Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Bật mí 11 tác dụng của thanh long với trẻ có thể khiến bạn ngạc nhiên

quả thanh long

Không thể phủ nhận một điều rằng ngoài một số loại rau xanh thì trái cây là một trong những loại thực phẩm đem lại muôn vàn giá trị sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, đừng hiểu nhầm rằng loại trái cây nào cũng dùng được cho bé, nhất là khi trẻ nhỏ hơn 1 tuổi. Nhiều bà mẹ cũng thắc mắc không biết liệu có nên cho con mình dùng thanh long hay không, cũng như tác dụng của thanh long có thực sự tốt cho trẻ? Cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau.

Thanh long là một giống cây cho trái họ xương rồng, được trồng nhiều ở các quốc gia cận nhiệt đới và nhiệt đới. Loại quả này cũng được tiêu thụ rất nhiều ở nước ta bởi hương vị thơm ngon cùng hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Hơn nữa, đây là loại quả có giá thành rất vừa túi tiền của mọi người nhưng vẫn đảm bảo nhiều lợi ích sức khỏe không kém các loại trái cây khác.

Quả thanh long vốn dĩ tốt cho sức khỏe là vậy, thế nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì nó hoàn toàn có thể gây hại cho trẻ. Bài viết dưới đây, Marry Baby chia sẻ đến bạn những tác dụng của thanh long, đồng thời là một vài điểm lưu ý khi sử dụng. Đừng bỏ lỡ nhé!

11 tác dụng của thanh long với trẻ có thể bạn sẽ ngạc nhiên

Thanh long được cho là phù hợp với sức khỏe của tất cả mọi người, bởi lẽ nó sở hữu cho mình nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Sơ qua có thể kể đến như vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C cùng một số khoáng chất quan trọng như sắt và canxi…

Ngoài ra, loại quả này cũng giàu chất xơ là yếu tố góp phần cải thiện nhu động ruột nhờ vậy mà có thể cải thiện chứng táo bón thường gặp ở trẻ.

Độ tuổi tốt nhất để giới thiệu loại thực phẩm này cho bé được các chuyên gia khuyên là 1 tuổi trở lên. Tuy vậy, cũng không ít bậc phụ huynh đã bắt đầu cho con dùng khi bé được hơn 6 tháng tuổi.

Dưới đây là những tác dụng của thanh long đối với sức khỏe của trẻ và cũng là những lý do vì sao bạn nên cho con ăn loại quả này:

1. Thanh long là nguồn dồi dào chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa có vai trò vô cùng thiết thực với cơ thể mỗi người. Nó giúp làm giảm tác dụng của những gốc tự do gây hại cho các tế bào cơ thể. Điều này rất có ý nghĩ trong việc đảm bảo hệ miễn dịch khỏe mạnh và ngăn ngừa các mầm bệnh xâm hại cơ thể trẻ. Ngoài ra, chất này cũng rất hữu ích trong việc chống lại ung thư.

2. Củng cố và xây dựng xương chắc khỏe

tác dụng của thanh long giúp xương chắc khỏe

Như đã đề cập ở trên, thanh long chứa rất nhiều canxi, sắt và phospho. Nói riêng vai trò của từng thành phần thì canxi là nhân tố chính giúp cấu thành nên xương và răng của trẻ, sắt là chất cần thiết để đảm bảo cho các tế bào hoạt động tốt, cuối cùng là phospho khi kết hợp cùng với các hợp chất phenolic và flavonoid có mặt trong bữa ăn sẽ giúp tăng lắng quá trình hình thành xương.

Các dưỡng chất trên là chìa khóa để giữ cho trẻ khỏi các vấn đề như còi xương và viêm khớp. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng ăn thanh long là cách tốt nhất để bổ sung canxi và sắt, đặc biệt là với những gia đình có thói quen tập cho trẻ ăn chay từ bé.

3. Nâng cao sức khỏe tim mạch

Ngày nay, tình trạng có nhiều trẻ sớm mắc các bệnh tim mạch là điều không còn hiếm gặp. Việc tiêu thụ thanh long đem đến tác dụng có thể giúp cải thiện vấn đề trên.

Lý do là các dưỡng chất có lợi trong thanh long giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng cách giảm lượng cholesterol xấu, đồng thời tăng cường hấp thu cholesterol tốt.

Trong hạt thanh long cũng chứa hàm lượng omega-3 và 6 rất cao. Chính việc được cung cấp đầy đủ các chất này sẽ đảm bảo cho trẻ ít có nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch ở giai đoạn sau. Bên cạnh đó, các axit béo này còn hỗ trợ cải thiện thị lực, ngăn ngừa sự thoái hóa tế bào. Cả hai chất vừa nêu trên hầu hết đều không được mọi người cung cấp một cách đầy đủ mỗi ngày.

4. Thanh long có rất nhiều vitamin C

Đây được xem là chất cần thiết cho nhiều quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể. Hơn nữa, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của da, cơ, xương và tham gia vào hoạt động của hệ tuần hoàn.

Điều đáng nói hơn, vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay khi mà có rất nhiều dịch bệnh đang hoành hành như dịch Corona hiện nay.

5. Giàu chất xơ

Với hàm lượng chất xơ tuyệt vời, thanh long giúp đảm bảo sự hoạt động ổn định của đường ruột nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung ở trẻ.

Ngoài ra, tác dụng của thanh long còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Từ đó, hỗ trợ để trẻ tránh được tình trạng béo phì, đái tháo đường.Với trường hợp trẻ bị mắc bệnh đái tháo đường, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thêm thanh long vào trong thực đơn hằng ngày của con.

6. Cải thiện hệ tiêu hóa

thanh long cải thiện hệ tiêu hóa

Một điều mà bạn cần biết rằng, việc tiêu thụ các loại đồ ăn vặt có nhiều đường thường dễ khiến trẻ bị đầy hơi và thậm chí dẫn đến táo bón. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì nhờ hàm lượng chất xơ mà thanh long sẽ giúp đường ruột hoạt động trơn tru hơn. Thêm vào đó, việc ăn thanh long cũng có tác dụng làm sạch hệ tiêu hóa và giảm chứng táo bón.

7. Tốt cho thị lực của trẻ

Tác dụng này của thanh long đến từ vitamin A trong thành phần. Đặc biệt, vitamin A này được biết là tồn tại ở dạng carotene loại chất cần thiết cho võng mạc, độ sáng và tầm nhìn của mắt.

Hơn thế nữa, vitamin A cũng góp phần xây dựng hệ miễn dịch và cải thiện tầm nhìn cho trẻ.

8. Là nguồn cung dồi dào sắt

Thanh long là loại thực phẩm tốt trong việc tăng số lượng tế bào hồng cầu bởi nó vốn dĩ giàu chất sắt. Đây là loại khoáng chất có ích trong việc ngăn ngừa chứng thiếu máu, một tình trạng có thể dẫn đến nhiều rối loạn phát triển ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hàm lượng sắt phong phú cũng cần thiết để thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của tóc.

9. Tốt cho hệ thần kinh

Lượng phospho, canxi, natri dồi dào trong quả thanh long không những có lợi cho hệ xương khớp mà nó còn đảm bảo cho hoạt động chính xác của hệ thần kinh. Điều này rất có ý nghĩa trong vấn đề phát triển các kỹ năng vận động và cảm giác ở trẻ.

10. Mang lại làn da khỏe mạnh, tươi tắn

tác dụng của thanh long giúp da trẻ mịn màng

Vitamin C là chất có tác dụng xây dựng và sửa chữa làn da bị tổn thương. Trong khi đó, thanh long lại là một kho tàng tuyệt vời của loại dưỡng chất này. Vì thế, nếu mẹ cho trẻ dùng thường xuyên sẽ rất hữu ích trong việc duy trì kết cấu và sự mịn màng của làn da trẻ.

11. Tốt cho thận

Đây chính là tác dụng của thanh long cuối cùng mà Marry Baby muốn chia sẻ cùng bạn. Các nghiên cứu đã chứng minh việc tiêu thụ thanh long có tác dụng loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Nhờ vậy mà nó giúp duy trì một hệ thống tiết niệu khỏe mạnh.

Những thận trọng trước khi cho trẻ ăn thanh long

lưu ý khi cho trẻ ăn thanh long

Cũng như bao loại thực phẩm khác, trước khi giới thiệu cho trẻ, bạn cần đảm bảo kiểm tra xem kiệu con bạn có bị dị ứng với nó hay không? Với trường hợp của thanh long, các mẹ nên cho con ăn một phần nhỏ và theo dõi các triệu chứng như phát ban hoặc sưng viêm ở xung quan miệng. Ngoài ra, cũng có tình huống việc tiêu thụ thực phẩm mới có thể gây kích ứng đường tiêu hóa dẫn đến các biểu hiện như tiêu chảyđầy hơi.

Lưu ý rằng, bất kỳ loại trái cây nào cũng cần được rửa kỹ vì chúng có thể tồn đọng phấn hoa gây dị ứng cho trẻ hoặc tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật gây ngộ độc. Ngoài ra, với hàm lượng cao vitamin C nên thanh long cũng có thể có tính axit cao, do đó, loại quả này hoàn toàn có nguy cơ gây kích ứng dạ dày của trẻ sơ sinh. Chính vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời điểm thích hợp nhất để cho bé dùng loại quả này.

Mách mẹ cách thêm thanh long vào thực đơn cho trẻ

thanh long đỏ

Từ những tác dụng của thanh long ở trên thì không có lý do nào các bậc phụ huynh không nên thêm loại quả này vào chế độ ăn của con mình.

Nhất là khi trẻ đã bắt đầu làm quen với thực phẩm rắn, thanh long cũng là lựa chọn tốt để tiêu thụ. Đơn giản bạn chỉ cần bổ đôi quả thanh long, dùng thìa múc lấy phần thịt quả bên trong là có thể cho trẻ dùng.

Mách nhỏ một điều là đa phần các bé sẽ khá ưa chuộng thanh long đỏ hơn vì hương vị thơm ngon của nó. Vì thế, mẹ có thể thử cho con bắt đầu với loại thanh long này trước.

Thanh long cũng có thể sử dụng trong món sinh tố với các loại trái cây khác như việt quất, táo hay đào. Bên cạnh đó, nó cũng rất ngon khi ăn kèm với sữa chua hoặc dùng làm nguyên liệu trong một số món salad…

Mẹo làm món thanh long nghiền (Puree) cho bé thật đơn giản

cách làm món sinh tố thanh long

Món ăn này chính là cách đơn giản để phát huy tác dụng của thanh long trong việc phòng ngừa táo bón cũng như cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho bé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Thanh long cắt nhỏ: 1 chén
  • Đường: 1 – 2 thìa cà phê nhỏ
  • Nước cốt chanh: 1 thìa cà phê
  • Nước lạnh hoặc đá viên tùy ý

Cách thực hiện:

Trộn đều tất cả các thành phần với nhau bằng máy xay cho đến khi có được hỗn hợp nhuyễn, mịn. Bạn có thể dùng rây để lọc lại hạt sau khi trộn. Cho trẻ dùng ngay sau khi chế biến.

Mong rằng, với những tác dụng của thanh long mà Marry Baby đã chia sẻ ở trên, bạn đã có thêm cho mình một lựa chọn thú vị trong việc lên thực đơn dinh dưỡng hằng ngày cho bé yêu.

Marry Baby

 

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

19 thực phẩm tốt cho thận các bà nội trợ nên ghi nhớ

thuc-pham-tot-cho-than

Bệnh thận ảnh hưởng đến khoảng 10% dân số thế giới. Nếu mắc phải bệnh thận, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như bệnh về máu, khả năng sinh sản kém… Khi thận yếu, chất thải sẽ bị tích tụ trong máu, bao gồm cả chất thải từ thực phẩm, cho nên lựa chọn các thực phẩm tốt cho thận trong chế độ ăn uống hàng ngày rất quan trọng để phòng chống hoặc làm giảm bệnh thận.

1. Nguyên nhân của bệnh thận 

Thận là cơ quan nhỏ hình hạt đậu nhưng có hoạt động mạnh mẽ và thực hiện nhiều chức năng quan trọng.

Thận chịu trách nhiệm lọc các chất thải, giải phóng các hormone điều hòa huyết áp, cân bằng chất lỏng trong cơ thể, sản xuất nước tiểu và nhiều nhiệm vụ thiết yếu khác.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh thận, trong đó có nguyên nhân từ các cơ quan quan trọng trong cơ thể bị hư hỏng, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Bệnh béo phì, thói quen hút thuốc lá, yếu tố di truyền, giới tính và tuổi tác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.

2. Vì sao người mắc bệnh thận nên có chế độ ăn uống riêng? 

Bạn biết không, khi lượng đường trong máu và huyết áp cao không được kiểm soát sẽ gây tổn thương cho các mạch máu ở thận, làm giảm khả năng hoạt động ở mức tối ưu của thận.

Khi thận không hoạt động bình thường, chất thải sẽ bị tích tụ lại trong máu, bao gồm cả chất thải từ thực phẩm mà bạn ăn vào hàng ngày.

Do đó, những người mắc bệnh thận nên tuân theo chế độ ăn kiêng đặc biệt mới giúp giảm gánh nặng cho thận. Các chế độ ăn kiêng này sẽ tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận như giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối.

3. Những thực phẩm không tốt cho thận 

Mặc dù mỗi giai đoạn của bệnh thận sẽ có một chế độ ăn kiêng khác nhau, nhưng tất cả những người mắc bệnh thận đều nên hạn chế các chất dinh dưỡng sau: 

Thực phẩm giàu natri

Natri được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và là thành phần chính của muối ăn. Thận bị tổn thương có thể lọc ra lượng natri dư thừa, khiến nồng độ trong máu tăng cao.

Bệnh thận thường được khuyến nghị nên giới hạn natri dưới 2.000mg mỗi ngày.

Thực phẩm giàu kali 

Kali đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, nhưng những người mắc bệnh thận cần hạn chế kali để tránh mức máu cao nguy hiểm.

Mức khuyến nghị dùng kali cho người bệnh thận là dưới 2.000mg mỗi ngày.

Thực phẩm giàu phốt pho 

Phốt pho là một khoáng chất có trong nhiều loại thực phẩm mà bạn ăn vào hàng ngày, khi thận bị tổn thương có thể thải ra nhiều phốt pho gây hại cho cơ thể bạn.

Phốt pho trong chế độ ăn uống nên được giới hạn ở mức dưới 800mg – 1.000mg mỗi ngày. 

Thực phẩm giàu protein 

Bạn biết không, các chất thải từ quá trình chuyển hóa protein sẽ không được dọn sạch khi thận bị hư hại. Do đó, bạn cũng cần hạn chế lượng protein trong chế độ ăn hàng ngày bằng cách lựa chọn các thực phẩm ít protein như rau xanh, trái cây và ăn ít các loại bò, ức gà, trứng…

thit-bo-giau-protein-khong-tot-cho-than
Những thực phẩm giàu protein như thịt bò không tốt cho bệnh thận.

4. Những thực phẩm tốt cho thận

Nên ăn gì tốt cho thận? Các bà nội trợ có thể bổ sung những thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn của người mắc bệnh thận.

Súp lơ xanh  

Súp lơ xanh là một loại rau bổ dưỡng có nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, K và vitamin B, folate. Loại rau này cũng có đầy đủ các hợp chất chống viêm như indoles và là nguồn chất xơ tuyệt vời cung cấp cho cơ thể.

Thêm vào đó, súp lơ nghiền có thể được sử dụng thay thế khoai tây để làm giảm lượng kali trong chế độ ăn của người bệnh thận.

Cứ 124g súp lơ xanh nấu chín có chứa: 19mg natri; 176mg kali; 40mg phốt pho. 

Cá vược  

Cá vược rất giàu protein chất lượng cao và chất béo omega-3 có lợi cho sức khỏe. Omega-3 giúp giảm viêm, giảm nguy cơ suy giảm nhận thức, trầm cảm và lo lắng.

Ngoài ra, cá vược còn có lượng phốt pho thấp hơn tất cả các loại hải sản khác nên rất có lợi cho người mắc bệnh thận.

Cứ 85g cá vược nấu chín có chứa: 74mg natri; 279mg kali; 211mg phốt pho.

Nho đỏ 

Nho đỏ rất đa dạng chất dinh dưỡng như vitamin C và chất chống oxy hóa được gọi là flavonoid, có tác dụng giảm viêm. 

Ngoài ra, nho đỏ có hàm lượng resveratrol cao, một loại flavonoid đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe của tim, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, suy giảm nhận thức và là thức ăn tốt cho thận. 

Cứ 75g nho đỏ có chứa: 1,5mg natri; 144mg kali; 15mg phốt pho.

Lòng trắng trứng  

Mặc dù lòng đỏ trứng rất bổ dưỡng nhưng lại chứa lượng phốt pho cao không tốt cho thận. Trong khi đó, lòng trắng trứng lại cung cấp một nguồn protein chất lượng cao có lợi cho thận, nên có thể đưa lòng trắng trứng vào thực đơn ăn kiêng của những bệnh nhân điều trị lọc máu, vì họ có nhu cầu protein cao hơn nhưng cần hạn chế phốt pho.

2 lòng trắng trứng lớn 66g có: 110mg natri; 108mg kali; 10mg phốt pho. 

Quả việt quất  

Quả việt quất được đóng gói rất đa dạng chất dinh dưỡng và là chất chống oxy hóa tốt nhất cho cơ thể. Đặc biệt, chất chống oxy hóa anthocyanin trong việt quất còn có thể chống lại bệnh tim, ung thư, suy giảm nhận thức và bệnh tiểu đường.

Loại quả này cũng rất tốt cho thận vì có lượng natri, phốt pho và kali thấp. 

Cứ 148g quả việt quất tươi có chứa: 1,5mg natri; 114mg kali; 18mg phốt pho.

qua-viet-quat-tot-cho-than
Việt quất là loại trái cây tốt cho bệnh thân thận.

Tỏi  

Những người có vấn đề về thận nên hạn chế nạp lượng natri trong chế độ ăn uống hàng ngày, bao gồm cả muối.

Tỏi có thể dùng để thay thế cho muối và còn tạo thêm hương vị cho các món ăn. Tỏi rất giàu mangan, vitamin C, B6 tốt và chứa các hợp chất lưu huỳnh có đặc tính chống viêm.

Cứ 9g tỏi chứa: 1,5mg natri; 36mg kali; 14mg phốt pho

Kiều mạch 

Nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt có xu hướng chứa nhiều phốt pho, nhưng kiều mạch là một ngoại lệ lành mạnh. 

Kiều mạch rất bổ dưỡng, cung cấp một lượng vitamin B, magiê, sắt và chất xơ tốt.

Nó cũng là một loại ngũ cốc không chứa gluten, nên có thể trở thành một lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh celiac hoặc không dung nạp gluten.

84g kiều mạch nấu chín chứa: 3,5mg natri; 74mg kali; 59mg phốt pho.

Dầu ô liu 

Dầu ô liu là nguồn chất béo và phốt pho lành mạnh rất tốt cho người mắc bệnh thận. Phần lớn chất béo trong dầu ô liu là chất béo không bão hòa đơn gọi là axit oleic, có đặc tính chống viêm.

Hơn nữa, chất béo không bão hòa đơn ổn định ở nhiệt độ cao, làm cho dầu ô liu trở thành một lựa chọn lành mạnh để nấu ăn.

28g dầu ô liu chứa: 0,6mg natri; 0,3mg kali; 0mg phốt pho.  

Bắp cải 

Bắp cải thuộc rau họ cải, chứa nhiều vitamin (K, C, B); khoáng chất và rất nhiều các hợp chất thực vật. Bắp cải còn cung cấp chất xơ không hòa tan, một loại chất xơ giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách thúc đẩy nhu động ruột hoạt động thường xuyên. Ngoài ra, loại rau này còn có hàm lượng kali, phốt pho và natri thấp nên rất có lợi cho thận.

Cứ 70g bắp cải chứa: 13mg natri; 119mg kali; 18mg phốt pho.

Gà không da 

Mặc dù người bệnh thận cần hạn chế nạp protein, nhưng việc cung cấp cho cơ thể một lượng protein chất lượng cao đầy đủ là rất quan trọng đối với sức khỏe. 

Ức gà không da chứa ít phốt pho, kali và natri hơn thịt gà ngoài da. Vì thế khi mua gà, bạn nên chọn gà tươi và tránh gà nướng làm sẵn, vì nó chứa một lượng lớn natri và phốt pho.

Cứ 84g ức gà không da chứa: 63mg natri; 216mg kali; 192mg phốt pho.

Ớt chuông 

Ớt chuông chứa một lượng chất dinh dưỡng, giàu vitamin C chống oxy hóa mạnh mẽ, nhưng lại ít kali

Ớt chuông cũng rất giàu vitamin A, một chất dinh dưỡng quan trọng cho chức năng miễn dịch hay bị tổn hại khi mắc bệnh thận. 

Cứ 74g ớt chuông có chứa: 3mg natri; 156mg kali; 19mg phốt pho.

thuc-pham- ot-chuong-tot-cho-nguoi-benh-than
Ớt chuông là thực phẩm tốt cho thận.

Hành tây 

Hành tây có một lượng natri lý tưởng. Bạn có thể xào hành với tỏi và dầu ô liu để tăng hương vị cho các món ăn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe thận.

Hành tây cũng có nhiều vitamin C, mangan và vitamin B và chứa các chất xơ prebiotic giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa của bạn khỏe mạnh bằng cách nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột có lợi.

Cứ 70g hành tây có chứa: 3mg natri; 102mg kali; 20mg phốt pho.

Xà lách rocket arugula 

Các loại rau xanh như cải bó xôi chứa nhiều kali không tốt cho thận. Tuy nhiên rau xanh xà lách rocket arugula lại giàu chất dinh dưỡng nhưng ít kali nên có thể thay thế cho các loại rau xanh khác trong chế độ ăn của bệnh nhân thận.

Arugula cung cấp nguồn vitamin K, các khoáng chất mangan và canxi, tất cả đều quan trọng đối với sức khỏe của xương.

Loại rau màu xanh bổ dưỡng này cũng chứa nitrat, được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp, một lợi ích quan trọng đối với những người mắc bệnh.

Cứ 20g rau arugula thô chứa: 6mg natri; 74mg kali; 10mg phốt pho.

Hạt mắc ca 

Hầu hết các loại hạt sấy khô đều có lượng phốt pho cao và không được khuyến khích cho những người theo chế độ bệnh thận. Tuy nhiên, hạt mắc ca là một ngoại lệ vì có lượng phốt pho thấp hơn nhiều so với các loại hạt phổ biến như đậu phộng và hạnh nhân.

Hạt mắc ca còn cung cấp chất béo lành mạnh, vitamin B, magiê, đồng, sắt và mangan.

Cứ 8g hạt mắc ca có chứa: 1,4mg natri; 103mg kali; 53mg phốt pho.

Dứa 

Nhiều loại trái cây nhiệt đới như cam, chuối và kiwi có hàm lượng kali rất cao trong khi dứa lại có lượng kali thấp nên có thể thay thế cho nhiều loại quả nhiệt đới trong chế độ ăn của bệnh nhân thận.

Ngoài ra, dứa rất giàu chất xơ, vitamin B, mangan và bromelain, một loại enzyme giúp giảm viêm.

Cứ 165g thịt dứa chứa: 2mg natri; 180mg kali; 13mg phốt pho.

Củ cải trắng 

Củ cải rất ít kali và phốt pho nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin C, chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đục thủy tinh thể nên được xếp vào nhóm thực phẩm tốt cho gan thận. 

Cứ 58g củ cải thái lát chứa: 23mg natri; 135mg kali; 12mg phốt pho.

Củ cải đỏ  

Củ cải đỏ có hàm lượng kali thấp nên có thể thay thế cho các loại rau mùa đông có hàm lượng kali cao như khoai tây và bí ngô. 

Củ cải đỏ giàu chất xơ và chất dinh dưỡng như vitamin C, B6, mangan và canxi… tốt cho thận.

Cứ 78g củ cải nấu chín chứa: 12,5mg natri; 138mg kali; 20mg phốt pho.

cu-cai-do-co-loi-cho-than
Củ cải đỏ có là thực phẩm tốt cho thận yếu.

Quả nam việt quất 

Quả nam việt quất có lợi cho cả đường tiết niệu và thận vì chứa chất phytonutrients được gọi là proanthocyanidin loại A giúp ngăn vi khuẩn bám vào niêm mạc đường tiết niệu và bàng quang, từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng.

Những người mắc bệnh thận có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao nên quả nam việt quất rất tốt để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Ngoài ra, quả nam việt quất còn rất ít kali, phốt pho và natri nên bạn có thể ăn loại quả này hàng tuần. 

Cứ100g quả nam việt quất tươi chứa: 2mg natri; 85mg kali; 13mg phốt pho. 

Nấm shiitake

Nấm shiitake là một loại thực phẩm vô cùng thơm ngon có thể được sử dụng như một chất thay thế thịt thực vật cho những người ăn kiêng mắc bệnh thận cần hạn chế protein nên không được phép ăn nhiều các loại thịt động vật.

Nấm shiitake cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời như vitamin B, đồng, mangan, selen, protein thực vật và chất xơ thực vật tốt. 

Ngoài ra, nấm shiitake có hàm lượng kali thấp hơn nấm portobello và nấm nút trắng nên có thể thay thế cho các loại nấm này trong chế độ ăn kiêng của người bệnh thận.

Cứ 145g nấm shiitake nấu chín chứa: 6mg natri; 170mg kali; 42mg phốt pho.

Các thực phẩm tốt cho thận kể trên là lựa chọn tuyệt vời cho những người theo chế độ ăn kiêng khi bị bệnh thận. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi ý kiến của bác chuyên khoa để đảm chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh thận ở mỗi giai đoạn nhé.

Hanako