Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Sinh con ngôi thai ngược

cách quay đầu thai
Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ thực hiện một số thao tác giúp quay đầu thai

1. Nguyên nhân ngôi thai ngược

Suốt thời gian mang thai, phần lớn thời gian bé sẽ hướng mông mình về phía tử cung của mẹ. Tới tuần thai 28, chỉ có 15% thai nhi vẫn ở ngôi ngược. Trong những tuần thai tiếp theo, hầu hết thai nhi sẽ quay đầu để quá trình sinh của mẹ diễn ra được dễ dàng hơn. Tới tuần thứ 36, chỉ có 6% ngôi thai ngược và đến tuần 40, con số này chỉ còn khoảng 3%.

Các chuyên gia vẫn chưa tìm được một nguyên nhân đặc biệt dẫn đến hiện tượng thai ngược. Thông thường, nó là sự kết hợp của một vài lý do ảnh hưởng đến sự chuyển động của bé trong tử cung.

[inline_article id=914]

Nguyên nhân từ mẹ:

– Nước ối quá nhiều trong túi ối: Tình trạng phổ biến ở các bà mẹ bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ. Do đó, thai nhi sẽ có nhiều không gian để chuyển động hơn bình thường nên có thể ở vị trí bất kỳ trong những tuần cuối

– Nước ối quá ít: Thai nhi bị mắc kẹt và không có đủ không gian để quay đầu

– Sinh đôi hoặc sinh ba

– Tử cung có hình dạng bất thường

– Lạm dụng thuốc

Mẹ lớn tuổi

Nguyên nhân từ thai nhi:

– Sinh non nên chưa kịp quay đầu

– Dị tật thai nhi

– Dây rốn ngắn

[inline_article id=977]

2. Làm gì khi ngôi thai ngược tuần 32?

Khi phát hiện ngôi thai ngược, bác sĩ có thể chỉ định bạn phải sinh mổ hoặc sử dụng phương pháp xoay đầu thai trong quá trình sinh. Tuy nhiên, cách này gây khó chịu và đau đớn đối với một vài thai phụ. Cách này cũng có thể gây tình trạng dây rốn quấn cổ rất nguy hiểm cho thai nhi.

Chị Thanh Thúy (28 tuổi, Bình Dương) chia sẻ: “Tuy nó rất không thoải mái nhưng nếu thành công, nó sẽ giúp bạn bớt đau đớn và nhanh phục hồi hơn so với việc sinh mổ”.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Xử trí khi bị ra máu trong 3 tháng đầu thai kỳ

nguy hiểm khi bị ra máu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Không phải tất cả trường hợp ra máu trong 3 tháng đầu thai kỳ đều dẫn đến sảy thai

Mang thai 3 tháng đầu bị ra máu

1. Nguyên nhân bị ra máu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Tùy vào mức độ ra máu nhiều hay ít mà nguyên nhân cũng rất khác nhau. Gần 50% phụ nữ mang thai bị ra máu trong 3 tháng đầu có nguy cơ sảy thai.

[inline_article id=77804]

– Ra máu sau khi “yêu”: Thành âm đạo khá mỏng manh, vì vậy sau khi quan hệ, bạn có thể bị chảy máu.

– Chảy máu cấy ghép: Sau khi trứng được thụ tinh và di chuyển để cấy ghép vào thành tử cung có thể gây chảy máu nhẹ. Tuy nhiên, trường hợp này hoàn toàn bình thường. Mẹ bầu không cần phải quá lo lắng.

– Nhiễm trùng âm đạo hoặc cổ tử cung, chấn thương do té ngã, dùng thuốc không phù hợp… cũng là nguyên nhân làm bạn ra máu trong 3 tháng đầu.

2. Xử trí khi mang thai 3 tháng đầu bị ra máu

Gần 30% phụ nữ bị ra máu khi mang thai và không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Điều quan trọng là bạn phải báo ngay với bác sĩ khi có trường hợp này để có cách giải quyết hợp lý. Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân ra máu của bạn.

– Xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra nồng độ hormone của bạn.

– Kiểm tra mức độ mở của cổ tử cung

Siêu âm để kiểm tra tim thai

[inline_article id=34080]

Đa số mọi người đều xem tình trạng chảy máu như một dấu hiệu “dọa sảy thai”. Tuy nhiên, quan niệm này không hoàn toàn đúng. Các triệu chứng sảy thai thường bao gồm chảy máu âm đạo với những cục máu lớn, đi kèm với những cơn co thắt mạnh, đau lưng dưới…

Một số phụ nữ bị ra máu trong tam cá nguyệt đầu tiên có khả năng gặp phải tình trạng tương tự trong những tam cá nguyệt sau. Vì vậy, mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý.

Những điều nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

1. Uống rượu

Chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra được lượng cồn chính xác sẽ làm ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn nhưng hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng uống rượu và những thức uống có cồn khi mang thai sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Thậm chí, các bác sĩ khuyên rằng nếu như bạn đang có ý định mang thai, bạn cũng không nên uống rượu đâu đấy!

2. Mùi sơn

Nếu vợ chồng bạn đang có ý định trang hoàng lại nhà cửa để chào đón bé yêu thì bạn nên “nhường” hết cái vụ sơn nhà cho chồng đi nhé! Mùi sơn có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé. Hơi sơn được hít vào có thể mang theo những chất độc hại đi vào máu và làm bé bị ảnh hưởng.

3 tháng đầu thai kỳ
Trong sơn có nhiều hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sự phát triển của bé

3. Dùng thuốc

Hạn chế tất cả các loại thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ của bạn vì thai nhi rất dễ bị tổn thương bởi bất kỳ hóa chất nào đi vào trong máu của mẹ. Nếu bị cảm hay một vài bệnh thông thường khác, bạn có thể thử những phương pháp điều trị mà không có sự can thiệp của các biện pháp y tế. Hoặc bạn cũng có thể nhờ sự tư vấn của các bác sĩ trước khi có ý định uống bất kỳ loại thuốc nào nhé!

3 tháng đầu thai kỳ 2
Phụ nữ khi mang thai cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc

4. Cà phê

Trong khi mang thai, uống một lượng cà phê nhỏ sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hay của bé cưng. Nhưng đó là trong những tháng sau này! Uống cà phê trong thời gian đầu mang thai sẽ làm tăng cao nguy cơ sảy thai. Mặt khác, cà phê cũng làm hạn chế khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, khiến bạn dễ bị thiếu máu, tình trạng thường thấy ở các phụ nữ mang thai.

5. Nước dừa

>>> Xem thêm: Thức uống nào tốt cho phụ nữ mang thai?

Bạn đã biết những lợi ích của việc uống nước dừa khi mang thai chưa? Nước dừa có rất nhiều chất dinh dưỡng, các khoáng chất và vitamin có lợi cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước dừa trong 3 tháng đầu khi mang thai đâu đấy!

Trong giai đoạn đầu, bạn sẽ đối mặt với tình trạng nôn mửa, ốm nghén và uống nước dừa trong lúc này chỉ làm tình trạng này trở nên tồi tệ hơn nhiều mà thôi. Uống nước dừa cũng dễ khiến bạn bị lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Ngoài ra, bạn cũng không nên uống nước dừa vào buổi tối vì nó sẽ làm bạn mất ngủ và khó chịu.

Những điều nên làm trong 3 tháng đầu thai kỳ

1. Lịch khám bác sĩ

Sau khi biết mình mang thai, việc đầu tiên bạn nên làm là lên lịch hẹn với một vị bác sĩ sản khoa. Lần hẹn này bạn nên kiểm tra tổng quát hết và phải “thành thật khai báo” rõ ràng các tiền sử bệnh của bạn và gia đình. Đừng ngại ngùng, những thông tin bạn cung cấp cho bác sĩ sẽ là tiền đề để bác sĩ đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho thai kỳ của bạn. Vậy nên, trả lời các câu hỏi càng chi tiết càng tốt nhé!

Trong lần khám này, bác sĩ cũng sẽ đưa ra lịch hẹn cho những lần sau và một vài xét nghiêm mà bạn phải thực hiện trước khi sinh. Nhớ là đừng cho bác sĩ “leo cây” đấy. Sẽ tốt hơn nếu như bác sĩ thường xuyên cập nhật tình hình của bạn một cách chính xác nhất. Và trong 3 tháng đầu thai kỳ là lúc bạn cần thực hiện một vài xét nghiệm quan trọng.

3 tháng đầu thai kỳ
Cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết cho bác sĩ

2. Một thực đơn dinh dưỡng

Ngay từ khi có ý định mang thai, bạn đã phải “nghiêm túc” thực hiện một chế độ dinh dưỡng đặc biệt nữa chứ đừng nói tới khi bạn “thật sự” có thai. Các mẹ bầu cần phải tăng cường bổ sung axit folic cho cơ thể để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Ngoài ra, bạn cũng nên thêm protein, canxi và sắt vào chế độ ăn uống của bạn. Ăn thêm khoảng 200-300 calo mỗi ngày để đảm bảo bé cưng nhận được đầy đủ dưỡng chất hợp lý trong bụng mẹ.

Đặc biệt chú ý tránh xa các loại nước uống có ga, caffeine và cồn trong giai đoạn này nhé! Thay vào đó, nên bổ sung một thêm nước cho cơ thể.

>>> Xem thêm: Nguy cơ sảy thai khi thường xuyên uống nước đóng chai

3. Tham gia các lớp tiền sản

Đăng ký tham gia các lớp học tiền sản. Đây là nơi bạn sẽ được dạy và cung cấp một số thông tin hữu ích giúp bạn hiểu thêm về việc mang thai cũng như sinh con. Nếu bạn có gì thắc mắc, hãy hỏi các chuyên gia ở đây. Bạn cũng nên dẫn theo chồng mình khi tham gia những lớp học này. Chồng của bạn cũng nên biết những kiến thức này để mà còn phụ bạn chăm con sau này nữa chứ!

>>> Xem thêm: Học tiền sản – xu hướng cho những người lần đầu làm mẹ

4. Tập thể dục

Tập thể dục khi mang thai sẽ giúp bạn cải thiện vóc dáng, tăng cường tuần hoàn máu, giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu khi mang thai như đau lưng, phù chân… Nếu mới bắt đầu, bạn nên chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga chẳng hạn. Yoga không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe mà nó còn giúp ích cho bạn trong quá trình sinh con nữa đấy.

>>> Xem thêm: 7 lý do bạn nên tập yoga khi mang thai

Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về mang thai 3 tháng đầu bị ra máu, những điều cần tránh và những điều nên làm trong 3 tháng đầu để có thai kỳ khỏe mạnh nhé.

MarryBaby

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Súp lơ: Món ngon cực tốt cho bà bầu!

loi ich cua sup lo doi voi me bau
Súp lơ chứa nhiều chất dinh dưỡng, là thực phẩm tốt dành cho mẹ bầu

1/ Lợi ích của súp lơ với phụ nữ mang thai

Ngăn ngừa táo bón: Do thay đổi hormone và áp lực trên vùng xương chậu làm hầu hết phụ nữ mang thai phải đối mặt với triệu chứng táo bón. Rất khó chịu và bất tiện đúng không? Súp lơ chứa nhiều chất xơ, giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn, giảm bớt những phiền toái mà táo bón mang lại.

– Tăng cường thị lực: Khi mang thai, nếu không cung cấp đủ vitamin A, thị lực của bạn sẽ giảm đi rất nhiều đấy! Súp lơ chứa rất nhiều caroten, có thể chuyển hóa thành vitamin A giúp tăng cường các hoạt động của mắt. Nó cũng giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

– Ngăn ngừa loãng xương: Ăn súp lơ thuờng xuyên sẽ giúp xương của mẹ trở nên chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương. Do trong súp lơ có chứa nhiều canxi, magie, kẽm và phốt pho.

– Ngăn ngừa thiếu máu: Hầu hết các mẹ bầu đều bị tình trạng thiếu máu khi mang thai. Khi thiếu máu, bạn sẽ dễ bị mệt mỏi, hoa mắt và chóng mặt. Sẽ rất tốt nếu mẹ bầu ăn nhiều súp lơ vì chúng có chứa nhiều sắt và axit folic. Lợi cả đôi đường đúng không?

– Hạn chế tăng cân: Súp lơ chứa rất ít calo. Trong một 100gr súp lơ chỉ chứa khoảng 50 calo. Rất thích hợp cho những mẹ bầu thừa cân hoặc không muốn tăng cân quá nhiều khi mang thai.

– Ngăn ngừa chuột rút: Nếu thường xuyên bị chuột rút, mẹ không nên bỏ qua súp lơ. Vì trong súp lơ có chứa một lượng kali đáng kể giúp ngăn ngừa hiện tượng co cơ. Ngoài ra, súp lơ cũng có tác dụng giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp.

2/ Lưu ý dành cho mẹ bầu

– Khi mua súp lơ, mẹ nên lưu ý đến màu sắc của chúng. Tùy từng loại nhưng súp lơ ngon, tươi thuờng có màu tối hoặc xanh đậm. Nếu để ý thấy súp lơ có hoa, mẹ không nên mua. Vì chúng thuờng già và không ngon.

– Mẹ nên bảo quản trong túi ni-lông, bỏ tủ lạnh nhưng nhớ đừng buộc kín nhé! Nhiệt độ trong tủ lạnh sẽ giúp lưu giữ được phần nào vitamin C trong súp lơ.

– Không nên rửa súp lơ trước khi cất vào tủ lạnh vì như vậy dễ hư hơn nhiều.

– Nên mua ít và ăn hết trong một lần. Vì khi trữ quá lâu trong tủ lạnh sẽ làm mất độ ngọt tự nhiên của súp lơ và làm “bay hơi” một số loại vitamin.

[inline_article id=60771]

3/ Thực đơn gợi ý dành cho mẹ bầu

Nếu vẫn chưa biết chế biến món súp lơ như thế nào, bạn có thể tham khảo món sau nhé!

Súp lơ xào tôm

loi ich cua sup lo doi voi me bau
Món này rất đơn giản và dễ làm. Mẹ thử xem nhé!

Nguyên liệu:

1 bắp súp lơ
1 củ cà rốt
200g tôm
Gia vị: 2 củ hành khô, 1 củ hành tây, muối, đường, bột ngọt và dầu ăn

Cách làm:

Súp lơ tách thành từng miếng nhỏ, rửa sạch và để ráo nước. Cà rốt gọt vỏ và cắt sợi.Tôm lột vỏ, bỏ đầu, giữ đuôi và làm sạch phần sống lưng. Hành khô và hành tây cắt lát.

Sau khi sơ chế xong nguyên liệu, bạn làm nóng chảo và cho một ít dầu ăn vào. Tốt nhất mẹ nên sử dụng dầu thực vật. Chờ dầu nóng, bạn cho hành và tôm vào xào sơ. Thêm một ít gia vị. Khi tôm gần chín, bạn thêm cà rốt và một ít nước vào xào. Nếu thích, bạn có thể lấy tôm ra rồi mới bắt đầu xào cà rốt. Cuối cùng, bạn thêm súp lơ vào và xào đến khi chúng chín mềm vừa ăn. Nêm nếm một lần nữa cho vừa ăn. (Nếu lúc nãy tách tôm ra xào riêng, bây giờ mẹ nên bỏ tôm vào và xào sơ qua một lần nữa.).

[inline_article id=62140]

Bạn có thể thay tôm bằng thịt bò và làm món súp lơ xào thị bò cũng rất ngon. Tuy nhiên, thịt bò xào lâu sẽ bị dai và cứng nên khi xào, mẹ nên tách riêng chúng ra nhé! Ngoài ra, nếu muốn món ăn thêm nhiều màu sắc, bạn có thể vừa chọn súp lơ có màu trắng và xanh xen kẽ nhau. Món ăn sẽ bắt mắt hơn nhiều.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Những nguy hiểm không ngờ đối với mẹ bầu

>>> Mối nguy hiểm mang tên “sinh non”

>>> 8 việc nhà cần tránh khi mang thai

Những bức tường mới

Bạn có cảm thấy khó chịu mỗi khi ngửi thấy mùi sơn không? Mặc dù các nhà sản xuất đã cố gắng hạn chế những thành phần độc hại nhưng đa số các loại sơn hiện nay vẫn chứa những thành phần độc hại gây ung thư. Những loại sơn gốc dầu có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh và sảy thai nhiều hơn những loại sơn gốc nước. Chưa kể thành phần tạo mùi có trong sơn cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với thai nhi trong bụng mẹ. Vì vậy, nếu đang có ý định sơn lại nhà thì có lẽ bạn nên chờ thêm một thời gian nữa hoặc phải tránh xa ngôi nhà của bạn trong một thời gian rồi.

>>> Xem thêm: Nguy cơ sảy thai khi thường xuyên uống nước đóng chai

Tivi

Những bước sóng điện từ phát ra khi coi tivi có thể gây ảnh hưởng đến mẹ và bé cưng trong bụng. Vì vậy, bạn phải lưu ý một vài điều sau khi coi tivi để đảm bảo an toàn nhé!

>>> Xem thêm: Mẹ bầu và những cách giải trí cần tránh

– Giữ khoảng cách an toàn: Bạn nên ngồi cách xa màn hình khoảng 2m, khoảng cách này vừa giúp bạn bảo vệ mắt vừa giúp tránh khỏi những bức xạ phát ra.

– Không nên xem tivi liên tục: Nếu thường xuyên ở nhà và cảm thấy buồn chán, bạn cũng không nên coi tivi liên tục trong nhiều giờ đâu đấy. Thời gian thích hợp nhất là khoảng 2 tiếng đồng hồ, sau đó bạn nên cho mắt nghỉ ngơi một chút.

– Không nên xem tivi khi ăn quá no hay vừa coi tivi vừa ăn vặt: Sau khi ăn no, bạn cần có thời gian để cơ thể tiêu hóa hết thức ăn. Ngồi xuống coi tivi ngay sau khi ăn có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

me bau 2
Thay vì xem tivi, bạn có thể đọc sách mỗi khi rảnh rỗi

Đồ nhựa

Hầu hết các loại đồ nhựa hiện nay, đặc biệt là những loại đồ nhựa tái chế được bày bán la liệt ngoài đường đều có chứa một loại chất dễ gây ung thư. Bạn nên cẩn thận khi mua những đồ nhựa không rõ nguồn gốc và cũng nên tránh không nên sử dụng các loại chén bát, đũa muỗng làm bằng nhựa tái chế không an toàn.

Các loại hóa chất, nước tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng

Công dụng của các loại thuốc này là dùng để diệt vi khuẩn và côn trùng nên chắc chắn trong nó phải chứa những thành phần độc hại rồi đúng không? Bạn nên tránh các sản phẩm có nhãn chứa chất độc, chẳng hạn những sản phẩm chứa chất glycol-, chất liên quan đến sảy thai và phenol-, chất làm tăng khả năng dị tật và thai chết lưu. Bạn cũng nhớ phải sử dụng bao tay khi sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào nhé!

me-bau-5
Bạn nên cẩn thận khi sử dụng các loại nước tẩy rửa

Lò vi sóng

>>> Xem thêm: 7 thói quen xấu mẹ bầu cần tránh sau khi ăn

Đối với người bình thường, những bức xạ khi đóng, mở lò vi sóng hoàn toàn không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nào. Nhưng đối với những phụ nữ mang thai, việc sử dụng lò vi sóng có thể gây ra dị tật thai nhi, sảy thai, thai chết lưu. Bạn nên giữ khoảng cách 1 m khi sử dụng lò vi sóng và không nên kéo dài thời gian sử dụng.

Máy sấy tóc

Máy sấy tóc thường phát ra những bức xạ điện từ khi mở và sấy tóc. Và vì được sử dụng ở một khoảng cách khá gần với đầu nên nó sẽ gây ra những ảnh hưởng đến hệ thần kinh, là nguyên nhân gây ra những hiện tượng chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ… của các mẹ bầu.

 MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

“Giải cứu” vẻ đẹp của mẹ bầu

Rạn da

Thông thường, tình trạng rạn da thường xảy ra ở hầu hết 90% phụ nữ mang thai và hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc nào thật sự có thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng này, kể cả những loại thuốc đặc trị. Tuy nhiên, vẫn có những cách giúp bạn hạn chế hoặc làm cho tình trạng rạn da không trở nên tồi tệ hơn.

Rạn da xuất hiện là do làn da không theo kịp mức độ tăng cân trong suốt thai kỳ của bạn. Vì vậy, điều chỉnh cân nặng hợp lý trong suốt thai kỳ là việc bạn nên làm nếu như muốn hạn chế bớt tình trạng này.

Tiếp theo, bạn có thể cân nhắc đến một số phương pháp giảm và ngăn ngừa rạn da bằng cách tăng độ ẩm cho da. Những thực phẩm từ thiên nhiên như dầu dừa, dầu oliu, dầu hạnh nhân… cũng giúp da trở nên mềm mại và mịn màng hơn rất nhiều.

Ngoài ra, bạn cũng có thể xem thêm bài viết: Chống rạn da khi mang thai để biết thêm nhiều cách “cứu vãn” làn da của mình.

mẹ bầu
Dầu dừa được xem là phương pháp ngăn ngừa rạn da hiệu quả

Các vấn đề về da khác

Khi mang thai, những thay đổi về nội tiết tố có thể khiến là da của bạn thay đổi. Nhiều mẹ bầu sẽ gặp các vấn để về mụn, nám da, tàn nhang…Để đối phó với các tình trạng này, bạn có thể sử dụng kem chống nắng và các loại sản phẩm chăm sóc da.

Nếu sợ những hóa chất có trong mỹ phẩm có thể ảnh hưởng đến con, bạn có thể chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.

>>> Xem thêm: Những lưu ý khi chăm sóc da khi mang thai

Tăng cân quá nhiều

Với tâm lý “ăn cho hai người”, nhiều mẹ bầu thậm chí tăng đến 20 kg trong cả thai kỳ của mình. Việc tăng cân quá nhiều này là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề khác như rạn da, sinh khó, sinh sớm hoặc phải mổ lấy con…

Không cần ăn kiêng, chỉ cần bạn chú ý một chút đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình kết hợp với những bài tập thể dục, bạn đã có thể giữ được cân nặng lý tưởng của mình rồi. Trung bình, khi mang thai, mẹ bầu thường chỉ nên tăng khoảng từ 9 đến 11 kg là được rồi.

>>> Xem thêm: Bí quyết giúp mẹ bầu giữ dáng

Làm đẹp 

Với quan điểm, khi mang thai nếu như mẹ làm đẹp nhiều quá sẽ khiến con mất duyên, nhiều mẹ thậm chí không dám sử dụng sữa rửa mặt hay các biện pháp chăm sóc da nữa. Chỉ đơn giản sử dụng nước cho tất cả các bước vệ sinh da.

Thật ra, đây chính là lúc mẹ cần để ý chăm sóc bản thân nhất. Những việc này sẽ giúp bạn tăng thêm tự tin về bản thân mình. Người ta chẳng nói rằng, bạn đẹp nhất khi bạn tự tin đó sao.

Nếu như vẫn còn lo lắng, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Làm đẹp khi mang thai: Nên và không nên để biết mình có thể làm gì và không nên làm gì nhé!

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ bầu có nên sử dụng nước súc miệng?

>> 20 điều chị em cần làm trước khi dự định có thai: Chăm sóc sức khỏe

>> 7 bước để có một thai kỳ khỏe mạnh

Khi mang thai, do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi mà nhiều mẹ bầu phải đối mặt với những vấn đề về răng miệng như: viêm nướu, sâu răng, mòn răng,… Ngoài ra, những mẹ bầu gặp các vấn đề về răng miệng có nguy cơ sảy thai cao gấp 4 đến 7 lần so với những phụ nữ có sức khỏe răng miệng bình thường. Vậy nên, vệ sinh răng miệng khi mang thai là điều hết sức cần thiết.

Về cơ bản, sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là sau khi ăn đồ ngọt bạn nên súc miệng lại với nước sạch. Thường xuyên dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng và đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Nhiều nha sĩ cũng khuyên nên sử dụng nước súc miệng để loại trừ những vi khuẩn bám trên răng, nướu và lưỡi. Hơn nữa, trong nước súc miệng có một hàm lượng florua, giúp loại bỏ những mảng bám trên răng, phòng ngừa sâu răng.

>>> Xem thêm: Mẹ đã biết cách chăm sóc răng miệng khi mang thai?

mẹ bầu
Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để phòng chống các bệnh về răng miệng

Tuy nhiên, bạn có để ý là trong nước súc miệng có chứa một lượng cồn nhất định không? Đa số các loại nước súc miệng có bán trên thị trường hiện nay đều có chứa cồn, thường là từ 21 – 26% vì cồn giúp các thành phần chống vi khuẩn trong nước súc miệng hoạt động hiệu quả hơn.

Đối với những phụ nữ mang thai, cồn là một từ “cấm kỵ” và những tác hại mà nó mang lại cho sức khỏe thai nhi thì “ai cũng biết” hết rồi. Mặc dù chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra được nồng độ cồn tối thiểu có thể ảnh hưởng đến thai nhi nhưng hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo rằng mẹ không nên sử dụng các thức uống có cồn trong quá trình mang thai.

>>> Xem thêm: Nguy hiểm cho con nếu mẹ uống rượu khi mang thai

Bạn có thể nghĩ rằng chỉ cần mình không nuốt nước súc miệng thì sẽ không có chuyện gì xảy ra cả. Ngay cả khi bạn có nhổ hết nước súc miệng ra ngoài thì cũng không thể nào chắc chắn 100% là không có một lượng nhỏ nào thấm vào cơ thể bạn. Bạn có sẵn sàng “đánh cược” sức khỏe con mình không?

mẹ bầu 2
Mẹ bầu nên thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám trên răng

Nếu muốn sử dụng nước súc miệng, bạn nên sử dụng các loại không chứa cồn. Đây có thể xem là một giải pháp an toàn hơn hẳn. Thậm chí tốt hơn hết là mẹ bầu nên thảo luận với bác sĩ của mình về nhãn hiệu mà mình đang sử dụng. Nước muối cũng là một đề nghị mà bạn nên cân nhắc đấy!

Cũng không có ai bắt ép bạn phải sử dụng nước súc miệng hàng ngày. Miễn là bạn dành thời gian vệ sinh răng miệng, thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa và đánh răng để loại bỏ máng bám, bạn sẽ tránh được các vấn đề răng miệng gây khó chịu.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ bầu có cần tránh thực phẩm lên men?

Lợi ích từ thực phẩm lên men

Khi ăn những thực phẩm lên men, mức độ hấp thu các chất dinh dưỡng trong cơ thể được tăng cao, đó là lý do đầu tiên mẹ bầu cần bổ sung nhóm thực phẩm này. Có một điều khác mà các mẹ bầu cần biết, đó là khi mang thai, hệ tiêu hóa thường hoạt động kém hiệu quả do sự gia tăng của hoóc-môn progesterone. Khi đó, vi khuẩn và enzyme có lợi trong thực phẩm lên men sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Hai loại thực phẩm lên men thơm ngon và an toàn mà mẹ có thể sử dụng hàng ngày là men sữa hay sữa uống lên men (kefir) và yogurt. Bạn có thể kết hợp hương vị của những thực phẩm này với trái cây để gia tăng khẩu vị.

Cần dè chừng khi…

Nhiều mẹ bầu thường thèm ăn những món chua như cà pháo, măng chua, các món gỏi và các loại rau củ muối. Hầu hết các món ăn này đều cần sử dụng nhiều muối nên dễ dẫn đến phù nề cho các mẹ bầu.

thực phẩm lên men
Những thực phẩm lên men có vị chua hấp dẫn nhưng mẹ bầu nên cân nhắc khi dùng

Dưới đây là một số loại thực phẩm nên thận trọng đối với các mẹ mang thai:

  • Cà pháo muối: chứa chất solanie gây ngộ độc tiêu hóa và thần kinh. Tuy cà muối chua đã giảm độc tính nhưng các mẹ nên hạn chế ăn, đặc biệt nên tránh những loại cà muối sổi để ăn ngay trong ngày.
  • Măng chua: Trong măng có chứa một số thành phần độc tố, đặc biệt là glucozit, khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày sẽ bị phân hủy và giải phóng axit xyanhydric, gây ngộ độc, nôn mửa. Tương tự với cà muối, mẹ bầu không nên sử dụng măng chua thường xuyên. Mặt khác, mẹ cũng khó biết được liệu măng chua có được tẩy trắng bằng acid oxalic độc hại hay không.
  • Nem chua: Là một món ăn được chế biến từ quá trình lên men lactic thịt sống và không trải qua bất kỳ công đoạn xử lý nhiệt nào, do đó mẹ bầu khi ăn nem chua dễ nhiễm khuẩn Listeria, Ecoli gây nên tình trạng tiêu chảy.
  • Dưa chua: Khi muối dưa, hàm lượng nitrit tăng lên trong thời gian đầu nhưng giảm dần và mất hẳn khi dưa đã chua vàng. Khi dưa khú thì hàm lượng nitrit lại tăng cao. Nitrit có thể gây ra các nguy cơ ung thư, thiếu máu. Vì vậy, mẹ bầu không nên ăn dưa muối còn xanh hay dưa bị khú.

Với thời tiết nhiệt đới, thực phẩm thường dễ bị lên men nếu không bảo quản kỹ, kể cả các loại trái cây. Do đó các mẹ bầu không nên để thực phẩm quá lâu mà cần nấu và sử dụng một lượng vừa phải, tránh để thức ăn dư thừa nhiều, nấu bữa nào ăn hết bữa đó. Nếu thức ăn đã bị lên men thì các mẹ nên bỏ, tuyệt đối không ăn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Ngọc Anh

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

12 điều nên và không nên khi mang thai (P.1)

Có rất nhiều điều đã quá rõ ràng như tránh xa thuốc lá và rượu. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều nên và không nên mà bạn có thể chưa chắc chắn. Ví dụ, bạn có biết rằng mình tuyệt đối không nên lại gần ổ mèo khi đang mang thai hay không?

MarryBaby đã tập hợp một danh sách khá đầy đủ những điều nên làm và không nên làm khi đang mang thai để các bà mẹ tương lai cảm thấy bớt nặng nhọc trong hơn chín tháng mà bạn trải qua.

Nên: Bổ sung axit folic

Trước đây bạn có thể không nghe nói về axit folic nhưng khi bạn đã có thai thì chắc chắn bạn sẽ nghe nói rất nhiều về nó.

Các bác sĩ kiến nghị nên bổ sung 400 microgram axit folic mỗi ngày tính từ ngày bạn ngưng các biện pháp tránh thai cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ, vì điều này có thể giúp ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh.

Bạn có thể ăn thức ăn giàu axit folic như gan, bông cải xanh, rau chân vịt, bữa sáng với ngũ cốc được bổ sung dưỡng chất và gạo lức.

Không nên: Dung nạp caffein

Bạn có thể đoán được rằng trà và cà phê có thể nằm trong danh sách hạn chế sử dụng nhưng chưa biết rõ tác động của chúng đến mẹ bầu.

Bạn nên tránh uống trà và cà phê trong bữa ăn vì chúng có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt. Đây là dưỡng chất quan trọng cho cả mẹ và bé.

Quá nhiều caffein cũng góp phần khiến tim đập chậm ở trẻ dẫn đến các nguy cơ về sức khoẻ trong tương lai. Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh (NHS) cũng cảnh báo: dung nạp quá nhiều caffein có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Vì vậy, nhanh chóng hạn chế thói quen ngay khi biết mình đã có thai nhé. Nếu tiếp tục duy trì thói quen uống cà phê, bạn nên cất công tìm kiếm loại đã được loại bỏ caffein hoặc kiểm soát lượng sử dụng dưới 200miligram/ ngày.

Không nên: Thử các bài tập lạ

Mặc dù tập thể dục khi mang thai rất tốt cho cơ thể bạn và bé nhưng nếu bạn thử các động tác mà mình chưa từng thực hiện thì có thể lợi bất cập hại.

Cơ thể của bạn đang phải chịu một sự căng thẳng đáng kể; vì vậy, bắt cơ thể phải vượt qua các bài tập mà nó chưa từng trải nghiệm không phải là một ý tưởng khôn ngoan.

Bạn cần tuyệt đối tránh là các môn có sự va chạm hay đòi hỏi vận động mạnh như đá bóng, võ thuật hoặc lặn biển vì chúng có thể gây hại cho bé.

Nên: Duy trì lối sống năng động

Thay vì các bài tập mới, hãy cố duy trì các môn thể thao và bài tập mà bạn đã từng thực hiện trước khi mang thai. Bơi lội, đi bộ và yoga là các phương pháp luyện tập khi mang thai hiệu quả.

khi mang thai
Những bài tập yoga, đi bộ hay bài tập với bóng rất tốt cho thai phụ

Duy trì sự năng động trong quá trình mang thai sẽ giúp cho cơ thể bạn đối phó với những áp lực khi mang thai, sẵn sàng cho quá trình sinh nở và đẩy nhanh tốc độ hồi phục sau khi sinh.

Có một lưu ý nhỏ, đó là bạn nên cố gắng tập nhiều bài tập nhẹ và nếu có tham gia lớp thể dục nào thì cũng luôn cho người hướng dẫn biết rằng bạn đang có thai!

Thanh Phương