Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Sữa về nhiều phải làm sao? Cách giải quyết khoa học cho mẹ

Sữa mẹ xuống quá nhiều sẽ thường có cảm giác căng tức, châm chích và dễ bị viêm vú. Thỉnh thoảng mẹ sẽ chịu những cơn đau dữ dội vì những đợt sữa về quá mạnh. Lúc này, mẹ loay hoay tìm câu trả lời cho câu hỏi “sữa về nhiều phải làm sao?”; “mỗi lần sữa về bao nhiêu ml?”

Cùng MarryBaby giải đáp băn khoăn trên của mẹ trong bài viết này.

Mỗi lần sữa về bao nhiêu ml là bình thường?

Trước khi biết sữa về nhiều phải làm sao; mẹ cần hiểu rõ mỗi lần sữa về bao nhiêu ml là bình thường? Ngay sau đây là câu trả lời mẹ tìm kiếm:

Theo ước tính sơ bộ, trong mỗi lần cho con bú, người mẹ sẽ cho ra khoảng:

  • 15ml sữa đầu: Sữa đầu được tiết ra lúc bắt đầu cho bé bú, có vị trong, ngọt, và hàm lượng lactose cao nhưng ít béo.
  • 60ml sữa cuối: Sữa cuối tiết ra khi đến giai đoạn cuối của bữa bú, di chuyển qua các tuyến sữa; thu thập chất béo trên đường đi; có chứa hàm lượng calo cao và sữa đục hơn.

Như vậy, thông thường lượng sữa bé bú được mỗi lần khoảng 150 ml ở cả 2 bầu vú.

Riêng với những mẹ có nhiều sữa; họ sẽ sản xuất được 30ml sữa đầu và 90ml sữa cuối. Như vậy, bé cưng sẽ bú được khoảng 120ml mỗi bên; và khi chuyển sang bên kia; bé đã khá no và chỉ có thể bú thêm được 30ml sữa đầu.

Điều này sẽ làm cho lượng sữa đầu bé bú vào gấp đôi bình thường; và lượng lactose gấp đôi trong ruột sẽ cao làm cho bé bị ngộp, nôn trớ sữa để giải phóng bớt lactose khỏi bụng. Ngoài ra, do bé hấp thụ không đủ lượng chất béo có trong sữa cuối; dẫn đến bé sẽ mau đói và nhanh chóng đòi bú tiếp.

Sau khi biết mỗi lần sữa về bao nhiêu ml, mẹ đọc tiếp để nhận biết dấu hiệu khi sữa mẹ xuống quá nhiều.

Sữa về nhiều phải làm sao? Hãy nhận biết các dấu hiệu trước!

sữa mẹ về nhiều quá phải làm sao

Dấu hiệu sữa mẹ xuống quá nhiều xuất hiện ở cả mẹ và trẻ sơ sinh. Mẹ có nhiều sữa thường có bầu vú căng. Trẻ sơ sinh gặp khó khăn khi con cố gắng bú.

Các triệu chứng ở mẹ:

  • Căng sữa.
  • Ngực bị rỉ sữa.
  • Vú cứng và không mềm hơn sau khi cho con bú.
  • Khả năng hút ra vài chục ml sữa mẹ sau khi cho con bú.
  • Phản xạ xuống sữa đau đớn.
  • Ống dẫn sữa bị tắc.
  • Núm vú đau.

Các triệu chứng ở trẻ sơ sinh:

  • Không hài lòng khi được cho ăn.
  • Khó khăn khi duy trì sữa.
  • Sai khớp ngậm bú.
  • Khóc khi được cho ăn.
  • Trốn bú mẹ.
  • Quấy, sặc, phun sữa ra ngoài và nấc cụt.
  • Thường xuyên bị nuốt nước bọt và hút phải không khí dẫn đến ngạt thở
  • Phân lớn, sủi bọt và xanh.

Một số mẹ để sữa xuống cho con bú quá nhiều đã vô tình làm bé bị ngộp; sặc sữa. Bé phải chiến đấu với cơn “say sữa” khi mà các tia sữa bắn quá nhanh và mạnh vào miệng bé. Mẹ đọc tiếp nguyên nhân để biết cách giải quyết phù hợp cho mối bận tâm sữa về nhiều phải làm sao nhé.

Vì sao sữa mẹ xuống quá nhiều?

Nguyên nhân của tình trạng dư thừa sữa mẹ thường là tự phát và không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, đôi khi; nó có thể là kết quả của kỹ năng cho con bú kém hoặc một tình trạng sức khỏe.

Nếu mẹ loay hoay không biết sữa về nhiều phải làm sao; mẹ nên nói chuyện với bác sĩ để xem liệu đó có phải một vấn đề sức khỏe nào có thể góp phần gây ra tình trạng đó hay không.

Các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý bao gồm:

  • Khối u tuyến yên lành tính.
  • Tăng prolactin máu (mức độ hormone prolactin cao).
  • Cường giáp.
  • Sót lại nhau thai.

Các nguyên nhân không liên quan đến y tế bao gồm:

  • Hút quá nhiều.
  • Em bé tác động vào bộ ngực quá nhiều, quá mạnh.
  • Lạm dụng quá nhiều galactogogues (một chất thúc đẩy quá trình tiết sữa của mẹ).

Khi không thực sự hiểu sữa về nhiều phải làm sao; mẹ và bé cũng sẽ bị ảnh hưởng và tác động. Đoạn sau đây chia sẻ về tác hại khi sữa mẹ về quá nhiều.

Những hậu quả khi không biết sữa về nhiều phải làm sao?

sữa mẹ về nhiều phải làm sao

Không biết sữa về nhiều phải làm sao có thể gây ra tác động xấu đối với cả mẹ lẫn con. Cụ thể như sau:

1. Đối với mẹ

  • Khi sữa mẹ xuống quá nhiều, mẹ sẽ không thể tiêu hết sữa ở ngực; dẫn đến khả năng bị nhiễm trùng vú tái phát nhiều lần. Viêm vú đôi khi có thể trở thành mãn tính. Candida, một loại nấm men phát triển quá mức ở vú; cũng có thể xảy ra.
  • Các mẹ quá nhiều sữa cũng phải vật lộn với sự thất vọng và cô đơn. Công việc và giao tiếp xã hội có thể khó khăn vì ngực của mẹ thường đau và căng. Chúng có thể bị rò rỉ sữa thường xuyên và nhiều.
  • Vì hầu hết mọi người quen thuộc hơn với tình trạng thiếu sữa mẹ; nên tình trạng dư sữa đôi khi có thể khó hiểu đối với mọi người.
  • Mẹ có thể nghe những nhận xét ngụ ý rằng sữa mẹ xuống quá nhiều không phải là vấn đề. Sự thiếu hỗ trợ này có thể cảm thấy rất cô lập.

2. Đối với con

  • Khi có nhiều sữa mẹ hơn đáng kể so với nhu cầu của con; con có thể bú hết sữa đầu và ngừng bú sữa khi bắt đầu quá trình nhận sữa cuối (nhiều chất béo và giúp con no hơn).
  • Trẻ không bú đủ sữa cuối có thể muốn bú thường xuyên hơn vì trẻ không cảm thấy no.
  • Ngoài ra, thiếu sữa mẹ có hàm lượng calo cao cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng cân không đầy đủ.
  • Con sẽ khó bú hơn. Những em bé cố gắng bú mẹ bằng cách thở mạnh thường bị sặc và thở hổn hển.
  • Sặc và thở hổn hển có thể khiến bé khạc ra, nấc cụt, đầy hơi và có biểu hiện đau bụng. Những điều này có thể khiến bác sĩ chẩn đoán nhầm trào ngược dạ dày thực quản; đau bụng hoặc dị ứng đạm sữa.
  • Việc không biết sữa về nhiều phải làm sao có thể dẫn đến việc cai sữa sớm hơn mong muốn.

Khi hiểu những tác động xấu của sữa về quá nhiều, mẹ đọc tiếp để biết những hướng dẫn của chuyên gia đối với câu hỏi sữa về nhiều phải làm sao.

Giải pháp cho mối bận tâm “sữa về nhiều phải làm sao” của mẹ

1. Cho bé bú một bên đến khi bé muốn nhả vú

Để cho bé bú một bên cho đến khi nào bé muốn nhả vú ra. Nếu bé bú ít hơn 15 đến 20 phút một bên, và chưa đến 1 đến 2 tiếng sau, bé lại đòi bú tiếp thì cho bé bú tiếp.

>> Mẹ đang cho con bú bị sổ mũi, xem ngay cách giải quyết mẹ nhé!

2. Sữa về nhiều phải làm sao? Không bú tiếp tục bên còn lại trong vòng 15 phút

Không cho bé bú tiếp bên kia nếu bé bú trong vòng 15 phút hoặc hơn mà chưa có nhu cầu. Vì lúc này, có thể bé đã nạp đủ lượng sữa mình cần chỉ với một bên vú. Nhiều bé, nhất là bé sơ sinh sẽ bú tiếp vú bên kia nếu mẹ nhiệt tình “mời”. Bé bú tiếp không phải vì đói mà đơn giản là vì bé thích ngậm vú mẹ.

Nếu lúc này vú bên kia căng tức trước khi cho bé bú tiếp, các mẹ có thể ”xả” một ít sữa ra ngoài để giảm bớt cảm giác khó chịu lúc này chứ không nên xả hết bầu sữa.

[inline_article id=68747]

3. Chọn tư thế bú sữa phù hợp

Tư thế bú sữa vô cùng quan trọng khi mẹ tìm hiểu sữa về nhiều phải làm sao? Mẹ hãy đặt bé nghiêng người, giữ bé sao cho mặt bé đối diện với vú mẹ và cho bé nằm dài trên chân mẹ; cùng đầu bé ngẩng cao hơn núm vú. Mẹ cũng có thể cho bé nằm dài trên ngực rồi cho bé bú. Nhờ Trái Đất giúp bé có thể kiểm soát được tốc độ và lượng sữa bé bú vào dễ dàng hơn.

Nếu bé quá nhỏ, mẹ có thể bế bé như ôm một trái banh. Mặt đối diện với ngực và hai chân ở bên cạnh người mẹ; nhưng nhớ để đầu bé cao hơn phần thân. Mẹ nên sử dụng thêm khăn hay tã vải lót hứng sữa chảy ra ngoài do quá trình bé bú sẽ có lúc sữa về nhiều quá chảy tràn ra miệng bé.

>> Mẹ lưu ý một số hệ quả khi cho con bú nằm sai cách nhé.

4. Sữa về nhiều phải làm sao? Vắt bớt sữa

Vắt bớt khi sữa về nhiều: Giai đoạn đầu sữa sẽ về với tốc độ nhanh và mạnh rồi chậm dần nên mẹ có thể vắt bớt sữa này ra một chiếc khăn, sau đó mới cho bé bú khi mà dòng sữa chảy đã đều đặn và ít xuống sữa dữ dội hơn. Mẹ cũng có thể vắt sữa đầu vào một cái ly nhỏ đem cất trước khi cho bé bú.

Lượng sữa dự trữ này có thể cho vào bình để bé bú hoặc khuấy bột cho bé ăn tiếp sau. Nếu bé bị sặc hay ngạt trong quá trình bú, ngưng cho bé bú, vắt bớt sữa ra rồi đặt bé nằm xuống để giúp bé trấn tĩnh lại.

mỗi lần bao nhiêu ml sữa

5. Giúp cho bé ợ hơi

Những bé nấc cụt hay ngạt khi sữa mẹ về nhiều sẽ thường nuốt không khí vào bụng. Vì vậy, mẹ nên tìm cách giúp cho bé ợ hơi, nhất là khi bé vẫn tiếp tục nấc cụt trong lúc bú. Đừng quá ngạc nhiên hay hoảng lên khi thấy bé nôn trớ nhiều, đặc biệt là khi sữa về chưa ổn định.

Điều đáng nói là phần lớn những bé nôn trớ khi sữa về ào ạt lại thường tăng cân tốt. Nôn trớ là cách giúp các bé này dọn dẹp ruột mình gọn nhẹ hơn rồi bú được nhiều hơn. Tuy nhiên, việc bé nôn trớ quá nhiều sau mỗi lần bú có thể là dấu hiệu cho thấy bé không được khỏe, và mẹ nên đưa con đến bác sĩ ngay.

6. Tránh hút hay vắt sữa khi không thực sự cần thiết

Tránh hút hay vắt sữa khi không thực sự cần thiết là một giải pháp tốt cho mối bận tâm sữa về nhiều phải làm sao? Chỉ khi cảm thấy ngực căng tức mẹ mới nên bơm hay vắt sữa để giải phóng bớt. Bởi vì khi làm cho vú của mình “trống rỗng”, mẹ có thể sẽ thấy dễ chịu hơn, nhưng mẹ cũng “vô tình” báo hiệu cho cơ thể cần phải sản xuất thêm sữa mới.

7. Sữa về nhiều phải làm sao? Các giải pháp khác

  • Uống một gói trà sâm trước khi ngủ: Sâm là thảo dược có chứa thành phần tự nhiên của nội tiết tố estrogen, có khả năng giảm tiết sữa. Mẹ nên ngưng sử dụng khi thấy sữa bắt đầu về ít dần.
  • Cho bé ngậm núm vú giả: Bé ngậm vú mẹ càng nhiều thì sữa sẽ tiết ra càng nhiều. Do đó, nếu bé rất thích ngậm ty mẹ; mẹ có thể thử tập cho bé dùng núm vú giả. Nếu bé chịu ngậm vú giả, sau khoảng 1 tuần, mẹ sẽ thấy lượng sữa tiết ra giảm đáng kể vì nó đã tự điều chỉnh giảm theo nhu cầu của bé.
  • Đối phó với bé nghiện vú mẹ: Cho bé bú một bên trong suốt “cử” 2 tiếng thay vì chuyển qua chuyển lại 2 bên vú sau vài phút; 5 phút vú này rồi 5 phút vú kia. Vì làm như vậy sẽ làm cho bé bú nhiều sữa đầu giàu lactose hơn nên dễ khiến cho đường ruột bé khó chịu.

Thông thường, vấn đề sữa về quá nhiều sẽ dần được khắc phục khi bé lớn cũng như kiểm soát dòng sữa tốt hơn. Khi bé lớn, nguồn thức ăn của bé sẽ phong phú hơn nên nhu cầu sữa mẹ cũng sẽ giảm xuống và nhớ đó cơ thể của mẹ cũng điều chỉnh lại năng suất cho phù hợp để không quá dư thừa.

Như những vấn đề khác liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ cũng đừng quá lo lắng với câu hỏi sữa về nhiều phải làm sao; mẹ chỉ cần áp dụng những cách nêu trên thì đã có hiệu quả khá là cao rồi đấy!

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Dấu hiệu bé bú không đủ sữa mẹ, nhận biết sớm không “cản” đà tăng trưởng của con

Sữa mẹ là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và kháng thể, rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng thuận lợi trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Có mẹ sữa về nhiều, có mẹ lại ít sữa. Mặc dù không thể xác định chính xác lượng sữa bé đã dung nạp vào cơ thể là bao nhiêu nhưng mẹ có thể dễ dàng đoán được bé đang đói qua các dấu hiệu bé bú không đủ sữa.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 9 công dụng tuyệt vời của sữa mẹ

Dựa theo thời gian bú, cân nặng, mức độ tã ướt, dấu hiệu sữa về… mẹ có thể biết được khi nào bé không bú đủ sữa mẹ. Sau đây là 7 hiệu bé bú không đủ sữa có thể mẹ chưa biết.

Con chậm tăng cân 

Theo dõi cân nặng của con cũng là một cách giúp mẹ biết bé bú có đủ sữa hay không. Thông thường em bé sơ sinh có thể giảm 5-7%, thậm chí là 10% cân nặng trong một vài ngày đầu sau sinh. Sau 1 tuần, cân nặng của con sẽ quay về mức lúc mới chào đời và bắt đầu tăng cân. Trung bình cân nặng tăng thêm khoảng 20-30g mỗi ngày. 

Việc bé xuống cân hoặc chậm tăng cân cũng là một trong những dấu hiệu bé bú không đủ sữa.

Mẹ có thể tham khảo mức cân nặng chuẩn của bé trong 12 tháng đầu để biết con có chậm cân hay không.

  • 0-3 tháng: tăng thêm khoảng 100-200g mỗi tuần.
  • 3-6 tháng: tăng thêm khoảng 100-140g mỗi tuần.
  • 6-12 tháng: tăng thêm khoảng 60-100g mỗi tuần.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Học ngay 6 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh

Thời gian bú quá ngắn hoặc quá dài

Thời gian trung bình cho một cữ bú của con khoảng 10-20 phút. Dấu hiệu bé bú không đủ sữa là khi thời gian này dưới 5 phút hoặc kéo dài hơn 1 giờ. Bên cạnh theo dõi thời gian bú, mẹ cần xem bé mút ti có đều đặn hay không. Thông thường nếu đủ sữa, bé sẽ mút đều đặn. Trường hợp bé mút ngắt quãng, rất có thể lượng sữa mẹ tiết ít hoặc bé đang gặp vấn đề về ngậm bắt ti mẹ.

Bé thường xuyên quấy khóc, ngủ không sâu

Cũng như người lớn, nếu không được cung cấp đủ năng lượng, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong người. Đó là lý do trẻ bú không đủ sẽ luôn bứt rứt, quấy khóc, cả khi ngủ lẫn khi vừa thức dậy. Đặc biệt, con ngủ không ngon, dễ giật mình, giấc ngủ ngắn. 

Trong khi đó, nếu bú no, trẻ luôn tỏ ra vui vẻ, hoạt bát (hay ê a bằng ngôn ngữ của bé). Con có những giấc ngủ dài, chất lượng. Ngủ dậy con tỉnh táo và tươi tắn.

Dấu hiệu bé bú không đủ sữa là bé không còn hoạt bát, vui vẻ.
Dấu hiệu bé bú không đủ sữa là bé không còn hoạt bát, vui vẻ.

Con hay chóp chép, há miệng, mút tay

Dấu hiệu khác cho thấy bé bú chưa đủ là bé hay quay đầu từ bên này sang bên kia để tim kiếm, liên tục há miệng, liếm môi, thè lưỡi. Kém theo đó, con mút ngón tay hoặc ấn cả bàn tay vào miệng.

Số lượng tã ướt/ bẩn ít

Dấu hiệu bé bú không đủ sữa là lượng tã ướt hoặc bẩn trong ngày ít. Thường nếu bú đủ, số tã con thay sẽ như sau:

  • 1-2 ngày sau sinh: 1-2 chiếc tã ướt/ ngày.
  • 2-6 ngày sau sinh: 5-6 tã ướt/ ngày.
  • Ngày thứ 6: khoảng 6-8 chiếc tã ướt/ngày.
  • Sau tuần thứ 6: số lượng tã ướt khoảng 6-8 chiếc/ngày, phân mềm màu vàng nâu.

Nước tiểu màu vàng đặc, nặng mùi

Dấu hiệu bé không bú đủ sữa dễ nhận biết nhất là dựa trên màu sắc và mùi nước tiểu. Theo đó, nếu bé bú không đủ, nước tiểu thường có màu vàng, nặng mùi.

Bú không đủ sữa là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mất nước ở trẻ. Ngoài ra bé còn xuất hiện các dấu hiệu khác đi kèm như vàng da, khô miệng hoặc nôn, sốt, tiêu chảy. Đây là những dấu hiệu cần đưa con đi khám ngay. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Đoán sức khỏe trẻ em qua màu nước tiểu, mẹ không được bỏ qua!

Lượng sữa tiết ra ít

Làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều? Những ngày đầu sau sinh, cơ thể mẹ sẽ tiết ra một lượng sữa nhỏ, màu vàng, gọi là sữa non. Đây là nguồn thức ăn quý giá vì giàu chất dinh dưỡng và kháng thể, tốt cho trẻ chống lại bệnh tật trong năm đầu đời. 

3-4 ngày sau sinh, sữa mẹ sẽ về nhiều hơn. Khi này, sữa mẹ không còn màu vàng như lúc mới sinh mà chuyển sang màu trắng đục. Dấu hiệu mẹ nhiều sữa là mỗi lần con bú, mẹ sẽ cảm thấy sữa xuống rần rần bầu ngực. Đi kèm đó là bé nuốt ừng ực, đôi khi không kịp con phải “chạy sữa” (ngưng bú) rồi mới bú lại. Khi con “chạy sữa”, mẹ sẽ thấy sữa phun thành tia. Đó cũng là lý do khi cho con bú, mẹ luôn phải “thủ sẵn” khăn để kịp thời chặn tia sữa bắn.

Nếu mỗi lần con bú mà mẹ không thấy “xuống sữa” thì có thể sữa mẹ về ít, không đủ con bú. Đây cũng là một trong những dấu hiệu bé không bú đủ sữa.

Nếu mỗi lần con bú mà mẹ không thấy “xuống sữa” thì có thể sữa mẹ về ít, không đủ con bú.

2 nguyên nhân khiến bé bú không đủ sữa

Bé bú không đủ sữa có thể do mẹ ít sữa hoặc khả năng bé bú kém.

1. Do mẹ ít sữa

Tình trạng sữa mẹ về ít có thể do:

– Dùng thuốc tránh thai nội tiết trong thời gian cho con bú.

Băng huyết sau sinh.

Sót nhau thai.

– Mẹ đã trải qua phẫu thuật hoặc xạ trị vú.

– Dùng một số loại thuốc ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa.

– Các tình trạng mãn tính kiểm soát kém, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp và hội chứng buồng trứng đa nang.

2. Do bé bú kém

Bú kém là nguyên nhân khiến con không nhận đủ lượng sữa. Dưới đây là những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng bú của bé:

– Mẹ không cho bé bú thường xuyên.

– Mẹ cho bé dùng sữa công thức.

– Ngậm bắt vú không đúng cách.

– Bé gặp khó khăn trong việc kiểm soát các cơ liên quan đến việc bú mút, nhất là ở trẻ sinh non.

Mẹ nên làm gì nếu xuất hiện dấu hiệu bé bú không đủ sữa

Không riêng gì trường hợp bé bú không đủ sữa mà hầu hết các vấn đề liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ được xử lý dễ dàng hơn nếu chúng được giải quyết sớm hơn.

Ngay cả khi không chắc chắn các dấu hiệu bé bú không đủ sữa, mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn. Bằng cách đó, mẹ sẽ hiểu rõ hơn về những gì bé và mẹ đang trải qua. Đồng thời mẹ sẽ bớt căng thẳng trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Việc liên tục lo lắng, không tìm ra lời giải cho các vấn đề chăm sóc bé những tháng đầu sau sinh cũng có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ở mẹ.

Vậy mẹ không đủ sữa cho con bú phải làm sao?

– Cần tìm phương pháp làm tăng sữa mẹ (ăn thực phẩm lợi sữa, kích sữa bằng phương pháp power pumping, 5 cách kích sữa khác) nếu trường hợp sữa mẹ về ít, không đủ cho con bú. 

Tránh cho bé dùng ti giả, dễ làm bé đầy hơi (do không khí sẽ theo hành động ngậm, mút vào dạ dày). Theo đó, bé sẽ lười bú, bú ít.

– Cho con bú đúng cách, đúng tư thế.

– Nên cho con bú thường xuyên: 2 giờ/ lần vào ban ngày và cách 3-4 gờ/ lần vào ban đêm.

Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ và uống đủ nước sẽ giúp mẹ cải thiện đáng kể tình trạng ít sữa. 

Vậy mẹ không đủ sữa cho con bú phải làm sao?

Trên đây là các dấu hiệu bé bú không đủ sữa mà mẹ hoàn toàn có thể quan sát và nhận biết bằng mắt thường. Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia hay những bà mẹ có kinh nghiệm khác.