Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Cách phân biệt máu kinh, máu báo thai và máu sảy thai

Vậy làm sao phân biệt máu báo thai, máu kinh khác máu máu sảy thai như thế nào? Để phân biệt được các dấu hiệu này; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Tìm hiểu về máu kinh, máu sảy thai và máu báo thai

Việc tìm hiểu về máu kinh, máu sảy thai và máu báo thai khác nhau thế nào sẽ giúp bạn nhận biết đâu là trường hợp nguy hiểm cần cấp cứu, đâu là trường hợp an toàn, bạn có thể yên tâm về sức khỏe của mình.

1. Máu kinh 

Vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi hormone sẽ làm cho một quả trứng ở một trong hai buồng trứng của người phụ nữ trưởng thành và rụng. Khi trứng rụng sẽ di chuyển qua một trong các ống dẫn trứng về phía tử cung của bạn.

Lúc này, hai loại hormone estrogen và progesterone cũng làm cho lớp niêm mạc tử cung trở nên dày và xốp để chuẩn bị làm tổ cho trứng được thụ tinh. Tuy nhiên, nếu trứng không được thụ tinh hoặc trứng sau thụ tinh không thể làm tổ thành công thì cơ thể không cần lớp niêm mạc dày trong tử cung nữa. 

Do đó, lớp niêm mạc dày này sẽ bị phá vỡ và đào thải ra bên ngoài cơ thể. Các chất được đào thải bao gồm những lớp mô nội mạc tử cung và máu. Hiện tượng này được gọi là máu kinh nguyệt.

[key-takeaways title=””]

Lượng máu kinh nguyệt thường kéo dài 3-5 ngày, có khi 1 tuần. Lượng máu thường ra nhiều trong 1-2 ngày đầu của chu kỳ kinh và sau đó giảm dần.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Hiện tượng ra máu khi mang thai 3 tháng đầu nguy hiểm như thế nào?

2. Máu sảy thai

Hình ảnh máu kinh khác máu sảy thai như thế nào?
Nhìn hình ảnh máu sảy thai để nhận biết máu kinh khác máu sảy thai như thế nào?

Tình trạng sảy thai là trường hợp thai bị mất một cách tự nhiên trong 20 – 22 tuần đầu tiên của thai kỳ. Theo thống kê, có khoảng 10-20% phụ nữ mang thai gặp tình trạng này, nhưng con số thực tế có thể còn cao hơn. Lý do có thể đến từ trường hợp sảy thai sớm, trước khi mọi người nhận ra mình mang thai. Chính vì vậy mà nhiều người mới muốn biết máu kinh khác máu sảy thai như thế nào. 

[key-takeaways title=””]

Dấu hiệu sảy thai phổ biến và dễ nhận biến nhất là chảy máu âm đạo. Máu sảy thai có màu gì? Khi sảy thai ở giai đoạn rất sớm, âm đạo xuất huyết có thể dưới dạng lốm đốm nhẹ hoặc tiết dịch màu nâu. Khi tuổi thai lớn hơn, lượng máu có thể ra nhiều ồ ạt hoặc ra cục máu đông, màu đỏ tươi kèm theo tống xuất thai và sản phẩm của thai. Tình trạng này có thể đến và đi trong vài ngày hoặc lâu hơn.

[/key-takeaways]

Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề sảy thai tự nhiên có nguy hiểm không trước khi tìm hiểu máu kinh khác máu sảy thai như thế nào để hiểu rõ hơn tình trạng này nhé.

3. Máu báo thai

Xuất huyết âm đạo có thể là hiện tượng máu báo thai xuất hiện vào khoảng 6 đến 12 ngày sau khi thụ thai. Hiện tượng này xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung dẫn đến xuất huyết âm đạo. Đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ và chỉ có khoảng 25% phụ nữ gặp phải tình trạng này.

[key-takeaways title=””]

Bạn có thể nhận thấy máu báo thai chỉ là một vệt nhỏ vài giọt máu lốm đốm trên quần lót và chỉ ra trong khoảng vài giờ hoặc vài ngày, hiếm khi kéo dài đến 3 ngày.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Sảy thai tự nhiên có đau bụng không và dấu hiệu thường gặp là gì?

Cách phân biệt máu kinh, máu sảy thai và máu báo thai

Máu kinh khác máu sảy thai như thế nào? Máu sảy thai và máu báo thai có những điểm nào phân biệt được? Bạn hãy cùng hiểu câu trả lời trong phần dưới đây.

1. Cách phân biệt máu kinh và máu sảy thai

Cách phân biệt máu kinh và máu sảy thai: Hình ảnh máu sảy thai (bên trái) và máu kinh (bên phải)
Cách phân biệt máu kinh và máu sảy thai: Hình ảnh máu sảy thai (bên trái) và máu kinh (bên phải)

Sảy thai tự nhiên ra máu như thế nào? Bạn có thể phân biệt máu kinh và máu sảy thai khác nhau như thế nào dựa vào các triệu chứng đi kèm. 

Như đã chia sẻ ở trên, máu sảy thai có thể lốm đốm nhẹ hoặc tiết dịch màu nâu. Lượng máu sảy thai cũng có thể ra nhiều ồ ạt hoặc ra cục máu đông màu đỏ tươi khiến bạn dễ nhầm lẫn với máu kinh. Để phân biệt máu kinh và máu sảy thai dễ hơn; bạn có thể nhận biết thêm các dấu hiệu sảy thai kèm theo dưới đây: 

  • Đau bụng kèm theo trước, trong và sau khi chảy máu
  • Âm đạo tiết ra chất lỏng hoặc có các mô giống như bào thai.
  • Mất các dấu hiệu thai nghén như buồn nôn, đau ngực, chóng mặt,…
  • Chảy máu từ âm đạo kể cả lốm đốm máu có kèm đau bụng hoặc không có đau bụng. 
  • Máu kinh là máu không do có thai nên các test thử thai sẽ âm tính

[key-takeaways title=””]

Nếu nghi ngờ có dấu hiệu sảy thai, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được khám chữa bệnh kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và khả năng sinh sản sau này. 

[/key-takeaways]

Bên cạnh vấn đề máu kinh khác máu sảy thai như thế nào; bạn có thể tìm hiểu thêm về trường hợp kinh nguyệt ra máu đông nhìn như bào thai tại website MarryBaby nhé.

2. Cách phân biệt máu báo thai và máu sảy thai

Hình ảnh máu báo thai
Hình ảnh máu báo thai

Nhìn chung so với máu sảy thai, máu báo thai có lượng máu ít hơn rất nhiều, chỉ vài giọt lốm đốm trên quần lót và kéo dài thường 1 – 2 ngày. Máu báo thai xuất hiện khi thai bắt đầu làm tổ vào buồng tử cung còn sấy thai là hiện tượng xảy ra sau đó nên có thể dựa vào thời điểm để phân biệt.

Nguyên nhân dẫn đến sảy thai

Nguyên nhân nào dẫn đến sảy thai tự nhiên? Dưới đây là một số thông tin có thể bạn muốn biết  

>> Bạn có thể xem thêm: Thai chưa vào tử cung đã bị sảy có nguy hiểm đến mẹ bầu hay không?

Như vậy, chúng ta đã hiểu và phân biết được máu báo thai, máu kinh khác máu sảy thai như thế nào rồi. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu sảy thai tự nhiên thì cần nhanh chóng đến bệnh viện ngay nhé.

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? Những điều mẹ cần biết

Ước tính có tới 26% thai phụ bị sẩy thai, trong số đó gần 80% là trường hợp sảy thai sớm trong ba tháng đầu. Nguy cơ sảy thai thường giảm dần sau 12 tuần tuổi. Các dấu hiệu chính của sảy thai là chảy máu âm đạo, bị chuột rút và đau dữ dội ở bụng dưới. Nhưng liệu bạn đã biết khối mô hay nhiều người vẫn thường gọi là cục thịt sảy thai ra máu như thế nào chưa? Trước hết, hãy phân biệt sảy thai ra máu với máu kinh nguyệt.  

Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? 

cục thịt sảy thai ra máu như thế nào
Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào?

Các mô và tế bào thai thường là một khối có màu đỏ thẫm và dễ bị hiểu nhầm rằng bạn sảy thai kinh nguyệt ra cục thịt. Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào tùy thuộc vào thời điểm bạn sảy thai và có sự khác biệt qua các tuần thai. 

1. Tháng đầu tiên của thai kỳ

Phôi thai đang phát triển có kích thước bằng hạt gạo nên rất khó nhìn thấy. Lúc này sảy thai ra máu cục hoặc một vài cục máu đông từ âm đạo và có thể lẫn với một số mô màu trắng hoặc xám. Sẽ mất đến 2 tuần để máu ngừng chảy hoàn toàn.

2. Khối mô sảy thai ra máu khi thai 6 tuần

Trong quá trình chảy máu, bạn có thể sảy thai ra máu cục với một túi nhỏ chứa đầy chất lỏng. Bạn có thể thấy phôi thai to bằng móng tay ngón út hay nhau thai trong túi nhỏ này. 

3. Khối mô sảy thai ra máu khi thai 8 tuần

Một số phụ nữ mô tả sảy thai ra máu cục giống như gan, máu báo sảy thai có màu đỏ sẫm và sáng bóng. Bạn có thể thấy một túi có phôi bằng hạt đậu đỏ bên trong. Ở tuần này, bạn có thể nhận diện cục thịt sảy thai ra máu như thế nào và máu sảy thai có màu gì.

4. Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? Sảy thai khi thai 10 tuần

Ở tuần thai thứ 10, cục thịt sảy thai ra máu như thế nào và máu sảy thai có màu gì? Máu báo sảy thai có màu đỏ sẫm và trông giống như thạch có một lớp màng bên trong. Lúc này, thai nhi phát triển thường đã hình thành đầy đủ nhưng vẫn còn nhỏ và khó nhìn.

5. Máu sảy thai từ 12 đến 16 tuần thai kỳ

Bạn có thể bị chảy dịch từ âm đạo trước, sau đó là một ít máu đỏ và cục máu đông. Sảy thai kinh nguyệt ra cục thịt có thể là bào thai đã hình thành hình dáng và gắn vào nhau thai. 

6. Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? Sảy thai từ 16 đến 20 tuần thai kỳ

Bạn cần biết cục thịt sảy thai ra máu như thế nào trong giai đoạn này. Thời điểm này còn gọi là ‘sảy thai muộn’. Máu báo sảy thai có màu đỏ bóng, bạn có thể sảy thai ra cục thịt lớn trông giống như gan và các mảnh mô giống như màng tế bào khác. 

Lúc này, bạn đã có thể nhận biết cục thịt sảy thai ra máu như thế nào qua mỗi tuần thai và máu báo sảy thai như thế nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng sảy thai ra cục thịt hay sảy thai ra máu theo tuần thai như trên. Vì có một số trường hợp, bạn không biết mình có thai hoặc không biết bào thai đang ở tuần thứ mấy.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Sảy thai ra máu trong bao lâu? Mẹ cần biết để tránh nguy hiểm tính mạng

Phân biệt sảy thai ra máu với kinh nguyệt

Phân biệt máu kinh nguyệt và cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? Bạn có thể phân biệt 2 trường hợp này thông qua thời gian, lượng dịch máu, màu sắc và các dấu hiệu kèm theo.

Máu kinh nguyệt

Sảy thai ra máu cục 

Thời gian Thường đúng ngày kinh hoặc sớm hơn hay trễ hơn 3 – 5 ngày. Trễ hơn từ 7 đến 10 ngày, đã trễ kinh hơn 1 tháng hoặc hơn.
Lượng dịch và kết cấu Thường diễn ra trong 3 –  5 ngày, lượng máu và dịch đồng đều và không có lợn cợn.

Có thể có những phần máu đông màu đỏ đậm và trong suốt, không theo một hình thù cố định

Thường dịch rất nhiều trong một khoảng thời gian ngắn kèm theo các mô bằng hạt đậu đỏ hay to hơn tuỳ theo tuần thai. 

Dịch âm đạo lẫn theo các mô khác hơi lợn cợn.

Màu sắc Thường màu đỏ nhạt đến đỏ tươi đồng đều đến hết chu kì Màu đỏ thẫm có lẫn lấm tấm các mô màu trắng hoặc xám
Mùi Có thể không mùi hoặc hơi có mùi tanh của sắt Máu sảy thai có mùi gì? Mùi hắc khó chịu hoặc tanh
Biểu hiện khác Đau bụng dưới râm râm, đau lưng, buồn nôn, ngực căng, cơ thể mệt mỏi.
  • Đau bụng dưới dữ hội hoặc đau vai
  • Chóng mặt buồn nôn, nôn, bị chuột rút
  • Sốt, ớn lạnh, choáng váng, ngất xỉu.

Bảng: Phân biệt máu kinh nguyệt và cục thịt sảy thai ra máu như thế nào

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Cách phân biệt máu kinh, máu báo thai và máu sảy thai

Cũng có thể bạn sảy thai vào đúng thời gian xảy ra kinh nguyệt, bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn dù hiểu cục thịt sảy thai ra máu như thế nào. Quan trọng nhất là bạn cần đến bệnh viện điều trị ngay lập tức nếu có thêm những dấu hiệu khác điển hình như đau bụng dữ dội.

Sảy thai kinh nguyệt ra cục thịt nên làm gì?

cục thịt sảy thai ra máu như thế nào
Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? Sảy thai nên làm gì?

1. Sảy thai ra cục thịt có sao không?

Thường nếu bạn gặp các dấu hiệu của sảy thai ra cục thịt (khối mô) thì đó không phải là điều tốt. Bạn cần được khám và kiểm tra xem bạn còn sót mô thai nào không, vì nếu còn sót thai bạn có thể bị xuất huyết hoặc nhiễm trùng tử cung và âm đạo.

Tình trạng này kéo dài sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe và nghiêm trọng hơn có thể làm giảm khả năng mang thai sau này của bạn.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Sảy thai ra máu trong bao lâu? Mẹ cần biết để tránh nguy hiểm tính mạng

2. Sảy thai ra cục thịt nên làm gì?

Việc biết về quá trình cục thịt sảy thai ra máu như thế nào rất quan trọng để bạn kịp thời phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ sảy thai. Lúc này bạn cần đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ tiến hành kiểm tra và điều trị. 

Bác sĩ có thể khám âm đạo, xét nghiệm máu hay siêu âm để kiểm tra tình trạng thai của bạn. Nếu còn sót thai, bác sĩ sẽ tùy vào mức độ mà có những phương pháp điều trị khác nhau như dùng thuốc, nạo hút thai, phẫu thuật lấy thai.

Trường hợp bạn đã từng sảy thai một hay nhiều lần, ngoài việc điều trị phù hợp thì bác sĩ sẽ làm thêm xét nghiệm di truyền để kiểm tra nguyên nhân sảy thai.

[inline_article id =266453] 

Việc sảy thai là điều không mong muốn của các cặp đôi. Do đó việc tìm hiểu cục thịt sảy thai ra máu như thế nào là điều cần thiết và quan trọng. Nhờ đó bạn sẽ phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ và đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn hãy duy trì lối sống lành mạnh và hạn chế các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa sẩy thai nhé. 

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Doạ sảy thai ra máu bao lâu và cách mẹ bầu xử trí thế nào?

Sảy thai là hiện tượng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Vậy khi bị doạ sảy thai ra máu bao lâu? Bài viết này MarryBaby sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp vấn đề này. Hãy cùng theo dõi nhé.

Máu sảy thai có màu gì?

1. Các dấu hiệu sảy thai mẹ nên biết

Trước khi tìm hiểu vấn đề doạ sảy thai ra máu bao lâu; chúng ta cần nhận biết về máu sảy thai. Dấu hiệu ra máu sảy thai hay việc doạ sảy thai ra máu bao lâu khác nhau ở từng người và phụ thuộc nhiều vào thời gian mang thai. Chẳng hạn như, thai nhi 14 tuần sẽ lớn hơn nhiều so với thai nhi 5 tuần. Vì vậy, mẹ có thể bị chảy máu nhiều hơn và các triệu chứng sảy thai phổ biến nhất:

  • Chảy máu bất thường.
  • Đau bụng dưới.
  • Dịch nhầy âm đạo ra nhiều, có mùi khó chịu.
  • Xuất hiện các cơn co thắt tử cung.

Để biết doạ sảy thai ra máu bao lâu; mẹ nên có kiến thức để nhận biết các dấu hiệu của từng giai đoạn sảy thaigồm:

  • Dọa sảy thai: Máu có màu đỏ hoặc đen, có lẫn dịch nhầy, ra ít, ra từng đợt.
  • Sảy thai không hoàn toàn (một phần nhau thai vẫn còn trong tử cung): Ra máu âm ỉ và tiếp diễn.
  • Sảy thai hoàn toàn: Đau từng cơn ở bụng dưới, máu ra dữ dội, đột ngột theo từng cơn co tử cung. Máu vẫn tiếp tục chảy âm ỉ trong vài ngày hoặc vài tuần.
  • Sảy thai băng huyết: Máu ra nhiều, màu đỏ tươi có lẫn máu cục, có biểu hiện choáng váng.

>> Bạn có thể xem thêm: 7 dấu hiệu của hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu, nhận biết sớm để tránh nguy hiểm.

2. Màu máu sảy thai theo từng giai đoạn

Bên cạnh vấn đề doạ sảy thai ra máu bao lâu; thì máu sảy thai cũng thay đổi theo từng giai đoạn. Máu sảy thai ban đầu có thể chỉ là một lượng nhỏ. Sau đó, máu sẽ chảy nhiều và ồ ạt hơn khi tử cung giãn ra. Tình trạng này sẽ kéo dài trong khoảng 3 – 5 giờ.

Vậy máu sảy thai có màu gì? Lúc này máu sảy thai có thể có màu từ hồng chuyển sang đỏ tươi rồi đến nâu. Máu đỏ tươi là máu ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng; còn máu có màu nâu là máu đã tồn tại trong tử cung một thời gian.

doạ sảy thai ra máu bao lâu
Dọa sảy thai ra máu bao lâu?

Ngoài ra, tùy thuộc vào thời điểm sảy thai mà máu sảy thai cũng sẽ khác nhau:

  • Sảy thai 4 tuần đầu: sảy thai sớm ra máu như thế nào? Trong giai đoạn này, nếu sảy thaisẽ ra máu cục có lẫn với một số mô màu trắng hoặc xám. Vì lúc này, phôi thai chỉ có kích thước bằng hạt gạo nên rất khó nhìn thấy.
  • Doạ sảy thai ra máu bao lâu? Sảy thai 6 tuần: Lúc này thai phụ bị ra máu cục có phải sảy thaikhông? Nếu bị sẩy thai, mẹ có thể thấy cục máu đông với một túi nhỏ chứa đầy chất lỏng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nhìn thấy nhau thai ở bên cạnh túi.
  • Sảy thai 8 tuần: Giai đoạn này máu có lẫn mô có màu đỏ sẫm, có thể nhìn giống như gan. Mẹ bầu có thể thấy một túi có phôi bên trong, có kích thước bằng một hạt đậu nhỏ.
  • Sảy thai 10 tuần: Máu có lẫn mô màu đỏ sẫm, trông giống như thạch. Túi thai sẽ nằm bên trong một trong những cục máu đông.
  • Doạ sảy thai ra máu bao lâu? Sảy thai từ 12 đến 16 tuần: Khi vào giai đoạn này, nếu sảy thai, mẹ sẽ thấy chất nhầy hồng âm đạo chảy ra đầu tiên. Sau đó là một ít máu và cục máu đông. Lúc này, thai nhi đã hình thành đầy đủ, bé cũng có thể được gắn vào dây rốn và nhau thai.
  • Sảy thai từ 16 đến 20 tuần: Xuất hiện những cục máu đông lớn màu đỏ trông giống như gan; và các mảnh mô khác trông giống như màng tế bào. Khi ấy, mẹ bầu sẽ gặp các cơn đau giống như đau đẻ. Vì bé đã được hình thành đầy đủ và có thể nằm gọn trong lòng bàn tay.

Vậy doạ sảy thai ra máu bao lâu? Phần tiếp theo của bài viết sẽ giải đáp cho bạn nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh hơn?

Doạ sảy thai ra máu bao lâu?

Dọa sảy thai tự nhiên ra máu trong bao lâu? Dấu hiệu ra máu sảy thaivà đau quặn có thể kéo dài đến 2 tuần. Sau thời gian này, lượng máu sẽ giảm dần và có thể kéo dài thêm 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, cũng có trường hợp sảy thai chỉ ra máu trong vài giờ. Việc doạ sảy thai ra máu bao lâu sẽ phụ thuộc vào:

  • Tuổi thai ở thời điểm sảy thai: Nếu mang thai thời gian dài; nồng độ hormone thai kỳ có thể duy trì ở mức cao trong vài ngày hoặc vài tuần.
  • Mang đa thai hay không.
  • Thời gian cơ thể đào thải mô và nhau thai của thai nhi.

Doạ sảy thai ra máu bao lâu thì hết? Đa số, bạn sẽ mất khoảng một tháng để cơ thể phục hồi sau sảy thai. Và kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại sau 4 đến 6 tuần.

Cách phân biệt máu sảy thai với kinh nguyệt

Khi đã biết doạ sảy thai ra máu bao lâu; bạn nên biết cách phân biệt máu kinh và máu sảy thai. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa máu sảy thai và kinh nguyệt:

  • Với kinh nguyệt, lượng máu chảy ra sẽ tương đối giống nhau từ tháng này sang tháng khác; ngày nặng và ngày nhẹ. Sảy thai cũng có thể có ngày nặng và ngày nhẹ. Nhưng máu sẽ chảy nhiều hơn và kéo dài hơn bình thường
  • Chảy máu do sảy thai có thể có các cục máu đông lớn và mô mà bạn thường không nhìn thấy trong khi hành kinh
  • Khi hành kinh bạn sẽ thường bị đau bụng dưới. Nhưng khi sảy thai cơn đau này sẽ trở nên dữ dội hơn do cổ tử cung giãn ra.
  • Màu của máu trong kỳ kinh nguyệt có thể từ hồng sang đỏ đến nâu. Nhưng nếu bạn nhìn thấy một màu sắc lạ, đó có thể là dấu hiệu của sẩy thai.
doạ sảy thai ra máu bao lâu
Phân biệt máu kinh nguyệt và dọa sảy thai

Mẹ nên làm gì khi bị sẩy thai?

Nếu đã biết doạ sảy thai ra máu bao lâu; nếu gặp trường hợp này mẹ nên làm gì? Khi có các dấu hiệu sảy thai bạn nên đi khám. Việc đi khám sẽ giúp bác sĩ xác định bạn có bị sảy thai không và nguyên nhân gây sẩy thai.

  • Nếu chảy máu hoặc đau bụng cũng có thể chỉ là dấu hiệu dọa sảy thai. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định:
  • Bổ sung hormone nếu nguyên nhân chảy máu là do progesterone thấp.
  • Khâu cổ tử cung nếu vấn đề là do cổ tử cung mở sớm.

>> Bạn có thể xem thêm: Dọa sảy thai – Những vấn đề mẹ bầu cần biết

Ngoài ra nếu bạn bị sảy thai, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem có còn sót lại nhau thai hay không. Vì khi sảy thai không hoàn toàn một phần nhau thai vẫn còn trong tử cung. Khi ấy, bác sĩ sẽ tư vấn sau sảy thai bạn nên ăn gì để hết máu; hoặc chỉ định chờ đợi để quá trình tống xuất nhau thai diễn ra tự nhiên; hoặc đẩy nhanh quá trình này bằng cách dùng thuốc hoặc thủ thuật hút nạo buồng tử cung.

[inline_article id=72659]

Doạ sảy thai ra máu bao lâu sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Điều quan trọng là bạn cần chú ý theo dõi sức khỏe và nhận biết các dấu hiệu bất thường để kịp thời nhờ bác sĩ can thiệp. Sảy thai tự nhiên là điều không mong muốn. Nếu chẳng may rơi vào trường hợp này, mẹ bầu hãy bình tĩnh và chăm sóc sức khỏe đúng cách để cơ thể nhanh phục hồi lại nhé!