Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mẹ đã biết cách chăm sóc da trẻ sơ sinh?

Trước khi kết luận loại bột giặt và nước xả bạn thường dùng hàng ngày có phải là nguyên nhân khiến bé ngứa ngáy, khó chịu hay không, bạn có thể kiểm tra phản ứng trên da bé bằng những cách sau:

1. Đem giặt một chiếc áo hoặc một chiếc quần của bé.
2. Khi giặt đồ, đừng bỏ quá nhiều bột giặt và bảo đảm quần áo được xả sạch hết xà bông. Ngâm quần áo với nước xả vải vừa có công dụng làm sạch hết bọt xà phòng vừa làm quần áo mềm mại, không khô ráp và gây khó chịu cho làn da của bé.
3. Đợi một vài ngày sau khi bé mặc chiếc áo đó để xem da bé có phản ứng với bột giặt và nước xả không vì đôi khi sẽ mất vài ngày thì da bé mới phản ứng. Nếu da bé không bị nổi đỏ, tiếp tục giặt số quần áo còn lại của bé.
4. Nếu bạn thấy da bé có phản ứng như nổi mẫn đỏ hoặc da bị khô bong từng lớp, bạn nên thử chuyển sang một loại bột giặt và nước xả khác. Bạn có thể chọn mua loại bột giặt và nước xả dành riêng cho trẻ nhỏ.

Nếu bạn chọn loại bột giặt dành riêng cho bé nhưng không may quần áo bé bị những vết bẩn khó tẩy, bạn nên xử lý vết bẩn đó bằng bột giặt ngay khi bé vừa làm bẩn.

Mẹ đã biết cách chăm sóc da trẻ sơ sinh?
Ngâm áo quần bé với nước xả để tránh việc bé tiếp xúc với áo quần khô cứng có thể làm hại da bé.

Bên cạnh việc chọn loại bột giặt và nước xả riêng cho bé, một cách khác để giữ cho da bé sơ sinh luôn mềm mại là không nên tắm bé hàng ngày. Bé sơ sinh không cần tắm rửa nhiều vì bé vẫn chưa ra bên ngoài nên sẽ không tiếp xúc với bụi bẩn. Việc tắm bé quá nhiều có thể làm mất độ ẩm trên da của bé. Thay vào đó, nên giữ vệ sinh vùng kín của bé luôn sạch sẽ và nên tắm bé hai hoặc ba lần một tuần.

Sau đây là một số cách chăm sóc da khác cho bé: để giữ độ ẩm cho da của bé sau mỗi lần tắm, xoa lên da bé một ít nước dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh. Đừng quên mát xa để những chất này thấm vào lỗ chân lông của bé. Thay vì tắm, bạn có thể lau người cho bé bằng một cái khăn mềm và nước sạch.

Làm như thế đảm bảo bé nhà bạn sẽ có được một làn da mềm mại và quần áo luôn thơm tho, sạch sẽ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bé bị cảm lạnh và những điều mẹ cần biết

Bé bị cảm lạnh rất phổ biến, đặc biệt là vào mùa đông. Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch khiến bé dễ mắc phải các căn bệnh khác về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi rất nguy hiểm.bé bị cảm lạnh

Các triệu chứng của viêm phế quản, viêm phổi có nhiều điểm giống với khi bé bị cảm lạnh thông thường, vì thế rất khó để xác định. Mẹ nên nắm bắt rõ để không chủ quan, lơ là trong việc chữa trị cho bé nhé.

3 dấu hiệu bé bị cảm lạnh mẹ nên kiểm tra ngay

1. Bé phản ứng như thế nào?

Bé rất buồn ngủ hoặc cáu kỉnh là dấu hiệu xấu. Thông thường trẻ nhỏ sẽ buồn ngủ và cáu kỉnh khi bé không khỏe, nhưng nếu bé phản ứng quá mức thì mẹ nên đưa đến bệnh viện để thăm khám và phát hiện bệnh sớm nhé.

2. Bé gặp khó khăn khi thở

Mẹ hãy quan sát xem nhịp thở của bé có gì khác thường không, ví dụ như bé bị khó thở hoặc thở nhanh. Bạn có thể dùng đồng hồ đếm giây và đếm xem bé thở bao nhiêu nhịp trong 10 giây, từ đó bạn có thể suy ra bé thở bao nhiêu lần một phút.

Đối với trẻ sơ sinh, số nhịp thở của bé khoảng 50-60 lần trong một phút. Bạn cũng nên quan sát lồng ngực bé khi con thở. Nếu bạn thấy xương sườn nhô lên và ngực trông có vẻ như hóp vào khi bé hít thở thì cần đưa con đến bệnh viện để thăm khám.

3. Bé có uống nước không?

Mặc dù lúc bị bệnh bé sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống nhưng mẹ nên cố gắng bổ sung nhiều nước cho con để tránh bị mất nước nhé. Trung bình trong vòng 24 tiếng đồng hồ, bé cần khoảng 100ml nước trên 1kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ như bé nặng 4,5kg sẽ cần ít nhất 450ml nước một ngày và bé nặng 9kg thì cần khoảng 900ml nước một ngày. Nếu bé không chịu uống nước hoặc gặp khó khăn khi nuốt chất lỏng trong vòng vài giờ thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.

Làm gì khi bé bị cảm lạnh?

Mẹ có thể áp dụng các cách sau để điều trị cho bé bị cảm lạnh sổ mũi để giúp con dễ chịu và nhanh chóng hồi phục:

1. Điều trị cảm lạnh tại nhà cho bé

  • Để bé nghỉ ngơi nhiều. Bé có thể cần ngủ trưa nhiều hơn bình thường hoặc ngủ thêm giấc.
  • Đặt một vài cái khăn hoặc chêm thêm tấm lót dưới đệm, giúp bé nằm cao đầu để dễ thở.
  • Cho con tắm bằng nước ấm.
  • Bổ sung nước cho bé bằng sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước lọc.
  • Dùng nước muối sinh lý và một ống hút mũi bằng cao su để làm lỏng và hút dịch trong mũi của con.
  • Đặt máy tạo ẩm hoặc phun sương trong phòng hoặc đưa bé vào phòng tắm hơi nước khoảng 15 phút để giúp thông đường thở.Bé bị cảm lạnh

2. Chữa bé bị cảm lạnh, sốt cao bằng khoai tây

Dùng một củ khoai tây cắt thành các lát rồi cho vào tất của bé để qua đêm. Cách này sẽ giúp con hạ sốt và giảm nghẹt mũi.

Khoai tây không chỉ giúp chữa cảm lạnh mà còn có thể giúp hạ sốt. Theo WebMD thì vỏ khoai tây cũng có đặc tính chống vi khuẩn. Khoai tây sống giúp làm giảm các triệu chứng của viêm khớp, nhiễm trùng, bỏng và đau mắt.

Nhà nghiên cứu y khoa Jenny Hills cũng từng đề cao khoai tây trong một bài báo trên Healthy and Nutural World: “Khoai tây từ lâu đã được biết đến với khả năng chống độc có thể tiêu diệt vi khuẩn và virus. Kiến thức này có từ thời cổ đại Trung Quốc và Ai Cập”.

[inline_article id=171876]

Thực tế, một bà mẹ ở California, Mỹ, có tên Debbie Vigan đã chia sẻ trên trang cá nhân về việc cô đã áp dụng “liệu pháp khoai tây” để chữa cảm lạnh cho bé Deairres của mình.

Debbie Vigan chia sẻ: “Khi Deairres có dấu hiệu cảm lạnh nhẹ, tôi đã đặt khoai tây vào tất của con từ lúc 8-9 giờ tối. Thật kỳ diệu, thằng bé không bị ốm nặng thêm nữa. Thằng bé không bị chảy nước mũi hay ngạt mũi như mọi khi và đã ngủ ngon suốt 12 tiếng. Buổi sáng hôm sau khi tôi lấy khoai tây ra khỏi tất của con thì khoai tây đã chuyển sang màu đen”.

Debbie Vigan cho biết cô đã học được cách này từ một bài báo. Sau khi chia sẻ lên trang cá nhân, bài viết của cô đã nhận được 300.000 lượt chia sẻ nhanh chóng. Cách chữa trị lạ lùng này cũng được một số bà mẹ học theo. Thậm chí, một số bà mẹ khẳng định khoai tây không chỉ có tác dụng điều trị cảm lạnh mà còn giúp hạ sốt cho trẻ.

Tuy vậy, cho dù biện pháp điều trị bé bị cảm lạnh ở nhà bằng khoai tây hoặc bằng các biện pháp dân gian khác có đơn giản như thế nào đi nữa thì mẹ cũng nên theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe của con và đưa đến bệnh viện ngay khi bé có các dấu hiệu nặng hơn như:

  • Mệt li bì
  • Sốt cao từ 38ºC
  • Thở khó
  • Bú kém hoặc bỏ bú
  • Bé bị cảm lạnh, nôn trớ từ 3 ngày trở lên
  • Da xanh xao, nhợt nhạt
  • Ít hoạt động

khoai tây

Bé bị cảm lạnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, sốt cao mất nước. Vì vậy mẹ không nên chủ quan với các triệu chứng con gặp phải. Mẹ hãy đưa con đến ngay bệnh viện thăm khám và điều trị khi thấy con có các dấu hiệu trở nặng nhé.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Quần áo trẻ sơ sinh có nên dùng nước xả?

Nước xả có thể không giúp loại trừ vết bẩn nhưng có thể làm cho quần áo bé thêm mềm mại, tạo cảm giác thoải mái cho bé khi mặc. So với mùi của bột giặt thì mùi thơm của nước xả được nhiều người thích hơn. Nhưng nếu bé nhà bạn dị ứng với mùi thơm của nước xả, bạn có thể tìm cho bé nước xả không mùi hoặc nước xả hữu cơ.

Nước xả giúp cho quần áo ít bị mài mòn và ít thô cứng hơn. Nó đem lại cho quần áo cảm giác mềm mại và ít bị nhăn hơn, nhờ đó chúng ta có thể không cần ủi một số loại quần áo. Kết quả là chúng ta có thể tiết kiệm được một ít tiền điện và có thêm thời gian để chơi đùa với bé.

Quần áo trẻ sơ sinh có nên dùng nước xả?
Sử dụng nước xả cho quần áo bé tuy không giúp loại bỏ vi khuẩn nhưng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu bạn dùng máy giặt, bạn có thể cho nước xả vào lần xả cuối của máy giặt nhưng nhớ cho thêm nước vào để hoà tan nước xả. Bạn không nên đổ trực tiếp nước xả lên quần áo vì nó có thể khiến quần áo bị phai màu.

Tuy nhiên, việc quyết định có dùng nước xả hay không là tuỳ thuộc vào bạn. Luôn nhớ rằng phải kiểm tra thử xem nước xả đó có gây khó chịu gì cho bé hay không. Ban đầu, nên thử với áo và quần ngắn. Quan sát những phản ứng có thể xảy ra trên da bé. Nếu bé có tiền sử dị ứng, chàm bội nhiễm và những bệnh khác, tốt nhất là bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi chọn bột giặt hoặc nước xả cho bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

10 bí quyết tiết kiệm tiền mua tã cho bé

Lựa chọn thương hiệu
Có những thương hiệu có giá thành rẻ hơn nhưng công dụng tốt tương đương các thương hiệu đắt tiền. Đầu tiên bạn nên sử dụng những thương hiệu rẻ tiền hơn và cảm nhận xem bạn hài lòng với chúng như thế nào. Bạn cũng có thể tham gia các diễn đàn để tìm hiểu xem các mẹ thường thích sử dụng thương hiệu nào. Bạn có thể cắt giảm một vài phần trăm trên tổng chi phí chăm sóc bé mỗi tháng nếu bạn lựa chọn được một thương hiệu rẻ mà chất lượng phù hợp.

Sử dụng phiếu giảm giá
Khi bạn sử dụng kết hợp phiếu giảm giá và chương trình giảm giá tại cửa hàng, bạn có thể mua tã với giá rất tốt. Thông thường, các cửa hàng và các thương hiệu tã muốn giữ lòng trung thành của khách hàng, vì thế họ sẽ cố gắng lôi kéo khách bằng các phiếu giảm giá hoặc đặt giá bán tốt cho khách hàng cũ. Đừng bỏ qua cơ hội này. Tính toán chi phí tã sau mỗi lần giảm giá và lựa chọn thương hiệu nào có giá thấp nhất ở thời điểm đó.

Cân nhắc việc xài tã vải
Có một cách hiệu quả là bạn có thể đầu tư vào tã vải, về lâu dài, khoản đầu tư này sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều chi phí, đặc biệt là trong trường hợp bạn dự tính sinh thêm bé nữa. Tuy nhiên, việc xài tã vài lại khiến bạn rất mất thời gian, vì thế nên cân nhắc các yếu tố trước khi quyết định.

Lựa chọn kích cỡ
Đừng nhanh chóng chuyển bé lên kích cỡ lớn. Hầu hết các nhà sản xuất đều đóng nhiều tã ở kích cỡ nhỏ hơn nhưng bán cùng một giá tiền với loại tã có kích cỡ lớn hơn. Nên dùng theo kích cỡ của bé chứ không nên theo kích cỡ ghi trên bao bì. Nếu bé không bị rỉ nước tiểu ra ngoài thì bạn vẫn có thể cho bé tiếp tục dùng kích cỡ hiện tại.

10 bí quyết tiết kiệm tiền mua tã cho bé
Chọn tã có kích thước phù hợp với bé để tạo sự thoải mái trong việc sinh hoạt hàng ngày của bé.

Đừng cố gắng kéo giãn tã
Trong khi việc kéo dài thời gian đổi kích cỡ tã có thể là một cách tốt để tiết kiệm tiền, thì việc chờ cho tới khi tã trĩu xuống vì chất thải mới thay cho bé không hề là một ý kiến hay. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ khiến da bé bị hâm và nhiễm trùng, mà bạn còn có thể tăng chi phí mua kem chống hâm cho bé và chi phí khám bác sĩ.

Bảo đảm tã vừa vặn với bé
Bạn có biết cách mặc tã cho trẻ sơ sinh cũng có thể tạo nên sự khác biệt? Trước khi ngủ, đặt bé nằm ngửa rồi kéo phần tã đằng sau lưng cao hơn 1 chút so với phần tã đằng trước. Các bé trai biết bò thì nên kéo phía trước cao hơn. Mẹo này sẽ giúp tã thấm chất thải của bé ít hơn

Mua tã với số lượng lớn
Các đại lý cấp 1 thường có giá bán tã tốt hơn. Đây là cách tốt nếu bạn có người quen có thể mua với giá tốt hoặc có bạn bè sẵn lòng mua chung với bạn. Bạn nên đảm bảo mua số lượng lớn ở kích cỡ mà bé có thể mặc trong một thời gian dài.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

6 lý do trẻ hay tự cởi quần áo và tháo tã

Tuy nhiên, nếu bé vẫn chưa sẵn sàng cho việc ngồi bô thì bạn có thể ngăn hành vi này của bé bằng cách mặc những bộ quần áo khó cởi. Nếu cách này vẫn không hiệu quả, bạn cần xem xét và tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến bé khó chịu.

6 nguyên nhân khiến bé hay cởi quần áo và cách ứng phó

Bé cảm thấy không thoải mái
Thử đổi tã lớn hơn cho bé hoặc chuyển sang dùng loại tã có độ thấm hút tốt hơn. Bạn có thể thêm một miếng lót vào tã của bé hoặc thay thêm một lần tã cho bé vào nửa đêm hoặc gần sáng để giảm thiểu sự khó chịu cho bé vì tã quá ẩm ướt. Bạn cũng nên điều chỉnh lại nhiệt độ phòng vào buổi tối nếu bạn nghĩ bé cởi quần áo vì quá nóng.

Bé thấy chán
Bạn cần tạo một lịch hoạt động tại nhà để giữ bé luôn bận rộn và dạy bé cách tự chơi đồ chơi. Những loại đồ chơi có thể kích thích đa giác quan như nghe, nhìn, sờ mó… là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Vào buổi tối, bạn nên thử đặt thêm một miếng tã bọc ngoài quần của bé để bé có thể giải trí bằng cách tháo miếng tã bên ngoài ra và hy vọng bằng cách này, bé sẽ để nguyên miếng tã bên trong.

Bé thích khám phá
Mọi việc hoàn toàn bình thường khi các bé thích khám phá bộ phận sinh dục của mình. Bạn không nên cấm bé làm như thế, thay vào đó nên dạy bé đâu là giới hạn nếu bé có hành vi này ở bên ngoài. Bạn cũng nên trao đổi với bác sỹ để tìm hiểu những nguyên nhân khác có thể xảy ra khi bé làm như thế quá nhiều lần, có thể là bé đang bị hâm tã mà bạn không biết.

6 lý do trẻ mầm non hay tự cơi quần áo và tháo tã
Bé hay cởi quần áo có thể là dấu hiệu cho thấy bé đã có thể được tập ngồi bô.

Bé thích làm chủ cái mới
Nếu bạn nghĩ bé thích thú khi biết được cách cởi quần áo, hãy dạy bé cách mặc quần áo trở lại. Cùng lúc đó, giải thích cho bé hiểu là bé nên mặc quần áo suốt ngày và chỉ nên cởi ra vào ban đêm. Thử cho bé một con búp bê có quần áo để bé có thể thực hành việc mặc và cởi quần áo.

Bé thiếu kỹ năng giao tiếp
Bé cũng có thể cởi quần áo vì không thể nói cho bạn biết bé cần thay đồ hoặc cần đi vệ sinh. Bạn nên tận dụng hành vi cởi quần áo của bé như là cơ hội để dạy bé kỹ năng mới. Nên bắt đầu bằng cách dạy bé những từ hoặc cụm từ đơn giản để chỉ việc bé muốn như: tè, ị, ướt hoặc thay đồ.

Mỗi khi bé cởi quần áo, cố gắng bắt gặp ngay tại trận và hướng dẫn bé lặp lại những từ hoặc cụm từ đó. Khi bé đã có thể tự nói, hãy thưởng bé bằng cách thay đồ cho bé hoặc bế bé đi vệ sinh. Và bạn cũng nên khen bé khi bé chịu mặc quần áo, đặc biệt là vào buổi tối.

Bé muốn thu hút sự chú ý
Nhiều bé liên tục cởi quần áo vì điều đó chắc chắn sẽ khiến bố mẹ phản ứng mạnh với bé, cho dù đó là phản ứng tích cực hay tiêu cực. Để bé không làm như thế, bạn nên tuân theo một chuỗi phản ứng có thể đoán trước được mỗi khi việc này xảy ra.

Ví dụ:
1. Bình tĩnh, kiên định nói với bé một câu đơn giản như “để nguyên quần áo” khi bé đang ra sức cởi quần áo ra.
2. Nếu có thể, để bé tự mặc quần áo lại và giúp bé dọn dẹp đống bừa bộn. Điều này sẽ dạy bé đâu là kết quả tự nhiên cho những hành động của bé.
3. Nhắc bé sử dụng từ hoặc câu nói mà bạn đã dạy khi bé muốn thay đồ.
4. Yêu cầu bé lặp lại và nhớ khen ngợi khi bé nghe theo bạn.
5. Lập tức cởi đồ ra và thay đồ hoặc tắm cho bé. Cuối cùng, nếu bạn muốn dạy bé đi vệ sinh, nên nhớ rằng việc dạy bé giữ nguyên tã và quần áo trên người cũng giúp bé học cách kiểm soát nhu cầu đi tiêu, đi tiểu của mình. Khi bé có thể nhịn đủ lâu để nói với bạn trước khi bé thật sự cần đi, chắc chắn bé sẽ dễ dàng hình thành thói quen đi vệ sinh tốt dù ở nhà hay bên ngoài.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Cách phát hiện và phòng ngừa thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Bệnh thiếu máu là gì?
Thiếu máu là tình trạng xảy ra khi những tế bào hồng cầu của cơ thể chứa lượng hemoglobin (huyết sắc tố mang oxy đến các mô và chuyển đi các chất thải, khí CO2) ít hơn bình thường.

Thiếu máu có nhiều nguyên nhân, có thể do thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn gen di truyền, điều trị thuốc, nhiễm trùng hay các bệnh mãn tính. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thiếu máu ở trẻ nhỏ là sự thiếu hụt chất sắt do chế độ ăn thiếu sắt của bé, hoặc bé không có khả năng hấp thu sắt đầy đủ từ thực phẩm, hoặc bé bị mất máu liên tục (ví dụ như khi bị bệnh đường ruột). Một vài dạng thiếu máu do di truyền như bệnh hồng cầu hình liềm gây ra do hemoglobin bất thường.

Bên cạnh đó, trẻ sinh non thường bị thiếu máu từ khi sinh ra, còn trẻ sinh đủ tháng có sẵn chất sắt dự trữ. Qua sáu tháng đầu đời, lượng sắt trong cơ thể bé sẽ giảm và phải được bổ sung. Trong khoảng 9 đến 13 tháng tuổi, bé sẽ được kiểm tra lượng hemoglobin để xem có bị thiếu máu hay không.

Cách phát hiện và phòng ngừa thiếu máu ở trẻ sơ sinh
Chú ý đến thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé để giảm nguy cơ trẻ bị thiếu máu.

Làm sao phát hiện nếu bé bị thiếu máu?
Triệu chứng thiếu máu thường gặp bao gồm mệt mỏi, cáu gắt, mất cảm giác thèm ăn, môi và da nhợt nhạt, mắt, môi và dưới ngón tay đóng màng. Những ảnh hưởng nặng hơn gồm khó thở, có vấn đề về tim, vấn đề về thể chất và tinh thần vĩnh viễn và nhạy cảm cao với nhiễm độc chì.

Nếu kết quả kiểm tra máu xác định hàm lượng sắt trong cơ thể bé quá thấp, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi chế độ ăn hoặc thêm chất bổ sung sắt. Bạn nên cất những thức uống bổ sung sắt cẩn thận và làm theo hướng dẫn của bác sĩ vì dùng quá liều sắt là rất nguy hiểm.

Có cách nào phòng ngừa thiếu máu cho bé?
Bạn có thể ngừa hoặc điều trị thiếu máu do thiếu sắt bằng cách đảm bảo bé được cung cấp đủ sắt. Một số cách bạn có thể làm là:

• Xác định bé có nguy cơ thiếu máu cao hay không. Những yếu tố nguy cơ gồm sinh non, sinh nhẹ cân, khẩu phần ăn thiếu sắt của bạn trong khi cho con bú, các loại sữa công thức của bé không được bổ sung đủ lượng sắt. Nếu bạn lo lắng, nên hỏi bác sĩ xem có cần điều chỉnh chế độ ăn của bé hoặc cho bé dùng thêm thực phẩm bổ sung hay không.

• Cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Sữa mẹ có chứa dạng sắt đặc biệt dễ dàng hấp thu sắt hơn trong các loại thức ăn khác.

• Không cho bé dùng sữa bò trước 1 tuổi. Sữa bò có lượng sắt thấp và có thể gây kích ứng niêm mạc ruột của bé, dẫn đến sự mất sắt từ từ theo thời gian

• Cho bé ăn ngũ cốc bổ sung sắt, từ khoảng 8 tháng tuổi bắt đầu thêm các thức ăn giàu chất sắt khác như các loại đậu, rau bina, lòng đỏ trứng và thịt nạc, gia cầm và cá.

• Cho bé ăn thức ăn giàu vitamin C để giúp hấp thu sắt. Một vài lựa chọn cho bạn như ớt chuông đỏ, đu đủ, dưa vàng, bông cải xanh, dâu tây và cam.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

6 bài thuốc chữa bệnh cho mẹ và bé từ rau ngót

Chữa tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh
Lấy một nắm rau ngót rửa sạch, giã nhỏ, sau đó cho vào một ít nước sôi, để nguội rồi lọc lấy nước. Dùng khăn xô sạch hoặc gạc mềm thấm nước này rồi đánh lưỡi, lợi, miệng của bé ngày 3-4 lần vào buổi sáng, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Làm liên tục trong 4-5 ngày. Lưu ý nên rửa rau với nước đun sôi để nguội vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu.

Hạ sốt cho bé
Lá rau ngót rửa sạch, giã nát, cho vào một ít nước ấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, phần bã đắp vào thóp. Đây là bài thuốc dân gian giúp hạ nhiệt rất công hiệu.

Chữa tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót
Rau ngót là một vị thuốc thiên nhiên có tính hàn, rất tốt cho sức khoẻ.

Ngăn chảy máu cam cho bé
Rau ngót rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước và ít đường vào để uống. Bã gói vào khăn xô hoặc gạc sạch đặt lên mũi.

Chữa sót nhau thai cho mẹ sau sinh
40g rau ngót rửa sạch, giã nát, thêm nước đun sôi để nguội vào rồi gạn lấy khoảng 100ml nước, chia làm 2 lần uống cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-30 phút, nhau sẽ ra hết và mẹ hết đau bụng.

Trị nám da cho mẹ
Rau ngót rửa sạch, giã nát với một ít đường rồi đắp lên vùng da bị nám trong khoảng 20-30 phút, sau đó rửa lại với nước lạnh. Nếu muốn đẩy nhanh tác dụng, mẹ có thể kết hợp với uống nước rau ngót xay mỗi ngày. Lưu ý không nên cho đường vào nước rau ngót xay sẽ làm mất tác dụng trị nám của bài thuốc này.

Hồi phục sức khỏe cho mẹ và bé
Món canh rau ngót với giò hoặc thịt nạc xay không chỉ ngon ngọt, dễ ăn và bổ dưỡng mà còn có tính thanh nhiệt, giải độc, đồng thời kích thích ăn uống cho trẻ biếng ăn, đặc biệt là các bé vừa hết bệnh. Món canh này cũng rất thích hợp để bồi bổ cho các mẹ sau sinh.

Hiện nay, nhiều mẹ Việt đã dành một vuông đất nhỏ trên sân thượng để trồng rau ngót sạch cho con, vừa cho bé những bữa ăn ngon ngọt, vừa có công dụng trị bệnh tuyệt vời cho bé yêu.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Mách mẹ cách bổ sung chất xơ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Những năm đầu đời là thời điểm quan trọng để thiết lập cho bé một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh và thói quen ăn uống tốt. Trong chế độ ăn này đặc biệt phải có chất xơ. Chất xơ rất quan trọng để hệ tiêu hóa vận hành trơn tru. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh đôi khi tập trung vào việc bổ sung protein, sắt, canxi và chất béo cho bé mà quên mất chất này. Vậy mẹ nên bổ sung chất xơ cho bé thế nào?

bổ sung chất xơ cho bé
Chất xơ giúp hệ vi sinh đường ruột của bé khỏe mạnh

Chất xơ là gì?

Chất xơ là phần không thể tiêu hóa của các loại thực vật mà chúng ta ăn, chẳng hạn rau củ, các loại đậu và ngũ cốc. Có hai loại là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan:

  • Chất xơ hòa tan có thể tan trong nước: Nó làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến chúng ta mau no và no lâu. Chất xơ hòa tan có trong trái cây, yến mạch, các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan… Loại chất xơ này giúp phân mềm hơn để trôi ra khỏi đường tiêu hóa dễ dàng.
  • Chất xơ không hòa tan thì không tan trong nước: Đó là phần cứng của ngũ cốc, các loại hoạt và rau củ (đặc biệt là phần thân, vỏ và hạt). Loại chất xơ này không phân giải trong ruột mà thấm vào máu, góp phần đẩy phân ra khỏi đường tiêu hóa, giúp bé không bị táo bón.

Cả hai loại chất xơ đều quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Kết hợp với chất lỏng từ nước, sữa và các món ăn khác, các chất xơ này sẽ giúp nhu động ruột hoạt động trôi chảy và cơ thể vẫn hấp thụ đủ dưỡng chất.

Hơn nữa, chất xơ còn tăng cường hệ miễn dịch bằng cách gia tăng dân số của những lợi khuẩn như axit lactic và bifidus, giúp cơ thể bé chống lại các mầm bệnh trong môi trường sống.

Mẹ hãy kiên nhẫn tập cho bé ăn nhiều loại rau củ
Mẹ hãy kiên nhẫn tập cho bé ăn nhiều loại rau củ

Trẻ em cần bao nhiêu chất xơ mỗi ngày?

  • Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm cho tới dưới 1 tuổi: bé cần bổ sung 55-110g rau củ đã nấu chín kỹ
  • Đối với trẻ tập đi (từ 1-3 tuổi): bé cần 19g chất xơ mỗi ngày
  • Trẻ nhỏ (4-8 tuổi): bé cần 25g chất xơ mỗi ngày
  • Trẻ gái từ 9-18 tuổi: cần bổ sung 26g chất xơ mỗi ngày
  • Trẻ trai từ 9-13 tuổi: cần bổ sung 31g chất xơ mỗi ngày
  • Trẻ trai từ 14-18 tuổi: cần bổ sung 38g chất xơ mỗi ngày

Nghĩa là trẻ cần ăn 5 phần rau đậu và trái cây mỗi ngày.

Lợi ích của chất xơ đối với sức khỏe của bé

  • Đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động hợp lý, ngăn ngừa táo bón
  • Giúp bé không bị đau bụng, cứng bụng, rặn ị gây chảy máu, sợ hãi không dám ngồi bô
  • Giúp bé no lâu, không bị đói, không chán ăn
  • Ngăn trẻ ăn quá nhiều dẫn tới thừa cân
  • Giúp trẻ hấp thụ hết dưỡng chất của các thực phẩm khác
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch của bé
  • Chất xơ giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa, giúp bé không bị thiếu chất.

Các loại thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Yến mạch: Đây là thực phẩm giàu chất xơ dễ tiêu hóa nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngay cả trẻ mới 6 tháng cũng có thể ăn cháo yến mạch.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Đây là thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn của bé trong năm đầu tiên. Cháo gạo lứt hay gạo trắng đều tốt. Các loại đậu nành, đậu xanh, đậu đen, bắp… là nguồn bổ sung chất xơ tuyệt vời cho bé.
  • Táo: Táo ngọt là loại quả đầu tiên cho trẻ sơ sinh. Táo dễ tiêu hóa và chứa 3,6g chất xơ trong mỗi phần nhỏ.
  • Lê: Quả lê cũng ngọt và giàu chất xơ giống táo. Một phần nhỏ lê cung cấp 5,5g chất xơ và rất dễ tiêu hóa.
  • Chuối: Một phần chuối nhỏ chứa 3,1g chất xơ là nguồn cung cấp đường tuyệt vời cho bé.
  • Bơ: Quả bơ béo ngậy không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa nhiều chất béo tốt cho sức khỏe. Bạn hãy làm sinh tố bơ cho bé ăn dặm nhé.
  • Xoài: Đây là vua của các loại quả. Xoài chín ngọt và mềm, bé có thể mút ăn mà không cần xay nhuyễn.
  • Dứa: Bạn nên xay nhuyễn dứa cho bé ăn, để tránh bé bị rát lưỡi nhé. Dứa đặc biệt ngon khi ăn lạnh, thích hợp với trẻ 2-3 tuổi.
  • Mận khô: Đây là loại thực phẩm số 1 trị táo bón. Chỉ một phần nhỏ mận khô đã chứa tới 3g chất xơ.
  • Cà rốt: Cà rốt là loại rau đầu đời và thường xuyên của bé. Thực phẩm này không chỉ giàu chất xơ mà còn dồi dào vitamin A và C. Bạn có thể hấp những thanh cà rốt cho bé gặm.
món ngon từ cà rốt
Cà rốt là món ăn dặm ngon bổ cho bé
  • Củ dền: Củ dền rất ngọt, giàu chất sắt và kali, magie cũng như chất xơ, cực kỳ bổ dưỡng cho bé.
  • Khoai lang: Đây cũng là thực phẩm thường xuyên dùng để nấu cháo cho bé. Cùng với vitamin A và C, khoai lang bổ sung 3,8g chất xơ cho bé trong một khẩu phần nhỏ. Bạn có thể hấp mềm khoai lang cho bé tập xúc ăn.
  • Đậu Hà Lan: Bạn có thể làm món hầm, súp hay nấu cháo cho bé ăn. Đậu Hà Lan rất giàu protein và dồi dào chất xơ.
  • Đậu đũa: Là món ăn cần có của bé, chỉ một phần nhỏ đậu đũa đã chứa 6-9g chất xơ.
  • Rau lá xanh: Dồi dào vitamin và khoáng chất, các loại rau dền và rau cải củ còn chứa rất nhiều chất xơ bổ dưỡng cho cơ thể.
  • Bông cải xanh: Không phải trẻ nhỏ nào cũng thích ăn bông cải xanh. Bạn có thể xay thành bột nhuyễn cho bé ăn hoặc nấu kèm với nấm.
  • Sữa chua: Món này không giàu chất xơ nhưng lại chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho dạ dày.
  • Hạt lanh: 1 thìa hạt lanh chứa 3g chất xơ, bạn có thể nghiền hạt lanh và rắc lên bất cứ món ăn nào hoặc nhào với bột trước khi chế biến. Hạt lanh cũng có thể thêm vào sinh tố và súp.
  • Hạt kê: 100g hạt kê chứa tới 9g chất xơ. Bạn có thể nấu cháo hạt kê cho bé, thêm chút nước rau dền cho ngọt.
  • Hạt lựu: Bé có thể thích ăn món này nhưng bạn phải dung dao cắt lấy phần thịt và bỏ hạt đi nhé.
  • Ngô (bắp): Không chứa nhiều chất xơ như các thực phẩm kể trên, nhưng bé có thể thích vừa gỡ ngô vừa ăn.
  • Các loại hạt: Hầu hết các loại hạt đều giàu chất xơ, trong đó phải kể đến hạnh nhân và lạc, hạt bí và hạt hướng dương.

Những điều mẹ cần lưu ý khi bổ sung chất xơ cho con

Những điều mẹ cần lưu ý khi bổ sung chất xơ cho con

  • Bổ sung chất xơ cho con là điều rất quan trọng, song song với đó bạn phải cho bé uống nhiều nước hoặc các thực phẩm lỏng để tiêu hóa chất xơ nhé. Bởi vì chỉ ăn chất xơ thì bé sẽ bị đầy hơi, chướng bụng, đau bụng dẫn đến tiêu chảy hoặc lại táo bón. Điều này sẽ khiến bé chán ăn, ảnh hưởng tới sự phát triển.
  • Khi bổ sung chất xơ cho con, mẹ hãy cho bé uống sữa trước đó 1 tiếng nhé. Thời gian này sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất đối với bé.
  • Ban đầu mẹ chỉ nên cho con ăn 1 loại ngũ cốc, sau đó mới trộn lẫn một vài loại với nhau. Mỗi khi thử món mới, bạn hãy cho bé 3 ngày để tập quen trước khi chuyển món khác nhé.

6 tháng đầu đời bé chỉ cần uống sữa, do đó mẹ không cần nôn nóng bổ sung chất xơ cho con trong giai đoạn này. Thay vào đó, mẹ hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để bé bú mẹ không bị táo bón. Chúc mẹ nuôi con thật khỏe mạnh.

Xuân Thảo

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Làm thế nào để tránh cho trẻ bị bẹp đầu?

Trẻ bị bẹp đầu, tại sao?

  • Hộp sọ của bé còn mềm nên việc nằm lâu ở một tư thế sẽ ảnh hưởng đến hình dạng đầu. Một nguyên nhân khác là do đầu của bé bị nghiêng sang một bên trong tử cung hay bé bị chấn thương trước hoặc trong quá trình sinh.
  • Bé bị bẹp đầu phía sau có thể do bé nằm ngửa một thời gian dài, trọng lượng của đầu tì lên vùng xương phía sau gây ra bẹp đầu.
  • Bé nằm nghiêng nhiều về một phía có thể làm méo đầu.
  • Do bé hạn chế cử động cổ, còn gọi là chứng vẹo cổ khiến bé gặp khó khăn trong việc quay đầu. Bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị thích hợp.
Làm thế nào để tránh cho trẻ bị bẹp đầu?
Mẹ nên để ý thay đổi tư thế khi bé ngủ hay cho bé bú để tránh bé bị hiện tượng méo đầu.

Cách phòng tránh bẹp đầu

  • Thay đổi tư thế nằm của bé hàng ngày, dần dần bé sẽ trở về hình dạng cân đối.
  • Không nên để bé nằm lâu trong nôi, cũi hay xe đẩy mà nên bế bé lên khi bé thức.
  • Bế bé ở tư thế đứng hay cho nằm võng cũng có thể giúp giảm áp lực đè lên từ phía sau đầu.
  • Khi bé ngủ, các bà mẹ nên xoay đầu bé sang phải, tới lần ngủ sau thì xoay đầu bé sang trái và cứ thay đổi tư thế đầu qua lại.
  • Khi cho bé bú, mẹ cũng nên thường xuyên đổi bên, không nên cho bú chỉ một bên. Việc này áp dụng cho cả bú bình và bú mẹ.
  • Khi bé chơi, có thể cho bé nằm sấp nhưng phải có sự giám sát của ba mẹ và cần cảnh giác cao độ để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Nếu trong khoảng ba tháng đầu sau khi sinh, bé bị bẹp đầu, các bà mẹ nên kiên trì xoa nhẹ nhàng đầu bé hàng ngày hoặc có thể nhờ bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn những động tác “nắn đầu” đúng cách.

Hoàng Oanh

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Vitamin cho trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh, mẹ phải nhớ!

Trong bài viết ngày hôm nay, MarryBaby sẽ giúp mẹ của bé giải đáp thắc mắc cho vấn đề trên. Các mẹ sẽ biết được vì sao cần bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh. Các loại vitamin cần thiết cho trẻ sơ sinh và những lưu ý cần quan tâm.

1. Có nên bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh không?

Theo Bác sĩ nhi khoa Liermann: “Trẻ sơ sinh nên được bổ sung vitamin D trong những ngày đầu tiên của cuộc đời. Việc bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh đặc biệt quan trọng vì trẻ nhận được rất ít vitamin D từ sữa mẹ.”

Tương tự vitamin D, lượng vitamin K trong trẻ vừa mới sinh cũng rất thấp. Nhưng sữa mẹ lại không có đủ vitamin k cho trẻ sơ sinh. Vì những lí do này, bổ sung vitamin D, K cho trẻ sơ sinh vô cùng cần thiết.

Ngoài ra, chính phủ cũng khuyến cáo tất cả trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi cần được bổ sung vitamin A, C và D mỗi ngày, trừ khi trẻ uống 500ml sữa công thức đầu tiên mỗi ngày trở lên. Khi mua thực phẩm bổ sung có chứa các loại vitamin cho bé, hãy nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để kiểm tra xem chúng có phù hợp với lứa tuổi của con không.

2. Những loại vitamin không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh

So với người lớn, sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh nhanh hơn nhiều nên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em cũng nhiều hơn.

Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ vitamin cho trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng.

2.1 Vitamin A

Vitamin A

Vitamin A và D đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh. Thiếu vitamin A là nguyên nhân chính của các bệnh về mắt: quáng gà, khô mắt, suy giảm thị lực. Bên cạnh đó, vitamin A cũng giúp cho trẻ sơ sinh duy trì tính toàn vẹn của các tế bào đường hô hấp và tiêu hóa. Vitamin A còn làm tăng số lượng các cơ tế bào bạch cầu, tạo “hàng rào” bảo vệ cơ thể khỏi những virus gây bệnh và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh.

Để có được nhiều vitamin A nhất, mẹ nên tìm trong các nguồn tự nhiên. Chẳng hạn như chất béo tăng cường, tất cả các lại sản phẩm từ sữa, cà rốt, khoai lang, xoài, và rau củ có màu xanh đậm. Nếu bé có các triệu chứng thiếu vitamin A, mẹ có thể gặp và xin sự tư vấn từ bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc có chứa vitamin A về cho con uống. Vì so với việc thiếu, thừa vitamin A càng nguy hiểm hơn rất nhiều. Thừa vitamin A sẽ khiến cho trẻ sơ sinh có các biểu hiện như buồn nôn, ói mửa, đau đầu, rối loạn thần kinh và chậm lớn.

2.2 Vitamin D

Vitamin D có khả năng kích thích quá trình trao đổi chất để tổng hợp canxi, giúp tăng cường và ngăn ngừa loãng xương, còi xương, giúp cho trẻ sơ sinh phát triển chiều cao hiệu quả.

Ngoài ánh nắng, lúc này bé có thể hấp thụ vitamin D từ các nguồn khác bao gồm cá và trứng. Một số ngũ cốc cũng có nhiều vitamin D. Bổ sung những loại thực phẩm trên cũng là biện pháp tuyệt vời để bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, việc bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh cũng cần dựa vào khuyến nghị của Bộ Y tế về liều lượng:

  • Cần bổ sung 8,5 đến 10 microgam vitamin D hàng ngày cho trẻ mới ra đời đến 1 tuổi đang bú sữa mẹ.
  • Trẻ sơ sinh bú sữa công thức không nên được bổ sung vitamin D nếu bé được cho uống hơn 500ml sữa công thức mỗi ngày. Vì sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh đã được bổ sung thêm vitamin D và các chất dinh dưỡng khác.

>> Mẹ có thể xem thêm: Đâu là dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh?

2.3 Bổ sung vitamin C cho trẻ sơ sinh

Vitamin C

Vitamin C vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh. Vitamin C còn giúp cho cơ thể trẻ sơ sinh hấp thụ chất sắt tốt. Cho con ăn nhiều cam, dâu tây, kiwi, cà chua, ớt, bông cải xanh để bổ sung đầy đủ vitamin C cho trẻ.

2.3 Bổ sung vitamin K cho trẻ sơ sinh

Mẹ cần cung cấp đầy đủ vitamin K cho trẻ sơ sinh để kích hoạt một số phân tử giúp máu đông và kiểm soát lượng máu chảy. Trong sữa mẹ có rất ít lượng vitamin K cần thiết cho trẻ sơ sinh. Do đó, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã đưa khuyến nghị rằng, tất cả trẻ sơ sinh tiêm vitamin K một lần ngay sau khi sinh để giảm nguy cơ mắc bệnh xuất huyết.

2.4 Vitamin B12

Vitamin B12 có tác dụng giúp cho cả trẻ sơ sinh và người lớn ngăn ngừa thiếu máu và hỗ trợ chức năng thần kinh khỏe mạnh. Thiếu vitamin B12 có thể gây ra một loại thiếu máu gọi là thiếu máu nguyên bào khổng lồ khiến người bệnh mệt mỏi và suy nhược. Các dấu hiệu và triệu chứng khi bổ sung vitamin B12 không đủ cho trẻ sơ sinh bao gồm: nôn mửa, hôn mê, thiếu máu, chậm phát triển, giảm trương lực cơ và chậm phát triển.

Vitamin B12 được tìm thấy trong các sản phẩm động vật như thịt, cá, trứng và sữa. Các mẹ bỉm sữa nên bổ sung các loại thực phẩm trên để cung cấp đầy đủ vitamin B12 cho trẻ sơ sinh còn bú mẹ.

Các mẹ ăn chay hoàn toàn nuôi con bằng sữa mẹ nên đảm bảo tiêu thụ đủ vitamin B12 thông qua các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ sung để đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin B12 cho con qua sữa mẹ.

Bên cạnh cung cấp các loại vitamin cần thiết cho trẻ sơ sinh, các mẹ cũng đừng nên bỏ qua các vi chất cho trẻ nhé!

>> Mẹ có thể xem thêm: 3 tuyệt chiêu mẹ nên áp dụng ngay khi bé không chịu bú bình

3. Bổ sung khoáng chất thiết yếu cho trẻ sơ sinh

Ngoài bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh; một số khoáng chất thiết yếu mẹ cũng cần lưu ý như sau.

3.1 Sắt

Đây là một trong những vi chất quan trọng nhất mà trẻ sơ sinh có thể hấp thu. Sắt giúp phòng tránh sự chậm phát triển, các vấn đề về học tập và hành vi, cũng như một số bệnh tật khác. Trẻ nhỏ thường được bổ sung rất nhiều sắt từ sữa mẹ, sữa công thức và sau đó là từ ngũ cốc tăng cường. Đặc biệt, những trẻ sinh non thường cần bổ sung sắt, dù trẻ có chế độ ăn uống như thế nào đi nữa.

>> Mẹ có thể xem thêm: Dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em – Tuyệt đối không được bỏ qua!

3.2 Bổ sung DHA, một omega-3 quan trọng cho trẻ sơ sinh

Vitamin cho trẻ sơ sinh

Loại axit béo này rất quan trọng cho sự phát triển của não và mắt. May mắn là, nếu người mẹ có đủ DHA trong chế độ dinh dưỡng của mình, bé sẽ dễ dàng hấp thu chất này qua sữa mẹ. Sữa công thức cũng được tăng cường DHA. Những mẹ không có đủ axit béo nên xem xét việc bổ sung thêm để đảm bảo trẻ được cung cấp chất này qua sữa, đặc biệt nếu mẹ là người ăn chay.

DHA thườn chứa nhiều trong cá hồi, cá hồi, cá thu, lòng đỏ trứng gà, các loại hạt: óc chó, hạnh nhân, rau củ. Các mẹ nên lưu ý bổ sung các thực phẩm này để có thêm DHA cho cơ thể.

3.3 Florua

Khi con mọc chiếc răng đầu tiên là lúc cần đến florua. Mẹ nên cho trẻ uống nước có chứa flo vì viên uống bổ sung có thể gây ra vết ố vĩnh viễn trên răng. Nếu trẻ không có đủ florua từ nước; mẹ nên nói chuyện với bác sĩ về các biện pháp bổ sung thích hợp.

4. Lưu ý khi bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh

Các nhà sản xuất tạo ra các loại vitamin trông giống như kẹo và cũng ngọt như kẹo cho trẻ sơ sinh. Điều này là tốt khi các mẹ muốn sung vitamin cho trẻ nhưng sẽ rất tệ nếu trẻ thực sự cho rằng đó là kẹo và muốn ăn thật nhiều. Một số vitamin có thể gây chết người nếu trẻ sơ sinh dùng quá nhiều. Ví dụ, bổ sung quá nhiều sắt có thể khiến trẻ bệnh nặng.

Vì vậy, mẹ nên xem vitamin cũng như một dạng “thuốc”. Nắp lọ vitamin được thiết kế an toàn cho trẻ sơ sinh chưa đủ, mẹ cần đặt thuốc tránh xa tầm với của bé để tránh trường hợp bé uống quá nhiều vitamin trước khi mẹ kịp phát hiện. Đừng bao giờ gọi những viên vitamin này là kẹo và không cho trẻ tự ý sử dụng. Nếu nghi ngờ con nhỏ đã lén uống vitamin mà không xin phép, mẹ nên đưa con đi khám ngay lập tức.

5. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh

vitamin cho trẻ sơ sinh

5.1 Có bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh nếu trẻ quá kén ăn?

Nếu mẹ lo rằng bữa ăn của bé đang thiếu chất do bé không ăn rau xanh hoặc chỉ thích ăn một món duy nhất, mẹ nên bổ sung vitamin cho bé dạng viên để an tâm hơn và đảm bảo bé đang nhận được các dưỡng chất cần thiết.

5.2 Nên bổ sung vitamin loại nào cho trẻ sơ sinh

Khi bé chỉ thích ăn rau củ, mẹ có thể bổ sung vitamin B12, D, riboflavin và canxi bị thiếu trong chế độ ăn uống. Nếu bác sĩ chẩn đoán bé bị thiếu máu, mẹ có thể bổ sung chất sắt theo một hàm lượng nhất định. Với những bé dưới 4 tuổi, mẹ nên cho bé uống vitamin dạng lỏng để tránh tình trạng mắc nghẹn. Ngoài ra, mỗi ngày các bé và thậm chí cả ba mẹ cũng nên bổ sung 400 đơn vị vitamin D trong chế độ ăn.

Lưu ý: Cần bổ sung vitamin cho bé, với loại vitamin từ thực phẩm chứ không chỉ là các viên vitamin bổ sung. Chẳng hạn, khi bé không uống đủ sữa, mẹ phải tìm nguồn cung cấp canxi từ các loại trái cây hoặc các thực phẩm khác như nước cam.

Khi chọn vitamin bổ sung cho bé, mẹ cần đọc thật kỹ thông tin sản phẩm in trên nhãn. Ngoài ra, đừng nhầm lẫn giữa nước uống vitamin với vitamin bổ sung. Những loại nước này, bao gồm cả nước uống tăng lực đều chứa rất nhiều cafeine và đường.

5.3 Có nên bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh nhiều hơn liều thường dùng nếu chế độ ăn uống trong tuần của bé không tốt?

Không nên. Vitamin chỉ nên được cho dùng theo hướng dẫn liều lượng, như các loại thuốc khác. Cho bé dùng quá liều một loại vitamin nào đó có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác hoặc thậm chí gây nguy hiểm, tùy vào từng loại vitamin. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc có chứa vitamin về cho trẻ sơ sinh uống vì so với việc thiếu, cụ thể như thừa vitamin càng nguy hiểm hơn rất nhiều. Thừa vitamin có thể khiến cho trẻ sơ sinh có các biểu hiện như buồn nôn, ói mửa, đau đầu, rối loạn thần kinh và chậm lớn.

Tùy theo từng vấn đề sức khỏe mà bổ sung vitamin phù hợp cho trẻ. Nếu con không có vấn đề về sức khỏe, thì mẹ chỉ cần bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh bằng viên uống đa vitamin là được. Tuy nhiên, một số bé có nhu cầu cao hơn đối với loại vi chất nào đó, chẳng hạn với con theo chế độ ăn chay, mẹ có thể bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh, cụ thể là thêm vitamin B12 và D, cũng như riboflavin và canxi.

[inline_article id=1132]