Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Mẹo hay “thổi bay” cơn ốm nghén

Ốm nghén khi mang thai
Nếu đang bị ốm nghén hàng hạ, sao bạn không thử những mẹo dân gian dưới đây?

Uống nước mía + gừng tươi

Chỉ cần cho vài giọt nước gừng vào cốc nước mía, hâm nóng lên và mẹ bầu đã có ngay thức uống giúp giảm ghén siêu hiệu quả. Vừa hữu dụng cho mẹ bầu hay nôn mửa, cách này còn giúp giảm cảm giác đắng miệng, khát nước hay nôn khang nhiều bà bầu hay gặp phải.

Ăn trái cây

Nếu hay bị cồn cào trong người, mẹ bầu hãy tìm đến những loại trái cây như: thanh long, cam, bưởi, táo, chuối… Nếu “lười” nhai, mẹ có thể xay thành sinh tố hay làm nước ép cũng sẽ rất tốt.

[inline_article id=106215]

Dùng chanh tươi

Một ly nước chanh ấm có pha chút mật ong sẽ làm dịu ngay cơn khó chịu của mẹ bầu khi ốm nghén. Thậm chí chỉ cần ngửi mùi chanh thôi cũng giúp mẹ dễ chịu hơn hẳn.

Cách trị ốm nghén hiệu quả
Chuẩn bị chai xịt hoặc túi hương có mùi chanh, cam hoặc những hương thơm tươi mát sẽ giúp bà bầu thoải mái hơn

Bánh quy

Đây là món ăn vặt an toàn cũng như rất giàu dinh dưỡng cho mẹ khi mang thai. Đặc biệt, với những mẹ ốm nghén, nhâm nhi vài miếng bánh quy ngay khi vừa thức dậy hoặc khi thấy bụng cồn cào cũng là lựa chọn hoàn hảo để giảm buồn nôn.

Lá tía tô + vỏ quýt + gừng tươi

Với những mẹ bầu bị ốm nghén nặng, bạn có thể thử nấu lá tía tô (20g), vỏ quýt (6g) và 3 lát gừng tươi, uống 3 lần mỗi ngày. Khoảng 2-3 ngày, cơn ốm nghén sẽ “không cánh mà bay”.

Trứng gà kết hợp với giấm

Nhiều mẹ bầu nghén nặng tới nỗi có những triệu chứng dữ dội như nôn ra nước vàng, đắng, chua, bị bựa lưỡi vàng… Khi bị như thế mẹ hãy đun sôi 60ml giấm với 30g đường, khuấy đều cho tan. Sau đó cho trứng gà vào, đợi chín tới và ăn khi còn nóng. Mỗi ngày nên ăn 2 lần.

Khoai lang

Khoai lang không chỉ là món ăn ngon, dễ kiếm dễ làm mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Khi ăn thường xuyên, khoai lang sẽ giúp mẹ bầu vượt qua được những cơn nôn ọe và chán ăn.

[inline_article id=30805]

Ngoài những cách trên, bầu cũng nên lưu ý thêm những điều dưới đây để giúp hạn chế các triệu chứng ốm nghén hiệu quả hơn.

– Vào sáng sớm, bầu nên ăn bổ sung thức ăn có nhiều vitamin B và canxi, protein và tinh bột.

– Uống đủ nước, đi khám bác sĩ để xem có cần bổ sung thêm vitamin hay không.

– Tránh đồ cay nóng hay các thức ăn có mùi tanh.

– Không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu.

– Không nên để bụng bị đói hay quá no. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

– Nghỉ ngơi đầy đủ, không làm việc nặng hay suy nghĩ nhiều; sống trong môi trường thoáng đãng, không khí trong lành.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn cà chua đúng cách: Lợi tăng gấp đôi!

Trung bình một quả cà chua có thể cung cấp khoảng 22 calories, trong đó hoàn toàn không có chất béo và cholesterol có hại cho cơ thể. Đặc biệt, chỉ với 1 trái cà chua, mẹ bầu đã đáp ứng đủ 40% nhu cầu vitamin C, 20% vitamin A của cơ thể. Đồng thời, đây cũng là nguồn bổ sung can-xi và sắt dồi dào.

Bà bầu ăn cà chua tốt cho sức khỏe
Bà bầu ăn cà chua không những tốt cho sắc đẹp mà còn rất bổ dưỡng

1/ Lợi ích bất ngờ của cà chua

– Bảo vệ da hiệu quả: Không chỉ giàu vitamin C giúp xây dựng collagen cho da, cà chua còn chứa lycopene có tác dụng giúp da giảm thiểu tác nhân gây hại từ tia nắng mặt trời. Ngoài ra, vitamin C còn hạn chế sự hình thành sắt tố gây sạm da, nám da cũng như giúp ngăn ngừa sự lão hóa da, rạn da khi mang thai.

– Tăng sức đề kháng: Cà chua giống như chất khử trùng tự nhiên, bảo vệ bà bầu khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngoài lycopene, cà chua còn chứa vitamin A và C, được biết như một chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ bà bầu khỏi những cơn cảm cúm.

– Phòng chống ung thư: Hàm lượng lycopene cao không chỉ tốt cho làn da và mái tóc của mẹ bầu mà còn có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư của dạ dày và trực tràng. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy cà chua làm giảm nồng độ testosterone, có thể ảnh hưởng đến bệnh ung thư liên quan đến hoóc-môn.

– Tốt cho xương: Chứa nhiều vitamin K và can-xi, cà chua đặc biệt tốt cho quá trình hình thành và phát triển xương của thai nhi.

– Bà bầu ăn cà chua sẽ giúp bổ sung một lượng lớn vitamin A cho cơ thể, vừa giúp mẹ bổ mắt, vừa hỗ trợ quá trình phát triển thị giác của bé cưng trong bụng.

– Rất nhiều mẹ bầu tin rằng, thường xuyên ăn cà chua khi mang thai có thể sinh con môi đỏ, má hồng. Tuy chưa có nghiên cứu chính thức, nhưng với những lợi ích cà chua mang lại, chắc hẳn bầu cũng không ngại thử vận may của mình đâu nhỉ.

[inline_article id=126786]

2/ Lưu ý khi ăn cà chua

Nhiều lợi ích là thế, nhưng nếu ăn cà chua quá mức, mẹ bầu sẽ gặp một vài tác động tiêu cực cho sức khỏe.

– Cà chua chứa nhiều a-xít, vì vậy ăn nhiều có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng. Những mẹ bầu đang khó chịu vì ợ nóng nên tránh cà chua nếu không muốn tình trạng thêm trầm trọng.

– Trong nhiều trường hợp, bổ sung cà chua quá mức còn có thể gây ảnh hưởng đến sắc tố da của mẹ bầu.

3/ Mách bầu cách chọn cà chua ngon

– Chọn cà chua có màu đỏ tươi, vỏ căng mọng và không bị bầm dập. Dù chỉ bị một vết đen nhỏ nhưng trái cà chua có thể đã bị hư, thối.

– Dùng tay nắn nhẹ vào quả cà chua để kiểm tra xem cà chua có bị nhũn hay không. Chọn cà chua mềm vừa phải, không chọn trái mềm nhũn, vỏ có nhiều nếp nhăn.

4/ Bảo quản cà chua đúng cách

– Cà chua để ở nơi thoáng mát, khô ráo (nhiệt độ phòng) có thể sử dụng trong khoảng 2-3 ngày. Không nên bỏ cà chua trong bao ny-long bịt kín hoặc cho vào tủ lạnh, vì sẽ làm cà chua nhanh bị mềm, ủng nước.

– Muốn cà chua nhanh chín, mẹ có thể để lẫn cà chua và táo chung với nhau.

– Không nên dùng nồi nhôm, gang để chế biến cà chua, bởi lượng a-xít trong cà chua sẽ tác động với chất liệu nồi gây ra phản ứng hóa học, làm món ăn giảm vị ngon.

[inline_article id=109881]

Categories
3 tháng đầu Mang thai

6 lý do vì sao mang thai 3 tháng đầu thật khó khăn

1/ Bụng chẳng to lên là bao nhiêu!

Với những mẹ mang thai lần đầu hay có thân hình thấp bé nhẹ cân, mang thai 3 tháng nhưng chẳng khác gì gái 19 đôi mươi. Đôi khi tình hình bụng phẳng lẽ ra là mơ ước của biết bao phụ nữ khác lại làm mẹ bầu hết sức lo lắng. Mang thai 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân rõ ràng làm rất nhiều bà bầu đau đầu và mệt mỏi. Đừng quá lo lắng, không ít những mẹ bầu sụt cả 3-5kg trong tam cá nguyệt đầu tiên chứ đừng nói đến chuyện tăng 1-2kg.

mang thai 3 tháng đầu, mang thai 3 tháng đầu tăng bao nhiêu cân, tam cá nguyệt đầu tiên
Bụng chẳng to lên bao nhiêu khi mang thai 3 tháng đầu là chuyện hết sức bình thường.

2/ Ốm nghén thật kinh khủng!

Những cơn buồn nôn bất chợt khiến bà bầu liên tục phải chạy vào nhà vệ sinh, chưa kể chứng mất ngủ cũng hành hạ bạn không kém. Đã ốm nghén, nhưng bà bầu cũng đâu được ăn uống tùy thích theo mong muốn của mình. Tất cả đều phải theo chỉ dẫn an toàn cho thai nhi trong giai đoạn nhạy cảm mong manh này. Những câu hỏi, băn khoăn về đề tài ăn uống liên tục được đưa ra: Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì, mang thai 3 tháng đầu có nên uống nước cam, mang thai 3 tháng đầu có được ăn tôm cua… Hẳn phức tạp nhưng đáng lắm bầu ơi!

3/ Quá nhiều lo lắng thường trực

Chẳng riêng gì 3 tháng đầu mang thai, suốt cả thai kỳ, bà bầu không ngừng lo lắng về những điều có thể gây tổn hại đến sức khỏe và an toàn của bé con trong bụng. Theo dõi sự phát triển của thai nhi qua những thông tin và hình ảnh cơ bản có thể giúp giảm bớt những “lăn tăn” phức tạp này. Kiến thức là sức mạnh, chỉ cần mẹ bầu trang bị đủ những kỹ năng và thông tin cần thiết cho thai kỳ và chuyện sinh nở, mọi chuyện sẽ luôn trong quỹ đạo an toàn.

[inline_article id = 914]

4/ Tưởng tượng quá mức cho phép

Hormone thai kỳ chính là thủ phạm làm mẹ bầu trở nên cực kỳ hoang dại và đôi khi khá “điên rồ” với trí tưởng tượng của mình. Đây thực ra chẳng phải điều gì xấu xa, bởi những giấc mơ sống động trong thai kỳ cũng mang ý nghĩa nào đó về mong muốn của bạn. Dĩ nhiên, mơ về chuyện sinh ra mèo hay người ngoài hành tinh không hay ho là mấy, nhưng giấc mơ chỉ là giấc mơ. Bầu không nên để tâm quá!

5/ Những khó chịu không khác gì ngày đèn đỏ

Cảm giác căng tức ngực, nhức đầu, mệt mỏi, muốn khóc, bực mình, stress liên tục xảy ra y chang như những ngày bạn chịu sự “hành hạ” của chu kỳ kinh nguyệt. Tại sao vậy? Hormone nội tiết tố có khả năng gây ra hàng loạt những tác dụng phụ này. Dù sao cũng đã quen rồi, chịu thêm một thời gian nữa nhưng sẽ có “quà”, tại sao phải quá vật vã bầu nhỉ? Hơn nữa, các dấu hiệu này cho thấy bạn đang có một thai kỳ khỏe mạnh đấy.

6/ Mệt đến mức chẳng làm nổi việc gì

Đây có lẽ là điều khó chịu nhất đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Dĩ nhiên, phương án của bác sĩ cho bạn: Nghỉ việc ở nhà, hạn chế vận động càng nhiều càng ít.Tuy rất ấm ức với cảm giác bị “cùm” chân, nhưng vì lo sợ sảy thai, mẹ bầu đành ngậm ngùi ở nhà an thai cho khỏe. Đừng để bản thân buồn chán, nếu không được đi lại nhiều và chỉ được quanh quẩn trong nhà, vẫn có nhiều cách tạo nguồn vui. Đọc sách, viết nhật ký cho con, thêu thùa, chỉ khi tinh thần khỏe mạnh và thoải mái, bầu sẽ vượt qua 3 tháng đầu mang thai an toàn và suôn sẻ.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

 

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Bổ sung dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ

Tháng thứ 1

3 tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian cơ thể bạn đang dần thích nghi với bé cưng trong bụng. Trong 3 tháng này, bạn không cần tăng quá nhiều kg nhưng nhất định phải chú ý bổ sung đầu đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đối với những phụ nữ có cân nặng bình thường, bạn cần bổ sung thêm khoảng 200- 300 calo trong thực đơn hàng ngày để bảo đảm tăng từ 0,9 kg đến 2,3 kg trong suốt 3 tháng này.

Tuy nhiên, đối với những phụ nữ thừa cân béo phì, bạn không cần tăng thêm cân nặng trong khoảng thời gian này mà chỉ nên chú trọng đến việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi.

3 tháng đầu thai kỳ
Tăng cường bổ sung thêm các sản phẩm giàu chất sắt trong thực đơn hàng ngày

Tháng thứ 2

Ốm nghén là một trong những nỗi lo lắng của các mẹ trong khoảng thời gian này. Có người còn nghén đến nỗi chẳng thể ăn được gì và cân nặng từ đó cứ “thả dốc không phanh”.

Bạn Thảo, một thành viên của MarryBaby chia sẻ: “Em bị nghén từ khi mang thai tuần 4 ấy ạ…đến bây giờ là sắp sang tuần thứ 7 rồi mà bị nghén dữ quá”. Thảo thường xuyên nôn mửa, cảm thấy mệt mỏi và sợ ăn tất cả mọi thứ.

Hầu hết các mẹ đều sẽ trải qua giai đoạn này trong khi mang thai, thậm chí có người còn nghén tới tận tháng thứ 9 của thai kỳ. Để giảm bớt tình trạng này, bạn nên chia những bữa ăn hằng ngày thành 5-6 bữa nhỏ.

Tham khảo thêm bài viết Ăn như thế nào để giảm nghén khi mang thai nếu muốn biết thêm vài cách đơn giản trị ốm nghén.

Tháng thứ 3

Tiếp tục bổ sung thêm các dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là axit folic, chất không thể thiếu trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ của bạn. Mỗi ngày bổ sung khoảng 400 microgram axit folic (vitamin B9) để giúp ngăn ngừa các nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tùy tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ có thể kê toa uống viên thuốc bổ sung hoặc bổ sung trực tiếp thông qua các thực phẩm hàng ngày.

[inline_article id=59328]

Sắt, đạm, canxi, vitamin D, C cũng là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển bình thường của bé cưng. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ và ít nhất 2 lít nước mỗi ngày nhé!

MarryBaby

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Giải mã giấc mơ trong 3 tháng đầu thai kỳ

Vào mỗi giai đoạn thai kỳ, giấc mơ của bạn sẽ đầy ắp những hình ảnh điển hình nào đó. Cùng xem các nhà tâm lý học giải thích thế nào về ý nghĩa những giấc mơ xảy đến trong 3 tháng đầu thai kỳ bạn nhé.

>>> Xem thêm: Chăm sóc giấc ngủ khi mang thai: Tam cá nguyệt thứ nhất

Nỗi lo sinh con và làm mẹ

Nhiều phụ nữ khi vừa phát hiện mang thai lần đầu thường mơ thấy mình sinh ra một đứa bé trưởng thành đầy đủ, ăn mặc, đi đứng và nói chuyện hệt như một người lớn thu nhỏ vậy.

Có thể hình ảnh một đứa trẻ khôn lớn sẽ khiến các bà mẹ chưa từng có kinh nghiệm nuôi con cảm thấy đỡ e sợ hơn là đối mặt với một em bé sơ sinh mỏng manh. Em bé, người lớn trong giấc mơ của mẹ cũng phản ánh mối âu lo phải đi làm lại sau sinh và ít có thời gian ở bên cạnh con để chăm sóc cho bé lớn lên.

>>> Xem thêm: Tam cá nguyệt thứ nhất và những điều mẹ cần biết

Những người lần đầu làm mẹ, chưa từng trải qua kinh nghiệm sinh nở thường có xu hướng lo lắng nhiều hơn. Cảm giác hy vọng sinh con được dễ dàng hoà lẫn với sự hiểu biết không đầy đủ về quá trình thực tế khi sinh sẽ dẫn tới những giấc mơ “thần kỳ”, kiểu như em bé bất ngờ “tuột ra” và xuất hiện bên cạnh mẹ.

3 tháng đầu thai kỳ
Có bao giờ bạn nằm mơ thấy mình đang bơi trong đại dương bao la?

Ý thức về sự thay đổi của cơ thể

Cảm nhận của phụ nữ về cơ thể mình khi mang thai rất khác nhau, đôi khi họ thấy hài lòng và tự hào, đôi lúc lại thấy bản thân xấu xí và kém giá trị. Trong giấc mơ, bà mẹ mang thai hay thấy mình tự lái xe với một bánh dự phòng đeo ngang bụng. Chiếc bánh xe thay thế lỉnh kỉnh rõ ràng là hình ảnh sinh động của vòng 2 đang ngày một to dần lên.

Việc lái xe là phép ẩn dụ cho cuộc sống của chủ nhân giấc mơ trong thời điểm hiện tại, với bánh xe mang theo, chắc chắn sự di chuyển sẽ càng khó khăn hơn. Phụ nữ mang thai thường mơ đang lái những xe cồng kềnh như xe tải, xe buýt,… cho thấy họ đang cảm nhận nhiều trở ngại trong cuộc sống sắp tới.

>>> Xem thêm: 7 thay đổi khi mang thai có thể bạn chưa biết

Trong nhiều giấc mơ của bạn, hình ảnh các toà nhà, từ đơn giản đến cao tầng cũng xuất hiện rất nhiều. Các toà nhà này thường là phục vụ cho sản xuất như nhà máy, bến cảng,…và điều này hoàn toàn có liên hệ đến việc đứa trẻ đang được “chế tạo” bên trong cơ thể người mẹ.

Những toà nhà lớn phản ánh sự cảm nhận nhạy cảm của thai phụ về tử cung đang lớn dần lên trong họ. Độ lớn và “hoành tráng” của các toà nhà có thể tăng theo thai kỳ, nhất là đến những ngày sắp sinh, việc bạn mơ thấy những cao ốc chọc trời cũng là chuyện bình thường!

Cảm nhận về nước ối

Một thai phụ có thể mơ thấy cánh rừng mưa nhiệt đới, với những cơn mưa rạt rào sảng khoái hoặc người đó đang đeo cặp nặng và cố chạy thoát khỏi cơn sóng biển lớn. Đôi khi bạn cũng nằm mơ thấy mình đang bơi giữa những loài thủy sinh như cá hoặc nòng nọc… Rất nhiều những giấc mơ liên quan đến nước xuất hiện trong giấc ngủ của mẹ, từ bể cá vàng đến bồn tắm gia đình hay thậm chí là biển cả bao la với những cơn sóng lớn…

Sự xuất hiện của nước trong giấc mơ cho thấy bạn đang cảm nhận sự hiện diện của nước ối tập trung nơi tử cung của mình. Càng sắp đến ngày sinh, hình ảnh nước càng mãnh liệt, tựa như “thác lũ” hoặc “vỡ đê”.

Túi ối của mẹ chính là nơi chúng ta bắt đầu cuộc sống này. Khi mẹ uống nước cũng chính là lúc mẹ cung cấp nước cho cả hai, cho mình và cho con. Vậy nên chẳng có gì lạ khi giấc mơ của người mẹ ngập tràn hình ảnh của nước đúng không nhỉ?

MarryBaby

Categories
3 tháng đầu Mang thai

3 tháng đầu thai kỳ và những khó khăn thường gặp

Thường xuyên mệt mỏi

Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu vì cơ thể bạn đang tạo ra một sinh linh mới và đó là một quá trình kì diệu nhưng không kém phần gian khó. Hiếm có mẹ bầu nào không cảm thấy uể oải, lừ đừ trong 3 tháng đầu thai kỳ, đặc biệt với những chị em mang thai con đầu lòng. Toàn bộ cơ thể của bạn từ trong ra ngoài đều đang biến đổi để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng: nuôi dưỡng bào thai phát triển. Do đó, bạn nên mừng vì biết rằng những mệt mỏi bạn đang chịu đựng cho thấy bé phát triển bình thường.

Bạn không thể làm gì khác ngoài việc nghỉ ngơi nhiều hơn và nhất là ngủ nhiều hơn. Cố gắng đi ngủ sớm và dành một ít thời gian để ngủ trưa, mẹ nhé.

Vui buồn thất thường

Phút trước bạn còn vui vẻ, phấn chấn, phút sau đã lại rầu rĩ, bực bội ư? Bạn không phải bà bầu duy nhất lâm vào tình cảnh này đâu nhé. Chính các hormone thai kỳ là “thủ phạm” cho những thay đổi tâm tính chẳng khác nào đồ thị hình sin này. Đừng quá lo lắng vì đây chỉ là tạm thời và bạn sẽ sớm biết cách điều khiển cảm xúc của mình cho cân bằng trở lại.

Bạn cũng nên nói chuyện nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn với những người xung quanh, đặc biệt là các thành viên trong gia đình để mọi người hiểu và cảm thông cho bạn cũng như giúp bạn bớt đi cảm giác có lỗi.

3 tháng đầu thai kỳ
Tự động viên bản thân rằng những khó chịu của 3 tháng đầu thai kỳ sẽ sớm qua đi

Lo lắng về những thay đổi

Bạn có bao giờ cảm thấy lạ lẫm với cảm giác về một sinh linh bé nhỏ đang thành hình bên trong cơ thể của mình? Hay bạn có khi nào ngần ngại khi nghĩ đến cuộc sống của mình từ nay sẽ hoàn toàn thay đổi? Tất cả những điều này đều là hết sức bình thường với những ai lần đầu làm mẹ nhưng đừng quên nhắc nhở bản thân rằng đây là một chuyển biến tích cực trong cuộc đời bạn và bạn chắc chắn sẽ trở thành một người mẹ tốt.

Sao bạn không trò chuyện với những người mẹ khác để xem họ đã vượt qua những cảm xúc khó nói đầu tiền khi làm mẹ như thế nào và rút ra một vài kinh nghiệm cho bản thân nhỉ?

Ghé thăm nhà vệ sinh liên tục

Một trong những nỗi khổ tâm của các mẹ bầu chính là đây! Đừng dại dột nghĩ đến chuyện nhịn uống vì nước rất cần cho cơ thể của phụ nữ mang thai. Mỗi ngày bạn cần ít nhất 2 lít nước để ngăn ngừa táo bón, mất nước, nhiễm trùng đường tiểu, phù nề,…

Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng buồn tiểu quá thường xuyên này đây? Câu trả lời là tránh xa các chất kích thích mà điển hình là caffeine mẹ nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên uống nước gần giờ ngủ để tránh việc đi vệ sinh ban đêm có thể gián đoạn giấc ngủ của mẹ.

Hầu hết các tình trạng khó chịu nói trên sẽ được cải thiện đáng kể khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai nên mẹ hãy cố gắng lạc quan lên nhé. Ăn uống theo một chế độ cân bằng và khoa học, tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước và ngủ đủ giấc là những điều cơ bản mẹ có thể làm để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh và nhẹ nhàng đấy.

MarryBaby