Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Mách mẹ cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi hiệu quả

Cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân cũng như cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi sớm để tránh những hậu quả không mong muốn.

1 . Vì sao trẻ 2 tuổi bị táo bón?

Hiểu tình trạng táo bón sẽ giúp cha mẹ tìm cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi hiệu quả, phù hợp hơn.

Táo bón là tình trạng trẻ 2 tuổi đi ngoài ra phân cứng, nứt nẻ hoặc tròn nhỏ như phân dê. Khi bị táo bón, trẻ đi vệ sinh dễ bị rát và khó khăn. Việc ngồi lâu trong nhà vệ sinh và dùng nhiều sức rặn có thể khiến bé khó chịu và để lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Việc bé 2 tuổi bị táo bón có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nắm rõ nguyên nhân cha mẹ có thể tìm ra cách chữa trị táo bón cho trẻ 2 tuổi

1.1 Bé uống thiếu nước

cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi
Cha mẹ cần đảm bảo con uống đủ nước khi tìm hiểu cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi

Theo bệnh viện Nhi Đồng, trẻ 2 tuổi cần uống đủ 500ml nước mỗi ngày. Bé cần cung cấp đủ lượng nước như trên cho quá trình hoạt động, trao đổi chất, tiêu hóa diễn ra bình thường.

Nếu cơ thể trẻ thiếu nước, tác động tái hấp thu nước ở thức ăn mà cụ thể là ở ruột già sẽ đẩy mạnh hơn mức bình thường, khiến phân trở nên thô và cứng hơn. Điều này sẽ khiến phân trẻ bị khô, cứng nên khó khăn cho việc đi đại tiện. Từ đó gây ra bệnh táo bón ở trẻ 2 tuổi.

1.2 Trẻ 2 tuổi ăn chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ

chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ
Thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh là cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi hiệu quả

Chất xơ đối với cơ thể bé cực kỳ quan trọng, giúp bé nhuận tràng. Đây là chất dinh dưỡng giúp cơ thể ngăn cản tình trạng táo bón có thể xảy ra. Tuy nhiên, trẻ ở giai đoạn 2 tuổi thường biếng ăn các loại rau củ – thực phẩm giàu chất xơ.

Đây là nguyên nhân khiến phân bé trở nên khô cứng và di chuyển chậm trong trực tràng; và cách trị báo bón cho trẻ 2 tuổi ở trường hợp này đó là thay đổi chế độ ăn uống. Cha mẹ xem thêm nội dung này ở phía dưới nhé!

1.3 Pha sữa cho trẻ 2 tuổi không đúng công thức

Việc cho trẻ uống sữa quá nhiều, pha sữa không đúng công thức cũng dễ dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ. Thực sự việc pha sữa đúng công thức đối với trẻ là rất quan trọng. Nếu pha sữa quá loãng hoặc quá đậm đặc đều sẽ khiến cho việc hấp thụ của trẻ ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi đó là cha mẹ nên có thói quen học cách pha sữa đúng tỉ lệ như nhà sản xuất đã hướng dẫn trên bao bì.

1.4. Trẻ ham chơi quên đi đại tiện

Đi đại tiện giúp bé thải chất dư thừa, độc hại ra khỏi cơ thể. Việc đi đại tiện cần được thực hiện điều độ thì mọi hoạt động trao đổi của cơ thể mới diễn ra tuần hoàn. Khi trẻ ham chơi quên đi đại tiện thì các chất thải sẽ bị tích tụ lại. Khi đó, cơ thể trẻ hấp thụ lại những chất trên.

Điều này vừa khiến phân trẻ bị cứng, vừa khiến cơ thể trẻ hấp thụ lại những chất thải độc hại. Như vậy, cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi trong trường hợp này là sắp xếp lịch đại tiện hợp lý cho con mà cha mẹ sẽ được đọc tiếp ở phần sau.

1.5. Trẻ 2 tuổi không thoải mái khi đi vệ sinh

Bé 2 tuổi đã bắt đầu tập thói quen tập đi đại tiện. Việc yêu cầu trẻ thích nghi với chỗ vệ sinh mới sẽ khiến bé khó chịu, tâm lý đề phòng và nín nhịn. Phân bị nén lại chặt hơn, khô rắn hơn khiến trẻ khi đi ngoài.

1.6. Dùng thuốc có tác dụng phụ gây táo bón

Dùng thuốc có tác dụng phụ gây táo bón

Trẻ 2 tuổi thường được cha mẹ bổ sung nhiều loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc có chứa sắt,… Tác dụng phụ của những loại thuốc này sẽ làm cơ thể bé bị nóng lên và mất cân bằng đường ruột. Đây là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ.

1.7. Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột

Loạn khuẩn đường ruột thường xảy ra phổ biến ở trẻ trong độ tuổi ăn dặm. Bởi trong giai đoạn này, bé phải hấp thu nhiều loại thức ăn khác nhau: nhiều đạm, ít chất béo, ít chất xơ,…

Việc này làm giảm lượng lợi khuẩn có trong ruột, lượng hại khuẩn tăng lên, gây rối loạn tiêu hóa. Khi đó cơ thể không tổng hợp được enzyme, vitamin để hỗ trợ tiêu hóa. Dẫn đến thức ăn bị tích tụ trong ruột, cứng và khô không thải được.

>> Cha mẹ có thể quan tâm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng thì có đáng lo ngại hay không?

2. Làm thế nào để cha mẹ nhận biết bé 2 tuổi bị táo bón?

Làm thế nào để cha mẹ nhận biết bé 2 tuổi bị táo bón?
Nhận diện dấu hiệu táo bón là bước quan trọng trước mắt trong cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi

Nhận biết sẽ là bước đầu tiên trong cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi. Táo bón có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Co thắt dạ dày (cơn đau dậy lên và dịu xuống liên tục).
  • Bé ít cảm thấy đói hơn bình thường.
  • Bé có hành vi cáu kỉnh, bụt dọc do cơn khó chịu mà táo bón gây ra.
  • Nứt hậu môn gây đau và chảy máu khi đi vệ sinh do bé cố gắng rặn trong tư thế ngồi xổm trong thời gian dài.

Khi bị táo bón, con của bạn có thể dễ đầy hơi hơn bình thường. Bạn thậm chí có thể sờ thấy những cục phân cứng nếu bạn ấn nhẹ vào bụng của bé.

Táo bón lâu ngày có thể gây ra khiến con bạn ị ra quần trong vô thức. Điều này xảy ra nếu trực tràng của con bạn chứa đầy phân trong một thời gian dài và ngày càng căng cứng. Con bạn có thể không muốn đi vệ sinh vì trực tràng luôn có cảm giác căng. Sau đó phân có thể tự rơi ra ngoài mà bé không cảm nhận được. Về mặt y học, tình trạng này được gọi là “Encopresis” hoặc “không kiểm soát được phân”.

3. Cách điều trị táo bón cho trẻ 2 tuổi

Dựa vào nguyên nhân gây táo bón, bố mẹ có thể áp dụng một số cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi đơn giản và hiệu quả như:

3.1 Cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi bằng việc uống nhiều nước

Cha mẹ cần lưu ý cho trẻ bị táo bón uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Mỗi sáng khi thức dậy, mẹ hãy tập thói quen cho các bé uống một cốc nước ấm. Không chỉ giúp rửa trôi các chất thải, chất độc trong cơ thể mà uống nước ấm khi thức dậy còn giúp hạn chế các triệu chứng táo bón cho trẻ, là cách điều trị trẻ bị táo bón đơn giản.

3.2 Cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi bằng rau xanh và quả chín

cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi

Trong rau xanh và trái cây chứa một lượng chất xơ và vitamin dồi dào. Các loại rau có tác dụng nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, rau má hoặc các loại quả đu đủ, cam, bưởi… sẽ giúp trị táo bón ở trẻ 2 tuổi.

Nếu bé không chịu ăn rau, hãy trình bày món rau một cách bắt mắt với đa dạng màu sắc để khiến bé thèm ăn.

3.3 Cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi: Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ

cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi
Lịch đi tiêu đều đặn là cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi hiệu quả, và đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé về lâu dài

Dặn dò và chỉ bé đi đại tiện khi cần, không nhịn quá lâu sẽ giúp bé hình thành phản xạ có điều kiện, giúp con dễ dàng đi ngoài hơn để chữa trị táo bón. Hơn nữa, tập cho con đi vệ sinh đúng giờ cũng là biện pháp đề phòng trường hợp bé sợ đi vệ sinh ở trường học.

3.4 Cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi bằng cách mát-xa bụng cho bé

cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi
Cha mẹ có thể mát-xa bụng như cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi

Đây là phương pháp trị táo bón nhằm kích thích nhu động ruột của trẻ. Mẹ áp lòng bàn tay vào rốn và xoa bụng bé theo chiều từ rốn, qua phải, vòng qua trên rốn sang bên trái, ngược chiều kim đồng hồ và cũng là dọc theo khung đại tràng. Biện pháp mát-xa này vừa giúp bé thoải mái, vừa hỗ trợ trị táo bón ở trẻ.

>> Cha mẹ có thể quan tâm: Rốn trẻ sơ sinh bị lồi có cần điều trị không? Điều mẹ nên biết!

3.5 Cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi bằng món ăn dân gian

  • Rau má nấu canh hoặc rau má xay rất tốt cho hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ.
  • Cháo trộn vừng đen giã nhuyễn có tác dụng nhuận tràng, bổ gan và chữa táo bón hiệu quả ở trẻ nhỏ.
  • Cháo rau dền hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là cải thiện táo bón.

Trẻ 2 tuổi bị táo bón là khi bé đi nặng khó khăn, đau rát do phân khô cưng. Nguyên nhân của táo bón ở trẻ 2 tuổi có thể là do bé uống ít nước, thiếu chất xơ, trẻ nhịn đi đại tiện, loạn khuẩn đường ruột,… Táo bón lâu ngày có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ. Đáng lưu tâm là co thắt dạ dày, nứt hậu môn và Encopresis.

Dựa vào nguyên nhân táo bón, có những cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi như: cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung chất xơ cho bé bằng rau củ quả, tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ và dùng công thức dân gian.

[inline_article id=82314]

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Tức bụng dưới ở phụ nữ cảnh báo bệnh gì?

Khi cơ quan sinh sản ở phụ nữ có vấn đề, một trong những biểu hiện thường thấy là tức bụng dưới. Tức bụng dưới ở phụ nữ diễn ra trên nhiều vị trí khác nhau. Mỗi vị trí sẽ đi kèm theo những bệnh lý cụ thể.

1. Tức bụng dưới ở phụ nữ là gì?

Tức bụng dưới ở phụ nữ là tình trạng vùng bụng dưới có cảm giác đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài. Nó có thể đến từ bất kỳ mô và hệ thống cơ quan nào trong khu vực bụng dưới. Nguyên nhân và tính chất của mỗi bệnh lý tiềm ẩn đằng sau sẽ tùy thuộc vào mỗi vị trí cơn đau trên vùng bụng dưới.

>> Bạn có thể quan tâm: Vì sao quan hệ đúng ngày rụng trứng mà vẫn không có thai bạn biết chưa?

2. Những bệnh lý tiềm ẩn đằng sau cơn tức bụng dưới ở phụ nữ

Có 3 vị trí tức bụng dưới phổ biến ở phụ nữ: tức bụng dưới vùng quanh rốn, tức bụng dưới vùng trên xương mu, tức một bên bụng dưới.

2.1 Tức bụng dưới vùng quanh rốn ở phụ nữ

tức bụng dưới ở phụ nữ

Nếu bạn đang bị đau quanh rốn, đó có thể là một trong những dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng sau:

  • Viêm ruột thừa: Khi bị viêm ruột thừa, bạn thường bắt đầu đau ở xung quanh rốn trước tiên. Sau đó, cơn đau sẽ di chuyển sang phía bên phải phần bụng dưới. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn trong 24 giờ và tồi tệ hơn khi bạn vận động. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn, đi ngoài ra phân lỏng nhẹ. Thường phải phẫu thuật để loại bỏ ruột thừa bị viêm. Vì vậy, hãy đi khám ngay nếu quá trình tức bụng dưới ở phụ nữ diễn ra như trên.
  • Viêm loét dạ dày: Tức bụng dưới ở phụ nữ gây ra các bệnh về niêm mạc dạ dày như viêm hoặc loét ở giữa bụng. Cơn đau thường có tính chất bỏng rát. Bệnh nhân thường gặp phải tình trạng buồn nôn, khó tiêu, ợ hơi và thậm chí nôn mửa.Nôn ra máu hoặc đi ra phân đen là những dấu hiệu tức bụng dưới ở phụ nữ đáng lo ngại và cần đến bệnh viện điều trị khẩn cấp.

 >> Bạn có thể quan tâm: Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày có tốt không và cách sử dụng

2.2 Tức bụng dưới vùng trên xương mu ở phụ nữ

tức bụng dưới ở phụ nữ

Xương mu là phần nhô cao bên ngoài bộ phận sinh dục nữ. Nếu bị đau ngay vùng bụng dưới phía trên xương mu, bạn có thể gặp phải một trong các vấn đề sau:

  • Đau bàng quang: Bệnh lý đầu tiên của tức bụng dưới vùng trên xương mu ở phụ nữ là đau bàng quang. Đau bàng quang là một loại đau bụng dưới vùng trung ương thấp. Chuột rút và nóng rát trong hoặc sau khi đi tiểu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.Khi bị nhiễm trùng nước tiểu, bạn có thể phải đi tiểu thường xuyên hơn, có máu trong nước tiểu và cảm thấy mệt mỏi và ốm yếu. Nếu các triệu chứng của bạn không thuyên giảm, bạn cần đến gặp bác sĩ để được cung cấp thuốc kháng sinh. Sỏi bàng quang cũng có thể gây đau ở khu vực này với cảm giác đau buốt hơn, dữ dội hơn và khó đi tiểu.
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID): Nhiễm trùng vùng chậu có thể ảnh hưởng đến tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Nhiễm trùng đường sinh sản không được điều trị có thể trở nên rất nghiêm trọng và dẫn đến các vấn đề lâu dài, vì vậy cần được bác sĩ điều trị. Những loại nhiễm khuẩn này thường do virus lây truyền qua đường tình dục(STI). Vì vậy nếu bạn đang hoạt động tình dục, hãy đảm bảo bạn được kiểm tra sức khỏe tình dục thường xuyên.
  • Đau bụng kinh: Đau quặn thắt vùng bụng dưới trên xương mu là điển hình của tức bụng dưới ở phụ nữ khi có kinh. Nó không phải bệnh lý nhưng cơn đau bụng kinh có thể dữ dội đến mức khiến bạn quằn quại, nôn mửa, đau lưng. Thuốc giảm đau từ dược sĩ, một bình nóng và tập thể dục nhẹ nhàng đều có thể hữu ích cho những lúc này.

>> Bạn có thể quan tâm: 1 tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không?

2.3 Tức một bên bụng dưới ở phụ nữ

đau bụng bên dưới

Khi cảm thấy đau vùng bên trái hoặc bên phải phần bụng dưới, có thể bạn đang mắc các bệnh lý sau:

  • Đau rụng trứng (mittelschmerz): Cơn đau buốt này có thể xảy ra khi buồng trứng của bạn đang phóng thích trứng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nó rơi vào khoảng hai tuần trước kỳ kinh. Nó có thể ở bên phải hoặc bên trái, tùy thuộc vào việc buồng trứng nào sẽ rụng trứng trong tháng đó.Mặc dù nó có thể nghiêm trọng, nó thường tồn tại trong thời gian ngắn và bình thường và không có hại.
  • U nang buồng trứng: U nang buồng trứng hiếm khi gây tức bụng dưới ở phụ nữ. Hầu hết chúng sẽ tự biến mất. Chỉ khi phần u nang trở nên ngày càng lớn, xoắn hoặc vỡ ra thì chúng mới gây đau. Bạn có thể bị đầy hơi, đau khi quan hệ tình dục hoặc phải đi tiểu thường xuyên.Rất may, chỉ có một số ít u nang buồng trứng là ung thư. Điều này thường xảy ra ở phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình có thể bị u nang buồng trứng.
  • Mang thai ngoài tử cung: Đây là nơi trứng đã được thụ tinh không tiến đến tử cung và cố gắng phát triển bào thai trong ống dẫn trứng. Nếu ở phụ nữ bị tức bụng dưới một bên và bị trễ kinh thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Mang thai ngoài tử cung có thể đe dọa đến tính mạng hoặc khả năng sinh con.
  • Lạc nội mạc tử cung: Mô từ niêm mạc tử cung nếu nằm ở những nơi khác trong bụng và xương chậu có thể gây đau khi chảy máu trong kỳ kinh nguyệt. Việc chảy máu quá nhiều có thể dẫn tới cơn tức bụng dưới ở phụ nữ thường ở một bên. Lúc này cần điều trị bằng thuốc giảm đau, liệu pháp nội tiết tố và phẫu thuật.
  • Viêm thận: Nhiễm trùng thận gây đau ở một bên vùng bụng dưới. Nó gồm các triệu chứng tiết niệu như đau buốt, tiểu ra máu, nôn mửa và thân nhiệt cao. Những bệnh nhiễm trùng này thường do vi khuẩn và cần thuốc kháng sinh. Vì vậy, đừng trì hoãn việc đi khám bác sĩ.

>> Bạn có thể xem thêm: 10 cách làm thơm vùng kín “phái đẹp” nên tận dụng ngay

2.4 Tức bụng dưới ở phụ nữ một cách chung

tức bụng dưới
Tức bụng dưới ở phụ nữ có thể do táo bón, hội chứng ruột kích thích hoặc bị đau cơ vì tập thể dục quá đà

Nhiều trường hợp cơn đau bụng dưới không tập trung vào một vị trí cụ thể:

  • Táo bón: Đây là một nguyên nhân phổ biến của tức bụng dưới ở phụ nữ đi kèm với chán ăn và đầy hơi. Bạn cần uống nhiều nước, tập thể dục và ăn thức ăn có chứa chất xơ. Tham vấn với bác sĩ về thuốc nhuận tràng nếu bạn đang gặp khó khăn với đường ruột của.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): IBS là tình trạng rối loạn tiêu hóa mãn tính ảnh hưởng đến đại tràng. Cơn đau do IBS có thể ở bất kỳ vị trí nào trong bụng của bạn và thường liên quan đến đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy. Để khắc phục bạn cần nghỉ và học cách quản lý tình trạng bệnh thông qua chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.
  • Đau cơ: Đau cơ có thể dẫn đến một số trường hợp đau bụng dưới. Cơ bị căng do tập thể dục hoặc chấn thương, ảnh hưởng đến một, cả hai bên hoặc tổng thể vùng bụng dưới. Bạn nên uống thuốc giảm đau và thường xuyên nghỉ ngơi.

3. Đau bụng dưới ở phụ nữ có triệu chứng như thế nào?

Thường thì tức bụng bình thường và tức bụng dưới ở phụ nữ dễ bị nhầm lẫn. Bạn có thể kiểm tra xem mình có đang đau bụng dưới hay không dựa vào các triệu chứng điển hình dưới đây:

  • Xuất hiện các cơn đau phía dưới rốn hay xung quanh cơ quan sinh dục.
  • Đau quặn thắt theo từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài, cảm giác bớt đau khi gập người xuống.
  • Có các biểu hiện kèm theo như: chóng mặt, buồn nôn, âm dạo tiết dịch mủ kèm theo máu,…

4. Khi nào cần đi khám bác sĩ vì đau bụng dưới?

Các bệnh lý của tức bụng dưới ở phụ nữ nghiêm trọng và khó chẩn đoán. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Đau dữ dội.
  • Cơn đau tiếp tục trở nên tồi tệ hơn.
  • Nhiệt độ cao.
  • Máu trong phân của bạn đen và có mùi bất thường.
  • Đau khi bạn mang thai hoặc nghĩ rằng bạn có thể.
  • Không có khả năng đi lại do đau.
  • Nôn mửa nhiều lần, đặc biệt nếu có máu trong chất nôn của bạn.
  • Một sự thay đổi dai dẳng trong thói quen đi tiêu của bạn.

Thông tin trên của Marrybaby chỉ mang tính chất tham khảo. Chị em nên đến gặp bác sĩ để hiểu rõ cũng như điều trị các bệnh lý của mình.

[inline_article id=231588]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Bật mí 11 tác dụng của thanh long với trẻ có thể khiến bạn ngạc nhiên

quả thanh long

Không thể phủ nhận một điều rằng ngoài một số loại rau xanh thì trái cây là một trong những loại thực phẩm đem lại muôn vàn giá trị sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, đừng hiểu nhầm rằng loại trái cây nào cũng dùng được cho bé, nhất là khi trẻ nhỏ hơn 1 tuổi. Nhiều bà mẹ cũng thắc mắc không biết liệu có nên cho con mình dùng thanh long hay không, cũng như tác dụng của thanh long có thực sự tốt cho trẻ? Cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau.

Thanh long là một giống cây cho trái họ xương rồng, được trồng nhiều ở các quốc gia cận nhiệt đới và nhiệt đới. Loại quả này cũng được tiêu thụ rất nhiều ở nước ta bởi hương vị thơm ngon cùng hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Hơn nữa, đây là loại quả có giá thành rất vừa túi tiền của mọi người nhưng vẫn đảm bảo nhiều lợi ích sức khỏe không kém các loại trái cây khác.

Quả thanh long vốn dĩ tốt cho sức khỏe là vậy, thế nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì nó hoàn toàn có thể gây hại cho trẻ. Bài viết dưới đây, Marry Baby chia sẻ đến bạn những tác dụng của thanh long, đồng thời là một vài điểm lưu ý khi sử dụng. Đừng bỏ lỡ nhé!

11 tác dụng của thanh long với trẻ có thể bạn sẽ ngạc nhiên

Thanh long được cho là phù hợp với sức khỏe của tất cả mọi người, bởi lẽ nó sở hữu cho mình nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Sơ qua có thể kể đến như vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C cùng một số khoáng chất quan trọng như sắt và canxi…

Ngoài ra, loại quả này cũng giàu chất xơ là yếu tố góp phần cải thiện nhu động ruột nhờ vậy mà có thể cải thiện chứng táo bón thường gặp ở trẻ.

Độ tuổi tốt nhất để giới thiệu loại thực phẩm này cho bé được các chuyên gia khuyên là 1 tuổi trở lên. Tuy vậy, cũng không ít bậc phụ huynh đã bắt đầu cho con dùng khi bé được hơn 6 tháng tuổi.

Dưới đây là những tác dụng của thanh long đối với sức khỏe của trẻ và cũng là những lý do vì sao bạn nên cho con ăn loại quả này:

1. Thanh long là nguồn dồi dào chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa có vai trò vô cùng thiết thực với cơ thể mỗi người. Nó giúp làm giảm tác dụng của những gốc tự do gây hại cho các tế bào cơ thể. Điều này rất có ý nghĩ trong việc đảm bảo hệ miễn dịch khỏe mạnh và ngăn ngừa các mầm bệnh xâm hại cơ thể trẻ. Ngoài ra, chất này cũng rất hữu ích trong việc chống lại ung thư.

2. Củng cố và xây dựng xương chắc khỏe

tác dụng của thanh long giúp xương chắc khỏe

Như đã đề cập ở trên, thanh long chứa rất nhiều canxi, sắt và phospho. Nói riêng vai trò của từng thành phần thì canxi là nhân tố chính giúp cấu thành nên xương và răng của trẻ, sắt là chất cần thiết để đảm bảo cho các tế bào hoạt động tốt, cuối cùng là phospho khi kết hợp cùng với các hợp chất phenolic và flavonoid có mặt trong bữa ăn sẽ giúp tăng lắng quá trình hình thành xương.

Các dưỡng chất trên là chìa khóa để giữ cho trẻ khỏi các vấn đề như còi xương và viêm khớp. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng ăn thanh long là cách tốt nhất để bổ sung canxi và sắt, đặc biệt là với những gia đình có thói quen tập cho trẻ ăn chay từ bé.

3. Nâng cao sức khỏe tim mạch

Ngày nay, tình trạng có nhiều trẻ sớm mắc các bệnh tim mạch là điều không còn hiếm gặp. Việc tiêu thụ thanh long đem đến tác dụng có thể giúp cải thiện vấn đề trên.

Lý do là các dưỡng chất có lợi trong thanh long giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng cách giảm lượng cholesterol xấu, đồng thời tăng cường hấp thu cholesterol tốt.

Trong hạt thanh long cũng chứa hàm lượng omega-3 và 6 rất cao. Chính việc được cung cấp đầy đủ các chất này sẽ đảm bảo cho trẻ ít có nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch ở giai đoạn sau. Bên cạnh đó, các axit béo này còn hỗ trợ cải thiện thị lực, ngăn ngừa sự thoái hóa tế bào. Cả hai chất vừa nêu trên hầu hết đều không được mọi người cung cấp một cách đầy đủ mỗi ngày.

4. Thanh long có rất nhiều vitamin C

Đây được xem là chất cần thiết cho nhiều quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể. Hơn nữa, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của da, cơ, xương và tham gia vào hoạt động của hệ tuần hoàn.

Điều đáng nói hơn, vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay khi mà có rất nhiều dịch bệnh đang hoành hành như dịch Corona hiện nay.

5. Giàu chất xơ

Với hàm lượng chất xơ tuyệt vời, thanh long giúp đảm bảo sự hoạt động ổn định của đường ruột nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung ở trẻ.

Ngoài ra, tác dụng của thanh long còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Từ đó, hỗ trợ để trẻ tránh được tình trạng béo phì, đái tháo đường.Với trường hợp trẻ bị mắc bệnh đái tháo đường, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thêm thanh long vào trong thực đơn hằng ngày của con.

6. Cải thiện hệ tiêu hóa

thanh long cải thiện hệ tiêu hóa

Một điều mà bạn cần biết rằng, việc tiêu thụ các loại đồ ăn vặt có nhiều đường thường dễ khiến trẻ bị đầy hơi và thậm chí dẫn đến táo bón. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì nhờ hàm lượng chất xơ mà thanh long sẽ giúp đường ruột hoạt động trơn tru hơn. Thêm vào đó, việc ăn thanh long cũng có tác dụng làm sạch hệ tiêu hóa và giảm chứng táo bón.

7. Tốt cho thị lực của trẻ

Tác dụng này của thanh long đến từ vitamin A trong thành phần. Đặc biệt, vitamin A này được biết là tồn tại ở dạng carotene loại chất cần thiết cho võng mạc, độ sáng và tầm nhìn của mắt.

Hơn thế nữa, vitamin A cũng góp phần xây dựng hệ miễn dịch và cải thiện tầm nhìn cho trẻ.

8. Là nguồn cung dồi dào sắt

Thanh long là loại thực phẩm tốt trong việc tăng số lượng tế bào hồng cầu bởi nó vốn dĩ giàu chất sắt. Đây là loại khoáng chất có ích trong việc ngăn ngừa chứng thiếu máu, một tình trạng có thể dẫn đến nhiều rối loạn phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hàm lượng sắt phong phú cũng cần thiết để thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của tóc.

9. Tốt cho hệ thần kinh

Lượng phospho, canxi, natri dồi dào trong quả thanh long không những có lợi cho hệ xương khớp mà nó còn đảm bảo cho hoạt động chính xác của hệ thần kinh. Điều này rất có ý nghĩa trong vấn đề phát triển các kỹ năng vận động và cảm giác ở trẻ.

10. Mang lại làn da khỏe mạnh, tươi tắn

tác dụng của thanh long giúp da trẻ mịn màng

Vitamin C là chất có tác dụng xây dựng và sửa chữa làn da bị tổn thương. Trong khi đó, thanh long lại là một kho tàng tuyệt vời của loại dưỡng chất này. Vì thế, nếu mẹ cho trẻ dùng thường xuyên sẽ rất hữu ích trong việc duy trì kết cấu và sự mịn màng của làn da trẻ.

11. Tốt cho thận

Đây chính là tác dụng của thanh long cuối cùng mà Marry Baby muốn chia sẻ cùng bạn. Các nghiên cứu đã chứng minh việc tiêu thụ thanh long có tác dụng loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Nhờ vậy mà nó giúp duy trì một hệ thống tiết niệu khỏe mạnh.

Những thận trọng trước khi cho trẻ ăn thanh long

lưu ý khi cho trẻ ăn thanh long

Cũng như bao loại thực phẩm khác, trước khi giới thiệu cho trẻ, bạn cần đảm bảo kiểm tra xem kiệu con bạn có bị dị ứng với nó hay không? Với trường hợp của thanh long, các mẹ nên cho con ăn một phần nhỏ và theo dõi các triệu chứng như phát ban hoặc sưng viêm ở xung quan miệng. Ngoài ra, cũng có tình huống việc tiêu thụ thực phẩm mới có thể gây kích ứng đường tiêu hóa dẫn đến các biểu hiện như tiêu chảyđầy hơi.

Lưu ý rằng, bất kỳ loại trái cây nào cũng cần được rửa kỹ vì chúng có thể tồn đọng phấn hoa gây dị ứng cho trẻ hoặc tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật gây ngộ độc. Ngoài ra, với hàm lượng cao vitamin C nên thanh long cũng có thể có tính axit cao, do đó, loại quả này hoàn toàn có nguy cơ gây kích ứng dạ dày của trẻ sơ sinh. Chính vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời điểm thích hợp nhất để cho bé dùng loại quả này.

Mách mẹ cách thêm thanh long vào thực đơn cho trẻ

thanh long đỏ

Từ những tác dụng của thanh long ở trên thì không có lý do nào các bậc phụ huynh không nên thêm loại quả này vào chế độ ăn của con mình.

Nhất là khi trẻ đã bắt đầu làm quen với thực phẩm rắn, thanh long cũng là lựa chọn tốt để tiêu thụ. Đơn giản bạn chỉ cần bổ đôi quả thanh long, dùng thìa múc lấy phần thịt quả bên trong là có thể cho trẻ dùng.

Mách nhỏ một điều là đa phần các bé sẽ khá ưa chuộng thanh long đỏ hơn vì hương vị thơm ngon của nó. Vì thế, mẹ có thể thử cho con bắt đầu với loại thanh long này trước.

Thanh long cũng có thể sử dụng trong món sinh tố với các loại trái cây khác như việt quất, táo hay đào. Bên cạnh đó, nó cũng rất ngon khi ăn kèm với sữa chua hoặc dùng làm nguyên liệu trong một số món salad…

Mẹo làm món thanh long nghiền (Puree) cho bé thật đơn giản

cách làm món sinh tố thanh long

Món ăn này chính là cách đơn giản để phát huy tác dụng của thanh long trong việc phòng ngừa táo bón cũng như cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho bé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Thanh long cắt nhỏ: 1 chén
  • Đường: 1 – 2 thìa cà phê nhỏ
  • Nước cốt chanh: 1 thìa cà phê
  • Nước lạnh hoặc đá viên tùy ý

Cách thực hiện:

Trộn đều tất cả các thành phần với nhau bằng máy xay cho đến khi có được hỗn hợp nhuyễn, mịn. Bạn có thể dùng rây để lọc lại hạt sau khi trộn. Cho trẻ dùng ngay sau khi chế biến.

Mong rằng, với những tác dụng của thanh long mà Marry Baby đã chia sẻ ở trên, bạn đã có thêm cho mình một lựa chọn thú vị trong việc lên thực đơn dinh dưỡng hằng ngày cho bé yêu.

Marry Baby

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

10 loại thực phẩm là nguyên nhân gây táo bón cho trẻ mẹ cần biết

Bé ăn rau xanh giúp giảm táo bón

Táo bón là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiều bậc cha mẹ lại cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ địa của bé hoặc do con lười uống nước. Thế nhưng, chúng ta lại không hề biết rằng một trong những lý do quan trọng dẫn đến tình trạng táo bón xảy ra ở trẻ chính là từ chế độ ăn uống, dinh dưỡng hằng ngày của con. Có những loại thực phẩm mà con tiêu thụ thường xuyên chính là nguyên nhân gây táo bón cho trẻ.

Táo bón ở trẻ được cho là phổ biến và không mấy nghiêm trọng. Thế nhưng nếu không được quan tâm và chăm sóc đúng mức thì tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe của các bé.

Bài viết này, Marry Baby muốn chia sẻ cùng bạn những loại thực phẩm có thể là nguyên nhân gây ra chứng táo bón ở trẻ, cũng như làm thế nào để phòng ngừa một cách hiệu quả nhất. Đừng bỏ qua nhé!

Chọn món ăn không hợp lý cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón cho trẻ

Với những trẻ đã bắt đầu ăn thức ăn đặc rồi thì những dấu hiệu như: khó đại tiện, giảm số lần đi tiêu (dưới 3 lần một tuần), phân khô cứng, đôi khi có lẫn máu, hậu môn của trẻ bị sưng đỏ sau khi đi vệ sinh… là những dấu hiệu cảnh báo chứng táo bón ở các bé.

Một trong số những nguyên nhân chính là việc bố mẹ cho trẻ tiêu thụ quá nhiều một vài loại thực phẩm sau đây:

1. Protein có trong sữa công thức và sữa mẹ

Một số loại protein trong sữa (đặc biệt là sữa bò) không được cơ thể trẻ dung nạp tốt cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng táo bón. Bên cạnh đó, nó cũng có thể gây ra các triệu chứng khác kèm theo như buồn nôn, chán ăn, khó chịu…

Chính vì vậy, nếu mẹ cho bé dùng sữa công thức thì phải thật thận trọng với vấn đề này. Không chỉ vậy, trẻ cũng có thể bị dị ứng với vài loại protein hiện diện trong sữa mẹ, lúc này bạn cần phải xem xét lại chế độ ăn uống của mình.

2. Thức ăn công thức

sữa công thức là nguyên nhân gây táo bón

Những năm đầu đời, đôi khi mẹ cũng sẽ bắt đầu cho trẻ sử dụng các loại thức ăn công thức như bột ăn dặm hoặc sữa. Tuy vậy, những loại sản phẩm này thường chứa những thành phần khiến trẻ bị khó tiêu hoặc thậm chí dẫn đến táo bón. Riêng với loại sữa công thức, ngoài chứa những thành phần protein phức tạp như đã đề cập ở trên, vài loại trong số đó còn có lactose, một loại đường có thể làm tăng khí và gây hiện tượng đầy hơi.

3. Gạo

Cơm và cháo là hai loại thực phẩm rắn mà hầu hết các bà mẹ thường sử dụng như là những món ăn đầu tiên cho con. Lưu ý rằng một số bé có thể sẽ thấy khó tiêu hóa các thực phẩm được nấu từ gạo và có thể bị táo bón.

4. Cà rốt

ăn cà rốt cũng có thể gây táo bón 676575697

Thoạt nghe có vẻ lạ, bởi lẽ cà rốt khi được dùng sống hoặc ở dạng nước ép thường tốt cho trẻ. Trái lại, nếu bạn cho trẻ sử dụng cà rốt hấp, đây có thể là  nguyên nhân gây táo bón cho bé. Lý do có thể giải thích là việc tiêu thụ cà rốt hấp khiến cho phân cứng rắn, từ đó trẻ khó đi tiêu hơn.

5. Chuối xanh (chuối sống)

Chuối chín được cho là rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ thì ngược lại chuối xanh lại là nguyên nhân gây táo bón cho trẻ. Hơn nữa, chuối sống còn gây ra một số vấn đề về dạ dày ở trẻ. Chuối sống và kể cả loại chưa chín kỹ đều có chứa tinh bột khiến trẻ khó tiêu hóa. Vì vậy, mẹ cần lưu ý tránh dùng loại thực phẩm này trong bất kỳ món ăn nào của bé nhé!

6. Táo

ăn nhiều táo dễ gây táo bón

Thật bất ngờ, vì từ lâu táo được biết với công dụng làm đặc phân và thường được dùng trong các trường hợp như tiêu chảy. Thế nhưng món táo hấp lại có thể gây táo bón cho bé. Vì vậy, mẹ không nên cho bé ăn món táo hấp. Ngoài ra, một lý do vì sao không nên cho trẻ ăn táo là vì bản thân loại trái cây này có chứa protein pectin có tác dụng làm cứng phân.

7. Phô mai

Một trong những loại thực phẩm có thể trở thành nguyên nhân gây táo bón cho trẻ nên được kể đến là phô mai. Mặc dù vô cùng giàu vitamin cùng các khoáng chất thiết yếu và cũng được xem là một loại siêu thực phẩm cho trẻ, thế nhưng do có rất ít chất xơ mà việc tiêu thụ phô mai có thể khiến trẻ mắc chứng táo bón.

8. Bánh mì và sản phẩm từ bột mì

Bột mì là lúa mì đã loại bỏ đi phần lớn thành phần chất xơ có lợi cho đường ruột. Trong khi đó, việc bổ sung chất xơ chính là chìa khóa cho vấn đề táo bón.

9. Khoai tây

Nếu bạn cho trẻ ăn khoai tây kèm với các loại rau xanh khác thì đây là một điều rất tốt cho sức khỏe. Trái lại, nếu bạn để trẻ tiêu thụ khoai tây chiên hoặc dùng khoai tây với bơ hoặc sốt kem thì chúng có thể lại là nguyên nhân gây táo bón cho bé.

10. Sữa chua

ăn sữa chua là nguyên nhân gây táo bón 1067005868

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Thế nhưng, nó cũng có tác dụng liên kết với các chất trong thực phẩm và đôi khi có thể gây táo bón ở trẻ em.

Mẹ có thể làm gì để ngăn chứng táo bón tìm đến con yêu đây?

tạo thói quen đi vệ sinh cho trẻ 1018192189

Để phòng ngừa táo bón cho trẻ, các mẹ nên thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Trường hợp nếu con bạn đã qua ngưỡng 6 tháng tuổi, bạn có thể cho bé uống nước bằng muỗng với từng ngụm vừa phải. Còn với những trẻ dưới 6 tháng, các bé nên được bổ sung nước thông qua nguồn sữa mẹ bằng việc tăng cữ bú và thời gian bú. Khi trẻ lớn dần, bạn có thể bắt đầu với những thực phẩm có nhiều nước và giàu chất xơ. Việc tiêu thụ đủ nước và chất xơ sẽ cải thiện nhu động ruột của bé.
  • Với trẻ lớn, hãy đảm bảo có chất xơ trong chế độ ăn uống hằng ngày của con. Một số loại thực phẩm gợi ý vừa thơm ngon, lại tốt cho trẻ và kích thích tiêu hóa như mận, quả mọng, ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, mẹ nên tập cho trẻ ăn các loại rau xanh để phòng ngừa các nguyên nhân gây táo bón.
  • Rèn luyện thói quen đi vệ sinh cho bé. Nếu trẻ đã ngồi bô được, bố mẹ nên khuyến khích con tập đi vệ sinh khoảng 5 – 10 phút vào cùng một thời điểm hằng ngày. Điều này sẽ giúp lấy lại phản xạ đi tiêu cho trẻ, rất cho lợi cho hệ tiêu hóa của bé.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng táo bón khó chịu cho bé yêu, một trong số đó lại đến từ những việc ăn uống và những loại thực phẩm mà chúng ta cho là tốt. Việc thay đổi chế độ ăn uống của bé và khuyến khích con vận động thường xuyên là biện pháp tốt để chữa táo bón và các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa nữa. Tuy nhiên, nếu tình trạng không thuyên giảm mà có xu hướng tồi tệ hơn, bạn nên đưa con đi khám sớm để được can thiệp y tế kịp thời!

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mệt mỏi khi mang thai: Mỗi tam cá nguyệt mỗi khác

Mệt mỏi khi mang thai là tình trạng phổ biến, thường xuất hiện nhiều trong 3 tháng đầu và những tháng cuối thai kỳ. Tùy từng thời điểm, sự mệt mỏi của mẹ bầu có thể do những nguyên nhân khác nhau. Mời bạn cùng MarryBaby tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách giải quyết sự mệt mỏi trong từng tam cá nguyệt nhé!

Mệt mỏi khi mang thai

1. Mệt mỏi trong tam cá nguyệt đầu tiên

3 tháng đầu được xem là giai đoạn khó khăn nhất trong thai kỳ. Bạn cũng đừng nên quá lo lắng khi đối diện với các triệu chứng khó chịu trong tam cá nguyệt này.

Ốm nghén

Là tình trạng khá phổ biến có đến 80% phụ nữ mang thai bị ốm nghén. Nôn và buồn nôn là biểu hiện đặc trưng của nghén, kèm theo cảm giác khá nhạy cảm với mùi thức ăn. Mẹ bầu luôn thấy sợ hãi khi mỗi sáng thức dậy phải chạy ngay vào nhà vệ sinh để nôn và trong bụng dường như không còn gì.

Cách khắc phục:

  • Cho dù mệt mỏi khi mang thai như thế nào thì bà bầu cũng không nên bỏ bữa, thay vào đó hãy chia nhỏ 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ.
  • Cần tránh những thức ăn có mùi tanh khiến mẹ có cảm giác buồn nôn, thực phẩm kích thích dạ dày như chất béo, đồ chiên nhiều dầu mỡ.
  • Dùng thêm gừng vào các món ăn sẽ giúp mẹ bớt buồn nôn, hoặc uống trà gừng vào mỗi sáng.

tam cá nguyệt thứ nhất mệt mỏi như thế nào

Táo bón

Sự gia tăng hormone progesterone trong 3 tháng đầu làm cho hệ tiêu hóa hoạt động chậm chạp hơn và gây nên chứng táo bón. Đây cũng là “thủ phạm” khiến mẹ trở nên mệt mỏi khi mang thai.

Cách khắc phục

  • Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, nho khô…
  • Uống nhiều nước một cách đều đặn, ngoài nước lọc mẹ có thể dùng thêm nước ép hoa quả, nước ép rau xanh.
  • Chỉ với 15 phút đi bộ mỗi ngày, bạn sẽ loại bỏ được nguy cơ táo bón.

Nhức đầu, choáng váng

Thai nhi đang trong quá trình hình thành nên mọi nguồn năng lượng của mẹ đều tập chung cho bé, vì thế đôi khi khiến mẹ bị đau đầu và choáng váng. Hiện tượng này sẽ giảm dần vào những tháng tiếp theo.

Cách khắc phục:

  • Dành nhiều thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi.
  • Không nên dùng các chất kích thích như cà phê, bia rượu, chè đậm.
  • Ăn uống khoa học, đầy đủ chất.

2. Mệt mỏi khi mang thai 3 tháng giữa

tam cá nguyệt thứ 2 mẹ đau dây chằng

Thời gian này cơ thể mẹ đã dần thích nghi với những thay đổi, đây cũng là giai đoạn thoải mái nhất trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên vẫn có những vấn đề khiến mẹ cảm thấy lo lắng và mệt mỏi khi mang thai.

Đau nhức dây chằng

Thai nhi bắt đầu lớn dần, gây áp lực lên dây chằng quanh vùng bụng dưới. Vì vậy bầu sẽ cảm thấy đau nhói, đôi khi những cơn đau trở nên nặng hơn.

Cách khắc phục

  • Mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều.
  • Khi ngủ nên nằm nghiên, chèn thêm một chiếc gối dưới bụng và kẹp giữa hai chân.
  • Nên thay đổi tư thế ngồi hay nằm một cách từ từ để giảm những cơn đau.

Mệt mỏi do căng thẳng, lo âu

Lo lắng cho sự phát triển của thai nhi cũng như những nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng xấu đến con là nỗi ám ảnh lớn của người làm mẹ. Đôi khi chỉ vì lo lắng thái quá khiến mẹ trở nên bất an, mệt mỏi khi mang thai.

Cách khắc phục

  • Luôn luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui tươi chỉ có như vậy em bé mới phát triển tốt hơn.
  • Hãy chia sẻ tâm tư, tình cảm với chồng hoặc người thân sẽ giúp bạn thoải mái hơn.

Khó thở làm cơ thể bà bầu mệt mỏi

Thai nhi phát triển ngày một lớn, theo đó sức ép lên lồng ngực và phổi cũng tăng lên khiến bầu khó thở nhiều hơn. Tình trạng này sẽ kéo dài đến cuối thai kỳ.

Cách khắc phục

  • Không nên làm việc nhiều, quá sức, tránh làm những công việc nặng nhọc.
  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng, các bài tập hít thở, yoga hay đi bộ sẽ giúp mẹ cung cấp oxy cho phổi tốt hơn.
  • Nếu bị khó thở nặng, thở gấp thì bầu cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

3. Mệt mỏi trong tam cá nguyệt cuối cùng

mệt mỏi trong tam cá nguyệt thứ 3

Bạn trở nên nặng nề, “ì ạch” hơn nhiều. Cảm giác mệt mỏi cũng luôn “đeo bám” không rời mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Cơ thể mệt mỏi vì đau lưng

Áp lực từ trọng lượng của thai nhi là nguyên nhân chính gây nên những cơn đau lưng khó chịu. Thậm chí chúng còn làm bầu rơi vào tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ dẫn đến cơ thể mỏi mệt.

Cách khắc phục

  • Tiếp tục chăm chỉ tập luyện thể dục với những bài tập nhẹ.
  • Massage là liệu pháp hiệu quả giảm đau lưng, vì vậy đừng chần chừ nhờ anh xã giúp, bầu nhé!

2. Chứng phù nề khó chịu

Là hiện tượng diễn ra khá phổ biến trong những tháng cuối của thai kỳ, tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại làm mẹ thấy bất tiện và mệt mỏi.

Cách khắc phục

  • Hạn chế ăn mặn và uống nhiều nước
  • Cố gắng vận động nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông tốt hơn
  • Không nên ngồi hay đứng một chỗ quá lâu
  • Kê cao chân khi nằm ngủ
  • Lựa chọn những đôi giày, dép phù hợp

3. Mệt mỏi khi đợi chờ

Mặc dù đã biết ngày dự sinh nhưng vào tháng cuối thai kỳ, mẹ vẫn luôn lo lắng không biết khi nào con yêu sẽ ra đời. Bên cạnh đó, bạn còn có nỗi sợ khi phải đối mặt với những cơn đau đẻ kinh hoàng… Tất cả gây nên một áp lực rất lớn cho mẹ lúc này.

Cách khắc phục

  • Hãy thư giãn bằng cách nghỉ ngơi, làm một vài món ăn nhẹ hay trang trí phòng cho bé…
  • Học hỏi những kinh nghiệm của người đi trước để chuẩn bị cho việc sinh nở diễn ra thuận lợi hơn.

Bên cạnh những biện pháp khắc phục các cơn mệt mỏi ở từng tam cá nguyệt, mẹ bầu còn có thể nâng cao sức khỏe với các cách sau đây:

Mẹ bầu làm gì cho hết mệt?

Yoga cho mẹ bầu

Một số điều chỉnh trong sinh hoạt có thể giúp bạn cải thiện tình hình.

1. Lắng nghe bản thân

Bạn nên ngủ sớm hơn thường lệ. Bạn cũng cần tăng thời gian ngủ ban ngày. Nếu chưa có thói quen ngủ trưa, bạn nên tranh thủ chợp mắt ở nơi làm việc hoặc tại nhà. Chỉ 15 phút ngắn ngủi cũng có thể giúp bạn giảm mệt mỏi khi mang thai.

2. Lên thời gian biểu hợp lý

Giảm thời lượng dành cho công việc bên ngoài hoặc việc nhà để nghỉ ngơi nhiều hơn.

3. Ăn uống đúng cách

Bà bầu cần bổ sung 300 calo mỗi ngày. Mời bạn tra cứu bảng dưới đây nhé.

Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối
2 lát sandwich + 2 lát cà chua +

1 quả trứng chiên + 2 lát dăm bông

1 cái đùi gà nướng khoảng 120g 114g cá thu nấu chín
2 lát bánh mì nướng + 1/3 trái bơ đánh nhuyễn

+ 80g cá hồi

100g cốc lết heo chiên 303g tôm bóc vỏ

Những thức ăn như khoai tây chiên, bánh snack hay kẹo ngọt không nên góp mặt trong thực đơn hằng ngày của bạn. Ngược lại, hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt, cá, gà, ngũ cốc và uống sữa.

4. Bù nước cho cơ thể
Tạm biệt cà phê và uống đủ 2,5 lít nước/ngày. Nếu cảm thấy phiền phức vì phải đi tiểu ban đêm, bạn chỉ cần tránh uống quá nhiều sau 6 giờ tối.

5. Thể dục nhẹ

Việc đi bộ một vài vòng, tập một số động tác giãn cơ kết hợp với việc hít thở sâu sẽ khiến bạn cảm thấy khá hơn rất nhiều.

6. Hướng đến tương lai

Nếu đang ở 3 tháng đầu, bạn có thể nghĩ đến thời gian “huy hoàng” của tam cá nguyệt tiếp theo. Thông thường, những cơn mệt mỏi khi mang thai sẽ biến mất trong khoảng thời gian này và bạn có thể làm mọi điều mình thích, miễn là chúng không nằm trong danh sách những việc cấm kỵ đối với bà bầu.

Nếu đang ở 3 tháng cuối, hãy nghĩ về ngày mình được đón bé yêu chào đời. Cả một chặng đường dài sắp kết thúc! Không có lý do gì để không vui lên.