Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi

Trên thực tế, không có một con số để xác định được lượng sữa tiêu chuẩn cho trẻ sơ sinh. Bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, cân nặng, cơ địa của mỗi bé… Tuy nhiên, bạn sẽ nhận thấy rằng lượng sữa cho trẻ sơ sinh sẽ tăng dần theo thời gian và sự phát triển của trẻ.

Lượng sữa tiêu chuẩn cho trẻ sơ sinh
Lượng sữa tiêu chuẩn cho trẻ sơ sinh phụ thuộc vào cân nặng, sức khỏe của mỗi bé

Mặc dù không thể biết chính xác liều lượng sữa cho trẻ sơ sinh nhưng mẹ có thể tham khảo bảng gợi ý lượng sữa sau (Bảng sử dụng số liệu trung bình):

Tuổi của trẻ Lượng sữa mỗi cữ bú
Ngày 1 (0-24 giờ) 7ml
Ngày 2 (24-48 giờ) 14ml
Ngày 3 (38-73 giờ) 38ml
Ngày 4 (72-96 giờ) 58ml
Ngày 7 (144-168 giờ) 65ml
Tuần 2-3 65-90ml

Cách tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh chỉ là ở mức tương đối và bắt đầu khoảng thời gian từ tuần thứ 2 trở đi lượng sữa sẽ tăng dần, cụ thể:

– Từ tuần thứ 2 đến 2 tháng tuổi trẻ có thể muốn bú khoảng 70-105ml sữa ở mỗi lần bú.

– Khi bé đang ở giữa từ 2 tháng đến 6 tháng, nhu cầu sữa tăng lên khoảng 105-210ml sữa.

– Lúc 6 tháng tuổi trở lên, mỗi lần bú có thể đạt từ 210-240ml sữa. Tổng lượng sữa một ngày khoảng 900ml.

Đến tuổi ăn dặm lượng sữa mỗi ngày bé cần sẽ giảm xuống. Và đến khi bạn đã thiết lập cho bé một chế độ ăn uống đa dạng thì lượng sữa mỗi ngày cần khoảng 600ml.

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh

Sữa mẹ – sữa công thức: Lượng sữa bé cần sẽ khác nhau?

Các mẹ nên biết rằng lượng sữa cần cho trẻ sơ sinh sẽ khác nhau giữa trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn và trẻ bú sữa công thức. Nghĩa là trẻ được nuôi bằng sữa bột sẽ cần một lượng lớn sữa hơn so với trẻ bú sữa mẹ trong mỗi cữ bú. Nguyên nhân được lý giải như sau:

Dòng sữa trong bình chảy nhất quán: Trong 3-4 tháng đầu, sau khi nuốt trẻ sẽ hình thành một phản xạ bẩm sinh tự động “kích hoạt” bú. Việc sữa chảy nhất quán, đều đặn hơn so với bầu sữa mẹ sẽ giúp trẻ có xu hướng tiêu thụ sữa nhiều hơn.

Chủ động kiểm soát lượng sữa: Khi bú sữa mẹ, bạn sẽ không thể nào nhìn thấy con đã bú được bao nhiêu nhưng với trẻ bú bình thì khác. Bạn hoàn toàn biết được lượng sữa cũng như có thể “ép” con bú thêm vì không biết được rằng bé đã bú no hay chưa.

Sự chuyển hóa khác nhau: Trẻ sơ sinh bú sữa bột có khả năng hấp thu các chất dưỡng chất kém hiệu quả hơn so với sữa mẹ. Vì vậy trẻ sẽ cần nhiều sữa hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mình.

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức không thể kiểm soát lượng sữa theo cách bé bú mẹ. Vì vậy, trẻ có thể bị nôn trớ do có quá nhiều sữa trong dạ dày. Đồng thời, việc bú sữa nhiều hơn trong mỗi cữ bú sẽ làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị thừa cân.

[inline_article id=69778]

Khi nào bé đã bú đủ no?

Đối với những ai nuôi con bằng sữa mẹ thì khó có thể biết được con đã bú được bao nhiêu sữa hoặc đã no hay chưa? Nhưng mẹ chỉ cần chịu khó quan sát một vài dấu hiệu dưới đây sẽ biết ngay con có bú đủ hay không.

– Sau mỗi lần bú, bầu ngực của bạn trở nên mềm hơn

– Trẻ đi ngoài với phân có màu vàng, mềm

– Đi tiểu đều đặn, nước tiểu không có màu hoặc màu vàng nhạt, không có mùi hôi. Điều này chứng tỏ bé đã nhận đủ sữa

– Con bạn sẽ thể hiện sự vui vẻ, thoải mái và hài lòng sau mỗi lần bú

– Cân nặng của bé sẽ tăng lên một cách đều đặn sau khoảng 2 tuần đầu tiên

Lưu ý: Đừng quá lo nếu thời gian bú của con ngắn hơn bình thường. Tùy thuộc vào bầu ngực của mỗi mẹ sẽ tạo ra khối lượng sữa khác nhau, bé có thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng chỉ trong vòng vài phút khi bú. Miễn sao mẹ đảm bảo việc cho con bú đúng cách cũng như không bỏ qua cữ bú nào.

[inline_article id=73219]

Dáu hiệu cho thấy bé đang “khát” sữa

Mặc dù chưa thể nói nhưng trẻ sơ sinh đã có thể dùng những “ngôn ngữ” của cơ thể để cho mẹ biết rằng “con đang đói”. Thông thường mẹ hay cho con bú khi thấy bé quấy khóc bởi đây có thể là dấu hiện rõ ràng nhất. Nhưng thật ra khóc đòi bú là lúc bé đã quá đói, bé sẽ trở nên cáu gắt, khó chịu và thậm chí không thèm bú.

Vì vậy, mẹ cần biết được những biểu hiện cụ thể khi bé đang đòi bú và chủ động cho con bú sớm hơn.

– Bé bắt đầu ngọ nguậy đầu, quay đầu và mở miệng về phía ngực của bạn.

– Làm một số động tác mút và đưa ngón tay lên miệng.

– Nếu chạm nhẹ ngón tay vào khóe miệng bé, mẹ sẽ thấy con quay đầu và hả miệng.

Lượng sữa cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ sơ sinh rất quan trọng. Mặc dù không thể biết chính xác nhưng hy vọng với bài viết trên cùng với bản năng làm mẹ sẽ giúp bạn biết được câu trả lời chính xác nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Đầu ti bị thụt có cho con bú được không?

Đầu ti bị thụt không hiếm gặp

Có thể mẹ sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, tình trạng đầu tí bị thụt khá phổ biến. Trên thực tế, núm vú thường có hai dạng: Núm vú lồi và núm vú thụt vào trong. Trường hợp núm ti bị thụt chiếm từ 10 đến 20%.

Ở những phụ nữ có đầu ti bị thụt, đầu ngực bị tụt hẳn vào bên trong quầng ngực hoặc chỉ nhú một ít phần đầu ra khỏi quầng ngực. Khi bị kích thích, đầu ngực cũng không nhô ra như phụ nữ bình thường.

Mẹ có thể tự kiểm tra tình trạng đầu tí bị thụt bằng cách ấn nhẹ ngón trỏ và ngón cái vào phần quầng ngực cách núm vú để làm phần này lún xuống. Nếu đầu ti không nhô lên mà lại tụt vào, đây là dấu hiệu rõ ràng nhất để mẹ nhận biết loại núm ti của mình.

Đầu ti được biết đến là nơi tập trung của một số đầu tận thần kinh cảm giác và ống tuyến dẫn sữa. Ngoài chức năng thu nhận cảm giác của các dây thần kinh, đầu ti còn là nơi tuyến sữa bài tiết ra ngoài đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Đó chính là lý do các mẹ có đầu ti bị thụt thường lo lắng về việc họ có thể nuôi con bằng sữa mẹ hay không.

Đầu tí bị thụt
Hình dạng, kích thước núm ti ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cho con bú

Những khó khăn của mẹ

Trong rất nhiều trường hợp, mẹ hoàn toàn có thể nuôi con bằng sữa mẹ dù cho đầu ngực tụt vào trong. Vì đầu ti bị thụt nhưng chức năng của bầu vú vẫn bình thường nên các tuyến sữa không bị ảnh hưởng, hoạt động sản xuất sữa diễn ra bình thường. Tất nhiên, quá trình này cũng trải qua những trở ngại nhất định.

  • Bé khó bú sữa mẹ: Vì đầu ti quá phẳng hay bị tụt vào trong nên bé khó ngậm núm ti đúng cách, khó lấy được lượng sữa cần thiết để phát triển.
  • Dễ bị tắc sữa: Đầu ti bị thụt sâu thì khả năng gây tác nghẽn dòng sữa chảy của mẹ càng nhiều. Tắc tia sữa sẽ dễ làm mẹ đau nhức và bị viêm ngực.

[inline_article id=101699]

Cách cho bé bú khi đầu ti bị thụt

3 kỹ thuật cơ bản dưới đây sẽ rất hữu ích khi mẹ muốn duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ với đầu tí bị thụt.

1. Kích thích núm vú

Nếu núm ti không bị tụt vào quá sâu, mẹ hãy vê đầu ti bằng ngón tay trong khoảng 30 giây, sau đó dùng khăn lạnh lau qua trước khi cho bé bú. Mẹ có thể sử dụng miếng lót thấm sữa để trong tủ lạnh và đặt lên đầu ngực. Điều này sẽ giúp định hình núm vú tạm thời, giúp bé ngậm núm vú đúng cách và bú mẹ dễ dàng.

2. Hỗ trợ đầu ngực 

Trước khi cho con bú, mẹ có thể dùng các ngón tay để đẩy đầu ngực ra ngoài. Chỉ cần đặt ngón cái trên đầu ngực, các ngón tay khác ở quầng ngực. Đẩy phần bầu ngực lùi về sau để núm ti lộ ra ngoài.

3. Sử dụng trợ ti

Trợ ti là một dụng cụ nhỏ bằng silicon được đặt vào đầu ngực để cố định vị trí núm vú của người mẹ. Nếu sử dụng dụng cụ này, mẹ cần chọn loại mỏng, có độ đàn hồi tốt để đảm bảo quầng ngực được kích thích đúng mức, lúc này các tuyến sữa mới nhận tín hiệu để sản xuất thêm sữa và không làm mẹ bị ít sữa.

[inline_article id=137988]

Cách khắc phục đầu ti bị thụt 

Ngoài các kỹ thuật trên, một số mẹo nhỏ dưới đây cũng rất hữu ích cho các mẹ có đầu tí bị thụt:

  • Chọn đúng áo ngực: Nếu đầu ti bị thụt vào trong, bạn nên chú ý đến việc chọn lựa chiếc loại áo ngực cho con bú. Nên cho loại áo ngực thật ôm có phần chóp tương đối thoải mái, để các mô mỡ quanh ngực dồn ép cho đầu núm vú nhô ra và lâu ngày sẽ làm cho đầu vú nhú ra.
  • Massage đầu ngực: Mỗi ngày đi tắm, bạn dùng tay se đầu ti và kéo ra nhằm làm giãn các ống sữa bị tắc.
  • Kéo núm ti: Trước khi đi ngủ, mẹ dùng tay nâng bầu ngực lên đồng thời dùng 3 ngón tay, ngón tay cai, trỏ và giữa đặt vào phần quầng ngực, kéo núm ra. Lưu ý, kéo theo hướng lên trên, và kéo sang trái, sang phải vài phút.

Trường hợp đầu ti thụt quá sâu và để trong thời gian quá lâu thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về giải pháp phẫu thuật.

Ngoài ra, theo các mẹ có kinh nghiệm nuôi con nhỏ, nếu đầu tí bị thụt, mẹ nên cho con bú thật nhiều. Tuy điều này sẽ khó khăn cho mẹ trong thời gian đầu nhưng sau một thời gian, tình trạng sẽ được cải thiện hiệu quả.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Mẹ đã biết những thời điểm không nên cho con bú?

Sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy, hầu hết các chuyên gia khuyến khích mẹ nên cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, để bé hưởng lợi tối đa từ nguồn sữa mẹ, bạn nên tránh cho con bú vào những thời điểm sau đây.

Thời điểm không nên cho con bú
Cho con bú không đúng thời điểm chẳng những không tốt mà còn gây hại cho sức khỏe bé

1. Tâm trạng mẹ không tốt

Khi mẹ đang không thoải mái, đang căng thẳng, tức giận, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều độc tố. Những độc tố này cũng sẽ ngấm vào sữa mẹ, và có thể truyền sang cho bé cưng nếu mẹ cho con bú ngay lúc này. Hơn nữa, theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh cũng có thể cảm nhận được tâm trạng của mẹ. Mẹ không vui, bé cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến tiêu hóa kém, khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng vì vậy giảm hẳn.

Tâm trạng căng thẳng, lo âu quá mức khi nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một trong những nguyên nhân gây mất sữa hàng đầu. Vì vậy, để đảm bảo nguồn sữa cũng như chất lượng sữa cho bé, mẹ nên cố gắng giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan.

[inline_article id=828]

2. Ngay khi vừa tập thể dục

Để nhanh chóng lấy lại vóc dáng cũng như tăng cường sức khỏe, mẹ sau sinh có thể đi bộ, tập yoga hay luyện tập các bài thể dục. Điều này rất tốt. Tuy nhiên, ngay khi vừa tập thể dục xong, mẹ không nên cho con bú ngay để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé, bởi lúc này cơ thể mẹ đang không cân bằng nhiệt. Trẻ bú mẹ lúc này có thể bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mẹ nên chờ ít nhất 30 phút để cơ thể trở lại trạng thái cân bằng, sau đó mới cho bé bú mẹ. Hoặc mẹ có thể vắt sữa trước khi tập, tránh trường hợp bé đói mẹ không cho bú kịp lúc.

3. Khi mẹ vừa tắm xong

Giống như sau khi tập thể dục, sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể mẹ cũng đang không ổn định, chất lượng sữa cũng không đảm bảo. Mẹ nên đợi cơ thể quay lại nhiệt độ bình thường mới nên cho con bú.

Bạn cũng không nên cho con bú ngay khi vừa đi công việc bên ngoài về. Bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn có thể bám vào quần áo và tiếp cận trẻ sơ sinh, làm bé bị bệnh, bởi lúc này sức đề kháng của bé cưng còn rất yếu. Tốt nhất, mẹ nên thay quần áo, rửa tay sạch sẽ, vắt bỏ một ít sữa rồi mới cho bé bú.

[inline_article id=95157]

4. Khi mẹ đang điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc có thể sử dụng trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, nhưng một số loại thì không. Vì sức khỏe, nếu bắt buộc sử dụng những loại thuốc này, tốt nhất mẹ nên ngừng cho bé bú và chuyển sang nhờ vả người “mẹ nuôi” – sữa công thức. Tiếp tục cho con bú khi dùng thuốc có thể gây tác động sống đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh.

5. Khi mẹ bị áp xe vú

Khi gặp phải trường hợp này, vú sẽ bị sưng tấy và có mủ phía trong, thậm chí mủ có thể lan đến tuyến sữa. Nếu mẹ cho bé bú có thể lẫn cả mũ áp xe, gây tác động xấu đến sức khỏe bé. Mẹ nên dùng dụng cụ hút sữa để loại bỏ sữa tắc và mủ, không nên cho bé bú bầu ngực đang bị áp xe.

6. Khi mẹ mắc một số bệnh cấp tính

Nếu đang mắc một số bệnh cấp tính như tiêu chảy, quai bị, cúm…, mẹ nên dừng cho trẻ bú trong 1-2 ngày. Bạn nên vắt sữa bỏ đi, ăn nhẹ và uống nước để tuyến sữa vẫn làm nhiệm vụ của mình. Lưu ý, khi cho bé bú lại, mẹ nhớ vệ sinh vú sạch sẽ.

 

Thời điểm cai sữa tốt nhất?

Các chuyên gia y tế khuyến khích mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời để trẻ có thể “tận dụng” tối đa lợi ích từ sữa mẹ. Nhiều chuyên gia còn khuyến khích mẹ nên cho con bú đến khi trẻ 1 tuổi, thậm chí đến khi trẻ 2 tuổi nếu tình trạng sức khỏe cũng như chất lượng sữa mẹ vẫn còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Trong thực tế, thời điểm cai sữa cho bé còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng gia đình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mẹ có thể cho con bú đến lúc nào mình muốn, không cần tự ép mẹ và con dừng lại nếu chưa cảm thấy sẵn sàng.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Ngỡ ngàng với những sự thật thú vị về sữa mẹ

Sự thật 1: Sữa mẹ không phải lúc nào cũng màu trắng

“Trắng như sữa”, đây là hình ảnh đầu tiên khi mọi người nhắc về sữa mẹ. Thực tế, sữa mẹ không chỉ có màu trắng, màu kem mà còn có thể màu cam, màu xanh lá, xanh dương… Nếu không đi kèm những dấu hiệu nguy hiểm khác, dù sữa mẹ màu gì, bạn cũng không cần quá lo.

Sự thật 2: Sữa mẹ thay đổi theo thời tiết

Sữa mẹ có thể đặc hơn vào hôm nay, nhưng sẽ loãng hơn vào hôm sau. Điều này hoàn toàn bình thường, bởi sữa mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Khi trời nóng, cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều sữa hơn, đảm bảo bé yêu có đủ lượng nước cần thiết.

Sự thật 3: “Nhất bên trọng, nhất bên khinh”

Tuy cùng một nguồn, nhưng lượng sữa 2 bên bầu ngực không hoàn toàn giống nhau. Tương tự như 2 bàn tay, có bàn tay lớn, bàn tay nhỏ, ngực cũng sở hữu kích thước không giống nhau: Một bên cho sữa nhiều, một bên cho ít sữa. Lưu ý: Cho bé bú đều, cân bằng 2 bên. Tuy nhiên, không nên thay đổi liên tục trong cùng 1 cữ bú.

[inline_article id=73219]

Sự thật 4: Cảm xúc thay đổi khi tiết sữa

Oxytocin, hormone kích thích tiết sữa đôi khi làm bạn thoải mái, bình tình, hoặc buồn ngủ. Tuy nhiên, với phụ nữ có phản xạ tiết sữa mạnh hơn, bạn có thể cảm thấy buồn bực, lo lắng, bất an.

Sự thật 5: Lượng sữa tăng theo thời gian

Ngực có xu hướng to bất thường, nhất là 3-5 ngày sau khi bé chào đời. Nguyên nhân là do lượng sữa mẹ tăng theo thời gian. Bên cạnh thời gian, giới tính của trẻ cũng là nguyên nhân làm thay đổi lượng sữa. Nghiên cứu cho thấy, mẹ sinh bé trai sẽ có lượng sữa sẽ nhiều hơn 25% so với mẹ sinh bé gái.

Sự thật 6: Đầu ti không phải nơi tiết sữa duy nhất

Ngoài đầu ti, sữa mẹ còn có thể chảy ra từ những lỗ nhỏ ở bên ngực. Mỗi bên ngực có khoảng 15-25 ống dẫn sữa. Tuy nhiên, dù sữa chảy ra từ bao nhiêu nguồn đi nữa, khi cho con bú, ngực mẹ cũng chỉ tiết ra một lượng vừa đủ cho bé, không hơn, không kém.

Sự thật 7: Trẻ sơ sinh có thể đợi sữa mẹ về

Sữa mẹ về không kịp trong những ngày đầu sau sinh là mối lo của rất nhiều mẹ. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo nhé! Trẻ mới sinh chỉ cần 1-2 giọt sữa cũng đủ làm dịu cơn đói, bởi những giọt sữa đầu này chứa rất nhiều protein và năng lượng. Hơn nữa, dạ dày của bé mới sinh lúc này cũng khá “khiêm tốn”, chỉ vừa bằng một hòn bi nhỏ. Trẻ không cần uống thêm sữa công thức trong lúc chờ mẹ về.

[inline_article id=153509]

Sự thật 8: Sữa mẹ thay đổi trong cùng 1 cữ bú

Lượng sữa lúc đầu được gọi là nước sữa, có tác dụng làm dịu cơn khát. Khi trẻ tiếp tục bú, lượng nước sữa này sẽ dần được thay thế bằng sữa giàu chất béo, năng lượng và protein hơn. Sữa lúc này mới có tác dụng thỏa mãn cơn đói của trẻ. Cũng chính vì đều này, khi cho con bú, mẹ nên cho bé bú hết một bầu sữa, sau đó mới chuyển sang bên ngực còn lại. Tránh thay đổi liên tục trong 1 cữ bú, tránh trường hợp dù bú lâu, nhưng bé mới chỉ “tiếp cận” được phần nước sữa chứ chưa bú tới lượng sữa giàu năng lượng, dinh dưỡng.

Sự thật 9: Mẹ cho con bú cần bổ sung thật nhiều nước

Theo các chuyên gia, trước khi cho con bú, mẹ nên uống một ly nước lọc đầy. Cách này vừa kích sữa mẹ về nhiều, vừa đảm bảo mẹ không bị khát trong lúc cho bú. Ngoài nước lọc, nước ép cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho mẹ. Tuy nhiên, bạn nên tránh cà phê, hoặc các loại nước có ga. Hàm lượng caffein trong những đồ uống này sẽ làm mẹ bị lợi tiểu và nhanh khát nước hơn.

Sự thật 10: Tiết sữa mỗi ngày bằng đi bộ 12km

Không cần hùng hục với các bài tập giảm cân sau sinh, cho con bú mỗi ngày cũng là hình thức giảm cân hiệu quả. Theo nghiên cứu, năng lượng để hoàn tất quy trình tiết sữa trong một ngày có thể tương đương với phần năng lượng tiêu hao khi bạn đi bộ một quãng đường khoảng 12km. Vì vậy, mẹ không cần quá lo về cân nặng sau sinh, cứ tập trung chăm sóc trẻ sơ sinh thật chu đáo, tự khắc cân nặng sẽ “tụt dốc không phanh” ngay.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Uống kháng sinh khi cho con bú có gây mất sữa?

Bất kỳ loại thực phẩm nào mẹ ăn trong thời gian cho con bú cũng đều có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh. Vì vậy, trừ trường hợp bất khả kháng, hầu hết các mẹ sẽ cố gắng hạn chế không uống kháng sinh khi cho con bú. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù có thể tác động đến sữa mẹ, nhưng không phải tất cả các thuốc đều được bé hấp thu.

MarryBaby điểm danh một số loại thuốc kháng sinh thường dùng và những ảnh hưởng của các loại thuốc này đến việc cho con bú, mẹ tham khảo thử nhé!

Uống kháng sinh khi cho con bú có an toàn
Không phải tất cả các loại thuốc kháng sinh đều ảnh hưởng xấu đến sữa mẹ

1. Uống kháng sinh khi cho con bú: Thuốc nào an toàn?

Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Với những loại thuốc kháng sinh sau, mẹ có thể an tâm sử dụng, bởi dù chúng bài tiết rất ít qua sữa mẹ.

Fluconazole: Kháng nấm

– Miconazole: Điều trị nhiễm trùng nấm men

– Clotrimazole: Điều trị nhiễm trùng do nấm men và nhiễm nấm

– Penicillins: Trị nhiễm trùng do vi khuẩn

– Cephalosporin: Điều trị nhiễm trùng phổi, tai, da, đường tiểu, họng và xương

– Acyclovir và valacyclovir: Điều trị nhiễm trùng do herpes

Erythromycin: Điều trị nhiễm trùng ở da và đường hô hấp

Lưu ý: Trẻ sơ sinh bú mẹ có sử dụng kháng sinh như penicillins, cephalosporins, macrolides, và aminoglycosides thường có sự thay đổi hệ vi khuẩn ruột, dẫn đến trẻ đi phân lỏng và tiêu chảy. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo bởi chỉ ảnh hưởng tạm thời.

[inline_article id=67820]

2. Uống kháng sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ? Những loại kháng sinh mẹ cho con bú nên cẩn thận!

uống kháng sinh có bị mất sữa không

– Tetracycline được chỉ định điều trị trong thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên, nếu dùng để điều trị lâu dài, chẳng hạn như trị mụn sẽ không an toàn.

– Metronidazole (biệt dược Flagyl) được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn âm đạo có thể làm ảnh hưởng đến vị sữa, màu sữa. Ngoài ra, trẻ bú mẹ đang sử dụng thuốc này có thể bị tiêu chảy.

– Nitrofurantoin (Furadantin, Macrodantin) tuy chỉ bài tiết một lượng nhỏ qua sữa mẹ nhưng có thể gây thiếu máu tán huyết do thiếu G6PD ở trẻ sơ sinh. Thuốc cũng có thể thay đổi màu nước tiểu, nước mắt và sữa của mẹ.

– Vancomycin và teicoplanin được sử dụng điều trị bệnh nhiễm trùng đề kháng MRSA. Tác dụng phụ của những thuốc này có khả năng trở nặng, do vậy cần kiểm tra công thức máu, chức năng gan thận. Việc điều trị MRSA thường sử dụng dạng thuốc tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch.

– Chloramphenicol ít được kê toa và chỉ định trong thời gian cho con bú, bởi thuốc có thể gây hóa cốt khung xương và gây “hội chứng xám trên trẻ sơ sinh”, một rối loạn nặng ảnh hưởng đến các enzyme chức năng gan, dẫn đến trẻ bị hạ huyết áp, thiếu oxy, thậm chó có thể gây tử vong.

– Kháng sinh doxycycline hoặc minocycline: Nếu nuôi con bằng sữa mẹ, bạn nên tránh sử dụng các loại thuốc kháng sinh này vì thuốc sẽ bài tiết qua sữa mẹ và ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, có thể gây ngộ độc, nhuộm màu răng, giảm sự phát triển xương. Do đó, uống kháng sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ không thì một số loại là có nhé mẹ.

3. Uống kháng sinh có mất sữa không?

uống kháng sinh có mất sữa không

Ngoài lo lắng về ảnh hưởng của thuốc đến sức khỏe trẻ sơ sinh, những mẹ uống kháng sinh khi cho con bú còn có một nỗi lo khác: Nỗi lo mất sữa. Khác với nỗi lo của các mẹ sau sinh, theo các chuyên gia, nếu bạn đang có vấn đề sức khỏe cần điều trị bằng kháng sinh, bạn vẫn nên sử dụng thuốc để nhanh khỏi bệnh. Tránh để bệnh trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số loại kháng sinh vẫn được chỉ định cho mẹ cho con bú.

Vậy uống kháng sinh có mất sữa không, uống kháng sinh có ảnh hưởng đến sữa mẹ? Theo các chuyên gia, uống kháng sinh có thể làm mẹ ít sữa hơn, nhưng không gây mất sữa hoàn toàn. Bạn chỉ cần cho trẻ bú đều đặn, kích thích quá trình tiết sữa, đồng thời cố gắng ăn uống đủ chất, uống nhiều nước.

Kinh nghiệm của một mẹ từng uống kháng sinh suốt 4 tháng sau sinh con cho biết: Với câu hỏi “Uống kháng sinh có mất sữa không” thì với tôi là không. Ngay sau sinh tôi bị viêm phổi, ho triền miên nên phải uống đủ loại kháng sinh cho hết bệnh. Song bệnh không hề hết. Mỗi ngày tôi đều uống kháng sinh nhưng vẫn cho con bú bình thường. Có điều sữa tôi không tràn trề như các bà mẹ khác. Con tôi vẫn phải bú mẹ song song với bú bình. Sau bốn tháng tôi đi làm thì tự dưng hết ho, có lẽ do đi làm đầu óc thoải mái, ăn được nhiều hơn nên khỏe hơn. Và tôi cho con bú đến tận 17 tháng. Ngày đi làm, tối và đêm con bú mẹ. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Vòng 1 “khiêm tốn” có phải nguyên nhân gây ít sữa?

Trái ngược với lo lắng của các mẹ, theo các chuyên gia, mẹ ít sữa hay nhiều sữa không phụ thuộc vào kích thước vòng 1. Vòng 1 đầy đặn hay khiêm tốn phụ thuộc nhiều vào các mô mỡ bên trong. Tuy nhiên, lượng mô mỡ này không liên quan đến khả năng tạo sữa. Vì vậy, dù có ngực khiêm tốn, bạn vẫn có thể tạo đủ lượng sữa cho con bú.

Mẹ ít sữa do kích thước vòng 1
Có nhiều nguyên nhân gây ít sữa, nhưng kích thước vòng 1 không phải là một trong số đó

Thực tế, tất cả những người nuôi con bằng sữa mẹ đều có thể sản xuất một lượng sữa bằng nhau trong vòng 24 giờ, bất kể kích thước ngực. Khi bạn cho con bú, ngực liên tục tạo ra sữa và tích lũy sữa giữa sau mỗi cữ bú, bởi thông thường, trẻ sơ sinh chỉ bú khoảng 75-80% lượng sữa trong bầu ngực. So với ngực nhỏ, những mẹ ngực lớn sẽ có “sức chứa” nhiều hơn và có thể dự trữ nhiều hơn giữa các cữ bú.

Chẳng hạn, nếu một bộ ngực lớn chứa được 180ml và bé bú 120ml mỗi bên, tổng cộng 240ml. Nghĩa là mỗi bên ngực sẽ còn lại 60ml, tổng cộng là 120ml cho lần bú tiếp theo, chưa kể lượng sữa tạo ra khi bé bú. Với bộ ngực nhỏ, sức chứa có thể khoảng 120ml mỗi bên. Mỗi lần bú, bé có thể tiêu thụ khoảng 90ml mỗi bên, tổng cộng là 180ml. Như vậy, mỗi bên ngực sẽ còn lại 30ml, tổng cộng là 60ml cho lần bú tiếp theo, chưa kể lượng sữa tạo ra khi bé bú.

Do lượng sữa trẻ nạp vào ít hơn nên các mẹ ngực nhỏ có thể sẽ phải cho con bú nhiều lần hơn. Tuy nhiên, điều này có thể không đúng với tất cả mọi người, bởi mỗi cặp mẹ con là duy nhất. Chính vì vậy, thay vì cho bé bú theo giờ cố định, mẹ nên cho con “tuti” theo nhu cầu.

Những nguyên nhân gây ít sữa thường gặp

Không phải kích thước vòng 1, những sai lầm phổ biến sau đây mới chính là “thủ phạm” chính làm mẹ ít sữa.

1. Không cho bé bú thường xuyên, bú đủ cữ

Cơ thể sản xuất sữa dựa theo cơ cấu cung – cầu: Bé bú càng nhiều, sữa mẹ càng nhiều. Nếu mẹ cho bé uống thêm sữa công thức hoặc cho bé ăn dặm sớm làm bé bú ít sữa đi, sữa mẹ cũng sẽ giảm dần, đến khi mất hẳn.

Mẹ cũng nên lưu ý cho bé bú đủ thời gian, ít nhất 5-10 phút cho mỗi cữ bú. Nếu trẻ ngủ khi đang bú, mẹ có thể dùng tay vỗ nhẹ vào má để đánh thức bé dậy.

2. Cách cho bú chưa đúng

Bé bú không đúng cách, miệng ngậm không hết được quầng vú sẽ không kích thích được phản xạ xuống sữa. Trẻ không nạp đủ lượng sữa cần thiết, sẽ quấy khóc, từ đó làm mẹ lo lắng mình không đủ sữa.

[inline_article id=81021]

3. Mẹ ít sữa do tâm trạng

Có thể bạn không biết, nhưng tâm trạng của bạn cũng ảnh hưởng lớn đến cơ chế tiết sữa. Mẹ có tâm trạng lo âu, phản xạ tiết sữa có thể hoạt động kém, thậm chí không hoạt động. Sữa có thể tích trữ nhiều trong bầu ngực, nhưng lại không thể chảy ra được.

4. Dinh dưỡng sau sinh kém

So với những mẹ ăn uống đầy đủ, những mẹ kiêng khem thường có lượng sữa ít hơn. Sau sinh, cơ thể cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để nhanh chóng phục hồi, đồng thời cũng tích lũy dinh dưỡng tạo sữa cho con. Cố gắng tăng cường thực phẩm giàu đạm, tinh bột, trái cây và rau xanh.

[inline_article id=30232]

5. Không vệ sinh bầu ngực

Trước và sau khi cho con bú, bạn nên dùng khăn ấm lau sạch bầu ngực và xoa nhẹ đầu vú để kích thích tiết sữa. Nếu ngực bị cương, tức, mẹ có thể dùng khăn ấm massage nhẹ nhàng bầu ngực theo hướng từ trên xuống dưới để thông tuyến sữa.

6. Thiếu sản tuyến vú

Một số ít mẹ bị thiếu mô tuyến ngực hay còn gọi thiếu sản tuyến vú, ngực không phát triển hoặc phát triển không đáng kể. Mẹ chỉ có thể tạo ra một ít sữa, không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Dù vậy, các chuyên gia vẫn khuyến khích bạn nên cho con bú, bởi tuy ít, nhưng sữa mẹ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ. Hơn nữa, sự gần gũi đặc biệt bạn cảm nhận khi cho con bú không phụ thuộc vào số lần bé bú hoặc lượng sữa bạn có thể tạo ra.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

4 bí mật để khởi đầu việc nuôi con bằng sữa mẹ

Những lời khuyên thiết thực dưới đây sẽ rất có ích cho mẹ trong hành trình thực hiện thiên chức nuôi con bằng sữa mẹ của mình.

1. Hiểu điều con muốn nói

Mẹ biết không, em bé nào cũng được sinh ra với các phản xạ tự nhiên giúp bé tồn tại. Hai phản xạ cần thiết nhất đối với việc bú sữa mẹ là phản xạ tìm vú và phản xạ bú. Khi mẹ thấy bé mở miệng để tìm kiếm tung tích của núm vú, hay khi bé liên tục mút môi, bú ngón tay, đó là cách để thông báo với mẹ rằng “mẹ ơi, con đói bụng”. Tiếp đến, nếu bé bắt đầu khóc, đó là cách để nhấn mạnh cảm xúc và để mẹ biết rằng “mẹ ơi, con đã cố gắng nói với mẹ rằng con đói, nhưng mẹ đã bỏ qua các tín hiệu mất rồi”. Khi mẹ nhanh chóng nắm bắt được các biểu hiện đói bụng của con, mẹ sẽ nhanh chóng đáp ứng và kết quả là con được bú mẹ nhiều và thường xuyên hơn. Việc cho con bú thường xuyên cũng giúp kích thích sữa mẹ tiết ra nhiều hơn.

Nuôi con bằng sữa mẹ
Việc nuôi con bằng sữa mẹ tưởng chừng hoàn toàn tự nhiên lại gây khó khăn cho rất nhiều bà mẹ chưa có kinh nghiệm

2. Chuẩn bị cho đêm đầu tiên ở nhà

Rất nhiều bà mẹ trải qua đêm đầu tiên tại nhà cùng bé với rất nhiều vất vả. Bé dường như thức cả đêm để bú mẹ, trong khi đó, ngực mẹ lại mềm và có cảm giác như không đủ sữa cho con bú. Trước cảm giác áp lực này, mẹ rất dễ có khuynh hướng tìm đến sữa bột để đảm bảo con no bụng. Khi gặp phải trường hợp này, mẹ nên bình tĩnh và xem bé có làm ướt nhiều tã không, có đi tiêu đủ không. Việc bé muốn bú mẹ nhiều hơn chỉ là một dấu hiệu để báo cho mẹ biết rằng bé đang cần nhiều sữa hơn. Điều này cũng là một lẽ tự nhiên, vì bé con sẽ càng ngày càng lớn hơn và nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Việc vội vã sử dụng sữa bột thay vì cho con bú có thể sẽ dẫn đến việc mẹ bị ít sữa trong tương lai và cảm thấy áp lực nặng nề với chuyện nuôi con bằng sữa mẹ. Sư thật là, trong vòng 40 giờ đầu sau sinh, các hormone kích thích sản xuất sữa già sẽ được tiết ra nhiều và bắt đầu gia tăng lượng sữa mẹ đến một mức ổn định và dồi dào. Nếu mẹ không tranh thủ cho bé bú trong những ngày đầu tiên, mẹ sẽ bỏ lỡ cánh cửa cơ hội lớn nhất để gia tăng lượng sữa.

3. Mẹ sẽ không bị đau núm vú

Đừng để việc nuôi con bằng sữa mẹ khởi đầu với bao nhiêu chán nản, thất vọng vì những cơn đau núm vú hay bầu ngực cứ liên tục quấy rầy. Bí quyết để không bị nứt núm vú hay đau khi cho con bú là cho con bú đúng tư thế và sao cho miệng bé ngậm gần hết quầng vú mẹ. Nếu bé ngậm ti mẹ quá nông sẽ làm mẹ bị đau và bản thân bé không bú được nhiều sữa. Để hạn chế đau bầu ngực do tắc tia sữa, mẹ nhớ cho bé bú hết một bên ngưc thì mới chuyển sang bên còn lại và hút hết sữa khi bé bú xong. Mẹ có thể trữ đông sữa đã hút/ vắt để dự trữ cho bé. Ngoài ra, mẹ nhớ vệ sinh đầu ngực sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng hoặc có chất cặn làm tắc tia sữa.

[inline_article id=101699]

4. Mẹ cần được giúp đỡ

Chắc chắn mẹ sẽ cần rất nhiều sự trợ giúp khi nuôi con bằng sữa mẹ, nhất là ở những ngày đầu tiên. Trong tuần đầu sau sinh, mẹ vừa phải loay hoay làm quen với việc cho con bú rất nhiều lần trong ngày, vừa trải qua trạng thái sức khỏe yếu ớt, chưa hồi phục sau ca vượt cạn dài. Với điều kiện này, mẹ sẽ càng mệt mỏi khi phải thức đêm để thay tã, dỗ con ngủ hay cho con bú. Không lúc nào mẹ cần đến các “viện binh” hơn khoảng thời gian này.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự giúp đỡ của nửa kia chính là chìa khóa quan trọng nhất giúp các mẹ mới sinh vượt qua thử thách. Ngoài ra, những người đã có kinh nghiệm như anh, chị em, bạn bè hay mẹ của bạn, mẹ chồng cũng là người bạn đồng hành không thể thiếu để mỗi sớm, mỗi khuya mẹ được đông viên, cho lời khuyên trước những tình huống thực tế xảy ra. Trong những ngày đầu, ngay cả việc trớ sữa, khóc đêm, việc bé đi tiêu nhiều/ít hay nhịp thở của bé không đều cũng khiến mẹ lo lắng không yên. Việc vận dụng tất cả những nguồn hỗ trợ trong khả năng sẽ giúp mẹ củng cố tinh thần rất nhiều và mau chóng phục hồi để làm tốt vai trò mới của mình.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

3 thói quen giúp thành phần sữa mẹ thêm tinh khiết cho sức khỏe của bé

thành phần sữa mẹ tốt cho con
Thực hành 3 thói quen này để thành phần sữa mẹ tốt nhất cho con

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất dành cho trẻ sơ sinh. Các chuyên gia và bà mẹ có kinh nghiệm khẳng định chế độ dinh dưỡng và vệ sinh bầu ngực của mẹ chính là chìa khóa đem đến thành phần sữa mẹ tinh khiết nhất cho con.

Với 3 thói quen sau đây, việc nuôi con bú chắc chắn sẽ có hiệu quả hơn, cho thành phần sữa mẹ thêm mát lành, bổ dưỡng và đặc biệt vệ sinh, an toàn cho bé.

Thói quen ăn uống dinh dưỡng giúp thành phần sữa mẹ đa dạng

Mẹ cần mạnh dạn gạt bỏ những quan niệm cũ về kiêng cữ khi nuôi con bú. Hiện nay vẫn còn nhiều bà mẹ bị “nhồi nhét” suy nghĩ món móng giò hầm lợi sữa, nhưng thực tế thì món nhiều chất béo như vậy không những không kích thích sản xuất sữa mà còn làm cho sữa quá béo và gây ra tắc tia sữa. Mẹ ăn thiên quá về đạm và chất béo cũng sẽ khiến trẻ mắc nguy cơ béo phì.

hình ảnh mẹ và bé
Mẹ nên ăn các món lành nhưng phong phú, không phụ thuộc quá vào một loại thực phẩm

Các nghiên cứu khoa học hiện đại chỉ ra rằng phụ nữ đang cho con bú có thể ăn đa dạng các loại thực phẩm để có nguồn dinh dưỡng cân bằng. Vì vậy ngoài việc cần lưu ý hạn chế những thực phẩm như rượu bia, trà cà phê, nicotine… thì mẹ cần ăn uống cân bằng và đủ chất chứ không nên phụ thuộc vào một loại thực phẩm nhất định.  Mẹ cần ăn uống sao cho ngon miệng và không phải kiêng cữ quá khắt khe nếu không có yêu cầu đặc biệt từ bác sĩ phụ sản hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Để đảm bảo mẹ ăn uống hợp lý và có thành phần sữa mẹ tốt cho con, hãy theo dõi phản ứng của con với thực phẩm mẹ ăn vào hàng ngày. Nếu thấy dấu hiệu ở trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài hoặc nổi mẩn trên da, thì mẹ nên kiểm tra lại các món ăn hôm đó. Hãy cắt giảm từ từ một vài loại đồ ăn cho đến khi xác định được nguyên nhân.

Thói quen chăm sóc bầu ngực ở nhà

Giữ cho bầu ngực được vệ sinh sẽ tránh các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể của cả mẹ và bé. Các mẹ nên lập tức vệ sinh ngực ngay sau cữ bú bằng cách lau đầu ti bằng nước sạch, cũng có thể vắt vài giọt sữa mẹ thoa vào đầu ti, vừa để vệ làm sạch, vừa dưỡng da vùng này. Không nên dùng cồn, xà phòng, nước rửa tay để vệ sinh, sẽ gây kích ứng da và tạo mùi khó chịu khiến bé không muốn bú.

Mẹ cũng cần biết cho con ngậm ti đúng cách để tránh ngực mẹ bị đau rát, dẫn đến stress mỗi khi con bú cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thành phần sữa mẹ. Nhiều mẹ sai lầm khi cho rằng bé có thể tự lựa tư thế ngậm ti sao cho bé cảm thấy thoải mái nhất. Trên thực tế, mẹ cần chủ động điều chỉnh quầng vú và “huấn luyện” bé ngậm đúng khớp. Hãy để đầu bé hơi ngửa, miệng mở rộng, ngậm sâu vào quầng vú, ngậm nhiều quầng vú dưới hơn quầng vú trên.

hình ảnh cho con bú
Khớp ngậm đúng sẽ giúp sữa ra nhiều hơn và tránh đau rát ngực

Thói quen vệ sinh bầu sữa khi ra ngoài

Ngay cả khi không ở nhà cho con ăn thì việc chăm sóc và vệ sinh bầu sữa cũng vẫn vô cùng quan trọng. Với các mẹ có lượng sữa tràn nhiều thì việc giữ cho ngực khô thoáng là vô cùng quan trọng. Việc sữa tràn ở nơi công cộng không những làm cho mẹ nhiều phen khó xử mà bầu sữa ẩm ướt còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến sữa tràn trên áo bị chua và gây mùi khó chịu.

Để giải quyết vấn đề này, mẹ có thể sử dụng miếng lót thấm sữa giúp thấm toàn bộ lượng sữa tràn, giữ cho bầu ngực mẹ luôn khô thoáng.. Miếng lót thấm sữa đặc biệt hữu ích cho các mẹ đã đi làm trở lại mà vẫn muốn kéo dài thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Không những giúp mẹ thoải mái trong giao tiếp mà còn giúp giữ vệ sinh, bảo đảm chất lượng nguồn sữa cho bé.

Miếng lót thấm sữa Moony đang được nhiều bà mẹ Nhật Bản lựa chọn để giữ cho bầu ngực thông thoáng và sạch sẽ
Miếng lót thấm sữa Moony đang được nhiều bà mẹ Nhật Bản lựa chọn để giữ cho bầu ngực thông thoáng và sạch sẽ

Hiện trên thị trường có rất nhiều loại miếng lót sữa, nhưng phổ biến và được tin dùng nhất vẫn là các loại miếng lót sữa Nhật Bản, với chất liệu cao cấp, an toàn cho vùng ngực nhạy cảm sau sinh của mẹ.

Mẹ bé Quang Anh (8 tháng tuổi – Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) cho hay: “Kể từ khi sinh bé, tôi thường xuyên  bị tràn sữa . Sau khi thấy dùng khăn xô quá bất tiện, tôi đã chuyển qua sử dụng miếng lót thấm sữa và được bạn bè bên Nhật giới thiệu Moony, là nhãn hiệu được Hiệp hội các bà mẹ Nhật Bản bình chọn là số 1”.

Với độ thấm hút tốt giữ bầu ngực luôn khô ráo sạch sẽ, chất liệu mềm mại, thiết kế ôm trọn bầu ngực và có thể gắn vào áo ngực để tránh xô lệch, miếng lót sữa đang là lựa chọn của nhiều bà mẹ bỉm sữa thông thái, để vừa chăm sóc tốt nhất cho bầu ngực, vừa dành cho con giọt sữa tinh khiết nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Top 6 lưu ý quan trọng cần nhớ khi nuôi con bằng sữa mẹ

Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ nuôi con bằng sữa mẹ ngay trong lần đầu tiên? Chuyện nhỏ, miễn mẹ “nằm lòng” 6 điều MarryBaby liệt kê sau đây.

Nuôi con bằng sữa mẹ: Những điều không thể quên
Hành trình nuôi con bằng sữa mẹ sẽ nhẹ nhàng hơn hẳn nếu mẹ biết những lưu ý quan trọng sau đây

1. Chăm sóc bầu ngực đúng cách

Không đòi hỏi một chế độ chăm sóc đặc biệt, mẹ chỉ cần nhớ rửa sạch núm vú và lau thật khô sau mỗi lần tắm. Thay vì bôi xà phòng hoặc dùng dung dịch diệt khuẩn trên vùng ngực, mẹ chỉ cần nhỏ vài giọt sữa mẹ lên quầng vú sau đó để tự khô.

Dùng kem có tỷ lệ lanolin cao xoa quanh quầng và núm vú nếu thấy vùng da này bị khô, nứt. Tốt nhất, mẹ nên chọn cho mình một áo lót thoải mái riêng để cho con bú. Việc dùng miếng lót sữa và áo ngực bằng sợi tổng hợp sẽ cản trở việc thoát khí. Hơn nữa, áo lót quá chật cũng có thể gây tắc ống dẫn sữa.

Lưu ý dành cho mẹ: Trước và sau khi cho con bú, mẹ nên dùng khăn mềm và nước ấm để vệ sinh vú.

2. Đừng đổ lỗi cho núi đôi!

Tùy cơ địa, núm vú của mẹ có thể to, nhỏ, phẳng, dài hoặc bị lõm vào trong. Tuy nhiên, dù thuộc loại nào, điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Những mẹ có núm vú phẳng hoặc lõm vào trong có thể dùng miếng đệm silicon dùng để tạo dáng đầu ti giúp bé cưng bú dễ hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đeo miếng tạo dáng này trong áo lót để tạo dáng núm vú. Tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

[inline_article id=71743]

3. Không cần quá lo về lượng sữa

Theo các chuyên gia y tế, trừ một số trường hợp sinh mổ hoặc do bệnh lý phải dùng kháng sinh liều cao làm sữa về chậm hơn, hầu hết các mẹ sau sinh đều có thể cung cấp đủ sữa cho con. Hơn nữa, chế độ nghỉ ngơi, thể dục nhẹ nhàng và tinh thần thoải mái cũng có tác dụng thúc đẩy lượng sữa mẹ. Khi mẹ căng thẳng, stress sẽ gây ức chế Oxytocin– hormone giúp tống đẩy sữa mẹ ra ngoài. Vì vậy, thay vì lo lắng về lượng sữa, mẹ nên để tinh thần thoải mái.

4. Cho con bú ngay một giờ sau sinh

Có nhiều kháng thể, hàm lượng vitamin A và nhiều yếu tố bảo vệ khác, sữa non – sữa tiết ra trong vài ngày đầu sau sinh được xem là chất miễn dịch “hoàn hảo” đầu tiên cho trẻ. Hơn nữa, cho con bú sớm cũng kích thích sữa tiết ra nhiều hơn, đồng thời giúp tăng sự gắn bó giữa mẹ và bé.

5. Tư thế cho con bú đúng

Thay vì cong người và áp vú vào bé, mẹ nên thư giãn, ngồi hoặc nằm trong tư thế thoải mái nhất. Lưng dựa tường hoặc có thể kê thêm gối, chăn. Bế bé áp sát vào mẹ, dùng tay và cách tay đỡ toàn thân trẻ, không nên chỉ đỡ đầu và vai. Chú ý giữ đầu và thân bé nằm trên 1 đường thẳng, đầu hơi ngẩng về sau.

Để mặt bé đối diện với vú mẹ, không nằm ngang ngực hoặc bụng mẹ và bé có thể nhìn thấy mặt mẹ. Đặt hờ môi dưới của bé vào đầu vú để kích thích bé mút ti. Lúc này, miệng bé sẽ mở rộng tới cả phần quầng vú, núm vú vào sâu trong miệng bé và lưỡi nằm bên dưới núm vú. Lắng nghe nhịp bú và nhịp nuốt từng ngụm của bé.

[inline_article id=4625]

6. Cho trẻ bú theo nhu cầu, bú đúng cữ

Trẻ nhỏ trong 3 tháng đầu cần cho bú liên tục, đều đặn để đảm bảo bé không quá đói. Vì sữa mẹ chứa nhiều nước, đạm Whey, đường lactose giúp bé tiêu hóa nhanh và tiêu hóa tốt hơn sữa công thức, do đó cứ khoảng 1-2 giờ mẹ nên cho bé bú 1 lần để đảm bảo năng lượng cho bé.

Bé cần bú đủ cữ, kéo dài ít nhất từ 5- 10 phút để lấy được đầy đủ chất dinh dưỡng ở cữ sữa đầu và cữ sữa cuối. Vì sữa đầu chủ yếu là nước, đường lactose, protein còn sữa sau chứa nhiều chất béo giúp bé tăng cân, phát triển khỏe mạnh. Trong quá trình cho bé bú, nếu bé ngủ mẹ cần nhẹ nhàng đánh thức bé dậy bằng cách gãi nhẹ vào má bé hoặc gãi nhẹ vào lòng bàn tay, bàn chân của bé. Lưu ý khi mẹ cho bé bú không nên mặc cho bé quá nhiều quần áo, tã lót vì bé sẽ dễ ngủ quên và dễ bị nóng dẫn đến nổi rôm.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Làm sao để có nhiều sữa ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ?

Làm sao để có nhiều sữa cho con bú luôn là câu hỏi lớn của các bà mẹ mới sinh con. Không phải mẹ nào cũng có được nguồn sữa dồi dào và nhanh chóng ngay từ khi bé mới ra đời. Những bước chuẩn bị ngay từ trong thai kỳ và duy trì những bí quyết nuôi con bằng sữa mẹ trong suốt thời gian cho con bú sẽ giúp bé yêu được hưởng những lợi ích to lớn.

Làm sao để có nhiều sữa
Việc chuẩn bị nuôi con bằng sữa mẹ nên được bắt đầu ngay từ khi mang thai

Chuẩn bị nuôi con bằng sữa mẹ ngay từ khi mang thai

Từ giữa thai kỳ, các hormone bắt đầu kích thích việc sản xuất sữa non. Điều này có nghĩa là đến cuối thai kỳ, mẹ đã có một lượng sữa non sẵn sàng cho bé rồi đấy. Đó cũng là lý do vì sao rất nhiều mẹ có thể vắt sữa non để trữ sẵn cho con ngay từ tháng thứ 7, 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hành điều này, vì những mẹ quá nhạy cảm có thể bị co thắt dạ con dẫn đến sinh non. Làm sao để có nhiều sữa khi bạn vẫn chưa chính thức cho bé bú một lần nào cả? Hãy chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho các cơ quan sản xuất sữa bằng cách:

  • Ăn uống lành mạnh: Chọn các loại thực phẩm lành mạnh, ít chất bảo quản, phụ gia và hóa chất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng chất lượng sữa mẹ. Một số loại thực phẩm tự nhiên giúp thanh lọc cơ thể và tăng sức đề kháng bao gồm: nghệ, ngò (rau mùi) và tỏi.
  • Tránh các hóa chất có hại: Mẹ nên chọn các sản phẩm nhựa không có BPA, các loại rau củ quả trồng theo phương pháp hữu cơ và không chứa thuốc trừ sâu, mỹ phẩm và các loại thực phẩm chứa paraben.
  • Chuẩn bị kế hoạch sinh nở  thật kỹ: Lượng hormone kích thích sữa mẹ sẽ gia tăng trong khoảng 40 giờ kể từ khi sinh, do đó, mẹ nên tận dụng khoảng thời gian này để tạo nguồn sữa cho con. Mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt. Để chuẩn bị được điều này, ngay từ khi còn mang thai, mẹ đã cần ghi chú vào bản kế hoạch sinh nở và ghi chú với các nhân viên bệnh viện từ trước hoặc trong ca sinh.
  • Chuẩn bị các vật dụng cần thiết: Để hỗ trợ bộ ngực, tránh tình trạng ngực căng sữa lâu và bầu ngực không ở đúng tư thế gây tắc tia sữa, mẹ nên chuẩn bị sẵn một số áo ngực cho con bú để nâng đỡ bộ ngực. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cân nhắc việc sử dụng máy hút sữa và túi trữ sữa để kịp thời kích thích sản xuất sữa mẹ ngay từ khi bé mới chào đời.
  • Xác định những điều cần hạn chế: Trước hết, đó là việc sinh nở với sự hỗ trợ của thuốc giảm đau hay phẫu thuật. Những mẹ sinh thường sẽ có cơ hội nuôi con bằng sữa mẹ nhiều hơn và gia tăng lượng sữa mẹ nhiều hơn. Tiếp đến, mẹ không nên sắm các vật dụng như núm vú giả vì nó có thể khiến bé không có hứng thú với việc bú sữa mẹ.[inline_article id=108248]

Làm sao để có nhiều sữa ngay sau khi sinh?

Tận dụng giờ đầu tiên sau sinh: Thời điểm vàng để “bật nút” khởi động các cơ quan sản xuất sữa chính là 1 giờ đầu tiên sau sinh. Tại một số bệnh viện, mẹ sẽ được tách nằm riêng với em bé trong vài giờ đầu sau sinh. Nếu muốn tận dụng một giờ đầu sau sinh cùng con, mẹ nên yêu cầu các nữ hộ sinh bế bé lại để bắt đầu cho con bú ngay. Một lựa chọn thông minh khác, đó là đăng ký thực hành da tiếp da.

Để bé ngủ gần mẹ trong những ngày đầu tiên: Không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức cho mẹ, việc cho con ngủ ngay bên cạnh giường của bố mẹ cũng giúp bé cảm thấy an tâm, gần gũi và có cơ hội được bú mẹ nhiều hơn.[inline_article id=88462]

Duy trì cho con bú theo nhu cầu của bé

Đây là lời đáp cho câu hỏi “làm sao để có nhiều sữa”. Việc sử dụng sữa mẹ sẽ tuân theo nguyên tắc “dùng hay là mất”, tức là sử dụng càng ít thì nguồn cung cấp càng ít và ngược lại. Mẹ nên cho bé bú bất cứ khi nào bé muốn. Ngoài ra, đừng quên những bước sau để tạo thuận lợi cho việc sản xuất sữa trong cơ thể:

  • Cho bé bú đúng tư thế
  • Cho bé bú khi còn thức
  • Cho bé bú cạn một bên bầu ngực trước khi chuyển sang bên còn lại
  • Mẹ ngủ đủ giấc
  • Mẹ uống nhiều nước, sữa và các loại nước trái cây để cung cấp đủ nước cho cơ thể
  • Ăn đủ các nhóm thực phẩm
  • Giữ tinh thần thoải mái, tự tin với khả năng làm mẹ của mình.