Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Băng huyết sau sinh, tai biến sản khoa nguy hiểm các mẹ cần biết

Băng huyết sau sinh là một trong những tai biến sản khoa phổ biến, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cho sản phụ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Băng huyết sau sinh là gì?

Băng huyết sau sinh (tên tiếng Anh là postpartum hemorrhage) là tình trạng mất nhiều máu ngay sau khi sinh hoặc trong vài tuần đầu tiên sau sinh, mất hơn 500 ml máu đối với sinh thường qua ngả âm đạo và trên 1000ml đối với mổ lấy thai. Quá trình mất máu có thể diễn ra ồ ạt hoặc từ từ nhưng đều nguy hiểm cho sản phụ.

Trên thực tế, băng huyết sau sinh có thể xảy ra ở bất kì sản phụ nào. Riêng với các mẹ có các yếu tố dưới đây cần được bác sĩ quan tâm hơn vì tỷ lệ băng huyết sau sinh sẽ cao hơn mẹ bầu bình thường:

  • Chuyển dạ kéo dài
  • Chuyển dạ có sử dụng thuốc tăng co
  • Chuyển dạ quá nhanh
  • Tiền sử có băng huyết sau sinh ở lần sinh trước
  • Cắt tầng sinh môn khi sinh
  • Mắc tiền sản giật
  • Tử cung quá căng (do thai to, mang đa thai hoặc đa ối)
  • Bị nhiễm trùng ối trong lúc sinh

băng huyết sau sinh là gì

Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng băng huyết sau sinh, một số nguyên nhân phổ biến có thể kể tới như:

1. Đờ tử cung, nguyên nhân hàng đầu gây băng huyết sau sinh

Bình thường trong thai kỳ, cùng với sự phát triển của thai nhi, tử cung cũng sẽ gia tăng kích thước. Ngay sau sinh tử cung sẽ tiến hành co hồi và cầm máu. Đờ tử cung là tình trạng tử cung không thể co hồi nhỏ lại sau khi thai nhi đã được lấy ra. Đây là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra tình trạng băng huyết sau sinh (chiếm khoảng 80% các trường hợp)

Các yếu tố có thể dẫn đến đờ tử cung ở mẹ bầu có thể gặp như:

– Chất lượng cơ của tử cung kém do người mẹ sinh nhiều lần, hoặc do tử cung có u xơ, tử cung dị dạng.

– Tử cung quá căng do đa thai, nước ối quá nhiều hoặc thai to, phải mổ lấy thai, tăng rủi ro băng huyết sau sinh mổ.

– Quá trình chuyển dạ kéo dài.

– Bị nhiễm trùng ối.

– Thai phụ bị suy nhược, thiếu máu hoặc rối loạn đông máu.

– Dùng thuốc gây mê, oxytocin hoặc một số loại thuốc khác hỗ trợ quá trình chuyển dạ.

2. Tổn thương đường sinh dục

Đây là nguyên nhân thuộc hàng thứ nhì gây nên băng huyết sau sinh. Trong quá trình thai nhi di chuyển qua đường sinh dục mẹ, thành của các tổ chức này có thể quá căng gây nên các vết rách. Đặc biệt nguy hiểm trong những trường hợp vết rách nằm sâu bên trong, khiến máu chảy vào ổ bụng, dẫn đến khó phát hiện kịp thời.

Vỡ tử cung, rách cổ tử cung, âm đạo có thể xảy ra khi đẻ thường. Tuy nhiên, các biến chứng này xuất hiện nhiều hơn trong các trường hợp đẻ khó, cần can thiệp thủ thuật.

3. Bất thường của bánh nhau

Bánh nhau là một cơ quan đặc biệt, nhiều mạch máu, giúp cung cấp oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ qua thai nhi, cũng như vận chuyển các chất thải từ thai về mẹ. Bình thường nhau thai bám ở mặt đáy tử cung. Ngay sau khi em bé được sinh ra, nhau thai cũng sẽ được đẩy ra ngoài dễ dàng qua quá trình “sổ nhau”. Nếu nhai thai không được lấy ra ngoài, hoặc lấy không hết (sót nhau) thì có thể khiến sản phụ bị chảy máu qua các mạch máu của nhau thai.

Sản phụ có nhau bám bất thường như nhau tiền đạo, nhau bám thấp, nhau cài răng lược… là một trong những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng băng huyết sau sinh.

4. Rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu có thể do mẹ mắc tình trạng máu khó đông từ trước, hoặc cũng có thể các yếu tố đông máu bị mất đi do những rối loạn trong thai kỳ. Ở người bình thường, khi chảy máu sẽ kích hoạt cơ chế cầm máu, hình thành cục máu đông, ngăn cản tình trạng mất máu. Rối loạn đông máu khiến máu mất nhanh, khó cầm.

Hiện tượng này thường xảy ra trong các trường hợp như: nhau bong non, thai lưu, tắc mạch ối, nhiễm trùng…

Bên trên chỉ là những nguyên nhân thường gặp gây nên băng huyết sau sinh. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khác, ít phổ biến hơn, nhưng cũng có thể dẫn tới tình trạng này.

>> Bạn có thể xem thêm: Xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai và những điều cần biết.

Các dấu hiệu của băng huyết sau sinh

dấu hiệu băng huyết sau sinh

Mẹ bị băng huyết sau sinh thường có các dấu hiệu sau:

– Chảy máu từ đường sinh dục: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất, lượng máu có thể nhiều hoặc ít, máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu cục hoặc máu loãng.

– Trường hợp máu chảy ứ trong buồng tử cung khó phát hiện hơn: Đáy tử cung lên cao dần, tử cung to ra theo bề ngang, mềm nhão, không thấy khối cầu an toàn trên xương vệ (xương mu).

– Các dấu hiệu toàn trạng chung mất máu: da xanh niêm nhợt, tay chân lạnh, vẻ mặt hốt hoảng, vã mồ hôi, khát nước, mạch nhanh, huyết áp giảm, có thể bị sốc nếu mất máu quá nhiều.

Biến chứng của băng huyết sau sinh

Tùy thuộc vào mức độ mất máu và việc hồi sức, cầm máu có tích cực hay không mà băng huyết sau sinh gây ra nhiều biến chứng nặng nhẹ khác nhau:

– Choáng do giảm thể tích tuần hoàn, đưa đến suy thận, suy tim, suy não, suy đa cơ quan, thậm chí tử vong hoặc sống thực vật.

– Tăng nguy cơ nhiễm trùng sau sinh ở mẹ.

– Biến chứng lâu dài của băng huyết sau sinh như thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng Sheehan (do hoại tử tuyến yên dẫn đến suy nhược, gầy ốm, rụng lông tóc, mất sữa, vô kinh), thậm chí không thể có con do cắt tử cung để cầm máu.

>> Mẹ bầu có thể tham khảo thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản mẹ bầu có thể áp dụng ngay!

Dự phòng băng huyết sau sinh

Theo chuyên gia sản khoa, để hạn chế nguy cơ băng huyết sau sinh, mẹ đừng quên làm theo hướng dẫn sau:

– Khám thai định kỳ đầy đủ như lịch hẹn, đặc biệt là với sản phụ mang đa thai, đa ối hoặc thấp bé… Nhờ đó, bác sĩ có thể tiên lượng được cuộc chuyển dạ. Đồng thời, thai phụ sẽ được phát hiện các bệnh lý nội khoa để điều trị sớm, chuẩn bị tốt cho việc sinh nở.

– Cần có chế độ dinh dưỡng khoa học trong thai kỳ, tránh tình trạng thiếu máu, thai nhi quá to, nặng cân.

– Trong thời kỳ mang thai, cần đi thăm khám ngay nếu có một trong các dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra huyết âm đạo, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thai máy yếu, khó thở…

– Sản phụ cần được xử lý tích cực ở giai đoạn 3 của quá trình chuyển dạ bằng cách kiểm soát tốt quá trình sổ nhau, đề phòng chảy máu sau sinh…

băng huyết sau sinh

– Nên theo dõi sát sản phụ ít nhất 6 giờ sau sinh để kịp thời phát hiện và xử trí kịp thời nếu xảy ra tình trạng băng huyết.

– Ở giai đoạn hậu sản, sản phụ phải được nghỉ ngơi hoàn toàn, không làm việc nặng nhọc, không lo lắng quá mức, vì sản phụ vẫn có thể băng huyết muộn sau sinh, băng huyết sau sinh 1 tháng.

– Sau sinh nở, phụ nữ nên giữ gìn vùng kín thật sạch sẽ, không đặt bất kỳ vật gì vào âm đạo. Tuyệt đối không quan hệ nếu còn ra sản dịch để tránh nhiễm trùng.

[inline_article id=246880]

Như vậy mẹ đã biết băng huyết sau sinh là gì. Có thể nói, việc mẹ chăm sóc bản thân đúng cách trong thai kỳ cũng như ở thời kỳ hậu sản góp phần đáng kể trong việc phòng tránh băng huyết sau sinh.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Xử trí băng huyết sau sinh: Mẹ nên biết để không tử vong!

Vậy cách xử trí băng huyết sau sinh như thế nào? Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp cho các mẹ các vấn đề về băng huyết và cách xử trí. Các mẹ hãy theo dõi để biết cách xử trí kịp thời, bảo vệ tính mạng của bản thân nhé.

Băng huyết sau sinh là gì?

Trước khi tìm hiểu cách xử trí băng huyết sau sinh; chúng ta cần biết rõ băng huyết sau sinh là gì? Các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland tại Hoa Kỳ cho biết; băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu âm đạo nghiêm trọng sau khi sinh con.

Băng huyết sau sinh thường xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi sinh con; nhưng nó có thể xảy ra đến 12 tuần sau khi sinh. Tình trạng xuất huyết sau sinh được xác định khi tổng lượng máu mất nhiều hơn 32 ounce chất lỏng sau khi sinh; bất kể là sinh thường hay sinh mổ. Tình trạng chảy máu nghiêm trọng này có thể gây ra các triệu chứng mất máu quá nhiều; thay đổi nhịp tim; hoặc huyết áp.

>> Mẹ có thể xem thêm: Phụ nữ nên ăn gì để phòng băng huyết sau sinh?

Dấu hiệu băng huyết sau sinh

Bên cạnh các cách xử trí băng huyết sau sinh; chúng ta cần tìm hiểu các dấu hiệu về băng huyết sau sinh. Trước tiên, chúng ta cần biết có 2 loại băng huyết sau sinh gồm:

  • Băng huyết nguyên phát xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
  • Băng huyết thứ phát xảy ra từ 24 giờ đến 12 tuần sau khi sinh.

xử trí băng huyết sau sinh

Các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland Hoa Kỳ còn cho biết thêm các dấu hiệu băng huyết sau sinh như sau:

  • Các triệu chứng của việc giảm huyết áp như chóng mặt, mờ mắt hoặc cảm thấy ngất xỉu.
  • Tăng nhịp tim.
  • Giảm số lượng hồng cầu.
  • Da nhợt nhạt hoặc sần sùi.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Đau bụng hoặc vùng xương chậu bị đau hơn.

Đối tượng có nguy cơ bị băng huyết sau sinh cao hơn?

Để hiểu hơn về cách xử trí băng huyết sau sinh; chúng ta cần biết rõ đối tượng nào có nguy cơ cao bị băng huyết. Dưới đây là các trường hợp có thể dẫn đến băng huyết sau sinh gồm:

  • Những người có vấn đề về nhau thai như sót nhau thai; nhau tiền đạo; bong nhau thai; và sót nhau thai.
  • Tử cung giãn nở quá mức do đa thai; thai quá lớn; hoặc quá nhiều nước ối.
  • Một số yếu tố nhất định trong quá trình chuyển dạ và sinh nở có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết như sinh mổ; được cung cấp oxytocin khi chuyển dạ; chuyển dạ kéo dài; nhiễm trùng khi chuyển dạ; rạch tầng sinh môn.
  • Mẹ có thể bị băng huyết trong lần sinh trước đó.

Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe sau cũng có thể làm tăng nguy cơ bị băng huyết như:

  • Huyết áp cao hoặc tiền sản giật.
  • Sự nhiễm trùng.
  • Rối loạn đông máu hoặc các tình trạng khác liên quan đến máu.
  • Ứ mật trong thai kỳ (ICP).
  • Thiếu máu.
  • Béo phì.
  • Tuổi mẹ cao.

Vậy cách xử trí băng huyết sau sinh như thế nào? Xin mời các mẹ cùng theo dõi trong phần tiếp theo nhé.

Cách xử trí băng huyết sau sinh

1. Xử trí băng huyết sau sinh: Chẩn đoán

xử trí băng huyết sau sinh

Bác sĩ sẽ chẩn đoán băng huyết sau sinh thông qua việc khám sức khỏe; xét nghiệm; hình ảnh siêu âm và xem xét kỹ lưỡng tiền sử sức khỏe của người mẹ. Các bác sĩ có thể phát hiện xuất huyết sau sinh dựa trên lượng máu người mẹ đã mất.

Các phương pháp khác để chẩn đoán băng huyết sau sinh là:

  • Theo dõi liên tục nhịp mạch và huyết áp của bệnh nhân để phát hiện các vấn đề.
  • Xét nghiệm máu để đo lượng hồng cầu (hematocrit) và các yếu tố đông máu.
  • Siêu âm để có hình ảnh chi tiết về tử cung và các cơ quan khác của bạn.

2. Xử trí băng huyết sau sinh: Điều trị

Cách xử trí băng huyết sau sinh cần làm là ngăn chặn kiểm soát lượng máu chảy càng nhanh càng tốt; và thay thế thể tích máu. Một số phương pháp điều trị được sử dụng là:

  • Xoa bóp tử cung để giúp cơ tử cung co lại.
  • Dùng thuốc để kích thích các cơn co thắt như oxytocin; methylergonovine; hoặc prostaglandin.
  • Loại bỏ mô nhau thai còn sót lại từ tử cung.
  • Sửa chữa các vết rách ở âm đạo, cổ tử cung và tử cung.
  • Băng tử cung bằng gạc vô trùng hoặc buộc các mạch máu.
  • Sử dụng ống thông hoặc bóng để giúp tạo áp lực lên thành tử cung.
  • Thuyên tắc động mạch tử cung.
  • Truyền máu.

[inline_article id=188538]

Trong một số trường hợp hiếm hoi, hoặc khi thực hiện các phương pháp khác không thành công. Các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật mở bụng hoặc cắt tử cung. Hy vọng bài viết về xử trí băng huyết sau sinh sẽ giúp ích cho các mẹ. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh nhé!

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Phụ nữ nên ăn gì để phòng băng huyết sau sinh?

Vì vậy, mẹ cần trang bị kiến thức về biến chứng này để tránh rơi vào tình trạng này. Bên cạnh, mẹ nên tìm hiểu các loại thực phẩm giải đáp cho câu hỏi ăn gì để phòng băng huyết sau sinh nhằm chủ động phòng tránh hiện tượng này.

1. Băng huyết sau sinh là gì?

Trước khi tìm hiểu ăn gì để phòng băng huyết sau sinh, mẹ cần hiểu sơ qua các thông tin về hiện tượng này, nguyên nhân vì sao biến chứng nguy hiểm này xảy ra. 

Băng huyết sau sinh là hiện tượng đường sinh dục chảy máu liên tục sau khi mẹ sinh em bé. Theo thống kê, khoảng 1-5% phụ nữ bị băng huyết sau sinh và nhiều khả năng xảy ra hơn với những ca sinh mổ. Lượng máu mất trung bình sau một ca sinh thường là khoảng 500ml. Con số này rơi vào khoảng 1.000ml đối với phụ nữ sinh mổ. Hầu hết hiện tượng này xảy ra 24 giờ sau sinh, nhưng nó cũng có thể xảy ra muộn đến 12 tuần sau khi sinh.

2. Hiện tượng băng huyết sau sinh 1 tháng 

Xếp theo thời gian xảy ra, có 2 loại băng huyết sau sinh là:

  • Băng huyết nguyên phát: Người mẹ bị mất trên 500ml máu trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Cứ 100 phụ nữ thì có 5 sản phụ mắc phải tình trạng này. 
  • Băng huyết thứ phát: Là tình trạng sản phụ chảy máu nhiều trong khoảng từ 24 giờ đầu – 12 tuần sau sinh. Khoảng 2% số lượng sản phụ sau sinh bị băng huyết thứ phát.

Hiện tượng băng huyết sau sinh 1 tháng thuộc nhóm băng huyết thứ phát. Tình trạng này xảy ra thường do sót nhau, nhiễm trùng hoặc mắc bệnh lý huyết học. Băng huyết sau sinh 1 tháng là một cấp cứu sản khoa.

Theo chuyên gia, tình trạng này là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở sản phụ. Ước tính, cứ mỗi 4 phút trên thế giới lại có 1 sản phụ tử vong vì băng huyết sau sinh. Tuy nhiên, nếu phát hiện và xử trí kịp thời, sức khỏe và tính mạng của người mẹ sẽ được bảo vệ.  Chủ đề ăn gì để phòng băng huyết sau sinh vì thế càng phải được quan tâm hơn.

Ăn gì để phòng băng huyết sau sinh
Băng huyết sau sinh là biến chứng sản khoa nghiêm trọng có thể xảy ra với 1-5% số phụ nữ sau khi sinh.

>>> Mẹ nên xem: Dấu hiệu băng huyết sau sinh

3. Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh

Bình thường sau khi sinh em bé, tử cung sẽ tiếp tục co thắt và tống nhau thai ra ngoài. Nếu tử cung không co bóp đủ mạnh, các mạch máu này sẽ chảy tự do và xuất huyết. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của băng huyết sau sinh. Nếu những mảnh nhỏ của nhau thai vẫn còn bám vào, thì cũng có khả năng bị chảy máu. 

Một số nguyên nhân khác có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh bao gồm:

  • Nhau thai bong ra khỏi tử cung sớm.
  • Nhau thai che phủ hoặc gần lỗ cổ tử cung.
  • Tử cung quá căng. Tử cung mở rộng quá mức do có quá nhiều nước ối hoặc em bé lớn và nặng.
  • Mẹ mang thai nhiều lần. 
  • Tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật
  • Chuyển dạ kéo dài.
  • Mẹ bị nhiễm trùng khi sinh.
  • Sử dụng thuốc gây chuyển dạ, thuốc để ngừng các cơn co thắt, gây mê toàn thân.
  • Rách mạch máu tử cung.
  • Chảy máu vào vùng mô trong xương chậu, nơi phát triển thành tụ máu, thường ở vùng âm đạo.

Để phòng băng huyết sau sinh, Bác sĩ James Greene, Giám đốc khoa Sức khỏe phụ nữ, bệnh viện Kaiser Permanente Washington (Mỹ), cho biết: “Hầu hết các trường hợp ra máu sau sinh thường sẽ hết sau 4 đến 6 tuần, nhưng có tới 15% phụ nữ dừng ra máu sau 8 tuần. Cho con bú có thể giúp giảm chảy máu sau sinh vì quá trình này giải phóng Oxytocin tự nhiên giúp khuyến khích co bóp tử cung và đưa tử cung trở lại kích thước bình thường.”

Mặt khác, việc ăn uống có thể giúp bù đắp dưỡng chất mất đi sau quá trình ra máu sau sinh của mẹ, đồng thời hỗ trợ phòng ngừa băng huyết sau sinh. Vậy ăn gì để phòng băng huyết sau sinh? Mời mẹ xem tiếp ngay phần bên dưới.

>>> Mẹ xem thêm: Băng huyết sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh

4. Top thực phẩm ăn gì để phòng băng huyết sau sinh? 

Ăn gì để phòng băng huyết sau sinh? Thực phẩm giàu chất sắt

Tác dụng của nhóm thực phẩm này là giúp bổ sung lượng máu bị thiếu hụt khi ra máu sau sinh. Ngoài ra, chúng còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Thực phẩm giàu chất sắt cũng thích hợp cho phụ nữ cho con bú. Ăn gì để phòng băng huyết sau sinh? Hãy bổ sung sắt thông qua những thực phẩm như:

+ Thịt bò:

Thịt bò là sự lựa chọn hàng đầu trong các thực phẩm giàu chất sắt. Sắt trong thịt bò rất dễ hấp thu, phù hợp cho cả phụ nữ mang thai và sau sinh.

Ăn gì để phòng băng huyết sau sinh
Ăn gì để phòng băng huyết sau sinh? Đầu tiên phải kể đến là thịt bò.

+ Gan động vật:

Là loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao, ít béo, giàu calo. Gan động vật giúp hỗ trợ quá trình hồi phục sức khỏe, phòng tránh tình trạng thiếu sắt.

+ Rau xanh:

Những loại rau có màu xanh đậm như rau chân vịt, cải xoăn là loại thực phẩm giàu vitamin và chất sắt. Chúng hỗ trợ tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt vào cơ thể, rất tốt cho phụ nữ bị băng huyết.

+  Trứng:

Lòng đỏ trứng gà chứa hàm lượng sắt tương đối cao. Trứng gà còn chứa một số chất dinh dưỡng có lợi cho phụ nữ băng huyết như protein, canxi, photpho…

+ Đậu phụ:

Có thể bổ sung đậu phụ vào danh sách ăn gì để phòng băng huyết sau sinh. bởi đây cũng là thực phẩm có hàm lượng sắt rất cao. Ngoài ra, đậu phụ còn giúp ngăn ngừa ung thư vú.

+ Trái cây như nho, chuối:

Chuối là một loại trái cây có hàm lượng khoáng chất và sắt dồi dào. Ăn chuối giúp mẹ bổ sung thêm sắt cho cơ thể, phòng tránh tình trạng thiếu máu.

Ngoài chuối ra, nho cũng là thực phẩm chứa những thành phần có ích như sắt, photpho, vitamin và glucose… Nho rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ bị băng huyết sau sinh

+ Bí ngô, bí đỏ:

Một loại thực phẩm cần thiết khi mẹ không biết nên ăn gì để phòng băng huyết sau sinh chính là bí ngô, bí đỏ. Bí ngô chứa hàm lượng chất sắt cao cũng như vitamin C và canxi. Nó giúp cơ thể mau chóng sản xuất lại lượng máu đã mất và ngừa tình trạng băng huyết.

>> Mẹ có thể xem thêm: Vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh: Bạn nên dùng loại nào?

Ăn gì để phòng băng huyết sau sinh? Rau củ quả giàu vitamin C tăng hấp thu sắt

Ăn gì để phòng băng huyết sau sinh? Đó là bằng cách bổ sung vitamin C. Việc này giúp mẹ hấp thu sắt tốt hơn và phòng ngừa băng huyết sau sinh. Một số thực phẩm nên phối hợp để tăng hấp thu sắt gồm:

+ Ổi

Quả ổi là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Một quả ổi chứa lượng vitamin C gấp 4 lần so với quả cam cùng kích thước. Phần ngay bên dưới lớp vỏ chứa hàm lượng vitamin C cao hơn so với phần thịt bên trong của nó.

+ Bắp cải

Bắp cải có thể là gợi ý khi mẹ thắc mắc ăn gì để phòng băng huyết sau sinh. Loại rau của mùa đông này chứa tới chứa 145mg vitamin C trên 100g. Ngoài ra nó còn chứa nhiều loại vitamin và chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa.

+ Bông cải

Bông cải xanh chứa khoảng 106mg vitamin C trên 100g. Một nửa chén bông cải xanh nấu chín cung cấp 51mg vitamin C (tương đương 50% nhu cầu khuyến nghị mỗi ngày).

Ăn gì để phòng băng huyết sau sinh
Với rau củ quả, ăn gì để phòng băng huyết sau sinh? Mẹ nên ăn rau lá có màu xanh đậm vì nó giàu vitamin giúp hỗ trợ hấp thu sắt tốt hơn nhé.

Bông cải trắng cũng cung cấp lượng vitamin C đáng kể. Mẹ có thể thêm nó vào những thực phẩm  ăn gì để phòng băng huyết sau sinh. Ngoài hỗ trợ hấp thu chất sắt, rau họ cải giàu vitamin C và giảm stress oxy hóa và cải thiện khả năng miễn dịch.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bà bầu uống C sủi được không? Lợi ích tuyệt vời của Vitamin C sủi

+ Quả kiwi

Ăn gì để phòng băng huyết sau sinh? Hãy nghĩ tới kiwi mẹ nhé. Một quả kiwi cỡ trung bình cung cấp tới 97% lượng vitamin C khuyến nghị hàng ngày. Thường xuyên ăn kiwi có lợi cho tuần hoàn máu, giúp hấp thụ chất sắt hiệu quả.

+ Cải xoăn

Một chén cải xoăn cắt nhỏ cung cấp 80 mg vitamin C (89% nhu cầu khuyến nghị). Nó cũng cung cấp một lượng lớn vitamin K cho cơ thể.

Một chén cải xoăn nấu chín cung cấp 53 mg, tương đương 59% nhu cầu vitamin C mỗi ngày.

+ Dâu tây

Tiêu thụ dâu tây tăng cường hệ thống miễn dịch, tránh tình trạng băng huyết sau sinh. Loại trái cây này chứa nhiều nguyên tố vi lượng, bao gồm cả vitamin C.

Một cốc nhỏ quả dâu tây khoảng 152g cung cấp 89 mg vitamin C, tương đương 90% nhu cầu khuyến nghị vitamin C mỗi ngày.

5. Kiêng ăn gì để phòng băng huyết sau sinh?

Mẹ cũng cần lưu ý tránh những loại thực phẩm để đề phòng băng huyết sau sinh hiệu quả như:

  • Không nên ăn các loại thức ăn cay nóng, uống các chất kích thích. Các chất này cản trở quá trình hấp thu sắt vào cơ thể.
  • Không ăn đồ quá nhiều dầu mỡ, chiên xào, vì thành dạ dày rất khó hấp thụ và đào thải.
  • Không ăn các đồ ăn quá mặn, nên ăn nhạt, uống nhiều nước để cơ thể dễ dàng hồi phục.
  • Kiêng ăn gì để phòng băng huyết sau sinh? Tuyệt đối không nên ăn dứa và uống nước tía tô. Vì như vậy rất nguy hiểm, thậm chí còn tăng nguy cơ bị băng huyết sau sinh.
Kiêng ăn gì để phòng băng huyết sau sinh. Đó là không nên ăn các loại thức ăn cay nóng vì chúng là cản trợ việc hấp thu sắt cho cơ thể.

>> Mẹ có thể xem thêm: Lá tía tô có làm mất sữa không? Những tác dụng và bài thuốc chữa mất sữa từ tía tô

Hy vọng với những thông tin trên, mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “ăn gì để phòng băng huyết sau sinh”. MarryBaby mong sẽ được đồng hành cùng các mẹ cho một thai kỳ khỏe mạnh nhé!