Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Tâm lý trẻ sơ sinh từ 1 – 12 tháng tuổi

Để chuẩn bị chăm sóc bé tốt nhất, cha mẹ thường sẽ muốn biết trước sự phát triển tâm lý trẻ sơ sinh từ 01 đến 12 tháng tuổi. Sau đây là những cột mốc thú vị cha mẹ sẽ thấy ở bé cưng nhà mình.

1. Tâm lý trẻ sơ sinh từ 01 đến 03 tháng tuổi

Tâm lý bé từ 1-3 tháng
Trẻ sơ sinh 1-3 tháng tuổi có thể biểu hiện cảm xúc và tâm lý của mình

Khi mẹ cho bé bú, tắm hoặc cho bé ngủ, theo tâm lý, trẻ sơ sinh sẽ thể hiện cảm xúc theo cách riêng của mình với mẹ như cười với mẹ; chạm tay vào người mẹ; mắt dõi theo mẹ…

Mẹ nên chú ý đến những lúc bé có biểu hiện như vậy. Vì ở giai đoạn rất sớm của cuộc sống; trẻ sơ sinh có khả năng biểu lộ một mức độ cảm xúc rộng rãi khác nhau bao gồm: thích thú, mỉm cười, khó chịu và đau đớn. Vào khoảng 2 hay 3 tháng tuổi trẻ biểu hiện được sự buồn rầu và giận dữ.

Do vậy, khi bé bắt đầu muốn ngọ nguậy, mẹ có thể nắm tay bé, mỉm cười và ôm bé vào lòng, ê a vài câu cho bé nghe. Vì bé chỉ nhìn và cảm nhận được người khác ở phạm vi 20cm; nên những cử chỉ, hành vi của mẹ sẽ được bé chú ý.

Đây là khoảnh khắc giúp trẻ sơ sinh phát triển tâm lý lành mạnh; những cảm xúc tích cực và tình thương với mẹ sau này.

[key-takeaways title=”Bài viết liên quan:”]

[/key-takeaways]

2. Tâm lý của bé từ 03 đến 06 tháng tuổi

Bé từ 4-6 tháng tuổi
Tâm lý trẻ sơ sinh 4-6 tháng phát triển rõ rệt ở phản ứng cảm xúc

Lúc này trẻ đã lớn hơn một chút và muốn tìm hiểu thế giới xung quanh mình. Khoảng 2-3 tháng tuổi, trẻ có thể phản ứng khác nhau với các giọng nói khác nhau: một giọng nói giận dữ có thể khiến cho trẻ khóc; trong khi một giọng nói vui vẻ sẽ làm cho trẻ mỉm cười và cất tiếng ê a.

Đến 4-5 tháng tuổi, trẻ bắt đầu thấy thích thú khi chơi một mình với những âm thanh do tự mình phát ra (như tiếng phì phèo nước bọt). Bé thích hóng chuyện của người lớn; và bộc lộ cảm xúc vui mừng như một phản xạ tự nhiên khi có ai nói chuyện riêng với bé.

Kỳ diệu hơn, trẻ nhỏ 6 tháng tuổi không chỉ bập bẹ những từ đơn giản như “mẹ mẹ” hay “bà bà” mà bé còn “giải mã” rất tốt ngữ thái cảm xúc của thú cưng. Khi con vật nghe thấy những âm thanh này; bé cũng đáp lại bằng những hành động vui buồn hay giận dữ. Như vậy, khả năng xã hội của trẻ phát triển rất sớm.

Trong thời gian này, để tâm lý trẻ sơ sinh phát triển mạnh mẽ; mẹ nên chơi cùng trẻ để khiến bé vui, trò chuyện cùng bé để phát triển cảm xúc theo hướng tốt hơn.

[key-takeaways title=”Bài viết liên quan:”]

[/key-takeaways]

3. Tâm lý trẻ sơ sinh từ 07 đến 09 tháng tuổi

Tâm lý của trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi
Tâm lý trẻ sơ sinh từ 7 đến 9 tháng có những chuyển biến bất ngờ!

Vào giai đoạn này, bé đã biết phân biệt được nhiều và bộc lộ cảm xúc rõ rệt hơn. Ví dụ như vui mừng khi gặp người thân và khóc khi tiếp xúc với người lạ. Bé rất sợ nếu phải xa mẹ; bé sẽ khóc thật to nếu phải ở bên cạnh một người mà bé không quyến luyến.

Bé bắt đầu học nói và muốn nhận được “sự giúp đỡ” của cha mẹ khi bé cố gắng nói những từ đầu tiên. Trẻ sơ sinh sẽ có tâm lý vui sướng nếu cha mẹ đáp lại bằng cách nói chuyện âu yếm với bé, lúc đó bạn sẽ thấy bé đang rất cố gắng tạo ra mối quan hệ tốt đẹp cho bản thân mình với mọi người.

Cha mẹ không nên giận khi bé nhõng nhẽo quá mức để gây chú ý như la hét, khóc to, đập phá… vì muốn được mọi người quan tâm. Mẹ nên khéo léo dỗ dành bé, nói với bé rằng mẹ rất yêu con bằng một nụ hôn hoặc vuốt ve bé; giúp bé điều chỉnh từ từ cảm xúc một cách cân bằng hơn nữa.

[key-takeaways title=”Bài viết liên quan:”]

[/key-takeaways]

4. Tâm lý của bé từ 10 đến 12 tháng tuổi

Bé 1 tuổi
Tâm lý trẻ sơ sinh từ 10 đến 12 tháng tuổi

Với trẻ sơ sinh từ 10-12 tháng tuổi, tâm lý của bé cần biểu lộ cảm xúc gia tăng về mặt xã hội và có một chức năng quan trọng trong việc tổ chức hành vi. Trẻ một năm tuổi xét đoán ý nghĩa của các sự kiện thông qua việc học tập từ việc đáp ứng cảm xúc của người chăm sóc đối với các sự kiện đó; hiện tượng này được gọi là tham khảo xã hội (Social referencing).

Lúc này, tâm lý trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và có thể bắt mạch được cảm xúc của mẹ. Nếu mẹ tỏ ra khó chịu, bé sẽ lo sợ, sau đó mếu và khóc. Ngược lại nếu mẹ vui cười, yêu thương bé, bé sẽ đáp lại bạn bằng những tiếng cười khanh khách.

Nếu bé ở trong môi trường có nhiều bạn đồng tuổi, bé sẽ thể hiện bản thân mình một cách rõ nhất: bé muốn giành đồ chơi; bé muốn sở hữu một mình, nhiều khi đánh bạn để ra oai…

Tâm lý trẻ sơ sinh tuổi này đã có tính sở hữu cao, điều đó thể hiện: trẻ vui sướng khi được mẹ chăm sóc, và khi mẹ xoay sang nâng niu một con búp bê; bé trở nên khốn khổ, quơ tay đạp chân để gây chú ý, rồi khóc thét lên để nói rằng mẹ chỉ thuộc về nó mà thôi.

[key-takeaways title=”Bài viết liên quan:”]

[/key-takeaways]

Để tâm lý trẻ sơ sinh phát triển lành mạnh; cha mẹ nên dành nhiều thời gian để chăm sóc bé, quan tâm bé hơn. Bởi khi bé có những biểu hiện thái quá; điều đó có thể do bé đang thiếu thốn tình cảm và muốn được quan tâm nhiều hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ từ 18 – 24 tháng tuổi: Phát triển ngôn ngữ và hành vi của trẻ

Tạo vốn từ cho bé bằng cách lặp đi lặp lại. Khi bé lặp đi lặp lại một âm thanh nào đó để chỉ một món đồ, đó được coi là một “từ” mà bé có thể nói được. Ví dụ như bé luôn nói “su” mỗi khi đòi uống sữa thì tức là bé đã hiểu từ “su” này tượng trưng cho thứ nước màu trắng ngon lành đó. Do đó, hãy luôn sửa các phát âm của bé. Bạn có thể dạy cho bé cách phát âm bằng cách nói ra những điều mà bạn biết là bé đang ám chỉ: Con muốn uống sữa phải không?

Hãy để ý cách bé sử dụng hành động để giao tiếp. Việc bé giao tiếp bằng cử chỉ hay nét mặt cũng rất quan trọng. Ví dụ như khi bé nắm tay và dẫn bạn đến bên một món đồ chơi, hành động này có nghĩa là bé muốn nói: Con muốn chơi món đồ chơi này. Nếu con bạn biết truyền đạt ý muốn qua những hành động như thế này thì kỹ năng ngôn ngữ nói của bé rất có thể theo đó mà phát triển. Bạn có thể giúp bé bằng cách lặp lại “thông điệp” mà bé “gửi” đến bạn: Con muốn mẹ chơi cùng con sao? Mẹ đến đây!

Trò chuyện với con. Bố mẹ nói chuyện với con càng nhiều thì trẻ sẽ học được càng nhiều từ. Trẻ học được ngôn ngữ là từ bạn – người thầy đầu tiên và tốt nhất của trẻ.

Trẻ được học 2 ngôn ngữ cùng một lúc cũng có lợi. Đây là một cách tuyệt vời giúp xây dựng một mối quan hệ gần gũi giữa bé và cộng đồng hay văn hoá. Khi kỹ năng ngôn ngữ của trẻ phát triển, bố mẹ có thể kết hợp dạy tiếng mẹ đẻ và một ngoại ngữ khác như tiếng Anh chẳng hạn.

Bạn có biết
Cứ mỗi 3 tới 9 phút, các bậc bố mẹ lại phải đối phó với hành vi thách thức của trẻ.

Điều này có ý nghĩa đối với bạn?
Thử nghiệm là một phần trong giai đoạn phát triển của bé. Bé thường thử nghiệm bố mẹ bằng những hành động khác nhau để xem phản ứng của bố mẹ ra sao. Phản ứng của bạn ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy dỗ bé cũng như cách cư xử của bé.

ngôn ngữ của bé
Dạy cho bé những từ đơn giản và quen dần với các hoạt động ngay từ nhỏ

Đưa ra các quy tắc rõ ràng. Bé cần được nhắc nhở thường xuyên về những quy tắc nên hoặc không nên vì lúc này trí nhớ của bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Thật cụ thể. Ví dụ như bố mẹ nên nói với bé là “Hãy đặt các khối lắp ráp vào thùng” thay vì nói “Hãy dọn dẹp đồ chơi của con đi”.

Nhất quán. Ví dụ, cứ mỗi khi bé ném một món đồ chơi ra xa, bố mẹ có thể phạt bé bằng cách lấy lại và không cho bé chơi món đồ chơi đó nữa. Sau đó, hãy đưa lại cho bé để xem bé còn ném đồ chơi đi nữa không.

Kiên nhẫn và bình tĩnh. Tất cả đứa trẻ đều cần có thời gian “thử” các quy tắc. Vì thế càng kiên nhẫn và bình tĩnh trong cách phản ứng, thì sẽ càng hiệu quả hơn trong việc dạy cho bé cách tự chủ bản thân mình.

MarryBABY

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Dấu hiệu trẻ sắp biết bò và cách tập bò cho bé nhanh nhất

Bé tập bò là giai đoạn người lớn cần phải luôn để mắt đến trẻ. Vì lúc này, con đã có khả năng di chuyển khắp mọi nơi trong nhà mà bé muốn nên nếu người lớn lơ là con sẽ dễ bị té ngã hoặc bị các vật trong nhà gây chấn thương rất nguy hiểm.

Trong bài viết này, Marrybaby sẽ chỉ ra cho mẹ các dấu hiệu bé biết bò sớm, và những điều mẹ nên lưu ý khi con vào giai đoạn này.

1. Dấu hiệu bé chuẩn bị biết tập bò sớm

bé lật
Dấu hiệu bé sắp biết bò: chân huơ huơ, và con bắt đầu vung vẩy nhiều hơn

Một trong những dấu hiệu cho thấy bé sắp biết bò đó là khi trẻ sơ sinh có thể lăn từ tư thế bụng ra lưng và ngược lại. Một dấu hiệu khác của sự sẵn sàng muốn tập bò là khi con có thể tự đưa mình từ tư thế nằm nằm sấp lên tư thế ngồi.

Một số bé cũng đã có thể đứng dậy bằng tay kết hợp với đầu gối. Tuy nhiên, tư thế đứng của con sẽ chưa đủ vững vàng. Đây là dấu hiệu cho thấy con đã bắt đầu sắp đạt được một cột mốc tiếp theo.

Dưới đây là những dấu hiệu rõ ràng của trẻ sắp biết bò:

  • Con lăn và cuộn tròn cơ thể nhiều hơn.
  • Con chuyển từ tư thế bò sang tư thế ngồi.
  • Trẻ biết chống tay, kết hợp với đầu gối và muốn tiến về phía trước.
  • Con nằm sấp và dùng tay áp xuống sàn để kéo cơ thể về phía trước.
  • Con bắt đầu muốn bò với một chân, nhưng chưa thể kết hợp bằng hai chân luân phiên.

Đặc biệt hơn, một số bé hoàn toàn bỏ qua giai đoạn bò và con sẽ tiến thẳng đến giai đoạn đứng vững một mình; thậm chí là đi bộ với sự hỗ trợ của cha mẹ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh: Trườn, bò, cầm nắm, ngồi

2. Các tư thế khi bé tập bò

Có rất nhiều kiểu bò và mỗi bé sẽ tìm ra kiểu thích hợp nhất với bản thân. Dưới đây là một số tư thế bò đáng yêu, phổ biến nhất của bé:

  • Lăn: Trẻ lăn cả thân người về phía mà trẻ muốn.
  • Trườn kiểu mông: Trẻ sẽ ngồi và dùng tay đẩy mình phía trước.
  • Kiểu bò cổ điển: Bé sẽ bò trên sàn nhà bằng tay và đầu gối với phần bụng của bé nằm trên sàn.
  • Bỏ kiểu gấu: Đây là một biến thể của tư thế bò kiểu cổ điển. Bé sơ sinh giữ chân thằng và lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất.
  • Bò trườn kiểu quân nhân:Tư thế bò này còn được gọi là “bò biệt kích”. Trẻ ở trong tư thế nằm sấp, chân dang ra sau và dùng tay kéo hoặc đẩy người về phía trước. Tư thế này tương tự như tư thế trườn người ở trong quân đội.
  • Trườn cua: Trẻ sơ sinh đẩy mình về phía trước bằng tay không khi đầu gối vẫn được giữ cong. Lúc này nhìn bé giống như một con cua đang lướt trên cát nên được gọi là trườn cua.
  • Trườn sâu đo: Đây là tư thế biến thể của bò kiểu bằng bụng. Trẻ kéo người về phía trước bằng cả 2 tay, đồng thời nhổm người dậy sau đó tiếp đất bằng bụng. Với cách di chuyển này trẻ có thể giữ thăng bằng bằng 2 chân trong thời gian ngắn.

>> Cùng chủ đề bé tập bò: Hé lộ 5 dấu hiệu trẻ sắp biết đi mà cha mẹ nào cũng mong đợi

3. Chuẩn bị không gian cho bé tập bò

Chuẩn bị môi trường xung quanh cho bé tập bò là điều rất quan trọng để giúp bé sớm hoàn thành tốt giai đoạn phát triển này. Thế nên, cha mẹ có thể tạo điều kiện cho con bằng những cách sau đây:

  • Cha mẹ chọn loại quần áo dài tay với chất liệu vải mềm để bảo vệ tay chân của con.
  • Mẹ có thể mua thảm, chiếu tập bò cho bé, và những vật dụng bảo vệ đầu gối và khủy tay của con.
  • Cha mẹ đặt con ở mặt sàn nhà vừa đủ an toàn để có thể thoải mái bò (không quá trơn cũng không quá xù xì).
  • Cha mẹ hãy theo sát con, cũng như không để rơi các vật nhỏ trên sàn, để tránh con gặp những tổn thương ngoài ý muốn.
  • Cha mẹ hãy thu ngắn rèm cửa. Đặt con tránh khỏi các vùng có cửa sổ, hoặc ban công mà không có lan can chắn an toàn.

4. Cách dạy bé tập bò

Ban đầu, mẹ cho bé tập bò trên giường. Khuyến khích bé vận động bằng cách đặt món đồ chơi yêu thích trước mặt bé trong cự ly cần để bé tự mình rướn đến lấy. Đặt bé ở tư thế bò, nếu bé không tự mình rướn tới được hãy giúp bé bằng các giữ chân và đẩy nhẹ về phía trước, nhích từng chút một để bé cảm nhận được lực hỗ trợ bò dễ dàng hơn.

Khi bé đã quen với thao tác bò, đặt trẻ xuống sàn nhà hay một mặt phẳng rộng hơn để bé tự do hoạt động. Lưu ý không nên đặt bé nằm sấp nhiều vì bé sẽ bị lực chèn ép, gây ra tình trạng tức ngực, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.

>> Mẹo có thể tham khảo: Mẹ có nên lo lắng khi bé chậm tập bò?

5. Những thứ gây nguy hiểm cho bé khi con tập bò

5.1 Tránh đồ nội thất có cạnh sắc nhọn

Bàn, ghế, tủ đồ, kệ tivi đều là những vật có cạnh sắc nhọn. Bé với những bước đi chập chững đầu tiên dễ mất thăng bằng và té.

Những đồ vật có cạnh nhọn này ngay lập tức sẽ là những mối nguy cho bé, mà mẹ không thể ngăn cản kịp. Để đảm bảo an toàn của bé, mẹ nên mua những phụ kiện bọc cạnh bàn dành cho những gia đình có con nhỏ.

Bé tập bò
Khi bé tập bò, mẹ nhớ đóng cửa nhà tắm để tránh con bị té, ngã

Bản thân phòng tắm đã là nơi tiềm tàng rất nhiều mối nguy hiểm cho bé. Nhất là khi con tò mò và muốn khám phá xung quanh. Vì nhà tắm trơn trượt và có nhiều nước, bé có thể bị té ngã xuống sàn nhà và ảnh hưởng đến đầu của con.

Cách tốt nhất là mẹ không nên để bé trong nhà tắm một mình mà không có bất kỳ sự giám sát của người lớn nào. Hoặc tốt nhất là mẹ nên đóng cửa nhà tắm khi con vào giai đoạn này.

5.3 Cầu thang

Mẹ tuyệt đối không cho con lại gần cầu thang. Cha mẹ cũng nên thiết kế một tấm ván chặn ở lối đi cầu thang, hoặc các loại rào chắn có khóa để đảm bảo an toàn cho con.

>> Cùng chủ đề bé tập bò: Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất, mẹ phải làm gì?

5.4 Ổ cắm điện

Đối với những ổ cắm điện ở gần dưới mặt sàn nhà khoảng dưới 0,5 mét, cha mẹ nên tìm cách bịt lại; hoặc vô hiệu hóa ổ các ổ cắm điện này. Vì con sẽ tò mò và cho tay vào ổ điển, làm ảnh hưởng đến tính mạng của con và gia đình.

5.5 Những đồ vật thấp, trong tầm với của bé

Bé mới biết bò, những vật tiếp xúc với bé nhiều nhất chính là những vật nằm trên sàn nhà. Chắc chắn rằng không có một vật có thể gây hại nào nằm được trong “tầm ngắm” của bé. Mẹ nên đặc biệt chú ý đến những vật nhỏ, với trí tò mò của bé, việc cho ngay vào miệng nếm thử là điều có thể xảy ra.

5.6 Ngăn kéo, cửa ra vào hay vật có nắp hộp

Bé tập bò
Nhiều thứ không an toàn như ngăn kéo có thể gây thương tích cho bé.

Bé rất dễ bị kẹp tay, và bị kẹp chân khi con nghịch ngăn kéo tủ, cửa ra vào, các nếp gấp hoặc khe hở trong nhà. Hiểu được điều đó,, mẹ nên đóng và khóa lại cẩn thận các khe hở, ngăn kéo để tránh những tai nạn đối với con.

5.7 Thanh chắn an toàn

Mặc dù mẹ đã thiết kế và thiết đặt các thanh chắn an toàn cho con, nhưng mẹ phải nhớ là mài hết tất cả các cạnh nhọn của các thanh chắn này. Đồng thời, khi thiết kế, khoảng trống giữa các thanh chắn phải đủ nhỏ để con không chèn người qua được. Đó chính là những gì mẹ cần làm đối với các thanh chắn này.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi chuẩn nhất (2022)

Một điều quan trọng nhất mà mẹ nên nhớ kỹ là dù đã trang bị ngôi nhà an toàn đến đâu thì vẫn còn rất nhiều những bất ngờ có thể gây nguy hiểm cho bé tập bò nhà bạn. Đừng bao giờ lơ là dù chỉ một giây nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Giao tiếp cảm xúc với trẻ nhỏ như thế nào

Cảm xúc là sợi dây vô hình giúp chúng ta nhận biết một đứa trẻ đang vui hay buồn, con có gặp khó khăn gì không? Một đứa trẻ giàu trí tuệ cảm xúc sẽ nhạy cảm với những người xung quanh, có trách nhiệm và thường được nuôi dạy tốt. Đó là những phẩm chất cần thiết cho tất cả chúng ta. Nhưng ở tuổi của mình, bé cần thể hiện được những năng lực cảm xúc nào?

Mẹ có thể làm gì để nuôi dưỡng cảm xúc của trẻ hoặc kết nối cảm xúc với con cái mình? Hãy cùng Marry Baby khám phá ngay sau đây nhé.Cách dạy con

Giao tiếp cảm xúc với trẻ nhỏ

1. Tạo sự tương tác với trẻ

Theo chuyên gia tâm lý, “giao tiếp cảm xúc” là quá trình trao đổi thông tin giữa hai bên nhưng phải chỉ đơn thuần về hình thức hay sự kiện xảy ra mà về cảm xúc. Có nghĩa là ngoài trao đổi thông tin cơ bản, hai bên có mong muốn biểu đạt cảm xúc của chính mình, lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của đối phương và sau đó để có phản ứng cảm xúc phù hợp.

Từ khi còn rất nhỏ, trẻ đã có thể đưa ra những tín hiệu giao tiếp với mẹ, điều quan trọng là người mẹ cần nhận ra và đáp lại để tạo sự tương tác với trẻ. Nếu người mẹ không chú ý mà bỏ qua thì dần dần trẻ có xu hướng không muốn giao tiếp với mẹ vì nhiều lần không được đáp trả.

Sau khi sinh con rất nhiều phụ nữ bị rơi vào trạng thái stress, trầm cảm kéo dài do chưa thích nghi ngay được với đứa con từng là một phần cơ thể mình vừa chào đời. Một số người lại cảm thấy áp lực nặng nề vì lần đầu làm mẹ, lo lắng vì con hay đau ốm, con khóc nhiều nên tự trách bản thân không chăm sóc được cho con.

Thời gian này người mẹ không tiếp xúc nhiều với trẻ cho đến khi trở lại trạng thái cân bằng. Người mẹ trầm cảm có thể hồi phục sau vài tháng nhưng phải gánh chịu hậu quả vô cùng to lớn do thời gian trầm cảm để lại. Vì theo nghiên cứu cho thấy, trẻ nhìn những người tươi cười lâu hơn nhìn những người nhăn nhó, khó chịu. Nhưng một thời gian dài người mẹ không chơi đùa, vui cười với trẻ sẽ khiến trẻ không hứng thú khi giao tiếp với mẹ.

2. Tạo điều kiện để trẻ phát triển tư duy

Đối với cha mẹ hiện đại thường thuộc khu vực thành phố, gia đình khá giả cha mẹ quan tâm quá mức đến vấn đề thể chất của con mình, bao bọc con quá kỹ khiến trẻ không có điều kiện tiếp xúc với thực tế. Kết quả là đứa trẻ đó không những mắc bệnh béo phì mà còn chẳng hiểu gì về thế giới xung quanh dù có thể học rất giỏi.

Gia đình luôn đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ khiến trẻ có tính ngại khó khăn vì từ nhỏ đã quá dễ dàng có đươc thứ mình muốn. Phải để trẻ trải qua khó khănví dụ như cố gắng đi đến chỗ món đồ mình thích để lấy dù rất khó, gặp nhiều thứ không như ý muốn để trẻ học được cách khống chế được cảm xúc của mình.

Ngoài ra, gia đình nên cho trẻ có khoảng không gian riêng để chơi một mình, cha mẹ không tham gia mà nên ở gần đó giúp trẻ vừa thấy yên tâm vừa không bị quấy rầy. Chơi một mình giúp trẻ phát triển tư duy tốt hơn khi luôn có người lớn bên cạnh.

3. Quan tâm tới cảm nhận của con

Từ trước đến nay đa số cha mẹ chỉ quan tâm đến việc con mình có ngoan hay không, có khỏe mạnh hay không, học có tốt hay không? Nhưng lại chẳng mấy quan tâm đến khả năng giao tiếp cảm xúc của con như thế nào? Các câu hỏi cha mẹ thường hỏi con chỉ qua loa, thuần túy: Hôm nay con được mấy điểm? Con có ngoan không mà không hề đề cập gì đến suy nghĩ cảm nhận của con ví dụ như: “Con cảm thấy lớp học như thế nào? Ở lớp có gì vui không?”.

Những quan tâm nho nhỏ về tâm tư tình cảm của con sẽ khiến trẻ cảm thấy tin tưởng, mở lòng mình hơn và muốn chia sẻ nhiều hơn với cha mẹ. Nhờ đó kịp thời giải quyết những vướng mắc của trẻ, ngăn nguy cơ trầm cảm ở trẻ.cảm xúc

4. Chấp nhận trẻ một cách toàn diện

Giao tiếp cảm xúc trong các gia đình ở Việt Nam rất hạn chế và hầu như không có. Cha mẹ hay có những biện pháp răn đe trẻ bằng cách không chấp nhận mặt xấu của con mình chẳng hạn như gây áp lực cho trẻ bằng cách ra điều kiện: “Ngoan mới thương”, “Hư là không thương nữa”.

Cha mẹ không hề biết rằng trẻ có nhu cầu: “Được quan tâm tích cực không điều kiện”. Nghĩa là đứa trẻ nào cũng có mặt tốt, mặt xấu và muốn cha mẹ chấp nhận cả hai mặt như sự vốn có của nó. Nhưng không cha mẹ nào chịu chấp nhận những khuyết điểm của con mình, khiến trẻ giấu hết mặt xấu của mình không dám chia sẻ với cha mẹ nữa.

Phải chấp nhận mọi mặt của trẻ dù xấu hay tốt để trẻ có thể chấp nhận chính mình một cách toàn diện, mặt khác có thể tìm cách điều chỉnh những mặt xấu của trẻ giúp trẻ mở lòng hơn với cha mẹ khi cần có sự tư vấn của gia đình.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ có vấn đề về mặt cảm xúc

  • Trầm cảm, thu mình lại không thích nói chuyện, chơi đùa với ai.
  • Hay đánh bạn, anh chị thậm chí bố mẹ của mình.
  • Khóc nhiều, không ai dỗ được.
  • Trẻ quá ngoan, không quậy phá, không thấy cười hay khóc gì.
  • Sợ giao tiếp hoặc không có khả năng giao tiếp.

5 kỹ năng cảm xúc mẹ cần bồi đắp cho con

1. Kiềm chế cảm xúc

Trẻ em rất dễ bị mất kiểm soát cảm xúc, cả khi các bé buồn, giận hay vui sướng. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng cần được học cách làm chủ cảm xúc. Với khả năng kiểm soát và điều chỉnh bản thân, bé sẽ học được cách đương đầu với những cảm giác tiêu cực và những thay đổi trạng thái từ buồn, vui đến giận hờn, thất vọng mà không bị chìm đắm trong tuyệt vọng. Bé cũng không phản ứng lại những tình huống tiêu cực bằng hành động thái quá.

Chẳng hạn, khi bị bạn giành mất món đồ chơi yêu thích, thay vì khóc lóc, đánh nhau, một đứa trẻ biết tự chủ sẽ đưa ra hành động thích hợp hơn, chẳng hạn như nói chuyện hoặc ngỏ ý cùng chơi món đồ chơi đó. Đương nhiên, việc bộc lộ cảm giác của bản thân không phải là xấu nhưng bất cứ ai trong chúng ta cũng biết rằng việc gì cũng có nơi chỗ và thời điểm của nó.cảm xúc

2. Kiên nhẫn

Những đứa trẻ thiếu tính kiên nhẫn thường hay đòi hỏi và dễ đầu hàng. Dạy cho trẻ tính kiên nhẫn cũng có nghĩa là trì hoãn việc thỏa mãn của bé. Việc này có vẻ khó khăn đối với những bậc phụ huynh bận rộn, song cha mẹ nên cố gắng. Một đứa trẻ biết kiên nhẫn chờ đợi sẽ đạt được thành tựu lớn hơn.

Hãy hình dung một cách đơn giản, muốn hưởng thụ một bông hoa đẹp do tự mình trồng, chúng ta đều phải chờ đợi hạt giống nảy mầm, cây non phát triển, trổ nụ và nở hoa khi đã đủ ngày đủ tháng.

3. Dựa vào chính mình

Vẫn biết rằng các con còn nhỏ dại và bạn không thể tránh khỏi suy nghĩ muốn được chở che, bảo bọc cho các bé nhưng tốt nhất là để bé tự dựa vào bản thân. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ như tự xúc cơm chẳng hạn. Rất sớm, bạn sẽ thấy rằng những đứa trẻ biết tự lực cánh sinh xem cuộc sống như một hành trình khám phá vô tận. Cứ để con tự làm mọi thứ bằng chính năng lực của mình, cho bé cơ hội để sai lầm, bởi đó là một phần tất yếu của quá trình học hỏi.

4. Tinh thần trách nhiệm

Một đứa trẻ có trách nhiệm chính là đứa trẻ có khả năng tự lực cánh sinh cao nhất. Có trách nhiệm, con sẽ học được bước tiếp theo là chịu trách nhiệm về những điều mình làm. Bé cũng biết cách tìm giải pháp cho những vấn đề do mình tạo ra.

Cách tốt nhất để gieo trồng tinh thần trách nhiệm trong bé là làm gương cho con. Bạn có phải là một ông bố/ bà mẹ có trách nhiệm trong cuộc sống không?

5. Tạo lập mối quan hệ

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ thân thiết là một “vũ khí” tối quan trọng để thu được những thành tựu lớn trong cuộc sống. Chúng ta học được cách kết bạn, nhưng ít người trong chúng ta nghĩ về việc làm thế nào để củng cố và duy trì một mối quan hệ tốt đẹp. Bạn có thể dạy con về những giá trị không thể thiếu trong một mối quan hệ như tình bạn: sự trung thành, niềm tin và chữ tín. Rồi bạn sẽ vui mừng vì con có được những người bạn từ thuở ấu thơ sẽ cùng gắn bó với bé đến suốt cuộc đời.Cảm xúc

Cách nhận biết cảm xúc của trẻ

♦ Bước 1: Hãy xem những lúc con xúc động là cơ hội để làm thân và dạy dỗ con

Khả năng bạn vỗ về, an ủi và làm dịu một đứa trẻ đang xúc động mạnh có thể thấy chúng ta đang làm vai trò bố mẹ một cách tốt nhất. Những xúc cảm tiêu cực chỉ có thể tan biến đi khi trẻ con có thể được trò chuyện về những xúc cảm của chúng. Do vậy, điều cần thiết là bạn phải sớm nhận ra những xúc cảm của trẻ khi chúng đang còn ở cường độ thấp trước khi trẻ lâm vào khủng hoảng quá căng thẳng.

♦ Bước 2: Lắng nghe bằng cả trái tim và cho con cái thấy “cái lý” của những xúc cảm của chúng

Hãy xây dựng một mối thâm tình và dạy cho con cái mình một kỹ năng giải quyết vấn đề, sử dụng trí tưởng tượng để nhìn vấn đề từ góc nhìn của đứa trẻ. Để bắt đài những cảm xúc của con cái, bạn phải để ý thể hiện qua điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, tức ngôn ngữ bằng tay chân của chúng.

Hãy ngồi vào vị trí của con cái, đặt mình đúng tầm mức của chúng, hít một hơi thở thật sâu, thở đều, thư giãn và tập trung. Thái độ chú ý lắng nghe của bạn sẽ giúp đứa trẻ biết rằng bạn đang nghiêm túc, quan tâm đến vấn đề của chúng.

♦ Bước 3: Giúp con cái gọi tên những xúc cảm của mình

Một bước dễ làm và rất quan trọng tiếp theo là giúp con trẻ gọi tên những xúc cảm của chúng. Dùng ngôn từ để gọi tên những xúc cảm có thể giúp cho đứa trẻ “chuyển thể” những xúc cảm còn đang rất mơ hồ, không rõ hình dạng trong trí óc trẻ như giận dữ, buồn bã, cô đơn, tủi thân, sợ hãi, ghen tức.

Ví dụ nếu bố mẹ thấy con nước mắt lưng tròng hãy nhỏ nhẹ hỏi: “Con thấy rất buồn phải không nào?”. Nghe vậy, không chỉ đứa trẻ cảm thấy mình được cảm thông, và đứa trẻ có được một từ ngữ để diễn đạt tâm trạng của mình.

Cảm xúc

♦ Bước 4: Đặt ra giới hạn trong khi giúp con giải quyết vấn đề

◊ Đặt ra giới hạn: Đối với con trẻ, giải quyết vấn đề thường bắt đầu với việc bố mẹ đặt ra những giới hạn đối với những cử chỉ không thích hợp. Ví dụ, đứa trẻ tức giận, thất vọng chuyện gì đó, thế là đập vỡ đồ chơi, hoặc đánh bạn. Trước tình huống này bố mẹ hãy giúp đỡ trẻ xác định, gọi tên xúc cảm đó, có thể hướng dẫn trẻ nghĩ ra cách thức thích hợp để xử lý với những xúc cảm tiêu cực ấy.

◊ Xác định mục tiêu: Để xác định mục tiêu cho việc giải việc giải quyết vấn đề, hãy hỏi xem con bạn muốn gì. Thông thường, câu trả lời rất đơn giản: Đứa trẻ muốn sửa lại con diều, giải bài toán hóc búa. Những trường hợp khác có thể phải cần hai bên nói chuyện thì mới rõ vấn đề là gì. Ví dụ, con bạn không nhận được vai thích hợp trong vở kịch sắp diễn ra ở trường, con vật của con bạn mới chết hay đứa bạn thân nhất vừa theo bố mẹ rời nhà đi chỗ khác.  Trong những trường hợp thế này, mục tiêu của đứa trẻ chỉ đơn giản là sự chấp nhận mất mát hoặc tìm kiếm ở bố mẹ một sự an ủi, thông cảm

◊ Nghĩ đến những giải pháp có thể áp dụng: Hãy cùng ngồi lại với con bạn để tìm những phương cách giải quyết vấn đề. Những ý kiến của bố mẹ có thể rất cần thiết, được con trẻ đánh giá cao, đặt biệt với những đứa trẻ con bé khó có thể tự mình nghĩ ra cách giải quyết nào đó.

◊ Đánh giá những giải pháp được đề nghị dựa trên những giá trị của gia đình: Đây là lúc điểm lại những ý tưởng mà bố mẹ và con đã nghĩ ra, quyết định xem nên triển khai áp dụng và loại bỏ những giải pháp nào. Hãy khuyến khích con bạn xem xét từng giải pháp riêng biệt, đặt ra những câu hỏi sau đây:

  • Giải pháp này có công bằng không?
  • Giải pháp này có khả thi không?
  • Giải pháp này có an toàn không?
  • Mình có thể cảm thấy như thế nào với giải pháp này?

[inline_article id=713]

Cảm xúc rất quan trọng trong hình trình phát triển nhân cách và xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho trẻ. Vì vậy cha mẹ nên quan tâm tới cảm xúc của con, kết nối cảm xúc với con và bồi dưỡng cảm xúc cho con để bé yêu hạnh phúc hơn mỗi ngày nhé.

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị bệnh có nên cho đi nhà trẻ?

Trẻ dễ lây bệnh khi đi nhà trẻ, mẫu giáo
Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ đồng ý rằng nếu trẻ bị bệnh khi đi nhà trẻ thì ba mẹ nên cho bé ở nhà cho đến khi bé khỏe hẳn, không còn nguy cơ lây nhiễm nữa. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế không dễ dàng chút nào.

Nên lưu ý là nhiều căn bệnh dễ lây lan nhất trong vòng một hoặc hai ngày trước khi trẻ mang mầm bệnh thể hiện triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, khi phát hiện con mình bị bệnh, rất có thể bé đã lây bệnh cho những trẻ khác trong lớp rồi. Ngoài ra, việc xác định được triệu chứng của bé có phải là bệnh truyền nhiễm không hề đơn giản. Khi bé nổi mẩn đỏ, liệu đó là dấu hiệu bé bị dị ứng hay là dấu hiệu của bệnh tật?

Hầu hết các nhà trẻ đều đưa ra danh sách những quy định để giúp các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ có thể đưa ra quyết định liệu nên cho trẻ đi học hay là ở nhà. Nhưng đôi khi chính những quy định này lại gây nhầm lẫn với cả phụ huynh và thầy cô giáo. Các chuyên gia nhi khoa đã đưa ra một số hướng dẫn khi nào bạn nên giữ trẻ ở nhà và tất nhiên những điều này còn tùy thuộc vào các quy định của nhà trẻ nơi con bạn đang theo học.

Trẻ bị bệnh có nên cho đi nhà trẻ?
Mẹ nên đảm bảo sức khoẻ cho bé trước khi cho bé đi nhà trẻ

Khi nào nên để bé ở nhà?
Nêu giữ bé ở nhà nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:

  • Sốt, khó chịu, lờ đờ, khóc dai dẳng hoặc khó thở, tất cả có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.
  • Một số bệnh về đường hô hấp trên như viêm tiểu phế quản hoặc cảm cúm, còn cảm lạnh thông thường chưa cần thiết phải giữ bé ở nhà.
  • Tiêu chảy: Bé đi tiêu chảy hoặc đi tiêu liên tục.
  • Phân của bé có lẫn máu hoặc có chứa chất nhầy, đây có thể là dấu hiệu bé bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, nên cho bé đi khám bác sĩ sớm.
  • Ói mửa.
  • Nổi mẩn đỏ: Đây là lý do để bạn giữ trẻ ở nhà khi không biết chắc chắn rằng nó có liên quan đến bệnh truyền nhiễm hay không. Nếu bé nổi mẩn đỏ không kèm theo sốt hay biểu hiện gì khác, bé vẫn có thể đi học bình thường nếu nhà trường cho phép vì lúc này có khả năng bé chỉ đơn thuần bị dị ứng với thực phẩm nào đó.

Khi nào các bệnh không còn lây nhiễm?

  • Bệnh thủy đậu: Con của bạn sẽ không còn lây nhiễm sang các trẻ khác một khi tất cả các mụn nước khô và đóng vảy.
  • Chốc lở: Trẻ bị bệnh da liễu này sẽ không còn lây nhiễm sau 24 giờ dùng thuốc kháng sinh.
  • Bệnh ghẻ: Sau khi được điều trị bằng thuốc diệt khuẩn tại chỗ, sẽ không còn khả năng lây nhiễm nữa.
  • Viêm kết mạc do vi khuẩn, còn gọi là đau mắt đỏ, và chảy mủ ở mắt: Bệnh này có thể không còn bị lây nhiễm sau 24 giờ dùng thuốc kháng sinh nhưng hầu hết các nơi giữ trẻ sẽ không cho phép bé bị chảy mủ mắt đi học. Tuy nhiên, với những trẻ bị đỏ mắt hay chảy nước mắt do dị ứng thì bệnh không lây nhiễm và bé nên đi nhà trẻ vì bệnh này lâu khỏi.
  • Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus gây ra: thường không lây nhiễm sau 24 giờ dùng thuốc kháng sinh.
  • Lở miệng dẫn đến tình trạng chảy nước dãi liên tục: nên chờ cho đến khi bác sĩ kết luận rằng bé không bị truyền nhiễm trước khi cho bé trở lại nhà trẻ.
  • Bị chấy (chí): Con bạn có thể quay trở lại nhà trẻ sau khi bé đã được diệt chấy triệt để.

Ngoài việc giữ trẻ ở nhà khi bé bị bệnh, bạn nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé để ngăn chặn sự lây nhiễm và thường xuyên rửa tay bé thật kỹ. Sau khi thay tã, hỉ mũi, phải làm sạch bất kỳ chất dịch nào của cơ thể như nước tiểu, phân, đờm… và trước khi chuẩn bị thức ăn cho bé thì việc này còn đặc biệt quan trọng hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Núm vú giả: Lưu ý khi sử dụng (Phần 2)

3. Những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng núm vú giả
Nếu bạn quyết định cho trẻ sử dụng núm vú giả, nhớ giữ những nguyên tắc sau:

Để cho trẻ hướng dẫn quyết định của bạn. Nếu trẻ có vẻ thích núm vú giả thì thật tuyệt vời. Nhưng nếu trẻ không thích, đừng ép buộc trẻ phải sử dụng chúng. Bạn có thể thử lại một thời điểm khác hoặc tôn trọng sở thích của trẻ và không ép trẻ sử dụng.

Dù trong bất kỳ trường hợp nào, không sử dụng núm vú nhằm trì hoãn việc cho trẻ ăn hoặc để thay thế cho sự chú ý của bạn. Cho trẻ sử dụng núm vú giả giữa các lần ăn khi trẻ không đói.

Ngoài ra, không nhúng núm vú giả trong nước trái cây hoặc nước đường vì có thể dẫn đến sâu răng.

Bạn có thể thử cho trẻ sử dụng núm vú giả trước một giấc ngủ ngắn, nhưng nếu nó rơi ra khỏi miệng trong khi trẻ đang ngủ thì không bỏ núm vú lại vào miệng. Khi trẻ quấy khóc, nên cố gắng an ủi trẻ theo những cách khác, chẳng hạn như ôm ấp, ru, hoặc hát.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ bắt buộc phải đợi bạn cho ăn hoặc dỗ dành như khi bạn đang thanh toán hóa đơn siêu thị thì việc sử dụng núm vú giả là hoàn toàn hợp lý.

Không bao giờ cột núm vú vào cổ của bé hoặc nôi vì có thể khiến trẻ bị ngạt. Phương pháp an toàn nhất là gắn núm vú giả vào quần áo của trẻ bằng một loại kẹp chuyên dụng.

Chọn núm vú giả an toàn và thích hợp cho bé và giữ sạch bằng cách rửa với nước ấm, thay thế ngay khi thấy các vết nứt nhỏ hay các dấu hiệu hao mòn.

4. Khi nào trẻ không nên sử dụng núm vú giả?
Không cho trẻ sử dụng núm vú giả khi trẻ có vấn đề về cân nặng. Nếu trẻ đang gặp khó khăn trong việc bú mẹ hoặc nếu bạn gặp khó khăn trong việc duy trì nguồn sữa cho trẻ, tốt nhất là ngừng sử dụng núm vú giả ngay lập tức. Bên cạnh đó, bạn cũng phải xem xét việc không nên cho trẻ sử dụng núm vú giả nếu trẻ đã bị nhiễm trùng tai nhiều lần.

Trong trường hợp trẻ bị thiếu tháng và không đủ trọng lượng như những trẻ khác, việc sử dụng núm vú giả không phải là tác nhân chính khiến trẻ không lên cân mà còn có thể bảo vệ trẻ khỏi SIDS, vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn quyết định.

Núm vú giả: Lưu ý khi sử dụng (Phần 2)
Có thể cho trẻ ngậm núm vú giả trong một giấc ngủ ngắn

5. Sử dụng núm vú giả ảnh hưởng đến sự phát triển răng của bé như thế nào?
Ngậm núm vú giả trong những năm đầu đời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng của bé, nhưng không có nhiều bé sử dụng núm vú giả đủ lâu để dẫn đến những tác hại này.

Trong khoảng thời gian sử dụng núm vú giả, trẻ chỉ có răng sữa, còn răng vĩnh viễn thường bắt đầu mọc khi bé được 6 tuổi. Nếu bạn lo lắng về điều này, nên hỏi bác sĩ hoặc nha sĩ để kiểm tra hàm và răng của trẻ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Núm vú giả: Có nên cho trẻ sử dụng không?

Có nên cho trẻ sử dụng núm vú giả?

Với những ai lần đầu làm cha mẹ, cưng chiều và chăm sóc trẻ luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu và việc sử dụng núm vú giả rất hữu ích trong việc làm trẻ dễ chịu.

Một số trẻ chỉ thích được ôm ấp, ru bế và chỉ thích bú khi đến giờ ăn. Một số trẻ khác lại hoàn toàn ngược lại, thích được bú ngay cả khi không đói.

Nếu con bạn muốn được bú tiếp ngay cả sau khi được cho bú sữa mẹ hay bú bình, núm vú giả là một giải pháp thay thế tuyệt vời. Núm vú giả không phải là phương pháp thần kỳ, nhưng nếu bạn đã làm đủ mọi cách như giúp bé ợ, ôm ấp, vỗ về và ru bế nhưng bé vẫn cảm thấy khó chịu thì có thể núm vú giả sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Núm vú giả: Có nên cho trẻ sử dụng? (Phần 1)
Ngậm vú giả có thể giúp cho bé thoải mái nhưng lâu dài có thể thành thói quen

Ngoài ra, khi bé sử dụng núm vú giả trong giấc ngủ sẽ có khả năng làm giảm nguy cơ của hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS). Các nghiên cứu không cho thấy sử dụng núm vú giả sẽ giúp ngăn cản SIDS, tuy nhiên có một mối liên hệ khá lớn giữa việc sử dụng núm vú giả và làm giảm nguy cơ SIDS. Không chỉ vậy, việc sử dụng núm vú giả còn giúp trẻ bỏ thói quen xấu như mút ngón tay.

Sử dụng núm vú giả có tác hại nào không?

Sử dụng vú giả có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong một số nghiên cứu, tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ sử dụng núm vú giả cao hơn 33% so với trẻ không sử dụng.

Vì nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh rất thấp, nên bạn có thể dùng vú giả cho đến khi bé được 6 tháng tuổi và sau đó cho trẻ cai dần, đặc biệt là nếu trẻ dễ bị nhiễm trùng tai.

Nếu đang cho con bú, bạn có thể chưa muốn cho trẻ sử dụng núm vủ giả cho đến khi trẻ bú mẹ thành thạo. Sử dụng núm vú giả và bú mẹ là hai hành động hoàn toàn khác biệt và những em bé sử dụng núm vú giả trước khi bú mẹ có thể xảy ra tình trạng “lẫn lộn núm vú”, hiện tượng được xem là “khó khăn của trẻ trong việc bắt vú và mút đúng cách” để có thể bú mẹ thành công sau một thời gian bú bình hoặc ngậm núm vú giả.

Vì lý do đó, bạn nên đợi cho đến khi trẻ bú mẹ thành thạo và nguồn sữa của bạn đã ổn định rồi mới cho trẻ làm quen với núm vú giả. Nếu trẻ bú mẹ tốt, tăng cân và có lịch ăn ổn định, bạn có thể cho trẻ sử dụng núm vú giả sớm hơn.

Ngậm núm vú giả dễ dàng trở thành một thói quen và nhiều cha mẹ không muốn cho con mình sử dụng vì không muốn phải đau đầu chuyện cho trẻ cai ti giả hoặc đơn giản họ không thích một đứa trẻ 3 tuổi mà còn ngậm ti giả.

Nếu bạn cho trẻ sử dụng núm vú giả và không muốn một “trận chiến” khi cai núm vú thì nên cai trước khi bé tròn 1 tuổi.

Những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng núm vú giả

Nếu bạn quyết định cho trẻ sử dụng núm vú giả, nhớ giữ những nguyên tắc sau:

Để trẻ quyết định. Nếu trẻ có vẻ thích núm vú giả thì thật tuyệt vời. Nhưng nếu trẻ không thích, đừng ép buộc trẻ phải sử dụng chúng. Bạn có thể thử lại một thời điểm khác hoặc tôn trọng sở thích của con và không ép sử dụng.

Dù trong bất kỳ trường hợp nào, không sử dụng núm vú nhằm trì hoãn việc cho trẻ ăn hoặc để thay thế cho sự chú ý của bạn. Cho trẻ sử dụng núm vú giả giữa các lần ăn khi trẻ không đói.

Ngoài ra, không nhúng núm vú giả trong nước trái cây hoặc nước đường vì có thể dẫn đến sâu răng.

Bạn có thể thử cho trẻ sử dụng núm vú giả trước một giấc ngủ ngắn, nhưng nếu nó rơi ra khỏi miệng trong khi trẻ đang ngủ thì không bỏ núm vú lại vào miệng. Khi trẻ quấy khóc, nên cố gắng an ủi trẻ theo những cách khác, chẳng hạn như ôm ấp, ru hoặc hát.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ bắt buộc phải đợi bạn cho ăn hoặc dỗ dành như khi bạn đang thanh toán hóa đơn siêu thị thì việc sử dụng núm vú giả là hoàn toàn hợp lý.

Không bao giờ cột núm vú vào cổ của bé hoặc nôi vì có thể khiến trẻ bị ngạt. Phương pháp an toàn nhất là gắn núm vú giả vào quần áo của trẻ bằng một loại kẹp chuyên dụng.

Chọn núm vú giả an toàn và thích hợp cho bé và giữ sạch bằng cách rửa với nước ấm, thay thế ngay khi thấy các vết nứt nhỏ hay các dấu hiệu hao mòn.

Khi nào trẻ không nên sử dụng vú giả?

Không cho trẻ sử dụng vú giả khi trẻ có vấn đề về cân nặng. Nếu trẻ đang gặp khó khăn trong việc bú mẹ hoặc nếu bạn gặp khó khăn trong việc duy trì nguồn sữa cho trẻ, tốt nhất là ngừng sử dụng ngay lập tức. Bên cạnh đó, bạn cũng phải xem xét việc không nên cho trẻ dùng nếu trẻ đã bị nhiễm trùng tai nhiều lần.

Trong trường hợp trẻ bị thiếu tháng và không đủ trọng lượng như những trẻ khác, việc sử dụng núm vú giả không phải là tác nhân chính khiến trẻ không lên cân mà còn có thể bảo vệ trẻ khỏi SIDS, vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

Núm vú giả: Lưu ý khi sử dụng (Phần 2)
Có thể cho trẻ ngậm núm vú giả trong một giấc ngủ ngắn

Vú giả ảnh hưởng đến sự phát triển răng của bé như thế nào?

Ngậm vú giả trong những năm đầu đời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng của bé, nhưng không có nhiều bé sử dụng đủ lâu để dẫn đến những tác hại này.

Trong khoảng thời gian sử dụng, trẻ chỉ có răng sữa, còn răng vĩnh viễn thường bắt đầu mọc khi bé được 6 tuổi. Nếu bạn lo lắng về điều này, nên hỏi bác sĩ hoặc nha sĩ để kiểm tra hàm và răng của trẻ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Dấu hiệu mất nước ở trẻ em và cách điều trị

Nếu mất nước ở thể nhẹ thì việc khắc phục không quá khó nhưng ở thể trung và nặng lại có khả năng đe dọa tính mạng của bé. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị mất nước hơn người lớn và tốc độ mất nước của trẻ sơ sinh thường nhanh và nguy hiểm hơn. Vì vậy, mẹ cần lưu ý đề phòng những dấu hiệu mất nước ở trẻ.

1. Các triệu chứng, dấu hiệu mất nước ở trẻ

Bất cứ dấu hiệu nào sau đây ở trẻ đều cho thấy bé đang bị mất nước hoặc có nguy cơ bị mất nước.

Dấu hiệu trẻ mất nước ở thể nhẹ – trẻ thường mất nước khoảng dưới 3% cân nặng:

  • Da khô, lạnh.
  • Dễ kích động quấy khóc.
  • Môi và miệng khô, dính lại.
  • Thóp trước của trẻ sờ lõm hơn.
  • Khóc ít hoặc không có nước mắt.
  • Bé mệt mỏi như thiếu năng lượng.
  • Quấy khóc, buồn ngủ và chóng mặt.
  • Nước tiểu có màu đậm hơn và mùi nồng hơn bình thường.
  • Tiểu có thể hơi ít hơn bình thường; hơn 6-8giờ mà bé chưa đi tiểu.
  • Chưa có những dấu hiệu mất nước như mắt trũng, thóp lõm, da khô véo da chậm hồi phục lại trạng thái ban đầu; đòi uống nước liên tục.

Dấu hiệu mất nước nghiêm trọng ở trẻ:

  • Nôn mửa và đi ngoài nhiều hơn.
  • Không uống được, hoặc uống kém.
  • Không có tã ướt hoặc đi tiểu trong vòng tám giờ.
  • Lờ đờ, thiếu năng lượng (ngủ li bì và khó đánh thức).
  • Mắt trũng sâu, da khô nhăn, véo da trẻ phục hồi rất chậm
Dấu hiệu mất nước ở trẻ
Dấu hiệu mất nước ở trẻ: Môi và làn da khô

>> Mẹ xem thêm: Da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị khô, bong tróc là thiếu chất gì?

2. Điều trị trẻ bị mất nước như thế nào?

Nếu ở trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, hãy đưa bé đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Bé cần được truyền thêm chất lỏng thông qua tĩnh mạch càng sớm càng tốt cho đến khi tình trạng mất nước được cải thiện.

Bồi phụ dịch cho trẻ mất nước ở thể nhẹ

Nếu bé bị mất nước ở thể nhẹ, cha mẹ sẽ được hướng dẫn để cung cấp thêm chất lỏng cho bé.

Bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi, bác sĩ sẽ khuyến khích bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ sẽ tăng dần số lần cho bé bú bằng cách cho bé bú một lượng ít hơn và thường xuyên hơn so với bình thường.

Bé từ 3 tháng tuổi trở lên, bác sĩ có thể sẽ đề nghị cho bé dùng thêm chất điện giải ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức để bổ sung lượng nước, muối và chất điện giải mà cơ thể của bé đã bị mất đi. Chất lỏng điện giải này được bán rộng rãi trong hầu hết các hiệu thuốc.

Tùy vào cân nặng và tháng tuổi của bé mà bác sĩ sẽ hướng dẫn chính xác cho cha mẹ cách sử dụng chất lỏng điện giải.

Điều trị bé bị mất nước
Điều trị dấu hiệu mất nước ở trẻ

>> Mẹ xem thêm: Bù nước điện giải cho bé: bổ sung đúng cách để tránh tác dụng phụ

3. Cách phòng bệnh và dấu hiệu mất nước ở trẻ em

Nên cho bé uống nhiều nước, nhất là vào những ngày nắng nóng và khi bé bị bệnh.

Cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đều đặn khi bé dưới 6 tháng tuổi. Mẹ có thể bổ sung thêm nước điện giải nếu cần cho đến khi bé ăn dặm được. Lúc này mẹ có thể tăng dần lượng nước uống cho bé.

Nếu con nhỏ hơn 6 tháng và mẹ lo ngại về khả năng mất nước của bé; không được cho bé uống nước mà không trao đổi trước với bác sĩ. Việc uống nước lúc này là chưa cần thiết và thậm chí có thể gây hại cho bé. Nước trái cây không phù hợp với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, vì không cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bé vào giai đoạn này.

Nếu bé từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ không nên cho bé uống nhiều nước trái cây. Thay vào đó nên pha loãng với nước nhằm tăng lượng nước nạp vào cơ thể. Nếu bé uống 90 – 120ml nước trái cây một ngày, mẹ có thể pha loãng với nước thành 180 – 240ml chất lỏng. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ chỉ nên cho bé từ 1 – 6 tuổi uống 120 – 180ml nước trái cây mỗi ngày.

[inline_article id=265771]

Không được cho trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi uống nước ngọt có gas; nước trái cây thương mại; trà ngọt; cà phê; và một số loại trà thuốc thảo dược hoặc dịch truyền (không theo chỉ định bác sĩ) vì sẽ gây hại cho răng của bé và không tốt cho sức khỏe.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Sự phát triển của bé từ 9 đến 12 tháng tuổi

Sự phát triển của bé từ 9 đến 12 tháng tuổi
Bé không chỉ biết bò mà còn có thể sáng tạo ra những kiểu bò của riêng mình
Bé làm được những gì Mẹ xử lý ra sao

Con có thể hiểu được nhiều từ hơn là con có thể nói.

  • Con bắt đầu hiểu được những gì bố mẹ nói với con. Thậm chí con có thể làm theo một vài mệnh lệnh đơn giản như là Con đi nhặt bóng cho mẹ nào.
  • Con biết nói cho bố mẹ biết điều con muốn bằng âm thanh và chuyển động của cơ thể. Con còn có thể nói được một hai từ, như là mama, baba..
Hãy cho bé biết những gì đang xảy ra và những hành động tiếp theo của bạn: Uống sữa xong chúng ta sẽ ngủ trưa nhé con. Điều này giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ. Lịch sinh hoạt này cũng cho bé hiểu được những hoạt động gì sẽ xảy ra trong ngày.
“Phiên dịch” âm thanh và hành động của bé thành từ ngữ, lời nói. Con đang đẩy đĩa thức ăn ra. Mẹ nghĩ con muốn nói là con đã no rồi.
Gọi tên những sự vật mà bé nhìn thấy hoặc chỉ tay vào: Đó là mặt trăng. Mặt trăng xuất hiện vào ban đêm.

Con có thể bò trườn.

  • Con có thể “sáng tạo” kiểu bò, trườn của riêng mình: bằng tay hoặc đầu gối, thậm chí bằng bụng, “kiểu cua bò” thụt lùi hoặc bò ngang, hoặc thậm chí lết mông để di chuyển!
  • Con biết vịn bàn ghế hay nắm tay bố mẹ để chập chững bước đi. Thậm chí con có thể bắt đầu tự đi một mình.
Tạo khoảng không an toàn và cho trẻ có thêm nhiều thời gian để tập những kỹ năng mới như bò trườn và đi đứng.
“Con đường đồ chơi” trong không gian an toàn tại nhà. Xếp những món đồ chơi thú vị thành một hàng dài để bé tự do bò và khám phá theo cách của riêng mình.

Con biết rằng có những điều vẫn tồn tại ngay cả khi con không thể nhìn thấy, đặc biệt là bố mẹ!

  • Con có thể khóc vòi khi mẹ rời khỏi con bởi vì con biết mẹ vẫn còn ở đâu đó và con muốn mẹ quay trở lại với con!
Trò chơi trốn tìm. Trò chơi này sẽ giúp bé nhận thức được có những thứ biến mất nhưng sẽ xuất hiện trở lại.
Luôn nói lời tạm biệt với bé. Đừng bao giờ lén bỏ ra ngoài. Điều này giúp tạo dựng lòng tin của bé dành cho bạn và tập bé học cách làm quen với những cảm xúc khó chịu.

Con thích làm mọi thứ lặp đi lặp lại.

  • Đây là cách bé luyện tập và nhận biết được sự việc diễn ra như thế nào)
  • Hành động lặp đi lặp lại này cũng giúp hình thành trí nhớ của con. Thói quen thích lặp lại này rất có ích cho sự phát triển của bé những năm đầu đời.
Hãy để cho bé tự thực hiện thao tác tiếp theo trong một trò chơi. Nếu thấy bé cầm 2 khối lego va vào nhau thì hãy để xem liệu bé có muốn tự tìm cách xếp chồng chúng lại với nhau hay không.
Đưa một quả bóng cho bé ném hoặc một cái lắc để bé lắc. Những hoạt động này giúp trẻ học được cách mà mọi thứ vận hành. Ngoài ra, sự vận động cũng giúp các cơ ở tay bé phát triển cứng cáp hơn, linh hoạt hơn.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Từ 9 – 12 tháng tuổi: Quá trình phát triển tư duy của trẻ

Bạn có thể làm gì để hỗ trợ bé phát triển tư duy?
Chỉ cho bé thấy cách mọi thứ hoạt động ra sao, ví dụ như cho bé tự nhấn chuông cửa để bé hiểu khi nhấn thì chuông sẽ reo, hoặc bật công tắc đèn để bé hiểu khi bật thì đèn sẽ sáng.

Để bé dẫn dắt bạn. Chú ý xem bé quan tâm, thích thú điều gì và cho bé cơ hội tự do khám phá theo cách của riêng mình (miễn là bảo đảm bé được an toàn).

Khuyến khích bé bạn sử dụng tất cả giác quan để học hỏi. Để một viên đá lạnh chạm vào da bé, hoặc đưa tay bé sờ vào một ly nước ấm để bé có thể tự mình phân biệt cảm giác nóng và lạnh (xúc giác). Vò một cọng rau thơm đưa lên mũi cho bé ngửi, để bé cảm nhận được hương thơm (khứu giác) hoặc cho bé ăn để cảm nhận mùi vị (vị giác). Cho bé lắc một cái chuông và một cái trống để bé cảm nhận sự khác biệt về âm thanh (thính giác). Cho bé nhìn một bức hình có màu sắc khác nhau giúp bé phân biệt được màu sắc (thị giác).

Từ 9 - 12 tháng tuổi: Quá trình phát triển tư duy của trẻ
Trong những năm đầu đời, bạn sẽ được chứng kiến những bước tiến rõ rệt trong quá trình phát triển tư duy của con yêu

Chú ý độ an toàn cho bé! Bé đã biết hành động theo mục tiêu trong đầu bé cho nên cần bảo đảm những đồ vật xung quanh bé phải thật an toàn (góc cạnh bàn, ổ cắm điện…). Ngoài ra cũng phải chú ý đừng để bé “quậy phá” những đồ đạc. Biến ngôi nhà thành một nơi an toàn để bé thực sự được vui chơi thoải mái.

Bạn có biết?
Các bậc cha mẹ nào càng cho đứa con 1 tuổi của mình được tự do thoải mái chơi đùa và càng chú ý đến sở thích hoặc mối quan tâm của con thì đứa bé đó càng phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở tuổi lên 3.

Điều này có ý nghĩa đối với bạn?
Khi bạn và bé trò chuyện với nhau, bé đang học cách phân biệt giữa các âm thanh. Sau đó, bé sẽ biết kết nối những âm thanh này thành từ ngữ. Để xây dựng kỹ năng ngôn ngữ cho bé 1 tuổi trong khi chơi đùa, trò chuyện với bé những gì mà bạn và bé đang chơi với nhau.

Theo dõi xem điều gì khiến bé quan tâm, thích thú. Bé được chơi và cảm thấy vui vẻ với trò chơi đó nghĩa là bé đang học hỏi. Cũng nên tạo ra các thử thách để bé phát triển thêm những kỹ năng khác.