Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị sốt nên và không nên ăn uống những gì?

Với trẻ nhỏ, khi bị sốt lâu ngày, cơ thể sẽ suy yếu, mệt mỏi, dẫn đến chán ăn nên càng khó phục hồi. Vậy bé nên ăn gì để nhanh chóng vượt qua? Mẹ hãy bổ sung những thực phẩm dưới đây vào thực đơn ăn uống mỗi ngày, để giúp bé “chống” lại cơn khó chịu, uể oải do ốm sốt mang lại nhé!

Một trong những lo lắng mẹ thường gặp đó là trẻ bị sốt nên ăn gì, uống gì? Nên cho bé kiêng món nào? MarryBaby sẽ mách cha mẹ các loại thức ăn, thức uống tốt cho trẻ bị sốt nhé.

1. Trẻ bị sốt nên ăn và uống những gì?

Về nguyên tắc chung, trẻ bị sốt nên ăn thực phẩm giàu vitamin, protein, chất chống oxy hóa và chất khoáng. Cụ thể hơn, mẹ cần bổ sung vào thực đơn ăn uống cho bé bị sốt những món ăn sau.

1.1 Sinh tố trái cây

Với câu hỏi trẻ bị sốt nên ăn trái cây gì thì các loại trái cây như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… là lựa chọn ưu tiên trong thời gian trẻ bị sốt.

Mẹ hãy bổ sung vào thực đơn ăn uống của bé những loại trái cây trên vì nó vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp giảm sốt, bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất.

Tuy nhiên, thời gian này trẻ thường mệt mỏi, khó ăn, nên nhiều mẹ cũng tự hỏi có thể cho trẻ uống sinh tố và nước ép không? Câu trả lời là mẹ nên xay sinh tố hay làm nước ép hoa quả sẽ giúp trẻ dễ hấp thụ hơn.

1.2 Nước cam tươi

Nước cam một loại nước hoa quả không thể thiếu khi tìm hiểu “trẻ bị sốt nên ăn gì?”. Nước cam rất giàu vitamin C, giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên của cơ thể; và gia tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn, virus.

>> Cùng chủ đề bị sốt nên ăn trái cây gì: Trẻ uống nước cam mỗi ngày có tốt không?

trẻ bị sốt nên ăn trái cây gì
Trẻ bị sốt nên ăn trái cây gì? Cam, chanh, dâu tây, chuối,…

1.3 Súp gà và cháo loãng

Đồ ăn loãng dễ nuốt như súp, nui được nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò không những bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể; mà còn giúp xoa dịu sự khó chịu khi bé bị sốt.

Đặc biệt, cháo hoặc súp được nấu từ thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng; bồi bổ cho trẻ mau phục hồi, chống viêm, kháng khuẩn, nhanh hạ sốt và giảm các triệu chứng do cảm cúm.

Khi nấu súp gà, mẹ nhớ cho thêm một số loại rau, nấm… để cung cấp thêm cho bé một lượng vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa; giúp tăng cường hệ miễn dịch. Gừng, hành, rau thơm… cũng là những nguyên liệu làm tăng hiệu quả chữa bệnh của món súp gà.

[key-takeaways title=”Bé bị sốt nên ăn gì? Công thức cháo giải cảm”]

[/key-takeaways]

1.4 Uống Oresol kết hợp nước trái cây

Oresol có giúp bù lại lượng nước đã mất cho cơ thể và hạ sốt nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều trẻ không thích mùi vị của loại thuốc này vì thấy khó uống. Do đó, cha mẹ hãy pha Oresol cùng với nước trái cây. Trái cây sẽ loại bỏ vị khó chịu của Oresol; đồng thời bổ sung vitamin cho bé.

>> Cùng chủ đề nên ăn gì: Trẻ bị sốt phải làm sao? Hướng dẫn cách chăm sóc bé

1.5 Nước dừa

Dừa không quá xa lạ đối với chúng ta. Theo chuyên gia, nước dừa chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong đó phải kể đến natri, kali, sắt, canxi, vitamin C… Đặc biệt, thành phần vitamin C trong nước dừa sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ.

Thế nhưng khi cho trẻ bị sốt uống nước dừa, cha mẹ cần lưu ý:

  • Không nên cho bé uống nước dừa nếu bé đang bị cảm lạnh.
  • Không cho trẻ uống nước dừa vào buổi tối để tránh tình trạng bị đầy hơi, khó tiêu…
  • Nên cho trẻ uống nước dừa tươi, không uống nước dừa lạnh để tránh mất các dưỡng chất quan trọng.
  • Chỉ nên cho con uống nước dừa ở mức vừa phải. Bởi uống quá nhiều nước dừa sẽ khiến cơ thể mất cân bằng điện giải.

1.6 Sữa mẹ

Nếu trẻ dưới sáu tháng tuổi, sữa mẹ sẽ là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho con. Sữa mẹ là một nguồn kháng thể tốt; có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ.

Cha mẹ nên kiểm tra xem trẻ có bị nghẹt mũi hay không trước khi bắt đầu cho trẻ ăn; vì mũi bị tắc nghẽn có thể khiến trẻ không bú đủ.

>> Cùng chủ đề trẻ bị sốt nên ăn gì: Trẻ bị sốt có nên đi tất?

1.7 Yến mạch

Bột yến mạch rất giàu vitamin, protein, chất béo và khoáng chất; vì thế mẹ hãy cho bé ăn các món nấu từ yến mạch vào bữa phụ. Mẹ có thể trộn thêm sữa và bánh ngũ cốc cùng bột yến mạch để bé thưởng thức.

1.8 Sữa chua

Sữa chua là một món ăn có lợi khi trẻ bị sốt hoặc ốm; vì chúng bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp cơ thể khỏe hơn, tiêu hóa tốt hơn, giúp cơ thể sớm hồi phục.

Để tăng phần hấp dẫn kích thích khẩu vị đang chán ăn của trẻ; mẹ có thể dùng các loại trái cây tốt cho sức khỏe bé như: Chuối, cam, xoài, dâu tây… xay nhuyễn kèm sữa chua để được 1 ly sinh tố thơm ngon, bổ dưỡng.

>> Cùng chủ đề trẻ bị sốt nên ăn vặt món gì: 16 cách làm sữa chua cho bé ăn ngon miệng

trẻ bị sốt nên ăn gì
Trẻ bị sốt nên ăn gì – Sữa chua

1.9 Các loại rau: Cà chua, bắp cải, mồng tơi

Bên cạnh việc ăn trái cây khi bị sốt, nên cho trẻ bị sốt ăn rau gì cũng cần cân nhắc. Các loại rau quả quen thuộc như cà chua, bắp cải, rau cải, mồng tơi, rau ngót, rau muống, rau dền… là câu trả lời dành cho mẹ.

Một lưu ý đó là các loại rau liệt kê ở trên nên được chế biến dưới dạng luộc hay canh. Chế biến như vậy giúp cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất cần thiết giúp bé nhanh hạ sốt; tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nếu trẻ bị sốt và không chịu ăn rau xanh; mẹ có thể nấu rau xanh lẫn vào súp cho bé ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể đầy đủ khi bé bị ốm.

>> Trẻ bị sốt nên ăn rau gì? Công thức cháo rau mồng tơi cho bé ăn dặm

1.10 Súp nấm

Trẻ bị sốt nên ăn gì? Súp nấm sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho trẻ bị sốt.

Lợi ích sức khỏe của nấm rất nhiều; khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng của chúng đã được nhiều người biết đến. Súp nấm là món ăn vừa ngon; vừa bổ dưỡng cho trẻ mới biết đi bị cảm lạnh và ho. Loại súp này phù hợp với trẻ em từ một tuổi.

1.11 Bánh quy được làm từ lúa mì

Bánh quy được làm từ lúa mì là loại thực phẩm có công dụng tuyệt vời; giúp trẻ bị ốm, sốt nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Vì lúa mì là loại thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa; cha mẹ hãy thêm các loại bánh quy được chế biến từ lúa mì để làm bữa phụ cho bé nhé.

1.12 Cho trẻ uống nhiều nước

Khi cơ thể bị mất nước, các virus, vi khuẩn thường phát triển mạnh mẽ. Khi trẻ bị sốt, mẹ nên cho bé uống nhiều nước lọc nhiều hơn để bổ sung lượng nước đã mất đi.

Việc bù đủ nước khi sốt sẽ giúp bé không bị kiệt sức; các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được loại bỏ nhanh và dễ dàng hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrit hoặc oresol để bù điện giải cho bé.

>> Cùng chủ đề nên ăn gì: Trẻ bị sốt có nên bật quạt? 5 nguyên tắc cần nhớ

trẻ bị sốt nên ăn gì

1.13 Uống nước gừng hạ sốt

Gừng là loại gia vị có thể giúp hạ nhiệt cơn sốt. Với công dụng kháng khuẩn, kháng virus tự nhiên, gừng hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động miễn dịch trong việc “chiến đấu” với các bệnh viêm nhiễm. Nếu thuyết phục được bé uống được loại nước này thì sẽ rất hiệu quả trong việc giảm sốt.

Mẹ làm nước gừng cho bé uống bằng cách cho 1/2 thìa cà phê gừng tươi băm nhuyễn (tương đương 2,5g) vào 200ml nước sôi, ngâm vài phút rồi cho thêm một ít mật ong và uống từ 3 đến 4 lần mỗi ngày.

>> Cùng chủ đề trẻ bị sốt nên ăn gì: Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em

2. Trẻ bị sốt không nên ăn những thực phẩm gì?

Trẻ không nên ăn gì khi bị sốt cũng là vấn đề cha mẹ lưu tâm. Khi trẻ bị sốt, cha mẹ không nên cho con ăn những thực phẩm khiến con ho và sốt thêm. Các thực phẩm đó gồm:

2.1 Kẹo và đường tinh luyện

Ăn quá nhiều đường không tốt cho bất kỳ ai trong chúng ta. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Do đó, không nên cho trẻ ăn đường và đồ ngọt có nhiều đường khi trẻ bị cảm hoặc ho. Nó có thể làm bệnh tình của trẻ nghiêm trọng hơn.

>> Cùng chủ đề bé bị sốt nên ăn gì: Thuốc hạ sốt cho bé dùng khi nào?

kiêng kẹo đường
Trẻ bị sốt không nên ăn gì? Kẹo và đường tinh luyện

2.2 Trái cây khô và một số loại hạt

Bé có thể cảm thấy khó nhai hoặc nuốt trái cây khô và các loại hạt nếu bị cảm lạnh hoặc ho. Ngoài ra, bé còn có thể bị mắc nghẹn nếu ho trong khi ăn. Vì vậy tốt nhất, mẹ không nên cho bé ăn trái cây khô và các loại hạt.

Tuy nhiên, mẹ có thể cho trẻ ăn ở dạng bột – thêm bột vào sữa và thức ăn dặm của trẻ khi trẻ bị ốm.

>> Cùng chủ đề trẻ bị sốt nên ăn uống gì: TOP 5 siro trị sổ mũi nghẹt mũi cho bé an toàn và hiệu quả

2.3 Thực phẩm cay và nhiều dầu

Một số thực phẩm cay và nhiều dầu bao gồm: các loại snack, khoai chiên, gà rán, thức ăn nhanh, mì gói,…

Thức ăn cay hoặc nhiều dầu mỡ có thể gây kích ứng cổ họng và làm trầm trọng thêm tình trạng ho và cảm lạnh của trẻ. Vì vậy, tốt nhất là không nên cho con ăn những thực phẩm này.

[inline_article id=40835]

2.4 Thực phẩm lạnh, nước đá

Khi bị sốt, nếu cha mẹ cho bé uống quá nhiều nước lạnh thì nhiệt độ cơ thể không những không giảm mà còn có thể sốt cao hơn.

Đặc biệt trong trường hợp bị sốt; chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút. Do đó uống nước quá lạnh, ăn thực phẩm lạnh như kem, đá bào cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe của bé.

Hy vọng những thông tin về việc trẻ bị sốt nên ăn gì, uống gì và trẻ bị sốt không nên ăn gì sẽ hữu ích với các cha mẹ đang có con sốt. Cha mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện để dễ theo dõi hơn.