Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ và cách khắc phục

Để biết hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ nguy hiểm như thế nào; chúng ta cần tìm hiểu lý do bác sĩ lại rạch tầng sinh môn là gì trong phần dưới đây của bài viết trước tiên nhé.

Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ do đâu?

Hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ là hình ảnh vết thương bị nhiễm trùng. Tình trạng này có thể xảy ra từ 0,1-2% ca sinh thường bị rạch tầng sinh môn. Thông thường, việc cắt tầng sinh môn ở giữa và tụ máu âm đạo sau khi sinh thường. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khiến vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ sau khi sinh.

Thủ phạm gây ra hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ là do các vi khuẩn tấn công như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, vi khuẩn yếm khí và trực khuẩn Coli,… Khi có cơ hội thuận lợi, các vi khuẩn này sẽ tấn công vào vết thương gây ra tình trạng nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn.

Các nguyên nhân dẫn đến hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng gồm:

  • Vết khâu bị sưng: Có nhiều sản phụ gặp phải tình trạng vết khâu bị sưng do tụ máu, lạc nội mạc tử cung và viêm nhiễm vùng kín.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: Khi bạn không vệ sinh đúng cách hoặc bác sĩ làm sạch vết thương tầng sinh môn chưa tốt sẽ tăng nguy cơ khiến vết thương bị chảy nước, mưng mủ và lâu lành.
  • Sai tư thế khi cho con bú: Có một số sản phụ thường hay ngồi lệch một bên khi bế con hoặc khi cho con bú. Tư thế này đã vô tình gây áp lực lên vết thương dẫn đến hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ.
  • Bục chỉ vết mổ: Vết khâu tầng sinh môn bị bục chỉ nhưng vết thương chưa kịp lành hẳn mà chỉ đã tiêu hết. Điều này cộng với vệ sinh vùng kín không đúng cách sẽ dẫn đến nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng và  mưng mủ.

>> Bạn có thể xem thêm: Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành và cách giảm đau hiệu quả

Dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn

Ngoài hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ do nhiễm trùng; thì dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn còn có các triệu chứng sau:

  • Đau tầng sinh môn dai dẳng
  • Vùng kín có mùi bất thường
  • Vùng da quanh tầng sinh môn bị đỏ và sưng
  • Vết thương bị chảy mủ hoặc chất lỏng từ vết cắt

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ thì phải đi khám ngay. Các bác sĩ sẽ có cách xử trí kịp thời giúp bạn tránh các biến chứng nguy hiểm sau sinh.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách chăm sóc vết khâu tầng sinh như thế nào để nhanh lành vết thương; cùng với chủ đề hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ nhé.

vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ do đâu

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng vết khâu

Sau khi tìm hiểu về hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ; chúng ta đừng qua điểm qua những yếu tố dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng vết khâu dưới đây nhé:

>> Bạn có thể xem thêm: Vùng kín có mùi sau sinh: Cách trị tuyệt chiêu dành cho mẹ bỉm!

Cách xử lý vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ

[recommendation title=””]

Nếu bạn nhận thấy hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ kèm thêm dấu hiệu nhiễm trùng; thì cần nhanh chóng đến bệnh viện ngay. Bác sĩ sẽ kiểm tra và có những hướng xử lý kịp thời để không gây ảnh hưởng xấu đến tính mạnh của bạn.

[/recommendation]

Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra vết khâu và cho bạn uống kháng sinh, rồi để vết khâu hở từ 5-7 ngày. Nếu vết thương nhận thuốc sẽ nhanh chóng liền mặt và đẹp trở lại. Trong trường hợp, vết khâu vẫn không liền mặt thì bác sĩ sẽ tiến hành khâu tầng sinh môn phục hồi cho bạn nhé.

Những lưu ý khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn

Như vậy bạn đã biết dấu hiệu nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra hình ảnh bị mưng mủ vết khâu tầng sinh môn. Để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng nặng hơn; bạn cần biết cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh như sau:

  • Uống nhiều nước để nước tiểu loãng ra giúp bớt châm chích khi đi tiểu.
  • Tránh mặc quần bó hoặc quần bò gây ảnh hưởng đến vết khâu tầng sinh môn.
  • Thay băng vệ sinh ít nhất 4 giờ/lần để đảm bảo băng vệ sinh không di chuyển xung quanh và gây kích ứng.
  • Luôn lau khô vùng kín bằng khăn sạch từ trước ra sau để tránh đưa vi trùng từ trực tràng vào vùng vết thương đang lành.
  • Rửa vùng kín sau khi đi tiểu và đại tiện bằng nước ấm sẽ làm loãng nước tiểu giúp giữ cho khu vực này sạch sẽ và tránh nhiễm trùng chéo.
  • Tắm bồn hoặc tắm vòi hoa sen ít nhất 1 lần/ngày. Khi tắm chỉ làm sạch vùng kín bằng nước; tránh dùng xà phòng và sữa tắm tạo bọt tiếp xúc trực tiếp với vùng kín.
  • Luôn rửa tay trước và sau khi thay băng vệ sinh, chạm vào đáy chậu hoặc đi vệ sinh. Vì một số bệnh nhiễm trùng nhẹ như viêm họng ở trẻ em có thể lây sang vết thương dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn ngay sau sinh có nên không?

Cách ngăn ngừa sưng mủ vết khâu tầng sinh môn

cách ngăn ngừa vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ

Bạn cần biết cách ngăn ngừa nhiễm trùng và bị mưng mủ hình ảnh vết khâu tầng sinh môn qua các biến pháp dưới đây:

  • Tắm nước ấm trong thời gian ngắn có thể giúp vết thương dễ chịu hơn. Bạn có thể thêm dầu thơm hoa oải hương vào nước để làm dịu vết thương.
  • Thực hiện các bài tập sàn chậu sẽ làm tăng lưu lượng máu đến các mô đáy chậu bị tổn thương giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục; tăng cường sức mạnh cho sàn chậu; ngăn ngừa suy yếu bàng quang và ruột.
  • Sau khi sinh, bạn có thể dùng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol hoặc Ibruprofen trong vài ngày đầu. Tuy nhiên, bạn hãy đọc kỹ thông tin về liều lượng do nhà sản xuất cung cấp để an toàn cho sức khỏe của hai mẹ con.
  • Áp dụng liệu pháp lạnh như chườm đá/chườm mát để giảm sưng tấy và giảm bớt khó chịu tối đa 5 phút mỗi lần khi nằm nghiêng. Tuy nhiên, bạn không nên đặt đá tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng nước đá. Thay vào đó, bạn hãy bọc đá trong một miếng vải để chườm lên vết khâu.
  • Không nên quan hệ ngay sau khi sinh mà hãy đợi vài tuần hoặc vài tháng sau khi hồi phục. Đừng quên dùng gel bôi trơn và thực hiện các tư thế khác nhau cho lần quan hệ đầu tiên sau khi sinh được thoải mái.

[inline_article id=316479]

Như vậy bạn đã biết hình ảnh vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ là do nhiễm trùng. Để tránh tình trạng này bạn cần lưu ý chăm sóc vết khâu tầng sinh và áp dụng các biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng cho đến khi hồi phục.

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Thẩm mỹ vùng kín sau sinh có an toàn không?

Thẩm mỹ vùng kín sau sinh là điều nhiều mẹ quan tâm vì ở khía cạnh nào đó, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc hôn nhân. Thực tế cho thấy, vùng “tam giác mật” không còn se khít hay kém hồng hào sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý người phụ nữ. Họ không cảm thấy thoải mái, tự tin trong đời sống chăn gối. Theo đó, người chồng cũng trở nên kém hào hứng trước một người vợ luôn “lâm trận” với sự miễn cưỡng. Đó là chưa bàn tới cảm giác lỏng lẻo mà “cô bé” mang lại. Kết quả là cuộc sống lứa đôi không được thỏa mãn, như ý.

Tuy nhiên, trước khi muốn thẩm mỹ vùng kín sau sinh hay thu hẹp tầng sinh môn, mẹ cần trang bị cho mình kiến thức để an toàn sức khỏe cũng như hạn chế “tiền mất tật mang”.

Tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn dài khoảng 3-5cm, được cấu tạo bởi các mô mềm, cơ, dây chằng, nằm giữa hậu môn và âm đạo. Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ các cơ quan như âm đạo, tử cung, bàng quang, trực tràng. Đặc biệt, tầng sinh môn có nhiệm vụ chính yếu trong giao hợp, tiếp nhận tinh trùng, nuôi tế bào thai.

Tầng sinh môn là gì?

Những vấn đề vùng kín gặp phải

Trước khi muốn thẩm mỹ vùng kín sau sinh, mẹ cần hiểu rõ những “rắc rối” mà “cô bé” gặp phải.

Trải qua sinh nở, nhất là sinh thường đồng thời với sự lão hóa theo thời gian, vùng kín thường gặp một số vấn đề sau:

– Tầng sinh môn trải qua sinh nở bị rạch, may kém thẩm mỹ, bị sẹo lồi, sẹo xấu, giãn rộng, gây mất cảm giác khi quan hệ.

– Âm đạo giãn rộng, giảm khả năng co thắt, đàn hồi.

– Môi lớn, môi bé không đều, thâm, sạm, nhăn nheo.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Các hình dạng của cô bé và những khám phá thú vị về “chỗ ấy”

Các phương pháp thẩm mỹ vùng kín sau sinh

1. Trẻ hóa, làm hồng vùng kín bằng công nghệ laser

Theo như giới thiệu từ các cơ sở thẩm mỹ, đây là phương pháp sử dụng tia laser tác động trực tiếp vùng âm đạo, đi sâu vào các mô nhằm mục đích:

– Co rút các bó cơ âm đạo có chức năng co giãn, từ đó làm se khít âm đạo.

– Phá hủy các hắc tố melanin, kích thích quá trình sản sinh collagen, làm các mô săn chắc, hồng hào, môi lớn môi bé gọn gàng hơn.

Sau khi trẻ hóa vùng kín, bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày. 

Tuy nhiên, theo FDA, một số thiết bị tái tạo mô âm đạo có thể gây cảm giác đau, bỏng, rát, đặc biệt là đau khi quan hệ.

Thực chất, đây là những thiết bị được FDA cấp phép để sử dụng trong điều trị bệnh (loại bỏ khối u tiền ung thư, u nang buồng trứng, mụn cóc sinh dục…). Nhưng nhiều nơi đang dùng các thiết bị này cho mục đích thẩm mỹ và chưa được chứng minh về độ an toàn.

2. Phẫu thuật vùng kín sau sinh

Sau sinh thường, mẹ sẽ cần khoảng 3 tháng để lành vết thương tầng sinh môn. Nếu muốn làm đẹp cô bé sau sinh thì mẹ có thể tiến hành sau khoảng thời gian này.

Những trường hợp không nên phẫu thuật vùng kín

  • Đang mang thai.
  • Đang có kinh nguyệt.
  • Mắc các bệnh phụ khoa, tim mạch, tiểu đường, huyết áp…
  • Mắc các bệnh về tâm lý, tâm lý không ổn định.

Cách thu nhỏ vùng kín bằng phẫu thuật

Tùy theo tổng thể và cấu trúc vùng kín bị sai lệch mà bác sĩ tiến hành lâu hay mau. Nhưng trung bình một ca phẫu thuật kéo dài khoảng 30 phút gồm gây tê, cắt bỏ phần da thừa ở môi trên, môi dưới, nối các cơ vòng âm đạo…

>>> Mẹ có thể xem thêm: 4 cách trị thâm vùng kín sau sinh để “cô bé” trở nên hồng hào

Nguy cơ khi thẩm mỹ vùng kín sau sinh bằng phẫu thuật

  • Sốc phản vệ với thuốc tê.
  • Thủng trực tràng.
  • Nhiễm trùng vết thương, nhiễm trùng âm đạo nếu điều kiện phẫu thuật không đảm bảo vô trùng, chăm sóc vết thương kém hoặc quan hệ quá sớm. Thu hẹp tầng sinh môn kiêng quan hệ bao lâu? Thường bác sĩ sẽ chỉ định thời gian kiêng quan hệ khoảng 6-8 tuần sau phẫu thuật (hoặc lâu hơn tùy từng trường hợp cụ thể).
  • Sau phẫu thuật, tình hình có thể tệ hơn với người có cơ địa sẹo lồi. Mẹ lưu ý, cân nhắc phẫu thuật nếu rơi vào trường hợp này.

Nguy cơ khi thẩm mỹ vùng kín sau sinh bằng phẫu thuật

Thẩm mỹ vùng kín sau sinh ở đâu tốt nhất?

Nếu muốn trẻ hóa vùng kín hay phẫu thuật thu hẹp vùng kín, mẹ nên chọn những bệnh viện uy tín, trang thiết bị hiện đại, bác sĩ có tay nghề cao và dày dạn kinh nghiệm.

Trước khi thẩm mỹ vùng kín sau sinh, hãy tìm hiểu kỹ những rủi ro và chuẩn bị tâm lý thật tốt.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 10 cách làm thơm vùng kín “phái đẹp” nên tận dụng ngay

Chăm sóc sau phẫu thuật vùng kín

Sau khi thu hẹp vùng kín bằng phẫu thuật, mẹ lưu ý:

– Cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về dùng thuốc kháng sinh, cách chăm sóc vệ sinh vùng kín và thời điểm có thể quan hệ trở lại. 

– Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.

– Tái khám định kỳ theo như yêu cầu.

– Tránh mang vác, vận động mạnh trong những tuần đầu tiên.

– Nếu thấy bất kỳ vấn đề bất thường nào với sức khỏe như sốt, vết thương đau nhức, sưng tấy, chảy mủ, chảy máu kéo dài… thì cần tái khám trước hẹn để được theo dõi và điều trị nếu cần.

– Khi quan hệ trở lại, những lần đầu có thể hơi đau. Sau một thời gian, cảm giác này sẽ mất đi. Nhưng nếu đau đớn khi quan hệ kéo dài thì mẹ cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn và tìm ra nguyên nhân.

Dù tiểu phẫu hay đại phẫu cũng đều tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, mẹ hãy suy nghĩ thấu đáo trước khi chọn thẩm mỹ vùng kín sau sinh bằng công nghệ laser hoặc phẫu thuật. Nếu cảm thấy bất an, tốt nhất, hãy chọn cách làm se khít vùng kín tại nhà hay se khít vùng kín bằng phương pháp tự nhiên. Tuy những cách này không hiệu quả ngay nhưng an toàn cho mẹ.