Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Trẻ bị nhức chân về đêm làm mẹ lo sốt vó

Trẻ bị nhức chân về đêm nên khó ngủ, dễ tỉnh giấc đột ngột. Điều này khiến ba mẹ lo lắng và nghĩ tới những tác hại khó lường được. Vậy đây có phải là một triệu chứng cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ hay không?

Trẻ bị nhức chân về đêm

Bạn đừng quá lo lắng, bởi vì có thể trẻ đang gặp hội chứng đau xương khớp ở lứa tuổi đang phát triển mà thôi. Trẻ dễ cảm thấy cơn đau ở chân, nhất là ở phía trước đùi, sau đầu gối và bắp chân.

Các cơn đau thường trở nặng vào buổi chiều muộn, tối và cả khi ngủ vào ban đêm. Vào buổi sáng, cơn đau có thể biến mất. Một vài trẻ cũng bị đau bụng hay đau đầu khi cơn đau xuất hiện. Các cơn đau xảy ra với tần suất cao bắt đầu lúc trẻ khoảng 3 hoặc 4 tuổi. Chúng có xu hướng tái phát ở trẻ 8-12 tuổi.

Nguyên nhân trẻ bị nhức chân về đêm

Trẻ bị nhức chân về đêm thường được cho là dấu hiệu của hội chứng đau xương khớp ở lứa tuổi đang phát triển. Song cũng có thể nguyên nhân không chỉ liên quan đến sự thúc đẩy tăng trưởng. Thay vào đó, những cơn đau này đôi khi chỉ là đau cơ do các hoạt động cường độ cao như chạy, nhảy và leo núi. Những cơn đau thường xuất hiện khi trẻ chơi thể thao trong ngày.

Triệu chứng của đau xương ở tuổi đang phát triển

Triệu chứng của cơn đau ở mỗi trẻ khác nhau. Một số trẻ bị đau rất nhiều, một số lại chỉ đau nhức sơ sơ. Hầu hết trẻ sẽ không bị đau như vậy mỗi ngày. Cơn đau có thể đến và đi. Hầu hết trẻ em đều vượt qua các cơn đau xương ở lứa tuổi đang phát triển trong vòng vài năm.

Cơn đau thường xuất hiện vào cuối buổi chiều và buổi tối, ngay trước giờ ăn tối và trước khi đi ngủ. Tình trạng trẻ bị nhức chân về đêm có thể đau đến mức đánh thức trẻ dậy. Nếu thấy trẻ hoàn toàn ổn vào buổi sáng, bạn đừng vội nghĩ việc trẻ than đau chân vào tối hôm trước chỉ là lời đùa hay nói dối. Vì bởi với hội chứng này, các cơn đau thường biến mất vào buổi sáng.

Thông thường, cơn đau xương ở lứa tuổi đang phát triển sẽ xuất hiện ở cả hai chân, đặc biệt là ở mặt trước của đùi, mặt sau của chân (bắp chân) hoặc phía sau đầu gối. Những đứa trẻ đang lớn cũng dễ bị đau đầu và đau bụng. Cơn đau thường không cản trở hay ảnh hưởng tới hoạt động của trẻ.

Chẩn đoán trẻ bị nhức chân về đêm

Bác sĩ thường khám và hỏi những câu về bệnh sử và triệu chứng của trẻ. Điều quan trọng là phải loại trừ bất kỳ nguyên nhân nào khác có thể gây ra cơn đau trước khi đưa ra chẩn đoán đó là triệu chứng đau xương khớp ở lứa tuổi đang phát triển. Vì thế, bạn cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ bị nhức chân về đêm. Nếu bác sĩ không cho xét nghiệm máu và chụp X-quang thì cũng là điều bình thường vì có thể nó không cần thiết.

Cách chữa trẻ bị đau nhức chân về đêm

Cách điều trị tình trạng trẻ bị nhức chân về đêm phụ thuộc vào mức độ đau của trẻ. MarryBaby sẽ mách bạn một vài cách để giảm bớt khó chịu và giúp trẻ cảm thấy tốt hơn nhé!

  • Xoa bóp chân.
  • Kéo căng cơ chân.
  • Đặt một miếng vải ấm hoặc miếng đệm nóng lên chân bị đau. Lưu ý kiểm tra nhiệt độ để tránh làm bỏng da và không sử dụng khi ngủ.

Nếu cơn đau không thuyên giảm, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn liệu có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuyệt đối không tự cho trẻ uống aspirin vì có thể bị hội chứng Reye, một căn bệnh đe dọa tính mạng.

[inline_article id=224341]

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Trẻ bị nhức chân về đêm không quá nghiêm trọng, không ảnh hưởng gì đến cuộc sống thì gia đình chỉ cần theo dõi. Tuy nhiên nếu cơn đau ngày càng tăng hoặc chỉ đau ở một bên chân có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn. Khi đó, bạn hãy đưa con đến gặp bác sĩ ngay.

Cha mẹ nên nhớ trẻ bị nhức chân về đêm là các cơn đau liên quan đến cơ chứ không phải khớp. Và chúng không khiến con khó đi, đi khập khiễng hay sốt. Nếu trẻ bị ngã, sốt, ăn mất ngon, đi khập khiễng hoặc đi lại khó khăn, phát ban, khớp đỏ, ấm, đau, sưng, mệt mỏi, giảm cân… thì trẻ còn có thể bị đau nhức do chấn thương. Cha mẹ cần dẫn con đi khám để có chẩn đoán chính xác.

Uyên Hồ

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không, bạn hãy đọc ngay bài này nhé!

Đưa trẻ đi tiêm ngừa là việc làm cần thiết để bảo vệ trẻ an toàn khỏi các loại bệnh tật và giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh. Tuy rằng việc tiêm phòng cho trẻ cần được thực hiện đầy đủ và đúng lịch trình nhưng trường hợp trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đấy bạn! Chúng ta cần biết rõ tình trạng của con để có cách xử lý phù hợp.

Trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không?

Để trả lời cho câu trên thì bạn cần phải hiểu rõ tình trạng sức khỏe của trẻ, cụ thể như các trường hợp sau đây:

♦ Nếu trẻ đi ngoài ít lần trong ngày, phân đặc, không có dấu hiệu sốt, nôn hoặc đau bụng dữ dội thì điều này có nghĩa là con chỉ tạm thời bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ vẫn nên được tiêm phòng bình thường đúng theo lịch tiêm chủng quốc gia để phát huy hiệu quả tối đa của các loại vaccine. Vaccine không làm cho các triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn, tuy nhiên chúng có thể gây ra một vài phản ứng phụ như sốt nhẹ hoặc đau nhức ở nơi tiêm. Hoặc nếu bạn vẫn cảm thấy chưa yên tâm về tình trạng của con thì hãy liên hệ với bác sĩ để theo dõi tình hình và quyết định xem có nên tiêm phòng cho trẻ ở giai đoạn này hay không.

♦ Nếu trẻ đi ngoài hơn 3 lần/ngày kèm theo phân lỏng và có dấu hiệu sốt, nôn, đau bụng dữ dội… thì có thể trẻ đang bị tiêu chảy cấp. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trẻ bị tiêu chảy cấp hoặc bệnh nhiễm trùng cấp thì không nên tiêm phòng. Việc cần làm trong trường hợp này là bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ xem con có phải đang bệnh tiêu chảy không. Khi nào trẻ khỏi bệnh rồi thì vẫn tiêm phòng như bình thường.

Những trường hợp nào không được tiêm phòng vaccine?

bé thông minh

Ngoài vấn đề trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không thì cha mẹ cũng nên biết một số trường hợp trẻ không nên tiêm phòng hoặc lùi lại lịch tiêm phòng cho trẻ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con. Đó là khi trẻ đang bị một số bệnh:

  • Trẻ bị sốt cao, ho, viêm phổi, nhiễm trùng, viêm da mủ, viêm thận… Hoặc là trẻ vừa mới hết các bệnh trên nhưng đang trong thời kỳ hồi phục sức khỏe thì cũng không nên tiêm phòng.
  • Trẻ đang bị dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc một vài chất nào đó.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng cũng có thể không được tiêm phòng mà phải chờ sự chỉ định của bác sĩ.

Trước khi tiêm ngừa, nhân viên y tế sẽ tư vấn và cân nhắc kỹ lưỡng tùy theo tình trạng của trẻ để tránh những phản ứng nguy hiểm có thể xảy ra. Vì vậy, cha mẹ cũng không cần phải quá lo lắng về việc trẻ có nên tiêm phòng hay không.

Những điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng

Bên cạnh lưu ý về việc trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không thì cha mẹ cũng cần biết một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn khi đưa trẻ đi tiêm phòng, đó là:

  • Trước khi tiêm ngừa, bạn không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá no, chỉ nên cho trẻ ăn vừa đủ là được.
  • Trước khi tiêm cho bé, bạn hãy nói rõ cho nhân viên y tế biết về tình trạng sức khỏe của con: trẻ đang bị bệnh gì, trẻ có dị ứng gì không… để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi tiêm vaccine.
  • Sau khi tiêm phòng, bạn nên theo dõi xem trẻ có gặp những phản ứng phụ nào không. Nếu trẻ sốt cao (từ 39ºC) thì mới cần dùng đến thuốc hạ sốt, còn nếu con sốt nhẹ hay sưng tấy chỗ tiêm thì cũng là vấn đề bình thường, sẽ tự hết sau ít ngày. Một số trường hợp trẻ gặp phản ứng nặng hơn như viêm hạch, viêm não…, bạn nên đưa con đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Bạn cần đưa con đi tiêm vaccine đủ liều và đúng theo lịch tiêm phòng cho trẻ. Điều quan trọng là nên tiêm phòng cho trẻ trước khi có dịch bệnh xảy ra chứ đừng thấy dịch bệnh rồi mới đi tiêm ngừa thì vaccine sẽ không phát huy được hiệu quả và có thể gây ra tình trạng thiếu hụt vaccine.

[inline_article id=3113]

Hãy chọn một địa chỉ uy tín để trẻ được tiêm phòng an toàn nhất.

Như vậy là bạn đã nắm rõ thông tin trẻ bị đi ngoài có tiêm phòng được không rồi đấy! Tiêm phòng cho trẻ rất cần thiết và quan trọng, bạn hãy nhớ đưa trẻ đi tiêm phòng đúng lịch để bảo vệ sức khỏe con yêu nhé!

[video-embeb title=’Những mũi tiêm cho trẻ sơ sinh’ description=” url=’https://youtube.com/shorts/lQkJdGZTwyU?feature=shared’ ][/video-embeb]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh đường hô hấp

Bé có đờm nhưng không ho, bí kíp cực hay cho mẹ!

Bé có đờm nhưng không ho là một trong những vấn đề sức khỏe mà trẻ nhỏ luôn dễ mắc phải. MarryBaby mời bạn đọc bài viết sau đây để xử lý, giúp bé vượt qua tình trạng này đúng cách nhé!

Bé có đờm nhưng không ho

Đờm: hiểu như thế nào cho đúng?

Đờm là chất thải của đường hô hấp, nó khá giống với dịch nhầy được tiết ra ở cơ quan này. Tuy nhiên về bản chất thì đờm chỉ xuất hiện khi cơ thể bị bệnh và nó là hỗn hợp của các loại vật chất khác nhau, trong khi đó dịch nhầy đường hô hấp chỉ là dịch tiết bình thường khi cơ thể khỏe mạnh.

6 cách xử lý có đờm nhưng không ho

Thông thường, trẻ nhỏ khi bị bệnh đường hô hấp, đặc biệt là chứng viêm khí quản, sẽ sinh ra triệu chứng ho. Ho là phản ứng giúp cho cơ thể thải đờm ra ngoài dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, ngứa ngáy và khò khè ở cổ họng. Tuy nhiên cũng có trường hợp bé có đờm nhưng không ho, lúc này bố mẹ nên giải quyết thế nào?

1. Giúp bé thải đờm ra ngoài

Khi bé nhà bạn xuất hiện đờm trong cổ họng, bạn nên chủ động cho bé nằm nghiêng hoặc nếu trẻ còn quá nhỏ thì mẹ cùng nằm và ôm bé nghiêng sang một bên. Nhân lúc trẻ còn thức, mẹ có thể dùng tay vỗ nhè nhẹ vào ngực trước và phần lưng sau của bé, đây cũng là cách vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh.

Chú ý dùng lực vừa phải và vỗ theo hướng từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, mỗi bên trái, phải ít nhất vỗ khoảng 3 – 5 phút và mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần. Phương pháp vỗ lưng không những có thể giúp cho đờm ở phổi, khí quản của trẻ trở nên “loãng” hơn mà còn giúp dịch tiết này thuận lợi chảy ra qua đại khí quản, thúc đẩy tuần hoàn máu và giúp bé dễ thở hơn.

chăm sóc bé

2. Chú ý giữ ấm thích hợp

Em bé có hệ miễn dịch còn yếu ớt nên càng dễ bị nhiễm lạnh, cảm sốt, viêm đường hô hấp. Do đó, bình thường dù thời tiết thế nào thì mẹ vẫn phải đảm bảo cơ thể bé được giữ ấm đúng cách. Đặc biệt là khi bé có đờm do bệnh thì vấn đề này càng đặc biệt quan trọng, giúp sức khỏe của bé nhanh chóng hồi phục và cũng ngăn ngừa triệu chứng đờm nặng hơn.

3. Bổ sung nhiều nước cho bé

Bé có đờm nhưng không ho vẫn gây cản trở cho đường hô hấp, dẫn đến độ ẩm ở đây cũng giảm rõ rệt do tình trạng mất nước cao, càng làm các dịch tiết và đờm bị “đặc” hơn và khó thải ra ngoài. Bạn cần cho bé uống nhiều nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội ở nhiệt độ khoảng 23ºC, có tác dụng điều trị vật lý và làm nhuận cổ họng cho bé.

Đồng thời, việc uống nhiều nước còn có thể cải thiện tuần hoàn máu, tăng nhanh tốc độ đào thải các chất cặn bã và độc tố sau quá trình trao đổi chất thông qua nước tiểu, từ đó giảm nhẹ kích thích đối với đường hô hấp, đờm trong khí quản của trẻ cũng loãng hơn và dễ bị thải ra ngoài.

4. Đảm bảo phòng ốc thông thoáng

Mặc dù cần giữ ấm cho bé nhưng phòng ốc vẫn phải đảm bảo không khí được lưu thông tốt. Bạn nên mở cửa sổ phòng của bé để đón nắng sớm và nhiệt độ phòng nên duy trì ở khoảng 18-22ºC là thích hợp nhất. Tuy nhiên, cần chú ý không để gió lạnh thổi trực tiếp vào người của bé để tránh tình trạng bệnh nặng hơn. Độ ẩm trong phòng nên ở mức 60-65%.

5. Dùng phương pháp xông hơi để hỗ trợ thông đờm

Bạn rót một ly nước sôi còn bốc khói, bế trẻ lên sao cho mũi và miệng của bé hướng về phần hơi nước nóng này để trẻ hô hấp. Phương pháp này có tác dụng thông đờm, làm loãng đờm và giảm tình trạng sưng phù hay sung huyết ở niêm mạc khí quản, giúp bé dễ thở hơn. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý không để bé quá gần hơi nước để tránh bỏng do quá nóng.

6. Cần hỗ trợ từ bác sĩ

Nếu trường hợp bé bị đờm nặng gây khó khăn cho hô hấp thì bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để dùng máy hút đờm hỗ trợ việc điều trị. Ngoài ra, nếu bạn cho bé uống thuốc, phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc cho trẻ khi chưa chẩn đoán được bệnh gốc gây ra đờm.

3 câu hỏi mà bố mẹ thường hay băn khoăn khi bé có đờm nhưng không ho

1. Bé có đờm có cần uống kháng sinh không?

Thông thường thì không cần thiết. Nhiễm khuẩn chỉ là một trong những khả năng gây ra tình trạng đờm có trẻ em chứ không phải mọi trường hợp. Nếu bố mẹ có thói quen mỗi lần trẻ bị đờm hay cảm mạo liền tự mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống thì dễ gây kháng thuốc. Ngoài ra, uống nhiều kháng sinh còn có thể gây các tác dụng phụ đối với sức khỏe của bé.

2. Bé có đờm màu vàng hay xanh có phải nhiễm vi khuẩn không?

Các vết thương nếu xuất hiện dịch mủ vàng xanh thì có khả năng là bị nhiễm khuẩn, nhưng đờm hay nước mũi mà có hiện tượng này thì không nhất định là do vi khuẩn. Ví dụ nếu đường hô hấp bị nhiễm loại độc bệnh nào đó cũng sẽ sinh ra đờm có màu vàng xanh. Đây cũng là lý do khi bé có đờm nhưng không ho còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà có cách điều trị khác nhau.

3. Bé nuốt đờm vào thì có sao không?

Trẻ nhỏ đôi khi còn chưa biết cách khạc đờm nên dễ nuốt trở ngược vào dạ dày. Bố mẹ thấy tình trạng này thường sẽ lo lắng, một mặt vừa cảm thấy không vệ sinh, mặt khác còn sợ sẽ gây hại đến sức khỏe của bé. Các chuyên gia sức khỏe cho biết: Mặc dù đờm có thể có chứa các loại vi sinh vật gây bệnh nhưng dịch vị dạ dày có tính sát khuẩn rất cao, nên dù bé nuốt đờm cũng không tổn hại đến cơ thể.

Lê Phương

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Các nguyên nhân khiến bé trai bị sưng bộ phận sinh dục

Để giảm phần nào lo lắng cho cha mẹ khi đối diện với tình trạng bé trai bị sưng bộ phận sinh dục, Marrybaby sẽ gửi đến cha mẹ những thông tin mà cha mẹ cần biết về tình trạng này.

1. Tình trạng bé trai bị sưng bộ phận sinh dục là gì?

Bộ phận sinh dục được đề cập ở đây chính là bìu – túi chứa 2 tinh hoàn. Và tình trạng bé trai bị sưng bìu (sưng bộ phận sinh dục) thường được chia thành 2 trường hợp là: sưng bìu không đau và sưng bìu đau.

Phần nội dung bên dưới sẽ chia thành hai cụm nội dung giải thích cho 2 nguyên nhân khiến bé trai bị sưng bộ phận sinh dục. Mời cha mẹ đọc tiếp để tìm hiểu.

2. Nguyên nhân khiến bé trai bị sưng bộ phận sinh dục (sưng bìu) không đau

Tình trạng bé trai bị sưng bộ phận sinh dục có thể xảy ra đột ngột hoặc diễn tiến từ từ theo thời gian. Nguyên nhân có thể bao gồm thoát vị hoặc tràn dịch tinh mạc (hydrocele), hay giãn tĩnh mạch thừng tinh (varicocele).

2.1 Thoát vị hoặc tràn dịch tinh mạc (hydrocele)

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho bộ phận sinh dục hoặc bìu của bé bị sưng. Lý do là bởi các lỗ mở bất thường để lại sau khi tinh hoàn di chuyển vào bìu trong quá trình tăng trưởng trong bụng mẹ.

Quá trình này gây ra vấn hai đề sau:

  • Thoát vị là một khối phồng của ruột thông qua các lỗ mở đó.
  • Tràn dịch tinh mạc là sự tích tụ chất lỏng trong bìu.
Tình trạng bé trai bị sưng bộ phận sinh dục do thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn là tinh trạng xảy ra phổ biến ở trẻ sinh non tháng.

2.2 Giãn tĩnh mạch thừng tinh (varicocele)

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể không gây đau, nhưng sẽ gây suy giảm chức năng của tinh hoàn, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến vô sinh.

Nguyên nhân ít phổ biến hơn là phù bìu vô căn và khối u tinh hoàn. Vô căn có nghĩa là nó có một nguyên nhân chưa biết. Tình trạng này rất hiếm ở bé trai dưới 15 tuổi. Khoảng 10-15% chàng trai trẻ có vấn đề này. Nó xảy ra phổ biến hơn ở bìu bên trái.

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Vì sao bé trai thích nghịch bộ phận sinh dục?

3. Nguyên nhân khiến bé trai bị sưng bộ phận sinh dục (sưng bìu) đau

Nguyên nhân khiến bé trai bị sưng bộ phận sinh dục (sưng bìu) đau

Tình trạng sưng bìu gây đau cũng có thể xảy ra đột ngột hoặc diễn tiến từ từ theo thời gian. Tình trạng này không phổ biến nhưng nếu xảy ra thì thường nghiêm trọng, đặc biệt là nếu xảy ra đột ngột.

Các nguyên nhân có thể bao gồm:

3.1 Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn thực chất là xoắn thừng tinh (mạch máu và ống dẫn tinh) dẫn đến tinh hoàn thiếu máu nuôi và bị tổn thương, hoại tử.

Một sợi dây xoắn có thể cắt đứt nguồn cung cấp máu. Vấn đề này có thể cần phẫu thuật trong vòng 6 giờ để cứu tinh hoàn. Xoắn tinh hoàn xảy ra ở khoảng 1 trong số 4.000 bé trai. Nó phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và bé trai trong độ tuổi 12 đến 18. Nó có thể xảy ra do tác động mạnh vào háng khi chơi hoặc trong khi chơi thể thao.

3.2 Xoắn ruột thừa tinh hoàn

Đây là khi một túi nhỏ trên đỉnh tinh hoàn đột nhiên xoắn lại. Nó làm đau ở đầu tinh hoàn và bìu. Tình trạng này phổ biến ở trẻ trai từ 8 đến 12 tuổi. Có thể điều trị bằng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen.

Xoắn ruột thừa tinh hoàn sẽ khiến bé trai bị đau
Xoắn ruột thừa tinh hoàn sẽ khiến bé trai bị đau

3.3 Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng nhiễm trùng các ống dẫn gần tinh hoàn lưu trữ tinh trùng. Nó thường gây ra bởi vi khuẩn. Các triệu chứng bao gồm cảm giác nặng nề, đau và sưng ở bìu. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia và lậu có thể gây viêm mào tinh hoàn.

Ở những cậu bé, tình trạng này xảy ra do có vấn đề trong đường tiết niệu hay bị quai bị. Ở những chàng trai, tình trạng này xảy ra từ việc quan hệ tình dục không an toàn.

>> Nên đọc: Quan hệ an toàn là gì? Cha mẹ nên biết để dạy lại các con

3.4 Kẹt khóa kéo

Nếu một phần của bìu, bao quy đầu hoặc dương vật bị kẹt trong dây kéo, nó sẽ ngay lập tức gây đau dữ dội. Để hạn chế tình trạng này, cha mẹ cũng biết độ tuổi bé trai nên mặc quần sịp, để sớm chuẩn bị cho con.

3.5 Ban xuất huyết Henoch-Schönlein

Tình trạng này có thể làm sưng và đau bộ phận sinh dục. Nó gây ra phát ban, đau khớp, đau dạ dày và máu trong nước tiểu.

3.6 Nguyên nhân khác

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn của sưng đau bìu bao gồm các chấn thương, phản ứng dị ứng và côn trùng cắn.

>> Cha mẹ nên đọc: Bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường?

4. Cần làm gì khi bé trai bị sưng đỏ bộ phận sinh dục?

Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào các nguyên nhân, triệu chứng, độ tuổi, sức khỏe cũng như là mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Tuy nhiên, ngay lúc này điều cha mẹ cần làm là:

  • Đưa con đi khám: Đối với các tình trạng liên quan đến bộ phận sinh dục của con; cha mẹ nên ưu tiên đưa con đi khám trước khi tình trạng trở nặng.
  • Phẫu thuật: Nếu bé trai bị xoắn tinh hoàn, bé sẽ có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật khẩn cấp để cấp cứu tinh hoàn. Bên cạnh đó, phẫu thuật còn áp dụng cho tình trạng bé bị thoát vị bẹn hoặc chấn thương nặng ở vùng kín.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Nếu bác sĩ nhận thấy tình trạng bé bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng; bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho con để uống trong giai đoạn này và tiếp tục theo dõi tình trạng.
  • Chỉ cần theo dõi thêm thời gian: Những trường hợp như trẻ bị chấn thương nhẹ, quai bị, thoát vị nhỏ, tràn dịch tinh mạc, sưng nhẹ vô căn, gia đình cần theo dõi thêm và không cần đi khám.
Bộ phận sinh dục của bé trai bị sưng đỏ phải làm sao?
Khi nhận thấy bộ phận sinh dục của con (bé trai) bị sưng, bị dỏ hoặc bị đau, tốt hơn hết là cha mẹ nên đưa con đi khám hoặc đưa ngay đến các bệnh viện để được can thiệp điều trị.

Kết luận

Nội dung trên là những gì mẹ cần biết về tình trạng bé trai bị sưng bộ phận sinh dục. Ngoài ra, nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng kín thì hãy nhanh chóng đưa con đi khám bác sĩ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em

Thuốc Zymaflour D 500 giúp bổ sung vitamin Fluor và Vitamin D3 cho trẻ

Zymaflour D 500 của Đức là sản phẩm thực phẩm chức năng dạng viên nén giúp bổ sung Fluor và vitamin D3 cho trẻ lọt lòng tới 3 tuổi. Sản phẩm Zymafluor D500 của Đức hộp 90 viên được phân phối bởi hãng Novartis, 1 hãng dược bậc nhất tại Đức. Viên nén Zymafluor D500 đem lại công dụng giúp tăng cường khả năng thu nạp canxi ở trẻ, phòng chống trạng thái sâu răng, rụng tóc ở trẻ, cho bé yêu của bạn cứng cấp, khỏe mạnh hơn.

Thông tin chi tiết sản phẩm
Tên sản phẩm: Zymafluor D500
Hãng sản xuất: Novartis
Xuất xứ: Đức
Quy bí quyết sản phẩm: hộp 90 viên
Công dụng vượt bậc của Zymafluor D500 đối có trẻ
TPCN dạng viên Zymafluor D500 giúp bổ sung Vitamin D3 và Fluor cho trẻ trong giai đoạn từ sơ sinh tới 3 tuổi.
Zymafluor D500 của Đức giúp trẻ hấp thụ canxi, phòng chống tình trạng còi xương và sâu răng, đồng thời tham dự công đoạn hình thành xương và răng ở trẻ dưới 2 tuổi.
Viên nén bổ sung Fluor và vitamin D3 cho trẻ của Đức còn tương trợ thời kỳ mọc răng của bé tiện dụng, giảm đau và ko sốt lúc mọc răng.
Sản phẩm Zymafluor D500 của Novartis còngiúp bảo vệ men răng, nâng cao cường khả năng thu nạp canxi cho bé xương kiên cố và răng trắng đẹp hơn.
Zymafluor D500 không mùi, không vị, ko gây nôn trớ, dễ tan trong nước bạn không quá khó khăn lúc cho bé uống so mang những chiếc khác.
Thành phần trong viên uống Zymafluor D500 của Đức
Sản phẩm Zymafluor D500 của Đức được chiết xuất trong khoảng những thành phần với nguyên nhân tự nhiên an toàn và lành tính, ko đựng độc tính, trái lại còn có phổ quát dược tính rẻ cho trẻ.
Zymafluor D500 90 song song ko cất thành phần chất bảo quản, chất tạo màu hay hương liệu tổng hợp nên an toàn, ko gây ra tác dụng phụ trong giai đoạn dùng cho trẻ.

  • 500 I.E. Colecalciferol
  • 12,5 µg Colecalciferol-Trockenkonzentrat
  • 0.555 mg Natriumfuorid
  • 0.25 mg Fluorid-Ion
  • Tá dược vừa đủ

Tác dụng của thuốc Zymafluor® là gì?
Vitamin D Zymafluor D500 là 1 dòng thực phẩm chức năng bổ sung dưỡng chất tương trợ cho sự phát triển về hệ xương và răng cho bé được các bác bỏ sỹ khuyên dùng.
phương pháp tiêu dùng Zymafluor D500
Bạn phải đọc kĩ chỉ dẫn sử dụng trước lúc tiêu dùng. Bạn hãy hỏi thầy thuốc hoặc dược sĩ về bất kì điều gì bạn không rõ can dự tới việc dùng thuốc.
Giả dụ trẻ sử dụng thuốc nhiều liên tục chỉ mất khoảng dài, ví dụ như dùng hai lần mỗi ngày, răng của trẻ có thể xuất hiện đốm trắng. giả dụ trẻ sơ sẩy nuốt một lượng to thuốc, bạn phải đưa trẻ tới bệnh viện ngay.
Bạn phải tiêu dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tiêu dùng phổ thông hơn hoặc ít hơn so sở hữu liều chỉ định, không được tự ý ngưng thuốc ví như ko có sự cho phép của bác sĩ.
Thận trọng/Cảnh báo khi tiêu dùng Vitamin D Zymafluor D500 hộp 90 viên của Đức
Trước lúc sử dụng thuốc Zymafluor® bạn nên lưu ý các gì?
Trước lúc sử dụng thuốc Zymafluor® bạn nên biết:
Bạn ko nên tiêu dùng thuốc này nếu bạn bị dị ứng có bất kì thành phần nào của thuốc;
Liều thuốc cho trẻ phụ thuộc vào hàm lượng fluoride trong những loại thức uống, muối, kem đánh răng và độ tuổi của trẻ. bác sĩ mang thể giúp bạn tính toán liều chuẩn xác cho trẻ;
Báo cho thầy thuốc hoặc dược sĩ giả dụ bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
những điều bạn cần lưu ý lúc tiêu dùng thuốc cho các trường hợp đặc thù (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)
Vẫn chưa mang phần lớn các nghiên cứu để xác định rủi ro khi tiêu dùng thuốc này trong giai đoạn có thai hoặc cho con bú. Trước khi tiêu dùng thuốc, hãy luôn hỏi quan điểm thầy thuốc để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn chỉ nên tiêu dùng khi đích thực thiết yếu hoặc khi lợi ích của việc tiêu dùng thuốc được xác định cao hơn nguy cơ.

Thuốc Zymafluor D có thể tương tác với thuốc nào?
Thuốc này sở hữu thể làm cho đổi thay khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang sử dụng hoặc gia nâng cao tác động của những tác dụng phụ. Để hạn chế tình trạng tương tác thuốc, thấp nhất là bạn viết 1 danh sách những thuốc bạn đang sử dụng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho thầy thuốc hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn lúc dùng thuốc, bạn không tự ý sử dụng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không mang sự cho phép của thầy thuốc.
Bạn nên cho trẻ uống thuốc này cách xa những thuốc chứa muối nhôm, magie hoặc canxi ít nhất hai giờ.
Zymafluor d500 của đức với thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài dòng thuốc nhất quyết. Hãy tham khảo quan điểm thầy thuốc về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu chỉ mất khoảng dùng thuốc.
Bạn cần thận trọng khi tiêu dùng thuốc này với những thực phẩm. Bạn không nên cho trẻ uống thuốc này cùng sở hữu sữa hoặc những chế phẩm làm trong khoảng sữa.
Bảo quản thuốc Zymafluor D500 như thế nào?
Bạn nên bảo quản thuốc Zymafluor® ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, hạn chế ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi cái thuốc mang thể với những cách bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ chỉ dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay con nhỏ và thú nuôi.
Liên hệ tìm Vitamin Zymafluor D500 chính hãng
Mẹ Khỏe Con sáng tạo cam kết cung cấp sản phẩm Vitamin Zymafluor D500 và đa dạng sản phẩm Vitamin D chính hãng 100%.
Địa chỉ: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0942.666.800

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em

Tăng cảm giác thèm ăn, ăn ngon ở trẻ bằng Siro Hero kid Gold

Hero kid Gold là sản phẩm ra sau và được nâng cấp từ sản phẩm Hero kid. Có tác dụng tương tự tuy nhiên sản phẩm được nâng cấp thêm một số thành phần từ thiên nhiên như chiết xuất hạt bưởi, dâu tây, khúng khiếng… nên sản phẩm sử dụng sẽ có hiệu quả cao hơn với việc tăng sức đề kháng cũng như bảo vệ gan, giảm các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn…
Với việc tăng thêm thành phần sản phẩm lại gặp vấn đề là hương vị khó uống hơn Hero kid một chút. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề lớn bởi vì với việc thêm nhiều thành phần giá trị mà giá cả không tăng quá nhiều nên rất đáng để người dùng lựa chọn.

Công dụng hero kid gold: 
Hero Kid Gold giúp bổ sung vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất từ thảo mộc.
Hỗ trợ mát gan, bảo vệ gan, giảm mề đay
Giảm các triệu chứng mệt mỏi, biếng ăn
Hỗ trợ tăng chiều cao.
Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, tốt cho trẻ em trong giai đoạn phát triển
Thành phần herokid gold: 

  • Amumon Fruit: …………………………83 mg
  • Canxi Tảo biển:…………………………100 mg
  • Vitamin D3: ……………………………..0.01 mg
  • Kẽm oxid………………………………….5 mg
  • Chiết xuất Korea Red Ginseng…….15 mg
  • Chiết xuất Hovenia Dulcis…………..15 mg
  • Chiết xuất Milk thistle…………………6 mg
  • Cyclodextrim……………………………..1700 mg
  • Mật ong……………………………………..1000 mg
  • Siro Ngô cao phân tử…………………..300 mg
  • Sucralose……………………………………1.2 mg
  • Chiết xuất dâu tây………………………..100 mg
  • Bột dâu tây………………………………….150 mg
  • Hương dâu tây…………………………….1 mg
  • Xanthan Gum…………………………….20 mg
  • Milk Protein Hydrolyzadte…………..10 mg
  • L-Carnitine…………………………………1 mg
  • Vitamin PP………………………………….0.5 mg
  • Vitamin B1…………………………………0.2 mg
  • Vitamin B2………………………………..0.2 m
  • Vitamin B6…. ……………………………0.2 mg
  • Vitamin C………………………………….33 mg
  • Triết xuất Hạt bưởi……………………..5 mg
  • Nước…………………………..…….6058,69 mg


Đối tượng sử dụng siro hero kid gold: 
Trẻ từ 1 tuổi trở lên
Dùng cho trẻ chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng.
Người bị nóng trong, dùng thuốc kháng sinh lâu ngày.
Cách dùng: 
Trẻ từ 1 tuổi: Dùng 1 gói/ ngày, uống trực tiếp hoặc cùng với nước.
Quy cách đóng gói hero kid gold: 
Hộp 30 gói
Xuất xứ: 
KOREA GINSENG BIO- SCIENCE CO., LTD – Hàn Quốc
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Hướng dẫn đặt hàng mua Hero Kid Gold chính hãng
Bạn có thể đặt mua online bằng cách ấn nút “mua hàng” dưới đây trên website: https://mekhoeconthongminh.com/
Địa Chỉ: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0942.666.800

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em

Sữa Enfamil Canada là bước khởi đầu tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Sữa Enfamil Canada là bước khởi đầu tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Có công thức sữa gần giống với sữa mẹ.

Bổ sung đầy đủ dha, vitamin và khoáng chất đáp ứng cho sự phát triển toàn diện của bé.

Có 2 loại chất sơ là GOS and polydextrose, giúp bé nhuận tràng, làm mềm phân.

Thông tin chi tiết Enfamil Canada:

Sữa Enfamil A+ Infant Formula chứa hàm lượng DHA đã được chứng minh lâm sàng, một loại chất béo Omega-3 và thành phần quan trọng của khối não của trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên.

Sữa Enfamil A + là công thức số 1 được các bệnh viện nhi khoa lựa chọn, nhãn hiệu sữa công thức được khuyên dùng bởi bác sĩ nhi khoa số 1 và là lựa chọn số 1 của các bà mẹ ở Canada.

Sữa Enfamil A+ Infant Formula có chứa hỗn hợp gồm 2 chất xơ GOS và Polydextrose giúp bé tiêu hoá và hấp thụ tốt, chống táo bón.

Sữa Enfamil A+ Canada Stage 1 có tốt không?

Những năm đầu đời, não bộ của bé có tốc độ phát triển gấp đôi so với những năm sau đó. Đó chính là lý do thời điểm này mẹ cần bổ sung thêm lượng DHA, Omega 3,6, vitamin và các dưỡng chất thiết yếu khác cho bé. Enfamil A+ Canada Stage 1 là một sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng Canada khuyên dùng để hỗ trợ toàn diện cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Sữa Enfamil A+ Stage 1 có công thức gần giống với sữa mẹ, có 2 chất xơ là GOS và Polydextrose hỗ trợ tốt cho nhuận tràng và hệ tiêu hóa cho trẻ

Enfamil không thiên về phát triển cân nặng mà thiên về phát triển chiều cao và trí não. Vị sữa không tanh, không gây ngán, dễ uống

Cách pha sữa Enfamil Canada

  • Phải rửa tay thật sạch trước khi pha sữa.
  • Tiệt trùng dụng cụ pha sữa.
  • Một muỗng pha với 60ml nước (2 oz) với nước sôi để nguội hoặc nước tinh khiết nguội.
  • Lắc đều tay cho sữa tan hoàn toàn.
  • Sau khi pha chế, sử dụng trong 1 giờ.
  • Không hâm sữa bằng lò vi sóng.

Lưu ý:

  • Nếu không chắc chắn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm.
  • Phải sử dụng và lưu trữ theo sự chỉ dẫn ghi trên sản phẩm.
  • Chỉ sử dụng sản sữa trong vòng 1 tháng sau khi mở hộp.
  • Cất giữ nơi khô thoáng sạch sẽ.
  • Tuyệt đối không dùng lò vi sóng hâm lại sữa.

Mua sữa Enfamil A+ Canada Stage 1 chính hãng ở đâu?

Mẹ Khỏe Con Thông Minh hướng đến sự phát triển toàn diện toàn diện của trẻ, cam kết cung cấp sữa Enfamil A+ Canada Stage 1 chính hãng 100%.

Địa chỉ: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Hotline để được tư vấn tốt nhất: 0942.666.800

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em

Top 6 kem trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất

Biểu hiện trẻ sơ sinh bị rôm sảy
– Da bé bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy khó chịu. Các mụn nước li ti mọc thành đám, thường xuất hiện trên da bé ở các vị trí da tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, thường xuyên ẩm ướt như: trán, cổ, vai, ngực, lưng, nách, háng.
– Rôm sảy sẽ gây ngứa ngáy và khó chịu cho bé, bé có thể dùng tay cào gãi gây tổn thương và nhiễm trùng da nguy hiểm.
– Ngoài ra, bệnh còn khiến bé khó chịu, thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, ngủ hay bị giật mình, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Để chữa trị rôm sảy cho bé, cha mẹ có thể sử dụng những dòng kem bôi hỗ trợ có thành phần từ tự nhiên giúp chữa bệnh dứt điểm, nhanh chóng.
Thoa kem trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh
Thoa kem trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh
Top 6 kem trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất
Khi bé bị rôm sảy, cha mẹ có thể sử dụng những loại kem trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh dưới đây:
1. Kem Biohoney Baby Nappy Balm
Xuất xứ: New Zealand
Kem Biohoney Baby Nappy Balm hỗ trợ điều trị rôm sảy
Kem Biohoney Baby Nappy Balm hỗ trợ điều trị rôm sảy
Thành phần: mật ong Manuka MG 300+, chiết xuất Kolorex® Horopito, chiết xuất hoa cúc vàng, sáp ong, Zinc Oxide, dầu bơ, nha đam
Công dụng: Đẩy lùi vi khuẩn, kháng viêm, khử trùng, chống nấm hiệu quả đồng thời làm dịu nhanh chóng tình trạng làn da bé bị kích ứng, giảm mẩn ngứa và khó chịu cho bé. Ngoài ra còn giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, tăng cường tái tạo và làm lành da. Hỗ trợ điều trị các trường hợp trẻ sơ sinh bị rôm sảy chỉ sau 48h, ngoài ra còn phục hồi làn da bé mắc các bệnh như chàm sữa, viêm da cơ địa, hăm tã…
2. Kem trị rôm sảy Aderma
Xuất xứ: Pháp
Công dụng: Làm khô các nốt rôm sảy, kháng khuẩn cho da và chống dị ứng. Làm dịu da, giảm nhanh tình trạng da bị đau rát do rôm sảy, làm mềm da. Mang lại hiệu quả cải thiện tình trạng rôm sảy trên da bé rõ rệt chỉ sau 1 tuần sử dụng.
3. Phấn thuốc đặc trị rôm sảy Pureen
Công dụng: Loại bỏ những vi khuẩn gây hại trên da bé mà không hề gây kích ứng da, an toàn cho làn da nhạy cảm của bé sơ sinh. Thành phần dịu nhẹ, cho bé cảm giác thoải mái và khô thoáng, giúp bảo vệ làn da bé không hề bị khô ráp và mẩn ngứa.
4. Kem trị rôm sảy Oatrum Kids Gel
Kem Oatrum Kids Gel
Kem Oatrum Kids Gel
Thành phần an toàn và lành tính: Berberine, Nano Curcumin, Glycerin, Isopropyl Alcohol, Carbomer, Phenoxyethanol, Triethanolamine, Purified Water. 
Công dụng: Kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa ngáy nhanh chóng, hỗ trợ làm lành vết thương trên da bé. Giúp hết tình trạng da bé bị kích ứng, rôm sảy, mụn nhọt, hăm tã. Ngoài ra còn giúp giảm sưng đỏ do muỗi đốt hoặc côn trùng đốt lên da bé.
5. Thuốc trị rôm sảy Bepanthen
Thành phần: Dexpethanol, hay còn gọi là Pethanol 
Công dụng: Giúp chữa lành tổn thương trên da, giảm ngứa và kích ứng trên da. ĐỒng thời còn giúp dưỡng mềm da và tăng độ đàn hồi cho da. Giúp dưỡng ẩm, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng da khô ráp, thô da, giảm nhanh tình trạng kích ứng da. Ngoài ra còn giúp làm lành, thúc đẩy tái tạo da hiệu quả.
6. Xịt trị rôm sảy mẩn ngứa Kobayashi
Công dụng: Làm dịu da bé nhanh chóng, chấm dứt các dấu hiệu kích ứng da như mẩn ngứa do rôm sảy, nổi mụn, côn trùng cắn, mẩn ngứa do hăm tã…Đồng thời hút mồ hôi, diệt khuẩn và kháng viêm hiệu quả.
Chăm sóc da bé bị rôm sảy như thế nào?
Nhiều mẹ vẫn thắc mắc trẻ bị rôm sảy phải làm sao? Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý quá trình chăm sóc da bé để hỗ trợ điều trị rôm sảy cho bé hiệu quả:

  • Giữ không gian sống của bé luôn thoáng mát, nhiệt độ phù hợp. Cha mẹ có thể sử dụng máy lạnh, quạt không khí để làm mát phòng bé.
  • Mặc quần áo cho bé rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt.
  • Tránh tình trạng bé ngứa ngáy và đưa tay lên cào gãi làm tổn thương, nhiễm trùng da.
  • Tắm rửa, vệ sinh da bé sạch sẽ bằng nước mát sạch để loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt da, giúp lỗ chân lông được thông thoáng hơn.

Mẹ tắm rửa, vệ sinh da bé sạch sẽ hỗ trợ điều trị rôm sảy
Mẹ tắm rửa, vệ sinh da bé sạch sẽ hỗ trợ điều trị rôm sảy

  • Mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm có tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể.
  • Không nên để bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trường hợp bé đi ra ngoài, mẹ cần che chắn cẩn thận cho bé.

Khi nào nên đưa bé đi khám bác sĩ?
Cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời khi nhận thấy bé có những biểu hiện như:

  • Các mụn nước có tình trạng nhiễm trùng như mưng mủ, sưng tấy gây đau rát, khó chịu.
  • Phát ban lan rộng và bệnh kéo dài, bệnh tái đi tái lại trên da bé.
  • Bé có biểu hiện bị sốt, thường xuyên quấy khóc và bỏ bú, kém ăn, ngủ hay bị giật mình.
Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em

Có nên cho trẻ dùng Mama Sữa Non Baby A0 Gold không?

Mama sữa non A0 là loại sữa cho bé chậm tăng cân. Sữa giúp bổ sung nhiều vi chất, khoáng chất và đầy đủ các axit amin cần thiết giúp cải thiện đáng kể các trường hợp như bé lười ăn, chậm tăng cân, chậm lớn, táo bón, rối loạn tiêu hóa.

 

Sản phẩm cũng giúp tăng sinh tự nhiên vi khuẩn có lợi: Tăng khả năng tự sản sinh các chủng lợi khuẩn và nhiều lợi khuẩn probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Hỗ trợ táo bón: Tăng khả năng hấp thụ nước cao hơn so với việc bổ sung chất xơ từ rau xanh, hoa quả.

 

Công dụng của Mama Sữa Non Baby A0 Gold

 

Mama Sữa Non Baby bổ sung chất kháng thể từ sữa non giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho bé khỏe mạnh hơn.

 

Bổ sung Lysin, Taurin giúp bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, hỗ trợ khắc phục tính biếng ăn của trẻ.

 

Cung cấp hàm lượng cao canxi hữu cơ ở điều kiện hấp thu dễ dàng nhất giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội.

 

Với hàm lượng cao DHA giúp phát triển trí não và các tế bào võng mạc mắt cho bé thông minh hơn.

 

Bổ sung đầy đủ các Vitamin B1, B2, B5, B6, Acid Folic và 22 loại axit amin cùng các nguyên tố vi lượng giúp bé phát triển hoàn hảo.

 

Mama Sữa Non Baby A0 Gold có an toàn và tốt không?

 

Để khẳng đinh được sản phẩm sữa non mama có tốt không thì bạn là người tiêu dùng, ban nên dùng thử và cảm nhận từ bạn thân.

 

Còn nói về sữa non mama có an toàn không thì chúng tôi xịn khẳng định sản phẩm sữa non mama chính hãng tuyệt đối an toàn vì đã trải qua các giai đoạn kiểm tra y tế nghiêm ngặt của cục an toàn vệ sinh thực phẩm và bộ ý tế cho phép sử dụng rộng rãi trên thị trường

 

mama sữa non tốt không
Ngoài ra sữa non mama còn được kiểm tra nguồn chất lượng nhiêu liệu tai Mỹ trước khi nhập vào Việt Nam, các nhiên liệu đều trải qua kiểm tra GMP, FDA

Đối tượng sử dụng Mama Sữa Non Baby A0 Gold

Dùng cho bé từ 0 – 12 tháng tuổi, đặc biệt nếu khi sinh mẹ bị mất sữa, ít sữa hoặc chất lượng sữa không cao thì cho bé dùng Mama Sữa Non Baby là cực kì cần thiết.

Mama Sữa Non Baby đặc biệt là rất cần cho những em bé mà khi sinh ra không được bú sữa non của mẹ, những em bé mà khả năng miễn dịch kém, những em bé không được khỏe, còi xương, suy dinh dưỡng, những bé biếng ăn.

Cách đặt mua Mama Sữa Non Baby A0 Gold chính hãng

Quý khách hàng có thể mua online trực tiếp trên website: https://mekhoeconthongminh.com/
– Mọi vấn đề thắc mắc xin vui lòng gọi tới Hotline để được tư vấn tốt nhất: 0942.666.800

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

7 mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ tại nhà đơn giản và hiệu quả

Ra mồ hôi là hiện tượng sinh lý tự nhiên để điều hòa nhiệt độ cơ thể và giúp thải các chất độc ra ngoài. Tuy nhiên nếu trẻ ra mồ hôi trộm thường xuyên có thể được xem là không tốt cho sự phát triển tự nhiên. Nếu mẹ không phát hiện kịp thời và lau hết mồ hôi ướt trên bề mặt da buổi đêm trẻ dễ bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh về đường hô hấp. Các mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ dưới đây sẽ giúp ích khá nhiều cho tình trạng bệnh của bé. 

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ

Trước khi thử áp dụng những Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ đây mẹ nên xem Mồ hôi trộm là gì? 5 nguyên nhân khiến bé con dễ bị cảm lạnh mẹ không ngờ và cách khắc phục

1. Dùng lá đinh lăng – “khắc tinh” của mồ hôi trộm

trẻ ra mồ hôi trộm tắm lá gì
Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng lá đinh lăng

Đinh lăng chính là một mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ sơ sinh và tre nhỏ hiệu quả. Lá cây đinh lăng chứa nhiều chất quan trọng cho sức khỏe như lysine, methionine, glucozit, vitamin C, vitamin B1,… Lá có tính mát, giúp bồi bổ khí huyết, tinh thông huyết mạch, thanh nhiệt giải độc.

Dùng lá cây đinh lăng khô làm gối hoặc nấu nước tắm cho bé sẽ giúp thông kinh lạc, tránh đổ mồ hôi đầu, gáy giúp bé ngủ ngon, không bị giật mình.

Để biết chi tiết cách sử dụng mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng lá đinh lăng, mẹ hãy tham khảo Cách chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng siêu hiệu quả cho bé.

2. Dùng lá lốt

Không chỉ là  nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon miệng mà nhờ đặc tính tính ấm, vị cay nồng và thơm có công dụng giúp đào thải chất độc mà lá lốt được xem như là một vị thuốc trị nhiều bệnh rất hữu ích trong Đông y. Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻẻ bằng lá lốt là một trong số rất nhiều công dụng đó.

Cách dùng: Đun sôi lá lốt với nước, để hơi âm ấm (mẹ đưa tay vào thử trước nhé) rồi cho tay, chân bé vào ngâm, liên tục trong nửa tháng, mồ hôi trộm sẽ được giảm bớt rất nhiều.

3. Dùng lá dâu tằm

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ
Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng lá dâu tằm

Dâu tằm trong Đông y được cho là vị thuốc quý với vị ngọt đắng, tính hàn vào kinh can, phế, thận. Điều đặc biệt là tất cả các bộ phận của cây dâu tằm đều có thể sử dụng làm thuốc chữa các bệnh như ra mồ hôi trộm và đái dầm ở trẻ, chữa đau nhức xương khớp, chữa ho, tiêu đờm, bổ gan thận,…

Cách dùng: Đun lá với nước cho con uống liên tục trong 5-7 ngày.

Ngoài ra, cha mẹ cũng thắc mắc trẻ ra mồ hôi trộm tắm lá gì thì câu trả lời là lá dâu tằm. Mẹ cũng có thể cho bé tắm nước lá dâu tằm đun sôi sẽ giúp giảm tình trạng ra mồ hôi trộm.

Dâu tằm cũng được sử dụng như Mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh mẹ nên bỏ túi ngay nhé!

4. Dùng nước đậu đen

Trong đậu đen có nhiều chất xơ, protein, chất chống oxy hóa, vitamin A, beta carotene,… Chính vì vậy mà đậu đen được tin dùng làm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và cũng như áp dụng làm mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.

Cách dùng: Rang chín đậu đen rồi cho vào nồi đun cùng long nhãn, táo tàu, sau đó chia nhỏ phần nước sau khi đun xong làm nhiều phần nhỏ cho bé uống trong ngày.

5. Cháo trai

Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ
Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ bằng cháo trai

Với những trẻ ăn dặm thì đây là mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

Cách nấu cháo trai: 100g con trai đã luộc chín, nặn hết ruột bẩn, thái nhỏ. Sau đó cho trai vào xào thơm. Lấy nước luộc trai để nấu cháo. 

Cháo nhừ cho trai vào và nấu sôi, cuối cùng thêm một chút lá dâu. Cho bé ăn 2 lần/ngày và ăn cách ngày liên tục trong 3 ngày sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ.

[inline_article id=270188]

6. Canh chua cá lóc

Cá lóc là thực phẩm cung cấp lượng lớn các axit amin có lợi cho cơ thể, cải thiện sự phát triển các mô, chữa lành vết thương. Trong cá lóc có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, omega-3, lipid,… Cá lóc thường được dùng làm thuốc đông y và chữa bệnh vì có tác dụng chống vi trùng, kháng viêm, tăng sinh tế bào.

Bạn có thể nấu cá lóc với bạc hà, thơm, cà chua,… để tạo thành món canh chua hấp dẫn cho bé ăn cùng cơm, cải thiện tình trạng mồ hôi trộm.

7. Tắm nắng

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh sẽ vừa giúp tổng hợp vitamin D vừa làm cho bé không còn đổ mồ hôi trộm nữa. Đây cũng là lý do đôi khi triệu chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh cũng được xem là dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu vitamin D.

Thời điểm cho trẻ tắm nắng thích hợp nhất là từ 6h30 – 7h30 buổi sáng mùa hè. Vào mùa mưa, lạnh, bạn có thể tắm nắng cho bé muộn hơn một chút, khoảng từ 9-10h sáng. Mẹ chỉ nên cho bé tắm nắng khoảng từ 15-30 phút. Nơi tắm nắng cần tránh gió lùa để hạn chế bé bị nhiễm lạnh.

Lưu ý về cách phơi từng bộ phận của trẻ cách lần lượt như sau: Đầu tiên là lưng, sau đó đến chân, bụng, và cuối cùng là những bộ phận khác, ngoại trừ phần đầu. Khi tắm nắng nhớ che mắt và bộ phận sinh dục của bé lại.

Khi nào mồ hôi trộm là triệu chứng đáng lo?

Mẹ cần đưa bé đến bác sĩ thăm khám nếu nhận thấy những dấu hiệu sau:

1. Dấu hiệu bệnh tim

Nếu trẻ đổ mồ hôi nhiều khi đang ăn hoặc ngồi chơi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim.

Ngoài ra, nếu da trẻ tím tái khi khóc hoặc ăn đều đặn mà trẻ không tăng cân mẹ cũng nên nghĩ đến bệnh lý này. Trẻ nhỏ mắc bệnh tim thường đổ mồ hôi thường xuyên vì tim phải làm việc nhiều để bơm máu một cách hiệu quả.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé ra mồ hôi trộm không sốt: Nguyên nhân và cách phòng tránh

2. Chứng đổ mồ hôi quá nhiều (Hyperhidrosis)

Trẻ bị đổ mồ hôi quá nhiều kể cả khi phòng điều hòa có thể trẻ đã bị chứng Hyperhidrosis, tức là đổ mồ hôi nhiều vượt quá mức cơ thể cần để duy trì nhiệt độ bình thường.

Ngoài ra, trẻ ra mồ hôi trộm quá nhiều có thể do rối loạn ở hệ thống thần kinh, gặp vấn đề về thở, tuyến giáp hoạt động quá nhiều hay rối loạn gen. Mẹ nên cho con đi khám bác sĩ nếu thấy bé có triệu chứng toát mồ hôi khác thường.