Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Thịt lợn sề là gì? Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không?

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe sau sinh cũng như giúp mẹ về sữa, có sữa cho con bú nhanh hơn. Hiện nay ngoài dân gian vẫn còn quan niệm ăn thịt lợn sề mất sữa, ăn thịt lợn sề hại sức khỏe khiến các mẹ sau sinh lo lắng, không biết có nên ăn loại thịt này hay không. Hiểu được nỗi lo của mẹ, MarryBaby sẽ cùng mẹ tìm lắng nghe giải đáp từ chuyên gia xem bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không mẹ nhé!

Thịt lợn sề là gì?

Thịt lợn sề là phần thịt có màu đỏ, độ dai giống thịt bò, được lấy từ những con lợn đã không còn khả năng sinh đẻ. Do chúng được nuôi bằng thức ăn công nghiệp nên bên trong thịt có thể vẫn còn các chất tăng trọng chưa được đào thải hết. 

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không?

ăn thịt lợn sề mất sữa

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Thịt lợn sề còn tồn dư chất tăng trọng

Nhiều người cũng rất băn khoăn thịt lợn sề có độc không. Nhìn chung, việc ăn thịt lợn sề có thể khiến mẹ hấp thụ phải các hóa chất tăng trọng bên trong cơ thể lợn và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào cho thấy ăn thịt lợn sề có thể khiến mẹ mất sữa sau sinh. Bên cạnh đó, cách chế biến thịt lợn sề nhìn chung cũng giống như cách chế biến thịt lợn thông thường nên mẹ vẫn có thể chọn thịt lợn sề.

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Dinh dưỡng trong thịt lợn sề không cao 

Vị lợn sề đã không còn khả năng sinh sản và cũng là loại lợn già nên có thể nói là hàm lượng dinh dưỡng trong thịt lợn sề nếu so sánh với thịt lơn , thịt heo thông thường sẽ không còn hàm lượng dinh dưỡng cao. Thịt lợn sề cũng chứa nhiều cholesterol có thể khiến mẹ tăng cân sau sinh. Do đó, để tránh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của mẹ sau sinh và sự phát triển của trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, nên chú ý tìm kiếm các loại thực phẩm giàu dưỡng chất để có thể bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thiết yếu.

>>> Mẹ có thể đọc thêm: Những điều kiêng cữ sau sinh cần nhớ nếu không muốn trả giá đắt

Cách chế biến thịt lợn sề cần lưu ý gì?

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Cần chọn phần thịt lợn sề phù hợp với món ăn

Mẹ cần chọn phần thịt lợn sề tùy thuộc vào món ăn mà gia đình đang muốn ăn để hương vị ngon phù hợp. Có thể kể đến như:

  • Thịt vai: Thích hợp để luộc, thái lát hay sợi để trộn gỏi, xào mì vì chúng mềm và ít mỡ.
  • Đùi trước: Luộc nguyên đùi để cúng hay bày cỗ. Có thể rút xương luộc, thái khoanh cuộn bánh đa nem.
  • Chân giò: Dùng để hầm canh với củ quả như đu đủ, củ sen. Cũng có thể dùng cho món canh, bún, cháo…
  • Mỡ lưng: Dùng để thắng tép mỡ, mỡ nước để làm món mỡ hành hay cho vào thịt kho, cá kho…
  • Thăn chuột: Thích hợp chế biến món ăn cho trẻ em, người lớn tuổi vì thịt mềm ít mỡ.
  • Sườn non: Ngon nhất là nướng BBQ. Ngoài ra còn có thể hầm súp, ram mặn, kho.
  • Ba rọi: Có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chiên, kho tàu, ram mặn, xào…
  • Đùi sau: Không thể thiếu khi nấu món thịt kho tàu, kho măng. Nấu bánh canh, thịt đông, luộc…

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Lưu ý khi chọn mua thịt

  • Chọn mua thịt có màu hồng tươi, không dính khi dùng đầu ngón tay ấn vào và thịt có tính đàn hồi cao, ngửi không thấy mùi.
  • Tuyệt đối không mua loại thịt có màu đỏ bầm hay màu hơi thâm đen, mỡ có màu đỏ ối, các mạch máu nổi lên, tụ máu và có máu đỏ tía, da có hiện tượng lốm đốm… Vì đó có thể là thịt nhiễm bệnh, rất nguy hiểm cho sức khỏe. Chỉ nên mua thịt rõ nguồn gốc, được kiểm dịch tại các chợ, siệu thị.

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Bảo quản thịt đúng để không mất đi thêm dinh dưỡng và nhiễm khuẩn

  • Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không Khi mua thịt về mà chưa dùng ngay, có thể rửa sạch, để ráo, dùng khăn sạch lau cho khô, gói vào giấy sạch và cho vào ngăn chứa thịt trong tủ lạnh. Tuy nhiên, nên sử dụng thịt trong ngày để đảm bảo thịt được tươi.
  • Nếu muốn bảo quản trong thời gian lâu, cho thịt vào ngăn giữ đông. Nhưng không nên trữ trong thời gian quá dài vì thịt sẽ mất đi nhiều dưỡng chất. Nên chia thịt thành nhiều phần nhỏ để sử dụng hợp lý và dễ dàng hơn.

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Lưu ý khi chế biến

  • Với thịt đông lạnh, trước khi chế biến nên ngâm trong nước muối pha nhạt. Cách này giúp rã đông nhanh và giữ được độ tươi ngon của thịt, giảm thiểu sự tổn hao chất dinh dưỡng.
  • Khi chiên thịt, nên dùng nhiều dầu ăn cùng với lửa để thịt chín đều bên trong và vàng giòn bên ngoài.
  • Món canh, hầm sẽ ngon hơn và tiết ra nhiều chất ngọt nếu nấu với lửa nhỏ hoặc dùng nồi áp suất.
  • Thịt xào sẽ chín mềm và đậm đà khi bạn ướp thịt với hạt nêm rồi xào nhanh trên lửa lớn.
  • Món thịt nướng vẫn mềm mà không khô nếu trong lúc nướng ta phết phần nước ướp lên thịt cho đến khi chín vàng.
  • Thêm ít hạt nêm và vài tép tỏi vào nồi nước luộc thịt sẽ giúp thịt có hương vị thơm ngon.

>>> Mẹ cần đọc thêm: Những món ăn gây hậu sản mẹ sau sinh tuyệt đối phải tránh

Bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không? Các loại thực phẩm dinh dưỡng khác mẹ sau sinh nên ăn

Thịt bò nạc

thịt lợn sề có độc không

Thiếu sắt có thể khiến mẹ mệt mỏi, không đủ sức khỏe để có thể chăm sóc bé yêu tốt nhất. Hơn nữa, thiếu sắt cũng làm chậm sự phát triển của trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời.

Thay vì thắc mắc bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không, mẹ có thể nên chọn thịt bò nạc thì sẽ không phải băn khoăn suy nghĩ vì hàm lượng dinh dưỡng trong thịt bò rất nhiều và bổ dưỡng. Do đó, khi đang cho con bú, mẹ đừng quên dùng thịt bò nạc để thường xuyên bổ sung hàm lượng sắt cần thiết mẹ nhé!

Cá hồi 

Cá hồi giúp cung cấp DHA tốt cho tâm trạng của mẹ, giúp mẹ hạn chế được tình trạng trầm cảm sau sinh và giảm nguy cơ mắc phải hội chứng baby blues. Bên cạnh đó, DHA còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh của bé.

Khi ăn cá hồi, mẹ cần lưu ý rằng chỉ nên ăn khoảng khoảng 340g/tuần bởi bên trong cá hồi vẫn có chứa thuỷ ngân dù chỉ ở mức thấp.

Các loại ngũ cốc

Ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp mẹ bổ sung năng lượng để có thể chăm sóc bé yêu trong cả ngày dài. Hơn nữa, ngũ cốc nguyên hạt còn giúp mẹ bổ sung thêm các loại vitamin và dưỡng chất thiết yếu để có sức khỏe tốt hơn và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ trong những tháng đầu đời.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Thực phẩm lợi sữa: 15 loại thức uống cực lợi sữa sau sinh

Rau xanh

Trong thực đơn ăn uống của mẹ hằng ngày không thể thiếu rau xanh bởi rau có hàm lượng vitamin A, vitamin C, canxi và chất chống oxy hóa cao. Ngoài ra, rau cũng có nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe. Do đó, mẹ có thể không cần thắc mắc bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không, thay vào đó, mẹ hãy chọn dung nạp ngay các loại rau xanh thì bảo đảm sẽ tốt cho sự hồi phục và chất lượng sữa cho mẹ và lợi cho em bé.

Các loại đậu

Nếu ăn chay, mẹ sẽ không cần lo lắng các vấn đề như bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không. Tuy nhiên, việc làm sao để bổ sung lượng đạm cần thiết cho bé khi mẹ đang cho con bú lại ăn chay luôn là nỗi lo của các mẹ bỉm. 

Mẹ có thể thường xuyên thêm các loại đậu vào trong thực đơn ăn uống của mình bởi các loại đậu không chỉ giúp mẹ bổ sung đạm mà còn cung cấp sắt và protein thay thế cho các loại thực phẩm làm từ động vật khác.

Bánh mì và mì ống

Bánh mì và mì ống giúp cung cấp axit folic – một dưỡng chất cần thiết trong sữa mẹ để giúp bé có thể phát triển khỏe mạnh hơn. Không chỉ vậy, nhóm thực phẩm này còn giúp bổ sung thêm sắt và chất xơ có lợi đối với sự phục hồi của mẹ trong giai đoạn đầu sau khi vượt cạn.

Cam và các loại trái cây họ cam quýt 

Phụ nữ cho con bú sẽ cần nhiều vitamin C hơn bình thường. Cam và các loại trái cây họ cam quýt có thể giúp mẹ đáp ứng được nhu cầu về lượng vitamin C cần hấp thụ hằng ngày. Mẹ có thể lựa chọn cam, quýt, bưởi,… tùy theo sở thích của mình mẹ nhé!

[inline_article id=288405]

Những lời truyền tai nhau rằng ăn thịt lợn sề mất sữa đã khiến nhiều mẹ lo lắng không biết bà đẻ ăn thịt lợn sề có sao không. MarryBaby đã cùng mẹ giải mã thắc mắc rồi đấy. Đừng quá lo lắng, căng thẳng vì điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé sau sinh. Thay vào đó, hãy cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần mẹ nào cũng cần biết

Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần cần được quan tâm và nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo sức khỏe của con. Trong bài viết là một vài gợi ý cho bố mẹ những cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà.

Đặc điểm trẻ sinh non 36 tuần

1. Trẻ sinh non 36 tuần chưa hoàn thiện chức năng hệ hô hấp

Một lưu ý quan trọng khi tìm cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần đó là hiểu rằng bé có thể gặp khó khăn về hô hấp do chức năng phổi chưa trưởng thành.

2. Trẻ sinh non 36 tuần chưa hoàn thiện chức năng điều hòa thân nhiệt

Những nơi dự trữ các chất béo cần thiết giúp cách nhiệt và sản sinh nhiệt không phát triển đầy đủ đối với trẻ sinh non 36 tuần. Điều này có nghĩa là trẻ sinh non 36 tuần không thể duy trì nhiệt độ tốt; và có nhiều khả năng bị dao động nhiệt độ cơ thể. Tiếp xúc da kề da có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ của con ổn định, mẹ lưu ý nhé!

3. Trẻ sinh non 36 tuần chưa hoàn thiện chức năng tuần hoàn

Đối với trẻ sinh non, các mao mạch dễ vỡ; những yếu tố đông máu chưa hoàn chỉnh nên nguy cơ bị xuất huyết cao. Vì vậy, cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần thường bao gồm việc bổ sung vitamin K để phòng xuất huyết.

4. Trẻ sinh non 36 tuần chưa hoàn thiện chức năng tiêu hóa và dinh dưỡng

Em bé có thể to lớn, khỏe mạnh và hoạt bát; nhưng lại buồn ngủ và ăn không ngon miệng. Khi trẻ sinh non 36 tuần bú không tốt, trẻ có thể bị giảm mức đường huyết; gây li bì, lừ đừ và thậm chí là các vấn đề về bú nữa.

Để có cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần tốt; mẹ cần tìm cách bổ sung thêm calo để giúp trẻ phát triển. Mẹ có thể hút sữa nhiều hơn; và cho trẻ bú qua ống cho đến khi trẻ đủ cứng cáp để bú. Một số trẻ cũng có thể thiếu khả năng phối hợp các phản xạ bú và nuốt cần thiết khi bú. Nếu con bạn gặp vấn đề này, hãy yêu cầu sự hỗ trợ từ bác sĩ.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non
Bố mẹ có trẻ sinh non không được bỏ qua 4 lưu ý về đặc điểm của trẻ sinh non 36 tuần quan trọng!

Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần tại bệnh viện

Trẻ sinh non 36 tuần thường được chăm sóc tại bệnh viện trong ít nhất vài ngày hoặc vài tuần. Mục đích của việc chăm sóc tại bệnh viện là giúp trẻ ổn định sức khỏe và phát triển đầy đủ.

Các phương pháp chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần tại bệnh viện bao gồm theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của trẻ như nhịp tim, nhịp thở, mạch đập, thân nhiệt, màu sắc da… Ngoài ra, trẻ cũng cần được điều trị can thiệp nếu gặp các vấn đề dưới đây:

  • Suy hô hấp
  • Nhiễm trùng
  • Vàng da
  • Trẻ bị táo bón hoặc tiêu chảy
  • Trẻ gặp vấn đề về tim mạch

Ngoài ra, trẻ sinh non 36 tuần cũng cần được chăm sóc về các khía cạnh khác như:

  • Giữ ấm cho trẻ
  • Cho trẻ bú mẹ hoặc bú sữa công thức
  • Giúp trẻ tập vận động
  • Giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động

Cha mẹ cần được hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần bởi bác sĩ hoặc điều dưỡng. Đồng thời, bạn cũng cần theo dõi sát sao các dấu hiệu của trẻ và đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần tại nhà 

cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà
Chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần cần lưu ý kỹ nhất là vấn đề ăn uống để bé có đủ sức khỏe

1. Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần: Mẹ giúp bé bắt đầu ăn sữa như thế nào?

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi em bé bị sinh thiếu tháng thì ngay sau khi sinh cần tìm cách cho bé bú (hoặc uống) sữa mẹ càng sớm càng tốt.

Các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ rất tốt cho trí não cũng như sự phát cơ thể của bé. Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần đúng chuẩn đó là cho bé bú từng chút một; vì bé hấp thụ thức ăn chậm hơn những trẻ bình thường khác.

>>>> Mẹ có thể tham khảo thêm Cách cho bé bú ban đêm: 10 lưu ý không thể thiếu cho mẹ

2. Thời gian và tần suất cho ăn

Việc cho ăn là cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần quan trọng và cần chú ý nhiều hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Sau 2 – 4 giờ trẻ ra đời; người lớn đã có thể cho trẻ ăn.

Nếu trẻ nôn trớ nhiều, dịch nôn màu xanh hoặc vàng, thở mệt, da tím tái cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám vì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa.

Hầu hết trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đều bú khoảng 8 đến 12 lần mỗi ngày (khoảng 90 phút đến 3 giờ một lần).

3. Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần: về lượng thức ăn 

Lượng thức ăn cần phải được căn cứ trên trọng lượng cơ thể của trẻ:

  • Trẻ nặng dưới 1 kg thì 1 giờ cho ăn 1 lần.
  • Trẻ nặng từ 1 – 1,5 kg thì cách 1,5 tiếng cho ăn 1 lần.
  • Trẻ nặng từ 1,5 – 2 kg thì cách khoảng 2h cho ăn 1 lần.
  • Đối với trẻ nặng từ 2 kg – 2,5 kg thì cách 3 tiếng cho ăn 1 lần.

Lưu ý, thời gian cho ăn này tính cả ban đêm.

4. Phương pháp cho ăn

Có nhiều cách khác nhau mà trẻ sinh non 36 tuần thường được cho ăn; và phương pháp được chọn thường phụ thuộc vào tuổi thai của trẻ; cũng như liệu trẻ có mắc bất kỳ bệnh lý nào khác cản trở việc bú hay không.

Một số phương pháp cho ăn sau đây có thể được kết hợp với nhau:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ: Mặc dù chúng có thể gặp khó khăn ngay từ sớm, nhưng nhiều trẻ sinh non 36 tuần có thể chấp nhận được việc nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Cho trẻ bú bình: Mẹ có thể hút sữa hoặc sử dụng sữa công thức trong bình sữa cho trẻ. Đôi khi, ngay cả khi trẻ có thể bú mẹ; bác sĩ có thể khuyên nên cho trẻ bú sữa mẹ; hoặc sữa công thức từ bình sữa để mẹ có thể biết chính xác lượng sữa mà trẻ bú.
  • Ống cho ăn: Ống cho ăn: Ống cho trẻ bú cung cấp các chất dinh dưỡng mà trẻ không thể nhận được từ bú mẹ hoặc bú bình do phản xạ nuốt hoặc bú chưa hoàn chỉnh. Chúng Trẻ có thể cần một ống thông dạ dày; ống này đưa trực tiếp vào dạ dày của con qua đường mũi hoặc miệng và thường do nhân viên y tế đã được huấn luyện trực tiếp làm. Trẻ sinh non bú ống thường được cho ngậm núm vú giả để tăng cường cơ miệng và rèn luyện kỹ năng bú.
  • Đường truyền tĩnh mạch (IV): Thường được sử dụng cho những trẻ sinh non 36 tuần nhỏ nhất và ốm yếu nhất. Nuôi ăn qua đường tĩnh mạch cung cấp dịch và chất dinh dưỡng trực tiếp cho bé. Việc này được thực hiện tại bệnh viện.
phương pháp cho trẻ sơ sinh ăn
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của con mà mẹ chọn phương pháp cho ăn phù hợp nhé!

5. Theo dõi biểu hiện bệnh khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà

Lúc này, hầu hết các hệ cơ quan của bé chưa phát triển hoàn thiện rất dễ bị tổn thương nếu được chăm sóc không đúng cách. Những tổn thương khi bé sinh non thường dễ nhận thấy nhất là:

  • Hội chứng suy hô hấp,
  • Sự ngừng thở tạm thời,
  • Xuất huyết não thất,
  • Còn ống động mạch,
  • Hoại tử ruột,
  • Bệnh võng mạc do sinh non,
  • Bệnh vàng da,
  • Bệnh thiếu máu,
  • Bệnh phổi mãn tính và nhiễm trùng.

Nên theo dõi những biểu hiện cơ thể của bé, nếu có khác thường cần đưa đến bác sĩ nhi khoa để điều trị kịp thời.

>>>> Mẹ cũng cần chú ý thêm về Ảnh hưởng của sóng điện thoại đến trẻ sơ sinh

5. Giữ ấm cơ thể chăm sóc trẻ sinh non tại nhà

Cần giữ nhiệt độ cơ thể của bé ổn định trong khoảng 37 độ C là tốt nhất. Vì lúc này lượng mỡ dưới da của bé rất mỏng không thể giữ ấm cho cơ thể. Nó sẽ dẫn đến những nguy cơ về rối loạn chuyển, rối loạn hô hấp, thiếu ô xy và có nguy cơ xuất huyết não cao hơn bình thường.

Một trong những phương pháp ủ ấm rất hiệu quả đối với trẻ sinh non là phương pháp Kangaroo. Khi đó, nhờ vào thân nhiệt của mẹ, bé sẽ được ủ ấm vừa đủ và sẽ giúp mẹ biết được những nguy cơ có thể xảy ra khi bé có những dấu hiệu bất thường.

>>>> Mẹ đã biết cách chọn ngày cắt tóc cho bé mang lại sức khỏe may mắn chưa?

7. Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần: Đảm bảo môi trường xung quanh an toàn

Quan trọng nhất trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sinh non ngoài tình yêu thương của người mẹ; mẹ nên tìm hiểu những kiến thức chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sinh non. Trong quá trình nuôi bé cần nhất là bạn phải kiên nhẫn, tỉ mỉ để thực hiện đầy đủ những điều cần làm giúp bé phát triển như bình thường.

Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần qua phương pháp bổ sung năng lượng

Một số năng lượng bổ sung cho trẻ sơ sinh

Trẻ sinh non có sức khỏe yếu hơn các bé đầy tháng. Do đó, mẹ cần chú ý bổ sung thêm dưỡng chất cho bé.Bố mẹ không chỉ tìm cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần chuẩn; mà cần lưu tâm việc bổ sung một số dưỡng chất sau đây để giúp bé khỏe mạnh hơn.

1. Bổ sung sắt

Tổng lượng sắt trong cơ thể ở trẻ sơ sinh là khoảng 75 mg/kg. Do đó, trẻ càng nhỏ thì lượng sắt dự trữ của chúng càng thấp. Tất cả những trẻ khác được sinh non bú sữa mẹ hoàn toàn nên bắt đầu bổ sung sắt từ bốn tuần sau sinh; và tiếp tục cho đến ít nhất sáu tháng tuổi hoặc khi tiêu thụ một loạt các chất rắn giàu chất sắt.

2. Bổ sung Vitamin D khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà

Đối với một số trẻ sinh non; thiếu Vitamin D có thể gây ra các vấn đề lâm sàng mặc dù hầu hết không có triệu chứng.

Do hàm lượng vitamin D3 trong sữa mẹ thấp nên được khuyến cáo dùng cho trẻ sinh non cho tới tuổi tập đi. Vitamin D3 có trong các chế phẩm như OsteVit – D có thể dùng cho trẻ sinh non nhẹ cân.

OsteVit – D được sử dụng cho:

  • Tất cả trẻ sơ sinh trước 37 tuần
  • Trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2 kg khi sinh
  • Trẻ sơ sinh có mẹ bị thiếu vitamin D.

3. Bổ sung Natri khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà

Tình trạng bị hạ natri trong máu là khi nồng độ natri huyết thanh nhỏ hơn 135 mEq/L.

  • Hạ natri máu đáng kể có thể gây co giật hoặc hôn mê.
  • Natri thấp trong hai tuần đầu sau sinh thường do dịch hoặc do ba mẹ cho trẻ uống nước quá nhiều.
  • Trẻ sơ sinh rất nhẹ cân có thể bị hạ natri máu thứ phát sau suy thận.
  • Lượng natri trong cơ thể thấp có thể là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân.

Liều lượng khuyến nghị của natri:

  • Mức natri nên được theo dõi mỗi tuần một lần trong khi sử dụng chất bổ sung.
  • Bé sẽ không cần bổ sung khi sự tăng trưởng đạt yêu cầu; và mức Na trong máu được duy trì trong giới hạn bình thường ngoài chất bổ sung.
  • Việc bổ sung Natri phải có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Vì nếu phụ huynh tự bổ sung có thể gây ra tình trạng tăng natri.

Trẻ sinh non 36 tuần có sức khỏe không tốt bằng các bé đủ tháng; bố mẹ chăm con sinh non cũng phải chuẩn bị và để ý nhiều hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cứ yên tâm rằng khi biết cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần; bé sẽ trưởng thành và phát triển khỏe mạnh như các bạn đồng trang lứa!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh: Chăm sóc cơ bản hằng ngày

Bú mẹ

Sau khi sinh, nên cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt sau để tận dụng nguồn sữa non và kích thích mẹ tiết nhiều sữa. Lưu ý cho bé bú đúng tư thế: đầu và thân bé thẳng hàng, bụng bé áp sát bụng mẹ, mũi bé đối diện bầu vú mẹ, tay mẹ nâng đầu, vai và mông bé, miệng bé ngậm cả đầu vú mẹ. Thường trẻ sơ sinh bú mẹ từ 8 – 12 lần một ngày; khi bé được 3 tháng tuổi giảm còn 6 – 8 lần một ngày. Sau khi bú xong, nên dỗ bé ợ hơi mới cho bé nằm. Nên cho bé bú mẹ liên tục trong 6 tháng đầu đời.

Giữ ấm

Các bà mẹ nên lưu ý đến tầm quan trọng của việc giữ ấm và duy trì thân nhiệt cho bé luôn ổn định. Đảm bảo phòng bé nằm ấm áp, không gió lùa, mặc quần áo đủ ấm, đắp chăn, đội nón, vớ tay/chân cho bé, thay tã lót khi ướt, thường xuyên theo dõi thân nhiệt của bé 4 lần mỗi giờ bằng cách sờ vào tay, chân bé. Ngoài ra, cần cho bé tắm nắng mỗi buổi sáng trước 9g sáng giúp bé có thêm vitamin D, giảm ra mồ hôi trộm và hấp thu tốt canxi.

Chăm sóc rốn

Rốn trẻ sơ sinh rất dễ gây nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách. Mỗi ngày cần vệ sinh rốn bé bằng nước muối sinh lý (khi tắm bé tránh làm ướt rốn). Sau khi vệ sinh, đắp gạc vô trùng rồi quấn bằng băng thun (tránh băng quá chặt), luôn  đảm bảo rốn bé luôn khô ráo, thoáng khí để cuống rốn mau rụng. Nên đưa bé đi khám bác sĩ khi thấy các bất thường như: rốn bé sưng tấy, chảy mủ.

Vệ sinh hằng ngày

Trẻ sơ sinh: Chăm sóc cơ bản hằng ngày

  • Tắm trẻ: tắm, gội bé hàng ngày bằng nước ấm (chọn dầu gội, sữa tắm chỉ dành riêng cho trẻ). Khi tắm, chú ý vệ sinh những phần cơ thể: nếp gấp cổ, nách, chân, sau gáy, nếp bẹn, phần kín, hậu môn. Sau khi tắm gội, lau khô người bé bằng khăn sạch, thoa phấn rơm, mặc quần áo, nhỏ mắt, mũi, lau tai bé và đánh dầu giữ ấm cơ thể.
  • Thay tã: mỗi khi bé tiêu, tiểu, chú ý vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước ấm, lau khô bằng khăn mềm và thay tã cho bé. Chú ý không quấn tã quá chặt sẽ dễ gây hăm da.
  • Vệ sinh mắt, mũi, tai: lau mắt, mũi bằng khăn mềm hay miếng gạc thấm nước muối sinh lý. Sau khi vệ sinh xong thì nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý. Vệ sinh tai bé bằng cách dùng tăm bông nhỏ nhẹ nhàng lau chùi sạch sẽ vành tai và lỗ tai bé.
  • Móng tay: thường xuyên lau tay bé, cắt móng tay khi thấy chúng ra dài để tránh việc bé tự cào xước da mình (lưu ý cắt vừa phải, không quá dài hoặc quá ngắn)
  • Giữ vệ sinh nơi bé ở, thường xuyên quét lau sạch sẽ. Các dụng cụ dùng cho bé như: bình sữa, ly, muỗng… cần rửa thật sạch, luộc nước sôi trước khi dùng để đảm bảo vệ sinh. Quần áo, vớ tay, chân, khăn tắm… phải được giặt sạch, phơi khô.

Giấc ngủ

Ngủ đủ giấc rất cần thiết cho sức khỏe của bé. Từ lúc chào đời cho đến khi được 3 tháng tuổi, bé thường ngủ từ 16-20 tiếng mỗi ngày, cả ngày lẫn đêm. Một giấc ngủ dài có thể kéo dài từ 4-5 tiếng. Nếu con bạn ngủ quá cữ bú thì chú ý bổ sung thêm lượng sữa khi bé thức dậy bú mẹ. Khi bé ngủ thường hay giật mình, hãy đắp một chiếc chăn mỏng, gài mép chăn vào 2 bên đệm; luôn nhớ đặt bé ngủ trong tư thế nằm ngửa giúp bé an giấc hơn và giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

MarryBABY

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

5 bài tập nên làm liền sau sinh

Các y bác sĩ luôn khuyên rằng bạn phải đợi ít nhất 6 tuần sau sinh mới có thể vận động, đi lại nhiều. Tuy nhiên, với 5 bài tập sau, bạn có thể thực hiện ngay và luôn để đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể. Ngoài ăn uống, ngủ nghỉ, mẹo để chăm sóc mẹ sau sinh tốt nhất còn là luyện tập và vận động phù hợp.

1/ Chăm sóc mẹ sau sinh: Bài tập thở

chăm sóc mẹ sau sinh
Thở sâu rất cần thiết để cơ thể nhanh chóng hồi phục

Nghiêm túc đấy, thở rất quan trọng. Vài ngày sau sinh, bạn sẽ cảm thấy việc hít thở của mình dễ dàng hơn khi các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đang dần trở lại bình thường như trước khi sinh con. Lúc này, bạn nên tập bài tập hít thở sâu.

Đặt tay trên bụng, từ từ hít vào cho đến khi có thể cảm nhận tay của bạn đang di chuyển. Sau đó, từ từ thở ra. Lặp lại khoảng 5-8 lần. Cách này thực sự giúp bạn cảm thấy tốt hơn về lẫn thể chất và tinh thần.

2/ Chăm sóc mẹ sau sinh: Bài tập chân và tay

Chẳng cần đứng dậy hay đi lại, bạn chỉ đơn giản nằm trên giường để thực hiện bài tập này. Nhấc chân lên cao vừa phải, xoay bàn chân theo vòng tròn khoảng 8-10 lần. Lặp lại cho chân còn lại. Sau đó, làm tương tự với cánh tay của bạn.

3/ Chăm sóc mẹ sau sinh: Bài tập cho đầu gối

Ngồi trên giường, gập một chân lại, sao cho đầu gối uốn cong. Chân kia duỗi thẳng. Tiếp tục làm ngược lại, và thực hiện liên tục khoảng 20-24 lần. Không cần thiết phải chuyển động quá nhanh, cứ nhẹ nhàng và từ tốn.

Bài tập này giúp thư giãn gân cốt cho đôi chân vốn chịu nhiều tác động của thuốc gây tê nếu bạn thực hiện thủ thuật đẻ không đau lúc sinh. Với sinh mổ, nó giúp giảm nguy cơ bị tụ máu đông.

4/ Chăm sóc mẹ sau sinh: Bài tập Kegel

Tập để cải thiện khung sàn chậu chưa bao giờ lại quan trọng và cần thiết như lúc này. Thậm chí bạn sinh mổ chứ không phải sinh thường, Kegel cũng là lựa chọn khá lý tưởng để rèn luyện “cô bé” sau sinh. Ngoài ra, bài tập còn là mẹo để phục hồi các cơ bắp bị giãn ra trong thời gian mang thai, kiểm soát bàng quang tốt hơn.

5/ Chăm sóc mẹ sau sinh: Bài tập cho cổ

Cho con bú và tư thế ngủ cùng con mới sinh có thể làm cổ mẹ đau nhức. Dành thời gian để thư giãn cổ mỗi ngày. Đầu tiên cổ kéo căng cơ ra trước, giữ 5-10 giây. Nghiêng đầu sang phải sao cho tai đụng vai, giữ 5-10 giây. Lặp lại ở phía bên kia. Một lần nữa, quay về động tác đầu tiên, ngửa cổ ra sau, nhìn lên và giữ 5-10 giây.

Nhờ những động tác rất đơn giản này trong thời gian đầu sau sinh, cơ thể mẹ sẽ dần phục hồi, cải thiện. Có như vậy, mẹ mới đảm bảo sức khỏe cho bản thân khi vừa chăm sóc con, vừa làm việc và lo toan cho gia đình.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Sinh thường có ảnh hưởng đến chuyện chăn gối sau sinh không?

Những khó khăn sau sinh thường
Sau quá trình gắng sức để vượt cạn, các cơ xung quanh bàng quang, niệu đạo, âm đạo của sản phụ trở nên yếu. Bình thường, âm đạo phụ nữ chỉ rộng khoảng 1,5 cm, khi bị kích thích nó có thể giãn rộng khoảng 3 cm và khi sinh bé, âm đạo giãn rộng tới 10cm. Vì thế, nếu giãn vừa phải thì âm đạo có thể co về vị trí cũ, nhưng khi giãn quá mức sẽ mất sự đàn hồi, trở nên quá rộng, chùng nhão.

Lợi ích của thủ thuật cắt, khâu tầng sinh môn trong sinh thường
Việc bác sĩ dùng thủ thuật rạch tầng sinh môn của sản phụ nhằm bảo vệ sản phụ tránh bị rách cơ vòng hậu môn. Vết rách này có thể ảnh hưởng đến các thớ trung tâm đáy chậu, khiến tầng sinh môn bị nhão, khó phục hồi như bình thường, thậm chí đó là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ sa tử cung, âm đạo, trực tràng và bàng quang về sau. Sau khi bé chào đời, bác sĩ sẽ khâu vết cắt lại một cách thẩm mỹ nhất. Các mẹ hãy chăm sóc vết thương nhẹ nhàng với dung dịch Povidine và xả nước ấm bằng vòi sen. Tầng sinh môn sẽ phục hồi sau 3 – 4 tuần.

Giữ lửa hạnh phúc sau sinh thường
Sau sinh thường, đa phần các mẹ luôn có một số vấn đề tâm lý như phải vất vả chăm con mọn hàng đêm mà ít nhận được sự quan tâm của chồng, tự ti về vóc dáng sồ sề của chính mình,.. chưa kể mọi sự chú ý giờ đây của mẹ thường tập trung cho con, chẳng để ý đến chồng. Bên cạnh đó, nhiều mẹ gặp trở ngại về sinh lý như khô rát âm đạo, tử cung co thắt để đẩy sản dịch ra ngoài (1-2 tháng sau sinh),..v..v. Vì thế, các mẹ khộng còn hứng thú với chuyện chăn gối.

Sinh thường có ảnh hưởng đến chuyện chăn gối sau sinh không?
Chuyện vợ chồng sau khi sinh là một vấn đề thường gặp đối với tất cả bà mẹ.

Vậy làm cách nào để giữ lửa cho hạnh phúc gia đình? Một số lời khuyên dành cho các mẹ như sau:

  • Mẹ nên tìm sự đồng cảm ở người bạn đời, tâm sự với chồng về những khó khăn mình đang gặp phải, thể hiện mong muốn chồng hỗ trợ một vài việc nhà, cùng chung tay trong việc chăm sóc con mọn để giảm tải áp lực tâm lý cho chính mình.
  • Nếu âm đạo bị khô rát, các mẹ có thể tạm thời dùng gel bôi trơn để giúp việc quan hệ vợ chồng trở nên thoải mái hơn.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn và tập các bài tập thể dục giúp lấy lại vóc dáng như thưở chưa sinh con.
  • Nếu các mẹ cảm thấy âm đạo bị giãn nỡ quá rộng không mong muốn, các mẹ có thể áp dụng bài tập Kegel để tập co thắt âm đạo, giúp âm đạo lấy lại sự đàn hồi.

Minh Trang

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Kiêng cữ sau sinh và những điều mẹ nên biết

Chia sẻ của chị T, một bà mẹ có kinh nghiệm sau hai lần sinh nở: “Mỗi lần tới bệnh viện mình đều chứng kiến những cảnh các sản phụ sinh cùng ngày với mình đến tái khám đi không nổi phải có người dìu dắt. Chốc chốc lại nghe tiếng bác sĩ vọng ra từ phòng khám: “Sao mà chị để nhiễm trùng vậy?”… Mình ngồi tâm sự với vài chị đang sụt sùi nước mắt mới biết được là do kiêng cữ sau sinh, người lớn ở nhà không cho tắm gội hơn 2 tuần nay, thậm chí không cho bước xuống giường, mọi việc ăn ở, vệ sinh đều thực hiện tại giường”.

Kiêng cữ sau đẻ mổ: Kiêng tắm gội, chải răng

Quan niệm xưa cho rằng sau khi sinh nên để cho lỗ chân lông khít lại, nếu tắm quá sớm sẽ bị nổi gân xanh hoặc mỗi khi thời tiết thay đổi sẽ dễ bị sởn gai ốc.

Ngày nay bác sĩ và các chuyên gia cho rằng không nên kiêng tắm gội vì sau khi sinh cơ thể mẹ đã tiết rất nhiều mồ hôi, những bã nhờn cộng với bụi bẩn tích tụ ở lỗ chân lông, rất dễ gây bệnh. Tắm gội sớm có thể làm sạch da, loại bỏ lớp bào chết và những bã nhờn bám đọng lại trên bề mặt da có thể khiến máu lưu thông tốt hơn, cơ thể sảng khoái hơn.

Các mẹ chỉ cần lưu ý tắm nhanh chóng bằng nước ấm ở nơi kín gió. Nếu sinh thường chị em có thể tắm sau sinh 1 ngày. Nếu sinh mổ phải kiêng khoảng 2-3 ngày khi vết mổ đã lành là có thể tắm được.

Việc kiêng chải răng sau sinh cũng không cần thiết vì phụ nữ sau sinh nên ăn nhiều chất bổ dưỡng, dễ khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng, ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé

Kiêng sinh hoạt

Quan niệm xưa cho rằng kiêng cữ sau sinh bao gồm cả việc đi lại, khuân vác đồ nặng, kiêng ngồi, kiêng xem tivi, gọi điện thoại, xỏ kim do sợ sau này bị đau lưng, ù tai, mờ mắt…

Tuy nhiên y học hiện đại cho rằng kiêng cữ sau khi sinh dẫn đến mọi sinh hoạt dù lớn dù nhỏ đều chỉ vòng quanh chiếc giường nhỏ là cực kỳ nguy hiểm, vì việc đó sẽ khiến vết cắt tầng sinh môn lâu lành, dễ nhiễm trùng. Vận động sau khi mổ nhằm phòng ngừa nhiều nguy cơ như huyết khối tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi, táo bón và bí đái. Thị lực của mẹ cũng không bị ảnh hưởng trước và sau khi sinh nếu mẹ biết cân đối thời gian chăm con và thư giãn nghỉ ngơi hợp lý để tránh trầm cảm.

Kiêng ăn uống

Kiêng cữ ăn uống sau khi sinh là vẫn là chuyện khá mâu thuẫn giữa quan điểm xưa và nay. Các sản phụ xưa phải kiêng khem đủ thứ trong chuyện ăn uống, kiêng bắp cải, thịt bò, rau muống, cá biển trái cây… vì sợ “cửa mình” không thể khép như lúc chưa mang thai. Trong khi các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng sau khi sinh mẹ nên ăn uống đủ chất và đa dạng về thực đơn dinh dưỡng,chỉ nên kiêng các đồ ăn cay, nóng hay chất kích thích để đủ sữa cho con và nhanh hồi phục về thể chất.

Kiêng cữ sau đẻ mổ: Kiêng “chuyện ấy”

Quan niệm xưa cho rằng phải kiêng tiếp xúc với chồng vì điều này sẽ đem lại sự xui xẻo, nhất là đến công danh, sự nghiệp của chồng. Đặc biệt, bà đẻ còn phải kiêng chuyện ấy đến 3 tháng 10 ngày. Thật ra đối với “chuyện ấy”, thì sau sinh từ 6-8 tuần, phụ nữ có thể “yêu” trở lại. Không ít phụ nữ tỏ ra thất vọng vì sau khi sinh chuyện chăn gối đã ít nhiều thay đổi. Điều này phần lớn do sự căng thẳng, hoặc do âm đạo sau khi sinh còn khô, dẫn đến khó khăn trong chuyện chăn gối… Chỉ cần lưu ý nhẹ nhàng và dạo đầu nhiều hơn

Còn rất nhiều những quan niệm kiêng cữ sau sinh chưa có cơ sở khoa học như nằm than, ăn cơm cá kho mặn, không chạm vào cây roi, lá dâu vì sẽ mất sữa… mà chúng ta thường nghe nói đến… Tuy nhiên, chị em nên chọn lọc những quan điểm kiêng cữ đúng cách, để hạn chế những hậu quả không hay xảy ra. Chúc các mẹ vui khoẻ sau sinh!

Minh Trang