Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Đâu là dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh?

Vậy vitamin D3 là gì? Nó có họ hàng gì với vitamin D? Liệu con đã được bổ sung vitamin D3 đầy đủ chưa? Đâu là dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh? Hãy cùng MarryBaby khám phá ở bài viết này nhé!

1. Vitamin D3 là gì? Vitamin D3 có giống với vitamin D?

Trước khi biết dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh; mẹ cần hiểu Vitamin D3 là gì.

Vitamin D3 là vitamin tan trong chất béo, có vai trò quan trọng trong Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ được nhiều canxi, photphat ở trong ruột và thận hơn. Từ đó quá trình chuyển hóa canxi và photphat diễn ra nhanh, nhiều hơn. Sau đó, canxi lắng đọng lại nhiều hơn để bồi đắp giúp xương chắc khỏe, dẻo dai.

Vitamin D có năm dạng:

  • Vitamin D1 (hỗn hợp của ergocalciferol và lumisterol).
  • Vitamin D2(ergocalciferol).
  • Vitamin D3 (cholecalciferol).
  • Vitamin D4 (22-dihydroergocalciferol).
  • Vitamin D5 (sito calciferol).

Vitamin D3 là 1 dạng chính phổ biến của Vitamin D.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Vì sao cần tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh giúp con khỏe mạnh?

2. Tác dụng của vitamin D3 với trẻ sơ sinh

dấu hiệu thiếu vitamin d3 ở trẻ sơ sinh

Vì sao mẹ cần lưu tâm đến dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh? Vì tác dụng của loại vitamin này vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Hãy cùng xem loại vitamin thần thánh này mang lại lợi ích cho sức khỏe của bé.

2.1 Giúp xương bé chắc khỏe

Vitamin D3 kết hợp với canxi để hỗ trợ xương của bé và tăng cường mật độ xương. Tình trạng xương yếu hơn, gãy xương, loãng xương có thể là dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh.

2.2 Xây dựng cơ bắp

Vitamin D3 giúp trẻ sơ sinh xây dựng cơ bắp khỏe mạnh hơn. Các nghiên cứu đã cho thấy sức mạnh cơ bắp có mối liên hệ với mức vitamin D3 cao.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy những người có nhiều vitamin hơn có:

  • Cơ thể săn chắc hơn.
  • Nhiều cơ hơn.
  • Chức năng cơ tốt hơn.

2.3 Khả năng miễn dịch

Vitamin D3 giúp củng cố hệ thống miễn dịch của bé chống lại vi rút và nhiễm trùng do vi khuẩn. Nó giúp bé ngăn chặn các bệnh:

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ em là gì, có nguy hiểm không và cách khắc phục

3. Dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh

Vitamin D3 là 1 trong năm dạng của vitamin D. Như đã nói, vitamin D3 có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương, cơ bắp, hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh. Do đó, việc trẻ thiếu vitamin D3 có thể dẫn đến một số dấu hiệu liên quan đến các yếu tố vừa kể như: sọ mềm, xương dị dạng, trẻ chậm phát triển,…

3.1 Sọ mềm là dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh

Ngay khi chào đời, xương sọ của trẻ sơ sinh vẫn chưa nối liền với nhau mà giữa chúng có những khoảng trống gọi là khớp nối. Điểm trũng giữa những khớp nối gọi là thóp. Thóp giúp xương sọ mềm dẻo để bé đi qua ngả sinh dễ dàng. Thông thường, xương sọ của bé sẽ nối liền và cứng lại sau 19 tuần.

Dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh chính là quá trình nối liền này bị cản trở. Mẹ vẫn sẽ cảm thấy hộp sọ của bé mềm ngay cả khi bé đã được 19 tuần. Đây là một tình trạng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Nó có thể làm tăng nguy cơ bị chấn thương sọ não.

sọ mềm có thể là biểu hiện bé bị thiếu vitamin D3

3.2 Xương dị dạng

Vitamin D3 là vi chất truyền dẫn canxi trong cơ thể do đó nếu trẻ có dấu hiệu thiếu vitamin D3 sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của xương. Dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh đó là bé bị bệnh còi xương, xương phát triển không bình thường, xương hay bị dị dạng như xương cột sống cong, chân bị cong.

3.3 Chậm phát triển

Với các bé thiếu dưỡng chất canxi thường chậm phát triển hơn so với bình thường rất nhiều. Các mẹ có thể theo dõi mốc phát triển của trẻ qua từng giai đoạn. Một vài dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh liên quan đến chậm phát triển là bé khó tự tập bò một mình, bé khó khăn khi tự ngồi dậy, tập đi…

Thậm chí mẹ có thể thấy chân tay của trẻ hay bị sưng. Nguyên nhân chính là xương phát triển không chuẩn. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào cần đưa con em đến bác sĩ để được khám chữa kịp thời.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Cứt trâu ở trẻ sơ sinh: 5 mẹo trị cứt trâu cho trẻ đơn giản và hiệu quả

3.4 Dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh: Cơ và khớp bị yếu

Thiếu vitamin D3 sẽ làm cho trẻ cảm thấy khó chịu và đau nhức khắp người. Điều này thể hiện khi con thường quấy khóc hoặc tỏ ra không hài lòng khi được bế.

Ngoài ra, các cơ, tứ chi của con cũng yếu đi. Nếu mẹ thấy bé gặp nhiều khó khăn trong việc tự nhấc đầu lên thì cũng có thể nghĩ đến việc trẻ đang bị thiếu vitamin D3.

3.5 Các vấn đề về dạ dày, hô hấp là dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh

Vitamin D3 có vai trò rất quan trọng trong hoạt động hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh. Trẻ hay ốm vặt, cảm lạnh, bệnh về đường hô hấp có thể là dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, trẻ có thể bị đau bụng do gặp các vấn đề về dạ dày.

Nguyên nhân không phải tất cả do thiếu vitamin D3 gây ra nhưng phần lớn trẻ bị dạ dày hay ruột đều đa số do thiếu vitamin D3 trong cơ thể.

3.6 Đổ mồ hôi đầu

Đổ mồ hôi đầu cũng là dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh. Nếu trời không oi bức nhưng trẻ đổ quá nhiều mồ hôi. Mẹ nên cho bé đi thăm khám bác sĩ để biết chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ.

Nếu bé thiếu vitamin D3 mẹ có thể bổ sung dễ dàng. Vì vậy cần phát hiện sớm tránh nhiều biến chứng không tốt sau này.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 6 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và đều mẹ nên áp dụng

3. Giải pháp bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh

phòng ngừa thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh

Khi phát hiện con có các dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh như trên, các cha mẹ cần bổ sung vitamin D3 cho con ngay.

3.1 Vitamin D3 có ở đâu?

Trẻ sơ sinh có thể nhận được vitamin D3 thông qua sữa mẹ. Vitamin D3 cũng có thể được tạo ra trong da của trẻ sơ sinh khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Bú mẹ hoàn toàn được khuyến khích trong việc phòng ngừa các dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ đủ tháng. Hàm lượng vitamin D3 trong sữa mẹ có thể không đủ để đáp ứng lượng vitamin D3 khuyến nghị.

Mẹ có thể tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D3 tự nhiên cho trẻ sơ sinh thông qua nguồn sữa mẹ. Vitamin D3 có trong các loại cá có dầu như cá hồi, cá thu và cá mòi,… Lưu ý rằng phương pháp nấu thực phẩm có thể ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng vitamin D3 có trong chúng. Ví dụ: chiên cá làm giảm khoảng 50% hàm lượng vitamin D3 hoạt động. Trong khi nướng không ảnh hưởng đến hàm lượng vitamin D3 của cá.

Ngay trong thời kỳ mang thai, mẹ cũng cần tìm hiểu và tăng cường dưỡng chất cho cơ thể. Như vậy, em bé sinh ra đã có hàm lượng vitamin D3 nhất định dự trữ trong cơ thể.

3.2 Có phải bổ sung vitamin D3 hàm lượng cao là tốt?

Vitamin D3 rất cần thiết đối với sức khỏe của con. Nhưng các cha mẹ cần lưu ý bổ sung với liều lượng cho phù hợp.

Theo khuyến nghị, mẹ có thể bổ sung 5 microgram Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh mỗi ngày. Với điều kiện là bé vẫn đang dùng sữa mẹ; hoặc uống ít hơn 300ml sữa công thức hàng ngày.

Dùng quá nhiều chất bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh trong một thời gian dài có thể gây tích tụ quá nhiều canxi trong cơ thể (tăng canxi huyết). Điều này có thể làm suy yếu xương và gây hại cho thận và tim.

Một số vấn đề mà trẻ có thể gặp phải nếu vitamin D3 dư thừa trong cơ thể như: bỏ bú, chán ăn và có dấu hiệu trớ. Ngoài ra, trẻ cũng có dấu hiệu quấy khóc nhiều hơn bình thường, cơ thể mệt.

Cha mẹ cũng nên tìm hiểu thật cẩn thận trước khi bổ sung dưỡng chất cho các bé. Bởi vì bé chỉ có thể phát triển ổn định nếu như cơ thể được bổ sung hàm lượng vitamin D3 vừa đủ. Nếu lượng dưỡng chất quá nhiều hoặc quá ít, quá trình phát triển của con trẻ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

3.3 Bổ sung vitamin D3 ở trẻ sơ sinh có dấu hiệu thiếu vitamin D3

bổ sung vitamin d3 cho trẻ sơ sinh

Một số lưu ý khi bổ sung vitamin D3 dành cho trẻ sơ sinh:

  • Trẻ bú sữa mẹ từ 0-1 tuổi: Nên bổ sung hàng ngày từ 8,5µg đến 10µg vitamin D3 để đảm bảo trẻ có thể phát triển khỏe mạnh.
  • Trẻ bú sữa công thức: Lượng sữa công thức mỗi ngày bé sử dụng chỉ cần 500ml là đủ.

Ngay từ khi mang thai, mẹ cần ăn uống đa dạng đủ chất kể cả trong quá trình cho con bú và cả chế độ ăn cho trẻ. Mẹ cũng có thể chú ý 1 số loại thực phẩm giàu vitamin D3 như cá, dầu cá, ngũ cốc, sò, nấm, đậu,… Tuy nhiên, mẹ cần bổ sung hài hòa và đầy đủ các loại dưỡng chất, không nên quá tập trung vào vitamin D3 để không bị thiếu hụt các chất khác.

Cách đơn giản và hiệu quả nhất để bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh đó là cho em bé đi tắm nắng. Bởi vì ánh nắng có tác dụng chuyển hóa vitamin D3 rất tốt, ngoài ra còn giúp xương khớp chắc khỏe hơn.

Tuy nhiên, để thu được hiệu quả tốt nhất và đảm bảo sức khỏe cho bé, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Theo các bác sĩ nhi khoa Hoa Kỳ, không cho trẻ tắm nắng cho đến khi trẻ được ít nhất 6 tháng tuổi. Cần hạn chế cho đến khi được 12 tháng tuổi.
  • Thời điểm có tác dụng tạo vitamin D3 nhiều nhất khi tắm nắng đó là từ 9h-15 giờ chiều. Tuy nhiên lúc này, ánh nắng khá gay gắt, tốt nhất là mẹ chỉ nên cho trẻ tắm nắng trong vòng 3-10 phút.

Vitamin D3 là một trong các yếu tố có tác động không ít đến quá trình phát triển của trẻ. Mẹ cần để ý nếu con mình có một trong các dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh nêu trên. Đây cũng là lúc mẹ nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ để bé phát triển toàn diện hơn.

[inline_article id=192753]

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

10 tuyệt chiêu kích thích tiêu hóa giúp bé mau ăn chóng lớn

kích thích tiêu hóa cho trẻ

Nhiều chuyên gia cho rằng, hệ tiêu hóa của trẻ gắn liền với các vấn đề sức khỏe khác. Chính vì vậy, muốn kích thích tiêu hóa và giúp bé yêu khỏe mạnh mỗi ngày, mẹ cần bỏ túi ngay những biện pháp sau đây.

Quả thực, làm mẹ chẳng phải việc dễ dàng. Luôn có những thách thức bạn sẽ đối mặt trong suốt hành trình nuôi dạy con. Một trong số đó là chứng ăn uống khó tiêu, không ngon miệng của các bé.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau lý giải cho tình trạng này, chủ yếu là do các vấn đề thường gặp như: táo bón, tiêu chảy… Ngoài ra, hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện cũng góp phần khiến bé khó chịu mỗi khi ăn uống.

Để kích thích tiêu hóa cũng như giúp con mau ăn chóng lớn, các bà mẹ có thể áp dụng những biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản được liệt kê dưới đây:

1. Kích thích tiêu hóa bằng cách chườm ấm

Khi bé bị đầy hơi, khó tiêu thì mẹ có thể xua tan tình trạng này bằng cách chườm ấm. Mặt khác, việc này cũng đem lại cho trẻ sự thoải mái, dễ chịu.

Tất cả những gì bạn cần là một chiếc khăn mềm và một bát nước ấm. Ngâm khăn trong nước khoảng một lúc rồi sau đó vắt kiệt và nhẹ nhàng đắp lên bụng trẻ trong khoảng từ 2 – 3 phút. Lời khuyên là bạn nên thực hiện vài lần một ngày sau bữa ăn để giảm khó chịu cho bé.

2. Cho trẻ ợ hơi đúng cách

cho trẻ ợ hơi để kích thích tiêu hóa

Ợ hơi là một trong những bước quan trọng để kích thích tiêu hóa cho trẻ nhỏ. Lý do vì trong quá trình dùng bữa, bé sẽ vô tình nuốt phải một lượng khí nhất định dẫn đến tình trạng khí mắc kẹt trong dạ dày khiến trẻ bị đau bụng, đầy hơi. Điều này làm cho các bé yêu vô cùng khó chịu và không thoải mái sau khi ăn uống.

Cách tốt nhất để khắc phục vấn đề này là thường xuyên cho trẻ ợ hơi. Với trẻ sơ sinh, bạn nên cho con ợ hơi sau khi bú. Bạn có thể bế bé ở tư thế thẳng đứng, cằm bé tì lên vai bạn, một tay đỡ mông con, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể để bé nằm sấp trên đùi rồi vuốt lưng nhẹ nhàng. Để hiểu rõ nét hơn về việc cho bé ợ hơi, mời bạn xem qua bài viết: Mách mẹ cách cho bé ợ hơi.

3. Cho trẻ bú sữa mẹ

Như đã đề cập ở trên, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên sữa mẹ chính là thức ăn lý tưởng của bé cho đến khi con đạt mốc 6 tháng tuổi. Hầu hết bác sĩ nhi khoa đều khuyến cáo các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ bé vượt ngưỡng 6 tháng tuổi.

Nhấn mạnh rằng, sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như đường, đạm, vitamin và khoáng chất, cùng các yếu tố vi lượng. Nhờ đó mà trẻ bú mẹ có thể phát triển khỏe mạnh. Hơn nữa, so với sữa bò có thành phần đạm casein làm bé khó tiêu, sữa mẹ lại thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt.

4. Tư thế cho con bú

tư thế cho trẻ bú

Tư thế cho con bú cũng đặc biệt quan trọng trong việc kích thích tiêu hóa ở các bé. Bạn cần thực hiện những thay đổi nhỏ như vị trí cho bú, cách cho con bú.

Trường hợp bé nôn mửa liên tục thì rất có thể trẻ bị chứng trào ngược axit dạ dày. Lúc này, bạn nên giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong khi cho con bú (cả bú mẹ lẫn bú bình). Điều này sẽ ngăn sữa trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản. Ngoài ra, bạn nên ẵm trẻ ở tư thế này trong ít nhất nửa giờ tiếp theo để đảm bảo cơn trào ngược không tái diễn.

5. Sữa chua

Sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn và men vi sinh cần thiết cho hệ tiêu hóa bé yêu. Vì vậy, nếu trẻ nhỏ có biểu hiện tiêu chảy, nôn mửa, táo bón thì việc cho bé ăn sữa chua khá hữu ích đấy!

Cách làm là các mẹ cho một vài thìa sữa chua vào nước rồi hòa loãng. Sau đó cho bé uống dung dịch này bằng thìa vài lần một ngày cho đến khi trẻ cảm thấy khỏe hơn. Lưu ý là với trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ không nên cho các bé dùng sữa chua. Mặt khác, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại sữa chua phù hợp với tình trạng của con mình.

6. Hãy thử massage

massage cho trẻ để kích thích tiêu hóa

Massage là liệu pháp vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả để kích thích tiêu hóa. Hơn nữa, việc này cũng có thể giúp hạn chế vấn đề táo bón ở trẻ. Marry Baby giới thiệu đến bạn cách masage ở bụng, huyệt túc tam lý ở chân và huyệt trác môn.

Phương pháp xoa rốn hay massage ở bụng vốn dĩ rất đơn giản và khá quen thuộc. Hiệu quả mà nó mang lại khá nhanh chóng. Massage theo kiểu này sẽ giúp cơ bụng và ruột khỏe, đồng thời tăng cường lưu thông máu, kích thích bài tiết dịch vị. Đơn giản bạn chỉ việc dùng 2 tay để xoa vùng bụng trẻ, quanh rốn khoảng 50 lần theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Lưu ý là không nên thực hiện khi bé quá đói hoặc quá no và tay bạn phải ẩm, mềm mại.

Huyệt túc tam lý nằm ở phía ngoài mắt đầu gối 3 phân, cách khoảng 1 đốt ngón tay trước viền xương ống chân. Việc kích thích huyệt này sẽ giúp làm giảm đầy bụng, khó tiêu ở trẻ. Dùng ngón tay day ấn huyệt khoảng 2 phút theo chiều kim đồng hồ. Bạn nên bấm huyệt từ 1 – 2 lần/ngày liên tục từ 10 – 15 ngày.

Huyệt trác môn nằm ở đoạn sườn thứ 11, bạn có thể day bấm huyệt để kích thích tiêu hóa tốt hơn.

7. Cho trẻ dùng chuối

Chuối là loại thực phẩm khá lành mạnh mà bạn có thể cho trẻ dùng để cải thiện tiêu hóa. Hơn nữa, chuối cũng là một trong những loại thực phẩm rắn đầu tiên mà bé có thể dùng vì nó rất “thân thiện” với đường ruột của trẻ.

Với lượng chất xơ dồi dào, chuối có tác dụng tốt trong việc điều trị chứng táo bón. Trường hợp trẻ bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, mẹ cho bé ăn chuối cũng là giải pháp tốt nhất lúc này. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé dưới 6 tháng tuổi dùng chuối nhé!

8. Siro trợ tiêu hóa (Gripe Water)

thức uống trợ tiêu hóa cho trẻ

Với nhiều bậc phụ huynh thì khái niệm Gripe water (siro trợ tiêu hóa) có thể còn khá mới lạ. Loại siro này được nhiều bà mẹ ở các quốc gia phương Tây tin dùng như một giải pháp hiệu quả cho vấn đề đầy hơi, khó tiêu ở trẻ. Nhờ sự kết hợp của các loại thảo dược thiên nhiên, gripe water thúc đẩy hệ tiêu hóa của trẻ làm việc hiệu quả; đồng thời mang lại cho bé một giấc ngủ dài, sâu hơn. Để sử dụng, bạn có thể tìm mua ở các siêu thị dành cho mẹ và bé; hoặc trên các trang thương mại điện tử uy tín trong nước nhé!

9. Bông cải xanh

Bông cải xanh là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng cho trẻ nhỏ. Bản thân loại rau ăn hoa này có chứa nhiều chất xơ, folate, canxi và các chất chống oxy hóa. Nhờ vậy mà nó có thể chữa lành bất kỳ tình trạng viêm nào ở đường tiêu hóa của trẻ. Hơn nữa, với hàm lượng chất xơ cao, bé nhà bạn sẽ không phải lo bị táo bón “quấy rầy”.

Tiêu thụ bông cải xanh cũng là cách giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tối ưu và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé dùng quá nhiều hơn mức cần thiết. Bởi lẽ, điều này có thể dẫn đến đầy hơi, khó tiêu ở trẻ.

10. Dầu thì là

dầu thì là kích thích tiêu hóa

Từ lâu đời, thì là được sử dụng như một vị thuốc kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, trừ giun. Tương tự dầu thì là cũng mang trong mình những giá trị sức khỏe như vậy. Cách dùng đơn giản nhất là cho một vài giọt dầu thì là hòa cùng với dầu massage của trẻ hoặc các loại dầu nền khác như dầu dừa. Sử dụng hỗn hợp vừa pha thoa nhẹ nhàng xung quanh vùng bụng của trẻ. Cảm giác đau và khó chịu liên quan đến vấn đề tiêu hóa sẽ nhanh chóng tan biến.

Trên đây là một vài biện pháp khắc phục tại nhà giúp kích thích tiêu hóa, chống lại chứng đầy hơi, khó tiêu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, nếu nhận thấy bất kỳ phương pháp nào không tỏ ra hiệu quả hoặc tình trạng của trẻ ngày một nghiêm trọng hơn, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Tất cả các mẹ đang cho con bú nên biết vấn đề này để đảm bảo chất lượng sữa cũng như an toàn đường ruột cho con nhỏ nhé.Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu

Trẻ bú trực tiếp sữa từ vú mẹ là đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh nhất, song trong nhiều trường hợp người mẹ phải cho con bú bằng sữa mẹ dự trữ. Ví dụ như mẹ đi làm trưa không về nhà, sữa mẹ tiết ra quá nhiều bé bú không kịp nên phải tích trữ để tránh lãng phí.

Nếu ở trong trường hợp này, mẹ nên tìm hiểu kỹ về cách bảo quản sữa mẹ để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con, nhất là vấn đề sữa mẹ vắt ra để ở ngoài được bao lâu nhé.

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở nhiệt độ thường?

Thông thường, sữa không còn tươi ngon khi để quá vài giờ ở nhiệt độ thường song riêng sữa mẹ thì có thể để được lâu hơn, cụ thể:

1. Ở nhiệt độ phòng dưới 26ºC

Sữa mẹ vắt ra bình để được bao lâu? Sữa mẹ có thể giữ nguyên chất lượng và độ an toàn trong khoảng 6 giờ đồng hồ sau khi được vắt ra. Tuy nhiên, với nhiệt độ vùng nhiệt đới cao như Việt Nam thì sữa mẹ trung bình chỉ để được khoảng 4 giờ trong nhiệt độ này.

Khi đi du lịch, mẹ có thể trữ sữa trong một chiếc túi cách nhiệt và bỏ vào đó một chiếc túi chứa gel làm lạnh. Sữa mẹ có thể sử dụng tốt trong vòng 24 giờ nếu được bảo quản theo cách này.Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu

2. Ở nhiệt độ phòng trên 26ºC

Sữa mẹ có rất nhiều đường, đạm, các axit amin nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu ở nhiệt độ phòng bình thường (trên 26ºC) thì sữa mẹ chỉ để được 1 giờ đồng hồ. Sau thời gian này, mẹ không nên cho con bú sữa đó nữa. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, mẹ nên cất sữa vào trong tủ lạnh, sau đó hâm nóng lại khi cho bé ăn.

Sữa mẹ vắt ra để tủ lạnh được bao lâu?

Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu? Nếu bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh thì mẹ có thể giữ được lâu hơn, cụ thể:

  • Bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh: Sữa mẹ vắt ra để ngăn mát được bao lâu? Sữa có thể bảo quản tới 48 giờ đồng hồ (2 ngày).
  • Bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá (ngăn đông) tủ lạnh: Sữa có thể bảo quản trong tủ lạnh mini (một cánh cửa) tối đa 2 tuần. Trong tủ lạnh 2 cửa có thể bảo quản sữa tối đa tới 4 tháng.
  • Bảo quản sữa mẹ trong tủ đông: Sữa mẹ có thể để được từ 6-12 tháng.

 

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? 2
Khi đã rã đông, sữa mẹ có thể dùng được trong vòng 24 giờ

Lưu ý khi bảo quản sữa mẹ

Để bảo quản sữa mẹ an toàn cho bé dùng trong t,hời gian dài, mẹ nên chú ý các vấn đề sau:

  • Rửa tay sạch trước khi vắt sữa
  • Sử dụng dụng cụ vắt sữa và bình chứa đã được tiệt trùng
  • Dự trữ sữa ngay khi vừa được vắt ra
  • Sữa đã rã đông không tiếp tục bảo quản lạnh trở lại
  • Đối với sữa bảo quản trong tủ lạnh, trước khi cho con ăn, mẹ nên rã đông để làm ấm sữa
  • Không rã đông sữa bằng lò vi sóng vì sữa ấm không đều có thể khiến bé bị bỏng hoặc đau bụng
  • Sữa đã rã đông nếu bé bú một lần không hết thì phải đổ đi, không được bảo quản để con bú tiếp lần sau
  • Sữa mẹ để ở nhiệt độ thường không được để trực tiếp dưới ánh nắng vì dễ làm hỏng sữa Phải đậy nắp bình, lọ cẩn thận tránh để côn trùng xâm nhập khiến bé bị đau bụng.

[inline_article id=13593]

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? MarryBaby hy vọng những chia sẻ trong bài viết này có thể giúp mẹ bảo quản sữa mẹ đúng cách, an toàn cho con bú sau khi đã vắt ra ngoài.

MarryBaby