Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Sinh mổ chủ động và những điều mẹ cần biết

Hầu hết các trường hợp, mẹ bầu sẽ sinh thường qua ngã âm đạo. Tuy nhiên, có nhiều mẹ bầu phân vân không biết có trường hợp nào phải sinh mổ chủ động hay không? Liệu sinh mổ trước ngày dự sinh có lợi ích hay bất cập như thế nào? Và tựu chung lại, mẹ bầu có nên mổ lấy thai trước ngày dự sinh không?

Sinh mổ chủ động là gì?

Sinh mổ chủ động là phương pháp mổ lấy thai trước khi chuyển dạ; thường được thực hiện mổ chủ động với những trường hợp đã từng sinh mổ, thai to không thể sanh thường, khung chậu người mẹ hẹp; hoặc mổ cấp cứu khi sức khỏe mẹ bầu có vấn đề; hoặc khi thai nhi có dấu hiệu suy thai, kém phát triển.

Sinh mổ chủ động có thể được lên kế hoạch trước nếu mẹ bầu có các biến chứng thai kỳ; hoặc mẹ bầu đã từng sinh mổ trước đó và không muốn sinh qua đường âm đạo. Tuy nhiên, thông thường, nhu cầu sinh mổ chủ động lần đầu xuất hiện mẹ bầu bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ.

Đẻ mổ lấy thai là gì?
Đẻ mổ lấy thai là gì?

Trường hợp nào cần phải sinh mổ chủ động?

1. Khung chậu bất thường

  • Thai nhỉ nằm ở ngôi chỏm nhưng khung chậu của mẹ bầu hẹp tuyệt đối, hoặc bị méo; bác sĩ cũng sẽ khuyên sinh mổ chủ động.
  • Các y bác sĩ có thể thực hiện liệu pháp pháp lọt ngôi chỏm; đây là phương pháp đánh giá cuộc sinh khi khung chậu giới hạn, trọng lượng thai nhi bình thường hoặc khi khung chậu bình thường nhưng thai nhi lại khá to; nhằm đưa đến quyết định là thai nhi có thể sinh được qua đường âm đạo hay phải phẫu thuật lấy thai.
  • Mẹ bầu đã từng bị gãy xương chậu khiến khung chậu di lệch nghiêm trọng.

2. Đường ra của thai bị cản trở

3. Tử cung có sẹo mổ

  • Các sẹo mổ ở thân tử cung: sẹo bóc u xơ, sẹo của phẫu thuật tạo hình tử cung, sẹo khâu chỗ vỡ, chỗ thủng tử cung, sẹo của phẫu thuật cắt xén góc tử cung, sừng tử cung.
  • Sẹo của phẫu thuật mổ ngang đoạn dưới tử cung từ hai lần trở lên hoặc lần mổ lấy thai trước cách chưa được 24 tháng.
Trường hợp nào cần phải mổ đẻ chủ động?
Có nhiều trường hợp mẹ cần phải mổ đẻ chủ động

4. Nguyên nhân từ phía người mẹ

  • Quá trình chuyển dạ bị đình trệ: Vấn đề này có thể xảy ra nếu cổ tử cung của mẹ không mở đủ (không tiến triển) ; mặc dù các bác sĩ đã áp dụng nhiều biện pháp kích sinh, hỗ trợ sinh
  • Mẹ bầu mang thai từ hai em bé trở lên: Sinh mổ có thể cần thiết nếu mẹ bầu sinh đôi (hay nhiều hơn); hoặc em bé đầu lòng ở vị trí bất thường.
  • Mẹ bầu có vấn đề với nhau thai: Nếu nhau thai che phần mở của cổ tử cung (nhau thai tiền đạo), thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định sinh mổ chủ động.
  • Sa dây rốn: Sinh mổ cấp cứu ngay lập tức nếu một vòng dây rốn trượt qua cổ tử cung của mẹ bầu trước mặt em bé.
  • Mẹ bầu có vấn đề về sức khỏe: Sinh mổ chủ động có thể được khuyến nghị nếu mẹ bầu có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng; chẳng hạn như bệnh tim hoặc não. Sinh mổ chủ động cũng được khuyến nghị nếu mẹ bầu bị nhiễm herpes sinh dục tại thời điểm chuyển dạ.
  • Mẹ bầu có tiền sử sinh mổ chủ động: Tùy thuộc vào loại vết rạch tử cung và các yếu tố khác; thường mẹ bầu có thể thử sinh thường qua ngã âm đạo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể đề nghị tái sinh mổ.

5. Nguyên nhân từ phía thai nhi

  • Thai nhi có vấn đề: Nếu bác sĩ lo lắng về những thay đổi trong nhịp tim của bé; sinh mổ chủ động có thể là lựa chọn tốt nhất.
  • Em bé nằm ở tư thế bất thường như ngôi mông, ngôi ngang: Sinh mổ chủ động có thể là cách an toàn nhất để sinh em bé nếu bàn chân hoặc mông của em bé lọt vào ống sinh trước (ngôi mông); hoặc em bé nằm nghiêng; hoặc nằm ngang vai trước (ngôi ngang).
  • Em bé mắc một tình trạng có thể khiến đầu to bất thường (não úng thủy nghiêm trọng).
  • Em bé to so với khung chậu của người mẹ, những bé có cân nặng trên 4kg có chỉ định mổ tương đối, bé nặng trên 4,5kg chỉ định mổ tuyệt đối.

Lợi ích và bất cập khi sinh mổ chủ động?

1. Lợi ích của sinh mổ trước ngày dự sinh

  • Biết chính xác thời điểm bé cưng chào đời: Chỉ có 5% trẻ chào đời đúng ngày dự sinh. Sinh mổ chủ động, mẹ và gia đình sẽ biết chính xác ngày, thậm chí giờ chào đời của con.
  • Giảm nguy cơ băng huyết: So với sinh thường và sinh mổ cấp cứu, nhiều bằng chứng cho thấy sinh mổ chủ động có tỷ lệ băng huyết sau sinh giảm hơn hẳn. Ngoài ra, mổ chủ động cũng giảm hẳn những nguy cơ mổ thai cấp cứu như: nhiễm trùng, chấn thương thai nhi, tổn thương nội tạng.
  • Hạn chế nguy cơ thai nhi bị ngạt do thiếu ô-xy.
  • Hạn chế tình trạng sanh thường thất bại phải chuyển mổ người mẹ sẽ phải chuyển qua 2 cơn đau.

[inline_article id=238448]

2. Bất cập của sinh mổ trước ngày dự sinh

Đối với mẹ bầu

  • Do tử cung phục hồi kém, mẹ chọn mổ bắt thai có thể sẽ bị mất nhiều máu
  • Khi mổ chủ động, đoạn eo tử cung thường chưa dãn mỏng đến độ tự nhiên cần thiết cũng như ngôi thai còn quá cao nên có thể gây chảy máu, quá trình đưa bé ra ngoài khó khăn.
  • Mẹ sinh mổ thường phục hồi lâu hơn các mẹ sinh ngã âm đạo. Đồng thời, vết mổ có nguy cơ gây dính, tắc ruột khá cao.
  • Mổ chủ động thường diễn ra ngoài giờ hành chính. Lúc này, lực lượng bác sĩ, y tá hỗ trợ có thể sẽ đáp ứng không đủ nếu xảy ra biến chứng bất ngờ.

Đối với bé nếu mổ quá sớm:

  • Bé có nguy cơ bị suy hô hấp cấp tính hoặc bị hội chứng phổi ướt (hội chứng chậm hấp thu dịch phổi)
  • Có thể gặp phải biến chứng như những bé sinh non: hạ thân nhiệt, vàng da, nhiễm trùng huyết, tăng thời gian nằm điều trị.

>>>> Một trong những mối bận tâm của các mẹ bầu đó là chi phí sinh mổ; tìm hiểu ngay tại bài viết Chi phí sinh mổ có bảo hiểm

Có nên mổ lấy thai trước ngày dự sinh không?

Nói chung, sinh mổ chủ động ngày nay thường an toàn cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần nắm những rủi ro khi thực hiện loại phẫu thuật này:

  • Bị chảy máu nhiều (mẹ bầu có thể yêu cầu truyền máu).
  • Nhiễm trùng (thuốc kháng sinh thường được sử dụng để giúp ngăn ngừa điều này).
  • Chấn thương bàng quang hoặc ruột.
  • Phản ứng với thuốc.
  • Xuất hiện các cục máu đông.
  • Tử vong (rất hiếm).
  • Em bé có thể bị thương.

Sinh mổ cũng có thể khiến người phụ nữ tăng nguy cơ mắc các vấn đề với nhau thai trong những lần mang thai sau này vd: nhau bám vết mổ cũ. Do đó, câu hỏi có nên mổ lấy thai trước ngày dự sinh không sẽ còn phụ thuộc vào trường hợp bắt buộc sinh mổ như chia sẻ ở phần trên. Đối với những trường hợp như vậy, sinh mổ chủ động sẽ là lựa chọn an toàn.

Có nên mổ lấy thai trước ngày dự sinh không?
Có nên mổ lấy thai trước ngày dự sinh không? Còn tùy trường hợp

Sinh mổ chủ động có thể hoặc không ảnh hưởng đến việc mang thai và sinh nở trong tương lai. Nhiều phụ nữ có thể sinh thường thành công và an toàn sau khi mổ lấy thai.

Nhưng trong một số trường hợp, những lần sinh sau này có thể phải sinh mổ; đặc biệt nếu vết rạch trên tử cung theo chiều dọc chứ không phải theo chiều ngang. Sinh mổ cũng có thể khiến người phụ nữ tăng nguy cơ mắc các vấn đề có thể xảy ra với nhau thai trong những lần mang thai sau này.

Câu hỏi có nên mổ lấy thai trước ngày dự sinh không sẽ còn phụ thuộc vào trường hợp bắt buộc sinh mổ như chia sẻ ở phần trên. Đối với những trường hợp như vậy, sinh mổ chủ động sẽ là lựa chọn an toàn.

Mẹ bầu cần làm gì khi phải sinh mổ chủ động?

  • Vệ sinh cá nhân: Ngoài tắm rửa và gội đầu sạch sẽ, bầu nên dọn dẹp “cô bé” gọn gàng, tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ mổ lấy thai. Vệ sinh sạch sẽ cũng giúp mẹ giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng. Tốt nhất, trước khi mổ, mẹ nên tắm rửa đi vệ sinh.
  • Chế độ dinh dưỡng: Ít nhất 6 giờ trước khi lên bàn mổ, mẹ bầu không được ăn, uống bất cứ thứ gì. Thời gian trước đó, mẹ có thể uống nước, ăn súp, cháo hoặc những thực phẩm dễ tiêu. Sau khi sinh, nhu động ruột và hệ tiêu hóa hoạt động kém cũng như phản ứng phụ của thuốc tê có thể làm mẹ buồn nôn. Vì vậy, lúc này mẹ nên tránh thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ, khó tiêu.
  • Chuẩn bị đồ đi viện: Những đồ dùng vệ sinh cá nhân, quần áo cho cả mẹ và bé, đồ dùng hàng ngày… Khi đi sinh, mẹ không cần đầu tư quá về trang phục, chỉ cần chọn vài bộ gọn gàng, thoải mái là được. Trang điểm, sơn móng tay hay đồ trang sức đều không cần thiết, mẹ nhé!

>>>> Mẹ bầu có thể đọc thêm hướng dẫn 3 bước chuẩn bị trước khi sinh mổ

Mẹ bầu có nên mổ lấy thai trước ngày dự sinh
Mẹ bầu có nên mổ lấy thai trước ngày dự sinh? Không nên nếu không cần thiết

Quá trình sinh mổ chủ động diễn ra như thế nào?

Khi sinh mổ, bác sĩ sẽ thực hiện một đường rạch dài trên bụng và tử cung để lấy em bé ra. Nghe có vẻ kinh dị nhưng với các bác sĩ chuyên khoa, đây là một ca phẫu thuật khá quen thuộc.

Bác sĩ có thể phải thực hiện mỗi ngày khoảng 3 ca như vậy. Vì vậy, mẹ bầu nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng hoặc có thắc mắc gì.

Với đa số các trường hợp mổ lấy thai, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tủy sống. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ bầu vẫn có thể tỉnh táo suốt thời gian phẫu thuật. Dưới đây là một số vấn đề mẹ bầu nên cân nhắc trước khi quyết định sinh mổ:

  • Mẹ mong muốn được gây tê hay gây mê?
  • Nếu được chọn 1 người ở bên cạnh, mẹ muốn chọn ai? Chồng, mẹ hay bạn bè?
  • Nếu có thể ẵm con ngay, mẹ muốn ai là người giữ bé trong lúc mình ở phòng hồi sức?
  • Mẹ biết gì về các phương pháp giảm đau sau khi sinh?
  • Sau khi sinh, cần lưu ý điều gì để phục hồi nhanh chóng?

[inline_article id=82690]

Sau khi sinh mổ, mẹ bầu sẽ cần thời gian để hồi phục và chăm sóc vết thương; mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm về tác động sau sinh mổ chủ động; cũng như cách để lành thẹo mổ nhé! Hy vọng với nội dung trên, mẹ bầu đã có thông tin tổng quan về sinh mổ trước ngày dự sinh; cũng như trả lời được câu hỏi có nên mổ lấy thai trước ngày dự sinh hay không.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Cách ngồi dậy sau sinh mổ, mẹ sắp sinh mổ đừng bỏ lỡ!

Khi ở bệnh viện, chiếc giường bệnh viện vô cùng kỳ diệu vì nó được thiết kế giúp bạn chống đỡ bằng cách ấn nút cũng như có các thanh chắn giúp bạn ngồi lên dễ hơn. Nhưng tiện nghi này không kéo dài cho tới khi bạn trở về nhà. Lúc này, các cách ngồi dậy sau ca sinh mổ rất hữu ích cho bạn.

Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ sau sinh mổ

Sau khi sinh mổ, cơn đau từ vết thương có thể làm cho việc ngồi dậy và di chuyển khó khăn. Đây là một vài bài tập có thể giúp bạn phục hồi sau ca phẫu thuật. Điều quan trọng là phải uống đủ nước (khoảng 1,5 – 2,5 lít mỗi ngày) và uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bàng quang và ruột của bạn hoạt động, giúp bạn di chuyển nhiều hơn dễ dàng.

Trong 24 giờ đầu tiên, bạn nên chú ý thực hiện những điều này

1. Hỗ trợ vết thương và thở

Sau khi mổ, vết thương rất đau. Bạn có thể dùng tay hoặc gối kê nhẹ vào vết thương khi ho, hắt hơi, cười hoặc đi vệ sinh.

Bạn nên thở bằng bụng: Hít thở sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng, lặp lại 5 lần. Điều này cũng phần nào giúp giảm bớt sự khó chịu của cơn đau mà vết mổ gây ra.

2. Ngồi dậy sau sinh

Điều quan trọng khi làm những việc này là phải hỗ trợ vết thương bằng cách sử dụng cơ bụng. Đừng đột ngột ngồi thẳng lên. Bạn cần lăn sang một bên với đầu gối cong, một tay đỡ cơ bụng. Sau đó dùng khuỷu tay dưới đẩy mình lên thành tư thế ngồi. Nếu đang trong bệnh viện, cách ngồi này sẽ dễ thực hiện khi bạn điều khiển nâng đầu giường lên.

Song song với cách trên, bạn cần kiểm soát vùng ngực. Cách tập thở sâu càng sớm sẽ giảm bớt sự khó chịu của cơn đau mà vết mổ sau khi sinh gây ra. Bạn ngồi thẳng rồi hít một hơi thật sâu cho khí tràn vào phổi rồi từ từ thở ra bằng mũi. Cùng lúc với việc hít thở sâu 3-4 lần đó, bạn nhớ dùng tay vịn hỗ trợ vết thương. Hãy thực hiện bài tập thở sâu này mỗi giờ cho đến khi bạn có thể thoải mái ra vào giường và đi bộ xung quanh.

3. Bài tập ngồi sau sinh

Ngay cả với người sinh thường, việc ngồi, đi, đứng cũng phải cẩn trọng. Với người sau khi sinh mổ vài ngày, bạn cần phải thực hiện các bài để cơ thể dần thích nghi lại với các hoạt động thường ngày. Theo các chuyên gia, các bài tập dành riêng cho cơ bụng sẽ tốt hơn đối với người sinh mổ.

sa tử cung sau sinh 2

♦ Thở sâu

Nằm ngửa, gập đầu gối lên. Hít một hơi thật sâu để khí tràn vào phổi và vùng bụng. Giữ tư thế này trong vài giây rồi từ từ thở ra. Lặp lại 4-5 lần.

♦ Nghiêng xương chậu

Động tác này giúp giảm đau lưng và tăng cường cơ bụng. Nằm ngửa, gập đầu gối. Đặt một tay lên xương mu (xương ở đầu dưới của bụng) và tay kia đặt dưới xương sườn của bạn.

Hít vào và sau đó khi thở ra, bạn từ từ gập người, siết chặt cơ bụng (để bụng của bạn được kéo vào). Đẩy hai bàn tay di chuyển gần nhau hơn. Bằng cách này, bạn đang ép sát cơ bụng (cơ bụng trực tràng). Cố gắng giữ chặt các cơ trong khoảng thời gian đếm từ 5 đến 10 trong khi thở bình thường.

Thư giãn và lặp lại điều này 5 đến 10 lần. Thực hiện bài tập nghiêng xương chậu này thường xuyên trong ngày khi nằm, đứng hoặc ngồi.

♦ Bài tập cho cơ sàn chậu

Những cơ này hỗ trợ các cơ quan vùng chậu (bàng quang, tử cung và ruột). Chúng trở nên suy yếu khi mang thai do sự thay đổi nội tiết tố và do cân nặng ngày càng tăng của em bé và gây rắc rối khiến mẹ sau sinh khổ sở.

Nếu sau khi sinh, các cơ sàn chậu vẫn yếu, có thể bạn sẽ gặp sự cố rò rỉ nước tiểu, đặc biệt là khi bạn cười, ho hoặc chạy; thay đổi chức năng tình dục và một vài vấn đề về ruột. Đối với tất cả phụ nữ sau khi sinh con – kể cả sau khi sinh mổ – điều rất quan trọng là bạn cần tập luyện các cơ này để chúng hoạt động trở lại bình thường. Đây là một bài tập cơ sàn chậu bạn có thể tham khảo:

[inline_article id=99137]

  • Bước 1: Ngồi trên ghế, đặt hai chân và đầu gối rộng bằng vai. Thư giãn cơ bụng, ngực và cơ chân. Hít thở bình thường.
  • Bước 2: Nhắm mắt và tưởng tượng rằng bạn muốn ngưng dòng tiểu. Khi đó, bạn sẽ dùng cơ sàn chậu để thực hiện việc này.
  • Bước 3: Bây giờ siết chặt hoặc co các cơ này và từ từ nâng mông lên khỏi ghế. Giữ co bóp càng chắc càng tốt, miễn là bạn thấy thoải mái, sau đó thả ra và ngồi xuống.
  • Bước 4: Lặp lại động tác siết và nâng này nhiều lần cho tới khi cơ bắp bị mỏi.

Đừng chịu đựng hoặc căng thẳng khi tập những bài tập này. Bạn cứ hít thở bình thường và tự nhiên trong khi co thắt cơ. Cố gắng thực hiện các bài tập sàn chậu nhiều lần mỗi ngày. Bạn có thể tập co thắt cơ này thêm khi ngồi, đứng hoặc nằm hoặc mỗi khi bạn đặt ấm nước, trả lời điện thoại, đi vệ sinh xong… Tốt nhất là bạn hãy tập cho đến khi nó trở thành thói quen hàng ngày.