Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Sợ ra đường mùa dịch, hãy bỏ túi ngay các hoạt động trải nghiệm thú vị tại nhà cùng bé yêu

Con nghỉ học tránh dịch, bố mẹ vừa phải làm việc tại nhà, lo việc công ty và trông con. Vậy làm thế nào để biến những ngày tháng “trốn dịch” tẻ nhạt trở nên có ý nghĩa hơn? Cùng tham khảo ngay những hoạt động trải nghiệm tại nhà mà Marry Baby gợi ý nhé!

hoạt động cho bé mùa dịch

Nếu nghĩ theo hướng tích cực, những ngày ở nhà tránh dịch là cơ hội quý giá để mọi thành viên trong gia đình gắn kết với nhau. Đặc biệt là các “thiên thần nhí”, đây chính là dịp mà bạn có thể bù đắp cho con sau những lúc quá bận rộn.

Bạn cần biết rằng, thời gian trôi qua rất nhanh, chẳng mấy chốc trẻ sẽ lớn phổng phao. Để có thể lưu lại những kỷ niệm đẹp cùng con yêu trong mùa dịch này, Marry Baby mách bạn các hoạt động trải nghiệm thú vị ngay tại nhà sau đây:

Những hoạt động trải nghiệm trong mùa dịch cùng bé yêu

1. Vui chơi nhưng cũng không quên việc học

Không như ở trường, chuyện học hành tại nhà chỉ nên giới hạn ở mức vừa phải. Điều này vừa giúp các bé không bị quên bài vở khi phải nghỉ quá lâu vừa không tạo ra áp lực học tập. Bên cạnh kiến thức phổ thông, các bậc phụ huynh có thể dạy cho con thêm những điều mới. Một kỹ năng sống, cách chơi cờ vua, đánh đàn hoặc bất kỳ bộ môn nào mà trẻ hứng thú.

Hiện nay, các lớp học trực tuyến đã trở nên khá phổ biến, tùy vào lứa tuổi mà bạn có thể chọn cho bé một khóa học phù hợp. Nếu có thể sắp xếp được thời gian đừng quên tham gia chung với con bạn nhé!

2. Kết nối với thiên nhiên

Mặc dù không nên ra ngoài nhưng bố mẹ cũng đừng vì thế mà “giam lỏng” con suốt ngày trong 4 bức tường. Những lúc buồn chán, tại sao không tìm về với thiên nhiên? Không nhất thiết phải đi thật xa, đơn giản bạn chỉ cần dạo quanh vườn nhà, gieo trồng một loại cây nào đấy hoặc cùng nhau quan sát các loài thực vật có sẵn ở vườn nhà…

Hoạt động trải nghiệm thú vị này chắc chắn sẽ là một liều thuốc tinh thần cho cả gia đình thấy phấn chấn hơn đấy!

hoạt động trải nghiệm tại nhà trồng cây

3. Vận động, tham gia chơi thể thao

Ở nhà tránh dịch không đồng nghĩa với chuyện bạn sẽ ngồi lỳ trong nhà suốt 24 giờ. Thời gian rảnh rỗi, nếu không vướng bận công việc, bạn hãy cùng bé vận động, chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe.

Với những gia đình có không gian khiêm tốn, bạn có thể chọn tập các bài tập thể dục theo nhịp điệu, chơi cầu lông ngoài hẻm hoặc dạo bộ quanh nhà. Nếu may mắn sở hữu không gian lớn hơn hoặc thậm chí là cả một bể bơi, tại sao không cùng bé thi bơi mỗi buổi chiều?

Chơi thể thao là cách tốt nhất để gắn kết với trẻ. Theo đó, ngoài việc chọn những môn mà bạn cả bạn và bé đều yêu thích thì cũng có thể chọn những môn mà bạn và con chưa từng thử. Điều này khá thú vị, bởi lẽ nó sẽ tạo nên một hoạt động trải nghiệm mới mẻ cho cả gia đình.

Dưới đây là một vài gợi ý nho nhỏ về các trò chơi mà bạn có thể tham khảo:

  • Ai nhanh hơn
  • Chuyền bóng
  • Chi chi chành chành
  • Chơi lò cò
  • Đuổi hình bắt chữ…

4. Giáng Sinh vào mùa hè

Nghe có vẻ lạ, nhưng điều này cũng đáng để thử phải không? Ai ai cũng yêu thích không khí Giáng Sinh bởi vì đây là ngày lễ của gia đình, của tình yêu thương. Hãy chọn ra bất kỳ một ngày cuối tuần đẹp trời nào đó và biến nó thành buổi lễ Giáng Sinh của riêng gia đình bạn.

Bạn có thể trang trí lại nhà cửa, chuẩn bị một vài món quà thật đáng yêu. Suốt quá trình chuẩn bị, bạn cũng nên giúp trẻ chuẩn bị quà cho mọi người. Hành động tặng quà tuy nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa rất tích cực. Thông qua đó, bé sẽ học được cách quan tâm đến mọi người nhiều hơn. Đây chắc chắn sẽ là hoạt động trải nghiệm mà bạn và bé sẽ không thể nào quên!

giáng sinh vào mùa hè

5. Cắm trại ở nhà, tại sao không?

Thật đơn giản, chỉ cần một tấm chăn lớn, một giỏ đầy ắp các món ăn vặt và bạn đã có ngay một buổi dã ngoại tại gia rồi! Hoạt động mới mẻ này sẽ một lần nữa đưa các thành viên xích lại gần nhau hơn. Những sự kiện như thế này thường là chất xúc tác để tạo nên một buổi tối thật nhiều cảm xúc. Biết đâu thông qua nó, bạn sẽ lại hiểu thêm một điều gì đó ở con mình?

6. Vẽ tranh trên tường nhà

Bức tường nhà tẻ nhạt thế nhưng qua bàn tay của các “họa sĩ nhí” có thể trở nên thú vị hơn đấy! Bạn có thể dành ra một ngày nghỉ cuối tuần để cùng con trang hoàng lại cho bức tường. Nếu không giỏi việc lên ý tưởng, đừng ngần ngại tham khảo từ Internet.

Đơn giản hơn nữa là bạn có thể cùng con sơn lại bức tường phòng ngủ của bé đã xuống màu. Hãy chọn một màu sơn phù hợp với sở thích của bé. Sau khi hoàn tất, bạn cũng có thể trang trí thêm bằng một số vật dụng đơn giản như giấy thủ công chẳng hạn. Với hoạt động trải nghiệm này, bạn và bé hẳn là sẽ có một ngày cuối tuần thật vui vẻ.

hoạt động trải nghiệm vẽ tranh lên tường

7. Tổ chức các trò chơi thật hấp dẫn

Những ngày vừa qua, một số bậc phụ huynh từ khắp nơi đã truyền tay nhau những trò chơi dành cho bé tại nhà trên mạng xã hội. Hoạt động này sẽ giúp trẻ tăng cường vận động hơn, đồng thời cũng hỗ trợ phát triển tư duy và nhận thức của các bé yêu.

Gợi ý những trò chơi thú vị mà các mẹ có thể tham gia cùng con như: Truy tìm kho báu, làm thủ công từ giấy báo cũ, vẽ tranh trên áo phông cũ, làm bóng dẻo bằng đất nặn, đi cà kheo bằng đầu gối…

8. Giúp bé vẽ/viết truyện cho riêng mình

Đây cũng là hoạt động trải nghiệm hết sức bổ ích đấy! Bằng cách này, trẻ có thể thoải mái sáng tạo, bày tỏ được những gì các bé mường tượng trong đầu thông qua từng hình vẽ hay mẩu truyện.

Bạn có thể phác thảo ra giấy hình ảnh những nhân vật, đặt tên và hoạch định sẵn vai trò của họ trong câu chuyện. Kế đến, bạn sẽ cùng trẻ xây dựng nên hàng tá những tình huống xung quanh những nhân vật này. Kết nối tất cả lại, bạn và bé đã hoàn thành xong một quyển truyện tranh cho riêng mình.

Nên nhớ rằng, hoạt động này không thể xong ngay chỉ trong phút chốc mà nó có thể kéo dài trong một tuần, thậm chí là cả tháng. Vì vậy, bố mẹ cần phải hết sức kiên nhẫn với trẻ nhé! Quyển truyện tranh sau khi hoàn thành sẽ là minh chứng cho một kỷ niệm không thể nào quên giữa bạn và con yêu sau này.

viết truyện tranh cùng con

9. Làm một buổi xem phim theo chủ đề

Thế giới phim ảnh dành cho gia đình ngày nay rất đa dạng, thậm chí có những bộ phim kéo dài nhiều phần khác nhau. Vì thế, hãy chọn một thể loại mà cả gia đình cùng yêu thích, lên kế hoạch cho một buổi tối để tất cả cùng xem những phần phim ấy.

Bạn cũng có thể làm bỏng ngô hoặc một vài món ăn vặt để vừa xem phim vừa nhâm nhi. Gợi ý cho các bà mẹ là bạn có thể làm bỏng ngô, hoặc một món ăn vặt phù hợp với chủ đề phim.

10. Vào bếp cùng con

Nấu ăn chưa bao giờ là chủ đề nhàm chán. Hoạt động trải nghiệm này cũng góp phần giúp trẻ rèn luyện tính tự giác và mục đích chính cũng là để kết nối mọi người với nhau. Người ta thường có câu: “Chẳng nơi nào bằng nhà”. Thế nên cho dù cho bạn có đi ăn ở bất kỳ nhà hàng sang trọng, hay món ăn đặc biệt đến mấy thì cũng không thể so sánh với không khí của bữa cơm gia đình. Đôi khi chỉ đơn giản là món rau luộc, món kho và canh cùng món tráng miệng không quá phức tạp là đã có bữa ăn rất ngon miệng.

Bên cạnh việc chỉ cho con cách nấu các món thường ngày, bạn cũng có thể để trẻ tự làm ra những món ăn theo ý mình. Nhờ vậy mà có thể bạn sẽ vô tình khám phá ra tiềm năng của một đầu bếp tương lai. Các mẹ Việt thường khá e ngại chuyện cho con vào bếp vì sợ trẻ sẽ gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn chỉ cần giám sát trẻ tốt thì vấn đề này lại lợi nhiều hơn hại đấy!

Với bát, đĩa và dụng cụ nấu ăn bằng nhựa hoặc silicone, bé có thể phụ mẹ làm những việc như:

  • Rửa trái cây và rau củ
  • Trộn các loại thực phẩm khô hoặc ướt với nhau
  • Múc hoặc khuấy đều các nguyên liệu nấu ăn
  • Nghiền các loại thực phẩm mềm như chuối

hoạt động trải nghiệm nấu ăn cùng con

11. Trò chơi thổi bong bóng xà phòng

Chẳng có gì vui hơn bằng việc thổi và đập vỡ những quả bong bóng xà phòng. Hoạt động trải nghiệm thú vị này có thể thực hiện ở sân sau nhà hoặc ban công nhằm tạo cho trẻ có thật nhiều không gian để nô đùa.

Để làm ra dung dịch thổi bóng, nguyên liệu bạn cần bao gồm:

  • Một nửa cốc siro bắp (ngô)
  • 3 cốc nước lọc
  • Một chén nhỏ xà phòng rửa bát

Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ việc cho siro bắp vào nước rồi khuấy đều. Sau đó, trộn nhẹ nhàng phần nước rửa chén vào hỗn hợp trên. Khi khuấy, hãy cố gắng không được để tạo bọt bạn nhé!

Dùng que thổi bong bóng hoặc tự chế từ các dụng cụ có sẵn quanh nhà như: cuộn giấy vệ sinh, dụng cụ nhà bếp, ống hút nhựa… Một cách khác để chơi trò này mà không quá bày bừa là bạn có thể dùng máy thổi bong bóng tự động.

12. Dạy con một khóa học về vượt chướng ngại vật

Trẻ trong độ tuổi này thường thích leo trèo, nhảy nhót, trườn và bò. Vì thế, hãy dạy con một khóa học về vượt chướng ngại vật tại nhà. Điều này cũng giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của bé.

Hiện nay có rất nhiều dụng cụ hỗ trợ cho việc này. Bạn có thể tìm và đặt mua trên các trang thương mại điện tử uy tín. Ngoài tính chất tập luyện, đây còn là một hoạt động giải trí vui nhộn mà bạn nên tham gia cùng con.hoạt động trải nghiệm

13. Chơi trò truy tìm kho báu

Như đã đề cập, trẻ lứa tuổi này khá yêu thích khám phá, tìm tòi mọi thứ xung quanh. Vì thế, bạn cần tạo cơ hội cho con thông qua những trò chơi chẳng hạn như truy tìm kho báu. Theo đó, bạn sẽ đưa ra những gợi ý đơn giản về những món quà được cất giấu trong nhà.

Bí quyết để tạo hứng thú cho trẻ tham gia trò chơi là các bậc phụ huynh nên chuẩn bị những món quà mà trẻ thích, chẳng hạn như: một quyển truyện tranh, thú nhồi bông hay một món đồ chơi nhỏ…

14. Để con làm thủ công

Thông qua hoạt động trải nghiệm, giải trí thú vị này, biết đâu bố mẹ sẽ phát hiện ra con mình có năng khiếu làm thủ công thì sao? Gợi ý một vài vật dụng bạn có thể đưa cho trẻ tự sáng tạo như:

  • Băng keo, hồ dán
  • Hộp đựng khăn giấy rỗng hoặc hộp giày
  • Cuộn giấy vệ sinh
  • Các que kem bằng gỗ
  • Một số đồ dùng trong nhà có thể tái sử dụng

Bạn có thể ra đề bài cho trẻ như: xây dựng một thành phố bằng giấy, làm một vật trang trí trong phòng… Với những công đoạn cắt ghép hay có dùng đến kéo, bạn cần phải giám sát và giúp trẻ thực hiện.hoạt động trải nghiệm

15. Tranh thủ sự giúp đỡ của trẻ để giải quyết việc nhà

Những công việt vặt nhàm chán đôi khi chẳng mấy vui với người lớn lại có thể thành thú vui tiêu khiển của các bé đấy! Nhiều chuyên gia tâm lý trẻ em cũng nhận định, các bé thường có xu hướng thích làm những công việc của người lớn.

Một số việc nhà mà bạn có thể giao cho trẻ thực hiện như: lau dọn bàn ăn, gấp chăn mền trên giường ngủ, phân loại quần áo đã giặt theo yêu cầu của bạn. Một số trẻ độ tuổi này còn có thể tự gấp quần áo cho mình nữa đấy!

16. Khuyến khích trẻ viết thư tay

Khi không được ra đường, cũng như không gặp gỡ, tương tác với bạn bè, lâu dần các bé sẽ cảm thấy mình bị cô lập. Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn nên khuyến khích con làm những gì có thể để giữ liên lạc cùng bạn bè và người thân.

Ngoài sử dụng Internet và các thiết bị công nghệ, bạn có thể để trẻ viết như cho ai đó mà bé quan tâm. Nghe có vẻ lạ nhưng hoạt động giải trí này cũng giúp trẻ cải thiện kỹ năng viết của mình. Điều này rất có ích khi trẻ lớn hơn. Để khơi dậy hứng thú cho trẻ, bạn cần chuẩn bị riêng một bộ văn phòng phẩm thật đầy đủ.hoạt động trải nghiệm

17. Đi dạo cùng con

Nếu có thời gian, bạn nên có một buổi đi dạo cùng trẻ. Bạn không nhất thiết phải đi xa hoặc đến công viên trong mùa dịch. Thay vào đó, hãy dạo bộ dọc quanh khu phố đang sinh sống.

Trong khi làm việc này, bạn có thể hỏi con về những loài cây mà các gia đình hàng xóm trồng hoặc những kiến thức tự nhiên gần gũi với cuộc sống. Trẻ đôi khi sẽ không thể trả lời ngay nhưng điều này sẽ thúc đẩy sự tò mò của các bé đấy!

Lưu ý, nếu cùng con ra ngoài, bạn và bé cũng cần phải đeo khẩu trang, đồng thời phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét với người xung quanh để tránh lây nhiễm dịch bệnh.

Lời khuyên hữu ích dành cho các bậc phụ huynh

Một hoặc hai ngày ở nhà có thể không là vấn đề to tát. Tuy nhiên, với tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra hết sức căng thẳng như hiện nay thì thật khó để gia đình bạn có thể không ở nhà lúc này. Do đó, bạn nên thử áp dụng các mẹo sau:

1. Thiết lập thói quen cho cả gia đình

Để việc sinh hoạt không bị đảo lộn, bạn cần đặt thời gian thức dậy hằng ngày cho trẻ và lên lịch cho một chuỗi các hoạt động khác nhau như:

  • Thời gian nào ở trong nhà, thời gian nào sẽ ra ngoài trời
  • Khi nào thì trẻ sẽ học bài
  • Các hoạt động giải trí sẽ diễn ra vào lúc nào
  • Thời gian cho bữa trưa, bữa tối và các bữa ăn xế

2. Thay phiên nhau để chăm sóc cho trẻ

Nếu có người lớn trong nhà, bạn có thể nhờ họ trông con để không bị gián đoạn khi làm việc tại nhà. Trường hợp không có sự trợ giúp nào khác, bản thân bố mẹ có thể tự phân chia thời gian để chăm sóc con tốt hơn.hoạt động trải nghiệm

Trước tình hình dịch Covid-19 đang lan rộng, việc ở nhà chính là biện pháp tốt nhất để bạn bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh. Nếu cảm thấy chuyện ở nhà đang trở nên bí bách và ngột ngạt, hãy tạo thêm niềm vui bằng các hoạt động trải nghiệm thú vị mà chúng tôi đã gợi ý nhé!

 

Marry Baby

Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Bài tập thon gọn bắp tay: Mẹ sau sinh lười tập, mặc đồ hè xấu ráng chịu

bài tập thon gọn bắp tayBài tập thon gọn bắp tay rất hữu ích cho chị em sau sinh. Với những động tác đơn giản, các mẹ bỉm sữa có thể tự tập tại nhà để cải thiện tình trạng bắp tay to, cơ lỏng lẻo. 

Bắp tay to, kém săn chắc thường thấy ở phụ nữ sau sinh nở. Tình trạng này có thể là do nồng độ testosterone thấp, thiếu protein, chuyển hóa thấp hoặc chất lượng giấc ngủ kém. Ngoài ra, quá trình tăng cân nhanh do mang thai và giảm cân nhiều sau sinh cũng khiến cơ bắp tay bị lỏng lẻo, bệu mỡ. 

Song bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này bằng các bài tập thon gọn bắp tay dưới đây: 

I. Vì sao đã áp dụng các bài tập thon gọn bắp tay mà vẫn không có hiệu quả?

1. Tập sai tư thế

Cho dù tập tạ hay tập với dây kéo, song nếu bạn tập sai tư thế thì khó làm bắp tay thon gọn. 

Bởi vì khi bạn tập sai, lực sẽ không dồn vào vùng cơ của bắp tay mà đa phần bị dồn vào xương cánh tay. Do đó, phần cơ tay sẽ không thể săn chắc trong khi xương cẳng tay lại có thể dễ bị đau.

2. Thực hiện động tác quá nhanh 

Khi bạn thực hiện động tác quá nhanh, lực sẽ không đủ để siết vào vùng cơ để làm thon gọn bắp tay.

Chúng ta dễ mắc sai lầm nhất với bài tập chống đẩy. Đa phần, người tập thường cố gắng thực hiện nhanh động tác nâng lên hạ xuống. Cách này giống như một kiểu ăn gian để bài tập nhanh kết thúc. Vì thế, trọng lực cơ thể thường bị dồn vào cột sống thay vì phần cơ tay, khiến bạn bị đau cột sống. 

3. Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp 

Dinh dưỡng quyết định phần lớn việc hình thành cơ bắp. Nếu bạn có một chế độ ăn uống không đầy đủ các dưỡng chất có lợi cho việc tăng cơ, thì các bài tập sẽ khó đạt được hiệu quả tốt. 

Protein là chất dinh dưỡng quan trọng nhất để giúp cơ bắp phát triển. Vì thế khi luyện tập thể thao, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống giàu protein nhé. 

Một số thực phẩm giàu protein mà bạn nên ăn bao gồm:

+ Sữa

+ Trứng gà

+ Ức gà

+ Thịt bò

+ Yến mạch 

trứng giàu protein cho người luyện tập thể thao
Trứng giàu protein rất tốt để tăng cơ tay.

4. Thói quen ăn uống không phù hợp với việc luyện tập 

Thói quen ăn uống trước và sau của bạn thực sự quan trọng cho việc giúp kích thích cơ bắp tăng trưởng.

Theo đó, bạn nên tập trung lượng carbs lành mạnh vào bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ trước khi luyện tập. Cách ăn này giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể để bạn không bị đuối sức trong lúc luyện tập. Song quan trọng hơn, carbs là thành phần giúp xây dựng glycogen cơ bắp. Nếu thiếu carbs, cơ thể sẽ phá vỡ các mô cơ thay vì chất béo. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tăng cường protein và carbs cho các bữa ăn khác trong ngày. 

Ngoài ra, bạn nên có bữa ăn nhẹ ngay sau khi tập thể dục. Thời gian tốt nhất là trong vòng 45 phút sau khi bài tập kết thúc.

5. Tạo động lực cho bản thân

Động lực là yếu tố rất quan trọng khi bạn làm bất kỳ công việc gì, kể cả việc luyện tập thể thao. Vì thế, nếu mất đi động lực, bạn sẽ không đủ kiên nhẫn để duy trì các bài tập đều đặn. Đây sẽ là nguyên nhân khiến việc tập luyện của bạn không có kết quả. 

Cho nên, bạn hãy xây dựng cho mình một thời khóa biểu và nghiêm túc thực hiện các bài tập mỗi ngày.

II.  Bài tập thon gọn bắp tay

1. Nâng tạ

Bài tập này có thể thực hiện với hai quả tạ tay, song bạn cũng có thể dùng hai chai nước nếu kết hợp với đi bộ 

Bài tập nâng tạ giúp bạn giảm mỡ cánh tay, cũng như cải thiện sức mạnh cơ tay.

bài tập thon gọn bắp tay
tập tạ giúp bắp tay săn chắc.

2. Chống đẩy

Chống đẩy giúp bạn giảm mỡ cánh tay hiệu quả. Đồng thời bài tập này cũng rất tốt cho thổi.

Bài tập này đòi hỏi bạn phải tập trung rất nhiều sức mạnh. Song cũng vì thế mà bạn cũng nhanh có được vóc dáng thon gọn, săn chắc. 

bài tập chống đẩy
Bài tập chống đẩy

3. Kéo

Bài tập này không chỉ mang đến sức mạnh cho cơ tay mà còn tốt cho tim mạch và việc giảm cân.

Động tác kéo đòi hỏi bạn phải tập trung rất nhiều sức mạnh vào vùng bắp tay khi tay chuyển động. Do đó, vùng bắp tay giảm mỡ nhanh và giúp cơ khỏe mạnh hơn so với các bài tập khác.   

bài tập kéo
Bài tập kéo giúp thon bắp tay

4. Tư thế chó úp mặt

Đây là động tác cơ bản trong yoga không chỉ giúp cơ tay khỏe mà còn giúp cải thiện chứng đau, mỏi vai gáy. Đặc biệt tư thế này còn rất tốt cho những người bị gù lưng. Vì sống lưng của bạn được duỗi thẳng khi tập. 

tư thế chó úp mặt
Tư thế chó úp mặt

5. Tấm ván 

Tư thế này giúp tăng sức mạnh cho cánh nay. Thậm chí, vùng cơ ngực, lưng, vai của bạn cũng trở nên săn chắc. 

Song bạn nên cẩn trọng khi thực hiện động tác này. Chỉ cần lòng bàn tay bám sàn không chắc cũng rất dễ gây chấn thương xương cổ tay. Ngoài ra, khi bạn để lưng bị võng xuống cũng làm đau cột sống.

tư thế tấm ván
Tư thế tấm ván

6. Tư thế chaturanga

Động tác yoga cơ bản này cũng giúp xây dựng sức mạnh cho cơ tay. Ngoài ra, lực cũng tác động vào vùng eo, vai nên có thể giúp cho các bộ phận này săn chắc.

Không chỉ có vùng eo mà cả vùng bắp tay kém thon gọn cũng khiến bạn rất khó mặc đồ tay mỗi ngày để có đôi tay thon đẹp nhé.

Tư thế chaturanga
Tư thế chaturanga

Các bài tập thon gọn bắp tay rất dễ tập và tập ở đâu cũng được. Thế nên các chị em nên tranh thủ tập luyện mỗi ngày để lấy lại bắp tay thon nhé.

Hanako