gây nghẹt thở rất nguy hiểm cho bé.

Minh Trang

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Trẻ 9 tháng ăn bún có được không//?

chào các mẹ , bé nhà mình 9 tháng rồi, mình cho con ăn bột, đôi khi kèm bữa cháo, thi thoảng lại mua bún hay phở xay nhỏ cho con ăn… 

Hôm nay ra chợ mình cũng mua bún như mọi lần, gặp 1 bác , bác ý cũng mua bún, bác thấy mình mua bún cho bé, bác bảo 9 tháng ăn gì bún, … nghe thế mình hỏi tại sao bác ý lại không nói… chỉ biết là không tốt, chưa ăn được…

Vậy theo các mẹ thì bé mấy tháng ăn được bún… tự dưng mình lại suy nghĩ nhiều về vụ này… mình thấy bé nhà mình cũng thích món bún lắm cơ…

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Làm thế nào để trẻ không còn sợ tắm?

Trẻ sợ tắm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: sợ nước lạnh hoặc nước nóng, sợ xà phòng chảy vào mắt, sợ đau khi bị mẹ kì cọ cơ thể, thậm chí là sợ mùi hương các loại sữa tắm, dầu gội. Nhiều bé sợ tắm đến mức chỉ cần thấy mẹ chuẩn bị đồ dùng để đi tắm là đã khóc thét lên. Biết được nguyên nhân bé sợ tắm là gì thì việc giải quyết sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Trước hết, nếu bé khóc lóc hoặc có biểu hiện lạ khi chuẩn bị tắm, bạn nên dừng lại, đừng bắt bé tắm ngay cho bằng được. Vì càng ép bé càng sợ và những lần tắm sau sẽ khó khăn hơn nhiều.

tre so tam 1
Không bao giờ được để trẻ trong bồn tắm một mình dù chỉ là vài giây

Bé sợ tắm có thể do sợ nước. Bạn thử kiểm tra xem nước tắm của bé có quá nóng hay quá lạnh không. Khi đó, bạn nên điều chỉnh lại nhiệt độ của nước cho phù hợp với cơ thể bé. Khi đã điều chỉnh thì bạn cũng tập cho bé làm quen với nước từ từ chứ không nên ép bé tắm ngay.

Bé có thể sợ tắm do dầu gội hoặc sữa tắm cứ chảy vào mắt khiến bé khó chịu. Trong trường hợp này, bạn nên cẩn thận khi xoa dầu gội, sữa tắm lên người bé. Làm một cách cẩn thận, nhẹ nhàng để bé không cảm thấy đau hay khó chịu. Nên dùng các loại khăn tắm lông mềm để lau người cho bé, tránh làm trầy xước làn da mỏng manh của bé.

Bé sợ tắm cũng có thể vì sợ mùi sữa tắm, dầu gội. Kiểm tra loại dầu gội, sữa tắm có mùi hương khó chịu nào khiến bé không thích hay không. Nên chọn những loại dầu gội hoặc sữa tắm không có thành phần gây kích ứng da với trẻ. Đặc biệt là những loại sữa tắm, dầu gội có mùi hương trái cây chắc chắn bé sẽ rất thích.

Chú ý khi chuyển cho bé tắm từ chậu sang bồn tắm. Điều này sẽ khiến bé có cảm giác lạ lẫm khi bị di chuyển sang một môi trường mới. Nên tập cho bé tắm ở chậu hoặc bồn từ từ. Bạn cũng có thể cho bé ngồi vào lòng mình ở trong chậu để bé có cảm giác yên tâm là luôn có người lớn bên cạnh. Một khi đã quen thì việc tắm cho bé sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Bạn cũng có thể cho bé nghịch nước hoặc làm nước bắn tung tóe ra nhà. Nó có thể khiến bạn rất mệt sau khi tắm xong cho bé nhưng sẽ rất hiệu quả nếu bạn không muốn con sợ tắm nữa.

Nếu bé khóc lóc trong khi tắm, bạn nên giữ bình tĩnh và kiên nhẫn, tránh la mắng hoặc có những hành động khiến bé sợ hãi hơn. Có thể giúp bé quên đi nỗi sợ hãi bằng cách sử dụng những đồ chơi bằng nhựa khi tắm. Bạn cũng có thể thủ thỉ với bé những câu chuyện vui về gia đình hoặc những con vật đáng yêu sẽ giúp bé thích thú hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, một điều cần lưu ý trong lúc tắm cho bé là bạn nên chuẩn bị hết mọi thứ cần thiết rồi mới tiến hành tắm. Không được để bé một mình ở trong chậu, bồn tắm hoặc khu vực tắm rửa dù chỉ vài giây vì như vậy rất nguy hiểm. Tai nạn thương tích trong nhà tắm vẫn thường xảy ra cho trẻ nhỏ khi người lớn chỉ cần lơ là đôi chút.

Phan Anh

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Giảm sốt cho bé với 5 phương pháp tự nhiên

Massage cho bé để làm mát
Đặt một chiếc khăn tắm lên một tấm đệm không thấm nước trong phòng ấm, kín gió. Để một tô nước ấm bên cạnh, có thể bỏ thêm một túi trà hoa cúc vào nước để tạo mùi thơm dịu nhẹ. Đặt bé nằm lên tấm khăn, cởi quần áo cho bé nhưng có thể giữ nguyên tã lót nếu muốn. Nhúng tay vào nước, sau đó nhẹ nhàng đặt lên ngực bé. Xòe các ngón tay ra ngoài và vuốt xuống hai bên eo của bé. Cầm một chân của bé rồi nhẹ nhàng vuốt từ ngón chân lên hông liên tục từ 3 đến 4 lần, thực hiện với chân còn lại.

Làm tương tự với hai cánh tay từ 3 đến 4 lần. Đỡ hai vai của bé trong tay rồi vuốt xuống ngực và lặp lại. Trong quá trình mát xa, thỉnh thoảng nên nhúng tay vào nước. Sự vuốt ve nhẹ nhàng sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu nhưng nếu bé tỏ ra căng thẳng, cần ngừng ngay lập tức. Không có đứa trẻ nào giống nhau hoàn toàn và một số biện pháp có thể rất hữu hiệu đối với bé này nhưng với các bé khác thì không.

Núm vú giả bằng dưa leo
Dưa leo thường được các spa sử dụng để giảm viêm và sưng mô xung quanh mắt. Nó cũng có tác dụng làm mát tương tự khi làm núm vú giả cho bé. Bạn nên dùng cả quả dưa leo non, gọt vỏ một đầu rồi dùng dao tỉa thành hình đầu ngón tay với phần gốc lớn và phần ngọn tròn và nhỏ. Nhớ đừng để lộ phần hạt dưa vì có thể khiến bé bị hóc. Giữ phần chưa gọt như khi cầm chai sữa và cho bé mút phần đã gọt vỏ. Chú ý kĩ quả dưa để đảm bảo nó không bị dập nát. Tác dụng làm mát của dưa sẽ giúp hạ sốt ngay lập tức.

Cho bé bú thường xuyên hơn
Khi bé bị sốt, bé thường khá biếng ăn nhưng mẹ cần nhớ rằng đây là lúc bé cần được bổ sung nhiều nước hơn bình thường. Mất nước rất nguy hiểm khi bé bị sốt. Nếu bé không chịu ăn, nên cho bé bú nhiều bữa, mỗi bữa một ít. Nếu bé bú sữa mẹ, bạn nên để bé tự điều chỉnh lượng sữa muốn bú nhưng bạn phải cho bé bú nhiều lần hơn. Nếu bé bú bình, mỗi lần chỉ cho bé bú một nửa lượng sữa bình thường và tăng số lần cho bú lên gấp đôi. Ngoài ra, nếu bé bú bình, nên dùng sữa ở nhiệt độ phòng thay vì sữa ấm để giúp hạ sốt.

Cùng bé tắm hơi
Tiếp xúc giữa da bạn và da bé cùng với hơi ấm của nước tắm sẽ có tác dụng làm mát cho bé. Dù bạn để bé tắm một mình chứ không tắm chung, đây cũng là một cách hiệu quả để giảm sốt và đau nhức do sốt gây ra. Bạn có thể bỏ thêm một túi trà hoa cúc để tạo mùi dễ chịu mặc dù trà này không có tác dụng giảm sốt.

Quấn chăn mát
Bạn sẽ rất vất vả khi bé bị sốt vì nếu quấn chăn cho bé như bình thường chỉ khiến bé càng nóng hơn. Tuy nhiên, có những bé chỉ chịu ngủ khi được quấn chăn.
Cách quấn chăn dưới đây có thể giúp bạn.
Chỉ cần sử dụng một chiếc chăn quấn bình thường và gập lại thành hình tam giác.

giảm sốt cho bé 2
Đặt bé lệch về bên trái của chăn, phần đầu và vai ở trên nếp gấp của chăn. Đặt tay trái của bé ở dưới chăn.

giảm sốt cho bé 3

Sau đó, gấp phần chăn bên trái xuống bên dưới bé, lúc này hai góc chăn đều nằm ở bên phải của bé.

giảm sốt cho bé 4

Đặt tay phải của bé dưới cả hai lớp chăn

giảm sốt cho bé 5

Gập phần chăn lớn hơn xuống dưới tay và cơ thể bé để lớp chăn này lại trở về bên trái bé.

giảm sốt cho bé 6

Kéo hai góc chăn lên phía trước của bé rồi thực hiện động tác quấn chăn cơ bản giống như bạn đang chuẩn bị cột giày.

giảm sốt cho bé 7
Bây giờ kéo góc chăn bên dưới lên rồi nhét vào nút thắt vừa tạo.

giảm sốt cho bé 8

Lúc này bé đã được quấn chăn nhưng phần ngực, vai và cổ không bị che mất. Đây là cách quấn chăn tốt nhất cho bé bị sốt, chắc chắn nhưng không quá nóng. Bạn nên dùng chăn làm bằng vải bông nhẹ để quấn.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

9 mẹo vặt sai lầm khiến con bệnh càng thêm bệnh

1. Ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu mũi
Ngửa đầu về phía sau sẽ khiến máu chảy ngược vào họng, điều này rất có hại cho bé. Khi bé bị chảy máu mũi, cần để bé đứng hoặc ngồi với phần đầu nghiêng về phía trước, nắm nhẹ cánh mũi và bảo bé thở bằng miệng khoảng 10 phút, máu mũi sẽ ngưng chảy.

2. Giấm và bệnh thủy đậu
Bạn có thể đã nghe rằng nên dùng giấm nâu pha vào nước tắm sẽ giúp xoa dịu bệnh thuỷ đậu. Nhưng liệu việc dùng chất lỏng có tính axit để trị ngứa ngáy cho làn da nhạy cảm của bé có hợp lý không? Những bà mẹ có kinh nghiệm chắc chắn sẽ hiểu cách trị liệu này làm đau bé hơn là xoa dịu bé.

3. Dầu mù tạt để trị đau tai
Viêm tai sẽ gây ra đau tai, bệnh này rất phổ biến ở trẻ. Sử dụng dầu mù tạt có thể khiến phát sinh ráy tai nhiều hơn và có thể làm tắc lỗ tai của bé.

meo vat chua benh 2
Khi bé bị chảy máu cam, cần bóp nhẹ mũi bé và nghiêng đầu về trước

4. Kem đánh răng trị bỏng
Mẹ và bà ngoại có thể bảo bạn dùng kem đánh răng để trị bỏng. Nhưng sự thật là kem đánh răng rất có hại cho các vết bỏng và vết mẫn đỏ vì nó có thể làm khô vết thương và dẫn tới viêm da. Thay vì dùng kem đánh răng xoa vào vết bỏng cho bé, tốt hơn hết là bạn nên dùng nước mát để hạ nhiệt chỗ bị bỏng.

5. Đâm vết rộp
Đây là một trong những cách trị tại nhà tệ nhất cho bé mà ông bà xưa chỉ dạy. Khi đâm vết rộp, làn da nhạy cảm của bé có thể bị nhiễm trùng. Điều bạn nên làm chỉ là để vết rộp tự khô và vết thương sẽ tự động khỏi trong một vài ngày khi lớp da bên dưới phát triển và cứng cáp.

6. Sữa chua và đường để trị nhiễm nấm
Nếu bạn đã từng nghe sữa chua và đường có thể trị nhiễm nấm, làm ơn đừng thử! Để trị nhiễm nấm, bạn phải dùng sữa chua không đường vì đường có thể khiến bệnh thêm nghiêm trọng.

7. Giảm đau khi mọc răng
Cho bé uống ít rượu khi đang mọc răng có thể làm tê vết đau, tuy nhiên cách này lại rất nguy hiểm cho sức khoẻ của bé. Khi bé đang mọc răng, tốt hơn hết là bạn nên làm lạnh đồ cắn nướu cho bé trong tủ lạnh khoảng 15-20 phút và cho bé cắn món đồ chơi đó khi nó còn lạnh.

8. Bơ trị bỏng
Không có bằng chứng nào chứng minh bơ giúp trị bỏng. Trong hầu hết trường hợp, cách làm này có thể gây nhiễm trùng.

9. Làm sạch bằng nến xông tai
Đây là một phương pháp làm sạch tai bằng cách sử dụng một cây nến hình nón rỗng được phủ sáp ong. Tuy nhiên, sản phẩm này còn gây nhiều tranh cãi về ư và nhược điểm của nó. Dù sao đi nữa, bạn đừng bao giờ thử cách này cho con vì rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến thính giác của bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Dinh dưỡng cho bé ở tuổi tập đi (Phần 1)

Tại sao chế độ ăn của trẻ khác người lớn?
Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ tập đi sẽ khác người lớn. Mẹ cần lưu ý những điểm khác nhau này khi chuẩn bị bữa ăn cho trẻ.

Đường và muối
Trẻ ở tuổi tập đi chỉ nên tiêu thụ tối đa 1 gam muối mỗi ngày. Với hàm lượng này, bạn không nên bỏ muối vào bất cứ món ăn nào mà bạn nấu cho bé. Một số loại thức ăn của người lớn không thích hợp với trẻ nhỏ chỉ đơn giản vì chúng có hàm lượng muối hoặc đường cao hoặc chứa chất tạo màu và mùi nhân tạo.

dinh duong cho be
Trái cây tươi là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bé

Số lượng thức ăn
Dạ dày của bé nhỏ hơn dạ dày của bạn ít nhất 5 lần. Do đó, bé cần được cho ăn nhiều bữa trong ngày với một lượng nhỏ thức ăn mỗi bữa. Để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và nguồn năng lượng cho bé hoạt động, bạn nên cho con ăn ba bữa chính và nhiều bữa nhẹ xen giữa với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng
Trẻ tuổi tập đi cần một chế độ ăn giàu chất béo và ít chất xơ hơn so với người lớn. Mặc dù chất xơ cũng cần cho hệ tiêu hóa của trẻ nhưng chúng dễ làm trẻ thấy nó trong khi lại không cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động hàng ngày cũng như sự phát triển của trẻ. Những nhóm thực phẩm khác nhau sẽ cung cấp những dưỡng chất khác nhau, do đó, bé cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để có thể phát triển hoàn chỉnh nhất.

Sữa
Ở giai đoạn tập đi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé. Sữa cung cấp chất béo, năng lượng, chất đạm, vitamin và khoáng chất như canxi. Trung bình trẻ nên uống 350ml sữa mỗi ngày.
Cần những gì trong chế độ dinh dưỡng cho bé tuổi mầm non?
Một chế độ dinh dưỡng cân đối dành cho trẻ mầm non cần đảm bảo đầy đủ các thành phần sau đây.

Carbohydrates

  • Ví dụ như: bánh mì, ngũ cốc, khoai tây.
  • Ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì là những nhóm cung cấp carbohydrates tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn nên cho bé dùng cả hai loại này.
  • Carbohydrates có thể dùng trong bữa chính lẫn bữa phụ.

Trái cây và rau quả

  • Ví dụ như: cà rốt, chuối, cà chua.
  • Nên cố gắng cho bé thử nhiều loại trái cây và rau củ màu sắc khác nhau vì chúng sẽ cung cấp những loại chất dinh dưỡng khác nhau.
  • Chế độ ăn tốt nhất là có 5 cữ trái cây mỗi ngày nhưng nhớ rằng khẩu phần của bé nhỏ hơn nhiều so với khẩu phần của người lớn nhé.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Chăm sóc trẻ sơ sinh tuần đầu tiên (Phần 1)

Các chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng quen với những việc cần làm trong tuần đầu tiên làm mẹ.

Thiếu ngủ

Trẻ sơ sinh sẽ ngủ rất nhiều, khoảng 20 giờ một ngày, nhưng giấc ngủ không dài, mỗi giấc ngủ chỉ từ một cho đến bốn giờ. Nói cách khác, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh khác người lớn, do đó, bạn dễ bị kiệt sức do mất ngủ vì bé.

Cách thích nghi: Cố gắng chợp mắt bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào mỗi khi bé ngủ. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể ngủ? Hãy nhờ sự giúp đỡ.

Mẹo cho mẹ: Bạn có thể nhờ mẹ chồng hoặc mẹ ruột tới chăm con giúp trong thời gian ở cữ. Khi có bà ở nhà vào ban đêm để cùng với bố thay ca chăm sóc bé, bạn có thể ngủ một giấc dài mà không bị gián đoạn. Nếu bạn không có người thân nào có thể giúp bạn chăm sóc bé vào ban đêm, nên trao đổi với chồng và đề nghị anh ấy giúp đỡ. Ví dụ để chồng trông bé trong phòng khách để bạn có thời gian ngủ đầy đủ và dặn chồng thời gian mang bé vào phòng để cho con bú mẹ.

cham soc tre so sinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh là một thử thách với những ai lần đầu sinh con

Dỗ bé

Các bé sơ sinh do vừa thoát ra khỏi sự bao bọc ấm cúng trong tử cung mẹ nên các bé có nhu cầu được ôm ấp liên tục và nhẹ nhàng.

Cách thích nghi: Đừng lo lắng về việc bạn có thể làm hư bé khi cứ ẵm bé liên tục, đó là chuyện không thể. Nếu bạn tạo cho bé cảm giác như khi vẫn còn trong tử cung, bé sẽ yên tâm hơn và không khóc nữa. Để làm được điều này, bạn nên quấn chăn cho bé, lắc lư, dỗ dành, ôm bé vào lòng và để bé mút ngón tay của bạn. Những bước này được thực hiện riêng lẻ hoặc cùng lúc sẽ giúp bé tự động dứt cơn khóc của mình.

Mẹo cho mẹ: Nên thử nhiều cách dỗ bé khóc để xem bé thích hợp với cách nào. Có bé thích được bế ra ngoài, có bé lại thích được dỗ dành, vuốt ve.

Cho con bú

Chuyện cho con bú có thể không đơn giản như bạn nghĩ, đặc biệt với những ai lần đầu làm mẹ.

Cách thích nghi: Tham gia lớp học tiền sản hoặc nhờ bác sĩ hướng dẫn về việc cho con bú càng sớm càng tốt sau khi sinh trước khi có vấn đề phát sinh. Nếu bạn có bác sĩ riêng hoặc y tá đến nhà để giúp bạn chăm sóc bé trong thời gian đầu thì càng tốt. Bạn cần tìm hiểu về cách cho bé bú, tư thế ẵm bé khi cho bú và cách duy trì đủ sữa cho bé. Quan trọng nhất là tạo cảm giác tự tin cho bạn bởi có sự khác biệt lớn giữa việc “hạnh phúc khi cho con bú” và “chỉ muốn cho bé bú cho xong”.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Thuốc 7 màu (SILKERON CREME)

Các mum có ai đã từng loại thuốc 7 màu silkeron creme rồi thì cho mình hỏi:

Bé bị rôm sảy bôi thuốc này hết và bé bị nóng lở mũi bôi thuốc này cũng hết. Vậy mà khi đi khám Bác Sĩ mình có đề cập đến loại thuốc silkeron creme thì Bác Sĩ bảo không nên dùng mà không nói lí do tại sao.

Vậy thì tại sao nhỉ? thành phần thuốc mạnh quá không phù hợp với bé hay một lí do nào khác mà mình thì thấy rất nhiều mẹ dùng cho con loại thuốc 7 màu này (silkeron creme).

Thanks!