Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì?

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình? Bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì? Cách xử trí ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình?

Trẻ sơ sinh thường có xu hướng giật mình trong giấc ngủ, và đây là một trạng thái bình thường. Phản xạ giật mình (startle hoặc moro reflex) thường xảy ra do hệ thống thần kinh trẻ em chưa hoàn thiện và chưa thích ứng hoàn toàn với môi trường bên ngoài. 

Trẻ giật mình có thể đột ngột duỗi tay và chân hay cong lưng. Trẻ có thể khóc hoặc không khóc khi giật mình.

Khi còn trong bụng mẹ, trẻ được bao bọc và bảo vệ trong một không gian chật hẹp, ấm áp. Khi chào đời, trẻ phải đối mặt với một không gian rộng lớn, lạ lẫm hơn, khiến trẻ cảm thấy bất an, dễ bị giật mình. Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có hệ thần kinh chưa phát triển hoàn thiện, nhạy cảm hơn với các kích thích từ bên ngoài, như tiếng ồn, ánh sáng,… Đây là dấu hiệu quan trọng của sự phát triển và chức năng của hệ thần kinh.

Mẹ sẽ thấy bé hết tình trạng giật mình trong giai đoạn trẻ từ 2-6 tháng tuổi (lúc trẻ có thể tự nâng đầu lên). Thời điểm này cũng là lúc não của bé phát triển tốt hơn và bé kiểm soát tốt hơn các chuyển động của mình.

[key-takeaways title=””]

Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu bé chỉ giật mình ở một bên cơ thể (nguyên nhân có thể đến từ vai bé bị gãy hoặc dây thần kinh có sự tổn thương). Nếu phản xạ giật mình không xảy ra ở cả hai bên cơ thể, có thể nguyên nhân đến tổn thương não hoặc tủy sống.

[/key-takeaways]

Vậy bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân khiến bé ngủ hay giật mình này để bổ sung dưỡng chất kịp thời cho bé.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét khi ngủ có sao không?

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình?
Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình?

2. Bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì?

Như đã nói ở trên, phản xạ giật mình của trẻ nhỏ là bình thường. Tuy nhiên, nếu việc này xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài hoặc làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ khiến bé hay cáu gắt, ngủ không sâu giấc mẹ cần để ý hơn đến chế độ ăn của trẻ. Việc thiếu các chất dưới đây có thể ảnh hưởng gián tiếp đến hệ thần kinh và giấc ngủ của bé. Vậy bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì?

2.1 Canxi

Canxi là một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của xương và răng, cũng như chức năng của hệ thần kinh. Thiếu canxi có thể gây ra các vấn đề về xương, răng, và thậm chí cả co giật.

Canxi giúp duy trì tính dẫn truyền thần kinh, giúp não bộ hoạt động bình thường. Khi thiếu canxi, hoạt động của hệ thần kinh có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ, bao gồm khó ngủ, ngủ không sâu giấc, và ngủ hay giật mình. Ngoài ra, các dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ còn bao gồm chậm mọc răng, rụng tóc vành khăn, chậm phát triển về chiều cao, cân nặng.

Cha mẹ có thể bổ sung canxi cho bé dưới 6 tháng tuổi bằng cách cho bé bú đủ sữa mẹ. Còn đối với trẻ trên 6 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn các loại:

  • Cá biển như cá hồi, cá tuyết, cá ngừ,… 
  • Các loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn, cải bó xôi,… 
  • Các loại đậu như đậu xanh, đậu nành,…
Bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì? Bé đang thiếu canxi
Bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì? Bé đang thiếu canxi

2.2 Magie

Bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì thì có thể là thiếu Magie. Magie là một khoáng chất quan trọng cho chức năng của hệ thần kinh. Magie giúp điều hòa hoạt động của các tế bào thần kinh, giúp não bộ hoạt động bình thường. Khi thiếu magie, hoạt động của hệ thần kinh có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến các vấn đề khó ngủ, ngủ không sâu giấc, và ngủ hay giật mình ở trẻ em và người lớn.

Ngoài ra, magie là một chất giãn cơ tự nhiên, có thể giúp thư giãn các cơ bắp căng thẳng, bao gồm cả các cơ ở cổ, vai và lưng. Magie còn giúp tăng sản xuất melatonin, một hormone được sản xuất bởi tuyến tùng trong não, có vai trò điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm các triệu chứng của chứng mất ngủ ở trẻ em và người lớn.

[key-takeaways title=””]

Cha mẹ có thể bổ sung magie cho bé dưới 6 tháng tuổi bằng cách cho bé bú đủ sữa mẹ. Còn đối với trẻ trên 6 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn các loại hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, đậu đen, đậu xanh, đậu lăng, rau bina, cải xoăn, cải bó xôi,…

[/key-takeaways]

Bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì? Bé đang thiếu magie
Bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì? Bé đang thiếu magie 

2.3 Kẽm

Kẽm là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ em, đặc biệt là trong việc điều hòa giấc ngủ. Kẽm giúp điều hòa sản xuất melatonin và serotonin, hai hormone quan trọng đối với giấc ngủ. 

Khi mức melatonin tăng cao vào ban đêm, bé sơ sinh sẽ cảm thấy buồn ngủ và dễ ngủ hơn. Còn serotonin là chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng, cảm xúc và giấc ngủ. Khi mức serotonin thấp, trẻ dễ cảm thấy lo lắng, căng thẳng và khó ngủ.

Kẽm cũng giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh, giúp thư giãn và giảm căng thẳng. Thiếu kẽm có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, dễ giật mình khi ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, mất ngủ.

[key-takeaways title=””]

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn cung cấp kẽm tốt. Với trẻ từ 6 tháng trở lên, cha mẹ có thể bổ sung thêm kẽm cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn các thực phẩm giàu kẽm như ​​thịt đỏ, hải sản, đậu phụ, hạt bí ngô, hạt điều, sữa chua hoặc bổ sung thực phẩm chức năng.

[/key-takeaways]

Bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì? Bé đang thiếu kẽm
Bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì? Bé đang thiếu kẽm

2.4 Sắt

Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành 1 giấc ngủ trọn vẹn cho cả bé và người lớn. Khi thiếu sắt, não bộ của bé không nhận đủ oxy, dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ như quấy khóc hoặc giật mình khi ngủ, lo lắng, sợ hãi, mất ngủ,…

Trẻ thiếu sắt thường có một số biểu hiện như da xanh xao, sụt cân, rối loạn tiêu hóa. Để khắc phục tình trạng thiếu sắt ở trẻ, cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt vào thực đơn của bé trên 6 tháng tuổi, bao gồm:

  • Thịt bò, thịt gà, thịt lợn.
  • Trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa.
  • Hải sản, đặc biệt là cá hồi, hàu.
  • Các loại rau xanh đậm như rau bina, súp lơ xanh, cải xoăn.
  • Các loại đậu, đặc biệt là đậu đen, đậu đỏ.

Cha mẹ cũng nên cho trẻ uống vitamin tổng hợp có chứa sắt nếu trẻ không thể bổ sung đủ sắt từ thực phẩm. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, chỉ cần đảm bảo cho bé bú đủ sữa mẹ là được.

Bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì? Bé đang thiếu sắt
Bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì? Bé đang thiếu sắt 

2.5 Vitamin B12

Một nghiên cứu năm 2021 trên 26 trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi đã chỉ ra được việc thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến hiện tượng giật mình. Thêm vào đó, vitamin B12 còn gọi là cobalamin, nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến lượng melatonin trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mất ngủ. Thiếu vitamin B12 còn có thể dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh và ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

[key-takeaways title=””]

Cha mẹ nên cho trẻ trên 6 tháng ăn các sản phẩm từ sữa, thịt bò, cá, trứng và các thực phẩm giàu vitamin B12 khác để bổ sung dưỡng chất này giúp con ngủ sâu giấc hơn. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi cần cho bé bú đủ để hạn chế tình trạng giật mình khi ngủ.

[/key-takeaways]

 Bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì? Bé đang thiếu vitamin B12
 Bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì? Bé đang thiếu vitamin B12

>> Xem thêm: Trẻ bị lột da tay, bong tróc da đầu ngón tay là thiếu chất gì?

3. Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ không giật mình

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình phải làm sao? Bên cạnh bổ sung các chất bé còn thiếu được đề cập ở trên, dưới đây là một số cách giúp trẻ sơ sinh ngủ không giật mình và có giấc ngủ ngon:

  • Tạo môi trường ngủ thoải mái và an toàn cho trẻ: Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, tối, mát mẻ, không có ánh sáng chói, tiếng ồn. Giữ nhiệt độ phòng ngủ trong khoảng 20-22 độ C.
  • Cho trẻ bú no trước khi đi ngủ: Trẻ sơ sinh có thể bị giật mình do đói bụng. Cho trẻ bú no trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ no lâu hơn và ngủ ngon hơn.
  • Thiết lập thói quen ngủ cho trẻ: Cho trẻ đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Tạo thói quen thư giãn trước khi ngủ: Cho trẻ tắm nước ấm, massage nhẹ nhàng hoặc đọc sách cho trẻ nghe.
  • Vỗ về, hát ru hoặc cho trẻ nghe những giai điệu nhẹ nhàng trước khi ngủ: Thói quen này giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Tuyệt đối không lay ru hoặc đánh thức trẻ khi trẻ đang ngủ: Điều này có thể khiến trẻ giật mình và khó ngủ trở lại.
  • Cho trẻ đi khám sức khỏe nếu trẻ ngủ hay giật mình: Nếu trẻ giật mình thường xuyên, hãy đưa trẻ đi khám sức khỏe để bác sĩ kiểm tra xem trẻ có mắc bệnh lý nào hay không.
  • Đốt bồ kết: Đây là một phương pháp dân gian được truyền miệng là có tác dụng giúp trẻ ngủ ngon. Mẹ có thể áp dụng thử cách đốt đèn bồ kết tuy nhiên cần cân nhắc vì cách này chưa được khoa học chứng minh tính hiệu quả.

Ngoài hay giật mình khi ngủ, trẻ sơ sinh đôi khi cũng bắt mẹ bế mỗi khi chuẩn bị đi ngủ. Nếu mẹ đang gặp trường hợp này hãy đọc ngay Trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ, cứ đặt bé xuống giường là khóc phải làm sao?

[inline_article id=32613]

Tóm lại, bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì? Bé ngủ hay giật mình là thiếu một số vitamin và khoáng chất hỗ trợ giấc ngủ ngon như canxi, magie, kẽm, sắt và vitamin B12. Thông qua bài viết này, hy vọng cha mẹ đã có thêm kiến thức về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bé ngủ hay giật mình cũng như đã nắm rõ bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì. Hãy quan tâm và chăm sóc sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Mẹo dân gian trị giật mình cho trẻ sơ sinh có thể mẹ chưa biết

Bên cạnh các phương pháp điều trị theo y khoa, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian để hỗ trợ điều trị tình trạng bé ngủ hay giật mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số mẹo dân gian trị giật mình cho trẻ sơ sinh với thành phần từ tự nhiên.

1. Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình?

Giật mình là một phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh, giúp trẻ phát triển các cơ quan cảm giác, vận động và phối hợp vận động. Trong hầu hết các trường hợp, giật mình sẽ tự khỏi khi trẻ lớn lên.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có thể do một số nguyên nhân sinh lý và bệnh lý mẹ cần lưu tâm.

Nguyên nhân sinh lý:

  • Phản xạ Moro: Đây là một phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh, thường xuất hiện trong giai đoạn từ 2-6 tháng tuổi. Khi trẻ giật mình, cánh tay và chân sẽ duỗi ra, đầu ngửa ra sau, miệng há ra. Phản xạ Moro giúp trẻ phát triển các cơ quan cảm giác, vận động và phối hợp vận động.
  • Sự thay đổi môi trường: Khi mới chào đời, trẻ sơ sinh phải thích nghi với một môi trường mới hoàn toàn, khác xa với môi trường trong bụng mẹ. Điều này khiến trẻ dễ bị giật mình, đặc biệt là khi trẻ cảm thấy lạnh, đói, hoặc bị kích thích bởi âm thanh, ánh sáng, mùi vị,…
  • Sự phát triển của não bộ: Não bộ của trẻ sơ sinh vẫn đang trong quá trình phát triển, chưa hoàn thiện nên khiến trẻ dễ bị kích thích và giật mình.

Nguyên nhân bệnh lý:

  • Thiếu canxi: Theo “Nelson Textbook of Pediatrics (Sách giáo khoa nhi khoa Nelson)” của tác giả Doyle và quyển “Zitelli and Davis’ Atlas of Pediatric Physical Diagnosis (Atlas chẩn đoán thể chất nhi khoa của Zitelli và Davis)” của tác giả Escobar, tình trạng thiếu canxi khiến trẻ dễ bị co giật, trong đó có hiện tượng giật mình. (1)
  • Thiếu máu: Thiếu máu khiến trẻ mệt mỏi, khó ngủ, hoặc ngủ chập chờn làm giật mình thức giấc
  • Các bệnh lý về thần kinh: Tình trạng giật mình của trẻ cũng có thể đến từ các bệnh lý về thần kinh như viêm não, viêm màng não, động kinh,… 

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ, cứ đặt bé xuống giường là khóc phải làm sao?

2. Mẹo dân gian trị giật mình cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là các mẹo dân gian trị giật mình cho trẻ sơ sinh đã được nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý các mẹo dân gian này chưa được kiểm chứng y khoa và không có cơ sở mang ý nghĩa đúng đắn. Cha mẹ chỉ nên tham khảo, trước khi áp dụng các mẹo nào đều cần hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con.

2.1 Sử dụng vỏ cam hoặc quýt 

Mẹo dân gian trị giật mình cho trẻ sơ sinh bằng vỏ cam quýt
Mẹ hãy thử sử dụng tinh dầu từ vỏ cam quýt để hỗ trợ chữa trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay giật mình

Vỏ của các loại quả họ cam và quýt chứa nhiều tinh dầu tự nhiên có khả năng làm dịu tinh thần và giúp bé ngủ ngon hơn. Vì vậy, để giúp bé ngủ ngon hơn, không giật mình và hạn chế tình trạng cày ngày thức đêm, cha mẹ hãy đặt một phần vỏ cam hoặc quýt trong phòng ngủ của bé. Đây là một mẹo dân gian trị giật mình cho trẻ sơ sinh giúp tạo môi trường thư giãn cho bé.

2.2 Làm gối đinh lăng giúp bé ngủ ngon

Sử dụng gối từ đinh lăng cũng là mẹo dân gian chữa trị giật mình cho trẻ sơ sinh và giúp trẻ ngủ sâu giấc. Mẹ có thể mua gối đinh lăng làm sẵn hoặc tự làm tại nhà. Cách làm gối đinh lăng đơn giản là mẹ phơi lá đinh lăng ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Sau đó trộn bông gòn với lá đinh lăng theo tỷ lệ 1:1 rồi bỏ vào vỏ gối cho bé nằm.

Tùy vào tháng tuổi sẽ cần có kích thước gối và lưu ý khác nhau. Mẹ có thể xem chi tiết Cách làm gối đinh lăng cho bé ngủ ngon tại MarryBaby.

2.3 Để cành dâu trong phòng

Cành dâu tằm được cho là có khả năng xua đuổi tà khí và giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn. Vì vậy, việc đặt một cành dâu tằm trong phòng ngủ của bé là một mẹo dân gian trị giật mình cho trẻ sơ sinh.

2.4 Treo tỏi ở đầu giường

Trong dân gian hay truyền tay nhau rằng rẻ bị giật mình trong đêm có thể là do ma quỷ trêu đùa. Tỏi chính là khắc tinh của ma quỷ, khiến ma quỷ khiếp sợ mà bỏ đi. Vì vậy, một mẹo dân gian chữa trị giật mình cho trẻ sơ sinh là treo tỏi đầu giường để xua tà khí, giúp con an tâm ngủ ngon. Mẹ lấy 5-6 củ tỏi khô, buộc chặt, rồi treo đầu giường của bé.

Mẹo dân gian trị giật mình cho trẻ sơ sinh bằng cách treo tỏi ở đầu giường
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình phải làm sao? Mẹ có thể tham khảo treo tỏi ở đầu giường của bé

2.5 Xông phòng bằng tinh dầu hoặc bồ kết

Sử dụng tinh dầu hoặc bồ kết để xông phòng có thể giúp bé giảm giật mình và quấy khóc vào ban đêm. Để dầu hoặc bồ kết trong một bình phun hoặc nồi nước sôi ở gần giường bé. Mẹ lưu ý tránh để bình xông ở tầm tay với của trẻ vì sẽ làm đổ bình xông vào người trẻ gây bỏng. 

2.6 Dùng gừng tươi

Gừng tươi có tác dụng an thần, giúp trẻ ngủ ngon hơn. Cha mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian chữa trị giật mình cho trẻ sơ sinh để giúp trẻ ngủ sâu giấc bằng cách dùng gừng tươi đập dập, cho vào chậu nước ấm, sau đó cho trẻ ngâm chân trước khi đi ngủ.

[key-takeaways title=”Mẹo dân gian trị giật mình cho trẻ sơ sinh”]

  1. Sử dụng vỏ cam hoặc quýt
  2. Làm gối đinh lăng giúp bé ngủ ngon
  3. Để cành dâu trong phòng
  4. Treo tỏi ở đầu giường
  5. Xông phòng bằng tinh dầu hoặc bồ kết
  6. Dùng gừng tươi

[/key-takeaways]

3. Cách trị giật mình cho trẻ sơ sinh theo khoa học

Mẹo trị giật mình cho trẻ sơ sinh theo khoa học
Mẹo trị giật mình cho trẻ sơ sinh theo khoa học

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình phải làm sao? Ngoài những mẹo dân gian chữa trị giật mình cho trẻ sơ sinh ở trên, mẹ cũng có thể áp dụng các mẹo giúp giúp trẻ ngủ sâu giấc theo khoa học dưới đây:

  • Tạo môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh cho trẻ: Trẻ sơ sinh cần được ngủ trong môi trường yên tĩnh, tối, mát mẻ để tránh bị kích thích và giật mình. 
  • Cho trẻ bú đủ no trước khi ngủ: Trẻ sơ sinh có thể bị giật mình do đói, nên cho trẻ bú đủ no trước khi ngủ để tránh tình trạng này.
  • Cho trẻ tắm nước ấm trước khi ngủ: Cha mẹ tắm nước ấm trước giờ đi ngủ của trẻ 30 phút giúp trẻ thư giãn và dễ ngủ hơn. 
  • Massage nhẹ nhàng cho trẻ trước khi ngủ: Massage nhẹ nhàng giúp trẻ thư giãn và ngủ ngon hơn. Cha mẹ có thể massage cho trẻ bằng dầu dừa hoặc dầu olive.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, không quá chật: Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoải mái, rộng rãi để tránh tình trạng trẻ ngủ khó chịu, giật mình.
  • Không cho trẻ xem tivi, điện thoại trước khi ngủ: Ánh sáng từ tivi, điện thoại có thể khiến trẻ khó ngủ và dễ giật mình. Vì vậy, ba mẹ nên hạn chế để các thiết bị điện tử ở trong phòng ngủ. 
  • Dùng gối chống giật mình cho trẻ sơ sinh: Gối chống giật mình là một dụng cụ được thiết kế để giúp giảm thiểu tình trạng giật mình ở trẻ sơ sinh. Gối thường có hình chữ U, được làm từ vải mềm mại và có chứa các vật liệu nhẹ bên trong, chẳng hạn như bông hoặc lông vũ. Khi trẻ giật mình, gối sẽ giúp giữ cho trẻ ở tư thế ổn định, tránh bị giật mình quá mạnh.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý chỉ sử dụng gối phù hợp cho con và có được bác sĩ tham vấn vì không phải loại gối nào trẻ cũng nằm được. Mẹ có thể tìm hiểu thêm bài viết trẻ sơ sinh có nên nằm gối không để rõ hơn về vấn đề này.

4. Lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian chữa trị giật mình cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian chữa giật mình cho trẻ sơ sinh:

  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ mẹo dân gian nào cho trẻ. Một số mẹo dân gian có thể có tác dụng phụ hoặc tương tác với các loại thuốc mà trẻ đang dùng.
  • Cẩn thận khi sử dụng các loại thảo dược. Một số loại thảo dược có thể gây ra dị ứng hoặc các vấn đề sức khỏe khác cho trẻ.

[inline_article id=306753]

[key-takeaways title=””]

Mẹ cần lưu ý rằng mẹo dân gian chỉ là những gợi ý và không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Khi trẻ có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, trước hết cha mẹ cần nghe theo chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị cho trẻ. Nếu muốn kết hợp thêm các mẹo dân gian, hãy luôn luôn tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

[/key-takeaways]

Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “trẻ sơ sinh” cho trẻ dưới 12 tháng tuổi để phù hợp với cách dùng của nhiều mẹ. Song, mẹ cần hiểu rằng trẻ sơ sinh là trẻ dưới 30 ngày tuổi.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét khi ngủ có sao không?

Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét là do đâu? Và cách giúp bé ngủ ngon giấc là gì.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh giật mình và khóc thét khi ngủ

1.1 Nguyên nhân sinh lý – Phản xạ Moro

Trẻ sơ sinh được sinh ra với nhiều phản xạ giúp bảo vệ bé trong những tháng đầu đời khi chưa có khả năng tự vệ. Một trong số đó là phản xạ trẻ sơ sinh giật mình và khóc thét khi ngủ.

Trên thực tế, phản xạ này không phải bất thường; đó là dấu hiệu của hệ thần kinh khỏe mạnh.

Phản xạ giật mình (hay gọi là phản xạ Moro) là những phản xạ giật mình, quấy khóc ở trẻ sơ sinh khi ngủ; là do trẻ cảm giác như mình sắp bị ngã xuống; hoặc do âm thanh lớn, phòng ngủ nhiều ánh sáng, v.v. 

Biểu hiện phản xạ Moro: Trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét, hoặc có thể ngửa đầu ra sau, vung tay vung chân, quấy khóc rồi thu tay chân lại. Phản xạ này là cách bé thu hút sự chú ý của người chăm sóc khi cần giúp đỡ. 

Khi nào trẻ sơ sinh hết giật mình khóc thét do phản xạ Moro? Phản xạ này sẽ hết khi bé được 2 tháng tuổi; nhưng thường sẽ kéo dài đến 3 hoặc 4 tháng tuổi. Do đó, mẹ có thể an tâm vì tình trạng trẻ sơ sinh giật mình chỉ tạm thời.

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh giật mình khóc thét kéo dài hơn 6 tháng, mẹ hãy báo cho bác sĩ nhi khoa để chắc chắn bé không bị bệnh gì. 

trẻ sơ sinh giật mình khóc thét khi ngủ & phản xạ Moro
Trẻ sơ sinh hay giật mình, khóc thét, khóc nức nở có phải là hiện tượng bình thường?

1.2 Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những tác động trên đây, nguyên nhân trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét khi ngủ có thể đến từ vấn đề bệnh lý.

  • Bé bị ốm: Viêm họng, ngạt mũi, viêm tai giữa là những bệnh khiến bé khó chịu; trẻ sơ sinh bị bệnh sẽ giật mình, quấy khóc, khóc thét, ngủ không ngon.
  • Thiếu canxi: Biểu hiện là bé ngủ hay rướn người và kèm theo các triệu chứng khác như chậm mọc răng; rụng tóc vành khăn khi bé trên 3 tháng tuổi; ra mồ hôi trộm.
  • Trào ngược dạ dày: Khi bú bé dễ nuốt không khí vào bụng gây đầy hơi, trào ngược dạ dày. Tình trạng này cũng khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình.
  • Các bệnh lý khác: Những vấn đề sức khỏe khác như suy nhược cơ thể; thiếu máu; bệnh tim; v.v. cũng khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình và khóc thét.

[inline_article id=4279]

1.3 Nguyên nhân đến từ môi trường

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, vặn mình và khóc thét là phản xạ tự nhiên trước những âm thanh, ánh sáng và sự thay đổi như sau:

  • Âm thanh ồn ào: Giống như người lớn, trẻ sơ sinh rất dễ bị giật mình bởi những tiếng động lớn và bất ngờ. Tuy nhiên, âm lượng không phải lúc nào cũng là yếu tố quyết định liệu phản xạ Moro có xảy ra hay không. Tiếng ồn lớn và đột ngột có nhiều khả năng làm bé kích hoạt phản xạ giật mình.
  • Thay đổi ánh sáng đột ngột: Những thay đổi đột ngột về cường độ ánh sáng có thể kích hoạt phản xạ Moro. Chẳng hạn như bật đèn sáng hoặc mở cửa sổ trong căn phòng đang tối.
  • Chuyển động đột ngột: Những chuyển động đột ngột khi cho bé bú; hoặc các động tác tương tự có thể kích hoạt phản xạ Moro. Hoặc bé cũng có thể tự kích hoạt phản xạ khi chuyển động tay, chân.
  • Thay đổi độ cao: Phản xạ Moro thường xảy ra khi trẻ sơ sinh được chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Chẳng hạn như khi đặt bé vào trong nôi hoặc cũi. Sự thay đổi độ cao khiến trẻ có cảm giác như rơi ngã; từ đó kích thích phản xạ Moro và có thể đánh thức bé.
  • Tâm lý sợ hãi: Cảm giác lo lắng, bất an có thể khiến bé gặp ác mộng, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét khi ngủ. 

Trên đây là những lý do phổ biến giải thích vì sao trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét khi ngủ.

2. Hậu quả khi trẻ sơ sinh ngủ giật mình khóc thét thường xuyên

hậu quả nếu bé khóc thét giật mình thường xuyên
Trẻ sơ sinh khóc thét, giật mình thường xuyên có những ảnh hưởng nghiêm trọng

Theo các chuyên gia, nhiều ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra nếu bé thường xuyên giật mình, khóc thét khi ngủ. 

  • Chậm tăng cân: Trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét thường xuyên gây suy giảm chất lượng giấc ngủ. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt về lâu dài có thể khiến bé chậm lớn.
  • Giảm phản xạ bú: Trẻ hay giật mình khiến giấc ngủ không ngon gây suy giảm sản xuất hormone tăng trưởng có liên quan đến việc điều hòa cảm giác thèm ăn của trẻ. Về lâu dài có thể gây giảm phản xạ bú ở bé. 
  • Suy giảm khả năng nhận thức: Sự phát triển não bộ của bé trong những năm đầu đời dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kích thích. Do đó, khả năng học hỏi và xử lý tình huống ở trẻ ngủ hay giật mình và thường xuyên khóc thét giữa đêm kém hơn so với những bé ngủ ngon giấc. 
  • Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh: Trong trường hợp nặng, trẻ sơ sinh giật mình quấy khóc liên tục dễ bị ức chế hô hấp, dẫn đến ngừng thở, tăng nguy cơ đột tử. 

3. Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ giật mình khóc thét

Mẹ có thể lo lắng khi nhìn thấy trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét. Đặc biệt những ai lần đầu làm mẹ có thể lúng túng không biết xử trí ra sao. 

Mặc dù phản xạ này có thể khiến bé khó chịu nhưng việc bé giật mình khi nghe tiếng động lớn hay trước những chuyển động đột ngột là điều bình thường. Một số trẻ thậm chí có thể tự ngừng khóc. Do đó, mẹ không cần làm gì khi trẻ sơ sinh giật mình

Nếu giật mình gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, mẹ thử áp dụng một số mẹo chữa giật mình, khóc thét cho trẻ sơ sinh để bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.

3.1 Xoa dịu, vỗ về bé

Xoa dịu bé bằng một cái chạm, ôm, hát hoặc trò chuyện sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu. Nhiều bé rất cần mẹ xoa dịu và âu yếm để ngủ ngon giấc hơn.

>> Trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét phải làm sao? Đọc ngay 6 câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon thẳng giấc xuyên đêm

3.2 Hạ thấp theo chiều ngang khi đặt bé vào cũi

Kể cả đang ngủ ngon, trẻ có thể giật mình và bị đánh thức khi mẹ rướn người đặt bé vào cũi, nôi hoặc giường. Bởi vì khi đó trẻ có cảm giác như bị ngã. Do đó, khi đặt bé vào cũi, nôi hoặc giường, mẹ cố gắng hạ thấp bé theo chiều ngang để đầu bé không bị nghiêng về phía sau. 

3.3 Giữ bé sát người mẹ

Trong quá trình đặt bé xuống thấp, mẹ giữ bé càng gần cơ thể càng tốt. Chỉ thả bé xuống khi người bé đã chạm vào nệm. Đây là mẹo hay chữa trẻ sơ sinh giật mình mẹ nên áp dụng. 

3.4 Quấn khăn

Việc quấn khăn cho bé cũng giúp giảm tình trạng giật mình. Khi được quấn trong một chiếc khăn, bé sẽ có cảm giác an toàn, như thể được quay về “ngôi nhà” tử cung của mẹ, nơi bé đã thân thuộc trong suốt hơn 9 tháng.

>> Mẹ xem thêm: Có nên quấn trẻ sơ sinh giật mình, khóc thét khi ngủ không?

3.5 Môi trường ngủ thoải mái

Đảm bảo phòng ngủ tối, thông thoáng, yên tĩnh, nhiệt độ không quá nóng hoặc quá lạnh, tránh tiếng ồn.

[inline_article id=313907]

3.6 Khuyến khích bé vận động

Trẻ sơ sinh cần được vận động nhiều để tăng sức mạnh các cơ bắp và giúp bé mau biết kiểm soát cử động của mình. Mẹ có thể thử cho bé nằm sấp để bé tự ngóc đầu lên, giữ bé ngồi trong lòng để bé tập kiểm soát đầu và cổ… Khi bé lớn hơn và kiểm soát được cử động cơ thể, phản xạ giật mình chỉ còn là “dĩ vãng”.

3.7 Bổ sung canxi

Thiếu hụt canxi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh. Theo đó, trẻ dễ bị kích động, quấy khóc, lo lắng và sợ hãi. Mẹ nên bổ sung canxi cho bé thông qua nguồn sữa mẹ bằng cách ăn những thực phẩm giàu canxi lành mạnh như sữa, các sản phẩm từ sữa, lòng đó trứng, cá hồi…

>> Mẹ xem thêm: Bổ sung canxi cho trẻ đúng cách theo độ tuổi

Như vậy trẻ sơ sinh giật mình là phản xạ bình thường, mẹ không phải lo lắng nhiều. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, trẻ thường xuyên giật mình có thể là dấu hiệu đáng lo ngại. Vậy nên, mẹ hãy quan tâm đến cảm xúc, biểu hiện của con nhiều hơn để hiểu trẻ cần gì và có những can thiệp kịp thời mẹ nhé!