Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Rối loạn hành vi và phát triển

Hỏi đáp với bác sĩ: Trẻ em thủ dâm có sao không?

Vậy đâu là hành vi thủ dâm mang tính chức năng bình thường, đâu là lúc hành vi này trở nên quá mức? Hãy cùng tìm hiểu những chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh Nguyễn Thị Thu Sương về tình trạng trẻ em thủ dâm. Hi vọng với những chia sẻ hữu ích từ bác sĩ, có thể phần nào giúp cha mẹ bình tĩnh hơn để tìm ra những phương pháp giúp con hợp lý. 

Khoa học về hành vi thủ dâm ở trẻ

Có nhiều trường hợp trẻ em thủ dâm khiến không ít cha mẹ hoảng hốt và bối rối không biết làm gì tiếp theo. Song, nếu tìm hiểu khoa học về hành vi thủ dâm ở trẻ, bạn sẽ cảm thấy đỡ lo và biết cách làm gì tiếp theo đấy. 

1. Hành vi thủ dâm ở trẻ là gì và xuất hiện ở độ tuổi nào?

Thủ dâm ở trẻ em được định nghĩa là hành vi tự kích thích cơ quan sinh dục ở trẻ trước tuổi dậy thì. Một nghiên cứu thuộc Đại học Michigan (Mỹ) đã chỉ ra hầu hết trẻ từ 5 – 6 tuổi chơi đùa với vùng kín của mình khá thường xuyên. Ở tuổi 15, gần như 100% bé trai và 25% bé gái đã từng thủ dâm tới khi đạt cực khoái.

2. Chức năng của hành vi thủ dâm ở trẻ

Đây là hành vi có chức năng giúp trẻ khám phá cơ thể và phát hiện ra rằng một số vùng nhạy cảm có thể tạo ra cảm giác thú vị. Thủ dâm là một cách để trẻ em khám phá các vùng nhạy cảm này, từ đó hoàn thiện hiểu biết của bản thân về cơ thể của chính mình.

Những hiểu lầm thường gặp của cha mẹ về hành vi thủ dâm ở trẻ

Do nguồn thông tin và những chương trình hướng dẫn về các giai đoạn phát triển tính dục của trẻ còn hạn chế, nên nhiều phụ huynh không tránh khỏi có những đánh giá hoặc hiểu chưa đúng về hành vi tự kích thích của trẻ, dẫn đến những hiểu lầm thường gặp dưới đây: 

1. Lo lắng hành vi này sẽ dẫn đến những lệch lạc về tình dục

ba mẹ lo lắng khi thấy trẻ em thủ dâm

Đối với độ tuổi dậy thì và trưởng thành, hành vi thủ dâm mang màu sắc tình dục, nhưng đối với trẻ nhỏ, đây đơn giản là một hoạt động khám phá bản thân. Nghĩa là nó cũng giống như khi trẻ nhận biết ngón tay, ngón chân của mình, hay có thể so sánh rộng hơn như một món đồ chơi mới, mang lại cảm giác dễ chịu cho trẻ, và trẻ đang khám phá nó.

Tuy nhiên, khác với việc tìm hiểu các bộ phận khác của cơ thể mà trẻ có thể thực hiện ở mọi nơi, hành vi thủ dâm cần có những điều chỉnh phù hợp sẽ được nhắc đến trong phần sau của bài viết.

2. Đánh giá trẻ là hư hỏng

Hiện nay vẫn còn nhiều rào cản đạo đức đối với các hành vi tình dục cho dù chúng đúng chức năng và khoẻ mạnh. Cộng thêm việc đánh đồng thủ dâm ở trẻ là một hành vi tình dục, nên dễ dẫn đến việc phụ huynh tức giận hay la mắng con. Như đã đề cập, trong nhận thức của trẻ, hành vi thủ dâm giống như những khám phá cơ thể khác, vậy nên việc trẻ tự do thực hiện mà chưa biết được các quy tắc chung của xã hội là điều khó tránh khỏi (như tự kích thích tại nơi không riêng tư). Cha mẹ cần hiểu rằng những tình huống trên diễn ra không phải do trẻ hư mà đơn giản là chưa có kiến thức xã hội và cần được cha mẹ hướng dẫn.

Những lý do nào dẫn đến trẻ em thủ dâm?

Lý do chính và chủ yếu nhất đó chính là tiến trình phát triển sinh học. Cần phải nhấn mạnh là thủ dâm ở trẻ là một hành vi thuộc tiến trình phát triển, cần phải diễn ra để đảm bảo sự hiểu biết bản thân của trẻ, và xa hơn nữa là để chuẩn bị cho tiến trình trưởng thành với các chức năng sinh sản. Còn lại, tuỳ vào từng hoàn cảnh, trẻ có thể có những cách thức khác nhau trong việc tìm ra và thực hiện hành vi tự kích thích như:

  • Khám phá cơ thể: Trẻ em có thể tự khám phá cơ thể của mình và phát hiện ra rằng một số vùng nhạy cảm có thể tạo ra cảm giác thú vị. Thủ dâm có thể là một cách để trẻ em khám phá các vùng nhạy cảm này.
  • Sự tò mò về tình dục: Đôi khi nghe bạn bè xung quanh bàn về thủ dâm, tình dục sẽ khiến trẻ tò mò và thủ dâm là một cách để tìm hiểu về quan hệ tình dục. Đây cũng là một nguyên nhân khiến khiến trẻ tò mò và tìm hiểu.
  • Tác động từ môi trường: Một số trẻ em học được về thủ dâm thông qua quan sát hoặc tác động từ môi trường xung quanh; như chứng kiến người lớn thực hiện hành động tương tự hoặc tiếp xúc với các tài liệu hoặc thông tin tình dục không phù hợp với lứa tuổi.
  • Tự kích thích: Trẻ hay sờ bộ phận sinh dục có thể mang lại cảm giác thú vị hoặc thoải mái. Khi trẻ phát hiện ra rằng việc kích thích vùng nhạy cảm có thể tạo ra cảm giác dễ chịu, con có thể tiếp tục hành vi này.
  • Viêm nhiễm: Khi trẻ gãi vùng sinh dục của mình, có thể là dấu hiệu của một viêm nhiễm. Trẻ nhỏ chưa biết cách diễn đạt cảm giác khó chịu hoặc đau đớn, vì vậy hành vi gãi có thể xảy ra. Nếu cha mẹ nhận thấy dấu hiệu viêm nhiễm hoặc khó chịu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều trị cho con.

>> Xem thêm: Hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai bình thường và dấu hiệu bệnh lý

Sự khác biệt giữa bé trai và bé gái khi thủ dâm 

Sự khác biệt giữa bé trai và bé gái khi thủ dâm 

Thủ dâm ở trẻ em không phụ thuộc vào giới tính, mà là một cách bé tự khám phá cơ thể của mình. Nhưng để hiểu rõ hơn về việc thủ dâm ở cả bé trai và bé gái, mẹ có thể xem đặc điểm thủ dâm theo từng giới tính dưới đây:

1. Bé trai thủ dâm

Bé trai bắt đầu tìm hiểu về bộ phận sinh dục của mình khi chỉ mới 6 – 7 tháng tuổi. Mẹ có thể thấy hiện tượng này khi thay tã cho trẻ. Bé trai thường tìm hiểu về cơ quan sinh dục của mình bằng cách tự kích thích dương vật. 

2. Bé gái thủ dâm

Bé gái thường khám phá bộ phận sinh dục của mình trễ hơn ở khoảng 10 – 11 tháng tuổi. Việc bé gái thủ dâm cũng không rõ ràng như bé trai vì nó không đi kèm kích thích bộ phận sinh dục. Bé gái có thể tự kích thích vùng kín của mình bằng cách vuốt, chạm hoặc nhấn vào âm đạo hoặc vùng xung quanh. 

Dù bất kể giới tính, trẻ em có thể thủ dâm bằng cách sử dụng tay hoặc các vật khác để kích thích vùng sinh dục của mình. Khi thực hiện hành động này, trẻ thường không thể hiện bất kỳ biểu hiện nào trên khuôn mặt mà thay vào đó là nhịp thở không đều. Tuy nhiên, cha mẹ cần nhớ rằng thủ dâm ở trẻ em là một hành vi phổ biến và thường không liên quan đến tình dục.

>> Xem thêm: Vệ sinh vùng kín bé gái đúng cách và an toàn cha mẹ nên biết

Trẻ em thủ dâm có sao không?

Nguyên nhân trẻ em thủ dâm chỉ là do sự tò mò, khám phá cơ thể hoặc do tác động của môi trường bạn bè xung quanh.

[key-takeaways title=””]

Việc thủ dâm là một hành động sinh lý bình thường nên nếu lỡ bắt gặp bé trai hoặc gái mới lớn nhà mình thủ dâm, cha mẹ đừng hoảng sợ và la mắng bé. Việc la mắng, kỳ thị con có thể ảnh hưởng đến tâm lý, khiến trẻ lo âu, buồn bã và hạn chế khả năng giao tiếp xã hội

[/key-takeaways]

Tuy nhiên, trẻ em thủ dâm có sao không thì câu trả lời là CÓ nếu trẻ thủ dâm với tần suất quá nhiều và bị nghiện thủ dâm

Có những dấu hiệu nào cho thấy trẻ em thủ dâm là không bình thường?

Có những dấu hiệu nào cho thấy trẻ em thủ dâm là không bình thường?
Có những dấu hiệu nào cho thấy trẻ em thủ dâm là không bình thường?

Trẻ em nghiện thủ dâm có thể có những tổn thương về mặt tâm lý hoặc sức khỏe thể thể chất dưới đây. Nếu như những dấu hiệu sau xuất hiện, cha mẹ cần cân nhắc đến việc thủ dâm ở trẻ đã vượt qua giới hạn của 1 hành vi chức năng trong tiến trình phát triển.

1. Tâm lý

  • Trẻ thực hiện hành vi thủ dâm quá thường xuyên mà không có sự quan tâm đến việc vui chơi, tham gia các hoạt động cùng bạn bè, hoặc khám phá thế giới bên ngoài. Cùng với đó là việc tăng tần suất của hành vi tự kích thích. 
  • Thực hiện hành vi thủ dâm ở nơi công cộng, mặc dù đã được cha mẹ dạy và nhắc nhở.
  • Trẻ bị rơi vào tình trạng buồn bã, thường thích ở một mình hoặc có thể trở nên hung hăng, dễ cáu gắt, cảm xúc không ổn định.
  • Có hành động hoặc lời nói liên quan đến tình dục không phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
  • Trẻ em có thể trở nên quá tập trung vào việc thủ dâm, gây xao lạc tâm trí và ảnh hưởng đến khả năng tập trung vào các hoạt động khác. 

2. Sức khỏe thể chất

Nếu trẻ thực hiện thủ dâm bằng cách sử dụng vật cứng hay phương pháp quá thô bạo hoặc sờ bộ phận sinh dục với cường độ mạnh thì có thể gây tổn thương vùng kín, dẫn đến viêm nhiễm hoặc đau rát.

>> Xem thêm: Thủ dâm nhiều có bị vô sinh không? Lời giải đáp nằm trong bài viết này!

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ em thủ dâm? 

Khi lỡ nhìn thấy trẻ thủ dâm, điều đầu tiên và quan trọng nhất là cha mẹ cần bình tĩnh và không phê phán hoặc đánh giá sai trẻ. Cha mẹ nên hiểu và nhận thức đúng đắn về hành vi này ở trẻ như một hành vi thông thường trong tiến trình phát triển. Từ đó có thái độ thấu hiểu và đúng mực với trẻ. Đây là điều quan trọng, vì trong những trường hợp xấu, cha mẹ trừng phạt hay khiến trẻ xấu hổ với hành vi tự kích thích cơ quan sinh dục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng tự trọng của trẻ và sự thoải mái khi thực hiện các chức năng tình dục, sinh sản sau này. 

Tiếp theo, cha mẹ có thể thực hiện các bước sau khi thấy trẻ em thủ dâm:

1. Dạy trẻ phân biệt rõ thủ dâm thế nào là bình thường và bất thường

Dạy trẻ phân biệt rõ thủ dâm thế nào là bình thường và bất thường

Cha mẹ không nên làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ khi trẻ muốn khám phá cơ thể của mình. Trẻ cũng có sự tò mò và thích khám phá vùng kín của bản thân. Nếu trẻ đã lớn, hãy giải thích và khuyến khích trẻ chọn một địa điểm và thời gian thích hợp để thực hiện hành vi này một cách riêng tư.

Cha mẹ cũng cần dạy con nếu con kích thích bộ phận sinh dục quá mức, có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe hoặc tổn thương. Khi bé gái thủ dâm, việc cọ xát quá nhiều có thể dẫn đến viêm nhiễm hoặc nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Ở bé trai, kích thích quá mạnh có thể gây ra cảm giác đau, gây ảnh hưởng sức khỏe. 

>> Xem thêm: Tần suất thủ dâm bao nhiêu là đủ, hợp lý và an toàn?

2. Trò chuyện với con nhẹ nhàng, tránh mắng chửi con

Một sai lầm nghiêm trọng mà nhiều bậc cha mẹ ngày nay mắc phải là sử dụng phương pháp làm ầm ĩ, đe dọa, cấm đoán và coi con như “tội đồ” khi bắt gặp trẻ em thủ dâm. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, trong tình huống này, trẻ thường không muốn mở lòng với bố mẹ mà sẽ tìm cách tự tìm hiểu về thủ dâm thông qua internet hoặc từ bạn bè.

Thay vào đó, cha mẹ hãy cho trẻ biết việc con khám phá cơ thể là một điều tốt, nhưng cần hiểu về giới hạn của mình bởi những tác hại của thủ dâm để lại. 

Một gợi ý là bạn có thể tìm mua các sách giáo dục về giới tính để cùng đọc với con và hướng con đến những thói quen sống lành mạnh hơn.  

>> Xem thêm: Cách giáo dục giới tính cho trẻ phù hợp cho từng lứa tuổi

3. Gợi mở trẻ tham gia các hoạt động tích cực hơn

Khi trẻ em thủ dâm, ba mẹ hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời

Một số trẻ thủ dâm chỉ vì buồn chán và sau đó biến nó thành một thói quen khó bỏ. Do đó, bạn có thể tìm các hoạt động thú vị và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của con như: 

Thể thao và hoạt động ngoài trời: Đưa trẻ ra ngoài để tham gia vào các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng rổ, chạy, bơi lội hoặc thậm chí các hoạt động như leo núi, cắm trại. Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ xao nhãng, hạn chế thời gian thực hiện việc thủ dâm mà còn giúp tăng cường thể chất và nâng cao sức khỏe.

Cho trẻ học vẽ, làm thủ công hoặc hoạt động nghệ thuật: Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, xếp hình, làm đồ handmade, nặn đất sét hay thậm chí học nhảy hoặc hát để trẻ phát huy sự sáng tạo và phát triển khả năng tư duy, tập trung.

Đọc sách và viết lách: Giới thiệu cho trẻ những cuốn sách thú vị, phù hợp với lứa tuổi và sở thích cá nhân của trẻ. Việc đọc sách và viết lách giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng, nâng cao khả năng diễn đạt và khám phá thế giới.

Tham gia cộng đồng: Trẻ có thể tham gia vào các nhóm thiện nguyện, hoạt động xã hội như giúp đỡ người già, hỗ trợ cho các em nhỏ khuyết tật, trồng cây, làm vườn hoặc tham gia vào các hoạt động văn hóa và nghệ thuật trong khu vực của mình. Điều này giúp trẻ xây dựng lòng nhân ái, tạo ra mối quan hệ xã hội tích cực và tránh cảm giác cô đơn.

Khuyến khích trẻ khám phá thế giới xung quanh: Có thể tổ chức cho trẻ tham quan các bảo tàng, vườn thú, các địa điểm du lịch… Việc khám phá thế giới xung quanh giúp trẻ mở rộng kiến thức và vốn hiểu biết, kích thích sự tò mò.

4. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi phát hiện trẻ em thủ dâm

Nếu cha mẹ có bất kỳ lo lắng nào về hành vi thủ dâm của trẻ hoặc cần tư vấn chuyên sâu, nên tìm sự tư vấn từ bác sĩ, chuyên gia tâm lý trẻ em hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm về tình dục và giáo dục tình dục, giáo dục giới tính.

[inline_article id=330925]

Cần hiểu rằng thủ dâm không phải là một bệnh mà chỉ là một cách giúp trẻ hiểu cơ thể mình hơn. Cha mẹ hãy bình tĩnh để có cách dạy con thật hợp lý mà không làm trẻ phải xấu hổ hay chống đối, mâu thuẫn với cha mẹ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Rối loạn hành vi và phát triển

Rối loạn hành vi phát triển ở trẻ em và những điều bố mẹ cần biết

Rối loạn hành vi ở trẻ em, rối loạn phát triển hay rối loạn cảm xúc lưỡng cực… là những tình trạng rối loạn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của con. Phụ huynh cần quan tâm theo dõi kỹ để chữa trị kịp thời khi trẻ gặp phải các vấn đề này.

Rối loạn hành vi ở trẻ em

1. Rối loạn hành vi ở trẻ em là gì?

Rối loạn hành vi ở trẻ em là một dạng hành vi gây rối kéo dài ít nhất 6 tháng với các biểu hiện bốc đồng trong mọi hoàn cảnh. Cần phân biệt hiện tượng này với hành vi thách thức đôi khi trẻ vẫn thể hiện vì đa phần tất cả trẻ em chỉ hành động hung hăng, thách thức hay tức giận vào một lúc nào đó mà thôi.

Hành vi thách thức của trẻ được xem là một phần của quá trình phát triển tâm sinh lý. Nó là kết quả của các loại cảm xúc mạnh, trẻ thể hiện ra ngoài bằng hành động tức giận, hung hăng là vì đó là cách duy nhất mà trẻ biết.

Thế nên, chỉ nên chẩn đoán là rối loạn hành vi khi nó gây rối nghiêm trọng, dai dẳng và vượt ra ngoài tiêu chuẩn của các giai đoạn phát triển của trẻ.

Biểu hiện rối loạn hành vi sẽ gặp trong suốt quá trình phát triển từ lúc trẻ còn nhỏ cho đến khi bước vào tuổi thanh thiếu niên.

Đặc trưng của rối loạn này là trẻ không thể tự chủ được hành vi và cảm xúc của mình, trẻ có các hành vi xâm hại đến quyền của người khác, có những vi phạm lệch chuẩn mực đạo đức xã hội. Ở những trường hợp này, mọi biện pháp trừng phạt là không hiệu quả với trẻ.

rối loạn hành vi của trẻ em
Rối loạn hành vi ở trẻ em là vấn đề nghiêm trọng bố mẹ cần quan tâm chữa trị kịp thời

2. Phòng tránh và điều trị bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em

Nơi trẻ cần nhất vẫn là gia đình, chính vì vậy gia đình cần phải yêu thương, quan tâm đồng thời là nơi chia sẻ với trẻ.

  • Cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giúp trẻ nhanh hòa nhập xã hội, không thu hẹp mình. Khi có những biểu hiện của bệnh, trẻ cần được phát hiện kịp thời.
  • Kiên trì trong cách dạy dỗ, chăm sóc con, tránh dùng các hành động thô bạo đối với trẻ.
  • Người bị bệnh rối loạn hành vi cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh hậu quả nặng nề về sau. Các chuyên gia y tế sẽ đưa ra liệu pháp tâm lý giúp người bệnh nhận thức được cảm xúc và suy nghĩ lên hành vi..

Hiện nay, ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên mắc bệnh rối loạn hành vi. Để giảm thiểu tình trạng này cần có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường, xã hội, các cơ quan đoàn thể…

Rối loạn phát triển ở trẻ em

Bên cạnh rối loạn hành vi ở trẻ em thì rối loạn phát triển cũng là vấn đề khá nguy hiểm cho các bé.

1. Rối loạn phát triển ở trẻ em là gì?

Nếu một bên là trẻ tự kỷ, một bên là trẻ bình thường thì trẻ mắc hội chứng rối loạn phát triển (tên gọi khác là Asperger) ở giữa. Bệnh mới được biết đến từ chục năm nay. Nhóm trẻ này sẽ gặp bất lợi cuộc sống do thiếu nhiều kỹ năng.

Asperger là một bệnh rối loạn về sự phát triển, được bác sĩ nhi khoa Hans Asperger (Áo) mô tả từ năm 1944. Đây là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa, thuộc phổ nhẹ và có khả năng sinh hoạt cao nhất của tự kỷ.

Tỷ lệ trẻ trai bị bệnh cao hơn trẻ gái 3 lần, người mắc hội chứng Asperger có trí thông minh trung bình hoặc trên trung bình, họ không có khuyết tật học tập mà nhiều người tự kỷ mắc phải, nhưng họ vẫn có thể gặp khó khăn trong việc học tập, đặc biệt trong việc hiểu và xử lý ngôn ngữ.

Bệnh tự kỷ bao gồm hội chứng Asperger có mức độ phổ biến khá nhiều. Theo thống kê có khoảng 700.000 người tự kỷ ở Anh – tỷ lệ 1/100.

Bệnh có thể xảy đến đối với bất kỳ ai thuộc bất kỳ quốc tịch, nền văn hóa, tôn giáo và xã hội nào. Nam giới có khả năng cao mắc phải rối loạn phát triển hơn so với nữ giới.

2. Điều trị hội chứng rối loạn phát triển

Không có một phương pháp cụ thể nào được áp dụng cho tất cả các trẻ, bác sĩ sẽ thử một vài phương pháp để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

  • Đào tạo kỹ năng xã hội bằng các buổi nói chuyện trực tiếp hoặc theo nhóm, dạy trẻ cách tương tác với người xung quanh
  • Ngôn ngữ trị liệu: mục đích cải thiện kỹ năng giao tiếp của trẻ
  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) giúp trẻ thay đổi cách suy nghĩ, kiểm soát cảm xúc bản thân và các hành vi lặp đi lặp lại.
  • Phân tích hành vi ứng dụng, dành lời khen cho các hành vi tốt của trẻ

rối loạn hành vi của trẻ em

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở trẻ em

Cùng với rối loạn hành vi ở trẻ em, rối loạn phát triển thì rối loạn cảm xúc lưỡng cực cũng khá nguy hiểm

1. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở trẻ em là gì?

Tất cả trẻ em đều thường xuyên có những thay đổi về tâm trạng và đó là một phần bình thường trong quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu bé có các biểu hiện hưng phấn quá đà rồi đột ngột trở nên trầm lặng trong thời gian dài thì điều này có thể cho thấy trẻ đang gặp tình trạng rối loạn lưỡng cực.

Rối loạn lưỡng cực ở trẻ nhỏ là một bệnh tâm thần đặc trưng bởi những thay đổi tâm trạng theo chiều hướng mãnh liệt, từ đó ảnh hưởng không ít đến hành vi của bé.

2. Chữa trị rối loạn lưỡng cực ở trẻ em

Phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực ở trẻ em thường tập trung kiểm soát những gián đoạn trong tâm trạng và ổn định các triệu chứng của cả hưng cảm và trầm cảm.

Mặc dù phần lớn nghiên cứu về các phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực tập trung vào người lớn, nhưng có bằng chứng cho thấy cả thuốc và trị liệu đều có thể có hiệu quả ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Khi sử dụng thuốc để kiểm soát rối loạn lưỡng cực, một điều quan trọng mà các bậc phụ huynh cần lưu ý là thường xuyên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ tâm thần bởi trong loại thuốc này vẫn có các tác dụng phụ tiềm ẩn như tăng cân và các vấn đề về thận.

Trẻ em mắc rối loạn lưỡng cực cũng thường được đề xuất tham gia các trị liệu tâm lý. Hiện nay, các chuyên gia đã tìm ra nhiều phương pháp trị liệu hiệu quả, bao gồm trị liệu hành vi nhận thức, trị liệu tập trung vào gia đình và giáo dục tâm lý gia đình.

Liệu pháp tâm lý hoặc can thiệp tâm lý xã hội thường tập trung vào việc giúp gia đình tăng kiến ​​thức về rối loạn lưỡng cực, dạy cách đối phó với các triệu chứng và cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề.

Rối loạn hành vi ở trẻ em
Rối loạn phát triển ở trẻ cần được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời

Vấn đề rối loạn phát triển hành vi và tâm lý của trẻ em hiện nay

Các tình trạng rối loạn hành vi ở trẻ em, rối loạn phát triển hay rối loạn cảm xúc lưỡng cực… điều bị tác động lớn bởi những điều kiện khách quan. Bố mẹ và người điều trị cần chú ý đến những vấn đề sau đây:

  • Bối cảnh phát triển là rất quan trọng đối với trẻ em. Các hành vi bình thường ở người trẻ tuổi có thể cho thấy một rối loạn tâm thần trầm trọng ở độ tuổi lớn hơn.
  • Trẻ em sống trong bối cảnh của hệ thống gia đình, và hệ thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến các triệu chứng và hành vi của trẻ; trẻ em bình thường sống trong một gia đình gặp khó khăn bởi bạo lực gia đình và lạm dụng chất gây nghiện có thể xuất hiện một hoặc nhiều rối loạn tâm thần.
  • Trẻ em thường không có đủ nhận thức và ngôn ngữ cần thiết để mô tả chính xác các triệu chứng của chúng. Vì vậy, bác sĩ lâm sàng phải dựa rất nhiều vào quan sát trực tiếp, được chứng thực bởi các quan sát của người khác, chẳng hạn như cha mẹ và giáo viên.

Các rối loạn tâm lý, rối loạn hành vi ở trẻ em, rối loạn tâm thần tuổi dậy thì tuy dễ gặp nhưng cũng có thể điều trị khỏi được nếu bệnh của các em được chẩn đoán sớm và điều trị sớm bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần.

Về phía các bậc cha mẹ, khi thấy con em mình có những biểu hiện tâm lý không bình thường thì không nên giấu giếm, mặc cảm về những rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần của con cái mà nên đưa các em đến bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần càng sớm càng tốt.

Đây là lúc các em rất cần sự chăm sóc, hướng dẫn của người thân trong gia đình cũng như của các thầy thuốc. Chính sự chăm sóc và điều trị sớm sẽ giúp các em nhanh chóng thoát khỏi những rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần.

Cha mẹ nên là người bạn thân nhất của con. Khuyến khích con tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, các trò chơi bạo lực hay văn hóa phẩm đồi trụy…

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Nếu thấy diễn biến tâm lý của con ngày càng theo chiều hướng rối loạn hành vi ở trẻ em, cần đưa con đi gặp bác sĩ tâm lý ngay để có hướng điều trị kịp thời.

Vi Anh

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Rối loạn hành vi và phát triển

Nhận biết dấu hiệu hội chứng ADHD ở trẻ em và cách ứng phó với bệnh

Hội chứng ADHD ở trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ giao tiếp giữa trẻ với mọi người.

hội chứng adhd
Hội chứng ADHD ở trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ giao tiếp giữa trẻ với mọi người

ADHD là gì?

ADHD (đầy đủ là Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý – một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý ở trẻ.

Các phương pháp điều trị bao gồm từ can thiệp hành vi đến thuốc kê toa. Trong nhiều trường hợp, chỉ dùng thuốc là cách điều trị hiệu quả cho ADHD. Tuy nhiên, các nghiên cứu về bệnh cho thấy rằng phương pháp chữa trị có bao gồm thêm các lựa chọn khác là rất quan trọng.

ADHD có phải là bệnh?

ADHD được coi là một dạng bệnh rối loạn kinh niên, bộc phát ở người khá sớm, từ tuổi ấu thơ kéo dài đến lúc trưởng thành. Đặc điểm chung của trẻ mắc bệnh này là thường không thể chú ý điều gì được lâu, không thể ngồi yên lâu và hay hành động một cách bộc phát, không kềm chế được.

Vì thế, bệnh nhân của hội chứng này, nhất là ở trẻ nhỏ, thường hay bị la mắng đưa đến sự mặc cảm và có thể gây ra nhiều trở ngại trên con đường học vấn, trưởng thành, thậm chí là trong những mối liên hệ với người khác.

Dù không gây nguy hiểm về tính mạng, bệnh ADHD vẫn cần phải được nhận dạng và chữa trị càng sớm càng tốt. Thuốc uống và tâm lý trị liệu là 2 phương pháp cần được thực hành song song để giúp trẻ tái hòa nhập và biết cách cư xử đúng mực để thành công trên đường học vấn và có một đời sống vui vẻ, tốt đẹp hơn.

hội chứng adhd 2
Sau một thời gian quan sát và nghiên cứu của giới chuyên môn, năm 1998, ADHD chính thức được công nhận là một bệnh trạng “có thực” và được định nghĩa một cách rõ ràng

Dấu hiệu bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ em

Đa số trẻ có rối loạn này thể hiện đồng thời cả triệu chứng tăng động và giảm chú ý, nhưng một số khác lại trội hơn mặt nào đó. Để nhận biết trẻ có mắc phải chứng ADHD hay không, các bậc phụ huynh cần quan sát kỹ các dấu hiệu được thể hiện ra ngoài của bệnh lý này như:

Triệu chứng thiếu chú ý

  • Thường mắc lỗi vì không chú ý đến những chi tiết
  • Không duy trì được sự chú ý lâu trong các hoạt động
  • Không chú ý đến lời người khác nói
  • Thiếu óc tổ chức
  • Thường hay làm mất đồ dùng như sách, bút, đồ chơi…
  • Dễ lo ra và hay quên

Triệu chứng quá hiếu động

  • Không thể và không thích ngồi yên
  • Chạy nhảy, leo trèo ở những nơi không thích hợp. Nếu bị bắt dừng lại sẽ cảm thấy bứt rứt không yên
  • Khi chơi đùa hay làm việc gì thường cố ý tạo ra tiếng động lớn
  • Nói chuyện không ngừng
  • Bồn chồn khi phải chờ đến phiên mình
  • Hay cắt lời người khác hoặc xen vào một việc hay trò chơi gì đó

Thực ra, trẻ em bình thường cũng có thể có một hay nhiều triệu chứng nêu trên. Vì thế, các bậc phụ huynh cần quan sát kỹ càng để xem những triệu chứng đó có được thể hiện thường xuyên ở ít nhất là hai nơi là trường học và ở nhà hay không, hay chỉ là những hành vi bộc phát thường gặp ở lứa tuổi này.

Ngoài ra, một đứa trẻ bị ADHD cũng hay dễ bị kích động bởi hình ảnh, tiếng động hay đụng chạm. Lúc đó, chúng hay trở nên bứt rứt và có thể chuyển thái độ xấn xổ.

Cũng có những trẻ hoàn toàn không hiếu động, nhưng chúng thường đắm chìm vào thế giới riêng của mình, không để ý đến những chuyện xảy ra chung quanh.

Tuy nhiên, nếu một em nhỏ “có vấn đề” ở trường nhưng lại bình thường ở nhà thì cũng không được định bệnh là ADHD.

Cách đối phó với hội chứng ADHD

hội chứng adhd 3
Cho trẻ tham gia vào các lớp thể dục thể thao, năng khiếu hay ngoại khóa,… tuy nhiên, đừng cố bắt ép trẻ làm điều chúng không thích

Ở nhà

  • Thể hiện tình thương yêu và quí trọng trẻ
  • Trẻ tăng động giảm chú ý cần được ăn đúng để cải thiện bệnh
  • Luôn giữ bình tĩnh và chân thành khi đối xử với trẻ, ngay cả khi trẻ đang quậy phá. Điều này, giúp trẻ dễ dàng trở lại trạng thái thông thường hơn.
  • Nên thực tế và kiên nhẫn, đừng nôn nóng hay mong đợi quá đáng trong việc chữa trị cho trẻ
  • Xây dựng thời gian biểu nhất định về giờ ăn, giờ chơi, giờ học,… cho trẻ
  • Giữ không cho trẻ bị mệt quá vì mệt sẽ làm cho triệu chứng ADHD nặng hơn
  • Cần xây dựng kỷ luật thưởng – phạt phân minh cho trẻ bị tăng động
  • Khi chỉ dẫn hoặc yêu cầu trẻ làm điều gì, nên nói chậm, rõ ràng, dùng từ dễ hiểu
  • Nhờ sự trợ giúp của giáo viên, cũng như hỗ trợ họ trong việc dạy dỗ trẻ
  • Các em ADHD thường gặp khó khăn khi viết tay. Hãy tập cho trẻ hoặc xin nhà trường cho trẻ được dùng máy tính

Dùng thuốc uống

  • Mua thuốc theo toa bác sĩ. Tự tay cho trẻ uống thuốc đúng giờ và liều lượng.
  • Giữ gìn thuốc cẩn thận trong tủ có khóa bởi đây là thuốc uống quá liều có thể gây tử vong.

Sống và sinh hoạt với trẻ có chứng bệnh này không phải là dễ dàng. Đây là một loại bệnh khó chẩn đoán vì rất dễ nhầm lẫn với các loại bệnh về mất cân bằng tâm lý khác. Hy vọng rằng với bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ có thêm thông tin để ứng phó thành công với hội chứng ADHD ở trẻ nhỏ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Rối loạn hành vi và phát triển

Trẻ tăng động giảm chú ý cần ăn đúng để cải thiện bệnh

Trẻ tăng động giảm chú ý còn gọi là trẻ mắc chứng ADHD (Attention-Deficit Hyperactivity Disorder). Khi bị bệnh, trẻ thường có xu hướng thích hành động một mình kèm theo những hành vi hiếu động quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập cũng như quan hệ bạn bè. Cha mẹ nên cho trẻ ăn uống như thế nào để giúp con cải thiện bệnh, cũng như phát triển khỏe mạnh theo độ tuổi?

Bệnh tăng động giảm chú ý 2
Trẻ thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi và thái độ. Chúng có thể có những cơn khó chịu, giận dỗi vào những thời điểm không thích hợp

ADHD là gì?

Theo thống kê, cứ 100 trẻ thì có từ 3 đến 5 trẻ mắc rối loạn này. Một số triệu chứng bắt đầu trước khi trẻ lên 7. Không phải tất cả những trẻ rối loạn tập trung chú ý đều tăng động. Một số trẻ không thể hiện những dấu hiệu quá hiếu động nhưng vẫn có vấn đề trong việc tập trung chú ý với bài vở ở trường học.

Hiện bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) được chia làm 3 loại như sau:

  • Không chú ý (ADD): những trẻ bị ADHD nhóm này có triệu chứng nổi bật nhất là ít chú ý.
  • Hiếu động bốc đồng: những trẻ bị ADHD hiếu động−bốc đồng phải đối mặt với tình trạng hiếu động và bốc đồng quá mức.
  • Kết hợp hiếu  động, bốc đồng và thiếu chú ý: những trẻ thuộc nhóm này có triệu chứng của cả 2 nhóm kia.

Ở nhà, trẻ mắc chứng ADHD thường phá ngang, không tuân thủ và thiếu khả năng tập trung chú ý. Biện pháp thưởng và phạt thường có tác dụng với những trẻ khác thì lại mất nhiều thời gian hơn để có tác dụng tương tự trong việc điều chỉnh hành vi do rối loạn tăng động giảm chú ý gây ra.

Ở trường, các vấn đề về hành vi của trẻ tăng động thường nhiều hơn là ở nhà. Nhà trường lại có rất nhiều yêu cầu đối với chúng. Sự mong đợi của giáo viên thường mâu thuẫn với năng lượng tự nhiên ở trẻ có chứng ADHD.

Trong xã hội, rất nhiều trẻ ADHD tìm cách kết bạn với những người giống mình. Trẻ say mê với các trò chơi giống như những đứa trẻ khác. Mức năng lượng của trẻ ADHD lên rất cao, các trò chơi của trẻ ADHD này tỏ ra không mệt mỏi, sáng tạo, say mê và có phần thiếu thận trọng.

Thực phẩm tốt cho trẻ tăng động giảm chú ý

Các nhà khoa học đã chứng minh chế độ dinh dưỡng tốt giúp chống suy dinh dưỡng có thể mang lại tác động tích cực cho trẻ mắc chứng này

Thực phẩm cho trẻ tăng động giảm chú ý
Nghiên cứu khoa học chứng minh chế độ ăn giúp cho trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả hơn việc dùng thuốc

Thực phẩm giàu protein

Protein rất cần thiết cho hoạt động của não bộ. Không giống như carbohydrate, protein cung cấp nhiều năng lượng và độ ổn định cũng cao hơn. Điều này hạn chế việc sản sinh ra các hóc-môn gây stress bên trong não bộ khi tế bào thiếu năng lượng.

Đậu, phô mai, trứng, sữa (sữa không đường hoặc ít đường), thịt nạc, hải sản và các loại hạt là những thực phẩm giàu protein. Nhóm thực phẩm này nên cho trẻ ăn nhiều vào buổi sáng, cung cấp năng lượng cho ngày dài năng động. Lượng protein cần thiết tùy thuộc vào độ tuổi, thông thường trẻ em cần từ 24 đến 30gr protein một ngày.

Thực phầm chứa nhiều chất xơ

Chất xơ hỗ trợ việc tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Chấy này đồng thời ngăn chặn quá trình tiêu hóa “ồ ạt” thức ăn, làm tăng lượng đường trong máu trong một thời điểm.

Chất xơ cũng sẽ giúp cơ thể được cung cấp năng lượng ổn định và lâu dài. Các thực phẩm giàu chất xơ mà trẻ tăng động nên ăn như ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan, các loại đỗ, rau chân vịt, cà rốt, quả bơ, quả lê…

Thực phẩm giàu omega-3

Omega-3 là chất béo quan trọng đối với chức năng của não bộ. Nghiên cứu cho thấy, trẻ ADHD có nồng độ omega-3 trong máu thấp hơn so với những trẻ bình thường. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2009 tại Thụy Điển cho thấy: 25% trẻ được bổ sung omega-3 hằng ngày có thể giảm đáng kể các triệu chứng tăng động sau 3 tháng. Con số này là 50% sau 6 tháng.

Bạn có thể bổ sung omega-3 cho con bằng các thực phẩm như cá hồi, cá thu, cá hồi, bắp cải, súp lơ trắng, quả óc chó, dầu oliu, dầu hạt cải hoặc một số loại dầu cá.

Bổ sung thực phẩm chứa sắt, kẽm và magie

Sắt, kẽm và magie đều là những nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng tăng động. Đồng thời, những nguyên tố này cũng cần thiết cho sự phát triển toàn diện thể chất và sức khỏe của trẻ.

Thiếu sắt, kẽm và magie đều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh. Từ đó, làm gia tăng sự xuất hiện của các hành vi hiếu động quá mức và thiếu tập trung ở trẻ ADHD. Một số thực phẩm giàu các vi chất này bao gồm: sữa, thịt bò, thịt gà, tôm, cua, đậu Hà Lan, rau chân vịt, chuối, quả bơ…

Thực phẩm giàu GABA

GABA (Gamma Aminobutyric Acid) là một chất dẫn truyền kinh ức chế quan trọng nhất của hệ thần kinh trung ương. Nó có vai trò kiểm soát sự kích thích quá mức của não bộ. Rất nhiều nhiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng hầu hết trẻ ADHD đều có sự thiếu hụt của hoạt chất này.

Các nhà khoa học đánh giá sự thiếu hụt của GABA đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của tăng động. Việc bổ sung GABA là cần thiết. Các thực phẩm giàu GABA có súp lơ xanh, rau chân vịt, cam, chuối, ngũ cốc nguyên hạt… Bạn cũng có thể chọn sản phẩm hỗ trợ có bổ sung GABA trực tiếp, kết hợp với thảo dược câu đằng. Sản phẩm này nhằm làm tăng nồng độ GABA nội sinh trong cơ thể.

Những thức ăn nên hạn chế cho trẻ ADHD

Đường và những đồ ăn ngọt

Tuy chưa có bằng chứng cho thấy rằng đây là một nguyên nhân gây ra ADHD. Nhưng thực tế, số trẻ trở nên hiếu động sau khi ăn kẹo hoặc thức ăn có đường khác. Đối với các chất dinh dưỡng tổng thể, thức ăn có đường nên chỉ có một phần nhỏ trong chế độ ăn uống của trẻ.

Tiêu thụ nhiều đường đơn cũng làm gia tăng nguy cơ hạ đường huyết nhanh chóng ở trẻ do kích hoạt gia tăng nội tiết tố insulin. Hạ đường huyết sau khi dùng đường đơn làm thiếu hụt glucose, nguyên liệu chính cho não hoạt động, gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.

Những thức ăn nên hạn chế cho trẻ ADHD
Đường và đồ ngọt gây hại cho trẻ có ADHD

Thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản

Các thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản đều gây ảnh hưởng xấu đến trẻ ADHD. Thậm chí, Liên minh châu Âu (EU) còn yêu cầu các nhà sản xuất phải có nhãn cảnh báo trên bao bì của các sản phẩm này. Nội dung là “Thực phẩm này có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động và khả năng tập trung của trẻ”.

Thực phẩm được đóng gói sẵn, bánh kẹo ngọt có nhiều màu sắc, các gia vị tạo ngọt như mì chính, bột nêm… là các thực phẩm điển hình mà trẻ ADHD cần hạn chế.

Chế độ ăn phù hợp giúp cải thiện sức khỏe trong rất nhiều trường hợp. Trẻ tăng động giảm chú ý cũng tương tự. Kết hợp với chăm sóc và điều trị hợp lý, tình trạng tăng động của trẻ sẽ cải thiện đáng kể.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Rối loạn hành vi và phát triển

Cẩn thận rối loạn thần kinh về vận động ở trẻ

Mẹ cảm thấy bé yêu gặp khó khăn khi đi bộ lên xuống cầu thang? Hoặc bé phải gặp một số vấn đề khi thực hiện những hoạt động thể chất đúng với lứa tuổi như mặc quần áo hay viết chữ? Đừng chê con hậu đậu, vì có thể mẹ sẽ cần giúp bé chữa trị khỏi chứng rối loạn thần kinh về vận động ở trẻ em đấy. Dưới đây là 5 yếu tố nguy cơ, 12 dấu hiệu và 3 cách chữa trị mà mẹ cần biết.

Rối loạn thần kinh về vận động ở trẻ là gì?

Dyspraxia là tên gọi của chứng mất phối hợp động tác hay còn gọi là rối loạn vận động ở trẻ. Trẻ em thường phát triển khả năng để thực hiện các hoạt động đơn giản, chẳng hạn như ngồi, đi bộ và nói chuyện theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, việc mắc chứng rối loạn thần kinh vận động khiến bé thiếu sự phối hợp giữa tâm trí và cơ thể để thực hiện các hoạt động như dự kiến. Ví dụ như khi bé nghĩ đến việc đứng dậy và bước đi nhưng não bộ không phát ra những tín hiệu phù hợp với cơ thể để thực hiện các hành động này.

Việc mắc chứng rối loạn vận động không ảnh hưởng đến trí thông minh của bé.  Tuy nhiên bé có thể khá vụng về. Bé bị mắc chứng rối loạn có thể hay lúng túng và dễ cáu gắt, dẫn đến bị cô lập và kỳ thị.

Rối loạn thần kinh vận động ở trẻ em
Rối loạn thần kinh về vận động làm con tự ti vì mình hậu đậu, vụng về

Nguyên nhân của chứng rối loạn vận động chưa được kết luận một cách chính xác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng đó là do bé gặp vấn đề trong hệ thống xử lý thông tin của não bộ. Các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ rối loạn vận động ở trẻ:

  • Trẻ sinh non
  • Trẻ nhẹ cân
  • Mẹ mang thai nghiện rượu hoặc sử dụng ma túy
  • Gia đình có tiền sử mắc chứng rối loạn vận động.
  • Bé bị chấn thương ở não.

Làm sao để biết bé bị rối loạn thần kinh vận động?

Rối loạn vận động có thể xảy ra cùng với các rối loạn khác, chẳng hạn như thiếu tập trung, rối loạn hoặc chậm phát triển tâm thần.

 

Trẻ em mắc chứng rối loạn vận động có thể bắt đầu thực hiện các hoạt động bình thường chậm hơn những trẻ bình thường khác như kĩ năng lật, trườn, bò, ngồi, nói chuyên…. Dưới đây là các triệu chứng rối loạn vận động phổ biến ở trẻ nhỏ.

  1. Bé gặp khó trong việc di chuyển
  2. Bé dễ bị ngã và hay gặp phải tai nạn
  3. Bé khó khăn khi tự thực hiện việc vệ sinh cá nhân.
  4. Bé không thể tự mặc quần áo, nắm giữ các đồ vật, viết chữ hay điều khiển xe đồ chơi.
  5. Bé gặp khó khăn trong những hoạt động đòi hỏi khả năng tự giữ thăng bằng và những loại vận động yêu cầu phối hợp như leo trèo, đá bóng, v.v…
  6. Bé có trí nhớ kém, khó khăn trong việc tổ chức và làm theo hướng dẫn
  7. Bé chậm phát triển kĩ năng nói, nghe và chơi những trò chơi đòi hỏi trí tưởng tượng.
  8. Bé gặp khó khăn khi tương tác với các bạn cùng trang lứa.
  9. Bé rất nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng, v.v…
  10. Bé hay có xu hướng va vào những đứa trẻ khác.
  11. Bé dễ bị vướng chân
  12. Bé thường chậm tiếp thu, dễ mắc phải chứng rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc chứng khó đoc.

[inline_article id=4793]

Nếu mẹ nghi ngờ bé có nguy cơ mắc chứng rối loạn vận động, hãy đưa bé bến bác sĩ ngay lập tức. Các bác sỹ có thể chuẩn đoán chứng rối loạn vận động ở trẻ thông qua một số bài kiểm tra:

  • Yêu cầu tiền sử bệnh án của trẻ cũng như những thành viên trong gia đình.
  • Sử dụng một phương pháp để đánh giá các kỹ năng vận động thô và tinh của trẻ.
  • Bác sỹ cũng có thể yêu cầu thực hiện một số bài kiểm tra về trí tuệ để loại trừ khả năng bé mắc chứng bệnh khác.

3 phương pháp điều trị rối loạn vận động ở trẻ

Hiện nay chưa có phương pháp đặc biệt nào để điều trị chứng rối loạn thần kinh về vận động ở trẻ. Tuy nhiên, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp để cải thiện tình trạng của bé. Bác sỹ sẽ căn cứ trên kết quả kiểm tra để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho bé.

1. Tăng cường rèn luyện thể chất:

Giáo dục thể chất giúp bé rèn luyện kĩ năng phối hợp và giao tiếp hiệu quả giữa bộ não và  \các bộ phận cơ thể. Hãy dạy cho bé một số môn thể thao như đi xe đạp hay bơi lội để giúp bé cải thiện kỹ năng vận động. Chơi những môn thể thao đồng đội giúp bé phát triển các kỹ năng xã hội. Ngoài ra, các bài tập hàng ngày có thể giảm thiểu nguy cơ béo phì ở trẻ.

2. Giao “nhiệm vụ” cụ thể cho bé:

Nó giúp bé thực hiện các hoạt động thường xuyên một cách dễ dàng. Những bài tập vật lý trị liệu có thể dạy bé kỹ thuật để thực hiện các nhiệm vụ đơn giản cũng như khó khăn, theo dõi sự tiến bộ và hướng dẫn bé từng bước để hướng bé đến một cuộc sống độc lập.

3. Giao cho bé những nhiệm vụ lớn hơn:

Điều này liên quan đến các hoạt động thường xuyên nhằm tăng cường kỹ năng vận động của bé. Bạn có thể quan sát sự tiến bộ của bé đối với những nhiệm vụ mà trước đó bé phải rất khó khăn để hoàn thành.

Ngoài ra, bé có thể sẽ cần được hỗ trợ trị liệu về mặt ngôn ngữ.

Tình yêu thương, sự kiên trì rèn luyện,  giúp đỡ từ gia đình và trong trường học là vô cùng quan trọng để giúp bé vượt qua những thách thức do chứng rối loạn thần kinh về vận động và sớm giúp bé sống một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Rối loạn hành vi và phát triển

Bài thuốc dân gian trị mộng du khi ngủ hiệu quả

Nói đến bệnh mộng du khi ngủ ở trẻ em, thường có nhiều cách lý giải về nguyên nhân khác nhau. Cách chữa trị cho trẻ cũng đa dạng phương pháp từ khoa học hiện đại đến bài thuốc dân gian lưu truyền.

Có nhiều lời khuyên về việc đánh thức ai đó đang mộng du được xem là hành động nguy hiểm, khiến họ trở thành người vô hồn. Thực tế là bạn đánh thức trẻ đang mộng du sẽ không gây hại, dù phải gặp nhiều khó khăn để khiến trẻ tỉnh dậy sau đó.

Nhà khoa học lý giải về bệnh mộng du

Trong cuốn sách “Bên cạnh điều bí ẩn” nhà sinh học nổi tiếng người Nga I. Metanikôp, giải thích về mộng du khi ngủ như sau: “Trong lúc vừa đi vừa ngủ, người bệnh ở trong một trạng thái đặc biệt gọi là trạng thái hoàng hôn. Người đó thực hiện các động tác một các tự động mà không nhận thức được mình làm gì”.

Lý giải về các việc làm dạng không tưởng như bẻ quặp được các ngón tay, gập bàn chân vào phía trong với người bị bệnh mộng du cuốn sách chia sẻ thêm: “Câu trả lời cho những việc không tưởng có thể làm trong lúc mộng du cũng không quá phức tạp. Nhớ lại hình ảnh của một người bình thản đi trên tấm ván rộng và chắc chắn bắc qua dòng suối hay một lạch nước không sâu lắm. Đó là do người bệnh không hề có chút ý nghĩ nào về sự nguy hiểm thậm chí nếu có trượt chân đi chăng nữa. Bởi ý thức còn đang ngủ”.

mong du khi ngu
Căng thẳng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị mộng du

Các nhà khoa học Mỹ cũng giải mã hiện tượng mộng du này là do những tế bào định hướng trong bộ não khi ngủ vẫn tích cực hoạt động như khi bạn thức. Đó là lí do giúp người mắc bệnh mộng du có thể di chuyển đây đó trong khi ngủ mà không va chạm với chướng ngại vật, chẳng hạn như các bức tường hay cánh cửa, nhà vệ sinh.

Các nhà khoa học cũng tin rằng căng thẳng chính là tác nhân chính khiến cho bệnh xuất hiện. Trẻ có thể trở thành người mộng du nếu giấc ngủ thường xuyên bị ngắt quãng 3-4 lần mỗi đêm, hoặc nếu họ nói trong khi ngủ. Bệnh mộng du cũng được hiểu là một dạng đặc biệt của bệnh động kinh.

Bài thuốc dân gian trị bệnh

Khi đưa trẻ bị mộng du khi ngủ tới các bệnh viện, bạn sẽ nhận được các hướng dẫn trị bệnh cụ thể dựa trên những nguyên nhân mà bác sĩ phát hiện ra. Tham khảo bài thuốc của Đông y, trẻ cũng dễ dàng thoát khỏi tình trạng này.

Theo lý giải của Đông y, mộng du là do tâm can âm hư gây nên. Trẻ bị bệnh có thể đang ngủ bỗng ngồi dậy, mở mắt, đi ra ngoài, hoặc đến cửa sổ, trèo lên cửa sổ… thường gặp trẻ từ 7-12 tuổi. Mộng du thường xuất hiện 1-2 giờ sau khi ngủ và kéo dài từ vài giây đến 30 phút. Khi tỉnh dậy, trẻ sẽ không nhớ gì về sự việc đã xảy ra. Mộng du có thể xảy ra hằng đêm, cũng có thể không thường xuyên.

Trẻ bị mộng du khi ngủ thường có biểu hiện tâm phiền, choáng váng, đau đầu, hay muộn phiền, giấc ngủ không sâu sẽ được các bác sĩ Đông y kê cho đơn thuốc dưỡng huyết an thuần gồm các vị thuốc: Viễn chí 12 g, táo nhân 12 g, phục thần 12 g, mạch môn 12 g, huyền sâm 12 g, đan sâm 12 g, đẳng sâm 12 g, long cốt 12 g, bạch truật 12 g, cam thảo 4 g, táo 3 quả, đương quy 12 g, hoàng kỳ 12 g.

Cách dùng: Đổ 5 chén nước, sắc nhỏ lửa thành 3 chén, chia thành 3 lần uống trong một ngày.

Mộng du khi ngủ không quá nguy hiểm, chỉ cần bạn quan sát và theo dõi trẻ để có những điều chỉnh phù hợp trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Rối loạn hành vi và phát triển

Bệnh mộng du ở trẻ em và cách điều trị

Hơn 40% trẻ em dưới 12 tuổi bị mộng du vào một thời điểm nào đó trong ngày. Vậy mộng du là gì?  Bệnh mộng du ở trẻ em được định nghĩa là tình trạng đi trong giấc ngủ, trẻ sẽ tiến hành một số hoạt động trong khi vẫn đang ngủ.

Mộng du thường xuất hiện 1-2 giờ sau khi ngủ vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ sâu và kéo dài từ vài giây đến 30 phút. Mộng du có thể xảy ra thường xuyên cũng có thể không. Khi ngủ dậy, trẻ sẽ không nhớ gì về sự việc đã xảy ra.

Nguyên nhân và triệu chứng

  • Trẻ thường xuyên hoảng sợ ban đêm, mất ngủ hay thể trạng yếu rất dễ bị bệnh mộng du. Một số trẻ phải sử dụng thuốc an thần hay thuốc kháng sinh histamin cũng nằm trong nhứng nhóm nguyên này.
  • Khi đi ngủ, nếu trẻ quên không đi vệ sinh thì bàng quang đầy nước tiểu cũng sẽ dẫn đến bệnh mộng du ở trẻ em. Ngoài ra, ngủ ở môi trường lạ, nơi ngủ ồn ào, có quá nhiều ánh sáng, người ngủ bị stress… cũng có thể dẫn đến mộng du.

Cách chuyên gia lĩnh vực này chia ra các triệu chứng trong 3 trường hợp sau:

  • Mộng du đơn giản: Có hai hình vi cụ thể. Thứ nhất, trẻ ngồi ngay trên giường vừa nói vừa có những động tác quờ quạng, thỉnh thoảng lại nói.

Thứ hai, trẻ mộng du đứng dậy đi quanh quẩn trong phòng sau đó lại quay về giường ngủ tiếp. Trẻ mộng du vẫn mở mắt như đã thức giấc. Nếu có ai đó nói chuyện bé có thể trả lời chính xác, thậm chí có thể làm theo lệnh.

Với trường hợp thứ hai, đôi khi trẻ có thể làm những hành động như di chuyển đồ vật, bước xuống cầu thang, làm bể kính, lục tìm trong tủ lạnh, ăn uống… hay đi tiểu tiện ở một gốc nào đó. Loại mộng du này không nguy hiểm, diễn ra tối đa một lần mỗi tháng, kéo dài trong 10 phút.

bệnh mộng du ở trẻ em
Trẻ bị mộng du thường có những hành động đi bộ trong đêm và tìm đồ vật
  • Mộng du có nguy cơ: Đây có thể gọi là cấp độ 2 của bệnh mộng du ở trẻ em. Mộng du kéo dài hơn 10 phút và lặp đi lặp lại 2 – 3 lần/tuần. Trẻ mộng du có những hành động nguy hiểm: Có thể tự gây tổn thương cho chính bản thân trẻ và những người xung quanh, có thể bị té ngã và có ý định trèo qua cửa sổ.
  • Mộng du khiếp sợ: Khi trẻ bắt đầu đi học tiểu học sẽ xuất hiện mộng du dạng này (trước 6 tuổi hoặc sau 10 tuổi và kéo dài đến lứa tuổi dậy thì). Trẻ có thể nhảy qua cửa sổ cao gấp 2 lần khi trong cơn mộng du. Trẻ mộng du trong trạng thái vô thức và trong trạng thái khiếp sợ, có thể nằm tại chỗ không đi, hét rống lên trong đêm, nhịp tim tăng, nhịp thở tăng và hoạt động của cơ cũng tăng.

Điều trị bệnh mộng du ở trẻ em

Đối với trẻ em, khi bị mộng du, bạn nên nhẹ nhàng đưa trẻ trở lại phòng ngủ hoặc đưa trẻ đi vệ sinh nếu trẻ đang muốn đi. Mộng du có thể kết thúc ngay khi trẻ nằm lên giường. Đừng trông đợi trẻ thức tỉnh khi trở lại giấc ngủ bình thường.

Nếu phát hiện trẻ mắc bệnh mộng du, bạn nên ghi chép thời gian từ lúc trẻ ngủ đến lúc bắt đầu mộng du. Sau đó đánh thức trẻ 15 phút trước khi trẻ bắt đầu mộng du, giữ cho trẻ thức 5 phút. Làm như vậy 7 đêm liền. Nếu trẻ bị mộng du lại thì luyện tập tiếp 7 đêm nữa.

benh mong du o tre em 1
Trẻ cần được ngủ đủ giấc và tránh thức quá khuya

Không để trẻ kiệt sức vì mệt mỏi hay thức khuya dẫn đến mất ngủ. Bảo vệ trẻ khỏi các tai nạn, mặc dù hiếm nhưng trẻ có thể bị tai nạn, nhất là lúc trẻ đi ra ngoài, có thể bị tai nạn giao thông, bị chó cắn, lạc đường… làm tăng khả năng bị mộng du.

Nếu trẻ xảy ra nhiều cơn mộng du tức là bệnh mộng du ở trẻ em đang ở mức độ trầm trọng, hãy đưa trẻ bác sĩ chuyên khoa thần kinh và tâm lý để được điều trị kịp thời, tránh những hậu quả về sau.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Rối loạn hành vi và phát triển

Điều trị chứng tăng động giảm chú ý không cần dùng thuốc

Hiện nay, Ritalin và các loại thuốc kích thích khác đang được dùng để điều trị ADHD và với nhiều trẻ bị tăng động giảm chú ý, các loại thuốc này sẽ tạo ra một số tác dụng phụ như hồi hộp, lo lắng, khó chịu, đau bụng, nhức đầu, chán ăn và khó ngủ. Cao huyết áp, chậm phát triển và chậm tăng cân là những tác dụng phụ khác có thể xảy ra. Do đó, bác sĩ điều trị sẽ cần gặp bệnh nhân ADHD thường xuyên để kiểm soát tình hình và can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó, bé cần được hỗ trợ đúng cách khi ở tại nhà và đi học. Với cách nuôi dạy hợp lý, bạn sẽ giúp các bé bị tăng động giảm được các biểu hiện bệnh.

Tăng động giảm chú ý
Sự chăm sóc của gia đình chính là cách tốt nhất giúp bé chiến đấu với chứng tăng động giảm chú ý

Việc đầu tiên bạn cần làm là chấp nhận hiện thực và điều chỉnh kỳ vọng về năng lực, về những gì bé có thể làm vào thời điểm này. Thực tế, có rất nhiều trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý nhưng vẫn rất thông minh và sáng tạo. Biết đâu con của bạn sau này có thể trở thành một nhà khoa học nổi tiếng hay một đạo diễn phim sáng giá. Tuy nhiên bạn sẽ cần suy nghĩ lại cách bạn sẽ cư xử với bé cũng như môi trường bạn sẽ tạo ra cho bé sắp đến là gì. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

Chia sẻ thông tin và mở lòng đón nhận sự giúp đỡ

Khi có được kết luận cuối cùng về bệnh của con, bạn nên thông báo cho các thành viên trong gia đình biết (ít nhất là với những người thường dành nhiều thời gian cho con bạn), bạn thân, giáo viên và bất cứ người nào có thể giúp đỡ bạn. Một số cha mẹ thường giữ im lặng khi biết con mình bị ADHD vì họ sợ bé sẽ bị kì thị. Tuy nhiên điều này là không nên vì một khi người ta không có được thông tin cần biết, rất nhiều câu chuyện không hay sẽ được “sáng tạo” và tạo điều kiện cho những hành vi không phù hợp diễn ra, sẽ càng không tốt cho bé.

Các giáo viên và người hướng dẫn sẽ có thể giúp con bạn tốt hơn khi họ biết bạn sẵn sàng phối hợp cùng họ để làm cho không khí trong lớp học, những chuyến đi dã ngoại thú vị hơn và nhất là phù hợp với con bạn hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên chú trọng đến việc xây dựng mạng lưới hỗ trợ để con bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ thiết thực trong khoảng thời gian sắp đến.

[inline_article id=61000]

Thay đổi không gian

Một đứa trẻ bị tăng động vốn có khả năng tập trung không tốt. Đó là lý do mẹ nên chú ý hơn đến những yếu tố có thể càng làm bé thấy rối rắm. Bạn nên hạn chế và loại bỏ những yếu tố có thể kích thích hay làm bé bị phân tâm trong không gian của bé. Ở nhà, bạn cần đảm bảo phòng của bé luôn gọn gàng, ngăn nắp; sắp xếp đồ chơi và truyện tranh của bé ở những nơi “kém thu hút”. Không nên để quá nhiều đồ chơi hoặc vật gì khiến bé muốn cầm, nắm thường xuyên trước mặt bé, bởi con sẽ muốn nhặt đồ chơi lên mày mò đến nỗi quên mất việc mình đang làm. Trong lúc bé đang cần tập trung, mẹ cũng nên giúp bé có một không gian yên tĩnh, không có những âm thanh như chuông điện thoại, TV… Ngay cả quần áo không thoải mái cũng khiến bé khó chịu và giảm hẳn sự chú ý đến việc cần làm.

Trẻ tăng động cũng không thích hợp với những chỗ quá đông đúc và có nhiều tiếng ồn. Ở trường, bạn nên nhờ giáo viên cho bé ngồi hay chơi ở những chỗ nào mà cô có thể theo dõi được bé hay hạn chế bé tiếp xúc với những bé khác và vật dụng có thể làm bé mất tập trung.

Trẻ bị tăng động nên được sinh hoạt theo trật tự

Các bé tăng động giảm chú ý thường cảm thấy mất bình tĩnh khi ở trong một môi trường không rõ ràng. Đó là lý do vì sao mẹ nên sắp đặt một lịch sinh hoạt thật rõ ràng cho bé: Đâu là thời gian thức dậy, thời gian đánh răng, thời gian ăn sáng, ngủ trưa… Một khi bé nắm rõ trình tự sinh hoạt và biết trước điều gì sắp đến, bé sẽ giữ bình tĩnh và hành vi cũng được cải thiện hơn, kể cả ở nhà lẫn ở trường.

Tất cả trẻ mẫu giáo đều có thể tuân theo một thời khóa biể cụ thể nào đó và trẻ ADHD lại cần tuân thủ nghiêm ngặt hơn. Một lịch trình được lăp đi lặp lại sẽ giúp trẻ ADHD ít bị lo lắng hay căng thẳng về những gì sắp diễn ra. Bạn cũng không nên quá cứng nhắc mà chỉ cần bé nắm được khi nào và ở đâu bé sẽ được ăn, ngủ, tắm…

Nên khen thưởng thay vì phạt bé

Bạn sẽ tự thấy việc phạt bé về tội không vâng lời, chạy lòng vòng…là vô nghĩa và bạn sẽ không thể biết được bé ADHD sẽ phản hồi tốt như thế nào khi chúng được nhận những phần thưởng, lời khen dù rất đơn giản. Hãy khen ngợi bé ngay khi bé có biểu hiện hay hành vi tốt, chẳng hạn khi bé có thể tự đánh rắng theo chỉ dẫn của bạn, bạn có thể nói “Con gái mẹ giỏi quá! Tuyệt vời!…và tặng cho bé những món quà nhỏ nhỏ xinh xinh như một ngôi sao, một mặt cười hay một câu chuyện mà bạn sẽ kể cho bé nghe trước khi đi ngủ…Phần thưởng cho bé nên là những thứ mà bé có thể tận hưởng ngay lúc đó vì trẻ ADHD không thích chờ đợi.

[inline_article id=999]

Với sự khuyến khích, động viên hữu hình, bạn sẽ làm cho bé cảm thấy vui và tự bé sẽ muốn lặp lại những hành vi tốt đó để bé lại được tận hưởng cảm giác hạnh phúc đó. Theo thời gian, những cảm xúc tích cực sẽ được khơi nguồn từ ý thức bên trong bé chứ không còn dựa vào những phần thưởng bên ngoài nữa.

Luôn dịu dàng với bé

Việc quát mắng các bé bị chứng bệnh tăng động thường gây nguy hiểm nhiều hơn là khiến bé nghe lời. Tăng động là một rối loạn tâm lý và bé cần được bố mẹ giúp đỡ và khuyến khích trong mọi việc, kể cả những hoạt động thường ngày như tắm rửa hay đọc sách.

Trẻ bị tăng động
Sự tinh tế, khéo léo trong cách nuôi dạy con của ba mẹ vô cùng cần thiết với trẻ bị tăng động

Đưa ra những hướng dẫn ngắn gọn

Những câu chỉ dẫn hoặc yêu cầu dài dòng thường khiến các bé tăng động khó mà nắm bắt. Để con không còn bối rối, bố mẹ đừng quên đưa ra những lời chỉ dẫn, những yêu cầu ngắn gọn. Bé sẽ hiểu các yêu cầu và dễ dàng làm theo từng yêu cầu riêng lẻ. Nếu bé đã biết đọc, mẹ có thể viết từng yêu cầu nhỏ ra và để ở những nơi bé dễ thấy như cửa tủ lạnh, góc bàn học…

Tránh để bé bị mệt

Cho dù các bé bị bệnh tăng động có tỏ ra giàu năng lượng đến thế nào, con vẫn chỉ là một đứa trẻ chưa biết cách kiểm soát mức độ hoạt động của mình. Mẹ nên chú ý điều này để giúp con tránh việc bị mệt mỏi quá mức. Tình trạng mệt mỏi khi vận động quá sức có thể khiến bé khó kiểm soát bản thân và làm tình trạng tăng động càng thêm tồi tệ.

Áp dụng kỷ luật một cách khéo léo

Mọi đứa trẻ đều cần phải hiểu được một số nguyên tắc kỷ luật nhất định. Tuy nhiên, đối với các bé bị tăng động, mẹ không nên áp dụng những hình thức như la mắng, phạt con bằng các hoạt động thể chất. Một ý tưởng hay khi muốn áp dụng kỷ luật cho các trẻ gặp vấn đề về chú ý hay tăng động, đó là cho bé vào một phòng cách ly một lúc. Bố mẹ nên tha thứ và cho bé ra khỏi phòng ngay khi con nhận lỗi.

Thuốc và các phương pháp trị liệu dành cho trẻ tăng động giảm chú ý

Việc sử dụng thuốc đối với các bé bị tăng động không giúp trị khỏi căn bệnh này. Thuốc chỉ giúp giảm bớt các biểu hiện của bệnh, làm bé tập trung tốt hơn, giảm tình trạng hoạt động liên tục không ngừng. Mẹ nên cho con gặp bác sĩ và các chuyên gia một cách định kỳ để tiện theo dõi sự biến chuyển của bé và chọn ra loại thuốc thích hợp. Ngoài ra, bé có thể cũng sẽ cần các biện pháp trị liệu. Các chuyên viên trị liệu sẽ giúp đưa ra một kế hoạch thích hợp để đạt được những mục tiêu như giúp bé hiểu được các kỹ thuật để giữ bình tĩnh như hít thở, thả lỏng cơ… Ngoài ra, chuyên viên trị liệu cũng có thể “hiến kế” để bé có thể kết bạn hoặc đạt kết quả học tập tốt hơn.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Rối loạn hành vi và phát triển

Mẹ biết gì về hội chứng Tourette ở trẻ?

tật nháy mắt ở trẻ em
Hội chứng Tourette có thể biểu hiện ở mặt hoặc các bộ phận khác trên cơ thể

1/ Dấu hiệu của hội chứng Tourette

Có hai dạng máy giật ở người bị hội chứng Tourette: đơn giản và phức tạp.

• Đạng máy giật đơn giản chỉ ảnh hưởng đến một nhóm cơ. Người bị Tourette thường thể hiện sự máy giật lần đầu ở mặt (ví dụ, chớp mắt, chun mũi, hoặc trề môi) và sau đó có thể có máy giật ở các bộ phận khác trên cơ thể (co vai co, đá, ngoẹo đầu). Máy giật phát âm đơn giản bao gồm bao gồm hừ mũi, kêu ré, và ho.

• Máy giật phức tạp ảnh hưởng đến nhiều hơn một nhóm vận động. “Đó là một loạt các động tác máy giật, ví dụ như nháy mắt rồi nhún vai hoặc ho hay kêu ré,” Tiến sĩ Jerry Bubrick, nhà tâm lý học và là giám đốc cấp cao của Viên Tâm lý Trẻ em và Trung tâm Rối loạn Tâm trạng ở New York giải thích.

Mặc dù nhiều người thường đánh đồng Tourette với việc la hét những từ thô tục một cách không kiểm soát nhưng thực tế, chưa đến 2% người bị Tourette biểu hiện dạng máy giật này. Tourette có thể bao gồm bất kỳ sự kết hợp nào giữa các dạng máy giật với mức độ từ nặng đến nhẹ và có thể thay đổi theo thời gian.

Nhiều trẻ bị Tourette có những “dấu hiệu báo trước” trước khi cơn máy giật bắt đầu. Tiến sĩ Bubrick cho biết “Nó cũng giống như cảm giác ở mũi ngay trước khi bạn hắt hơi, và cách duy nhất để thoát khỏi nó là hắt hơi. Trẻ sẽ có cảm giác tương tự ở vị trí mà sự máy giật xảy ra, và sự máy giật là cách duy nhất để loại bỏ cảm giác đó.” Mặc dù hầu hết trẻ em không thể kiểm soát sự máy giật, một số trẻ có thể che giấu chúng cho đến khi tìm được một chỗ kín đáo.

bị bắt bạt
Chuyện sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bé trở thành đối tượng trêu chọc của bạn bè

Khoảng 5 đến 24% trẻ em ở tuổi đi học có sự máy giật nhưng không bị Tourette. Đây được gọi là “sự máy giật tạm” và thường kéo dài ít nhất 4 tháng và không quá một năm. Mẹ nên quan sát tần suất của sự máy giật, cường độ, cũng như mức độ ảnh hưởng đối với cuốc sống của trẻ. Trong trường hợp trẻ chỉ nháy mắt khi mệt mỏi và tình trạng này không ảnh hưởng đến cuộc sống ở nhà hay ở trường và tự biến mất sau hai tuần thì bạn chẳng có gì phải lo lắng. Nếu hiện tượng nháy mắt diễn ra thường xuyên hơn và bắt đầu khiến trẻ khó chịu hoặc trẻ bị bạn bè trêu ghẹo thì đã đến lúc bạn phải lo lắng.

2/ Nguyên nhân

Tourette là một tình trạng thần kinh xảy ra do rối loạn chức năng trong khu vực kiểm soát sự vận động ở não được gọi là hạch nền (basal ganglia). Một số nhà nghiên cứu cho rằng đến 85% các trường hợp là do yếu tố di truyền; 15% còn lại được cho là do những yếu tố như các biến chứng thai kỳ, chấn thương đầu, và ngộ độc carbon monoxide (CO). Xác suất mắc hội chứng này ở nam giới cao hơn 3 đến 4 lần so với nữ giới.

Căng thẳng không gây ra Tourette nhưng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Với nhiều trẻ, sự máy giật tăng lên về tần số và mức độ nghiêm trọng khi căng thẳng, buồn chán, hoặc mệt mỏi. Tham gia các hoạt động, dù là thể thao hay trò chơi vi tính, đều có thể giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng.

Có một mối tương quan chặt chẽ giữa Tourette và OCD (Rối loạn ám ảnh cưỡng chế). “Những đứa trẻ bị Tourette thường bị OCD, nhưng ngược lại thì không,” Tiến sĩ Bubrick cho biết. Trẻ bị Tourette cũng thường bị tăng động giảm chú ý (ADHD).

[inline_article id=61000]

3/ Điều trị

Tourette là được điều trị bởi một bác sĩ hoặc bác sĩ tâm lý với sự phối hợp của trẻ và phụ huynh. Có ba giai đoạn điều trị:

– Rèn luyện nhận thức. “Đầu tiên chúng tôi yêu cầu đứa trẻ và bố mẹ tiến hành ghi chép để họ có thể hiểu hơn về sự máy giật – khi nào xảy ra, có điều gì khác xảy ra vào cùng thời điểm, kéo dài bao lâu và đứa trẻ có khống chế được hay không,” Tiến sĩ Bubrick cho biết.

Trong giai đoạn này, đứa trẻ cũng được biết sự máy giật sẽ trông như thế nào đối với người ngoài. “Những đứa trẻ có thể biết chúng có sự máy giật, nhưng chúng không hiểu những người khác thấy gì.” Vì vậy bọn trẻ ngồi trước những gương và nhìn sự máy giật diễn ra. Theo Tiến sĩ Bubrick thì đây không phải là một trải nghiệm khó chịu đối với chúng: “Mục đích chỉ là để chúng nhìn thấy những gì mình đang trải qua.”

– Rèn luyện Thư giãn

Sự máy giật ít xuất hiện hơn khi cơ thể thư giãn, vì vậy trong giai đoạn này trẻ học các phương pháp để giảm căng thẳng và áp lực.

2 bài tập trẻ thường được dạy là hít thở sâu và thư giãn cơ từng bước. “Với những trẻ lớn hơn, chúng tôi thường thu âm những bài tập và chép vào điện thoại để chúng có thể nghe và thực hiện bất cứ khi nào,” Tiến sĩ Bubrick cho biết. Mỗi bài tập kéo dài 20 đến 25 phút, và ông khuyến nghị trẻ nên thực hiện một hay hai lần mỗi ngày.

“Nếu chúng luyện tập thường xuyên và đều đặn, trẻ sẽ bắt đầu có thể tự thư giãn mà không cần bản ghi âm. “Sau đó, khi chúng nhận ra rằng cơ thể mình đang căng thẳng, chúng có thể sử dụng những phương pháp của riêng mình để trở về trạng thái bình thường.” Việc này sẽ làm giảm các triệu chứng của chúng.

[inline_article id=21473]

– Tìm một phản ứng cạnh tranh

Sau khi bọn trẻ biết khi nào sự máy giật diễn ra và cách để thư giãn cơ thể thì chúng sẽ được học những gì phải làm thay vì máy giật. “Chúng tôi muốn chúng sử dụng chính những cơ bị ảnh hưởng để thực hiện những chuyển động ngược lại cho cảm giác muốn máy giật qua đi,” Tiến sĩ Bubrick cho biết. Ví dụ như hiện tượng nháy mắt: Khi nháy mắt, mí mắt hạ xuống; hành động ngược lại sẽ là giữ mắt mở to. “Khi các dấu hiệu báo trước xuất hiện, chúng tôi dạy bọn trẻ sử dụng kỹ thuật thở và mở mắt to nhất có thể trong một phút.”

Nói cách khác, “chúng tôi sẽ dạy cho não bộ đánh lừa sự máy giật,” Tiến sĩ Bubrick cho biết. Điều này không hề dễ dàng, và đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và luyện tập. Nhưng phần thưởng là ít máy giật hơn và dễ hòa đồng hơn. Quá trình điều trị thường kéo dài từ 10 đến 15 tuần, mỗi tuần điều trị một buổi, và sau đó đứa trẻ đã có những công cụ có thể sử dụng để kiểm soát sự máy giật tốt hơn.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Rối loạn hành vi và phát triển

Chẩn đoán hình ảnh phát hiện trẻ tự kỷ từ 9 tháng tuổi

Bệnh tự kỷ cần được phát hiện càng sớm càng tốt trước 2 tuổi để can thiệp kịp thời, trong khi hầu hết cha mẹ chỉ thực sự nhận ra con mình mắc bệnh khi chúng đã lên 4 thì đã quá muộn. Một số người cũng hoài nghi vì nhìn thấy các vấn đề về phát triển ở con khi chúng chưa được 1 tuổi. Tuy nhiên, khoa học lại chưa đưa ra bất cứ công cụ chẩn đoán hình ảnh nào để xác định chắc chắn tình trạng bệnh của trẻ.

Phương pháp mới dựa trên cách tính toán chu vi và phân tích các phản xạ vùng đầu sẽ giúp chẩn đoán sớm chứng tự kỷ như một phần của bước chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ. Cách xác định bằng hình ảnh này dễ dàng thực hiện, nhanh chóng và hiệu quả; đặc biệt hữu ích đối với những trẻ không có biểu hiện sớm của bệnh và không thể nhận biết thông qua các triệu chứng thông thường.

tre tu ky 2
Phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp trẻ tự kỷ phát triển tốt hơn

Trong cuộc nghiên cứu tại trường Đại học George Washington (Mỹ), gần 1.000 trẻ đã được chia thành hai nhóm, một nhóm chẩn đoán sớm theo phương pháp này vào lúc 9 tháng tuổi, một nhóm không chẩn đoán sớm và tiếp tục theo dõi khi chúng được khoảng 4-6 tuổi.

15 trẻ có chu vi đầu lớn hơn hoặc bằng 75 phân vị (tức là có chưa tới 75% số trẻ có chu vi đầu nhỏ hơn các trẻ này), chu vi đầu lệch chuẩn cân đối 10% so với chiều cao toàn thân, hoặc có kết quả thử phản xạ vùng đầu quá kém đã được chẩn đoán có nguy cơ mắc chứng tự kỷ (30%) hay chậm phát triển ngôn ngữ (70%). Kết quả này chính xác 93% khi các chẩn đoán vào năm các trẻ này 3 tuổi cho thấy có đến 14 trẻ thực sự biểu hiện triệu chứng của bệnh.

Trước đây các bác sĩ nhi khoa chỉ lưu ý các bậc cha mẹ đề phòng sớm trường hợp trẻ mắc chứng tự kỷ thông qua cân nặng lúc chào đời (lớn hơn 4.5 kg hoặc nhẹ hơn 2.5 kg); hoặc tiếng khóc cao, chát chúa, căng thẳng; nhưng các biểu hiện này chỉ chính xác dưới 60% mà thôi.

Còn các biện pháp theo dõi hành vi, tâm lý và khả năng ngôn ngữ của trẻ thì ít nhiều khá cảm tính, không phải cha mẹ nào đủ kiến thức để “chẩn đoán” kịp thời cho con mình. Vậy nên phương pháp chẩn đoán hình ảnh chu vi và phản xạ vùng đầu chắc chắn sẽ giúp cha mẹ và các bác sĩ nắm bắt thời điểm vàng phát hiện trẻ tự kỷ để can thiệp kịp thời.

MarryBaby