Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Các bệnh về móng tay thường gặp ở trẻ em

Móng tay giúp bảo vệ mạng lưới mạch máu và thần kinh ở đầu chi. Vì vậy, chỉ cần để ý hình dạng, kết cấu, màu sắc và độ dày của móng tay bạn có thể nhận biết các bệnh về móng tay đang tiềm ẩn trong cơ thể trẻ.

Móng xước măng rô

Đây là một biểu hiện rõ ràng của việc trẻ đang bị thiếu Vitamin C và Acid Folic. Khi phát hiện ra điều này, bạn không nên để trẻ trực tiếp kéo phần xước măng rô bằng tay mà dùng kéo hoặc các dụng cụ cắt móng tay để bấm.

Hiện tượng này cũng thường xảy ra với những trẻ bị bệnh viêm da, nấm da gây tổn thương phần da quanh móng tay, gốc móng tay, làm xuất hiện những gờ nang. Trẻ cũng sẽ có cảm giác bị ngứa.

Để trị bệnh này chỉ cần bổ sung đủ 2 nguyên tố vi lượng mà trẻ đang thiếu hiếu hụt. Đơn giản nhất là thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Các thức ăn giàu vitamin C có ở nhiều loại rau củ như cam, quýt, bưởi, ổi, cải bắp, rau muống, súp lơ, cần tây… Các thực phẩm giàu Acid folic là các loại rau có màu xanh thẫm, gan động vật, giá đỗ, rau mầm… Với những trẻ lười ăn, bạn có thể cho trẻ uống thêm 2 nguyên tố vi lượng này.

Cẩn thận hơn, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế và chuyên khoa để kiểm tra chính xác nguyên nhân. Bạn nên cắt và dũa móng tay cho trẻ gọn gàng để tránh việc móng tay dài hoặc xước có thể làm xước da trẻ.

Nấm móng tay

Trong các bệnh về móng tay ở trẻ, nấm được coi là một bệnh cần có chế độ chăm sóc kỹ càng nhất. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này do trẻ thường dùng móng tay để nghịch đồ vật dơ hoặc chà xát xuống mặt đất dơ mà không vệ sinh sạch sẽ nên dễ bị vi nấm tấn công gây ra nấm móng tay.

Dấu hiệu dễ nhận biết khi các vi nấm hủy hoại lớp keratin và sinh trưởng mạnh mẽ trên móng tay là bề mặt móng gồ ghề, dày, dễ mủn. Trường hợp nặng còn thấy có mủ quanh móng tay.

cac benh ve mong tay
Móng tay trẻ cũng cần được chăm sóc như các bộ phận khác của cơ thể

Bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn cách điều trị sơm. Nấm móng tay không phải là bệnh nặng nhưng khó điều trị dứt điểm và hay tái phát nếu không được chữa trị đúng phương pháp.

Đồng thời, bạn cần áp dụng chế độ chăm sóc móng tay đúng cách cho trẻ: Tạo thói quen rửa tay sạch sẽ sau khi chơi đùa. Rửa tay trẻ thật sạch với xà bông diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cắt tỉa móng tay cho trẻ thường xuyên. Đặc biệt, cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ hàng ngày để  tăng cường sức đề kháng chống.

Móng tay lòng thìa

Với những trẻ đang bị thiếu sắt, dễ bị triệu chứng móng tay tay lõm hay còn gọi là móng tay lòng thìa( móng tay có hình dạng giống một cái thìa). Ngoài ra, rối loạn chức năng tuyến giáp và các bệnh về cơ xương cũng có thể là thủ phạm gây nên tình trạng này ở móng tay của các trẻ.  Nếu móng tay trẻ bị thương tích và sử dụng quá nhiều xà phòng cũng có thể dẫn đến hiện tượng móng lõm.

Sắt được bổ sung nhanh và an toàn nhất cho cơ thể bằng các loại thực phẩm như đậu phộng, đậu nành, ngũ cốc, đậu hũ, hạt bí ngô, lòng trắng trứng…

Ngoài ra, để biết các bệnh về móng tay của trẻ, bạn cũng có thể nhìn màu sắc đoán bệnh.

Màu sắc của móng tay cũng nói lên trẻ đang có dấu hiệu bị các bệnh về móng tay. Có một vài màu “nói về” bệnh dễ nhận biết như:

  • Các đốm trắng xuất hiện rải rác trên móng tay: Trẻ bị thiếu kẽm. Nên cho trẻ ăn các thực phẩm bổ sung kẽm.
  • Móng tay bé có các vệt trắng ngang: Trẻ thiếu Protein. Nên bổ sung thêm thịt, cá, đậu tương để tăng cường protein.
  • Màu tay đổi màu đỏ hoặc màu hồng:  Màu đỏ chứng tỏ trẻ đang có vấn đề về tim. Còn màu hồng là nguyên nhân của bệnh thiếu máu.

Cùng với răng và xương, móng tay là bộ phận rắng chắc của cơ thể giúp bảo vệ ngón tay an toàn. Các bệnh về móng tay vì vậy cũng cần được bạn quan tâm nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Trẻ bị xước măng rô: Cách xử lý hiệu quả mẹ cần biết

Mỗi ngày, khi chăm sóc bàn tay bé, mẹ nên để ý kiểm tra xem có xuất hiện những vùng da bong tróc ngay ở phần da tiếp xúc với móng tay hay không. Những mảng da bong tróc này sẽ bị xước thành sợi, chính là xước măng rô hay còn gọi là xước móng rô. Trẻ bị xước măng rô có thể ở bất kỳ độ tuổi nào, từ sơ sinh cho đến trẻ mầm non và cả trẻ vị thành niên.

1. Nguyên nhân con bị xước măng rô?

trẻ bị xước măng rô

Trẻ bị xước măng rô thường đến từ yếu tố môi trường và do một số bệnh về da tiềm ẩn. Hiểu được nguyên nhân sẽ giúp mẹ tìm được giải pháp phù hợp để giải quyết tình trạng này.

1. Những yếu tố môi trường khiến trẻ bị xước măng rô

  • Trẻ bị khô da: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị xước măng rô; và thường nó xảy ra vào mùa đông. Bé bị tắm nước quá nóng hoặc ngâm mình quá lâu cũng dẫn đến tình trạng này.
  • Rửa tay quá thường xuyên: Rửa tay quá nhiều có thể dẫn đến bong tróc đầu ngón tay. Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên có thể làm mòn hàng rào lipid trên bề mặt da của trẻ. Điều này có thể khiến xà phòng hấp thụ vào các lớp da nhạy cảm hơn, dẫn đến kích ứng và trẻ bị xước măng rô.
  • Sử dụng sản phẩm chứa chất hóa học quá mạnh: Một số hóa chất trong kem dưỡng ẩm, xà phòng, dầu gội đầu và các sản phẩm chăm sóc da có thể gây kích ứng da dẫn đến trẻ bị xước măng rô.
  • Cháy nắng: Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời có thể khiến bé bị cháy nắng. Bỏng nắng có thể khiến da bé ấm và mềm khi chạm vào. Da của bé có thể sẽ có màu đỏ hoặc hồng. Trẻ bị xước măng rô là một triệu chứng phổ biến vài ngày sau khi bị cháy nắng.
  • Phản ứng với thời tiết lạnh hoặc nóng: Khí hậu khô và nhiệt độ mùa đông có thể khiến da bị khô, nứt nẻ và bong tróc.
  • Thói quen mút ngón tay: Trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi mút ngón tay cái của mình là điều không bình thường. Nhiều trẻ em phát triển từ thói quen này một cách tự nhiên.

1.2 Những bệnh lý gây ra tình trạng trẻ bị xước măng rô

  • Dị ứng: Da trên đầu ngón tay của bé có thể bị bong tróc nếu con bị dị ứng với thứ mà chúng tiếp xúc.
  • Chàm da tay: Viêm da nói chung cũng có thể làm phát triển bệnh chàm ở tay; gây tình trạng trẻ bị xước măng rô.
  • Bệnh vẩy nến: Trẻ bị xước măng rô có thể là một triệu chứng của bệnh vẩy nến. Bệnh vẩy nến là một tình trạng da mãn tính làm xuất hiện dưới dạng các mảng màu bạc hoặc các tổn thương khác trên da.
  • Bệnh tróc tế bào da sừng bàn tay: Hiện tượng bong vảy sừng thường xảy ra vào những tháng mùa hè. Điều này sẽ dẫn đến da trông đỏ và có cảm giác khô nứt. Các loại xà phòng và chất tẩy rửa gây kích ứng có thể khiến trẻ bị xước măng rô nghiêm trọng hơn.
  • Bệnh Kawasaki: Bệnh Kawasaki là một tình trạng hiếm gặp, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh này xảy ra trong vài tuần và các triệu chứng xuất hiện trong ba giai đoạn khác nhau.

2. Trẻ bị xước măng rô thiếu chất gì?

Tình trạng trẻ bị xước măng rô là biểu hiện rõ rệt nhất của tình trạng thiếu vitamin C và a-xít folic. Ngoài ra, khi thiếu vitamin C, trẻ cũng giảm sức đề kháng và hay bị mắc bệnh vặt.

Pellagra là một tình trạng do thiếu vitamin B-3 (niacin) trong chế độ ăn uống. Nó có thể dẫn đến viêm da, tiêu chảy và thậm chí là mất trí nhớ.

Mặc dù bệnh pellagra thường là kết quả của một chế độ ăn uống không lành mạnh; nó cũng có thể do các bệnh lý tiềm ẩn khác gây ra. Bổ sung niacin là cách duy nhất để khôi phục mức vitamin B-3. Nói chuyện với bác sĩ về việc liệu chất bổ sung có an toàn cho bé hay không và nên uống bao nhiêu.

Nếu bổ sung quá nhiều vitamin A, nó có thể khiến da bị kích ứng và móng tay bị nứt.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Buồn nôn.
  • Chóng mặt.
  • Đau đầu.
  • Sự mệt mỏi.

trẻ bị bong tróc da đầu ngón tay

Cách bổ sung vitamin cho trẻ bị xước măng rô

Khi nhận thấy tình trạng xước măng rô ở trẻ em, mẹ nhớ giúp con bổ sung thêm vitamin C và a-xít folic cùng các dưỡng chất cần thiết cho làn da bằng cách:

  • Ăn các loại trái cây họ cam, chanh: Chanh, bưởi, quýt, cam đều là những loại quả giàu vitamin C với vị mọng nước, dễ ăn. Mẹ có thể cho con thưởng thức các loại quả này hàng ngày để bé không bị thiếu hụt vitamin C.
  • Cho con ăn nhiều rau quả: Không chỉ cam chanh chứa vitamin C, mẹ có thể cho con ăn ớt chuông, đu đủ, dâu tây và các loại rau. Vừa bổ sung vitamin, a-xít folic, bé vừa được cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
  • Đặc biệt bổ sung các loại rau lá xanh đậm: Cải bó xôi là một lựa chọn lý tưởng để bổ sung a-xít folic. Bông cải xanh cũng là một trong những loại rau giàu a-xít folic nhất.
  • Cho bé ăn thịt, trứng: Đây là những nguồn folate tự nhiên hoàn hảo cho bé. Đồng thời, trứng cũng chứa vitamin E cần thiết cho sự phục hồi của làn da.
  • Uống bổ sung vitamin: Nếu trẻ bị thiếu chất, mẹ nên nhờ bác sĩ kê toa cho bé để bổ sug vitamin đúng liều lượng.

3. Cách tránh nhiễm trùng cho trẻ bị xước măng rô

Mẹ biết không, những mảnh da xước nhỏ xíu lại có thể dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử cả ngón tay nếu không được chăm sóc đúng cách. Đầu ngón tay là nơi tập trung các mạch máu và dây thần kinh, nên dù chỉ là một vết xước măng rô nhỏ bé cũng đáng để mẹ lưu tâm đấy nhé.

Khi trẻ bị xước măng rô, mẹ đừng quên thực hiện những bước sau để giữ vệ sinh, tránh nguy cơ nhiễm trùng cho bé.

  • Làm sạch và cắt các mảnh da xước: Trước hết, mẹ nên rửa tay bé thật sạch rồi ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút. Khi những phần da xước móng rô đã được làm mềm bởi nước, mẹ dùng bấm móng tay để cắt chúng ra khỏi tay bé. Đây là một bước mẹ nên làm để tránh việc bé tự kéo, dứt những đoạn da bị tưa, gây chảy máu và nhiễm trùng.
  • Nhắc trẻ bị xước măng rô tránh tác nhân gây bong tróc da: Vì bàn tay là nơi tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, thức ăn, đồ chơi… nên mẹ cần nhắc bé rửa tay đúng cách với xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đồ chơi. Nếu bé còn nhỏ và chưa thể tự rửa tay, mẹ nhớ giúp bé thực hiện bước này nhé. Không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn ở bàn tay, tránh nhiễm trùng, sưng tấy ở các vết xước măng rô mà bé còn hạn chế được nguy cơ lây mầm bệnh từ tay sang miệng.
  • Chọn nước rửa tay có độ kiềm nhẹ: Mẹ chú ý các sản phẩm chăm sóc da cho bé, bao gồm cả nước rửa tay, nên có độ pH cân bằng, không quá nhiều kiềm làm cho da tay bé dễ bị khô, bong tróc.

Ngoài ra, khi trẻ bị xước măng rô, mẹ nên quan sát bàn tay con thường xuyên. Nếu thấy có hiện tượng mưng mủ, sưng, đỏ thì nên nhờ bác sĩ kiểm tra để kịp thời ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng.

Trẻ bị xước măng rô
Khi bé đủ chất, sức khỏe tốt thì các móng tay sẽ hồng hào, cứng cáp, không bị xước măng rô

4. Cách phòng ngừa trẻ bị bong tróc da đầu ngón tay

Một số mẹo đơn giản và thay đổi lối sống mà mẹ có thể làm để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị xước măng rô. Bao gồm:

  • Rửa tay bằng nước ấm thay vì nước nóng.
  • Đeo găng tay ấm bên ngoài khi thời tiết lạnh.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi đầu ngón tay tiếp xúc với nước

Kem dưỡng da tay dành cho da khô, bệnh chàm và bệnh vẩy nến có sẵn để mua trực tuyến, nhưng mẹ cần kiểm tra trước với bác sĩ để đảm bảo loại kem mẹ nhận được phù hợp với trẻ.

Xước măng rô thường không gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể chăm sóc ngay tại nhà. Tuy nhiên, khi mẹ thấy trẻ bị xước măng rô kèm theo những biểu hiện như bất thường về màu sắc và hình dáng móng tay, bé thường bị bệnh vặt, nhợt nhạt… thì nên để bé đến viện để kiểm tra. Những bất thường này có thể là biểu hiện của bệnh tim mạch hoặc suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau, không nên xem nhẹ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Điều trị bệnh hắc lào bằng mẹo dân gian

Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, khi mắc bệnh hắc lào đều cảm thấy khó chịu vì cảm giác ngứa, đau rát ở vùng da bị tổn thương trong suốt cả ngày, đặc biệt khi về đêm và thời tiết oi bức.

Đối với trẻ ở độ tuổi tiền dậy thì, nhận ra dấu hiệu ngay từ khi bệnh mới khởi phát thường khó khăn. Một phần do đang ở lứa tuổi hiếu động, phần có thể nhầm lẫn cảm giác ngứa với côn trùng cắn hoặc bệnh viêm da nào đó. Hắc lào là bệnh có khả năng tái phát cao, vì vậy, ngay khi nhận thấy triệu chứng đầu tiên bạn cần tìm cách điều trị sớm.

Những mẹo dân gian hiệu quả

Đối với trẻ em, các bác sĩ vẫn thường khuyên hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm hay giảm đau… vì có thể sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như phát triển sinh trưởng về sau của trẻ. Nếu có thể, áp dụng những mẹo dân gian lành tính thì nên thử trước.

Bệnh hắc lào( lác đồng tiền) cũng vậy. Từ lâu, trong dân gian đã lưu truyền nhiều biện pháp điều trị cho trẻ nhỏ an toàn và hiệu quả:

  • Lá trầu không: Ngoài công dụng dùng để ăn trầu, lá trầu không còn được biết đến như một loại thuốc dân gian điều trị nhiều bệnh thường gặp trong đó có bệnh hắc lào.  Các chất có trong loại lá này giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm lành vết thương nhanh hơn.

Cách sử dụng: Dùng 3 -4 lá trầu không rửa sạch, giã nhỏ lấy nước cốt sau đó dùng bông hòn thấm lên vùng da đang bị bệnh của trẻ. Làm mỗi ngày, liên tục khoảng 1 tuần sẽ thấy kết quả.

  • Riềng củ tươi: Từ lâu, riềng đã là vị thuốc trong Đông y chuyên dùng để trị lang ben, hắc lào và các bệnh đường tiêu hóa. Khoa học cũng đã chứng minh riềng củ có chứa nhiều thành phần hóa học như: Tinh dầu, chất dầu cay Galangola nên có  tác dụng diệt khuẩn, nấm, virus gây bệnh ngoài da…

Có nhiều cách sử dụng riềng củ để trị hắc lào, bạn có thể giã nhỏ lấy nước cốt và làm như với lá trầu không hoặc kết hợp với chanh tươi.  Cách dùng: 1 củ riềng giã nát, 1 trái chanh vắt nước cốt. Cho hỗn hợp vào nồi đun nóng. Sau đó dùng bông gòn thấm lên vùng da bị tổn thương, để khô 1-2 ngày sau thì lặp lại. Liên tục trong 1 tuần sẽ bệnh sẽ giảm hẳn.

  • Lá trà xanh: Ngoài công dụng trị hen suyễn, đau lưng hay bệnh động kinh, thành phần chống nấm và sát khuẩn cao có trong lá trà xanh còn có tác dụng chống sưng viêm rất tốt.

Cách dùng: Lá chè xanh rửa sạch, đun sôi, cho vùng da bị hắc lào vào ngâm với nước ấm sẽ giúp loại bỏ triệu chứng ngứa và nổi mẩn.

  • Dùng gáo dừa: Đây được coi là phương pháp gia truyền để trị bệnh hắc lào. Áp dụng cách này, chỉ sau 3 ngày thực hiện, bệnh đã thuyên giảm 90%.

Cách dùng: Dùng một miếng gáo dừa tươi, đốt lửa nhiệt độ cao cho đến khi thấy sủi bọt. Sử dụng nước này bôi lên dùng da bị hắc lào.

  • Mủ chuối xanh: Sử dụng mủ của chuối tiêu xanh giúp  khống chế nấm phát triển, trị vi khuẩn, làm se miệng vết thương nhanh chóng.

Cách sử dụng: 1 quả chuối xanh cắt lát mỏng. Cạo vùng da bị hắc lào rồi dùng chuối xanh xát lên vị trí bị tổn thưởng, để mủ tự khô. Thực hiện 2 lần/ngày và trong vùng khoảng 1-2 tuần bệnh sẽ khỏi hẳn.

Ngoài việc áp dụng các mẹo dân gian, để phòng ngừa bệnh tái phát trỏe lại, bạn cũng cần chú ý nhắc trẻ phải thực hiện vệ sinh cá nhân và phòng ngủ thật sạch sẽ, tránh ẩm ướt. Không nô nghịch dưới trời nắng nhiều tránh ra mô hôi. Giữ khô những vùng nếp như háng, nách, bẹn. Khi phát hiện có dấu hiệu bệnh hắc lào phải đi khám sớm để được hướng dẫn chữa trị.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Trẻ đi ngoài ra máu khi nào nguy hiểm? Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ đi ngoài ra máu thường có những biểu hiện khác nhau. Máu ra ít, đỏ tươi thường là do táo bón, nhưng nếu màu sắc thay đổi và lượng máu ra nhiều, đó thường là biểu hiện của những bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc một vấn đề sức khỏe không đơn giản.

Mẹ cần tìm hiểu kỹ về những nguyên nhân, biểu hiện của từng trường hợp để đưa ra quyết định can thiệp kịp thời.

1. Trẻ đi ngoài ra máu khi nào thì được coi là nguy hiểm?

Trong đa số các trường hợp, trẻ đi ngoài có một ít máu không phải là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi thấy máu trong phân của bé, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Tùy thuộc vào độ tuổi và các triệu chứng của trẻ, bác sĩ có thể đề nghị khám và/hoặc xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu.

Nếu trẻ đi ngoài ra máu đột nhiên bị ốm nặng hoặc có các triệu chứng đáng lo ngại khác, mẹ hãy gọi ngay cho bác sĩ để can thiệp kịp thời.

Các dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần chú ý bao gồm:

  • Tiêu chảy ra máu.
  • Bé sinh non và đi ngoài ra máu.
  • Phân dính máu và bụng trẻ sưng lên.
  • Có phân đẫm máu, bé bị sốt hoặc ốm nặng.
  • Nhìn bé mệt mỏi, thờ ơ, mất năng lượng và yếu ớt.

Mẹ tìm hiểu thêm về màu sắc phân của trẻ sơ sinh để nhận biết tình trạng sức khỏe của con nhé.

Trẻ đi ngoài ra máu khi nào là nguy hiểm?
Bé đi ngoài ra máu nhiều thường mệt mỏi

2. Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu

2.1 Nứt hậu môn

Nứt hậu môn là tình trạng có vết rách hoặc vết nứt ở niêm mạc hậu môn của trẻ. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ đi ngoài ra máu. Máu thường xuất hiện khi bé đi đại tiện; hoặc mẹ có thể thấy máu dính trên tã hoặc giấy vệ sinh của bé.

Tình trạng nứt hậu môn thường do trẻ bị táo bón. Phân của trẻ bị táo bón thường lớn và cứng nên có thể gây ra một vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn. Mẹ có thể tham khảo cách điều trị táo bón cho trẻ tại đây.

2.2 Không dung nạp đạm sữa

Tình trạng này còn gọi là viêm đại tràng “dị ứng” do bé bị nhạy cảm với đạm sữa bò hoặc đạm đậu nành. Không dung nạp sữa thường xuất hiện khi bé bắt đầu uống sữa công thức. Hầu hết các bé mắc bệnh này đều khỏe mạnh duy chỉ có dấu hiệu đáng lo đó là trẻ đi ngoài ra máu.

Trong một vài trường hợp, trẻ dị ứng sữa không chỉ đi ngoài ra máu mà còn tiêu chảy, nôn mửa, khó chịu, kém tăng cân hoặc bị chàm da. Do đó, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.

2.3 Bệnh trĩ

Bé bị bệnh trĩ do chứng táo bón kéo dài cũng gây ra tình trạng đi ngoài ra máu. Biểu hiện của chứng bệnh này là con đi ngoài khó và đau đớn, có máu tươi nhỏ giọt sau khi phân đã ra. Nếu bé phát triển búi trĩ ở hậu môn thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được điều trị.

2.4 Bệnh kiết lỵ

Bệnh này ít xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng mẹ không nên chủ quan. Khi thấy trẻ đi ngoài ra máu nhầy, có triệu chứng đau bụng, đại tiện khó, phân có màu đỏ tươi, sốt nhẹ, phân ít, mẹ nên bổ sung nhiều nước cho bé và nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được thăm khám.

2.5 Polyp đại tràng

Polyp là khối u hình thành trong đại tràng. Hầu hết các polyp ở trẻ em là không phải là ung thư (lành tính), hay được gọi là “polyp vị thành niên”. Nhìn chung, đây là nguyên nhân hiếm gây khiến trẻ đi ngoài ra máu.

2.6 Bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ đi ngoài ra máu. Khi mắc bệnh này, trẻ thường bị nôn ói, xuất huyết ở đường tiêu hóa dẫn đến đại tiện ra máu màu đen, hơi xám hoặc đỏ tươi.

2.7 Các bệnh lý khác

Ngoài ra, tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ em còn có thể do bé bị mắc các bệnh như tiêu chảy nhiễm trùng, viêm ruột, tắc ruột, viêm túi thừa Meckel, rối loạn đông máu và các bất thường của mạch máu bên trong ruột.

2.8 Thiếu hụt vitamin K

Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc đông máu và cầm máu. Tuy nhiên, trẻ bị thiếu hụt vitamin K sẽ có thể bị chảy máu ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Nhìn chung, bé đi ngoài ra máu không phải là dấu hiệu chính và thường ít do thiếu hụt vitamin K.

Tóm lại, nguyên nhân bệnh lý dẫn đến trẻ đi ngoài ra máu thường hiếm gặp. Do đó, cha mẹ đừng quá lo lắng, hãy thăm khám bác sĩ để kiểm tra bé kịp thời và có biện pháp điều trị hiệu quả.

3. Trẻ đi ngoài ra máu phải làm sao? Cách xử lý

Trẻ đi ngoài ra máu không phải trường hợp nào cũng cần điều trị; táo bón nhẹ và nứt hậu môn sẽ có thể chữa khỏi theo thời gian khi mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng của bé, cũng như chú ý chăm sóc vết nứt của bé.

Tuy nhiên, nếu bé đi ngoài ra máu do nguyên nhân bệnh lý, tùy thuộc vào từng loại bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng biệt. Ví dụ trẻ bị tắc ruột có thể cần phải phẫu thuật; trẻ bị tiêu chảy viêm nhiễm có thể cần thuốc kháng sinh để kháng viêm; v.v.

Tốt nhất, khi mẹ thấy lo lắng về tình trạng trẻ đi ngoài ra máu, mẹ hãy cho bé đi thăm khám để xác định chính xác vấn đề và can thiệp điều trị kịp thời.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bú mẹ 4-5 ngày không đi ngoài có sao không?

Cách điều trị

4. Phòng ngừa tình trạng bé đi ngoài ra máu tươi

4.1 Phòng ngừa thiếu vitamin K

Để đề phòng tình trạng thiếu vitamin K, mẹ nên chủ động bổ sung trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc tiêm tĩnh mạch 50mg lúc chuyển dạ. Bên cạnh đó, mẹ cần ăn uống đủ chất trong thời gian cho con bú.

4.2 Bổ sung chất xơ

Mẹ nên bổ sung chất xơ, rau củ vào chế độ ăn của trẻ để ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh đó, mẹ nên cho con ăn thêm sữa chua, men tiêu hóa để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

4.3 Bù đủ dịch cho bé

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể tăng cường cho bé bú sữa mẹ hoặc bổ sung nước điện giải cho bé. Bé từ 6-12 tháng tuổi nên uống 15-30ml/ngày. Bé 1 tuổi thì bổ sung nước theo tỉ lệ trọng lượng cơ thể. Ví dụ bé 8kg thì uống 800ml, bé 10kg uống 1.000ml/ngày.

4.4 Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ

Mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một giờ cụ thể. Việc này có thể giúp bé phòng ngừa được tình trạng táo bón.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng, hạt trắng có đáng lo?

4.5 Giữ vệ sinh cá nhân

Mẹ nên vệ sinh cho bé sạch sẽ trước và sau khi ăn để tránh bị vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ như lau mặt, cổ, tay cho con. Ngoài ra, mẹ cũng nên rửa tay sạch trước khi cho bé ăn nhé.

Tình trạng trẻ đi ngoài ra máu không hiếm gặp song mẹ không nên coi thường. Bởi vì có thể bé đang mắc một số bệnh nguy hiểm như cảm thương hàn, đại trạng, xuất huyết dạ dày... Tốt nhất, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám nếu tình trạng này kéo dài quá 3 ngày nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Khám mắt trẻ em: Những dấu hiệu cần cho trẻ đi khám ngay

Nếu trẻ có các triệu chứng như nhức mỏi hay dụi mắt… bạn cần sớm đưa trẻ tới các phòng khám chuyên khoa để khám mắt trẻ em.

Những dấu hiệu mẹ cần đưa con đi khám mắt trẻ em

  • Thường xuyên ngồi gần hay nhắm một mắt khi xem tivi và đọc sách

Khoảng cách tối thiểu từ tivi tới mắt trẻ khoảng 2 mét. Khi trẻ muốn ngồi gần xem tivi vì lý do không nhìn rõ các hình ảnh trên màn hình, đó là một biểu hiện của thị lực kém. Với trẻ, khi đọc sách cần ngồi vào bàn để có khoảng cách cố định, tuy nhiên nếu thấy trẻ phải cúi sát khi đọc sách, rất có thể trẻ đã bị cận thị.

Biểu hiện nhắm một mắt để đọc hay xem truyền hình có thể là biểu hiện của bệnh “rối loạn hội tụ” – một bệnh lý đặc biệt về mắt. Hoặc đây là dấu hiệu của tật khúc xạ, ảnh hưởng tới khả năng phối hợp đồng bộ hai mắt.

  • Mỏi mắt, dụi mắt

Thông thường khi có dấu hiệu mỏi mắt, trẻ sẽ dụi mắt nhưng nếu trẻ dụi mắt khi cố tập trung nhìn vào vật gì đó hoặc đang vui chơi, đó là vấn đề về thị lực.

kham mat 2
Cần hạn chế những hoạt động thường xuyên ảnh hưởng đến mắt

Nếu tiếp xúc với máy tính nhiều, trẻ cần thường xuyên nghỉ giải lao mỗi 20 phút để nhìn vào vật ở cách xa tối thiểu 60m trong vòng 20 giây. Thực hiện bài tập nhỏ trên nhưng trẻ vẫn kêu mỏi mắt thì cần đưa đi khám mắt.

  • Kết quả học tập giảm sút

Những trẻ thường xuyên phải nheo mắt hay nghiêng đầu khi nhìn lên bảng cho thấy triệu chứng không ổn về mắt. Tình trạng này kéo dài dẫn đến kết quả học tập không tốt. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân vì rất có thể vì lý do nào đó mà trẻ không chia sẻ về việc mình không nhìn rõ chữ trên bảng.

  • Lạc vị trí chữ cái khi đọc

Khi mới vào lớp một, trẻ sẽ học đọc. Khi học đọc và cố đọc to các từ, ban đầu trẻ thường sử dụng ngón tay để trỏ theo các từ cần đọc. Thông thường, sau một lúc làm quen, trẻ có thể tập trung và không bị lạc khỏi chỗ cần đọc. Nhưng nếu bạn hoặc giáo viên phát hiện sau khi đọc được một lúc, trẻ vẫn dùng ngón tay lần theo chữ, nên đưa trẻ đi kiểm tra thị lực.

  • Nhạy cảm với ánh sáng

Đôi mắt sợ ánh sáng hoặc quá nhạy cảm với ánh sáng có thể là biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến mắt.

Lịch thăm khám mắt trong vòng đời

Các bác sĩ chuyên khoa mắt của Mỹ đã lên lịch thăm khám mắt trong vòng đời trẻ như sau:

  • Lần đầu tiên ngay sau khi sinh ra
  • Lần thứ 2 khi trẻ được khoảng 3 tuổi, lứa tuổi được cho là đã có thị giác hai mắt, để phát hiện những vấn đề về mắt lé hoặc khúc xạ.
  • Lần thăm khám trước khi trẻ đi học tiểu học, khoảng 6 tuổi. Lúc này sẽ phát hiện được những vấn đề bất thường liên quan đến tiền sử gia đình.
kham mat 3
Khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh về mắt cho trẻ
  • Tới tuổi dậy thì, khoảng 13 tuổi cũng là tuổi nên cho trẻ đi khám.
  • Bắt đầu học đại học hoặc kết thúc trung học cũng là giai đoạn nên khám định kỳ cho mắt để hướng nghiệp cho bản thân vì một số ngành nghề đòi hỏi đôi mắt khỏe và tinh tường.
  • Sau tuổi 40, cứ 2 năm nên khám mắt một lần để tầm soát một số bệnh như Glôcôm, lão thị…
  • Sau 65 tuổi nên kiểm tra mắt hằng năm vì có thể xuất hiện các bệnh mắt tuổi già: Bệnh đục thể thủy tinh, glôcôm, thoái hóa hoàng điểm…

Cùng với việc đưa con đi khám mắt trẻ em định kỳ và khi có các triệu chứng kể trên, bạn cần rèn cho trẻ cách ngồi học đúng tư thế, đọc sách ở nơi có đủ ánh sáng. Bên cạnh đó, cần bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin A. Đây là một trong những nguyên tố chính tạo nên sắc tố thị giác.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Mắt lé: Cách chữa trị và những quan niệm sai lầm

Mắt lé ở trẻ là hiện tượng hai mắt không cân bằng, không cùng nhìn bề một hướng. Trong y học, lác mắt là sự thiếu hợp thị giữa hai mắt.

Nguyên nhân và các dạng lé

Đôi mắt tự nhiên vốn được cấu tạo cân đối giữa hai mắt nhờ sự chi phối của các dây thần kinh và sự vận động phối hợp, điều hòa của 4 cơ trực và hai cơ chéo bám vào nhãn cầu.

Ngoài yếu tố bẩm sinh, đôi mắt lé của trẻ cũng có nguyên nhân tác động khác:

  • Do tật khúc xạ mắt (cận thị, viễn thị, loạn thị)
  • Do sự co quắp điều tiết
  • Do sự cấu tạo bất thường bẩm sinh của hệ vận động nhãn cầu (ở các cơ)
  • Do tổn thương thần kinh
  • Sau khi bị bệnh nhiễm khuẩn hay vi khuẩn
mat le
Đôi mắt lé không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà cả thị lực củ trẻ

Dựa theo các nguyên nhân gây bệnh và một số yếu tố khác, lé được chia thành ba dạng cụ thể:

  • Lé bẩm sinh, xuất hiện dưới 1 tuổi
  • Lé hậu đắc xuất hiện từ 1-2 tuổi
  • Lé muộn xuất hiện từ hai tuổi trở lên.

Triệu chứng thường gặp: Thường nhìn lệch, nhìn nghiêng hoặc quay đầu mới nhìn thấy đồ vật ở bên cạnh. Hay nheo mắt khi nhìn hoặc phải liếc mắt nhìn những vật thể đặt ngay phía trước.

Cách chữa mắt lé

Từ lứa tuổi mẫu giáo cho tới hết tuổi tiền dậy thì, những trẻ bị mắt lé cần được kiểm tra và có phác đồ điều trị phù hợp vì kết quả phục hồi chức năng thị giác tự nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Ở độ tuổi càng nhỏ, khả năng lành bệnh của trẻ càng dễ. Nhiều nghiên cứu cho thấy trước 3-4 tuổi, kết quả tốt được 92%, 6-8 tuổi được 62%, và trên 10 tuổi chỉ còn 18%.
  • Thời gian mắc bệnh của trẻ sớm hay muộn, càng để lâu, càng có nhiều tật và khó phục hồi.
  • Phụ thuộc vào tính chất phức tạp riêng của bệnh.

Về phương pháp điều trị cũng có nhiều cách chữa mắt lé khác nhau. Phác đồ chung là điều trị nhược thị, phải phục hồi thị lực cho mắt lé. Sau đó luyện tập trên máy chỉnh quang (synophtophore) để phục hồi hợp thị cả 2 mắt. Đây là những dụng cụ chuyên dùng cho trẻ con nên được xây dựng trên nguyên tắc khoa học chính xác, nhưng thể hiện bằng các hình vẽ (như trò chơi) dễ hiểu, hấp dẫn.

Nếu độ lác nhẹ có thể điều trị bằng cách luyện tập mắt cho trẻ, còn khi đã phải phẫu thuật là để điều chỉnh cho những trường hợp lệch trục nhãn cầu.

Trường hợp đặc biệt, nếu trẻ bị lé mắt do bệnh lý liên quan như đục thủy tinh thể, sụp mí… phải điều trị bệnh trước sau đó mới điều chỉnh hợp thị. Lác mắt cũng phục hồi sau khi được điều trị đúng nguyên nhân.

Những quan niệm sai lầm trong cách chữa mắt lé

Khi thấy trẻ có dấu hiệu không bình thường về mắt như nhìn lệch, nhìn nghiêng hay quay đầu khi nhìn, mắt hiếng… bạn bên đưa trẻ đến các phòng chuyên khoa mắt của bệnh viện uy tín để được khám và điều trị đúng phương pháp.

Hiện nay, khi các phương tiện truyền thông phát triển, hiện tượng lác mắt đã được hiểu đúng nhưng vẫn còn tồn tại không ít quan điểm sai lầm. Ví như cha mẹ cho rằng lé là tật trời sinh nên cứ để tự nhiên, có chữa cũng không khỏi. Cũng lại có người cho lé là hiện tượng bên ngoài, nhất là ở trẻ em, thì đó lại là “lé duyên” không cần phải chữa.

mat le 1
Điều trị càng sớm bệnh càng nhanh khỏi, không nê áp dụng biện pháp dân gian tại nhà

Việc điều trị lé bằng cách bịt kín mắt lành trong một thời gian cũng có thể mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo không phải trong những trường hợp nào cũng áp dụng. Bịt trực tiếp hay gián tiếp (bằng thuốc, bằng kính), bịt từng lúc hay thường xuyên… đều đòi hỏi phải có sự theo dõi quản lý của những người có chuyên môn sâu, chứ không nên tự chữa ở nhà.

Thẩm mỹ là một phần khi trẻ bị lé, quan trọng hơn hết chính là sự thương tổn về chức năng thị lực và nếu không chữa trị thì mắt lé trở thành mắt mù lòa.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Bệnh hắc lào (nấm da) ở trẻ em và cách điều trị dứt điểm

Hắc lào (nấm da) là một dạng nhiễm trùng nấm da. Dưới kính hiển vi, nấm là những vi sinh vật giống thực vật phát triển mạnh ở môi trường ẩm nóng. Nấm không nguy hiểm nhưng có thể gây bệnh.Vậy bệnh hắc lào ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh hắc lào là gì?

Hắc lào (nấm da) là một dạng nhiễm trùng nấm da. Dưới kính hiển vi, nấm là những vi sinh vật giống thực vật phát triển mạnh ở môi trường ẩm nóng. Nấm không nguy hiểm nhưng có thể gây bệnh.

Hắc lào phát triển ở những nơi khác nhau thì có tên gọi khác nhau. Nếu nấm phát triển ở háng, đùi trên và mông thì gọi là ”ngứa vùng bẹn”. Nấm xuất hiện trên đầu thì gọi là nấm da đầu, xuất hiện ở móng tay thì gọi là nấm móng…

Bệnh hắc lào ở trẻ em
Lác đồng tiền ở trẻ em.

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ em

Hắc lào do một loại nấm tên dermatophytes sống trên da, tóc và móng gây ra. Khi các vùng này ấm nóng và ẩm ướt, chúng sẽ sinh sôi khó kiểm soát và làm xuất hiện các triệu chứng của hắc lào.

Có 3 nguyên nhân chính khiến loại nấm này tấn công cơ thể trẻ:

– Vệ sinh cá nhân không đúng cách: Ở độ tuổi tiền dậy thì, nhiều trẻ vẫn coi nhẹ việc vệ sinh cá nhân và thường làm cho có lệ. Việc đánh răng, tắm rửa hay rửa tay sau khi đi vệ sinh không thực hiện đúng sẽ làm các tác nhân gây bệnh từ môi trường tấn công gây bệnh hắc lào một cách dễ dàng.

– Sức đề kháng yếu: Điều này sẽ dẫn đến tình trạng sức khỏe không ổn định, cơ địa nhạy cảm, là đối tượng để vi khuẩn tấn công và gây bệnh.

– Lây nhiễm bệnh: Lác đồng tiền là một bệnh dễ lây nhiễm. Nếu dùng chung các vật dụng cá nhân với người bị bệnh hắc lào thì trẻ thường sẽ bị mắc bệnh.

>> Xem thêm: Trẻ bị cảm lạnh và tất tần tật những điều cha mẹ cần biết

Các vị trí và triệu chứng bệnh hắc lào ở trẻ em

1. Hắc lào ở chân

Tình trạng này thường không gặp ở trẻ nhỏ nhưng chủ yếu thấy ở tuổi dậy thì. Nguyên nhân của tình trạng này là do chân đổ mồ nhiều nhưng không được vệ sinh sạch, không lau khô chân sau khi bơi hoặc tắm, đi tất, đem giày chật hoặc sống trong thời tiết nóng bức…

Các triệu chứng có thể bao gồm: trắng vùng da giữa các ngón chân, nổi mẩn ngứa, mụn nước ở bàn chân.

>> Xem thêm: Bé trai hay nghịch bộ phận sinh dục là do đâu? Có đáng lo?

2. Ngứa vùng bẹn

Các triệu chứng ngứa ở vùng bẹn như xuất hiện các mảng màu đỏ giống như vòng ở vùng háng, ngứa và đau ở bẹn.

3. Hắc lào trên da đầu

– Hắc lào trên da đầu lúc mới hình thành là một vết loét nhỏ giống như mụn, sau đó đóng vảy, bong tróc loang lổ. Vảy nhìn có thể nhầm là gàu. Tóc có thể rụng tạo thành mảng hói hoặc gãy gần chân tóc tạo thành các mảng tóc lởm chởm. Da đầu có thể bị sưng, cứng và tấy đỏ. Hắc lào da đầu thường xuất hiện ở trẻ từ 2-10 tuổi.

Hắc lào trên da đầu
Hắc lào (nấm da) trên da đầu

Hắc lào da đầu có một biến chứng đáng sợ gọi là nấm tổ ong (kerion), nhìn gần giống như bệnh chốc lở. Lúc này hạch bạch huyết bị sưng nặng nề ở sau đầu hoặc cổ, tóc rụng mảng lớn, da đầu mưng mủ vàng, rỉ máu. Những vùng khác cũng bị ảnh hưởng như má, cằm, quanh mắt, trán, mũi.

>> Xem thêm: 15+ bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh

4. Phát ban ở nơi khác trên cơ thể

Các trường hợp bệnh hắc lào nặng ở da đầu cũng có thể phát triển thành kerion (nấm tóc gây thâm nhiễm và mưng mủ). Kerion là một vùng dày, chứa nhiều mủ trên da đầu và có thể gây sốt. Nguyên nhân gây ra kerion có thể là do phản ứng tích cực quá mức của hệ thống miễn dịch hoặc phản ứng dị ứng với nấm. Nó có thể gây phát ban ở những nơi khác trên cơ thể và làm xuất hiện các hạch bạch huyết mềm ở cổ.

5. Nấm móng

Loại nấm ngoài da này khiến móng trở nên dày và biến dạng, thường xảy ra ở móng chân chủ yếu hơn móng tay. Đối tượng mắc bệnh này chủ yếu ở trẻ tuổi dậy thì, thanh thiếu niên và người lớn. Các triệu chứng thường là móng dày lên và có màu vàng.

Hắc lào (nấm da) cũng có thể xuất hiện ở ngón tay và ngón chân, gọi là nấm móng. Lúc này móng sẽ dày sừng, có màu trắng hoặc vàng, giòn và dễ gãy. Kẽ chân xuất hiện mụn rộp.

Nấm móng ở chân
Biểu hiện của nấm móng (trái) và hắc lào ở kẻ ngón chân (phải)

6. Hắc lào toàn thân

Hắc lào toàn thân bắt đầu xuất hiện là những mảng loang lổ hoặc u nhọt màu đỏ, có vảy. Sau đó, nó lan rộng nhìn giống như một chiếc vòng (đồng tiền). Đường biên đóng vảy, sần sùi, phần trung tâm thường nhẵn. Tuy nhiên, hắc lào không phải lúc nào cũng có hình dạng đồng tiền.

Lúc này, làn da sẽ bong tróc, nứt nẻ, ngứa ngáy, châm chích, bỏng rát khiến bé khó chịu, đứng ngồi không yên.

Các vị trí và triệu chứng bệnh nâm da

>> Xem thêm: Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng bệnh cho trẻ

Bệnh hắc lào có lây nhiễm không?

Câu trả lời là có. Hắc lào có thể lây từ người sang người do tiếp xúc da, đặc biệt trong môi trường nóng ẩm như hồ bơi, phòng tắm công cộng, phòng thay đồ.

Do đó các bé ưa chơi thể thao có thể lây cho nhau hoặc lây từ người lớn. Dùng chung lược, nón, khăn tắm, quần áo, cọ trang điểm với mẹ… cũng lây bệnh.

Những bé nào mà trên da có sẵn các vết thương nhỏ (như vết trầy), hoặc có tiền sử bệnh tiểu đường, béo phì, rối loạn miễn dịch… thì cũng dễ phát bệnh hắc lào.

Nếu bé dùng tay sờ vào vùng bị nấm rồi lại bôi sang những nơi khác trên cơ thể, thì những nơi này cũng bị lây nấm.

Hắc lào cũng có thể lây từ động vật sang người, thường từ chó, mèo, động vật gặm nhắm.

Bệnh hắc lào ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bé bị hắc lào lây từ chó nuôi.

Bệnh hắc lào ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Hầu hết các trường hợp nhẹ của bệnh nấm hắc lào thường tự khỏi trong khoảng 2 đến 4 tuần. Tuy nhiên, cần có liệu pháp điều trị trong khoảng 3 tháng nếu nhiễm trùng nặng hơn hoặc ảnh hưởng đến móng hoặc vùng da đầu của trẻ.

Chẩn đoán bệnh hắc lào ở trẻ em

Bác sĩ thường có thể chẩn đoán hắc lào ở trẻ em chỉ bằng cách nhìn vào vết nấm đỏ và đặt câu hỏi liên quan đến các triệu chứng cũng như lối sống của trẻ. Bác sĩ cũng có thể sẽ cạo một mẫu nhỏ vùng da bị bong tróc để quan sát dưới kính hiển vi hoặc để kiểm tra trong phòng thí nghiệm và cho kết luận.

Cách chữa bệnh hắc lào tận gốc ở trẻ em

Sử dụng kem, thuốc xịt hoặc bột chống nấm không kê đơn (OTC) có thể giúp hỗ trợ điều trị tình trạng hắc lào nhẹ ở trẻ em. Nhiễm trùng nghiêm trọng hơn có thể cần dùng thuốc theo toa, thuốc bôi da hoặc ở dạng thuốc viên/si-rô.

Nấm móng hoặc hắc lào ở da đầu thường được điều trị bằng thuốc trong vòng 1 đến 3 tháng. Dầu gội chống nấm do bác sĩ kê toa có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan sang người khác.

Bạn nên cho trẻ sử dụng thuốc trong thời gian bác sĩ khuyến nghị, ngay cả khi phát ban đã thuyên giảm ở trẻ. Nếu không, nhiễm trùng có thể tái phát và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Cách chữa bệnh hắc lào tận gốc ở trẻ em là phải uống và bôi thuốc đầy đủ theo yêu cầu bác sĩ, nếu không trị triệt để bệnh sẽ tái lại.

Để làn da chóng lành:

– Bạn hãy giúp bé giữ da sạch và khô (rửa sạch vùng da bị hắc lào và lau khô bằng khăn sạch.

– Thoa kem, bột hoặc xịt chống nấm theo hướng dẫn từ bác sĩ.

– Bạn cho bé dùng khăn mới riêng cho vùng da bị tổn thương, một chiếc khăn mới khác cho những vùng da lành.

– Thay quần áo thường xuyên và ngâm giặt đồ riêng cho bé.

Cách ngăn ngừa bệnh hắc lào

cách ngăn ngừa bệnh hắc lào
Tắm rửa sạch sẽ cho bé để ngăn ngừa bệnh hắc lào (nấm da)

Bệnh này có thể phòng tránh được, bạn hãy hướng dẫn bé giữ khô ráo cơ thể.

– Tắm gội sạch sẽ hàng ngày. Sau khi tắm gội thì sấy khô tóc và lau người. Sau khi đi bơi hay chơi thể thao, đi bên ngoài về đổ mồ hôi, bé hãy nghỉ ngơi chừng 20 phút rồi đi tắm gội, hong khô sạch sẽ.

– Tránh dùng chung đồ cá nhân với người khác, đặc biệt là quần áo, khăn tắm, lược, mũ nón, kẹp tóc… Khăn tắm, khăn mặt nên giặt sạch sẽ mỗi ngày bằng xà phòng rồi phơi nắng cho khô. Nên có nhiều khăn để thay phiên.

– Các đồ bảo hộ thể thao, mũ nón, chăn gối nên giặt giũ thường xuyên cho bé.

– Không mặc đồ chật.

– Để chân khô thoáng sạch sẽ rồi mới mang vào giày dép. Không mang tất hoặc giày quá chật.

– Sau khi tiếp xúc với vật nuôi thì nên rửa tay bằng xà phòng.

Trẻ suy dinh dưỡng hoặc suy giãm miễn dịch cũng dễ bị phát bệnh này, do đó phải bồi dưỡng cho bé thật tốt.

Hắc lào (nấm da) không phải bệnh nguy hiểm và dễ dàng chữa khỏi nếu được chẩn đoán đúng. Tuy nhiên, nhiều trẻ không xuất hiện các vòng tròn giống đồng tiền nên nhiều phụ huynh và cả nhân viên y tế có thể nhầm lẫn với các bệnh dị ứng, viêm da, nóng gan… Thoa nhầm thuốc dây dưa kéo dài khiến bé mệt mỏi, quấy khóc và ngứa ngáy.

Do đó khi trẻ xuất hiện mẩn đỏ, bạn hãy đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa da liễu có thâm niên để khám, đừng tự ý mua thuốc bôi ngoài quầy.

Xuân Thảo

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Rối loạn hành vi và phát triển

Cẩn thận rối loạn thần kinh về vận động ở trẻ

Mẹ cảm thấy bé yêu gặp khó khăn khi đi bộ lên xuống cầu thang? Hoặc bé phải gặp một số vấn đề khi thực hiện những hoạt động thể chất đúng với lứa tuổi như mặc quần áo hay viết chữ? Đừng chê con hậu đậu, vì có thể mẹ sẽ cần giúp bé chữa trị khỏi chứng rối loạn thần kinh về vận động ở trẻ em đấy. Dưới đây là 5 yếu tố nguy cơ, 12 dấu hiệu và 3 cách chữa trị mà mẹ cần biết.

Rối loạn thần kinh về vận động ở trẻ là gì?

Dyspraxia là tên gọi của chứng mất phối hợp động tác hay còn gọi là rối loạn vận động ở trẻ. Trẻ em thường phát triển khả năng để thực hiện các hoạt động đơn giản, chẳng hạn như ngồi, đi bộ và nói chuyện theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, việc mắc chứng rối loạn thần kinh vận động khiến bé thiếu sự phối hợp giữa tâm trí và cơ thể để thực hiện các hoạt động như dự kiến. Ví dụ như khi bé nghĩ đến việc đứng dậy và bước đi nhưng não bộ không phát ra những tín hiệu phù hợp với cơ thể để thực hiện các hành động này.

Việc mắc chứng rối loạn vận động không ảnh hưởng đến trí thông minh của bé.  Tuy nhiên bé có thể khá vụng về. Bé bị mắc chứng rối loạn có thể hay lúng túng và dễ cáu gắt, dẫn đến bị cô lập và kỳ thị.

Rối loạn thần kinh vận động ở trẻ em
Rối loạn thần kinh về vận động làm con tự ti vì mình hậu đậu, vụng về

Nguyên nhân của chứng rối loạn vận động chưa được kết luận một cách chính xác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng đó là do bé gặp vấn đề trong hệ thống xử lý thông tin của não bộ. Các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ rối loạn vận động ở trẻ:

  • Trẻ sinh non
  • Trẻ nhẹ cân
  • Mẹ mang thai nghiện rượu hoặc sử dụng ma túy
  • Gia đình có tiền sử mắc chứng rối loạn vận động.
  • Bé bị chấn thương ở não.

Làm sao để biết bé bị rối loạn thần kinh vận động?

Rối loạn vận động có thể xảy ra cùng với các rối loạn khác, chẳng hạn như thiếu tập trung, rối loạn hoặc chậm phát triển tâm thần.

 

Trẻ em mắc chứng rối loạn vận động có thể bắt đầu thực hiện các hoạt động bình thường chậm hơn những trẻ bình thường khác như kĩ năng lật, trườn, bò, ngồi, nói chuyên…. Dưới đây là các triệu chứng rối loạn vận động phổ biến ở trẻ nhỏ.

  1. Bé gặp khó trong việc di chuyển
  2. Bé dễ bị ngã và hay gặp phải tai nạn
  3. Bé khó khăn khi tự thực hiện việc vệ sinh cá nhân.
  4. Bé không thể tự mặc quần áo, nắm giữ các đồ vật, viết chữ hay điều khiển xe đồ chơi.
  5. Bé gặp khó khăn trong những hoạt động đòi hỏi khả năng tự giữ thăng bằng và những loại vận động yêu cầu phối hợp như leo trèo, đá bóng, v.v…
  6. Bé có trí nhớ kém, khó khăn trong việc tổ chức và làm theo hướng dẫn
  7. Bé chậm phát triển kĩ năng nói, nghe và chơi những trò chơi đòi hỏi trí tưởng tượng.
  8. Bé gặp khó khăn khi tương tác với các bạn cùng trang lứa.
  9. Bé rất nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng, v.v…
  10. Bé hay có xu hướng va vào những đứa trẻ khác.
  11. Bé dễ bị vướng chân
  12. Bé thường chậm tiếp thu, dễ mắc phải chứng rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc chứng khó đoc.

[inline_article id=4793]

Nếu mẹ nghi ngờ bé có nguy cơ mắc chứng rối loạn vận động, hãy đưa bé bến bác sĩ ngay lập tức. Các bác sỹ có thể chuẩn đoán chứng rối loạn vận động ở trẻ thông qua một số bài kiểm tra:

  • Yêu cầu tiền sử bệnh án của trẻ cũng như những thành viên trong gia đình.
  • Sử dụng một phương pháp để đánh giá các kỹ năng vận động thô và tinh của trẻ.
  • Bác sỹ cũng có thể yêu cầu thực hiện một số bài kiểm tra về trí tuệ để loại trừ khả năng bé mắc chứng bệnh khác.

3 phương pháp điều trị rối loạn vận động ở trẻ

Hiện nay chưa có phương pháp đặc biệt nào để điều trị chứng rối loạn thần kinh về vận động ở trẻ. Tuy nhiên, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp để cải thiện tình trạng của bé. Bác sỹ sẽ căn cứ trên kết quả kiểm tra để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho bé.

1. Tăng cường rèn luyện thể chất:

Giáo dục thể chất giúp bé rèn luyện kĩ năng phối hợp và giao tiếp hiệu quả giữa bộ não và  \các bộ phận cơ thể. Hãy dạy cho bé một số môn thể thao như đi xe đạp hay bơi lội để giúp bé cải thiện kỹ năng vận động. Chơi những môn thể thao đồng đội giúp bé phát triển các kỹ năng xã hội. Ngoài ra, các bài tập hàng ngày có thể giảm thiểu nguy cơ béo phì ở trẻ.

2. Giao “nhiệm vụ” cụ thể cho bé:

Nó giúp bé thực hiện các hoạt động thường xuyên một cách dễ dàng. Những bài tập vật lý trị liệu có thể dạy bé kỹ thuật để thực hiện các nhiệm vụ đơn giản cũng như khó khăn, theo dõi sự tiến bộ và hướng dẫn bé từng bước để hướng bé đến một cuộc sống độc lập.

3. Giao cho bé những nhiệm vụ lớn hơn:

Điều này liên quan đến các hoạt động thường xuyên nhằm tăng cường kỹ năng vận động của bé. Bạn có thể quan sát sự tiến bộ của bé đối với những nhiệm vụ mà trước đó bé phải rất khó khăn để hoàn thành.

Ngoài ra, bé có thể sẽ cần được hỗ trợ trị liệu về mặt ngôn ngữ.

Tình yêu thương, sự kiên trì rèn luyện,  giúp đỡ từ gia đình và trong trường học là vô cùng quan trọng để giúp bé vượt qua những thách thức do chứng rối loạn thần kinh về vận động và sớm giúp bé sống một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Trẻ bị sưng mí mắt trên: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Sưng mí mắt ở trẻ em có thể khiến bé bị sưng mí mắt trên và dưới. Đây là hiện tượng viêm hoặc chất lỏng dư thừa (phù nề) trong các mô liên kết xung quanh mắt.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sưng mí mắt trên

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị sưng mí mắt cả trên lẫn dưới. Do bệnh lý liên quan hoặc do yếu tố ngoại cảnh tác động. Đó cũng là lý do bạn cần đưa trẻ đi khám để tìm ra tác nhân gây bệnh chính xác nhất.

1. Trẻ bị sưng mí mắt trên hoặc sưng bọng mắt dưới do dị ứng

Nếu bé tiếp xúc với các chất kích thích như khói thuốc lá, phấn hoa, lông thú cưng hoặc mạt bụi nhà thì sẽ dễ bị dị ứng. Tình trạng dị ứng thường gây ra các triệu chứng như sưng và đỏ mí mắt. Đôi khi, trẻ có thể có dấu hiệu ngay lập tức khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng nên bạn hãy để ý xem con vừa tiếp xúc với những gì nhé.

2. Muỗi cắn, côn trùng đốt

Trẻ em bị sưng mí mắt trên hay trẻ bị sưng bọng mắt dưới do đâu? Khi bị muỗi đốt, mắt bé sẽ bị sưng nhưng không đau mà chỉ ngứa và có thể kéo dài đến 10 ngày ở trẻ sơ sinh. Vết sưng thường có màu hơi hồng hoặc hơi đỏ.

Trường hợp bé bị côn trùng như ong đốt, vết đốt có thể sưng to và gây đau nhức.

3. Mí mắt trên và dưới của trẻ em bị sưng vì thương tổn

Bất kỳ thương tổn nào ở gần mắt đều có thể khiến mắt trẻ bị sưng, viêm, đỏ… Đôi khi, bé có thể không cảm thấy đau dù mắt bị sưng. Tình trạng trẻ em bị sưng mí mắt trên hay trẻ bị sưng bọng mắt dưới thường gặp ở trẻ tập đi vì các bé ở tuổi này khá hiếu động nên dễ bị té ngã, va chạm.

4. Sưng mí mắt ở trẻ em do bệnh lý liên quan

trẻ bị sưng mí mắt trên

  • Đau mắt đỏ: Trong y học gọi là bệnh viêm kết mạc. Đây là hiện tượng viêm màng các bề mặt của mắt, được gọi là kết mạc. Tất cả các nguyên nhân gây bệnh đều dẫn đến kết quả chung là mí mắt sưng, con mắt đỏ và trẻ thường bị chảy nước mắt và ngứa.
  • Mụt lẹo ở mí mắt: Sưng mí mắt trên hoặc bọng mắt dưới chỉ là một triệu chứng của khi trẻ bị mụt lẹo. Nguyên nhân gây mụt lẹo do nhiễm trùng vi khuẩn và viêm một tuyến Meibomian (tuyến Meibomius, là những tuyến tiết bã nhờn đổ ra bờ tự do của mi, các lỗ ra của tuyến này nằm ngay sau chân lông mi). Toàn bộ mí mắt có thể bị sưng vì khi bị mụn các tuyến sản xuất dầu lưu thông cho mắt bị chặn.
  • Chắp mắt: Có thể nói đây là bệnh cấp độ cao hơn và nặng hơn khi trẻ em có hiện tượng bị sưng mí mắt. Trong từ điển y khoa, chắp bị gây ra bởi một tuyến Meibomian bị chặn. Dấu hiệu đầu tiên giống mụt lẹo ở mí mắt nhưng sau đó phát triển thành một u nang bã nhờn khó khăn. Khi bị chắp mí mắt sưng và đau của khu vực bị ảnh hưởng.
  • Viêm bờ mi: Đây là tình trạng viêm mí mắt, thường do trục trặc của tuyến dầu trong mí có sản phẩm nào gần căn cứ của lông mi. Triệu chứng thường thấy viêm đỏ bờ mi, sưng mí mắt, trẻ có cảm giác ngứa kèm theo cộm như có bụi trong mắt, thường phải chớp mắt liên tục và có chất tiết màu trắng ở 2 góc trong và ngoài mắt. Viêm bờ mi có thể chữa khỏi hoàn toàn hoặc trẻ sẽ phải sống chung suốt đời.
  • Viêm mô tế bào quỹ đạo: Viêm mô tế bào quỹ đạo là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và khiến bé bị sưng mí mắt trên, trẻ em bị sưng mí mắt dưới, thậm chí cũng có thể làm sưng lông mày và má.

Nếu nguyên nhân gây bệnh là liên quan đến bệnh lý này cần được kịp thời điều trị bằng kháng sinh tại các bệnh viện chuyên khoa để ngăn ảnh hưởng đến các dây thần kinh thị giác, trẻ có thể bị giảm thị lực hoặc mù vĩnh viễn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách nấu cháo gấc cho bé, món ăn bổ dưỡng cho đôi mắt khỏe mạnh

Khi nào nên đưa trẻ bị sưng mí mắt trên đi khám?

Khi bé bị sưng mắt nhẹ và nguyên nhân gây ra tình trạng này lại không nguy hiểm, bạn có thể áp dụng các cách trên để điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bé có thể cần đi khám trong các trường hợp sau:

  • Mắt trẻ bị sưng nặng: Nếu mắt trẻ bị mí mắt trên nặng ở một hoặc cả hai mắt và tình trạng không giảm nhẹ thì bạn cần đưa bé đi khám ngay. Đặc biệt là khi mắt trẻ bị sưng nặng đến nỗi không mở lên được.
  • Sưng mắt kèm sốt: Sưng mắt kèm sốt là dấu hiệu của các chứng nhiễm trùng cần được điều trị ngay.
  • Không xác định được nguyên nhân: Nếu tình trạng này dài mà không rõ nguyên nhân, bạn cần đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân và chữa trị đúng cách.
  • Mắt đỏ quá mức: Nếu tình trạng đỏ và sưng mí mắt ở trẻ không giảm dù bạn đã áp dụng các cách khắc phục, hãy đưa trẻ đi khám.
  • Đau và kích ứng: Nếu chỗ sưng gây đau và kích ứng cho con, hãy đưa con đi khám để được tư vấn cách giảm đau và điều trị thích hợp.

[inline_article id=303814]

Cách ngăn ngừa trẻ bị sưng mí mắt trên

trẻ bị sưng bọng mắt dưới

Cha mẹ có thể giảm nhẹ tình trạng trẻ bị sưng mí mắt trên bằng một số cách như sau:

  • Vệ sinh mắt: Hãy giúp con giữ vệ sinh vùng mắt bằng gạc hay khăn ướt sạch và nước ấm để giảm nhẹ tình trạng này. Nếu tình trạng mắt sưng là do nhiễm trùng, việc lau bằng khăn sạch và mát có thể giúp cải thiện tình hình. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên gội đầu cho trẻ thường xuyên vì tóc có thể tích tụ phấn hoa hoặc lông thú cưng và gây kích ứng mắt.
  • Chườm lạnh: Bạn có thể chườm lạnh lên mắt trẻ vài phút mỗi lần để giảm sưng và đỏ.
  • Giặt drap, mền, gối thường xuyên: Để giảm nguy cơ sưng mắt do dị ứng, cha mẹ cần giặt drap trải giường, mền, gối của bé bằng nước nóng hàng tuần. Cha mẹ lưu ý nên dùng chất tẩy rửa nhẹ và ít gây dị ứng khi giặt nhé.
  • Giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng: Việc giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng giúp giảm nguy cơ trẻ bị sưng mí mắt trên và sưng bọng mắt dưới do dị ứng không khí trong nhà bị ô nhiễm.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn: Mẹ phải xử sao?

Ở độ tuổi tiền dậy thì, trẻ bị sưng mí mắt trên là bệnh thường gặp, vì vậy bạn cần tìm hiểu về các nguyên nhân để có những hướng điều trị phù hợp.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Cách chữa sưng mí mắt cho trẻ hiệu quả

Đối với người trưởng thành, có nhiều nguyên nhân gây bệnh sưng mí mắt hơn trẻ em. Tuy nhiên, khi trẻ bị bệnh, mức độ nguy hiểm lại cao hơn. Vì vậy, bạn cần tìm cách chữa sưng mí mắt cho trẻ ngay từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên.

Hiểu đúng về sưng húp và sưng mí mắt

Nếu như sưng mí mắt ở trẻ là tên gọi của một bệnh lý thì thuật ngữ “sưng húp mắt” là một hiện tượng do tác động vật lý từ bên ngoài là chủ yếu. Mắt bị sưng húp thường có thể do trẻ mất ngủ, khóc nhiều và dễ dàng điều trị.

cach chua sung mi mat
Để biết cách chữa sưng mí mắt bạn nên hiểu về các triệu chứng của bệnh

Trong khi đó, sưng mí mắt ở trẻ em còn kèm theo một số triệu chứng khác như: Mí mắt ngứa, tấy đỏ, có phù nề, chảy nước mắt nhiều, viêm kết mạc, có ghèn mắt, nhìn mọi vật bị mờ, sợ ánh sáng…

Cách chữa sưng mí mắt

  • Với lòng trắng trứng

Cách này vừa có thể áp dụng hiệu quả cho người lớn, vừa rất an toàn cho trẻ em. Cách thực hiện: Trứng gà luộc chín từ 1 – 2 quả, tách lòng trắng, dùng khi còn nóng lăn lên vùng mí mắt bị sưng sẽ giúp giảm hiện tượng sưng và ngứa nhanh chóng.

  • Dùng đá hoặc thìa lạnh

Đá lạnh giúp làm mát mắt và giảm sưng, đau nhức còn thìa lạnh là cách để lưu thông mạch máu trong mắt. Chuẩn bị 6 hoặc 8 thìa sắt nhỏ, vừa vùng hốc mắt trẻ, để trong tủ lạnh khoảng 15 phút, sau đó lấy 2 chiếc thìa rồi đặt vào phần hõm mắt khi thìa hết lạnh. Hãy làm tương tự như vậy với 4 chiếc thìa còn lại.

  • Sử dụng nha đam

Với những trẻ bị sưng mí mắt do tác động từ môi trường và có làn da không quá nhạy cảm, có thể chữa trị bằng cách dùng nha đam. Trẻ chỉ mất 5 phút mỗi ngày. Lấy phần lõi trong của lá lô hội chà lên phần mí mắt đang bị sưng, đến khi khô thì rửa lại bằng nước lạnh. Thực hiện đều đặn mỗi ngày mắt sẽ hết sưng.

  • Khoai tây chữa sưng mí mắt

Khoai tây lành tính với nhiều bệnh liên quan đến vùng da của trẻ. Ngoài ra, khoai tây được coi như một chất chống viêm, làm giảm sưng mắt. Cách sử dụng: Rửa sạch khoai tây, gọt vỏ và nghiền nhỏ một củ khoai tây rồi đắp lên quanh vùng mắt giống như mặt nạ dưỡng khoảng 10 phút.

  • Dưa chuột trị sưng mí mắt

Cách sử dụng: Dưa chuột rửa sạch, lau khô, để vào ngăn mát tủ lạnh 15 phút, sau đó ép lấy nước cốt trộn thêm với tinh dầu ô liu. Dùng bông tẩy trang thấm hỗn hợp nước ép này lên vùng mí mắt bị sưng, trong 15 phút. Mẹ và con gái cùng làm cách này vừa đẹp da vừa trị sưng mí mắt hiệu quả.

chữa sưng mí mắt bằng dâu tây
Cách chữa sưng mí mắt cho trẻ thật đơn giản chỉ bằng những trái dâu tây chín mọng
  • Đắp dâu tây

Là loại trái cây được nhiều trẻ yêu thích, không chỉ cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, dâu tây còn là khắc tinh khi trẻ bị sưng mí mắt. Đơn giản bằng cách cắt ngọn, bổ đôi quả dâu tây đã được giữ lạnh và đắp lên mắt trẻ trong vài phút đến khi dâu tây hết lạnh thì bỏ ra, bạn đã loại bỏ phần nào hiện tượng sưng và ngứa.

  • Hỗn hợp sữa chua và lá mùi tây

Nghe tên phương pháp bạn cũng đoán được cách làm. Chỉ cần trộn sữa chua với mùi tây thái nhỏ, sau đó gói hỗn hợp này trong hai miếng gạc mỏng rồi đắp lên mắt khoảng 10 phút.

  • Vaseline

Không chỉ là một mỹ phẩm y tế để dưỡng da mà vaseline còn có tác dụng làm cho đôi mắt trở lại trạng thái bình thường.

Ngoài ra, một cách chữa sưng mí mắt đơn giản khác là chế độ ăn uống ít muối. Muối ăn có làm trữ nước cho cơ thể. Vì vậy, để mí mắt không bị sưng, bạn nên duy trì chế độ ăn uống ít muối cho trẻ. Đồng thời, kết hợp uống nhiều nước, tập thể dục và ăn các loại rau lợi tiểu.