Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

10 thực phẩm nhất định mẹ cho con bú phải cân nhắc kỹ càng

Ngay sau khi sinh mẹ đã được khuyến khích cho bé bú sữa non để trẻ có thể nhận được nhiều nhất những kháng thể tăng cường cho hệ miễn dịch thụ động cho bé. Tiếp tục cho con bú sẽ góp phần vào sự trưởng thành của cơ thể bé một cách khỏe mạnh nhất.

Để kích sữa mẹ về nhiều, chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh là lưu ý tối quan trọng. Trong suốt khoảng thời gian 6 tháng đầu đời, mẹ nên duy trì thực đơn đảm bảo ít nhất 1.800 calo/ngày.

Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, carbonhydate phức tạp, nguồn protein từ thịt nạc… Trái cây và rau xanh cũng rất cần, vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng, vừa có thể hạn chế lượng calories nạp vào cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể, trung bình khoảng 6 ly nước mỗi ngày.

Lưu ý các nhóm chất cần được mẹ cân đối một cách hợp lý để vừa tốt cho sức khỏe mà lại không làm ảnh hưởng đến em bé. Vì lúc này bé bú sữa mẹ đồng nghĩa với việc sẽ hấp thu các chất mà mẹ vừa ăn vào.

Đó là lý do mẹ cần cân nhắc, phân loại thực phẩm “nạp” vào cơ thể. Dưới đây là 10 nguyên liệu chế biến cần lưu ý:

Các loại cá

Cá cung cấp một lượng protein đáng kế giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh chóng. Một số loại cá như cá hồi và cá ngừ còn cung cấp thêm omega-3 mà cơ thể cả mẹ và bé đề rất cần.

Nhưng còn về thủy ngân và dưỡng chất bất lợi khác thì sao? Chỉ cần chọn lựa đúng cách và ăn đủ số lượng cần là đủ. Mẹ có thể chế biến các món hải sản 2 lần/ tuần và ăn Bạn có thể nấu hải sản hai lần mỗi tuần. Mỗi khẩu phần ăn có thể lên đến 180gr.

cho con bú 2

Thức ăn cay

Mẹ “mê đắm” các loại nước sốt cay, nóng và muốn thưởng thức những món ăn hấp dẫn ngay sau sinh. Nhưng hầu hết lại nhận được những khuyến cáo nên từ bỏ sở thích này vì không tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, có một sự thật là hầu hết các em bé mới sinh đều có thể xử lý các loại nguyên liệu cay nóng trong chế độ ăn uống của mẹ. Và đương nhiên mẹ không nên ăn quá nhiều trong một ngày bởi món ăn có tốt thì ăn nhiều cũng phản tác dụng.

cho con bú 10

Rau bạc hà, rau mùi tây và cây xô thơm

Đây là các loại rau gia vị khá phổ biến, kích thích vị giác. Nhưng mẹ nên biết có một số loại thảo mộc có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mà cơ thể mẹ tạo ra. Nhất là trong những tháng đầu sau sinh.

Ví dụ, ăn nhiều rau mùi tây có thể  gây tắc sữa, giảm khả năng tiết sữa. Quá nhiều cây xô thơm và bạc hà sẽ “ngắt” luôn nguồn sữa cho bé.

cho con bú 9

Uống thêm các loại sữa khi cho con bú

Mặc dù hiếm khi trở thành một vấn đề nghiêm trọng nhưng mẹ vẫn cần chú ý theo dõi trẻ. Nói cho bác sĩ nhu khoa biết nếu mẹ có biểu hiện bất thường về da, khó thở sau khi cho con bú hoặc các triệu chứng khác.

cho con bú 8

Các loại trà

Sử dụng trà trong khi đang cho con bú có thể gây hại. Điều này là đúng. Trong trà có caffein, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ – và bé. Trà cũng có thể làm cho cơ thể mẹ khó hấp thụ chất sắt.

cho con bú 7

Trứng, đậu phộng và quả hạch

Mẹ không bị dị ứng và muốn ngăn ngừa dị ứng các loại thực phẩm này ở bé cưng bằng cách loại bỏ tất cả ra khỏi khẩu phần ăn?

Rất tiếc, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy bạn có thể làm điều đó bằng cách bỏ qua các loại thực phẩm cụ thể. Hãy hỏi bác sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

cho con bú 6

Đồ uống có đường

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể khiến bạn khát nước hơn bình thường. Nếu đúng như vậy, hãy uống một ly nước mỗi khi bạn cho con bú. Nhưng đừng uống quá nhiều nước ngọt và nước trái cây có đường.

cho con bú 5

Rượu

Thực tế, việc uống rượu bia còn làm ức chế khả năng tiết sữa, thậm chí là mất sữa cho con bú. Vì vậy, nếu mẹ vẫn còn ý định cho con bú thì nên tránh xa hai loại thức uống này.

cho con bú 4

Thực phẩm gây đầy hơi

Đối với các mẹ có bé thường xuyên bị đầy hơi, đau bụng, hãy giảm bớt những thức ăn như dứa, cải bắp, súp lơ xanh, các loại đậu hạt và củ cải.

cho con bú 3

Cà phê

Cà phê không phải là nguồn caffeine duy nhất. Những người quan tâm đến việc tiêu thụ caffeine hoặc những người nhận thấy rằng caffein dường như ảnh hưởng xấu đến trẻ đang bú mẹ nên chú ý đến các loại thực phẩm giàu chất caffein khác, bao gồm: nước tăng lực, trà đen, trà xanh, trà trắng, nước ngọt, sô cô la và các sản phẩm từ ca cao…

cho con bú 2

[inline_article id=213280]

Chuyện kiêng cữ khi cho con bú là cần thiết để chất lượng sữa luôn đạt chất lượng cao nhất. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc mẹ phải kiêng cữ hoàn toàn những thực phẩm yêu thích. Ăn trong giới hạn là được mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Mẹ ăn gì để con bú tăng cân, khỏe mạnh và phát triển toàn diện?

Sau khi sinh, các mẹ nên hiểu rằng vấn đề cân nặng cơ thể của bé liên quan chặt chẽ đến sức khỏe. Vì nhiều lý do khác nhau, bé mới đẻ thấp cân sẽ có nhiều nguy cơ đe dọa sự sinh tồn và phát triển sau này.

4 nhân tố tác động đến sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh

Để trả lời câu hỏi mẹ ăn gì để con bú tăng cân? chúng ta cần tìm hiểu những yếu tố quyết định thể trạng của bé sau sinh

  • Cân nặng lúc chào đời: Những bé khi sinh ra bị nhẹ cân (dưới 2.5kg) thì việc tăng cân sẽ chậm hơn so với bé đủ cân.
  • Giấc ngủ: Bé sơ sinh 6 tháng tuổi mỗi ngày có thể ngủ đến 18 tiếng. Đây là điều kiện quan trọng để tế bào não phát triển, cơ thể bé sản xuất các hormone tăng trưởng, phát triển cân nặng, hệ xương, cơ bắp.
  • Sức khỏe, bệnh lý: Các bé có sức khỏe, đề kháng tốt sẽ có khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt nhất giúp tăng cân, tăng chiều cao.
  • Sữa mẹ: Trừ những trường hợp bé uống sữa công thức, còn lại trong 6 tháng đầu đời dinh dưỡng bé nhận được sẽ hoàn toàn từ sữa mẹ. Trẻ bú sữa mẹ sẽ tăng cường hệ miễn dịch, ít bị mắc một số căn bệnh và giảm tỉ lệ tử vong. Đồng thời, bé cũng sẽ tăng cân ổn định, không bị quá mập, thừa cân.
mẹ ăn gì để con bú tăng cân
Bé tăng cần nhiều hay ít trong 6 tháng đầu đời phụ thuộc rất lớn vào nguồn sữa mẹ

Vậy mẹ ăn gì để con bú tăng cân?

Có thể thấy rằng trong 6 tháng đầu đời, trẻ tăng cân và phát triển tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào nguồn sữa mẹ. Vậy mẹ nên ăn gì để tăng chất lượng sữa mẹ? 

Thực phẩm giàu protein

Protein sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, phát triển mô cơ toàn diện, tăng cân nhanh hơn. Nhóm thực phẩm chứa nhiều protein bao gồm các loại trứng, sữa, các loại hạt (óc chó, đậu nành, thìa là), thịt nạc, hải sản, rau chân vịt, bông cải.

Nhóm thực phẩm nhiều canxi

Các bé được bổ sung đầy đủ canxi sẽ có hệ xương khớp phát triển, lớn nhanh, sức khỏe tốt. Thiếu canxi sẽ dẫn đến hiện tượng thấp còi, chậm lớn, hay vặn mình và khóc đêm.

Vậy nên muốn bé bú mẹ tăng cân nhanh thì phải bổ sung vào chế độ ăn uống các loại hải sản như tôm tép, cua đồng, hạt vừng, cải xoăn, rau đay…

mẹ ăn gì để con bú tăng cân 2
Bé tăng cần nhiều hay ít trong 6 tháng đầu đời phụ thuộc rất lớn vào nguồn sữa mẹ

Thực phẩm giàu chất sắt

Đây chính là nguồn cung cấp cần thiết cho máu, cũng như để phát triển hệ miễn dịch. Nếu bé thiếu sắt việc hấp thu dinh dưỡng rất kém, dễ biếng ăn, ít bú nên chậm lớn, chậm tăng cân.

Nguồn sắt sẽ có nhiều trong các loại thực phẩm như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, cà hồi, cá chép, cá mực…

Thực phẩm chứa nhiều DHA

Chúng ta đều biết rằng DHA đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển não bộ, trí thông minh của trẻ. Ngoài ra chất này còn ảnh hưởng không nhỏ đến chu vi vòng đầu, chiều dài cũng như cân nặng.

[inline_article id=213280]

Ngoài sữa, hải sản hay trứng thì mẹ phải bổ sung thêm các loại nội tạng động vật, mỡ cá, dầu cá, hạt hướng dương hay lạc để bổ sung DHA trong nguồn sữa mẹ.

Nguồn DHA có trong sữa mẹ giúp tăng  cân nặng của trẻ sơ sinh, phát triển trí não

Các loại rau quả

Nếu đang thắc mắc mẹ ăn gì để mát sữa thì các loại rau xanh chính là nhóm thực phẩm bạn cần. Rau xanh rất giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa… không chỉ giúp cân bằng dinh dưỡng cho bé mà còn giúp mẹ giảm cân nhanh, đẹp da.

Các loại rau quả tốt cho bà mẹ đang cho con bú bao gồm cà chua, bí đỏ, cà rốt, mướp, đu đủ xanh, quả sung, rau muống, rau đay, rau mồng tơi, chuối, bơ…

mẹ ăn gì để con bú tăng cân 4
Bà mẹ đang cho con bú cần được bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác nhau

Những lưu ý quan trọng mẹ cần nhớ

  • Không chỉ quan tâm đến việc mẹ ăn gì để con bú tăng cân mà các mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cân bằng để bé phát triển toàn diện cân nặng, chiều cao, trí tuệ.
  • Đa dạng các thực phẩm, món ăn trong khẩu phần của mẹ. Không chỉ chú trọng chất đạm mà còn phải có cả rau xanh, trái cây.
  • Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, hạn chế uống trà, cà phê
  • Không nên ăn một số loại thực phẩm như thức ăn nhanh, món ăn nhiều gia vị, bạc hà, rau mùi tây, lá lốt, các chế phẩm từ lúa mì.
  • Cho bé bú đúng cách, đúng tư thế. Bởi trong sữa mẹ có 2 lớp dinh dưỡng khác nhau. Khi con bú khoảng 10 phút đầu thường là sữa loãng, ít dưỡng chất. Sau 10 phút thì mới đến lớp sữa đặc có nhiều vitamin, đạm để cung cấp cho bé.

Vậy nên, các mẹ phải cho bé bú ít nhất 20 phút mỗi bên để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Nếu thời gian bé bú ít thì mẹ nên vắt bỏ lớp sữa đầu, khoảng 20 – 30ml.

Trên đây chính là những thông tin quan trọng giải đáp thắc mắc mẹ ăn gì để con bú tăng cân. Các mẹ hãy đọc kỹ và xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé phát triển toàn diện nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

4 bí kíp cốt lõi khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Thống nhất ý tưởng và tâm lý

Điều đầu tiên để thành công của bất kỳ phương pháp nào là sự thống nhất ý tưởng trong cả gia đình. Bé sẽ không thể thích nghi nếu mẹ “chạy” một đằng còn ông bà một nẻo. Giải thích trước với cả gia đình và nhờ mọi người cùng bạn áp dụng phương pháp này.

Thời gian đầu, cách ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi khá nhiều công sức và thời gian. Vì vậy, nếu có người giúp, mẹ sẽ cảm thấy thoải mái và dễ dành hơn nhiều.

Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Rất nhiều bà mẹ đang áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho cục cưng của mình. Bạn thì sao?

Mẹ cũng nên chú ý tới tâm lý của bé cưng. Một vài bé sẽ rất khó khăn khi chuyển sang ăn dặm. Mẹ nên chuẩn bị tư tưởng trước. Đôi khi cũng cần “phát xít” một chút mới thành công được, mẹ nhé!

[inline_article id=67099]

Đặt ra những mục tiêu rõ ràng

Nguyên tắc “bất di bất dịch” của ăn dặm kiểu Nhật là chú ý sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên để trẻ có thể cảm nhận chính xác mùi vị của từng loại thực phẩm.

Mẹ không nên sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, thịt xông khói, thịt muối hay thêm bất kỳ gia vị nào trong món ăn của con. Các mẹ nên bắt đầu với món có vị tương đối nhạt rồi tăng dần mùi vị của món ăn.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật chủ yếu chú trọng đến rau xanh và trái cây, sự cân bằng giữa các nhóm thực phẩm, đặc biệt không chú trọng đường sữa. Vì vậy, nếu đặt mục tiêu nuôi con béo tròn, mẹ không nên áp dụng phương pháp này. Những trẻ theo phương pháp ăn dặm này thường “roi roi” nhưng rất khỏe mạnh.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật
Đặc biệt chú ý giữ nguyên mùi vị tự nhiên của các loại thực phẩm khi cho con ăn dặm, mẹ nhé!

Chú ý mùi vị riêng biệt của từng loại thực phẩm

Như đã nói, bí quyết của cách ăn dặm này chủ yếu kích thích vị giác của trẻ. Vì vậy, thay vì nấu một món ăn với nhiều mùi vị, mẹ nên chuẩn bị từng món ăn riêng biệt cho bé. Rau là rau, súp là súp. Mặc dù hơi mất thời gian nhưng đây là điều tốt nhất cho bé.

Ngoài ra, trong giai đoạn ăn dặm, mẹ vẫn có thể cho con uống sữa bình thường. Mỗi ngày từ 3 đến 4 cữ sữa và có thể giảm dần theo độ tuổi.

Khi bé đã quen dần với các loại thức ăn để thay đổi món cho bé. Tuy nhiên, vẫn nên đặc biệt chú ý đến mùi vị của món ăn. Trong giai đoạn đầu, nếu cho bé ăn những loại thực phẩm có quá nhiều vị ngọt có thể phản tác dụng.

[inline_article id=174]

Tôn trọng bé

Không chỉ đơn thuần là cho bé ăn, mẹ cũng phải chú ý tâm lý con nữa nhé! Mỗi trẻ sẽ có những đặc trưng riêng, và thậm chí chúng có thể thay đổi theo từng giai đoạn. Vì vậy, mẹ cần nắm bắt những điều này để điều chỉnh cho phù hợp.

Cách ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi mẹ phải kiên nhẫn và quyết tâm, đặc biệt không nên so sánh bé nhà mình với nhà hàng xóm. Thậm chí, mẹ cũng phải chuẩn bị tâm lý cho việc đột nhiên bé quay trở lại điểm xuất phát sau một thời gian.

MarryBaby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

4 món cháo cho bé ăn dặm “chuyên trị” còi xương

Thời điểm trẻ ăn dặm đôi khi là “cuộc chiến” của nhiều bà mẹ. Bởi ăn dặm theo kiểu tự chỉ huy hay là cách ăn dặm truyền thống thì nấu cháo cho bé ăn dặm cũng phải đủ dưỡng chất cho bé hấp thu đồng thời bé phải chịu ăn mới tốt.

Với trẻ biếng ăn chậm tăng cân thì đi kèm đó là bệnh còi xương suy dinh dưỡng. Đó là nỗi lo của các mẹ. Còi xương có thể là do cơ thể bé bị thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, chuyển hóa canxi và phốt pho.

Sau khi sinh tới khi trẻ ăn dặm nguyên nhân chủ yếu gây còi xương ở trẻ chính là do thiếu ánh sáng mặt trời, trẻ không được bú sữa mẹ. Tới thời điểm ăn dặm là do trẻ có hội chứng kém hấp thu, trẻ suy dinh dưỡng và do cách nấu cháo ăn dặm cho bé của mẹ.

cháo cho bé ăn dặm
Ngay sau khi sinh mẹ có thể theo dõi những dấu hiệu trẻ bị thiếu chất, còi xương, suy dinh dưỡng
Dấu hiệu nhận biết: Quấy khóc, ngủ không yên giấc, giật mình, ra nhiều mồ hôi trộm, rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, răng mọc chậm, chậm biết lẫy, biết bò…

Nấu cháo ăn dặm đúng cách cho trẻ

Dù là bà mẹ hiện đại hay truyền thống, dù mẹ chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay kiểu Việt thì các bữa ăn của trẻ luôn cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất: Chất đạm, tinh bột, rau củ và chất béo. Thực phẩm được lựa chọn phải tươi, sạch.

Một nguyên tắc nấu cháo đúng cách cho trẻ khác mẹ cần nhơ đó là: Nguyên tắc làm quen. Tức là bé cần được làm quen dần với từng loại thực phẩm khác nhau. Ăn đa dạng giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Giai đoạn trẻ tập ăn dặm nên xay nhuyễn, băm nhỏ thịt, cá, rau củ quả và tăng dần độ thô của thức ăn, tùy thuộc vào khả năng thích ứng của từng bé để bé làm quen với việc nhai.

Với trẻ dưới 1 tuổi mẹ không nên dùng các loại gia vị dù chỉ là muối để chế biến đồ ăn dặm cho bé. Thay vào đó mẹ có thể ninh nước rau củ làm nước dùng nấu cháo cho trẻ để món ăn thêm hấp dẫn.

[inline_article id=67345]

4 món cháo ngon cho trẻ còi xương

1. Cháo tôm tươi

Tôm được biết đến là loại hải sản tốt cho mẹ thời kỳ mang thai, hậu sản và cả trẻ ăn dặm. Tôm giàu protein, các a-xit amin thiết yếu giúp trẻ dễ hấp thu. Đồng thời mỗi con tôm chứa khoảng 1120mg canxi rất tốt cho hệ xương của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện. Bởi vậy, món cháo tôm là món ăn dặm lý tưởng cho trẻ còi xương.

Nguyên liệu: 150gr tôm, 50gr bột gạo, nước dùng rau củ.

Thực hiện: Tôm rửa sạch, bỏ đầu đuôi, chẻ lưng lấy chỉ đen sau đó giã nhỏ.

Trộn đều tôm và bột gạo. Cho hỗn hợp cho vào nồi đổ nước dùng rau củ đun nhỏ lửa cho tới khi cháo chín. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 1 tháng.

cháo cho bé ăn dặm 1
Cháo tôm với nhiều dưỡng chất quý giúp bổ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ còi xương

2. Cháo cá lóc

Cá lóc hay còn gọi cá quả. Đây là nguyên liệu để chế biến các món ăn bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe và khắc phục được bệnh còi xương ở trẻ. Cụ thể trong 100g thịt cá quả có 18,2% protid, 2,7% lipid, Ca 90mg%, P 240mg%, Fe 2,2mg% và một số chất khác.

Nguyên liệu: 100gr cá lóc, đậu xanh, bột gạo.

Thực hiện: Cá lóc rửa sạch, lóc lấy thị. Đun sôi nước, cho cá vào ninh chín. Gỡ lấy thịt cá, xương cho vào cối giã nhuyễn. Rồi lọc lấy nước.

Đậu xay nghiền nhuyễn. Cho bột gạo, bột đậu xanh và phần nước cá vào nồi khuấy đều sau đun nhỏ lửa. Khi cháo gần chín cho thịt cá vào, đun sôi lại, tắt bếp.

Cho trẻ ăn nóng khỏi tanh, ăn trong khoảng 20-30 ngày, ăn cách ngày.

[inline_article id=176108]

3. Cháo lươn đồng

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia thịt lươn có hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí cao hơn hẳn tôm, cua. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo. Cháo lươn rất thích hợp với các bé còi xương, suy dinh dưỡng.

Nguyên liệu: 200gr thịt lươn, 100gr gạo, 100gr khoai môn.

Thực hiện: Lươn vào chút muối và bóp sạch nhớt. Sau đó, cho lươn vào luộc chín rồi gỡ riêng thịt và xương ra. Sau đó tiếp tục ninh hoặc xay nhỏ để lấy nước dùng nấu cháo.

Gạo cho vào nồi ninh nhừ sau đó cho phần thịt lươn vào và đun sôi lại. Với bé 6 tháng bạn nên cho vào máy xay xay nhuyễn.

4. Cháo lòng đỏ trứng gà

Lòng đỏ chứng gà rất giàu vi chất dinh dưỡng tự nhiên tốt cho trẻ nhỏ. Cháo lòng đỏ trứng gà cũng là món cháo dễ chế biến và ít tốn công.

Nguyên liệu: 2 lòng đỏ trứng gà, 50g gạo rang.

Thực hiện: Lòng đỏ trứng luộc chín, sấy khô, tán thành bột mịn. Gạo rang vàng, tán mịn trộn chung với bột lòng đỏ trứng.

Cho hỗn hợp vào nồi, thêm nước đun cho cháo sôi kỹ, nhừ và sánh mịn là được. Nên cho trẻ ăn cháo này mỗi ngày 1 lần trong khoảng 1 tháng liên tục.

Với 4 món cháo cho bé ăn dặm trên, mẹ hoàn toàn có thể tự tin giúp bé yêu sớm tăng cân và có hệ xương khỏe mạnh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cho trẻ uống mật ong và lời cảnh tỉnh cho mẹ nào “liều lĩnh”

Thông tin mới được truyền thông chia sẻ gần đây không phải xuất phát từ Việt Nam mà là từ Nhật Bản – nơi được coi là có phương pháp nuôi dạy trẻ hàng đầu thế giới. Một bé trai 6 tháng tuổi đã tử vong sau khi được gia đình cho trẻ uống mật ong. Điều đáng tiếc là các thành viên trong gia đình không hề biết đây là việc không được làm đối với trẻ sơ sinh.

Cụ thể, theo The Japan Times, bé trai sống ở quận Adachi, thủ đô Tokyo được gia đình cho uống mật ong trộn cùng nước ép trái cây 2 lần/ngày, kéo dài trong khoảng 1 tháng. Thành viên trong nhà chia sẻ: “Chúng tôi trộn mật ong nước ép trái cây mua ở tiệm rồi cho bé uống bởi chúng tôi đều nghĩ, làm vậy là tốt cho cơ thể bé“.

cho trẻ uống mật ong 1 1
Bé dưới 1 tuổi uống mật ong nhẹ là bại liệt, nặng có thể tử vong

Khi phát hiện bé bị co giật và khó thở, người nhà lập tức đưa bé vào viện cấp cứu. Xét nghiệm cho thấy, bé đã hấp thụ loại mật ong bị nhiễm loại vi khuẩn có tên Clostridium botulinum – loại vi khuẩn gram dương, sinh độc tố thần kinh, là nguyên nhân liệt cơ. Đây là trường hợp rõ ràng của bệnh bại liệt do ngộ độc. Bé trai qua đời 1 tháng sau đó.

Bệnh bại liệt ở trẻ em

Trong y khoa, bệnh bại liệt có tên gọi là Poliomyelitis. Đây là một bệnh nhiễm do virut Polio gây ra, lây truyền qua đường tiêu hóa và có thể lan truyền thành dịch. Nguyên nhân cũng có thể đến trừ bào tử vi khuẩn Clostridium botulinum.

Bại liệt có thể xảy ra khi bé hấp thụ vi khuẩn có khả năng sinh độc tố trong cơ thể. Các loại virut này sau khi vào cơ thể sẽ đến ác hạch bạch huyết, xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương rồi gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não.

Dấu hiệu nhận biết

Sau khi sinh nếu nhận thấy trẻ thường xuyên bị táo bón, cha mẹ cũng cần đề phòng. Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh bại liệt. Sau đó có thể là cử động uể oải và cơ thể yếu hơn và khó khăn bú hay ăn uống.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng sau:

  • Biểu cảm khuôn mặt bé không có gì thay đổi
  • Bé bú ít, thậm chú bỏ bú
  • Tiếng khóc yếu
  • Giảm các cử động tay chân
  • Khó khăn khi nuốt và chảy dãi nhiều
  • Yếu cơ
  • Trẻ sơ sinh thở khò khè, khó thở

Phòng bệnh bại biệt cho trẻ

Cách tốt nhất và tiện lợi nhất để chủ động phòng bệnh bại liệt cho trẻ sơ sinh chính là sử dụng vacxin phòng bệnh. Hiện trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế đang sử dụng hai loại vắc xin là vacxin sống giảm độc lực gọi là Sabin và vacxin tiêm gọi là Salk.

Vacxin Sabin uống có tên chung là vắc xin bại liệt uống OPV (oral polyomyelitis vắc xine) với tên thương mại là Polio Sabin (type 1, 2, 3) + Neomycin sulfate 5µg/liều, có thời gian bảo vệ hơn 10 năm. Uống 3 lần theo lịch cùng với vacxin bạch hầu, ho gà, uốn ván vào lúc trẻ được 2 tháng tuổi,  3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi.

Vacxin bại liệt dạng tiêm có tên chung là vắc xin bại liệt bất hoạt IPV (inactivated polyomyelitis vaccine) với tên thương mại là IPOL (type 1, 2, 3), có thời gian bảo vệ nhiều năm. Tiêm 3 lần theo lịch cùng với vacxin bạch hầu, ho gà, uốn ván vào lúc trẻ được 2 tháng tuổi,  3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi.

Lưu ý nên nhớ rằng chỉ dùng vắc xin bại liệt tiêm cho các đối tượng trẻ không uống được vắc xin Sabin.

Cho trẻ uống mật ong, chỉ hại không lợi

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ em dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng mật ong thô hoặc mật ong chưa tiệt trùng dưới bất kỳ hình thức nào.

cho trẻ uống mật ong
WHO khuyến cáo không cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dùng mật ong

Tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng trong thành phần của mình, mật ong cũng chứa bào tử Clostridium Botulinum, có khả năng gây nhiễm độc botulism. Theo thống kê, mỗi năm ở Mỹ có khoảng 145 ca nhiễm độc botulism và có khoảng 65% trường hợp xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Ở nhiều nền văn hóa, việc cho trẻ uống mật ong đã trở nên quá quen thuộc, thậm chí, có mẹ còn cho bé uống ngay từ khi mới chào đời. Mặc dù đã có nhiều thông tin cần lưu ý và nguy cơ tiềm tàng khi sử dụng mật ong cho bé nhưng vẫn có không ít người cho rằng, những nghiên cứu này quá bảo thủ và chỉ nghiêm trọng hóa mọi việc lên.

Các bào tử Clostridium botulinum có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường. Chúng có trong bụi, chất bẩn và thậm chí trong không khí. Vì thế, khi bé còn nhỏ cha mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với đất hoặc bụi có nguy cơ nhiễm khuẩn. Cần vệ sinh nhà cửa và phòng ngủ của bé sạch sẽ.

[inline_article id=79007]

Cho trẻ uống mật ong khi bé dưới 1 tuổi chính là hại con. Lời cảnh tỉnh này không nói quá mà là sự thật. Mẹ cần lưu ý nhắc nhở các thành viên gia đình, những người trực tiếp chăm sóc bé đế tránh lặp lại sai lầm không đáng có này.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn kiểu Nhật mẹ nên tham khảo

Thức ăn hằng ngày trong thực đơn ăn dặm của bé cần bổ sung đầy đủ chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ. Ngoài ra, nếu trẻ chán ăn, mẹ nên tránh không cho con ăn vặt trước mỗi bữa ăn chính, sẽ làm cháu mất cảm giác ngon miệng, chán ăn. Đồng thời, khi nuôi dạy con chị em nên thay đổi cách chế biến mới để kích thích khẩu vị, giúp trẻ cảm thấy ngon miệng.

Bé 10 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn kiểu Nhật cần có đủ các bữa ăn như sau:

  • 3 bữa ăn chính ( ăn bột hay cơm nhão)
  • 2 bữa ăn phụ (trái cây)
  • Bú sữa (bú mẹ hoặc bú bình khoảng 500-600ml ngày).

Theo đó, nguyên tắc cần đảm bảo trong thực đơn cho bé 10 tháng nhẹ cân phải đủ 4 nhóm chất trong một bữa ăn, gồm chất bột đường (bột), chất đạm (thịt,cá, tôm, cua), chất béo (dầu ăn, mỡ), vitamin và chất khoáng (rau, trái cây).

thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn 1
Bé 10 tháng tuổi cần có thực đơn đa dạng để tránh bị biếng ăn

Nếu thiếu một trong số các thành phần đó đều rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới sự hấp thu dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ. Ví dụ nếu thiếu chất béo, trẻ sẽ khó hấp thu được một số vitamin như A, D, E, K.. vì các vitamin này được hòa tan trong dầu.

Bên cạnh đó, mỗi ngày bạn nên cho bé bú khoảng 500-700 ml sữa (có thể gồm sữa mẹ, sữa ngoài, chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai…). Đặc biệt lưu ý, từ 19h đến sáng hôm sau, cho bé bú mẹ bất cứ khi nào trẻ có nhu cầu hoặc cho ăn thêm 1-2 bữa sữa.

Thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn gồm những gì?

Một số món ăn dinh dưỡng cho thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn kiểu Nhật rất đa dạng. Mẹ có thể tham khảo các món cháo cho bé 10 tháng như sau:

Cháo gà nấm rơm

Nguyên liệu

  • Gạo 20g (2 muỗng canh đầy)
  • Gà nạc 30g (2 muỗng canh)
  • Nấm rơm 30g (4 – 5 cái)
  • Dầu ăn 10g (2 muỗng cà phê)
  • Nước 250ml (đầy 1 chén)
  • Chút xíu mước mắm iốt hoặc muối iốt

    thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn 2
    Món cháo gà nấm rơm vừa dễ làm vừa bổ dưỡng

Cách làm

  • Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, giã dập nấu sẽ nhanh trong 20 phút – 30 phút với 1 bát nước đầy.
  • Gà nạc, nấm rơm bằm nhuyễn hòa vài muỗng nước cho tan chế vào cháo đã chín cho sôi lại vài phút
  • Đổ cháo ra chén, cho 2 muỗng dầu ăn, nêm hơi nhạt một chút.
  • Có thể cho chút hành ngò băm nhuyễn nếu bé thích.

Cháo lươn khoai môn cà rốt

Nguyên liệu:

  • 15g gạo tẻ, 50g khoai môn, 40g lươn, 40g cà rốt, gia vị: 10g dầu, chút xíu muối hoặc nước mắm

Cách làm:

  • Nấu gạo với khoai môn 45 phút
  • Lươn rửa sạch, bỏ gân đỏ của lươn, hấp và tán nhỏ
  • Cà rốt xắt hạt lựu
  • Cho hỗn hợp cháo và khoai môn vào nồi, cho vào ½ chén nước.
  • Cho cà rốt vào, đậy nắp 5 phút.
  • Sau đó cho lươn vào nồi.
  • Nêm 2 đến 3 giọt nước mắm.
  • Để nguội 2 đến 3 phút, cho 10g dầu ăn vào khuấy đều

    thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn 3
    Cháo lươn cũng là một món ăn phù hợp khẩu vị bé 10 tháng tuổi

Bột thịt rau dền

Nguyên liệu

  • Bột gạo 25g (5 muỗng canh gạt)
  • Thịt heo nạc 30g (2 muỗng canh)
  • Rau dền 30g (3 muỗng canh)
  • Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
  • Nước 200ml (lưng 1 chén nước)
  • Chút xíu nước mắm iốt hoặc muối iốt.

Cách làm

  • Rau dền cắt thật nhuyễn
  • Bột gạo + ít nước hòa tan
  • Thịt băm thật nhuyễn, thêm chút nước đánh tơi ra
  • Cho phần nước còn lại vào thịt nấu chín
  • Thả rau muống vào nấu sôi lên cho mềm rau, sau đó cho bột vào khuấy tiếp cho chín bột.
  • Trút ra chén cho 2 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều.
  • Nên nêm nhạt.

[inline_article id=211536]

Cháo ếch lá sen

Nguyên liệu:

  • Thịt ếch 100g, bột sa nhân 5g, lá sen 1 cái, gạo tẻ 150g, hành.

Cách làm

  • Gạo nhặt sạch, vo qua, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
  • Ếch làm sạch, băm nhỏ cho vào xào với 1 thìa cà phê dầu, hành.
  • Sau đó cho ếch vào ninh cùng cháo, đến khi cháo nhừ hãy cho sa nhân vào, lấy lá sen đậy nồi.
  • Hầm thêm 5 phút, để cháo nguội, bỏ lá sen, nêm gia vị.
  • Đây là bữa sáng cho bé 10 tháng tuổi rất phù hợp.

Thời gian biểu cho bé 10 tháng tuổi ăn dặm

Bé 10 tháng tuổi đã có sự linh hoạt và thích quấn mẹ. Chị em có thể thu xếp thời gian để chăm sóc và cho bé ăn dặm như sau:

  • 7h – 8h sáng: Bé thức dậy, ti mẹ rồi chơi trên sàn nhà hoặc trên giường.
  • Trước 9h sáng: Bé ăn sáng, thường là bột hoặc váng sữa. Sau đó, mẹ đưa bé đi dạo hoặc cùng mẹ làm việc nhà.
  • 10h sáng: Bé ngủ khoảng 30 đến 60 phút.
  • 11h: Bú mẹ.
  • 12h – 1h trưa: Ăn trưa. Mẹ nên thường xuyên đổi bữa cho bé với đa dạng các loại bột thịt, bột rau, trứng và sữa.
  • 1h – 2h chiều: Giờ chơi trong nhà (nghe nhạc, chơi bóng hoặc tập đi)
  • 2h chiều: Ngủ 2 đến 3 tiếng trong nôi.
  • 4h – 5h chiều: Sau khi bú mẹ, bé sẽ tự chơi với các món đồ chơi hoặc chơi cùng các bé khác trong nhà.
  • Trước 7h tối: Mẹ tắm cho bé rồi để bé chơi cùng bố.
  • 8h tối: Mẹ đọc truyện và nói chuyện cùng bé. Bé bú mẹ và đi ngủ. Bé sẽ nằm ngủ ngoan ngoãn trong nôi qua đêm.

Nhìn chung khi trẻ biếng ăn, mẹ nên xem xét cho bé ăn đầy đủ, cân đối phù hợp với hướng dẫn trên. Trong giai đoạn này bạn nên dành nhiều thời gian bên bé, giải thích động viên bé.

Đồng thời nên thay đổi thực đơn cho bé 10 tháng tuổi biếng ăn đa dạng các loại thực phẩm hơn. Ngoài ra nên chia nhỏ bữa ăn và thời gian ăn không kéo dài quá 30 phút/1 bữa… Các bữa ăn của bé nên hạn chế hoặc không dùng gia vị vì sẽ ảnh hưởng sức khỏe bé

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Công thức chuẩn xác tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh

Một nghiên cứu gần đây của Học viện nhi khoa Hoa Kỳ, lượng sữa cho trẻ sơ sinh trong suốt 24 giờ giờ đầu sau khi sinh có thể lên tới 200ml ngày và cần bú mẹ 8 – 12 lần. Lượng sữa mẹ bé tiêu thụ trung bình khoảng 750ml/ ngày đối với các bé từ 1-6 tháng tuổi. Tùy thuộc vào số lần bé bú mỗi ngày, mẹ có thể xác định số lượng sữa bé cần.

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh non tháng

Vì trẻ sinh non lên khả năng bú, nuốt vfa thở chưa thực sự hoàn chỉnh, chuyện bú không no trong 1 lần là chuyện bình thường. Do đó, sau khi trẻ bú mẹ cần cho ăn thêm bằng ống tiêm nhỏ giọt hoặc muỗng (thìa).

Lượng sữa cho bé ngày đầu tiên

Trẻ sơ sinh trong ngày đầu tiên cần 60-70 ml/kg. Sau đó tăng 10ml mỗi ngày cho 1kg cân nặng nếu trẻ dung nạp sữa tốt (lưu ý chỉ tăng tối đa đến 200ml, không tăng thêm nữa).

Ví dụ: Trẻ sinh 1.500gr thì ngày đầu tiên sau sinh ta cho 70 x 1,5kg = 120ml, 120ml chia cho 10- 12 cữ (tức cho ăn mỗi 2 giờ một lần) = 8 – 10ml cho/ cữ.

lượng sữa cho trẻ sơ sinh 1
Dựa vào cân nặng mẹ có thể tính được lượng sữa cho bé

Khi trẻ được 8 ngày tuổi

Nếu khoảng cách giữa 2 cữ ăn là 2 giờ thì lúc này sẽ có lượng sữa tăng thêm là 70ml/kg: (70ml thêm + 70ml ngày đầu = 140ml), ta tính theo công thức sau:

(140ml x 1,5kg) / 10 – 12 cữ =  17- 20 ml/cữ.

Sữa bột dành cho trẻ non tháng thì lượng sữa chỉ nên cho khoảng 1/3 nhu cầu hàng ngày của trẻ và giảm dần đến khi mẹ đủ sữa hoàn toàn.

Ví dụ: Trẻ ăn 150ml sữa mẹ chỉ nên cho 50ml sữa bột.

Đối với trẻ thiếu tháng, mỗi lần cho bé ăn nên cho ăn cách khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng đồng hồ một lần và khoảng cách này sẽ được tăng khi trẻ lớn hơn:

  • Trẻ 1.500 gram cách 1,5 tiếng.
  • Trẻ 2.000 gram cách 2 tiếng.
  • Trẻ 3.000 gram cách 3 tiếng.

Với những trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé bú thì nên cho trẻ ăn thêm sữa bột dành cho trẻ non tháng, lượng sữa chỉ nên cho khoảng 1/3 nhu cầu hàng ngày của trẻ và giảm dần đến khi mẹ đủ sữa hoàn toàn.

Lượng sữa cho bé theo tháng tuổi

Tất cả các cách tính lượng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh chỉ là ở mức tương đối. Dưới đây là lượng sữa cho bé từ tuần thứ 2 trở đi:

  • Từ tuần thứ 2 đến 2 tháng tuổi trẻ có thể muốn bú khoảng 70-105ml sữa ở mỗi lần bú
  • Khi bé đang ở giữa từ 2 tháng đến 6 tháng nhu cầu sữa tăng lên khoảng 105-210ml sữa
  • Lúc 6 tháng tuổi trở lên, mỗi lần bú có thể đạt từ 210-240ml sữa. Tổng lượng sữa một ngày khoảng 900ml

Đến tuổi trẻ ăn dặm lượng sữa mỗi ngày bé cần sẽ giảm xuống. Và đến khi bạn đã thiết lập cho bé một chế độ ăn uống đa dạng thì lượng sữa mỗi ngày cần khoảng 600ml.

Công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo cân nặng

Dựa theo cân nặng của trẻ để tính tương đối chính xác lượng sữa cho bé. Tùy nhu cầu mà mẹ có thể cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp:

1 đến 3 tuần  30 – 90ml x 10 lần/ngày
3 tuần đến 3 tháng 90 – 120 ml x 6 lần/ngày
 3 đến 6 tháng 120 – 230 ml x 5 lần/ ngày
6 đến 9 tháng 70 – 240 ml x 6 lần/ngày
 9 đến 12 tháng 200 – 250 ml x 4 lần/ngày
 12 tháng trở nên 120ml x 4 lần trên ngày

Bảng ml sữa chuẩn cho bé

Dù là sữa công thức hay sữa mẹ thì lượng ml sữa mỗi ngày cho bé đều tương đương. Đương nhiên, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

 Cân nặng của bé  Tổng lượng sữa trong ngày  Lượng sữa mỗi cữ bú
 2.265 gr 390 ml 48.75 ml
 2.491 gr 429 ml 53.625 ml
 2.718 gr 467 ml  58.375 ml
 2. 944 gr 507 ml 63.375 ml
3.171 gr 546 ml 68.25 ml
3.397 gr 584 ml 73 ml
3.600 gr 639 ml 79.875 ml
 3.850 gr 664 ml 83 ml
4.00 gr 720 ml 90 ml
4.303 gr 741 ml 92.625 ml
4.500 gr 801 ml 100.125 ml
4,756 gr 819 ml 102.375 ml
4.900 gr 879 ml 109.875 ml
5.209 gr 897 ml 112.125 ml
5.400 gr 960 ml 120 ml
5.662 gr 976 ml 122ml
5.889 gr 1.015 ml 126.875ml
6.115 gr 1.053 ml 131.625 ml
6.400 gr 1.119 ml 139.875 ml
6.704 gr 1.155 ml 144.375 ml
6.795 gr 1.172 ml 146.25 ml
7.021 gr 1.210 ml 151.25 ml

Cách tăng lượng sữa cho trẻ sơ sinh

Trong thời gian đầu sau sinh nếu chưa “gọi được sữa về” mẹ có thể áp dụng một vài mẹo dưới đây:

  • Thường xuyên cho bé bú để kích thích cơ thể tạo sữa. Cho bé bú đều hai bên ngực
  • Áp dụng đúng cách cho con bú
  • Khi bé bú và nuốt chậm, dùng tay ép sữa ra khỏi ngực để dồn toàn bộ lượng sữa trong ngực cho bé. Nếu đã dùng tay mà dòng sữa vẫn có xu hướng chậm lại, chuyển sang ngực bên kia. Tiếp tục đổi qua lại giữa hai ngực cho đến khi bé đã no hoặc ngừng nuốt.
  • Kích thích cơ thể tạo sữa bằng cách dùng máy hút sữa giữa các lần cho bé bú. Nếu cần thiết, có thể cất giữ phần sữa hút được cho bé đến khi nguồn sữa được cải thiện.
  • Tránh sử dụng núm vú giả. Khi bé khóc, cho bé ngậm vú vì động tác bú của bé sẽ kích thích tạo sữa.
  • Những bà mẹ khẳng định mình thực sự có quá ít sữa thì nên kiểm tra tuyến giáp. Rối loạn tuyến giáp đã được chứng minh có ảnh hưởng xấu đến lượng sữa tiết ra.
  • Nếu bạn phân vân không biết con mình có được uống đủ sữa không hoặc sữa của mình có đủ hay không, đừng ngại tìm đến chuyên gia tư vấn để được giúp đỡ.
  • Xem xét sử dụng các loại thảo dược lợi sữa được nhiều người công nhận. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về thảo dược hoặc các trung tâm y tế uy tín về tính an toàn của các loại cây cỏ này trong thời kỳ cho bé bú.

[inline_article id=108262]

Dựa vào công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh mẹ hoàn toàn có thể an tâm cho bé cho bé bú bình mà không sợ quá no hay nôn trớ, trào ngược dạ dày. Đừng quên căn chỉnh những ngày đầu tiên để biết chính xác bé cần gì.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Thắc mắc thường gặp khi cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật

Trước khi quyết định làm một “cuộc cách mạng” trong gia đình, thử xem bạn đã hiểu đúng và sẵn sàng với phong cách ăn dặm mới này chưa nhé?

Ăn dặm kiểu Nhật có ưu điểm gì?

Đây chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều mẹ khi thấy dân tình xôn xao về ăn dặm kiểu Nhật: Phương pháp này có gì hay mà được nhiều người “ca tụng” đến thế? Mục đích của ăn dặm kiểu Nhật là nhằm kích thích sự phát triển vị giác và thói quen ăn uống tốt chứ không chú trọng đến lượng thức ăn.

Vì thế, nếu áp dụng thành công, con có thể không béo tròn, tăng cân vùn vụt nhưng sẽ chắc khỏe, tự ăn mà không cần mẹ đút hoặc phải ẵm đi rong khắp nơi và quan trọng nhất là con thích thú với chuyện ăn uống, như thế vừa khỏe mẹ vừa tốt cho con.

Khi nào nên cho con ăn dặm kiểu Nhật?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ sơ sinh nên được cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ có thể bắt đầu giới thiệu các món ăn dặm cho bé.

Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển khác nhau nên mẹ cần dựa vào các biểu hiện muốn ăn của bé như chóp chép miệng và đùn lưỡi ra vào nhiều khi thấy người lớn ăn thay vì chỉ dựa vào tháng tuổi.

Cơ thể của trẻ thật sự cần đủ dinh dưỡng thông qua ăn dặm ở khoảng 9 tháng tuổi, vì thế, mục đích của việc ăn dặm giai đoạn này là tập cho trẻ làm quen với thức ăn đặc bên cạnh sữa và hình thành ý thức trong chuyện ăn uống.

thắc mắc khi cho trẻ ăn dặm theo kiểu nhật
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật khuyến khích bé tự ăn từ nhỏ

Cho con ăn dặm theo kiểu Nhật như thế nào?

Một trong những sự khác nhau quan trọng giữa cách ăn dặm kiểu Nhật so với cách ăn dặm truyền thống ở nước ta, đó là trong khâu chế biến món ăn. Nếu như các bà, các mẹ ngày xưa thường nghiền nhuyễn hoặc xay trộn nhiều loại thực phẩm với nhau để cho con ăn dặm thì phương pháp ăn dặm kiểu Nhật lại cho trẻ ăn riêng từng thứ một.

Bắt đầu bằng việc cho bé ăn cháo trắng nghiền, sau đó là rau củ rồi đến các loại đạm, tất cả đều bắt đầu từ một muỗng nhỏ riêng rẽ từng loại thực phẩm và không nêm gia vị. Cách này sẽ cho bé làm quen với từng vị riêng của thực phẩm để giúp bé phát triển vị giác.

Lưu ý các mẹ là mỗi ngày chỉ cho bé thử một món mới để thử phản ứng của bé nhé!

[inline_article id=67099]

Không chỉ khác nhau về món ăn mà cách cho con ăn cũng khác đấy. Bạn sẽ không thể đút bé ăn từ nhỏ đến lớn rồi đột nhiên một ngày lại yêu cầu con tự ăn đâu nhé. Do đó, ngay khi bé có phản xạ cầm nắm và tỏ ra thích cầm thức ăn cho vào miệng, mẹ nên khuyến khích và để bé tự làm.

Ban đầu có thể là những loại bánh ăn dặm cho trẻ sơ sinh, khô và dễ tan trong miệng, sau đó cho trẻ làm quen với tô và muỗng cùng ít thức ăn để bé “nghịch”. Khi bé quen thuộc và khéo léo hơn, bé có thể tự bốc thức ăn cho vào miệng và tiến dần tới ăn bằng muỗng.

Bí quyết thành công của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật?

Bí quyết đầu tiên và quan trọng nhất chính là tâm lý của người mẹ. Chị em có con nhỏ ai lại chẳng mong con hay ăn chóng lớn, thế nhưng nếu muốn nuôi con bằng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bạn phải sẵn sàng “chịu đựng” việc con ăn ít, tăng cân chậm trong thời gian đầu.

Vượt qua được sự yếu lòng và cảm giác xót con giai đoạn này, mẹ sẽ được hưởng “quả ngọt” khi thấy con tự ăn một cách thích thú mà không khóc quấy đòi đút, ăn ngậm, nhè thức ăn ra, chán ăn, sợ ăn… như nhiều bạn bè cùng tuổi khác.

Tiếp theo đó là sự kiên trì và quyết tâm vì không có phương pháp giáo dục hay nuôi dạy con nào có thể thành công ngày một ngày hai. Mẹ sẽ phải không ngại con bị bẩn, không ngại mất thời gian rửa ráy cho con sau mỗi bữa ăn cũng như không phải vì thấy con vụng về mà giúp đút con ăn.

Bên cạnh đó, sự kiên trì và quyết tâm ở đây còn muốn nói đến “cuộc chiến” giữa các bà mẹ hiện đại và bà mẹ truyền thống khi các bà, các cô, thậm chí các chị em gái hoặc chị em bạn dâu cũng quyết liệt phản đối phương pháp ăn dặm “kỳ lạ” này. Đây chính là thử thách đã khiến nhiều mẹ bỏ cuộc để cho yên chuyện đấy nhé.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Canh đúng thời điểm cho bé ăn dặm giúp con phát triển vượt trội

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong suốt 6 tháng đầu đời, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Từ 6 tháng tuổi, khi nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng lên, mẹ mới bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé trong giai đoạn này, ăn dặm chủ yếu để bé quen dần với mùi vị thực phẩm.

Khuyến cáo là vậy, nhưng tốc độ phát triển của mỗi bé khác nhau. Nhiều bé sẽ sẵn sàng ăn dặm sớm hơn, khoảng 4-5 tháng tuổi. Mẹ có thể tham khảo thêm dấu hiệu sau đây để biết chính xác thời điểm con sẵn sàng cho một bước chuyển mới.

  • Bé có thể kiểm soát tốt đầu và cổ
  • Tăng cân đều đặn
  • Bé có xu hướng dùng tay cầm nắm và đưa đồ vật xung quanh vào miệng
  • Có vẻ “thèm thuồng” khi nhìn ba mẹ ăn
  • Bé luôn cảm thấy đòi, dù vẫn bú đủ, hoặc bú hơn lượng sữa mỗi ngày
  • Miệng, lưỡi của bé phát triển. Bé có khả năng dùng lưỡi đẩy thức ăn vào trong, và nuốt đúng cách
Tác hại khi cho bé ăn dặm sớm
Phải đến tháng thứ 6, hệ tiêu hóa của bé mới sẵn sàng để đón nhận thực phẩm khác ngoài sữa

Bé ăn dặm sớm, mẹ lo đủ đường

Khác với quan niệm của nhiều mẹ, cho bé ăn dặm sớm sẽ không giúp trẻ tăng cân và phát triển tốt hơn mà ngược lại sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí sự phát triển của trẻ.

Dễ gây tổn thương thận

Trẻ dưới 4 tháng tuổi (17 tuần tuổi) có hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa đủ sức tiêu hóa protein, lipit từ thực phẩm để chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Khi đó, thận của bé sẽ phải “tăng ca” mới có thể tiêu hóa hết nguồn dưỡng chất này.

Hơn nữa, tiếp xúc với thực phẩm từ sớm, bé cưng có thể gặp phải các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, đi phân ngoài sống.

Nguy cơ béo phì cao hơn

Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc ăn dặm sớm và nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ. So với bé ăn dặm đúng chuẩn, bé ăn dặm sớm có nguy cơ béo phì tăng gấp 3 lần.

Nguy cơ nghẹt thở

Khi bé chưa sẵn sàng, sự hoạt động của cơ hàm, lưỡi, hầu và họng của bé chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn. Phản xạ nuốt cũng chưa hoàn thiện, bé dễ bị sặc và nghẹn, bởi lưỡi chưa có khả năng đẩy thực phẩm vào đúng đường tiêu hóa.

Nguy cơ khi cho bé ăn dặm trễ

Trẻ 6 tháng tuổi có nhu cầu năng lượng cao hơn do hoạt động thể chất tăng đột ngột. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm nguồn dự trữ sắt từ lúc mới sinh bắt đầu cạn kiệt. Bé cần thực phẩm ăn dặm để bổ sung thêm năng lượng cũng như lượng sắt cần thiết.

Cho bé ăn dặm quá muộn, sau 6 tháng tuổi, có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của trẻ. Thậm chí có thể làm trẻ bị suy dinh dưỡng. Hơn nữa, cho trẻ ăn dặm trễ cũng dễ hình thành tâm lý phản kháng, khó chấp nhận thực phẩm dạng rắn.

[inline_article id=79183]

Quy tắc cho bé ăn dặm đúng cách

Bắt đầu và kết thúc chuẩn

Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi trẻ 6 tháng tuổi, hoặc khi có dấu hiệu sẵn sàng. Tuy nhiên, không nên cho bé ăn trước 17 tuần tuổi. Đồng thời mẹ cũng nên lưu ý kết thúc thời gian ăn dặm khi bé 24 tháng tuổi.

Kéo dài thời gian ăn dặm của trẻ nhỏ có thể dẫn đến vài rắc rối như: trẻ chậm nhai, khó hòa nhập với trường lớp do có chế độ ăn khác…

Ăn từ ít đến nhiều

Lúc bắt đầu, mẹ có thể cho bé ăn bằng bình tập ăn dặm hoặc bằng thìa, sau đó tăng dần từ 1-2 muỗng nhỏ thức ăn xay nhuyễn. Dùng muỗng nhựa, mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của bé và nên bắt đầu với một lượng nhỏ trên đầu muỗng. Một khi quen với chế độ dinh dưỡng mới, mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm cho bé.

Từ ngọt đến mặn

Khi mới tập cho bé ăn dặm, mẹ nên bắt đầu với những thực phẩm có vị ngọt như táo, chuối, khoai lang. Sau đó mới thử đến các loại rau, thịt cá. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không nên nêm muối, bột ngọt hay bột nêm vào thức ăn của con nhé!

Cho bé làm quen với thực phẩm mới trong 3-5 ngày

Đây là cách giúp phát hiện bé có dị ứng với thực phẩm hay không. Sau thời gian này, nếu bé không có biểu hiện đặc biệt, mẹ có thể cho bé thử món khác.

[inline_article id=109048]

Cân đối các nhóm thực phẩm

Giống như người lớn, trẻ nhỏ cũng cần nguồn dinh dưỡng từ nhiều nhóm thực phẩm.

  • Nhóm bột đường: gạo, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai…
  • Nhóm đạm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các loại đậu…
  • Nhóm chất béo: dầu, bơ, các loại hạt có dầu
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: rau củ và các loại trái cây.

Ngoài lựa chọn thời điểm ăn dặm cho trẻ hợp lý cùng kiểu ăn truyền thống thì mẹ cũng có thể chọn cho con phương pháp ăn dặm kiểu Nhật giúp tăng bổ sung nhiều dưỡng chất cho con toàn diện.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Vitamin cho trẻ biếng ăn, mẹ đừng “lạc lối” giữa những lời khuyên

Trong các loại vitamin cho trẻ biếng ăn, vitamin B1 được nhắc đến thường xuyên và “nổi danh” hơn cả. Thông tin từ các tài liệu y khoa cho biết vitamin B1 chịu trách nhiệm cho việc sản xuất năng lượng trong cơ thể, giúp điều tiết sự chuyển hóa đường, đảm bảo thức ăn được biến thành năng lượng và được các cơ quan sử dụng.

Trường hợp trẻ bị thiếu B1, quá trình chuyển hóa này gặp trở ngại rất lớn, vì dẫn truyền thần kinh ở những cơ quan trong hệ tiêu hóa như dạ dày, ruột bị ảnh hưởng dẫn đến giảm nhu động ruột và dạ dày. Bé bị táo bón do chướng bụng sẽ làm giảm sự thèm ăn ở bé. Tuy nhiên, trẻ đâu chỉ biếng ăn vì thiếu B1 mà còn rất nhiều nguyên nhân khác.

vitamin cho trẻ biếng ăn
Mẹ đừng chỉ vì ý muốn của mình mà ép con phải uống vitamin “thèm ăn”

Biếng ăn không phải bệnh, vitamin không phải thần dược

Cần phải nhắc đi nhắc lại một điều quan trọng với các bậc cha mẹ đang nuôi dạy con trong giai đoạn ăn dặm và tập ăn thô, biếng ăn xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý và tâm lý nhưng chắc chắn không phải bệnh cần thuốc chữa.

Không phải bệnh nên không cần dùng đến các loại thuốc kháng sinh dành cho trẻ em hay thuốc bổ. Nếu có chỉ bác sĩ mới là người biết chính xác nhất. Đừng nóng vội mà mua vitamin quảng cảo về dùng cho con, hệ quả không tốt sẽ hiện diện không sớm thì muộn.

Trong giai đoạn trẻ ăn dặm, biếng ăn có thể do hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa tiết đủ enzym tiêu hóa, gây ra chướng bụng, đầy hơi, trào ngược, nôn ói… Tới tuổi đến trưởng có thể là do biếng ăn tâm lý: Bị ép ăn, ăn khi chưa đói, thức ăn không hợp khẩu vị…

Nhiều phụ huynh sốt ruột, thấy con biếng ăn lại vội mua ngay vitamin bổ sung cho bé mà không lường trước thừa vitamin cũng chính là con đường tích độc tố trong cơ thể trẻ.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận định các sản phẩm vitamin chỉ có tác dụng giúp bổ sung cho bé, còn việc bé có thể hấp thu được các dưỡng chất đó hay không lại là chuyện hoàn toàn khác. Có bé uống nhiều loại vitamin nhưng cân nặng vẫn không hề tiến triển.

Lỗi chính là do hệ tiêu hóa của bé. Muốn bé ăn ngon, tăng cân đều, khỏe mạnh, ăn ngon phải bắt nguồn từ một hệ tiêu hóa khỏe.

Lượng vitamin cần thiết cho trẻ

Việc bác sĩ kê đơn bổ sung vitamin cho trẻ biếng ăn có mục đính chính là cung cấp đầy đủ lượng vitamin cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của trẻ do các bữa ăn hàng ngày không cung cấp đầy đủ cho trẻ.

Tùy theo chỉ số cơ thể của từng bé mà mỗi loại viatmin sẽ cần bổ sung một lượng nhất định. Theo nghiên cứu của Học viện khoa học quốc gia Hoa Kỳ, đã thống kê ra lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ có độ tuổi từ 0 đến 4 tuổi. Hàm lượng được thống kê trong bảng sau:

Vitamin và khoáng chất Đơn vị RDA cho trẻ0-4 tuổi UL cho trẻ0-4 tuổi
Vitamin A IU 1333 3000
Vitamin C mg 25 650
Vitamin D IU 600 3000
Vitamin E IU 10 447
Vitamin K mcg 55 ND
Vitamin B6 mg 0.6 40
Vitamin B12 mcg 1.2 ND
Calcium mg 1000 2500
Chromium mcg 15 ND
Copper mcg 440 3000
Iodine mcg 90 300
Magnesium mg 130 110
Iron mg 10 40
Phosphorus mg 500 3
Selenium mcg 30 150
Sodium g 1.2 1.9
Zinc mg 5 12

Các đơn vị đo lường sau được sử dụng trong bảng là: mcg, mg, g và IU.

  • 1.000 mcg (micrograms) = 1 mg (milligram)
  • 1.000 mg (milligrams) = 1 g (gram)
  • IU (International Unit) là một đơn vị đo lường cho các giá trị của một chất, dựa trên hoạt động sinh học có hiệu lực.
  • Chỉ số RDA là hàm lượng tối thiểu các chất dinh dưỡng mà một người khỏe mạnh phải có thông qua chế độ ăn uống hoặc bổ sung.
  • Chỉ số UL là hàm lượng chất dinh dưỡng tối đa một người có thể hấp thu mỗi ngày mà không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. Nếu không có đủ dữ liệu để đánh giá, dữ liệu sẽ ghi là ND (không xác định).

Có nên cho trẻ uống b1?

Đã từ rất lâu rồi, thông tin uống vitamin B1 giúp kích thích trẻ thèm ăn, ngon miệng được “truyền miệng” rộng rãi trên các mạng xã hội. Đúng là B1 có vai trò chuyển hóa Gluxit giúp kích thích ăn, nhưng không phải bất cứ trẻ nào biếng ăn cứ cho uống B1 là hiệu quả.

vitamin cho trẻ biếng ăn 1
Bé có cần uống thêm viatmin B1 hay không la do bác sĩ quyết định

Các bác sĩ luôn khuyên, khi trẻ biếng ăn cần đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa dinh dưỡng để thăm khám, nhằm tìm ra nguyên nhân, không tự tiện dùng thuốc kể cả vitamin B1 hay làm theo kinh nghiệm người này người kia mách.

Liều dùng b1 cho trẻ em

Sử dụng theo đúng liều lượng mà bác sĩ hướng dẫn vì thừa hay thiếu B1 đều nguy hiểm như nhau. Thiếu vitamin B1 dễ gây bệnh Beriberi với những dấu hiệu tổn thương thần kinh, thừa vitamin B1 gây dị ứng, choáng. Dùng vitamin B1 quá liều sẽ có hiện tượng hoảng hốt, đau đầu, mệt mỏi, tê thần kinh bắp thịt, tim mạch đập nhanh, chuột rút, phù nề.

[inline_article id=44303]

Vitamin cho trẻ biếng ăn, khi chọn mua bất kỳ thương hiệu nào, trong hay ngoài nước mẹ đều cần tới lời khuyên của bác sĩ sau khi thăm khám sức khỏe của bé. Đừng dại dột mà mua đại kẻo tiền mất tật mang.