Vậy cách thử thai đối với người kinh nguyệt không đều như thế nào để có kết quả chính xác nhất. Bài viết này MarryBaby sẽ chia sẻ đến các chị em các vấn đề thử thai khi kinh nguyệt của chị em không đều. Hãy theo dõi bài viết này để biết cách nhé các chị em!
Như thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều?
Trước khi tim hiểu cách thử thai đối với người kinh nguyệt không đều; chúng ta cần hiểu về chu kỳ kinh nguyệt không đều. Sau tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ bắt đầu đều đặn hơn. Vậy còn chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt thế nào là không đều?
Theo Dịch vụ Y tế Anh Quốc (NHS); Chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài 28 ngày. Mặc dù chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn hoặc dài hơn một chút là điều bình thường. Còn phụ nữ có kinh nguyệt không đều khi độ dài của chu kỳ kinh nguyệt (khoảng cách giữa các kỳ kinh bắt đầu) liên tục thay đổi.
Mặc dù phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ khó thụ thai hơn phụ nữ có chu kỳ bình thường. Bởi vì, các chị em có chu kỳ không đều sẽ khó tính ngày rụng trứng chính xác. Nếu quan hệ không dùng biện pháp tránh thai; thì cách tính ngày thử thai với người kinh nguyệt không đều như thế nào?
Theo tổ chức Sức khỏe Phụ nữ tại Hoa Kỳ; cách thử thai đối với người kinh nguyệt không đều là hãy thử đếm 36 ngày kể từ ngày bắt đầu chu kỳ kinh cuối cùng; hoặc 4 tuần kể từ khi bạn quan hệ tình dục. Tại thời điểm này, nếu đang mang thai, thì nồng độ hCG của chị em sẽ đủ cao để dễ dàng thử thai bằng que thử thai.
Nếu lúc đó que thử thai cho kết quả 1 vạch, nhưng chị em vẫn nghi ngờ mình có thai. Các chị em hãy đợi thêm vài ngày và thử thai lần nữa; hoặc đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm máu.
Khi đã biết cách thử thai đối với người kinh nguyệt không đều; các chị em cũng nên lưu ý thêm một số điều khi thử thai tại nhà theo khuyến cáo của các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland tại Hoa Kỳ.
Sử dụng nước tiểu vào buổi sáng sau khi thức dậy của chị em để thử thai. Bởi vì, đây là thời điểm trong ngày mà nồng độ hCG của phụ nữ cao nhất.
Nếu chị em thử thai vào một thời điểm khác trong ngày cũng được. Nhưng các chị em phải đảm bảo rằng nước tiểu đã ở trong bàng quang ít nhất bốn giờ.
Chị em tuyệt đối không uống quá nhiều chất lỏng trước thử thai. Bởi vì điều này có thể làm loãng nồng độ hCG trong nước tiểu. Từ đó, cho kết quả khong chính xác.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì của que thử thai và đảm bảo thực hiện đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất.
[inline_article id=195732]
Trên đây là những thông tin về cách thử thai đối với người kinh nguyệt không đều. Nếu các chị em còn thắc mắc gì liên quan đến điều này hãy để lại bình luận. Đội ngũ bác sĩ tham vấn của MarryBaby sẽ giúp giải đáp ngay nhé!
Vậy tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp cho các chị em các vấn đề kinh nguyệt không đều. Hãy theo dõi bài viết này để được giải đáp những thắc mắc nhé.
Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều?
Trước khi tìm hiểu tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt; chúng ta cần nhận biết thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều. Theo chia sẻ của tổ chức Sức khỏe phụ nữ tại Hoa Kỳ; kinh nguyệt không đều là bình thường đối với các bạn gái tuổi teen và phụ nữ tiền mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt của các cô gái tuổi teen có thể không đều trong vài năm đầu và sẽ đều đặn vào những năm sau. Ngoài ra, phụ nữ trong quá trình tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể trở nên thất thường trước khi mãn kinh.
Kinh nguyệt không đều nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn hoặc dài hơn mức trung bình. Điều này có nghĩa là từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng cho đến khi bắt đầu kỳ kinh tiếp theo chỉ dưới 24 ngày hoặc hơn 38 ngày.
Ngoài ra, kinh nguyệt không đều khi độ dài chu kỳ thay đổi hơn 20 ngày từ tháng này sang tháng sau. Chẳng hạn như, chu kỳ của bạn chuyển từ chu kỳ 25 ngày bình thường sang chu kỳ 46 ngày vào tháng tiếp theo; và sau đó trở lại chu kỳ 25 ngày vào tháng kế tiếp.
Vậy tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Kinh nguyệt không đều hoặc trễ kinh có thể là dấu hiệu của rối loạn ăn uống. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến tuyến giáp khiến tạo ra nhiều hormone tuyến giáp hơn mức cơ thể. Hoặc vấn đề cường giáp hoạt động quá mức cũng có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
2. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Lượng prolactin trong máu cao
Theo tổ chức Sức khỏe phụ nữ tại Hoa Kỳ; tình trạng này được gọi là tăng prolactin máu. Prolactin là hormone khiến ngực phát triển trong tuổi dậy thì và tạo ra sữa mẹ sau khi sinh con. Hormone này cũng giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Nếu nó tăng cao trong máu cũng khiến cho kinh nguyệt không đều
3. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Một tình trạng khác cũng là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều đó là Hội chứng đa nang buồng trứng; gây mất cân bằng nội tiết tố. Theo thống kê, có khoảng 1/10 phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều mắc PCOS; tổ chức Sức khỏe phụ nữ tại Hoa Kỳ chia sẻ.
4. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Suy buồng trứng nguyên phát (POI)
POI xảy ra khi buồng trứng ngừng hoạt động bình thường trước tuổi 40. Trong một số trường hợp, điều này cũng có thể xảy ra ngay từ tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, POI không phải là tình trạng mãn kinh sớm. Nó không giống như tình trạng của những phụ nữ trong thời kỳ mãn. Những phụ nữ bị POI vẫn có thể có kinh nhưng không đều. Và họ cũng có thể mang thai như những người phụ nữ bình thường.
5. Bệnh viêm vùng chậu (PID)
Kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu. Đây là một bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản. Bệnh này thường do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) gây nên.
6. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Căng thẳng
Theo chia sẻ của các chuyên gia tại bệnh viện Cleveland tại Mỹ; những căng thẳng nhỏ hàng ngày thường không ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Nhưng nếu căng thẳng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể. Điều này chính là nguyên nhân khiến cho cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em không đến “đúng hẹn”.
7. Bệnh tiểu đường
Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 có thể cũng là nguyên nhân gây ra kinh nguyệt không đều. Nếu kiểm soát bệnh tiểu đường có thể giúp kinh nguyệt đều đặn trở lại.
8. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Béo phì
Chất béo dư thừa trong cơ thể sẽ tạo ra hormone estrogen. Do đó, hormone estrogen cũng có thể là nguyên nhân làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể gây ra hiện tượng trễ kinh, kinh nguyệt không đều hoặc kinh nguyệt ra nhiều.
9. Ăn kiêng và tập thể dục khắc nghiệt
Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khỏe. Nhưng nếu bạn lạm dụng điều này có thể sẽ khiến kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng.
Khi kinh nguyệt không đều do giảm cân, ăn kiêng hoặc tập thể dục có thể dẫn đến vô kinh thứ phát. Dưới đây có thể là những trường hợp gây ra vô kinh thứ phát:
Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, hạn chế calo.
Bị rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc ăn vô độ.
Giảm nhiều cân trong một khoảng thời gian ngắn.
Trải qua quá trình tập luyện nặng nhọc như chạy marathon.
10. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Thuốc tránh thai nội tiết
Trong thuốc tránh thai nội tiết có chứa progestin hoặc cả progestin và estrogen. Các hormone này làm ngừng rụng trứng và ngăn ngừa thụ thai. Dưới đây là các biện pháp tránh thai nội tiết:
Nếu bạn bị trễ kinh do sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết tố liên tục thì không có vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, bạn hãy hỏi bác sĩ trước khi thử để đảm bảo các biện pháp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
11. Tuổi dậy thì
Thông thường, các bạn phải mất một vài năm để chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Bởi vì tuổi dậy thì buồng trứng chưa phát triển đầy đủ, ngoài ra cũng có thể do sự thay đổi nội tiết tố, trục dưới đồi tuyến yên buồng trứng (HPO) chưa trưởng thành.
Trục HPO là hệ thống nội tiết tố điều chỉnh quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Phải mất một vài năm để trục HPO trưởng thành và điều chỉnh kinh nguyệt được đều hơn. Thông thường, kinh nguyệt của nữ giới sẽ đều hơn vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên và 20 tuổi.
12. Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp từ những năm sinh sản sang mãn kinh. Quá trình chuyển đổi này có thể mất một hoặc hai năm hoặc có thể vài năm. Và trong thời gian này, chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài 25 ngày trong tháng này và 29 ngày trong tháng tiếp theo.
Theo chuyên gia ở bệnh viện Cleveland tại Mỹ; kinh nguyệt không đều trong thời kỳ tiền mãn kinh thì không sao. Nhưng nếu kinh nguyệt liên tục trở nên nặng hơn hoặc gần nhau hơn thì hãy gặp bác sĩ ngay.
Tuổi mãn kinh trung bình là 51, vì vậy tiền mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi 40 hoặc 50. Thông thường, tiền mãn kinh cũng đi kèm với các triệu chứng khác như:
Nóng bừng.
Mất ngủ.
Thay đổi tâm trạng.
Đổ mồ hôi đêm.
Khô âm đạo.
13. Mang thai
Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? Đôi khi kinh nguyệt không xuất hiện cũng có thể do bạn đang mang thai. Bạn có thể mang thai nếu đã quan hệ tình dục không tránh thai. Và bạn đã quan hệ trong khoảng thời gian rụng trứng và tình trạng không có kinh nguyệt cũng là dấu hiệu thụ thai. Để biết bạn có thai hay không hãy dùng que thử thai để kiểm tra nhé.
Khi thấy không có kinh nguyệt trong 1-2 tháng; bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra chứ không nên tự chẩn đoán và điều trị bệnh tại nhà. Nếu bạn nhận biết các dấu hiệu mang thai thì hãy đến bệnh viện siêu âm để được chẩn đoán chính xác hơn nhé.
[inline_article id=173823]
Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt. Nếu còn thắc mắc gì đến vấn đề chu kỳ kinh nguyệt hãy để lại bình luận. Đội ngũ bác sĩ của MarryBaby sẽ giúp giải đáp ngay nhé!
Vậy đó có phải là dấu hiệu của một chu kỳ kinh nguyệt thất thường không? Vì sao kinh nguyệt lại không đều như vậy? Nó có nguy hiểm không? Hãy để MarryBaby giải đáp và đưa ra phương pháp điều trị hữu ích cho bạn nhé!
Trước khi biết vì sao kinh nguyệt không đều; chúng ta cần hiểu kinh nguyệt không đều là như thế nào.
1. Như thế nào là kinh nguyệt không đều?
Nếu trứng không thụ tinh với tinh trùng; nồng độ hormone sụt giảm sẽ làm bong lớp niêm mạc tử cung và gây ra kinh. Từ đó, một chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu.
Hầu hết phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ bốn đến bảy ngày. Kinh nguyệt của phụ nữ thường xuất hiện 28 ngày một lần. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn dao động từ 21 ngày đến 35 ngày thì hãy yên tâm. Đây vẫn có thể được xem là bình thường.
Vậy kinh nguyệt không đều là như thế nào? Nếu bạn có tình trạng kinh nguyệt “đến” và “hết” không theo quy luật trên. Đó gọi là hiện tượng kinh nguyệt không đều. Nó biểu hiện bằng việc thời gian chu kỳ ngắn hoặc dài hơn; gặp bất thường ở lượng máu cũng như màu sắc kinh nguyệt.
Không chỉ hiểu vì sao kinh nguyệt không đều. Bạn cần chú ý đến dấu hiệu nhận biết một chu kỳ kinh nguyệt bất thường:
Có dấu hiệu ra máu giữa 2 kỳ kinh.
Lượng máu kinh bị mất có thể quá nhiều hoặc quá ít.
Thời gian hành kinh ngắn hơn 3 ngày hoặc dài hơn 7 ngày.
Chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày.
Đau bụng dữ dội, đau lưng, mệt mỏi,… trong thời kỳ kinh nguyệt.
Máu kinh có màu sắc bất thường; máu màu đen, lẫn các cục máu đông.
Thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng hoặc chỉ vài ngày. Lượng máu kinh lúc nhiều, lúc ít.
Kinh nguyệt bị ngừng khoảng 6 tháng trở lên (vô kinh thứ phát); hoặc trường hợp chưa bao giờ có kinh (vô kinh nguyên phát).
3. Vì sao kinh nguyệt không đều? Top 15 nguyên nhân phổ biến
Bạn thắc mắc vì sao kinh nguyệt không đều? Có rất nhiều nguyên nhân giải thích như sau:
3.1 Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi
Stress và mệt mỏi là lý do phổ biến giải thích vì sao kinh nguyệt không đều. Khi cơ thể bạn phải trải qua quá nhiều căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, tuyến thượng thận trong cơ thể nữ giới sẽ tiết ra nhiều cortisol – một loại hormone căng thẳng.
Điều này gây ra nhiều bất lợi trong quá trình sản xuất nội tiết tố estrogen và progesterone. Đó là nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.
3.2 Lối sống không lành mạnh
Khi không biết vì sao kinh nguyệt không đều, bạn hãy nhìn lại về lối sống của mình:
Bởi lẽ, ở thời điểm này, cơ thể vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi; hormone sinh dục cũng chưa ổn định. Điều này gây ra những rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì trong hai năm đầu.
Một vài biểu hiện cụ thể như lượng máu ra hàng ngày có lúc quá nhiều, có lúc lại quá ít. Thêm vào đó, số ngày hành kinh cũng không đều, không lặp lại theo chu kỳ nhất định.
3.4 Mang thai
Nếu bạn bị trễ kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt thất thường mà trước đó bạn có quan hệ không dùng đến các biện pháp tránh thai; hãy đi kiểm tra xem mình có mang thai hay không.
3.5 Sau khi sinh
Phụ nữ sau sinh cũng nằm trong đối tượng thường gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Sữa mẹ có chứa nhiều prolactin ức chế hormon sinh sản bằng việc cản trở quá trình rụng trứng dẫn đến kinh nguyệt rất ít hoặc không có trong thời gian cho con bú. Kinh nguyệt sẽ trở lại đều đặn khi mẹ cai sữa cho con.
3.6 Thuốc tránh thai
Hầu hết các loại thuốc tránh thai đều chứa hợp chất của hormone estrogen và progestin (một số loại chỉ chứa progestin). Tiếp tục uống hoặc ngừng thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Và cũng là lý do vì sao kinh nguyệt không đều.
Một số phụ nữ có kinh nguyệt không đều hoặc bị trễ đến sáu tháng là do ngừng sử dụng thuốc tránh thai. Đây là một điều đáng lưu ý khi bạn đang có kế hoạch mang thai. Phụ nữ dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin có thể bị chảy máu giữa các kỳ kinh.
3.7 Tác dụng phụ của thuốc
Vì sao thuốc gây kinh nguyệt không đều? Một số thành phần có trong các loại thuốc khác như: thuốc chữa tuyến giáp; thuốc chống đông máu; thuốc hóa trị; thuốc chống trầm cảm… cũng là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều.
Chúng chẳng những làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt; mà còn để lại những cơn đau bụng dữ dội.
3.8 Tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh là thời kỳ chuyển đổi mãn kinh ở nữ giới. Lúc này, hoạt động của buồng trứng bắt đầu suy giảm, mất cân bằng nội tiết tố do cơ thể tiết ra ít estrogen và progesterone hơn. Từ đó gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.
Sau mãn kinh, phụ nữ sẽ hoàn toàn không còn kinh nguyệt nữa.
Các mô nội mạc tử cung là loại mô hình thành nên lớp niêm mạc tử cung bị phân hủy hàng tháng; và được thải ra ngoài cùng với kinh nguyệt. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô nội mạc tử cung bắt đầu phát triển bên ngoài tử cung.
Thông thường, mô nội mạc tử cung tự gắn vào buồng trứng hoặc ống dẫn trứng; đôi khi nó phát triển trên ruột hoặc các cơ quan khác trong đường tiêu hóa dưới và ở khu vực giữa trực tràng và tử cung của bạn.
Lạc nội mạc tử cung có thể gây chảy máu bất thường; chuột rút hoặc đau trước và trong kỳ kinh, giao hợp đau.
3.10 Polyp tử cung hoặc u xơ tử cung
Polyp tử cung là một trong những lý do vì sao kinh nguyệt không đều; bệnh lý này có thể gâyra hiện tượng rong kinh. Đây là những khối u nhỏ lành tính (không phải ung thư) trong niêm mạc tử cung.
Phụ nữ có thể có một hoặc một số khối u xơ có kích thước từ nhỏ như hạt táo đến kích thước bằng quả bưởi. Những khối u này thường lành tính; nhưng chúng có thể gây chảy máu nhiều nếu khối u xơ ở dưới niêm mạc và đau khi có kinh. Nếu khối u xơ lớn, chúng có thể gây áp lực lên bàng quang hoặc trực tràng, gây khó chịu.
3.11 Bệnh viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu (PID) trả lời cho câu hỏi vì sao kinh nguyệt không đều. Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở nữ.
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào âm đạo thông qua đường quan hệ tình dục và sau đó lây lan đến tử cung và đường sinh dục trên. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào đường sinh sản thông qua các thủ thuật phụ khoa hoặc khi sinh con, sẩy thai hoặc phá thai.
Các triệu chứng của PID bao gồm tiết nhiều dịch âm đạo có mùi khó chịu; kinh nguyệt không đều; đau ở vùng chậu và vùng bụng dưới, sốt, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
3.12 Hội chứng buồng trứng đa nang
Khi mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), buồng trứng tạo ra một lượng lớn nội tiết tố androgen, là nội tiết tố nam. Các túi nhỏ chứa đầy chất lỏng có thể hình thành trong buồng trứng.
Chúng thường có thể được nhìn thấy trên siêu âm. Sự thay đổi nội tiết tố có thể ngăn cản trứng trưởng thành và do đó quá trình rụng trứng có thể không diễn ra một cách nhất quán. Đôi khi một phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang sẽ có kinh nguyệt không đều hoặc ngừng kinh hoàn toàn.
3.13 Suy buồng trứng sớm
Tình trạng này giải thích vì sao kinh nguyệt không đều. Nó thường xảy ra ở phụ nữ dưới 40 tuổi có buồng trứng hoạt động không bình thường. Chu kỳ kinh nguyệt dừng lại, tương tự như thời kỳ mãn kinh.
Suy buồng trứng sớm có thể xảy ra ở những bệnh nhân đang được điều trị ung thư bằng hóa trị và xạ trị; hoặc có tiền sử gia đình bị suy buồng trứng sớm hoặc một số bất thường về nhiễm sắc thể. Nếu tình trạng này xảy ra, hãy đến gặp bác sĩ.
3.14 Hội chứng rối loạn đông máu di truyền
Chảy máu kinh nguyệt nghiêm trọng cũng có thể do một số rối loạn đông máu di truyền ảnh hưởng đến khả năng đông máu.
3.15 Tăng khối u lành tính hoặc ung thư
Ung thư cổ tử cung, buồng trứng hoặc tử cung có thể gây chảy máu nghiêm trọng, nhưng những điều kiện này không phổ biến. U lành tính trong tử cung có thể gây chảy máu nghiêm trọng hoặc trong thời gian dài.
Sự tăng sinh khối u lành tính trong nội mạc tử cung có thể làm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và mất nhiều máu. Những khối u lành tính này gọi là polyp nếu khối u được tạo thành từ mô nội mạc; và được gọi là u xơ tử cung nếu khối u hình thành từ mô cơ.
Vậy đến đây, bạn đã hiểu vì sao kinh nguyệt không đều. Cùng đọc thêm những ảnh hưởng không tốt của tình trạng này đối với sức khỏe nhé.
4. Vì sao kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng xấu?
4.1 Ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày
Bệnh kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài kèm theo đau tức vùng bụng dưới… khiến các chị em luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, học tập.
4.2 Vì sao kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng xấu? Gây thiếu máu
Máu kinh ra quá nhiều trong thời gian dài không tuân theo quy luật dễ gây thiếu máu; dẫn tới tình trạng chóng mặt, hoa mắt, thở gấp… Nếu thiếu máu nặng có thể bị tụt huyết áp, ngất xỉu.
4.3 Khó xác định chính xác ngày rụng trứng để thụ thai thành công
Việc xác định tìm ra lý do vì sao kinh nguyệt không đều rất quan trọng.
Theo các chuyên gia, việc “quan hệ” đúng thời điểm rụng trứng của phụ nữ giúp các cặp đôi dễ thụ thai hơn. Thời điểm này được coi là dễ thụ thai nhất của người phụ nữ khi trứng rụng và cơ hội thụ thai rất cao thường rơi vào từ ngày thứ 12-14 của chu kỳ nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày. Tuy nhiên với những người phụ nữ kinh nguyệt không đều thì việc xác định ngày rụng trứng sẽ gặp khó khăn, điều này ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
Khi bị kinh nguyệt không đều, bản thân người phụ nữ cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng và cần hiểu rõ chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường.
4.4 Có khả năng gây vô sinh cao
Nếu hiện tượng kinh nguyệt thất thường của bạn kéo dài nhiều năm thì hãy cẩn thận. Hậu quả nghiêm trọng nhất do rối loạn kinh nguyệt sinh ra là có thể gây vô sinh, hiếm muộn.
Vì sao kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản? Theo các chuyên gia, phụ nữ có vòng kinh không đều có nguy cơ bị vô sinh cao gấp nhiều lần so với phụ nữ có kinh nguyệt đều.
Kinh nguyệt không đều do bệnh phụ khoa gây ra có liên quan tới buồng trứng, tử cung đặc biệt là hội chứng đa nang buồng trứng. Đối với những chị em mắc bệnh đa nang buồng trứng thường có tỷ lệ vô sinh cao, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ung thư nội mạc tử cung, nguy hiểm đến tính mạng.
Kinh nguyệt không đều do ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư cổ tử cung sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe; thậm chí là đe dọa tính mạng của nữ giới nếu không được phát hiện sớm.
Dựa vào những nguyên nhân giải thích vì sao kinh nguyệt không đều, MarryBaby xin đưa ra một số phương pháp điều trị tình trạng gây ra phiền toài này cho chị em.
5.1 Xây dựng lối sống lành mạnh
Lối sống thiếu lành mạnh là lý do vì sao kinh nguyệt không đều. Để tránh tình trạng này, bạn cần:
Uống đủ nước.
Đồng hồ sinh học hợp lý.
Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Duy trì thói quen tập thể dục điều độ.
Những điều trên sẽ góp phần rất lớn trong việc điều hòa lại chu kỳ rụng trứng, hạn chế tắc kinh.
5.2 Thư giãn tinh thần
Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến vì sao kinh nguyệt không đều. Stress trong thời gian dài sẽ làm trầm trọng hơn cho việc chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đều. Hãy đi du lịch, nghe nhạc, đọc sách, tập yoga hoặc thậm chí là dọn dẹp nhà cửa nếu đó là hoạt động yêu thích của bạn.
Uống thuốc tránh thai có thể gây chảy máu bất thường giữa chu kỳ kinh dẫn đến kinh nguyệt ít hơn nhiều. Thay vào đó ta nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khác tại MarryBaby hoặc tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
5.4 Bổ sung hormone tuyến giáp
Nếu rối loạn ở tuyến giáp giải thích vì sao kinh nguyệt không đều. Bác sĩ sẽ cho chị em bổ sung thêm các loại hormone tuyến giáp nhằm giúp ổn định lại hoạt động của tuyến giáp, từ đó giúp điều hòa lại kinh nguyệt.
5.5 Đi khám phụ khoa
Nếu lý do vì sao kinh nguyệt không đều đến từ việc mắc các bệnh phụ khoa thì sau khi tiến hành soi buồng trứng; soi âm đạo; kiểm tra ổ bụng; cổ tử cung; ống dẫn trứng; siêu âm kiểm tra và xác định chính xác bệnh.
Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ riêng biệt với từng chứng bệnh và phương pháp chữa trị. Xem ngay TOP phòng khám phụ khoa uy tín.
5.6 Phẫu thuật
Nếu đã sử dụng nhiều cách nhưng không thể giải quyết các nguyên nhân vì sao kinh nguyệt không đều; thì bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để bác sĩ cân nhắc tiền hành các phẫu thuật ngay từ bây giờ tránh những hậu quả nặng nề xảy ra.
Một số loại hình phẫu thuật điều trị lý do vì sao kinh nguyệt không đều gồm có:
Thuyên tắc động mạch tử cung (UAE): phương pháp này giúp điều trị u xơ tử cung. Tiểu phẫu này giúp chặn các mạch máu đến tử cung lại và ngăn chặn nguồn cung cấp máu cho u xơ phát triển.
Phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung.
Nội soi buồng tử cung: tiến hành tiểu phẫu cắt đốt u xơ dưới niêm mạc tử cung hay polyp.
Cắt tử cung: đây là một phẫu thuật giúp cắt bỏ tử cung hoàn toàn để điều trị u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung, khi các lựa chọn khác đã thất bại hoặc không còn phương án nào khác. Cắt tử cung cũng được sử dụng để điều trị ung thư nội mạc tử cung. Sau khi cắt bỏ tử cung, người phụ nữ mất đi khả năng mang thai và sẽ không còn kinh nguyệt nữa.
5.7 Không cần điều trị
Đối với trường hợp lý do vì sao kinh nguyệt không đều do dậy thì và mãn kinh thường thì không cần điều trị.
Hiểu rõ nguyên nhân vì sao kinh nguyệt không đều, những biểu hiện thường gặp và nắm được các cách điều trị, MarryBaby tin rằng các chị em đã có thể phần nào bớt lo lắng cho tình trạng sức khỏe của mình và sống tích cực, lạc quan hơn.
Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều là gì? Có khác với bình thường hay không? Với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, việc nhận biết những dấu hiệu mang thai là điều khá dễ dàng.
Tuy nhiên, với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều, điều này lại trở nên khó khăn hơn. Vậy chu kỳ kinh nguyệt không đều làm sao biết có thai?
Như thế nào là chu kỳ kinh nguyệt không đều?
Kinh nguyệt là tình trạng ra máu âm đạo theo chu kỳ hoạt động của buồng trứng. Đây là hiện tượng sinh lý rất bình thường ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và diễn ra đều đặn hàng tháng.
Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21-35 ngày, tính từ ngày đầu tiên ra máu âm đạo của chu kỳ này cho tới ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Số ngày có kinh là số ngày chảy máu âm đạo, kéo dài khoảng 3 – 7 ngày với tổng lượng máu kinh nguyệt là 50 – 80ml.
Kinh nguyệt không đều là tình trạng ra máu âm đạo không theo chu kỳ như trên. Thay vào đó, chu kỳ kinh nguyệt có thể dài hơn hoặc ngắn hơn, màu sắc và lượng máu kinh thay đổi thất thường.
Theo các chuyên gia, tình trạng này liên quan mật thiết tới sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Những chị em đang trong độ tuổi sinh sản mà kinh nguyệt không đều kéo dài trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều là gì?
1. Đi tiểu thường xuyên
Sau tháng đầu thai kỳ, thai phụ bắt đầu đi tiểu nhiều lần hơn bình thường. Nguyên nhân là khi bạn mang thai, sự thay đổi hormone và lượng máu trong cơ thể tăng cao hơn bình thường, đồng thời tử cung to lên kích thích bàng quang. Điều này khiến thận phải xử lý và bài tiết nước tiểu nhiều hơn, dẫn đến nước tiểu trong bàng quang nhiều hơn.
2. Thay đổi vị giác
Từ lúc bắt đầu cấn thai, vị giác của bạn đã có sự thay đổi. Bạn sẽ thấy thèm những món ăn mà trước đây mình chưa từng nghĩ tới.
Ngược lại, các món bạn rất thích giờ lại khiến bạn chỉ mới ngửi mùi đã thấy khó chịu, buồn nôn. Nguyên nhân của hiện tượng này một lần nữa vẫn là “sự thay đổi hormone”.
Ngoài ra, bạn còn có cảm giác như “ngậm kim loại” trong miệng. Điều này hoàn toàn bình thường trong thời kỳ đầu mang thai.
3. Màu sắc nhũ hoa và “cô bé”
Một trong những dấu hiệu giúp chị em trả lời câu hỏi kinh nguyệt không đều làm sao biết có thai đó là dựa vào sự thay đổi màu sắc của quầng vú, núm vú và âm đạo.
Khi có thai, quầng vú của chị em cũng tăng kích thước và thay đổi màu sắc. Từ màu hồng nhạt, nhũ hoa cũng sẽ chuyển sang màu sậm và đen hơn. Màu sắc của “cô bé” cũng sậm hơn so với thời điểm trước khi có thai.
Nguyên nhân của sự biến chuyển về màu sắc của nhũ hoa và “cô bé” là do hormone thai kỳ tác động khiến lượng melanin tăng lên. Sắc tố melanin tạo ra màu của da, tóc và mắt. Lượng melanin càng nhiều thì da sẽ càng sậm và đen hơn.
4. Dịch âm đạo có sự thay đổi
Âm đạo sẽ tiết ra một ít dịch trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Trong nhiều trường hợp, “cô bé” sẽ ẩm ướt trong suốt quá trình mang thai.
Dịch tiết có thai bình thường sẽ không màu, không mùi và hoàn toàn vô hại nên chị em không cần thụt rửa âm đạo quá nhiều sẽ có thể gây viêm nhiễm.
Nếu thấy dịch âm đạo ra nhiều, kèm màu sắc và mùi bất thường, chị em nên đi khám phụ khoa để tìm ra nguyên nhân vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa nào đó.
5. Chuột rút
Hiện tượng chuột rút không phải là dấu hiệu có thai phổ biến ở các bà mẹ. Nguyên nhân xuất phát từ việc tử cung bị kéo dãn. Nó gây chèn ép lên các cơ và mạch máu ở dưới chân.
Một số phụ nữ cũng bị chuột rút khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy rất dễ gây nhầm lẫn, chủ quan. Chị em cần xem xét chung các dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều khác. Để từ đó, có kết luận chính xác nhất mình có mang thai hay không.
5. Chảy máu cam
Áp lực lưu thông máu tăng cao sẽ có thể gây căng và tác động lên các thành mạch. Chính vì thế, ở những nơi thành mạch mỏng như mũi sẽ rất dễ chảy máu.
Ví dụ điển hình có thể nhắc tới như chảy máu cam. Tình trạng này có thể chấm dứt sau khoảng thời gian ngắn. Vì vậy nếu chưa từng chảy máu cam, chị em hết sức chú ý dấu hiệu này.
6. Cân nặng thất thường
Trong thời kì đầu mang thai, sẽ có rất nhiều sự thay đổi đột ngột về thói quen , nội tiết tố trong cơ thể. Đây là lí do dẫn đến việc tăng cân mất kiểm soát.
Có thể có những lý do tăng cân ở đây không phải là “thai nhi” mà là mỡ. Nếu đột nhiên bạn thấy cơ thể mình có vẻ nặng nề, tăng cân và khẩu vị ăn uống thay đổi, rất có thể bạn đã có tin vui rồi đấy.
7. Xuất hiện rôm, sẩy
Nội tiết thay đổi, thân nhiệt tăng nhanh nếu không kịp thoát mồ hôi có thể dẫn đến rôm sảy ở mẹ bầu. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xuất hiện hoặc không ở tùy người tùy từng cơ địa và môi trường sống.
Vì vậy đây là dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều xuất hiện ở một số ít chị em. Nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan, bỏ qua dấu hiệu này nha.
8. Hiện tượng ra máu báo
Một số chị em khi có thai có thể xuất hiện ra một vài giọt máu do sự làm tổ của phôi vào buồng tử cung gây nên. Máu này khác với máu kinh nguyệt hàng ngày ở một số điểm :
Lượng máu: ra ít, chỉ là các đốm máu.
Màu sắc: có thể màu hồng nhạt hoặc nâu nhạt. Khác với máu kinh màu sẫm và có máu cục.
Thời gian: kéo dài 1-3 ngày.
Trong những trường hợp kinh nguyệt không đều, nếu thấy ra máu với hiện tượng lạ như trên các chị em cần đi kiểm tra ngay xem mình có mang thai không nhé.
9. Cảm giác khó chịu:
Đi kèm với sự thay đổi vị giác là cảm giác ốm nghén, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi. vào thời điểm này, chị em có thể thấy khó chịu với những loại thức ăn có mùi mặn, cay nóng,….
Và việc bổ sung nước, hoa quả, rau xanh hay một chút gừng trong chế độ ăn sẽ giúp chị em cải thiện sự khó chịu này.
10. Ngực căng hơn:
Nguyên nhân do sự tăng cao của nội tiết estrogen nên nhiều chị em sẽ có cảm giác ngực căng tức như khi mình đang ở giữa chu kì kinh hay sắp sửa hành kinh. Nếu có triệu chứng này xuất hiện chị em cũng cân lưu ý về khả năng có thể mang thai nhé.
Các phương pháp khác để kiểm tra có thai khi kinh nghiệm không điều?
Khi thấy cơ thể của mình xuất hiện một vài triệu chứng kể ở trên, chị em có thể dùng một số phương pháp khác để biết chính xác mình có đang mang thai hay không.
1. Sử dụng que thử thai
Chị em có thể ra ngoài hiệu thuốc mua que thử thai về thực hiện tại nhà theo chỉ dẫn. Nếu que thử thai hiện 1 vạch thì có nghĩa là chị em không có thai. Còn nếu que thử thai hiện 2 vạch, xin chúc mừng, chị em đã có thai.
2. Xét nghiệm nồng độ máu beta HCG
Nếu đang băn khoăn không biết có thai hay không thì chị em có thể tới bệnh viện thực hiện xét nghiệm nồng độ máu beta HCG trong máu để biết chính xác. Xét nghiệm này là giải pháp tối ưu nhất đối với chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Kinh nguyệt không đều làm sao để biết có thai, giải pháp tối ưu nhất là chị em nên tới bệnh viện thăm khám, xét nghiệm.
3. Siêu âm
Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh chị em nhất định phải thực hiện trong quá trình mang thai. Theo các chuyên gia, chị em nên đi siêu âm thai từ 6 tuần trở lên.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều. Nếu xuất hiện một vài dấu hiệu kể trên, chị em nên tới ngay cơ sở y tế uy tín để bác sĩ kiểm tra chính xác xem mình có thai hay không nhé!
Kinh nguyệt không đều có sao không? Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của phụ nữ, gây ra các chứng như đau đầu, thiếu máu và làm chậm khả năng thụ thai.
Để bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ, chị em cần điều trị để giúp chu kỳ kinh được ổn định. Đặc biệt những ai đang muốn sớm có con càng cần chữa dứt điểm tình trạng kinh nguyệt không đều.
Nếu đang có ý định thụ thai, việc xác định ngày rụng trứng là yếu tố tiên quyết giúp bạn và anh xã “yêu đương” đúng ngày để hiện thực hóa mong muốn có con. Tuy nhiên, làm sao có thể nhận diện được khoảng ngày “màu mỡ” nếu kinh nguyệt không đều? Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị sẽ giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu thụ thai thành công.
Kinh nguyệt không đều có sao không?
Kinh nguyệt không đều dẫn đến những tác hại cho sức khỏe, sinh lý phái đẹp như:
Kinh nguyệt không đều làm thay đổi nội tiết tố nữ, khiến nhan sắc của chị em bị thay đổi, nhất là những người trên 30 tuổi.
Da xanh xao, thô ráp, dễ bị nám, tàn nhang, lỗ chân lông to, nổi mụn, lão hóa sớm.
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, cáu giận, trí nhớ giảm, dễ mắc các bệnh xương khớp.
Chu kỳ kinh kéo dài gây mất máu nhiều khiến người mệt mỏi, da niêm mạc nhợt, chóng mặt, thở gấp, tim đập nhanh…
Kinh nguyệt không đều là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như: Đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng,…
Giảm khả năng thụ thai do kinh nguyệt không đều dẫn đến hoạt động của buồng trứng bị thay đổi. Vì vậy, các nang trứng không thể chín và phóng đúng chu kỳ.
Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Kinh nguyệt không đều do mắc các bệnh phụ khoa nếu không được hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.
Dấu hiệu kinh nguyệt không đều
Bên cạnh vấn đề kinh nguyệt không đều có sao không, bạn cần chú ý dấu hiệu của tình trạng này. Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên ra kinh kế tiếp. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28-32 ngày, đôi khi ngắn hoặc dài hơn tùy theo cơ địa của từng người.
Ngày rụng trứng được xác định vào thời điểm giữa chu kỳ, như vậy trứng sẽ rụng trong giai đoạn từ ngày 11 đến ngày 21. Vì thế, ngày rụng trứng được tính từ ngày 12 đến ngày 16 trước ngày đầu của chu kỳ tiếp theo.
Nếu không thể tính được chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên kiểm tra lại các triệu chứng sản khoa và tìm cách điều hòa kinh nguyệt cho hợp lý.
Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ bị cho là bất thường nếu ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 36 ngày. Ngoài ra, nó cũng có thể được xác định theo sự kém đều đặn của ngày bắt đầu và kết thúc của chu kỳ kinh, cho dù vẫn nằm trong khung thời gian bình thường. Cụ thể, tháng này chu kỳ của bạn là 23 ngày, tháng sau là 35, tháng sau nữa là 30, rõ ràng như vậy là không đều.
Nguyên nhân kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt không đều có sao không và nguyên nhân do đâu? Nhiều chị em không biết tại sao kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân thường là như sau chị em nhé.
Chu kỳ kinh nguyệt không rụng trứng (không phóng noãn)
Mắc hội chứng buồng trứng đa nang, PCOS. Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang vẫn có ngày rụng trứng song cơ hội mang thai rất mong manh
Mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể
Thừa cân hoặc thiếu cân
Tập thể dục và ăn kiêng quá khắc nghiệt dẫn đến chu kỳ không rụng noãn
Căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm
Mắc bệnh phụ khoa
Kinh nguyệt không đều phải làm sao?
Nếu đã biết kinh nguyệt không đều có sao không, bạn cần tìm cách xử lý tình trạng này
1. Kiểm tra phụ khoa
Chẳng cần phải đợi đến khi có ý định mang thai, ngay khi phát hiện chu kỳ kinh không bình thường, bạn nên đi khám phụ khoa. Ngoài nguy cơ vô sinh, kinh nguyệt không đều như đã nói ở trên còn là dấu hiệu của rất nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.
Bác sĩ sẽ phải tiến hành một số xét nghiệm máu đơn giản để kiểm tra xem bạn có rụng trứng hay không. Nếu kết quả cho thấy trứng vẫn rụng bình thường và bạn dưới 35 tuổi thì có thể yên tâm cố gắng thêm một thời gian nữa nếu đang mong có con.
2. Ổn định cân nặng
Những phụ nữ thừa hoặc thiếu cân đều có khả năng đối mặt với tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều và gặp các vấn đề về rụng trứng.
Một cơ thể khỏe mạnh với chỉ số BMI phù hợp sẽ giúp ổn định chu kỳ và cải thiện khả năng thụ thai, vì vậy bạn nên duy trì mức BMI ở khoảng 18,5-24,9.
3. Ưu tiên thực phẩm lành mạnh
Thực phẩm có nhiều chất béo hoặc hóa chất có thể gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể, bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, một chế độ ăn lành mạnh không chỉ giúp tăng khả năng thụ thai mà còn bảo đảm sức khỏe cho phụ nữ.
4. Tập thể dục hằng ngày
Tập thể dục giúp cơ thể giảm lượng chất béo trong buồng trứng và các cơ quan nội tạng, giúp cơ thể khỏe mạnh, từ đó điều hòa chứng kinh nguyệt không đều sau sinh tốt hơn.
5. Bỏ “cữ” cà phê
Những phụ nữ thường xuyên “nạp” quá 200g caffeine mỗi ngày có nguy cơ gặp vấn đề với khả năng thụ thai. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên uống quá nhiều cà phê để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
6. Tránh xa căng thẳng
Kinh nguyệt không đều có sao không? Căng thẳng và áp lực từ môi trường xung quanh cũng gây ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi những căng thẳng được giảm bớt, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại bình thường, ổn định hơn.
7. Chọn đúng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể làm chu kỳ dài hơn hoặc ngắn đi do sự thay đổi hormone. Một số thuốc tránh thai khác có ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chọn biện pháp ngừa thai an toàn cho mình.
8. Trang bị kiến thức cho bản thân
Nếu chu kỳ của bạn dài hơn 28 ngày, điều này không có gì bất thường. Một chu kỳ bất thường là chu kỳ ngắn hơn 21 ngày và dài hơn 36 ngày. Cho dù vẫn nằm trong khung thời gian bình thường nhưng nếu độ dài giữa ngày bắt đầu và ngày kết thúc không ổn định, chu kỳ của bạn vẫn bị đánh giá là không ổn định.
9. Bổ sung nội tiết tố để cải thiện chu kỳ kinh nguyệt không đều
Estrogen, progesterone và testosterone là 3 loại hormone ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Trong một số trường hợp, bổ sung nội tiết tố giúp bạn điều hòa chu kỳ của mình. Tuy nhiên, bạn phải có sự đồng ý của bác sĩ.
10. Hạn chế sự thay đổi
Thay đổi trong công việc, gia đình hoặc môi trường sống cũng có thể khiến kinh nguyệt của bạn không đều. Nguyên nhân là khi thay đổi, bạn sẽ cảm thấy lo lắng và căng thẳng hơn bình thường.
Nếu có sự thay đổi, bạn nên điều chỉnh một chút trong chế độ dinh dưỡng cũng như các bài tập của mình để đảm báo sức khỏe.
11. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp đào thải độc tố, những vi khuẩn có hại nhờ quá trình tiểu tiện.
12. Ăn trái cây
Ăn nhiều trái cây sẽ giúp bổ sung estrogen, cân bằng nội tiết tố.
Cách điều trị kinh nguyệt không đều bằng các bài thuốc dân gian
Bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian sau để chữa kinh nguyệt không đều:
Dùng 75ml nước ép rau mùi tây mỗi ngày sẽ khắc phục được hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
Nấu hoa chuối với một ít sữa đông để dùng sẽ làm giảm tình trạng chảy máu kinh nặng nề.
Hòa tan một nửa thìa cà phê mật ong với 2 viên aspirin cùng nửa bát nước đun sôi để nguội. Uống hỗn hợp này sẽ giúp kinh nguyệt đều đặn hơn, cải thiện tình trạng rối loạn chu kỳ.
Pha nửa thìa cà phê bột hạt vừng, uống 2 lần/ngày giúp giảm đau bụng và điều hòa kinh nguyệt.
Đun sôi 6g hạt rau mùi với nửa lít nước trong lửa nhỏ cho đến khi chỉ còn 1 bát nước thì tắt bếp. Dùng nước này để nguội uống 2 lần/ngày. Cách dùng hạt rau mùi này giúp điều hòa kinh nguyệt và chống chảy máu nhiều.
Đập nhỏ gừng tươi, cho vào nước đun sôi, để nguội. Uống nước gừng 3 lần/ngày sau bữa ăn.
Uống 60-90ml nước hầm củ cải đường giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì?
Kinh nguyệt không đều có sao không và nên uống thuốc gì? Bạn có thể uống các loại thuốc sau để điều trị kinh nguyệt không đều theo chỉ định của bác sĩ như:
Thuốc tránh thai
Cao ích mẫu
Thuốc điều hòa kinh nguyệt
[inline_article id = 68512]
Kinh nguyệt không đều có sao không? Chu kỳ kinh nguyệt không đều không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lý, khiến chị em dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, da nổi mụn, lão hóa nhanh mà còn làm giảm khả năng thụ thai. Vì vậy, muốn nhanh có con, bạn nên luôn để ý đến chu kỳ kinh nguyệt của mình nhé.