Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ, các loại mụn, dấu hiệu mà bạn nên biết

Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ nhỏ

Thông thường, thanh thiếu niên và người lớn là những đối tượng dễ bị mụn trứng cá. Tuy nhiên, đôi khi trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải những nốt mụn đỏ đáng ghét này. Vậy đâu là nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ?

Mụn trứng cá là một vấn đề của da diễn ra khá là dai dẳng và nếu không điều trị dứt điểm có thể gây sưng, viêm, đáng sợ hơn là còn để lại những vết sẹo rỗ xấu xí trên gương mặt. Nếu đang lo lắng vì sự xuất hiện của những “vị khách không mời” đó ở con mình, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ ngọn nguồn nguyên nhân gây mụn trứng cá, các loại mụn, cũng như biểu hiện của chúng trên da trẻ.

Mụn trứng cá là một trong những vấn đề về da khá phổ biến, chúng được hình thành bởi tình trạng tăng tiết bã nhờn quá nhiều dưới da, kết hợp cùng những yếu tố gây tắc nghẽn lỗ chân lông (bụi bẩn, tế bào chết). Bã nhờn (dầu tự nhiên của da) khi bị mắc kẹt bên trong nang lông làm thúc đẩy, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển bên trong, điều này gây ra tình trạng viêm nang lông và kích ứng da.

Giải đáp các nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ nhỏ

Nếu trước đây bạn vẫn thường tự hỏi liệu rằng trẻ em có thể bị nổi mụn hay không thì câu trả lời là “có”. Mụn trứng cá là một rối loạn phổ biến và cũng có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ nhỏ. Ở lứa tuổi dậy thì, có thể lý giải nguyên do hình thành nên mụn là bởi nồng độ hormone trong cơ thể tăng cao. Còn với trẻ nhỏ, một số những yếu tố sau đây sẽ dẫn đến sự xuất hiện của mụn trên da bé:

  • Trẻ sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da và tóc có chứa những chất gây kích ứng da
  • Rửa mặt quá thường xuyên, đặc biệt là với nước nóng hoặc những loại sữa rửa mặt có tính tẩy rửa quá mạnh cũng khiến cho làn da trẻ bị mụn
  • Lưu ý rằng, việc sờ nắn và nặn mụn, nhất là khi nặn không đúng kỹ thuật sẽ dễ làm tăng sự lây lan ra các vùng da khác xung quanh
  • Căng thẳng trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị rối loạn hormone, đồng thời đây cũng là nguyên nhân hình thành nên mụn trứng cá (tình trạng này hay gặp ở trẻ 4 tuổi)
  • Mồ hôi và gàu trên chân tóc cũng làm tăng nguy cơ nổi mụn trên mặt. Cộng thêm việc không vệ sinh da cho trẻ đúng cách tạo cơ hội cho vi khuẩn tăng sinh càng làm cho mụn xuất hiện nhiều hơn nữa
  • Các phụ kiện như thắt lưng, dây buộc chặt khiến nang lông bị tắc nghẽn gây ra mụn
  • Mẹ cho trẻ mặc các loại quần áo chật hoặc gây chà xát, kích ứng da cũng là lý do khiến cho trẻ nổi mụn trứng cá trên cơ thể
  • Mũ bảo hiểm, áo cao cổ, miếng đệm vai, băng đô… cũng có thể là nguyên nhân góp phần hình thành mụn trứng cá
  • Sử dụng mỹ phẩm và và một số loại kem gây bít tắc lỗ chân lông và nếu da mặt không được làm sạch đúng cách có thể dẫn đến hình thành mụn trứng cá
  • Trẻ hoạt động nhiều trong môi trường đầy khói bụi hoặc độ ẩm không khí cao cũng khiến cho bề mặt da hình thành nên nhiều ổ vi khuẩn, kết hợp cùng bã nhờn gây tắc lỗ chân lông hình thành nên mụn
  • Chế độ ăn uống của con thiếu các vitamin từ rau quả. Ăn quá nhiều thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ hay thậm chí không uống đủ nước trong ngày cũng khiến cho da bị mụn
  • Việc sử dụng một số loại thuốc như corticosteroid cũng có thể dẫn đến sự phát triển của mụn trứng cá. Vì vậy, nếu nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần thận trọng khi sử dụng thuốc và nên có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Ngoài ra, ở trẻ sơ sinh cũng có tình trạng xuất hiện mụn trứng cá. Mặc dù, những giải thích cho hiện tượng này vẫn chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia cũng chỉ ra rằng những hormone mà trẻ nhận được từ người mẹ ở cuối thai kỳ là yếu tố gây nên mụn. Đôi khi, cũng có trường hợp bé bị mụn từ lúc mới sinh, ở trường hợp này mụn phát triển từ 2 – 4 tuần sau khi sinh và có thể kéo dài một vài ngày hoặc vài tuần.

Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Trị mụn cho bà bầu: Cần đúng cách mới hiệu quả!

Các loại mụn trứng cá mà trẻ thường gặp phải

các loại mụn trứng cá 794860732

Một số loại mụn trứng cá có thể xuất hiện ở trẻ bao gồm:

  • Mụn mủ: Mụn mủ nằm sát bề ở bề mặt da và được hình thành bởi các nang lông bị viêm
  • Papule (mụn đỏ, dạng nhân trứng cá bị viêm): khi mụn đầu đen hoặc đầu trắng bị viêm sẽ chuyển thành mụn đỏ, gây cảm giác đau khi đụng vào
  • Mụn dạng nang hay mụn bọc: Nó giống như loại mụn viêm nhưng có kích thước lớn hơn so với mụn đỏ và mụn mủ. Dạng mụn này có tính chất sưng đỏ, nhiều mủ, thậm chí gây đau nhức nhiều và có nguy cơ để lại sẹo do sự viêm nhiễm đã xâm nhập sâu vào lớp tế bào da.

Các biểu hiện của mụn trứng cá ở trẻ em là gì?

Mỗi đứa trẻ có thể có các biểu hiện về mụn trứng cá khác nhau. Loại mụn này có thể xuất hiện ở những vùng da có nồng độ của tuyến bã nhờn cao như mặt, vai, ngực, phần lưng trên và cổ. Đôi khi mụn trứng cá ở trẻ em cũng gần giống như các triệu chứng của các tình trạng về da khác. Hãy đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu con bạn có các dấu hiệu sau đây:

  • Xuất hiện mụn bọc nhỏ, có màu da hoặc mụn đầu trắng
  • Mụn nhỏ, sẫm màu hoặc mụn đầu đen
  • Mụn nhọt đỏ, viêm và có mủ
  • Các nốt sần, rắn trông giống như nổi da gà
  • Xuất hiện những vùng tối trên da
  • Sẹo ở bề mặt da

Mụn trứng cá là tình trạng khá phổ biến và cũng không chừa bất kỳ một ai. Chúng gây mất thẩm mỹ, làm giảm đi sự tự tin cũng như có thể để lại những vết sẹo xấu xí trên da trẻ. Việc hiểu được nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở trẻ, cũng như những biểu hiện sẽ giúp các bậc cha mẹ giúp con mình phòng ngừa được tình trạng này một cách hiệu quả.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Nổi mẩn ngứa ở trẻ nhỏ và những lý do cha mẹ nào cũng cần biết!

Khi bị nổi mẩn đỏ ngứa, trẻ thường hay gãi làm trầy xước da, chảy máu, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng, mưng mủ, mụn nước… và dễ để lại các vết thâm, các nốt sẹo nhỏ trên da. Vậy bạn nên chăm sóc sức khỏe trẻ trong trường hợp này thế nào?

Nổi mẩn ngứa do dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm là nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa trên da. Không chỉ xảy ra ở trẻ, mẩn ngứa do dị ứng thực phẩm có thể gặp ở bất cứ ai, trong mọi độ tuổi.

Bên cạnh dấu hiệu ngoài da, dị ứng thực phẩm còn gây ra nhiều triệu chứng với các cơ quan khác trong cơ thể như đầy bụng, nôn ói, bụng đau, tiêu chảy… ở hệ tiêu hóa; khó thở, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho… ở hệ hô hấp.

Những phản ứng của cơ thể do dị ứng thực phẩm có thể xảy ra ngay khi ăn những loại thực phẩm dị ứng, hoặc sau vài giờ, thậm chí vài ngày sau đó. Đặc biệt, với những trẻ có phản ứng quá mạnh, chỉ cần ngửi hoặc đụng vào loại thực phẩm có chứa chất gây dị ứng là có thể bị nổi mẩn ngay lập tức.

Nổi mẩn ngứa khắp người do thuốc điều trị

Trong các phản ứng do thuốc điều trị thì nổi mẩn và ngứa chỉ là biểu hiện ở thể nhẹ. Theo các chuyên gia y tế, hầu hết các loại thuốc điều trị đều có thể khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt. Trong đó, thường gặp nhất là các loại thuốc kháng sinh, vắc xin dự phòng, huyết thanh, thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ sốt…

Chỉ sau khi uống 5-10 phút, trẻ đã có cảm giác ngứa, nổi ban trên da. Nhưng cũng có một số trường hợp, sau vài ngày trẻ mới xuất hiện dấu hiệu này.

Thông thường, những vết mẩn ngứa sẽ tự khỏi và biến mất mà không cần điều trị phức tạp. Đó cũng là lý do khiến người lớn dễ chủ quan, không để ý đến tình trạng ngứa ngáy ở trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, tình trạng mẩn ngứa do thuốc điều trị là phản ứng vô cùng quan trọng để sớm có những can thiệp kịp thời, tránh dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc sau đó.

Vì vậy, các chuyên gia y tế cảnh báo, nếu trẻ có các phản ứng khác thường như nổi mẩn hay ngứa ngáy khi sử dụng các loại thuốc điều trị, phải ngưng ngay loại thuốc đó và thông báo cho bác sĩ để được theo dõi, xử lý kịp thời.

Ngứa toàn thân khi thời tiết thay đổi

Có những trẻ bị nổi mẩn mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là lúc chuyển lạnh. Nổi mẩn đỏ ngứa do thời tiết thường xảy ra đột ngột, dữ dội tại một vùng da như cánh tay, bụng, đùi… hoặc toàn cơ thể. Đôi khi, trẻ cũng có thể xuất hiện tình trạng ở mắt, môi…

Khi bị nổi mẩn do thời tiết, trẻ càng gãi càng ngứa. Các vết mẩn ngứa có kích thước to, nhỏ khác nhau, có thể xuất hiện đơn lẻ nhưng cũng có khi tập trung thành từng mảng.

Giun sán

Trẻ mắc bệnh giun sán cũng có thể gặp phải triệu chứng mẩn ngứa ngoài da. Tuy nhiên, với những trường hợp này, người lớn lại ít nghĩ đến việc trẻ bị nhiễm giun sán và thường bỏ qua. Chỉ khi trẻ đi khám bệnh, thực hiện một vài xét nghiệm thì mới biết được nguyên nhân, từ đó mới chữa trị cho trẻ, giúp trẻ hết hẳn mẩn ngứa.

Bệnh về gan, mật

Không chỉ làm vàng da, các bệnh gan, mật còn khiến trẻ bị nổi ngứa, trong đó, viêm gan do virus là nguyên nhân hay gặp nhất.

Bệnh viêm da tiếp xúc

Có những vật dụng mà trẻ mang, mặc, đụng chạm hang ngày nhưng lại là tác nhân gây viêm da tiếp xúc, nổi mẩn ngứa mà ít ai ngờ tới như nước rửa tay, xà phòng, quần áo, đồ trang sức, giày dép, da, kim loại, nhựa, cây cỏ, côn trùng…

Viêm da tiếp xúc gây kích ứng ngay tại vùng da tiếp xúc với chất/ vật gây dị ứng. Lúc này, trẻ cần phải ngưng tiếp xúc hay sử dụng các chất/ vật nghi ngờ gây dị ứng và đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, điều trị sớm.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, mẩn ngứa ở trẻ nhỏ thường chỉ là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý khác mà trẻ đang gặp phải. Do đó, quan trọng nhất là phải xác định đúng nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa, từ đó mới có được hướng điều trị đúng đắn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Cách trị ghẻ ngứa dứt điểm, con vui khỏe mùa Hè

Ghẻ ngứa có khả năng lây lan rất nhanh dù tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp. Do đó, làm sao để có cách trị ghẻ ngứa đúng đắn, thích hợp là vấn đề vô cùng cần thiết để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh cho trẻ nhỏ.

Bệnh ghẻ ngứa là gì?

Cách trị bệnh ghẻ ngứa
Bệnh ghẻ ngứa thường tấn công trẻ nhỏ

Ghẻ là một bệnh lý về da, rất phổ biến ở trẻ nhỏ do nhiễm ký sinh trùng. Cái ghẻ là loại động vật chân đốt (tên khoa học Sarcoptes scabiei, thuộc giống Hominis) xâm nhập vào lớp thượng bì và gây ra những triệu chứng bệnh ghẻ. Do đó, các cách trị ghẻ ngứa đều tập trung vào mục đích tiêu diệt con cái ghẻ.

Mỗi chu kỳ sống của cái ghẻ kéo dài từ 2-3 tháng, bắt đầu từ lúc đẻ trứng, ấp trứng, trưởng thành, “đào hang” để ký sinh trên da người và động vật, sau đó chết đi. Đáng chú ý, trứng có thể sống đến 5 ngày trong môi trường tự nhiên như quần áo, chăn, ga, gối, đệm và tiếp tục gây tái nhiễm cho trẻ nhỏ.

Ghẻ ngứa là bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, nhất là ở trẻ tuổi mẫu giáo. Trẻ nghịch nước/ đất bẩn, vệ sinh da kém, trẻ đổ mồ hôi nhiều cũng là môi trường thuận lợi cho bệnh ghẻ lây lan. Đặc biệt, thời tiết nóng bức là điều kiện lý tưởng để ký sinh trùng gây bệnh ghẻ ngứa phát triển và sinh sôi mạnh mẽ.

[remove_img id=3575]

Triệu chứng của bệnh ghẻ ngứa

Thực tế thăm khám tại các phòng khám da liễu cho thấy, cứ 4 trường hợp bị ghẻ thì có 1 trẻ xuất hiện biểu hiện ngứa ngáy, bong rộp da thành từng đợt kéo dài ít nhất một năm.

Ký sinh trùng gây bệnh ghẻ cho trẻ có thể xâm nhập và phát triển ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhưng nhiều nhất là ở những vùng da non như hai bàn tay, ngón tay, kẽ ngón chân, quanh rốn, nách, mông, bẹn…

Khi quan sát kỹ có thể thấy được những nốt mụn nước trong nhỏ hoặc các đường lằn nhỏ trên những vùng da có con cái ghẻ tồn tại.

Cách trị ghẻ ngứa ở trẻ em

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, mẹ nên đưa trẻ đến các chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và chỉ định chính xác hướng điều trị thích hợp với tình trạng bệnh lý.

Những cách trị ghẻ ngứa cho trẻ thường được áp dụng là dùng thuốc bôi, xịt kết hợp các biện pháp vệ sinh thích hợp. Đặc biệt, trẻ càng được phát hiện và điều trị sớm sẽ càng nhanh khỏi bệnh, hạn chế nguy cơ lây lan.

  • Thuốc xịt, bôi: Thuốc điều trị ghẻ ngứa cho trẻ hiện nay có nhiều dạng như kem, dung dịch, thuốc mỡ, thuốc xịt, bôi hoặc uống. Phổ biến nhất là dạng xịt hoặc bôi, chứa kháng sinh và làm dịu da, giảm ngứa.

Để biết dạng thuốc và loại thuốc phù hợp nhất với trẻ, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định và hướng dẫn sử dụng cụ thể.

Riêng với thuốc dạng xịt, bôi, trẻ cần được tắm rửa sạch sẽ và lau khô người trước khi tiến hành bôi, xịt thuốc toàn thân từ cổ đến chân. Thời điểm tốt nhất để xịt, bôi thuốc cho trẻ là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Sau khoảng 12 tiếng bôi thuốc, mẹ hãy tắm rửa lại cho trẻ sạch sẽ với xà phòng.

Cách trị bệnh ghẻ ngứa 1
Bệnh gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu

Lưu ý, mẹ nhớ bôi, xịt đủ liều lượng thuốc hàng ngày, tuân thủ đúng thời gian thuốc tiếp xúc với da và dùng thuốc đúng số ngày theo hướng dẫn của bác sĩ để có được hiệu quả tốt nhất.

  • Với những trẻ đã có biến chứng chàm hóa hoặc chốc do ghẻ ngứa, sau khi đã sử dụng các loại thuốc bôi, xịt, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm thuốc corticosteroid trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) và thuốc giảm ngứa để điều trị chàm.
  • Vệ sinh sạch sẽ vật dụng của trẻ: Đây cũng là cách trị ghẻ ngứa hiệu quả. Theo đó, mẹ hãy giặt tẩy thật sạch quần áo, mùng, mền, chiếu, gối, trải giường… và phơi nắng, ủi nóng. Không để trẻ sử dụng các vật dụng này trong năm ngày sau khi giặt.
  • Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng các loại thuốc bôi như thuốc rầy, thuốc súng, DDT… Với khả năng gây kích ứng da cực mạnh, những hợp chất hóa học trong các thuốc kể trên không chỉ gây tổn thương làn da mỏng manh mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

[remove_img id=1778]

Hầu hết, các cách trị ghẻ ngứa đều cho đáp ứng rất khả quan, trẻ có thể khỏi hoàn toàn sau một đợt điều trị. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp cần được điều trị đợt thứ hai, cách khoảng 2-7 ngày với đợt điều trị đầu để đạt hiệu quả tốt nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Trẻ bị nổi mề đay: Cẩn tắc vô ưu!

Trẻ bị nổi mề đay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong một số trường hợp, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, trẻ có thể gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa trị  sẽ giúp hạn chế những tổn thương đáng tiếc cho con trẻ trong giai đoạn con đang lớn.

Theo thống kê, tỷ lệ bị mề đay ở Việt Nam chiếm khoảng 20% tổng số các bệnh dị ứng. Trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị dị ứng nổi mề đay chiếm tỷ lệ cao. Hơn nữa, một nửa số trẻ bị nổi mề đay gặp phải các biến chứng sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng do ba mẹ “lơ là” các triệu chứng, dấu hiệu bệnh. Vậy, bệnh mề đay ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Trẻ bị nổi mề đay phải làm sao?

trẻ bị nổi mề đay 1
Nổi mề đay là một bệnh dị ứng phổ biến và có thể xử lý tại nhà nếu biết cách

Mề đay là gì? Nguy hiểm ra sao?

Mề đay, hay còn gọi là phát ban là một cách phản ứng của các mao mạch dưới da khi bị tác động. Tổn thương cơ bản nhất là các nốt sẩn phù, đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh với nhiều kích thước khác nhau. Các vết mề đay này thay đổi nhanh chóng, có thể xuất hiện và “lặn mất tăm” chỉ trong vài giờ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nổi mề đay ở trẻ có thể tái đi tái lại nhiều lần.

Khi bị nổi mề đay trẻ thường cảm thấy rất ngứa và có thói quen gãi liên tục, gây tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm. Ở những vùng da nhạy cảm như mí mắt, môi, cơ quan sinh dục ngoài, các vết mề đay, sưng phù xuất hiện có thể làm phù mạch.

Phù mạch còn xuất hiện ở những cơ quan nội tạng bên trong như thanh quản, ống tiêu hóa gây khó thở, đau bụng quặn, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim và nguy hiểm nhất là gây sốc phản vệ, một dạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Dấu hiệu nổi mề đay dị ứng

Trẻ có thể bị mề đay ở rất nhiều vùng da khác nhau, nhất là những vùng da thường xuyên cọ sát với quần áo, hoặc vùng da tiếp xúc. Sau khi xuất hiện, quá trình lan rộng của mề đay có thể mất vài phút đến vài giờ. Ngoài ra mẹ cần để ý đến các triệu chứng:

  • Ngứa trên da: Đây là dấu hiệu đầu tiên và gây nhiều khó chịu cho bé cưng nhất.
  • Xuất hiện các vết sần ở nhiều vị trí với đa dạng hình thái, kích thước từ vài mm đến vài cm, thậm chí có thể hình thành cả mảng lớn. Vùng trung tâm có màu trắng, phía ngoài vết sẩn có màu hồng, khi ấn vào sẽ có cảm giác căng. Các triệu chứng của mề đay thường rầm rộ nhất vào ban đêm.

Cách xử lý khi trẻ bị nổi mề đay

Ngay khi phát hiện trẻ bị nổi mề đay, mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân. Tùy theo mức độ và nguyên nhân, các chuyên gia sẽ có hướng dẫn điều trị phù hợp nhất.

  • Trường hợp bé nổi mề đay do dị ứng thực phẩm cần phải kích thích cho trẻ nôn để loại bỏ thức ăn ra ngoài.
  • Nếu trẻ bị mề đay do va quẹt thì phải loại bỏ vật dụng đó.
  • Bé cưng bị nổi mề đay do vật nuôi hoặc phấn hoa, mẹ có thể tắm cho bé để các tác nhân gây dị ứng không tiếp tục ảnh hưởng.
trẻ bị nổi mề đay 2
Tắm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lưu ý quan trọng nhất chính là thời gian và nước tắm

Tắm bằng nước mắt cũng sẽ giúp da bé dễ chịu hơn khi bị phát ban. Mẹ cũng có thể bôi các loại kem làm dịu, làm mát. Lưu ý tắm cho trẻ nên dùng nước ấm, mát, không dùng nước nóng. Mẹ cũng không nên sử dụng xà phòng, nhất là các loại có tính sát khuẩn quá cao. Trong khi tắm, mẹ chỉ nên thoa nhẹ lên chỗ bị tổn thương, không chà xát mạnh tay.

Ngoài ra mẹ nên tăng cường bổ sung khoáng chất và vitamin để giúp trẻ tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế không cho bé ăn thực phẩm như như sữa đặc có đường, trứng tươi, bơ sữa, hải sản… Ngoài ra, bạn cũng nên giảm bớt lượng muối trong thức ăn của bé.

[inline_article id=147514]

Trẻ bị nổi mề đay: Khi nào thì nguy?

Phần lớn những trường hợp mề đay thông thường đi kèm triệu chứng ngứa sẽ tự khỏi sau 24 giờ. Nếu trẻ nổi mề đay kèm các triệu chứng sau, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện:

  • Các vấn đề hô hấp như khò khè, khó thở
  • Sưng mặt và lưỡi
  • Bất tỉnh
  • Khó nuốt
  • Hoa mắt, chóng mặt

Cùng với mề đay, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh hệ hô hấp còn rất nhỏ nên chỉ cần một hiện tượng sưng nhẹ cũng có thể gây khó thở.

Ngoài ra, nếu bé cưng có một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây, mẹ cũng nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện kiểm tra:

  • Bé dưới 2 tuổi và có mề đay lan rộng trên da.
  • Mề đay xuất hiện sau khi bị côn trùng cắn, hay do phản ứng với thuốc hay thực phẩm
  • Mề đay kèm theo các triệu chứng như sốt, hôn mê, buồn nôn, nôn mửa liên tục, đau bụng
  • Tay, chân và các khớp sưng vù

Trẻ bị nổi mề đay sẽ không nguy hiểm nếu mẹ tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân và xử lý kịp thời. Trường hợp bé có biểu hiện bất thường cần lập tức đưa tới bệnh viện để kiểm tra.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Bệnh sùi mào gà ở trẻ em: Lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp qua da

Theo tìm hiểu, một trẻ mắc sùi mào gà ở Hưng Yên trước đó đã đi cắt bao quy đầu ở một phòng khám tư tại xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu. Vụ việc này cho thấy: Trẻ em hoàn toàn có thể mắc bệnh sùi mào gà, khi dụng cụ tiếp xúc da trẻ không đảm bảo, dẫn đến lây nhiễm bệnh.

Bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà ở trẻ em

Vì sao trẻ em mắc bệnh này?

Sùi mào gà do virus HPV gây ra. Các nốt sùi, u nhú có nhiều gai nhỏ giống như mào gà, gây ngứa ngáy, khi gãi gây chảy máu và đau đơn. Đây là căn bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới, có tốc độ lan truyền nhanh, có khả năng phát triển thành ung thư. Bệnh xuất hiện ở cả nam lẫn nữ, lây truyền qua đường tình dục, còn có thể lây truyền qua tiếp xúc. Trẻ sơ sinh có thể bị lây bệnh từ người mẹ mắc bệnh trong lúc sinh đẻ. Bệnh này nguy hiểm ở chỗ người mắc bệnh có thể phải chung sống suốt đời với nó.

Ai cũng có thể là nạn nhân của chứng bệnh này, đủ mọi thành phần, giới tính và lứa tuổi. Bệnh sùi mào gà lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục và phát triển ở cơ quan sinh dục, gây ngứa ngáy đau đớn và ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân lây nhiễm

Ở trẻ em, bệnh lây nhiễm do các nguyên nhân sau:

  • Nhiễm qua nhau thai: Mẹ mang mầm bệnh virus HPV không được điều trị. Trong quá trình mang thai, virus sẽ lây nhiễm cho thai nhi thông qua bánh nhau.
  • Nhiễm từ nước ối: Virus HPV xâm nhập tử cung người mẹ. Sau đó, HPV tiếp tục xâm nhập vào nước ối. Thai nhi sống trong buồng tử cung, trao đổi chất qua nước ối có nhiễm virus HPV có thể bị nhiễm HPV bẩm sinh.
  • Lây nhiễm khi sinh nở: Virus HPV lây nhiễm trong âm đạo người mẹ. Khi trẻ sinh qua đường âm đạo, virus lây sang cho bé qua đường tiếp xúc. Trong trường hợp này, nốt sùi xuất hiện nhiều ở mắt và miệng, gây tổn thương.
  • Tiếp xúc qua da: Trẻ có sức đề kháng yếu. Nếu tiếp xúc với người mắc bệnh sùi mào gà, con có khả năng lây nhiễm.
  • Phơi nhiễm: Trường hợp này xảy ra tại Hưng Yên. Trẻ bị phơi nhiễm bệnh do làm thủ thuật cắt bao quy đầu, điều trị chít hẹp dài bao quy đầu. Dụng cụ y khoa không được vô trùng gây nhiễm virus HPV cho hàng loạt trẻ.

Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở trẻ em

Sùi mào gà bắt đầu với biểu hiện vùng da mềm đổi màu hồng hoặc màu nâu, đường kính khoảng một vài mm. Sau vài tuần đến vài tháng, các đốm da này hình thành mảng lớn, còn gọi là “tổn thương dạng súp lơ”. Bé trai xuất hiện sùi mào gà ở vị trí quanh hậu môn, một số ít trường hợp xuất hiện quanh dương vật. Bé gái có thể bắt gặp nốt sần ở hậu môn, âm hộ, màng trinh, phía ngoài âm đạo và khu vực quanh lỗ niệu đạo…

Da và niêm mạc của trẻ em rất mong manh, yếu ớt. Do vậy, trẻ dễ bị nhiễm virus nếu chẳng may trầy xước da. Sùi mào gà do virus HPV tạo các biểu hiện mụn cóc, mụn cơm, u nhú trên da trẻ mắc bệnh hoặc trên niêm mạc. U nhú này thường xuất hiện ở cơ quan sinh dục, miệng, lưỡi, mí mắt, họng…

Bệnh sùi mào gà ở trẻ em

Tác hại của bệnh đến trẻ

Virus HPV lây nhiễm thầm lặng rất khó phát hiện. Bệnh chưa trầm trọng, trẻ không có cảm giác ngứa hoặc đau, khó nhận biết bằng mắt thường. Khi sức đề kháng trẻ yếu, virus hoạt động ồ ạt tạo ra các nốt sùi u nhú trên da, tại cơ quan sinh dục, hậu môn…

Virus HPV gây ra những bệnh về đường hô hấp cho trẻ. Đối với bé sơ sinh, các nốt sùi ở miệng, cổ họng gây đau, cản trở việc bú. Bé thơ quấy khóc, nôn trớ liên tục, tiếng khóc khàn đục. Bệnh sùi mào gà có khả năng gây bệnh ung thư vòm họng.

Khi virus HPV lưu trú tại bộ phận sinh dục có thể gây biến chứng nguy hiểm. Bộ phận sinh dục trẻ bị biến dạng, ngứa ngáy. Bệnh gây biến chứng vô sinh hoặc ung thư, có khả năng ảnh hưởng khả năng sinh sản khi trưởng thành.

Điều trị bệnh sùi mào gà ở trẻ

Bệnh này rất khó xác định có thể điều trị hoàn toàn hay không, vì tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe của mỗi trẻ. Sau khi điều trị, có trẻ vẫn còn virus HPV nhưng không phát bệnh. Hoặc có trường hợp dù đã điều trị đủ liệu trình, trẻ vẫn tái phát bệnh.

Để điều trị bệnh lây qua đường sinh dục này, bác sĩ có thể chỉ định thuốc bôi như: Kem imiquimod 5% hoặc 3,75%, Podofilox 0,5% dạng dung dịch hoặc gel, mỡ sinecatechins 15%.

Trẻ lớn hơn có thể điều trị bằng liệu pháp xịt nitơ, đốt laser, đốt điện hoặc phẫu thuật loại bỏ vùng nổi nốt sần. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa con đến chuyên khoa Da liễu điều trị cho tới khi tình hình sức khỏe ổn định, tái khám theo hẹn hoặc ngay khi phát hiện có dấu hiệu bất thường.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Trẻ bị xước măng rô: Cách xử lý hiệu quả mẹ cần biết

Mỗi ngày, khi chăm sóc bàn tay bé, mẹ nên để ý kiểm tra xem có xuất hiện những vùng da bong tróc ngay ở phần da tiếp xúc với móng tay hay không. Những mảng da bong tróc này sẽ bị xước thành sợi, chính là xước măng rô hay còn gọi là xước móng rô. Trẻ bị xước măng rô có thể ở bất kỳ độ tuổi nào, từ sơ sinh cho đến trẻ mầm non và cả trẻ vị thành niên.

1. Nguyên nhân con bị xước măng rô?

trẻ bị xước măng rô

Trẻ bị xước măng rô thường đến từ yếu tố môi trường và do một số bệnh về da tiềm ẩn. Hiểu được nguyên nhân sẽ giúp mẹ tìm được giải pháp phù hợp để giải quyết tình trạng này.

1. Những yếu tố môi trường khiến trẻ bị xước măng rô

  • Trẻ bị khô da: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị xước măng rô; và thường nó xảy ra vào mùa đông. Bé bị tắm nước quá nóng hoặc ngâm mình quá lâu cũng dẫn đến tình trạng này.
  • Rửa tay quá thường xuyên: Rửa tay quá nhiều có thể dẫn đến bong tróc đầu ngón tay. Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên có thể làm mòn hàng rào lipid trên bề mặt da của trẻ. Điều này có thể khiến xà phòng hấp thụ vào các lớp da nhạy cảm hơn, dẫn đến kích ứng và trẻ bị xước măng rô.
  • Sử dụng sản phẩm chứa chất hóa học quá mạnh: Một số hóa chất trong kem dưỡng ẩm, xà phòng, dầu gội đầu và các sản phẩm chăm sóc da có thể gây kích ứng da dẫn đến trẻ bị xước măng rô.
  • Cháy nắng: Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời có thể khiến bé bị cháy nắng. Bỏng nắng có thể khiến da bé ấm và mềm khi chạm vào. Da của bé có thể sẽ có màu đỏ hoặc hồng. Trẻ bị xước măng rô là một triệu chứng phổ biến vài ngày sau khi bị cháy nắng.
  • Phản ứng với thời tiết lạnh hoặc nóng: Khí hậu khô và nhiệt độ mùa đông có thể khiến da bị khô, nứt nẻ và bong tróc.
  • Thói quen mút ngón tay: Trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi mút ngón tay cái của mình là điều không bình thường. Nhiều trẻ em phát triển từ thói quen này một cách tự nhiên.

1.2 Những bệnh lý gây ra tình trạng trẻ bị xước măng rô

  • Dị ứng: Da trên đầu ngón tay của bé có thể bị bong tróc nếu con bị dị ứng với thứ mà chúng tiếp xúc.
  • Chàm da tay: Viêm da nói chung cũng có thể làm phát triển bệnh chàm ở tay; gây tình trạng trẻ bị xước măng rô.
  • Bệnh vẩy nến: Trẻ bị xước măng rô có thể là một triệu chứng của bệnh vẩy nến. Bệnh vẩy nến là một tình trạng da mãn tính làm xuất hiện dưới dạng các mảng màu bạc hoặc các tổn thương khác trên da.
  • Bệnh tróc tế bào da sừng bàn tay: Hiện tượng bong vảy sừng thường xảy ra vào những tháng mùa hè. Điều này sẽ dẫn đến da trông đỏ và có cảm giác khô nứt. Các loại xà phòng và chất tẩy rửa gây kích ứng có thể khiến trẻ bị xước măng rô nghiêm trọng hơn.
  • Bệnh Kawasaki: Bệnh Kawasaki là một tình trạng hiếm gặp, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh này xảy ra trong vài tuần và các triệu chứng xuất hiện trong ba giai đoạn khác nhau.

2. Trẻ bị xước măng rô thiếu chất gì?

Tình trạng trẻ bị xước măng rô là biểu hiện rõ rệt nhất của tình trạng thiếu vitamin C và a-xít folic. Ngoài ra, khi thiếu vitamin C, trẻ cũng giảm sức đề kháng và hay bị mắc bệnh vặt.

Pellagra là một tình trạng do thiếu vitamin B-3 (niacin) trong chế độ ăn uống. Nó có thể dẫn đến viêm da, tiêu chảy và thậm chí là mất trí nhớ.

Mặc dù bệnh pellagra thường là kết quả của một chế độ ăn uống không lành mạnh; nó cũng có thể do các bệnh lý tiềm ẩn khác gây ra. Bổ sung niacin là cách duy nhất để khôi phục mức vitamin B-3. Nói chuyện với bác sĩ về việc liệu chất bổ sung có an toàn cho bé hay không và nên uống bao nhiêu.

Nếu bổ sung quá nhiều vitamin A, nó có thể khiến da bị kích ứng và móng tay bị nứt.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Buồn nôn.
  • Chóng mặt.
  • Đau đầu.
  • Sự mệt mỏi.

trẻ bị bong tróc da đầu ngón tay

Cách bổ sung vitamin cho trẻ bị xước măng rô

Khi nhận thấy tình trạng xước măng rô ở trẻ em, mẹ nhớ giúp con bổ sung thêm vitamin C và a-xít folic cùng các dưỡng chất cần thiết cho làn da bằng cách:

  • Ăn các loại trái cây họ cam, chanh: Chanh, bưởi, quýt, cam đều là những loại quả giàu vitamin C với vị mọng nước, dễ ăn. Mẹ có thể cho con thưởng thức các loại quả này hàng ngày để bé không bị thiếu hụt vitamin C.
  • Cho con ăn nhiều rau quả: Không chỉ cam chanh chứa vitamin C, mẹ có thể cho con ăn ớt chuông, đu đủ, dâu tây và các loại rau. Vừa bổ sung vitamin, a-xít folic, bé vừa được cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
  • Đặc biệt bổ sung các loại rau lá xanh đậm: Cải bó xôi là một lựa chọn lý tưởng để bổ sung a-xít folic. Bông cải xanh cũng là một trong những loại rau giàu a-xít folic nhất.
  • Cho bé ăn thịt, trứng: Đây là những nguồn folate tự nhiên hoàn hảo cho bé. Đồng thời, trứng cũng chứa vitamin E cần thiết cho sự phục hồi của làn da.
  • Uống bổ sung vitamin: Nếu trẻ bị thiếu chất, mẹ nên nhờ bác sĩ kê toa cho bé để bổ sug vitamin đúng liều lượng.

3. Cách tránh nhiễm trùng cho trẻ bị xước măng rô

Mẹ biết không, những mảnh da xước nhỏ xíu lại có thể dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử cả ngón tay nếu không được chăm sóc đúng cách. Đầu ngón tay là nơi tập trung các mạch máu và dây thần kinh, nên dù chỉ là một vết xước măng rô nhỏ bé cũng đáng để mẹ lưu tâm đấy nhé.

Khi trẻ bị xước măng rô, mẹ đừng quên thực hiện những bước sau để giữ vệ sinh, tránh nguy cơ nhiễm trùng cho bé.

  • Làm sạch và cắt các mảnh da xước: Trước hết, mẹ nên rửa tay bé thật sạch rồi ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút. Khi những phần da xước móng rô đã được làm mềm bởi nước, mẹ dùng bấm móng tay để cắt chúng ra khỏi tay bé. Đây là một bước mẹ nên làm để tránh việc bé tự kéo, dứt những đoạn da bị tưa, gây chảy máu và nhiễm trùng.
  • Nhắc trẻ bị xước măng rô tránh tác nhân gây bong tróc da: Vì bàn tay là nơi tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, thức ăn, đồ chơi… nên mẹ cần nhắc bé rửa tay đúng cách với xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đồ chơi. Nếu bé còn nhỏ và chưa thể tự rửa tay, mẹ nhớ giúp bé thực hiện bước này nhé. Không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn ở bàn tay, tránh nhiễm trùng, sưng tấy ở các vết xước măng rô mà bé còn hạn chế được nguy cơ lây mầm bệnh từ tay sang miệng.
  • Chọn nước rửa tay có độ kiềm nhẹ: Mẹ chú ý các sản phẩm chăm sóc da cho bé, bao gồm cả nước rửa tay, nên có độ pH cân bằng, không quá nhiều kiềm làm cho da tay bé dễ bị khô, bong tróc.

Ngoài ra, khi trẻ bị xước măng rô, mẹ nên quan sát bàn tay con thường xuyên. Nếu thấy có hiện tượng mưng mủ, sưng, đỏ thì nên nhờ bác sĩ kiểm tra để kịp thời ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng.

Trẻ bị xước măng rô
Khi bé đủ chất, sức khỏe tốt thì các móng tay sẽ hồng hào, cứng cáp, không bị xước măng rô

4. Cách phòng ngừa trẻ bị bong tróc da đầu ngón tay

Một số mẹo đơn giản và thay đổi lối sống mà mẹ có thể làm để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị xước măng rô. Bao gồm:

  • Rửa tay bằng nước ấm thay vì nước nóng.
  • Đeo găng tay ấm bên ngoài khi thời tiết lạnh.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi đầu ngón tay tiếp xúc với nước

Kem dưỡng da tay dành cho da khô, bệnh chàm và bệnh vẩy nến có sẵn để mua trực tuyến, nhưng mẹ cần kiểm tra trước với bác sĩ để đảm bảo loại kem mẹ nhận được phù hợp với trẻ.

Xước măng rô thường không gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể chăm sóc ngay tại nhà. Tuy nhiên, khi mẹ thấy trẻ bị xước măng rô kèm theo những biểu hiện như bất thường về màu sắc và hình dáng móng tay, bé thường bị bệnh vặt, nhợt nhạt… thì nên để bé đến viện để kiểm tra. Những bất thường này có thể là biểu hiện của bệnh tim mạch hoặc suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau, không nên xem nhẹ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Bệnh hắc lào (nấm da) ở trẻ em và cách điều trị dứt điểm

Hắc lào (nấm da) là một dạng nhiễm trùng nấm da. Dưới kính hiển vi, nấm là những vi sinh vật giống thực vật phát triển mạnh ở môi trường ẩm nóng. Nấm không nguy hiểm nhưng có thể gây bệnh.Vậy bệnh hắc lào ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh hắc lào là gì?

Hắc lào (nấm da) là một dạng nhiễm trùng nấm da. Dưới kính hiển vi, nấm là những vi sinh vật giống thực vật phát triển mạnh ở môi trường ẩm nóng. Nấm không nguy hiểm nhưng có thể gây bệnh.

Hắc lào phát triển ở những nơi khác nhau thì có tên gọi khác nhau. Nếu nấm phát triển ở háng, đùi trên và mông thì gọi là ”ngứa vùng bẹn”. Nấm xuất hiện trên đầu thì gọi là nấm da đầu, xuất hiện ở móng tay thì gọi là nấm móng…

Bệnh hắc lào ở trẻ em
Lác đồng tiền ở trẻ em.

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ em

Hắc lào do một loại nấm tên dermatophytes sống trên da, tóc và móng gây ra. Khi các vùng này ấm nóng và ẩm ướt, chúng sẽ sinh sôi khó kiểm soát và làm xuất hiện các triệu chứng của hắc lào.

Có 3 nguyên nhân chính khiến loại nấm này tấn công cơ thể trẻ:

– Vệ sinh cá nhân không đúng cách: Ở độ tuổi tiền dậy thì, nhiều trẻ vẫn coi nhẹ việc vệ sinh cá nhân và thường làm cho có lệ. Việc đánh răng, tắm rửa hay rửa tay sau khi đi vệ sinh không thực hiện đúng sẽ làm các tác nhân gây bệnh từ môi trường tấn công gây bệnh hắc lào một cách dễ dàng.

– Sức đề kháng yếu: Điều này sẽ dẫn đến tình trạng sức khỏe không ổn định, cơ địa nhạy cảm, là đối tượng để vi khuẩn tấn công và gây bệnh.

– Lây nhiễm bệnh: Lác đồng tiền là một bệnh dễ lây nhiễm. Nếu dùng chung các vật dụng cá nhân với người bị bệnh hắc lào thì trẻ thường sẽ bị mắc bệnh.

>> Xem thêm: Trẻ bị cảm lạnh và tất tần tật những điều cha mẹ cần biết

Các vị trí và triệu chứng bệnh hắc lào ở trẻ em

1. Hắc lào ở chân

Tình trạng này thường không gặp ở trẻ nhỏ nhưng chủ yếu thấy ở tuổi dậy thì. Nguyên nhân của tình trạng này là do chân đổ mồ nhiều nhưng không được vệ sinh sạch, không lau khô chân sau khi bơi hoặc tắm, đi tất, đem giày chật hoặc sống trong thời tiết nóng bức…

Các triệu chứng có thể bao gồm: trắng vùng da giữa các ngón chân, nổi mẩn ngứa, mụn nước ở bàn chân.

>> Xem thêm: Bé trai hay nghịch bộ phận sinh dục là do đâu? Có đáng lo?

2. Ngứa vùng bẹn

Các triệu chứng ngứa ở vùng bẹn như xuất hiện các mảng màu đỏ giống như vòng ở vùng háng, ngứa và đau ở bẹn.

3. Hắc lào trên da đầu

– Hắc lào trên da đầu lúc mới hình thành là một vết loét nhỏ giống như mụn, sau đó đóng vảy, bong tróc loang lổ. Vảy nhìn có thể nhầm là gàu. Tóc có thể rụng tạo thành mảng hói hoặc gãy gần chân tóc tạo thành các mảng tóc lởm chởm. Da đầu có thể bị sưng, cứng và tấy đỏ. Hắc lào da đầu thường xuất hiện ở trẻ từ 2-10 tuổi.

Hắc lào trên da đầu
Hắc lào (nấm da) trên da đầu

Hắc lào da đầu có một biến chứng đáng sợ gọi là nấm tổ ong (kerion), nhìn gần giống như bệnh chốc lở. Lúc này hạch bạch huyết bị sưng nặng nề ở sau đầu hoặc cổ, tóc rụng mảng lớn, da đầu mưng mủ vàng, rỉ máu. Những vùng khác cũng bị ảnh hưởng như má, cằm, quanh mắt, trán, mũi.

>> Xem thêm: 15+ bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh

4. Phát ban ở nơi khác trên cơ thể

Các trường hợp bệnh hắc lào nặng ở da đầu cũng có thể phát triển thành kerion (nấm tóc gây thâm nhiễm và mưng mủ). Kerion là một vùng dày, chứa nhiều mủ trên da đầu và có thể gây sốt. Nguyên nhân gây ra kerion có thể là do phản ứng tích cực quá mức của hệ thống miễn dịch hoặc phản ứng dị ứng với nấm. Nó có thể gây phát ban ở những nơi khác trên cơ thể và làm xuất hiện các hạch bạch huyết mềm ở cổ.

5. Nấm móng

Loại nấm ngoài da này khiến móng trở nên dày và biến dạng, thường xảy ra ở móng chân chủ yếu hơn móng tay. Đối tượng mắc bệnh này chủ yếu ở trẻ tuổi dậy thì, thanh thiếu niên và người lớn. Các triệu chứng thường là móng dày lên và có màu vàng.

Hắc lào (nấm da) cũng có thể xuất hiện ở ngón tay và ngón chân, gọi là nấm móng. Lúc này móng sẽ dày sừng, có màu trắng hoặc vàng, giòn và dễ gãy. Kẽ chân xuất hiện mụn rộp.

Nấm móng ở chân
Biểu hiện của nấm móng (trái) và hắc lào ở kẻ ngón chân (phải)

6. Hắc lào toàn thân

Hắc lào toàn thân bắt đầu xuất hiện là những mảng loang lổ hoặc u nhọt màu đỏ, có vảy. Sau đó, nó lan rộng nhìn giống như một chiếc vòng (đồng tiền). Đường biên đóng vảy, sần sùi, phần trung tâm thường nhẵn. Tuy nhiên, hắc lào không phải lúc nào cũng có hình dạng đồng tiền.

Lúc này, làn da sẽ bong tróc, nứt nẻ, ngứa ngáy, châm chích, bỏng rát khiến bé khó chịu, đứng ngồi không yên.

Các vị trí và triệu chứng bệnh nâm da

>> Xem thêm: Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng bệnh cho trẻ

Bệnh hắc lào có lây nhiễm không?

Câu trả lời là có. Hắc lào có thể lây từ người sang người do tiếp xúc da, đặc biệt trong môi trường nóng ẩm như hồ bơi, phòng tắm công cộng, phòng thay đồ.

Do đó các bé ưa chơi thể thao có thể lây cho nhau hoặc lây từ người lớn. Dùng chung lược, nón, khăn tắm, quần áo, cọ trang điểm với mẹ… cũng lây bệnh.

Những bé nào mà trên da có sẵn các vết thương nhỏ (như vết trầy), hoặc có tiền sử bệnh tiểu đường, béo phì, rối loạn miễn dịch… thì cũng dễ phát bệnh hắc lào.

Nếu bé dùng tay sờ vào vùng bị nấm rồi lại bôi sang những nơi khác trên cơ thể, thì những nơi này cũng bị lây nấm.

Hắc lào cũng có thể lây từ động vật sang người, thường từ chó, mèo, động vật gặm nhắm.

Bệnh hắc lào ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bé bị hắc lào lây từ chó nuôi.

Bệnh hắc lào ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Hầu hết các trường hợp nhẹ của bệnh nấm hắc lào thường tự khỏi trong khoảng 2 đến 4 tuần. Tuy nhiên, cần có liệu pháp điều trị trong khoảng 3 tháng nếu nhiễm trùng nặng hơn hoặc ảnh hưởng đến móng hoặc vùng da đầu của trẻ.

Chẩn đoán bệnh hắc lào ở trẻ em

Bác sĩ thường có thể chẩn đoán hắc lào ở trẻ em chỉ bằng cách nhìn vào vết nấm đỏ và đặt câu hỏi liên quan đến các triệu chứng cũng như lối sống của trẻ. Bác sĩ cũng có thể sẽ cạo một mẫu nhỏ vùng da bị bong tróc để quan sát dưới kính hiển vi hoặc để kiểm tra trong phòng thí nghiệm và cho kết luận.

Cách chữa bệnh hắc lào tận gốc ở trẻ em

Sử dụng kem, thuốc xịt hoặc bột chống nấm không kê đơn (OTC) có thể giúp hỗ trợ điều trị tình trạng hắc lào nhẹ ở trẻ em. Nhiễm trùng nghiêm trọng hơn có thể cần dùng thuốc theo toa, thuốc bôi da hoặc ở dạng thuốc viên/si-rô.

Nấm móng hoặc hắc lào ở da đầu thường được điều trị bằng thuốc trong vòng 1 đến 3 tháng. Dầu gội chống nấm do bác sĩ kê toa có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan sang người khác.

Bạn nên cho trẻ sử dụng thuốc trong thời gian bác sĩ khuyến nghị, ngay cả khi phát ban đã thuyên giảm ở trẻ. Nếu không, nhiễm trùng có thể tái phát và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Cách chữa bệnh hắc lào tận gốc ở trẻ em là phải uống và bôi thuốc đầy đủ theo yêu cầu bác sĩ, nếu không trị triệt để bệnh sẽ tái lại.

Để làn da chóng lành:

– Bạn hãy giúp bé giữ da sạch và khô (rửa sạch vùng da bị hắc lào và lau khô bằng khăn sạch.

– Thoa kem, bột hoặc xịt chống nấm theo hướng dẫn từ bác sĩ.

– Bạn cho bé dùng khăn mới riêng cho vùng da bị tổn thương, một chiếc khăn mới khác cho những vùng da lành.

– Thay quần áo thường xuyên và ngâm giặt đồ riêng cho bé.

Cách ngăn ngừa bệnh hắc lào

cách ngăn ngừa bệnh hắc lào
Tắm rửa sạch sẽ cho bé để ngăn ngừa bệnh hắc lào (nấm da)

Bệnh này có thể phòng tránh được, bạn hãy hướng dẫn bé giữ khô ráo cơ thể.

– Tắm gội sạch sẽ hàng ngày. Sau khi tắm gội thì sấy khô tóc và lau người. Sau khi đi bơi hay chơi thể thao, đi bên ngoài về đổ mồ hôi, bé hãy nghỉ ngơi chừng 20 phút rồi đi tắm gội, hong khô sạch sẽ.

– Tránh dùng chung đồ cá nhân với người khác, đặc biệt là quần áo, khăn tắm, lược, mũ nón, kẹp tóc… Khăn tắm, khăn mặt nên giặt sạch sẽ mỗi ngày bằng xà phòng rồi phơi nắng cho khô. Nên có nhiều khăn để thay phiên.

– Các đồ bảo hộ thể thao, mũ nón, chăn gối nên giặt giũ thường xuyên cho bé.

– Không mặc đồ chật.

– Để chân khô thoáng sạch sẽ rồi mới mang vào giày dép. Không mang tất hoặc giày quá chật.

– Sau khi tiếp xúc với vật nuôi thì nên rửa tay bằng xà phòng.

Trẻ suy dinh dưỡng hoặc suy giãm miễn dịch cũng dễ bị phát bệnh này, do đó phải bồi dưỡng cho bé thật tốt.

Hắc lào (nấm da) không phải bệnh nguy hiểm và dễ dàng chữa khỏi nếu được chẩn đoán đúng. Tuy nhiên, nhiều trẻ không xuất hiện các vòng tròn giống đồng tiền nên nhiều phụ huynh và cả nhân viên y tế có thể nhầm lẫn với các bệnh dị ứng, viêm da, nóng gan… Thoa nhầm thuốc dây dưa kéo dài khiến bé mệt mỏi, quấy khóc và ngứa ngáy.

Do đó khi trẻ xuất hiện mẩn đỏ, bạn hãy đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa da liễu có thâm niên để khám, đừng tự ý mua thuốc bôi ngoài quầy.

Xuân Thảo

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Trẻ bị mụn nhọt kiêng ăn gì tránh tổn thương da?

Ngoài các loại thuốc bôi thì việc trẻ bị mụn nhọt kiêng ăn gì cũng quan trọng trong quá trình phục hồi của da.

Trên cơ thể trẻ luôn có vi khuẩn ký sinh, chỉ cần đợi có vết trầy xước thì những vi khuẩn này ngay lập tức xâm nhập và tạo nên mụn nhọt. Riêng mụn nhọt trên đầu là do tụ cầu khuẩn có thể xuất hiện một hoặc nhiều cái, mọc riêng lẻ hoặc từng chùm phụ thuộc vi khuẩn gây bệnh.

Trẻ bị mụn nhọt kiêng ăn gì

Tùy theo mức độ tổn thương của trẻ mà sẽ kích cỡ mụn sẽ khác nhau: Nhỏ như hạt bắp, hạt chanh hoặc to như trái chanh… Khi thấy trẻ bị mụn, bạn không nên tự ý đắp các loại lá mà cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế khám để tránh biến chứng về sau. Đồng thời cũng cần hạn chế một số thực phẩm sau đây:

  • Đồ nóng, dầu mỡ: Không chỉ riêng khi bị mụn nhọt mà những ngày thường bạn cùng hạn chế cho trẻ dùng các món ăn quá nhiều dầu mỡ vì chúng không những gây ra bệnh về tim mạch, béo phì… mà còn khiến làn da tăng bã nhờn và mồ hôi, khiến lỗ chân lông bít kín gây viêm nang lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
mun nhot kieng an gi
Các món chiên, nướng nhiều dầu mỡ góp phần giúp mụn mọc nhiều hơn

Những thực phẩm có tính nóng gây sinh nhiệt trong cơ thể như: rau hẹ, ớt, hành, tỏi, gừng tươi, sầu riêng, chôm chôm, vải ổi… Ngoài ra, trẻ cũng cần kiêng đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn vì chúng chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, phụ gia.

  • Các loại đồ ngọt: Không chỉ riêng độ tuổi tiền dậy thì, bất kỳ ở tuổi nào, bánh, kẹo, nước ngọt…là những thực phẩm luôn cuốn hút trẻ. Nhưng khi đang bị mụn nhọt, trẻ cần hạn chế tối đa bởi lượng đường có trong đồ ngột rất cao, khi được cơ thể hấp thụ sẽ khiến bã nhờn tăng tiết nhiều hơn.
  • Đồ ăn nhanh: Cũng như các món chiên đầy dầu mỡ, fast food cũng chứa nhiều chất béo và chất bảo quản. Với trẻ có làn da nhạy cảm, khi gặp phải đồ ăn có chứa chất bảo quản sẽ gây ra dị ứng và mụn nhọt.

Làm gì để tránh mụn nhọt để lại sẹo?

Mụn nhọt đi kèm với nỗi ám ảnh mang tên sẹo. Có một số nguyên liệu trong món ăn hằng ngày “đang âm thầm” để lại sẹo lồi trên cơ thể trẻ.

  • Rau muống: Là một loại thực phẩm dễ ăn được nhiều trẻ yêu thích. Thực phẩm này cũng được Đông y ví như một bài thuốc giải độc có tính mát, có tác dụng sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu. Nhưng tác dụng phụ với trẻ bị mụn nhọt là dễ bị sẹo lồi. Hãy dành lời khuyên cho trẻ để không ảnh hưởng thẩm mỹ về sau này.
  • Hải sản: Là những nguyên liệu bổ dững nhưng lại gây ngứa, khó chịu với những người đang bị thương hoặc trẻ bị mụn nhọt. Tránh ăn thực phẩm này đến khi khỏi hẳn để hình thành sẹo.
mun nhot kieng an gi 1
Thịt bò là món khoái khẩu của nhiều trẻ nhưng tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo khi trẻ bị mụn
  • Thịt bò: Theo dân gian, những bà mẹ sinh con bằng phương pháp mổ, có vết thương hở hay trẻ bị mụn không nên ăn thịt bò vì quá nhiều protein đễ làm da non có sậm màu, dễ tạo thành sẹo thâm.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý, khi tắm cần nhắc trẻ tránh làm các mụn nhọt vỡ. Mụn sẽ gây ngứa nhưng trẻ không nên gãi, có thể dùng khăn ấm đắp lên phía trên, không tự ý nặn khi mụn nhọt còn “non”.

Phụ huynh cũng không tự ý sử dụng thuốc lá để đắp với mục đích kích thích mụn nhanh “già”. Nặn mụn chỉ nên thực hiện trong môi trường vô trùng ở bệnh viện. Thuốc kháng sinh cũng không được khuyến cáo nên dùng trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Trẻ bị mụn nhọt kiêng ăn gì và cần được chăm sóc như thế nào để nhanh lành bệnh phụ thuộc vào sự hiểu biết của cha mẹ. Tham khảo thông tin trên mạng và ý kiến của bác sĩ sẽ giúp bạn có những điều chỉnh thích hợp.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Để mụn cóc không làm con khó chịu!

Trẻ bị mụn cóc
Mụn cóc là bệnh có thể truyền từ người này sang người khác

Mụn cóc sẽ trở nên khó chịu, đau đớn khi nó mọc ở lòng bàn tay hay những bộ phận khác trên cơ thể mà dễ bị va chạm thường xuyên. Mụn cóc thường được tìm thấy ở những vùng ẩm ướt trên cơ thể như những vết cắt nhỏ hay trầy xước ở ngón tay, bàn tay và bàn chân.

Do mụn cóc rất “thích” trẻ nhỏ nên việc mẹ cần làm là trang bị cho mình kiến thức để biết được nguyên nhân, cách phòng và trị bệnh như thế nào. Vì vậy, đừng bỏ lỡ những thông tin sau mẹ nhé!

– Khoảng 10 – 20% trẻ nhỏ sẽ bị mụn cóc ít nhất 1 lần trong đời

– So với các bé trai, các bé gái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

–  12 – 16 tuổi là độ tuổi bé dễ bị mụn cóc nhất

– Mặc dù mụn cóc dễ lây lan nhưng thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bé

– Ngoại trừ thai nhi, còn lại ở bất cứ độ tuổi nào, bé cũng có nguy cơ bị mụn cóc

[inline_article id=65228]

1/ Làm sao để trị mụn cóc?

Thực tế, nếu mụn cóc không gây đau và cản trở những hoạt động hàng ngày của bé, mẹ không cần thiết phải tìm mọi cách để điều trị mụn cóc, vì nhìn chung chúng không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Thông thường, mụn cóc sẽ tự biến mất sau khoảng 6 tháng đến 2 năm kể từ ngày “lộ diện”. Tuy nhiên, nếu cảm thấy mụn cóc gây mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng sự tự tin của trẻ, mẹ có thể thử các biện pháp sau:

– Điều trị bằng thuốc

Thuốc được dùng để trị mụn cóc sẽ có thành phần axit salicylic nhằm làm mềm và đánh tan mụn cóc. Thuốc thường ở dạng lỏng, gel, miếng dán hay thuốc mỡ và được bán phổ biến ở các nhà thuốc với tên gọi như Compound W, Duofilm hay Occlusal HP…

Trước khi thoa thuốc, mẹ nên làm sạch vùng da bị bệnh bằng xà phòng khoảng 5 phút trước đó rồi dùng đá bọt hay miếng vải chà xát nhẹ nhàng vùng da này để thuốc có thể thẩm thấu nhanh hơn. Không nên dùng lại đá bọt và miếng vải sau khi đã sử dụng để tránh tình trạng tái nhiễm. Bé sẽ cần bôi thuốc hàng ngày trong vài tuần và bất cứ loại thuốc nào được dùng cho bé đều phải theo chỉ định của bác sĩ. Vì những loại này thường khá mạnh và có thể gây tổn thương cho vùng da bình thường của bé.

– Đông lạnh mụn cóc bằng Ni-tơ lỏng

Sử dụng ni-tơ để điều trị mụn cóc được gọi là phương pháp áp lạnh hay phẫu thuật lạnh. Phương pháp này sẽ được thực hiện lặp lại 2-4 lần mỗi 1 đến 3 tuần. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ dùng ni-tơ lỏng để làm đông lạnh mụn cóc và nó có thể sẽ làm bé hơi khó chịu một chút. Nếu phương pháp này không có hiệu quả, bác sĩ sẽ đề nghị chuyển sang hướng điều trị khác khả thi hơn.

– Dùng tia laser 

Khi những cách trên không có tác dụng, bác sĩ sẽ đề nghị cho đốt, cắt hay loại bỏ mụn cóc bằng tia laser. Tuy hiệu quả mang lại khá cao, nhưng cách này rất dễ để lại sẹo.

[inline_article id=62537]

2/ Lưu ý khi điều trị mụn cóc

– Ngâm mụn cóc trong nước để làm mềm da rồi lấy cái dũa móng tay mài nhẹ nhằm loại bỏ bớt da chết, sau đó lau khô rồi bôi thuốc. Mẹ nên dùng một cái dũa móng tay mới và tránh dũa vào vùng da bình thường xung quanh.

– Khi thoa thuốc, nhớ thoa phủ đều mụn cóc và không để bé gãi, chà xát hay bóc mụn cóc ra. Vì như vậy, bé sẽ vô tình giúp cho vi-rút lây lan sang những chỗ khác.

3/ Làm sao để bảo vệ bé khỏi mụn cóc?

Cách tốt nhất để ngăn chặn hay hạn chế nguy cơ mắc hay lây lan bệnh là tránh lây nhiễm chéo. Để làm được điều này, mẹ có thể làm theo một số gợi ý sau:

Biện pháp Cách thực hiện
Không cắn móng tay Những vùng da bị tổn thương (đứt, trầy xướt, nứt nẻ…) rất dễ bị vi rút xâm nhập. Do đó, việc hạn chế bé cắn móng tay và làm tổn thương vùng da xung quanh sẽ giúp giảm bớt nguy cơ bị mụn cóc
Không bóc mụn cóc Việc bé dùng tay bóc mụn cóc ra sẽ tạo điều kiện cho bệnh lây lan. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên băng mụn cóc lại bằng băng dán để ngăn chặn tình huống này
Giữ cho tay chân khô ráo Mụn cóc thích sinh sôi nảy nở ở những chỗ ẩm ướt nên việc giữ cho tay chân bé khô ráo sẽ giúp chúng ta kiểm soát bệnh dễ hơn
Vệ sinh cẩn thận Tránh chải, cắt, chà hay cạo vùng da nổi mụn cóc vì như vậy sẽ làm lây lan vi rút. Hãy rửa tay thật sạch nếu chúng ta hay bé lỡ chạm vào chúng
Tách biệt các dụng cụ Đá mài và đồ dũa được dùng để làm sạch mụn cóc thì không nên dùng chúng cho những bộ phận khác trên cơ thể. Vì chúng có thể mang theo vi rút rồi truyền bệnh cho những bộ phận này

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan: