Nuôi dạy trẻ tập đi và mẫu giáo (giai đoạn 1-5 tuổi) cần chú ý đến những khía cạnh nào để con không ngừng đạt những bước tiến mới về thể chất, cảm xúc, ngôn ngữ và trí tuệ? Nơi đây sẽ có tất cả những điều mẹ cần biết để chăm con khoa học.
Có 3 giai đoạn trước khi nhóc của bạn trở thành một “danh họa nhí”: vẽ nguệch ngoặc, vẽ phác thảo và vẽ chi tiết. Mỗi giai đoạn tương ứng với một bước trong sự phát triển của bé.
– Những nét vẽ nguệch ngoặc
Ở giai đoạn này, những bức tranh của bé không mang theo một dấu ấn cá nhân mà chỉ đơn giản là những nét gạch trên giấy. Trông có vẻ như là không có ý nghĩa gì hết nhưng nếu xem kỹ, mẹ có thể thấy một hình dạng nhất định hoặc vài ký hiệu đơn giản.
– Phác thảo
Bé đang cố gắng ghi lại hình ảnh của thế giới xung quanh thông qua nét vẽ của mình. Đó có thể là những điều đơn giản như khuôn mặt, con số, xe hay nhà cửa… Thông thường, những bức vẽ này không mang tính thực tế. Bạn đừng ngạc nhiên khi bé vẽ ngôi nhà bé xíu với một cánh cửa to đùng hay như lúc bé vẽ một giàn hoa trước cửa nhà… Đây chỉ là cách bé thêm vào để chắc chắn bản vẻ của mình đặc biệt.
– Chi tiết
Bé bắt đầu chú ý đến những chi tiết nhỏ trong bản vẽ của mình. Bé cũng biết cách sử dụng hình ảnh tượng trưng. Chẳng hạn nếu bé vẽ một chữ “v” trên bầu trời, đó có thể là một chú chim nhỏ đang bay lượn. Thậm chí, bé có thể hẳn một câu chuyện xoay quanh các bức vẽ của mình.
[inline_article id=13730]
2/ Hiểu con qua từng bức vẽ
Đôi khi, bức vẽ chỉ là kết quả của một giờ chơi thú vị của bé mà không mang ý nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, cũng có lúc bức tranh của con lại cho bạn thấy được nội tâm của bé, cách bé suy nghĩ và cảm nhận, những điều có ý nghĩa với con.
– Giới tính và màu sắc: Trong khi những bé gái thường có xu hướng sử dụng màu ấm, các bé trai lại thích sử dụng những màu lạnh hơn. Màu xanh lá cây cho thấy một đứa trẻ thích sáng tạo, màu vàng tượng trưng cho hạnh phúc còn màu đỏ thể hiệ sự phấn khích.
– Vị trí trên bức vẽ: Nếu bắt đầu ở phía bên trái của trang giấy cho thấy bé đang có xu hướng tìm về quá khứ và sự nuôi dưỡng. Bên phải biểu hiện cho tương lai và thể hiện nhu cầu giao tiếp. Những hình vẽ phía dưới trang giấy cho thấy sự không an toàn và sự thiếu thốn.
[inline_article id=441]
– Kích thước: Mẹ nhớ để ý kích thước của những hình người trong bức vẽ của con nữa nhé! Nó giúp bạn hiểu thêm nhiều về tính cách của con. Hình người với bàn tay lớn quá cỡ cho thấy bé là một đứa trẻ tích cực. Ngược lại, một đôi chân tí hon sẽ mang lại cảm giác không ổn định và bất an.
Xây dựng thực đơn cho bé 3 tuổi làm thế nào để con ăn ngon miệng và phát triển toàn diện luôn là điều khiến mẹ phải rối trí. Mẹ hãy tham khảo bài viết của MarryBaby để “bỏ túi” danh sách những món ăn hợp với bé nhà mình nhé.
Xây dựng thực đơn cho bé 3 tuổi mẹ cần lưu ý gì?
– Số bữa: Mẹ cần xây dựng chế độ ăn 5 bữa/ngày, trong đó có 3 bữa chính (sáng, trưa, tối) và 2 bữa phụ (giữa sáng, xế chiều).
– Các nhóm chất: Mẹ lưu ý xây dựng thực đơn bữa chính cho trẻ cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, các vitamin và khoáng chất.
– Cách ăn: 3 tuổi là độ tuổi bé đã có thể tham gia bữa ăn cùng với các thành viên trong gia đình. Hơn nữa, đây là giai đoạn con có thể tự xúc ăn, nếu con không ngồi cùng bàn ăn với người lớn thì nên ngồi vào ghế ăn của mình, tránh trường hợp đi ăn rong hoặc vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem tivi (điện thoại).
[inline_article id=176686]
Làm gì khi trẻ 3 tuổi biếng ăn?
Giai đoạn này, bé có thể biếng ăn, nhưng không phải vì thế mà mẹ ép con ăn. Hãy tạo cho con bữa ăn vui vẻ để trẻ được tận hưởng vị ngon của đồ ăn, thức uống. Ép bé ăn chỉ khiến tình trạng chán ăn thêm trầm trọng.
Mẹ hãy tập cho con ăn uống đúng giờ, đúng bữa, bữa ăn không nên kéo dài. Cũng không ép bé ăn nhiều vì dạ dày con còn bé, không tiêu hóa hết thức ăn.
Thực đơn cho bé 3 tuổi cần phải được xây dựng đa dạng, phong phú, đổi bữa thường xuyên. Tránh cho bé ăn quá nhiều một kiểu thức ăn, chẳng hạn như cháo, khiến con dễ chán ăn, dẫn tới tình trạng biếng ăn.
Ngoài ra, không nhất thiết bữa chính lúc nào con cũng phải ăn cơm. Nếu trẻ mệt, mẹ hãy ưu tiên những thức ăn dễ nuốt như phở, bún, súp… và cho con ăn ít hơn so với bình thường.
Thực đơn cho bé 3 tuổi giúp bé ngon miệng, tăng cân
Nếu mẹ chưa biết xây dựng thực đơn cho bé 3 tuổi vừa giúp con ăn ngon miệng, vừa có thể tăng cân, mẹ hãy tham khảo ngay thực đơn sau nhé.
1. Thực đơn bữa sáng cho bé 3 tuổi
Cũng như người lớn, bữa sáng với bé cũng là bữa chính, quan trọng. Thế nhưng, nhiều gia đình do bận rộn với công việc nên thường qua loa, sơ sài trong việc chuẩn bị bữa ăn sáng cho con. Để bé 3 tuổi được phát triển toàn diện, mẹ cần chú trọng bữa sáng, đồng thời lưu ý chế biến thành những món dễ ăn, dễ tiêu hóa.
[inline_article id=213979]
MarryBaby gợi ý thực đơn cho bé 3 tuổi với bữa sáng hoàn hảo như sau:
– Các loại cháo: cháo sườn bí đỏ, cháo thịt băm rau cải, cháo chim bồ câu hạt sen, cháo cá hồi rau ngót, cháo khoai tây tôm băm…
– Các loại bún: bún mọc, bún riêu, bún thịt bò băm…
– Các loại phở: phở gà, phở bò, phở thịt băm…
– Các loại nui: nui gà, nui bò (xào hoặc nui nước…)
– Bánh mì sandwich ăn với trứng ốp la, bò kho
– Sữa kết hợp với bánh mì kẹp phô mai
– Súp chua hoặc súp tôm + 1 ly nước hoa quả
2. Thực đơn bữa trưa cho trẻ 3 tuổi
Nếu bữa sáng mẹ ưu tiên các món ăn dễ ăn, dễ tiêu thì bữa trưa là bữa chính bé cần được ăn cơm cùng với thức ăn đủ chất. Bởi lúc này, bé cần nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp cho các hoạt động của buổi chiều, đồng thời, dạ dày của trẻ đã hoạt động trơn tru, thích hợp với nhiều dạng thức ăn thô hơn.
Dưới đây là gợi ý thực đơn cho bé 3 tuổi với bữa trưa đủ chất, ngon miệng:
Ngoài các món ăn chín, bố mẹ cho con tráng miệng bằng các loại trái cây: táo, cam, chuối, hồng xiêm, đu đủ…
3. Thực đơn bữa tối cho trẻ 3 tuổi
Bữa tối mẹ có nhiều thời gian hơn, vậy nên hãy chuẩn bị cho con bữa cơm vừa chất lượng vừa đẹp mắt và cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện.
Thực đơn sau đây phù hợp với bữa tối của trẻ 3 tuổi, mẹ tham khảo nhé:
Thực đơn cho bé 3 tuổi trong bữa tối, mẹ cho con ăn thêm các loại hoa quả tráng miệng như: vú sữa, chuối, bơ, na, quýt, bưởi, xoài chín, nhãn…
4. Thực đơn bữa phụ cho trẻ 3 tuổi
Mẹ cần chú ý rằng bữa phụ cũng cần phải chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe của trẻ. Tránh biến bữa phụ thành bữa ăn các loại đồ ăn vặt như bánh kẹo, bim bim, bánh ngọt… không tốt cho sự phát triển của con.
Thông thường, bữa phụ là bữa ăn mà mẹ cảm thấy khó khăn nhất. Mẹ có thể lựa chọn theo danh sách dưới đây và nhớ chú ý cho trẻ ăn lượng vừa phải, không quá no vì có thể ảnh hưởng tới bữa chính.
Hy vọng rằng những gợi ý của MarryBaby về thực đơn cho bé 3 tuổi sẽ giúp mẹ dễ dàng, thuận tiện trong việc chuẩn bị bữa ăn cho trẻ, đồng thời giúp bé ăn ngon miệng, tăng cân khỏe mạnh và phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.
Theo lý thuyết là từ 12-24 tháng, nhưng còn tùy vào sự phát triển của từng bé. Nếu bé con nhà bạn chưa được 12 tháng tuổi, nhưng đã có thể cầm được muỗng, bạn vẫn có thể áp dụng cho con mẹo ăn uống sau.
– Sữa là thực phẩm đứng đầu danh sách trong giai đoạn này. Dù bé đã có thể ăn nhiều loại thức ăn, mẹ cũng không nên cắt hẳn khẩu phần sữa của bé hằng ngày. Các bé vẫn cần canxi trong sữa để phát triển xương và răng chắc khỏe. Đặc biệt, thiếu canxi trong thời điểm này sẽ tác động xấu đến sự phát triển thể chất của bé. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn cho bé để xen kẽ các bữa sữa. Một ngày, bé nên uống khoảng 500 ml sữa, tương đương khoảng 2 ly mỗi ngày. Hoặc mẹ cũng có thể cho con uống 1 ly sữa và ăn thêm một ít phô mai.
[inline_article id=44516]
– Ngũ cốc: Ngoài gạo, mẹ nên cho bé ăn thêm các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mì, lúa mạch… Thỉnh thoảng, mẹ có thể cho con ăn bánh mì, nui, mì ống thay cơm. Cách này giúp bé tập ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tốt nhất mẹ nên cho bé ăn ngũ cốc nguyên hạt, mỗi ngày khoảng 80g. Nếu cho bé ăn cơm hoặc mì, mẹ chỉ nên cho con ăn chén nhỏ, khoảng 1/8 chén cơm thông thường. Hoặc đơn giản hơn là một lát bánh mì cũng đủ rồi.
– Trái cây: dưa hấu, đu đủ, bưởi, mơ, cam, quýt. Cho bé ăn khoảng 1 chén thôi. Ăn nhiều sẽ làm hệ tiêu hóa của con “biểu tình” đấy. Mẹ cũng có thể cho con uống nước ép để làm phong phú thêm thực đơn ăn uống của con.
– Rau củ: bông cải xanh, súp-lơ. Đối với hai loại rau này, mẹ nên nấu cho tới khi chín mềm rồi mới cho bé ăn. Và cũng chỉ nên cho bé ăn một chén nhỏ thôi đấy.
– Protein: trứng và các loại thịt gia cầm, cá, đậu phộng, đậu hũ. Nếu cho bé ăn cá, mẹ nhớ lọc hết xương để tránh bé bị hóc. Mỗi ngày, mẹ nên bổ sung cho bé khoảng 60g thịt các loại hoặc 1 trái trứng là đã đủ lượng protein cần thiết.
– Bé trên 1 tuổi đã có thể ăn mật ong được rồi mẹ nhé! Thỉnh thoảng mẹ có thể thử pha cam/chanh mật ong cho con uống.
Lưu ý: Có nhiều tranh cãi về việc có nên cho bé ăn đậu phộng, trứng, cá, những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho bé. Theo một nghiên cứu mới nhất hiện nay của Mỹ, không có một bằng chứng nào liên hệ giữa việc ăn những thực phẩm này và khả năng dị ứng thực phẩm của con. Tuy nhiên, một số bác sĩ nhi vẫn nhắc nhở bạn nên cẩn thận khi cho bé ăn loại thực phẩm này. Nên cho con ăn từng chút một và kiểm tra phản ứng của bé.
2. Cho con ăn theo tuổi: Bé từ 24-36 tháng
– Sữa: Nếu không có bệnh hoặc trường hợp đặc biệt, bắt đầu khi bé 2 tuổi, mẹ có thể cho con uống sữa ít béo. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm bánh pudding, phô mai và sữa chua ít béo. Tất nhiên, cũng không nên quá 500 ml sữa mỗi ngày.
– Ngũ cốc: Bánh mì, cơm, nui, mì ý là thực phẩm mẹ có thể cho bé ăn hàng ngày. Lâu lâu, mẹ cũng có thể cho bé ăn vài lát bánh quy cho đỡ buồn miệng. Nó cũng như một món ăn vặt dinh dưỡng dành cho con mà thôi. So với bé 1 tuổi, mỗi bữa, mẹ có thể thêm cho con một xíu cơm nữa.
– Trái cây: Ngoài trái cây tươi, mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm trái cây khô. Nhưng nhớ ngâm nước cho mềm để bé không bị nghẹn nhé!
– Bây giờ bé đã lớn hơn trước nhiều nên khẩu phần ăn cũng tăng thêm. Mỗi ngày, mẹ có thể cho con ăn hơn một chén rau và khoảng 80g thịt, cá các loại. Nhớ vẫn lấy xương cá ra cho bé nhé. Tuy lớn nhưng bé vẫn chưa thể làm việc đó một mình được đâu.
[inline_article id=3086]
Lưu ý: Nếu bạn là người ăn chay và cũng muốn bé cưng như vậy, điều này sẽ ổn nếu như bạn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho con. Đặc biệt chú ý những chất sau đây mẹ nhé!
– Vitamin B12: Vitamin này có nhiều trong sữa và trứng. Bạn có thể cho bé uống thêm sữa đậu nành và ngũ cốc, vì hai loại thức uống này rất giàu B12.
– Vitamin D: Cho bé thường xuyên tắm nắng là cách đơn giản bổ sung vitamin D cho con. Sữa đậu nành và trứng gà cũng chứa vitamin D.
– Canxi: Nếu ăn chay, bé có thể bị thiếu hụt canxi trong mỗi bữa ăn. Mẹ cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để xem bé có cần uống thêm thuốc bổ sung không.
– Sắt: Chất sắt thường có trong các loại thịt. Vì vậy, nếu ăn chay, mẹ nên cho bé uống bổ sung thêm viên sắt.
Khi bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể xỏ lỗ tai làm điệu cho bé. Thời gian trước đó, dù bé có khỏe mạnh, vui vẻ đến đâu, mẹ nên tránh làm bất cứ điều gì có thể gây tổn thương cho làn da mỏng manh của bé. Trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ khi mới sinh đến 6 tháng tuổi, rất dễ bị tấn công bởi những vết thương nhỏ, khi hệ miễn dịch của bé vẫn còn quá yếu ớt và mới mẻ với môi trường sống xung quanh.
[inline_article id = 3381]
2/ Giảm bớt cơn đau
Mẹ muốn xỏ lỗ tai cho bé thêm xinh, nhưng lại sợ làm bé đau. Mẹ đừng quá lo, có cách giúp bé bớt đau đấy! Trước khi xỏ khoảng 30-60 phút, nhờ bác sĩ thoa kem mỡ giảm đau chứa lidocaine trước và sau dái tai bé. Ngoài ra, mẹ có thể dùng khăn lạnh bọc đá áp vào dái tai bé khoảng 15-30 phút trước khi xỏ. Với trẻ mầm non, trước khi mẹ đưa bé đi xỏ lỗ tai, nhớ giải thích cho bé việc này chỉ như kiến cắn mà thôi, còn dễ chịu hơn chuyện tiêm chích gấp nhiều lần. Như vậy, bé sẽ bớt lo sợ hơn đấy!
3/ Hoa tai loại nào?
Sau khi xỏ lỗ tai, để vết thương nhanh lành và tránh nhiễm trùng, bé sẽ đeo hoa tai bằng chỉ trong vài tuần. Sau đó, mẹ có thể thoải mái chọn hoa tai cho bé. Tuy nhiên loại nào là tốt nhất và không gây dị ứng hay mưng mủ? Thép không gỉ chính là lựa chọn hoàn hảo, vì nó không chứa niken hoặc bất kỳ hợp kim gây dị ứng như kim loại khác. Ngoài ra, mẹ còn có thể chọn bạch kim, ti tan hoặc vang 14K.
4/ Vệ sinh an toàn
Mẹ nên nhận được sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa về địa điểm an toàn xỏ lỗ tai cho bé. Mẹ cũng có thể nhờ các cô y tá giúp bé xỏ lỗ tai. Chỉ cần đảm bảo rằng khâu chuẩn bị được vô trùng, dái tai bé được vệ sinh và dụng cụ xỏ lỗ tai còn mới hoàn toàn.
5/ Chăm sóc lỗ tai bé
Mẹ nên thường xuyên vệ sinh lỗ tai mới xỏ của bé bằng rượu, nước muối sinh lý hoặc thuốc tím. Dùng tăm bông sơ sinh thấm nhẹ vào lỗ tai, lau sạch xung quanh. Bé sẽ không thấy rát hay đau, đơn giản chỉ là cảm giác mát mát mà thôi. Sau 2-3 ngày, mẹ có thể cho bé đeo hoa tai. Đảm bảo bé đeo liên tiếp 6 tuần sau đó để lỗ tai không bị tịt.
6/ Dấu hiệu nhiễm trùng
Da ửng đỏ, sưng tấy, mưng mủ, cộng thêm tình trạng ngứa, rát, đó là những dấu hiệu cho biết bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng hoặc dị ứng với hoa tai. Nếu đơn giản chỉ là dị ứng, bạn chỉ việc vệ sinh sạch sẽ lỗ tai bé và chuyển qua hoa tai kim loại lành tính hơn. Nếu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho bé uống để tình trạng thuyên giảm. Khoảng 2-3 tháng sau, mẹ mới nên cân nhắc việc tiếp tục xỏ lần 2 cho bé không nhé!
7/ Có cách nào an toàn hơn không?
Mẹ chỉ cần tránh xỏ lỗ ở phần tai trên, phần xương sụn của bé. Vị trí này rất dễ bị nhiễm trùng và tạo sẹo lồi nếu bị thất bại. Sau khi xỏ lỗ tai, mẹ nên buộc tóc bé gọn gàng hoặc dùng băng đô giữ tóc bé, để tránh tác động vào lỗ tai mới xỏ.
8/ Bé nên tránh làm gì?
Trong 2 tuần đầu sau khi xỏ, lỗ tai bé rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, mẹ nên tránh cho bé đi bơi. Nước ở hồ bơi, biển chứa nhiều vi khuẩn, sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai bé.
Rau xanh chứa nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ, rất có lợi cho sức khỏe của cả nhà. Nhưng đừng vì vậy mà mẹ cho bé ăn quá nhiều rau xanh nhé, sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bé cưng đấy. Cùng MarryBaby điểm danh những tác hại khi ăn quá nhiều rau xanh nhé!
Khó tiêu
Thông thường, khi bị khó tiêu, bạn thường cho bé ăn rau xanh vì chất xơ trong rau xanh sẽ giúp kích thích hoạt động tiêu hóa, tăng tiết enzym và các dịch tiêu hóa trong dạ dày. Tuy nhiên, nếu bạn cho bé ăn quá nhiều rau xanh thì ngược lại, chính những chất xơ trong rau xanh sẽ khiến bé bị khó tiêu. Cần tây và măng là hai loại rau điển hình trong trường hợp này. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân xơ gan, ăn quá nhiều rau xanh có thể chảy máu dạ dày, làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Ăn quá nhiều rau xanh sẽ khiến khả năng hấp thụ canxi và kẽm của bé, dẫn tới sự kém phát triển hệ thống xương và trí não của bé. Đặc biệt, điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với phụ nữ mang thai và trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.
Có thể gây sỏi thận
Các bé đang trong giai đoạn phát triển nên việc bổ sung canxi là một trong những điều tối quan trọng. Thế nhưng, hầu hết các loại rau xanh trong tự nhiên thường có tính kiềm, nhất là cải bó xôi, cần tây, cà chua… những loại rau đặc biệt chứa nhiều axit oxalic. Chất này khi kết hợp với những thực phẩm nhiều canxi sẽ kết tủa và tạo thành sỏi.
[inline_article id=57082]
Thiếu sắt
Ăn quá nhiều rau xanh trong bữa ăn hằng ngày đồng nghĩa với việc bạn phải giảm bớt khẩu phần thịt, cá trong bữa ăn của bé. Nếu việc này diễn ra trong một thời gian dài, nó sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein và axit béo của cơ thể, gây suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, ăn quá nhiều rau xanh cũng làm ảnh hưởng việc hấp thu sắt của cơ thể. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến khả năng trí lực của bé.
Cá là nguồn dưỡng chất dồi dào axit béo omega-3 (nhất là DHA và EPA), thành phần quan trọng cho sự phát triển trí não và thị lực ở trẻ. Cá còn có hàm lượng thấp các chất béo bão hòa nhưng lại giàu protein, vitamin D và các dưỡng chất khác. Tuy nhiên, một vài loại cá có chứa một số chất gây ô nhiễm như thủy ngân. Với hàm lượng cao, kim loại này sẽ gây hại cho sự phát triển trí não và hệ thống thần kinh của bé.
Dưới đây sẽ là một số chỉ dẫn giúp các mẹ hạn chế con mình “tiếp cận” với thủy ngân nhưng vẫn đảm bảo bé hấp thu đủ những dưỡng chất bé cần.
Thủy ngân xuất hiện và tồn tại trong cá như thế nào?
Thủy ngân có mặt ở khắp mọi nơi, ngay cả trong không khí chúng ta hít thở hằng ngày. Núi lửa, cháy rừng… là một trong những nguyên nhân tự nhiên tạo điều kiện cho thủy ngân có cơ hội “chu du” trong không khí. Ngoài ra, các nhà máy điện, xi măng, các nhà sản xuất hóa chất và công nghiệp cũng là nơi sản sinh ra thủy ngân. Sau mỗi lần sử dụng các thiết bị điều nhiệt và nhiệt kế cũng có thể làm phát tán thủy ngân.
[inline_article id=35090]
Khi thủy ngân lắng vào nước, các vi khuẩn trong nước sẽ biết nó thành hợp chất metyl thủy ngân. Cá hấp thu mety thủy ngân từ nước và thực phẩm chúng ăn vào trong môi trường sống của mình. Metyl thủy ngân liên kết chặt với các thành phần protein trong các cơ của cá và sống mãi ở đó ngay cả khi cá đã được chế biến thành một món ăn hấp dẫn.
Các loại cá và động vật có vỏ (tôm, cua, các loại ốc…) đều chứa thủy ngân nhưng những loại cá biển lớn mới chứa nhiều thủy ngân. Bởi vì các loại này ăn lại những loại cá khác cũng đã bị ngấm thủy ngân. Đồng thời các loại cá lớn lại thường ăn nhiều và sống lâu hơn nên có điều kiện cho thủy ngân trong chúng ngày càng tích tụ nhiều hơn. Tóm lại, cá càng to càng chứa nhiều thủy ngân hơn.
Điều gì sẽ xảy ra khi con bạn ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao?
Cơ thể chúng ta dễ dàng hấp thu metyl thủy ngân từ cá và kim loại này có thể tàn phá não và hệ thần kinh của chúng ta một cách nhanh chóng. Trẻ sơ sinh kể cả thai nhi và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị metyl thỷ ngân làm tổn thương nhất do bộ não và hệ thần kinh của chúng vẫn còn non yếu.
Giới chuyên môn vẫn còn đang tranh cãi về mức độ tổn thương do thủy ngân gây ra nhưng phần lớn họ đều đồng ý rằng tốt nhất là bạn nên tránh cho bé ăn những loại cá có chứa thủy ngân cao và hạn chế sử dụng một số loại cá trong thực đơn ăn uống của bé.
Vậy những loại cá nào có hàm lượng thủy ngân cao nhất?
Năm 2004, Hiệp hội Lương thực và Quản lý thuốc Hoa Kỳ đã đưa ra một tư vấn chung về thủy ngân trong cá. Theo đó, họ xác định 4 loại cá có hàm lượng thủy ngân cao mà trẻ nhỏ và phụ nữ trong độ tuổi sinh nở tránh dùng đó là cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình.
Một số chuyên gia và tổ chức xã hội khác muốn mở rộng thêm danh sách này. Theo họ, trẻ em từ 2 đến 6 tuổi không nên ăn cá ngừ tươi hay đông lạnh, cá chẽm Chi Lê, cá chẽm sọc, cá cờ, cá thu Tây Ban Nha, cá chim biển…
Con bạn nên ăn loại cá nào và ăn bao nhiêu là tốt?
Ngoài 4 loại cá có hàm lượng thủy ngân cao đã nêu ở trên và cá ngừ đóng hộp, bạn có thể cho con mình ăn bất kỳ loại cá và động vật có vỏ cứng nào như tôm, cá hồi, cá da trơn, cá rô phi… Một tuần chỉ nên cho bé ăn 2 lần, mỗi lần khoảng 300gr đối với trẻ từ 1 đến 2 tuổi, 450 gr cho trẻ 3 đến 6 tuổi và 600gr cho trẻ trên 6 tuổi. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên ăn cá hoặc hải sản 2-3 lần một tuần.
Bạn nên ưu tiên cho con ăn cá hồi vì cá hồi là loại cá có thể cung cấp lượng omega 3 nhiều nhất cho bé.
[inline_article id=60338]
Như vậy ngoài cá ra, con bạn có thể ăn gì để có thêm omega-3s?
Thực tế có khá nhiều thực phẩm có thể giúp con bạn bổ sung thêm omega-3s như trứng, sữa, chế phẩm đậu nành, nước trái cây, sữa chua, bánh mì, ngũ cốc và bơ thực vật. Một số trong chúng không chứa nhiều DHA và EPA giúp phát triển trí thông minh và thị lực cho bé nhưng nếu bé có thêm một lượng nhỏ DHA và EPA thì cũng rất tốt.
Cậu bé thấy hũ đậu phộng để trên bàn thích quá muốn lấy một ít để ăn. Cậu thọc tay vào hũ và cố bốc một nắm rõ to. Tuy nhiên, cố bốc được nhiều hạt đậu nắm tay quá to để rút ra khỏi miệng hũ nhỏ hẹp được.
Cậu bé vừa cố nắm chặt vốc hạt đậu vừa cố gắng kéo tay ra. Chẳng những không lấy tay và đậu ra được mà tay cậu còn kẹt cứng vào chiếc hũ. Đau quá cậu bật khóc.
Lúc ấy Mẹ cậu chạy vào hỏi:
Có chuyện gì vậy con?
Cậu bé vừa khóc vừa trả lời:
Con không làm sao lấy nắm đậu này ra khỏi hũ được Mẹ ạ!
Ô, đừng có nóng vội như thế. Con cứ lấy từ từ mỗi lần hai ba hạt thì tay con đâu bị kẹt trong đó.
Cậu bé làm theo cách Mẹ chỉ, vừa lấy mấy hạt đậu ra khỏi hũ vừa nhỏe miệng cười:
Đúng Mẹ ạ, thật dễ dàng! Lẽ ra con phải tự mình nghĩ ra điều ấy chứ nhỉ!
====> Cùng suy ngẫm: nóng vội rất dễ làm hỏng việc, dù đó chỉ là việc nhỏ.
Cho con gái của Mẹ: Sau này con gái hãy tập kiên trì trong công việc cũng như trong cuộc sống con nhé, đừng thấy bực bội khi thấy người khác làm việc chậm chạp. đừng có bực bội khi phải chờ đợi ai quá lâu.… Mẹ thích sự kiên trì của Thomas Edison lắm con à:
Thomas Edison phát minh ra bóng đèn điện, ông đã phải trải qua gần 9.000 cuộc thí nghiệm thất bại, có người hỏi ông cảm thấy thế nào khi đã thất bại quá nhiều lần như vậy, Edison đáp:” bạn đừng nghĩ đó là thất bại, Tôi rất vui sướng vì đã tìm thấy 9.000 cách không thể phát minh ra bóng đèn”.===> đó là thành quả của sự kiên trì đấy bạn ạ.
P/s: Người bỏ cuộc không bao giờ chiến thắng, người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc.
Đối với trẻ em, kẹo và bánh ngọt chưa bao giờ mất đi sự hấp dẫn của mình. Bé khó có thể từ chối một chiếc kẹo mút ngọt ngào hay một ổ bánh nhỏ xinh xinh. Thậm chí, nhiều bé còn “mê” đến nỗi bỏ cả bữa ăn vì… bánh kẹo. Tất nhiên, điều này không tốt một chút nào.
Trong kẹo thường chỉ chứa nhiều đường chứ không có nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều bánh kẹo mà bỏ qua những bữa ăn hàng ngày, bé sẽ có nguy cơ bị thiếu chất dẫn đến còi xương và chậm lớn. Hơn nữa, đường trong bánh kẹo còn là nguyên nhân làm giảm sự thích thú của bé với những món ăn khác. Nếu bé của bạn đang biếng ăn, cho bé ăn nhiều bánh kẹo chỉ càng làm cho bé chán ăn và còi cọc hơn mà thôi. Chưa kể, kẹo cũng là nhân tố gây ra các bệnh răng miệng cho bé, nhất là sâu răng. Bạn nên nhắc con súc miệng bằng nước hoặc đánh răng mỗi khi ăn đồ ngọt.
Một ngày nhóc của bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian xem tivi? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc dành quá nhiều thời gian coi tivi hoặc các loại thiết bị điện tử khác như máy tính, điện thoại, máy tính bảng… sẽ làm ảnh hưởng đến sự tập trung, suy nghĩ và sẽ khiến bé lười suy nghĩ hơn. Chưa kể đến việc thường xuyên xem tivi sẽ làm tăng nguy cơ bị béo phì của bé. Cứ mỗi khi bạn cho bé xem tivi thêm 2 tiếng thì nguy cơ béo phì của con cũng tăng thêm 23%.
Bữa ăn sáng rất quan trọng, không chỉ với người lớn mà với trẻ con cũng vậy. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, việc liên tục bỏ bữa sáng trong một thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, nhất là đối với trẻ em, khi mà não vẫn đang trong thời kỳ phát triển. Những bé thường xuyên ăn sáng sẽ thông minh, hoạt bát và phản ứng nhanh nhạy hơn đối với những tình huống bất ngờ. Vậy nên, dù bận đến mấy, bạn cũng không nên bỏ qua bữa sáng của con đâu đấy.
Bình thường một người lớn dành 1/3 thời gian để ngủ và khoảng thời gian này còn nhiều hơn nửa đối với trẻ em. Vậy nên cũng không có gì là lạ nếu như nói giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của các bé.
Giấc ngủ sẽ giúp cơ thể phục hồi năng lượng sau một ngày dài hoạt động mệt mỏi. Trong khi ngủ, các tế bào não của chúng ta sẽ được phục hồi và phát triển thêm. Ngủ ít hơn sẽ khiến trẻ trở nên mệt mỏi, mất tập trung khi học hành và làm việc. Thậm chí, nhiều bé sẽ gặp các vấn đề về cảm xúc nếu như thường xuyên bị mất ngủ.
Bạn cũng nên chú ý đến thời điểm cho giấc ngủ của con nữa nhé! Không nên cho bé ngủ liền ngay sau khi ăn. Ngủ sau khi ăn no sẽ gây cản trở đến các hoạt động của tim và dạ dày. Lượng thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn trong dạ dày sẽ khiến cơ thể bé mệt mỏi và khó chịu sau khi thức dậy. Nhiều trường hợp nghiêm trọng, bé còn có thể bị đau bụng nữa đấy
Các nguy cơ về sức khỏe liên quan tới hút thuốc thụ động
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp xúc với khói thuốc sẽ tăng nguy cơ tử vong và bệnh tật, đồng thời có khả năng gây viêm nhiễm và kích ứng đường hô hấp của bé.
Khói thuốc có thể làm giảm nhịp thở và nhịp tim của bé, khiến bé có nguy cơ đối mặt với Hội Chứng Đột Tử Ở Trẻ (SIDS). Hút thuốc trong thời gian mang thai và sau khi sinh con sẽ làm tăng khả năng bị SIDS. Nếu ba hay mẹ hút thuốc, nguy cơ bị SIDS sẽ tăng gấp đôi. Nếu cả ba lẫn mẹ đều hút thuốc, nguy cơ này sẽ tăng gấp bốn lần.
Bé nói ngọng có thể do sự phát triển thể chất chưa toàn diện. Các bé trai cũng có xu hướng nói kém hơn các bé gái.
Bé quá nhút nhát: Mới đầu, bé có thể nói sai một vài từ nhưng bị cả nhà cười chê nên những lần giao tiếp sau, bé trở nên rụt rè và càng dễ bị ngọng hơn.
Bé bắt chước: Một người thân trong nhà hoặc các bạn ở lớp mẫu giáo của bé thường nói ngọng nên bé cũng bị ảnh hưởng theo.
Yếu tố bệnh lý: Bé bị dính thắng lưỡi (lưỡi bé không thể thè thẳng ra như bình thường được). Ngoài ra, các chứng bệnh như viêm họng, sưng lợi, tắc mũi… cũng gây cản trở bé phát âm.
Cùng con luyện tập khắc phục tật nói ngọng
Dù bạn cảm thấy những câu nói của trẻ rất là ngộ nghĩnh nhưng đừng nên hùa theo trẻ hoặc bắt chước cách phát âm này. Trẻ có thể sẽ tiếp tục cách nói đó cho dù không bị ngọng nữa. Tuy nhiên, bạn cũng không nên sửa từ ngữ của trẻ ngay lúc bé đang nói. Điều này sẽ khiến bé mất tự tin hoặc khó tìm được từ khác để diễn tả. Khi trẻ nói ngọng, mẹ nên giúp bé sửa thành câu nói đúng một cách nhẹ nhàng và từ tốn.
Chẳng hạn, đối với âm “s”, việc nói ngọng xảy ra khi con bạn đẩy lưỡi ra để tạo thành âm s thay vì đặt lưỡi ở sau răng. Hầu hết trẻ con đều nói ngọng vì chúng chưa nắm rõ cách phát âm mỗi âm tiết như thế nào. Bạn nên giữ một thái độ bình thường và bao dung đối với con.
Nhưng nếu câu nói của trẻ gây khó hiểu hoặc trẻ nói ngọng khiến bé trở thành trò trêu chọc của những đứa trẻ khác, bạn nên đến gặp một chuyên gia về ngôn ngữ. Nói chung, trong đa số trường hợp, một đứa trẻ sẽ bắt đầu tập nói chuẩn xác và từ từ trẻ sẽ không ngọng nghịu nữa.
Tập cơ miệng: Bạn có thể hướng dẫn bé các bài luyện tập cơ miệng vào buổi sáng như: Há miệng to và cùng nói “A, O, U, I”. Lặp lại từ 5 đến 7 lần.
Dạy bé hát: Quá trình bé bắt chước theo ngôn từ, giai điệu của bài hát sẽ giúp bé biết cách phát âm đặc biệt hiệu quả. Bạn có thể chọn những bài hát đơn giản, hướng dẫn bé học thuộc từng đoạn nhỏ rồi ghép các đoạn lại với nhau.
Nếu bé nói ngọng phần nào, bạn có thể lặp đi lặp lại phần đó nhiều lần để bé ghi nhớ và làm theo.
Cho bé nói trước gương: Bạn làm mẫu phát âm thật chậm, rõ ràng một số cụm từ như: “Con muốn ăn cơm”, “Con thích uống sữa”… và hướng dẫn bé làm theo. Bé cũng có thể dễ dàng bắt chước cử động miệng của bạn trong gương.
Trò chơi ngôn ngữ: Hàng ngày, bạn có thể đố bé xem, trong nhà mình có những đồ vật nào bằng chữ “C”, những loại quả nào bắt đầu bằng chữ “N”… hoặc gợi ý để bé đố lại bạn. Hoạt động này giúp bé phân tích và nhận biết chính xác những cụm từ thông dụng.
Trò chuyện hàng ngày: Nói chuyện với bạn không chỉ giúp bé tăng vốn từ vựng mà bạn cũng biết bé thường phát âm sai những cụm từ nào để kịp thời uốn nắn.
Lưu ý khi cùng bé luyện tập
Làm gương cho bé: Muốn bé phát âm chuẩn, cha mẹ hoặc người thân trong nhà phải làm mẫu cho bé trước đã. Nếu cô giúp việc nói giọng địa phương, thì bạn cũng nên yêu cầu cô tập nói giọng chuẩn cùng bé.
Tránh nói ngọng khi quá yêu bé. Những câu nựng như “Mẹ yêu ton nhắm” sẽ là bài học xấu về tật nói ngọng cho bé đấy!
Tập cho bé bình tĩnh: Bạn nên để cho bé được diễn đạt hết ý, không nên cắt lời bé, cũng không nên thúc giục bé nói nhanh. Làm như vậy, bé càng dễ mắc lỗi hơn.
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Đã rất lâu từ khi bạn hẹn hò đi ăn tối với cô bạn thân? Bạn nên gửi tin nhắn và hẹn lịch với cô ấy. Bạn phải dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động khác thay vì những hoạt động yêu thích của bạn như là mua sắm, đi bộ hay tham gia một câu lạc bộ mà bạn đã từng yêu thích quá lâu. Đây là lúc để bạn nên bắt đầu lại. Người xưa luôn có câu: “Hãy luôn yêu quý bản thân mình trước đã”.
Ngoài ra, đừng quên làm mới lại đời sống của vợ chồng bạn. Bạn nghĩ sao nếu mình có thể hẹn hò như thời kỳ độc thân?
Khi 4 tuổi, trẻ nói được 1.500 từ và hiểu được nhiều hơn thế. Số lượng từ trẻ có thể hiểu và sử dụng sẽ tăng thêm đáng kể trước khi trẻ lên 5 tuổi.
Con bạn sẽ bắt đầu tập dùng những từ sau:
– Từ nối: Khi, nhưng
– Thể hiện cảm xúc phức tạp: Bối rối, khó chịu, sung sướng
– Giải thích ý nghĩ: Không biết, nhớ là
Trẻ cũng học được ngày càng nhiều tính từ để diễn đạt sự vật, sự việc cụ thể hơn.
Câu và ngữ pháp
Bằng cách nối những câu ngắn lại với nhau, trẻ sẽ nói được nhiều câu phức tạp hơn và đặt câu theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ trẻ có thể nói “Con chó đuổi con mèo” hoặc “Con mèo bị con chó đuổi”. Cho tới khi được 5 tuổi, bé có thể nói được những câu lên đến 9 từ.
Trẻ sẽ phát triển được khả năng kể lại những chuyện xảy ra trong quá khứ chứ không chỉ đơn thuần nói về những sự vật – sự việc đang diễn ra nữa. Khả năng bé sử dụng những từ số nhiều cũng tốt hơn.
Khi 5 tuổi, trẻ hiểu và dùng được những từ chỉ trật tự thời gian như “trước”, “sau” và “sắp tới”. Tuy nhiên, bé vẫn hơi lúng túng với các ý niệm phức tạp hơn như “cùng lúc”.
Trẻ cũng bắt đầu hiểu được những câu nói tu từ như “Con là chú mèo lười” hay “Con định biến mẹ thành lừa đấy à?”…
Khi nói những câu dài, đôi khi trẻ sẽ gặp vấn đề về trật tự trong câu và quên mất dùng từ nối câu. Ví dụ trẻ sẽ nói lại câu “Đưa vé cho ông kia, ông ta sẽ xé nó, và sau đó chúng ta có thể vào xem phim” thành “Chúng ta vào xem phim, đưa vé cho ông kia”.
Phát âm
Gần 5 tuổi, trẻ có thể phát âm khá rõ và hầu hết người lạ đều hiểu được trẻ nói gì. Đôi khi trẻ cũng nói ngọng vài âm tiết như “thịt” thành “hịt” hay “đá” thành “tá” hoặc phát âm nhầm một số từ phức như sô-cô-la, spaghetti…
Hội thoại và kể chuyện
Mặc dù câu chuyện của bé thường xuyên “thiếu đầu mất đuôi” hay bị “thêm mắm dặm muối” một cách thái quá nhưng khả năng kể chuyện của bé đang tiến triển từng chút một. Thỉnh thoảng, trẻ cũng sẽ gặp khó khăn khi sắp xếp thứ tự các sự kiện và thuật lại lời nói của từng nhân vật.
Trẻ nhận biết khá tốt nhiều tình huống để thêm thắt thông tin thú vị cho các cuộc hội thoại. Ví dụ trẻ có thể dẫn dắt câu chuyện như sau “Con qua nhà của Mây, tụi con ăn bánh ngọt, Mây là bạn ở lớp mẫu giáo của con”…
Trong các cuộc hội thoại nhóm, trẻ đã biết khi nào thì tới lượt mình nói, đồng thời cũng biết nói lớn tiếng hoặc thì thầm tùy theo tình huống. Trẻ cũng biết yêu cầu một cách lịch sự hơn, ví dụ như dùng từ “được không?” hay từ “làm ơn”.
Trẻ bắt đầu dùng từ ngữ để trêu chọc và kể chuyện cười.
Mỗi bé có mức độ phát triển tương đối khác nhau, những thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo nên bạn không cần quá lo lắng nếu như bé cưng nhà bạn chưa đạt được những điều trên đây. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.