Nuôi dạy trẻ tập đi và mẫu giáo (giai đoạn 1-5 tuổi) cần chú ý đến những khía cạnh nào để con không ngừng đạt những bước tiến mới về thể chất, cảm xúc, ngôn ngữ và trí tuệ? Nơi đây sẽ có tất cả những điều mẹ cần biết để chăm con khoa học.
Về cơ bản, khẩu phần dinh dưỡng cho bé ở độ tuổi này bằng khoảng 1/4 so với một người trưởng thành. Tuy nhiên, tùy theo mức độ tăng trưởng, các hoạt động hàng ngày của bé mà bố mẹ đo lường nhu cầu dinh dưỡng và quyết định cho bé ăn uống như thế nào.
Dưới đây là một bảng khẩu phần tham khảo cho những vị phụ huynh đang có con trong độ tuổi 1-3. Bạn đã chuẩn bị cho con những khẩu phần đủ dinh dưỡng hay chưa? Bạn có đang “ép” con ăn quá nhiều? Hãy cùng điểm qua kích thước khẩu phần của các nhóm thực phẩm thường gặp nhất nhé!
Nhóm thực phẩm
Số khẩu phần trong ngày
Kích thước 1 khẩu phần dinh dưỡng
Năng lượng từ mỗi khẩu phần
Ngũ cốc
6 phần
– 1/4 – 1/2 lát bánh mì
-4 muỗng canh cơm, ngũ cốc, mì đã nấu chín
-20 g ngũ cốc khô
-1 – 2 bánh cracker
250 calories
Rau
2 – 3 phần
1 muỗng canh rau đã nấu chín/ 1 năm tuổi
VD: Bé 3 tuổi cần ăn 3 muỗng canh rau nấu chín trong 1 phần ăn
Thông minh, linh hoạt và nhanh nhẹn là những nét tính cách nổi bật của bé sinh năm Bính Thân – 2016. Thậm chí, theo đánh giá của các nhà chiêm tinh Trung Hoa cổ xưa, khỉ con còn được xem con giáp tài năng nhất trong số 12 con giáp. Còn điều gì “thú vị” trong tính cách các bé sinh năm 2016? MarryBaby sẽ “bật mí” cho mẹ ngay trong bài viết dưới đây.
1/ Năng động, tự tin
Giống như một chú khỉ suốt ngày bay nhảy trong rừng xanh, khỉ con của mẹ cũng rất thích các môn thể thao hay trò chơi vận động ngoài trời. Bé luôn muốn bay nhảy và tìm tòi khám phá mọi thứ xung quanh mình. Có lẽ cũng chính vì vậy mà trong các mối quan hệ xã hội của mình, các bé sinh năm Bính Thân – 2016 luôn thể hiện mình là một người hòa đồng, tự tin. Bé rất giỏi trong việc bày tỏ mong muốn cũng như che dấu cảm xúc thật sự của mình.
2/ Tài năng, tham vọng
Sự tò mò, ham học hỏi giúp bé khỉ tích lũy được một “kho” kiến thức khổng lồ cho mình. Nhờ vậy, bé có xu hướng dễ thành công trong sự nghiệp và đạt được bất cứ thứ gì bé muốn. Bé luôn cảm thấy không hài lòng với những gì mình đang có, luôn muốn thử tất cả mọi thứ và không muốn phí một giây nào khi làm việc.
3/ Dí dỏm, dễ thương
Sinh con gái năm 2016 đồng nghĩa với việc mẹ “sở hữu” một cô công chúa nhỏ dễ thương và tinh nghịch. Bất cứ nơi nào bé đi qua, bé đều mang lại niềm vui cho mọi người. Tương tự, các bé trai sinh năm 2016 cũng sở hữu tính cách vui nhộn, tinh nghịch. Bé có tài năng trong việc bắt chước và diễn xuất, luôn vui vẻ và tràn đầy năng lượng.
4/ Kiêu ngạo và nghi ngờ
Cùng với những ưu điểm, bé con tuổi khỉ cũng có một vài điểm trừ trong tính cách. Vì luôn muốn tìm hiểu cái mới nên khỉ con thường không mấy kiên nhẫn và có xu hướng cả thèm chóng chán. Một vài bé còn thể hiện rõ tính kiêu ngạo, ích kỷ và hay nghi ngờ. Đặc biệt, với những bé là con một trong gia đình, tính ích kỷ sẽ càng được thể hiện rõ ràng hơn.
[inline_article id=81868]
Ngoài những nét tính cách đặc trưng ở trên, theo một số nhà nghiên cứu, thời điểm bé cưng chào đời cũng ảnh hưởng đến tính cách của trẻ. Các bé khỉ sinh vào buổi sáng thường đối xử với mọi người tử tế, lịch sự nhưng lại thiếu sự ổn định và cẩn trọng. Thông minh, sắc sảo và tinh tế là nét tính cách nổi trội của bé khỉ sinh vào buổi trưa. Tuy nhiên, bé cũng có điểm trừ nhỏ rất dễ thay đổi, cả thèm chóng chán. Các bé khỉ chào đời vào buổi tối là người trung thực, trung thành với bạn bè, người thân.
Sự đa dạng là gia vị của cuộc sống. Về mặt dinh dưỡng, nguồn thức ăn đa dạng là cách tốt nhất đảm bảo cho bé đầy đủ dưỡng chất phát triển hoàn thiện trong giai đoạn này. Vì vậy, điều quan trọng đầu tiên là mẹ nên chuẩn bị mọi thứ từ tối trước đó như ủi/là quần áo, hộp đồ ăn, các túi gói đồ ăn… sẵn sàng trước. Điều đó có thể giúp mẹ giảm cảm giác căng thẳng và bận rộn vào buổi sáng.
Đến phần lựa chọn thức ăn vặt đem theo cho bé, mẹ hãy tham khảo tháp dinh dưỡng cho bé tập đi. Ở giai đoạn này, bé nên có 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ bổ dưỡng mỗi ngày. Thức ăn nhẹ bổ dưỡng là một phần quan trọng trong chế độ ăn, giúp bổ sung dưỡng chất hấp thu cho cơ thể mỗi ngày.
1. Trái cây tươi: Mẹ nên duy trì thường xuyên các loại trái cây tươi như táo, lê, quýt, chuối… trong các bữa ăn nhẹ của bé. Mẹ có thể chọn các loại trái cây nhiều màu sắc, cắt nhỏ và để sẵn cho bé thỏa thích “tận hưởng” bữa ăn của mình.
2. Bánh quy lạt/ bánh gạo, phô mai viên hoặc cắt lát: Mẹ nên lưu ý chọn các loại bánh ít muối, tránh quá mặn sẽ không tốt cho bé. Bánh gạo cũng là một gợi ý hấp dẫn cho bé.
3. Bánh mì / bánh cuộn: 1 lát nhỏ bánh mì nâu, bánh ngọt cắt thành các khoanh nhỏ sẽ kích thích vị giác của bé, mẹ có thể thêm 1 lát phô mai hoặc bơ đậu phộng để thức ăn nhẹ thêm phần hấp dẫn. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý nếu bé có tiền sử bị dị ứng với các thành phần từ đậu phộng (lạc).
4. Sữa chua: Đây là nguồn thực phẩm tuyệt vời cho bé, tuy nhiên loại thực phẩm này lại khá bất tiện trong việc di chuyển và bảo quản. Mẹ có thể mua các loại sữa chua đóng hộp và gửi trước ở trường để các cô có thể cho bé ăn trong bữa ăn xế. Cần lưu ý lựa chọn các loại sữa chua ít đường, tránh các loại quá ngọt, không tốt cho răng của bé.
5. Bánh nhân trái cây khô, bánh chuối : Nếu bánh do chính tay mẹ làm sẽ khiến bé rất thích thú. Mẹ hãy tranh thủ thời gian rảnh rỗi cuối tuần, chuẩn bị cho bé một lát bánh mì ngọt nhẹ, dùng kèm 1 ly sữa ấm để bé có thêm năng lượng cho ngày cuối tuần năng động.
Lưu ý: Bé dưới 5 tuổi rất dễ bị mắc nghẹn nên các mẹ hãy lưu ý đừng để bé ăn các loại đậu, hạt, bắp rang… tránh trường hợp sẽ gây nghẹn cho bé nhé.
Theo nghiên cứu, 1000 ngày đầu tiên tính từ ngày đầu tiên của thai kỳ đến khi bé tròn 2 tuổi là quãng thời gian duy nhất để mở ra cửa sổ cơ hội cho sức khỏe và tương lai của bé. Chính vì vậy, các bé độ tuổi này cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và thích hợp.
Theo bác sĩ nhi khoa Tanya Remer Altmann, biên tập viên chính của Tạp chí The Wonder Years, từ độ tuổi 9-15 tháng, trẻ đã biết biểu lộ cảm xúc ghen tị “dữ dội” khi thấy người mẹ mà mình yêu thương nhất đang bế hay cưng nựng một đứa trẻ khác. Thông thường khi đó bé sẽ khóc, đòi lại mẹ hoặc có thái độ tức tối với “địch thủ” của mình.
Mặt tích cực của thái độ ghen tị này chính là bé đã nhận biết được mẹ là ai và muốn mẹ luôn chú ý đến mình. Điều đó thể hiện sự gắn kết, sợi dây tình cảm giữa mẹ và con rất bền vững. Và chính sức mạnh của mối quan hệ thiêng liêng này đã làm bé không muốn chia sẻ sự quan tâm, cũng như tình yêu của mẹ với người khác.
Trường hợp nếu bé thờ ơ với sự xuất hiện của mẹ hoặc chẳng lo âu khi có người lạ đến gần thì cũng không phải biểu hiện đáng mừng đâu mẹ nhé! Bởi ở tháng tuổi này, khả năng phân biệt mẹ với những người lạ là một minh chứng cho việc bé đã lớn hơn và phát triển nhận thức về thế giới xung quanh.
Làm gì để giúp trẻ loại bỏ cảm giác ghen tị
Khi cả 2 mẹ con cùng đến thăm nhà người bạn mới sinh. Việc mẹ ẵm bồng, nựng nịu với em bé sơ sinh dễ thương sẽ rất là bình thường cho đến khi bé con của bạn bắt đầu “ghen” và thể hiện sự sở hữu, thu hút mối quan tâm chính từ phía mẹ. Ở độ tuổi này, trẻ còn quá nhỏ để hiểu khái niệm chia sẻ tình cảm, đồng thời không thể hiểu hết được tất cả những gì mà mẹ giải thích. Nên cách tốt nhất là mẹ thể hiện bằng hành động. Hãy đưa bé sơ sinh đang bồng trên tay lại cho người bạn và quay lại ôm trẻ vào lòng. Một khi trẻ đã cảm thấy “an toàn” với tình cảm mà mẹ dành cho và bắt đầu bị phân tâm, thu hút bởi những thứ xung quanh, mẹ vẫn có thể quay lại với việc cưng nựng bé sơ sinh đấy!
Ở những đứa trẻ lớn hơn, rất quan trọng để dạy việc chấp nhận sự chia sẻ tình cảm của mẹ với em bé khác. Cách tốt nhất là mẹ hãy kéo trẻ vào công việc cùng chăm sóc em nhỏ, bằng những việc nhỏ nhặt như nhờ lấy quần áo, lấy tã cho em, tạo tâm lý thoải mái, khiến trẻ gắn kết và yêu thương em bé hơn. Chẳng hạn yêu cầu bé: “Mẹ con mình cùng nhau bồng em bé nhé!”, hay “Mẹ ẵm em bé còn con lấy mền cho em giúp mẹ”. Nếu bé cùng tham gia, bé sẽ cảm thấy bản thân được đánh giá cao và mẹ hãy nhớ khen ngợi khi trẻ thực hiện tốt công việc này nhé!
1 khẩu phần ăn của bé được tính là một trong những loại sau:
1 phần trái cây tươi cỡ trung bình
1 ly nước ép trái cây nguyên chất nhỏ không thêm đường – pha loãng với nhiều nước
1 phần trái cây tươi xắt nhỏ hoặc 1 phần salad trái cây
3 muỗng trái cây tráng miệng nhuyễn
2 muỗng cơm rau củ hoặc 3 muỗng tráng miệng salad
1 tô súp rau củ
Rau củ quả, đặc biệt là các loại có màu xanh đậm giúp cung cấp vitamin & khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Sữa, phô mai và sữa chua: Cung cấp canxi cho hệ xương và răng khỏe
Khẩu phần khuyến nghị mỗi ngày
1-3 tuổi: 3 khẩu phần
3-5 tuổi: 3 khẩu phần
1 khẩu phần được tính là một trong những loại sau:
1 ly sữa béo
1 hũ sữa chua
1 phần phô mai cỡ hộp diêm (1 oz hay 28,3g)
2 miếng phô mai
1 phần pudding sữa
2 phần pho mát tươi
Sữa ít béo ( low fat milk) không phù hợp để là loại thức uống chủ yếu cho bé dưới 2 tuổi. Mẹ có thể dần dần tập cho bé dùng sau 2 tuổi để giúp bé làm quen với nhiều thực phẩm khác nhau. Sữa tách béo ( skimmed milk) không phù hợp cho bé dưới 5 tuổi.
Thịt, cá, và các loại thức ăn thay thế khác: Cung cấp protein để bé phát triển khỏe mạnh
Khẩu phần khuyến nghị mỗi ngày
1-3 tuổi: 2 khẩu phần ăn nhỏ
3-5 tuổi: 2 khẩu phần
1 khẩu phần được tính là một trong những loại sau:
1 phần thịt bò nhỏ
2 miếng thịt luộc hoặc nướng
2 miếng gà
1 phần Phi lê cá
2 quả trứng
6 muỗng cơm đậu/đậu lăng nướng…
Nhóm thức ăn trên đỉnh tháp dinh dưỡng
Nhóm thức ăn như đồ ngọt, socola, bánh, thức uống có gas, bánh mặn.. thuộc nhóm thức ăn nằm trên đỉnh tháp dinh dưỡng.
Mẹ không nên để nhóm thức ăn này trở thành 1 phần của chế độ ăn hằng ngày của bé. Thức ăn hoặc đồ uống ngọt không tốt cho răng của bé.
Theo nghiên cứu, 1000 ngày đầu tiên tính từ ngày đầu tiên của thai kỳ đến khi bé tròn 2 tuổi là quãng thời gian duy nhất để mở ra cửa sổ cơ hội cho sức khỏe và tương lai của bé. Chính vì vậy, các bé độ tuổi này cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và thích hợp.
Tùy theo bé lớn hay nhỏ mà mẹ đưa ra cách chăm sóc tóc phù hợp nhất.
-Với các bé dưới 1 tuổi: Chỉ cần gội đầu 1 – 2 lần/ tuần là đủ. Nếu các bé bị đóng vảy “cứt trâu” trên đầu, mẹ có thể massage nhẹ nhàng để những mảng này bong ra.
-Tuổi tập đi (1-2 tuổi): 3 lần gội đầu mỗi tuần là đủ.
-Bé từ 3 – 5 tuổi trở đi: Nếu tóc bé đã dài ra thì mẹ nên gội đầu mỗi ngày, nhưng khi con sở hữu bộ tóc xoăn hoặc khô thì mẹ nên giảm bớt số lần gội trong tuần và dùng dầu xả mỗi tuần 1 lần.
Thông thường, các mẹ sẽ có thói quen gội đầu cho bé trước khi tắm. Nhưng các chuyên gia khuyến khích áp dụng một trình tự ngược lại. Việc gội đầu nên là bước cuối cùng để kết thúc việc tắm cho bé, tránh việc để làn da trên cơ thể bé tiếp xúc với nước quá lâu có thể gây kích ứng.
Dầu gội cho bé có gì khác dầu gội người lớn?
Trong dầu gội của người lớn thường chứa ammonium laurel sulfate, một chất tạo bọt khiến người gội có cảm giác da đầu sạch sẽ hơn. Dầu gọi cho trẻ em sẽ tránh thành phần này. Một lưu ý khác là dù được quảng cáo “không gây cay mắt”, các mẹ vẫn nên cẩn trọng tránh để dầu gội dây vào mắt bé, nó có thể khiến bé bị xót và chảy nước mắt.
Chải đầu cho bé
Làm sao để tóc suôn mượt và bé không bị đau khi chải đầu? Mẹ thử tham khảo những bí quyết dưới đây nhé!
-Dùng lược răng thưa với những răng lược to. Nếu sử dụng loại lược có đế thì mẹ cũng nên chọn loại lược có các lông chải cách xa nhau.
-Tránh dùng lược ống tròn vì loại này dễ làm rối tóc bé và có đầu răng lược cứng, dễ làm trầy da đầu bé.
-Chải tóc ở gáy của bé trước, đây là nơi dễ bị rối nhất.
-Đừng bắt đầu chải ở trên đỉnh đầu. Hãy bắt đầu từ dưới ngọn tóc lên dần đến chân tóc và dùng ngón tay để nhẹ nhàng kéo những đám tóc rối.
[inline_article id=28934]
-Không nên chải tóc khi đang ướt. Nếu tóc rối thì mẹ có thể dùng kem xả hoặc một ít dầu dưỡng tóc trên chỗ rối và chậm rãi chải cho đến khi đám rối được gỡ ra.
Từ 4 đến 6 tháng là giai đoạn một số trẻ đã bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, nếu không vì lý do gì đặc biệt thì mẹ nên hoãn quá trình tập ăn dặm lại. 6 tháng đầu đời, sữa mẹ hoặc sữa công thức nên là loại thực phẩm duy nhất của bé.
Dinh dưỡng cho trẻ 6 đến 12 tháng: Những món “cấm”
-Mật ong: Mật ong có thể chứa vi khuẩn Clostridium botulinum. Hệ thống ruột của người lớn có thể ngăn ngừa sự phát triển của loại vi khuẩn này, nhưng trong đường ruột của trẻ em, mầm mống của chúng có thể phát triển thành một loại độc tố gây nguy hiểm đến tính mạng.
–Sữa bò và sữa đậu nành: Luôn cho trẻ dùng sữa mẹ hoặc sữa bột cho đến khi bé được 1 tuổi. Trước khi tròn 1 tuổi, ruột của bé không thể tiêu hóa được chất đạm có trong sữa bò và sữa đậu nành khi bé chưa được một tuổi, và cũng vì vậy mà trẻ không có được đầy đủ những dưỡng chất cần thiết. Lượng khoáng chất trong sữa bò/sữa đậu nành lúc này có thể làm tổn hại đến thận của bé yêu.
[inline_article id=58699]
-Những miếng thức ăn lớn: Những miếng thức ăn với kích cỡ lớn hơn một hạt đậu có thể mắc kẹt trong cổ họng trẻ nhỏ. Những loại rau củ như cà rốt, cần tây và đậu xanh nên được cắt thật nhỏ hoặc nấu xong rồi cắt. Đối với những loại trái cây như nho, cà chua cherry hay dưa, ta cũng nên cắt thành từng miếng nhỏ bằng hạt đậu trước khi cho bé ăn. Nên cắt thịt hoặc phô mai thành những miếng thật nhỏ hoặc nghiền vụn chúng ra. Những loại thức ăn này tuy rất quan trọng trong dinh dưỡng cho trẻ nhưng với hàm răng còn chưa đầy đủ, trẻ khó có thể nghiền được chúng.
-Những loại thức ăn nhỏ và cứng: như kẹo ngậm, thuốc ho, các loại quả hạch và bỏng ngô đều có khả năng khiến bé bị hóc, nghẹn. Các loại hạt tuy không đủ to để có thể gây nghẹn, nhưng lại có thể mắc kẹt trong đường thở của bé và gây viêm nhiễm.
-Những loại thức ăn mềm, dính: như kẹo marshmallow, thạch rau câu hoặc kẹo gôm có thể mắc kẹt lại trong cổ họng trẻ nhỏ.
-Bơ đậu phộng: bơ đậu phộng và các loại bơ khác thường rất dính và có thể gây khó khăn cho trẻ nhỏ khi nuốt.
[inline_article id=176]
Để tránh hóc, nghẹn, mẹ cần lưu ý:
● Tránh cho trẻ ăn khi đang đi xe.
● Nếu mẹ cho bé ngậm thuốc kích thích mọc răng, hãy nhớ coi chừng bé cẩn thận vì nó có thể làm tê liệt cổ họng và cản trở việc nuốt của bé.
–Những thức ăn dễ gây dị ứng: Các bác sỹ trước đây thường hay khuyên các bậc phụ huynh phải chờ cho đến khi bé được một tuổi hoặc lớn hơn thì mới cho trẻ ăn những loại thức ăn có khả năng gây dị ứng, đặc biệt là đối với trẻ có nguy cơ dị ứng cao. Tuy nhiên, Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) mới đây đã thay đổi khái niệm này. Những nghiên cứu gần đây cho thấy bé vẫn có thể phát triển các triệu chứng dị ứng cho dù có đợi cho bé tới một tuổi hay không.
Tuy vậy thì đây vẫn là một cách làm hay, cha mẹ nên từ từ cho bé làm quen với nhiều loại thức ăn hơn, cứ cách vài ngày sẽ cho bé ăn thử một món mới để chắc chắn bé không dị ứng với nó. Và nếu tin rằng bé có khả năng bị dị ứng thức ăn – ví dụ như gia đình thường bị dị ứng thức ăn hoặc bé nhà bạn chàm bội nhiễm nghiêm trọng – bố mẹ hãy hỏi ý kiến bác sỹ để tìm ra cách tốt nhất trong việc cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ như trứng, sữa, đậu phộng, lúa mì, đậu nành, các loại hạt, cá và hải sản.
Có nên mặc quần lót cho bé trai? Bé trai mấy tuổi nên mặc quần sịp? Ở Việt Nam, việc mặc quần lót cho bé đang là vấn đề gây tranh cãi trong rất nhiều gia đình.
Có mẹ cho rằng, mặc quần lót cho trẻ sớm sẽ giúp con bảo vệ “của quý” tốt hơn; nhưng cũng không ít mẹ lo sợ mặc quần lót sớm sẽ làm ảnh hưởng “cậu bé” của con. Thực hư vấn đề này ra sao? Tìm hiểu ngay mẹ nhé!
1. Có nên mặc quần lót cho bé trai sớm?
Có nên mặc quần lót cho bé trai? Câu trả lời ngắn gọn là CÓ. Nhưng cha mẹ cần lưu ý (1) thời điểm phù hợp để mặc quần lót; và (2) lựa chọn quần lót, quần sịp với chất liệu tốt cho bé.
Mặc quần lót cho bé trai sớm có sao không?
Mẹ có nên cho bé trai mặc quần lót sớm? Việc mặc quần lót cho trẻ sớm hay muộn sẽ KHÔNG ảnh hưởng đến quá trình phát triển, hình dạng hay kích thước “cậu nhỏ” của trẻ. Nên các mẹ không cần quá lo lắng.
Tóm lại, với câu hỏi: “Có nên cho bé trai mặc quần lót sớm?” thì câu trả lời là có nhé mẹ. Một số lợi ích của quần lót đối với bé trai bao gồm:
Mặt khác, quần lót có thể giúp giảm ma sát do quần dài và quần đùi gây ra, nhờ đó có thể bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ.
Hệ miễn dịch của trẻ còn quá non yếu để có thể bảo vệ khỏi vi khuẩn và virus. Vì vậy đồ lót, đặc biệt là đồ lót trẻ em mùa hè, có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn.
Bụng là bộ phận nhạy cảm nhất với nhiệt độ vì trẻ nhỏ dễ bị tiêu chảy hoặc cảm lạnh khi bụng lạnh. Đồ lót có thể giúp giải quyết vấn đề này; nhất là khi trời lạnh, trẻ hay ở trong phòng máy lạnh hoặc mùa đông.
Khi hiểu lợi ích của quần lót; cha mẹ cũng trả lời được “có nên mặc quần lót cho bé trai” rồi đúng không.
2. Bé trai mấy tuổi nên mặc quần chip?
Theo kinh nghiệm của bậc cha mẹ, bé trai nên mặc quần chip khi được 2-3 tuổi, vì đây là thời điểm bé trai đã có thể tự đi ngoài và có khả năng kiểm soát việc đi nặng của mình.
Tuy nhiên, mấy tuổi thì bé trai có thể mặc quần sịp (chip) còn tùy thuộc khá nhiều về hoàn cảnh sống, thói quen và quan niệm của từng gia đình. Mẹ có thể cho bé làm quen với quần lót ngay sau khi dừng sử dụng tã khi bé được 2-3 tuổi hoặc cũng có thể đợi đến khi bé mặc quần vải cứng và có khóa kéo.
Nhiều mẹ cũng áp dụng phương áp kết hợp, cho trẻ mặc quần lót khi đi ra ngoài, và cho bé “thả rông” thoải mái khi ở nhà. Tuy nhiên, dù chọn phương án nào, điều quan trọng nhất là mẹ phải giúp bé cảm thấy thoải mái và tiện lợi khi mặc quần lót.
Có nhiều bé học lớp 1, 2 thậm chí lớn hơn vẫn chưa chịu mặc quần lót. Điều này có thể không tốt cho bộ phận sinh dục của bé trai và sẽ gây mất vệ sinh. Vì thế, gia đình cần giảng giải cho con hiểu.
Đến đây mẹ đã biết “có nên mặc quần lót cho bé trai”; và đồng thời “bé trai bao nhiêu tuổi thì nên mặc quần chip/quần lót.”
3. Lưu ý khi cho bé trai mặc quần lót
Bên cạnh những lợi ích, việc mặc quần lót cho trẻ cũng có thể phản tác dụng nếu mẹ cho bé mặc quần lót quá chật, quần lót có chất liệu không tốt hoặc không chút ý đến vấn đề vệ sinh vùng kín cho bé.
Trẻ em thường thích chạy nhảy, nô đùa khiến cơ thể đổ mồ hôi và liên tục ứ đọng tại bộ phận sinh dục, gây khó chịu cho bé. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể dẫn đến sưng tấy khó chịu, gây viêm da, viêm bộ phận sinh dục.
Khi chọn quần lót cho bé, mẹ nên lưu ý:
Mua đồ hợp với tuổi của bé. Không nên mua đồ quá rộng hoặc quá chật. Cũng tránh mua quá nhiều vì trẻ mau lớn, sẽ lãng phí nếu không dùng được.
Ưu tiên những loại có chất liệu thấm hút tốt và có kích thước vừa vặn. Tốt nhất, mẹ nên chọn quần lót làm từ chất liệu cotton với độ dày vừa phải và khả năng thấm mồ hôi tốt. Kiểu dáng và màu sắc cũng là điều mẹ nên cân nhắc, nhưng không phải là yếu tố quyết định chính đâu mẹ nhé!
Nên chọn quần lót của những cửa hàng và thương hiệu có uy tín. Tránh mua hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Chọn quần lót dạng quần đùi sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn. Với trẻ nhỏ, nên chọn đồ lót có hình ảnh dễ thương, ngộ nghĩnh để bé hứng thú hơn khi mặc.
Mẹ lưu ý gì để giữ vệ sinh khi cho bé trai mặc quần lót?
Nếu quần lót bé bị ẩm, mẹ nên cho bé thay ngay để tránh trường hợp quần lót trở thành nơi “trú ngụ” của các loại vi khuẩn. Đối với trẻ lớn hơn, mẹ nhắc nhở bé thay quần lót hàng ngày.
Trên đây là tất cả những thông tin về việc “có nên mặc quần lót cho bé trai” hay không; và “bé trai mấy tuổi nên mặc quần sịp?”. Cha mẹ theo dõi những bài viết từ MarryBaby để cập nhật tin tức mới nhất về sức khỏe của bé nhé.
Không còn phải ăn những món được đặc chế cho riêng mình, bé 1-3 tuổi đã có thể tham gia vào bữa ăn của gia đình như một người lớn thực thụ. Những bé trong giai đoạn này cũng đang dần hình thành thói quen ăn uống. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng đa dạng và phong phú trong giai đoạn này sẽ rất quan trọng với trẻ.
Tùy vào cân nặng của trẻ, nhu cầu năng lượng mỗi ngày có thể sẽ khác nhau. Trung bình, bé cần bổ sung 100-110 calorie cho mỗi kg cân nặng của mình. Chẳng hạn, một bé nặng khoảng 11 kg sẽ cần khoảng 11x 100 (110) = 1100 – 1210 calorie mỗi ngày.
1/ Tầm quan trọng của sữa
Không còn là nguồn cung cấp chính chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ, nhưng hàm lượng canxi, vitamin D có trong sữa các loại vẫn rất quan trọng đối với sự hình thành hệ xương và răng của trẻ. Từ 1-2 tuổi, để đảm bảo cho sự phát triển trí não của trẻ, mẹ nên cho bé uống sữa nguyên kem. Sau 2 tuổi, ngoài sữa, mẹ có thể cho bé ăn thêm những thực phẩm được chế biến từ sữa để đáp ứng nhu cầu canxi ngày càng tăng của bé.
Bên cạnh bữa ăn hàng ngày, trẻ từ 1-2 tuổi cần bổ sung khoảng 200 – 300ml để đáp ứng nhu cầu phát triển của mình. Từ 2-3 tuổi, bé sẽ cần khoảng 300 – 400 ml sữa mỗi ngày. Mặc dù tốt và cần thiết cho sự phát triển của trẻ, nhưng mẹ cũng không nên cho bé uống quá 500 ml sữa mỗi ngày đâu nhé! Không chỉ khiến con dư thừa canxi, hàm lượng đạm trong sữa còn khiến bé bị đầy bụng, và không muốn ăn thêm bất cứ món nào khác. Như vậy, khả năng bé bị thiếu chất là rất cao mẹ nhé!
Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào, và tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Thiếu đạm là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ còi cọc, chậm lớn. Giống như lượng calorie mỗi ngày, nhu cầu đạm của bé cũng phụ thuộc rất lớn vào trọng lượng của trẻ. Theo đó, cứ mỗi kg cân nặng, bé cần được bổ sung khoảng 2-2,5g đạm mỗi ngày.
Thành phần đạm trong một số loại thực phẩm (trong 100 gram):
– Các loại thịt (thịt lợn, gà, bò): 20-21 g
– Tôm, cua, cá: 16-18 g
– Trứng: 13-14 g
– Đậu hũ: 9g
[inline_article id=44603]
3/ Chất béo, thành phần không thể thiếu
Ngoài tham gia đóng góp một phần năng lượng cho những hoạt động mỗi ngày của cơ thể, chất béo còn đóng vai trò quan trọng vào sự hình thành và phát triển các tế bào não của trẻ. Đặc biệt, trong giai đoạn từ 1-2 tuổi, bổ sung đầy đủ lượng chất bé cần thiết là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí não của trẻ.
Trẻ từ 1-3 tuổi cần khoảng 33 – 45 gram chất béo mỗi ngày, tương đương khoảng 1, 2 muỗng cà phê dầu ăn. Ưu tiên những loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật, nhưng cũng không nên cắt giảm nguồn chất béo từ động vật của con, mẹ nhé!
4/ Tinh bột
Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho các hoạt động hàng ngày của trẻ. Nếu không được cung cấp đủ lượng tinh bột cần thiết, trẻ sẽ trở nên mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống…
Từ 150- 200g gạo mỗi ngày là đủ cho nhu cầu tinh bột mỗi ngày của trẻ. Nếu cho bé ăn bún, phở các loại, mẹ nên cắt giảm bớt nhu cầu gạo của bé. Dư thừa tinh bột rất dễ dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ, mẹ nên cẩn thận.
[inline_article id=82141]
5/ Rau xanh và các loại trái cây
Ngoài tác dụng bổ sung một lượng chất xơ dồi dào giúp ngăn ngừa táo bón và những bệnh về đường ruột, rau xanh và các loại trái cây còn giúp bổ sung thêm một lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ.
Vì vậy, mẹ nên thêm ít nhất 50g rau xanh và khoảng 150 g trái cây trong thực đơn mỗi ngày của con nhé!
Đánh răng sau khi ăn và sau khi thức dậy để bảo vệ răng khỏi các loại vi khuẩn là điều ai cũng biết. Tuy nhiên, để đánh răng sau khi ăn đúng cách, mẹ còn phải canh thời điểm thích hợp nhất.
Theo các chuyên gia, ngay sau khi ăn những thực phẩm có tính a-xít cao như cam, chanh… thường phải đợi 30 phút sau mới được đánh răng. Bởi sau khi ăn những thực phẩm này, răng sẽ bị yếu đi, và nếu đánh răng ngay lập tức sẽ làm hại đến men răng, làm tăng nguy cơ bị mòn răng.
Ngược lại, sau khi ăn những thực phẩm giàu đường và tinh bột, mẹ nên nhắc con đánh răng ngay. Vì sau 20 phút, các vi khuẩn sẽ nhanh chóng “hoành hành”.
2/ Không chăm sóc kỹ răng sữa của bé
Do quan niệm răng sữa chỉ là răng tạm thời, không cần quá kỹ càng trong việc chăm sóc, nhiều mẹ bỏ quên hàm răng của con trong giai đoạn răng sữa, và điều này ảnh hưởng rất lớn đến hàm răng của bé sau này. Thực tế, răng sữa chính là nền tảng cho răng vĩnh viễn mọc lên, và “mất gốc” thì “ngọn” cũng sẽ lung lay thôi mẹ ơi. Vì vậy, từ thời điểm bé vừa nhú chiếc răng đầu tiên, mẹ nên đặc biệt lưu ý chuyện vệ sinh răng miệng cho con ngay nhé!
3/ Sâu răng không phải chuyện lớn
Cũng xuất phát từ quan niệm không coi trọng răng sữa, mẹ nghĩ sâu răng chỉ là chuyện nhỏ, vì đằng nào bé cũng sẽ thay răng mới nên xem thường nguy cơ sâu răng ở trẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không chỉ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn, sâu răng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các khiếm khuyết về phát âm, ảnh hưởng đến khả năng học tập của bé. Thậm chí nhiều trường hợp sâu răng nặng, gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng mới của bé, và cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ.
[inline_article id=57056]
4/ Thói quen ăn ngậm của trẻ
Ngậm thức ăn quá lâu trong miệng không chịu nhai sẽ khiến hàm phát triển mất cân đối. Răng không được tiếp xúc với thức ăn sẽ làm tăng các loại vi khuẩn trong miệng, dẫn tới những căn bệnh về răng miệng như nha chu, sâu răng, sưng nướu…
5/ Không thường xuyên đổi bàn chải
Theo các chuyên gia, dù chăm chỉ đánh răng như thế nào, nhưng nếu sử dụng bàn chải trong một thời gian dài không đổi, việc vệ sinh răng miệng của trẻ cũng sẽ không đạt được hiệu quả như mẹ mong muốn. Bởi trong quá trình sử dụng, các sợi lông bàn chải sẽ bị mòn, và không thể làm sạch răng được như thời gian đầu. Vì vậy, nhớ thay bàn chải cho bé 3 tháng một lần hoặc thay khi đầu lông bàn chải có dấu hiệu mòn, mẹ nhé!
6/ Thói quen uống sữa và nước trái cây trước khi đi ngủ
Sữa và nước trái cây với một hàm lượng đường nhất định dễ làm tăng lượng vi khuẩn trong miệng, tăng nguy cơ sâu răng cho trẻ. Vì vậy, nếu cho con uống những loại thức uống này trước khi đi ngủ, mẹ nên nhắc bé súc miệng lại ngay sau khi uống.
[inline_article id=60672]
7/ Đợi có chuyện mới cho bé đi khám răng
Ở Việt Nam. hầu như các mẹ không có thói quen cho con đi khám răng định kỳ, và chỉ cho bé đến nha sĩ khi có vấn đề như sâu răng, hay cần phải nhổ răng cho bé. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, để giữ cho con có một hàm răng khỏe đẹp, mẹ nên cho bé đi nha sĩ ngay sau khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện, và khám răng định kỳ 6 tháng một lần để bé được chăm sóc và bảo vệ răng một cách tốt nhất.
8/ Không cho bé sử dụng kem đánh răng
Lo lắng con còn quá nhỏ và có nguy cơ nuốt kem, nhiều mẹ sợ, không dám để bé sử dụng kem đánh răng. Sai lầm rồi mẹ ơi.
Theo các chuyên gia, để ngăn ngừa sâu răng hiệu quả, kể cả những bé dưới 2 tuổi cũng cần sử dụng kem đánh răng có florua nữa mẹ nhé! Mẹ nên để bé sử dụng kem đánh răng dành cho trẻ em, và lấy một hạt gạo kem đánh răng cho trẻ dưới 3 tuổi. Với những bé từ 3-6 tuổi, một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu là thích hợp nhất.