Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc trẻ

Trẻ sinh mổ có nguy cơ tiêu hóa kém: Đâu là cách để tăng cường tiêu hóa cho con?

Tuy nhiên, hệ vi sinh vật giai đoạn đầu đời sẽ phụ thuộc vào phương thức sinh nở [3]. Nghiên cứu cho thấy các chủng vi khuẩn có trong hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sinh mổ sẽ có sự khác biệt so với trẻ sinh thường [2]. Cụ thể, hệ vi sinh đường ruột của trẻ sinh mổ có thể thiếu đi các chủng vi khuẩn có ở đường ruột của trẻ khỏe mạnh, đồng thời tỷ lệ hại khuẩn cũng cao hơn [4], [5]. Khi sự cân bằng bị phá vỡ, các hại khuẩn có thể gây ra các bệnh tiêu hóa [6]. Vậy mẹ nên làm gì để tăng lợi khuẩn cho trẻ sinh mổ tiêu hóa kém?

Trẻ sinh mổ nguy cơ tiêu hóa kém do khác biệt về hệ vi sinh đường ruột so với bé sinh thường
Hệ vi sinh vật đường ruột là quần thể vi sinh vật sống trong hệ tiêu hóa con người, bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Ước tính có khoảng 100 nghìn tỷ vi sinh vật, bao gồm khoảng 1.000 loài vi khuẩn khác nhau [6]. Để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột phải đạt tỷ lệ cân bằng với khoảng 85% vi khuẩn có lợi và 15% vi khuẩn có hại. Việc được giữ ở mức cân bằng này sẽ [6]:

  • Đảm bảo hoạt động chức năng tiêu hóa và nhu động ruột
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể
  • Tổng hợp, sản xuất một số vitamin như vitamin B12 và vitamin K
  • Phá vỡ các hợp chất có hại trong thực phẩm hoặc ngăn thành phần gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh thì không phải lúc nào sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột cũng được đảm bảo. Khi nghiên cứu về việc phương thức sinh có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không, các báo cáo cho thấy hệ vi sinh vật của trẻ sinh mổ có sự thay đổi và khác biệt so với trẻ sinh thường [4]. Bởi khi sinh thường, em bé được tiếp xúc với các lợi khuẩn có trong âm đạo của mẹ, giúp trẻ có được hệ vi khuẩn tương tự như hệ vi khuẩn của mẹ nhằm phát triển miễn dịch và cân bằng đường ruột [7], [8]. 

So với sự “giàu có” về lợi khuẩn đường ruột như trẻ sinh thường, hệ vi sinh đường ruột trẻ sinh mổ được xác định là kém đa dạng và “nghèo” hơn và đặc điểm này kéo dài đến khoảng 6 tháng đầu đời [7]. Thêm vào đó, trẻ sinh mổ cũng thiếu đi các chủng vi khuẩn có ở đường ruột của trẻ khỏe mạnh, chẳng hạn như Bacteroides [4]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hệ vi sinh đường ruột của bé sinh mổ có tỷ lệ hại khuẩn cao hơn 80% so với bé sinh thường [5]. Điều này làm cho hệ vi sinh đường ruột phát triển theo hướng bất lợi và khiến trẻ sinh mổ có nguy cơ gặp nhiều vấn đề tiêu hóa hơn.

Mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ sinh mổ – Các vấn đề tiêu hóa nào có thể xảy ra?

bệnh tiêu hóa

Trẻ sinh mổ có nhiều nguy cơ mắc hầu hết các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng tiêu hóa [7], rối loạn chức năng tiêu hóa [13]. Trong đó, một số vấn đề điển hình là:

  • Viêm dạ dày ruột [9]: Bệnh do virus gây ra khiến trẻ đau bụng, có thể gây tiêu chảy và nôn mửa [10]
  • Tiêu chảy [11]: Tình trạng mà trẻ đi tiêu thường xuyên, có thể trên 3 lần/ ngày với phân lỏng hơn so với bình thường[12].
  • Táo bón [13]: Tình trạng này khiến trẻ đi tiêu ít hơn, phân chuyển từ mềm lỏng sang dạng viên sỏi cứng, khô. Trẻ phải rặn nhiều hơn khi đi tiêu, có thể bị sưng cứng bụng. [14].
  • Trào ngược dạ dày thực quản [13]: Đây là hiện tượng thức ăn từ dạ dày trào ngược trở lại dạ dày khiến trẻ nôn trớ, ọc sữa, có thể kèm theo cáu kỉnh chán ăn [15]

Cách giúp bé sơ sinh tiêu hóa tốt: Làm sao để tăng lợi khuẩn, giảm lượng hại khuẩn?

Mặc dù hệ vi sinh đường ruột của bé sinh mổ có tỷ lệ hại khuẩn cao hơn 80% bé sinh thường nhưng mẹ cũng đừng quá lo [5]. Bởi nếu chăm sóc bé đúng cách thì mẹ vẫn có thể “đảo ngược” tình thế bất lợi, giúp tăng lợi khuẩn, giảm hại khuẩn cho đường ruột của bé:

Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là “nguồn dinh dưỡng vàng” giúp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tăng trưởng, phát triển tối ưu trong giai đoạn đầu đời. Đối với nhu cầu tăng lợi khuẩn cho trẻ sinh mổ, sữa mẹ không chỉ chứa các vi sinh vật có lợi mà còn cung cấp cho con dưỡng chất định hình hệ vi sinh đường ruột, điển hình như HMOs (Human milk oligosaccharides) [16]. Cụ thể:

  • Về lợi khuẩn: Sữa mẹ chứa nhiều chủng vi khuẩn như Corynebacteria, vi khuẩn lactic acid, Propionibacteria, Bifidobacteria [16]. Trong đó, Bifidobacteria là nhóm lợi khuẩn quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng [17]. Do đó, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời có thể giúp hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ sinh mổ biến chuyển theo hướng giống với trẻ sinh thường [4].
  • HMOs (Human milk oligosaccharides): Đại dưỡng chất nhiều thứ 3 trong sữa mẹ chỉ sau lactose và chất béo. Đây là dưỡng chất rất quan trọng đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa, không chỉ là “thức ăn” giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn mà còn giúp cải thiện chức năng hàng rào ruột, điều chỉnh phản ứng của tế bào ruột, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm ruột [18]. Đặc biệt, 2’- FL HMO là dưỡng chất được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ [19], ngăn ngừa mầm bệnh [20]. Sự kết hợp của 2’-FL HMO và 3-FL HMO còn giúp giảm đáng kể sự bám dính của mầm bệnh, hỗ trợ hàng rào bảo vệ và nhu động ruột. [21], [22]
  • Nucleotides: Dưỡng chất được chứng minh giúp tăng cường miễn dịch, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể sau 6 tháng tiêm vaccine (HIB) [23], [24], [25].

Mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hỗ trợ bé tăng lợi khuẩn tối ưu nhưng nếu gặp khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ thì các mẹ cũng đừng quá lo. Trong trường hợp này, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé. 

Bổ sung lợi khuẩn thông qua thực phẩm

Đối với trẻ đến tuổi ăn dặm hoặc trẻ lớn hơn, mẹ không chỉ có thể giúp con tăng lợi khuẩn qua nguồn sữa mà còn qua các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt… Bởi lợi khuẩn thường “ăn” chất xơ có trong chế độ ăn uống của bé để phát triển. [1]

Bên cạnh các thực phẩm nên bổ sung cho con, mẹ cần lưu ý thêm là nên hạn chế đồ ăn vặt chứa nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn (khoai tây chiên, thức ăn nhanh…) trong chế độ ăn của con để đảm bảo lợi khuẩn trong đường ruột “làm việc” hiệu quả hơn.

Tránh lạm dụng kháng sinh

Thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn nhưng khi dùng không chỉ tiêu diệt hại khuẩn mà còn diệt luôn cả lợi khuẩn. Từ đó, kháng sinh cũng có thể phá vỡ cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, đi tiêu phân lỏng… Vì vậy, mẹ chỉ nên cho trẻ dùng kháng sinh khi thật sự cần thiết [1].

Khi các ca sinh mổ đang có xu hướng tăng lên hiện nay, việc chăm sóc đường ruột cho trẻ nhỏ bằng cách tăng lợi khuẩn giảm hại khuẩn cũng ngày càng được quan tâm hơn. Điểm “mấu chốt” trong vấn đề này là mẹ cần chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sinh mổ đúng cách. Trong giai đoạn đầu đời của bé yêu, nếu gặp khó khăn khi cho con bú thì mẹ đừng ngần ngại nhờ sự hỗ trợ của nhân viên y tế nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc trẻ

Cách tăng sức sức đề kháng khi giao mùa, phòng cúm cho bé sinh mổ

Cúm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Cúm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tiềm ẩn nguy hiểm. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ cao gặp các biến chứng do cúm như [2]:

  • Viêm phổi
  • Mất nước
  • Gây trầm trọng hơn các vấn đề sức khỏe trẻ đang mắc phải, như bệnh tim hoặc hen suyễn
  • Rối loạn chức năng não
  • Các vấn đề về xoang và nhiễm trùng tai

Dù hiếm gặp, bệnh cúm còn có thể dẫn đến tử vong ở trẻ. Đặc biệt, trẻ dưới 6 tháng tuổi còn nguy cơ nhập viện vì nhiễm cúm cao nhất so với trẻ ở các độ tuổi khác [2]. Do đó, mẹ cần cảnh giác phòng ngừa nhiễm cúm cho trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với bé sinh mổ. Các nghiên cứu cho thấy bé sinh mổ có nhiều khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng hơn so với bé sinh thường, bao gồm cả nhiễm trùng hô hấp [3].

Vì sao bé sinh mổ có xu hướng dễ mắc cúm lúc giao mùa?

Cách tăng sức sức đề kháng

Về con đường lây lan, trẻ có thể nhiễm cúm khi tiếp xúc với người bệnh nhiễm virus trước đó, hít thở không khí có chứa virus hoặc chạm vào bề mặt chứa virus rồi đưa tay lên mũi, miệng, mắt [1]. Trong thời tiết giao mùa, trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sinh mổ có xu hướng dễ mắc cảm cúm hơn là do một số yếu tố sau:

Yếu tố bên trong

Trẻ dưới 7 tuổi có hệ miễn dịch chưa trưởng thành. Thêm vào đó, đường hô hấp trên của trẻ chưa phát triển hoàn thiện cho đến khi bé đến tuổi đi học khiến bé có nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh thường xuyên hơn [4]. 

Hơn nữa, các nghiên cứu hiện nay cũng cho thấy hệ miễn dịch có mối liên quan chặt chẽ với các vi khuẩn đường ruột và sự hình thành hệ vi sinh đường ruột của bé sẽ phụ thuộc vào phương thức sinh nở [5]. Vì vậy, so với bé sinh thường, bé sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém hơn và dễ mắc bệnh hơn. Bởi, trẻ không được tiếp xúc với lợi khuẩn có trong âm đạo của mẹ mà thay vào đó là hại khuẩn từ môi trường sẽ chiếm ưu thế hơn trong đường ruột của trẻ [3]. Hệ miễn dịch không vững vàng kết hợp với môi trường kém thuận lợi trong điều kiện thời tiết giao mùa càng khiến trẻ sinh mổ dễ bị mầm bệnh tấn công. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy bé sinh mổ có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1,3 lần [6].

Yếu tố bên ngoài

Một số loại virus gây bệnh đường hô hấp có xu hướng hoạt động, phát triển theo mùa. Theo đó, khi thời tiết thay đổi, chẳng hạn như trời trở lạnh sẽ khiến cho mọi người thường xuyên ở nhà, nơi tiếp xúc gần gũi với người khác và giúp virus lây lan dễ dàng hơn [7]. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé đã đi nhà trẻ thì có thể phải thích nghi với môi trường mới và những mầm bệnh mà hệ miễn dịch đang phát triển của bé chưa từng “va chạm” trước đó cũng khiến trẻ dễ bị ốm thường xuyên [4].

Hơn nữa, ở nhà trẻ hoặc trường học, đa phần các bé chưa ý thức được việc phải đưa tay che khi ho hoặc hắt hơi khiến virus, vi khuẩn dễ lây lan hơn trong môi trường này. Trẻ nhỏ cũng có xu hướng đưa tay vào miệng nên cũng dễ nhiễm virus, vi khuẩn từ những bề mặt mà bé chạm vào [4].

Cách tăng sức đề kháng, ngừa cúm cho bé sinh mổ khi giao mùa

Bé sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém, dễ mắc nhiễm trùng đường hô hấp hơn bé sinh thường nhưng nếu chăm sóc đúng cách, mẹ vẫn có thể xoay chuyển tình thế để con có hệ miễn dịch vững chắc và ít bị bệnh khi thời tiết thay đổi. Trong đó, những giải pháp giúp con tăng cường miễn dịch tự nhiên luôn là những cách khoa học, dễ áp dụng và đem đến hiệu quả như:

Chăm sóc dinh dưỡng cho bé sinh mổ đúng cách

Theo khuyến cáo, mẹ nên ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, có thể kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn nếu phù hợp với mong muốn của mẹ và bé [8]. Đối với bé sinh mổ, sữa mẹ không chỉ giàu dinh dưỡng giúp bé phát triển mà còn chứa những thành phần giúp con xây dựng hệ miễn dịch vững vàng từ bên trong như:

  • HMO (Human milk oligosaccharides): Thành phần quan trọng của sữa mẹ với hàm lượng nhiều thứ 3 sau chất béo và lactose [9]. Đặc biệt là có 2’-FL HMO đã được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66% [10]. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy sự có mặt của 2’FL HMO và 3-FL HMO giúp giảm đáng kể sự bám dính của mầm bệnh, hỗ trợ hàng rào bảo vệ [11], [12].
  • Nucleotide: Dưỡng chất giúp tăng cường miễn dịch. Đặc biệt, nghiên cứu còn cho thấy Nucleotides giúp bé giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy, đồng thời hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine (HIB) [13], [14], [15].
  • Lợi khuẩn: Sữa mẹ là một trong những nguồn cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột của bé [16]. Trong đó, Bifidobacterium là một trong những chủng vi khuẩn được tìm thấy ở trẻ khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy các chủng lợi khuẩn như Bifidobacterium có khả năng điều hòa miễn dịch, giúp điều trị các tình trạng nhiễm trùng, viêm, dị ứng [17].

Trường hợp không đủ điều kiện cho bé bú, mẹ có thể tham khảo ý kiến nhân viên y tế việc chọn giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé sinh mổ. Mẹ nên ưu tiên nguồn dinh dưỡng với đầy đầy đủ những dưỡng chất nói trên để xây dựng và củng cố hệ miễn dịch cho bé thêm vững vàng.

Tiêm ngừa cúm cho bé theo khuyến cáo

Ngoài chăm sóc dinh dưỡng, mẹ nên cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên tiêm vaccine cúm hàng năm để con được bảo vệ tốt nhất. Bên cạnh đó, nếu đang nuôi con nhỏ, mẹ cũng nên chủ động tiêm phòng cúm và đảm bảo các thành viên khác trong gia đình cũng được chủng ngừa. Điều này nhằm giúp ba mẹ hạn chế nhiễm cúm và giảm nguy cơ lây lan cho con [2].

Lưu ý trong nề nếp sinh hoạt

Trong sinh hoạt hàng ngày cũng có nhiều cách giúp bé nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên và luôn được bảo vệ tốt nhất. Vì vậy, mẹ cần lưu ý:

  • Khuyến khích trẻ vận động vì tập thể dục giúp con ít bệnh tật hơn. Với trẻ từ sơ sinh đến 1 tuổi, bạn hãy để bé chơi trên sàn và nằm sấp ít nhất 30 phút mỗi ngày [18]. Với trẻ lớn hơn, bé nên có ít nhất một giờ mỗi ngày dành cho việc vận động, chẳng hạn như đi bộ hoặc chơi trong sân [19].
  • Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc từ 12 đến 16 giờ đối với trẻ nhũ nhi, 8 đến 10 giờ đối với trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên [19].
  • Vệ sinh nơi ở, chẳng hạn như nên thường xuyên khử trùng các bề mặt chung, cải thiện chất lượng không khí để giảm sự lây lan của virus gây bệnh [2].

Cúm khi giao mùa tuy không phải lúc nào cũng nguy hiểm nhưng vẫn luôn tiềm ẩn rủi ro với trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng và bé sinh mổ. Do đó, mẹ cần chú ý bổ sung các thành phần dinh dưỡng giúp con nâng cao miễn dịch, cho trẻ được tiêm phòng cúm theo khuyến cáo để bảo vệ con tốt nhất, mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé bị tiêu chảy ăn sữa chua được không?

Nội dung bài viết sẽ trả lời cho câu hỏi bé bị tiêu chảy có ăn hay uống sữa chua được không, đồng thời chỉ ra một số tác dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hóa của trẻ.

Tác dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hóa

Sữa chua được biết đến như một nguồn dinh dưỡng lành mạnh, giàu protein với nhiều axit amin cần thiết và đặc biệt có lợi cho hệ tiêu hóa.

Sữa chua (hay yaourt) là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh. Sữa chua sau khi được lên men có chứa 2 loại vi khuẩn có lợi là Streptococcus thermophilus và Lactobacillus bulgaricus. Cả hai loại vi khuẩn này có khả năng biến đổi đường lactose trong sữa thành vi khuẩn lactic, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, đồng thời ức chế các hại khuẩn trong đường ruột.

Một số tác dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hóa:

  • Tăng sức đề kháng: Cung cấp một lượng lớn các lợi khuẩn cho đường ruột, từ đó giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng: Sữa chua như một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như canxi, protein, kali, và vitamin nhóm B.
  • Làm giảm tình trạng tiêu chảy: Với bé bị tiêu chảy, ăn sữa chua sẽ giúp tái tạo hệ vi khuẩn đường ruột.
  • Phát triển xương: Sữa chua chứa nhiều canxi và vitamin D, góp phần hỗ trợ quá trình phát triển xương và răng của bé.

Vậy đối với các bé bị tiêu chảy ăn sữa chua được không? Lúc này sữa chua có tốt cho hệ tiêu hóa không? Ở phần nội dung tiếp theo, MarryBaby sẽ giải đáp thắc mắc cho cha mẹ, đồng thời hướng dẫn cách cho bé đang bị tiêu chảy ăn sữa chua sao cho đúng.

Bé bị tiêu chảy ăn sữa chua được không?

Theo kết quả nghiên cứu về ‘tác dụng của ăn sữa chua trong quá trình hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em’ đăng tải trên Tạp chí khoa học Science Research, việc ăn sữa chua chứa men vi sinh hay lợi khuẩn vào chế độ ăn của bé bị tiêu chảy cấp có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị tiêu chảy, bất kể nguyên nhân gây ra tiêu chảy là gì.

Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường dễ mắc phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng và tiêu chảy, do đó thói quen ăn uống hàng ngày của trẻ là rất quan trọng. Nếu trẻ được cho ăn uống đủ chất thì sẽ mau hồi phục, nếu không tình trạng sẽ nặng hơn.

[summary title=””]

Vậy nên với thắc mắc bé bị tiêu chảy có ăn sữa chua được không thì cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho con ăn bình thường. Trẻ có thể ăn sữa chua bình thường ngay cả khi con đang bị tiêu chảy, táo bón hay những vấn đề có liên quan đến đường ruột.

[/summary]

Bé bị tiêu chảy ăn sữa chua được không?
Bé bị tiêu chảy ăn sữa chua được không? Cha mẹ hoàn toàn có thể cho bé ăn sữa chua trừ trường hợp con bị dị ứng sữa, càng ăn càng tiêu chảy và con chưa đủ 6 tháng tuổi.

Trường hợp bé bị tiêu chảy không nên ăn sữa chua

Mặc dù sữa chua là nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ, tuy nhiên nếu trẻ thuộc một trong các trường hợp dưới đây cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn sữa chua:

  • Trẻ không dung nạp lactose: Trẻ không dung nạp lactose là khi cơ thể của bé không thể phân hủy hoặc tiêu hóa lượng đường lactose có trong sữa hoặc các sản phẩm từ sữa.
  • Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò: Dị ứng đạm sữa bò là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đối với sữa bò. Bé được xác định là dị ứng đạm sữa bò khi hệ thống miễn dịch phản ứng với các thành phần protein được tìm thấy trong sữa.

Câu hỏi thường gặp

Trẻ bao nhiêu tháng tuổi ăn được sữa chua?

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ – AAP khuyến nghị, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể ăn được các thực phẩm từ sữa như sữa chua khi trẻ đạt mốc 6 tháng tuổi. Ngoài ra, khi cho trẻ ăn cha mẹ nên chọn loại sữa chua nguyên chất, nguyên kem, đồng thời tránh thêm đường vào sữa chua.

Bên cạnh đó, nếu trẻ đang bị tiêu chảy hoặc đi ngoài nhiều lần và đồng thời trẻ cũng đã đủ tháng tuổi để ăn sữa chua thì cha mẹ có thể cho con ăn để cung cấp lợi khuẩn, giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột.

Nên ăn sữa chua loại nào khi bị tiêu chảy?

Bé bị tiêu chảy tốt nhất là nên được cho ăn sữa chua nguyên chất hoặc sữa chua không đường và không nên thêm bất kỳ phụ gia hay chất tạo ngọt nào. Ngoài ra, nếu trẻ không dung nạp lactose hoặc bị dị ứng đạm sữa bò, cha mẹ nên chọn loại không chứa lactose hoặc hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng kết hợp với enzyme lactase cho trẻ.

Bị tiêu chảy ăn sữa chua thế nào cho đúng?

Sữa chua rất tốt cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là khi bé bị tiêu chảy. Tuy nhiên, cha mẹ sẽ cần lưu ý đến khung thời gian và lượng cho trẻ ăn, tốt nhất là nên cho trẻ vừa đủ.

  • Đối với trẻ mới tập làm quen với sữa chua: Chỉ nên cho bé ăn 1-2 muỗng cà phê sữa chua để quan sát xem bé có bị dị ứng với thực phẩm này không.
  • Đối với trẻ nhỏ đã quen với việc ăn sữa chua: Có thể cho bé ăn 1-2 lần/ngày, giới hạn ở khoảng nửa hộp sữa chua mỗi lần ăn.
Bé bị tiêu chảy có ăn sữa chua được không
Bé bị tiêu chảy có ăn sữa chua được không và ăn thế nào cho đúng? Mẹ nên cho bé ăn sau cử ăn chính từ 1- 2 giờ và ăn như một cử ăn phụ. Cho con ăn với lượng vừa đủ, phù hợp với thể trạng và độ tuổi của con.

[key-takeaways title=”Bài viết liên quan đến tình trạng bé bị tiêu chảy”]

[/key-takeaways]

Kết luận

Tóm lại, bé bị tiêu chảy có ăn sữa chua hay uống sữa chua được không thì cha mẹ có thể hoàn toàn cho trẻ ăn, trừ một số trường hợp đặc biệt MarryBaby đã nêu phía trên.

Ngoài ra, có một vài lưu ý mà cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ ăn sữa chua là

  • Bảo quản sữa chua trong tủ lạnh sau khi mua về
  • Không nên hâm nóng sữa chua
  • Không kết hợp sữa chua với các loại thuốc kháng sinh
  • Ưu tiên chọn loại sữa chua nguyên chất cho trẻ
  • Nên cho trẻ ăn sau bữa chính từ 1 – 2 giờ. 

[summary title=””]

Chuyên mục ‘Trẻ tập đi và mẫu giáo’ đăng tải những nội dung xoay quanh cột mốc phát triển của trẻ từ 1 – 5 tuổi, cung cấp những kiến thức cần thiết mà cha mẹ cần biết để chăm sóc trẻ tốt hơn. Mời bạn ghé thăm chuyên mục để đọc tiếp các bài viết hữu ích của MarryBaby!

[/summary]

[inline_article id=304372]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói? Top 5 dưỡng chất không thể thiếu cho trẻ

Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ chuyên khoa riêng biệt, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng đến sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Vậy cha mẹ cần bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói?

Một chế độ dinh dưỡng khoa học không những giúp bé phát triển khỏe mạnh mà còn góp phần nâng cao sự tập trung, cải thiện trí não và tăng cường khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt. Vậy trẻ chậm nói nên bổ sung gì? 

Nội dung bài viết này sẽ cập nhật hai phần chính, bao gồm: 

  • Những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
  • Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói?

Mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!

Nguyên nhân khiến trẻ em chậm nói

Để biết chính xác cần bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói, trước hết cha mẹ cần hiểu nguyên nhân vì sao bé gặp phải tình trạng này. 

Theo các chuyên gia, chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ là khi khả năng ngôn ngữ của bé phát triển chậm hơn so với trẻ cùng lứa. Các nguyên nhân thường gặp khiến trẻ chậm nói bao gồm:

Nguyên nhân thuộc về bệnh lý

Nhiều trẻ bẩm sinh đã mắc các vấn đề ở cơ quan phát âm như tai, mũi, họng như:

  • Dính thắng lưỡi khiến trẻ nuốt khó, nói ngọng
  • Bất thường trong cấu trúc não bộ, đặc biệt tại vùng kiểm soát ngôn ngữ diễn đạt.
  • Đặc biệt, trẻ mắc chứng bại não, loạn dưỡng cơ, chấn thương sọ não… sẽ gặp khó khăn trong việc phát âm hay sử dụng linh hoạt cử động của môi, lưỡi, hàm.

[inline_article id=211057]

Trẻ chậm nói do nguyên nhân thuộc về tâm lý

Cha mẹ đang quan tâm tìm hiểu nên bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói cũng cần chú ý đến vấn đề sức khỏe tinh thần của con. 

Các biến cố tác động mạnh đến tâm lý của trẻ như cha mẹ ly hôn, bạo lực gia đình… làm ảnh hưởng đến tâm lý khiến trẻ khép mình không muốn giao tiếp. Đôi khi chậm nói cũng là biểu hiện đặc trưng của chứng tự kỷ.

Trẻ chậm nói do những nguyên nhân khác

Trẻ tiếp xúc với tivi hoặc các thiết bị điện tử quá sớm mà ít tương tác với cha, mẹ, bạn bè trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến chậm nói. 

Trẻ lớn lên trong gia đình sử dụng song ngữ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi não bộ của bé lúc này phải làm việc nhiều hơn để diễn giải và sử dụng cùng lúc 2 thứ ngôn ngữ.

Bổ sung gì cho trẻ chậm nói
Trẻ em tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ diễn đạt

Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói? 

Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói là một trong những chủ đề rất được quý phụ huynh quan tâm, đặc biệt với những gia đình đang có con trong giai đoạn học nói.

Theo khuyến cáo từ chuyên gia, trẻ em chậm nói hầu hết có thể tiêu thụ các loại thực phẩm thông thường, bên cạnh đó bố mẹ cần chú ý tăng cường các nhóm thực phẩm dưới đây.

1. Bổ sung Omega – 3 cho trẻ chậm nói

Omega-3 là chất béo chưa bão hoà (không no). Cơ thể người không tự sản xuất được mà phải bổ sung chủ yếu thông qua đường ăn uống. Dưỡng chất này mang lại nhiều giá trị sức khỏe to lớn, trong đó phải kể đến lợi ích thúc đẩy sự phát triển não bộ, tăng cường nhận thức ngôn ngữ ở trẻ. Nhờ vậy mà quá trình ghi nhớ vốn từ vựng của bé nhanh nhạy hơn.

Cha mẹ có thể bổ sung Omega-3 cho trẻ chậm nói thông qua các nguồn thực phẩm như: 

  • Các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ…)
  • Trứng gà
  • Các loại hạt dinh dưỡng (hạt bí đỏ, hạt hướng dương, hạt mè…)
  • Rau lá xanh (súp lơ, bắp cải, rong biển…)
  • Sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. 

Bên cạnh các thực phẩm bổ sung Omega-3 cho trẻ chậm nói vừa được đề cập, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa trong việc kết hợp với một số liệu pháp điều trị hỗ trợ thị giác và não bộ.

Bổ sung gì cho trẻ chậm nói
Omega-3 là dưỡng chất không thể thiếu trong thực đơn của trẻ chậm nói

[recommendation title=””]

Bên cạnh Omega-3, DHA (Docosa Hexaenoic Acid) cũng là một acid béo rất cần cho sự phát triển thị lực và hệ thần kinh. Ở trẻ em, sự thiếu hụt DHA được cho là có liên quan đến chỉ số IQ thấp, lẫn khả năng ghi nhớ. Do đó, bổ sung DHA cho trẻ chậm nói cũng là điều ba mẹ cần đặc biệt quan tâm. Loại dinh dưỡng này có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu olive, dầu đậu tương…

[/recommendation]

[inline_article id=311097]

2. Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói? Hãy cho bé ăn các thực phẩm giàu đạm

Protein là một trong những thành phần quan trọng cấu thành nên não bộ. Vì vậy, dưỡng chất này rất có lợi cho chức năng não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể. Sự thiếu hụt protein sẽ khiến trẻ giảm khả năng tập trung ghi nhớ từ vựng, khó diễn đạt ngôn ngữ.

Chưa kể, ngoài là dưỡng chất tăng cường trí lực, protein còn cung cấp năng lượng cho các hoạt động thể chất của các bé. Nhờ được tiếp thêm năng lượng mà các hoạt động hàng ngày của trẻ sẽ trở nên linh hoạt hơn, bé hứng thú tìm tòi mọi thứ xung quanh cũng như năng chia sẻ, tương tác với mọi người hơn. 

Protein có trong các thực phẩm quen thuộc như thịt bò, cá, ức gà, đậu phụ, sữa chua…

3. Trẻ chậm nói nên bổ sung gì? Thực phẩm giàu Acid folic

Acid folic (hay Vitamin B9) là dưỡng chất không thể thiếu khi cha mẹ tìm hiểu bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói. 

Ngoài lợi ích sản sinh hồng cầu tạo máu khá phổ biến thì vitamin này còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ. Sự thiếu hụt dưỡng chất này thường xuyên trong chế độ ăn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiếp thu, học tập, ghi nhớ của bé. Vitamin này cũng được khuyến cáo bổ sung trong thai kỳ nhằm phòng tránh nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Acid folic có nhiều trong các loại thực phẩm như: Nấm; các loại đậu, các loại hoa quả tươi…

Bổ sung gì cho trẻ chậm nói
Acid folic là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ, tăng cường khả năng ngôn ngữ của trẻ

4. Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói? Vitamin A

Vitamin A là dưỡng chất có lợi cho thị giác và hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, đây cũng là vitamin quan trọng trong giai đoạn con yêu học nói. Bởi đa phần các trường hợp trẻ thiếu vitamin A thường gặp vấn đề về khả năng nghe, nhìn từ đó ảnh hưởng đến quá trình học hỏi ngôn ngữ.

Các loại thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: Gan bò, dầu gan cá, cà rốt, bông cải xanh…

5. Bổ sung nhóm thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng cho trẻ chậm nói

Các thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng như: Sắt, kẽm, canxi,… là những thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn cho bé chậm nói. Việc thiếu hụt các dưỡng chất này sẽ khiến trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển toàn diện.

  • Sắt có trong các loại thịt đỏ, nấm, hến, đậu nành…
  • Kẽm có trong hải sản, sữa, trứng, cá, thịt nạc, thịt bò…
  • Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ hải sản, trứng gà…

Bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói

[recommendation title=””]

Với việc thiết lập một chế độ ăn khoa học, lời khuyên rằng bạn nên chọn nguồn thực phẩm tươi sạch, linh hoạt các loại thực phẩm hàng ngày để tránh việc chán ăn cũng như mất cân bằng dinh dưỡng và nói không với các thực phẩm chế biến sẵn.

[/recommendation]

Kết luận

Vừa rồi là những chia sẻ xoay quanh chủ đề bổ sung gì cho trẻ nhanh biết nói. Ngoài việc chú trọng về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ chậm nói, cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có cách chăm sóc, nuôi dạy trẻ chậm nói đúng hướng.

Chuyên mục Sự phát triển của trẻ của MarryBaby thường xuyên đăng tải những chủ đề hấp dẫn liên quan đến cách nuôi dạy con trẻ. Các bài viết được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn y khoa MarryBaby. Mời bạn ghé thăm chuyên mục của chúng tôi để cùng trao đổi, thảo luận, cũng như cập nhật thêm nhiều kiến thức chăm con cực hữu ích nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Vì sao nói dinh dưỡng được chứng minh lâm sàng giúp bé thông minh hơn?

Vậy dinh dưỡng ảnh hướng đến sự thông minh của trẻ như thế nào? Vì sao lại nói dinh dưỡng được chứng minh lâm sàng giúp bé thông minh hơn? Bố mẹ hãy cập nhật những thông tin dưới đây để có thêm kiến thức chăm con tốt hơn nhé.

Dinh dưỡng – yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thông minh ở trẻ

Mách nhỏ với mẹ một sự thật, não bộ của trẻ đã bắt đầu phát triển sau khi thụ thai vài tuần và tiếp tục phát triển trong suốt quá trình trưởng thành [2]. Từ cuối tam cá nguyệt thứ hai trở đi, não bộ sẽ trải qua những giai đoạn quan trọng nhất, không chỉ tăng nhanh về thể tích, trọng lượng mà còn phát triển nhanh đáng kinh ngạc với tốc độ trung bình khoảng 250.000 tế bào thần kinh được hình thành mỗi phút trong suốt quá trình mang thai để bé có thể đạt ngưỡng 100 tỷ tế bào thần kinh khi mới ra đời. [3], [4]

Tuy nhiên, để 100 tỷ tế bào thần kinh này thực sự hoạt động đúng chức năng thì phải có khoảng 100 nghìn tỷ các kết nối não bộ được hình thành nhằm cung cấp nền tảng xử lý và truyền dẫn thông tin một cách hiệu quả [4]. Những năm đầu đời chính là thời điểm mà các kết nối não bộ này hình thành mạnh mẽ bởi mỗi giây trôi qua, não của bé có thể tạo ra hơn 1 triệu kết nối thần kinh mới [5].

Quá trình hình thành kết nối não bộ diễn ra nhanh hay chậm thường có liên quan mật thiết đến sự hình thành các bao myelin xung quanh sợi trục thần kinh giúp các tín hiệu ít bị gây nhiễu và được truyền dẫn tốt hơn trong mạng lưới thần kinh [6]. Vì vậy, tốc độ sản sinh myelin càng nhanh thì tốc độ kết nối cũng diễn ra nhanh hơn và trẻ cũng từ đó trở nên nhanh nhạy, có khả năng học hỏi tốt hơn trong tương lai.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra độ bền của các sợi trục thần kinh sau khi được myelin hóa phụ thuộc nhiều vào yếu tố dinh dưỡng [6]. Do đó, để đồng thời duy trì các bao myelin sẵn có và đẩy nhanh tốc độ sản xuất thêm, bố mẹ cần chú trọng cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng với đầy đủ các dưỡng chất được chứng minh lâm sàng giúp tăng tốc độ sản sinh myelin, giúp tăng tốc độ kết nối não bộ nhanh gấp 2.5 lần như Sphingomyelin, DHA, ARA, Alpha lactalbumin, Sắt, Axit Folic, Vitamin B12, choline và lutein [11] thông qua việc:

Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh và cho đến khi bé 2 tuổi nếu đủ điều kiện: Sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt đây còn là nguồn cung cấp các cholesterol quan trọng, cần thiết cho quá trình tổng hợp myelin như DHA và ARA chiếm 20% hàm lượng axit béo trong não; các phospholipid chiếm 10% hàm lượng lipid tạo thành myelin. Ngoài ra, khoảng 40% hàm lượng lipid trong sữa mẹ trưởng thành là sphingomyelin, dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các bao myelin [8], [9].

Lựa chọn các sản phẩm sữa phù hợp khi bé đã qua giai đoạn bú mẹ: Với các bé đã qua giai đoạn bú mẹ, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia y tế để lựa chọn giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp, giúp tăng tốc độ sản sinh myelin và tăng kết nối não bộ cho bé.

Dinh dưỡng được chứng minh lâm sàng – “Chìa khóa” giúp bé tăng tốc độ kết nối não

Dinh dưỡng đầu đời là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình myelin hoá và tạo nên sự khác biệt về nhận thức, hành vi, khả năng học hỏi của trẻ trong những năm tiếp theo [9]. Do đó, với các bé đã qua giai đoạn bú mẹ, mẹ sẽ cần thận trọng trong việc lựa chọn các sản phẩm sữa phù hợp để bổ sung cho bé.

Theo đó, dinh dưỡng được chứng minh lâm sàng là tiêu chuẩn vàng bạn nên tham khảo khi chọn sản phẩm sữa cho bé. Nghiên cứu lâm sàng hay thử nghiệm lâm sàng là nghiên cứu được tiến hành trên người để tìm hiểu về độ hiệu quả, an toàn cũng như tác dụng phụ. Qua quá trình thử nghiệm, các nhà chuyên môn sẽ đưa ra kết luận về độ hiệu quả của sản phẩm đối với một số tác dụng như cải thiện trí thông minh, sự nhanh nhạy của trẻ…

Dinh dưỡng không chỉ đảm bảo các hoạt động thể chất cơ bản diễn ra một cách bình thường mà còn ảnh hưởng đến các hệ thống phản ứng phức tạp liên quan đến nhận thức, khả năng học hỏi và hành vi xã hội của con người. Do đó bố mẹ nên lưu vấn đề này để có thể giúp trẻ phát triển một cách tối ưu nhất [10].

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo

Mách mẹ cách tăng tốc độ kết nối não bộ nhanh gấp 2.5 lần – con thông minh nhanh nhẹn ngay từ bé!

Theo thời gian, các liên kết không cần thiết sẽ được “gọt tỉa” bớt; việc hình thành các kết nối thần kinh mới cũng dần chậm và diễn ra khó khăn hơn so với khi còn bé [1], [2]. Do đó, việc đẩy nhanh tốc độ kết nối não bộ trong giai đoạn đầu đời là vô cùng quan trọng để giúp bé thông minh cũng như xây dựng được nền tảng phát triển trí tuệ vững chắc trong tương lai.

Vì sao tốc độ kết nối não bộ lại ảnh hưởng đến sự thông minh ở trẻ?

Để hiểu được vấn đề này, đầu tiên chúng ta cần đi sâu phân tích những gì đang thực sự diễn ra trong bộ não trẻ khi chúng ngắm nhìn thế giới. Bộ não được tạo thành bởi hàng tỉ các tế bào thần kinh cực nhỏ gọi là nơ-ron (neuron), trên mỗi nơ-ron sẽ có các nhánh nhỏ cho phép chúng kết nối với nhiều tế bào thần kinh khác. Khi bé học được một điều gì đó, các thông điệp hay các tín hiệu dẫn truyền thần kinh sẽ di chuyển từ nơ-ron này sang nơ-ron khác và lặp đi lặp lại cho đến khi não bộ bắt đầu hình thành một liên kết mới. Điều này cho phép bé hình thành phản xạ thành thục hơn với những điều vừa được học [3].

Vậy nên chúng ta có thể thấy, các tế bào thần kinh đều sẽ chuyển tiếp thông tin với nhau thông qua một quá trình dẫn truyền điện hóa phức tạp, tạo ra các kết nối não bộ ảnh hưởng đến hành vi, suy nghĩ trong mọi hoạt động thường ngày. Cũng do đó, việc kết nối não bộ diễn ra càng nhanh sẽ cho phép bé tiếp thu mọi việc nhanh chóng hơn. Qua đó, giúp bé nâng cao được khả năng học hỏi và nhận thức mọi thứ xung quanh một cách hiệu quả [3].

Tuy nhiên, quá trình này sẽ chậm dần khi trẻ lớn lên, não sẽ phải làm việc nhiều hơn để tạo ra các đường dẫn thần kinh mới. Vậy nên, những năm đầu đời, bạn cần chú ý đẩy nhanh tốc độ hình thành các kết nối não bộ này nhằm giúp bé tối ưu trí thông minh cho giai đoạn trưởng thành [2].

Myelin – Nền tảng của việc tăng tốc độ kết nối não bộ

Việc tăng tốc độ kết nối não bộ trên thực tế có liên quan mật thiết đến quá trình myelin hóa. Myelin là các lớp màng lipid bao bọc xung quanh các sợi trục của tế bào thần kinh, có khả năng [4], [5]:

  • Hỗ trợ cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh
  • Cung cấp lớp cách nhiệt bảo vệ tế bào thần thần kinh và duy trì sự ổn định cho tín hiệu xung điện khi truyền qua sợi trục
  • Cho phép đẩy nhanh tốc độ truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh nhưng sử dụng ít năng lượng tiêu thụ hơn.

Quá trình hình thành các bao myelin xung quanh các sợi trục thần kinh cho phép cải thiện việc dẫn truyền tín hiệu được gọi là quá trình myelin hoá [6]. Quá trình này thường diễn ra mạnh mẽ nhất trong giai đoạn từ tam cá nguyệt thứ 3 đế lúc trẻ 2 tuổi, giúp các nhánh thần kinh được kết nối nhanh và nhiều hơn, từ đó thúc đẩy sự hình thành nhanh chóng những hiểu biết, nhận thức và hành vi của trẻ đối với thế giới xung quanh trong thời gian này [7], [8].

Để quá trình myelin hoá được diễn ra suôn sẻ, dinh dưỡng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự thiếu hụt dinh dưỡng khi còn nhỏ có thể làm thay đổi đáng kể hàm lượng các chất, thành phần và hình thái myelin, gây gián đoạn chức năng não bình thường và khiến trẻ kém thông minh hơn [9].

Cách tăng kết nối não bộ giúp con thông minh hơn

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với quá trình myelin hóa, giúp tăng kết nối não bộ và giúp con thông minh hơn [10]. Do đó, từ sớm bố mẹ nên chú trọng việc cung cấp các dưỡng chất được chứng minh lâm sàng giúp tăng tốc độ sản sinh myelin, tăng tốc độ kết nối não bộ nhanh gấp 2,5 lần như Sphingomyelin, DHA, ARA, Alpha lactalbumin, Sắt, Axit folic và Vitamin B12 [11]:

Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng hoặc cho đến khi bé được 24 tháng tuổi nếu có thể. Sữa mẹ không chỉ giúp tăng kích thước và trọng lượng não mà còn thúc đẩy quá trình kết nối não bộ được diễn ra nhanh hơn. Sữa mẹ là nguồn cung cấp phospholipid và các cholesterol quan trọng, cần thiết cho quá trình tổng hợp myelin như DHA và ARA. Ngoài ra, khoảng 40% hàm lượng lipid trong sữa mẹ trưởng thành chứa sphingomyelin, dưỡng chất giữ trò quan trọng trong sự phát triển của các bao myelin [9], [12], [13].

Tham khảo ý kiến chuyên gia đối với trường hợp bé đã lớn, qua giai đoạn bú mẹ. Việc đầu tư và lựa chọn sản phẩm sữa trong thời điểm bé 2 – 3 tuổi là vô cùng quan trọng để giúp bé không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, cũng như nâng cao khả năng học hỏi và tư duy về sau.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên thường xuyên trò chuyện với bé để giúp con nâng cao khả năng ngôn ngữ. Những nghiên cứu gần đây của Đại học Stanford (Mỹ) đã chỉ ra rằng kể cả những cuộc trò chuyện với ba mẹ sẽ giúp phát triển của các chức năng não bộ, đặc biệt là trong khả năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ ở trẻ [14].

Bên cạnh đó, việc cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với từng độ tuổi cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, giúp trẻ tăng khả năng xử lý thông tin cũng như hình thành kỹ năng, phản xạ tốt với môi trường bên ngoài [15].

Thực hiện được những điều cơ bản trên, bé nhà bạn đã có thể từng bước đẩy nhanh tốc độ kết nối não bộ cũng như xây dựng một nền tảng trí não khỏe mạnh sau này. Điều bố mẹ cần lưu ý nữa là hãy nhớ thay đổi để thích ứng nhu cầu của bé theo từng độ tuổi vì tại thời điểm khác nhau, bé sẽ cần được đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dinh dưỡng, môi trường học tập và sinh hoạt khác nhau để phát triển tốt nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không?

Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề bé 17 tháng chưa biết đi có sao không, cũng như giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ chậm đi.

1. Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không?

Bé bao nhiêu tháng biết đi? Trẻ em thường bắt đầu biết đi vào khoảng từ 10 đến 18 tháng tuổi. Trước khi biết đi, trẻ thường biết bò (khoảng từ 7 đến 12 tháng) và tập đứng (thường vào khoảng từ 9 đến 12 tháng tuổi).

Nói như vậy nhưng nếu bé 17 tháng chưa biết đi có sao không thì câu trả lời là KHÔNG nếu bé vẫn trong tốc độ phát triển bình thường và không có vấn đề nào về sức khỏe. Trường hợp đến 2 tuổi mà bé vẫn chưa tự đi được một mình, bác sĩ thường đề xuất cha mẹ những phương pháp điều trị phù hợp nhất cho con.

Mặc dù đã có câu trả lời cho câu hỏi bé 17 tháng chưa biết đi có sao không, cha mẹ cũng có thể tham khảo những thông tin bên dưới để trang bị sẵn kiến thức phòng trường hợp bé chậm biết đi.

Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không thì câu trả lời là KHÔNG
Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không thì câu trả lời là KHÔNG 

2. Vì sao trẻ chậm biết đi?

Việc trẻ chậm biết đi hơn các bé khác có thể do một số nguyên nhân như:

  • Sinh non: Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ chậm biết đi chính là bé bị sinh non vì mọi cơ quan trong cơ thể còn chưa phát triển toàn diện, trong đó có hệ vận động. Trẻ có nguy cơ cao chậm phát triển vận động, nhận thức do não bộ và cơ bắp chưa hoàn thiện nếu sinh non.
  • Di truyền: Nhiều bệnh di truyền có thể gây ra chậm phát triển, bao gồm cả việc trẻ chậm biết đi. Một số hội chứng di truyền như Down có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ.
  • Bệnh tật: Trẻ em nằm viện lâu ngày hoặc ốm yếu thời gian dài có thể chậm phát triển và gặp khó khăn về việc chậm đi lại. Việc nằm giường quá nhiều hoặc hạn chế vận động có thể khiến trẻ khó tăng sức mạnh, thăng bằng và phối hợp tay chân.
  • Rối loạn thần kinh cơ: Bại não, loạn dưỡng cơ là nguyên nhân phổ biến trẻ chậm biết đi.
  • Vấn đề về thể chất: Chân yếu, tật chân bẩm sinh ảnh hưởng đến khả năng thăng bằng và đi lại của trẻ. 
  • Trẻ chưa sẵn sàng tập đi: Một số trẻ chỉ đơn giản là cần nhiều thời gian hơn để sẵn sàng cho việc đi lại chứ không có vấn đề gì về sức khỏe. Ba mẹ nên khuyến khích và động viên con để trẻ tự tin tập những bước đi đầu tiên.
bé 17 tháng chưa biết đi có sao không
Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không?

3. Bé chậm đi phải làm sao?

Trẻ chậm biết đi thường là vấn đề tạm thời và có thể khắc phục bằng các biện pháp can thiệp về hành vi hoặc y tế.

3.1 Cách giúp bé nhanh biết đi tại nhà

Nếu trẻ chậm biết đi, cha mẹ có thể làm một số hành động để khuyến khích em bé bắt đầu đi như đặt đồ chơi yêu thích của bé ngoài tầm với để kích thích bé tập đi, hoặc đứng cách xa bé vài bước chân và gọi bé lại.

Cha mẹ có thể tăng cường cơ chân cho bé bằng cách tập đi trong hồ bơi, khuyến khích bé tự đứng lên với sự hỗ trợ của đồ đạc. Đồ chơi đẩy hoặc bập bênh cũng có thể giúp ích, nhưng cần đảm bảo kích thước phù hợp với trẻ. 

3.2 Can thiệp y tế

Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không nếu câu trả lời là CÓ kèm theo các bệnh nghiêm trọng thì cha mẹ nên đưa bé đi khám ngay. Các lựa chọn can thiệp y tế cho trẻ chậm biết đi bao gồm:

  • Nẹp chân hoặc dụng cụ hỗ trợ.
  • Vật lý trị liệu.
  • Ngôn ngữ trị liệu.
  • Thuốc điều trị rối loạn thần kinh.
  • Các dụng cụ hỗ trợ đi lại như khung tập đi.
  • Phẫu thuật chỉnh hình.

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để có các can thiệp y tế phù hợp cho bé.

Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không thì câu trả lời là CÓ nếu bé mắc một số bệnh lý nghiêm trọng
Bé 17 tháng chưa biết đi có sao không thì câu trả lời là CÓ nếu bé mắc một số bệnh lý nghiêm trọng 

3.3 Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết đi 

Ngoài ra, mẹ có thể thử tham khảo một số mẹo dân gian để giúp trẻ nhanh biết đi hơn như là:

  • Đập cá lóc vào chân bé: Theo quan niệm dân gian, đập cá lóc vào chân bé (7 cái cho bé trai, 9 cái cho bé gái) có thể giúp bé nhanh biết đi hơn. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh hiệu quả của phương pháp này.
  • Cho bé đi qua cầu: Theo quan niệm dân gian, cho bé đi qua cầu có thể giúp bé nhanh biết đi hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý đảm bảo an toàn cho bé khi thực hiện.

(*) Lưu ý: Các cách điều trị trẻ chậm đi tại nhà bằng phương pháp dân gian trên chưa được nghiên cứu chứng minh về độ an toàn và tính hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. 

[inline_article id=305664]

Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề bé 17 tháng chưa biết đi có sao không. Hy vọng những thông tin này hữu ích cho cha mẹ trong việc theo dõi và hỗ trợ sự phát triển của bé. Cha mẹ nên kiên nhẫn và tạo môi trường an toàn để khuyến khích bé vận động, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bé có dấu hiệu chậm phát triển.

Ngoài ra, trên MarryBaby có công cụ giúp mẹ biết được Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? để mẹ điều chỉnh chế độ ăn, bú sữa cho mẹ hợp lý hơn. Mẹ còn có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà mẹ đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay mẹ nhỉ!

[key-takeaways title=”Xem thêm:”]

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

11 kiểu tóc xoăn xinh đẹp, dễ thương và thịnh hành cho bé gái

Dưới đây là 11 kiểu tóc xoăn từ xinh đẹp đến dễ thương, cá tính cho bé gái ở mọi độ tuổi.

1. 11 kiểu tóc xoăn từ xinh đẹp đến dễ thương, nữ tính cho bé gái

1.1 Kiểu tóc xoăn dài lọn nhỏ cho bé gái

Tóc xoăn dài lọn nhỏ không chỉ làm tóc dày hơn mà còn mang lại vẻ sắc nét và thanh thoát cho gương mặt của bé gái. Kiểu tóc này phù hợp với mọi gương mặt, từ gương mặt vuông, tròn đến trái xoan.

Kiểu tóc xoăn dài lọn nhỏ cho bé gái
Kiểu tóc xoăn dài lọn nhỏ cho bé

1.2 Kiểu uốn tóc xoăn dài lọn to cho bé 

Kiểu tóc xoăn lọn to dài mang lại vẻ thướt tha và yêu kiều đặc biệt. Kiểu tóc này rất đáng yêu và phù hợp để các mẹ tạo cho bé trong các dịp như tiệc sinh nhật, ngày lễ, và các dịp đặc biệt khác.

Kiểu uốn tóc xoăn dài lọn to
Kiểu uốn tóc xoăn dài lọn to cho bé

1.3 Mẫu tóc tỉa layer xoăn dài cho bé 

Kiểu layer kết hợp tóc uốn sẽ giúp cho các bé gái yêu thêm phần thời trang, phong cách và dậy thì thành công. Mái tóc bồng bềnh với những gợn sóng uốn cong tự nhiên sẽ tạo nên một diện mạo tươi trẻ và duyên dáng cho bé gái.

Mẫu tóc tỉa layer xoăn dài cho bé gái
Mẫu tóc tỉa layer xoăn dài cho bé gái

1.4 Kiểu tóc uốn xoăn sóng nhẹ Hàn Quốc cho bé gái

Nếu muốn thể hiện phong cách nữ tính và nhẹ nhàng theo kiểu Hàn Quốc, tóc uốn gợn sóng là lựa chọn hoàn hảo cho bé gái. Với độ dài vừa phải kết hợp với những lọn tóc xoăn nhẹ sẽ làm tôn lên vẻ gương mặt thanh tú và gây ấn tượng. 

Kiểu tóc uốn xoăn sóng nhẹ Hàn Quốc cho bé gái
Kiểu tóc uốn xoăn sóng nhẹ Hàn Quốc cho bé gái

1.5 Mẫu tóc xoăn mái lệch cho bé gái 3,4 tuổi trở lên

Kiểu tóc xoăn mái lệch mang đến một vẻ mới lạ và độc đáo cho bé gái thích phong cách Hàn Quốc. Với mái 6/4 hoặc mái 7/3, tùy thuộc vào khuôn mặt của bé, kiểu tóc này không chỉ tạo điểm nhấn mà còn làm bé trông quyến rũ hơn nhiều.

tóc xoăn mái lệch đẹp nhất
Mẫu tóc xoăn mái lệch

1.6 Kiểu tóc bob ngắn xoăn lơi cho bé gái đi học, đi chơi

Kiểu tóc bob xoăn không chỉ là biểu tượng của cá tính và sức mạnh, mà còn là một xu hướng thịnh hành cho các bé gái ngày nay. Cha mẹ có thể chọn kiểu tóc bob ngắn xoăn lơi để tạo điểm nhấn độc đáo, hứa hẹn sẽ làm mới diện mạo cho bé yêu của mình. Không chỉ thể hiện cá tính, kiểu tóc này còn giúp bé nổi bật trong đám đông.

Kiểu tóc bob ngắn xoăn lơi cho bé gái đi học, đi chơi
Kiểu tóc bob ngắn xoăn lơi cho bé gái đi học, đi chơi

1.7 Kiểu tóc xoăn mì tôm sóng to cho bé gái 5 tuổi

Nếu bé có gương mặt tròn và thiếu góc cạnh, hãy thử kiểu tóc xoăn mì tôm sóng to này để làm mới diện mạo của bé gái xinh yêu nhà mình. Có thể kết hợp tóc xoăn thêm với mái thưa, mái bay, không mái hoặc tết tóc, tất cả đều làm cho bé gái trở nên xinh xắn hơn. 

Kiểu tóc xoăn mì tôm sóng to cho bé gái
Kiểu tóc xoăn mì tôm sóng to cho bé gái 5 tuổi (Hình ảnh minh họa)

1.8 Tóc uốn đuôi mái ngang cho bé 10 tuổi 

Đối với các bé gái 10 tuổi, việc chọn kiểu tóc xoăn sẽ mang lại vẻ dễ thương hơn cho các bé. Đặc biệt, phần mái ngang sẽ khéo léo che đi phần trán cao, giúp khuôn mặt bé trở nên hài hoà và cân đối.

Tóc uốn đuôi mái ngang
Tóc uốn đuôi mái ngang cho bé 10 tuổi

1.9 Tóc xoăn đuôi mái ngố đáng yêu cho bé gái tóc ngắn

Những lọn tóc xoăn ở phần đuôi tạo nên vẻ nữ tính và đằm thắm, khiến bé trông đáng yêu và tự tin hơn mỗi khi xuất hiện.

Tóc xoăn đuôi mái ngố cho tóc ngắn
Tóc xoăn đuôi mái ngố đáng yêu cho bé gái tóc ngắn

>> Xem thêm: Gợi ý 11 mẫu tóc tém ngắn tomboy cho bé gái siêu đáng yêu

1.10 Mẫu tóc ngắn xoăn ngang vai cho bé gái mọi độ tuổi

Một trong những kiểu tóc xoăn dài cho bé gái mà mẹ không thể bỏ qua chính là kiểu tóc xoăn dài ngang vai điệu đà. Kiểu tóc này giúp bé trông xinh đẹp và nổi bật hơn, đồng thời vẫn phù hợp với độ tuổi của bé.

Mẫu tóc ngắn xoăn ngang vai cho bé gái mọi độ tuổi
Mẫu tóc ngắn xoăn ngang vai (Hình ảnh minh họa)

1.11 Tóc xoăn đuôi không mái cho bé gái 12 tuổi

Một trong những kiểu tóc xoăn dài không thể thiếu cho bé gái 12 tuổi là kiểu tóc xoăn đuôi không mái. Kiểu tóc này giúp tăng cường vẻ nữ tính nhưng vẫn giữ được sự trong sáng và dễ thương.

Tóc xoăn đuôi không mái cho bé gái 12 tuổi
Tóc xoăn đuôi không mái

[key-takeaways title=”Tổng hợp các kiểu tóc xoăn cho bé gái”]

  • Kiểu tóc xoăn dài lọn nhỏ
  • Kiểu uốn tóc xoăn dài lọn to
  • Mẫu tóc tỉa layer xoăn dài
  • Kiểu tóc uốn xoăn sóng nhẹ Hàn Quốc
  • Mẫu tóc xoăn mái lệch cho bé gái 3,4 tuổi
  • Kiểu tóc bob ngắn xoăn lơi
  • Kiểu tóc xoăn mì tôm sóng to cho bé gái 5 tuổi
  • Tóc uốn đuôi mái ngang cho bé gái 10 tuổi
  • Tóc xoăn đuôi mái ngố cho bé gái tóc ngắn
  • Mẫu tóc ngắn xoăn ngang vai
  • Tóc xoăn đuôi không mái cho bé gái 12 tuổi

[/key-takeaways]

2. Các bước uốn tóc cho bé đơn giản tại nhà

Uốn tóc cho bé tại nhà có thể là một hoạt động thú vị và tạo nên nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Dưới đây là một số bước đơn giản để uốn tóc cho bé tại nhà:

  • Chuẩn bị: Hãy đảm bảo bạn có đủ các dụng cụ cần thiết như lược, kẹp tóc, băng đô, gel tạo kiểu và một chiếc máy uốn tóc an toàn cho trẻ em.
  • Chuẩn bị tóc: Rửa và làm khô tóc của bé trước khi bắt đầu. Bạn có thể sử dụng một chất làm mềm tóc nếu cần thiết để dễ dàng tạo kiểu.
  • Chọn kiểu tóc: Dựa trên sở thích của bé và kiểu tóc mà bạn muốn tạo, hãy chọn một kiểu tóc phù hợp. Có thể là tóc xoăn nhẹ, búi tóc, hay tết tóc đơn giản.
  • Uốn tóc: Sử dụng máy uốn tóc an toàn cho trẻ em, hãy uốn tóc theo kiểu mà bạn đã chọn. Hãy cẩn thận và nhẹ nhàng để tránh làm đau bé.
  • Sử dụng kẹp tóc và băng đô: Sau khi uốn tóc xong, bạn có thể sử dụng kẹp tóc và băng đô để thêm phần hoàn thiện cho kiểu tóc của bé.
  • Sử dụng gel tạo kiểu: Nếu bạn muốn giữ kiểu tóc lâu hơn, có thể sử dụng một ít gel tạo kiểu dành cho trẻ em để giữ cho tóc của bé đúng kiểu.
  • Hoàn thiện: Kiểm tra và chỉnh sửa kiểu tóc cho bé nếu cần thiết. Hãy đảm bảo rằng bé cảm thấy thoải mái và không bị đau khi tạo kiểu tóc.

3. Cách chăm sóc tóc xoăn cho bé gái

Để làm tóc xoăn cần tác động nhiệt và hóa chất lên tóc bé, chính vì thế, tóc bé sẽ dễ hư tổn hơn sau khi uốn tóc. Mẹ cần biết cách chăm sóc tóc hợp lý để hạn chế hư tổn nhất có thể cho bé:

  • Gội đầu đúng cách: Mẹ nên cho bé gái sử dụng một loại dầu gội dành cho trẻ em, không chứa hóa chất. Cách 2-3 ngày gội một lần để giữ độ ẩm tự nhiên của tóc. 
  • Sử dụng kết hợp dầu xả: Dùng dầu xả dành cho tóc xoăn hoặc tóc khô để giúp giữ độ ẩm cho tóc và làm cho tóc mềm mại sau khi dùng dầu gội.
  • Không chải tóc khi khô: Tránh chải tóc của bé khi tóc đã khô hoàn toàn vì điều này có thể làm tóc xoăn bị rối và gãy. 
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc dành cho tóc xoăn: Mẹ có thể cho bé sử dụng thêm dầu dưỡng ẩm, mượt tóc chiết xuất từ hạt argan, bơ để hạn chế hư tổn. 
  • Bảo vệ tóc bé khi ngủ: Sử dụng một chiếc gối satin hoặc lụa cho bé gái để giảm ma sát và hạn chế tình trạng tóc bị rối khi bé ngủ.

[inline_article id=242570]

Trên đây là những kiểu tóc xoăn đẹp nhất cho bé gái ở mọi độ tuổi. Hy vọng mẹ sẽ chọn được mẫu tóc xoăn phù hợp cho bé gái của mình.

Một số chủ đề khác mẹ có thể tham khảo:

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng cá lóc đơn giản, dễ thực hiện

Trong số các mẹo dân gian này, có mẹo chữa trẻ chậm nói bằng cá lóc. Liệu cách này từ ông bà để lại có thực sự hiệu quả và an toàn không? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về tình trạng trẻ chậm nói

Trước khi áp dụng mẹo chữa trẻ chậm nói bằng cá lóc, bạn nên tìm hiểu trẻ chậm nói là thế nào để xem con có phải đang gặp tình trạng này không nhé.

1. Trẻ chậm nói là gì?

Chậm nói là tình trạng trẻ không đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ tương ứng với độ tuổi. Đây là một vấn đề khá phổ biến, ảnh hưởng đến 10% trẻ em. Chậm nói có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển giao tiếp, học tập và xã hội của trẻ.

2. Dấu hiệu trẻ chậm nói

Trẻ được xem là chậm nói nếu KHÔNG đạt được các mốc sau:

>> Xem thêm: 9 cách dạy trẻ học nói từ sớm, đơn giản và hiệu quả bất ngờ

3. Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Những nguyên nhân phổ biến nhất gây chậm nói ở trẻ bao gồm:

Các rối loạn phát triển hoặc di truyền khác bao gồm:

  • Trẻ thiếu sự tương tác, giao tiếp với cha mẹ và xã hội
  • Môi trường sống không kích thích bé phát triển ngôn ngữ
  • Trẻ bị tự kỷ, tăng động giảm chú ý (một rối loạn phát triển)
  • Liệt não (một rối loạn vận động do tổn thương não)

Sống trong gia đình song ngữ cũng có thể ảnh hưởng đến ngôn ngữ và lời nói của trẻ. Não bộ của trẻ phải hoạt động nhiều hơn để tiếp nhận và sử dụng 2 ngôn ngữ. Vì vậy, trẻ em ở trong gia đình có cha mẹ nói 2 thứ tiếng có thể mất nhiều thời gian hơn để bắt đầu sử dụng một hoặc cả hai ngôn ngữ con đang học. Đây là điều bình thường và trẻ có thể chỉ nói được một ngôn ngữ trong một thời gian.

[key-takeaways title=””]

Chậm nói không đồng nghĩa với tự kỷ. Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời là chìa khóa để trẻ phát triển ngôn ngữ bình thường. Vì thế, cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ chậm nói. 

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Dấu hiệu bé sắp biết nói là gì? Cách tập nói cho bé

Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng cá lóc

Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng cá lóc
Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng cá lóc

Một trong những mẹo dân gian được nhiều người truyền tai nhau và áp dụng để cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ là sử dụng cá lóc.

Cách thực hiện mẹo chữa chậm nói bằng cá lóc như sau:

  • Chuẩn bị: 1 con cá lóc nhỏ còn sống, rửa sạch.
  • Gõ nhẹ phần đuôi cá vào đầu gối của trẻ: bé trai gõ 7 cái, bé gái gõ 9 cái.
  • Chế biến cá thành món ăn cho bé thưởng thức.
  • Thực hiện mẹo này 2-3 lần/tuần và kiên trì trong 1 tháng.

Hiệu quả của mẹo chữa chậm nói bằng cá lóc:

[key-takeaways title=””]

Mặc dù được nhiều gia đình áp dụng và cho kết quả tốt, hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh về tính chính xác và hiệu quả của mẹo chữa trẻ chậm nói bằng cá lóc.

Nhiều ý kiến cho rằng việc gõ cá lóc vào đầu gối có thể kích thích các huyệt đạo liên quan đến khả năng ngôn ngữ của trẻ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến lại cho rằng đây chỉ là niềm tin dân gian và không có cơ sở khoa học.

[/key-takeaways]

Lưu ý khi áp dụng mẹo chữa chậm nói bằng cá lóc:

  • Mẹo này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho việc thăm khám và điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
  • Khi thực hiện, cần lưu ý thao tác nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương trẻ.
  • Cha mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng của trẻ và đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Nếu đang muốn tìm hiểu đầy đủ các mẹo giúp trẻ nhanh biết nói, mời bạn đón đọc bài viết: Từ A-Z mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói.

[inline_article id=331138]

Có nên sử dụng mẹo chữa trẻ chậm nói bằng cá lóc?

Theo các chuyên gia, cha mẹ không nên áp dụng mẹo chữa trẻ chậm nói bằng cá lóc bởi tồn tại những hạn chế dưới đây:

  • Thiếu cơ sở khoa học: Hầu hết các mẹo dân gian chữa chậm nói được lưu truyền qua nhiều thế hệ dựa trên kinh nghiệm thực tế và niềm tin tâm linh. Tuy nhiên, chúng chưa được kiểm chứng bởi các nghiên cứu khoa học nghiêm ngặt, do đó hiệu quả của chúng vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
  • Truyền miệng thiếu chính xác: Qua nhiều đời truyền miệng, các mẹo dân gian có thể bị biến đổi, thêm thắt hoặc lược bỏ một số chi tiết. Điều này dẫn đến việc áp dụng các mẹo dân gian không còn nguyên bản như ban đầu, thậm chí có thể gây ra những sai lầm hoặc nguy hiểm cho trẻ.
  • Nguy cơ tiềm ẩn khi thực hiện mẹo chữa trẻ chậm nói bằng cá lóc: Việc gõ cá lóc vào đầu gối hoặc miệng trẻ có thể khiến da bé trầy xước, hoặc thậm chí là gãy xương nếu dùng lực quá mạnh, gây tâm lý sợ hãi cho trẻ.
Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng cá lóc có thể tiềm ẩn nguy cơ khiến trẻ bị chấn thương
Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng cá lóc có thể tiềm ẩn nguy cơ khiến trẻ bị chấn thương

Cách chữa trẻ chậm nói khoa học

Khi trẻ có dấu hiệu chậm nói, thay vì áp dụng các mẹo dân gian, cha mẹ hãy ưu tiên các bước dưới đây:

  • Khám và điều trị tại bệnh viện: Đây là cách tốt nhất để xác định nguyên nhân và điều trị hiệu quả tình trạng chậm nói. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, đánh giá tình trạng của trẻ và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
  • Phương pháp can thiệp khoa học: Có nhiều phương pháp can thiệp hiệu quả cho trẻ chậm nói, được nghiên cứu kỹ lưỡng và áp dụng bởi các chuyên gia. Các phương pháp này bao gồm:
    • Liệu pháp ngôn ngữ: Giúp trẻ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết.
    • Liệu pháp hành vi: Giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp và tương tác xã hội.
    • Liệu pháp giáo dục: Giúp trẻ phát triển các kỹ năng học tập và nhận thức.
  • Tương tác và trò chuyện với trẻ: Cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện, chơi đùa và tương tác với trẻ về các chủ đề khác nhau, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và chia sẻ suy nghĩ…
  • Hoạt động kích thích ngôn ngữ: Cho trẻ chơi các trò chơi lắp ráp, xếp hình, ô chữ, hoặc đưa trẻ đến công viên để tăng cường giao tiếp xã hội. Các hoạt động này giúp trẻ phát triển tư duy, khả năng ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.

[key-takeaways title=””]

Việc điều trị trẻ chậm nói cần có thời gian và sự kiên nhẫn của cha mẹ. Cha mẹ nên phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để theo dõi tiến bộ của trẻ và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.

[/key-takeaways]

Cách chữa trẻ chậm nói khoa học
Thay vì áp dụng mẹo chữa trẻ chậm nói bằng cá lóc hay mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói tiềm ẩn nhiều rủi ro, ba mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ để trẻ được điều trị khoa học.

>> Xem thêm: Tuyển tập 20+ kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non phát triển toàn diện

Mặc dù mẹo dân gian chữa chậm nói được truyền tai nhau từ lâu đời, nhưng hiệu quả của chúng chưa được kiểm chứng khoa học và có thể tiềm ẩn nguy cơ cho trẻ. Thay vì phụ thuộc vào các mẹo dân gian, cha mẹ nên đưa con đi khám và áp dụng các phương pháp khoa học để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho trẻ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Gợi ý 11 mẫu tóc tém ngắn tomboy cho bé gái siêu đáng yêu

Có rất nhiều kiểu tóc tém tóc ngắn khác nhau phù hợp với mọi khuôn mặt và chất tóc cho bé gái. Mẹ có thể tham khảo các kiểu tóc tém ngắn phù hợp với sở thích của bé và phong cách của bé bên dưới đây.

1. Top 10+ mẫu tóc tém ngắn tomboy cho bé gái siêu đáng yêu

1.1 Kiểu tóc tomboy cúp cho bé gái 2,3 tuổi

Tóc tomboy tém ngắn cho bé gái 2,3 tuổi trở lên ngày càng được ưa chuộng bởi sự năng động, cá tính và dễ thương. Kiểu tóc này không chỉ giúp bé thoải mái vận động mà còn tạo nên phong cách thời trang độc đáo.

Tóc tomboy tém ngắn cho bé gái 2,3 tuổi trở lên
Tóc tomboy tém ngắn cho bé gái 2,3 tuổi trở lên

1.2 Kiểu tóc bob ngắn cho bé gái mặt tròn

Một trong những kiểu tóc tém ngắn cho bé gái tiếp theo không thể thiếu là kiểu bob. Kiểu tóc này được rất nhiều mẹ lựa chọn vì sự phổ biến và thịnh hành hiện nay. Tóc bob được vuốt về phía trước, tạo nên một vẻ đáng yêu trên gương mặt của bé. Kiểu tóc này làm gương mặt bé trông thêm bầu bĩnh, đáng yêu, dễ thương đến khó rời mắt.

Kiểu tóc bob ngắn cho bé gái mặt tròn
Kiểu tóc bob ngắn cho bé gái mặt tròn

1.3 Kiểu tóc tomboy tém ngắn cho bé gái cool ngầu

Kiểu tóc tomboy tém ngắn là một lựa chọn tuyệt vời cho các bé gái muốn thể hiện sự cá tính và vẻ ngoài cool ngầu của mình. Bên cạnh việc tạo nên vẻ ngoài cá tính, kiểu tóc tomboy tém ngắn cũng rất dễ chăm sóc và tiết kiệm thời gian.

Cha mẹ không cần phải lo lắng về việc mất nhiều thời gian để làm tóc cho bé mỗi ngày. Đồng thời, tóc ngắn cũng giúp bé cảm thấy thoáng mát và không bị cản trở trong các hoạt động vui chơi hàng ngày.

Kiểu tóc tomboy tém ngắn cho con gái 
Kiểu tóc tomboy tém ngắn cho con gái

1.4 Mẫu tóc tomboy tém ngắn cho bé gái với kiểu mái ngắn gợn sóng

Kiểu tóc tomboy cho bé gái kết hợp với mái ngố là một lựa chọn thông minh để mang đến cho bé vẻ ngoài vừa đáng yêu, vừa phá cách. Kiểu tóc này không chỉ giúp bé tỏ ra năng động và sáng tạo, mà còn thể hiện sự tự tin trong việc thể hiện cá tính riêng của mình.

Mẫu tóc tomboy tém ngắn cho bé gái với kiểu mái ngắn gợn sóng
Mẫu tóc tomboy tém ngắn cho bé với kiểu mái ngắn gợn sóng

1.5 Mẫu tóc tomboy kiểu tỉa layer

Kiểu tóc tomboy tỉa layer là một lựa chọn hoàn hảo để mang đến cho bé gái vẻ ngoài phá cách và độc đáo. Các lớp tóc được cắt tỉa tinh tế tạo nên độ sâu và sự bồng bềnh, góp phần thể hiện tính cách cá nhân mạnh mẽ của bé.

Mẫu tóc tomboy kiểu tỉa layer
Mẫu tóc tomboy kiểu tỉa layer dành cho bé gái (Hình ảnh minh họa)

1.6 Kiểu tóc tomboy pixie tém ngắn cho bé gái 4,5 tuổi

Kiểu tóc tomboy pixie tém ngắn là một lựa chọn tuyệt vời cho các bé gái 4,5 tuổi muốn thể hiện sự cá tính và tự tin của mình. Kiểu tóc này mang đến một diện mạo đáng yêu và năng động, giúp bé gái tỏa sáng trong mọi hoạt động.

Kiểu tóc tomboy pixie tém ngắn cho bé
Kiểu tóc tomboy pixie tém ngắn cho bé gái 4,5 tuổi

 

Kiểu tóc tém Pixie ngắn nữ tính
Kiểu tóc tém Pixie ngắn nữ tính cho bé 4, 5 tuổi trở lên

1.7 Tóc tomboy tém ngắn cho bé gái với mái mưa xinh đẹp

Kiểu tóc tomboy tém ngắn kết hợp với mái mưa là sự kết hợp hoàn hảo giữa cá tính năng động của tóc tomboy và nét dịu dàng, nữ tính của mái mưa. Kiểu tóc này mang đến cho bé gái vẻ ngoài vừa trẻ trung, thời thượng, vừa thanh lịch, đáng yêu.

Tóc tomboy tém ngắn với mái mưa xinh đẹp
Tóc tomboy tém ngắn cho bé gái với mái mưa xinh đẹp

1.8 Kiểu tóc ngắn đầu nấm siêu dễ thương cho bé gái đi chơi

Phong cách đầu tóc nấm trong kiểu tomboy giúp bé gái tỏa ra sự năng động và đáng yêu. Đây là một kiểu tóc tomboy độc đáo và thu hút sự chú ý cho bé gái.

Kiểu tóc ngắn đầu nấm
Kiểu tóc ngắn đầu nấm siêu dễ thương cho bé đi chơi

1.9 Tóc tém ngắn ngang vai cho bé gái mặt tròn

Tóc tém ngắn ngang vai là một kiểu tóc đơn giản và thời thượng cho bé gái. Với chiều dài vừa phải, tóc tém ngắn ngang vai giúp khuôn mặt tròn bé gái trở nên gọn gàng và thanh mảnh hơn.

Kiểu tóc này mang lại sự tiện lợi và thoải mái cho bé gái trong các hoạt động hàng ngày. Bé không cần phải lo lắng về việc tóc quá dài hay rối bù, và cũng không cần phải tốn nhiều thời gian để chăm sóc và làm tóc.

Tóc tém ngắn ngang vai cho bé gái mặt tròn
Tóc tém ngắn ngang vai cho bé gái mặt tròn

1.10 Tóc tomboy mái ngố tém ngắn cực đáng yêu cho bé gái

Kiểu tóc tomboy mái ngố tém ngắn là sự kết hợp hoàn hảo giữa nét đáng yêu của mái ngố và sự cá tính của tóc tomboy dành cho bé gái nhà mình. Kiểu tóc này mang đến cho bé vẻ ngoài trẻ trung, nhí nhảnh và vô cùng thu hút.

Tóc tomboy mái ngố tém ngắn cực đáng yêu cho bé gái
Tóc tomboy mái ngố tém ngắn cực đáng yêu cho bé gái

1.11 Kiểu tóc tém ngắn kết hợp mái thưa cho bé gái

Kiểu tóc tém ngắn kết hợp mái thưa là một mẫu tóc phù hợp nhất với những thiên thần có gương mặt tròn trĩnh. Tóc được cắt ngắn vừa tới tai mà không xõa đến cằm, kết hợp với mái thưa sẽ giúp bé trông thêm dễ thương hơn. Mẹ hãy thử cắt mẫu tóc tém búp bê này cho bé gái nhà mình nhé.

Kiểu tóc tém ngắn kết hợp mái thưa cho bé gái
Kiểu tóc tém ngắn kết hợp mái thưa cho bé gái (Hình ảnh minh họa)

2. Cách giúp tóc trẻ mọc nhanh

Có một số cách cha mẹ có thể giúp tóc trẻ trở nên khỏe mạnh và mọc nhanh hơn:

  • Chăm sóc da đầu: Da đầu của trẻ sạch và khỏe mạnh là yếu tố quan trọng để tóc mọc nhanh. Hãy tắm gội đều đặn cho trẻ bằng dầu gội dịu nhẹ, không gây kích ứng. Massage nhẹ nhàng da đầu của trẻ khi tắm để kích thích tuần hoàn máu và thúc đẩy mọc tóc.
  • Chế độ ăn uống đủ chất: Chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tốc tăng trưởng tóc. Cha mẹ nên thêm các loại thực phẩm giàu vitamin như trái cây, rau xanh, hạt, cá, thịt và các loại trứng vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ.
  • Massage da đầu: Massage nhẹ nhàng da đầu của trẻ mỗi ngày có thể tăng cường tuần hoàn máu và kích thích mọc tóc. Mẹ có thể sử dụng ngón tay hoặc một chiếc lược mềm để massage da đầu bằng những động tác xoay tròn trong khoảng 5-10 phút.
  • Tránh gắn kẹp tóc và cột tóc quá chặt: Hạn chế việc gắn kẹp tóc hoặc kéo tóc quá chặt vì có thể gây hư hỏng và rụng tóc. 
  • Cắt tóc định kỳ: Mẹ cũng nên cắt đuôi tóc định kỳ cho bé để tóc yếu và chẻ ngọn, từ đó tạo điều kiện cho tóc mới mọc lên khỏe mạnh hơn.

[inline_article id=305664]

Trên đây là một số kiểu tóc tém tóc ngắn đẹp nhất cho bé gái. Hy vọng mẹ sẽ chọn được kiểu tóc tém ngắn phù hợp cho bé gái của mình.

Một số chủ đề về trẻ khác mẹ có thể tham khảo để bổ sung thêm kiến thức nuôi con: