Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Tập thể dục sau sinh như thế nào để an toàn cho mẹ bỉm sữa?

tập thể dục sau sinh
Sau sinh bao lâu thì tập thể dục? Cách tập thể dục an toàn

Phụ nữ sau sinh thường dễ lên ký do trong quá trình mang thai cần bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng. Sau khi sinh, bạn lại tiếp tục nằm nhiều và ăn những thực phẩm lợi sữa cho con. Vậy thời điểm nào là thích hợp để bạn tập thể dục sau sinh? Mẹ nên lựa chọn những bài tập nào là phù hợp nhất? Những thông tin dưới đây sẽ giúp chị em giải đáp những thắc mắc này.

Sau sinh bao lâu thì tập thể dục?

sau sinh bao lâu thì tập thể dục?

Mẹ biết thời điểm phù hợp để tập thể dục sau sinh là khá quan trọng. Bạn nên lựa chọn một chế độ tập luyện phù hợp sẽ giúp giảm cân nhanh chóng mà không để lại những ảnh hưởng xấu tiềm ẩn với cơ thể. 

1. Đối với mẹ sinh thường 

Đối với mẹ bỉm sữa sinh đẻ tự nhiên qua ngả âm đạo, cơ thể sẽ nhanh hồi phục hơn so với sinh mổ.  chỉ cần vài ngày sau sanh hoặc ngay khi bạn cảm thấy sẵn sàng là có thể bắt đầu tập thể dục để giữ gìn vóc dáng.

Lưu ý, thời gian ban đầu chị em chỉ nên tập những động tác nhẹ nhàng, phù hợp với khả năng chịu đựng của cơ thể và không tập quá sức. Sau đó, bạn tăng dần cường độ tập luyện theo thời gian.

2. Đối với mẹ sinh mổ 

Mổ lấy thai nhi là một cuộc phẫu thuật lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến cơ thể. Do đó, mẹ bỉm sữa cần nhiều thời gian để phục hồi hoàn toàn. 

Trong 6 tuần đầu tiên sau khi sinh mổ, mẹ bầu chỉ nên chọn bài vận động nhẹ nhàng như đi bộ để tránh ảnh hưởng đến vết mổ và làm da dẻ trở nên săn chắc hơn.

Sau 4 tháng trở lên, chị em đẻ mổ mới được bắt đầu tập thể dục lại. Thời gian chính xác tùy thuộc vào tình trạng cơ thể và tốc độ phục hồi vết thương. Với mẹ bỉm sữa có vết mổ nhỏ, nhanh lành thì khoảng 4 tháng là đã có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng.

Nếu vết mổ lớn, thời gian hồi phục lâu thì sau 5-6 tháng chị em mới được tập thể dục. Đặc biệt, mẹ chỉ nên tập từ 10-20 phút mỗi ngày, đảm bảo bài tập phù hợp với cơ thể và tuyệt đối không chọn những động tác căng cơ bụng khiến vết mổ bị hở.

Lợi ích khi tập thể dục sau sinh

lợi ích khi tập yoga sau sinh

Tập thể dục sau sinh không những hiệu quả trong quá trình giảm cân mà còn tác động tốt đến sức khỏe của chị em. Dưới đây là những lợi ích cho mẹ khi tập thể dục sau sinh: 

  • Giúp giảm cân nặng mà mẹ đã tăng trong quá trình mang thai (cùng với chế độ ăn uống hợp lý).
  • Vận động giúp tăng năng lượng và sức chịu đựng, từ đó, chị em có thể thích ứng dễ dàng hơn với quá trình chăm sóc em bé đầy mệt mỏi.
  • Việc đốt cháy calo giúp tăng cường và làm săn chắc cơ bụng, đem lại vóc dáng mảnh mai thon gọn.
  • Giảm căng thẳng, hữu ích trong việc ngăn ngừa trầm cảm sau sinh.
  • Giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch 
  • Tránh nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch sâu với các biến chứng nguy hiểm.

[inline_article id=173102]

Các bài tập thể dục sau sinh an toàn cho mẹ bỉm sữa 

Khi mẹ bỉm sữa phải bận rộn để chăm sóc bé, việc dành thời gian tập thể dục thật sự nan giải. Đồng thời, việc tập thể dục sau sinh cần được lựa chọn kỹ càng để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Một số bài tập nhanh, an toàn và hiệu quả với mẹ bỉm sữa dưới đây sẽ giúp chị em sau sinh nở nào cũng có thể tự tập tại nhà.

1. Bài tập nghiêng xương chậu (Pelvic Tilt)

Đây là một bài tập đơn giản và hiệu quả, tác động đến toàn bộ vùng thân dưới, bao gồm hông và cột sống dưới.

Các bước thực hiện:

  • Nằm ngửa, đặt lòng bàn tay úp xuống.
  • Đầu gối co lên, giữ hai bàn chân cách nhau một khoảng rộng bằng hông.
  • Dồn trọng lực về hai mắt cá, nâng vùng hông và mông cho đến khi thân mình tạo thành một đường thẳng.
  • Giữ ở tư thế đó trong 20 giây rồi hạ xuống. Lặp lại 5 lần. Chị em có thể nâng số lần tập nhiều hơn tối đa 10-20 lần và tăng thời gian giữ tư thế sau khi đã quen với bài tập.

2. Bài tập thể dục sau sinh: Kegel>

bài tập kegel

Đây là bài tập thể dục sau sinh khá nổi tiếng và được nhiều chị em ưu ái. Kegel giúp làm săn chắc cơ sàn chậu bị suy yếu hay giãn rộng sau khi mang thai, đồng thời hỗ trợ tử cung, bàng quang, ruột non và trực tràng.

Các bước thực hiện:  

  • Để thực hiện bài tập này, trước tiên mẹ bỉm sữa cần xác định vị trí cơ sàn chậu. Hãy thử động tác như ngừng tiểu giữa chừng khi đang đi vệ sinh, dòng nước tiểu ngưng bởi cơ sàn chậu sẽ khép chặt lại. 
  • Giữ tối đa 10 giây và thả ra, thư giãn trong 10 giây giữa các cơn co thắt. 
  • Lặp đi lặp lại động tác khoảng 10 lần và thực hiện 3 lần mỗi ngày. 
  • Chỉ vài phút mỗi ngày, Kegel sẽ giúp chị em cải thiện tình trạng mất kiểm soát về tiết niệu (són tiểu) hay mất kiểm soát về đường ruột (són phân)

3. Bài tập yoga đứa trẻ hạnh phúc (happy baby yoga pose)

bài tập yoga đứa trẻ hạnh phúc

Tư thế đứa trẻ hạnh phúc khá dễ thực hiện nhưng lại mang đến nhiều hiệu quả. Sau khi sinh, cơ xương chậu của người mẹ có thể bị thắt lại và trở nên đau đớn. Bạn tập tư thế yoga này có thể giúp thư giãn và nhẹ nhàng kéo căng cơ để giảm đau.

Các bước thực hiện: 

  • Nằm ngửa thoải mái lên thảm, thở ra
  • Uốn cong đầu gối (mở rộng hơn hông) và đưa về phía ngực.
  • Gập đầu gối sao cho đáy bàn chân hướng lên, nắm lấy mép ngoài của bàn chân hoặc mắt cá chân bằng tay. Nếu mẹ không thoải mái, hãy giảm khoảng cách giữa hai đầu gối. 
  • Tập trung vào việc thư giãn các cơ vùng chậu và chị em phải giữ tư thế này trong khoảng 90 giây.
  • Việc nằm thoải mái lên thảm tập yoga sẽ giúp thư giãn nhóm cơ dưới, kéo dài gân kheo và điều chỉnh dòng chảy các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Điều này giúp duy trì sức sống tối ưu và giữ gìn sức khỏe.

[inline_article id=217529]

Mẹ bỉm sữa có thể trao đổi với điều dưỡng, y tá hoặc bác sĩ về thể trạng của mình sau khi sinh để lựa chọn bài tập phù hợp nhất với cơ thể. Ngoài ra, nếu điều kiện cho phép, chị em cũng có thể đăng ký tham gia các lớp tập bên ngoài với sự hướng dẫn của huấn luyện viên chuyên nghiệp để hạn chế chấn thương.  

Tập thể dục sau sinh rất tốt cho chị em phụ nữ. Chỉ cần tập luyện đúng cách, chị em sẽ dần khôi phục sức khỏe và sắc đẹp. Hãy chọn bài tập phù hợp và giúp bản thân thoải mái nhất nhé!

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Mới sinh có nên dùng điện thoại? 6 tác hại ảnh hưởng đến con mẹ nên biết

Nếu đang băn khoăn mới sinh có nên dùng điện thoại, bạn hãy cùng đi tìm câu trả lời và nhận biết 5 tác hại của việc sử dụng điện thoại trong khi đang cho con bú dưới đây nhé.

Phụ nữ mới sinh có nên dùng điện thoại?

Mới sinh có nên dùng điện thoại? Bạn chỉ nên sử dụng điện thoại khi thật sự cần thiết bởi thiết bị này có thể gây ra một số tác hại không tốt cho sức khỏe của mẹ và con. Hơn nữa, sản phụ sau sinh rất mệt nên cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn là sử dụng điện thoại.

Thói quen sử dụng điện thoại hàng giờ sau sinh chỉ để chơi game hay tán gẫu có thể khiến bạn bị nhòe mắt, nhức mắt, chóng mặt… Thay vào đó, bạn nên dành nhiều thời gian để chăm sóc con, chơi với con hay tập thể dục nhẹ nhàng và nghỉ ngơi. 

Ngoài ra, nếu sử dụng điện thoại khi đang chăm sóc con, bạn cũng có thể gây hại cho sức khỏe của con nữa đấy. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Giải đáp thắc mắc phụ nữ sau sinh có nên uống sữa đậu nành

6 tác hại của điện thoại di động đối với con yêu

Mẹ mới sinh có nên dùng điện thoại? Bạn chẳng những không nên dùng điện thoại để bảo vệ sức khỏe của mình mà cũng cần hạn chế nhiều nhất có thể thiết bị này để bảo vệ con yêu. 

Dưới đây là những tác hại của điện thoại với bé trong khi bạn đang chăm sóc con. 

1. Mẹ dùng điện thoại sẽ làm giảm thời gian trò chuyện với con

mẹ dùng điện thoại sau sinh không có thời gian trò chuyện với con

mới sinh xem điện thoại nhiều có sao không?

Mới sinh có nên dùng điện thoại? Bạn không nên sử dụng điện thoại bởi nếu cứ tập trung vào thiết bị này thì sẽ không còn dành nhiều thời gian để trò chuyện với con. 

Trong 6 tháng đầu tiên sau sinh, mẹ nên cần để ý đến bé nhiều nhất có thể và giao tiếp với con qua ánh mắt. Điều này góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy cảm xúc và trí não của con.

>>> Có thể bạn quan tâm: Sau sinh có nên uống canxi và sắt? Đọc ngay để tránh trầm cảm, stress

Nhờ đó làm tăng cường khả năng học hỏi và kỹ năng truyền đạt sau này của trẻ. Vì thế, bạn không nên sử dụng điện thoại trong thời gian này bởi sẽ có ít thời gian để tương tác với con. 

Một nghiên cứu ở Canada năm 1996 cho thấy trẻ sơ sinh 3-6 tháng tuổi thường cười ít đi khi mẹ không dành nhiều thời gian tiếp xúc ánh mắt và trò chuyện với con.

[inline_article id=176496]

2. Trẻ dễ hoảng sợ và khóc khi thiếu sự quan tâm từ mẹ

Theo một nghiên cứu chủ đề mới sinh có nên dùng điện thoại mới đây có tên gọi “thí nghiệm tĩnh lặng” đã cho thấy em bé sơ sinh có xu hướng buồn bã và luôn tìm cách để thu hút sự chú ý trong khi cha mẹ đang sử dụng điện thoại và lơ đãng bé.

Về lâu dài, trẻ trở nên nhạy cảm hơn, bắt đầu hoảng sợ và khóc nhiều hơn.

3. Mẹ sử dụng điện thoại sẽ nguy hiểm đến tính mạng của con

sau sinh không nên dùng điện thoại vì sẽ gây nguy hiểm cho trẻ

Mới sinh xong dùng điện thoại có sao không?

Mới sinh có nên dùng điện thoại? Bạn không thể vừa nhắn tin vừa cho trẻ bú, vì có thể gây ra tai nạn không mong muốn cho con. Ví dụ, khi bạn quá chú tâm vào việc sử dụng điện thoại, bạn sẽ bỏ lỡ những dấu hiệu bất thường ở trẻ.

Trẻ khó chịu, no, đầy hơi, ngạt sữa khi đang bú mà mẹ không để ý và xử lý kịp thời thì sẽ dễ làm con bị sặc sữa.

Ngoài ra, bé cũng có thể gặp những sự cố khác nếu mẹ không để mắt đến con như té ngã, nôn mửa, phát ban, nóng, sốt…

4. Điện thoại làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ

Mới sinh có nên dùng điện thoại? iện thoại di động phát ra bức xạ điện từ có thể làm phá hủy cấu trúc ADN, tế bào não của trẻ. Từ đó dẫn đến nguy cơ gây ung thư và các bệnh lý khác không tốt cho sự phát triển của bé.

Vì vậy, để đảm bảo tính an toàn cho con nhỏ, bạn nên tránh xa điện thoại không chỉ trong lúc chơi với con, chăm con mà còn trong khi cho con bú nữa nhé.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách chăm sóc khi bé mọc răng hàm không chịu ăn

5. Ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Sóng điện thoại di động còn ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của trẻ, nếu sử dụng điện thoại gần trẻ khi trẻ ngủ sẽ làm trẻ khó ngủ, hay thức đêm, quấy khóc. Nhất là khi vừa sạc pin vừa sử dụng ngay gần con thì lại càng nguy hiểm hơn nữa vì khi đó theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ về mới sinh có nên dùng điện thoại cho thấy, lượng bức xạ cao gấp 1000 lần so với bình thường.

6. Không để ý đến lượng sữa cho trẻ bú mỗi ngày

Phụ nữ sau sinh có được dùng điện thoại không?

Sau sinh bao lâu thì được sử dụng điện thoại?

Mỗi bé đều hấp thụ một lượng sữa vào cơ thể trong một ngày khác nhau. Do đó, bạn nên quan sát con có thể hấp thụ được bao nhiêu lượng sữa trong ngày để tránh tình trạng cho bé bú quá nhiều, gây ra nguy cơ sặc sữa.  

Bên cạnh đó, bạn nên quan sát liệu trẻ có ngủ quên trong khi đang bú hay không? Nếu trẻ ngủ quên, bạn nên vuốt tóc con nhẹ nhàng hoặc cử động ngón chân út để đánh thức trẻ nếu bé chưa bú đủ

Phụ nữ mới sinh có nên dùng điện thoại? Thói quen sử dụng điện thoại sau sinh sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, mẹ cần nghỉ ngơi và hạn chế dùng thiết bị này để tránh những tác hại có thể xảy ra.

Qua đây, chắc hẳn mẹ đã biết mới sinh có nên dùng điện thoại rồi đúng không nào. Nếu cảm thấy stress sau sinh, mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với con, tâm sự với chồng, ngủ nghỉ và tập thể dục để tinh thần lạc quan hơn thay vì sử dụng điện thoại nhé.

[inline_article id=197568]

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Sau sinh 1 tháng quan hệ có sao không? 3 tư thế “yêu” an toàn cho bạn

Sau thời gian “cấm vận” chuyện ấy, bạn có thể đang rất “nhớ nhung” bạn đời và nóng lòng tìm lại cảm giác “yêu” cháy bỏng cho vợ chồng hâm nóng tình cảm. Thế nhưng, sau sinh mổ 1 tháng quan hệ có sao không? Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Có nên quan hệ sau sinh mổ 1 tháng hay không?

Các chuyên gia y tế cho biết, sản phụ sinh mổ lại phải chịu đau đớn từ vết mổ và những ảnh hưởng của cuộc phẫu thuật mổ lấy thai mang lại. Các bác sĩ khuyến cáo, các mẹ nên kiêng cữ chuyện “yêu” ít nhất 3 tháng sau sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Việc quan hệ tình dục chỉ sau 1 tháng sinh mổ là điều không nên, vì lúc này cơ thể của mẹ vẫn cảm thấy khó chịu và đau đớn. Ngoài ra, việc quan hệ quá sớm sau sinh mổ có thể gây ra nhiều hậu quả.

sau sinh mổ 1 tháng quan hệ có sao không

Sau sinh mổ 1 tháng quan hệ có sao không?

Sau sinh mổ 1 tháng quan hệ có sao không? Phụ nữ không nên quan hệ sau khi sinh 1 tháng đặc biệt là sinh mổ, bởi lúc này cơ thể bạn chưa phục hồi những tổn thương.

Theo như các bác sĩ khuyến nghị, bạn chỉ nên quan hệ sau sinh thường khi hết thời kì hậu sản là 6 tuần sau sinh để sản dịch ra hết và cơ thể nói chung, đường sinh dục nói riêng phục hồi hoàn toàn. Thế nhưng, sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? Nếu là sinh mổ, bạn nên phải chờ ít nhất là 3 tháng sau sinh cho đến khi vết mổ ở bụng lành và liền sẹo thì bạn mới có thể quan hệ tình dục trở lại.

Vậy sau sinh mổ 1 tháng quan hệ có sao không? Bạn có thể gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, chảy máu và đau. Trường hợp phải phẫu thuật cắt tầng sinh môn (trường hợp sinh thường) hoặc mổ đẻ, bạn nên kiêng cữ để các vết thương lành hẳn mới quan hệ. Cánh mày râu cũng không nên ép vợ quan hệ sau sinh quá sớm mà nên chăm sóc vợ nhiều hơn để vợ bình phục hoàn toàn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Quan hệ sau sinh 20 ngày: Nếu lỡ xảy ra bạn hãy làm ngay 3 điều này!

Vết thương hồi phục ở mỗi người có thể kéo dài thời gian lâu hơn 6-8 tuần sau sinh thường hoặc 3 tháng sau sinh mổ. Do đó, bạn chỉ nên quan hệ khi cơ thể đã thật sự hồi phục, không còn cảm giác đau và có hứng thú trong chuyện chăn gối.

Sau sinh mổ 1 tháng quan hệ có sao không? Để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên đi khám sức khỏe và nhờ bác sĩ tư vấn trước khi bắt đầu lại “chuyện ấy” sau sinh.

sau sinh mổ 1 tháng quan hệ có sao không

Sau sinh mổ 1 tháng quan hệ có sao không?

Sau sinh thường 1 tháng quan hệ có thai không?

Nhiều phụ nữ không chỉ thắc mắc sau sinh mổ 1 tháng quan hệ có sao không mà còn quan tâm tới vấn đề sau sinh thường 1 tháng quan hệ có thai không.

Trước tiên, bạn cần phải biết sau sinh 1 tháng mà có thai trở lại là rất nguy hiểm. Thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ lẫn con bởi cơ thể mẹ lúc này còn rất yếu, chưa phục hồi hoàn toàn, hơn nữa việc mang thai kế nhau rất dễ bị băng huyết và các biến chứng sản khoa khác.

Mà rõ ràng bạn đã biết quan hệ sau sinh thường 1 tháng có thai không thì cũng đừng dại mà quan hệ lúc này để “dính thai” ngoài ý muốn hoặc gặp những hệ lụy khác.

Quan hệ sau sinh thường 1 tháng có thai không?

Phụ nữ sau sinh không cho con bú sẽ có kinh nguyệt vào khoảng 6-10 tuần sau sinh, với mẹ cho con bú thì sau 3-4 tháng sinh và có thể lâu hơn. Khi có kinh nguyệt trở lại nghĩa là có dấu hiệu rụng trứng và đã có khả năng mang thai trở lại.

Tuy nhiên, không có kinh nguyệt không có nghĩa là không rụng trứng. Trong một số trường hợp phụ nữ chưa có kinh trở lại vẫn dính bầu là vì trứng rụng trước khi có kinh nguyệt. Bên cạnh đó, một số phụ nữ còn bị thay đổi nội tiết tố sau sinh khiến trứng rụng dù không có kinh nguyệt. Thời điểm trứng rụng mà quan hệ, tinh trùng gặp được trứng thì dễ thụ thai.

Như vậy, quan hệ sau sinh thường 1 tháng có thai không? Lúc này có thể đã có trứng rụng. Việc quan hệ sẽ làm tăng rủi ro mang thai. Bạn cần sử dụng những biện pháp tránh thai phù hợp và an toàn.

[inline_article id=188538]

Sau sinh mổ 1 tháng quan hệ có thai không?

Sau sinh mổ 1 tháng quan hệ có thai không? Tương tự như sinh thường, trứng có thể rụng lại sau khi sinh mổ. Dù chưa có kinh trở lại nhưng nếu bạn quan hệ ngay trong những ngày trứng rụng thì vẫn có thể mang thai.

Nếu trong 3 tháng đầu sau sinh mổ bạn mang thai, nguy cơ tử cung bị nứt, vỡ là rất cao. Do đó, ít nhất là 18 tháng sau mẹ mới nên mang thai lại. Sinh mổ càng nhiều lần, các lần mang thai sau càng có nhiều nguy cơ đáng ngại hơn.

Như vậy, bạn đã biết sau sinh mổ 1 tháng quan hệ có sao không và sau sinh mổ quan hệ để lại hệ lụy thế nào. Tiếp theo, bạn hãy tìm hiểu những tư thế quan hệ vợ chồng sau sinh an toàn nhé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Quan hệ sau sinh và những điều sản phụ cần ghi nhớ

Các tư thế quan hệ vợ chồng sau sinh an toàn

Sau sinh mổ 1 tháng quan hệ có sao không phụ thuộc nhiều vào vết thương ở bụng hay âm đạo của bạn đã lành hẳn hay chưa. Thông thường, những vết rạch tầng sinh môn, vết mổ hay những vết thương liên quan đến sinh nở vẫn chưa lành hẳn sau 1 tháng cũng như cơ thể, cơ quan sinh dục của phụ nữ sau sinh chưa phục hồi và trở về trạng thái sinh lý bình thường nên bạn cần chờ đợi thêm 1 thời gian nữa.

Khi vết thương đã lành hẳn, vợ chồng bạn có thể làm chuyện ấy để hâm nóng lại tình cảm vợ chồng. Dưới đây là 3 tư thế quan hệ sau sinh nhẹ nhàng nhưng giúp bạn tăng khoái cảm khi “yêu” để vợ chồng mặn nồng hơn.

1. Tư thế úp thìa vợ nằm trước (Tư thế úp thìa)

tư thế úp thìa
Tư thế úp thìa

Sau sinh mổ 1 tháng quan hệ có sao không? Bạn hãy nhớ là chờ vết thương lành hẳn rồi mới quan hệ tư thế này nhé.

Hai bạn nằm nghiêng cùng phía với nhau. Chàng sẽ nằm sau để ôm lấy nàng trong khi thâm nhập. Tư thế này sẽ giúp giảm áp lực tác động vào thành bụng và âm đạo, đồng thời cũng tạo cảm giác thoải mái cho vợ chồng của bạn. Hơn thế nữa, tư thế úp thìa cũng giúp vợ chồng bạn kiểm soát được lực và nhịp để không gây ra những cơn đau rát ở thành bụng hay cổ tử cung.

2. Tư thế nữ ngồi trên

tư thế nữ trợ thủ
Tư thế nữ ngồi trên

Nàng ngồi trên sẽ giúp chủ động trong việc đưa “cậu nhỏ” thâm nhập “cô bé”, đồng thời cũng điều chỉnh được độ sâu và điều chỉnh được nhịp độ nhanh, chậm khi làm “chuyện ấy”.

3. Tư thế 69: Quan hệ bằng miệng cho 2 vợ chồng

tư thế 69
Tư thế 69

Sau sinh mổ 1 tháng quan hệ có sao không? Bạn nhớ là có nhé. Khi vết thương lành rồi, bạn mới thực hiện tư thế 69.

Đây là cách quan hệ không gây đau đớn nhất, mà còn mang lại khoái cảm cao cho cả hai. Tư thế này sẽ giúp cả hai tâm hồn bạn hòa quyện vào một, tạo cảm giác cháy bỏng sau mỗi nhịp thở sung sướng ngất ngây. Đây cũng là một trải nghiệm mới thú vị cứu cánh cho sự “ứ đọng” lâu ngày mà các cặp vợ chồng ưa khám phá nên thử.

Tuy nhiên, bạn cần nên vệ sinh vùng kín cẩn thận, nếu một trong hai có bệnh lây truyền qua đường tình dục thì nên dùng màng chắn miệng để bảo vệ sức khỏe của cả hai.

Lưu ý khi quan hệ vợ chồng sau sinh

sau sinh 1 tháng quan hệ có sao không
Sau sinh mổ 1 tháng quan hệ có sao không? Những lưu ý cần ghi nhớ

Sau sinh mổ 1 tháng quan hệ có sao không? Để quan hệ vợ chồng sau sinh suôn sẻ hơn, bạn cần nên lưu ý một số điều dưới đây để “chuyện yêu” không bị ngắt quãng cảm xúc và cả hai sẽ có những phút giây ân ái ngọt ngào khó phai.

1. Dùng biện pháp tránh thai

Sau sinh quan hệ có thai không? Mẹ vẫn có thể mang thai sau khi sinh. Do đó, bạn nên dùng bao cao su để tránh mang thai quá sớm gây ảnh hưởng sức khỏe. Bạn cũng lưu ý không nên dùng thuốc tránh thai chứa estrogen ( thuốc tránh thai hằng ngày kết hợp, miếng dán tránh thai…) vì đang nuôi con bằng sữa mẹ. Mẹ có thể tham khảo một số biện pháp tránh thai như: Bao cao su, thuốc tránh thai hằng ngày chỉ chứa progestin, thuốc tiêm tránh thai, que cấy tránh thai, vòng tránh thai… được sử dụng mà không ảnh hưởng đến sữa mẹ.

2. Không nên kéo dài thời gian quan hệ

Sau sinh 1 tháng quan hệ có sao không? Có. Cho dù vết thương có lành hẳn, bạn vẫn không nên kéo dài thời gian quan hệ bởi làm mất nhiều năng lượng trong khi cơ thể còn yếu.

3. Không nên thực hiện các tư thế mạnh bạo

Chỉ nên quan hệ những tư thế nhẹ nhàng để giúp vợ tránh bị chảy máu âm đạo, rách hoặc bục vết khâu gây viêm nhiễm.

4. Nên kéo dài màn dạo đầu

Sau sinh, âm đạo của phụ nữ thường tiết ra rất ít chất bôi trơn nên dễ bị “khô âm đạo”. Do đó, đấng mày râu nên “nhập cuộc” từ từ bằng cách kéo dài màn dạo đầu. Đồng thời, chàng cũng nên hòa quyện với vợ nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương âm đạo của nàng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được?

5. Có thể dùng dầu bôi trơn

Dầu bôi trơn sẽ giúp vợ chồng bạn dễ dàng đạt được cảm giác thăng hoa và giảm đau đớn cho nàng.

6. Không chạm vào ngực vợ

Để đảm bảo nguồn sữa sạch và không có vi khuẩn gây hại cho con, đấng mày râu không nên dùng miệng hay tay chạm vào bầu sữa của vợ.

7. Vệ sinh cá nhân cẩn thận

Cuộc yêu của cả hai sẽ mặn nồng hơn nếu vợ chồng bạn tắm sạch sẽ và vệ sinh vùng kín cẩn thận trước và sau khi quan hê.

>>> Bạn có thể tham khảo: Quan hệ sau sinh bị ra máu thì có đáng lo không?

Sau sinh 1 tháng quan hệ có sao không? Câu trả lời là có vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến những vết thương khi sinh và gây ra những biến chứng. Bạn nhớ chỉ nên quan hệ sau sinh khi cơ thể đã bình phục hoàn toàn và dùng biện pháp tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn.

[inline_article id=255372]

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Bà đẻ ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của bơ đối với mẹ sau sinh

Những thông tin chia sẻ về bà đẻ ăn bơ được không dưới đây sẽ giúp các mẹ tự tin chăm sóc sức khỏe mà vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt để nuôi con.

Bà đẻ ăn bơ được không?

Bà đẻ ăn bơ được không? Sau sinh, bà đẻ ăn có thể ăn trái bơ miễn là không bị dị ứng. Bơ có chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin B, sắt, kali… Ngoài ra, bơ còn chứa các chất kháng khuẩn rất tốt.

Bên cạnh đó, khi bà để ăn quả bơ còn làm tăng lượng sữa để mẹ cho con bú. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn bơ ở mức vừa phải vì ăn nhiều bơ có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Không những vậy, lượng bơ quá nhiều khi đi qua sữa mẹ cũng có thể làm cho em bé gặp phải các vấn đề tiêu hóa.

Lượng bơ thích hợp cho mẹ sử dụng mỗi ngày là 2-3 thìa cà phê, tương đương với 1/6 trái bơ. Đặc biệt, chị em bị dị ứng bơ thì không nên ăn quả này bởi sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà đẻ có ăn được mít không? Bật mí 4 tác dụng của mít với mẹ bỉm sữa

Bà đẻ ăn bơ được không?

Lợi ích tuyệt vời của bơ với mẹ sau sinh

Sau khi tìm hiểu bà đẻ cho con bú ăn bơ được không; chúng ta cần biết thêm việc ăn bơ còn có thêm các lợi ích như: cải thiện hệ tiêu hóa, thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh, giảm hôi miệng, kiểm soát cân nặng.

1. Cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa

Chắc hẳn nhiều mẹ đã từng trải qua cảm giác khó chịu, đau tức bụng khi ngồi hàng giờ trong nhà vệ sinh mà vẫn chưa “giải quyết xong nỗi buồn”. Tình trạng táo bón thường do ăn phải thức ăn khó tiêu, ít vận động hoặc biến chứng sau khi mang thai.

Bà đẻ ăn bơ được không? Để cải thiện tình trạng táo bón, mẹ có thể ăn trái bơ. Các chất xơ có trong trái bơ có thể giúp quá trình tiêu hóa trong cơ thể trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, trái bơ còn giúp tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa vấn đề táo bón cho mẹ sau sinh.

Bà đẻ ăn bơ được không?
Bà đẻ ăn bơ được không?

2. Thúc đẩy sự phát triển hệ thần kinh của trẻ

Những thực phẩm mà mẹ ăn hàng ngày khi đi vào cơ thể có thể chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ và cung cấp năng lượng cho bé. Mẹ sau sinh ăn bơ sẽ giúp sữa mẹ chứa một lượng lớn chất béo không bão hòa tốt đối với trẻ sơ sinh.

Các chất béo này sẽ giúp cơ thể trẻ có thể hấp thụ được các loại vitamin K, A, E và D. Những loại vitamin này thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển thần kinh của bé. Ngoài ra, DHA là một axit béo omega-3 có trong bơ còn giúp phát triển não bộ và cải thiện chức năng thị giác của bé. Hơn nữa, hàm lượng axit folic còn giúp kích thích sự tăng trưởng của bé.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn xoài được không? Ăn xoài sau sinh có bị mất sữa?

3. Ngăn ngừa hôi miệng

Nhiều mẹ ở cữ có quan niệm không đánh răng do lo sợ về già răng sẽ bị yếu, tê buốt răng sau này. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ mắc một số vấn đề liên quan tới răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm lợi…

Bà đẻ ăn bơ ngăn hôi miệng được không? Để cải thiện sức khỏe răng miệng và phòng ngừa hôi miệng, mẹ có thể ăn trái bơ. Trong trái bơ có chứa flavonoid và các chất có đặc tính kháng khuẩn có thể tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa chứng hôi miệng.

bà đẻ ăn bơ được không

4. Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Bà đẻ ăn bơ được không? Có thể nói tăng cân vùn vụt sau khi sinh là nỗi ám ảnh của không ít mẹ sau sinh. Nhiều mẹ đang cố gắng tìm mọi cách để giảm cân an toàn mà không ảnh hưởng tới dinh dưỡng cho trẻ đang bú mẹ.

Và sử dụng trái bơ cũng là một trong những giải pháp hiệu quả cho mẹ. Loại trái cây này có thể giúp bạn lấy lại vóc dáng sau sinh đồng thời hạn chế sự tích lũy mỡ thừa trong cơ thể, ngăn chặn tình trạng béo phì cho mẹ bỉm sữa.

>> Bạn có thể xem thêm: Tổng hợp các loại nước uống giảm cân cho mẹ cho con bú

Mẹ đang cho con bú cần lưu ý gì khi ăn bơ?

Mẹ đang cho con bú ăn bơ được không? Bà đẻ ăn bơ được không cũng phụ thuộc nhiều vào cách bạn ăn quả này thế nào. Mẹ hãy tham khảo những lưu ý sau đây khi ăn bơ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và em bé.

Lưu ý cho bà đẻ khi ăn bơ
Mẹ đang cho con bú ăn bơ được không?
  • Mẹ không ăn quá nhiều bơ trong thời gian dài: Sau sinh ăn bơ được không? Cơ thể mẹ sau sinh rất yếu, nên bạn ăn quá nhiều bơ lúc này sẽ dễ gây kích ứng và gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
  • Ăn cả phần thịt xanh dưới lớp vỏ bơ: Có nhiều mẹ thường tập trung ăn phần thịt giữa quả bơ mà bỏ quên đi phần thịt xanh đậm nhất nằm ngay sát vỏ quả. Phần thịt xanh này có chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất nên mẹ đừng bỏ qua nhé.
  • Mẹ bị dị ứng bơ hoặc có tiền sử về bệnh gan thì không nên ăn bơ: Mẹ đang cho con bú ăn bơ được không? Nếu như mẹ bỉm sữa biết mình bị dị ứng bơ thì ngay từ đầu không nên ăn bơ. Ngoài ra, trong bơ còn có một loại dầu có thể làm tổn thương gan. Vì thế, mẹ mắc bệnh về gan thì càng nên tránh ăn loại quả này.

[inline_article id=321139]

Bà đẻ ăn bơ được không? Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa và sức khỏe của từng mẹ. Nếu như các mẹ sau sinh không gặp các vấn đề như dị ứng bơ hoặc bệnh gan thì sẽ rất tốt để bổ sung nguồn dưỡng chất này. Bạn cũng lưu ý chỉ ăn bơ ở mức vừa phải để cơ thể luôn khỏe mạnh và tràn ngập niềm vui trong cuộc sống nhé.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Mẹ sau sinh ăn bắp cải có mất sữa không? Đâu là nguyên nhân gây mất sữa?

Trước khi tìm hiểu ăn bắp cải có mất sữa không; bạn cần tìm hiểu các nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị mất sữa trong phần dưới đây của bài viết nhé.

Mẹ sau sinh ăn bắp cải được không?

Mẹ sau sinh ăn bắp cải có mất sữa không?
Mẹ sau sinh ăn bắp cải có mất sữa không?

Trước khi tìm hiểu mẹ sau sinh ăn bắp cải có mất sữa không, bạn hãy tìm hiểu xem sau sinh ăn bắp cải được không nhé. Bên cạnh hàm lượng dinh dưỡng cao và calo thấp, loại rau này còn có những công dụng tốt đối với phụ nữ sau sinh.

  • Giảm cân sau sinh: Bắp cải là thực phẩm có lượng calo thấp, nhiều chất xơ, giúp  hạn chế chất bột đường chuyển hóa thành chất béo. Do đó, bắp cải có thể giúp mẹ sau sinh giảm cân an toàn, hiệu quả.
  • Ngăn ngừa táo bón và tiểu đường: Hàm lượng chất xơ cao trong bắp cải sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón sau sinh tiểu đường.
  • Ngừa ung thư: Bắp cải chứa chất glucosinolate giúp ngăn ngừa sự phát triển của một số loại ung thư và tăng cường khả năng  miễn dịch của tế bào; nhất là ung thư dạ dày.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn rau cải được không và những lưu ý cần biết

Sau khi biết bà đẻ ăn bắp cải được không thì bạn sẽ hiểu phụ nữ sau khi sinh nếu ăn bắp cải có mất sữa không trong phần dưới đây.

Mẹ đang cho con bú ăn bắp cải có mất sữa không?

[key-takeaways title=””]

Tuy bắp cải mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe, nhưng liệu mẹ đang cho con bú ăn bắp cải có mất sữa không?  Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh phụ nữ sau sinh ăn bắp cải sẽ bị mất sữa cả. Vì vậy, quan niệm của ông bà ta ngày xưa là không hề có cơ sở. 

[/key-takeaways]

Mặc dù đã biết ăn bắp cải có mất sữa không; các mẹ mới sinh và cho con bú cũng không nên chủ quan ăn nhiều loại rau này. Hầu hết các bác sĩ vẫn thường khuyên mẹ tránh ăn quá nhiều bắp cải khi nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài ra, bản thân bắp cải có tính hàn, nếu ăn nhiều mẹ sẽ dễ bị đau bụng, lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt cho nguồn sữa mẹ.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý những điều dưới đây khi biết ăn bắp cải có mất sữa không nhé:

  • Bạn nên tìm mua rau ở những nơi đảm bảo chất lượng, sạch sẽ, không dính thuốc trừ sâu hay hóa chất độc hại.
  • Nên nấu bắp cải ở nhiệt độ thấp vì ở nhiệt độ quá cao thì các vitamin và khoáng chất có trong rau sẽ bị phân hủy. Khi ăn rau quá chín thì cơ thể mẹ sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng có trong rau. 
  • Khi ăn rau bắp cải, bạn nên kết hợp ăn cả phần lá trắng bên trong và lá xanh bên ngoài vì chứa lượng vitamin dồi dào. Tốt nhất, 1-2 tuần ăn một lần sẽ vừa tốt sức khỏe, vừa không ảnh hưởng cơ thể sau sinh.

Ngoài việc tìm hiểu ăn bắp cải có mất sữa không nhiều chị em còn tìm uống nước đỗ đen sau sinh có bị mất sữa không. Bạn hãy tham khảo thử bài viết này nếu muốn giảm cân sau sinh với đỗ đen.

Nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị mất sữa

Để hiểu được vấn đề ăn bắp cải có mất sữa không; thì bạn cần biết các nguyên nhân gây mất sữa dưới đây:

  • Nhiễm khuẩn núm vú: Điều này do vi khuẩn xâm nhập sẽ gây nhiễm trùng ống tuyến dẫn sữa.
  • Stress hoặc trầm cảm sau sinh: Sau sinh mẹ thường rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn khiến tinh thần suy giảm trầm trọng và điều này sẽ làm lượng sữa ngày càng ít dần.
  • Dinh dưỡng không đầy đủ: Việc kiêng khem ăn uống quá mức hoặc ăn uống quá khắc khổ sau sinh sẽ làm mẹ thiếu chất và không đủ dinh dưỡng để đảm bảo nguồn sữa mẹ.
  • Nghỉ ngơi không hợp lý: Sau sinh rất cần nghỉ ngơi để tăng tốc độ phục hồi cơ thể. Nếu không cơ thể sẽ chóng rơi vào tình trạng mệt mỏi và suy yếu, khiến tuyến sữa hoạt động kém hiệu quả.
  • Thiếu kinh nghiệm nuôi con: Số lần bú, cách vắt sữa dư và cách cho con bú cũng cần phải được thực hiện đúng quy chuẩn. Nếu thiếu kinh nghiệm, ít nhiều những điều này sẽ khiến cho sữa mẹ ít dần hoặc thậm chí mất hẳn.
  • Sinh mổ: Mặc dù sinh mổ vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ nhưng việc tiết sữa ban đầu sẽ có phần khó khăn hơn do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
  • Cho bé bú bình sớm: Khi bé được bú bình sẽ quen với núm vú giả và bỏ bê sữa mẹ. Trong khi đó, sữa mẹ muốn tiết nhiều và không bị tắc phải cần bé mút bú liên tục.
  • Uống quá ít nước: Nước có thể giúp kích thích sữa mẹ tạo ra nhiều hơn. Do đó, nếu thiếu nước cũng dẫn đến việc cạn khô nguồn sữa mẹ.

>> Bạn có thể xem thêm: Sữa mẹ bị nóng phải làm sao cho mát và ngon hơn?

Bạn đắp lá bắp cải tiêu sữa có đúng không?

đắp lá bắp cải tiêu sữa

Bên cạnh vấn đề ăn bắp cải có mất sữa không; thì việc đắp lá bắp cải có ảnh hưởng đến tiết sữa không? Dưới đây là 2 cách đắp lá bắp cải làm tăng tiết sữa mà mẹ có thể tham khảo và áp dụng: 

1. Đắp lá bắp cải ướp lạnh

  • Chuẩn bị một vài lá bắp cải. Bạn đem rửa sạch và bỏ phần đùi ở giữa của lá để khi đắp vào ngực sẽ vừa vặn, ôm sát.
  • Để lá bắp cải vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 30 phút.
  • Sau khi đã vệ sinh vùng ngực sạch sẽ, mẹ đem đặt lá phủ kín toàn bộ bầu ngực và chỉ để hở phần đầu vú.
  • Giữ lá trên ngực như vậy khoảng 20 phút, khi lá không còn lạnh nữa thì mẹ đổi lá khác và đắp tiếp.

2. Đắp lá bắp cải hơ nóng

  • Lá bắp cải sau khi tách ra, bạn đem đi rửa rồi loại bỏ phần gốc, thân ở giữa lưng lá và để cho ráo nước.
  • Sau khi lá đã khô, bạn đem lá hơ trên lửa nóng nhưng tránh để quá gần lửa khiến lá bị cháy.
  • Trong lúc đắp thì bạn nên dùng một chiếc khăn mềm mỏng đặt lên trước để tránh da tiếp xúc trực tiếp với lá nóng gây bỏng.
  • Đắp lá trong khoảng 15 phút. Khi lá đã hết nóng thì chuyển sang lá khác để đắp tiếp.

[inline_article id=315204]

Bắp cải có nhiều công dụng tốt cho cơ thể mẹ sau sinh. Tuy vậy, bạn cần sử dụng hợp lý và đúng cách. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc liên quan đến ăn bắp cải có mất sữa không nhé.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Cách nấu nước đậu đỏ lợi sữa để sữa mẹ về ào ạt, ngọt thơm

Công dụng của đậu đỏ không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, làm giảm chứng táo bón sau sinh mà còn hỗ trợ để sữa mẹ về dồi dào, béo, thơm.

Bạn hãy cùng tìm hiểu tác dụng của nước đậu đỏ và cách nấu nước đậu đỏ lợi sữa dưới đây để con yêu có nguồn thức ăn bổ dưỡng nhé.

Tác dụng của nước đậu đỏ với mẹ bỉm sữa

Trong đậu đỏ chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng như: protein, chất xơ hòa tan và không hòa tan, carbohydrate, sắt, các vitamin (vitamin A, vitamin nhóm B), nhiều chất khoáng,…

Đây đều là những thành phần chính có trong sữa mẹ, đó là lý do vì sao đậu đỏ rang nấu nước uống giúp lợi sữa hiệu quả. 

1. Đậu đỏ rang nấu nước uống giúp mẹ nhuận tràng, giảm táo bón

Chất xơ thường có trong các loại rau quả, tuy nhiên chất xơ hòa tan có trong thành phần của đậu đỏ lại là một chất hiếm gặp. Hai chất này kết hợp với nhau sẽ giúp mẹ nhuận tràng, giảm táo bón sau sinh, tốt cho đường tiêu hóa và cả quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhờ vậy, giúp các mẹ nhanh chóng hồi phục sau sinh, tăng cường đề kháng.

2. Uống nước đậu đỏ rang có tác dụng gì? Giúp sữa mẹ dồi dào

tác dụng của nước đậu đỏ giúp lợi sữa mẹ

Protein có trong đậu đỏ sẽ hấp thu và chuyển hóa vào trong sữa mẹ, giúp kích lượng sữa dồi dào cho bé. 

Nguồn sữa này sẽ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch và tránh khỏi những tác động xấu từ môi trường hiệu quả.

3. Học cách nấu nước đậu đỏ lợi sữa để tránh thiếu máu sau sinh

Hàm lượng sắt dồi dào trong đậu đỏ sẽ giúp mẹ tránh được tình trạng thiếu máu sau sinh và bé yêu sẽ có hàm lượng sắt cần thiết trong cơ thể. 

Ngoài ra, carbohydrate có trong nước đậu đỏ còn giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, tăng khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn được tốt hơn. 

Các mẹ muốn giảm cân, làm đẹp da, ổn định kinh nguyệt sau sinh thì đậu đỏ cũng là giải pháp tối ưu. Hơn nữa, nước đậu đỏ còn giúp thanh lọc, giải độc, hỗ trợ chức năng gan, thận, tim và làm giảm stress nữa đấy.

Cách nấu nước đậu đỏ lợi sữa dễ như trở bàn tay

cách nấu nước đậu đỏ lợi sữa

Cách nấu nước đậu đỏ lợi sữa sẽ giúp mẹ giữ được hàm lượng dinh dưỡng của đậu đỏ để mẹ và bé cùng khỏe mạnh. Chị em có thể tham khảo cách làm nước đậu đỏ đơn giản dưới đây. 

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Nước sạch
  • Hạt đậu đỏ
  • Chảo
  • Nồi
  • Đường phèn

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế

Lựa chọn các hạt đậu đỏ có kích cỡ trung bình đến to, hạt chắc, mẩy, vỏ bóng. Loại bỏ các hạt lép, hạt mốc và đậu đỏ không có mùi lạ, tránh tình trạng ngộ độc, gây hại cho hệ tiêu hóa.

Sau đó, đem đậu đỏ rửa sạch, phơi khô rồi rang cho đến khi dậy mùi. Bạn cần lưu ý cách rang đậu đỏ để uống lợi sữa là không được làm đậu bị cháy. Khi hạt đậu săn lại, dậy mùi thơm thì tắt bếp.

Bước 2: Nấu nước đậu đỏ

Mẹ cho một lượng vừa phải đậu đỏ đã rang vào nồi, sau đó đổ nước sạch vào và đun sôi. Sau khi thấy hạt đậu đã mềm, nhừ thì có thể tắt bếp, nhắc xuống và chắt lấy nước uống.

Nước đậu đỏ thường có vị ngọt thanh nhẹ, kể cả khi chưa cho đường. Tuy nhiên, nếu mẹ thích ngọt hơn thì có thể cho một chút đường phèn trong khi nấu để kích thích vị giác.

Lưu ý cho mẹ bỉm trước khi uống nước đậu đỏ

lưu ý cho mẹ bỉm sữa khi uống nước đậu đỏ

  • Mặc dù nước đậu đỏ lợi sữa tốt cho sức khỏe nhưng việc sử dụng hàng ngày và uống thay nước lại không hoàn toàn tốt. Mẹ chỉ nên uống nước đậu đỏ 3 lần/ tuần và mỗi lần 1 ly đầy là đủ cho cơ thể.
  • Những người mắc các bệnh như tiểu đường hay có vấn đề về hệ tiêu hóa thì nên cân nhắc trước khi uống. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. 
  • Những mẹ có tiền sử bị dị ứng với đậu đỏ hay các loại đậu khác thì không nên uống nước đậu đỏ rang, vì sẽ gây các tác động phụ lên da, làm tổn thưởng da.
  • Trên thị trường có 2 loại đậu. Một loại to bằng hạt đậu Hà Lan và một loại đậu hạt nhỏ (hạt cua). Một số người thường thắc mắc đậu đỏ hạt to hay hạt nhỏ tốt hơn, thì đậu đỏ hạt nhỏ sẽ là loại tốt nhất cho sức khỏe mẹ sau sinh.

[inline_article id=267707]

Cách làm nước đậu đỏ lợi sữa không chỉ giúp các mom thanh nhiệt, mà còn làm tăng tiết sữa và cung cấp các chất dinh dưỡng cho sữa mẹ chất lượng. Bên cạnh thói quen uống nước đậu đỏ để lợi sữa, mẹ cần chú ý cả đến thực đơn ăn uống và chế độ nghỉ ngơi hàng ngày của mình để mau hồi phục nhé.

Nguyễn Kiều Vân

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Mẹ hãy massage sau sinh để kích sữa, thư giãn tinh thần và nhanh hồi phục sức khỏe nhé!

Tác dụng của massage sau sinh không chỉ giúp giảm mỡ bụng, làm mờ vết rạn, kích thích tuyến sữa mà còn mang lại những giây phút thư giãn cho chị em phụ nữ. Hãy cùng tìm hiểu quy trình massage sau sinh dưới đây để bạn nhận được nhiều lợi ích sức khỏe nhé.

Các bước massage sau sinh hiệu quả

Sau quá trình sinh nở, bạn sẽ thường mắc chứng đau vai, lưng và đặc biệt hay bị chuột rút bắp chân, lòng bàn chân. Để việc massage sau sinh thuận tiện hơn, bạn hãy nhờ chồng, người thân hoặc bạn bè giúp đỡ nhé. 

Bước 1: Massage chân thư giãn

massage sau sinh: massage chân thư giãn

Sau sinh, mẹ bỉm sữa thường mệt mỏi dẫn đến lười đi lại, làm cho các cơ bắp chân không được vận động thường xuyên gây nên triệu chứng bị đau và căng cứng. 

Do đó, hầu hết liệu trình massage sau sinh sẽ bắt đầu với massage chân. Người massage sẽ dùng tay ấn nhẹ vào lòng bàn chân. Sau đó, xoa bóp các ngón chân bằng cách đan tay vào các ngón rồi kéo nhẹ lên. Hoạt động này giúp giảm đau và thư giãn khá tốt. 

Bước 2: Massage cơ bắp chân

massage sau sinh: massage bắp chân

Với phương pháp massage sau sinh này, người trợ giúp hãy xoa bóp nhẹ nhàng cơ bắp theo thứ tự từ mắt cá chân lên tới phần đầu gối. Sử dụng lực ở đầu ngón tay ấn từ nhẹ tới mạnh vào vùng bắp chân đau mỏi, sau đó thả ra từ từ và làm dọc bắp chân.

Điều này giúp chống lại lực đưa máu từ chân lên tim, giúp cơ chân của bà đẻ giảm đau sau một thời gian dài mang thai và chịu nhiều trọng lực từ em bé trong bụng.

Bước 3: Massage cơ đầu gối và đùi

massage cơ đầu gối và đùi

Với động tác này, người thân sẽ dùng bàn tay tạo những chuyển động tròn theo chiều kim đồng hồ quanh đầu gối, sau đó tiến hành massage đùi bằng cách để đầu gối của mẹ co gập lại. Từ từ vuốt theo chiều đầu gối lên tới hông và dần vuốt mạnh ở bộ phận này.

Kết hợp tinh dầu cam, gừng… cũng góp phần làm giảm cơn đau để bà đẻ thư giãn và thoải mái hơn đấy. 

Bước 4: Massage bụng sau sinh

massage bụng sau sinh

Sau sinh, mẹ thường có xu hướng mặc cảm vì vùng bụng chảy xệ, nhăn nheo… Với cách massage sau sinh này, mẹ sẽ dễ dàng lấy lại vóc dáng cân đối của mình. 

Người massage sẽ sử dụng lòng và cạnh bàn tay để xoa bóp bụng theo chiều từ xương sườn tới xương mu. Việc này sẽ giúp hỗ trợ cho tử cung đẩy các sản dịch ra ngoài hiệu quả. 

Bước 5: Massage sau sinh ở vùng lưng

massage sau sinh ở lưng để thư giãn

Cơ lưng có thể sẽ là vùng bị căng cơ nhiều khi bạn sinh con. Thói quen massage lưng sẽ giúp bạn giãn cơ khá tốt.

Người trợ giúp dùng ngón tay cái và phần trên của lòng bàn tay nhấn và xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng. Thực hiện động tác này từ 15-20 phút mỗi ngày. 

Nếu bạn sinh mổ, có thể massage lưng trong tư thế ngồi. Ngoài ra, hãy kê gối dưới ngực nếu nằm sấp.

Bước 6: Massage sau sinh ở vùng cổ và vai gáy

massage ở vùng cổ và vai gáy

Với phương pháp này, mẹ có thể chọn tư thế ngồi thẳng lưng hoặc nằm sấp mình sao cho thoải mái. Bạn cũng có thể kê thêm gối dưới bầu ngực trước khi nằm, tránh tình trạng đau nhức ngực.

Người thân sẽ dùng các đầu ngón tay miết dọc gáy, cổ, vai nhẹ nhàng, sau đó mạnh dần cho đến khi cảm nhận được sức nóng từ lực massage tác động lên.

Tiếp theo, người massage chỉ cần dùng tay trái đấm nhẹ từ phần cổ xuống hết vai phải, thực hiện nhẹ nhàng và lặp lại động tác tương tự với phần vai còn lại.

Bước 7: Massage sau sinh ở cánh tay

massage cánh tay

Bạn có thể nhờ người thân bóp cánh tay của mình nhẹ nhàng từ phần vai xuống tới bàn tay. Lặp lại thao tác này trong vài phút. Sau đó tiến hành xoa bóp các ngón tay, giữa các ngón tay và lòng bàn tay.

Bước 8: Massage sau sinh – Massage đầu

massage đầu

Để massage đầu, người thân có thể dùng các ngón tay để xoa theo đường hình tròn. Hoặc luồn các ngón tay đan vào tóc rồi kéo nhẹ lên. Việc này sẽ giúp cho các mẹ sau sinh cảm thấy cực thư giãn và thoải mái.

Bước 9: Massage ngực giúp mẹ kích sữa cho bé

massage ngực sau sinh

Tác dụng của massage sau sinh là giúp mẹ tăng tiết sữa, nên mẹ nhớ nhắc người thân không nên bỏ qua động tác này. Tuy nhiên, đây là bộ phận khá nhạy cảm nên chỉ dùng lực vừa phải và tránh sử dụng dầu hoặc kem bôi để tránh ảnh hưởng đến việc bú sữa của trẻ. 

Các bước thực hiện: 

  • Chuẩn bị một chậu nước ấm, một khăn mềm.
  • Dùng khăn nhúng nước, áp khăn lên bầu ngực và massage vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. 
  • Mỗi ngày massage ngực 2 lần và mỗi lần ít nhất 10 phút.
  • Sau đó uống một cốc nước ấm hoặc sữa ấm, mẹ sẽ cảm nhận được sự thay đổi của việc tiết sữa như thế nào.

Những điều cần biết trước khi massage sau sinh

Trước khi massage sau sinh, mẹ bỉm sữa nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Chuẩn bị các loại tinh dầu massage tốt cho sức khỏe và chọn những bản nhạc du dương, dịu êm để tinh thần được sảng khoái, thoải mái.
  • Hạn chế những nơi có ánh sáng chói, tốt nhất bạn nên nằm trong phòng có ánh sáng mờ, vừa phải, để mắt không bị chói đèn. 
  • Nếu mẹ sinh mổ thì hạn chế massage lên vết mổ chưa lành. Ngoài ra, bạn cũng cần nên sắm cho mình thêm gối, chăn để đỡ lưng, bầu ngực, khăn lau nếu ngực tiết ra sữa trong lúc thực hiện. 
  • Bạn đừng ngần ngại mà hãy chủ động nhờ sự trợ giúp của gia đình để trông bé 1-2 tiếng trong lúc massage, hoặc khi cần nghỉ ngơi để giảm stress. 

[inline_article id=262025]

Massage sau sinh đòi hỏi nhiều kỹ thuật và sự chính xác để tránh các nguy hiểm cho các mẹ. Vì thế, hãy tìm tới những kỹ thuật viên massage có chuyên môn và tay nghề cao. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, có thể tham khảo ý kiến từ gia đình, bạn bè, những người đã từng sinh em bé để thực hiện đúng các quy trình massage này nhé.

Nguyễn Kiều Vân

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Bà đẻ sau sinh mổ uống nước dừa được không? Mẹ uống đúng thời điểm mới hồi phục nhanh

Dừa là loại cây lớn, thuộc họ cọ, có tên khoa học là Cocos nucifera. Trái dừa hình thành nước dừa một cách tự nhiên. Nước dừa có chứa tới 94% nước và rất ít chất béo. Đây là loại thức uống có màu trong suốt, rất bổ dưỡng, chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy mẹ sau sinh mổ uống nước dừa được không?

Lợi ích của nước dừa

Một cốc nước dừa (240 ml) chứa 46 calo, 9g carbs, 3gr chất xơ, 2gr protein, 10% vitamin C, 15% magiê, 17% mangan, 17% kali, 11% natri, 6% canxi mà cơ thể cần cho mỗi ngày.

  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Chưa biết sau sinh mổ uống nước dừa được không, nhưng uống nước dừa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bởi nó giúp làm giảm cholesterol, chất béo trung tính, đặc biệt là chất béo ở gan.

  • Phòng ngừa sỏi thận

Nước dừa có tác dụng ngăn chặn các tinh thể kết dính gây sỏi tại thận và các bộ phận khác ở đường tiết niệu. Các tinh thể chủ yếu được hình thành từ canxi, oxalate và các hợp chất khác.

  • Giảm huyết áp

Theo nghiên cứu khoa học, hàm lượng kali có trong nước dừa giúp hạ huyết áp ở người có huyết áp trung bình và cao. Ngoài ra, nước dừa còn có khả năng ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.

  • Bổ sung chất điện giải bổ dưỡng

Nước dừa chứa ít calo và carbs, do đó, bạn có thể bù nước và cấp điện giải cho cơ thể bằng nước dừa tươi ngon. Vậy mẹ sau sinh mổ uống nước dừa được không?

>>Mẹ có thể xem thêm: “Điểm mặt” 5 loại thuốc bổ cho mẹ sau sinh & đang cho con bú phổ biến hiện nay

lợi ích của nước dừa với mẹ sau sinh mổ

Sau sinh mổ uống nước dừa được không?

Quá trình phục hồi sức khỏe của phụ nữ sau sinh mổ rất gian nan. Vậy sau sinh mổ uống nước dừa được không, mẹ hãy cùng tìm hiểu công dụng thật sự của loại nước này với bà đẻ nhé!

1. Sau sinh mổ uống nước dừa được không? Được vì mau lành vết mổ 

Để lành vết mổ nhanh chóng, mẹ cần bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng như protid, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất. Trong khi đó, nước dừa có nhiều dưỡng chất cần thiết này, thậm chí cao hơn so với các loại rau củ quả khác. Uống nước dừa thường xuyên sẽ hỗ trợ làm lành vết thương, ngăn sẹo thâm xấu.

>>Mẹ có thể xem thêm: Cách uống tinh bột nghệ sau sinh để sản phụ lấy lại “thanh xuân rực rỡ”

2. Sau sinh mổ uống nước dừa được không? Được vì giảm đau nhức cho mẹ 

Sau sinh bé, mẹ sẽ gặp nhiều tình trạng đau nhức cơ thể, chuột rút. Nước dừa chứa nhiều canxi giúp giảm đau hiệu quả. Uống nước dừa cũng sẽ giúp mẹ bổ sung đủ nguồn nước cho cơ thể, chống mệt mỏi và tăng cường các dưỡng chất cần thiết.

3. Nước dừa giúp giảm stress

Mẹ sau sinh mổ thường mất rất nhiều sức nên dễ mệt mỏi. Bổ sung nước dừa vào khẩu phần sẽ giúp mẹ giảm stress, tinh thần vui vẻ hơn.

Nước dừa tươi giàu kali và các loại khoáng chất khác như natri, đường tự nhiên. Đồng thời magie trong dừa sẽ đóng vai trò tăng lượng serotonin khiến mẹ cảm thấy được thư giãn và thoải mái.

[inline_article id=267389]

4. Sau sinh mổ uống nước dừa được không? Thúc đẩy lưu thông máu

Đối với sinh mổ, mẹ sẽ gặp tình trạng mất máu nhiều hơn sinh thường. Sau sinh, bên cạnh ăn các món ăn bổ máu huyết thì nước dừa cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo. Dừa chứa rất nhiều chất sắt giúp bổ sung cũng như ổn định huyết áp cho mẹ.  

5. Sau sinh mổ uống nước dừa được không? Giúp mẹ ngăn táo bón

Vì vết mổ, mẹ cần phải ở cữ thật cẩn thận và hạn chế di chuyển. Khi nằm một chỗ, cơ thể ít vận động sẽ khiến hoạt động của ruột yếu đi, gây táo bón. Hơn nữa, nếu bị táo bón trong lúc này sẽ động đến vết thương của mẹ.

Nước dừa chứa nguồn axit lauric dồi dào để cơ thể chuyển hóa thành monolaurin. Chất này giúp chống táo bón, kháng virus, kháng khuẩn, hỗ trợ làm lành vết thương và ổn định hệ vi sinh trong dạ dày. Trong khi đó, tác dụng của nước dừa sẽ góp phần hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh hơn.

6. Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch 

Sau sinh mổ uống nước dừa được không? Được vì sau khí sinh, đặc biệt là sinh mổ, cơ thể mẹ suy giảm hệ miễn dịch khá nhiều, lại dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các tác động từ môi trường bên ngoài. Trong thành phần của nước dừa lại có nhiều chất điện giải và các axit amin chống oxy hóa cho cơ thể nên giúp tăng cường hệ miễn dịch. 

Ngoài ra, các loại cytokinin và axit lauric trong nước dừa tươi cũng giúp cân bằng pH, làm giảm thiểu sự nhăn da, rạn da do sinh bé, giúp da mẹ ngậm nước, mịn màng hơn

>>Mẹ có thể xem thêm: Mẹ mới sinh nên ăn gì? 13 thực phẩm nên có trong thực đơn hàng ngày

Sau sinh mổ uống nước dừa được không?

Nước dừa rất tốt cho sức khỏe, vậy sau sinh mổ uống nước dừa được không? Câu trả lời là có nhưng mẹ không nên uống sớm mà hãy để cho cơ thể ổn định hơn

Dừa có tính hàn, dễ làm lạnh cơ thể. Do đó, đối với mẹ sinh mổ, cơ thể còn yếu thì không nên uống nước dừa vì dễ bị đau bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng trực tiếp tới vết mổ. 

Vậy sinh mổ bao lâu uống nước dừa được? Theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ sau khi sinh mổ khoảng 2 tháng thì có thể uống nước dừa. Tuy nhiên, bạn vẫn nên uống đúng cách và trước khi uống thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

Lưu ý cho mẹ sau sinh mổ uống nước dừa

lưu ý cho mẹ sau sinh mổ uống nước dừa

Sau khi biết mẹ sau sinh mổ uống nước dừa được không, mẹ cần lưu ý những điều sau đây khi sử dụng nước dừa:

  • Chờ một thời gian cho cơ thể ổn định mới bắt đầu uống nước dừa. Mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, điều dưỡng. 
  • Mẹ không nên uống nhiều, không uống thay nước lọc, một tuần chỉ nên uống khoảng 3-4 trái dừa. 
  • Nên thêm một ít muối vào nước dừa khi uống để vừa giải khát vừa bổ sung muối cho cơ thể.
  • Nên uống nước dừa tươi, mẹ không nên dùng chung với đá để tránh viêm họng và nhiễm khuẩn. 
  • Nước dừa có tác dụng lợi tiểu, do đó, bạn không nên uống nhiều vào buổi tối sẽ làm ảnh hưởng giấc ngủ. 
  • Khi mua dừa, mẹ cần chọn dừa tươi, bổ ra uống liền, không để lâu ngoài không khí. Mẹ tuyệt đối không mua dừa khô vì loại dừa này đã mất rất nhiều chất dinh dưỡng. 
  • Nếu mẹ uống nước dừa trong quá trình cho con bú, hãy lưu ý những phản ứng của bé để tránh những tác động ngoài mong đợi.

[inline_article id=267327]

Sau sinh mổ uống nước dừa được không? Nước dừa tươi không chỉ giúp làm đẹp mà còn hỗ trợ mẹ rất tốt trong việc hồi phục sức khỏe sau sinh mổ. Tuy nhiên, mẹ cần đợi thời gian thích hợp để uống và không lạm dụng nhằm tránh ảnh hưởng sức khỏe. 

Đào Phương Anh

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Trà hoa cúc có lợi sữa không? 5 tác dụng của trà hoa cúc

Vậy thực hư thế nào? Trà hoa cúc có lợi sữa không? Tác dụng của trà hoa cúc đối với mẹ bỉm sau sinh là gì? Hãy cùng đọc bài viết để tìm câu trả lời nhé!

Trà hoa cúc có lợi sữa không?

Trên thực tế vẫn chưa có nghiên cứu chính xác nào về việc trà hoa cúc có lợi sữa không. Bởi vì những hiệu quả của loại trà này cho mẹ sau khi sử dụng rất mờ nhạt. Các mẹ bỉm vẫn có thể sử dụng trà hoa cúc như một thức uống tốt cho cơ thể. Bởi trà hoa cúc mang đến nhiều lợi ích cho mẹ bỉm sữa sau sinh.

Tác dụng của trà hoa cúc lợi sữa

Trà hoa cúc lợi sữa có thể mang đến cho mẹ một số lợi ích dưới đây:

1. Giúp mẹ ngủ ngon

Một cuộc khảo sát thực tế đã chứng minh trà hoa cúc giúp giảm bớt chứng trầm cảm, chống lo âu và cải thiện chất lượng giấc ngủ ở phụ nữ sau sinh.

2. Tăng cường khả năng miễn dịch

Một số nhà thảo dược khẳng định trà hoa cúc có thể giúp tăng cường miễn dịch và chống lại các bệnh nhiễm trùng liên quan đến cảm lạnh.

3. Thanh mát cơ thể mẹ và nguồn sữa

Mẹ khi mang thai và sau sinh hay mắc các vấn đề liên quan đến nóng trong người. Chính vì vậy, nguồn sữa cũng ảnh hưởng theo. Bạn bổ sung trà hoa cúc lợi sữa, bé có thể tránh được các vấn đề như rôm sảy, hay phát ban do nóng trong người.

4. Cân bằng nội tiết tố cho mẹ

Sau khi mang thai, nội tiết tố của mẹ thay đổi rất lớn, điều này cũng chính là vấn đề gây cản trở kích thích sữa mẹ. Mẹ bị thay đổi nội tiết lớn cũng dẫn đến rụng tóc, nhiều mụn và dễ bị stress. Thói quen sử dụng trà hoa cúc lợi sữa sẽ giúp mẹ khắc phục những vấn đề trên.

5. Tăng chất lượng nguồn sữa mẹ

Trà hoa cúc lợi sữa được xem là thực phẩm giúp cơ thể người mẹ dần ổn định, điều hòa các cơ quan từ bên trong. Khi cơ thể người mẹ ổn định cũng sẽ giúp cho nguồn sữa mẹ cho bé bú thêm chất lượng. Một hệ miễn dịch tốt sẽ hỗ trợ ngăn chặn những nguy cơ gây nên một số căn bệnh về tuyến sữa, tắc tia sữa

>> Mẹ có thể tham khảo: Nước gạo lứt rang lợi sữa, thức uống tuyệt vời cho mẹ sau sinh

Trà hoa cúc loại nào tốt?

trà hoa cúc loại nào tốt

Trên thế giới có hơn 60 loài cúc với những loại phổ biến ở Việt Nam là cúc tiến vua, cúc vạn thọ, cúc đại đóa, cúc trắng… Tất cả các loại cúc này đều có thể dùng để làm trà mang lại sức khỏe tốt cho người dùng. 

Hiện nay, thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp và phân phối sản phẩm trà hoa cúc. Lời khuyên là bạn nên tìm mua một số sản phẩm có thương hiệu trên thị trường hoặc mua tại những địa chỉ uy tín nổi tiếng. Những đơn vị này phải có đánh giá của khách hàng và bạn có thể nói chuyện, nhắn tin cho những người đã qua sử dụng để hỏi thăm về chất lượng sản phẩm.

Loài cúc được dùng làm trà nhiều là trà hoa cúc vàng và trà hoa cúc trắng. Bạn có thể sử dụng chúng để trải nghiệm thử khi đang còn băn khoăn chưa biết dùng loại nào.

Uống trà hoa cúc đúng cách

uống trà hoa cúc đúng cách

Nhiều người cho rằng pha trà hoa cúc rất đơn giản, chỉ cần thả hoa và đổ nước sôi vào là được. Tuy nhiên, trà hoa cúc cũng có cách pha riêng để giữ trọn vẹn hương thơm và những dưỡng chất tuyệt vời bên trong đó.

  • Bước 1: Lấy khoảng 10-15g trà hoa cúc (nhiều hơn hoặc ít hơn tùy vào nhu cầu của người dùng) vào trong ấm trà. Đổ nước sôi vào ấm và tráng bỏ đi.
  • Bước 2: Bạn đổ tiếp lượt nước sôi thứ hai vào ấm và ngâm trong 5-7 phút để hoa trà tiết hết dưỡng chất. Trong quá trình ngâm này, mẹ có thể thả một ít hoa nghệ tây, cam thảo hoặc hoa atiso vào cùng để dậy mùi khi uống.
  • Bước 3: Rót trà hoa cúc và thưởng thức, nhâm nhi hương thơm đặc biệt của trà mang lại. Ngoài ra, các mẹ còn có thể đun trà hoa cúc cùng nước lọc 1,5 lít rồi chắt ra bình để uống thay nước lọc cũng giúp thanh mát và điều hòa cơ thể.

[inline_article id=263800]

Mặc dù trà hoa cúc lợi sữa có nhiều tác dụng, song bạn nên dừng lại ngay nếu gặp tác dụng phụ khi uống. Khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào trong giai đoạn này, bạn cũng nên tham khảo các trang sức khỏe uy tín hoặc hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để biết thêm thông tin.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá? Không phải kiêng tới 3 tháng đâu mẹ ơi!

đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá
Đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá? Mẹ biết sớm để không bỏ lỡ món ăn ngon nhé!

Cá là nguồn thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho phụ nữ sau sinh và trẻ em bởi chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin D, omega-3 và vitamin B3 (niacin). Nếu bạn đang băn khoăn đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá và những lưu ý khi ăn cá sau sinh thì hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé. 

Đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá?

đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá

Theo các chuyên gia, những ngày đầu sau sinh mổ, việc kiêng khem các thực phẩm khó tiêu, đồ tanh trong chế độ ăn uống là rất cần thiết cho các sản phụ. Phụ nữ sau sinh ăn cá lúc này sẽ làm ức chế quá trình đông máu và khiến vết thương lâu lành hơn. Đôi khi, mẹ còn gặp hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu.

Vậy đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá? Sau sinh mổ nên ăn cá gì? Dưới đây là những lời khuyên mà bác sĩ đã khuyến cáo:

Trong tháng đầu: Mẹ không nên ăn cá và đồ tanh bởi đây là khoảng thời gian cần thiết để vết mổ được lành lặn. 

Tháng thứ 2 và 3: Mẹ có thể bắt đầu ăn cá nhưng với số lượng ít và chỉ 1-2 lần/tuần.  

Sau 3 tháng: Lúc này vết mổ của mẹ đã lành lặn, cơ thể đã hồi phục một mức nhất định nên mẹ có thể ăn được cá. Tuy vậy, mẹ vẫn nên chọn loại cá thích hợp và không ăn cá quá nhiều. Bạn hãy sắp xếp thực đơn với món cá rải rác trong ngày để cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.

Lưu ý khi ăn cá sau sinh mổ

Lưu ý khi ăn cá sau sinh mổ

Khi đã biết đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá, bạn cũng nên biết cách xây dựng một thực đơn cá phù hợp bởi không phải loại cá nào cũng tốt và giàu dinh dưỡng. Vậy sau sinh mổ thì mẹ cần ăn cá như thế nào? Dưới đây là một số lưu ý mẹ cần biết: 

Tuyệt đối không ăn cá sống: Bởi lúc này, cá vẫn còn khá nhiều ký sinh trùng dễ gây nguy hiểm đến sức khỏe cả mẹ và bé. Bạn nấu chín cá là cách đơn giản nhất giúp loại bỏ những mầm bệnh có thể gây ra bởi cá sống.

Chọn cá có hàm lượng thủy ngân thấp: Mẹ nên chọn các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp hoặc không có trong bữa ăn của mình như cá hồi. Đây là loại cá vừa giàu omega-3 lại có hàm lượng thủy ngân thấp hơn các loại cá khác như cá thu, cá ngừ, cá kiếm…

Tránh ăn cá nếu bị dị ứng: Nếu mẹ có tiền sử bị dị ứng cá thì cần tránh không sử dụng trong giai đoạn nhạy cảm này.

Chọn nguồn cung cấp cá tươi, rõ nguồn gốc xuất xứ: Những cá đã ươn và ôi, mẹ không nên ăn bởi chúng có chứa chất histamin có thể gây ngộ độc, tệ hơn là tử vong. 

Không cho quá nhiều muối vào cá biển: Nếu mẹ chọn cá biển thì không cần phải cho thêm quá nhiều muối bởi hàm lượng i-ốt trong cá đã khá nhiều rồi.

Cá phù hợp cho mẹ sau sinh mổ: Những loại cá tốt cho sức khỏe của chị em sau sinh mổ là cá chích, cá hồi, cá thu, cá chép,… Tuy nhiên, chị em cần cân đối và lựa chọn các loại cá phù hợp cho bản thân.

[inline_article id=266024]

Mẹ cũng đừng quên làm phong phú thực đơn của mình bằng cách thêm các nguồn thực phẩm bổ dưỡng khác như trứng, thịt gà, sữa, rau xanh để cơ thể hồi phục nhanh chóng và bé phát triển tốt. Song song đó, bạn cũng cần lưu ý hạn chế ăn hải sản, rau muống, gạo nếp… Những thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng khiến cho vết mổ lâu lành hơn. 

Qua đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề “đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá”. Cá có thể cung cấp cho phụ nữ sau sinh nguồn omega-3 dồi dào và chất này sẽ theo sữa mẹ truyền sang cho bé trong lúc bú. Tác dụng của omega-3 sẽ giúp trí não và thị lực của bé yêu phát triển khỏe mạnh đấy. Vì thế, mẹ hãy ăn cá đúng cách để có đủ dinh dưỡng nuôi con yêu tốt nhất nhé.

Lục Hoàng Linh