Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị cảm lạnh và tất tần tật những điều cha mẹ cần biết

Vì vậy, cha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng của bệnh để tìm ra cách trị và phòng ngừa khi trẻ bị cảm lạnh.

1. Dấu hiệu và triệu chứng trẻ bị cảm lạnh

trẻ bị cảm lạnh

Cũng có dấu hiệu lâm sàng khá giống với cảm cúm, cảm lạnh sau khi hắt hơi thường xuyên thường có các triệu chứng như:

  • Sổ mũi: Mũi xuất hiện dịch đặc, gây khó ngủ cũng như khó chịu khi trẻ đi học. Ban đầu, dịch trong, loãng dễ “hỉ” nhưng nếu không được vệ sinh sạch sẽ để ứ đọng nhiều hoặc bị bội nhiễm vi khuẩn thì dịch có thể trở nên đục, xanh.
  • Sốt: Khác với cúm mùa, có thể trẻ bị sốt cao trên 39 độ C thì cảm lạnh thông thường chỉ sốt nhẹ, 38 độ C.
  • Viêm long đường hô hấp trên: Trong thời gian từ 1-3 ngày, trẻ sẽ ho và ho có đờm sau đó là các biểu hiệu nghẹt mũi, há miệng để thở, ngủ ngáy.
  • Biếng ăn: Do nghẹt mũi và ho nên trẻ sẽ gặp khó khăn trong ăn uống đồng thời, vị giác cũng sẽ thay đổi khẩu vị.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Khi trẻ bị sốt nên làm gì? Những nguyên tắc ba mẹ không nên bỏ qua!

2. Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều

Cùng với các triệu chứng sổ mũi, sốt, biếng ăn thì khi bị cảm, trẻ thường xuyên bị nôn trớ vì bé nuốt nước mũi và nước bọt vào dạ dày. Điều này khiến đầy bụng quá mức, gây buồn nôn và nôn – một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể.

Trường hợp trẻ chỉ nôn trớ nhẹ, không sốt và không quấy khóc quá nhiều thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần cho trẻ nằm nghỉ ngơi khoảng 30-60 phút sau khi nôn trớ, không cho ăn hoặc uống bất kì thứ gì.

Tiếp theo xoa bụng bé một cách nhẹ nhàng, bé có thể cảm thấy dễ chịu hơn. Sau khi ngừng nôn, nếu là trẻ sơ sinh thì cho trẻ bú sữa mẹ, trẻ lớn hơn thì cho trẻ ăn một cái gì đó nhẹ và nhạt, ví dụ như một chiếc bánh quy, bánh mì, vài miếng chuối hoặc bơ,…

3. Nguyên nhân gây cảm lạnh ở trẻ nhỏ

Trẻ bị cảm lạnh là do một loại vi-rút gây kích ứng niêm mạc mũi và cổ họng gây ra. Cảm lạnh có thể do hơn 200 loại vi-rút khác nhau gây ra. Nhưng hầu hết cảm lạnh là do virus Rhino gây ra.

Virus cảm lạnh có thể lây lan qua:

  • Không khí: Nếu một người bị cảm lạnh hắt hơi hoặc ho, một lượng nhỏ vi rút từ đó đi vào không khí. Trẻ khi hít phải không khí này, virus sẽ bám vào bên trong mũi của trẻ, khiến trẻ cảm lạnh.
  • Tiếp xúc trực tiếp: Trẻ em rất dễ bị cảm lạnh. Đó là bởi vì trẻ thường xuyên chạm vào mũi, miệng và mắt sau khi chạm vào người hoặc đồ vật khác. Vì vậy, cha mẹ nên rửa tay cho bé thường xuyên, tránh cho bé tiếp xúc với người khác bị cảm lạnh.

Tất cả trẻ em đều có nguy cơ bị cảm lạnh và dễ bị cảm lạnh hơn người lớn. Dưới đây là một số lý do tại sao:

  • Sức đề kháng yếu: Hệ miễn dịch của trẻ không mạnh bằng người lớn khi phải chống chọi với vi trùng lạnh.
  • Thời tiết lạnh và khô: Hầu hết các bệnh về đường hô hấp xảy ra vào mùa thu và mùa đông, khi trẻ em ở trong nhà và xung quanh có nhiều vi trùng hơn. Độ ẩm cũng giảm trong mùa này làm cho các lỗ thông trong mũi bị khô hơn và có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.
  • Trường học hoặc nhà trẻ: Đây là những nơi đông người và trẻ thường xuyên sử dụng những vật dụng cá nhân với các bạn khác.

>> Cha mẹ có thể tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân và cách phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ tại: Nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh mẹ không thể ngờ tới!

4. Biến chứng thường gặp khi bị cảm lạnh

Một số biến chứng có thể xảy ra nếu trẻ bị cảm lạnh lâu ngày bao gồm:

  • Nhiễm trùng tai
  • Viêm xoang
  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng cổ họng

5. Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Cách trị cảm lạnh cho trẻ ngay tại nhà

trẻ bị cảm lạnh

Để các triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm và các biến chứng khôn xảy đến với con, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau:

  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường: Có thể là nước chín để nguội, nước lọc, sữa ấm, cháo, súp, v.v.
  • Vệ sinh mũi: Để giúp trẻ không bị khó chịu khi ngủ hoặc thở bằng miệng hãy hướng dẫn cho trẻ cách vệ sinh rửa mũi khi bị bệnh bằng cách sử dụng dung dịch nước muối sinh lý (0.9 %), nước muối biển sâu hoặc có thể lấy mũi cho trẻ bằng khăn giấy sạch cuốn bấc sâu kèn.
  • Giảm ho: Các bài thuốc dân gian trị ho có thể áp dụng cho trường hợp này bao gồm: Hoa hồng bạch hấp cách thủy, tắc chưng đường phèn, mật ong, chanh đào ngâm mật ong, mát-xa gan bàn chân bằng dầu nóng…

6. Trẻ bị cảm lạnh nên ăn gì?

Chắc chắn khi con bị ốm mẹ không nên ép ăn cơm hoặc đồ khô mà nên cho trẻ ăn súp hoặc cháo gà giúp làm dịu tình trạng cảm lạnh. Đồng thời các món ăn dạng lỏng này tác dụng làm sạch đường hô hấp, hỗ trợ thuyên giảm nghẹt mũi tốt hơn so với các món nóng khác. Mẹ có thể bỏ thêm một số nguyên liệu như hành, gừng… nếu bé ăn được.

Các loại rau xanh như cải xoăn, bông cải xanh, hành đỏ… chứa một chất chống ô-xy hóa được gọi là quercetin có thể giúp chống lại các cơn cảm lạnh thông thường.

Cho bé thưởng thức sữa chua cũng là một lựa chọn hợp lý để bổ sung các loại vi khuẩn có lợi, thúc đẩy sức khỏe của hệ tiêu hóa và giúp ngăn ngừa bệnh dạ dày.

7. Khi nào cần đưa con bị cảm lạnh đến bác sĩ?

ho liên tục

  • Sốt liên tục: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm khác.
  • Đau khi nuốt: Đau buốt khi nuốt cho thấy họng trẻ đã bị viêm.
  • Ho liên tục: Ho nặng hơn sau 2-3 tuần, trẻ có thể bị viêm tiểu phế quản và cần thuốc kháng sinh. Viêm xoang cũng làm con ho dai dắng.
  • Đau đầu và tắc mũi không khỏi: Trẻ đau quanh mắt và mặt, tiếp tục chảy nước mũi sau một tuần, rất có thể con đã gặp biến chứng viêm xoang. Trẻ nên được đưa đến phòng khám để bác sĩ kê thuốc kháng sinh.
  • Trẻ khó thở hoặc thở nhanh, da chuyển màu hơi tái, không uống đủ nước, không tương tác bình thường, quấy khóc, khó chịu, các triệu chứng được cải thiện sau đó đột nhiên xấu đi, sốt kèm theo nổi ban… Đó là dấu hiệu nguy hiểm cần can thiệp y khoa ngay lập tức.

8. Biện pháp phòng ngừa trẻ em bị cảm lạnh

Cách tốt nhất để nâng cao sức đề kháng là bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Cha mẹ cũng cần lưu ý khi bổ sung vitamin C và kẽm không nên quá nhiều. Cho trẻ uống 3-4 ly nước chanh/ ngày có thể sẽ gây tác dụng ngược. Các nhà khoa học hiện nay chưa biết chắc liệu bổ sung vitamin C hoặc kẽm có thể hạn chế các triệu chứng cảm lạnh trong bao lâu và làm giảm mức độ nghiêm trọng nhưng bất cứ cái gì quá nhiều đều không tốt.

Để tránh bị cảm lạnh, trẻ nên biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân. Trẻ cần rửa tay bằng xà bông trước và sau khi ăn. Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ mỗi ngày. Trong mùa dịch bệnh, nên hạn chế cho trẻ tới nơi đông người. Giáo dục trẻ khi ho khạc vào khăn giấy sau đó bỏ vào thùng rác.

Khi trẻ bị cảm lạnh, mẹ không cần quá lo lắng vì “Thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương”. Thực tế cho thấy chưa có loại thuốc nào có thể chữa được cảm lạnh thông thường nên bạn chỉ cần cố gắng làm giảm một vài triệu chứng như nhức mỏi cơ, đau đầu và sốt để giảm bớt khó chịu cho trẻ.

[inline_article id=241212]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện

Cảm lạnh là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, do virus gây ra. Bệnh có nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ. Nếu không được chăm sóc đúng cách, cảm lạnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh là gì? Mẹ cùng tìm hiểu nhé.

1. Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Cảm lạnh thường xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt xì

Cảm lạnh là tên gọi của bệnh nhiễm trùng miệng, mũi và họng. Các bác sĩ gọi đây là đường hô hấp trên. Cảm lạnh là do một trong nhiều loại virus khác nhau gây ra. Trẻ sơ sinh có xu hướng bị cảm lạnh, vì hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang phát triển và hoàn thiện.

Mẹ cần nhận biết dấu hiệu khi trẻ bị cảm lạnh, từ đó mẹ sẽ biết trẻ bị cảm lạnh phải làm sao. Triệu chứng cảm lạnh thường xuất hiện sau 1 – 2 ngày nhiễm virus. Khi bị cảm lạnh, trẻ thường có một số triệu chứng dưới đây:

  • Người mệt mỏi, lờ đờ, hay quấy khóc, khó chịu.
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Ho.
  • Hắt xì.
  • Đau họng.
  • Mắt đỏ.
  • Sốt.
  • Chán ăn.
  • Có thể xuất hiện các hạch bạch huyết sưng lên ở dưới nách, trên cổ hay phía sau đầu.
  • Tiêu chảy hoặc nôn mửa (ít gặp).

Các triệu chứng trên sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như tâm trạng của trẻ. Ho, đau họng khiến trẻ ăn uống khó khăn hoặc không muốn ăn. Nghẹt mũi khiến bé khó ngủ, dễ thức giấc vào ban đêm. Sau khi biết dấu hiệu, mẹ đọc thêm một số biến chứng của tình trạng này để biết trẻ bị cảm lạnh phải làm sao.

2. Trẻ bị cảm lạnh có để lại biến chứng gì không?

Mẹ thắc mắc “trẻ bị cảm lạnh phải làm sao” cần biết những biến chứng của tình trạng này. Vì nếu không được chăm sóc đúng cách, trẻ bị cảm lạnh có thể dẫn đến một số biến chứng sau:

  • Viêm tai cấp tính: Đây là một biến chứng thường gặp. Khoảng 5-19% trẻ cảm lạnh tiến triển đến viêm tai (theo số liệu từ bệnh viện Nhi đồng thành phố). Như vậy, cảm lạnh chuyển biến nặng có nguy cơ dẫn đến viêm, nhiễm trùng tai.
  • Hen suyễn: Nghẹt mũi, thở khò khè, thậm chí tức ngực là một trong số triệu chứng của cảm lạnh. Đối với những bé có dị ứng hen suyễn, tình trạng này dễ làm khởi phát cơn hen.
  • Viêm xoang: Tình trạng nghẹt mũi không cải thiện sau 10 ngày có thể có dấu hiệu nhiễm trùng xoang.
  • Viêm họng: Tình trạng ho, đau họng kéo dài có khả năng dẫn đến viêm họng. Khi bị viêm, cổ họng bé sẽ sưng đỏ, gây đau đớn.
  • Viêm phổi: Đây là biến chứng nặng của bệnh cảm lạnh. Bé chuyển qua viêm phổi thường kèm các dấu hiệu như sốt cao, đổ mồ hôi, ớn lạnh, người mệt mỏi, hô hấp khó khăn, ngủ li bì khó đánh thức.

3. Trẻ có thể bị cảm lạnh vào thời điểm nào nhiều nhất?

Mẹ thắc mắc trẻ bị cảm lạnh phải làm sao và bệnh cảm lạnh thường xuất hiện khi nào? Sau đây sẽ là giải đáp cho mẹ!

Thống kê từ bệnh viện Nhi đồng thành phố, trẻ em dưới 6 tuổi trung bình cảm lạnh từ 6-8 lần trong năm. Các triệu chứng bệnh sẽ kéo dài khoảng 14 ngày.

Những trẻ đi nhà trẻ thường có tần suất cảm lạnh nhiều hơn trẻ chăm sóc tại nhà. Nguyên nhân là khi đi học, trẻ tiếp xúc nhiều môi trường hơn, gặp nhiều người nên dễ lây virus. Tuy nhiên, những trẻ này khi học tiểu học lại ít cảm lạnh. Lý do là trẻ đã có hệ miễn dịch tốt.

Cảm lạnh có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Trong đó, mùa thu và mùa đông thường có tỷ lệ người mắc bệnh cao hơn mùa hè. 

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt có đáng lo không?

4. Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?

Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?

Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Uống nhiều nước giúp loãng dịch nhầy, giảm ho và hạ sốt cho trẻ

Thông thường, tình trạng cảm lạnh của bé sẽ tự biến mất trong vòng 10 – 14 ngày. Trẻ em bị cảm lạnh phải làm sao? Cách chăm sóc trẻ bị cảm lạnh mục đích để giảm bớt sự khó chịu cho con.

  • Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, có thể ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm. Uống đủ nước sẽ giúp trẻ không bị mất nước và hạ sốt.
  • Nếu bé có nhiều nước mũi gây khó thở, mẹ hãy hướng dẫn con hỉ mũi. Trường hợp bé còn quá nhỏ, mẹ có thể giúp bé làm sạch mũi bằng dụng cụ. Mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý để làm loãng chất nhầy, sau đó hút mũi. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên tham khảo bác sĩ để có cách làm sạch mũi đúng và không gây tổn thương cho bé.
  • Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Cho bé hít thở hơi nước ấm sẽ giúp đường thở thông thoáng và giảm ho. 
  • Giữ ấm ngực, lưng và lòng bàn chân cho trẻ. Mẹ có thể xoa một chút dầu em bé vào các khu vực này để làm ấm.
  • Dùng paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp làm giảm cơn sốt. Tuy nhiên, trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Khuyến khích cho trẻ hít thở nhiều hơn. Nếu trẻ bú sữa công thức hoặc ăn dặm, hãy cho bé uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp cơ thể bé giữ được nước
  • Dầu gió có thể giúp bé thở dễ dàng hơn. Các mẹ có thể mua nó từ các hiệu thuốc rồi bôi vào ngực và lưng trẻ. Tuyệt đối không bôi vào lỗ mũi của trẻ vì nó có thể làm hạn chế hơi thở của trẻ.
  • Trẻ bị cảm lạnh phải thở làm sao? Thở bằng hơi nước có thể giúp thông thoáng đường dẫn khí bị chặn và làm giảm ho. Hãy thử cho bé ngồi trong phòng tắm một vài phút với vòi sen đang xả nước nóng. Đừng đặt bé quá gần nước nóng, vì bé có thể bị chảy nước mắt, sau đó lau khô và thay đồ cho bé.

>> Mẹ có thể xem thêm: Tham khảo top 5 siro trị sổ mũi nghẹt mũi cho bé cực an toàn và hiệu quả hiện nay

5. Trẻ bị cảm lạnh phải có dấu hiệu làm sao mới đưa đi gặp bác sĩ?

Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi, mẹ hãy đưa con đến bác sĩ ngay khi xuất hiện những triệu chứng cảm lạnh đầu tiên. 

Với những trẻ lớn hơn, mẹ theo dõi kỹ chuyển biến của bệnh. Trẻ bị cảm lạnh phải có dấu hiệu làm sao mới đưa đi bác sĩ? Mẹ hãy cho bé đến bệnh viện ngay khi thấy những biểu hiện sau:

  • Bỏ ăn uống trong thời gian dài (vài ngày đến 1 tuần).
  • Tình trạng cảm lạnh không cải thiện sau 5 ngày.
  • Khó thở hoặc thở nhanh.
  • Sốt cao từ 38.5 độ C và sốt liên tục trên 3 ngày.
  • Nghẹt mũi ngày càng nặng, không cải thiện sau 10 ngày.
  • Mắt đỏ hoặc vàng hơn.
  • Đau tai, tai chảy dịch, ù tai (triệu chứng viêm tai)
  • Bé ho dai dẳng nhiều ngày không dứt, ho ra nhiều đàm xanh, vàng.
  • Người lừ đừ, ngủ li bì khó đánh thức.
  • Trẻ quấy khóc, người đau đớn bất thường.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài do đâu? Cách xử trí thông minh dành cho mẹ!

Khi nào đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ khi con sốt cao trong nhiều ngày, ngủ li bì

6. Mẹ nên làm gì để phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ?

Để không phải hoang mang trẻ bị cảm lạnh phải làm sao, mẹ có thể chủ động phòng ngừa bệnh cho bé bằng một số cách dưới đây.

  • Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những cách tốt để tạo đề kháng cho các bé sơ sinh. 
  • Với trẻ lớn, mẹ xây dựng chế độ ăn uống đủ dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe và hệ miễn dịch tốt cho bé.
  • Khuyến khích bé chạy nhảy, vận động cơ thể nhiều hơn.
  • Ngủ đủ giấc và uống nhiều nước.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày để ngăn ngừa nhiễm virus.
  • Hướng dẫn hoặc giúp trẻ rửa tay bằng xà phòng, nhất là sau khi tiếp xúc với nguy cơ lây bệnh.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.
  • Hạn chế cho trẻ đến khu vực có người đang hút thuốc lá.
  • Dạy trẻ che tay khi ho, hắt hơi.
  • Nhắc trẻ không chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Với những trẻ nhỏ hơn, mẹ để ý quan sát khi trẻ chơi.
  • Giữ vệ sinh nơi ở, nhà cửa nên thông thoáng, sạch sẽ.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao?

[inline_article id=267247]

Cảm lạnh tuy ít gây nguy hiểm nhưng đem đến nhiều triệu chứng khó chịu cho bé. Đây là bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà. Vì vậy, mẹ cần bình tĩnh theo dõi, chăm sóc đúng cách để giúp trẻ mau khỏi bệnh. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ nhận biết dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh; đồng thời, mẹ cũng đã biết trẻ bị cảm lạnh phải làm sao rồi. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Cách điều trị khi trẻ bị trúng gió không rõ nguyên nhân

Thông thường, khi trẻ bị trúng gió, cha mẹ sẽ thấy con có những biểu hiện như bệnh cảm cúm; ớn lạnh; buồn nôn,…Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ bị trúng gió lại không rõ nguyên nhân, cũng như là ít có biểu hiện ra bên ngoài.

Vậy làm làm thế nào để xử lý và điều trị khi trẻ bị trúng gió không rõ nguyên nhân? 

1. Làm sạch và loại bỏ chất nhầy trong mũi bé

trẻ bị trúng gió phải làm sao

Khi trẻ còn nhỏ, nhất là trong giai đoạn 6 tháng tuổi, đường thở chủ yếu của con là bằng mũi (chưa biết thở miệng). Vì vậy, các chất nhầy đóng kín trong mũi sẽ khiến hơi thở của con trở nên nặng nề.  Do đó cha mẹ cần ưu tiên làm sạch mũi cho bé, để con thở dễ dàng hơn.

Cha mẹ có thể sử dụng ống tiêm làm sạch cho trẻ, khi con bị trúng gió và nghẹt mũi.

Cách sử dụng ống tiêm bóng đèn để làm sạch mũi:

  • Dùng tay bóp hết phần không khí của ống tiêm ra ngoài.
  • Đưa phần ống tiêm vào vị trí mũi của trẻ, sao cho vuông góc với mặt.
  • Thả từ từ ngón tay để hút ngược không khí và dịch mũi của bé vào bên trong bóng.
  • Loại bỏ phần dịch mũi sau khi hút khỏi mũi của trẻ vào khăn giấy; hoặc chậu nước sạch.

Hoặc để đơn giản hơn,  mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho bé. Dần dần dịch mũi sẽ tan dần; và mang lại hơi thở thông thoáng cho con.

>> Mẹ cũng có thể tham khảo thêm Bé bị cảm lạnh và những điều mẹ cần biết

2. Cho trẻ uống đủ nước

Cũng giống như người lớn, trẻ bị trúng gió hoặc bị bệnh sẽ thường không muốn ăn. Tuy nhiên, cha mẹ cần khuyến khích con ăn hoặc bú để con có sức khỏe chống lại bệnh.

Lúc này, cha mẹ nên tăng cường cho trẻ bú sữa, để luôn đảm bảo là trẻ không bị mất nước. Trường hợp khác, cha mẹ cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc có nên sử dụng nước điện giải cho trẻ sơ sinh khi bị trúng gió không.

>> Cùng chủ đề: Đâu là nguyên nhân chính khiến trẻ bị cảm lạnh?

3. Đặt trẻ bị trúng gió vào không gian có nhiều độ ẩm

bé bị cảm gió

Đối với  người lớn, khi bị nghẹt mũi, chúng ta có thể ho hoặc khịt mũi mạnh để loại bỏ chất nhầy. Nhưng trẻ sơ sinh thì không đủ sức để hành động tương tự.

Tuy nhiên, cha mẹ có thể áp dụng cách đưa bé vào nhà tắm và bật vòi sen nước ấm, nhằm tạo độ ẩm và nhiều hơi nước. Cách này sẽ giúp làm lỏng chất nhầy trong mũi và cổ họng; giúp giảm phần nào các triệu chứng ho và sổ mũi của con.

Cha mẹ có thể tham khảo qua bài viết “nhiệt độ phòng cho trẻ bao nhiêu là phù hợp?”, để đảm bảo chọn đúng nhiệt độ thích hợp cho con khi đi ngủ.

4. Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn

Trẻ bị trúng gió cần ngủ nhiều hơn. Bé có thể cần ngủ trưa nhiều hơn bình thường hoặc ngủ thêm giấc. Nhưng tất cả những triệu chứng trúng gió có thể khiến bé khó ngủ lại.

Một thói quen thoải mái trước khi đi ngủ; chẳng hạn như chơi nhạc hoặc đi tắm cùng nhau; có thể giúp ích rất nhiều cho việc khuyến khích con thư giãn, nghỉ ngơi.

>> Mẹ xem thêm cách “Đánh bay” virut cảm lạnh

5. Bật máy tạo ẩm cho con khi ngủ

Đặt một máy tạo độ ẩm phun sương mát mẻ trong phòng của bé khi ngủ trưa và ban đêm có thể được coi là một phương pháp chữa trúng gió. Vì máy tạo độ ẩm làm ẩm không khí giúp giảm ho và tắc nghẽn.

Để máy tạo độ ẩm xa tầm tay của bé; và đổ đầy nước sạch hàng ngày để máy không bị ẩm mốc. Ngoài ra, nhớ không để nhiệt tăng quá cao; điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nghẹt mũi của bé.

6. Trẻ bị trúng gió phải làm sao? Một số gợi ý khác

trẻ bị cảm gió

Mẹ có thể thử những cách này để giảm triệu chứng khi trẻ bị trúng gió:

  • Tắm bé bằng nước ấm.
  • Bổ sung nước cho bé bằng sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước lọc.
  • Dùng nước muối sinh lý và một ống hút mũi bằng cao su để làm lỏng và hút dịch trong mũi bé.
  • Đặt một vài cái khăn hoặc chêm thêm tấm lót dưới đệm của bé, giúp bé nằm cao đầu để bé dễ thở.
  • Đặt máy tạo ẩm/ phun sương trong phòng bé hoặc đưa bé vào phòng tắm đầy hơi nước hoặc tắm trong khoảng 15 phút để giúp thông đường mũi cho bé.

(Lưu ý: Mẹ TUYỆT ĐỐI KHÔNG cạo gió cho con nhé. Da của con còn rất mỏng và có thể làm tổn thương con.)

>> Mẹ tìm hiểu ngay: 5 mẹo nhỏ giúp phòng ngừa cảm lạnh cho bé

7. Trẻ bị trúng gió có nên cạo gió không?

Theo Tây y, cách điều trị bệnh cảm bằng cách cho trẻ uống thuốc cảm, và vitamin C để tăng sức đề kháng. Đồng thời làm nóng vùng nhiễm lạnh để làm giãn tĩnh mạch. Ngược lại, theo Đông y sẽ chữa trúng gió bằng cách cạo gió, đánh gió bằng dầu nóng.

Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa Nhi, cha mẹ TUYỆT ĐỐI KHÔNG không nên áp dụng bất kì hình thức cạo gió nào đối với trẻ em. Vì da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ bị tổn thương. Khí huyết của bé cũng rất yếu nên sẽ không chịu được độ ma sát cao khi cạo gió.

Ngoài ra, cạo gió còn gây đau đớn và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu trẻ bị sốt xuất huyết hoặc đó bị rối loạn đông máu.

[inline_article id=78532]

8. Khi nào cần đưa bé đi gặp bác sĩ?

khi nào đưa bé đi khám bác sĩ

Trường hợp trẻ bị trúng gió đã được điều trị tại nhà từ 1 – 2 ngày, nhưng tình trạng không thuyên giảm. Thậm chí còn trầm trọng hơn. Lúc này cha mẹ nên ưu tiên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi, để được chẩn đoán chính xác.

Cần đưa bé đến bệnh viện sớm nếu:

  • Thở gấp.
  • Đau tai.
  • Đau ngực và bụng.
  • Đau đầu, họng và mặt hơn.
  • Ngủ lịm hoặc mệt mỏi bất thường.
  • Không thể nuốt trôi thức ăn và uống nước.
  • Sưng và đau họng nghiêm trọng gây cản trở nuốt.
  • Sốt 38,5 độ C trở lên hoặc 38 độ C kéo dài hơn 1 ngày.

Để hạn chế tình trạng trẻ bị trúng gió, mẹ cần bổ sung đầy đủ và đa dạng chất dinh dưỡng cho trẻ thông qua các nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, vào những ngày lạnh mẹ cần áp dụng quy tắc “4 Ấm – 1 Lạnh” để giữ ấm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trẻ bị trúng gió là bệnh mà trẻ có thể sẽ phải trải qua. Thành thử, điều quan trọng cha mẹ cần biết đó chính là cách xử lý phù hợp. Và tất cả nội dung trên là những gì cha mẹ cần biết về cách xử lý khi trẻ bị trúng gió (không rõ nguyên nhân).

[inline_article id=186678]