Chuyên mục các vấn đề sức khỏe trẻ em khác cho mẹ thêm kiến thức về các bệnh nhi khoa, từ bệnh thông thường về tai, mắt đến dị tật bẩm sinh, từ bệnh truyền nhiễm cho đến bệnh ung thư, thận, tim mạch.
1. Ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu mũi
Ngửa đầu về phía sau sẽ khiến máu chảy ngược vào họng, điều này rất có hại cho bé. Khi bé bị chảy máu mũi, cần để bé đứng hoặc ngồi với phần đầu nghiêng về phía trước, nắm nhẹ cánh mũi và bảo bé thở bằng miệng khoảng 10 phút, máu mũi sẽ ngưng chảy.
2. Giấm và bệnh thủy đậu
Bạn có thể đã nghe rằng nên dùng giấm nâu pha vào nước tắm sẽ giúp xoa dịu bệnh thuỷ đậu. Nhưng liệu việc dùng chất lỏng có tính axit để trị ngứa ngáy cho làn da nhạy cảm của bé có hợp lý không? Những bà mẹ có kinh nghiệm chắc chắn sẽ hiểu cách trị liệu này làm đau bé hơn là xoa dịu bé.
3. Dầu mù tạt để trị đau tai
Viêm tai sẽ gây ra đau tai, bệnh này rất phổ biến ở trẻ. Sử dụng dầu mù tạt có thể khiến phát sinh ráy tai nhiều hơn và có thể làm tắc lỗ tai của bé.
Khi bé bị chảy máu cam, cần bóp nhẹ mũi bé và nghiêng đầu về trước
4. Kem đánh răng trị bỏng
Mẹ và bà ngoại có thể bảo bạn dùng kem đánh răng để trị bỏng. Nhưng sự thật là kem đánh răng rất có hại cho các vết bỏng và vết mẫn đỏ vì nó có thể làm khô vết thương và dẫn tới viêm da. Thay vì dùng kem đánh răng xoa vào vết bỏng cho bé, tốt hơn hết là bạn nên dùng nước mát để hạ nhiệt chỗ bị bỏng.
5. Đâm vết rộp
Đây là một trong những cách trị tại nhà tệ nhất cho bé mà ông bà xưa chỉ dạy. Khi đâm vết rộp, làn da nhạy cảm của bé có thể bị nhiễm trùng. Điều bạn nên làm chỉ là để vết rộp tự khô và vết thương sẽ tự động khỏi trong một vài ngày khi lớp da bên dưới phát triển và cứng cáp.
6. Sữa chua và đường để trị nhiễm nấm
Nếu bạn đã từng nghe sữa chua và đường có thể trị nhiễm nấm, làm ơn đừng thử! Để trị nhiễm nấm, bạn phải dùng sữa chua không đường vì đường có thể khiến bệnh thêm nghiêm trọng.
7. Giảm đau khi mọc răng
Cho bé uống ít rượu khi đang mọc răng có thể làm tê vết đau, tuy nhiên cách này lại rất nguy hiểm cho sức khoẻ của bé. Khi bé đang mọc răng, tốt hơn hết là bạn nên làm lạnh đồ cắn nướu cho bé trong tủ lạnh khoảng 15-20 phút và cho bé cắn món đồ chơi đó khi nó còn lạnh.
8. Bơ trị bỏng
Không có bằng chứng nào chứng minh bơ giúp trị bỏng. Trong hầu hết trường hợp, cách làm này có thể gây nhiễm trùng.
9. Làm sạch bằng nến xông tai
Đây là một phương pháp làm sạch tai bằng cách sử dụng một cây nến hình nón rỗng được phủ sáp ong. Tuy nhiên, sản phẩm này còn gây nhiều tranh cãi về ư và nhược điểm của nó. Dù sao đi nữa, bạn đừng bao giờ thử cách này cho con vì rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến thính giác của bé.
Khi cuộc sống gia đình có vẻ sung túc hơn, việc chăm sóc con cái cũng được đầu tư chu toàn hơn. Tuy nhiên, nếu ngay từ lúc vừa lọt lòng đã cho con cảm nhận sự đủ đầy, vô tình sẽ khiến con “khó nuôi”. Vậy phải làm sao đây?!
Ngay ngày đầu tiên đón bé yêu về nhà, mẹ cần chuẩn bị sẵn một chiếc chăn mỏng hoặc khăn lông cỡ lớn, đủ ấm lưng con, đặt dưới nền nhà sạch. Sau đó, mẹ đặt bé nằm lên trên khoảng 1 – 2 phút trước khi đưa bé lên giường nệm hoặc nôi. Mẹo nhỏ này giúp trẻ sơ sinh có một chút trải nghiệm với khó khăn đầu đời, như thế con sẽ “dễ nuôi” và ít khóc đêm hơn.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi con đầu lòng với những bà mẹ khác cũng là một cách hay
2. Dành cho các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ
Khi trẻ sơ sinh bú mẹ nuốt ừng ực từng hồi và tự động nhả ti mẹ ra rồi chìm vào giấc ngủ say, nghĩa là con đã bú no và mẹ căng tràn sữa. Nhưng nếu con bú mẹ đến sưng nứt và khóc thét vì đói, nghĩa là mẹ bị ít sữa. Vậy phải làm sao để mẹ có nhiều sữa?
Nếu mẹ còn trong tháng, nhờ người nhà nấu giúp đọt rau lang ăn kèm thịt kho tiêu và uống canh đu đủ hầm chân giò hoặc canh bắp cải cuộn thịt. Nếu mẹ đã ra tháng, không cần kiêng khem nữa, mẹ có thể nấu cháo nếp chân giò hoặc dùng xơ mướp sắc với thông thảo ra một chén nước, uống liên tục 3 – 4 ngày để kích thích sữa về. Bên cạnh đó, mẹ nên tăng cường thêm các cữ bú trong ngày, khi con bú sẽ kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn.
3. Theo dõi hệ tiêu hóa của con
Các mẹ mới có con đầu lòng luôn lo lắng và theo dõi tiêu hóa của con từng ngày. Nhiều mẹ lo lắng đến mức, chốc chốc lại vạch tã của con ra xem và ngao ngán thở dài cho rằng con bị táo bón. Thực tế, trong giai đoạn sơ sinh, các bé được nuôi bằng sữa mẹ sẽ đi tiêu chậm hơn các bé bú bình từ 1 – 2 ngày. Trừ trường hợp, nếu quá 5 ngày mà con không đi tiêu thì mới cần cho con đi khám bác sĩ để kiểm tra đường tiêu hóa giúp con.
4. Con đầu lòng dễ bệnh hơn con thứ
Trong một nghiên cứu được tiến hành ở New Zealand, các nhà khoa học đã khảo sát trên những người bị béo phì tại thành thị ở độ tuổi 40-50 và so sánh chỉ số BMI (Body Max Index – tương quan giữa chiều cao và cân nặng cơ thể), độ nhạy với insulin cũng như hormon lưu thông đường huyết giữa những người là con đầu lòng và con thứ trong gia đình.
Kết quả cho thấy với cùng một chiều cao, những người là con đầu lòng thường nặng hơn khoảng 7-8 kg, đồng nghĩa với nguy cơ dễ mắc bệnh tim hơn. Con đầu lòng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn do độ nhạy với insulin thấp hơn con thứ 33%. Tế bào cơ thể của những người này ít đáp ứng với insulin, khiến tuyến tuỵ phải hoạt động nhiều hơn để bổ sung insulin giúp cơ thể hấp thụ đường.
Hiện tại các nhà khoa học có thể khẳng định, về mặt bẩm sinh, con đầu lòng dễ có vấn đề sức khoẻ hơn, ngay cả khi chế độ tập luyện và chế độ dinh dưỡng được áp dụng hoàn hảo cho tất cả các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận nào cho những trường hợp sinh đôi, sinh ba.
Nhiều nghiên cứu trước đây cũng cho biết thứ tự được sinh ra có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi và tổng hợp dưỡng chất. Ví dụ con đầu lòng có giai đoạn phát triển, tốc độ tăng cân sơ sinh nhanh hơn trẻ khác, và khi trưởng thành cũng có mức huyết áp và cholesterol cao hơn.
Người ta vẫn chưa tìm ra lý do tại sao thứ tự được sinh ra lại ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của trẻ, chỉ mới phán đoán là do sự khác nhau trong mạng lưới mạch máu cấu tạo nên nhau thai. Trong lần mang thai đầu tiên của người phụ nữ, các mạch máu trong tử cung trải qua nhiều thay đổi về cấu trúc, theo đó những bào thai sau sẽ được hưởng môi trường tốt hơn bào thai đầu tiên.
Một nghiên cứu liên kết giữa trường Đại học Amsterdam, Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật VTT – Phần Lan, trường Đại học Vermont, Viện Môi trường – Đại học Cornell thực hiện trên 532 người trên toàn nước Mỹ đã đưa ra một số cách giúp cải thiện tình trạng phát triển mất cân bằng ở con đầu lòng. Đó là khuyến khích những bữa ăn chế biến từ nguyên liệu tươi ngon, cả nhà cùng nhau hoạt động ngoài trời, cha mẹ chia sẻ với các con về kiến thức dinh dưỡng, cho trẻ ngủ đủ giấc vào buổi tối, chuẩn bị bữa trưa tại nhà cho con đem đi học…
Bên cạnh đó cha mẹ không nên sử dụng những món ăn ngon như một hình thức phạt hoặc phần thưởng cho trẻ, không bắt trẻ ăn kiêng thái quá khiến chúng luôn thèm ăn, hạn chế cho trẻ uống nước ngọt hoặc nước có ga và quan tâm giúp trẻ nâng cao sự tự tin.
Theo thống kê, có khoảng 80% trẻ 2 tuổi vẫn ngủ trưa. Đến 3 tuổi, con số này giảm xuống còn khoảng 60%, nhưng có 1/4 trẻ 4 tuổi và thậm chí khoảng 10-15% trẻ 5 tuổi vẫn ngủ trưa mỗi ngày. Do thể chất mỗi trẻ khác biệt nên điều quan trọng là cha mẹ phải “đọc” được tín hiệu của trẻ chớ đừng áp đặt tuổi “đúng” hoặc theo cách “tốt nhất”.
Bảng tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra các dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng để bỏ giấc ngủ trưa:
Tự tỉnh giấc trong một tâm trạng tốt.
Buồn ngủ vào ban đêm và duy trì giấc ngủ.
Ngủ khoảng 11 đến 12 tiếng một đêm.
Có hành vi tỉnh táo trong cả ngày, ngay cả khi không ngủ trưa.
“Cuộc chiến” để ép con bạn ngủ trưa càng mệt mỏi hơn khi bạn nghĩ trẻ luôn cần một giấc ngủ trưa mà bé không chịu ngủ. Và có phài trẻ luôn cần 1 giấc ngủ như thế?
1. Giai đoạn chuyển tiếp giờ ngủ trưa
Theo tiến sĩ Laura Jana, bác sĩ khoa nhi tại Omaha, Nebraska, nước Mỹ thì có một giai đoạn chuyển tiếp. Theo cô, trong khi nhiều trẻ vẫn ổn khi không ngủ trưa vài ngày thì có những trẻ sẽ mệt mỏi và trở nên cáu kỉnh. Một số trẻ dù đã quá 4 tuổi nhưng vẫn cần ngủ trưa để có sức khỏe tốt hơn.
Một số trẻ em, thường từ 2 tuổi, độ tuổi mà cha mẹ cho rằng không cần phải ngủ trưa, nhưng cơ thể bé thực chất vẫn cần hưởng lợi từ giấc ngủ ngắn này. Khi bỏ qua quá giấc trưa như vậy, trẻ dễ trở nên cáu kỉnh, mệt mỏi vào đầu giờ chiều.
Theo các chuyên gia, giai đoạn chuyển tiếp có thể kéo dài khoảng 6 tháng. Đây thật sự là khoảng thời gian dài có thể khiến các bậc cha mẹ cảm giác như tận 6 năm! Tuy vậy, bạn nên cho bé có một giấc trưa thường xuyên ngay sau bữa ăn, đây là lúc cơ thể có sự giảm nhiệt độ tư nhiên nên dễ buồn ngủ hơn. Lúc này, bạn hãy cùng con lên giường, đọc những truyện kể cho bé nghe, rồi ôm con vào lòng, mát-xa nhẹ hoặc xoa nhẹ vào lưng để làm dịu trẻ. Bạn đừng quên giảm ánh sáng, đóng các màn cửa, tắt ti-vi, dọn dẹp đồ chơi… Nếu bé không chịu ngủ trong vòng 45 phút, giấc trưa đã qua và bạn sẽ cần yêu cầu trẻ ngủ đêm sớm để đủ 11 đến 12 tiếng vào đêm hôm đó.
Cần cho trẻ ngủ đêm sớm cho đủ giấc nếu trẻ bỏ giấc ngủ trưa
2. Xử trí khi bé không chịu ngủ trưa
Nếu sau tất cả những cố gắng đó mà bé không chịu ngủ trưa, cha mẹ không nên xem đó là thái độ xấu. Thay vào đó, hãy xem đó là hành vi có thể đoán trước dù bạn có thể rất bực bội. Khi nhìn sự việc theo hướng này, bạn sẽ có thể lên kế hoạch và giải quyết hậu quả, chẳng hạn như cho trẻ đi ngủ sớm buổi tối.
Dù bé không chịu ngủ giấc trưa nhiều ngày liên tiếp, nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ đã sẵn sàng để bỏ hẳn giấc trưa. Bạn cần xem xét liệu hành vi này có xảy ra thường xuyên hơn qua nhiều tuần liền hay không. Một vài trẻ cũng có thể tạm thời ngủ trưa lại sau một thời gian gián đoạn nếu bạn thấy trẻ thiếu tỉnh táo vào buổi chiều.
Khi bỏ hẳn giấc ngủ trưa, trẻ cũng cần một khoảng thời gian chuyển tiếp. Bạn hãy thử bắt đầu một thói quen cùng với trẻ trong thời gian này như dùng sách màu, câu đố và đồ chơi để con tự giải trí nhẹ nhàng. Bằng cách này, bạn cũng được nghỉ xả hơi.
Theo các chuyên gia, một giấc ngủ ngắn khoảng 20 phút là đủ tốt cho tất cả chúng ta. Đây là thời gian nghỉ ngơi vừa đủ, cho phép não bắt đầu tích hợp các dữ liệu vào bộ nhớ dài hạn và cung cấp năng lượng cho nửa sau của ngày. Vì vậy, một giấc ngủ trưa ở mọi lứa tuổi là điều được các chuyên gia thường khuyến khích.
3. Linh hoạt
Chìa khóa thực sự để đối phó với một đứa trẻ trong quá trình bỏ giấc trưa là phải linh hoạt với thời gian biểu. Nếu bé không chịu ngủ trưa, bạn nên cố gắng xoa dịu trẻ. Hãy điều chỉnh thời gian nghỉ trưa và để ý các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ.
Bé không chịu ngủ 1 mình, mẹ phải “cương – nhu” kết hợp
Đừng lo lắng nếu con bạn đột nhiên không chịu ngủ 1 mình trong những năm đầu đời. Có nhiều lý do cho điều này, và đây là một số gợi ý thực tế để giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả.
1. Con sợ bóng tối và muốn được quay vào phòng ngủ chung với ba mẹ
Trẻ từ chối để bạn tắt đèn ngủ và khóc khi bạn vẫn muốn thực hiện điều này.
Càng lớn bé càng có nhiều lý do để không đi ngủ sớm
Để giúp con yên tâm ngủ một mình, đầu tiên, bạn có thể lắp một công tắc điều chỉnh độ sáng cho ánh sáng phòng ngủ của bé. Tức là cho phép bạn dần dần làm tối căn phòng nhiều hơn một chút mỗi đêm.
Thứ hai, bạn có thể ngồi với trẻ cho đến khi bé ngủ – mặc dù điều đó có thể sớm trở thành thói quen khó sửa.
2. Sau khi thức dậy vào nửa đêm, trẻ không thể ngủ lại được nữa
Bạn đang ngủ say thì đột nhiên cục cưng đang nằm bên cạnh mình, tỉnh táo và khuôn mặt thể hiện sự cô đơn. Bé nói rằng không thể ngủ lại và muốn được ở bên mẹ, được ăn món nào đó.
Lúc này, bạn đưa con trở lại giường, hôn trẻ một cách âu yếm và rời khỏi phòng. Kiên quyết từ chối khi bé đòi ăn, đòi chơi. Bạn nói rõ ràng với bé rằng đây không phải là thời gian để vui chơi và ăn uống. Bạn làm điều này mỗi lần bé thức dậy vào ban đêm cho đến khi bé ổn định tâm lý, ngủ ngon giấc.
3. Trẻ lo lắng về chuyện nho nhỏ nào đó. Chính điều này tác động đến giấc ngủ của bé khiến trẻ sợ phải ngủ một mình.
Trẻ vẫn đi ngủ trong khoảng thời gian quy định như mọi ngày mà không thể hiện bất kỳ sự khó chịu nào. Nhưng bạn có thể nghe thấy tiến động nho nhỏ từ trong phòng. Bé trở mình liên tục, thức giấc nhiều giờ sau đó. Điều này cũng tương tự như khi bạn có chuyện gì phải suy nghĩ, thức dậy vào nửa đêm và không muốn tự mình trở lại.
Bạn vào phòng và trò chuyện với bé rằng dù có chuyện đã xảy ra trong ngày chăng nữa thì cũng cần phải ngủ ngon ngày mai mới giải quyết tốt hơn được. Không có gì con phải quá lo lắng. Nhớ bảo con trẻ nằm trên giường khi bạn nói những điều này.
Ngày hôm sau, cha mẹ hãy suy nghĩ kỹ về những vấn đề có thể khiến bé mệt mỏi. Có thể chiều hôm trước bé đã gây lộn với bạn hàng xóm, hoặc ở trường mẫu giáo bị cô phạt hay chơi đùa quá trớn với anh/chị em của mình. Cố gắng làm những gì bạn có thể để hỗ trợ bé vượt qua căng thẳng để ngủ ngon giấc.
4. Cái gọi là nỗi sợ khi ngủ một mình thực ra chỉ là hành vi tìm kiếm sự chú ý từ cha mẹ của bé.
Trẻ không muốn bạn rời đi và để bé lại một mình trong phòng. Bé lý giải rất nhiều lý do về nỗi sợ hãi nhưng chỉ cần nghe tiếng bước chân mẹ quay trở lại là trẻ vui vẻ và muốn cha mẹ tham gia một trò chơi nho nhỏ nào đó ngay lập tức.
Bé không chịu ngủ đôi khi chỉ là muốn tìm kiếm sự chú ý
Hãy cố gắng kiểm soát tình thân ngay lúc này. Ví dụ như cố gắng phớt lờ khi trẻ nhắn nhủ “Mẹ ơi, con không muốn ngủ một mình – và nếu bạn cảm thấy phải đi gặp hãy nói chuyện ngắn gọn, kết thúc nhanh để đưa bé đi vào giấc ngủ.
Ngoài ra, bạn nên dành cho bé sự chú ý đặc biệt mỗi buổi sáng thức dậy và nói rằng: “Mẹ cảm thấy rất vui và tự hào khi con có thể tự ngủ một mình. Con đã mạnh mẽ như một chú rồng rồi nè!”
Để trẻ có 1 giấc ngủ ngon, không có gì là quá khó. Bạn chỉ cần quan sát và chăm sóc trẻ đúng cách khi bé không chịu ngủ là con sẽ thích nghi với lịch sinh hoạt của mẹ “dàn xếp” ngay thôi!